1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập nghề nghiệp 1 - Thành phần sâu bệnh hại tại Di Linh - Lâm Đồng

61 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Báo cáo thực tập nghề nghiệp 1 - Thành phần sâu bệnh hại tại Di Linh - Lâm Đồng Báo cáo thực tập nghề nghiệp 1 - Thành phần sâu bệnh hại tại Di Linh - Lâm Đồng Báo cáo thực tập nghề nghiệp 1 - Thành phần sâu bệnh hại tại Di Linh - Lâm Đồng

Trang 1

PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA NÔNG HỌC ========&&&========

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP 1

CHUYÊN NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Giảng viên hướng dẫn :

TS Vũ Văn Hùng ThS Trần Thị Hương

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Thành

Đồng Nai - 2022

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt hai năm học là sinh viên của Trường Đại học Lâm nghiệp bản thân em đã tích lũy cho mình nhiều kiến thức Hai tuần thực tập ngắn ngủi nhưng lại là khoảng thời gian giúp bản thân em học hỏi được những kiến thức thực tế cũng như tổng hợp lại các kiến thức, nâng cao kiến thức chuyên môn trong suốt những năm học ngồi trên ghế giảng đường

Trong quá trình thực tập từ việc thiếu nhiều kinh nghiệm và gặp phải những khó khăn nhất định nhưng được sự quan tâm, chỉ dạy, giúp đỡ của thầy cô đã giúp em rút ra được những thiếu sót của bản thân

Em xin được gửi lời cảm ơn đến thầy TS Vũ Văn Hùng và cô ThS Trần Thị

Hương đã luôn tạo điều kiện tốt nhất để chúng em được hoàn thành kế hoạch thực

tập của mình Tiếp đến em xin được gửi lời cảm ơn đến anh Thành là người dân địa phương đã tận tình dẫn dắt chúng em đến các địa điểm để thuận lợi cho chúng em thực hiện kế hoạch thực tập của mình Em xin được cảm ơn các hộ gia đình đã cho phép cũng như đã tạo điều kiện và môi trường tốt nhất giúp chúng em hoàn thành kế hoạch thực tập đã đề ra

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa qua

Do thời gian có hạn cùng với kiến thức, kỹ năng còn hạn chế, chúng em không tránh khỏi những thiếu sót Do đó, rất mong sự quan tâm, góp ý từ phía các thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 3

2.1 Địa điểm và thời gian thực hiện 3

2.2 Thiết bị, dụng cụ và đối tượng điều tra 3

2.3 Nội dung và phương pháp điều tra 3

2.3.1 Nội dung 3

2.3.2 Phương pháp điều tra 4

2.4 Điều tra và đánh giá tình hình sâu bệnh hại 4

2.4.1 Khu vực điều tra 4

2.4.2 Khảo sát điều kiện cơ bản, hiện trạng vật gây hại trong khu vực 4

2.4.3 Điểm điều tra 5

2.4.4 Số mẫu điều tra của một điểm 5

2.4.5 Công thức tính toán 6

2.4.6 Phương pháp xác định mức độ phổ biến 7

2.3.7 Xác định loài gây hại và thiên địch 7

2.3.8 Xác định diện tích nhiễm dịch hại (ha) 9

Trang 4

2.3.12.1 Mẫu côn trùng 10

2.3.12.2 Mẫu bệnh cây 10

CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC THỰC TẬP 11

3.1 Điều kiện tự nhiên 11

3.1.1 Vị trí địa lý huyện Di Linh 11

3.1.2 Đặc điểm đất đai 11

3.1.3 Điều kiện thời tiết 11

3.2 Điều kiện kinh tế xã hội 12

3.2.1 Về dân số 12

3.2.2 Về sản xuất kinh tế 12

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 13

4.1 Kết quả thu mẫu sâu bệnh hại 13

4.2 Thành phần sâu bệnh hại điều tra được 14

4.2.1 Thành phần sâu bệnh hại trên cây cà phê 14

4.2.1.1 Mọt đục cành cà phê (Xyleborus morstatti Hazed - Scolytidae) 15

4.2.1.2 Mọt đục quả (trái) cà phê (Stephanoderes hampei Ferrary) 15

4.2.1.3 Rệp sáp (Pseudococcus mercaptor) 16

4.2.1.4 Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes - Cerambycidae) 17

