1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh thừa thiên huế

101 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Du Lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang
Người hướng dẫn TS Vũ Thành Tự Anh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ chính sách công
Năm xuất bản 2017
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 13,43 MB

Nội dung

Tuy nhiên, kết quả phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong những năm qua còn khá khiêm tốn so với kỳ vọng: lượng khách quốc tế đến địa phương có xu hướng chững lại, doanh thu du lịch sụt

Trang 1

TP HO CHi MINH —- NAM 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô ở Chương trình Giảng dạy Kinh

tế Fulbright đã truyền đạt, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi

nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu

Với lòng kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS Huỳnh Thế Du, TS Lê Việt Phú đã có những buổi trao đối thú vị trong giai đoạn định hướng ban đầu về luận văn của tôi Đặc biệt, tôi xin gửi đến TS Vũ Thành Tự Anh lời cảm ơn sâu sắc vì Thầy đã tận tình hướng dẫn, tư vấn và khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cửu được thực hiện

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị nhân viên làm việc tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tạo mọi điều kiện và hỗ trợ tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu này

Tôi xin cảm ơn các tô chức, doanh nghiệp, cá nhân đã hợp tác chia sẻ thông tin và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, đặc

biệt là các thành viên MPP8, các anh chị cựu học viên đã trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành nghiên cửu

Trang 3

hoạch tống thê phát triển du lịch của Trung Ương và địa phương Tuy nhiên, kết quả phát

triển du lịch Thừa Thiên Huế trong những năm qua còn khá khiêm tốn so với kỳ vọng: lượng khách quốc tế đến địa phương có xu hướng chững lại, doanh thu du lịch sụt giảm, chỉ tiêu của du khách thấp và ngành du lịch chỉ đóng góp một phần nhỏ trong thu ngân sách địa phương Đứng trước thực trạng này, nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời hai

câu hỏi chính sách: (ï) Những nhân tố then chốt nào đóng vai trò thúc đây hoặc cản trở NLCT cụm ngành du lịch TT-Huế? và (ii) Cần phải làm gì để nâng cao năng lực cạnh

tranh cụm ngành du lịch Thừa Thiên Huế? Thông qua đó, nghiên cứu đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Thừa Thiên Huế và khuyến nghị những chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành này

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên mô hình kim cương của Michael E.Porter cùng với việc thu thập thông tin nhằm kiêm định một cách thận trọng các giả thuyết được đưa ra, các tiêu chí được so sánh với địa phương lân cận là Quảng Nam Kết quả cho thấy, sự phát triển cụm

ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế gặp phải nhiều cản trở, xuất phát từ các nguyên nhân: (i) quy hoạch phát triển du lịch dàn trải trên tất cả các loại hình, (ii) sự kém hiệu quả của các thé

chế liên quan đến sự phát triển của cụm ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương và các

bên liên quan, dẫn đến các chương trình liên kết, quảng bá du lịch kém hiệu quả và môi trường kinh đoanh có nhiều trở ngại, (ii) sự thiếu hụt về các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các

điểm vui chơi giải trí và cuộc sống về đêm và (1v) sự hạn chế về vốn đầu tư cho hoạt động du lịch cũng như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của du khách

Với các nút thắt này, nghiên cứu tập trung đề xuất bến nhóm gợi ý chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh ngành du lịch Thừa Thiên Huế: () địa phương cần xác định lại quy hoạch phát triển du lịch với các mức độ ưu tiên từng loại hình, với nền tảng là du lịch di

san văn hóa, (ii) thúc đây liên kết và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh trong phat trién du lich, (iii) da dang héa va cai thiện chất lượng các sản phâm du lịch va (iv) thu

Trang 4

MUC LUC

CHƯƠNG 1: GIGI THIEU

1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1

1.6 Nguồn thông tin 5

CHƯƠNG 3: PHAN TICH NANG LUC CANH TRANH CUM NGANH DU LICH TINH

3.1.1 Nguồn tài sản vật chất 12 3.1.2 Cơ sở hạ tầng 16 3.143 Nguồn nhân lực 18 3.1.4 Nguồn kiến thức 20 3.1.5 Nguồn vốn 21 3.2 Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh 23

Trang 5

3.4.2 _ Các ngành dịch vụ hé trợ và liên h0 — 38

4.2 Khuyến nghị chính sách 48 4.2.1 Đối với quy hoạch phát triển du lịch 2-22©22+2++22s+2xezcxzczx 48

phat trién du lich 49 4.2.3 Đối với việc đa dạng hóa và cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch 50 42.4 Déi voi việc thu hút vốn đầu tư trong phát triển du lịch và cải thiện cơ sở hạ tầng

4.3 Hạn chế của luận văn 51 TAI LIEU THAM KHAO 52

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Asian Development Bank

Central Institute for Economic

Memory of the World

Committee for Asia/Pacific

Provincial Competitiveness

Index

United States Agency for

International Development

United Nations Educational

Scientific and Cultural

Organization

Vietnam Chamber of Commerce

and Industry

Ngân hàng phát triển Châu Á

Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương

Chương trình Phát triên Năng lực Du

lịch có Trách nhiệm với Môi trường và

Xã hội Liên minh Châu Âu Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tổ chức lao động quốc tế

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc Năng lực cạnh tranh

Ủy ban Ký ức thế giới khu vực Châu

Á - Thái Bình Dương

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Trách nhiệm hữu hạn Thừa Thiên Huế

Ủy ban nhân dân

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên Hiệp Quốc

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Vùng Kinh tế Trọng điêm Trung Bộ

Đài truyền hình Việt Nam

Trang 7

DANH MUC BANG BIEU, HINH VE

Bang 3.1: 5 yêu cầu quan trọng nhất đối với du lịch tại TT-Huề và Quảng Nam 32

Hình 1.1: Khách du lịch quốc tế đến một số thành phố có di sản thế giới được công nhận

bởi UNESCO giải đoạn 2011 — 2015 2

Hình 1.2: Doanh thu du lịch (cơ sở lưu trủ và lữ hành) của các tỉnh TT-Hué, Quang Binh, Quang Nam, Da Nang, Thanh Hóa và Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2015 - 3

Hình 2.1: Các nhân tố quyết định NLCT của địa phương 2 2-©2222522S22S2z+2zzsrse2 6

Hình 3.1: Đánh giá cơ sở hạ tầng ở các tỉnh thuộc VKTTĐ TB 2016 2-2222s+cc-Ss2 18

Hình 3.3: Đào tạo lao động tại TT-Huề so với Quảng Nam và trung vị cả nước năm 2015

21 Hình 3.4: Vốn đầu tư tính theo giá so sánh 2010 trên địa ban tinh TT-Hué va Quang Nam

Hình 3.10: Các địa điểm tham quan phô biển của khách du lịch tại TT-Huẻ 30 Hình 3.11: Các điểm đến mà khách du lịch sẽ viêng thăm cùng với TT-Huê 31 Hình 3.12: Các hoạt động khách du lịch sẽ tham gia khi đến TT-Huế

Trang 8

Hình 3.20: Mô hình Kim cương của cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huẻ - 44

Hinh 3.21: Chan doan nganh du lich cha TT-Hué 47

Trang 9

DANH MUC HOP

Hộp 3.2: Nguồn nhân lực tại địa phương đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở tuyên dụng

Hộp 3.5: Đỗ lưu niệm và quà tặng du lịch TT-Huê còn khá đơn điệu 41

Trang 10

Phụ lục 1.1: Chi tiêu khách du lịch tại Thừa Thiên Huế và Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013

56

Phụ lục 1.2: Các doanh nghiệp đóng góp ngân sách hàng đầu tỉnh Thừa Thiên Huế năm

Phụ lục 1.3: Mẫu khảo sát, phương pháp và nội dung phỏng vấn -2 2225-<- 57

Phụ lục 2.1: Mô hình năng lực cạnh tranh điêm đến 2-2-©2222522222SE222Es2zxe+zcee 66

Phụ lục 2.2: Mô hình cụm du lịch: năng lực cạnh tranh và phát triển bền VữỮng 66

Phụ lục 3.1: Thực trạng lao động ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2012 đến năm

Phụ lục 3.6: Chỉ số PCI các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ năm 2016 80

Phụ lục 3.7: Tiêu chí đánh giá “Chỉ phí gia nhập thị trường” của Thừa Thiên Huế và

Phụ lục 3.8: Tiêu chí đánh giá “Cạnh tranh bình đẳng” của Thừa Thiên Huế và Quảng Nam

Phụ lục 3.11: Thị trường khách du lich quốc tế lớn đến Thừa Thiên Huế

Phụ lục 3.12: Các đề án, dự án trọng điểm Du lịch của Thừa Thiên Huế

-83

84

Trang 11

Phụ lục 3.13: Các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư trong Quy hoạch tổng thé phát triển Du

