Giới thiệu chung:- Tên dự án: Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng- Chủ đầu tư: công ty CP đầu tư khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng- Nhà thầu: Công ty TNHH Kỹ Thuật Xây Dựng Epower- Sân bay đư
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA MÔN HỌC: QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NHÀ Ở
Đề tài: CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ĐÀ NẴNG
Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Ngọc Lan
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Anh Bảo Duy
Mã lớp: 24D1ECO50110602
MSSV: 31221024613
Phòng học: N2-208
TP.HCM, ngày 22 tháng 05 năm 2024
Trang 2Mục lục
CHƯƠNG 1: TRÌNH BÀY VỀ DỰ ÁN 1
1 Giới thiệu chung: 1
2 Sự cần thiết của dự án 4
3 Pháp lý của dự án 5
3.1 Giai đoạn trước năm 1975: 5
3.2 Giai đoạn từ năm 1975 đến tháng 3 năm 1993 5
3.3 Giai đoạn từ tháng 4 năm 1993 đến tháng 6 năm 1998 5
3.4 Giai đoạn từ tháng 7 năm 1998 đến năm 2006 6
3.5 Giai đoạn từ năm 2007 đến tháng 01 năm 2012 6
3.6 Giai đoạn từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 3 năm 2016 6
3.7 Giai đoạn từ tháng 4 năm 2016 đến nay 7
4 Tính chất của dự án 7
5 Chi tiết dự án 8
6 Hình ảnh thực tế của dự án 11
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN THEO CÁC NGUYÊN LÍ ĐÃ HỌC 13
1 Định tính: 13
2 Định lượng: 13
Danh mục tham khảo 15
Trang 3CHƯƠNG 1: TRÌNH BÀY VỀ DỰ ÁN
1 Giới thiệu chung:
- Tên dự án: Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng
- Chủ đầu tư: công ty CP đầu tư khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng
- Nhà thầu: Công ty TNHH Kỹ Thuật Xây Dựng Epower
- Sân bay được xây dựng từ năm 1940 Trong thời gian chiến tranh Việt Nam cho đến 1975, sân bay Đà Nẵng là căn cứ không quân của quân đội Mỹ và Không lực Việt Nam Cộng hòa Trước năm 1975, sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới
- Chức năng: giao thông hàng không
- Tổng diện tích khu vực sân bay là 861 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha
- Bản vẽ sơ đồ vị trí:
Nhà ga Quốc tế T1:
Tầng 1: Ga đến của nhà ga Quốc nội:
Hình 1 1 Mặt bằng ga đến của nhà ga Quốc nội Sân bay Đà Nẵng (T1) (Nguồn: danangairportterminal)
Trang 4Hình 1 2 Mặt bằng ga đi của nhà ga Quốc nội Sân bay Đà Nẵng (T1) (Nguồn: danangairportterminal)
Tầng 2: Ga đi của nhà ga Quốc nội
Nhà ga Quốc tế T2
Nhà ga Quốc tế T2 sân bay quốc tế Đà Nẵng gồm 2 cao trình được thiết kế độc đáo với lối đi riêng biệt Cơ sở vật chất cùng trang thiết bị của nhà ga đều vô cùng hiện đại, đảm bảo đúng tiêu chuẩn 4E của sân bay hàng không quốc tế
Tầng trệt: Khu vực đón khách và trả hành lý
Hình 1 3 Sơ đồ tầng trệt Nhà ga Quốc tế sân bay Đà Nẵng (T2) (Nguồn: danangairportterminal)
Tầng 1: Khu vực sảnh Quốc tế đến
Trang 5Hình 1 4 Sơ đồ tầng 1 Nhà ga Quốc tế sân bay Đà Nẵng (T2) (Nguồn: danangairportterminal)
Tầng 2: Khu vực sảnh Quốc tế đi
Hình 1 5 Sơ đồ tầng 2 Nhà ga Quốc tế sân bay Đà Nẵng (T2) (Nguồn: danangairportterminal)
Tầng lửng: Khu vực phòng chờ cho hạng thương gia
Hình 1 6 Sơ đồ tầng lửng Nhà ga Quốc tế sân bay Đà Nẵng (T2) (Nguồn: danangairportterminal)
Trang 62 Sự cần thiết của dự án
Giao thông và du lịch: Đà Nẵng là một điểm đến du lịch nổi tiếng với nhiều địa danh hấp dẫn như Bán đảo Sơn Trà, Cầu Rồng, Bà Nà Hills và Bãi biển Mỹ Khê Sân bay
Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối Đà Nẵng với các thành phố khác trong và ngoài nước, thu hút du khách đến thăm và phát triển ngành du lịch địa phương
Kinh tế và thương mại: Là một trung tâm kinh tế phát triển ở miền Trung Việt Nam, Đà Nẵng được coi là một đầu tàu kinh tế quan trọng Sân bay Đà Nẵng cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách đáng tin cậy, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, giao thương và hợp tác kinh doanh với các quốc gia khác
Kết nối vùng: Sân bay Đà Nẵng là một trung tâm kết nối quan trọng giữa miền Trung Việt Nam và các khu vực khác trong và ngoài nước Sân bay này đóng vai trò là cửa ngõ chính để đón tiếp và phục vụ hành khách đi qua Đà Nẵng, đồng thời cung cấp dịch vụ chuyến bay nội địa và quốc tế đến nhiều điểm đến khác nhau
Phục vụ cộng đồng: Sự hiện diện của sân bay Đà Nẵng tỏ ra vô cùng quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ vận chuyển cho cộng đồng địa phương Dịch vụ bay nội địa và quốc tế tại sân bay này giúp người dân Đà Nẵng và các tỉnh lân cận tiếp cận một phương tiện di chuyển dễ dàng và thuận lợi
Phát triển kinh tế địa phương: Sân bay Đà Nẵng đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế địa phương Đây là một nguồn thu nhập quan trọng cho thành phố và vùng lân cận thông qua việc tạo ra việc làm trong lĩnh vực hàng không, dịch vụ du lịch, vận tải và các ngành có liên quan khác
Trang 73 Pháp lý của dự án.
3.1 Giai đoạn trước năm 1975:
Sân bay Đà Nẵng được người Pháp xây dựng từ năm 1940 Trong thời gian chiến tranh Việt Nam cho đến 1975, sân bay Đà Nẵng là căn cứ không quân của quân đội Mỹ
và Không lực Việt Nam Cộng hòa Sau khi đất nước giành được hòa bình độc lập, từ năm
1975 sân bay Đà Nẵng là sân bay quân sự phục vụ an ninh quốc phòng.[ CITATION Cản19 \l
1066 ]
3.2 Giai đoạn từ năm 1975 đến tháng 3 năm 1993
Sau ngày đất nước thống nhất, bước vào công cuộc xây dựng khôi phục kinh tế, ngày 11/02/1976, Chính phủ đã ra Nghị định số 28/CP về việc thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trên cơ sở Cục Hàng không dân dụng được tổ chức theo Nghị định 666/TTg ngày 15/11/1956 của Chính phủ.[ CITATION Cản19 \l 1066 ]
Ngày 26/3/1976, Tổng cục Hàng Không dân dụng Việt Nam ban hành quyết định
số 88/TC thành lập Hàng không dân dụng tại Gia Lâm, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Liên Khương, Buôn Mê Thuột, Phú Bài, Đồng Hới.[ CITATION Cản19 \l 1066 ]
3.3 Giai đoạn từ tháng 4 năm 1993 đến tháng 6 năm 1998
Chính sách “Đổi Mới” của Đảng đã từng bước giúp nền kinh tế đất nước ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao, thị trường hàng không đã có dấu hiệu khởi sắc Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng cường quản lý các sân bay có hoạt động khai thác hàng không dân dụng, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ký Quyết định
số 202/CAAV, 203/CAAV và 204/CAAV ngày 02/4/1993 về việc thành lập Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc, miền Trung, miền Nam, hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam Giai đoạn này, các Cụm cảng hàng không khu vực cũng là đơn vị thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại Cảng hàng không – Sân bay.[ CITATION Cản19 \l 1066 ]
