Ngoài ra nếu cá ở nơi mát và bề mặt cơ thể được giử ẩm, cá có thể sống được ngoài không khí trong nhiều giờ nhờ có cơ quan hô hấp phụ trên mang sử dụng khí trời, đây là ưu thế trong việc
Trang 1KỸ THUẬT NUÔI
CÁ RÔ ĐỒNG
Trang 3PHẦN 1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
CÁ RÔ ĐỒNG
I PHÂN BỐ
- Cá rô đồng là loài cá nước ngọt, sống ở vùng
nhiệt đới Ở Việt Nam cá rô đồng rất phổ biến ở
miền Nam và miền Bắc
- Ngoài tự nhiên cá rô sống trong sông, ao, hồ,
mương vườn, ruộng, ngoài ra cá có thể sống ở các
cửa sông lớn, ở miền núi thì ít gặp
- Trong điều kiện nhân tạo, cá rô sống được
trong bể xi măng, ao mương có diện tích nhỏ Ngoài
ra nếu cá ở nơi mát và bề mặt cơ thể được giử ẩm,
cá có thể sống được ngoài không khí trong nhiều
giờ nhờ có cơ quan hô hấp phụ trên mang sử dụng
khí trời, đây là ưu thế trong việc vận chuyển và nuôi
với mật độ cao trong ao
II MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
- Phần trán giữa mắt cong lồi tương đương 1,5 đường kính mắt Cạnh dưới xương lệ, xương giữa nắp mang, xương dưới nắp mang và cạnh sau xương nắp mang có nhiều gai nhỏ nhọn, tạo thành răng
Trang 4cưa Lỗ mang rộng, màng mang hai bên dính nhau
và có phủ vảy Trên đầu có nhiều lỗ cảm giác
- Vảy lược phủ toàn thân, đầu và một gốc vi
lưng, vi hậu môn và vi đuôi, vảy phủ lên các vi nhỏ
hơn vảy ở thân và đầu Gốc vi bụng có một vảy
nách hình mũi mác
- Đường bên nằm ngang và chia làm hai đoạn:
Đoạn trên từ bờ trên lỗ mang đến ngang các vi lưng
cuối cùng Đoạn dưới từ ngang các gai vi lưng cuối
cùng đến điểm giữa gốc vi đuôi, hai đoạn này cách
nhau một hang vảy
- Gốc vi lưng rất dài, phần gai gần bằng bốn
lần phần tia mềm Khởi điểm vi lưng ở trên vảy
đường bên thứ ba và kéo dài đến gốc vi đuôi Khởi
điểm vi hậu môn ngang vảy đường bên thứ 14 – 15,
gần điểm giữ gốc vi đuôi hơn gần chót mõm và
chạy dài dến gốc vi đuôi Vi đuôi tròn, không chẻ
đôi Gai vi lưng, vi hậu môn, vi bụng cứng nhọn
- Mặt lưng của đầu và thân có màu xám đen
hoặc xám xanh và lướt dần xuống bụng, ở một số cá
thể ửng lên màu vàng nhạt Cạnh sau xương nắp
mang có một màng da nhỏ màu đen
3 Dinh dưỡng
- Cá bắt đầu ăn ngoài từ ngày thứ ba, thức ăn
ưa thích của cá rô là những giống loài động vật phù
du cỡ nhỏ trong ao như bọn giáp xác râu ngành, thậm chí chúng cũng ăn cả ấu trùng tôm cá
- Khi trưởng thành cá rô có thể sử dụng nhiều loại thức ăn, nhưng thức ăn ưa thích của cá là động vật đáy như giun ít tơ, ấu trùng côn trùng, mầm non thủy thực vật Ngoài ra cá rô cũng có khả năng sử dụng thức ăn chế biến và phụ phẩm nông nghiệp
- Cá rô đồng là loài cá dữ, ăn tạp, nhưng thiên về động vật Tính dữ được thể hiện khi trong đàn cá
có cá chết, những con sống sẽ tấn công ăn thịt con
Trang 5chết hoặc trong giai đoạn cá giống, khi thiếu thức
ăn những con cá lớn sẽ ăn những cá nhỏ, đây là
một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống
của cá
4 Sinh trưởng
- Cá rô đồng có tốc độ sinh trưởng tương đối
chậm, sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 60 -
100g/con
- Trong điều kiện nhân tạo, cá rô đồng sống
được trong bể xi măng, ao mương có diện tích nhỏ,
