1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái hiện nay

32 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái hiện nay
Tác giả Nguyễn Ngọc Phương Trinh, Phạm Võ Thanh Trúc, Nguyễn Vũ Tường Vy, Huỳnh Ngô Thanh Vy, Nguyễn Phan Triệu Vy
Người hướng dẫn ThS. Phạm Thị Tú Anh
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Cuối kỳ xã hội học gia đình
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 524,87 KB

Cấu trúc

  • I. Lý do chọn đề tài (3)
  • II. Nội dung nghiên cứu (5)
    • 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (5)
      • 1.1 Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái (5)
      • 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phân công lao động (8)
      • 1.3 Đánh giá ảnh hưởng của phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái đối với sự phát triển và hạnh phúc của con cái và của bản thân vợ/chồng (11)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
    • 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu (17)
    • 4. Câu hỏi nghiên cứu (18)
    • 5. Giả thuyết nghiên cứu (18)
    • 6. Lý thuyết áp dụng & các khái niệm có liên quan (18)
    • 7. Khung lý thuyết (24)
    • 8. Mô hình khung phân tích (25)
    • 9. Phương pháp nghiên cứu (25)
      • 9.1 Phương pháp chọn mẫu (25)
      • 9.2 Phương pháp thu thập thông tin (26)
      • 9.3 Phương pháp xử lý thông tin (27)
    • 10. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (27)
  • III. KẾT LUẬN (29)

Nội dung

Một số kết quả nghiên cứu có được một số năm trước đây cho thấy, quan niệm của người dân vẫn cho rằng công việc nội trợ, chăm sóc con cái trong gia đình là việc làm của nữ, điều này d

Lý do chọn đề tài

Phân công lao động giữa vợ và chồng là một chỉ báo quan trọng đo lường mức độ bình đẳng giới trong gia đình, do đó ảnh hưởng tới việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bất bình đẳng giới ở Việt Nam có liên quan đến việc phụ nữ gắn bó chặt chẽ với vai trò người nội trợ trong gia đình, xuất phát từ quan niệm cho rằng đó là “nghĩa vụ tự nhiên” của người phụ nữ Để hoàn thành vai trò này, nhiều phụ nữ đã đánh mất cơ hội học tập, sự nghiệp, hoạt động xã hội, lãnh đạo và quản lý (ISDS, 2015) Vì lý do đó, trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011-2020, mục tiêu thứ sáu về đảm bảo bình đẳng giới trong đời sống gia đình và từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới đã xác định rằng “thu hẹp khoảng cách về thời gian tham gia của phụ nữ vào các hoạt động xã hội” Việc nhà so với nam giới gấp 2 lần vào năm 2015 và 1,5 lần vào năm 2020” (Thủ tướng Chính phủ, 2010) Thủ tướng cũng đã ban hành Quyết định số 622/QD-TTg ngày 10/5/2017 về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững nhằm “Đảm bảo bình đẳng trong công việc nội trợ và chăm sóc gia đình; công nhận công việc nhà và chăm sóc không lương; tăng cường các dịch vụ công, cơ sở hạ tầng và các chính sách bảo trợ xã hội, dịch vụ hỗ trợ gia đình và chăm sóc trẻ em” Như vậy, việc phấn đấu để đạt được sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình một cách bình đẳng hơn là một mục tiêu rất quan trọng trong thời gian qua và những năm sắp tới

Phân công lao động gia đình luôn là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trên toàn cầu trong kinh tế và xây dựng xã hội trên các khía cạnh bản dạng giới, chăm sóc con cái có thể coi là một vấn đề quan trọng Tuy nhiên, trên thực tế việc phân chia công việc không được trả công trong gia đình ít nhiều vẫn chưa thỏa đáng Tỷ lệ nam giới tham gia vào công việc nội trợ, chăm sóc con cái chưa tương xứng với sự gia tăng của phụ nữ trên thị trường lao động Theo báo cáo của Vụ Bình đẳng giới - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và ActionAid Việt Nam (2016), trung bình phụ nữ Việt dành hơn 5 giờ mỗi ngày để làm những công việc chăm sóc không lương, nhiều hơn so với đàn ông từ 2 tới 2,5 giờ Báo cáo phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động - việc làm của ILO (2021) cũng cho kết quả tương đồng Phần lớn phụ nữ dành một quỹ thời gian nhất định cho việc nhà Phụ nữ dành trung bình 20,2 giờ một tuần trong khi nam giới là 10,7 giờ Thậm chí, có đến gần 20% nam giới cho biết không làm việc nhà (Dương Kim Anh, 2022) Ngoài ra, ngay cả trong giai đoạn Covid-19, thời gian rỗi của hai giới gần như là như nhau nhưng về cơ bản, người vợ vẫn đảm nhận chính trong các công việc nhà Sự thay đổi tỷ lệ người chồng đảm nhận chính ở một số công việc như: nội trợ, chăm sóc con, chơi với con và chăm con ốm chưa đến 1% (Lê Thị Hồng Hải, 2022)

Như vậy, phân công lao động theo giới trong đời sống gia đình có một khuôn mẫu chung nhưng cũng thể hiện sự đa dạng tùy theo địa bàn nghiên cứu và các nhóm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh có mức độ đô thị hóa thuộc loại cao nhất ở Việt Nam, đồng thời là một trung tâm kinh tế và khoa học Các gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh vì vậy được chờ đợi là ít có khác biệt giới hơn trong phân công lao động Tuy nhiên, hiện có rất ít nghiên cứu quan tâm hoặc chỉ phân tích sơ lược phân công theo giới trong chăm sóc con cái ở địa phương Một số kết quả nghiên cứu có được một số năm trước đây cho thấy, quan niệm của người dân vẫn cho rằng công việc nội trợ, chăm sóc con cái trong gia đình là việc làm của nữ, điều này dẫn đến sự phân chia công việc thiếu bình đẳng Như trong nghiên cứu của Nguyễn Huy Cường (2014) ở mỗi loại hình gia đình có thời gian kết hôn khác nhau thì người phụ nữ lại nhận được những sự chia sẻ của người chồng về công việc nội trợ, chăm sóc con cái cũng có mức độ khác nhau Trong những gia đình có thời gian kết hôn nhiều hơn, việc nội trợ trong gia đình thường do người phụ nữ và con cái cùng chia sẻ Tuy nhiên, việc nhà được chia sẻ cũng lại là con gái chủ yếu Nguyên nhân xuất phát từ quan niệm của mọi người (kể cả nam và nữ) đều cho "việc nhà" là việc của phụ nữ và sự chia sẻ nếu có cũng chỉ là "giúp đỡ" Vì vậy trong nghiên cứu này của chúng tôi sẽ cung cấp một bức tranh cập nhật hơn và phân tích sâu hơn về tình hình phân công lao động trong việc chăm sóc con cái giữa vợ và chồng ở các hộ gia định ở thành phố Hồ Chí Minh theo các nhóm xã hội, góp phần nhìn nhận rõ hơn việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước tại thành phố lớn nhất nước

Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để đạt được mục tiêu đó, liệu có tác động khách quan và chủ quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc phân công lao động trong gia đình hay không? Có sự tương đồng và khác biệt gì giữa các nhóm xã hội về khuôn mẫu đó?

