1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan hệ thương mại song phương giữa hàn quốc với việt nam dưới tác động của hiệp định vkfta

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ thương mại song phương giữa Hàn Quốc với Việt Nam dưới tác động của Hiệp định VKFTA
Chuyên ngành Chính sách thương mại quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 551,34 KB

Nội dung

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của Hàn Quốc...4CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI NƯỚC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA VKFTA...51... Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quố

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG GIỮA HÀN QUỐC VỚI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH

VKFTA

Hà Nội, tháng 6 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ SONG PHƯƠNG

GIỮA HÀN QUỐC VỚI VIỆT NAM 1

1 Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc 1

1.1 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam 1

1.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc sang Việt Nam 2

2 Hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Hàn Quốc 3

2.1 Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam của Hàn Quốc 3

2.2 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của Hàn Quốc 4

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI NƯỚC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA VKFTA 5

1 Về phía Việt Nam 5

1.1 Đối với Chính phủ và các bộ, ngành 5

1.2 Đối với Doanh nghiệp 6

KẾT LUẬN 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam năm 2020 1

Biểu đồ 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc sang Việt Nam 2

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam của Hàn Quốc năm 2020 3

Biểu đồ 2.4 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của Hàn Quốc giai đoạn 2015 - 2020 5

Trang 3

CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ SONG PHƯƠNG GIỮA HÀN QUỐC VỚI VIỆT NAM

1 Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc

Sau khi hiệp định VKFTA có hiệu lực vào ngày 20/12/2015, sau hơn 1 năm Việt Nam đã vượt qua HongKong để trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Hàn Quốc, chỉ xếp sau Mỹ và Trung Quốc và tăng 3 bậc so với năm 2014 Nhìn vào những tiềm năng mà VKFTA mang lại, Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) dự báo Việt Nam có thể trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Hàn Quốc trong một vài năm tới

1.1 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam

Máy vi tnh, s n ph m ả ẩ

đi n t và linh ki n ; ệ ử ệ 55.60%

Máy móc, thiếết b , d ng ị ụ

c , ph tùng khác ; 6.20% ụ ụ

S n ph m t chấết d o ; ả ẩ ừ ẻ 6.00%

Đi n tho i các lo i và linh ệ ạ ạ

ki n ; 5.70% ệ

Linh ki n, ph tùng ô tô ; ệ ụ 2.70%

Sắết thép các lo i ; 2.50% ạ

Hóa chấết và các s n ph m ả ẩ

t hóa chấết ; 2.50% ừ Hàng hóa khác; 18.80%

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam năm 2020

Nguồn: Trademap

Theo số liệu TradeMap năm 2020, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu những ngành hàng thế mạnh của Hàn Quốc và có 7 ngành hàng có giá trị trên 1 tỷ USD Cụ thể là:

1

Trang 4

 Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt trên 27 tỷ USD)

 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (đạt trên 3 tỷ USD)

 Sản phẩm từ chất dẻo (đạt trên 2,9 tỷ USD)

 Điện thoại các loại và linh kiện (đạt trên 2,8 tỷ USD)

 Linh kiện, phụ tùng ô tô (đạt trên 1,3 tỷ USD)

 Sắt thép các loại (đạt trên 1,2 tỷ USD)

 Hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất (đạt trên 1,2 tỷ USD)

1.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc sang Việt Nam

Theo TradeMap, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam liên tục tăng trưởng ấn tượng

2015 2016 2017 2018 2019 2020 0

10,000,000

20,000,000

30,000,000

40,000,000

50,000,000

27,773,261

32,650,609

47,749,153 48,628,513 48,177,684 48,542,972

Kim ng ch nh p kh u ạ ậ ẩ

Biểu đồ 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc sang Việt Nam

giai đoạn 2015 – 2020

Nguồn: Trademap

Trong giai đoạn 2015-2020 khi VKFTA bắt đầu có hiệu lực, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Hàn Quốc sang Việt Nam tăng từ hơn 27 tỷ USD năm 2015 lên đến hơn 48 tỷ USD năm 2020 (tăng hơn 1,7 lần) Tốc độ tăng trưởng bình quân

Trang 5

trong giai đoạn 2015-2020 đạt 12% Đặc biệt, trong năm thứ 2 VKFTA có hiệu lực, giá trị xuất khẩu hàng hòa đã tăng từ 32,6 tỷ USD năm 2016 lên con số 47,7 tỷ USD năm 2017, tăng hơn 46% Trong 3 năm 2018, 2019, 2020 do những tác động từ khủng hoảng kinh tế, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và dịch bệnh Covid-19 khiến kim ngạch xuất khẩu có mức giảm nhẹ tuy nhiên vẫn đạt trên 48 tỷ USD Đây

có thể coi là những kết quả ấn tượng mà việc thực thi FTA đã mang đến cho cả hai nước

2 Hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Hàn Quốc

Những năm gần đây, Việt Nam luôn là nguồn hàng nhập khẩu lớn thứ 5 của các doanh nghiệp Hàn Quốc Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam của Hàn Quốc đạt gần 20,6 tỷ USD giảm nhẹ khoảng 2,3% so với năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chiếm 4,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc từ thị trường thế giới