ngoài ra nếu cá ở nơi mát và bề mặt cơ thể được giữ
ẩm, cá có thể sống được ngoài không khí trong
nhiều giờ nhờ có cơ quan hô hấp phụ trên mang sử
dụng khí trời, đây là ưu thế trong việc vận chuyển
và nuôi với mật độ cao trong ao
5 Sinh sản
- Ngoài tự nhiên cá có tính sinh sản vào mùa
mưa Đầu mùa mưa cá di chuyển từ nơi sinh sống
đến những nơi vừa ngập nước sau những đám mưa
lớn đầu mùa như: ruộng, ao, đìa v.v nơi có chiều
sâu cột nước khoảng 30 - 40cm để sinh sản Cá rô
đồng không có tập tính giữ con
- Khi đạt chiều dài từ 10 – 13 cm, cá rô đồng
tham gia sinh sản lần thứ nhất, sức sinh sản khá cao,
đạt 30 - 40 vạn trứng/kg cá cái, trứng cá thuộc loại trứng nổi và có màu vàng Cá đẻ từ 3 - 4 lần/năm
- Trứng cá rô thành thục thường có màu trắng ngà hoặc màu trắng ngà hơi vàng, đường kính trứng sau khi trương nước dao động từ 1,1-1,2mm
Trang 6PHẦN 2 NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG THƯƠNG PHẨM
TRONG AO
I CHUẨN BỊ AO NUÔI
Diện tích ao tốt nhất phải từ khoảng 500 -
5.000m2, sâu 1,2 - 1,5m, giữ được nước quanh năm
Lớp bùn đáy ao dày 15 - 30cm Quá trình cải tạo ao
nuôi giống như ở phần ương cá.Cần chú ý một số
điểm sau:
- Do thức ăn động vật chiếm tỷ lệ cao nên môi
trường dễ bị nhiễm bẩn, do đó ao nuôi phải gần
nguồn nước và có cống để chủ động cấp thoát nước
- Mặt ao phải thoáng, không có bóng cây che, bờ
ao không bụi rậm
- Bờ ao cao hơn mực nước cao nhất trong năm là
0,5 m, nên có lưới bao quanh có chiều cao 0,8 - 1 m
để phòng ngừa cá ra ngoài, đặc biệt cần lưu ý trong
giai đoạn cá chuẩn bị sinh sản
- Trước khi thả cá, ao phải được cải tạo bằng các biện pháp kỹ thuật như ao ương cá giống nhưng không cần phải bón phân
- Sau khi cải tạo 3 - 5 ngày tiến hành thả cá nuôi
II KỸ THUẬT NUÔI
1 Chọn cá giống
- Kích cỡ: Cá giống nuôi thành cá thịt có kích thước 3 - 5 cm, có trọng lượng trung bình 300 - 500 con/kg
- Tiêu chuẩn: Cá đồng cỡ, không xây xát,
không dị hình, không bệnh tật, tương đối đồng cỡ
2 Mật độ thả
Cá rô đồng là loài cá có cơ quan thở khí trời nên
có thể sống trong điều kiện môi trường chật hẹp; nhưng khi nuôi ở mật độ cao để cá phát triển tốt thì
ao phải chủ động cấp thoát nước Ao có thể thả nuôi với mật độ 30 - 60 con/m2
3 Thả cá
Trang 7a) Thời vụ thả cá nuôi trong năm
Trong điều kiện sản xuất giống nhân tạo, cá rô
có thể thả nuôi quanh năm nếu chủ động được
nước và con giống, trong một ao có thể nuôi 2
vòng trong năm
b) Cách thả cá
- Thả cá vào ao nuôi lúc sáng sớm hay chiều mát
nhằm tránh nhiệt độ cao của môi trường sẽ ảnh hưởng
xấu đến cá do cá bị mệt trong quá trình vận chuyển
- Nếu vận chuyển bằng bao nilon có bơm oxy,
trước khi thả cá ra nên thả bao nilon trên mặt nước
10 - 15 phút tạo cân bằng nhiệt độ nước bên trong
bao và ngoài ao nuôi nhằm tránh cá bị sốc do chênh
lệch nhiệt độ Khi thả, mở miệng bao cho cá ra từ từ
ra ao
- Nếu vận chuyển bằng phương tiện hở như
thau, xô …thì trước khi thả, phải cho nước vào từ từ
đến khi nước ngập đầy dụng cụ chứa, cho cá tự bơi
ra đến hết
- Không được đứng trên bờ ao đổ cá xuống
làm cá bơi hỗn loạn, do sự biến đổi đột ngột môi
