Nội dung chương 1 của môn học Kỹ thuật Nghiệp vụ Ngoại thương. Học viện Tài chính. BÀI TẬP KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG. Chương 1: Các phương thức thương mại quốc tế. A, TỰ LUẬN 1.Trình bày khái niệm và đặc điểm của hoạt động thương mại quốc tế. *. Khái niệm: Theo điều 3, luật thương mại năm 2005. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác. Chung quy lại là: hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài tham gia. *. ĐẶC ĐIỂM: -. Chủ thể giao dịch (bên mua và bên bán) là những người có quốc tịch hoặc có nơi cư trú ở các nước khác nhau. Chủ thể có thể là cá nhân, tổ chức, pháp nhân hoặc thể nhân. -. Đối tượng của giao dịch là hàng hóa, dịch vụ được di chuyển từ khu vực pháp lý này sang khu vực pháp lý khác. -. Đồng tiền có thể thanh toán được có thể là ngoại tệ đối với 1 trong 2 hoặc cả 2 bên. -. Nguồn luật điều chỉnh bao gồm: Pháp luật quốc gia, Điều ước quốc tế, Pháp luật nước ngoài, Tập quán thương mại quốc tế,… 2.Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại quốc tế và nội dung quản lý nhà nước về thương mại quốc tế. *. Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại quốc tế: -. Nguyên tắc bình đằng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại. tức là các thương nhân có quyền và nghĩa vụ như nhau khi tham gia hoạt động thương mại. -. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại. tức là các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định pháp luật, không áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản. -. Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên. -. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại. -. Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. -. Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp, dữ liệu trong hoạt động thương mại.
Trang 1BÀI TẬP KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG.
Chương 1: Các phương thức thương mại quốc tế
A, TỰ LUẬN
1 Trình bày khái niệm và đặc điểm của hoạt động thương mại quốc tế
* Khái niệm: Theo điều 3, luật thương mại năm 2005 Hoạt động thương mại
là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác
Thuật ngữ Khái niệm
Mua bán hàng
hóa
Là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận, thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận Cung ứng dịch
vụ
Là hoạt động thương mại, theo đó một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vị thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận
Đầu tư Là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình
hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Xúc tiến
thương mại
Là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa
và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoám dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại
Các hoạt động
trung gian
thương mại
Là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, mối giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại
Chung quy lại là: hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài tham gia
* ĐẶC ĐIỂM:
Trang 2- Chủ thể giao dịch (bên mua và bên bán) là những người có quốc tịch hoặc có nơi cư trú ở các nước khác nhau Chủ thể có thể là cá nhân, tổ chức, pháp nhân hoặc thể nhân
- Đối tượng của giao dịch là hàng hóa, dịch vụ được di chuyển từ khu vực pháp
lý này sang khu vực pháp lý khác
- Đồng tiền có thể thanh toán được có thể là ngoại tệ đối với 1 trong 2 hoặc cả
2 bên
- Nguồn luật điều chỉnh bao gồm: Pháp luật quốc gia, Điều ước quốc tế, Pháp luật nước ngoài, Tập quán thương mại quốc tế,…
2 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại quốc tế và nội dung quản lý nhà nước về thương mại quốc tế
* Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại quốc tế:
- Nguyên tắc bình đằng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại tức là các thương nhân có quyền và nghĩa vụ như nhau khi tham gia hoạt động thương mại
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại tức là các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định pháp luật, không áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản
- Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên
- Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
- Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
- Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp, dữ liệu trong hoạt động thương mại
* Nội dung quản lý nhà nước về thương mại quốc tế
- Khái niệm: Quản lý nhà nước về thương mại quốc tế là sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thầm quyền đối với các hoạt động thương mại quốc tế, nhằm thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế phát triển, đáp ứng những mục tiêu và yêu cầu nhất định
- Nội dung:
Trang 3+ Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển thương mại quốc tế
+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại quốc tế
+ Tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý thương mại quốc tế
+ Chỉ đạo, điều hành các hoạt động thương mại quốc tế
+ Kiểm soát các quan hệ thương mại quốc tế
+ Thực hiện thống kê nhà nước về thương mại quốc tế
3 Các phương thức thương mại quốc tế và phân tích đặc trưng của từng phương thức thương mại quốc tế
* Các phương thức thương mại quốc tế:
- Mua bán hàng hóa quốc tế
- Cung ứng dịch vụ thương mại quốc tế
- Đầu tư quốc tế
- Xúc tiến thương mại quốc tế
- Các hoạt động trung gian thương mại khác
- Thương mại điện tử
* Nêu các đặc trưng
A, Mua bán hàng hóa quốc tế
1 Mua bán hàng hóa trực tiếp:
a Khái niệm
Giao dịch trực tiếp trong thương mại quốc tế là phương thức giao dịch trong
đó người bán và người mua trực tiếp quan hệ với nhau bằng cách gặp mặt hoặc thông qua các phương tiện thông tin như thư từ, điện tín, thư điện tử …
để thỏa thuận về hàng hóa, giá cả, phương thức thanh toán … và các điều kiện giao dịch khác Đây là phương thức mua bán phổ biến nhất
b Đặc điểm:
- Bên mua chỉ có thể mua mà không bán, bên bán chỉ có thể bán mà không mua Các giao dịch trước sau không phụ thuộc lẫn nhau
Trang 4- Để đi đến kí kết hợp đồng giao dịch thì cần thông qua các bước sau:
Bước 1:
Hỏi giá
- Là việc người mua yêu cầu người bán cung cấp cho mình các thông tin liên quan đến hàng hóa và các điều kiện giao dịch - Người mua không nên hỏi giá quá nhiều nơi, điều này mô hình chung sẽ tạo cho người mua căng thẳng ảo, và điều đó không tốt cho người mua
Bước 2:
Phát giá/
chào hàng
- Là lời đề nghị ký kết hợp đồng được gửi cho một hay nhiều người xác định
- Một đơn chào hàng được coi là có hiệu lực pháp lý khi chủ thể của đơn chào hàng được phép mua bán, nội dung của đơn chào hàng phải hợp pháp
Bước 3:
Hoàn giá
- Là sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác
Bước 4:
Chấp nhận
- Là thông báo của bên được chào hàng chuyển đến cho bên chào hàng về ciệc chấp thuận toàn bộ nội dung đã nêu ra trong đơn chào hàng
Bước 5:
Xác nhận
- Là việc các bên khẳng định lại các vấn đề đã thỏa thuận giao dịch trước đó
- Xác nhận thường được lập thành hai bản, bên lập xác nhận
ký trước rồi gửi cho bên kia
2 Mua bán qua trung gian
- Khái niệm:
Hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số người Giao dịch trung gian là phương thức giao dịch được thực hiện thông qua một người thứ 3 – được gọi
là người trung gian mua bán
B Mua bán đối lưu
1 Khái niệm:
Mua bán đối lưu thương mại quốc tế là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hóa trao đổi phải có giá trị tương đương
2 Mục đích:
Trang 5- Nhằm thu về một loại hàng hóa khác có giá trị tương đương Lý do là vì các bên không có tiền để trực tiếp mua bán hàng hóa nhưng vẫn muốn tiến hành hoạt động giao dịch với nhau
- Phương thức mua bán đối lưu có các đặc điểm cơ bản như:
+ Quan hệ giữa hai bên là quan hệ Hàng – Hàng
+ Quan tấm đến giá trị sử dụng của hàng hóa trao đổi
+ Đồng tiền được sử dụng làm chức năng tính giá
- Đặc điểm: Phải có sự cân bằng về giá trị và giá cả hàng hóa trao đổi
Chính vì thế, người ta thường gọi phương thức giao dịch này là phương thức Xuất nhập khẩu liên kết hoặc phương thức hàng đổi hàng
3 Các hình thức mua bán đối lưu trên thế giới:
* Hình thức hàng đổi hàng (Barter)
- Nếu trị giá hàng hóa giao dịch của hai bên tương đương nhau thì không có trao tiền
- Nếu cho phéo trị giá hàng hai bên chênh lệch, phần chênh lệch có thể dùng tiền thanh toán Hai bên giao hàng có thể dùng tiền biểu thị trị giá hàng hóa trao đổi, cũng có thể không dùng
* Hình thức mua bán đối lưu hay còn gọi là mua lại của nhau hay là mậu dịch song song
