1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo môn thực vật dược nhận thức dược liệu họ mạch môn asparagaceae họ lạc tiên passifloraceae

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận thức dược liệu
Tác giả Lê Thùy Dương, Liên Thị Thùy Linh, Ngô Hồng Mơ, Trần Nhật Trường
Người hướng dẫn Thạc sĩ Lê Văn Huấn
Trường học Trường Đại Học Bình Dương
Chuyên ngành Thực vật dược
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cà Mau
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 8,6 MB

Nội dung

Thực vật có vai trò tối quantrọng với tương lai của xã hội loài người vì chúng cung cấp thức ăn, khí oxy, thuốc vàcác sản phẩm cho con người, cũng như tạo ra và giữ gìn đất.Các nhà thực

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG VIỆN ĐÀO TÀO VÀ NGHIÊN CỨU DƯỢC HỌC

BÁO CÁO MÔN THỰC VẬT DƯỢC – NHẬN THỨC DƯỢC LIỆU

HỌ MẠCH MÔN (ASPARAGACEAE)

HỌ LẠC TIÊN (PASSIFLORACEAE)

NHÓM 3

Liên Thị Thùy Linh (24511501027)

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH v

LỜI CẢM ƠN vii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Nghiên cứu thực vật nhằm mục đích gì? 1

2 Vai trò của TVD trong ngành dược 1

3 Tổng quan về đa dạng nguồn cây thuốc VN 2

4 Triển vọng? 3

1 TỔNG QUAN 5

1.1 Giới thiệu về thực vật học: 5

1.1.1 Thực vật học là gì? 5

1.1.2 Phạm vi và tầm quan trọng của thực vật học: 5

1.1.3 Các lĩnh vực chuyên môn trong thực vật học: 5

1.2 Giới thiệu về phân loại thực vật 7

1.2.1 Định nghĩa phân loại thực vật: 7

1.2.2 Các quy tắc phân loại: 7

1.2.3 Các phương pháp phân loại 8

1.2.4 Các nhóm thực vật chính 8

1.3 Giới thiệu lớp một lá mầm và Họ Mạch môn: 9

1.3.1 Giới thiệu lớp một lá mầm 9

1.3.2 Giới thiệu họ Asparagaceae 11

1.3.3 Mô tả họ Mạch môn 12

1.4 Giới thiệu lớp hai lá mầm và họ Lạc tiên: 13

1.4.1 Giới thiệu về lớp hai lá mầm 13

Trang 3

1.4.2 Giới thiệu về họ Lạc tiên 15

2 THỰC HÀNH 16

2.1 Cây Mạch môn 16

2.1.1 Rễ 16

2.1.2 Thân 17

2.1.3 Lá 17

2.1.4 Hoa 18

2.1.5 Quả 19

2.2 Cây Lạc Tiên 19

2.2.1 Rễ: 20

2.2.2 Thân 20

2.2.3 Cành 20

2.2.4 Lá 21

2.2.5 Hoa 21

2.2.6 Quả 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại khoa học Mạch môn 11Bảng 1.2 Phân loại khoa học cây hai lá mầm 14

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Quan hệ phát sinh loài trong thự 10

Hình 1.2 Glucose 12

Hình 1.3 Saccharose 12

Hình 1.4: Fructose 12

Hình 1.5: Glucofructan 12

Hình 1.6: Các loại vitamin 13

Hình 1.7: D – Glucosid 13

Hình 1.8: Stigmasterol 13

Hình 1.9: B – sitosterol 13

Hình 1.10 Mô hình phát sinh loài 14

Hình 1.11 Alcaloid (harmol, harmin, harman, harmalin và harmalol) 15

Hình 1.12 Flavonoid (saponaretin, saponarin và vitexin) 16

Hình 1.13 Saponin 16

Hình 2.1 Ảnh cây mạch môn 16

Hình 2.2 Rễ & rễ củ mạch môn 17

Hình 2.3 Thân cây mạch môn 17

Hình 2.4 Lá cây mạch môn 18

Hình 2.5 Hoa tự: lưỡng tính 18

Hình 2.6 Cuống hoa: có độ dài từ 3mm đến 5mm và các hoa tụ lại thành 1-3 hoa ở các kẽ giữa các lá 18