4.2.1.5 Sâu đục thân mình hồng (đỏ) (Zeuzera coffeara - Cerambycidae) 18

4.2.1.6 Câu cấu xanh (Hypomeces squamosus - Curculionidae) 19

4.2.1.7 Sùng đất (bọ rầy) (Holotrichia sauteri - Melolon thidae) 20

4.2.1.8 Bệnh thán thư (Purana guttularis) 21

4.2.1.9 Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) 22

4.2.1.10 Bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatis) 22

4.2.2 Thành phần sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu 23

4.2.2.1 Bọ xít lưới (Elasmognathus nepalensis) 23

4.2.2.2 Sâu đục thân, cành (Lophobaris piperis) 24

4.2.2.3 Rệp muội (rầy mềm) (Aphis gossypii và Myzus persicae) 24

4.2.2.4 Bệnh thán thư (Purana guttularis ) 25

Trang 5

4.2.2.5 Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) 26

4.2.3 Thành phần sâu bệnh hại trên cây bơ 28

4.2.3.1 Sâu róm đỏ (Cricula trifenestrata) 28

4.2.3.2 Mọt đục cành (Xyleborus sp - Scotylidae) 29

4.2.3.3 Rệp sáp (Dysmicoccus brevipes) 30

4.2.4 Thành phần sâu bệnh hại trên cây sầu riêng 32

4.2.4.1 Rầy phấn (rầy nhảy) (Allocaridara maleyensis) 32

4.2.4.2 Sâu ăn bông (Thalassodes falsaria) 33

4.2.4.3 Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis) 34

4.2.4.4 Bệnh thán thư (Purana guttularis) 35

4.2.4.5 Bệnh đốm rong (nấm hồng ) (Corticicum salmonicolor) 36

4.2.5 Thành phần sâu bệnh hại trên cây mắc ca 37

4.2.5.1 Bọ xít xanh (Rhynchocoris poseidon Kirkaldy) 37

4.2.5.2 Sâu đục thân (Xén tóc nâu) (Nadezhdiella cantori Hope) 38

4.2.5.3 Sâu đục quả (Conogethes punctiferalis) 39

4.2.5.4 Bổ củi (Anomala sp.) 40

4.2.5.5 Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides) 40

4.2.6 Thành phần bệnh hại trên cây rau xà lách, húng quế 41

4.2.6.1 Bệnh héo rũ fusarium rau xà lách 41

4.2.6.2 Bệnh gỉ sắt rau húng quế 42

4.2.6.3 Bệnh sương mai rau húng quế 43

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

Trang 6

Bảng 2.1 Địa điểm và thời gian thực tập 3

Bảng 2.2 Phân cấp mức độ phổ biến đối với sâu hại 7

Bảng 2.3 Phân cấp mức độ phổ biến đối với bệnh hại 7

Bảng 4.1 Kết quả mẫu sâu hại thu được 13

Bảng 4.2 Tổng hợp mẫu bệnh hại điều tra được 14

Bảng 4.3 Thành phần sâu bệnh hại điều tra trên cây cà phê 14

Bảng 4.4 Thành phần hại điều tra trên cây hồ tiêu 23

Bảng 4.5 Thành phần sâu bệnh hại điều tra trên cây bơ 28

Bảng 4.6 Thành phần sâu bệnh hại điều tra trên cây sầu riêng 32

Bảng 4.7 Thành phần sâu bệnh hại điều tra trên cây mắc ca 37

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Mọt đục quả cà phê (Stephanoderes hampei Ferrary) 15

Hình 4.2 Rệp sáp (Pseudococcus mercaptor) hại trên quả cà phê 16

Hình 4.3 Nhộng và xén tóc đục thân mình trắng 17

Hình 4.4 Sâu đục thân mình hồng (Zeuzera cofeara) 18

Hình 4.5 Câu cấu xanh hại cà phê (Hypomeces squamousus) 19

Hình 4.6 Sùng đất (Holotrichia sauteri) 20

Hình 4.7 Bệnh thán thư hại lá cà phê 21

Hình 4.8 Triệu chứng bệnh gỉ sắt trên lá cà phê 22

Hình 4.9 Rệp muội (rầy mềm) (Aphis gossypii và Myzus persicae) 24

Hình 4.10 Triệu chứng bệnh thán thư trên gié, hạt và lá 25

Hình 4.11 Đặc điểm hình thái của nấm Colletotrichum gloeosporioides 25

Hình 4.12 Triệu chứng trên lá của bệnh nấm hồng hại hồ tiêu 26

Hình 4.13 Mặt cắt của vết bệnh do tảo Cephaleuros virescens gây ra 27

Hình 4.14 Sâu ró đỏ gây hại trên cây bơ 28

Hình 4.15 Rệp sáp gây hại trên quả bơ 30

Hình 4.16 Bọ xít muỗi (Helopeltis spp.) 31

Hình 4.17 Rầy phấn (Allocaridara maleyensis) 32

Hình 4.18 Sâu ăn bông (Thalassodes falsaria) 33

Hình 4.19 Triệu chứng gây hại của sâu đục trái trên quả sầu riêng 34

Hình 4.20 Triệu chứng lá sầu riêng bị bệnh thán thư 35

Hình 4.21 Đặc điểm hình thái của nấm Colletotrichum zibethinum 36

Hình 4.22 Triệu chứng lá sầu riêng bị bệnh đốm rong (nấm hồng) 36

Hình 4.23 Bọ xít xanh (Rhynchocoris poseidon Kirkaldy) 37

Hình 4.24 Sâu đục thân (Nadezhdiella cantori Hope) 38

Hình 4.25 Triệu chứng quả mắc ca bị sâu đục quả gây hại 39

Hình 4.26 Bổ củi (Anomala sp.) 40

Hình 4.27 Triệu chứng lá mắc ca bị bệnh thán thư 40

Hình 4.28 Triệu chứng cây rau xà lách bị bệnh héo rũ fusarium 41

Hình 4.29 Triệu chứng lá cây rau húng quế bị bệnh gỉ sắt 42

Hình 4.30 Triệu chứng lá cây rau húng quế bị bệnh sương mai 43

Trang 8

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Hiện nay sinh viên khi ra trường thường không đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng và còn bỡ ngỡ với môi trường làm việc Sinh viên còn thiếu sự cọ xát giữa kiến thức với thực tế cũng như thiếu kinh nghiệm mà trong môi trường học đường sinh viên không thể tích lũy được Đây là một điểm yếu của sinh viên, bắt buộc sinh viên cần phải có cơ hội tiếp xúc với xã hội để củng cố và học hỏi thêm kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và tự thân đánh giá được năng lực của mình

Thực tập nghề nghiệp là môn học quan trọng và mang tính thực tế cao trong chương trình học của khoa Nông học, môn học đáp ứng được phần lớn nhu cầu sinh viên cũng như xã hội Đây là môn học giúp sinh viên có thể tiếp xúc với nghề nghiệp ngoài xã hội và được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Tại đây, sử dụng các kiến thức, kỹ năng của mình để vận dụng vào thực tiễn từ đó tạo ra tiền đề để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm Sinh viên sẽ có cơ hội rèn luyện và mài giũa kiến thức, chuẩn bị hành trang cho bản thân trên con đường tương lai sau này