3.4 Giai đoạn từ tháng 7 năm 1998 đến năm 2006
Trang 8Ngày 31/12/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 113/1998/QĐ-TTg chuyển đổi các Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích và đổi tên thành ba Cụm cảng hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam Các Cụm cảng hàng không khu vực vẫn tiếp tục vừa thực hiện chức năng kinh doanh, cung cấp các dịch vụ công ích, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại các Cảng hàng không – Sân bay.[ CITATION Cản19 \l 1066 ]
3.5 Giai đoạn từ năm 2007 đến tháng 01 năm 2012
Quá trình hội nhập kinh tế của đất nước được đánh dấu bằng sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Luật Hàng không dân dụng 2006 có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã phản ánh đầy đủ các chuyển biến về cơ chế quản lý ngành Hàng không nói chung và các doanh nghiệp cảng hàng không nói riêng.[ CITATION Cản19 \l 1066 ]
Ngày 19/6/2008, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành quyết định số 1787/QĐ-BGTVT, về việc thành lập Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung
Ngày 25/6/2010, Bộ GTVT ban hành quyết định 1750/QĐ-BGTVT về việc Thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung
3.6 Giai đoạn từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 3 năm 2016
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (Airports Corporation of Vietnam – ACV) được thành lập theo Quyết định số 238/QĐ-BGTVT ngày 08/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở hợp nhất ba Tổng công ty: Cảng hàng không miền Bắc, Cảng hàng không miền Trung và Cảng hàng không miền Nam.[ CITATION Cản19 \
l 1066 ]
Ngày 28/3/2012, Hội đồng thành viên Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ban hành quyết định số 34/QĐ-HĐTV, thành lập Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng
3.7 Giai đoạn từ tháng 4 năm 2016 đến nay
Trang 9Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là Chi nhánh của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP là công ty cổ phần hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công
ty con, được chuyển đổi từ Công ty TNHH Một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối theo Quyết định
số 1710/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.[ CITATION Cản19 \l 1066 ]
4 Tính chất của dự án
Dự án cảng hàng không Đà Nẵng có một số tính chất quan trọng:
Quy mô: Dự án cảng hàng không Đà Nẵng là một dự án quy mô lớn với cơ sở hạ tầng và các công trình xây dựng phức tạp Nó bao gồm các nhà ga, đường băng, đường lăn, sân đỗ máy bay, hệ thống đường bộ nối và các công trình hỗ trợ khác
Đa chức năng: Cảng hàng không Đà Nẵng có tính chất đa chức năng, phục vụ cả giao thông hành khách và hàng hóa Nó không chỉ là điểm đến du lịch quan trọng, mà còn
là trung tâm vận chuyển hàng hóa và dịch vụ hàng không
Liên kết quốc tế: Dự án cảng hàng không Đà Nẵng được xây dựng với mục tiêu liên kết Đà Nẵng với các điểm đến quốc tế Nó tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến bay trực tiếp đến nhiều thành phố và quốc gia trên thế giới, tăng cường giao lưu văn hóa, thương mại và du lịch
Tăng cường kinh tế địa phương: Dự án cảng hàng không Đà Nẵng đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương Nó tạo ra cơ hội việc làm, thu hút đầu tư, thúc đẩy du lịch
và phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ khác xung quanh cảng hàng không
An ninh và an toàn: Dự án cảng hàng không Đà Nẵng đặt sự an ninh và an toàn là
ưu tiên hàng đầu Các biện pháp an ninh hàng không được áp dụng để đảm bảo an toàn cho hành khách, máy bay và hoạt động hàng không nói chung
Trang 10Bảo vệ môi trường: Trong quá trình thiết kế và vận hành, dự án cảng hàng không
Đà Nẵng cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường Việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố quan trọng trong dự án
5 Chi tiết dự án
Hiện có 5 hãng hàng không nội địa và 38 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay đến Sân bay quốc tế Đà Nẵng, nhiều thứ 3 cả nước Từ Đà Nẵng đã có 16 tuyến bay nội địa, 51 tuyến bay đi quốc tế trong đó có 25 đường bay trực tiếp thường kỳ và 26 đường bay trực tiếp thuê chuyến, với hơn 250 chuyến bay trong nước và quốc tế mỗi ngày, giúp kết nối thuận lợi với các trạm trung chuyển lớn của Châu Á và thế giới như Incheon-Hàn Quốc, Narita-Nhật Bản, Changi-Singapore, Doha-Qatar, Đại Hưng-Trung Quốc, New Delhi-Ấn Độ [ CITATION Wik242 \l 1066 ]
Đến năm 2020 sân bay Đà Nẵng có công suất phục vụ 13 - 15 triệu hành khách/năm, 50.000 tấn hàng hóa/năm với 22 vị trí đỗ tàu bay.[ CITATION Wik242 \l 1066 ]
Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, năm 2022 cùng với sự phục hồi chung của nền kinh tế, Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng có sự tăng trưởng tích cực
về sản lượng hành khách Từ đầu năm 2022 đến nay, tổng lượng hành khách thông qua Cảng đạt 5.386.780 lượt khách, số lần cất hạ cánh là 34.972 lần chuyến Trong đó, ngày cao điểm số lần cất hạ cánh là 270 lần chuyến, số hành khách thông qua Cảng đạt trên 40 ngàn lượt khách Đặc biệt riêng trong Quý II năm 2022, tổng số hành khách quốc nội đạt hơn 2.439.000 lượt đi và đến, tăng trưởng 6,4% so với cùng kỳ năm 2019, có ngày cao điểm số lượng chuyến bay quốc nội tăng gần 40% so với đỉnh điểm năm 2019.[ CITATION Wik242 \l
1066 ]
Diện tích đường bao: 1.100 ha
Khu vực hàng không dân dụng: khoảng 150 ha
Trang 11Sân bay quốc tế Đà Nẵng có quy mô lớn thứ ba của Việt Nam, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) Năm
2018, sân bay này đã phục vụ 13,3 triệu khách thông qua, tăng 34% so với cùng kỳ, xếp thứ 3 sau Tân Sơn Nhất - Thành phố Hồ Chí Minh: 32 triệu, Nội Bài - Hà Nội: 23 triệu Trong đó lượng hành khách quốc tế đi - đến hơn 4,6 triệu, tăng 51,36%, hàng hoá - bưu gửi đạt gần 30 nghìn tấn tăng 56,57% và hành lý đạt gần 59 nghìn tấn tăng 22,60% so với năm 2017 Năm 2019, sân bay này phục vụ 15,5 triệu lượt khách,tăng 22,56% so với năm
2018.[ CITATION Wik242 \l 1066 ]
Bảng 1 1 Bảng số lượng hành hách theo năm (Nguồn: Wikipedia)
Tổng diện tích: 861ha
Đường Băng: 02 đường
o 3500 x 45,72 mét - PCN: 56/R/A/X/T
o 3048 x 45,72 mét - PCN: 44/F/B/X/T
Đường Lăn: 17 đường, độ rộng tối thiểu 22,86 mét - PCN: 46/R/B/X/U, 56/R/A/X/T
Sân đỗ: 12,45 ha, 21 bãi đỗ tiêu chuẩn cho tàu bay, chứa được các loại tàu bay B747, B777, B767-300, A300-600, A320/321 và các loại tàu bay tương tự
[ CITATION Cản18 \l 1066 ]
Phân loại sân bay: 4E, hạng C theo tiêu chuẩn của IATA
