Cũng như các loài Bivalvia khác, Hàu bắt mổi trong quá trình hô hấp nhờ vào cấu tạo đặc biệt của mang.. - Các tác nhân ảnh hưởng đến cường độ bắt mỗi của Hàu là thủy triểu, lượng thức ăn
Trang 1KY THUAT
NUOI HAU, TU HAI
Trang 2chính: Ostrea, Crassotrea, Saccotrea Sản lượng Hàu chủ
yếu thu được từ nhóm Crassotrea
Những nghiên cứu về sinh học của Hàu đa số tập
trung trên các đối tượng vùng ôn đới Galtsoff (1964)
đã tập hợp một số dẫn liệu sinh học tổng quát loài
Crassostrea virginica Quayle (1975) cũng đã tập hợp các danh mục tham khảo về sinh học và kỹ thuật nuôi
các loài Hàu vùng nhiệt đới Gần đây Breisch và
Kennedy (1980) đã đưa ra danh mục tham khảo bao
gồm nhiều lãnh vực như phân loại, sinh học và kỹ
thuật nuôi với hơn 3000 tư liệu
Trang 3II ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1 Phân bố
Hàu phân bố rộng trên toàn thế giới, nhưng đa số
tập trung ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Hàu
phân bố theo độ sâu từ trung triều (intertidal) đến độ sâu 10 m (so với 0 hải đồ) Chúng phân bố ở các thủy vực có nồng độ muối từ 5-35%o
2 Phương thức sống
Ở giai đoạn ấu trùng chúng sống phù du Ấu trùng
Hàu có khả năng bơi lội nhờ vào hoạt động của vành tiêm mao hay đĩa bơi Ở giai đoạn trưởng thành, Hàu
sống bám trên các giá thể (sống cố định) trong suốt đời sống của chúng
3 Thức ăn và phương thức bắt mồi
- Thức ăn của ấu trùng bao gồm vi khuẩn, sinh vật
nhỏ, tảo Silic (Criptomonas, Platymonas, Monax) hoặc trùng roi Ấu trùng cũng có thể sử dụng vật chất hòa tan trong nước và những hạt vật chất hữu cơ (detritus) Giai đoạn trưởng thành thức ăn chủ yếu là thực vật phù du và mùn bã hữu cơ Các loài tảo thường gặp là các loài tảo Silic như: Moelosira, Coscinodiscus, Cyclotella, Skeletonema
Trang 4- Phương thức bắt mồi của Hàu là thụ động theo
hình thức lọc Cũng như các loài Bivalvia khác, Hàu
bắt mổi trong quá trình hô hấp nhờ vào cấu tạo đặc
biệt của mang Khi hô hấp nước có mang theo thức ăn
đi qua bề mặt mang, các hạt thức ăn sẽ dính vào các tiêm mao trên bề mặt mang nhờ vào dịch nhờn được
tiết ra từ tiêm mao Hạt thức ăn kích cỡ thích hợp
(nhỏ) sẽ bị dính vào các dịch nhờn và bị tiém mao
cuốn thành viên, sau đó chuyển dần về phía miệng,
còn các hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được
sẽ bị dòng nước cuốn đi khỏi bề mặt mang, sau đó tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài
Mặc dù Hàu bắt mồi thụ động nhưng với cách bắt mồi
này chúng có thể chọn lọc theo kích thước của hạt
thức ăn Quá trình chọn lọc được thực hiện 4 lần theo phương thức trên: lần thứ 1 xảy ra trên bề mặt mang; lần thứ 2 xảy ra trên mương vận chuyển; lần thứ 3 xảy ra trên xúc biện; lần thứ 4 xảy ra tại mang nang
chọn lọc thức ăn Thức ăn sau khi được chọn lọc bởi