Phụ lục 3.14: Các dự án của chính phủ và tổ chức quốc tế tài trợ giai đoạn 1992 - 2014 85

Trang 12

Thừa Thiên Huê (TT-Huế) là một tỉnh ven biển miền Trung, là nơi hội tụ của núi, rừng, đầm phá, biên và quần thê di tích lịch sử đa dạng, có tiềm năng rất lớn cho việc phát triển

du lịch Cụ thể, tỉnh được thiên nhiên ưu ái ban tặng các đanh lam thẳng cảnh nỗi tiếng như

sông Hương, núi Ngự, vườn quốc gia Bạch Mã, đèo Hải Vân, đầm phá Tam Giang và một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, Lăng Cô Bên cạnh đó, địa phương còn chứa đựng

trong mình Quân thể di tích cố đô, Nhã nhạc cung đình, Mộc bản và Châu bản triều

Nguyễn được Unesco công nhận là di sản văn hóa thê giới Tất cả những lợi thế này giúp

địa phương có thê phát triển thành một cụm ngành du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch di

sản văn hóa và thiên nhiên

Quy hoạch tống thê phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năn 2030 xác

định TT-Huế là một trong những địa bàn trọng điễm phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ

Theo đó, phát triển du lịch TT-Huê gắn với hệ thống di sản văn hóa cố đô Huế và cảnh

quan thiên nhiên Lăng Cô, Cảnh Dương, Bạch Mã, Tam Giang (Tông cục Du lịch, 2013)

Về phía tỉnh TT-Huê, quy hoạch tổng thê phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2013 — 2030

đã xác định mục tiêu “tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đâu đến năm 2020 đưa TT-Huê trở thành điêm đến hàng đầu trong khu vực, đến năm 2030 xây dựng TT-Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố đi sản văn hóa thế giới” (Ủy ban nhân dân (UBND) TT-Hué, 2013)

Mặc dù du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và có nhiều loi thé tiềm năng,

nhưng kết quả phát triên du lịch TT-Huế vẫn khá khiêm tốn so với kỳ vọng Tuy lượng

khách và đoanh thu du lịch tăng bình quân tăng lần lượt là 10,83%/năm và 15%/năm (Sở

Du lịch TT-Huế, 2016), nhưng khả năng thu hút khách quốc tế của tỉnh khá thấp khi so sánh với một số thành phố có đi sản văn hóa được UNESCO công nhận ở trong nước và

khu vực Đông Nam Á Giai đoạn 2011 - 2015, lượng khách quốc tế đến địa phương chỉ cao hơn tinh Ninh Binh va Luang Prabang — Lào, gần bằng 50% Quảng Nam, 40% Hà Nội, 35% Siem Reap - Campuchia và 22% so voi BaLi — Indonesia (Hinh 1.1) Không những

vậy, lượng khách quốc tế đến tỉnh đang có xu hướng chững lại, đi ngược với xu hướng

tăng trưởng ở các thành phố Vientiance, Luang Prabang, Bali, Quảng Nam và Hà Nội

Trang 13

xi Quang Nam, 1/2 Đà Nẵng, 1/10 Hà Nội và chỉ cao hơn Quảng Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình Không những vậy, doanh thu du lịch của tỉnh có dâu hiệu sụt giảm vào năm 2015

(Hình 1.2) Điểm đáng chú ý là doanh thu du lịch năm 2015 của Quảng Nam và Đà Nẵng

vượt xa TT-Huê, mặc dù cả 3 địa phương đều có mức xuất phát điểm tương đương nhau

vao năm 2010

Thêm vào đó, kết quả điều tra chỉ tiêu của Tổng cục Thống kê cho thấy chỉ tiêu khách du

lịch đên TT-Huế thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, thậm chí chỉ tiêu của khách

du lịch quốc tế còn có xu hướng giảm mạnh sau năm 2006 (Phụ lục 1.1) Không những

vậy, lượng khách lưu trú (cả quốc tế và nội địa) ở TT-Huế còn chứng kiến sự sụt giảm sau

năm 2014

Hình 1.1: Khách du lịch quốc tế đến một số thành phố có di sản thế giới được công

nhận bởi UNESCO giai đoạn 2011 — 2015

—— Vientiance ——— Siem Reap Luang Prabang

Nguôn: Tổng hợp số liệu Niên giám thống kê TT-Huế, Ninh Bình, Quảng Nam và Hà Nội,

Cục Phát triển Du lịch Lào, Bộ Du lịch Campuchia, Văn phòng Du lịch Bali,

Trang 14

ZThừa Thiên Huế "mQuảngBình #QuảngNam "#ĐàNẵng =Thanh Héa = Ninh Binh

Nguôn: Tổng hợp số liệu thống kê từ Niên giám thống kê tỉnh TT-Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thanh Hóa và Ninh Bình

Tóm lại, vẫn còn một chặng đường dài để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

như mục tiêu đề ra của tỉnh TT-Huế (trên thực tế, số thu ngân sách của tỉnh trong những

năm qua chủ yêu đến từ bia, xăng dầu và xi măng (Phụ lục 1.2)) Nhiều chuyên gia cho

rằng có nhiều nguyên nhân khiến du lịch TT-Huế chưa phát triên mạnh như: hạn chế trong công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, thiếu hụt các sản phẩm du lịch hấp dẫn, thiếu hụt nguồn lao động du lịch có đủ năng lực, liên kết vùng trong phát triển du lịch chưa đạt hiệu

quả Đứng trước tình hình này, TT-Huế cần phải đánh giá lại tiềm năng, xác định những

nhân tế then chốt cản trở và thúc đây năng lực cạnh tranh (NLCT) ngành du lịch, nhằm có những giải pháp phát triên đúng hướng và bền vững cho du lịch trong tương lai

Trang 15

pháp nghiên cứu định tính, dựa trên mô hình đánh giá NLCT (được chỉnh sửa bởi TS Vũ Thành Tự Anh) và mô hình kìm cương trong lý thuyết về cụm ngành của Micheal E Porter

để xác định thê mạnh, những nhân tố cản trở sự phát triển cụm ngành du lịch Qua đó đề xuất định hướng, chiến lược nhằm phát triển và nâng cao năng suất cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

() Những nhân tế then chốt nào đóng vai trò thúc đây hoặc cản trở NLCT cụm ngành du lịch TT-Huế?

(ii) Can phải làm gì để nâng cao NLCT cụm ngành du lịch TT-Huế?

1.4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: NLCT của cụm ngành du lich tinh TT-Hué

Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các tác nhân tham gia trong cụm ngành du lịch của tỉnh TT-Huế

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện theo phương pháp định tính, dựa trên mô hình đánh giá NLCT (được

chỉnh sửa bởi TS Vũ Thành Tự Anh) và mô hình kim cương trong lý thuyết về cụm ngành

của Micheal E Porter

Nghiên cứu tiền hành phân tích số liệu thống kê và dữ liệu thứ cấp, kết hợp với kết qua phỏng vấn các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, khảo sát khách du lịch, các cơ quan quản lý

và những nhà hoạch định chính sách cap Tinh để đánh giá thực trạng NLCT của cụm ngành du lịch Bên cạnh đó, thông tin thu thập được tác giả sử dụng nhằm kiêm định một cách thận trọng các giả thuyết đã được đặt ra về một số nhân tố chủ chốt cản trở hoặc thúc đây NLCT cụm ngành Trên cơ sở đó, khuyến nghị những chính sách phù hợp nhằm nâng cao NLCT cho cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huẻ

Trang 16

Sở Du lịch, Tài Chính, Hiệp MÔ HÌNH hội Du lịch, Trung tâm xúc

tiễn đầu tư du lịch

thứ cấp quyền Niên giám thống kê, Dự án Bối cảnh

EU, AusAis, VCCI oe oy

cánh Các điều

ba au vad an kiện cầu

Khao sat du khach

Các ngành Cnhỗ trợ và

Phóng vấn chính quyền

Nguồn: Tác giả tự vẽ

1.6 Nguồn thông tin

Nguồn thông tin thứ cấp: phân tích, tổng hợp dữ liệu từ Niên giám Thống kê tỉnh TT-Huế

và các tỉnh thành Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ (VKTTĐ TB), Sở Du lịch, Chỉ cục Thuế, Trung tâm Xúc tiên đầu tư và thông tìn từ sách báo, tạp chí, đề tài khác Nguồn thông tin sơ cấp: phỏng vẫn các nhà cung cấp dịch vụ như cơ sở lữ hành, cơ sở đảo

tạo nghề du lịch, cơ sở lưu trú, quán ăn, khách du lịch trong và ngoài nước, các cơ quan chức năng có liên quan (Phụ lục 1.3)

1.7 Cấu trúc của nghiên cứu

Nghiên cứu được trình bày thành 5 chương Trong đó, Chương I giới thiệu về bối cảnh và

vấn đề chính sách, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi chính sách, đối tượng nghiên cứu, phạm vỉ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin dự kiên Chương 2 trình bày mô hình NLUCT, mô hình km cương về cụm ngành của Michael E.Porter và khảo lược các

nghiên cứu trước đây Chương 3 được tiễn hành nhằm phân tích thực trạng cụm ngành du lịch TT-Huê Kết luận và các khuyến nghị chính sách sẽ được trình bảy trong chương 4.