Do khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn vẫn còn quá lớn nên thời gian thực tập sẽ giúp sinh viên rút ngắn được khoảng cách giữa thực tiễn và lý thuyết, giúp sinh viên tự tin hơn trong công việc, học tập cũng như tự tin hơn sau khi ra trường

- Tìm kiếm cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp

Trang 9

1.3 Yêu cầu

- Điều tra, tìm hiểu, thu bắt mẫu sâu bệnh hại tại các địa điểm ở huyện Di Linh - Điều tra thu thập thành phần và diễn biến sâu bệnh hại tại Di Linh - Lâm Đồng - Xử lý và phân loại mẫu sâu, bệnh hại cây trồng

Trang 10

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 2.1 Địa điểm và thời gian thực hiện

Thời gian thực tập: từ ngày 16/05 đến 21/05/2022

Bảng 2.1 Địa điểm và thời gian thực tập

STT Tên vườn cây Địa chỉ Thời gian thực tập

3 Bơ và cà phê Di Linh – Lâm Đồng Sáng 18/05

2.2 Thiết bị, dụng cụ và đối tượng điều tra

- Dụng cụ điều tra ngoài đồng gồm:

+ Vợt côn trùng, khay, khung, hố điều tra;

+ Thước dây, thước nhựa điều tra, túi nilong các cỡ, băng dính, dao, túi đựng dụng cụ điều tra, dụng cụ đào hố,

+ Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi;

+ Ống xilanh 2-5 ml, hộp đựng côn trùng, cồn 70o, formone - Thiết bị trong phòng:

+ Kính lúp soi nổi côn trùng, kính lúp có cán; + Lam, la men

- Đối tượng: sâu bệnh hại trên cây cà phê, hồ tiêu, mắc ca, cây ăn quả như sầu riêng, bơ,

2.3 Nội dung và phương pháp điều tra

2.3.1 Nội dung

- Điều tra tình hình sâu bệnh hại trên một số cây trồng tại Di Linh: cây công nghiệp (cà phê, hồ tiêu), cây lâm nghiệp (mắc ca), cây ăn quả (sầu riêng, bơ), cây rau (xà lách, húng quế)

Trang 11

- Thu thập mẫu sâu, bệnh và điều tra thành phần sâu, bệnh hại trên một số cây

trồng chính như cà phê, mắc ca, sầu riêng tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

- Thu thập mẫu sâu bệnh hại, xử lý và phân loại

2.3.2 Phương pháp điều tra

- Điều tra theo quy chuẩn: QCVN 01-172 : 2014/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu

- Điều tra theo quy chuẩn: QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng

- Lập phiếu điều tra; - Phỏng vấn;

- Thu thập số liệu và kế thừa số liệu; - Xử lý số liệu theo phần mềm Excel

2.4 Điều tra và đánh giá tình hình sâu bệnh hại

2.4.1 Khu vực điều tra

- Đối với cây tiêu:

+ Với vùng chuyên canh: diện tích từ 10 ha đến 50 ha, chọn 1 khu vực điều tra + Với vùng không chuyên canh: diện tích từ 2 ha đến dưới 10 ha, chọn 1 khu vực điều tra

- Đối với rau màu, cây thực phẩm: từ 2 ha trở lên - Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp: từ 5 ha trở lên

2.4.2 Khảo sát điều kiện cơ bản, hiện trạng vật gây hại trong khu vực

Thu thập số liệu thứ cấp: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu

Lập 2 tuyến điều tra tại khu vực quan sát, mô tả hiện trạng cây trồng, sự xuất hiện của sinh vật gây hại

Trang 12

2.4.3 Điểm điều tra

Đối với cây hồ tiêu: mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên trên đường chéo khu vực điều tra Điểm điều tra phải nằm cách mép ngoài của vườn ít nhất một hàng cây hoặc 5 m

Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 m (đối với lúa, cây rau màu) và 1 hàng cây (đối với cây ăn quả, cây công nghiệp) và trên 5 m đối với cây rừng

+ Sử dụng GPS xác định tọa độ điểm điều tra; + Sử dụng khung điều tra để xác định sự hiện diện; + Sử dụng bẫy để bắt một số động vật gây hại; + Thu thập một số loài sâu, bệnh làm tiêu bản;

+ Tính toán một số chỉ tiêu tần suất xuất hiện, mật độ, tỷ lệ cây bị sâu, cây bị bệnh, chỉ số bệnh,

2.4.4 Số mẫu điều tra của một điểm

Đối với cây hồ tiêu: mỗi điểm điều tra 1 trụ, trên mỗi trụ điều tra 3 tầng tán (tầng gốc, tầng giữa, tầng ngọn), mỗi tầng điều tra 4 hướng; mỗi hướng điều tra 1 cành quả Tính tỷ lệ (%) ngọn, lá, chùm hoa, chùm quả bị hại trên cành điều tra

Đối với cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày (xà lách, húng quế): - Sâu hại:

+ Cây trồng có mật độ ≤ 50 cây/m2: 1m2/điểm;

+ Cây trồng có mật độ > 50 cây/m2, vườn ươm: 1 khung/điểm - Bệnh hại:

+ Bệnh toàn thân: 10 thân ngẫu nhiên/điểm + Bệnh trên lá: 10 lá ngẫu nhiên/điểm

+ Bệnh trên củ, quả: điều tra 10 củ, quả ngẫu nhiên/điểm + Bệnh trên rễ: 10 cây ngẫu nhiên/điểm

Đối với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả (cà phê, bơ, sầu riêng): - Sâu hại:

Trang 13

+ Sâu hại cành (cành lá, cành hoa, cành quả): điều tra 4 hướng x mỗi hướng 1 cành (lá, hoa, quả)/1 cây/điểm

+ Sâu hại thân: 10 cây/điểm

+ Sâu hại vườn ươm: 1 khung/điểm - Bệnh hại:

+ Bệnh hại thân: 10 cây/điểm

+ Bệnh hại cành: điều tra 4 hướng x mỗi hướng 1 cành/1 cây/điểm + Sâu bệnh hại rễ: điều tra 1 hố (khu vực hình chiếu tán lá)/điểm

tổng số cây điều tra Tổng số sâu, thiên địch điều tra - Mật độ dịch hại, thiên địch (con/hố) =

tổng số hố điều tra Tổng số dịch hại ở từng pha

- Tỷ lê pha phát dục (%) = x 100 tổng số dịch hại điều tra

- Tỷ lệ bệnh/tỷ lệ hại (%) =

Tổng số cây hoặc bộ phận của cây (dảnh, lá, cành, quả…) bị bệnh

x 100 Tổng số cây hoặc bộ phận của cây

(dảnh, lá, cành, quả…) điều tra

- Chỉ số bệnh/chỉ số hại (%) =

(N1 x 1) + (N3 x 3) + + (Nn x n)

x 100 N x n

Trong đó:

+ N1 là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp 1;

Trang 14

+ N3 là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp 3; … + Nn là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp n + N là tổng số (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) điều tra + n là cấp bệnh cao nhất (cấp 9)

2.4.6 Phương pháp xác định mức độ phổ biến

Mức độ phổ biến (%) = p

x 100 P

Trong đó:

p: số lần lấy mẫu có loài được xét P: tổng số địa điểm lấy mẫu

Bảng 2.2 Phân cấp mức độ phổ biến đối với sâu hại

+++ Xuất hiện nhiều >60% số lần bắt gặp ++ Xuất hiện trung bình 41-60% số lần bắt gặp

+ Xuất hiện ít 21-40% số lần bắt gặp - Xuất hiện rất ít <20% số lần bắt gặp

Bảng 2.3 Phân cấp mức độ phổ biến đối với bệnh hại

2.3.7 Xác định loài gây hại và thiên địch

Tiến hành di chuyển trên các tuyến, điểm điều tra, quan sát, mô tả nhận biết đặc điểm hình thái, triệu chứng xác định tên loài sâu bệnh

Cách điều tra: - Điều tra trực tiếp:

+ Quan sát từ xa đến gần sau đó điều tra trực tiếp trên cây hoặc bộ phận của cây; điều tra sâu hại trước, bệnh hại sau; trong trường hợp không làm ngay được ngoài đồng ruộng thì thu mẫu về phòng phân tích

Trang 15

+ Dùng vợt: điều tra các loài dịch hại và sinh vật có ích hoạt động bay nhảy ở tầng lá trên của cây trồng Cách vợt: mỗi điểm vợt 3 vợt/điểm (một lần vợt đi và 1 lần vợt trở lại mới tính là 1 vợt; miệng vợt luôn vuông góc và sâu xuống tán lá khoảng 1/3 miệng vợt; lấy thân người vợt làm tâm quay vợt 1800 Sau đó đếm số dịch hại và sinh vật có ích có trong vợt

+ Dùng khay: để điều tra các loài dịch hại và sinh vật có ích phân bố ở tầng lá dưới của cây trồng hoặc trong tán lá Mỗi điểm điều tra 2 khay (tùy theo mật độ dịch hại và sinh vật có ích); đặt khay nghiêng một góc 450 so với gốc lúa hoặc mặt đất, dùng tay đập 2 đập vào gốc lúa hoặc phần tán lá đối diện với miệng khay Sau đó đếm số dịch hại và sinh vật có ích có trong khay

+ Dùng khung: để điều tra dịch hại và sinh vật có ích xuất hiện trên mặt nước, mặt đất trên ruộng mạ, lúa sạ, mặt tán lá, các loại cây trồng dày và vườn ươm Đếm các loài dịch hại và sinh vật có ích có trong khung

+ Hố điều tra: Để điều tra dịch hại và thiên địch dưới mặt đất - Điều tra gián tiếp:

+ Bẫy đèn: các Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số địa phương vùng trọng điển dịch hại đặt bẫy đèn liên tục trong vụ lúa Địa điểm bẫy đèn phải đặt ở khu vực trồng lúa, thời gian đốt đèn từ 18 hoặc 19 giờ ngày hôm trước đến 5 hoặc 6 giờ ngày hôm sau (tùy theo mùa trong năm) Các dịch hại trên cây trồng khác, cần căn cứ vào điều kiện và mục đích để đặt bẫy đèn và thời gian bẫy cho phù hợp

+ Bẫy khác: tùy theo đối tượng dịch hại trên từng loại cây trồng, ở từng thời điểm trong năm và mục đích điều tra mà sử dụng các loại bẫy thích hợp, như bẫy chua ngọt, bẫy pheromone,

+ Trong phòng: theo dõi, phân tích những mẫu dịch hại đã thu được trong quá trình điều tra và xác định mật độ trứng, tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ ký sinh, tỷ lệ chết tự nhiên

* Điều tra sơ bộ ở cây trồng:

Tuyến điều tra phải đi qua các loài cây trồng chính, dạng địa hình, các dạng thực bì và thời gian trồng khác nhau

Trang 16

Tất cả số liệu thu thập được ghi vào bảng điều tra Từ các bảng điều tra, tính mật độ tương đối và mật độ tuyệt đối của từng loài sâu, loại bệnh hại, tỷ lệ cây bệnh, chỉ số bệnh, thiên địch,…