mang nang chọn lọc được đưa trở lại dạ dày để tiêu hóa Tại dạ dày thức ăn bị tiêu hóa một phần bởi các
men Amylase, Bylyrase, Glycogenase và Rennet do
mang tỉnh cá tiết ra Sau đó thức ăn được chuyển đến manh tiêu hóa, tại đây thức ăn tiếp tục được tiêu hóa
bởi các men Amylase, Lactase, Glycogenase, Lipase, Maltase, Protease Hạt thức ăn không thích hợp được
đẩy thẳng xuống ruột và ra ngoài qua hậu môn
Trang 5- Các tác nhân ảnh hưởng đến cường độ bắt mỗi của Hàu là thủy triểu, lượng thức ăn và các yếu tố môi trường (nhiệt độ, nồng độ muối )
+ Khi triều lên cường độ bắt mồi tăng, triều xuống cường độ bắt mồi giảm
+ Trong môi trường có nhiều thức ăn thì cường độ bắt môi thấp và ít thức ăn thì cường độ bắt môi cao + Khi các yếu tố môi trường (nhiệt độ, nồng độ muối ) trong khoảng thích hợp thì cường độ bắt môi cao và khi các yếu tố môi trường ngoài khoảng thích hợp thì cường độ bắt môi thấp
4 Sinh trưởng
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
tốc độ sinh trưởng của Hàu Ở vùng nhiệt đới, nhiệt
độ ấm áp nên tốc độ sinh trưởng của Hàu rất nhanh
và quá trình sinh trưởng diễn ra quanh năm Thí dụ
loài Crassostrea paraibanensis có thể đạt chiều cao 15cm trong một năm (SingaraJa 1980) Ở vùng ôn đới quá trình sinh trưởng chỉ diễn ra trong mùa xuân-hè,
mùa thu-đông Hàu gần như không sinh trưởng Sự
sinh trưởng của Hàu còn phụ thuộc vào mật độ, ở
Venezuela Hàu trong các đầm nước lợ thì chậm lớn vì mật độ quá cao nhưng trong điều kiện nuôi thì chúng đạt 6cm trong vòng không đầy 6 tháng Tốc độ sinh
Trang 6trưởng của Hàu cũng khác nhau tùy theo loài và vùng phân bố do điều kiện môi trường nước của từng vùng
khác nhau và do đặc tính riêng của từng loài (yếu tố
di truyền) Một đặc điểm nổi bậc của Hàu vùng nhiệt đới là sinh trưởng rất nhanh trong 6-12 tháng đầu tiên sau đó chậm dần
w en? e `
ð Đặc điểm sinh sản của Hàu
- Giới tính: có hiện tượng biến tính (thay đổi giới
tính) ở Hàu Trên cùng cơ thể có lúc mang tính đực,
có lúc mang tính cái và cũng có khi lưỡng tính Tỉ lệ
lưỡng tính trong quần thể thường thấp
- Phương thức sinh sản: tùy theo loài mà hình thức sinh sản khác nhau Nhóm Crassostrea và Saccostrea thì đẻ trứng và tỉnh trùng ra môi trường nước, quá
trình thụ tính và phát triển ấu trùng diễn ra trong nước Đối với nhóm Ostrea thì quá trình thụ tỉnh và phát triển ấu trùng diễn ra bên trong xoang màng áo của cá thể mẹ, đến giai đoạn diện bàn hoặc muộn hơn mới ra khối cơ thể mẹ
- Mùa vụ sinh sản: ở vùng nhiệt đới sau một năm đã thành thục và tham gia sinh sản Mùa vụ sinh sản xảy
ra quanh năm nhưng tập trung từ tháng 4-6 Mùa vụ sinh sản ở vùng nhiệt đới thường ít tập trung và kéo dài
hơn so với vùng ôn đới Tác nhân chính kích thích đến
