1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô

40 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống máy phát điện trên ô tô
Tác giả Phan Ngọc Tuấn
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thành Tuyên
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hệ thống điện - điện tử ô tô
Thể loại Báo cáo môn học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,5 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU (16)
    • 1. Nhiệm vụ và yêu cầu hệ thống cung cấp điện ôtô (16)
      • 1.1 Nhiệm vụ của máy phát điện xoay chiều (16)
      • 1.2 Yêu cầu của máy phát điện xoay chiều (16)
    • 2. Sơ đồ tổng quát hệ thống cung cấp điện và sơ đồ phân phối tải (17)
      • 2.1 Sơ đồ cung cấp điện trên ôtô (17)
      • 2.2 Sơ đồ phân bố tải trên xe ô tô (17)
    • 3. Cấu tạo hệ thống cung cấp điện (18)
      • 3.1 Chức năng của máy phát điện (19)
      • 3.2 Nguyên lý sinh điện của máy phát điện xoay chiều (20)
      • 3.3 Cấu tạo và đặc điểm (22)
  • CHƯƠNG 2 KIỂM TRA, SỬA CHỮA MÁY PHÁT ĐIỆN (30)
    • 2. Các hư hỏng của máy phát điện (30)
      • 2.1 Kiểm tra và điều chỉnh độ căng dây curoa máy phát (30)
      • 2.2 Kiểm tra sự nạp điện accu của máy phát (31)
      • 2.3 Kiểm tra bộ tiết chế (31)
      • 2.4 Sửa chửa bảo dưỡng máy phát điện (31)

Nội dung

HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC Độc lập – Tự do – Hạnh phúcPHIẾU NHẬN XÉT BÁO CÁO CÁ NHÂN Dành cho giảng viên hướng dẫn Họ và tên sinh viên: PHAN NGỌC TUẤN MS

MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU

Nhiệm vụ và yêu cầu hệ thống cung cấp điện ôtô

Để cung cấp năng lượng cho các phụ tải trên ô tô, cần phải có bộ phận tạo ra nguồn năng lượng có ích Nguồn năng lượng này được tạo ra từ máy phát điện trên ô tô Khi động cơ hoạt động, máy phát cung cấp điện cho các phụ tải và nạp điện cho accu Để bảo đảm toàn bộ hệ thống hoạt động một cách hiệu quả, an toàn, năng lượng đầu ra của máy phát ( nạp vào accu ) và năng lượng yêu cầu cho các tải điện phải thích hợp với nhau

Yêu cầu đặt ra cho máy phát phụ thuộc vào kiểu và cấu trúc máy phát lắp trên xe hơi, được xác định bởi việc cung cấp năng lượng điện cho các tải điện và accu Có hai loại máy phát: máy phát một chiều (generator) và máy phát điện xoay chiều (alternator) Các máy phát một chiều được sử dụng trên các xe ô tô đời cũ nên trong bài báo cáo này, ta sẽ không đề cập về nó

1.1 Nhiệm vụ của máy phát điện xoay chiều

Là nguồn năng lượng chính trên ô tô Nó có nhiệm vụ cung cấp điện cho các phụ tải và nạp điện cho accu trên ôtô Nguồn điện phải bảo đảm một hiệu điện thế ổn định ở mọi chế độ phụ tải và thích ứng với mọi điều kiện môi trường làm việc

Như đã trình bày ở mục trên, trên xe ô tô hiện nay sửa dụng máy phát điện xoay chiều vì có dặc điểm gọn nhẹ và độ tin cậy sử dụng cao Vì các phụ tải điện trên xe ô tô sử dụng nguồn điện một chiều nên nguồn điện xoay chiều từ máy phát được chỉnh lưu thành điện một chiều trước khi cung cấp lên toàn bộ hệ thống Bộ chỉnh lưu này thường được lắp cùng với máy phát thành một cụm Thêm nữa, do là điện áp phát ra từ máy phát thay đổi theo tốc độ quay của bản thân nó ( mà máy phát lại được dẫn động bởi động cơ hoạt động với tốc độ thay đổi trong phạm vi rộng ) nên máy phát được gắn thêm bộ phận điều chỉnh điện để duy trì điện áp phát ra ổn định ở một trị số nhất định khi xe ô tô đang trong quá trình hoạt động trong suốt phạm vi tốc độ và công suất của nó