2.3.8 Xác định diện tích nhiễm dịch hại (ha)

- Căn cứ để tính diện tích nhiễm dịch hại: Số liệu điều tra của từng yếu tố điều tra; mức mật độ sâu, tỷ lệ bệnh quy định để thống kê diện tích nhiễm cụ thể:

+ Nhẹ: là diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh từ 50 đến ≤100% mức quy định + Trung bình: là diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh từ trên 100 đến ≤ 200% mức quy định

+ Nặng: là diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh trên 200% mức quy định + Mất trắng: là tổng số diện tích cộng dồn do dịch hại làm giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch, cuối các vụ sản xuất)

2.3.9 Thu thập mẫu vật

Thu mẫu côn trùng: dùng vợt thu thập các loài côn trùng sau đó cho vào hũ nhựa

có chứa cồn để ngâm hoặc dùng giấy gấp để đựng sau đó phơi sấy khô, định danh, nộp mẫu tiêu bản

Trang 17

Thu mẫu làm tiêu bản bệnh: chia 3 - 4 SV/nhóm đi theo tuyến để thu mẫu tiêu bản tươi trình giáo viên kiểm tra và đánh giá mẫu tại hiện trường, dùng kẹp gỗ để bảo quản và ép mẫu, ghi chú, đóng gói, vận chuyển và hoàn thiện mẫu theo đúng kỹ thuật

2.3.10 Nguyên nhân sâu bệnh

Sinh viên độc lập xử lý số liệu thu được, xác định thành phần sâu bệnh, tỷ lệ bệnh, mức độ bị hại của toàn khu vực, xác định nguyên nhân, nguyên nhân dẫn tới tình hình sâu bệnh

2.3.11 Tổ chức thực hiện

Chia nhóm và mỗi nhóm chọn một địa điểm đại diện và chọn tuyến, chọn điểm để tiến hành thực hiện các nội dung nêu trên Sau khi thực hiện xong giáo viên sẽ kiểm tra từng nội dung và đánh giá kết quả tại hiện trường

2.3.12 Thu bắt, xử lý và làm mẫu côn trùng và bệnh cây

Mẫu vòng đời: sau khi thu bắt mẫu, tiến hành phân tuổi Sâu non tiến hành làm giống mẫu ngâm trước khi cho vào ống nghiệm, trứng và trưởng thành ngâm trong ống nghiệm chứa cồn 70 Trình bày mẫu trên hộp hoặc xốp, có ghi chú tên, các tuổi sâu,…

2.3.12.2 Mẫu bệnh cây

- Mẫu tươi - Mẫu lam

- Mẫu ép: dùng miếng gỗ ép lá bệnh thu được với giấy thấm bản rộng

Trang 18

CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC THỰC TẬP 3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý huyện Di Linh

+ Phía đông giáp huyện Đức Trọng; + Phía tây giáp huyện Bảo Lâm;

+ Phía nam giáp các huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc thuộc tỉnh Bình Thuận; + Phía bắc giáp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông và huyện Lâm Hà

3.1.2 Đặc điểm đất đai

Di Linh là vùng đất Bazan màu mỡ, diện tích đất tự nhiên 161.464 ha; trong đó, có 47.000 ha đất nông nghiệp Di Linh có tiểu vùng thời tiết, khí hậu rất thích hợp đối với các loại cây công nghiệp mà đặc biệt là cây cà phê

3.1.3 Điều kiện thời tiết

Huyện Di Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, khí hậu ôn hòa quanh năm

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 22.10C + Tháng có nhiệt độ cao nhất (tháng 5) 250C + Tháng có nhiệt độ thấp nhất (tháng 2) 170C - Số giờ nắng trong năm 2.122 giờ

+ Tháng có số giờ nắng nhiều nhất (tháng 1) 232 giờ + Tháng có số giờ nắng ít nhất (tháng 10) 83 giờ - Lượng mưa cả năm: 2.615,7 mm

+ Tháng có lượng mưa cao nhất (tháng 10) 331,8 mm + Tháng có lượng mưa thấp nhất (tháng 2) 3,9 mm - Độ ẩm bình quân năm 83%

+ Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất (tháng 10) 89% + Tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất (tháng 2) 67%

Trang 19

3.2.2 Về sản xuất kinh tế

Nền kinh tế Di Linh chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp Vì vậy trước nay Di Linh luôn là một trong các vùng trọng điểm cây công nghiệp của tỉnh, nhất là về sản xuất cà phê, chè… và cây ăn trái

Trang 20

loài

Tổng cá thể

1 Bộ Hai Cánh (Diptera) Ruồi đục quả (Tephritidae) 1 19

2 Bộ cánh cứng (Coleoptera)

Bọ cánh cứng (Scolytidae) 2

64 Xén tóc (Cerambycidae) 3

Vòi coi (Curculionidae) 2

Bọ xít 5 cạnh (Pentatomidae) 1

4 Bộ Cánh Đều (Homoptera) Rệp sáp giả (Pseudococcidae) 2 88

Trang 21

Bảng 4.2 Tổng hợp mẫu bệnh hại điều tra được

1 Cây cà phê

Bệnh thán thư Purana guttularis

Đốm rong (nấm hồng) Corticicum salmonicolor

Bệnh gỉ sắt Hemileia vastatrix

2 Cây hồ tiêu Bệnh thán thư Bệnh nấm hồng Purana guttularis Corticium salmonicolor 3 Cây sầu riêng Bệnh thán thư Đốm rong (nấm hồng) Corticium salmonicolor Purana guttularis