Với mục đích nghiên cứu về phân bổ công việc gia đình, đặc biệt là trong chăm sóc con cái giữa vợ chồng tại hai phường đông dân với đặc điểm nhân khẩu khác biệt là Linh Trung (Quận Thủ Đức) và Tân Tạo A (Quận Bình Tân), TP Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát để tìm hiểu thực trạng "Phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái hiện nay".

Nội dung nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong những thập kỷ gần đây, nghiên cứu về giới đã trở thành một chủ đề phổ biến được nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn quan tâm Điều này dẫn đến sự ra đời của nhiều công trình nghiên cứu đa dạng về giới, bao gồm cả các vấn đề giới tồn tại trong sự phân công lao động trong gia đình hiện nay.

1.1 Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái

Trong quá trình biến đổi nền kinh tế đã làm cho vai trò sản xuất của người phụ nữ trở nên năng động hơn thông qua việc đa dạng hóa ngành nghề Sự thay đổi này trở thành xu thế vì nhu cầu tiêu dùng của gia đình tăng lên trước Điều này tạo thuận lợi cho cả hai giới phát huy được nguồn lực của mình nhằm tăng tối đa phúc lợi của gia đình Với xu thế biến đổi này, loại hình phân công lao động trong gia đình theo kiểu truyền thống (chồng kiếm tiền, vợ lo việc nhà) cũng đang dần biến đổi Việc phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động nhiều hơn, dẫn đến sự tái cấu trúc trong phân công lao động gia đình, đặc biệt là vấn đề chăm sóc con cái

Trong gia đình, sự xuất hiện của đứa con khiến cho khối lượng công việc nhà của phụ nữ tăng đáng kể Bên cạnh nội trợ vốn là công việc thường nhật của phụ nữ, họ luôn phải dành nhiều thời gian cho con hơn người chồng Trong quan niệm của phần lớn người Việt vẫn tin rằng ngoài vấn đề sinh đẻ thì việc chăm sóc và dạy dỗ con cái trước hết và chủ yếu là trách nhiệm của mẹ chứ không phải cha Khi người chồng chia sẻ việc nhà với vợ, anh ta nhận được lời khen từ bên ngoài trong khi công việc này là bình thường đối với phụ nữ (Mai Huy Bích, 2003) Quan niệm này không chỉ thể hiện ở nam giới mà ở cả phụ nữ (Vũ Thị Thanh, 2009; Nguyễn Hữu Minh 2016) Dựa trên số liệu khảo sát vào năm 2013, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh (2016) đã chỉ ra rằng, đối với việc chăm sóc con cái, bao gồm cả trông trẻ nhỏ và đưa đón con, cháu đi học, tỷ lệ người vợ đảm nhận rất cao với tỷ lệ lần lượt là 71,4% và 63,1%, tỷ lệ cả 2 giới cùng tham gia chưa vượt quá 20% Tuy nhiên trong những năm gần đây, các nghiên cứu của Nguyễn Huy Cường (2014), Nguyễn Trúc Lâm (2017) hay Lê Thị Hồng Hải (2022) đều cho thấy được rằng đối với các hoạt động liên quan đến việc chăm sóc con cái (dạy con học, chơi với con, chăm con ốm) thì tỷ lệ cả vợ và chồng cùng làm phần lớn đều cao hơn mức 50% so với các hoạt động trong gia đình khác Như vậy, trước những thay đổi về văn hóa và xã hội bắt đầu từ thế kỷ 20, sự suy giảm vai trò trụ cột kinh tế của người đàn ông trong gia đình đã mang lại một xu hướng mới, mở rộng vai trò của người cha trong việc chăm sóc con cái hơn trước đây

• Loại công việc chăm sóc con cái mà vợ và chồng đảm nhiệm

Dù hiện nay, tỷ lệ nam giới tham gia vào việc chăm sóc con cái đã có xu hướng tăng hơn Tuy nhiên, dựa theo một số các nghiên cứu trước đây mức độ tham gia của người cha vào chăm sóc con cái nhiều hay ít còn tùy thuộc vào độ tuổi của đứa trẻ Đối với trẻ sơ sinh, người cha hầu như ít tham gia vào việc chăm sóc con cái, tuy nhiên mức độ người cha chăm sóc con cái vẫn ít hơn rất nhiều so với người mẹ Có tới 80,5% người mẹ là người chủ yếu cho con ăn uống, tắm rửa, so với 4,1% người cha làm công việc đó (Vũ Tuấn Huy và Deborah, 2002) Khi đứa trẻ đi học, người vợ vẫn là người kèm cặp và giúp con học ở nhà nhiều hơn người chồng (Hoàng Bá Thịnh, 2008) Trong nghiên cứu của Cao Văn Thống (2014) cũng cho thấy, tỷ lệ người mẹ hướng dẫn con học là 32,7% cao hơn so với người cha là 16,8%, việc mua dụng cụ học tập cũng do người mẹ đảm nhận chính (32,7%) Tuy nhiên, tỷ lệ nam giới tham gia hoạt động đưa con đi học lại cao gấp 4 lần so với nữ giới và hầu hết việc chăm sóc con cái đều có sự tham giả của cả 2 vợ chồng (97%) Nhìn chung, những người vợ vẫn đảm nhận chính các công việc trong nhà và “đối nội”, trong khi đó, người chồng phụ trách chính các công việc ngoài nhà và “đối ngoại” (Nguyễn Hữu Minh, 2016)

• Tỷ lệ phân chia thời gian chăm sóc con cái giữa vợ và chồng

Trong kết quả nghiên cứu của Lê Nữ Minh Phương (2016) cho thấy, công việc nhà đã được chia sẻ nhiều hơn so với trước đây Trung bình thời gian nội trợ và chăm sóc con cái trong 1 ngày của người chồng là 1,3 giờ và người vợ là 4,1 giờ, khoảng cách chênh lệch là 2,8 giờ So với nghiên cứu của Võ Thị Hồng Loan (2007), thời gian lao động của nữ giới thường cao hơn nam giới 3-4 giờ mỗi ngày Như vậy, sự chênh lệch này đã được cải thiện đáng kể Đặc biệt, thời gian dành cho chăm sóc con cái giữa 2 giới không có sự chênh lệch quá nhiều Trong đó, nữ giới dành thời gian trung bình chăm sóc con cái là 1,1 giờ/ngày còn nam giới là 0,7 giờ/ngày (Lê Nữ Minh Phương, 2016) Tuy nhiên, nhìn chung phụ nữ vẫn dành thời gian cho công việc chăm sóc không được trả công nhiều hơn nam giới ở hầu hết các nhóm tuổi, ngược lại nam giới thiên về công việc được trả công và dành nhiều thời gian cho học tập, giải trí và tự chăm sóc bản thân hơn nữ giới (Nguyễn Thị Minh Hòa và Hà Tuấn Anh, 2019)