1.2 Yêu cầu của máy phát điện xoay chiều

Máy phát điện phải luôn tạo ra một hiệu điện thế ổn định (13,8V – 14,2V đối với hệ thống điện 14V) trong mọi chế độ làm việc của phụ tải

Máy phát điện phải có cấu trúc và kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhỏ, giá thành thấp và tuổi thọ cao

Máy phát điện phải có độ bền cao trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm lớn, có thể làm việc ở những vùng có nhiều bụi bẩn, dầu nhớt và độ rung động lớn Việc sửa chữa và bảo dưỡng nói chung càng ít càng tốt.

Sơ đồ tổng quát hệ thống cung cấp điện và sơ đồ phân phối tải

2.1 Sơ đồ cung cấp điện trên ôtô

Hình 1 1 Sơ đồ phụ tải điện trên ôtô hiện đại

2.2 Sơ đồ phân bố tải trên xe ô tô

Phụ tải điện trên xe ô tô có thể chia làm ba loại như sau : tải thường trực là những phụ tải liên tục hoạt động khi xe đang chạy, tải gián đoạn trong thời gian dài và tải gián đoạn trong thời gian ngắn Ắc - quy

HT điều khiển động cơ (Đánh lửa & phun xăng)

HT khởi động động cơ

HT điều hòa không khí

HT khoá đai an toàn

HT giải trí trong xe

Hình 1 2 Sơ đồ phân bố tải trên xe ô tô

Cấu tạo hệ thống cung cấp điện

Hệ thống cung cấp điện trên xe ô tô sẽ có các bộ phận chính như sau:

• Máy phát điện : phát sinh ra điện

• Tiết chế : điều chỉnh điện áp do máy phát điện tạo ra

• Accu : dự trữ và cung cấp điện

• Đèn báo nạp: cảnh báo cho tài xế khi hệ thống sạc gặp sự cố ẮC - QUY MÁY PHÁT

Tải hoạt động gián đoạn trong thời gian dài Tải thường trực

Tải hoạt động gián đoạn trong thời gian ngắn

Hệ thống phun nhiên liệu

4 x 21W Đèn sương mù 2 x 35W Đèn stop

2 x 21W Đèn báo trên tableau 8x2W Đèn trần 5W Mô-tơ gạt nước 60

4x10W Mô-tơ điều khiển kính

4 x 3-5W Quạt làm mát động cơ

Quạt điều hoà nhiệt độ

Hệ thống xông máy (động cơ diesel) 100W Đèn soi biển số

Mô-tơ phun nước rửa kính 30-60W

Mô-tơ điều khiển anten Còi 25 - 40W 60W

• Công tắc máy: đóng/ngắt dòng điện

Hình 1 3 Cấu trúc hệ thống cung cấp điện Khi bật công tắc máy, một dòng điện sẽ đi từ bình ắc - quy đến cuộn dây rô-to trong máy phát điện Dòng điện này làm rô-to trở thành một nam châm điện Khi động cơ hoạt động, nam châm điện này quay làm biến thiên từ thông qua cuộn dây trên sta-to Từ thông biến thiên sinh ra sức điện động trên cuộn dây sta-to Dòng điện do máy phát sinh ra sẽ được nạp cho bình ắc - quy và cung cấp cho các phụ tải điện Đèn báo nạp nằm trên bảng đồng hồ của người lái để báo máy phát không phát điện hoặc có sự cố trong hệ thống nạp