4 Cây mắc ca Bệnh thán thư Colletotrichum gloeosporioides

5 Cây xà lách Bệnh héo xanh Fusarium oxysporum sp

6 Cây húng quế Bệnh gỉ sắt Bệnh sương mai Peronospora belbahrii

Nhận xét: thu được tổng số 11 bệnh trong đó có: 8 mẫu bệnh do nấm gây ra, 2

mẫu bệnh do vi khuẩn gây ra, 1 mẫu bệnh do virus gây ra

4.2 Thành phần sâu bệnh hại điều tra được

4.2.1 Thành phần sâu bệnh hại trên cây cà phê

Bảng 4.3 Thành phần sâu bệnh hại điều tra trên cây cà phê

STT Tên tiếng Việt Tên khoa học Mức độ phổ biến

1 Mọt đục cành cà phê Xyleborus morstatti + 2 Mọt đục quả cà phê Stephanoderes hampei ++

4 Sâu đục thân mình trắng Xylotrechus quadripes - 5 Sâu đục thân mình hồng Zeuzera coffeara -

9 Đốm rong (nấm hồng) Corticicum salmonicolor ++

Nhận xét: trên cây cà phê, bệnh gỉ sắt chiếm tỷ lệ lớn nhất trong vườn, ảnh

hưởng lớn tới năng suất và chất lượng cà phê

Trang 22

* Tập quán sinh sống và cách gây hại

Mọt cái có tập quán là chọn nơi đẻ trứng rất cẩn thận, vì vậy mọt cái có thể đục nhiều hang nhưng chỉ những hang thích hợp mới đẻ trứng vào

Mọt đục một hang khoảng 2 ngày, có khi từ 7-8 ngày Chúng đục vào giữa cành, do đó ảnh hưởng đến sự vận chuyển chất dinh dưỡng lên cành Cành bị hại sẽ héo vàng, khô và gảy dễ dàng, làm thiệt hại năng suất có khi đến 30%

4.2.1.2 Mọt đục quả (trái) cà phê (Stephanoderes hampei Ferrary)

Hình 4.1 Mọt đục quả cà phê (Stephanoderes hampei Ferrary)

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Thành trùng màu nâu sẫm, cơ thể nhỏ, chiều dài thân từ 1-1,6 mm Thân có nhiều lông trắng mọc lởm chởm Thành trùng đực có cánh màng bị thoái hóa, còn lại rất ngắn nên không bay được và ở luôn trong trái Thành trùng có thể sống đến vài tháng và bắt đầu đẻ trứng từ 10-21 ngày sau khi vũ hóa Một thành trùng cái có thể đẻ từ 70-80 trứng Thời gian ủ trứng từ 6-11 ngày

Trang 23

Ấu trùng màu trắng, không chân, rất nhỏ, cơ thể thường cong lại và có dạng hình chữ C Thời gian phát triển của ấu trùng từ 14-28 ngày tùy điều kiện thời tiết

Thời gian nhộng phát triển từ 7-15 ngày

* Tập quán sinh sống và cách gây hại

Vì thành trùng đực ở luôn trong trái nên có thể bắt cặp với nhiều thành trùng cái sống bên trong trái Thành trùng cái đục vào trái cà phê và đẻ từ 20-50 trứng trong một trái trong vòng 2-3 ngày Thành trùng đục một lỗ nhỏ ở phần cuối của trái non 3-4 tháng chui vào bên trong hạt và đục thành các rảnh để đẻ trứng trên hạt

Ấu trùng rất nhỏ, đục bên trong phôi nhủ của trái non thành những đường ngoằn nghoèo Nhộng được hình thành trong đường đục

Mọt bắt đầu tấn công và đẻ trứng trên trái vào đầu vụ và đạt cao điểm khi trái chín rộ Vào cuối vụ thành trùng vẫn còn sống sót trong trái khô, chờ vụ tới tấn công tiếp Cả thành trùng và ấu trùng đều ưa thích hạt già, chín hơn là hạt non Trong một trái có thể nhiều thành trùng và ấu trùng cùng sinh sống, có khi đến 90 con trong một trái, gây ra trái bị rụng non, chín ép, hạt bị lép, phẩm chất hạt bị giảm Khi bị hại nặng, năng suất của hạt có thể bị giảm đến 80%

4.2.1.3 Rệp sáp (Pseudococcus mercaptor)

Hình 4.2 Rệp sáp (Pseudococcus mercaptor) hại trên quả cà phê

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Rệp cái hình bầu dục không cánh, dài 4 mm, trên mình có nhiều sợi sáp ngắn và dày màu trắng Rệp đực mình thon dài 3 mm có cánh, không có sáp, mắt đen to, râu và chân có nhiều lông ngắn

Trang 24

Trứng hình bầu dục, rất nhỏ, dính với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ trắng bao phủ Rệp non mới nở có màu hồng, chân khá phát triển để di chuyển, chưa có sáp

* Tập quán sinh sống và cách gây hại

Rệp cái đẻ trứng ở các kẻ lá, chùm hoa và quả non Rệp tập trung từng đám ở kẻ lá, chồi non, các cuống của chùm hoa, quả

Mùa khô rệp bò xuống sống ở gốc cây Nhựa cây và chất dịch do rệp tiết ra làm

thức ăn cho loài nấm Bornetinia corium phát triển, sợi nấm đan thành tổ bao che rệp

Rệp chích hút rễ và gốc cây làm rễ phát triển kém, cây sinh trưởng yếu, lá vàng có thể bị chết dần

Rệp sáp phấn cũng tiết dịch làm môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển dẫn dụ kiến đến

Rệp chích hút nhựa làm hoa quả khô rụng

4.2.1.4 Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes - Cerambycidae)