Hình 2.7 Tràng hoa:Tràng hoa 6 cánh, Bộ nhị:có 5 nhị, Nhuỵ:có 1 nhuỵ, bầu thượng 19 Hình 2.8 Quả mạch môn 19

Hình 2.9 Toàn cây lạc tiên 19

Hình 2.10 Rễ cây lạc tiên 20

Trang 6

Hình 2.11 Thân cây lạc tiên 20

Hình 2.12 Cành nhỏ cây lạc tiên 20

Hình 2.13 Mặt dưới lá lạc tiên 21

Hình 2.14 Mặt trên lá lạc tiên 21

Hình 2.15 Cuống và gân lá lạc tiên 21

Hình 2.16 Hoa lạc tiên 22

Hình 2.17 Lá đài, đài phụ hoa lạc tiên 22

Hình 2.18 Quả lạc tiên 22

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

“Không thầy đố mày làm nên” là một câu tục ngữ mang đậm tính giáo dục, hàm ý

nhắc nhở chúng ta rằng muốn có thành công thì phải có người thầy dẫn dắt và chỉ bảo.Thầy là người có kiến thức sâu rộng, có nhiều kinh nghiệm và trãi nghiệm Bởi vậy trongcuộc sống chúng ta không thể thiếu những người thầy, những người đi trước truyền đạtlại những kiến thức, chỉ đường rẽ lối chúng ta đến thành công Ngoài sự nổ lực và cốgắng của bản thân, thì sự nhiệt tình dạy dỗ, thương yêu giúp đỡ của Quý Thầy Cô là mộtđiều không thể thiếu để chúng em hoàn thiện bản thân và kiến thức của từng môn học

Để hoàn thành bài báo cáo này, trước tiên chúng em xin chân thành cảm ơn Quýthầy cô Phân hiệu Trường Đại Học Bình Dương tại Cà Mau đã tạo mọi điều kiện thuậnlợi để chúng em được hoàn thành nội dung học tập của môn “Thực vật dược – Nhận thứcdược liệu” Đặc biệt, chúng em xin gửi cảm ơn sâu sắc đến thầy TS Ds Lê Văn Huấn đãtruyền đạt những kiến thức, kỹ năng và hướng dẫn tận tình để chúng em có thêm nhiềuthông tin bổ ích trong việc hoc cũng như trong cuộc sống và đồng thời hoàn thành bàibáo cáo một cách tốt nhất

Tiếp đến chúng em vô cùng biết ơn và xin được gửi lời tri ân tôn kính đến các bậcphụ huynh đã sinh ra chúng em, nuôi nấng và dạy dỗ để chúng em có cơ hội sống, làmviệc và cống hiến cho xã hội Chúng em cũng cảm ơn những thành viên trong gia đìnhnhỏ của mình đã giúp đỡ, tạo điều kiện để chúng em được hoàn thành việc học

Cuối lời một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy!

Trân trọng!!!

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Nghiên cứu thực vật nhằm mục đích gì?

Nghiên cứu thực vật rất quan trọng bởi chúng là nền tảng cho sự sống của hầu hếtsinh vật trên Trái Đất bằng cách sản sinh ra một lượng lớn khí oxy và cung cấp thức ăncho con người và các sinh vật khác, thông qua quá trình quang hợp và tổng hợp hữu cơkhác của thực vật Thực vật, tảo và vi khuẩn lam là những nhóm sinh vật chính tiến hànhquang hợp, quá trình sử dụng năng lượng của ánh mặt trời để biến nước và carbondioxide thành đường – có thể dùng làm nguồn năng lượng hóa học và các phân tử hữu cơđược sử dụng trong thành phần cấu trúc của tế bào Hiệu ứng phụ của quang hợp là thựcvật phát tán oxy vào khí quyển, một loại khí mà hầu hết mọi sinh vật sống cần để thựchiện quá trình hô hấp Ngoài ra, chúng có tác động tới các chu trình carbon và nước khắpđịa cầu, làm liên kết rễ cây và ổn định đất, chống xói mòn Thực vật có vai trò tối quantrọng với tương lai của xã hội loài người vì chúng cung cấp thức ăn, khí oxy, thuốc vàcác sản phẩm cho con người, cũng như tạo ra và giữ gìn đất