- Mua đối lưu là phương thức giao dịch trong đó hai bên giao dịch mua sản phẩm của nhau Hình thức mua đối lưu vừa độc lập, lại vừa có liên hệ với nhau Tuy nhiên, trong nghiệp vụ thực tế, đôi khi điều này khó có thể làm được nên nhiều trường hợp chỉ đưa ra những quy định có tính nguyên tắc về điểm này, chỉ quy định số tiền mua ngược lại, các chi tiết khác lại tiền hành thỏa thuận đàm phán hợp đồng cụ thể theo thời gian thỏa thuận
- Mua bán đối lưu không còn đơn giản là lấy hàng đổi hàng mà là giao dịch thanh toán tiền mặt điểm khác biệt giữa nó và giao dịch thông thường ở chỗ bên xuất khẩu cam kết mua ngược lại hàng của đối tác trong trường hợp thứ nhất và không đòi hỏi trao đổi ngang giá trị
* Hình thức mua lại sản phẩm
Trang 6- Mua lại sản phẩm là hình thức trong đó một bên cung cấp thiết bị toàn bộ hoặc sáng chế, hoặc bí quyết kỹ thuật cho bên khác, đồng thời cam kết mua lại những sản phẩm do thiết bị hoặc sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật đó tạo ra
* Hình thức bù trừ
* Hình thức chuyển nợ hay còn được gọi là hình thức mua bán trao tay, mua bán tam giác
* Hình thức giao dịch bồi hoàn hay còn được gọi là giao dịch đền vù
C Đấu giá quốc tế
1 Định nghĩa:
- Đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất đầu tư quốc tế là cuộc đấu giá có nhiều người tham gia với quốc tịch hay trụ sở thương mại ở ở các nước khác nhau
2 Chủ thể tham gia:
- Người tổ chức đấu giá
- Người bán hàng
- Người tham gia đấu giá
- Người điều hành đấu giá
3 Nguyên tắc:
- Việc đấu giá hàng hóa trong thương mại phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung thực, đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia
- Đấu giá quốc tế là phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó có một người bán, nhiều người mua
4 Trình tự đấu giá được tiến hành như sau:
- Người điều hành đấu giá điểm danh người đã đăng ký tham gia đấu giá hàng hóa
- Người điều hành đấu giá giới thiệu từng hàng hóa bán đấu giá, nhắc lại giá khởi điểm, trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá và yêu cầu người tham gia đấu giá trả giá
Trang 7- Đối với phương thức trả giá lên, người điều hành đấu giá phải nhắc lại một cách rõ ràng, chính xác giá đã trả sau cùng cao hơn giá người trước đã trả ít nhất ba lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 giây Người điều hành đấu giá chỉ được công bố người mua hàng hóa bán đấu giá, nếu sau 3 lần nhắc lại giá người đó đã trả mà không có người nào trả giá cao hơn
- Đối với phương thức đặt giá xuống, người điều hành đấu giá phải nhắc lại một cách rõ ràng, chính xác từng mức giá hạ xuống thấp hơn giá khởi điểm ít nhắt là ba lần, mỗi lần cách nhay 30 giấy Người điều hàng đấu giá phải công bố ngay người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc hạ thấp mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng hóa đấu giá
- Trường hợp có nhiều người đồng thời trả mức giá cuối cùng đối với phương thức trả giá lên hoặc mức giá đầu tiên đối với phương thức đặt giá xuống, người điều hành đấu giá phải tổ chức rút thăm giữa những người đó và công
bố người rút thăm giữa những người đó và công bố người rút thăm được mua
là người mua hàng hóa bán đấu giá
- Người điều hành đấu giá phải lập văn bản bán đấu giá hàng hóa ngay tại cuộc đấu giá, kể cả trong trường hợp đấu giá không thành Văn bản bán đấu giá phải ghi rõ kết quả đấu giá, có chữ ký của người điều hành đấu giá, người mua hàng
và hai người chứng kiến trong số những người tham gia đấu giá; đối với hàng hóa bán đấu giá phải có công chứng nhà nước theo quy định của pháp luật thì văn bản bán đấu giá cũng phải được công chứng
D Đấu thầu quốc tế
1 Định nghĩa
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên mua thông qua mời thầu nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của bên moeif thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước
Đấu thầu quốc tế là quá trình chọn lựa nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và các nhà thầu trong nước
2 Đặc điểm:
- Hàng hóa: mày móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng
và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn
Trang 8- Là một phương thức giao dịch đặc biệt.