trường những cá yếu không thích nghi kịp có thể
chết hoặc ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng phát
triển
4 Thức ăn
Tùy theo điều kiện cụ thể mà người nuôi có thể
sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế Tùy vào kích thước cá mà định lượng khẩu phần thức ăn mỗi ngày cũng như kích thước thức ăn cho phù hợp Khẩu phần ăn cho cá như sau:
Khẩu phần ăn, số lần ăn của cá rô đồng trong ao
Tu ổi cá Hàm lượProtein (%) ng Khăn (%) ẩu phần Số lần cho ăn.ngày
Trang 8* Thức ăn tự chế:
- Có thể trộn cám, bột cá với tỷ lệ 1:3 để cho
ăn, khẩu phần ăn 5 – 7 % trên trọng lượng thân cá,
hoặc có thể cho cá ăn phụ phẩm chế biến thủy sản
- Lưu ý rằng lượng thức ăn của cá rô đồng phải
đảm bảo tỉ lệ đạm động vật từ 25% – 35% Nếu
thức ăn thiếu đạm, vitamin và khoáng chất cá sẽ
chậm lớn và dễ bị bệnh
- Cách cho ăn: Thức ăn được kết dính bằng bột
gòn hay nấu chín, vò viên và đặt trong sàn ăn Sàn ăn
được đặt cố định trong ao, nên đặt nhiều sàn ăn trong
ao nhằm tránh sự cạnh tranh làm thức ăn rơi rớt do
lượng cá tập trung nhiều vào một chỗ, khoảng cách
giữa hai sàn ăn từ 5 - 7 m Mỗi ngày cho ăn 2 lần
sáng sớm và chiều mát, mỗi lần 1/2 khẩu phần/ngày
Chế biến 100 kg thức ăn cho cá rô đồng thương phẩm
- Thường xuyên kiểm tra cống, lưới bao quanh
bờ ao nếu có hư rách phải sửa vá ngay Đặc biệt chú
ý vào giai đoạn cá mang trứng có thể dùng nắp mang leo lên bờ thoát ra ngoài
- Trên mặt nước ao thả 1/10 diện tích rau muống hay bèo lục bình để hấp thu dinh dưỡng dư thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường nước trong ao
- Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn, thức ăn của
cá để điều chỉnh cho hợp lý, giống như ương cá giống
- Nước trong ao rất dễ bị nhiễm bẩn do thức ăn tạo nên, do đó tốt nhất nên thay nước hàng ngày theo thủy triều Nếu ao xa nguồn nước thì định kỳ
10 - 15 ngày thay 1/2 lượng nước trong ao
- Hàng ngày kiểm tra tình hình hoạt động của
cá để phát hiện sớm nếu có dịch bệnh xảy ra
Trang 96 Thu hoạch
- Sau 4 - 5 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 50 -
100 g/con, lúc này tiến hành thu hoạch
Có thể thu hoạch cá bằng hai cách:
+ Thu hết một lần: tát cạn ao, bắt hết cá Ao
được cải tạo lại chuẩn bị cho việc nuôi đợt tiếp
+ Thu tỉa: có thể dùng lưới kéo hay tát cạn bắt
những con cá lớn có giá trị thương phẩm cao để
bán, những con cá còn nhỏ để lại nuôi tiếp Hình
thức này hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn do con
giống lớn, thời gian nuôi lần sau ngắn, nhưng do
lượng cá còn lại ít nên chuyển sang nuôi ở một ao
khác có diện tích nhỏ hơn để tận dụng ao cũ thả
nuôi giống mới với số lượng lớn
- Năng suất: cá nuôi trong ao năng suất có thể
đạt 15 đến 40 tấn/ha
Trang 10PHẦN 3
KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ RÔ ĐỒNG
I KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ GIỐNG TRONG AO
rộng, độ sâu khoảng 1,2 - 1,5m, đáy phẳng hơi
nghiêng về phía cống
- Dọn cỏ bờ, tát cạn nước, dùng rễ dây thuốc
cá diệt cá tạp, cá dữ với liều lượng 0,2 –
0,3kg/100m2, lấp kín các hang hốc
- Dùng vôi bột bón xung quanh bờ ao và đáy