3.1 Chức năng của máy phát điện

Máy phát điện thực hiện một số chức năng Trên các máy phát đời cũ, thành phần của máy phát gồm bộ phận phát điện và bộ chỉnh lưu Chức năng ổn định điện áp được thực hiện bằng một tiết chế lắp rời thông thường là loại rung hay bán dẫn Ngày nay, các máy phát bao gồm 3 bộ phận: phát điện, chỉnh lưu và hiệu chỉnh điện áp Tiết chế vi mạch nhỏ gọn được lắp liền trên máy phát, ngoài chức năng điều áp nó còn báo một số hư hỏng bằng cách điều khiển đèn báo nạp

3.1.1 Phát điện Động cơ quay, truyền chuyển động quay đến máy phát điện thông qua dây curoa ( tùy theo dòng xe – đời xe mà mỗi hãng xe sẽ thiết kế tính toán loại dây curoa và số lượng dây để dẫn động máy phát điện ) Rotor của máy phát điện là một nam châm điện Từ trường tạo ra sẽ tương tác lên dây quấn trong stator làm phát sinh ra điện

Hình 1 4 Chức năng của máy phát điện

Dòng điện xoay chiều tạo ra trong máy phát điện không thể sử dụng trực tiếp cho các thiết bị điện mà được chỉnh lưu thành dòng điện một chiều Bộ chỉnh lưu sẽ biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều

Tiết chế điều chỉnh điện áp sinh ra Nó đảm bảo hiệu điện thế của dòng điện đi đến các thiết bị là hằng số ngay cả khi tốc độ máy phát điện thay đổi

3.2 Nguyên lý sinh điện của máy phát điện xoay chiều

Có nhiều phương pháp tạo ra dòng điện Trong những máy phát điện ô tô người ta sử dụng cuộn dây và nam châm làm phát sinh ra dòng điện trong cuộn dây Sức điện động sinh ra trên cuộn dây càng lớn khi :

• Số vòng dây quấn càng nhiều

• Tốc độ quay của nam châm càng nhanh

Khi nam châm được mang lại gần cuộn dây, từ thông xuyên qua cuộn dây tăng lên

Ngược lại, khi đưa cuộn dây ra xa, đường sức từ xuyên qua cuộn dây giảm xuống

Hình 1 5 Cuộn dây và nam châm

Hình 1 6 Khi nam châm ra xa cuộn dây ( trái ) và khi gần cuộn dây ( phải ) Bản thân của cuộn dây không muốn từ thông qua nó biến đổi nên cố tạo ra từ thông theohướng chống lại những thay đổi xảy ra

Mối quan hệ giữa dòng điện sinh ra trong cuộn dây và vị trí của nam châm được chỉ ra ở hình vẽ Cường độ dòng điện lớn nhất được tạo ra khi các cực nam (S) và cực bắc (N) của nam châm gần cuộn dây nhất Tuy nhiên chiều của dòng điện trong mạch thay đổi ngược chiều nhau sau mỗi nửa vòng quay của nam châm Dòng điện hình sin được tạo ra theo cách này gọi là "dòng điện xoay chiều một pha" Một chu kỳ ở đây là 360 0 và số chu kỳ trong một giây được gọi là tần số Để phát điện được hiệu quả hơn, người ta bố trí 3 cuộn dây trong máy phát như hình dưới

Hình 1 7 Cách bố trí để đạt được hiệu quả phát tốt nhất

Hình 1 8 Dòng điện xoay chiều 3 pha

Mỗi cuộn dây A, B và C được bố trí cách nhau 120 0 và độc lập với nhau Khi nam châm quay trong các cuộn dây sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều trong mỗi cuộn dây Hình cho thấy mối quan hệ giữa 3 dòng điện xoay chiều và nam châm, dòng điện được tạo ở đây là dòng điện xoay chiều 3 pha Tất cả các xe hiện đại ngày nay được sử dụng máy phát xoay chiều 3 pha

