Trò chơi 2: Sử dụng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,…không sử dụng ngôn ngữ lời nói để đưa ra 1 yêu cầu với người đối diện... • Ngôn ngữ: là phạm trù rộng hơn lời nói, trong ngôn ngữ bao gồm:
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC NINH TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HOÀ NHẬP TỪ SƠN
Hướng dẫn phát triển các kĩ năng tiền lời
nói cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
PGĐ: Trần Thị Ngọc Ánh Bắc Ninh, tháng 3 năm 2023
Trang 2Trò chơi 1: Chỉ sử dụng yêu cầu
bằng lời nói mà không dùng bất
kì hướng dẫn nào( cử chỉ điệu bộ, nét mặt,…) yêu cầu 1 bạn đi lấy
đồ vật khi miêu tả về hình dạng ở trong phòng.
Trò chơi 2: Sử dụng cử chỉ, điệu bộ,
nét mặt,…không sử dụng ngôn ngữ lời nói để đưa ra 1 yêu cầu với người đối diện
Trang 3Nội dung:
Bài 1: Những vấn đề chung
1 Phân biệt lời nói, ngôn ngữ và giao tiếp
2 Quá trình phát triển giao tiếp của trẻ
3 Đặc điểm giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ chưa có lời nói
4 Các kỹ năng tiền lời nói
Bài 2: Chiến lược/ Cách dạy các kỹ năng tiền lời nói cho trẻ
rối loại phổ tự kỷ.
Trang 4Bài 1 : Những vấn đề chung
1 Phân biệt Lời nói, ngôn ngữ và giao tiếp
• Lời nói: Là chuỗi âm thanh do một cá nhân phát ra khỏi cơ
quan phát âm ( miệng) để bày tỏ ý muốn của mình
• Ngôn ngữ: là phạm trù rộng hơn lời nói, trong ngôn ngữ bao
gồm: ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ,
…( ngôn ngữ của người câm), là công cụ để giao tiếp, tư duy
và nó mang tính quốc gia, dân tộc.( ngôn ngữ VN, Anh,…)
Vậy lời nói chỉ là 1 dạng của ngôn ngữ
Trang 5Vậy: Lời nói chỉ là một phần hoặc 1 dạng của giao tiếp, lời nói là cái ít quan trọng nhất.
Giao tiếp: là việc sử dụng cả hành vi không lời ( ánh mắt, nét
mặt, cử chỉ,…) và hành vi có lời ( lời nói hay ngôn ngữ nói) để cho người khác biết điều bạn muốn, để thể hiện cảm xúc, để chia sẻ ý kiến của bản thân hoặc giải quyết vấn đề dù to hay nhỏ
Trang 62 Quá trình phát triển giao tiếp của trẻ từ khi sinh ra:
Theo chương trình “ Từng bước nhỏ” quá trình giao tiếp của trẻ như sau:
Trang 73 Đặc điểm giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ chưa có lời
nói.
• Hạn chế giao tiếp- tương tác xã hội( tình cảm, các mối quan hệ
xã hội) , có thể gây ra khó khăn về ngôn ngữ- lời nói như rất ít hoặc không thay thế những giao tiếp không lời ( cử chỉ, nét
mặt, ánh mắt, ) cho những hạn chế về lời nói
• Ít hoặc không giao tiếp mắt- mắt
• Ít hoặc không thích giao tiếp với người khác ( chỉ thích một mình/chỉ hứng thú với 1 hoặc 1 số ít đồ chơi, cách chơi riêng, trẻ không có nhu cầu giao tiếp.)
• Bản chất: ít nhu cầu, ít hứng thú trong việc kết nối, giao tiếp
với người khác, do vậy trẻ không quan tâm đến những hoạt
động của người khác, trẻ không chú ý
Trang 8• Ít hoặc không phản ứng lại khi nghe gọi tên mặc dù sức nghe bình thường.