Các nhà thực vật học nghiên cứu cả chức năng lẫn những quá trình bên trong bàoquan, tế bào, mô, cá thể thực vật, quần thể thực vật và quần xã thực vật Ở mỗi mức độtrong số này, một nhà thực vật có thể quan tâm đến phân loại, phát sinh chủng loài và tiếnhóa, cấu trúc (giải phẫu và hình thái), hoặc chức năng (sinh lý học) của đời sống thực vật

2 Vai trò của TVD trong ngành dược

Từ xưa loài người đã biết sử dụng các cây cỏ hoang dại để làm thuốc chữa bệnh

Người Neanderthan cổ ở Irap từ 60.000 năm trước đã biết sử dụng một số cây cỏ

để chữa bệnh như: Cỏ thi(Achillea millefolium), Cúc bạc…Người Ai Cập cách đây 3.600năm trước đã biết dùng trên 700 cây thuốc: Lô hội(Aloe vera), Gai dầu (Cannabissativa)

…Trong y học cổ truyền dân tộc ta dùng nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật như: ngảicứu, ích mẫu, mã đề, tía tô, kinh giới…

Hiện nay, y học cổ truyền đóng vai trò to lớn trong chăm sóc sức khỏe, phòngchữa bệnh, đặc biệt là các nước nghèo, đang phát triển và có truyền thống sử dụng cây cỏlàm thuốc

3 Tổng quan về đa dạng nguồn cây thuốc VN

Theo thống kê sơ bộ, nước ta có tới gần 12.000 loài thực vật bậc cao có mạchthuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 75% tổng số họthực vật trên toàn thế giới) Không chỉ có vai trò là lá phổi xanh điều hòa khí hậu, hệ thựcvật rừng còn mang đến một tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng cùng vớitài nguyên dược liệu nói chung

Trang 9

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất sớm, gắn liềnvới tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng như: Thiền Sư Tuệ Tĩnh với bộ “Nam Dược ThầnHiệu viết về 499 vị thuốc Nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật HảiThượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ “Lĩnh Nam Bản Thảo” gồm 2 quyển, quyểnthượng chép 496 kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển hạ ghi 305 vị bổ sung về công dụng hoặcmới phát hiện thêm.

Thời kỳ Pháp thuộc, các nhà thực vật học Phương Tây đã thống kê trên toàn ĐôngDương có 1350 cây thuốc thuộc 160 họ thực vật khác nhau Mãi đến khi miền Bắc đượcgiải phóng (1954), Việt Nam mới có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc sưu tầm, nghiêncứu nguồn tài nguyên cây thuốc Năm 1996, Võ Văn Chi đã công bố hệ thực vật làmthuốc ở Việt Nam có 3.200 loài (kể cả nấm) Đến năm 2005, Viện Dược Liệu ghi nhậnđược ở Việt Nam có hơn 3.984 loài làm thuốc thuộc 307 họ của 9 ngành và nhóm thựcvật bậc cao, thực vật bậc thấp và Nấm; trong đó gần 90% là cây thuốc mọc tự nhiên, tậptrung chủ yếu trong các quần xã rừng, chỉ 10% là được trồng

Gần đây nhất là thống kê của Võ Văn Chi trong cuốn “Từ điển cây thuốc ViệtNam” (2012) với số lượng loài thực vật được dùng làm thuốc là 4.700 Như vậy, sốlượng cây thuốc được nghiên cứu khám phá tăng lên liên tục theo thời gian Điều đóchứng tỏ, nếu tiếp tục điều tra đầy đủ, nguồn tài nguyên thực vật dùng làm thuốc ở ViệtNam có thể lớn hơn rất nhiều, ước tính có thể lên tới 6.000 loài

Các cây thuốc phân bố rộng khắp cả nước với 8 vùng trọng điểm là Tây Bắc,Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Trường Sơn, duyên hải NamTrung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; tập trung chủ yếu