Trang 17

2.1 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh

Nhiều nghiên cứu trên thế giới lý giải NLCT của quốc gia dưới nhiều góc độ khác nhau Theo đó, NLCT: (i) là một hiện tượng kinh tê vĩ mô, được chỉ phối bởi các nhân tố như tỷ giá hồi đoái, lãi suất hay thâm hụt ngân sách của chính phủ, (ii) là một hàm số của lao động

giá ré va déi dao, (iii) phu thuộc vào việc sở hữu các tài nguyên thiên nhiên đổi dao va (iv) phụ thuộc sự can thiệp về mặt chính sách của chính phủ hay sự khác biệt trong phương pháp quản lý Tuy nhiên, hầu hết các giả thuyết được đưa ra để giải thích về NLCT quốc

gia đều không hoàn toàn thỏa đáng và đầy đủ

Bằng những lập luận thuyết phục, Micheal E Porter (2008) đã chỉ ra khái niệm có ý nghĩa

duy nhất về NLCT của quốc gia hay địa phương là năng suất Năng suất là giá trị sản

lượng do một đơn vị lao động hoặc vốn sinh ra trong một đơn vị thời gian Hay nói một

cách khác, năng suất là khả năng tạo ra các hàng hóa và dịch vụ có giá trị thông qua việc

sử dụng các nguồn lực con người, vốn và nguồn lực tự nhiên của một quốc gia, là động lực

cốt lõi dẫn dắt sự thịnh vượng bền vững (CIEM, ACI, 2010)

Hình 2.1: Các nhân tố quyết định NLCT của địa phương

Môi trường kinh Trình độ phát triển Hoạt động và chiến

3 dae THẾ sh gio (GTVT, điện, nước, đầu tư, tín dụng, cơ

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011)

Trang 18

suất được phát huy, (ii) NLCT vi mô, tác động trực tiếp đến năng suất, mô tả cách thức các công ty hoạt động và các yếu tô bên ngoài tác động trực tiếp lên kết quả hoạt động của công

ty va (iii) cdc loi thé tự nhiên, không tác động đến năng suất nhựng có mối quan hệ mật thiết

trong việc tạo ra sự thịnh vượng quốc gia

Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của luận văn là tỉnh TT-Huế nên khuôn khê lý thuyết

sẽ được điều chỉnh theo khuôn khổ phân tích NLCT ở cấp độ địa phương của TS Vũ

Thành Tự Anh (Hình 1.1) Trong đó, NLCT của địa phương được quyết định bởi ba nhóm nhân tố chính Trước hết, các yếu tế sẵn có của địa phương bao gồm tài nguyên tự nhiên,

vị trí địa lý và quy mô của địa phương Thứ hai, NLCT ở cấp độ địa phương bao gồm (i)

chất lượng hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tê, xã hội, (ii) chất lượng hạ tầng kỹ thuật và (iii)

chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng hay cơ cầu kinh tế Cuối cùng, NLUCT ở cấp độ doanh

nghiệp bao gồm môi trường kinh doanh, trình độ phát triển cụm ngành và hoạt động, chiến

lược của doanh nghiệp

2.2 Lý thuyết về cụm ngành

Theo Micheal E Porter (1998), tính phức tạp và năng suất mà các công ty dựa vào để cạnh tranh ở một địa điểm chịu tác động mạnh của chất lượng môi trường kinh doanh, được đánh giá thông qua bốn đặc tính tổng quát, bao gồm: (¡) các đặc điêm nhân tố đầu vào, (ii) bối

cảnh cho chiến lược và cạnh tranh, (iii) các điều kiện cầu và (iv) các ngành hỗ trợ và liên

quan Các đặc tính này được mô tả thông qua bốn góc của một hình thoi và được gọi là mô hình Kim cương Porter Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, định hình nhu cầu và thiết lập các tiêu chuân cho cạnh tranh, nhằm hướng đến cải thiện năng suất

Cụm ngành không những tạo thành một mặt của mô hình Kim cương là các ngành hỗ trợ và liên quan, mà còn thê hiện mối tương tác giữa bốn mặt với nhau Theo đó, “cụm ngành là xu hướng các công ty, nhà cung ứng chuyên biệt, nhà cung cấp dịch vụ liên quan, doanh nghiệp trong những ngành liên kết, và cả những hiệp hội (như các trường đại học, cơ quan tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại) tập trung quy tụ về một vùng địa lý, theo những lĩnh vực cụ thê,

có cạnh tranh nhưng cũng có hợp tác với nhau” (Micheal E Porter, 1998) Cụm ngành tác

Trang 19

tăng trưởng năng suất; ba, bằng cách thúc đây việc hình thành doanh nghiệp mới nhằm hỗ trợ sự đổi mới và mở rộng cụm ngành Do đối tượng nghiên cửu là cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huê nên khung phân tích chủ yêu được sử dụng là mô hình Kim cương

Hình 2.2: Mô hình Kim cương Porter

CAC DIEU

KIEN NHAN

TO DAU VAO

CAC NGANH

Nguôn:

Các quy định và động lực khuyên khích đầu tư và năng suất; độ mở

và mức độ của cạnh tranh trong nước

CAC DIEU KIEN CAU

Mức độ đòi hỏi và khắt

khe của khách hàng và nhu câu nội địa

Sự có mặt của nhà cung cấp và các ngành công nghiệp hỗ trợ

Vũ Thành Tự Anh (2011)

Trang 20

phù hợp và tương đồng với một số mô hình được các nghiên cứu trên thế giới sử dụng

Dwyer, Mellor và các cộng sự (2004) đã phát triên một khung phân tích NLCT của các điểm đến du lịch thông qua các nhân tố: (¡) tài nguyên (bao gồm tài nguyên thiên nhiên, di sản và nhân tao), (ii) các yêu tố hỗ trợ, (iii) quản lý diém đến (khu vực tư nhân và khu vực công), (v) các điều kiện cầu và (v) các điều kiện bên ngoài (Phụ lục 2.1) Ngoài ra,

Geofffey L Crouch (2007) đã đưa ra 36 chỉ tiêu câu thành NLCT của điểm đến du lịch,

trong đó có 10 chỉ tiêu quan trọng nhất là: khí hậu, quan hệ thị trường, văn hóa và lịch sử, nội dung du lịch, an toàn, chỉ phí/giá trị nhận được, kha năng tiếp cận, nhận thirc/hinh anh,

vị trí và cơ sở hạ tầng

Trong khi đó, mô hình kim cương của Porter là một trong 3 lý thuyết chính được Monfot (2002) sử dụng trong nghiên cứu về chiến lược cạnh tranh của ngành khách sạn ven biên Nghiên cứu đã chỉ ra rang cum du lịch là một nhóm phức hợp của các yếu tố như các công

ty kinh doanh dịch vụ du lịch (nhà hàng, lưu trú, dịch vụ vận chuyên ), cơ quan quản lý

nguyên và thể chế chính sách

Tiếp đến, Sieglinde Kindl da Cunha (2005) đã phát triển khái niệm cụm ngành du lịch là

một nhóm các công ty và tổ chức gắn liền với một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm du lịch Cụm ngành này bao gồm (¡) các điểm du lịch thu hút du khách, (ii) mật độ của các công ty địch vụ du lịch, (iii) các nhóm hỗ trợ công ty cung cấp dịch vụ du lịch, (ïv) cơ sở

ha tang, (iv) các tổ chức tài chính, thông tin và (vi) các cơ quan khác của chính phủ (Phụ lục 2.2)

Ở một khía cạnh khác, Avnish Gunfadurdoss và các cộng sự (2012) đã đề xuất một mô hình nhằm đo lường cụm ngành du lịch thông qua NLCT, phát triển bền vững về kinh tế,

xã hội và môi trường tại Tunisia Tác giả đã xác định rất nhiều nguyên nhân cản trở NLCT

của cụm ngành du lịch tại đây, chẳng hạn như: thiếu sự đa dạng và chất lượng của các dịch

vụ du lịch, tiếp thị điểm đến kém, thiếu tầm nhìn và sự phối hợp của các bên liên quan Qua đó, một loạt các định hướng chính sách đã được đưa ra theo mô hình kim cương (phụ

lục 2.3).