• Nhận thức về vai trò chăm sóc con cái của vợ và chồng

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Cường (2014), quan niệm truyền thống về sự phân công lao động theo giới (nội trợ là việc của phụ nữ) đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người Nhiều nam giới cảm thấy họ có thể làm được nhưng hiệu quả không cao hay sự dị nghị từ xung quanh khiến họ không muốn làm Theo số liệu khảo sát định lượng trong nghiên cứu của Nguyễn Huy Cường cũng cho thấy, hầu hết cả nam và nữ ở cả ba loại hình gia đình có thời gian kết hôn khác nhau vẫn xem công việc nhà là của phụ nữ Mặc dù nam giới có đồng ý với ý kiến “công việc gia đình cần có sự chia sẻ của người chồng” nhưng trên thực tế công việc nhà vẫn do phụ nữ đảm nhận chủ yếu Tuy nhiên, với quan niệm “Cha mẹ đều có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm sóc con cái” trên 90% cả nam giới và nữ giới đều đồng tình với ý kiến, điều này cũng tỷ lệ thuận với sự tham gia của cả 2 trong hoạt động chăm sóc con cái Ngược lại, trong nghiên cứu của Ngô Ngân Hà (2017) dù có sự thay đổi tích cực trong quan niệm của nam giới đối với việc nhà, nhưng mới chỉ ở chừng mực nào đó Chỉ có ⅓ người trả lời cho biết họ chia sẻ việc nhà bình đẳng với vợ Phần lớn, nam giới vẫn quan niệm việc nhà hay chăm con là “thiên chức”, “trách nhiệm” của người mẹ, nam giới chỉ đóng vai trò “hỗ trợ/giúp đỡ” Đối với quan niệm chung của người phụ nữ, họ định hướng đến vai trò giới truyền thống khá mạnh Với người phụ nữ những phẩm chất như biết nội trợ giỏi, biết nuôi dạy con cái được đánh giá cao hơn đối với những đặc điểm như có học vấn cao, nghề nghiệp uy tín và địa vị xã hội Ngoài ra, quan niệm về bình đẳng vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi mô hình phân công vai trò giới truyền thống Người vợ vẫn đánh giá cao vai trò trụ cột kinh tế của người chồng và bằng lòng với vai trò người nội trợ (Vũ Tuấn Huy và Deborah S Carr, 2004) Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh (2016) cũng cho thấy, gần 60% người trả lời đồng ý với nhận định “công việc của người chồng là kiếm tiền, công việc của người vợ là chăm sóc nhà cửa và gia đình” Điều đặc biệt là tỷ lệ đồng ý sự phân công này đáng kể ở những người tham gia là nữ với mức chênh lệch giữa 2 giới là gần 20%

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phân công lao động

• Các yếu tố vi mô

Nghiên cứu của Hồ Ngọc Châm (2015) đã tổng hợp và chỉ ra việc làm không được trả công trong gia đình của phụ nữ nông thôn Việt Nam (bao gồm việc chăm sóc các thành viên trong gia đình, công việc nội trợ, các hoạt động tự nguyện tại cộng đồng) chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố như quan niệm giới, nghề nghiệp của vợ/chồng, số năm kết hôn, địa bàn cư trú

Các nghiên cứu về phân công lao động theo giới trong gia đình trong vài năm trở lại đây thường khám phá mối quan hệ giữa các đặc điểm nhân khẩu học của vợ và chồng và quyết định phân công công việc trong gia đình Điển hình trong kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hồng Hải (2022) chỉ ra rằng ở những gia đình mà người chồng kiếm được nhiều tiền hơn vợ thì người chồng có xu hướng tham gia chăm sóc con cái nhiều hơn Điều này có thể xuất phát từ nhận thức cần đầu tư nhiều hơn cho con cái, đặc biệt là những gia đình có ít con Điều này trái ngược với trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh (2021) khi thu nhập của thành viên nào cao hơn thì người còn lại có xu hướng đảm nhiệm nhiều công việc trong gia đình hơn Nghiên cứu cũng cho thấy các đặc điểm như tuổi tác, trình độ học vấn, khu vực sinh sống không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng người chồng tham gia vào công việc gia đình truyền thống do người vợ đảm nhiệm Hơn nữa, nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục trong việc ảnh hưởng đến việc phân chia công việc gia đình, trong đó những người có trình độ học vấn cao hơn sẽ ít có định kiến về giới hơn và sẵn sàng tham gia vào công việc nhà hơn Tuy nhiên ở hai nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc xem xét mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đến sự tham gia công việc gia đình mà chưa phản ánh được đúng hiệu suất thực tế hoặc số giờ lao động cụ thể

Tương tự, nghiên cứu của Nguyễn Trúc Lâm (2017) đã chỉ ra giới tính, tôn giáo, tuổi tác và thu nhập là yếu tố tác động sâu sắc đến phân công lao động trong gia đình Xét về giới, trong khi nam đóng vai trò sản xuất thì nữ đảm nhận hỗ trợ và phụ giúp Chưa dừng ở đó bài nghiên cứu còn chứng minh qua yếu tố nào cũng thấy được nam giới đa số sẽ đảm nhận công việc nặng nề trong sản xuất nên việc tham gia lao động trong gia đình khá ít so với nữ giới trong gia đình

• Các yếu tố trung mô

Nghiên cứu của Đỗ Hoài Linh (2020) xem xét dưới góc độ của cái yếu tố trung mô và vĩ mô như gia đình, bạn bè, quan điểm giới và môi trường xã hội thông qua tiếp cận mô hình lý thuyết hành vi dự định - TPB của Ajzen (1985) Các biến độc lập bao gồm “Nhân khẩu học”, “Thái độ”, “Chuẩn mực chủ quan” và “Nhận thức kiểm soát hành vi” được sử dụng để kiểm tra “Ý định phân công lao động hộ gia đình” Hai yếu tố được xác định chính có ảnh hưởng đến “Hành vi phân công lao động hộ gia đình” là:

“Ý định phân công lao động hộ gia đình” và “Nhận thức kiểm soát hành vi” (Đỗ Hoài Linh, Bùi Thu Trang, Lê Anh Việt, Nguyễn Quang Huy, Đỗ Thu Phương, 2020) Các giả thuyết của nghiên cứu được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết hành vi dự định và được kiểm định bằng phương pháp hồi quy và kiểm định Anova Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phân công lao động hộ gia đình bao gồm: (1) Nhận thức kiểm soát hành vi; (2) Thái độ; (3) Bạn bè; (4) Gia đình; (5) Môi trường xã hội và (6) Quan điểm về giới Trong đó “Thái độ” là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến ý định phân công lao động hộ gia đình và nhóm các yếu tố “Gia đình”, “Bạn bè”, “Môi trường xã hội” có ảnh hưởng yếu nhất (Đỗ Hoài Linh, Bùi Thu Trang, Lê Anh Việt, Nguyễn Quang Huy, Đỗ Thu Phương, 2020)

• Các yếu tố vĩ mô

Nghiên cứu của Eerola và Huttunen (2011) chỉ ra rằng những thay đổi văn hóa, xã hội từ thế kỷ 20 cùng với sự trỗi dậy của phong trào nữ quyền đã làm thay đổi phân công lao động theo giới trong gia đình Trong khi đó, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh (2016) tại Việt Nam cho thấy quan niệm truyền thống về vai trò giới vẫn ảnh hưởng lớn đến phân công lao động gia đình, tạo sự khác biệt về quan điểm giữa nam và nữ Nghiên cứu của Ngô Văn Lệ, Cao Văn Thống (2014) tập trung vào yếu tố kinh tế thị trường trong phân công lao động gia đình, chỉ ra rằng kinh tế thị trường tác động đến quan niệm và hành vi thực hiện công việc gia đình theo giới Nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố di cư ảnh hưởng đến phân công lao động giữa vợ chồng, nếu cả hai đều làm việc ngoài gia đình thì sẽ chia sẻ việc nhà nhiều hơn, còn nếu chồng làm việc xa thì vợ sẽ tham gia công việc gia đình nhiều hơn.