- Bị ràng buộc bởi các điều kiện vay và sử dụng vốn
3 Các phương thức đấu thầu quốc tế
- Xét về hình thức đấu thầu:
+ Đấu thầu rộng rãi
+ Đấu thầu hạn chế
- Xét về phương thức đấu thầu:
+ Đấu thầu một túi hồ sơ
+ Đấu thầu hai túi hồ sơ
- Xét về mục đích:
+ Đầu thầu tuyển chọn tư vấn
+ Đấu thầu cung cấp hàng hóa
+ Đấu thầu xây lắp
E Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
1 Định nghĩa:
- Sở giao dịch hàng hóa (commodity markets) là những thị trường giao dịch đặc biệt, diễn ra thường xuyên tại một địa điểm cố định, tại đó bằng hợp đồng mẫu của Sở, thông qua người môi giới của Sở, các thương nhân sẽ mua bán những lượng hàng hóa có giá trị lớn và thường là mua khống bán khống để thu chênh lệch giá
2 Chức năng:
- Cung cấp các điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hóa
- Điều hành các hoạt động giao dịch và niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại tường thời điểm
3 Đặc điểm:
- Là hoạt động thương mại
Trang 9- Các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhấ đinh
- Hàng hóa phải theo tiêu chuẩn của sở giao dịch hàng hóa và giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng
- Thời gian được xác định tại một thời điểm trong tương lại
- Phương thức mua bán qua sở giao dịch hàng hóa: thị trường, thời gian, thể
lệ mua – bán đều được quy định sẵn
- Chủ yếu là mua khống, bán khống để thu giá chênh lệch
- Hàng hóa thường là nông sản, khoáng sản, có khối lượng lớn, nhu cầu cao và
dễ tiêu chuẩn hóa
4 Các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch:
* Nhân viên của Sở giao dịch hàng hóa không được phép môi giới, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
* Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa không được thực hiện các hành vi như:
- Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dich hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn
- Đưa thông tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hóa mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa
- Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rồi loạn thị trường hàng hóa tại sở giao dịch
# Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) là sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được cấp phép hoạt động theo tinh thần luật Thương mại
F Kinh doanh tái xuất
1 Định nghĩa:
Kinh doanh tái xuất là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang nước khác những hàng hóa đã mua ở nước ngoài nhưng chưa qua chế biến ở nước tái
Trang 10xuất Kinh doanh bao gồm kinh doanh chuyển khẩu và kinh doanh tạm nhập tái xuất
2 Theo luật- hơp Thương mại năm 2005 của Việt Nam:
- Tạm nhập, tái xuất hàng hóa: Hàng hóa được đưa vào từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam (được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật) vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam
- Tạm xuất, tái nhập hàng hóa: Hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ VN, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi VN và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào VN
3 Hợp đồng tạm nhập để tái xuất
- Hợp đồng mua hàng hóa (do doanh nghiệp VN ký với doanh nghiệp nước xuất khẩu)
- Hợp đồng bán hàng (do doanh nghiệp VN ký với nước nhập khẩu
4 Các hình thức tạm nhập tái xuất
- Tái xuất:
Hàng hóa đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất, rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu Ngược với sự vận động của hàng hóa là sự vận động của đồng tiền: nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu
- Chuyển khẩu:
Hàng hóa của nước xuất khẩu trực tiếp sang nước nhập khẩu nước táu xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu
Theo luật thương mại 2005: chuyển khẩu hàng hóa là việc mya hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ VN mà không làm thủ tục nhập khẩu vào VN và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi VN
Có 3 hình thức chuyển khẩu:
+ XK-> NK không qua của khẩu VN
+ XK -> NK có qua của khẩu VN nhưng không làm thủ tục NK vào, XK ra khỏi VN