ở 5 trung tâm đa dạng sinh vật là Bạch Mã, Lâm Viên, Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương,Yok Đôn và Cát Tiên Trong số những loài đã công bố, có nhiều loài được xếp vào loạiquý hiếm trên thế giới như: Sâm Ngọc Linh, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ…trong đó, sâm Ngọc Linh (hay sâm Việt Nam) là một trong những loại sâm có hàm lượngSaponin nhiều nhất, cao hơn cả những loại sâm quý được nghiên cứu sử dụng lâu đời trênthế giới như sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc

Bên cạnh đó, Việt Nam còn được thiên nhiên ưu đãi cho một phần địa hình thôngvới đại dương, với chiều dài hơn 3.000 km bờ biển, vùng biển rộng trên 1 triệu km2 Dovậy, cũng phải kể đến nguồn tài nguyên sinh vật biển nhiệt đới phong phú về số lượng,

Trang 10

giàu có về hàm lượng Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra những hợp chất quý từ các loạirong biển, tảo biển cung cấp giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều tác dụng làm đẹp, làmthuốc, đặc biệt là các chất có tác dụng chống ung thư, chất kháng khuẩn, chống viêm,chữa tăng huyết áp… Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn chưa được tập trung nghiên cứunhiều.1

4 Triển vọng?

Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, đa dạng với trên 6.000 loạicây thuốc, trong đó, cộng đồng các dân tộc đa dạng với những phong tục, tập quán, bảnsắc văn hóa riêng và nhiều kinh nghiệm quý trong sử dụng cây cỏ làm thuốc, trồng trọtcác loại cây thuốc quý, nhiều bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả cao đã đưa Đông y trởthành một bộ phận văn hóa, một nét bản sắc của dân tộc Với những tiềm năng và lợi thếvốn có, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng phát triển nền y dược cổ truyền trở thànhmột ngành khoa học mạnh, một “mũi giáp công” về kinh tế là một hướng đi đúng, quantrọng và cấp thiết, không chỉ góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, mà còngóp phần vào tăng trưởng kinh tế, quảng bá văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam ra thếgiới.2

1 https://bvnguyentriphuong.com.vn/y-hoc-co-truyen/su-da-dang-cua-cay-thuoc-viet-nam

2https://www.tuyengiao.vn/dua-nen-dong-y-viet-nam-thanh-mot-nganh-khoa-hoc-manh-148089

Trang 11

1 TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu về thực vật học:

1.1.1 Thực vật học là gì?

Thực vật học còn được gọi là khoa học thực vật, sinh học thực vật hoặc ngànhthực vật học là bộ môn khoa học nghiên cứu về thực vật và là một phân ngành của sinhhọcLĩnh vực nghiên cứu về thực vật học rất rộng lớn Bạn sẽ được học tất cả mọi thứ

về cây cối, từ các tế bào, các mô thực vật, các quá trình quan trọng như hô hay quanghợp cho đến các bệnh lý của cây cối và cách chữa chúng Phạm vị nghiên cứu khoa họcthực vật rất rộng lớn cũn đồng nghĩa với việc có rất nhiều lựa chọn về nghề nghiệpcũng như cơ hội học tập

1.1.2 Phạm vi và tầm quan trọng của thực vật học:

Nghiên cứu thực vật rất quan trọng bởi chúng là nền tảng cho sự sống của hầu hếtsinh vật trên Trái Đất bằng cách sản sinh ra một lượng lớn khí oxy và cung cấp thức ăncho con người và các sinh vật khác, thông qua quá trình quang hợp và tổng hợp hữu cơkhác của thực vật Thực vật, tảo và vi khuẩn lam là những nhóm sinh vật chính tiếnhành quang hợp, quá trình sử dụng năng lượng của ánh mặt trời để biến nước và carbondioxide thành đường – có thể dùng làm nguồn năng lượng hóa học và các phân tử hữu cơđược sử dụng trong thành phần cấu trúc của tế bào Hiệu ứng phụ của quang hợp là thựcvật phát tán oxy vào khí quyển, một loại khí mà hầu hết mọi sinh vật sống cần để thựchiện quá trình hô hấp Ngoài ra, chúng có tác động tới các chu trình carbon và nước khắpđịa cầu, làm liên kết rễ cây và ổn định đất, chống xói mòn Thực vật có vai trò tối quantrọng với tương lai của xã hội loài người vì chúng cung cấp thức ăn, khí oxy, thuốc vàcác sản phẩm cho con người, cũng như tạo ra và giữ gìn đất