Trang 21

Ở phạm vi trong nước, các nghiên cứu về NLCT cụm ngành du lịch khá ít', thay vào đó là các chủ đề về cạnh tranh điềm đến du lịch Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn

Thanh Long (2010) đã tiếp cận du lịch tại Huế - Đà Nẵng — Quảng Nam dưới góc độ cụm

ngành, xác định được mô hình câu trúc các chủ thể trong cụm ngành du lịch Trong đó, nhóm tác giả nhân mạnh đến việc tăng cường liên kết giữa các thành phần trong cụm ngành, bao gồm: các công ty du lịch, các ngành hỗ trợ, chính phủ và các bên liên quan khác

Hình 2.3: Mạng lưới hoạt động cụm ngành du lịch

Nguôn: Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Thanh Long (2010)

Trang 22

2.4 Các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu được hình thành chủ yếu từ việc phân tích tài liệu thử cấp và các

nghiên cứu có liên quan, đa phần chú trọng đến các nhân tố cản trở hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh của cụm ngành du lịch TT-Huế (Phụ lục 2.4) Các giả thuyết nghiên cứu được tác giả đặt ra như sau:

Giả thuyết HI: Tài nguyên du lịch tại địa phương thúc đầy NLCT cụm ngành du lịch Giả thuyết H2: Chất lượng cơ sở hạ tầng của địa phương tốt thúc đây NLCT cụm ngành du lịch

Gia thuyét H3: Sw han ché chat lượng lao động du lich tai dia phương cản trở NLCT cụm ngành du lịch

Giả thuyết H4: Sự thiếu hụt sản phẩm du lịch cản trở NLCT cụm ngành du lịch tại địa phương.

Trang 23

CHUONG 3: PHAN TICH NANG LUC CẠNH TRANH CUM NGANH DU LICH

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1 Các điều kiện nhân tế đầu vào

3.1.1 Nguồn tài sản vật chất

Vị trí địa lý

TT-Hué là tỉnh nằm ở duyên hải miền Trung Việt Nam và là một trong 5 tỉnh thuộc VKTTĐ TE, giáp với các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng; phía Tây giáp

Lào với đường biên giới dài 81 km; tiếp giáp với biên Đông theo đường bờ biển dai 120

km Thành phố Huê là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh, cách thành phố Hà

Nội 660 km (hon 1 gid bay va 13 gid tàu) và cách thành phố Hồ Chí Minh 1080 km (khoảng 1 giờ 30 phút bay và 20 giờ tàu) Bên cạnh đó, với vị trí nằm trên Hành lang Kinh

tế Đông Tây (nối Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) và Con đường Di sản Đông

Dương (Lào, Campuchia và Việt Nam), địa phương có cơ hội rất lớn để phát triển kinh tế

nói chung và du lịch nói riêng

TT-Huế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm khô và nóng vào mùa hè,

âm ướt và lạnh vào mùa đông Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, với nhiệt độ trung bình

hàng tháng khoảng 30°C Mùa mưa trải đài từ tháng 9 đến tháng 2, với lưu lượng mưa tập

trung vào từ cuối tháng 9 đến tháng 12 (ESRT, 2015) Địa hình của tỉnh có thê chia tách

thành ba khu vực có tính chat địa lý khác biệt: khu vực phía Tây và miền núi trung tâm, khu vực trung du nhiều đổi và đất thấp trải dài đến giữa khu vực và khu vực ven biên phía

Đông đặc thù bởi các con sông, đầm phá và ven biên

Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch đi sản văn hóa, tôn giáo và đi tích lịch sử

TT-Huế là vùng đất văn hiến, được đánh giá là điểm đến hấp dẫn về khía cạnh giá trị

truyền thống, lịch sử và văn hóa” Với bề dày lịch sử, TT-Huề hiện đang lưu giữ trong lòng gần 900 di tích, với 84 đi tích cấp quốc gia và 52 di tích cấp tỉnh Trong đó, nối bật nhất là

di san thé giới quần thê các cung điện, đền đài, lăng tâm của triều Nguyễn (Hoàng thành Huế); đi sản văn hóa phi vật thê Nhã Nhạc cưng đình Huế và các di tích lịch sử cách mạng

? Trong gần 400 năm (1558 — 1945), địa phương là Thủ phú của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh

Trang 24

Quản thê di tích Cố đô Huế duoc UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào

ngày 11/12/1993, là những di tích lịch sử văn hóa đo triều Nguyễn xây dựng trong khoảng

thế kỷ 19 và 20, trên địa bản kinh đô Huế xưa, thuộc phạm vì thành phố Huế và một vài

vùng lân cận thuộc tỉnh TT-Huế ngày nay (Quỹ Hỗ trợ Bảo tổn Di sản Văn hóa Việt Nam, 2016) Tông thể kiến trúc của quần thê được xây dựng trên điện tích hơn 500 ha và được bao bọc bởi ba vòng thành: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành Ngoài ra, một

hệ thống các khu di tích ngoài Kinh Thành góp phần không nhỏ vào các giá trị văn hóa lịch

sử cho mảnh đất văn hiến này, bao gdm: Phu Van Lâu, Đàn Nam Giao, Điện Hòn Chén,

Chùa Thiên Mụ, và 7 khu lăng tâm được xây dựng với các lối kiến trúc riêng biệt”

Bên cạnh đó, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa

phi vật thê vào năm 2003 Mộc bản và Châu Bản triều Nguyễn được vinh danh di sản tư liệu thế giới qua các năm 2007 và 2014 Trong khi đó, ở cấp độ quốc gia, Ca Huế chính

thức trở thành di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 08/06/2015 Những sự kiện này khiến

cho TT-Huế được khẳng định hơn như là một trung tâm văn hóa tiêu biêu cho đân tộc

(Trung tam Festival Hué, 2016)

Không những vậy, với vị trí là trung tâm tôn giáo của cả nước, đặc biệt là Phật giáo, TT- Huế có hệ thống di sản tôn giáo với hơn 300 ngôi chùa và niệm phật đường lớn nhỏ Trong

đó có những tô đình và cỗ tự có từ hàng trăm năm nỗi tiếng nhự Thiên Mụ, Từ Đàm, Bảo Quốc, Trúc Lâm, Thiền Tôn (Anh Phong, 2015) Một số điểm du lịch tâm linh được tỉnh

đưa vào khai thác trong những năm gần đây như Thiền viện Trúc lâm Bạch Mã, đền Huyền

trân Công chúa, chùa Huyền Không góp phần tăng thêm giá trị du lịch vùng đất này

Thêm nữa, TT-Huế có nhiều di tích lịch sử về hai cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước cùng những di tích về các vị danh nhân lỗi lạc như Phan Bội Châu, N guyen Tri Phuong, Tran

Cao Vân, Đặc biệt, mảnh đất này còn lưu giữ khoảng 20 đi tích và địa điểm di tích về Bác Hỗ hoặc có liên quan trực tiếp đến gia đình Người Các di tích với số lượng lớn và mật

độ cao tập trung tại thành phố Huế tạo nên giá trị rất cao cho phát triển du lịch, góp phần quan trọng làm cho TT-Huê trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách (Nguyễn Hà Quỳnh Giao, Phạm Xuân Hậu, 2013)

3 Lang Gia Long, Lang Minh Mang, Lang Thiệu Trị, Lăng Tự Đức, Lăng Đồng Khanh, Lang Duc Duc va

Trang 25

Đánh giá về tài nguyên du lịch di sản văn hóa, tôn giáo và di tích lịch sử, TT-Huế không hè kém cạnh tranh so với Quảng Nam Nêu như Quảng Nam có hai di sản văn hóa thể giới là Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, thì TT-Huế đang hướng đến trở thành “Một thành phố năm di sản” với “Quần thê đi tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế” (đã

nộp xét duyệt lên MOWCAP)

Tài nguyên du lịch biển và đầm phá

Cách trung tâm thành phố Huế 60km và Đà Nẵng 25km, Lăng Cô là nơi lý tưởng cho du

khách nghĩ dưỡng và tắm biển Nơi đây chứa đựng gần như tất cả những gì mà thiên

nhiên có thể ban tặng (ngắm toàn cảnh các bãi biên, đầm phá Phú Lộc, rừng nhiệt đới

Bạch Mã, đèo Hải Vân, làng địa phương) và là vịnh biển thứ 3 của Việt Nam có tên

trong danh sách 30 vịnh viên đẹp nhất thế giới (Tống cục Du lịch, 2016) Nơi đây có một

loạt các địa điểm du lịch và hoạt động hỗ trợ hợp lý bao gồm các cơ sở nổi tiếng của Bayan Tree (Laguna, Angsana), nhiều khách sạn địa phương từ I đến 4 sao, số lượng hợp

lý các nhà hàng hải sản và quán cà phê địa phương, một số quán bán quà lưu niệm cơ bản

và không có trung tâm đón tiếp hay thuyết trình (ERST, 2015) Ngoài Lăng Cô, TT-Huế

còn có hàng loạt các bãi biên đẹp khác nhự Thuận An, Cảnh Dương, Vinh Thanh

Bên cạnh đó, với địa hình tương đối đặc biệt, TT-Huế đặc trưng bởi nhiều đầm phá ven biển như phá Tam Giang, dam Cau Hai, dam Lập An Trong đó, Tam Giang — Cầu Hai