• Hiếm khi bắt chước hành động, âm thanh và cách thể hiện/ nét biểu cảm của người khác
• Trẻ có thể nói nhiều nhưng không đúng chức năng ( nói nhảm,
tự do, linh tinh, không có mục đích giao tiếp ) khả năng lời nói / diễn đạt (ngôn ngữ diễn đạt của trẻ tự kỷ tốt hơn so với ngôn ngữ hiểu
• Hạn chế kỹ năng yêu cầu
• ……
Trang 9Các cô hãy theo dõi video và cho biết video trên can
thiệp có hiệu quả không? Vì sao?
Trang 104 Các kỹ năng tiền lời nói
Trong sách “ Hỗ trợ chức năng cho trẻ em Tự Kỷ tại Việt Nam” trang 370 có đưa ra Mô hình ngôi nhà Giao tiếp- Ngôn ngữ- Lời nói:
Trang 11“ Giống như xây một ngôi nhà , chúng ta cần có
nền móng trước, Sự chú ý là nền tảng quan
trọng nhất trong quá trình học tập, phát triển ngôn ngữ, nếu thiếu sự chú ý sẽ không thể hình thành được trí nhớ, hiểu biết và ngôn ngữ
Những viên gạch kế tiếp được xây trên nền
móng chú ý, đó là các kĩ năng cần có trước khi ngôn ngữ được hình thành: quen dần với
Nguyên nhân- hệ quả, giao tiếp mắt, bắt
chước, lắng nghe và sự luân phiên Tầng kế
tiếp là hiểu biết rồi sau đó giao tiếp qua các Cử
chỉ điệu bộ như dùng tay chỉ, liếc nhìn, quay
đầu và cuối cùng là Lời nói được hình thành” ( Bs.Ts.Phan Thiệu Xuân Giang- là 1 chuyên
gia có nhiều năm nghiên cứu và học tập về trẻ
Tự kỷ tại Mỹ và Việt Nam.)
Trang 12Vậy các kĩ năng tiền lời nói là:
1 Sự chú ý
2 Phản ứng với âm thanh, với tên gọi
3 Chơi (đa dạng ở mức độ khám phá đơn giản)
Trang 13Bài 2: Chiến lược phát triển các kỹ năng tiền
lời nói cho trẻ RLPTK.
1 Chiến lược phát triển kĩ năng chú ý ( nhìn, nghe)
- Là khả năng chú ý vào người, vật hoặc hoạt động, bao gồm
nhìn và lắng nghe
- Nếu trẻ không có khả năng lắng nghe và tập trung chú ý, trẻ
sẽ khó nhớ và khó hiểu những điều người khác nói với trẻ
Trang 14• Tăng dần không gian phòng: phòng hẹp kín phòng hẹp hởphòng hẹp hở hành lang phòng rộng kín phòng rộng hở…
• Tăng dần thời gian chú ý của trẻ thông qua hoạt động khác nhau với những
đồ chơi khác nhau
( vd: nhiều cách chơi với ô tô, ô tô nhiều loại, nhiều màu sắc khác nhau)
• Tăng dần số lượng người giao tiếp: con- cô con – cô và 1 bạn con- cô và 2 bạn…
• Ngang tầm mắt: mắt- mắt, đồ vật- mắt.
Trang 15b Lựa chọn đồ dùng dạy trẻ
• Những đồ vật, đồ chơi mà trẻ thích
Vì sao lại lựa chọn những vật trẻ thích?
• Có màu sắc sặc sỡ, thu hút sự tò mò của trẻ
• Lựa chọn những đồ chơi phát ra âm thanh để tạo hứng thú cho trẻ
(Vd: bóng kêu, con vật chít chit, trống, đàn, xắc xô,…)
c Ngôn ngữ, lời nói
• Ngắn gọn, rõ ràng, từ cốt lõi
(Vd: ô tô- bíp bíp, đổ, rơi, bay,….)
Trang 16• Để thu hút và duy trì sự chú ý của trẻ tới người, vật và hoạt động
xung quanh:
Duy trì ngang tầm mắt với trẻ: mắt- mắt, mắt- vật
Gọi tên trẻ thường xuyên có chủ đích.
Sử dụng các kích thích thị giác và biểu tượng/ dấu hiệu ( sticker, kính mắt,… thẻ biểu tượng: bắt đầu- kết thúc, đầu tiên- sau đó,…)
• Trẻ thoải mái với sự có mặt và tham gia của người lớn vào 1 hoạt
động:
Ngồi vào phòng và quan sát trẻ
Ngồi cạnh và chơi cạnh trẻ
Điều chỉnh từng chút trên đồ chơi của trẻ ( cho thêm, đưa thêm cho trẻ)
Dần dần kết hợp hành động với hướng dẫn bằng lời ( đặt lên, thả vào,
…)
•Kiểm soát sự tập trung chú ý
Giới thiệu đồ dùng hoạt động và để trẻ chơi, khám phá.
Gọi tên trẻ có mục đích và yêu cầu trẻ “ nhìn này” Vd: nam ơi, nhìn, bóng
Giảm dần các yêu cầu “ nhìn” Vd: nam ơi, bóng
Trang 17• Để bắt đầu kỹ năng di chuyển sự chú ý tới người khác.
Giới thiệu sự có mặt cô trong hoạt động
Trang 182 Kỹ năng phản ứng với âm thanh, tên gọi.
• Khoảng cách phát ra âm thanh: Tăng dần từ gần đến xa, từ
môi trường hẹp ra môi trường rộng
• Ngôn ngữ của cô: rõ ràng, dứt khoát, có nhấn nhá rõ ràng.
• Tiếng gọi tên trẻ: phải có mục đích cụ thể kèm theo ( lấy,
cho, chỉ, lại đây, ôm,….)
Vd: Khang ơi bóng, Ngọc lại đây,…
• Khen thưởng: khen thưởng tức thời ngay khi trẻ phản ứng lại
bằng chính cái mục đích mà cô gọi
Trang 19 Tăng số lượng các hoạt động khác nhau với đồ chơi mà trẻ thích.
Có thể dạy trẻ chơi với các đồ chơi mới bằng cách kết hợp đồ chơi mới với đồ chơi
Nguyên nhân và kết quả Chức năng
Giả vờ mức độ đơn giản Chơi biểu tượng và nhiều bước
giả vờ
Trang 20• Đa dạng địa điểm chơi
• Đa dạng người chơi với con
• Đa dạng thời gian chơi với con
Trang 214 Kỹ năng giao tiếp mắt- mắt
• Trò chơi người- người: là những trò chơi
tương tác trực tiếp giữa người với người,
không hoặc ít sử dụng đồ chơi.
(1 số bài tập ví dụ: Ú òa, kéo cưa, kiến bò,
giã gạo, chơi trên khuôn mặt bố/mẹ,….)
• Ngang tầm mắt( xác định được điểm
chú ý của trẻ)
Linh hoạt trong hoạt động chơi với đồ vật,
trò chơi người- người ở các vị trí khác
nhau.
Vd: trẻ đứng- bố/mẹ có thể ngồi xuống
• Mặt cô tạo điểm thu hút với trẻ ( các
cảm xúc trên khuôn mặt: ngạc nhiên,
cười,…)
Trang 22 Bắt chước cách chơi của trẻ
Mô tả cách chơi của trẻ ( ngôn ngữ phù hợp với mức độ tiếp nhận của trẻ)
Mở rộng cách chơi mới: làm mẫu, hỗ trợ
Trang 23• Bắt chước cử chỉ điệu bộ:
- Chuyển động cơ thể tay chân( vd: dậm chân, giơ tay, vỗ tay, vẫy tay chào, nhảy,…)
- Chuyển động đầu- mặt: lắc lư đầu, gật đầu, lắc đầu,…
- Bắt chước các vận động môi miệng: chu môi, mím môi, tặc lưỡi, lè lưỡi,…
- Bắt chước tạo âm lời nói: để lưỡi như thế nào, mím môi như thế nào, cắn răng ra sao,…
- Tăng dần mức độ bắt chước theo thứ tự
Các chiến lược: Làm mẫu, gợi nhắc và giảm dần gợi nhắc
Trang 24Lưu ý khi làm mẫu để trẻ bắt chước:
• Hoạt động làm mẫu phải hấp dẫn và phù hợp với mức độ chơi của trẻ để trẻ có khả năng muốn bắt chước ( Dạy trẻ bắt chước chứ không phải dạy
kĩ năng chơi cụ thể).
• Khi làm mẫu cử chỉ thì cần phóng đại và làm mẫu cử chỉ có liên quan đến
đồ chơi mà trẻ đang chơi và diễn tả cử chỉ kèm 1 từ có liên quan Vd:
bóng, máy bay,….
• Mô tả hành động cô làm mẫu thật ngắn gọn, rõ ràng để trẻ bắt chước 1 cách tự nhiên chứ không phải thực hiện lệnh.
Vd: ù ù, zìn zìn,….
Trang 256 Kỹ năng luân phiên
• Luân phiên là sự tiếp nối lần lượt và tương đương nhau của 2 hoặc nhiều người.( vd: trẻ khóc và bố/ mẹ đến dỗ dành)
• Luân phiên giúp trẻ hình thành kĩ năng tương tác 2 chiều
• Có 2 mức độ của chơi luân phiên: mức độ cơ bản và chơi luân phiên mức độ cao
Trang 26Vì sao luân phiên lại quan trọng?
- Vì quá trình giao tiếp là quá trình luân phiên( người truyền thông tin- người nhận thông tin và phản hồi) Trẻ học luân phiên trong giao tiếp thông qua luân phiên trong hoạt động
chơi
- Kỹ năng luân phiên được hình thành trước khi trẻ có lời nói
Trang 27• Trong quá trình luân phiên cô có thể sử dụng các kĩ thuật hỗ trợ:
Hỗ trợ về thể chất như: toàn phần, 1 phần, làm mẫu,…
Trang 287 Kỹ năng chỉ tay
• Là vận động có chủ đích của cơ thể được nhắc lại nhiều lần có mục đích
• Chỉ trỏ là kĩ năng thường xuất hiện ở khoảng 6-9 tháng, trẻ chỉ
để thể hiện nhu cầu và thu hút sự chú ý của người khác
Lý do trẻ RLPTK không chỉ tay?
• Thiếu sự chia sẻ mối quan tâm chú ý chung, không có nhu cầu
và kĩ năng chia sẻ niềm vui thích, nỗi buồn với người khác, không biết cách thu hút sự chú ý của người khác
• Không hiểu rằng chỉ tay là cách thể hiện và lựa chọn thứ mình thích mình cần
• Không hình dung có một đường kết nối từ ngón tay tới đồ vật
• 1 số trẻ tự kỷ hạn chế về kĩ năng vận động tinh và bắt chước: cầm nắm và chụm xoè ngón tay
Trang 29Chiến lược dạy trẻ:
• Đặt đồ vật trong tầm nhìn, ngoài tầm với của trẻ bằng việc đưa ra
xa dần
• Tăng dần cả về khoảng cách và không gian
• Tận dụng mọi cơ hội trong sinh hoạt hàng ngày, chú ý quan sát và khích lệ trẻ khi trẻ chỉ vào đồ vật, hình ảnh và người
Vd: chọn đồ ăn, chọn quần áo, chọn
đồ chơi
Trang 30Lỗi thường gặp khi các cô dạy con chỉ tay:
• Để quá mức khiến trẻ cáu.
• Tìm được động lực nhưng chưa đủ hào hứng với con.
• Hỗ trợ không phù hợp ( cầm vào cổ tay kéo khiến trẻ bị ép buộc, rất khó chịu và gây ức chế cho trẻ.
Trang 318 Kỹ năng kiểm soát hơi thở
• Các bài tập thổi: Bông, bóng, chong chóng, …
Bố mẹ lưu ý khi cho trẻ tập thổi cũng phải đi từ dễ đến khó
• Ví dụ những trò thổi dễ như: thổi bông, bong bóng xà
phòng, thổi lông vũ, thổi giấy nhẹ,…
Những trò thổi khó hơn: thổi quả bóng bàn, thổi bóng bằng ống hút, thổi chong chóng, thổi nến, thổi còi, thổi kèn,…