2.1 Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam của Hàn Quốc

Đi n tho i các lo i và ệ ạ ạ linh ki n; 22.22% ệ

Máy vi tnh và linh

ki n; 13.95% ệ

Hàng d t may; 13.86% ệ Máy móc thiếết b d ng ị ụ

c ph tùng khác; ụ ụ 9.94%

Gôỗ và s n ph m gôỗ; ả ẩ 3.97%

Hàng th y s n; 3.74% ủ ả

Ph ươ ng t n v n t i và ệ ậ ả

ph tùng; 2.34% ụ

Hàng hóa khác;

29.97%

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam của Hàn Quốc năm 2020

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ quan trọng đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: điện thoại các loại và linh kiện (đạt trên 4,5 tỷ USD, giảm

3

Trang 6

11,03% so với năm 2019); máy vi tính và linh kiện (đạt gần 2,9 tỷ USD, giảm không đáng kể so với năm 2019) vươn lên vị trí thứ hai thay cho hàng dệt may (đạt hơn 2,8 tỷ USD, giảm mạnh 15% so với năm 2019)

Trong VKFTA, Hàn Quốc mở cửa cho rất nhiều mặt hàng Việt Nam như tỏi, gừng, mật ong… vốn được coi là những mặt hàng nhạy cảm của nước này (thuế nhập khẩu của Hàn Quốc đối với những mặt hàng này rất cao 241%-400%) Bên cạnh đó còn các mặt hàng khác như dệt may, thủy sản, rau củ quả…

● Hàng dệt may: Hầu hết các mặt hàng dệt, may từ Việt Nam vào Hàn Quốc được đưa thuế suất về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực (thay vì từ 8-13% như trước) Hàng dệt, may là nhóm hàng đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc

● Hàng thủy sản: Thuế cho mặt hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam được xóa bỏ (thuế suất 0%) nhưng chỉ áp dụng trong hạn ngạch: hiện nay đạt mức 15.000 tấn/năm, nhưng Việt Nam mới chỉ tận dụng được 2.500 tấn/năm Việt Nam là hiện thị trường nguồn cung tôm lớn nhất cho Hàn Quốc, năm 2020 chiếm thị phần áp đảo 54% (trong khi các đối thủ khác là Thái Lan 11.2%, Ecuador 8.5%)

● Nhập khẩu thực phẩm chế biến của Hàn Quốc từ Việt Nam lên tới 180 triệu USD mỗi năm trong ba năm (2016-2018), chiếm 15,4% tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản và chăn nuôi từ Việt Nam, giảm 12,3% so với ba năm (2013-2015) trước khi VKFTA có hiệu lực

● Nhập khẩu các sản phẩm lâm nghiệp trung bình hàng năm đạt 710 triệu USD trong giai đoạn 2016 - 2018, chiếm 61,1% tổng kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam, đây là một tỷ trọng nhập khẩu rất cao, kể cả sau khi VKFTA có hiệu lực, nhập khẩu tăng 73,1%

2.2 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của Hàn Quốc

Sau 5 năm kể từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của Hàn Quốc đã có sự tăng trưởng rõ rệt

Trang 7

2015 2016 2017 2018 2019 2020 0

5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

9,802,740

12,495,050

16,176,130

19,631,653

21,071,447 20,578,653

Kim ng ch nh p kh u ạ ậ ẩ

Biểu đồ 2.4 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của Hàn Quốc giai đoạn 2015

-2020

Nguồn: Trade Map

Trong giai đoạn 2015 - 2020 khi VKFTA bắt đầu có hiệu lực, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của Hàn Quốc tăng từ hơn 9,8 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 20,6 tỷ USD năm 2020 (gấp 2,1 lần) Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2015 - 2020 đạt 16% Đây có thể coi là kết quả khá thành công của việc thực thi các FTA mà cả hai nước là thành viên

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI NƯỚC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA VKFTA

1 Về phía Việt Nam

1.1 Đối với Chính phủ và các bộ, ngành

 Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ cụ thể tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp

và người dân

 Cải cách mạnh mẽ, và toàn diện về thể chế kinh tế thị trường, đặc biệt là nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống doanh nghiệp, trong đó thúc đẩy kinh tế tư

5

Trang 8

nhân phát triển; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động nghề

và nhân lực trình độ cao; coi trọng phát triển thị trường nội địa và nước ngoài, xây dựng năng lực thương mại trong chiến lược phát triển kinh tế

 Tạo cơ chế, chính sách mới phát huy tối ưu các lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp trong phân công lao động và hợp tác quốc tế Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA để chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu (hiệu quả, chất lượng tăng trưởng); chú trọng tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm chế tạo, chế biến và thu hút đầu tư nước ngoài có lựa chọn, đồng thời chú trọng mô hình tiêu dùng hiệu quả; thực hiện có hiệu quả và kịp thời trong việc tháo gỡ ba nút thắt cho doanh nghiệp, đó là thủ tục thuế, hải quan, sự điều hành của các cơ quan công quyền và cạnh tranh bình đẳng

 Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thông qua luật pháp và chính sách

 Các bộ, ngành hải quan khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai các cam kết về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ, hướng dẫn doanh nghiệp về thủ tục ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại

 Cần sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp Chính sách và môi trường kinh tế vĩ mô cần ổn định, minh bạch, thông thoáng và phù hợp

1.2 Đối với Doanh nghiệp

 Chủ động tìm hiểu thông tin cam kết hội nhập để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh tận dụng được cơ hội cũng như sẵn sàng đối phó cạnh tranh; chủ động đầu tư, đổi mới trang thiết bị công nghệ, nâng cao tay nghề và năng lực của người lao động, cần chủ động tạo sự liên kết, gắn bó giữa các doanh nghiệp; có chiến lược phát triển quan hệ lâu dài với đối tác Hàn Quốc thông qua việc học hỏi các đối tác Hàn Quốc tại Việt Nam

 Các doanh nghiệp nên liên kết với nhau và có giải pháp tham gia vào chuỗi sản xuất, mạng phân phối của các doanh nghiệp Hàn Quốc để tận dụng những thế mạnh về thị trường, thương hiệu, cách thức tổ chức, quản lý, kinh nghiệm phát

Trang 9

triển trong cạnh tranh để vừa tận dụng cơ hội, vừa vượt qua thách thức nhanh chóng và hiệu quả Doanh nghiệp cần rèn luyện năng lực dự báo và thích ứng cao với rủi ro và sự bất định trong điều kiện tự do hóa thương mại ngày càng triệt để

7

Trang 10

KẾT LUẬN

Hiện nay trong quá trình hội nhập quốc tế thì nhu cầu hợp tác về thương mại quốc tế giữa các quốc gia với nhau lại ngày càng quan trọng hơn Việc hợp tác này không chỉ đem lại lợi ích để phát triển kinh tế, thương mại của mỗi nước thành viên

mà còn là cầu nối giúp thắt chặt quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia Mối quan hệ về thương mại quốc tế của Việt Nam và Hàn Quốc thông qua hiệp định VKFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc) là minh chứng rõ ràng nhất cho nhu cầu hợp tác này

Qua việc nghiên cứu và phân tích về hoạt động thương mại hàng hóa, về cơ cấu xuất nhập khẩu cũng như các chính sách liên quan đến thuế chúng em thấy được dưới tác động của VKFTA đã mở ra cơ hội cực lớn cho hai nước thúc đẩy gia tăng

về quan hệ thương mại hang hóa Thông qua những số liệu cũng như việc so sánh chúng em thấy rằng mặc dù đạt những con số ấn tượng tuy nhiên việc bị ảnh hưởng

về dịch bệnh đang khiến kim ngạch hang hóa của hai nước đang có dấu hiệu chững lại Từ đó chúng em đưa ra một số giải pháp về phía hai nước cũng như đối với Chính phủ và doanh nghiệp để góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hóa của hai nước ngày càng phát triển và trở thành bạn hàng lớn của nhau dưới tác động của hiệp ước VKFTA

Là một trong những nước ASEAN ký kết FTA song phương với Hàn Quốc đầu tiên, trong ngắn hạn Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác trong khu vực Việc cải thiện quan hệ thương mại với Hàn Quốc là bước đệm ban đầu để các doanh nghiệp Việt Nam tiến sâu vào các thị trường khó tính hơn như EU,

Mỹ, Nhật Bản Hy vọng nước ta sẽ khai thác VKFTA một cách hiệu quả để đem lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Công Thương (2015), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc

(VKFTA), http://vkfta.moit.gov.vn/vn/gioi-thieu/noi-dung-hiep-dinh/, truy cập ngày 20/05/2021

2 Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Tìm hiểu về Hiệp định thương mại tự do

Việt nam - Hàn Quốc (VKFTA),

24/05/2021

3 Trade Map (2021), Bilateral trade between Korea, Republic of and Viet Nam,

https://www.trademap.org/Bilateral_TS.aspx?nvpm=1%7c410%7c%7c704%7c

truy cập ngày 27/05/2021

4 Tổng cục Thống kê (2021), Số liệu xuất nhập khẩu các tháng năm 2020,

truy cập ngày 28/05/2021

5 Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (2021), Nhập khẩu tôm của

Hàn Quốc năm 2020,

28/05/2021

6 Trung tâm WTO (2015), FTA với Hàn Quốc: Mang tỏi ớt, tôm cua cá đổi lấy

xăng dầu, ô tô, https://trungtamwto.vn/chuyen-de/7485-, truy cập ngày 29/05/2021

7 K-stat (2021), Korea's top 10 trading partners,

29/05/2021

9

Trang 12

8 Byoung-Hoon Lee (2020), Trade Status between South Korea and Vietnam and

the Vietnamese Market Condition, https://ap.fftc.org.tw/article/2653, truy cập ngày 30/05/2021

Ngày đăng: 06/08/2024, 14:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w