(được xem là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam A voi nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm) và đầm Lập An đang được khai thác trong những năm gần đây

Bãi biển và đầm phá được xếp thứ hai trong sáu sản phâm ưu tiên hàng đầu trong phát triển

du lịch của tỉnh, sau đi sản văn hóa (ERST, 2015) So với Quảng Nam (nỗi tiếng bởi Cù Lao cham va bai tắm Cửa Đại), TT-Huế rõ ràng có lợi thê hon han trong dong san pham du lịch này Tuy nhiên, ngoài Lăng Cô, hệ thống dịch vụ phục vụ khách du lịch tại các bãi tắm khác vẫn nhỏ lẻ, manh mún và chỉ hoạt động theo mùa

Trang 26

Tài nguyên du lich sinh thái

Vườn quốc gia Bạch Mã thuộc địa phận hành chính hai huyện Phú Lộc và Nam Đông,

cách thành phó Huế gần 60 km về phía Nam Với tổng diện tích 37.487 ha và độ cao 1.450

m so với mực nước biên, Bạch Mã có khí hậu trong lành, được các chuyên gia đánh giá là một trong những vùng núi có khí hậu dễ chịu nhất Đông Dương (Tổng cục Du lịch, 2016)Ẻ Ngoài khu nghỉ dưỡng dành cho du khách được xây dựng từ thời Pháp thuộc với 139 biệt thự và các cơ sở hạ tầng liên quan, Bạch Mã van giữ được nét hoang sơ của thiên nhiên núi rừng hap dẫn du khách Mặc dù vậy, hoạt động du lịch ở khu vực này bị ảnh hưởng đáng

kế bởi mùa mưa kéo dài, cơ sở hạ tầng cứng không đảm bảo và không được hỗ trợ bởi

nhiều điểm tham quan khác gần đó (ERST, 2015)

Góp phần vào tài nguyên du lịch sinh thái của tỉnh phải kê đến một loạt các điểm du lịch

thiên nhiên khác tại các huyện như Phú Lộc (Suối Voi, Suối Mơ ~ Hói Mít, Thác Nhị Hộ,

Thác Trượt, Thác Bồ Ghè), Phong Điền (Thác A Don, Suối khoáng nóng Thanh Tân), Phú Vang (Suối khoáng nóng Mỹ An), và A Lưới (Suối Alin, Khu du lịch Thác A Nor, Suối

nước nóng A Roàng) Trong các địa điểm trên, Suối khoáng nóng Thanh Tân và Mỹ An, lần lượt cách trung tâm thành phố Huế 40 km và 7 km, được đầu tư một số các hạng mục

cơ sở hạ tầng đề phục vụ khách du lịch

Tài nguyên du lịch các làng nghề làng nông thôn và bản dân tộc thiểu số

Tỉnh có sự hòa quyện thú vị các làng nghề, các làng nông thôn và/hoặc các bản dân tộc thiêu số Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 88 làng nghề được thống kê, tập trung chủ yêu tại các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, A Lưới và hai thị xã Hương Thủy, Hương Trà Hệ thống làng nghề phong phú, đa dạng tạo điều kiện để khai thác và phát trién du lịch địa phương Tuy nhiên, ngoại trừ 12 làng nghề đang hoạt động tốt như làng

đúc đồng Phường Đúc, nón lá Phủ Cam, chế biến nước mam cA com Binh An, dau tram

nước Ngọt các làng nghề còn lại chỉ phát triên cầm chừng, hoặc có nguy cơ mai một nhự

làng gốm Phước Tích, rèn Hiền Lương, tranh làng Sình (UBND TT-Huê, 2015) Nguyên

nhân chủ yếu là không tìm được đầu ra cho sản phẩm, không cạnh tranh được với các sản

* Vườn quốc gia Bạch Mã là một trong những khu rừng nhóm A cuối cùng còn lại ở Việt Nam với 16.900ha

được che phủ bởi rừng nguyên sinh, là nơi chứa đựng các giá trị động thực vật có mức đa dạng sinh học cao

Nam) và 1.175 loài động vật (với 15 loài đặc hữu và 69 loài được liệt kê vào Sách Đô Việt Nam) (Lê Thanh

An, 2012)

Trang 27

phẩm với mẫu mã đa dạng trên thị trường và thiếu hụt nguồn nhân lực kế thừa với tay nghề cao Bên cạnh đó, các làng quê nông thôn hấp dẫn như làng Thanh Thủy (cầu ngói Thanh Toàn), Thủy Biéu hay các làng bản đại diện cho một nhóm văn hóa dân tộc thiêu số tập trung tại huyện A Lưới (Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều ) và Nam Đông với nhiều lễ hội, âm thực, trang phục đặc trưng tạo nên những thành phần cơ bản trong hành trình của khách du

lịch

Đánh giá về tài nguyên du lịch, TT-HuẾ hầu như không thua kém bất cứ địa phương nào nói chung và Quảng Nam nói riêng, khi có đâu đu hệ thống bờ biển, đầm phá, núi rừng, vườn quốc gia, làng nghệ truyền thống, làng quê nông thôn và cả dì sản văn hóa thế giới, về cả vật thé và phi vat thé R6 rang, tất cả những yếu tô này tạo nên sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh nhất định của cụm ngành du lịch của tỉnh so với các địa phương khác

Hay nói cách khác, giá thuyết HI được khẳng định: “Tài nguyên du lịch thúc đẩy

Hệ thống mạng lưới đường bộ đảm bảo được sự liên kết giữa thành phố Huế với các

huyện, thị xã trong tỉnh và các tỉnh lân cận” Chạy dọc xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam

là quốc lộ 1A cùng hàng loạt đường tỉnh lộ và đường sắt Bắc Nam đài 101,2 km, quốc lộ

49 chạy ngang từ Tây sang Đông và kết nối thẳng với Lào Thêm vào đó, TT-Huế có lợi thé trong việc kết nối các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Vùng duyên hải miền Trung, cách Hội An và Quảng Bình 4 giờ đi xe, cách Đà Nẵng khoảng 2,5 giờ Mặc dù vậy, tỉnh chỉ

mới đưa vào khai thác 12 tuyến xe buýt ở trung tâm thành phố Huẻ, một số địa điêm ngoại thành như Lăng Cô, Thuận An, khu công nghiệp Phú Bài và một số huyện Đa phần khách

du lịch muốn tham quan các di tích khác đều phải đi taxi, xe tour hoặc thuê xe máy, gây

nên một số bất tiện cho du khách tham quan

® Toàn tỉnh có hơn 2,500 km đường bộ, nhựa hóa 100% đường tỉnh, 99.5% đường đô thị - vành đai và 70%

Trang 28

Đối với hệ thống đường thủy, tỉnh có cảng biển nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An

Đặc biệt, cảng nước sâu Chân Mây đóng vai trò là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất của

tuyến hành lang Kinh tế Đông Tây, có khả năng đón tàu du lịch quốc tế cỡ lớn, góp phần

thúc đây khả năng tiếp cận đối với khu du lịch trọng điểm quốc gia (Cảnh Dương — Lăng

Cô — Non Nước, Bạch M3)

Ngoài ra, sân bay quốc tế Phú Bài cách thành phô Huế 15 km vừa được mở rộng, công suất

đạt 1,5 triệu lượt hành khách/năm, phục vụ 24 chuyến/ngày đi về Hà Nội và Hồ Chí Minh Mặc dù không thê so sánh với sân bay Đà Nẵng, nhưng sân bay Phú Bài có năng lực phục

vụ vượt trội hơn hẵn so với sân bay Chu Lai thuộc Quảng Nam, với công suất chỉ 500 ngàn

hành khách/năm và tối đa 12 chuyến/ngày đi về Hà Nội và Hỗ Chí Minh Tuy nhiên, việc phục vụ du khách tại các đường bay quốc tế rất hạn chế khi Phú Bài chỉ mới khai thác

đường bay quốc tế duy nhất là Huế - Băng Cốc, với tần suất 2 chuyên/1 tháng

Hộp 3.1: Cơ sở hạ tầng tại TT-Huế còn nhiều hạn chế

“Cơ sở hạ tầng ở TT-Huề chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của du khách Hầu như tất cả

những gì tốt nhất, đầy đủ nhất đều tập trung tại thành phế Huế, nhiều điểm du lịch nỗi tiếng

nhưng cơ sở hạ tầng kém như Vườn quốc gia Bạch Mã, biên Thuận An ”

Nguồn: Tác giả phỏng vấn sâu ông Nguyễn Đình Thuận, Giám đốc công ty lữ hành Eagle Tourist

Đánh giá theo PCI, chi số cơ sở hạ tầng của tỉnh liên tục giảm sút trong các năm qua, từ vi

thế thứ 6/63 tỉnh thành vào năm 2013, đã giảm xuống vị thế 32/63 tỉnh thành vào năm

2016, đứng cuối bảng trong các tỉnh thuộc VKTTĐ TR Điều này được phản ánh khá chính

xác trên thực tế, khi chỉ có 48,6% du khách (trong tổng số 216 du khách tham gia trả lời) là

cảm thấy hải lòng đối với cơ sở hạ tầng ở địa phương Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giao thông kết nối các điêm đến ngoại thành chưa được hoàn thiện gây cản trở không nhỏ đến quyết định tham quan của du khách Đâp !à một điểm làm hạn chế khả năng cạnh tranh cụm ngành du lịch của tình TT-Huế, hay nghiên cứu bác bỏ giả thuyết H2: “Chất

lượng cơ sở hạ tầng tốt thúc đây NLCT cụm ngành du lịch tại TT-Huế”.