3.3 Cấu tạo và đặc điểm

Là bộ phận quay và là một nam châm điện tạo ra từ trường gồm có cuộn dây, các cực từ bằng thép từ, các vòng tiếp điện để cấp vào cuộn dây và trục rotor Rotor được đặt trng stator, gối hai đầu trục trên hai bạc đạn đỡ trên giá cố định của vỏ máy và được dẫn động quay từ động cơ

Hình 1 9 Rotor trên máy phát

3.3.2 Chổi than và vòng tiếp điện

Chức năng: cho dòng điện chạy qua rô-to để tạo ra từ trường

Các thành phần chính: Chổi than, Lò xo, Vòng kẹp chổi than, Vòng tiếp điện

Chổi than làm bằng grafít - kim loại với tính chất đặc biệt có điện trở nhỏ và được phủ một lớp đặc biệt chống mòn

Hình 1 10 Chổi than và vòng tiếp điện trên máy phát

Là phần tĩnh được làm bằng thép từ được lắp cố định trên vỏ máy, mặt trong có các rãnh dọc để đặt xe kẽ các vòng dây cảm ứng của ba cuộn dây pha Nhiệt sinh ra lớn nhất ở stator so với các thành phần khác của máy phát, vì vậy dây quấn phải phủ lớp chịu nhiệt

Hình 1 11 Stator trên máy phát Cuộn dây stator có thể mắc theo hai cách:

Cách mắc kiểu hình sao: cho ra điện thế cao, được sử dụng phổ biến

Cách mắc kiểu tam giác: cho ra dòng điện lớn

Hình 1 12 Các cách mắc các cuộn dây trên stator Cuộn dây sta-to gồm 3 cuộn dây riêng biệt Trong cách mắc hình sao, đầu chung của 3 cuộn dây được nối thành đầu trung hòa

3.3.4 Bộ chỉnh lưu của máy phát

Có nhiệm vụ biến đổi dòng điện xoay chiều phát ra của máy phát thành dòng điện một chiều cấp cho hệ thống

Máy phát điện xoay chiều trong thực tế có trang bị mạch chỉnh lưu như hình dưới để nắn dòng điện xoay chiều 3 pha Mạch này có 6 đi-ốt và được đặt trong giá đỡ của bộ chỉnh lưu

Hình 1 13 Sơ đồ mạch máy phát điện (Hình A) có bộ chỉnh lưu và vị trí ( Hình B )

Hình 1 14 Dòng điện chỉnh lưu

Từ hình “Dòng điện chỉnh lưu “ ở trên, ta có chức năng bộ chỉnh lưu như sau :

Khi rô-to quay một vòng, trong các cuộn dây Sta-to dòng điện được sinh ra trong mỗi cuộn dây này được chỉ ra từ (a) tới (f) trong Hình C Ở vị trí (a), dòng điện có chiều dương được tạo ra ở cuộn dây III và dòng điện có chiều âm được tạo ra ở cuộn dây II Vì vậy dòng điện chạy theo hướng từ cuộn dây II tới cuộn dây III

Dòng điện này chạy vào tải qua đi-ốt 3 và sau đó trở về cuộn dây II qua đi-ốt 5 Ở thời điểm này cường độ dòng điện ở cuộn dây I bằng 0 Vì vậy không có dòng điện chạy trong cuộn dây I

KIỂM TRA, SỬA CHỮA MÁY PHÁT ĐIỆN

Các hư hỏng của máy phát điện

Bảng 2 1 Một số hư hỏng về máy phát điện

Hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân có thể Cách khắc phục

Máy phát có tiếng ồn - Nứt curoa hoặc giãn dây

-Thay hoặc chỉnh căng dây, thay puli mới, siết chặt bulong gá

Cầu chì hoặc đèn chiếu sáng cháy liên tục

- Máy phát hoặc tiết chế hỏng, accu hỏng

Kiểm tra, sửa chữa, thay mới nếu cần Đèn báo không nạp nháy sau khi đề xe hoặc luôn sáng khi xe chạy