ao để cải tạo phèn, liều lượng từ 7 - 10kg/100 m2
- Phơi đáy ao: nếu gặp trời nắng mà phơi được
đáy ao vài ngày thì tốt nhất Nhưng lưu ý là những
vùng đất bị nhiễm phèn thì không nên phơi lâu
- Gây nuôi thức ăn tự nhiên: sử dụng bột đậu
nành hay bột cá để bón với liều lượng từ 2 - 3
kg/100 m2
- Lấy nước cho ao: nước cần được lọc qua lưới dày trước khi đưa vào ao để tránh tép, cá khác vào
ao Nước cấp cho ao đủ độ sâu cần thiết
- Diệt trừ địch hại trước khi thả cá, nhất là trứng ếch nhái và bọ gạo Để diệt trứng ếch nhái cần
có sự kiên trì, tỉ mỉ, vào mỗi buổi sáng đi quanh ao vớt bỏ trứng ếch nhái Để diệt bọ gạo, sử dụng dầu lửa 1 lít/100 m2 ao, dầu lửa được rải xuống đầu ao, phía đầu gió cho lan tràn khắp ao Sau khi thả dầu lửa xuống ao được một ngày thì có thể thả cá bột
2 Kỹ thuật ương cá a) Mật độ
Ương cá với mật độ khoảng 1.500 - 2.000 cá bột/m2
b) Cách thả cá bột xuống ao
Thả cá lúc sáng sớm hoặc chiều mát Trước khi thả, nên ngâm túi cá trong nước khoảng 10 - 15 phút để tránh cá bị sốc nhiệt, sau đó từ từ mở miệng bao, người thả cá đi lùi về phía sau cho cá ra từ từ đến khi hết cá trong bao
Trang 11đậu nành cho 1.000.000 cá bột/ngày
+ Cách cho ăn: lòng đỏ luộc chín nghiền ra
thành bột hòa tan trong nước, đậu nành ngâm
trong nước 24 giờ xay nhuyễn thành bột Khi cho
ăn hòa tan thức ăn trong nước và rải đều lên mặt
ao Mỗi ngày cho ăn 3 lần : 7 giờ sáng, 11 giờ trưa
+ Cách cho ăn: thức ăn nấu chín, vò viên và đặt
trong sàn ăn Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng sớm
và chiều mát, mỗi lần 1/2 khối lượng
- Sự thay đổi vật mồi trong giai đoạn cá hương
có quan hệ tới sự phát triển kích cỡ miệng cá Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 sau khi nở cá ăn tảo, luân trùng (Brachionus sp.), ấu trùng chân chèo (Cyclops sp.) Từ ngày thứ 8 sau khi nở trở đi cá chuyển sang ăn vật mồi có kích thước lớn hơn là giáp xác râu ngành (Moina sp, Daphia sp.) và giáp xác chân chèo
Trang 12* Thức ăn viên
Từ ngày thứ 7 trở đi có thể cho cá ăn thức ăn
viên thay thế cho thức ăn chế biến Tùy giai đoạn
phát triển của cá con mà sử dụng thức ăn viên có
kích cỡ phù hợp như độ đậm đặc, miễn, mảnh của
thức ăn
d Chăm sóc và quản lý
- Đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn nhằm
đáp ứng nhu cầu của cá, nếu thiếu thức ăn cá sẽ phát
triển không đồng đều và cá lớn sẽ ăn cá nhỏ làm
giảm tỉ lệ sống
- Trong quá trình ương nên hạn chế thay nước
nếu môi trường không bị ô nhiễm, hoặc lượng nước
bị thất thoát do bốc hơi hay rò rỉ Tuy nhiên, để kích
thích hoạt động bắt mồi của cá cũng như thay đổi
điều kiện sinh thái của môi trường nên định kỳ 10 -
15 ngày thay 1/3 lượng nước trong ao
- Hàng ngày trước khi cho cá ăn, phải vệ sinh
sàn ăn và kiểm tra nếu cá ăn hết thức ăn thì hôm sau
tăng lượng thức ăn, nếu cá ăn thừa thì giảm lượng
thức ăn Đây cũng là biện pháp tránh ô nhiễm cho
môi trường do thức ăn thừa tạo nên và tiết kiệm
thức ăn
- Thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của
cá để có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và địch hại sát hại cá ương