Trang 29

Hình 3.1: Đánh giá cơ sở hạ tầng ở các tỉnh thuộc VKT'TĐ TB 2016

"Khu céng nghép =Duong bd Năng lượng/Viễn thông "Mang Internet

Nguôn: VCCI, Báo cáo chỉ số NLCT cấp tỉnh 2016

3.1.3 Nguồn nhân lực

Tính đến hết năm 2015, dân số tỉnh TT-Huế là 1.143.572 người, là tỉnh đông dân thử 4

trong VKTTĐ TB và đứng thứ 58 so với cả nước, với 51,4% dân số sống ở nông thôn Tuy

nhiên, dân số phân bổ không đồng đều trên địa bàn tỉnh, tập trung đông nhất tại thành phố

Huế, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc với tý lệ lần lượt là 31%, 15,9%, 12%, trong khi hai

huyện miền núi Nam Đông và A Lưới chiếm tỷ lệ dân số thấp nhất với 2,2% và 4,1% Lực lượng lao động trong độ tuổi của tỉnh là 612.060 người, chiêm 53,52% tổng dân số, phần

lớn tập trung tại khu vực thành thị Từ năm 2006 đến năm 2015, lực lượng lao động chứng kiến sự chuyên dịch mạnh mẽ, tỷ lệ lực lượng lao động tại khu vực thành thị tăng từ 28,6% lên 53%, trái ngược với sự giảm sút từ 71,4% còn 47,0% của khu vực nông thôn Trong đó, lực lượng lao động qua đào tạo đã có bước chuyên biến tích cực từ 15,3% năm 2009 lên

đến 22,50% năm 2015” (cao hơn hẳn so với mức 16,70% ở Quảng Nam)

“Niên giám thống kê TT-Hué, 2015.

Trang 30

Hình 3.2: Số lượng và trình độ lao động ngành du lịch từ năm 2012 đến năm 2015

Năm 2015, lao động ngành du lịch đạt

12.000 người, tăng gần 15% so với năm

2012, với gần 8§% là lực lượng lao động

trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch

Trong đó, lực lượng lao động tại khách sạn,

nhà hàng chiêm tỷ lệ cao nhất với 87,5%, số

lao động còn lại phân bổ vào các cơ sở lữ

hành (6,25%), các cơ sở vận chuyên (1,67%)

và các dịch vụ khác (4,58%) (Phụ lục 3.1)

Tương tự như Quảng Nam, lực lượng lao

động trong lĩnh vực lưu trủ tại tỉnh có trình

độ tay nghề không cao, đặc biệt là các vị trí

quan trọng, vị trí quản lý Đa phần các vị trí

quản lý cao cấp trong các khách sạn từ 4-5

Nguôn: Sở Du lịch TT-Huế, 2016

Hộp 3.2: Nguồn nhân lực tại địa phương đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở tuyên

dụng Nguồn nhân lực đã qua đào tạo tại TT-Huế cơ yếu đến từ Khoa Du lịch - Đại học Huế và Cao đẳng Du lịch TT-Huế Tuy nhiên, vấn để nước chứ không riêng ở Huế là nguồn nhân lực quản lý, tay nghề cao tại tật cả các lĩnh vực: buông phòng, bếp, nhân sự, sales & marketing, lữ hành rất hiếm Có những vị trí phải đào tạo từ 5 đến 10 năm mới đạt chuẩn Nguồn: Tác giả phỏng vấn sâu ông Nguyễn Văn Tuyến, Trưởng bộ phận nhân sự của Khách sạn Saigon Morin ngày 21/12/2016

sao đều đo người nước ngoài nắm giữ (ERST, 2015)

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong ngành du lịch gia tăng hằng năm và chiếm một tỷ lệ

khá cao so với mặt bằng chung của toàn quốc Từ chỗ 79% lao động trong lĩnh vực du lịch

Trang 31

đã qua đào tạo vào năm 2012, con số này tăng lên mức 84% vào năm 2015, với 35% lực

lượng lao động có trình độ đại học và cao đẳng trở lên Tính đến năm 2016, toàn tỉnh có 1.200 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ (với 715 quốc tế), vượt trội hơn rất nhiều so với tổng số 141 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ (113 quốc tế và 2§ nội địa) tại Quảng Nam (Tông cục Du lịch, 2016), tạo nên một lợi thế nhất định trong việc phục vụ và làm hài

lòng khách du lịch

3.1.4 Nguồn kiến thức

TT-Huế là trung tâm giáo dục đào tạo lớn của miền Trung và cả nước Toàn tỉnh có 02 trường đại học (Đại học Huế, Đại học dân lập Phú Xuân), 02 học viện (Học viện hành chính khu vực miền Trung, Học viện Âm nhạc Huế), 05 trường cao dang’, 08 trường trung cấp và hơn 20 cơ sở có tham gia đảo tạo nghề Trong đỏ, Đại học Huế có 08 đại học thành viên, 02 khoa và 01 phân hiệu tại Quảng trị, LÔ viện và trung tâm nghiên cứu

Tỉnh có 7 cơ sở đảm nhận phần lớn việc đào tạo chuyên môn cho đội ngũ nhân lực về du lịch

từ trung cap dén đại học (Phụ lục 3.2) Khoa Du lịch trực thuộc Đại học Huế chuyên đào tạo

cử nhân, Cao đẳng nghề du lịch Huế đảm nhận đào tạo trình độ cao đăng và trung cấp, và hàng loạt các cơ sở giáo dục khác có mã ngành du lịch từ đào tạo nghề cho đến cao đẳng Nguồn kiến thức của TT-Huế có nền tảng tốt hơn nhiều so với Quảng Nam Tính đến nay, Quảng Nam chỉ có 02 đại học, 09 trường cao đẳng, 06 trường trung cấp và 19 trung tâm dạy nghề, trong đó chỉ có trường Trung cấp Văn hóa — Nghệ thuật và Du lịch Quảng Nam có

chương trình đào tạo hướng dẫn viên du lịch và nghiệp vụ lễ tân trong hai năm Điều này càng

được khẳng định trong lĩnh vực đảo tạo nghè, khi tỷ lệ số lao động của doanh nghiệp đã hoàn thành khóa đào tạo tại các trường dạy nghề của TT-Huê (45,24%) cao vượt trội so với Quảng Nam (36,46%) hay mức trung vị của cả nước (36,80%) Nếu so sánh về tỷ lệ người lao động tốt nghiệp trường đào tạo nghè trên số lao động chưa qua đào tạo, TT-Huề vẫn có chỉ số cao hơn nhiều so với Quảng Nam và mức trung vỊ của cả nước (lần lượt là 6,38% so với 4,05% và

Trang 32

voi 97,81% ở Quảng Nam và mức trung vị 93,51% của cả nước, cho thấy doanh nghiệp

TT-Huế có yêu cầu khá cao đối với lao động

Hình 3.3: Đào tạo lao động tại TT-Huế so với Quảng Nam và trung vị cả nước

0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%

Nguồn: VCCI, Báo cáo Chỉ số NLCT cấp Tỉnh năm 2015

Với những phân tích về nguồn nhân lực và nguồn kiến thức tại địa phương, nghiên cứu nhận thay giả thuyết H3: “Sự hạn chế chất lượng lao động du lịch tại TT-Huế cản trở NLCT cụm ngành du lịch” sẽ được bác bỏ nêu xét trong phạm vỉ nguồn lao động cơ bản 3.1.5 Nguồn vốn

Vốn đầu tư phát trién kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng ở TT-Huê khá hạn chế, kê cả ngành

du lịch, điển hình là vui chơi giải trí và dich vụ ăn uống và lưu trú Từ năm 2012 đến năm

2015, tổng số vốn đầu tư tính theo giá so sánh 2010 ở TT-Huế là 44.289,69 tỷ đồng, chỉ

bằng 82% so với Quảng Nam và 46% so với Đà Nẵng

Trong khi đó, giai đoạn này chứng kiến tỷ trọng vốn đầu tư vào dịch vụ lưu trú và ăn uống