1.1.3 Các lĩnh vực chuyên môn trong thực vật học:

Lĩnh vực nghiên cứu khoa học thực vật rất rộng lớn Có một lĩnh vực được gọi làgiải phấu thực vật học, nơi mà các nhà thực vật học nghiên cứu về các tế bào và mô thựcvật Họ nghiên cứu các chức năng của các tế và mô khác nhau, cũng như cách thữ mà các

tế bào và mô hình thành

Các chức năng, cấu trúc và quá trình hình thành của tế bào thực vật được nghiêncứu sâu hơn tại một nhánh nhỏ hơn của thực vật học, gọi là tế bào học, một lĩnh vực

Trang 12

nghiên cứu chi tiết về giải phẫu thực vật Mỗi một tế bào có chức năng đặc biệt của riêng

nó, như chúng ta đã được học trong khoa học cơ bản về thực vật

Sinh thái học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữ thực vật vàmôi trường sống của chúng Trong lĩnh vực này, các nhà thực vật nghiên cứu về sự tươngtác giữ các loài cây với nhau và môi trường sống của nó Mỗi một môi trường khác nhau

sẽ đưa ra một kết quả thí nghiệm khác nhau Sự đa dạng, sự phân bố cũng như số lượngcác loài cây sẽ được đem ra so sánh phục vụ cho kết quả nghiên cứu

Hình thái học là khoa học nghiên cứu cấu trúc vĩ mô của cây và chu kỳ sống, cũngnhư sự tiến hóa và sự phát triển của rễ, thân và lá Nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểulàm thế nào lá và rễ được hình thành Các loài cây khác nhau có cấu trúc rễ, lá và thânkhác nhau Để nghiên cứu sâu hơn về các bộ phận quan trọng của cây, các nhà thực vậthọc phải làm thí nghiệm trong nhà kính để nghiên cứu các giai đoạn phát triển của thân

và lá

Lĩnh vực Quang hoá học tập trung vào nghiên cứu các mặt hoá học thuộc về chu

kỳ sống của thực vật Các quy trình như hô hấp và quang hợp đều có liên quan đến cácyếu tố hóa học Ví dụ như quá trình quang hợp, với xúc ác là ánh sang mặt trời, carbondioxide (CO2) phản ứng với nước (H2O) tạo ra glucose (C6H12O6) và ôxy (O2) Có thể dễdàng nhận thấy trong phản ứng này có sự xuất hiện của các nguyên tố hoá học cơ bảnnhư carbon (C), hydro (H) và oxy (O) Nói về việc nghiên cứu các thành phần hoá họctrong thực vật là nói đến nghiên cứu về lĩnh vực hoá sinh trong thực vật học

Một số loại thực phẩm hàng ngày mà chúng ta tiêu thụ chính là một số loại cây.Một số bộ phẩn của cây có thể được sử dụng và sản xuất thành các mặt hàng tực phẩm.Lĩnh vực này được gọi là công nghệ hoá học và thực phẩm Trong lĩnh vực này, các nhàthực vật học nghiên cứu các bộ phận khác nhau của cây và xác định xem phần nào có thểđược phát triển thêm trong chuỗi thức ăn Một số bộ phận có thể sử dụng được là hạtgiống, hoa, rễ, lá và quả Tất nhiên, không phải tất cả các bộ phận này đều có thể chuyểnthành thức ăn

Một lĩnh vực chuyên sâu khác thuộc khoa học thực vật được gọi là lâm nghiệp.Đối với lĩnh vực này, các nhà thực vật học sẽ nghiên cứu các loại cây trong rừng Đây làlĩnh vực ít được biết đến nhưng khá quan trọng Lâm nghiệp là nghiên cứu về quản lý và

Trang 13

sử dụng tài nguyên rừng Nó là khoa học về quản lý, sử dụng và bảo tồn tài nguyên rừng