- Curoa nứt hoặc giãn, hư máy phát, tiết chế hỏng, mạch đèn báo hỏng …

Kiểm tra, tăng curoa Bảo dưởng sửa chữa chổi tan, các đầu nối

Thay mới nếu cần Đèn bào không nạp nháy khi xe chạy

- Các đầu dây nối bị lỏng

Tăng curoa hoặc thay mới, siết chặt dây nối, thay mới nếu cần …

2.1 Kiểm tra và điều chỉnh độ căng dây curoa máy phát

Dây curoa máy phát điện thường dẫn động chung với bơm nước và quạt gió của hệ thống làm mát động cơ Cần kiểm tra hiện tượng nứt mòn, sụp rãnh … trên bề mặt curoa, nếu hư hỏng thì thay mới còn nếu còn tăng thì tiến hành điều chỉnh Mỗi hãng sẽ có một thông số về độ căng dây curoa máy phát, có dụng cụ đo lực căng curoa máy phát riêng biệt với mỗi dòng xe đời xe

Hình 2 1 Mô tả lực căng đai của dòng xe QKR của hãng Isuzu

2.2 Kiểm tra sự nạp điện accu của máy phát

Bật chìa khóa nhưng không đề máy, nếu máy phát và accu tốt thì đèn báo không nạp phải sán Nếu đèn không sáng thì kiểm tra xem đèn có bị cháy không bằng cách ngắt đầu nối của dây đèn khỏi máy phát rồi dùng VOM ( thang đo điện trở ) đo thông mạch qua đèn hoặc tiếp mát đầu dây kiểm tra đèn sáng Nếu đèn tốt là máy phát hỏng nếu đèn hư thì thay đèn mới rồi kiểm tra lại Động cơ chạy ở tốc độ 2300v/p thì đèn phải tắt nếu accu và máy phát bình thường nếu đèn không tắt thì dừng động cơ nhưng vẫn bật ON, ngắt đầu dây đèn ra khỏi máy phát; đèn tăt thì máy phát hư; còn đèn sáng thì cực nối đèn bị chạm mát, cần khắc phục rồi kiểm tra lại Chạy ở 2300v/p, tắt tất cả các phụ tải, đo bình accu, nếu điện áp trên 16V thì điện áp máy phát quá cao, nên kiểm tra sửa chữa máy phát

2.3 Kiểm tra bộ tiết chế

Kiểm tra xem bộ tiết chế có tốt không bắng cách nối tắt dương accu với chổi than đầu dương của mạch kích từ không qua bộ điều chỉnh điện Sau đó,cho động cơ chạy chậm không tải và dùng thiết bị gây tải điện và đo điện áp, dòng điện máy phát, chỉnh tốc độ động cơ và tải điện để điện áp máy phát đạt 15V Sau đó, nối lại mạch kích từ qua bộ điều chỉnh điện áp và đề máy cho xe chạy ở chế độ vừa chỉnh Nếu máy phát có điện áp không thay đổi thì hư tiết chế

2.4 Sửa chửa bảo dưỡng máy phát điện

■ Kiểm tra cụm rotor máy phát (ký hiệu số 1 trên hình)

■ Kiểm tra bộ chỉnh lưu máy phát (ký hiệu số 2 trên hình)

■ Kiểm tra giá đỡ chổi than máy phát (ký hiệu số 3 trên hình)

Hình 2 2 Kiểm tra máy phát

1.4.2 Kiểm tra stator của máy

■ Kiểm tra thông mạch các đầu dây: bật thang đo điện trở, đo thông mạch các dây pha với nhau, và giữa các dây pha với dây trung hòa Có điện trở, thông mạch là tốt