Trang 12 Nhà ga hành khách Quốc tế 48.000m2 Khai thác vào tháng 5/2017, bao gồm:
o 10 cửa ra tàu bay quốc tế
o 39 quầy làm thủ tục quốc tế
o 05 băng chuyền hành lý đến quốc tế
o 02 băng chuyền hành lý đi quốc tế
o 04 cầu dẫn hành khách quốc tế
Nhà ga hành khách Quốc nội 36.600m2, bao gồm:
o 11 cửa ra tàu bay quốc nội
o 52 quầy làm thủ tục quốc nội
o 05 băng chuyền hành lý đến quốc nội
o 01 băng chuyền hành lý đi quốc nội
o 06 cầu dẫn hành khách quốc nội
Thiết bị dẫn đường: Đài kiểm soát không lưu/Rada/Hệ thống đèn hàng không
02 hệ thống ILS/DME CAT I cho 2 đường băng 35R và 35L, hệ thống AWOS
01 Đài DVOR/DME
02 Đài NDB/ Hệ thống định vị
Hệ thống đèn hàng không CAT I cho đường băng 35R, hệ thống đèn tiếp cận cho đường băng 17L và đường băng 35R
Rada SSR/PSR
An toàn và bảo mật: Sử dụng thiết bị tiên tiến
Hệ thống Camera giám sát, hệ thống chữa cháy tự động, máy kiểm tra an ninh, hệ thống máy phát điện dự phòng 24/24, hệ thống sơ cứu 24/7 Thiết bị kiểm tra an ninh, máy quét, cổng từ dò người, máy rà kim loại cầm tay, máy ngửi thuốc nổ ma túy, máy rà phát hiện dấu vết thuốc nổ, các công cụ hổ trợ bảo mật.[ CITATION Cản18 \l 1066 ]
Vùng lân cận: 120.000m2
01 hệ thống đường lộ hoàn chỉnh, bãi đỗ ô tô và khu khuôn viên nhà ga
Trang 13 Năng lực sân bay Đà Nẵng: Thiết kế nhà ga hiện tại cho 10 triệu hành khách trên năm.[ CITATION Cản18 \l 1066 ]
Hình 2 1 Ảnh toàn cảnh (nguồn: rdsic)
6 Hình ảnh thực tế của dự án
Trang 14Hình 2 2 Ảnh thật tế của dự án (Nguồn: Sưu tầm)
Trang 15CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN THEO CÁC NGUYÊN LÍ ĐÃ HỌC
1 Định tính:
Có đầy đủ các khu chức năng: Cảng hàng không Đà Nẵng được đánh giá là đáp ứng đầy đủ các khu chức năng Có sự hiện diện của nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa
và khu vực đỗ máy bay Điều này đảm bảo cung cấp dịch vụ cho hành khách và hàng hóa một cách toàn diện, từ quá trình lên xuống máy bay cho đến quá trình vận chuyển hàng hóa
Vị trí các khu chức năng có hợp lý: Vị trí các khu chức năng trong cảng hàng không Đà Nẵng được đánh giá là hợp lý Các khu vực chức năng được đặt sao cho tiện lợi và tối ưu hóa việc di chuyển và sử dụng cơ sở hạ tầng
Các loại hình giao thông/mạng lưới giao thông có phù hợp: Hệ thống giao thông
và mạng lưới giao thông của cảng hàng không Đà Nẵng được đánh giá là phù hợp Có sự kết nối hiệu quả với các loại hình giao thông đường bộ, giao thông công cộng Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách và hàng hóa di chuyển đến và từ cảng hàng không
2 Định lượng:
Các chỉ tiêu đất đai: Cảng hàng không Đà Nẵng được đánh giá là đáp ứng đủ các chỉ tiêu đất đai Có đủ diện tích đất cho cả cơ sở hạ tầng và các khu vực chức năng như nhà ga, sân đỗ máy bay và khu vực hỗ trợ Điều này đảm bảo khả năng phát triển và mở rộng của cảng trong tương lai
Các chỉ tiêu giao thông: Các chỉ tiêu giao thông của cảng hàng không Đà Nẵng được đánh giá là đúng Lộ giới đường và hệ thống đường xá đáp ứng yêu cầu về an toàn
và hiệu quả của giao thông Cơ sở hạ tầng giao thông công cộng cũng được đánh giá là
đủ để phục vụ nhu cầu di chuyển của hành khách và nhân viên
Chỉ tiêu phòng ốc: Chỉ tiêu phòng ốc của công trình nhà ở trong cảng hàng không
Đà Nẵng được đánh giá là đạt yêu cầu Các công trình nhà ở được thiết kế và xây dựng