- Thường xuyên dọn sạch cây cỏ trên bờ ao, kiểm tra cống bọng để sửa chữa kịp thời tránh cá cũng như nước thất thoát do cống hư
3 Thu hoạch cá giống
Sau khi ương 45 - 60 ngày, cá đạt kích cỡ khoảng 500 - 700 con/kg thì tiến hành thu hoạch Trước khi thu hoạch 1 tuần, hằng ngày phải luyện
cá bằng cách làm đục nước ao Dùng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ kéo cá, để tránh cá bị xay sát Trong quá trình thu hoạch, các thao tác phải thật nhanh và nhẹ nhàng tránh làm cá mệt nhằm hạn chế hao hụt trong vận chuyển
II KỸ THUẬT ƯƠNG TRONG BỂ
1 Chuẩn bị bể ương
- Có thể dùng bể xi măng hoặc đào hố trên mặt đất có lót nilon để ương cá, diện tích khoảng vài chục mét vuông, phải giữ được nước, không rò rỉ; chiều sâu mức nước 0,5 - 0,7 m Bể không có mái che, đặt ở nơi cao ráo tiện việc thoát nước
Trang 13- Chuẩn bị bể ương: trước khi ương, bể phải
được chùi rửa sạch, phơi nắng 1 ngày sau đó cho
nước sạch vào bể, ngày hôm sau có thể tiến hành
cho cá vào ương Bể ương không cần bón phân do
diện tích nhỏ, khi cho ăn thức ăn chế biến trong
những ngày đầu cá dễ bắt gặp thức ăn nên không bị
đói, sau 3 ngày màu nước xanh do thức ăn dư thừa
tạo điều kiện cho tảo phát triển
2 Kỹ thuật ương cá
- Ương cá rô đồng trong bể ciment với mật độ
500 con/m3 cho kết quả tăng trưởng và tỷ lệ sống
cao nhất
- Kỹ thuật chăm sóc và quản lý trong mô hình
này tương tự mô hình ương trong ao đất
dã của cha mẹ, nên khi có dòng nước chảy vào, cá thường đi theo dòng nước hoặc gặp nơi sống không thích hợp cá cũng đi
Trang 14Nguồn giống cá rô đồng tự nhiên không đều,
thiếu chủ động cung cấp giống theo yêu cầu nuôi
Bên cạnh đó do bị khai thác quá mức, không có qui
hoạch, ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thật
vật nên cá ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm Vì
vậy việc sản xuất giống cá rô đồng nhân tạo được
xem là điều kiện quan trọng cho việc phát triển
nghề nuôi cá rô đồng thương phẩm
I NUÔI VỖ THÀNH THỤC CÁ BỐ MẸ
1 Chọn cá bố mẹ
- Trọng lượng cá rô đồng bố mẹ dao động từ 50 -
100 g/con, có cơ thể hoàn chỉnh, không bị dị tật, dị
hình Cá có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc từ nguồn cá
nuôi trong ao
- Phân biệt cá đực và cá cái:
+ Cá đực thường nhỏ hơn cá cái và có thân dài
+ Cá cái có bụng to, mềm đều và có tỷ lệ chiều
dài thân trên chiều cao lớn hơn cá đực
2 Kỹ thuật nuôi vỗ a) Nuôi vỗ trong ao
- Ao nuôi vỗ cần đảm bảo một số tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
+ Ao nuôi cần có bờ cao và có rào chắn để phòng trường hợp cá leo lên bờ khi có trời mưa lớn + Mực nước trong ao nuôi cá rô trung bình 0,8 – 1,2m
+ Đáy ao nên có một lớp bùn dày 10 - 15cm + Nguồn nước cung cấp cho ao phải đảm bảo không bị nhiễm phèn và ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật
- Quy trình cải tạo ao:
+ Bơm cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ, làm sạch cỏ xung quanh bờ ao
+ Vét bùn đáy ao, chỉ chừa lại một lớp bùn mỏng khoảng 5 cm Bón vôi bột với liều 7 – 10 kg/100m2
+ Lọc nước vào ao với mức nước 0,8 - 1m trước khi thả cá 4 ngày
- Mật độ thả trung bình 1kg/m2
- Tỷ lệ đực: cái là 1 : 1