Hình 2 3 Kiểm tra thông mạch cuộn dây stator

■ Kiểm tra cách điện các đầu dây pha với vỏ: bật thang đo điện trở kiểm tra cách điện các đầu dây pha với vỏ Không có điện trở là tốt

Hình 2 4 Kiểm tra cách điện cuộn dây stator với vỏ

1.4.3 Kiểm tra cụm rotor máy phát

Kiểm tra bằng quan sát: Kiểm tra cổ góp xem có bị bẩn hay cháy không

Cổ góp tiếp xúc với chổi than trong quay quay và phát ra dòng điện

Tia lửa điện gây ra bởi dòng điện sẽ làm bẩn và cháy Bẩn và cháy sẽ ảnh hưởng đến dòng điện và làm giảm chức năng của máy phát

Làm sạch: dùng giẻ và chổi, làm sạch cổ góp và rotor Nếu mức độ bẩn và cháy tương đối nhiều, hãy thay thế cụm rotor

Hình 2 5 Kiểm tra cổ góp

Kiểm tra thông mạch giữa các cổ góp: Dùng đồng hồ đo điện, kiểm tra thông mạch giữa các cổ góp

Rotor là một nam châm điện quay và có một cuộn dây bên trong Cả hai đầu của cuộn dây được nối với cổ góp Kiểm tra thông mạch giữa cổ góp có thể sử dụng để phát hiện hở mạch bên trong cuộn dây Nếu nhận thấy có vấn đề trong khi kiểm tra cách điện hay thông mạch, hãy thay rotor

Hình 2 6 Kiểm tra thông mạch giữa các cổ góp

Kiểm tra cách điện giữa cổ góp và rôto: Dùng đồng hồ đo điện, kiểm tra cách điện giữa cổ góp và rotor

Giữa cổ góp và rotor tồn tại một trạng thái ngăn cách mà có tác dụng cắt dòng điện Nếu cuộn dây trong rotor bị ngắn mạch, điện sẽ chạy giữa cuộn dây và rotor Kiểm tra cách điện giữa cổ góp và rotor có thể phát hiện ngắn mạch trong cuộn dây Nếu nhận thấy có vấn đề trong khi kiểm tra cách điện hay thông mạch, hãy thay rotor

Hình 2 7 Kiểm tra cách điện giữa cổ góp và rotor Đo cổ góp: Dùng thước kẹp, đo đường kính ngoài của cổ góp

Hình 2 8 Đo đường kính ngoài của cổ góp

Nếu kết quả đo vượt quá giới hạn mòn tiêu chuẩn, thay rotor Cổ góp tiếp xúc với chổi than trong khi quay và tạo ra dòng điện Vì vậy, khi đường kính ngoài của cổ góp thấp hơn so với giá trị tiêu chuẩn, tiếp xúc giữa cổ góp và chổi than sẽ không đủ, nó có thể làm ảnh hưởng đến việc tuần hoàn dòng điện Kết quả là, nó có thể làm giảm khả năng phát điện của máy phát

1.4.4 Kiểm tra bộ chỉnh lưu máy phát

Các chân của bộ chỉnh lưu: Căn cứ theo sơ đồ hình dưới ta xác định được các diode chỉnh bán kỳ dương, bán kỳ âm Xác định các điểm đo và tiến hành đo kiểm các cực cùa bộ chinh lưu

Hình 2 9 Các chân của bộ chỉnh lưu Các bước kiểm tra:

• Xác định các diode chỉnh bán kỳ dương, bán kỳ âm

• Xác định các điểm đo P1, P2, P3, P4, B, E, P

• Kiểm tra các diode chỉnh bán kỳ dương:

• Sử dụng đồng hồ VOM, nối que đỏ (nguồn âm của đồng hồ VOM) với cực (+) của bộ chỉnh lưu, que đen với từng cực của bộ chỉnh lưu đồng hồ báo thông mạch —> tốt

• Đổi lại đầu que của đồng hồ VOM để kiểm tra đồng hồ báo không thông là tốt

Hình 2 10 Kiểm tra các diode chỉnh bán kỳ dương Kiểm tra các diode chỉnh bán kỳ âm :

• Sử dụng đồng hồ VOM, nối 1 đầu với cực (-) của bộ chỉnh lưu, đầu kia với từng cực của bộ chỉnh lưu

• Đổi lại đầu que của đồng hồ VOM để kiểm tra

• Kiểm tra thấy 1 hướng đồng hồ VOM báo thông mạch, hướng ngược lại không thông —tốt.