Trang 7quá trình thành thục và sinh sản của Hau là nhiệt độ,
nồng độ muối và thức ăn có trong môi trường
6 Dich hai va kha nang tu bao vé
Dich hai cua Hau bao gồm cá yếu tố vô sinh (nồng
độ muối, nhiễm bẫn, độc tố, lũ lụt ) và yếu tố hữu sinh
bao gồm các sinh vật cạnh tranh vật bám (Balanus, Anomia ), sinh vật ăn thịt (Rapana, Thais, sao biển, cá ), sinh vật đục khoét (Teredo, Bankia ), sinh vật
ký sinh (Myticola, Polydora ) và các loài tảo gây nên
hiện tượng hồng triều (Ceratium, Peridium )
Hàu có khả năng tự bảo vệ nhờ vào vỏ, khi gặp kẻ thù chúng khép vỏ lại Ngoài ra chúng còn có khả
năng chống lại các dị vật (cát, sỏi), khi dị vật rơi vào
cơ thể màng áo sẽ tiết ra chất xà cừ bao lấy dị vật
Trang 8- Nhiệt độ nước: 20 — 32°C
- Độ mặn: 15-25%o
- pH: 7,8 — 8,0
- DO: 4-6 mg/l
Các bước sản xuất giống hàu như sau:
1 Thu gom hàu bố mẹ
Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy các loài hàu giống Crassostrea có thể chuyển giới tính giữa các
mùa sinh sản Tỷ lệ đực:cái của hàu cửa sông (Crassostrea rivularis) nhu sau:
Trang 9Từ tháng 7 đến tháng 11, tỷ lệ đực:cái là 21- 61%:40-68% Đây là thời điểm mà tỷ lệ hàu có sản phẩm chín muồi cao nhất
Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tỷ lệ đực:cái là 38-90%:0-16%
Mùa vụ sinh sản của hàu vào khoảng từ tháng 4
đến tháng 10 hàng năm
Chính vì vậy, việc thu gom hàu bố mẹ có thể dựa vào mùa sinh sản trong tự nhiên Các cá thể được lựa
chọn có kích thước lớn, hình dáng đẹp, vỏ không bị
trầy xước, có tuyến sinh dục phát triển Chiều dài vỏ
có kích thước trung bình khoảng 9-10 cm, chiều cao vỏ
khoảng 12,5 - 14,5 cm va trọng lượng toàn thân trung bình khoảng 600 - 1400g
Các cá thể được thu gom có thể cho vào nuôi trong đầm hoặc bãi triều gần nơi sản xuất hoặc nuôi treo
dưới bè trong môi trường tự nhiên trong đầm nước mặn hoặc vùng cửa sông, nơi có độ mặn từ 10-25%, giàu thức ăn
Trang 10lệ các cá thể tham gia sinh sản thấp và lượng trứng
thu được rất ít, ấu trùng không đảm bảo chất lượng Việc nuôi vỗ có thể giúp cho hàu bố mẹ nhanh chóng đạt độ thành thục cao nhất, giúp trứng chín đồng đều,
nâng cao hiệu quả của việc xử lý nhiệt khi kích thích sinh sản
Hàu bố mẹ được đưa vào nuôi vỗ trong các bể có thể tích 1 mỶ với mật độ nuôi khoảng 20-2Bðkg/bể
Thời gian nuôi từ 10-15 ngày
Chế độ cho ăn: Thức ăn là hỗn hợp các tảo hiển vi: Isochrysis galbana, Pavlova lutheri Chaetoceros cancitrans, nannochloropsis sp, Chlorella sp Mat do thức ăn là 150.000 - 200.000 tb/ml Cho ăn 2 lần/ngày
Chế độ thay nước: quá trình nuôi vỗ theo quy trình ít thay nước, thông thường chỉ thay 1⁄3 thể tích
bể mỗi ngày Những ngày cuối cùng của chu kỳ nuôi