ở TT-Huế sụt giảm mạnh, từ mức I.743,13 tỷ đồng(17,62%) năm 2012 xuống còn 521,93

tỷ đồng (4,26%) vào năm 2015, thấp nhất trong các tỉnh thuộc VKTTĐ TB Không những vậy, tông vốn đầu tư cho vui chơi giải trí của TT-Huề giai đoạn 2012 - 2015 chỉ dat 670 ty

Trang 33

đồng (1,51%), gần 65% so với Quảng Nam và chỉ bằng 16,47% so với Đà Nẵng (Phụ lục

3.3)

Hình 3.4: Vốn đầu tư tính theo giá so sánh 2010 trên địa bàn tỉnh TT-Huế và Quảng

Nam từ năm 2012 đến năm 2015

20% 18%

12000.0

12% 8000.0

8% 6% 4% 2% 0%

Von dau tư trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Vốn đầu tư trên địa bàn Quảng Nam

Tỷ lệ vốn đầu tư trên địa bàn cho dịch vụ lưu trú và ăn uống Thừa Thiên Huế

Tỷ lệ vốn đầu tư trên địa ban theo cho dich vụ lưu trú va an uống Quảng Nam

Nguôn: Niên giám thống kê tỉnh TT-Huế và Quảng Nam năm 2015

Giai đoạn 1988 — 2016, TT-Huế thu hút được 97 dự án FEDI với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 2,113 tỷ USD, chiếm 11,93% tổng vốn đăng ký của cả Vùng, xếp thứ 3 về số dự án và thứ 4 về tống số vốn đăng ký (Phụ lục 3.4) Đối với lĩnh vực du lịch, tính đến hết năm

2015, TT-Huế thu hút được 17 dự án FDI, chủ yêu là đầu tư phát triển các khách sạn và

dịch vụ du lịch, trong đó chỉ có 12 dự án là đang hoạt động hoặc đang triển khai xây dựng

cơ bản (Phụ lục 3.5)

Trang 34

3.2 Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh

TT-Huế có tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 2010 thấp nhất trong 5 tỉnh thuộc

VKTTD TB (chi dat 29.566 ty déng nim 2015), tng thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 thấp nhất vùng với 8.818 ty déng, chi bang 46% của Quảng Nam, 38% của Đà Nẵng, 25%

của Quãng Ngãi, thậm chí chỉ bằng 67% Bình Định năm 2014 Trong khi đó, tổng mức bán

lẻ hàng hóa và dịch vụ chỉ đạt 22.598 tỷ đồng, cũng thấp nhất vùng và chi hon 80% so với

Quảng Nam Khu vực công nghiệp xây dựng chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tê của tỉnh với 47%, theo sau là khu vực dịch vụ với 41%, khu vực nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm

11% (Niên giám thống kê TT-Hué, 2015)

Hình 3.5: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 2010, tổng thu ngân sách và tông mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn năm 2015 của các tỉnh thuộc

VKTTD TB (ty déng)

Nguôn: Niên giám thống kê cdc tinh TT-Hué, Quang Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng năm

2015 và Bình Định năm 2014.

Trang 35

3.2.1 Tổng quan PCI

Chỉ số PCI của tỉnh TT-Huê liên tục giảm sút và chỉ mới được cải thiện không nhiều vào

năm 2016, mặc dù UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 72/KH-UBND nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao NLCT của tỉnh Năm 2016, tỉnh TT-Huê đạt điểm số chung với 59,68 điểm, chi nhinh hon 2015 1A 1,16 điểm và thấp hơn năm 2013 (là năm có thứ

hạng cao nhất của tinh) dén 5,88 diém, xép hang 23/63 tỉnh, thành trong cả nước và có vị trí kế cuối trong VKTTĐ TB, thuộc nhóm các tỉnh xếp hạng “Khá” về PCI (Phụ lục 3.6) Điểm đáng chủ ý là chỉ số PCI năm 2016 của tỉnh TT-Huế đang ở mức gần như thấp nhất trong 10 năm trở lại đây

Hình 3.6: Tổng quan PCI của TT-Huế và các tỉnh thuộc VKTTĐ TB

- 60,71 *á, 3160, _ | 5988 s;s540 Trung vị 0

50,53

Binh Dinh (18/63) 50

0 Quảng Ngãi (26/63)

t t

Nguén: VCCI, Bao cáo chỉ số NLCT cấp tỉnh năm 2016

So với năm 2013, trong số 10 chỉ tiêu cấu thành NLCT cấp tỉnh mà PCI phản ánh thì tỉnh TT-Huê chỉ có 3 chỉ tiêu tăng điểm là gia nhập thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao động; 7 chỉ tiêu còn lại đều giảm điểm, trong đó các chỉ tiêu giảm mạnh nhất là chỉ phí

không chính thức, tính năng động và tiếp cận đất đai

Trong các yếu tô thành phần của PCI, tác giả tập trung phân tích yếu tố được đánh giá cao nhất là gia nhập thị trường và các yêu tô được đánh giá thấp nhất (thấp hơn đáng kê cho với

Quảng Nam và mức trung vị của cả nước) là cạnh tranh bình đẳng, chỉ phí thời gian và tính năng động

Trang 36

Hình 3.7: Các chỉ tiêu thành phần PCI của tỉnh TT-Huế năm 2013 và 2016

Nguồn: VCCI, Báo cáo chỉ số NLCT cấp tỉnh năm 2013 và năm 2016

Về gia nhập thị trường Chỉ tiêu này luôn được đánh giá cao trong những năm gần đây và

tương đương so với Quảng Nam, chủ yêu là nhờ sự cải thiện đáng kê chỉ phí thời gian liên quan đên các thủ tục đăng ký doanh nghiệp và sự hướng dẫn thủ tục tại bộ phận một cửa rất

rõ ràng, đầy đủ (trên 80% doanh nghiệp đồng ý) (Phụ lục 3.7)

VỀ cạnh tranh bình đẳng Chỉ số PCI cho thây các doanh nghiệp tại địa phương cho rằng chính quyền đang quá ưu ái đối với các doanh nghiệp FDI và công ty nhà nước Điển hình,

45% doanh nghiệp nhận thấy tỉnh ưu tiên thu hut FDI hon khu vực tư nhân, hơn 48% cho rằng tỉnh ưu tiên giải quyết các vấn đề, khó khăn cho doanh nghiệp FDI hơn trơng nước, gần 80% cho rằng các nguôn lực kinh tế chủ yêu rơi vào tay doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ

với chính quyền tỉnh và 63% cho rằng bản thân doanh nghiệp bị trở ngại khi chính quyền ưu đãi quá nhiều đối với các công ty lớn Trong khi đó, tỷ lệ này ở Quảng Nam lần lượt là 39%,

39%, 69% và 51% (Phụ lục 3.8)

Về chi phí thời gian Trung bình các doanh nghiệp ở TT-Huế dành 16 giờ để làm việc với thanh ra, kiểm tra thuế mỗi năm (gấp đôi so với Quảng Nam và mức trung vị cả nước) Trong khi đó, chỉ có 50,5% doanh nghiệp đồng ý rằng cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả (năm 2015 là 65%), thấp hơn nhiều so với mức 75,34% ở Quảng Nam, và chỉ có

46% doanh nghiệp cho rằng thủ tục giấy tờ đơn giản (Phụ lục 3.9)

Trang 37

VỀ tính năng động Chỉ số PCI cho thây các doanh nghiệp đánh giá khá thấp tính năng động

của chính quyền tỉnh Đặc biệt, gan 43% doanh nghiệp cho rằng tỉnh “trì hoãn thực hiện và xin

ý kiến chỉ đạo” hoặc “không làm gì cả” khi có điểm chưa rõ trong chính sách, văn bản (Quảng Nam chỉ có 26% và mức trung vị cả nước là 33%) Bên cạnh đó, chỉ có 47,3% (so với 60,7% Quảng Nam) doanh nghiệp cho rằng chính quyền tỉnh rất năng động và sáng tạo khi giải quyết

vấn đề mới phát sinh và 65,7% cho rằng lãnh đạo tỉnh có chủ trương, chính sách đúng nhựng

không thực thiện tốt ở cấp huyện (Quảng Nam chỉ là 54,9%) (Phụ lục 3.10)

3.2.2 Bối cảnh cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Cạnh tranh trong kinh doanh du lịch

Hầu hết doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại TT-Huế có quy mô nhỏ, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ du lịch không có sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác, do đó, việc các

doanh nghiệp này thu hút khách hàng thông qua cạnh tranh về giá là điều tất yếu Đối với các doanh nghiệp lưu trú Việc hạ gìá quá mức đề thu hút khách hàng đã diễn ra trong nhiều năm trở lại đây, kê cả một số khách sạn từ 3 đến 4 sao Nguyên nhân cơ bản là

có khá nhiều doanh nghiệp lưu trú trên địa bàn, trong khi phải chịu nhiều áp lực từ tỷ lệ khách du lịch lưu trủ tại địa phương ngày càng sụt giảm và sự ép giá của các doanh nghiệp

lữ hành Mặc dù vậy, việc du khách đánh giá khá cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trủ, đặc biệt là tiêu chí thái độ phục vụ của nhân viên, dịch vụ bố sung đi kèm, trang thiết

bị cơ sở vật chất, cho thấy các doanh nghiệp đang chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ để cạnh tranh và thu hút du khách

Hình 3.8: Đánh giá của du khách đối với chất lượng dịch vụ của cơ sở lưu trú

Gidea | Cảnh quang và không gian ##S%S{29.800% |SW%S%%S 44.200% jum 20.7002 Ì

Vệ sinh tại cơ sở lưu trú (mức độ sạch sẽ) ##J 18.095% |S%%%% 49.5242, 2% 27.13 5¿ MB

Thái độ phục vụ của nhân viên

Dich vy bỗ sung đi kèm (wifi, đặt tour, cho thuê | 16.990% | SG” 52.427% | 29.612% BE

Trang thiết bị, cơ sở vat chat S[ 24.600% |S%%%S 5.700 S%%%S%SSW 21.5005 fl

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Nguôỗn: Khảo sát khách du lịch của tác giả

Trang 38

Đối với các doanh nghiệp lữ hành

Sự cạnh tranh về giá diễn ra rất khốc

liệt trên tất cả các phân khúc khách

hàng Các doanh nghiệp lữ hành

không đủ tiêu chuẩn, nhỏ lẻ hoạt

động một cách tràn lan, phá giá dịch

vụ nhằm bán được tour cho khách

hàng, khiến chất lượng tour phục vụ

du khách bị cắt xén đáng kể Trong

/% 3.3: Sự cạnh tranh về giá của các doanh

nghiệp du lịch

Ông Nguyễn Đình Thuận, Giám đốc công ty lữ

hành Eagle Tourist: “Tại thị trường khách đi

(khách tại TT-Huế đi du lịch) rơi vào tinh trạng

cạnh tranh giá Các công ty lữ hành nhỏ, lẻ, hoạt động không đủ tiêu chuẩn, không có website và chỉ có vài ba nhân viên, mọc lên như nắm vào

mùa hè nhằm rao bán tour với giá rất thấp”

Bà Nguyễn Trân Châu, Giám đốc bán hàng và Marketing Khách sạn Midtown Huế: “Một số

khách sạn tự đưa ra mức giá, tự bán, tự phá giá và

tự đìm nhau chết Với mức giá họ đưa ra, chắc chắn không thê cung cấp đúng chất lượng dịch vụ

3 sao, 4 sao nhự cam kết với khách hàng Rất may

là các khách sạn uy tín tập trung nâng cao chât lượng dịch vụ để thu hút khách hàng”

Nguồn: Tác giả phỏng vấn sâu các công ty lữ

khi đó, thị phần khách Hàn Quốc và

Trung Quốc chiếm khoảng 13%

tổng khách quốc tế đến TT-Huế

và đang có xu hướng tăng Tuy

nhiên, các đoàn khách này đều được

tổ chức và sử dụng dịch vụ tại các cơ

sở lữ hành, ăn uống, lưu trủ do người Hàn Quốc, Trung Quốc chỉ phối Các doanh nghiệp du

lịch trong nước không kiêm được lợi nhuận từ nguồn khách này và ngân sách nhà nước cũng không thu được bao nhiêu, ngoại trừ tiền vé tham quan

Dé han chê việc phá giá, ép giá của các doanh nghiệp du lịch Hiệp hội Du lịch TT-Huế đã quản lý bằng cách buộc các hội viên cam kết mức “giá sàn” đối với các dịch vụ du lịch cụ

thể Tuy nhiên, do không có chế tài để xử lý, nên hiện tượng này vẫn diễn ra tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn

Bên cạnh đó, việc liên tục tăng giá vé các điểm tham quan trong thời gian vừa qua khiến sự

thu hút của điểm đến du lịch TT-Huế bị giảm sút so với các địa phương lân cận Nhiều

công ty lữ hành đã phải cắt bớt một số điêm tham quan đê có thê giữ giá tour không quá cao, trong khi nhiều du khách phàn nàn rằng chất lượng dịch vụ không được cải thiện sau khi giá vé tăng

Trang 39

Liên kết du lịch chưa phát huy hiệu quả

TT-Huê đã có nhiều chương trình liên kết với các địa phương lân cận và trong cả nước, gần đây nhất là chương trình liên kết giữa TT-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng và Lâm Đồng

vào cuối năm 2015 Trong đó, điển hình là chương trình hợp tác xúc tiến du lịch “Ba địa phương, một điểm đến” với Quảng Nam và Đà Nẵng được tiến hành từ năm 2002, xoay

quanh các nội dung chủ yếu: (ï) quy hoạch, kêu gọi đầu tư, (ii) xúc tiễn, quảng bá du lịch, (ii) xây dựng sản phẩm du lịch va (iv) béi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực và quản lý nhà nước về du lịch

Hiện tại, các tỉnh luân phiên chịu trách nhiệm, lãnh đạo và gây quỹ cho các sáng kiến

chung Tuy nhiên, ngoài “Con đường Di sản miền Trung” được thiết lập năm 2004, thành

quả đạt được chỉ là một số chiến dịch nhỏ và các tập quảng cáo được thực hiện chung Sự kiên kết của các địa phương này khá yếu: chưa có trang web chung đề thực hiện các hoạt

động xúc tiễn, các thông tin an phẩm giới thiệu du lịch các địa phương tại các chương trình quảng bá còn rời rạc, chưa thống nhất logo và slogan du lịch Gần đây nhất, ba địa phương

đã ký kết biên bản thỏa thuận sử dụng chung thương hiệu điểm đến với tên gọi là “The Essence of Vietnam — Tinh hoa Viét Nam”, nhung van thiéu các chương trình đê quảng bá

thuong hiéu

Hập 3.4: Liên kết du lịch chưa phát huy hiệu quả

Ông Lê Hữu Minh, Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch TT-Huế: “Mối liên kết giữa

ba địa phương chỉ mới dừng lại ở cơ quan quản lý Nhà nước, các hiệp hội du lịch, trong tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng nhân lực Thực tế, các đoanh nghiệp chưa thực sự bắt tay nhau để tạo ra những sản phâm dùng chung cho ba địa phương Đây là một điểm yếu trong liên kết”

Nguồn: Minh Hiền (2016), Khó liên kết phát triển du lịch Báo điện tử TT-Huế

Ông Trần Đình Minh Đức, Phó Chánh văn phòng Sở Du lịch TT-Huế: “Liên kết du lịch giữa TT-Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng là mạnh nhát, có nhiều chương trình hỗ trợ nhất từ trước đến nay Tuy nhiên, sự liên kết không được hiệu quả do cơ chế liên kết không rõ ràng Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của ba địa phương

Nguồn: Tác giả phóng vấn sâu chuyên gia Sở Du lịch TT-Huế

Trang 40

3.3 Các điều kiện cầu

Số lượt khách du lịch, tham quan đến TT-Huế tăng dan qua các năm, ngoại trừ sự sụt giảm vào năm 2009 Giai đoạn 2008 — 2015, lượng du khách tăng gần 1,7 lần, từ 1.932.000 lượt

năm 2008 lên đến 3.126.495 lượt năm 2015 Tuy nhiên, tỷ lệ khách quốc tế đến địa phương giảm đáng ké từ 42% xuống 32% cũng trong giai đoạn này Tương tự, tỷ lệ khách lưu trú

chứng kiến Sự sụt giảm mạnh, từ mức 87% năm 2008 xuống con 57% nam 2015

Hình 3.9: Lượt khách đến tỉnh TT-Huế năm 2008 - 2015

1500000.0 40%

20% 500000.0

10% 0%

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

BH Khách tham quan, du lịch 6 Khách lưu trú

Nguén: Sé du lich TT-Hué (2016) Nam 2015, TT-Hué thu hút được 1.023.015 khách du lịch quốc tế, trong đó, phần lớn đến

từ Pháp, Thái Lan, Hàn Quốc, Úc, Anh, Đức, Mỹ và Nhật (phụ lục 3.11) Một điểm đặc

biệt là cơ câu khách quốc tế đên TT-Huế gần như tương đồng với Quảng Nam, đây là một

điều kiện khá thuận lợi để ngành du lịch của hai địa phương có thê liên kết trong việc thu

hút và phục vụ du khách

Ngoài Kinh thành Huế, các ngôi chùa, lăng tâm và các di tích là các điểm đến thu hút du

khách tham quan nhất, TT-Huê có các loại hình điểm đến phong phú khác như bãi biển Lăng Cô, Thuận An, Cảnh Dương và các địa điểm tôn giáo, tâm linh khác (điện Hòn Chén,

đền Huyền Trân Công Chúa) Tuy nhiên, các điểm đến như làng nghề, làng nông thôn,

Ngày đăng: 07/08/2024, 14:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN