Báo cáo học kỳ doanh nghiệp - Điều tra thành phần sâu hại trên rau họ hoa thập tự tại HTX Rau an toàn Ruộng Lớn
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Xác định thành phần các loài sâu hại và diễn biến mật độ của các loài chính trên một số loại rau họ thập tự tại HTX rau an toàn Ruộng Lớn, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý sâu hại hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rau và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát và thống kê các loài sâu hại xuất hiện trên các loại rau HHTT tại HTX rau an toàn Ruộng Lớn
- Mô tả đặc điểm sinh học và sinh thái của từng loài sâu hại phát hiện được
- Theo dõi sự phát triển và biến động mật độ của một số loài sâu hại chính qua các giai đoạn sinh trưởng của rau HHTT
- Đánh giá giá hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất rau HHTT tại HTX rau an toàn Ruộng Lớn
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Các loại rau thuộc họ hoa thập tự được trồng tại hợp tác xã rau an toàn Ruộng Lớn
- Các loài sâu hại trên các loại rau thuộc họ hoa thập tự tại hợp tác xã rau an toàn Ruộng Lớn
2.1.2.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại hợp tác xã rau an toàn Ruộng Lớn
2.1.2.2 Phạm vi thời gian Đề tài tiến hành nghiên cứu trên rau họ hoa thập tự từ ngày 16/05/2024 đến 12/06/2024
Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần sâu hại trên cây rau họ hoa thập tự tại hợp tác xã rau an toàn Ruộng Lớn
- Điều tra diễn biến mật độ của một số loài sâu hại chính trên cây rau họ hoa thập tự tại hợp tác xã rau an toàn Ruộng Lớn
- Mô tả đặc điểm hình thái, sinh học của các loài sâu hại điều tra được trên rau họ hoa thập tự tại hợp tác xã rau an toàn Ruộng Lớn
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất rau họ hoa thập tự tại hợp tác xã rau an toàn Ruộng Lớn.
Phương pháp nghiên cứu
Kế thừa các tài liệu, sách báo, tạp chí,… đã được công bố và xác thực
2.3.2 Phương pháp điều tra thành phần và mật độ sâu hại Điều tra dịch hại theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13268-2:2021 Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 2: Nhóm cây rau
Tiến hành điều tra định kỳ hàng tuần (7 ngày/lần) tại tuyến điều tra đã xác định từ đầu vụ Các yếu tố điều tra được thu thập trong khu vực điều tra cố định, vào các ngày thứ Hai và thứ Ba hàng tuần.
- Điều tra bổ sung: Tiến hành điều tra vào các giai đoạn xung yếu của cây rau và trước, trong, sau cao điểm xuất hiện sinh vật gây hại Tùy thuộc vào tình hình sinh vật gây hại ở từng địa phương để xác định đối tượng và thời điểm điều tra bổ sung cho phù hợp
Mỗi loại cây trồng thuộc nhóm cây rau chọn yếu tố điều tra đại diện theo giống, thời vụ, chân đất, giai đoạn sinh trưởng và tập quán canh tác để điều tra
- Vùng chuyên canh: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 2 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra chính
- Vùng không chuyên canh: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 0,5 ha đại diện cho các yếu tố điều tra chính
Mỗi yếu tố điều tra tối thiểu 10 điểm quan trắc được lấy ngẫu nhiên hoặc nằm ngẫu nhiên và phân bố đều trên đường chéo khu vực điều tra Các điểm quan trắc phải cách bờ ít nhất 2 mét.
2.3.2.5 Số mẫu điều tra, cách điều tra của một điểm
Nhóm sâu hại trên lá
- Số mẫu điều tra của 1 điểm:
+ Đối với rau gieo, trồng thưa (≤ 50 cây/m 2 ): 1 m 2 /điểm
+ Đối với rau gieo, trồng dày (> 50 cây/m 2 ): 1 khung (40 cm x 50 cm)/điểm
+ Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng sâu và phân từng pha phát dục của sâu có trong điểm điều tra Sau đó quy ra con/m 2
+ Điều tra mật độ bọ nhảy: Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng bọ nhảy có trong điểm điều tra hoặc đào hố điều tra để xác định mật độ bọ nhảy và các pha phát dục phổ biến Sau đó quy ra con/m 2
Bảng 2.1 Các căn cứ để tính diện tích nhiễm
Mức độ nhiễm Sâu tơ (con/m 2 ) Sâu xanh bướm trắng (con/m 2 )
Sâu khoang (con/m 2 ) Cây con Cây lớn
Mất trắng Giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất)
Nhóm chích hút (rệp, nhện, bọ trĩ, …)
- Số mẫu điều tra của 1 điểm:
+ Đối với rau gieo, trồng thưa (≤ 50 cây/m 2 ): 10 cây/điểm
+ Đối với rau gieo, trồng dày (> 50 cây/m 2 ): 1 khung (40 cm x 50 cm)/điểm
- Cách điều tra: Đếm tổng số cây và số cây bị hại có trong điểm điều tra
Bảng 2.2 Phân cấp cây bị hại
Cấp hại Đối với rệp, nhện, bọ trĩ Đối với bọ nhảy
Cấp 1 (nhẹ) Phân bố rải rác trên cây Dưới 1/3 diện tích lá cây có vết hại
Cấp 2 (trung bình) Phân bố dưới 1/3 diện tích của cây
Từ 1/3 - 1/2 diện tích lá cây có vết hại
Cấp 3 (nặng) Phân bố trên 1/3 diện tích của cây
Trên 1/2 diện tích lá cây có vết hại
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý trên phần mềm Excel 2010
2.2.4 Chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu
Mật độ sâu (con/m 2 ) Tổng số sâu điều tra
Vật liệu nghiên cứu
Các dụng cụ phục vụ công tác điều tra thu thập mẫu: Vợt, khung điều tra (kích thước 40 x 50cm), kính lúp cầm tay, panh, kéo, lọ đựng mẫu, túi nilon, ống nghiệm, ống hút, bút lông, bông thấm nước, cồn 70%, sổ ghi chép số liệu thô cho từng nội dung điều tra, máy tính bỏ túi
Các loại rau HHTT như: Cải xanh, cải ngọt, cải ngồng, xà lách,…
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thành phần sâu hại trên rau HHTT tại HTX rau an toàn Ruộng Lớn
Bảng 3.1 Thành phần sâu hại trên rau HHTT tại HTX rau an toàn Ruộng Lớn
STT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Mức độ phổ biến
1 Sâu tơ Plutella xylostella L Plutellidae +++
3 Sâu xám Agrotis ypsilon H Noctuidae ++
4 Sâu khoang Spodoptera litura F Noctuidae ++
II Bộ cánh đều - Homoptera
5 Rệp đào Myzus persicae Sulzer Aphididae +
6 Bọ phấn Bemisia tabaci G Aleyrodidae +
III Bộ cánh cứng - Coleoptera
7 Bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata F Chrysomelydae +++
IV Bộ hai cánh - Diptera
8 Ruồi đục lá Liriomyza sativae B Agromyzidae ++
Ghi chú: Mức độ phổ biến:
- Rất ít xuất hiện (OD