Hình 2 11 Kiểm tra các diode chỉnh bán kỳ âm

Hình 2 12 Kiểm tra thực tế bộ chỉnh lưu

1.4.5 Kiểm tra giá đỡ chổi than của máy phát

Dùng thước kẹp, đo chiều dài của chổi than

Gợi ý: Đo chiều dài của chổi than ở phần giữa chổi, do phần đó mòn nhiều nhất Cổ góp tiếp xúc với chổi than và truyền dòng điện trong khi quay Vì lý do đó, khi chiều dài của chổi than ngắn hơn so với giá trị tiêu chuẩn, trạng thái nối sẽ kém đi, làm ảnh hướng đến dòng điện chạy qua Kết quả là, khả năng phát điện của máy phát giảm Nếu giá trị đo được thấp hơn tiêu chuẩn, hãy thay thế chổi than cùng với giá đỡ

Hình 2 13 Kiểm tra giá đỡ chổi than

Ngày đăng: 06/08/2024, 18:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Sơ đồ tổng quát hệ thống cung cấp điện và sơ đồ phân phối tải - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
2. Sơ đồ tổng quát hệ thống cung cấp điện và sơ đồ phân phối tải (Trang 17)
Hình 1. 2 Sơ đồ phân bố tải trên xe ô tô - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 1. 2 Sơ đồ phân bố tải trên xe ô tô (Trang 18)
Hình 1. 3 Cấu trúc hệ thống cung cấp điện  Khi bật công tắc máy, một dòng điện sẽ đi từ bình ắc - quy  đến cuộn dây rô-to trong máy  phát điện - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 1. 3 Cấu trúc hệ thống cung cấp điện Khi bật công tắc máy, một dòng điện sẽ đi từ bình ắc - quy đến cuộn dây rô-to trong máy phát điện (Trang 19)
Hình 1. 5 Cuộn dây và nam châm - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 1. 5 Cuộn dây và nam châm (Trang 20)
Hình 1. 7 Cách bố trí để đạt được hiệu quả phát tốt nhất - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 1. 7 Cách bố trí để đạt được hiệu quả phát tốt nhất (Trang 21)
Hình 1. 8 Dòng điện xoay chiều 3 pha. - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 1. 8 Dòng điện xoay chiều 3 pha (Trang 21)
Hình 1. 10 Chổi than và vòng tiếp điện trên máy phát. - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 1. 10 Chổi than và vòng tiếp điện trên máy phát (Trang 22)
Hình 1. 9 Rotor trên máy phát - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 1. 9 Rotor trên máy phát (Trang 22)
Hình 1. 12 Các cách mắc các cuộn dây trên stator  Cuộn dây sta-to gồm 3 cuộn dây riêng biệt - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 1. 12 Các cách mắc các cuộn dây trên stator Cuộn dây sta-to gồm 3 cuộn dây riêng biệt (Trang 23)
Hình 1. 13 Sơ đồ mạch máy phát điện (Hình A) có bộ chỉnh lưu và vị trí ( Hình B ) - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 1. 13 Sơ đồ mạch máy phát điện (Hình A) có bộ chỉnh lưu và vị trí ( Hình B ) (Trang 24)
Hình 1. 14 Dòng điện chỉnh lưu - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 1. 14 Dòng điện chỉnh lưu (Trang 24)
Hình 1. 15 Điện áp điểm trung hoà  Điều đó có nghĩa là so với đặc tính ra của máy phát điện xoay chiều không có các đi-ốt  tại điểm trung hoà, điện áp ra tăng dần dần từ khoảng 10 tới 15% ở tốc độ máy phát  thông thường là 5,000 vòng/phút - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 1. 15 Điện áp điểm trung hoà Điều đó có nghĩa là so với đặc tính ra của máy phát điện xoay chiều không có các đi-ốt tại điểm trung hoà, điện áp ra tăng dần dần từ khoảng 10 tới 15% ở tốc độ máy phát thông thường là 5,000 vòng/phút (Trang 25)