Hầu hết các bài nghiên cứu vẫn chưa đánh giá đa dạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân công lao động theo giới trong gia đình, dù có đánh giá nhưng chỉ dừng có mức độ sơ lược Chưa dừng ở đó, các nghiên cứu kể trên chỉ mới tiếp cận khía cạnh yếu tố tác động phân chia lao động trong mối quan hệ vợ chồng, chưa làm rõ ở khía cạnh cụ thể như phân công lao động trong chăm sóc con cái Tổng kết lại, các yếu tố ảnh hưởng đến phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình có thể xem xét trên ba góc độ: yếu tố vi mô bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học của vợ và chồng hay đặc điểm chung của hộ gia đình, yếu tố trung mô bao gồm ảnh hưởng của môi trường gia đình, bạn bè, cuối cùng là yếu tố vĩ mô bao gồm ảnh hưởng từ môi trường xã hội, sự phát triển của kinh tế, văn hóa và các chính sách từ cơ quan nhà nước Nghiên cứu của chúng tôi sẽ tiếp cận dựa trên cả ba góc độ trên để tìm hiểu về phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái trong bối cảnh hiện nay tại TP.HCM thông qua khảo sát tại phường Linh Trung, Quận Thủ Đức và phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân

1.3 Đánh giá ảnh hưởng của phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái đối với sự phát triển và hạnh phúc của con cái và của bản thân vợ/chồng

• Ảnh hưởng của phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái đối với sự phát triển của con

Gia đình và mối quan hệ gần gũi với cha mẹ là yếu tố bảo vệ quan trọng đối với trẻ và thanh thiếu niên Trong xã hội, trách nhiệm của cha mẹ chính là chăm sóc trẻ từ tuổi thơ ấu cho đến khi trưởng thành Các quan niệm, kỳ vọng hay cách thức giáo dục, ứng xử khác nhau của cha mẹ và điều kiện chăm sóc ở các gia đình có thể ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ em (Nguyễn Hữu Minh, 2012) Theo Nguyễn Thẩm Thu Hà (2023), việc người cha là lao động chính, thường đi làm và ít tiếp xúc với con cái có thể làm ảnh hưởng tới mối quan hệ và sự gắn kết giữa cha-con Trong hai bố mẹ, người mẹ vẫn là người được con cái tâm tình, trao đổi hơn so với người cha Điều này cũng tương đồng với nghiên cứu trước đó của Hoàng Bá Thịnh (2006), dù là con trai hay con gái đều thổ lộ tình cảm với người mẹ nhiều hơn so với người cha, tỷ lệ bày tỏ tâm tình của con cái với mẹ là 57,9% và với cha là 39,1% Việc thiếu vắng sự chăm sóc, giáo dục của người cha là thiếu hụt lớn trong sự trưởng thành của những người con Hệ quả là những đứa trẻ sẽ có nhân cách thiếu ổn định, tính khí thất thường, dễ nản chí, hèn nhát, làm tăng khả năng lệch lạc hành vi ở trẻ Thậm chí, có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như tâm thần phân liệt, rối nhiễu về tâm lý ở những trẻ đã từng bị tổn thương về tình cảm (Trần Thị Diệu Linh, 2019) Một cuộc khảo sát đã chỉ ra có 78% bệnh nhân tâm thần, 75% bệnh nhân trầm cảm và 84% bệnh nhân rối loạn lo âu do đang ở trong tình trạng không thiết lập được “sự gắn kết an toàn” giữa cha và con Ngoài ra trong nghiên cứu của Trần Thị Diệu Linh còn chỉ ra rằng, trong những gia đình mà người cha thường xuyên vắng mặt do nguyên nhân chủ quan hay khách quan, ở đó người mẹ phải đảm nhận cả hai vai trò dẫn đến việc trẻ trai có nguy cơ thiếu nam tính, trẻ gái trở nên nam tính hơn Sự vắng mặt của người cha có thể tạo nên sự mất cân bằng trong sự phát triển của trẻ Như vậy, ở những giai đoạn đầu đời hay vị thành niên, việc để trẻ thiếu vắng một trong hai bên chăm sóc hay phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người thân có thể làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hay sự phát triển về mặt tâm lý của trẻ

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái dưới bối cảnh xã hội hóa, nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thông tin cho các chương trình xã hội, các chính sách có liên quan đến sự phát triển bền vững của gia đình

• Tìm hiểu thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái trong các hộ gia đình tại hai phường được khảo sát

• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái trong gia đình hiện nay

• Đánh giá ảnh hưởng của phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái đối với sự phát triển và hạnh phúc của con cái và của bản thân vợ/chồng

Mục tiêu cụ thể Nội dung Nguồn dữ liệu

Công cụ thu thập thông tin

1 Tìm hiểu thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái trong các hộ gia đình

1.1 Tỷ lệ tham gia các công việc chăm sóc con cái vợ và chồng

1.1.1 Loại công việc chăm sóc con cái mà vợ và chồng tham gia

1.1.2 Mức độ thường xuyên tham gia các công việc chăm sóc con cái của vợ và chồng

1.2 Tỷ lệ phân chia thời gian chăm sóc con cái giữa vợ và chồng

1.2.1 Thời gian (số giờ) vợ và chồng dành cho các công việc chăm sóc con cái

1.2.2 So sánh tỷ lệ thời gian chăm sóc giữa vợ và chồng theo từng công việc cụ thể

1.3 Nhận thức về phân công công việc chăm sóc con cái của vợ và chồng

1.3.1 Nhận thức tầm quan trọng của phân công chăm sóc con cái

1.3.2 Nhận thức về phân công vai trò chăm sóc con cái

1 Dữ liệu thứ cấp và sơ cấp

1.3.1 BH, PVS, TLN 1.3.2 BH, PVS, TLN

Mục tiêu cụ thể Nội dung Nguồn dữ liệu

Công cụ thu thập thông tin

2.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái trong gia đình hiện nay