để sản xuất vật tư, dịch vụ để cải thiện cuộc sống hàng ngày của chúng ta

1.2 Giới thiệu về phân loại thực vật

1.2.1 Định nghĩa phân loại thực vật:

Việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chiachúng thành các bậc phân loại gọi là phân loại thực vật

Giới thực vật được chia thành nhiều ngành có những đặc điểm khác nhau Dướingành còn có các bậc phân loại thấp hơn: lớp, bộ, họ, chi, loài Loài là bậc phân loại cơsở

Phân loại thực vật: là phân loại và sắp xếp thế giới thực vật bao gồm các cá thể vàcác quần thể khác nhau theo hệ thống tiến hóa tự nhiên, tức là sắp xếp các thực vật trong

tự nhiên thành từng nhóm trên cơ sở những đặc điểm giống nhau của chúng theo một trật

tự nhất định từ thấp đến cao (gọi là hệ thống tiến hóa tự nhiên)

1.2.2 Các quy tắc phân loại:

1.2.2.1 Đơn vị phân loại và các bậc phân loại

Các bậc phân loại chính: Loài-Chi- Họ-Bộ-Lớp- Ngành Loài được coi là đơn vịphân loài cơ sở Ngoài ra người ta còn dùng các bậc phân loại trung gian: dưới loại cóthứ, dạng Giữa chi và loài có loạt và dãy, giữa họ và chi có tông…Các bậc phụ ghi bằngcách thêm các tiếp đầu ngữ “sup” (phân hay dưới) để chỉ các bậc trung gian thấp hơn,hoặc “super” (liên hay trên) để chỉ các bậc cao hơn liên bộ, liên họ, phân lớp, phân họ…

1.2.2.1 Cách gọi tên các bậc phân loại

Gọi bằng tiếng Latinh, do Linnee đề xướng gồm 2 từ ghép lại Từ đầu tiên là chiluôn viết hoa, từ sau là một tính từ (chỉ tính chất) chỉ loài, không viết hoa

Nguyên tắc gọi tên các bậc cao hơn:

Trang 14

1.2.3 Các phương pháp phân loại

 Phương pháp chẩn đoán huyết thanh

Ngoài ra còn có một số phương pháp nghiên cứu mới, hiên đại: tế bào học, phấnhoa học, hóa học thực vật…Tuy nhiên việc nghiên cứu phân loại không thể chỉ dựa vàomột phương pháp riêng rẽ nào cả mà phải biết kết hợp nhiều phương pháp để kiểm tralẫn nhau, như vậy mới có kết luận thỏa đáng

1.2.4 Các nhóm thực vật chính

Hiện nay, theo nhiều tác giả, thế giới hữu cơ được chia thành 2 nhóm lớn (haytrên 2 giới):

 Nhóm sinh vật trước nhân (tiền nhân) (Procaryote): bao gồm các cơ thể chưa

có cấu tạo nhân điển hình,gồm Vi khuẩn và Tảo lam

 Nhóm sinh vật nhân thật (Eucaryota): gồm tất cả các sinh vật còn lại mà tế bào

đã có nhân thật, gồm giới Nấm, giới Động vật, giới Thực vật

Sự phân chia này dựa trên cơ sở những khác nhau căn bản trong cấu tạo tế bào.Theo sự phân chia này thì sinh giới được phân chia làm 4 giới Một số nhà khoa học kháclại chia thành 5 giới, giới thứ 5 là Protista (bao gồm những dạng đơn giản nhất, trong đó

có cả động vật, tảo và nấm bậc thấp) Sự tách thêm giới thứ 5 thực ra chỉ gây thêm phứctạp trong phân chia, nên ít người ủng hộ

1.3 Giới thiệu lớp một lá mầm và Họ Mạch môn:

1.3.1 Giới thiệu lớp một lá mầm

Thực vật một lá mầm là một nhóm các thực vật có hoa có tầm quan trọng bậc nhất,chiếm phần lớn trên Trái Đất Tầm quan trọng kinh tế của chúng không phải là sự đánhgiá quá cao Hiện nay, người ta ước tính có khoảng 50.000 - 60.000 loài trong nhóm này

Ngày đăng: 07/08/2024, 20:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w