Hình 1. 16 Sơ đồ mạch điện trung hòa - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 1. 16 Sơ đồ mạch điện trung hòa (Trang 26)
Hình 1. 17 Hoạt động của tiếp điểm - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 1. 17 Hoạt động của tiếp điểm (Trang 26)
Sơ đồ của máy phát đời cũ và tiết chế loại rung được trình bày như hình bên dưới : - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Sơ đồ c ủa máy phát đời cũ và tiết chế loại rung được trình bày như hình bên dưới : (Trang 27)
Hình 1. 19 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của một tiết chế bán dẫn. - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 1. 19 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của một tiết chế bán dẫn (Trang 28)
Hình 2. 1 Mô tả lực căng đai của dòng xe QKR của hãng Isuzu - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 2. 1 Mô tả lực căng đai của dòng xe QKR của hãng Isuzu (Trang 30)
Bảng 2. 1 Một số hư hỏng về máy phát điện - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Bảng 2. 1 Một số hư hỏng về máy phát điện (Trang 30)
Hình 2. 2 Kiểm tra máy phát. - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 2. 2 Kiểm tra máy phát (Trang 32)
Hình 2. 3 Kiểm tra thông mạch cuộn dây stator - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 2. 3 Kiểm tra thông mạch cuộn dây stator (Trang 32)
Hình 2. 4 Kiểm tra cách điện cuộn dây stator với vỏ - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 2. 4 Kiểm tra cách điện cuộn dây stator với vỏ (Trang 33)
Hình 2. 5 Kiểm tra cổ góp. - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 2. 5 Kiểm tra cổ góp (Trang 33)
Hình 2. 6 Kiểm tra thông mạch giữa các cổ góp. - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 2. 6 Kiểm tra thông mạch giữa các cổ góp (Trang 34)
Hình 2. 7 Kiểm tra cách điện giữa cổ góp và rotor. - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 2. 7 Kiểm tra cách điện giữa cổ góp và rotor (Trang 35)
Hình 2. 8 Đo đường kính ngoài của cổ góp. - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 2. 8 Đo đường kính ngoài của cổ góp (Trang 35)
Hình 2. 9 Các chân của bộ chỉnh lưu  Các bước kiểm tra: - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 2. 9 Các chân của bộ chỉnh lưu Các bước kiểm tra: (Trang 36)
Hình 2. 10 Kiểm tra các diode chỉnh bán kỳ dương  Kiểm tra các diode chỉnh bán kỳ âm : - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 2. 10 Kiểm tra các diode chỉnh bán kỳ dương Kiểm tra các diode chỉnh bán kỳ âm : (Trang 37)
Hình 2. 11  Kiểm tra các diode chỉnh bán kỳ âm - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 2. 11 Kiểm tra các diode chỉnh bán kỳ âm (Trang 37)
Hình 2. 12 Kiểm tra thực tế bộ chỉnh lưu - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 2. 12 Kiểm tra thực tế bộ chỉnh lưu (Trang 38)
Hình 2. 13 Kiểm tra giá đỡ chổi than - báo cáo môn học môn học hệ thống điện điện tử ô tô đề tài hệ thống máy phát điện trên ô tô
Hình 2. 13 Kiểm tra giá đỡ chổi than (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w