có thể không cần thay nước Việc thay nước thường xuyên, liên tục cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của tuyến sinh dục Khi tuyến sinh dục của hàu thành thục thì sự thay đổi các yếu tố môi trường đều có thể làm cho hàu sinh sản ngoài ý muốn
Trong quá trình nuôi vỗ cần sục khí nhẹ và liên tục 24/24h
Trang 113 Kich thich sinh san
Sau quá trình nuôi vỗ, kiểm tra tuyến sinh dục của hàu thấy rõ cơ quan sinh dục, tuyến sinh dục có màu trắng sữa chứa đầy nội tạng Lúc này có thể tiến
hành kích thích cho đẻ
Điều kiện cần thiết cho sinh sản là nhiệt độ Mỗi một loài sinh sản ở một ngưỡng nhiệt độ nhất định Hàu trước khi chuyển vào bể đẻ được đánh rửa sạch sẽ Bể đẻ là các thùng nhựa có thể tích 120 lít Dùng heter nhiệt để tăng nhiệt độ môi trường nước
nuôi lên 2 - 3C trong vòng 30 phút, sau đó lại đưa
nhiệt độ nước trở lại nhiệt độ ban đầu Lặp lại 1-2 lần quá trình tăng nhiệt Phần lớn các cá thể có tuyến
sinh dục phát triển giai đoạn 3 đều tham gia sau 1 - 2
lần chịu ảnh hưởng của kích nhiệt
Sức sinh sản của hàu rất lớn và tùy thuộc vào kích
cỡ cá thể, ví dụ như: hàu bố mẹ loại 40 - 80 mm sẽ
cho 39 triệu trứng/cá thể; loại 80 - 100 mm cho 81
triệu trứng/cá thể; loại 120 - 160 mm cho 184 triệu trứng/cá thể; loại lớn hơn 160mm cho 257 triệu trứng/cá thể
Yêu cầu sau quá trình kích thích bằng nhiệt độ
có 50 - 60% số cá thể bố mẹ tham gia đẻ trứng,
phóng tinh Tỷ lệ thụ tĩnh cao, từ 89 - 92%
Trang 12trường nước ương nuôi do xác chết của tỉnh trùng
Dùng lưới thực vật phù du, cỡ mắt lưới 40 - 50m dé
lọc trứng và loại bé tỉnh trùng Trứng được rửa nhiều
lần bằng nước biển lọc sạch
5 Uong ấu trùng
Trứng được chuyển vào các bể ương ấu trùng, sử dụng các bể composit hoặc các bể xi măng có dung tích 2-3 mỶ để ương ấu trùng từ giai đoạn đỉnh vỏ thẳng đến giai đoạn đỉnh vỏ lồi có điểm mắt và chuẩn
bị bám Quá trình phát triển của trứng và ấu trùng
được trình bày trong bảng sau:
Trang 13- Mật độ ương: trong giai đoạn đầu của quá trình
phát triển của ấu trùng có thể ương với mật độ 15-20
ấu trùng/ml nước, sau ð-7 ngày san thưa xuống còn 10-
12 ấu trùng/ml nước va 5ð-7 ấu trùng/ml nước sau 20
ngày Sử dụng lưới phù du có kích thước phù hợp vớt san thưa
- Cho ăn: Khi chuyển sang ấu trùng đỉnh vỏ thẳng (khoảng 48 - 52 giờ sau khi trứng được thụ tỉnh) tiến
hành cho ăn Lúc này thức ăn là các tảo hiển vi như Nannochloropsis sp, Chlorella sp Từ ngày thứ ð trở đi
Trang 14thức ăn là hỗn hợp các loài tảo hiển vi Isochrysis galbana, Pavlova lutheri, (Chaetoceros cancitrans, nannochloropsis sp, Chlorella sp Mat dd thức ăn 150.000 - 200.000 tế bào/ml Cho ăn 2 lần/ngày
- Quản lý bể ương: thay 1/2 thể tích nước mỗi ngày
và 100% thể tích nước sau 2 ngày và chuyển bể mới Lọc ấu trùng theo 2 cách: xiphông qua thành bể hoặc rút từ đáy Kiểm tra kích thước ấu trùng hàng ngày bằng kính hiển vi để lựa chọn lưới lọc có mắt lưới phù hợp với kích thước của ấu trùng và của từng kiểu lọc Rửa sạch bể ương sau khi chuyển bể mới và cấp nước
vào trước 1 ngày
Nước cung cấp cho quá trình ương nuôi ấu trùng phải được để lắng 3-4 ngày, sau đó lọc thô qua hệ thống lọc cát và lọc tỉnh qua ống lọc 5 nm Luôn đảm
bảo oxy hòa tan ở mức trên 6 mgil, pH: 7,8, độ mặn từ 15-20%o Sục khí nhẹ
6 Nuôi sinh khối tảo làm thức ăn cho ấu trùng (song song với quá trình ương ấu trùng)
- Nuôi giống thuần lần thứ nhất: nuôi sinh khối ở mức ð-10 lít, cung cấp nguồn giống thuần cho các trại sản xuất giống Sử dụng hệ thống chiếu sáng bằng
đèn neon, sục khí mạnh vừa và liên tục
Mật độ tảo có thể đạt 3 - 4 x 106 tế bao/ml
- Nuôi sinh thái tại cơ sở sản xuất
Trang 15Tảo được nuôi trong các túi nylông hoặc các thùng
nhựa có dung tích 120 lít Môi trường dinh dưỡng để
nuôi tảo là môi trường Colway hoặc môi trường F2 với
nồng độ 1 mÌ môi trường/1 lít nước Sục khí mạnh vừa
và liên tục Nước cung cấp cho hệ thống nuôi sinh khối tảo phải được lọc tỉnh qua ống lọc 1 pm
7 Ấu trùng bám và thu con giống cỡ nhỏ
Trong điều kiện nhiệt độ 28- 30°C, độ mặn 18 - 20%o, sau 20 ngày ấu trùng hàu xuất hiện chân bò và
có khả năng bám Lúc này có thể tiến hành thu con giống cỡ nhỏ Phương pháp thu con giống phụ thuộc vào hình thức nuôi, nếu nuôi khay hoặc nuôi túi thì thu con giống dạng đơn, nếu nuôi giàn bè, nuôi đáy thì có thể thu con giống bám
- Thu con giống dạng đơn:
+ Thu con giống bằng các tấm nhựa PVC: các tấm nhựa PVC cắt ngắn từ 15-30 cm làm thành một chuỗi
từ 10-15 tấm và thả vào bể có ấu trùng sắp bám Sau
3 ngày ấu trùng đã bám cố định trên những tấm nhựa
`
này
Nuôi ấu trùng đã bám trong bể ương lỗ ngày rồi
chuyển nuôi ngoài và nuôi thành con giống cỡ 2-2,ð cm
Tách hàu giống bằng cách dùng tay uốn cong các tấm
nhựa này, thu con giống rời và đem ra nuôi thành hàu
thương phẩm Khi nuôi lớn chúng phát triển không
Trang 16khác với con giống vào vật bám nhỏ Đây là một phương pháp thu con giống rời đơn giản, dễ làm, dễ áp dụng trong điều kiện hiện tại ở nước ta
+ Thu giống đơn bằng bột vỏ điệp: trong quá trình ương nuôi, qua theo dõi hàng ngày, khi thấy ấu trùng
ở giai đoạn hậu ấu trùng đỉnh vỏ, trên 80% lượng ấu trùng trong bể đã có điểm mắt và chân đã hoạt động,
kích thước trên 300 um Dùng dây chuyên dùng hoặc khay có đường kính 50-70 cm, cao 15-20em, đáy là
lưới thực vật phù du có cỡ mắt lưới 200 - 250 um, trén
đó rải một lớp bột vỏ hàu và điệp có kích thước 300 -
350 nm, ấu trùng sẽ bám vào bột vỏ này vĩnh viễn Có thể sử dụng bột xi măng có kích thước 1-2 mm để
thay thế Âu trùng được đưa vào khay với mật độ 5-7
con/ml, dùng hệ thống nước chảy tràn để duy trì 3-4 ngày Khi ấu trùng bám hết thì chuyển sang hệ thống ương thành con giống
- Thu con giống bám:
Sử dụng các vật bám khác nhau như vỏ hàu, vỏ
điệp, vỏ sò xâu thành chuỗi dài 50-60 cm thả vào bể
có ấu trùng sắp bám Sau 3 - 4 ngày, chuyển các chuỗi treo dưới giàn, bè để tiếp tục ương thành con giống cấp
2 cỡ 2-2,5 cm
Đây là phương pháp thu con giống rất phổ biến, vỏ điệp là loại vật bám rẻ tiền, dễ kiếm và rất tiện lợi
Trang 17Trong quá trình nuôi lớn có thể tách riêng cá thể mà không ảnh hưởng tới các cá thể khác
8 Ương thành con giống cỡ 2-2,ðcm
Khi đã có con giống cỡ nhỏ (dưới 1mm) phải qua một thời gian ương thành con giống cỡ lớn Phương pháp hiện nay là sử dụng các khay gỗ 60 x 120 cm, đáy là lưới để ương thành con giống cỡ lớn (2-2,5cm)
9 Nuôi hàu
Ở giai đoạn ấu trùng hàu sống phù du Ấu trùng
hàu có khả năng bơi lội nhờ hoạt động của vành tiêm mao hay đĩa bơi Ở giai đoạn trưởng thành hàu sống
bám cố định trên các giá thể trong suốt đời sống của
chúng
Thức ăn của ấu trùng: vi khuẩn, sinh vật nhỏ,
tao silic (Criptomonas, Platymonas, Monax), trung roi (10 micro m hoặc nhỏ hơn) Ấu trùng có thể sử dụng vật chất hoà tan trong nước và những hạt vật chất hữu cơ
Thức ăn của hàu trưởng thành: thực vật phù du, mun ba hitu co, tao: Melosira, Coscinodiscus, Cyclotella, Skeletonema, Navicula, Nitzschia, Thalassiothrix, Thalassionema
Trang 18Hàu bắt môi thụ động theo hình thức lọc trong quá trình hô hấp nhờ cấu tạo đặc biệt của mang Khi hô
hấp, nước có mang thức ăn đi qua bề mặt mang, các hạt thức ăn sẽ dính vào tiêm mao trên bề mặt mang nhờ vào dịch nhờn được tiết ra từ tiêm mao Hạt thức
ăn kích thước thích hợp (nhỏ) sẽ bị dính vào các dịch nhờn và bị tiêm mao cuốn thành viên sau đó chuyển
dần về phía miệng Các hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước cuốn khỏi bề mặt
mang, tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài
Như vậy quá trình chọn lọc được thực hiện 4 lần: trên bể mặt mang, trên mương vận chuyển, trên xúc
biện, trên mang nang chọn lọc thức ăn Sau đó thức
ăn được đưa vào dạ dày để tiêu hoá nhờ các men
Amylase, Lactase, Glycogenase, Lipase, Maltase, Protease Hat thức ăn không thích hợp được đẩy
thẳng xuống ruột và ra ngoài qua hậu môn
Cường độ bắt mỗi phụ thuộc vào thủy triều, lượng thức ăn và các yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn Khi triều lên, cường độ bắt mồi tăng; triều xuống cường độ bắt mồi giảm
Trong môi trường có nhiều thức ăn thì cường độ bắt môi thấp; ít thức ăn thì cường độ bắt mồi cao
Trang 19Khi yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn trong khoảng thích hợp thì cường độ bắt mỗi cao; khi không thích hợp thì cường độ bắt mồi thấp
Trang 20BÀI 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP NUÔI HÀU
Nuôi hàu ở Việt Nam trước đây chủ yếu sử dụng
phương pháp nuôi đá, cọc tre, ngói mái là chính Ngày nay, phương pháp nuôi đã được cải tiến, từ công nghệ nuôi bãi, trở thành công nghệ nuôi giàn treo, nuôi bè,
nuôi cọc xi măng là chính Sau đây là một số phương pháp nuôi hàu phổ biến tại Việt Nam
1 Nuôi hàu bằng đá vùng cửa sông
Phương pháp nuôi này phụ thuộc con giống tự nhiên, chi phí xây dựng cơ bản thấp, chi phí sản xuất hạn chế, nhưng hiệu quả tương đối cao Có rất nhiều loại đá khác nhau để làm vật bám tùy thuộc vào từng địa phương như đá vôi làm vật bám rất tốt, đá cuội,
đá san hô Kích cỡ đá trung bình 2-4 kg/hon va dao
động từ 1-10 kg/hòn Đá được chuyên chở bằng thuyền hoặc ghe rải đều trên bãi có hàu giống xuất hiện Năng suất đạt 0,ð-1,5 kg hàu nguyên con/hòn đá
Trang 21khoảng 2-6 kg hàu nguyên con/cọc
3 Nuôi hàu bằng lốp cao su
Nguyên liệu làm vật bám cho hàu là các giá thể
bằng lốp ô tô, xe máy, xe đạp đã qua sử dụng, cho
xuống các vùng ao đầm tự nhiên, khu vực đầm phá nơi
có dòng nước thủy triều kém để thu giống tự nhiên và
Trang 22sử dụng nó làm giá thể cho hàu nuôi lớn đến lúc dat kích cỡ hàu thương phẩm Phương pháp nuôi này chủ yếu ở khu vực Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh, các đầm phá thuộc ven biển miễn Trung
4 Nuôi hàu bằng giàn
Nguyên vật liệu làm giàn là các cọc hình trụ đúc xi
măng với chiều dài trung bình khoảng 1,2 - 1,8m, chiều rộng bề mặt khoảng 0,1m Trọng tâm của mỗi trụ có một thanh sắt và trên đầu mỗi trụ có lỗ để xâu
dây treo vào giàn, các giàn treo được cấu tạo bởi các
thanh gỗ cứng đóng thành giàn hình chữ nhật hay hình vuông, với chiều dài mỗi giàn trung bình 6,5-7,5
m, giàn bé thường có kích cỡ 4-5 m và giàn lớn có
chiều dài 9-10 m, chiều cao mỗi giàn khoảng 5-6 m,
được chôn sâu từ I -2 m (vì khu vực nuôi thường có
nền đáy bùn) Mỗi giàn được đặt cách mặt nước 0,5
cm lúc triều xuống Do đó hàu nuôi luôn chìm sâu trong nước Lồng nhỏ treo từ 32 - 40 trụ xi măng, lồng lớn có thể treo khoảng 200 trụ Sản lượng nuôi khoảng 2 - 6 tấn hàu nguyên con/giàn Phương pháp nuôi này phổ biến ở đầm Lăng Cô - Thừa Thiên Huế
ð Nuôi hàu trong các lồng treo trên giàn
Cấu tạo giàn nuôi tương tự như giàn nuôi trên các
cọc đúc xi măng Hàu giống thu từ tự nhiên cho vào các lồng lưới có đường kính miệng lồng và đường kính
Trang 23đáy từ 0,4 - 0,5 m, chiều dài mỗi lồng khoảng 0,4m, kích cỡ mắt lưới 2a = 2 cm
Mỗi một lồng nuôi thả mật độ hàu giống trung bình khoảng ð kg hàu, kích cỡ giống khoảng 3- 4 cm Sau thời gian nuôi khoảng 5ð tháng đạt năng suất trung bình 15 kg hau thương phẩm/lỗổng Như vậy là bằng phương pháp nuôi này chỉ sau 5ð tháng nuôi, hàu đạt sinh trưởng tăng gấp 3 lần Phương pháp nuôi này chủ yếu tập trung từ Thừa Thiên Huế trở vào đến TP
Hồ Chí Minh, đặc biệt các vùng nuôi thuộc đầm Lăng
Cô