2.1 Yếu tố vi mô (cá nhân)

2.1.1 Trình độ học vấn 2.1.2 Thu nhập cá nhân 2.1.3 Nghề nghiệp 2.1.4 Giới tính 2.1.5 Tuổi 2.1.6 Quan niệm giới

2.2.1 Cấu trúc gia đình (số nhân khẩu, tuổi của con cái, thu nhập hộ gia đình)

2.2.2 Chiến lược phân bổ nguồn lực (thời gian, năng lực cá nhân)

2.3.1 Chính sách nhà nước (Quyền lợi thai sản, chính sách hỗ trợ trẻ em, Luật Hôn nhân và Gia đình)

2.3.2 Môi trường sống (kinh tế, văn hóa truyền thống)

2.1.1 BH, PVS, TLN 2.1.2 BH, PVS, TLN 2.1.3 BH, PVS, TLN 2.1.4 BH, PVS, TLN 2.1.5 BH, PVS, TLN 2.1.6 BH, PVS, TLN

2.2.1 BH, PVS, TLN 2.2.2 BH, PVS, TLN

2.3.1 BH, PVS, TLN 2.3.2 BH, PVS, TLN

Mục tiêu cụ thể Nội dung Nguồn dữ liệu

Công cụ thu thập thông tin

3.Đánh giá ảnh hưởng của phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái đối với sự phát triển và hạnh phúc của con cái và của bản thân vợ/chồng

3.1 Đánh giá ảnh hưởng của phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái đối với sự phát triển của con

3.1.1 Sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ

3.2 Đánh giá ảnh hưởng của phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái đối với chính bản thân vợ/chồng

3.2.1 Hạnh phúc của vợ và chồng trong cuộc sống hôn nhân

3.2.2 Sức khỏe tinh thần và thể chất

3.2.3 Cơ hội tham gia thị trường lao động

3 Dữ liệu sơ cấp và thứ cấp

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái hiện nay (Khảo sát tại phường Linh Trung (Quận Thủ Đức) và phường Tân Tạo

A (Quận Bình Tân), TP Hồ Chí Minh)

3.2 Khách thể nghiên cứu: Gia đình hạt nhân (gồm bố, mẹ và con từ 0 - dưới 18 tuổi sống chung vì các biện pháp phân chia nhiệm vụ chăm sóc trẻ ít phù hợp hơn đối với các bậc cha mẹ có con lớn hơn)

3.3 Địa bàn nghiên cứu: Phường Linh Trung (Quận Thủ Đức) và Phường Tân Tạo A

Câu hỏi nghiên cứu

• Công việc chăm sóc con cái nào mà các cặp vợ chồng cho biết là hầu hết được thực hiện bởi người phụ nữ, phần lớn do người đàn ông thực hiện hoặc được chia đều ?

• Yếu tố nào ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái trong gia đình hiện nay?

• Phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và hạnh phúc của con cái và của bản thân họ?

Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Có sự thay đổi tương quan giới trong phân công lao động giữa vợ và chồng trong chăm sóc con cái, dẫn đến sự tái cấu trúc trong chăm sóc con cái Các hoạt động liên quan đến việc chăm sóc, giáo dục con cái (dạy con học, chơi với con, chăm con ốm) thì được chia đều cho người vợ và người chồng cùng thực hiện Thậm chí người chồng còn chiếm tỷ lệ cao hơn người vợ trong các công việc này

Giả thuyết 2: Quan niệm xã hội về vai trò giới ảnh hưởng đến cách thức phân chia công việc chăm sóc con cái trong gia đình Ở những xã hội có quan niệm truyền thống về vai trò giới, người phụ nữ thường được mặc định là người chịu trách nhiệm chính cho việc chăm sóc con cái

Giả thuyết 3: Sự tham gia của cả hai bố mẹ trong việc chăm sóc con cái có thể đem lại sự phát triển toàn diện về cả mặt thể chất và tinh thần cho con cái Đồng thời, sự có mặt của cả hai bố mẹ trong quá trình nuôi dưỡng con cũng giúp con cái xây dựng mối quan hệ vững chắc và an toàn.

Lý thuyết áp dụng & các khái niệm có liên quan

Lý thuyết lựa chọn hợp lý

Trong bài viết “Đóng góp của lý thuyết lựa chọn hợp lý đối với nghiên cứu xã hội học vĩ mô” (The Contribution of Rational Choice Theory to Macro Sociological Research), Michael Hechter đã cùng Debra Friedman phác hoạ mô hình của lý thuyết lựa chọn hợp lý (Skeletal Rational Choice Model) giải thích về hành động hợp lý của cá nhân và cho rằng: hành động hợp lý của cá nhân là kết quả xã hội của một quá trình bao gồm nhiều cơ chế tác động Quan niệm cơ bản của lý thuyết lựa chọn hợp lý là các cá nhân luôn hành động có mục đích Ngoài ra, cá nhân cũng có những sở thích hay những nguyên tắc, những tiêu chuẩn riêng của họ, và hành động của cá nhân là nhằm đạt được mục đích sao cho phù hợp với những thang bậc sở thích của cá nhân

Mặt khác, hành vi của cá nhân chịu tác động của 2 cơ chế là khan hiếm nguồn lực và thể chế xã hội Về nguồn lực khan hiếm, mỗi người có nguồn lực khác nhau và cách tiếp cận chúng cũng khác nhau Người có nhiều nguồn lực dễ đạt được mục đích hơn so với người ít hoặc không có nguồn lực Liên quan đến khan hiếm nguồn lực là khái niệm "chi phí cơ hội" Khi theo đuổi một mục đích, cá nhân cần cân nhắc đến giá trị phải bỏ ra khi từ bỏ một hành động hấp dẫn khác Nếu nguồn lực không đáng kể, họ có thể chọn không theo đuổi những mục đích giá trị cao Kiềm chế thứ hai đối với hành động của cá nhân là thể chế xã hội Theo Friedman và Hechter, hành động của một cá nhân thường tuân thủ các quy tắc của gia đình, trường học, luật lệ và nghi lễ Những quy tắc mang tính ràng buộc này ảnh hưởng đến kết quả xã hội theo cách có hệ thống.

Ngoài ra, Friedman và Hechter còn đưa ra thêm hai cơ sở khác của lựa chọn hợp lý: Cơ sở đầu tiên là cơ chế tập hợp hay quá trình của “các hành động cá thể riêng biệt được kết hợp để tạo ra kết quả xã hội” Cơ sở thứ hai là tầm quan trọng của thông tin giúp tạo ra các lựa chọn hợp lý Lúc đầu người ta cho rằng cá nhân có thông tin tốt nhất hay chí ít cũng đủ để lựa chọn hành động theo ý định trong số các hướng hành động khác nhau Tuy nhiên người ta dần nhận ra rằng chất lượng và số lượng của các thông tin có sẵn rất dễ thay đổi Và sự thay đổi đó ảnh hưởng sâu sắc tới lựa chọn của cá nhân

Lý thuyết lựa chọn hợp lý có thể áp dụng vào đề tài phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái hiện nay tại các phường Linh Trung và Tân Tạo A

Bài viết làm sáng tỏ những yếu tố tác động đến quá trình ra quyết định về vai trò và phân công lao động trong gia đình, dựa trên các cơ chế như sự khan hiếm nguồn lực và thể chế xã hội.

Lý thuyết chiến lược hộ gia đình

Khái niệm chiến lược hộ gia đình xuất hiện từ nghiên cứu thực nghiệm và nỗ lực tìm hiểu và giải thích cơ chế sinh tồn của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương Nó lần đầu tiên được sử dụng trong nghiên cứu về các nhóm nghèo ở các nước thuộc thế giới thứ ba, tập trung vào các hoạt động kinh tế phi chính thức của họ Ứng dụng của nó sau đó được chuyển sang nghiên cứu xã hội ở các vị trí xã hội cận biên (người nhập cư, nông dân nhỏ và doanh nhân, v.v.) ở các nước công nghiệp tiên tiến Bước quan trọng trong việc phát triển mô hình nghiên cứu này là vào giữa những năm 1980, Ray Pahl và Jonathan Gershuny đã áp dụng khái niệm này cho tất cả các hộ gia đình Trọng tâm của họ chủ yếu là công việc như một khía cạnh của chiến lược hộ gia đình Sau này, khái niệm chiến lược hộ gia đình đã được sử dụng thành công trong các nghiên cứu về hoạt động lao động phi chính thức và các hình thức làm việc linh hoạt trong thời kỳ chuyển đổi hậu Fordist và nghiên cứu ứng phó với quá trình biến đổi hậu xã hội chủ nghĩa ở các xã hội Trung và Đông Âu ở thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 Hoạt động của các thành viên hộ gia đình trong nền kinh tế chính thức, thực tiễn của họ trong nền kinh tế xã hội và phi chính thức cũng được nghiên cứu

Truyền thống thống trị trong quan điểm nghiên cứu này là truyền thống dựa vào lý thuyết lựa chọn hợp lý và đặc biệt là lý thuyết trò chơi Trong các cách tiếp cận này, các chiến lược bao gồm sự hiện diện của các quyết định có ý thức và hợp lý liên quan đến quan điểm dài hạn Trong một trong những ví dụ về việc áp dụng khung lý thuyết này, trong quá trình nghiên cứu do Anderson, Bechhoefer và Gershuny biên tập, các chiến lược được coi là kế hoạch hành động, là định hướng chiến lược, dẫn đến kết luận rằng chỉ những hộ gia đình giàu có hơn mới có đủ nguồn lực để lập kế hoạch và lựa chọn giữa các phương án khác nhau và do đó chỉ họ mới có thể có chiến lược

Ngược lại với định nghĩa về chiến lược “mạnh” mà theo đó người ta chỉ có thể nói về chiến lược khi các hộ gia đình lên kế hoạch cho các hoạt động mà sau này họ cố gắng thực hiện, Alan Warde đưa ra một định nghĩa “yếu”, theo đó chiến lược hộ gia đình có thể được suy ra sau này từ quá trình hành động và kết quả đạt được, bất kể nó có được lên kế hoạch một cách có ý thức hay không Việc áp dụng lý thuyết chiến lược hộ gia đình trong đề tài nhằm bổ sung cho những hạn chế của lý thuyết lựa chọn hợp lý khi các quyết định về phân chia công việc trong gia đình không nhất thiết phải dựa trên phân tích chi phí - lợi ích hợp lý về mặt kinh tế mà chiến lược gia đình có thể nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích chung hơn là lợi ích cá nhân của một cá nhân Chúng cũng có thể bắt nguồn từ các chuẩn mực, sở thích và quy ước được xác định về mặt văn hóa Liệu một chiến lược có “hợp lý” hay không chỉ có thể được xác lập trong bối cảnh của các thể chế, các yếu tố văn hóa và môi trường khác của thời kỳ đó

Lý thuyết vai trò giới

Vai trò giới được định nghĩa là những hành vi, những quan điểm mà xã hội trong đợi đối với mỗi người Những vai trò này bao gồm các quyền và trách nhiệm được chuyển hóa đối với từng giới trong những xã hội cụ thể

Lý thuyết vai trò giới xuất phát từ những nguồn gốc sinh học mà nó xác định sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới Những nguồn gốc sinh học này tạo nên cơ sở từ đó khái quát nên những hành vi cụ thể, được gọi là vai trò giới Thông qua quá trình xã hội hóa, con người học tập các vai trò này Những vai trò này chỉ dẫn các hành vi được xem là phù hợp với mong đợi của xã hội ở mỗi giới Đó chính là thể hiện sự phân công lao động theo giới

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tiếp cận vai trò giới như là những quan niệm giới truyền thống trước đây ảnh hưởng đến việc phân công chăm sóc con cái trong gia đình Dưới ảnh hưởng của xã hội hóa vai trò giới, có thể giải thích theo hai mặt Một mặt, phụ nữ thích làm các công việc chăm sóc con cái Mặt khác, phụ nữ có thể chịu sức ép từ xã hội - từ người chồng hoặc những người xung quanh, để làm công việc này Như vậy, với cách tiếp cận lý thuyết vai trò giới có thể giải thích cho những trường hợp phụ nữ dù tham gia hoạt động sản xuất nhưng vẫn dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc con cái

Các khái niệm có liên quan

Phân công lao động

Theo Từ điển Triết học, có hai cách hiểu về phân công lao động: Một là, “theo nghĩa rộng, là hệ thống các loại lao động, chức năng sản xuất, công việc nói chung được phân biệt theo những dấu hiệu của mình và đồng thời tác động qua lại lẫn nhau, cũng như hệ thống các mối liên hệ xã hội giữa chúng”; Hai là, “Phân công lao động với tư cách là hoạt động của con người, khác với sự chuyên môn hoá, là một quan hệ xã hội có tính chất tạm thời trong lịch sử Sự chuyên môn hoá lao động là việc phân chia các loại lao động theo đối tượng; nó trực tiếp biểu hiện sự tiến bộ của các lực lượng sản xuất và góp phần thúc đẩy sự tiến bộ đó”

Theo quan điểm xã hội học, khái niệm này được sử dụng theo ba cách:

1 Theo nghĩa phân công chuyên môn về lao động, nó mô tả quá trình sản xuất

2 Theo sự phân công lao động xã hội, nó liên quan đến những sự khác nhau trong xã hội như một tổng thể

3 Sự phân công lao động theo giới, là mô tả sự phân công xã hội giữa phụ nữ và nam giới (Hoàng Bá Thịnh, 2008:234)

Khái niệm “gia đình”

Gia đình là một tập thể xã hội có từ hai người trở lên trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hay cùng sống với nhau Gia đình là một cơ chế trung tâm của tất cả con tâm của tất cả con người, là thiết chế xã hội đặc biệt tập hợp người nhau về thân phận, vai trò, chuẩn mực và lương tri để đạt tới các mục tiêu xã hội quan trọng Các mục tiêu này bao gồm cả sự kiểm soát xã hội về sinh đẻ, xã hội hoá của xã hội mới và vị trí của trẻ em trong xã hội rộng lớn Gia đình mang dấu ấn của xã hội và đến lượt mình gia đình cũng đóng góp chủ yếu cho việc gìn giữ xã hội Các mối quan hệ trong gia đình được sử dụng là sự nối kết, hợp đồng, sự gắn bó và bổn phận giữa con người với nhau và nó tạo ra một hình mẫu riêng biệt

(Tập bài giảng xã hội học gia đình - TS Lê Thị Quý)

Gia đình đóng vai trò tối quan trọng trong việc định hình các chuẩn mực giới ngay từ những năm đầu đời và truyền tải chúng giữa các thế hệ Các quyết định cơ bản của cuộc sống, như việc có con và nuôi dạy chúng, đi làm hoặc nghỉ hưu và đầu tư cho tương lai, thường được đưa ra trong phạm vi gia đình Sự phân công các nhiệm vụ, nguồn lực sản xuất, mức độ trao quyền tự quyết và kỳ vọng của cha mẹ đối với con trai và con gái ảnh hưởng đến việc tạo ra, củng cố hoặc giảm thiểu sự bất bình đẳng giới.

Là một khái niệm sinh học để chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ - hai cá thể người

Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến quá trình tái sản xuất con người và di truyền nòi giống Con người sinh ra đã được xác định những điểm khác nhau về giới tính

Khung lý thuyết

Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý

Lý thuyết vai trò giới

Bối cảnh xã hội - kinh tế

Mối quan hệ xã hội

Phân công lao động theo giới

Chuẩn mực gia đình/xã hội

Sở thích/phương thức cá nhân

Phân bổ nguồn lực Giá trị/năng lực cá nhân

Lựa chọn hành vi Hành vi

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp được sử dụng để thực hiện nghiên cứu này là một thiết kế hỗn hợp

Dữ liệu từ hai phương pháp này được tích hợp để diễn giải các kết quả nghiên cứu của đề tài

Trong đề tài nghiên cứu, nhóm lựa chọn phương pháp phi xác suất - mẫu chỉ tiêu bởi đây là phương pháp chọn mẫu có cách thức thực hiện đơn giản, không đòi hỏi khung mẫu, phù hợp với khả năng cũng như chi phí của nhóm cũng như đảm bảo tính đặc trưng của khách thể phù hợp với đề tài nghiên cứu

Về lý do nhóm không lựa chọn sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất khác vì chúng không mang tính đại diện cao và dễ mang tính một chiều dựa trên ý muốn chủ quan của nhóm thực hiện Đối với mẫu thuận tiện và mẫu phán đoán, rất khó để đem lại nguồn thông tin đa dạng và đúng trọng điểm mà nghiên cứu muốn khai thác vì việc lựa chọn mẫu phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan người lựa chọn Còn đối với mẫu tăng nhanh, việc tìm đến khách thể thông qua lời giới thiệu sẽ gây nên sự xuất hiện của

PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG CHĂM SÓC CON CÁI

Các yếu tố tác động Yếu tố vĩ mô Yếu tố trung mô

Yếu tố vi mô Giới tính Tuổi Trình độ học vấn Nghề nghiệp Thu nhập cá nhân Quan niệm giới

Cấu trúc gia đình Chính sách nhà nước

Môi trường sống (kinh tế, văn hóa truyền thống)

Chiến lược phân bổ nguồn lực

Sức khỏe tinh thần và thể chất

Nhận thức Giáo dục Hạnh phúc trong quan hệ hôn nhân

Cơ hội tham gia thị trường lao động các mối quan hệ thân thiết trong quá trình thảo luận nhóm, làm ảnh hưởng đến chất lượng thông tin thảo luận

Nhóm sẽ lựa chọn mẫu dựa trên các chỉ tiêu về: giới tính (nam và nữ bằng nhau), thời gian kết hôn (5 năm trở lên), khu vực địa lý (nội thành và ngoại thành), nghề nghiệp (đa dạng ngành nghề), số lượng con cái

9.2 Phương pháp thu thập thông tin Để thu thập thông tin cho đề tài, các công cụ thu thập thông tin chính gồm công cụ

Tư liệu sẵn có (TLSC), Bản câu hỏi (BH), Phỏng vấn sâu (PVS), Thảo luận nhóm (TLN)

Mục tiêu thông tin của công cụ TLSC: Bao gồm các tài liệu, văn bản, báo cáo, nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề tài nghiên cứu Mục tiêu thu thập thông tin từ TLSC là:

• Hiểu rõ hơn về bối cảnh lý thuyết và thực tiễn của đề tài

• Xác định các khái niệm, giả thuyết và mô hình nghiên cứu

• Xác định các phương pháp nghiên cứu phù hợp

Mục tiêu thông tin của công cụ Bản hỏi: Thu thập dữ liệu về thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái tại hai phường khảo sát

• Phân tích mức độ tham gia của vợ và chồng vào các hoạt động chăm sóc con cái cụ thể

• Đánh giá mức độ hài lòng của vợ và chồng với sự phân công lao động hiện tại

• Thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến phân công lao động như: thu nhập, trình độ học vấn, quan điểm về vai trò giới,

Nghiên cứu sử dụng "Công cụ Bản hỏi" nhằm giải quyết các mục tiêu chính sau: (1) Thực trạng về phân công lao động chăm sóc con cái giữa vợ và chồng tại hai phường khảo sát (2) Đánh giá hiệu quả của phân công lao động chăm sóc con cái trong việc phát triển và hạnh phúc của con cái (3) Đánh giá hiệu quả của phân công lao động này đối với sự phát triển và hạnh phúc của bản thân vợ chồng.

Mục tiêu thông tin của công cụ Phỏng vấn sâu:

• Hiểu sâu hơn về quan điểm, trải nghiệm và cảm nhận của vợ và chồng về việc phân công lao động trong việc chăm sóc con cái

• Khám phá các khía cạnh và góc nhìn mới về vấn đề phân công lao động

• Thu thập dữ liệu định tính để bổ sung cho dữ liệu thu thập được từ BH

Công cụ PVS sẽ giúp giải quyết mục tiêu nghiên cứu số (2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái trong gia đình hiện nay và số (3) Đánh giá hiệu quả của phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái đối với sự phát triển và hạnh phúc của con cái và của bản thân vợ/chồng

Mục tiêu thông tin của công cụ Thảo luận nhóm:

• Khám phá các quan điểm và ý kiến đa dạng của các đối tượng nghiên cứu về vấn đề phân công lao động

• Khuyến khích thảo luận và chia sẻ thông tin giữa các vợ/chồng về kinh nghiệm, khó khăn và giải pháp trong việc phân công lao động

• Thu thập dữ liệu định tính để bổ sung cho dữ liệu thu thập được từ BH và PVS

Công cụ nghiên cứu lượng hóa (TLN) sẽ hỗ trợ đạt được các mục tiêu sau: (1) Khảo sát hiện trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái tại các hộ gia đình thuộc hai phường được nghiên cứu; (2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân công này trong các gia đình hiện đại; và (3) Đánh giá hiệu quả của việc phân công lao động giữa vợ và chồng đối với sự phát triển, hạnh phúc của con cái và bản thân các bậc cha mẹ.

9.3 Phương pháp xử lý thông tin Đối với dữ liệu định lượng

Dựa trên kết quả điều tra từ bản hỏi, dữ liệu thu thập được đã trải qua các bước nhập liệu, phân tích và xử lý số liệu trước khi được thống kê trên phần mềm SPSS phiên bản 20 Đối với dữ liệu định tính, các phương pháp phân tích thống kê sẽ được áp dụng tùy theo mục đích nghiên cứu.

Thực hiện gỡ băng bản ghi âm phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, tổ chức lại thông tin từ bản ghi chép quan sát thực địa và tổng hợp phân loại thông tin thu được.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Nghiên cứu phân công lao động giữa vợ và chồng trong chăm sóc con cái tại TP Hồ Chí Minh có ý nghĩa khoa học trong việc cung cấp thêm cơ sở lý luận cho chủ đề nghiên cứu, kiểm chứng các lý thuyết được sử dụng Nghiên cứu quan tâm đến cách các cặp vợ chồng phân chia trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, tập trung vào phân công lao động theo giới tính, sự phân bổ trách nhiệm và thời gian dành cho công việc gia đình giữa vợ và chồng Kết quả có thể mang lại thông tin bổ ích cho việc hiểu rõ hơn về quan hệ gia đình và sự phát triển của trẻ em trong môi trường đô thị như TP Hồ Chí Minh.

Phân công lao động trong chăm sóc con cái giữa vợ chồng tại TP.HCM đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và hạnh phúc gia đình, cũng như ảnh hưởng đến cộng đồng Nghiên cứu về cách phân chia này giúp hiểu rõ các yếu tố tác động đến mối quan hệ gia đình và sự phát triển của trẻ em Qua đó, chúng ta nhận biết được những khó khăn mà các gia đình phải đối mặt, đề xuất giải pháp cải thiện và thúc đẩy sự hòa thuận, bình đẳng trong gia đình Từ đó, tạo ra môi trường gia đình lành mạnh, hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho trẻ em và xây dựng xã hội tôn trọng và thực thi giá trị văn hóa gia đình.

Hạn chế của đề tài Đề tài "Phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái hiện nay" đang thu hút sự quan tâm của nghiên cứu về gia đình và xã hội Tuy nhiên, có một số hạn chế cụ thể cần được xem xét:

Một hạn chế đáng kể của các nghiên cứu về phân công chăm sóc con cái là phạm vi nghiên cứu hẹp Hầu hết tập trung vào việc chia sẻ việc nhà giữa cha mẹ, bỏ qua các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc chăm sóc, như tài chính, văn hóa và bối cảnh xã hội Thêm vào đó, cần quan tâm đến định kiến giới tính Nghiên cứu về sự thay đổi vai trò truyền thống của cha mẹ mặc dù quan trọng nhưng chỉ là một phần của vấn đề lớn hơn về giới tính và vai trò xã hội của nam giới và phụ nữ.

Yếu tố văn hóa và khu vực cũng đóng vai trò quan trọng Các giá trị văn hóa và quan điểm về vai trò của vợ và chồng trong việc chăm sóc con cái có thể khác nhau đối với mỗi cộng đồng và vùng miền, điều này làm cho kết quả của nghiên cứu không thể tổng quát hóa được Việc thu thập dữ liệu cũng là một thách thức đáng kể Sự riêng tư của gia đình hoặc các nguyên tắc xã hội về việc chia sẻ thông tin gia đình có thể làm cho việc thu thập dữ liệu trở nên khó khăn Cuối cùng, khả năng thay đổi cũng là một yếu tố cần xem xét Mặc dù nghiên cứu có thể chỉ ra sự phân công lao động hiện tại giữa vợ và chồng, nhưng điều này có thể thay đổi theo thời gian và theo sự phát triển của xã hội.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu này tìm hiểu sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong trách nhiệm chăm sóc con cái ở Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu nhằm mục đích điều tra cách chia sẻ nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân chia này và tác động của nó đến động lực gia đình Sử dụng cả khảo sát định lượng và phỏng vấn sâu định tính với các gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu nhằm cung cấp sự hiểu biết toàn diện về thực tiễn hiện tại và các chuẩn mực xã hội ảnh hưởng đến trách nhiệm chăm sóc trẻ em Những phát hiện ban đầu từ nội dung tổng quan nghiên cứu cho thấy vai trò giới truyền thống vẫn ảnh hưởng đáng kể đến việc phân công lao động chăm sóc trẻ em, trong đó người vợ thường chịu phần lớn hơn trong những trách nhiệm này Tuy nhiên, những gia đình có thu nhập cao hơn và lịch làm việc linh hoạt hơn có xu hướng phân bổ nhiệm vụ chăm sóc trẻ em công bằng hơn Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của các can thiệp chính sách nhằm thúc đẩy sự chia sẻ cân bằng hơn về trách nhiệm chăm sóc trẻ em, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình và sự phát triển toàn diện của trẻ em Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn về tác động tâm lý và giáo dục của sự phân công lao động của cha mẹ đối với con cái, cũng như vai trò của chính phủ và sự hỗ trợ của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trong trách nhiệm gia đình

Báo cáo của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới, Ủy ban nhân dân thành phố

Hồ Chí Minh về việc thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 (số 10/BC-BVSTBPNTP ngày 20/4/2020)

Cao Văn Thống (2014) Tìm hiểu phân công lao động trong gia đình người dân tộc thiểu số nhập cư dưới tác động của kinh tế thị trường [Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM] Đỗ Hoài Linh, Bùi Thu Trang, Lê Anh Việt, Nguyễn Quang Huy, Đỗ Thu Phương

(2020) Determinants of Division of Household Labor in Emerging Country: Evidence from Vietnam International Journal of Social Science and Economics

Eerola, J p., Huttunen, J 2011 “Metanarrative of the “New Father” and narratives of the Young Finnish first-time fathers” Fathering, 9(3), pp.211-231

Halliday, J & Little, J (2004) Tìm hiểu thực tế chăm sóc con cái của phụ nữ nông thôn

Tạp chí Xã hội học, 1(85), 108-116

Hồ Ngọc Châm (2015) Việc làm không được trả công của phụ nữ trong gia đình nông thôn: Thực trạng và hệ quả tác động Tạp chí Xã hội học, 4(132), 81-90

Lê Nữ Minh Phương (2016) Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, 4(101), 33-37

Lê Nữ Minh Phương (2022) The impact of income on the division in domestic labor: the case study in rural Vietnam Asian Development Policy Review, 10(1), 1-15

Lê Thị Hồng Hải (2022) Tác động của đại dịch Covid-19 tới mối quan hệ vợ chồng trong gia đình (Nghiên cứu tại một phường và một xã ở Hà Nội) Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, 32(4), 45-47

Ngô Ngân Hà (2017) Phân công lao động trong gia đình từ góc nhìn của nam giới khu vực Đồng bằng sông Hồng Tạp chí xã hội học, 2(138), 23

Ngô Văn Lệ, Cao Văn Thống (2014) Tìm hiểu phân công lao động trong gia đình người dân tộc thiểu số nhập cư dưới tác động của kinh tế thị trường

Ngày đăng: 06/08/2024, 20:46

w