Hình 4.3 Nhộng và xén tóc đục thân mình trắng

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Trưởng thành là 1 loại Xén tóc nhỏ có màu xanh đen Con trưởng thành đẻ trứng vào vết nứt của đoạn cành hoặc thân rải rác hoặc thành từng cụm Sau khi nở, sâu non đục vào gỗ, rồi đục ngoằn nghèo quanh vòng cây, tiện ngang các mạch gỗ Sâu đục tới đâu, đùn phân và mạt cưa bịt kín đến đó Đến tuổi 5, tuổi 6 sâu đục ra phía gần vỏ tạo 1 khoảng rộng trong phần gỗ của cây và hoá nhộng tại đó

Vòng đời từ trứng - sâu non - trưởng thành - đẻ trứng là 200 - 211 ngày trong vụ Đông và 126 - 176 ngày đối với vụ Hè

Trang 25

Sâu phát triển quanh năm và thường gây hại nặng vào tháng 4, 5 và 10, 11 Trưởng thành ưa đẻ trứng vào những cây ít cành, thưa lá Chúng hoạt động mạnh khi nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều Ruộng cà phê càng dãi nắng càng bị hại nặng

Cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại có các biểu hiện sau:

- Toàn bộ lá phía trên ngọn bị vàng héo, các lá phía dưới còn xanh tốt, cây mọc thêm nhiều chồi thân

- Trên thân có những đường lằn nổi lên theo vòng, vỏ bị nứt nẻ, có những lỗ đục đường kính 2 - 3 mm

- Cây dễ bị gãy gục tại chỗ bị sâu đục

- Chẻ dọc thân cây thấy có đường rãnh sâu đục, phát hiện có sâu non màu trắng ngà, không có chân, toàn thân gồm nhiều đốt

4.2.1.5 Sâu đục thân mình hồng (đỏ) (Zeuzera coffeara - Cerambycidae)

Hình 4.4 Sâu đục thân mình hồng (Zeuzera cofeara)

* Đặc điểm hình thái

Trưởng thành là loài bướm trắng với nhiều chấm nhỏ màu xanh biếc hoặc màu xanh đen, thân dài 20 - 30 mm, màu đỏ và được phủ bằng lớp lông trắng Sâu non đẫy sức dài 30 - 50 mm màu hồng Nhộng dài 15 - 34 mm

Bướm cái đẻ trứng vào vỏ cây, sâu non đục vào giữa thân cây và đùn mạt gỗ ra ngoài Cây bị hại dễ bị gãy ngang

Sâu thường phá hại thân hoặc cành cấp 1, cấp 2 Sâu có thể phá hại từ cây này sang cây khác hoặc cành này sang cành khác, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây thậm chí gây chết cây

Trang 26

Suốt vòng đời của sâu đục vào thân và sống bên trong đó, đến khi trưởng thành bay ra ngoài tìm những nơi cành lá xanh tốt xum xuê để đẻ trứng, trứng được đẻ thành từng ổ ở vỏ cây

Sâu phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20 – 28OC, dưới 18OC sâu phát triển chậm, sâu thường gây hại ở cây có tán không cân đối, những vườn không có cây che bóng

4.2.1.6 Câu cấu xanh (Hypomeces squamosus - Curculionidae)

Hình 4.5 Câu cấu xanh hại cà phê (Hypomeces squamousus)

* Đặc điểm hình thái và tập quán sinh sống

Đặc điểm hình thái: thành trùng là một loại bọ cánh cứng hình bầu dục dài khoảng 10 - 14 mm, màu xanh vàng phủ đầy những vẩy ánh kim óng ánh rất đẹp, miệng có vòi nhai Ấu trùng thuộc dạng sùng, màu trắng ngà, mình hơi cong, không có chân ngực và chân bụng, đầu màu nâu, đẩy sức dài khoảng 15 - 20 mm, sống trong đất Trứng hình bầu dục, dài khoảng 1 mm, màu trắng ngà Nhộng trần, màu trắng ngà, có mầm vòi rõ rệt

Tập quán sinh sống: bọ trưởng thành ban ngày ẩn trong lùm cây rậm rạp, hoạt động vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày có nắng ẩn dưới đất, ít bay, bò chậm chạp, thấy động thì lẩn trốn hoặc giả chết rơi xuống đất, đẻ trứng rải rác trên mặt đất quanh gốc cây Sâu non sống trong đất ăn chất hữu cơ mục nát hoặc rễ cây Giai đoạn ấu trùng có thể kéo dài trong nhiều tháng Trưởng thành có khả năng ăn lá cao, chúng ăn trụi cả lá làm đọt non còi cọc, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, cây kém phát triển Khi cây có hoa, chúng ăn cả hoa mới nhú (kể cả rễ của các loại cỏ), phát triển nhiều ở vùng đất thường xuyên khô hạn

Trang 27

Trứng có dạng hình tròn, kích thước khoảng 2 - 3 mm Trứng nằm sâu dưới đất, và nở sau khoảng 10 - 15 ngày

Ấu trùng nở ra sẽ bắt đầu cắn phá cây trồng, sở thích của chúng là ăn rễ cây Kích thước trung bình to bằng ngón tay út, có các màu sắc trắng ngà, trắng xanh hoặc màu vàng Cơ thể có 3 cặp chân Nói chung ấu trùng Sùng đất giống Kiến vương tới 99% Phải mất tới gần một năm (270 - 300 ngày), ấu trùng bọ rầy mới hóa nhộng Thời gian “nằm vùng” của chúng có thể nói là kỷ lục trong số những loài bọ cánh cứng có mặt tại Việt Nam

Tính từ khi sùng đất đã bắt đầu nhả kén để hóa nhộng, chúng phải mất khoảng 10 - 15 ngày để hoàn tất chiếc kén của mình và tốn thêm khoảng 20 - 30 ngày để hoàn toàn lột xác bay ra khỏi kén Như vậy giai đoạn nhộng của Sùng đất cũng tương đối dài, khoảng 40 - 45 ngày

Có lẽ cả vòng đời của bọ rầy đã nằm sâu dưới đất nên tuổi thọ của bọ rầy trưởng thành thường rất ngắn, chưa đến một tháng Thỉnh thoảng có con sống được thêm 1 đến 2 tháng

Trang 28

4.2.1.8 Bệnh thán thư (Purana guttularis)

Hình 4.7 Bệnh thán thư hại lá cà phê

* Triệu chứng

Trên quả: Bệnh thường tấn công mạnh ở giai đoạn quả đã thành thục, tại vị trí gần cuống quả hoặc tại điểm tiếp xúc giữa hai quả với nhau (những nơi dễ bị nước đọng lại) Ban đầu vết bệnh chỉ là một đốm tròn nhỏ màu đen, hơi lõm xuống, sau lan rộng khắp vỏ quả, ăn sâu vào trong nhân làm quả bị thối, khô đen và rụng sớm.

Trên cành: Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm nhỏ màu nâu hơi lõm xuống ở những đốt giữa cành, sau lan rộng hết chiều dài của đốt Bệnh thường tấn công những cành nhỏ đang hóa gỗ, nếu nặng có thể gây hại cả những cành lớn và thân cây, chỗ bị bệnh chuyển thành màu nâu đen, làm lá bị rụng, cành bị khô rồi chết.

Trên lá: Ban đầu vết bệnh là những đốm tròn màu nâu đen, sau đó lan rộng dần, trên đó có các vòng đồng tâm Nếu nặng các vết bệnh liên kết lại với nhau thành từng mảng khô, màu nâu sẫm hay nâu đen

* Nguyên nhân

Bệnh do nấm Colletotrichum cofeanum gây hại

* Đặc điểm phát sinh, phát triển

Bệnh thán thư thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và phát triển mạnh trong suốt mùa mưa, với điều kiện ẩm độ không khí cao, nhiệt độ thích hợp là 23 -25OC Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng bệnh phát triển mạnh lúc cà phê ra hoa, kết trái

Bệnh có thể lây lan qua gió, nhất là nước… Bệnh nặng gây thiệt hại trầm trọng đến năng suất và phẩm chất, có khả năng gây chết cả cây cà phê.

Trang 29

4.2.1.9 Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) * Triệu chứng

Bệnh phát sinh ở trên cành, gần nơi phân cành tạo ra vết bệnh màu phớt hồng, lúc đầu nhẵn sau dầy lên và màu hồng càng rõ, trên mặt có lớp bột màu hồng nhạt mịn, đó là các bào tử của nấm Vết bệnh phát triển chạy dài dọc theo cành và dần dần bọc hết chu vi cành, làm lá bị vàng, quả bị rụng non và cành chết khô

* Nguyên nhân

Bệnh do chủng nấm có tên khoa học là Corticium salmonicolor gây ra Loại

nấm này thường phát triển mạnh vào mùa mưa, giai đoạn có nhiệt độ từ 28-30 oC, độ ẩm không khí cao (trên 85%) Thường bắt đầu gây hại vào tháng 6 đến tháng 7, lên đến đỉnh điểm vào tháng 9 sau đó giảm dần

* Đặc điểm phát sinh, phát triển

Bệnh phát triển trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và vườn cây rậm rạp, đặc biệt trong mùa mưa Bệnh lây lan bằng bào tử theo gió mưa hoặc côn trùng

* Nguyên nhân

Bệnh do nấm Hemileia vastatis gây hại

Trang 30

* Đặc điểm phát sinh, phát triển

Bào tử nẩy mầm ở nhiệt độ từ 20-25oC Bào tử phát tán nhờ gió, nước, côn trùng, con người Ở miền Nam, bệnh thường phát triển mạnh ở tháng 10, 11, 12 dl Các giống cà phê Chè và Vối bị nhiễm bệnh nặng, cà phê Mít bị nhiễm ở mức trung bình, giống Catimor có khả năng chống bệnh cao

4.2.2 Thành phần sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu

Bảng 4.4 Thành phần hại điều tra trên cây hồ tiêu

STT Tên tiếng Việt Tên khoa học Mức độ phổ biến

3 Rệp muội (rầy mềm) Aphis gossypii và Myzus persicae

++

Nhận xét: trên cây hồ tiêu có 5 loại dịch hại phổ biến, tuy nhiên trong đó có 3

loại dịch hại gây hại nặng cho cây hồ tiêu là: rệp muội, bệnh thán thư và bệnh nấm hồng

Đề xuất với vườn hồ tiêu:

- Áp dụng các biện pháp thâm canh chăm sóc vườn hồ tiêu, làm sạch cỏ và bón phân đầy đủ, bón phân đạm, kali kết hợp với phân chuồng cho hợp lý

- Thu dọn sạch sẽ tàn dư, cỏ dại

- Nếu cây hồ tiêu bị phá hại mạnh thì tiến hành phun thuốc phòng trừ, tuy nhiên cần có thời gian cách ly hợp lý

4.2.2.1 Bọ xít lưới (Elasmognathus nepalensis) * Đặc điểm hình thái và sinh học

Thành trùng là một loại bọ xít lưới nhỏ, màu đen, dài từ 5-7 mm Rất dễ nhận ra do ngực trước phát triển rộng sang hai bên tạo với trục cơ thể thành hình chữ thập (hay còn gọi là hình thánh giá)

* Tập quán sinh sống và cách gây hại

Bọ xít lưới đẻ trứng vào cuống hoa, trái Sâu non trải qua 5 lần lột xác để phát triển và cơ thể có nhiều gai nhọn Vòng đời của bọ xít trưởng thành là 27 ngày

Ngày đăng: 07/08/2024, 08:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN