1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp hoàn thiện dịch vụ logistics tạichi nhánh công ty tnhh schenker logisticsviệt nam tại hà nội

100 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp hoàn thiện dịch vụ logistics tại Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh doanh thương mại
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 10,79 MB

Nội dung

Trong luận văn của mình, tác giả đã đưa ra các cơ sở về lý luận mang tính khoa hoc vé dich vu logistics và nhà cung cấp dịch vụ logistics, đựa trên thực trạng hoạt động của Chị nhánh Côn

Trang 1

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI

CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LOGISTICS

VIET NAM TAI HA NOI Ngành: Kinh doanh thương mại

Hà Nội, năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

TOM TAT KET QUÁ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN -«<cccsecesecse ix

1.1 Tổng quan về dịch vy logistics ccc cccccsccsseessesesessesesesseesressevsresenvsvssessvtetees 6

1.1.1 Khái niệm dịch vụ ÌOB1SELCS§ 0 2221211221211 551 1212112811811 5511215 111111 xe2 6

1.1.2 Đặc điệm của dịch vụ logisties c2 6

1.1.3 Phân loại dịch vụ ÏOgB1LSfIGS 2 0 2221211211211 221 221511181221 181 111112151111 xe §

1.1.4 Nội dung dich vy logistics ccc 22: 222221211221 221 211151151551 281 12251211 11x re 9

1.1.5 Vai trò của phát triển dịch vụ ÌOBISẨIS Q0 20221211211 221211 511221 Eeerree 10 1.2 Khái quát chung vé nha cung img dich vu logistics (Logistics Service

Provider- LSP).o0.0000 coco cc cece ce ceccnecenececeeccntseeeneceenseee crseensaseenseesenstenteeenetenses 12 1.2.1 Khái niệm nhà cung ứng dịch vụ Ïog1SfICS 52 2222232232222 ve+ 12 1.2.2 Phân loại nhà cung ứng dich vụ ÌogB1SfIGS 2 2222222232312 zzsxe+ 14 1.2.3 Vai trò của nhà cung ứng dịch vụ logIsfics - - c2 S 21v re nrờ 15

1.2.4 Quy định của Việt Nam về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối

với thương nhân nước ngoải 2c 2212 1121221122121 201 122111281012 111 11102 81 xe xky 16 1.3 Tiêu chí đánh giá và nhân tế ảnh hưởng tới kinh doanh dịch vụ logistics 18

Trang 3

1.3.1 Tiêu chí đánh giá kinh doanh dịch vụ Ïog1sfies - 5-5-5 s 2c ssxsss+s 18 1.3.2 Các nhân tô ảnh hưởng tới kinh doanh dịch vụ logisties se 21

CHƯƠNG II: THỰC TRANG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH

CÔNG TY TNHH SCHENKER LOGISTICS VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI 27

2.1 Giới thiêu về Chỉ nhánh Cong ty TNHH Schenker Logistics Viét Nam tai Ha

Nội 27

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2 5222212 222122112211 11.2 errree 27

2.1.2 Phạm vi hoạt đông 0220221221211 1211212212211211112111112111121112 11101 ke 30

2.1.3 Cơ cầu tô chức, 2: S22 22222212221121212111121222712712271212222 2221 re 30

2.2 Thực trang dich vu logistics tai Chi nhanh Cong ty TNHH Schenker

Logistics Việt Nam tại Hà Nôi 2 2202222221211 12121 122122121121 1111 211 81 2kg 33 2.2.1 Tính đa dạng của sản phẩm, dịch vụ og1sfi€s 522cc sssxsszsxe+ 34

2.2.2 Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động ÌogIsfics .- 5c 25-222 s2ss22 40

2.2.3 Thời gian thực hiện hợp đồng 2¿:- 225222222112 47 2.2.4 Số sai sót phát sinh khi thực hiện hợp đồng 22: 22552222 48

2.2.5 Tính đa dạng của khách hàng sử dụng dịch vụ 5-2252: c2225-ss52 49 2.3 Đánh giá nhân tế ảnh hưởng toi dich vu logistics tai CN Cong ty TNHH

Schenker LogisfIics Việt Nam tại Hà Nội - 2 222221121221 121 15112212512 xee 49

2.3.1 Nhân tế khách quan 2 2s 2s 2222221122 2n ng ng ng re 49 2.3.2 Nhân tổ chủ quan - s2 s2S2211212211271221 012 12 120200 5e 52

2.4 Đánh giá vẻ dịch vụ logistics tại CN Cong ty TNHH Schenker Logistics Viét Nam tat Ha N61 L 58

phô" on 38 2.4.2 Han chế và nguyên nhân - 2222222222232 223222122231227121732 12.2 39 CHƯƠNG III: MOT SO GIẢI PHÁP HOÀN THIÊN DỊCH VỤ LOGISTICS TALCN CÔNG TY TNHH SCHENKER LOGISTICS VIỆT NAM TẠI HÀ

Trang 4

3.1 Định hướng phát triển của CN Cong ty TNHH Schenker Logistics Viét Nam

tai Hà Nôi đến năm 2025 2222 2 2222121212212211122122272222122222 re 63

3.1.1 Định hướng phát triển chung của CN Công ty TNHH Schenker

Logistics Việt Nam tại Hà Nội đến năm 2025 22 2t 2n t2 ren 63 3.1.2 Định hướng phát triển cụ thể của CN Công ty TNHH Schenker _ Logistics Việt Nam tại Hà Nội đến năm 2025 2 2t 2n H222 ra 63 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiên dich vu logistics tai CN Céng ty TNHH 3.2.1 Xây dựng phát triển nguồn nhân lực 22-22 22s 22 23212 E2 12 2x 2x re 65 3.2.2 Khắc phục hạn chế về cơ sở vật chất của chỉ nhánh - 5s sex cz se 67

3.2.3 Thúc đây và hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin 22 s52 68

3.3.1 Kiến nghị về thủ tục hải quan 2s 222222 r2 rrerrree 72 3.3.2 Kiến nghị về hoàn thiện cơ chế, chính sách và phát triển két cau ha tang 73

3.3.3 Kiến nghị về đảo tạo nguồn nhân lực ngành LogIsfics 74

3.3.4 Kiến nghị hoàn thiện chính sách pháp lý 2222222212 22E222212222x2 e2 75

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

FTL Full Truckload Van tải nguyên xe

GPS Global Positioning System | Hệ thông định vị toàn cầu

Hub Trung tam logistics

LTL Less Than Truckload Vận tải ghép hàng lẻ

RHO Regional Head Office Van phong quan ly vung

SLV HAN Chi nhanh cong ty TNHH Schenker

Logistics Viét Nam tai Ha Noi

DANH MỤC SƠ ĐỎ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ văn phòng quản lý vùng theo chiều đọc của DB Schenker 29

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quản lý phòng sản phẩm theo chiều đọc của Schenker Việt Nam

30 So dé 2.3: Sơ đồ cơ cầu tổ chức nhân sự của SLV HAN năm 2021 31

Sơ đồ 2.4: Quy trình điều vận xe tại SLV HAN S222 22 re 34

Sơ đồ 2.5: Quy trình thực hiện lô hàng xuyên biên giới LTL - 5s ccs set 38

Sơ đồ 2.6: Trình tự các bước đăng ký soi hàng tai hai quan cece 88

Sơ đồ 2.7: Quy trình thực hiện lô hàng xuyên biên giới FTL tại SLV HAN 90

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Những khoản chi phi co ban trong hoạt động LogIsties 12

Hình 2.1: Quy mô của DB Schenker trên thế giới à 2s nh ng dưa 27 Hình 2.2: Bản đồ tuyến LTL và các logistics hub vùng châu Á - Thái Bình Dương

DANH MUC BANG BIEU

Bảng 2.1: Số lượng và cơ cầu nhân sự theo các chỉ tiêu tại SLV HAN năm 2020 33

Bảng 2.2: Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động logistics của SLV HAN từ 2017

Trang 7

-Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải xuyên biên giới FTL tai SLV HAN

giai đoạn 20 L7 - 2020 - S221 1221111121111 01121 HH 46 Bảng 2.6: Doanh thu dịch vụ vận tải xuyên biên giới LTL của SLV HAN 47

Bảng 3.1: Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics của SLV HAN đến năm 2025 65

Trang 8

TÓM TẮT KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: Hoàng Tâm Anh

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trịnh Thị Thu Hương

Tên đề tài: Giải pháp hoàn thiện dịch vu logistics tai Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Viét Nam tai Ha Noi

Chi nhanh Céng ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ logistics trong máng thông quan và vận tải đường bộ Trong những năm qua, công ty đã chú trọng đến việc phát triển và cải thiện địch vụ nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, tuy nhiên dịch vụ logistics của công ty

vấn còn nhiều điểm hạn chế ở cả hai mảng thông quan và vận tải Chính vì vậy, việc

hoàn thiện dịch vy logistics tai Chi nhanh Céng ty TNHH Schenker Logistics Viét Nam tại Hà Nội là một yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển của công ty Trong luận văn của mình, tác giả đã đưa ra các cơ sở về lý luận mang tính khoa hoc vé dich vu logistics và nhà cung cấp dịch vụ logistics, đựa trên thực trạng hoạt động của Chị nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội giai đoạn 2017-2020 đề phân tích ưu nhược điểm của dịch vụ logistics mà công ty cung cấp, sau đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện dịch vụ logistics cla cong ty Luan van sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng cho

đối tượng nghiên cứu la Dich vu logistics tai Chi nhanh Cong ty TNHH Schenker Logistics Viét Nam tai Ha N6i.

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hai thập niên qua chứng kiến sự hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam với khu vực

va thé giới Sau hơn mười bốn năm gia nhập Tô chức thương mại thế giới (WTO),

Việt Nam đang thể hiện sự hội nhập ngày càng mạnh mẽ vào kinh tế khu vực và

quốc tế Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng GDP

bình quân giai đoạn 2016 — 2019 khá cao, đạt 6,8% - thuộc nhóm phát triển cao ở

khu vực Châu Á- Thái Bình Dương Ngoài ra, mặc đù năm 2020 thế giới chịu ảnh

hưởng nặng nễ của dịch bệnh Covid-19 về mọi mặt nhưng nên kinh tế nước ta tiếp tục đạt tăng trưởng dương khi GDP 9 tháng đầu năm 2020 tăng 2,12%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực và trên thế giới Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến của các dòng vốn nước ngoài bởi sự hấp dẫn của một thị trường hơn

95 triệu dân, tiềm năng cả về sức tiêu thụ và nguồn lao động giá rẻ

Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, hội nhập sâu rộng vào sân chơi

quốc tế, dịch vụ thương mại tăng trưởng mạnh, cùng với đó là lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi dé trở thành điểm trung chuyên hàng hóa quốc tế Chính vì lẽ đó, ngành

logistics ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế xã

hội Logistics duoc quan tâm đâu tư phát triển ở Việt Nam cách đây khoảng 20 năm

nhờ vào quá trình mở cửa kinh tế quốc tế, tuy nhiên ngành logistics mới chí thực sự

bùng nỗ vào 8 năm trở lại đây cùng với việc ký kết thành công các Hiệp định

thương mại tự đo và cơ sở hạ tầng ngày càng cải thiện

Hòa cùng xu thế phát triên của thế giới, số lượng các công ty logistics tại Việt Nam cũng đang phát triển với tốc độ chóng mặt Theo Báo cáo Logistics Việt Nam

2020, cả nước hiện có khoảng trên 4.000 doanh nghiệp logistics đang hoạt động, bao gồm cả có vốn đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, trong đó chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, còn lại là các doanh nghiệp logistics

có vốn đăng ký nhỏ cũng như quy mô lao động hạn chế, chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ mua bán dịch vụ vận tải đường biên, đường hàng không, khai thuê hải

quan, dịch vụ vận tải nội địa Không nhiều công ty có đủ năng lực đảm nhận toàn

bộ chuỗi cung ứng bao gồm vận chuyên đường bộ, kho bãi, đóng gói, trong khi

Trang 10

đặc điểm của logistics là một chu trình khép kín từ kho của nhà sản xuất đến tay khách hàng Do quy trình đòi hỏi tích hợp nhiều dịch vụ có thê diễn ra ở nhiều quốc

gia nên những công ty lớn thường cân thận kiểm tra năng lực công ty logistics thông qua mạng lưới rộng khắp Trong khi đó, do vốn ít nên cơ cấu tô chức doanh nghiệp nội địa Việt Nam cũng đơn giản, không thật sự chuyên sâu, không tô chức được các văn phòng đại điện ở nước ngoài nên nguồn thông tin bị hạn chế, các công việc ở nước ngoài đều phải thông qua các đại lý của các công ty đa quốc gia Điều

này dẫn đến đa số các doanh nghiệp logistics Việt Nam chí đừng lại ở việc làm đại

lý cấp 2, cấp 3, thậm chí cấp 4 cho các đối tác nước ngoài có mạng lưới toàn cầu mà chưa tô chức kết nối được các hoạt động vận tải đa phương thức

Van tai hang hoa, đặc biệt là vận tải đường bộ, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành logisties tại Việt Nam Tuy địa hình nước ta dài và hẹp, lại có đường bờ biển suốt

dọc chiều dài đất nước, nhưng vận tải hàng hóa ở Việt Nam vẫn chủ yếu là sử dụng đường bộ Tính đến cuối năm 2019, vận tải đường bộ chiếm khoảng 75% lượng

hàng hóa vận tải nội địa, chưa tính đến lượng hàng hóa vận tải đường bộ qua biên giới Dịch bệnh Covid-I9 và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng đang

mở ra nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam khi các tập đoàn lớn đang từng bước chuyên

dây chuyên sản xuất về các khu vực khác, trong đó có Việt Nam, càng giúp tăng

thêm nhụ cầu sử dụng dịch vụ Tuy nhiên, giao nhận hàng hóa bằng đường bộ của

các doanh nghiệp nội địa Việt Nam còn phân nào thiếu chuyên nghiệp so với trình

độ phát triển của các doanh nước ngoài, khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp

còn rất hạn chế, chậm áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý và điều hành Đây

chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp logistics lớn trên thế giới lựa chọn Việt

Nam để mở rộng và phát triển các dịch vụ vận tải của mình, một trong số đó là DB

Schenker Là một doanh nghiệp đã có rất nhiều thành công trong lĩnh vực kinh

doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa, Schenker Logistics Việt Nam chi nhánh Hà Nội

đã và đang từng bước khẳng định sự tồn tại của mình bằng sự tín nhiệm của khách hàng trong những năm qua nhờ dịch vụ hải quan và giao nhận hàng hóa bằng đường

bộ

Chính vi những lý do trên, sau một thời gian làm viéc trong linh vuc logistics,

Trang 11

tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện địch vụ logistics tại Chỉ nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nột” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh doanh thương mại

2 Tình hình nghiên cứu

Hiện nay đã có những bài viết, công trình nghiên cứu về vận tải đường bộ, cơ

sở vật chất đường bộ, dịch vụ logIstics tại Việt Nam Dưới đây, tác giả tham khảo

và nghiên cứu một số bài báo và công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận

văn:

- Bài báo “Phát triển nganh dich vu logistics tat Viét Nam” (2019) trên

website taichinhvietnam.vn cua tac gia Pham Trung Hải đã chỉ ra thực trạng ngành logistics tại Việt Nam, các rào cản thách thức và cơ hội thúc đây logistics cũng như đưa ra các giải pháp phát triển nganh logistics

- Bài viết “Sau 10 năm, Việt Nam có gần 1.200km đường cao tốc” trên website của Tông Cục Đường bộ Việt Nam (2020) đã nhận định hạ tầng giao thông Việt Nam đã có nhiều đột phá ấn tượng sau 10 năm xây dựng (2011-2020)

- Bài viết “Phát triển dịch vụ logistics tại Hải Phòng - nâng cao năng lực cạnh tranh và đây mạnh liên kết vùng” (2019) trên website của Bộ Công Thương trên cơ

sở phân tích các lợi thé phát triển ngành vận tải va logistics cua Việt Nam đã đề ra những giải pháp để đây mạnh xúc tiền thương mại, kết nối thị trường logistics và

giải quyết những điểm nghẽn trong logistics

- Bài đăng “Định vị vai trò, tam quan trong cua nganh logistics trong phát triển kinh tế” (2019) trên website tapchicongthuong.vn đã xác định ngành địch vụ

logistics Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh và mạnh với tốc độ phát trién lên đến 13 - 15% và là một trong những ngành có tiềm năng rất lớn đối với nền kinh

tế

- Báo cáo Logistics 2020 của Bộ Công Thương đã đưa ra những phân tích về

hạ tầng giao thông đường bộ, các ảnh hưởng của đại địch Covid-19 đến dịch vụ logistics va cac doanh nghiép dich vu logistics

- Luận văn thạc sỹ “Một số giải pháp hoàn thiện dịch vụ logistics tai Cang Cát Lái - Tông Công ty Tân cảng Sài Gòn đến năm 2020” (2013) của tác giá Nguyễn

Trang 12

Thị Hương Dịu, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã tóm tắt được lý luận

chung về dịch vụ logistics, đưa ra giải pháp hoàn thiện dịch vụ logistics tại cảng Cát

Lái trên cơ sở phân tích thực trạng dich vu logistics tai cang

- Theo bài viết “Lựa chọn nhà cung cấp dich vu logistics bén thir ba (3PL)”

(2019) trên website phaata.com, ông Tom Patterson — phó chủ tịch cấp cao của bộ phận Quản lý kho tại Saddle Creek Logistics Services đã đưa ra các đặc tính cần thiết mà các nhà cung ứng dịch vụ logistics cần để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất nhập khâu

Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu một số tài liệu khác liên quan dén logistics va dich vu logistics Tuy nhiên, những tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học đi sâu

phân tích có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn để đánh giá thực trạng dịch vụ

logistics tai mét doanh nghiệp nước ngoài như Schenker, từ đó xây dựng những giải pháp phù hợp áp dụng cho đoanh nghiệp đó để hoàn thiện dịch vu logistics van con

hạn chế Chính vì thé, qua dé tài nghiên cứu này, tác giả sẽ hệ thống hóa cơ sở lý

luận về dịch vụ logistics và nhà cung ứng dịch vụ logistics, phân tích thực trạng dịch vu logistics tai Chi nhanh Céng ty TNHH Schenker Logistics Viét Nam tai Ha

Ndi (SLV HAN), từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện địch vụ logistics tại công ty Đề tài này hoàn toàn không trùng lặp với các đề tài đã được

nghiên cứu trước đây

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích được thực trạng dịch vụ logistics tại SLV HAN, trên cơ sở đó đề ra được giải pháp nhằm hoàn thiện địch vụ logistics cho công ty Đề đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn cân giải quyết được những

nhiệm vụ sau:

- Tổng kết được những lý luận chung về dịch vụ logistics và nhà cung ứng

dich vu logistics

- Lam rõ được những ưu điểm và nhược điểm của dịch vụ logistics tai SLV

HAN trén co sé phan tich thyc trang dich vu logistics cua c6ng ty

- Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế và hoàn thiện dich

vu logistics tat SLV HAN

Trang 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: dịch vụ logistics của SLV HAN

- Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh hình kinh doanh dịch vụ logisties tạ SLV HAN trong 4 năm gần nhất, giai đoạn 2017-2020 trên 3 mảng: thông quan, vận tải đường

bệ nột địa và vận tải đường bộ xuyên biên giới

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như:

- Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp tông hợp và thống kê phân tích

- Phương pháp so sánh

6 Kết cầu luận văn

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, kết cấu luận văn

gồm ba chương:

- Chương I: Lý luận chung về dịch vụ logistics và nhà cung cấp dịch vụ logistics

- Chương II: Thuc trang dich vu logistics tai Chi nhanh Cong ty TNHH

Schenker Logistics Viét Nam tai Ha Noi

- Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện dich vy logistics tại Chỉ nhánh Cong ty TNHH Schenker Logistics Viét Nam tai Ha NOt

Trang 14

CHUONG I: LY LUAN CHUNG VE DICH VU LOGISTICS VA NHA

CUNG CAP DICH VU LOGISTICS

1.1, Téng quan vé dich vu logistics

LAUT, Khai niém dich vu logistics

Hién nay trén thé giới chưa có định nghĩa chung vẻ “dịch vụ logistics” ma

chi xuat hién nhiéu quan diém khac nhau vé khai niém “logistics” Trong do, dinh nghĩa được coi là đầy đủ và được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa của Hội đồng

quan ly logistics cua Hoa Ky (Council of logistics Management - CLM): “Logistics

là quá trình lập kế hoạch, tô chức thực hiện và kiêm soát quá trình lưu chuyển,

dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tín liên quan từ điễm xuất phat dau tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yên cầu của khach hang” (logistics is the process of planning, implementing, and controling the efficient, effective flow and storage of goods, services, and related information from point of origin to point of consumption for the purpose of conforming to customer requirements) (Hoang Van Chau, 2009)

Trong Luật thương mại Việt Nam 2005, khai niém logistics khéng duce dinh

nghĩa ràng mà thay vào đó là khái niệm “dịch vụ logisttes” và được phiên âm theo

tiếng Việt là “lô-gi-stíc” Điều 233 Luật thương mại Việt Nam 2005 định nghĩa:

“Dich vu logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gầm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vẫn khách hàng, đóng gói bao bì, ghỉ ký mã hiện, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stc

1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ logistics

Hiện nay chưa có tài liệu hay nghiên cứu cụ thê nào nói về đặc điểm của dich

vụ logistics Tuy nhiên tại Việt Nam, dich vu logistics chịu sự điều phối và quản lý

của pháp luật, vì vậy nó được kiểm soát bằng những quy định cụ thể trong Luật

Thương mại Việt Nam 2005 Theo đó, ta có thê khái quát lại những đặc điểm cơ

ban cua dich vy logistics nhu sau:

Trang 15

dưới dang vật thé Tính không hiện hữu được biểu lộ khác nhau đối với từng loại

dịch vụ Nhờ đó người ta có thể xác định mức độ sản phẩm hiện hữu, dịch vụ hoàn

hảo và mức độ trung gian giữa dịch vụ và hàng hóa hiện hữu Trong dịch vụ logistics người ta cung cấp cả sản phẩm hữu hình và vô hình (dịch vụ, tư vấn ) Đôi khi cũng không có ranh giới rõ ràng, ví dụ như trên góc độ logisties từ hàng hóa hữu hình tới dịch vụ phi hữu hình có 4 mức độ:

+ Hàng hóa hiện hữu: cung ứng tàu biển, đồ ăn, nước uống (bán hang)

+ Hàng hóa hoàn hảo: Gồm hàng hóa hoàn hảo và khi tiêu dùng phải có dịch

vụ đi kèm để tăng sự thỏa mãn Ví dụ: đóng gói hàng hóa,

+ Dịch vụ: Thỏa mãn thông qua sản phẩm dịch vụ kèm phương tiện vận tải + Dịch vụ hoàn hảo: Hoàn toàn không hiện hữu Ví dụ: khai thuê hải quan, + Mức độ hữu hình và vô hình của sản phâm gây khó khăn trong đánh giá của khách hàng

Thứ hai: Dịch vụ không đồng nhất Sản phẩm dịch vụ khó tiêu chuẩn hóa, khó

kiểm soát, các nhân viên thực hiện dịch vụ trong các lần khác nhau cũng khác nhau

(tốc độ làm chứng từ, tính chính xác, ) Khách hàng tiêu đùng là người quyết định

chất lượng dựa vào cảm nhận của họ Vì vậy các khách hàng khác nhau sẽ có cảm

nhận khác nhau Sản phẩm dịch vụ sẽ có giá trị cao khi thỏa mãn được nhu cầu

riêng biệt của khách hàng Do vậy, trong cung cấp dịch vụ thường thực hiện cá nhân

hóa dịch vụ và làm cho tăng thêm mức độ khác biệt giữa các dịch vụ Dịch vụ

logistics không đồng nhất còn do dịch vụ bao quanh và môi trường vật chất hay

thay đổi Các dịch vụ là khác loại nếu dịch vụ cơ bản khác nhau Ngay cả dịch vụ

logistics cùng loại cũng có sự khác nhau về lượng và về phẩm cấp do dịch vụ bao quanh và kỹ năng nghề nghiệp khác nhau

Thứ ba: Dịch vụ logistics không tách rời với hoạt động sản xuất và phân phối chúng Cac sản phẩm cụ thê không đồng nhất nhưng đều mang tính hệ thống, đều từ

cấu trúc của dịch vụ co ban phat triên thành Một sản phẩm dịch vụ cụ thê gắn liền

với cầu trúc của nó và là kết quả của quá trình hoạt động của hệ thống cấu trúc đó

Quá trình sản xuất gắn liền với việc tiêu dùng dịch vụ, người tiêu dùng cũng tham

Trang 16

Thứ tư: Sản phẩm dịch vụ logistics là không thể tốn trữ (trừ phương tiện và cơ

sở vật chất của dịch vụ - nhưng chưa phải là dịch vụ nếu không có sự vận hành của

con người) Dịch vụ logistics không thê để tồn kho và vận chuyển từ khu vực này

sang khu vực khác, vì vậy nên việc tạo ra và tiêu dùng dich vụ bị giới hạn bởi thời

gian Điều này dẫn tới mất cân đối bố cục bộ trong cung câu dịch vụ ở một khoảng thời gian

1.1.3 Phân loại dịch vụ logistics

Phân loại theo hình thức và loại hình, logistics gom:

- Logistics bên thứ nhất (First Party Logistics): người chủ sở hữu hàng hóa tự

mình tô chức và thực hiện các hoạt động logisties dé đáp ứng nhu cầu của bản thân

Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư các phương tiện vận tải, kho chứa hàng,

hệ thống thông tin, nhân công để quản ly va van hanh hoat déng logistics Logistics bên thứ nhất làm phình to quy mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả

kinh đoanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng

chuyên môn để quán lý và vận hành hoạt động logistics

- Logistics bên thứ hai (Second Party Logistics): người cung cấp địch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, khai báo hải quan, thanh toán hộ, ) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải biên, đường bộ, đường thủy nội địa, đường hàng không, các doanh nghiệp kinh doanh bến bãi, khai báo hải quan, thanh toán hộ,

- Logistics bén thir ba (Third Party Logistics): la nguwoi thay mat cho chu hang quan ly và thực hiện các dịch vụ logisties cho từng bộ phan chức năng, ví dụ như thay mặt người gửi hàng thực hiện các thủ tục xuất nhập và vận chuyên nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyên hàng tới

địa điểm theo quy định, Do đó logistics bên thứ ba bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyên, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin, và có

tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng

- Logistics bén thir tr (Fourth Party Logistics): là người tích hợp, gắn kết

Trang 17

chức khác đề thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics Logistics

bên thứ tư chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyến logistics, cung cấp các giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải, Logistics bên thứ tư hướng đến quản tri ca quá trình logistics, nhdn hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng

- Logistics bén thir nam (Fifth Party Logistics): da duoc nhắc đến trong

những năm gần đây Đây là hình thức phát triên cao hơn của logistics bên thứ tư đi

cùng với sự phát triển của thương mại điện tử

Phân loại theo lĩnh vực hogt động cua logistics

Ngày nay, hệ thống logistics càng có vị trí và vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và đời sống, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau và

phát triển thành 3 nhóm :

Hệ thống logistics trong quân sự;

Hệ thống logistics trong sản xuất, kinh doanh, thương mại;

Hệ thống logistics trong quản lý xã hội

Phân loại theo quá trình, logistics gồm 3 loại:

- Logistics đầu vào (Tnbound logistics): là các hoạt động đâm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn, ) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chỉ phí cho quá trình sản xuất

- Logistics đầu ra (Outbound logistics): là các hoạt động đâm bảo cung cấp

thành phẩm đến tay người tiêu đùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chỉ phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp

- Logistics ngược (Reserse logistics) là quá trình thu hồi các phụ phâm, phế

liệu, phế phâm, các yếu tổ ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về đề tái chế hoặc xử lý

1.1.4 Nội dung dịch vụ logistics

Để tiện cho công tác quản lý, ngày 30/12/2017 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dich vu logistics Nghi định chính thức có hiệu lực từ ngày 20/02/2018, trong đó phân loại cụ thê 17 loại

Trang 18

hình địch vụ logistics tại Điều 3 chương L (Phụ lục 1.1)

1.1.5 ii trò của phát triển dịch vụ logistics

1.1.5.1 tai trò của phát triển dịch vụ logistics đối với nên kinh tế quốc dân

Logistics la một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau,

tác động qua lại lẫn nhau Nếu xem xét ở góc dé tong thé, ta thay dich vu logistics

là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa Một nghiên cứu của trường Đại học quốc gia Michigan (Hoa

Kỳ) cho thấy, chỉ riêng hoạt động dịch vụ logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP

của hầu hết các nước lớn ở châu Au, Bac Mỹ và một số nền kinh tế châu Á- Thái

Bình Dương (theo Rushton Oxley & Croucher, (2000)) Vì vậy, nếu nâng cao hiệu quả hoạt động logistics thì sẽ góp phần quan trọng trong nâng cao hiệu quả kinh tế-

xã hội

Hiệu quả hoạt động logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của

nên kinh tế Theo nhà kinh tế học người Anh Ullman: “Khối lượng hàng hóa lưu

chuyến giữa hai nước tỷ lệ thuận với tỉ số tiềm năng kinh tế của hai nước và tỉ lệ nghịch với khoảng cách của hai nước đó ” Khoảng cách ở đây được hiểu là khoảng

cách kinh tế Khoảng cách kinh tế càng được rút ngắn thì lượng hàng tiêu thụ trên

thị trường càng lớn Do vậy, việc giảm chỉ phí của địch vụ logistics có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược thúc đây xuất khâu phát triển và tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia

Hoạt động của dịch vụ logisties hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một

quốc gia trên trường quốc tế Theo nghiên cứu của Limao và Venables (2001) cho thấy sự khác biệt trong kết cấu hạ tầng chiếm 40% trong sự chênh lệch chỉ phí với các nước tiếp giáp với biển và 60% với các nước không tiếp giáp với biên Hơn nữa, trình độ phát triển và chỉ phí cho dịch vụ logistics của một số quốc gia còn được xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia Quốc giao nào có hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo, hệ thống cảng biển tot, sé thu

hút được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới Sự phát triển vượt bậc

của Singapore, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc là một minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng trưởng xuất khẩu, tăng GDP thông

Trang 19

1.1.5.2 Vai tré ctia phit trién dich vụ logistics đối với các doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp, dịch vụ logistics đóng góp vai trò rất to lớn Đây

là nguồn động lực cho đôi mới và tăng trưởng kinh tế Vai trò của phát triển dich vu logistics đối với doanh nghiệp được thê hiện:

% Giúp giải quyết cả đâu ra lần đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả: Nhờ có thê thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyên nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, dịch vụ logisties giúp giảm chỉ phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ có được chiến lược và sử dụng dịch vụ logistics đúng đắn, ngược lại

có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics

s* Góp phân nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chỉ phí nhằm nâng cao

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp chủ động trong việc chọn

nguồn nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau; Chủ động trong việc lên kế hoạch

sản xuất, quản lý hàng tồn kho và giao hàng theo đúng thời gian với tông chỉ phí

thấp nhất

s* Góp phần làm giảm chỉ phí thông qua việc tiếu chuẩn hóa chứng từ: Theo các chuyên gia ngoại thương, giấy tờ rườm rà chiếm một khoản chỉ phí không nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển Thông qua dịch vụ logistics, các công ty logistics sẽ đứng ra đảm nhận việc ký một hợp đồng duy nhất sử dụng chung cho

mọi loại hình vận tai để đưa hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng cuối cùng

“+ Là công cụ hiệu quả đề đạt được lợi thể cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt

hóa và tập trung: thông qua sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) làm gia tăng sự hài lòng và giá trị cung cấp cho khách hàng của dịch vụ logistics

s* Hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là marketing hỗn hợp

(Mix marketing 4P- Right Product, Right Price, Proper Promotion, Right Place) Dich vu logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần

đến, vào đúng thời điểm thích hợp Sản phẩm/ dịch vụ chỉ được thỏa mãn khách

Trang 20

hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn và đúng

địa điểm quy định

Mục tiêu của marketing là tối đa hóa lợi nhuận của công ty về lâu dài Còn

mục tiêu của logistics là cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng với chỉ phí nhỏ nhất Các chỉ phí cơ bản trong hoạt động logisties được thể hiện qua hình sau:

Chi phi gai quyét đờ n hàng và thông tn

Hình 1.1: Những khoản chỉ phí cơ bản trong hoạt động Logistics (Nguồn: Giáo trinh Logistics va vận tải quốc tế, Đại học Ngoại thương) Tổng chỉ phí được xác định theo công thức sau:

Chi phí vận tải + Chỉ phí lưu kho, lưu bãi + Chi phí giải quyết don

hàng và cung cấp thông tin + Chị phí sản xuất + Chị phí lưu trữ Muốn đưa ra quyết định logistics một cách đúng đắn cần cân đối giữa thu và chỉ nhằm lựa chọn được phương án đáp ứng nhu câu tốt nhất với tông chỉ phí nhỏ

nhất

1.2 Khái quát chung về nhà cung ứng dịch vụ logistics (Logistics Service Provider- LSP)

1.2.1 Khái niệm nhà cung ứng dịch vụ logistfics

Hiện nay chưa có định nghĩa chung nhất nào về nhà cung ứng dịch vụ logistics Ngay cả tại thị trường Việt Nam, tuy có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký

kinh doanh và mang tên dịch vụ logIstics nhưng doanh nghiệp logIstics thực sự lại

Trang 21

không nhiều Tuy vậy, nói một cách đơn giản, nhà cung ứng dịch vụ logistics tron gói door to door cho hàng hóa xuất nhập khẩu là người tích hợp hàng loạt các dịch

vụ vận tải giao nhận, thông quan hàng hóa xuất nhập khâu thành một chuỗi liên tục

để đảm bảo hàng hóa được vận chuyên door to door, Dé có thể thực hiện được

những công việc này, trước hết các doanh nghiệp này phải là nhà kinh đoanh vận tải

đa phương thức Trong quá trình phát triên, với việc đảm nhận thêm các hoạt động

khác như bảo quản, phân phối, dần dần họ sẽ chuyển hóa thành nhà cung ứng

dich vu logistics thu su

Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu trên thế giới có ý kiến cho rằng trên cơ sở

phân chia hoạt động của logistics tông thể (Global logistics) thành logistics quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management Logistics), logistics quản lý vận chuyên hàng hóa (Transport Management Logistics) và logistics về quản lý hàng lưu kho, kiém ké, kho bai (Warehousing/Inventory Management Logistics), thi chỉ khi nào người làm giao nhận có khả năng điều chỉnh cả một tập hợp các hoạt động của nhiều ngành cùng một lúc và làm tất cả các công việc liên quan đến cung ứng, vận chuyên, theo đõi sản xuất, dịch vụ kho bãi, thủ tục hai quan, phân phối, moi

duoc nhin nhan nhu nha cung img dich vu logistics thyc su Quan điểm này gần

như đồng nhất với các ý kiến và khái niệm mà một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam đưa ra Một trong những ý kiến điển hình được nêu ra bởi luật sư Võ Nhật Thăng

trong bài “Dịch vụ giao nhận hàng hóa trong Luật Thương mại” như sau: “Những người không chỉ là làm giao nhận mà còn làm cả các công việc về lưu kho, đán nhãn hiệu, đóng gói bao bì, thuê phương tiện vận chuyên, làm thủ tục hải quan

về có thể mua giúp bảo hiểm cho chủ hàng nữa, người này gọi la Logistics Service Provider (Người cung cấp dịch vụ tiếp vận)” Khải quất hơn có thê tham khảo định nghĩa của TSKH Nguyễn Văn Chương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược

và Phát triển giao thông vận tải: “Nhờ cưng cấp dịch vụ logistics là một bên tham gìa vào quả trình sản xuất và lưu thông cung các tô chúc nhà nước (Governmerm), các chủ hàng (Shipper), các nhà sản xuất, kinh doanh (business), người tiếu dùng hình thành đây chuyền cung ứng tổng hợp (The irtergrated supply chain process)”

Về khía cạnh văn bản pháp luật, Luật Thương mại Việt Nam 2005- Điều 234

Trang 22

có nêu: “7Jương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật” Như vậy, nhà cung ứng dịch vụ logistics phải là thương nhân và kinh doanh có điều kiện Theo dự thảo lần

thứ ba của nghị định quy định chi tiết Luật Thuong mai thi điều kiện kinh doanh

dịch vụ là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh phù hợp theo quy định của pháp

luật Việt Nam và có số vốn pháp định là 10 tỷ đồng, đáp ứng điều kiện kinh doanh

nếu pháp luật có quy định cho mỗi loại dịch vụ cụ thể Cũng trong văn bản Nghị

định số 140/2007/NĐ-CP quy định chỉ tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh

doanh dịch vu logistics va giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh

dịch vụ logistles, người kinh doanh dich vu logistics dugc chia theo hai trrong hop: Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nói chung và Thương nhân nước ngoài

kinh doanh dich vy logistics Cu thé: “7 huwong nhan kinh doanh dich vu lé-gi-stic

là thương nhân tô chức thực hiện dịch vụ lô-gi¬stíc cho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại thương nhân khác thực hiện một hoặc nhiều công đoạn của dịch vụ đó” và “Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stc

là thương nhân thuộc các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có cam kết trong các điều ước quốc tẾ về mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ lô-gi¬stíc”

Trên phạm vi Việt Nam, đây có thê coi là một chuẩn mực để định nghĩa thé

nào là một nhà cung ứng dịch vụ logistics Sau này, Nghị định số 140/2007/NĐ-CP

được thay thế bởi Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ

logistics, được Chính phủ ban hành ngày 30/12/2017 và có hiệu lực từ ngày

20/02/2018 Chính vì vậy, những vấn đề trình bày tiếp theo có liên quan đến nhà

cung ứng dich vu logistics trén lanh thê Việt Nam sé được xem xét và đánh giá dựa trên trên cơ sở Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Nghị định số 163/2017/NĐ-CP

1.2.2 Phân loại nhà cung ứng dịch vụ logistics

Có rất nhiều cách phân loại nhà cung ứng dịch vụ logistics Dựa vào các loại hinh dich vu logistics, cé thé phân loại nhà cung ứng dịch vụ logistics thành:

- Nhà cung ứng dịch vụ kinh doanh các dịch vụ logisties chủ yếu

- Nhà cung ứng dịch vụ kinh doanh các dịch vụ logtstics liên quan đến vận

tải

Trang 23

- Nha cung tmg dich vu kinh doanh logistics tron goi “door to door” Nếu phân loại nhà cung ứng dịch vy logistics theo nguồn gốc vốn đầu tư thì

nhà cung ứng dịch vụ được chia thành:

- Các nha cung tmg dich vu logistics noi địa

- Các nhà cung ứng dịch vụ có vốn dau tư nước ngoài

1.2.3 Vai tro cia nha cung wng dich vu logistics

Trong quá khứ chưa có dịch vu logistics, các chủ thê như người cung ứng, nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, người tiêu đùng cuối cùng phải làm việc trực tiếp với nhau Nhà sản xuất phải tự tìm nguồn cung ứng, rồi đưa hàng hóa tới tay khách hàng thông qua các kênh phân phối như người bán buôn, bán lẻ Nhưng khi

có hoạt động logistics, các nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ thực hiện công việc di chuyên nguyên vật liệu từ nhà cung ứng tới các khâu sản xuất trong quá trình sản xuất, và di chuyên nguyên vật liệu từ nhà cung ứng tới các khâu sản xuất trong quá trình sản xuất ra tới tay khách hàng Như vậy, có thể thấy nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP) đóng vai trò kết nối giữa các chủ thể trong một quá trình, giải quyết tất ca van đề về logistics theo nhu cầu của khách hàng

Cùng với sự phát triển của dịch vu logistics, vao tro của người cung ứng dịch

vụ cũng được mở rộng ra rất nhiều Những dịch vụ được LS$P cung cấp là địch vụ

“trọn gói” về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hóa trong suốt lộ trình của

hàng hóa, từ người bản đến người mua, nhằm mục đích thỏa mãn cao nhất cho nhu

cầu của khách hàng Dịch vụ “trọn gói” bao gồm:

- Vẻ kho: kho do người cung cấp logistics cung cấp và quản lý, chỉ có hàng

hóa trong kho là thuộc về khách hàng

- Về vận tải và phân phối: người cung cấp logistics chịu trách nhiệm về mọi chuyên động hàng hóa trong chuỗi cung ứng Họ có thê ký hợp đồng phụ với người

chuyên chở thực sự, hoặc dùng chính phương tiện của mình để thực hiện

- Về kiểm kê tôn kho: người cung cap logistics diéu hành và thường xuyên giữ mức tồn kho hợp lý, căn cứ vào những tin báo nhận từ mọi chặng trong chuỗi cung ứng

Trang 24

- Đặt hàng: người cung ung logistics chiu trach nhi¢m đặt những nguyên vat liệu hoặc thành phẩm lắp ráp khi cần

- Những dịch vụ giá trị gia tăng: bao gồm tất cả những dịch vụ hoàn tất sản xuất, đóng gói, dán nhãn, lập hóa đơn, quảng cáo, tài chính, địch vụ logistics ngược chiều Đối với khách hàng công nghiệp, những dịch vụ này được yêu cầu nhiễu Như vậy, người cung ứng dịch vụ logistics chính là lực lượng thúc đây của ngành công nghiệp này và năng lực của họ quyết định triển vọng của hoạt động logistics như là chất xúc tác cho thương mại quốc tế và trong nước

1.24 Quy định của Việt Nam về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đổi với

thương HhẪn HưỚC ngoài

Đối với thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics, ngoài việc có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp lệ, phải có đủ phương tiện, thiết bị, công

cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật, đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu và đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4, chương II của Nghị định 163/2017/NĐ-CP, họ cũng cần tuân thủ những điều kiện cụ thê được quy định

khoản 3 Điều 4 của Nghị định này, cụ thể:

“g) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):

- Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ liệt Nam hoặc góp

vốn, mua cô phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỳ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% Tổng số thuyển viên nước ngoài làm việc

trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở

hữm của các công ty này tại Việt Nam không quá l3 định biên của tàu Thuyên trưởng hoặc thuyên phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam

- Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phân, phần vẫn góp trong doanh nghiệp

b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thé dành riêng một số khu vực để Cung cấp các dịch vụ hoặc áp

đụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cô phần, phần vẫn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của

Trang 25

nhà đâu tư nước ngoài không quá 50% Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành

lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh

doanh

c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp đỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập

doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cô phần, phần vẫn góp trong doanh nghiệp, trong

đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%

đ) Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dich vụ hỗ trợ vận tải

biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cô phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước Nhà đâu tư nước

ngoài được phép thành lập hiện điện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp

động hợp tác kinh doanh

ä) Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau:

Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng, dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn

bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước

e) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thuy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sốt, được

thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phân, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vẫn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%

g) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải

đường bộ, được thực hiện thông qua hình thúc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phân, phần vẫn góp trong doanh nghiệp, trong đó tý lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quả 51% 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam

h) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không

i) Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật

- Đối với những dịch vụ được cung cấp đề thực hiện thẩm quyên của Chính

Trang 26

phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong äó có vốn góp của nhà đâu

tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kế từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư

nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó

- Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải

- Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động

tại các khu vực địa lý được cơ quan có thâm quyên xác định vì lý do an nình quốc phòng.” Đôi với thương nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải đường

thi càng thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng

Tính đa dạng của sản phâm, dịch vụ logistics có thê đánh giá thông qua số lượng sản phẩm, dịch vụ logisties mà doanh nghiệp phát triển mới trong kỳ Doanh nghiệp càng mở rộng và phát triển kinh doanh dịch vụ logistics thì

càng triển khai nhiều sản phâm, dịch vụ logisties nhằm thỏa mãn và đáp ứng tốt hơn nhu câu của khách hàng Từ đó doanh nghiệp gia tăng doanh thu, thị phần và sức

Trang 27

- Doanh thu từ hoạt động dich vụ logisiics: Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô lợi ích kinh tế mà nhà cung ứng dịch vụ logistics thu được từ việc cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàng trong một thời kỳ nhất định Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khẩu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng

bán bị trả lại (nếu có); thu từ phần trợ giá của nhà nước khi thực hiện cung cấp hàng

hóa dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước và thường được đo lường bằng cách tính toán 2 chỉ tiêu:

Sự biến động về doanh

thu từ hoạt đông dịch Doanh thu từ hoạt Doanh thu từ hoạt động

" Ẳ vine re dong dich vu - dich vu logistics ky

Vu fopisiics logistics ky nay trước

Tốc độ biên động Doanh thu từ hoạt ` Ạ

về doanh thu từ hoạt động dịch vụ : Doanh thu từ hoạt động

, ` , dich vụ logisties kỳ trước 8 động dịch vụ logistics ky nay x 100

Doanh thu từ hoạt động dịch vụ logisties kỳ trước

Quy mô doanh thu cảng lớn thì chứng to dich vu logistics cua nha cung img dịch vụ logistics càng được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn, năng lực cạnh tranh của nhà cung ứng dịch vụ logistics càng cao và chứng tỏ chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng

Do đó nếu như sự biến động về doanh thu từ hoạt động dịch vụ logistics và

tốc độ biến động về doanh thu từ hoạt động dịch vụ logistics có gia trị đương thì

cho thấy hoạt động kinh doanh địch vụ logistics của doanh nghiệp được mở rộng và

phát triển và ngược lại

- Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ logistics: Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh lợi nhuận mà nhà cung ứng dịch vy logistics thu được từ việc cung ứng dịch vụ

logistics cho khách hàng trong một thời kỳ nhất định, thường được đo lường bằng

cách tính toán 2 chỉ tiêu:

Sự biến động về lợi Lợi nhuận từ hoạt Lợi nhuận từ hoạt động

nhuận từ hoạt động = động dịch vụ - dich vu logistics ky

dich vu logistics logistics ky nay trude

Trang 28

Tốc độ biến động Lợi nhuận từ hoạt động

Lợi nhuận từ hoạt

Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng từ dịch

vụ logistics của doanh nghiệp, là mục tiêu cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp kinh

doanh dich vụ logistics hướng tới

Sự biến động về lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ logistics và tốc độ biến động

về lợi nhuận từ hoạt déng dich vu logistics mang giá trị dương thì phản ánh hiệu

quả kinh doanh dich vu logistics cua doanh nghiệp càng cao và ngược lại

- Thời gian thực hiện hợp đồng: là chỉ tiêu phản ảnh quãng thời gian cần thiết mà nhà cung ứng dịch vụ logistics cần phải có để hoàn thành cung ứng dịch vụ

logistics theo hợp đồng Thông thường, do dịch vụ logistics khá đa đạng nên chúng

ta thường đo lường bởi số lần quá hạn thực hiện dịch vụ theo hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thỏa man của khách hàng trong kinh doanh dịch vụ logtsfics Chính vì vậy, doanh nghiệp

có thời gian thực hiện hợp đồng càng nhanh chóng thì sức cạnh tranh càng cao, doanh nghiệp càng có thê đễ dàng mở rộng thị trường, khách hàng và doanh thu từ hoạt động kinh doanh logIsties

- Số lan phát sinh sai sót khi thực hiện hợp đồng: là số lần khách hàng kiễn

nghị, thắc mắc về thực hiện sai sót trong các đơn hàng Số lần phát sinh sai sót càng thấp thì chứng tỏ chất lượng dịch vụ càng cao

Số lần phát sinh sai sót khi thực hiện hợp đồng càng thấp thì càng phản ánh

mức độ chính xác trong kinh doanh dịch vụ logIstics của doanh nghiệp, khách hàng

sẽ càng cảm thấy hài lòng, yên tâm về địch vụ và uy tín của doanh nghiệp càng

Trang 29

- Tinh da dang cua khách hàng sử dụng dịch vụ: nhà cung ứng dịch vụ nào

càng thu hút được nhiều khách hàng ở các thành phần kinh tế khác nhau, ở các lĩnh

vực khác nhau thì chứng tỏ cung ứng dịch vụ logistics càng phát triển và ngược lại Tiêu chí này được đánh giá bởi cơ cấu khách hàng theo các tiêu chí phân loại khác nhau Khách hàng càng đa dạng càng phản ánh năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics càng cao Điều nảy càng phản ánh khả năng tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp cũng như uy tín của doanh nghiệp, vị thế trên thị trường Do

đó, tính đa dạng của khách hàng cũng phán ánh hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics cua doanh nghiệp

1.3.2 Các nhân tô ảnh hưởng tới kinh doanh dịch vụ logistics

thuận lợi đối với hoạt động của các doanh nghiệp nhờ vào các cam kết của chính

phủ trong việc thực thị các chính sách kinh tế - xã hội

Hệ thống pháp luật: là khung pháp chế các quy định và quy tắc chi thị, yêu câu hoặc hạn chế một số hành vi cụ thé, trong khi cho phép thực hiện một số hành

động nhất định Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, để thành công buộc các

doanh nghiệp không những nắm vững pháp luật trong nước mà còn phải hiểu, nắm vững pháp luật quốc tế tại thị trường mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh

doanh Nếu thiếu hiểu biết về pháp luật có thê gây ra những tôn thất lớn cho doanh nghiệp Ví dụ như chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất đến việc cân

đối thu chị, lỗ lãi và định hướng chính sách kinh doanh của mỗi một doanh nghiệp Logistics la một loại hình dịch vụ phức tạp, đặc thù, đòi hỏi sự quan tâm của

Chính phủ các quốc gia và sự quan tâm này sẽ hỗ trợ trong việc tạo ra những hành

lang pháp lý, hệ thống chính trị ôn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của

Trang 30

hạ tầng đường thủy nội địa; hạ tầng đường sắt; hạ tầng CNTT & trung tâm logistics

Các yếu tế này có ảnh hưởng đến điều kiện cũng như cơ hội kinh doanh của các

doanh nghiệp cung ứng cũng như các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics Để ngành dịch vụ logistics có thê phát triên tương xứng với tiềm năng sẵn có thì các yếu tô hạ tầng logistics quốc gia phải được đồng bộ và có sự kết nối với nhau

- Yếu tổ kinh tế: Các yêu tố của môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến

nganh logistics noi chung và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logisties nói riêng Các yếu tố của môi trường kinh tế bao gồm một tập hợp các yếu tô có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics như:

Chu kỳ kính tế nền kinh tế thế giới đều phát triển theo quy luật và có tính

chu kỳ Mỗi chu kỳ kinh tế của một quốc gia đều bắt đầu với những năm tăng

trưởng, phát triển nhanh và đạt đến đỉnh điêm cao nhất nhưng sau đó sẽ là giai đoạn

suy thoái, khủng hoảng đây nên kinh tế xuống đến cực điểm thấp nhất Trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, dẫn đến sự gia tăng nhu câu về sản phẩm/dịch vụ không những về cá số lượng mà cả về chủng loại Trong giai đoạn suy thoái, nhà

nước sẽ thay đôi các chính sách để điều chỉnh nền kinh tế và các đoanh nghiệp sẽ

chịu sự ảnh hưởng theo những chiều hướng khác nhau tùy thuộc vào các giai đoạn

khác nhau của chu kỳ kinh tế

Lạm phát và giảm phát: là tình trạng mức giá chung được đo lường bằng chỉ

số giá tiêu dùng tăng lên hay giảm xuống trong một giai đoạn nào đó Mức độ lạm phát cao hoặc ngược lại là giảm phát đều có tác động không tích cực đến các doanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp cân quan tâm đến xu hướng lạm phát của nền kinh

tế và nên kinh tế ở trong những giai đoạn khác nhau có mức độ lạm phát khác nhau,

có thê bị tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

Trang 31

Lãi suất ngân hàng: lãi suất liên quan đến chỉ phí vốn đối với doanh nghiệp,

do vậy khi lãi suất tăng cao sẽ làm giảm khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, hạn chế nhu cầu vay vốn đề mở rộng hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến giá

thành dịch vụ và giảm sức cạnh tranh về giả của các doanh nghiệp

-~ Yếu tô khoa học - công nghệ: Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là tìm cách thỏa mãn nhụ cầu của thị trường tuy nhiên nhu cầu lại thay đổi liên tục cho nên các

doanh nghiệp phải thường xuyên áp đụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới đề đáp

ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

- Cựnh tranh trong ngành: Số lượng nhà cung ứng và năng lực nhà cung ứng dịch vụ logistics càng cao thì áp lực cạnh tranh trong ngành càng gay gắt Điều này đặt ra những khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trong tìm kiếm khách hàng, mở rộng doanh thu Do đó, đòi hỏi các nhà cung ứng dịch vụ phải liên tục đôi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics

1.3.2.2 Các nhân tổ chủ quan

- Nguằn lực vật chất: Nguồn lực vật chất của các doanh nghiệp logistics bao

gồm: hệ thông kho bãi, cảng, trang thiết bị xếp dỡ, phương tiện van tai và hệ thống thông tin Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp logistics, phạm vi

hoạt động của doanh nghiệp logistics rộng và đối tượng sử dụng dịch vụ phong phú

đòi hỏi các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ này phải đâu tư rất lớn về cơ sở vật chất

để phục vụ quá trình cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp Quy mô, cơ cấu, chất lượng và đặc trưng của từng loại nguồn lực vật chất - việc xác định các yêu tô này giúp doanh nghiệp có được các thông tin chính xác về nguồn lực vật chất của mình, làm cơ sở đánh giá khả năng đáp ứng nhu câu thực tế về hoạt động cung ứng dịch

mua sắm trang thiết bị, đầu tư hệ thống kho bãi, hệ thống CNTT, hệ thống phương

tiện vận tải, trả lương cho người lao động: các hoạt động marketing và truyền thông

Trang 32

- Nguôn lực công nghệ: Nguồn lực công nghệ của doanh nghiệp bao gồm phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành các sản phâm/dịch vụ cung ứng ra thị trường Hiện nay, trong bat

kỳ doanh nghiệp nào, nguồn lực công nghệ cân được coi là một bộ phận quan trọng trong cơ cầu nguồn lực của doanh nghiệp Quản trị công nghệ liên quan đến việc

xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách để giải quyết vấn đề phát triển và

sử dụng công nghệ, đặc biệt là việc hoạch định và tăng cường năng lực công nghệ

của doanh nghiệp Có thể thấy xu hướng công nghệ 4.0 sẽ là nền tảng cốt lõi để

dua logistics phát triên đột phá trong tương lai và các xu hướng công nghệ này sẽ làm thay đổi nguồn lực công nghệ của mỗi doanh nghiệp Xu hướng này bao gồm:

xu hướng robotics và tự động hóa; mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT), Công

nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)

- Nguằn lực tô chức: Hệ thông cơ câu tô chức cũng có những tác động đáng

kế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là môt doanh nghiệp cung ứng dịch vụ như doanh nghiệp logistics Cơ cấu tổ chức cần được thiết kế sao cho

phù hợp với chiến lược kinh doanh đang thực hiện, phù hợp với lĩnh vực kinh

doanh của các doanh nghiệp, mối quan hệ của các thành viên trong các doanh nghiệp này (diễn ra như thế nào? phối kết hợp với nhau ra sao và có điểm “nghẽn” nao trong co cau tô chức gây ra những gián đoạn trong quá trình cung ứng dịch vụ hay không?) Doanh nghiệp logtstics là một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, vì vậy

cơ cấu tô chức của họ phải đáp ứng được những yêu câu đặt ra của khách hàng

- Nguén nhân lực: Theo nghiên cứu của công ty SCM Việt Nam năm 2008,

bên cạnh những tiêu chí có tính quyết định như: chất lượng, giá cả dịch vụ thì tiêu

chí về đội ngũ nhân sự có đạt yêu cầu hay không có tầm quan trọng thứ 7 trong số

11 tiêu chí khi khách hàng lựa chọn nhà cung ứng dịch vụ logistics Diéu dé khang định, nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trong, là yếu tô có ảnh hưởng trực tiếp

đến nganh dich vu logistics noi chung va dén hoat động kinh doanh của các doanh

nghiệp logistics nói riêng Nguồn nhân lực có chất lượng cao, chuyên nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp logistics, góp phần phát

Trang 33

- Đối tác: Trong quá trình kinh doanh nói chung, đặc biệt là kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, các doanh nghiệp còn nhận được trợ giúp, phối hợp của nhiều các đối tác Đó là các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ như: tìm kiếm khách hàng, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ marketing, dịch vụ tài chính - ngân hàng; dich vụ bảo hiểm và bao gồm cả các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics khác

Họ là những doanh nghiệp giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics duoc diễn ra thuận lợi hơn

- Thương hiệu và ny tín của nhà cung ứng dịch vụ: đây cũng là yếu tô ảnh hưởng tới kinh doanh dich vu logistics cua nha cung ứng Các nhà cung ứng dịch vụ

có thương hiệu tốt và tạo được uy tín cao trong khách hàng thì sẽ được khách hàng

ưu tiên lựa chọn sử dụng kinh doanh dịch vụ logIstics do có sự tin tưởng nhất định

Do đó, khi nhà cung cấp xây dựng được thương hiệu và uy tín tốt trên thị trường sẽ gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng dịch vụ và gia tăng quy mô doanh thu từ kinh

doanh dich vy logistics.

Trang 34

Tóm tắt chương 1

Mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất về dịch vụ logistics trén thé giới

song Chương I của luận văn đã đưa ra được những lý thuyết khái quát về địch vụ logistics cling nhu nha cung tng dich vu logistics trén co so dinh nghia cua CLM va các quy định trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 Tuy nhiên, dé phát triển và

hoàn thiện được dịch vu logistics tai mét doanh nghiép logistics cụ thé, bén canh

nên tảng những lý luận về dịch vụ logistics, ta cần hiểu rõ về thực trạng hoạt động,

phân tích đánh giá hiện trạng, xác định những lợi thế và khó khăn của dịch vụ

logistics mà doanh nghiệp đó cung cấp Vẫn đề này sẽ được phân tích và đánh giá ở chương sau

Trang 35

CHƯƠNG II: THUC TRANG DICH VU LOGISTICS TAI CHI NHANH

CONG TY TNHH SCHENKER LOGISTICS VIET NAM TAI HA NOI

2.1 Giới thiệu về Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại

Hà Nội

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

DB Schenker (DBS) là công ty dịch vụ logistics hàng đầu thế giới, hỗ trợ

ngành công nghiệp và thương mại quốc tế trong việc trao đối hàng hoá toàn cầu

thông qua vận tải đường biên, vận tải hàng không, đường bộ và đường sắt trên toàn thé giới, hậu cân hợp đồng và quản lý chuỗi cung ứng Tính đến tháng 3/2021, DBS

có hơn 2.100 văn phòng trên toàn thế giới với hơn 76.900 nhân viên

Hình 2.1: Quy mô của DB Schenker trén thế giới

(Nguồn: Công ty TNHH Schenker Việt Nam)

Năm 1991, DBS bắt đầu hoạt động tại Việt Nam thông qua văn phòng đại điện tại thành phố Hề Chí Minh

Ngày 19/11/2007, Công ty TNHH Schenker Việt Nam được thành lập, đặt trụ

sở chính tại số 60, Đường Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh với mục tiểu mở rộng phạm vị hoạt động và chuyên nghiệp hóa các nghiệp vụ, giải quyết nhanh chóng các hợp đồng vận tải, nâng cao và khăng định vị thế của DBS tại

Trang 36

lãnh thô Việt Nam nói riêng và của DBS trên toàn thế giới nói chung Xét về ngành

doc, Schenker Viét Nam chiu su quan ly cla Schenker (Asia Pacific) PTE LTD

(Giấy phép thành lập số 199506592H cấp ngày 16/09/1995 tại Singapore)

Ngày 13/08/2014, Schenker (Asia Pacific) PTE LTD tach d6éc lap Phong hai quan va van chuyén ctia Schenker Viét Nam dé liên doanh cùng Công ty Cô phần

BL (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cô phân số 0303543439 ngày

20/03/2012), thành lập nén Cong ty TNHH Schenker Logistics Viét Nam dưới hình

thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thanh vién Viéc thanh lap Schenker Logistics

Việt Nam được tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam như đã phân

tích ở chương I Công ty kinh doanh một số dịch vụ nằm trong danh sách 17 loại

hình dịch vụ logIsttcs được cho phép tại Nghị định 163/2017/NĐ-CP Cùng năm,

vào ngày 01/12/2014, chỉ nhánh tại Hà Nội của Schenker Logistics Việt Nam chính

thức đi vào hoạt động dưới tên Chị nhánh công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội (SLV HAN) Hiện nay, văn phòng SLV HAN đang được đặt tại

tang 8 tòa tháp Indochina Plaza Hà Nội, 241 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, thành phố

Hà Nội với không gian và trang thiết bị hiện đại theo chuẩn quốc tế Cùng với đó là

ba văn phòng đại diện đặt tại cảng Hải Phòng (phục vụ các lô hàng vận tải nội địa

sử dụng dịch vụ vận tải biển), cảng Nội Bài (phục vụ các lô hàng vận tải nội địa sử

dụng dịch vụ vận tải hàng không) và cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn (phục vụ hiện

trường các lô hàng vận tải xuyên biên giới tuyến Việt Nam — Trung Quốc) Dưới đây là một số thông tin cơ bản về SLV HAN theo số liệu cập nhật đến

tháng 3/2021:

- Tên đầy đủ: Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội

- Mã số thuế: 0312898653-001, ngày cấp 10/11/2014

- Loại hình pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

- Vốn điều lệ: 10.500.000.000 đồng (Mười tỷ năm trăm triệu Việt Nam đồng)

Trang 37

29

DB

Châu Mỹ Châu Âu Chau A — Thái Bình Dương Châu Ph

Trung Quéc Philippines Nhật Bản Hàn QứØcPộ và các tểu lục địa Ấn Độ Đông Nam Á

Việt Nam

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ văn phòng quản lý vùng theo chiều dọc của DB Schenker

(A

Trang 38

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quản lý phòng sản phẩm theo chiều đọc của Schenker Việt Nam

(Nguôn: Tác giả tự tổng hợp) 2.1.2 Phạm vì hoạt động

Chỉ với hơn sáu năm hoạt động tại thị trường miền Bắc, SLV HAN đã xây dựng được vị thé như là một trong những doanh nghiệp logistics nôi bật tại Việt Nam SLV

HAN cung cấp các dịch vụ cho hoạt động vận tải đường bộ và dịch vụ hải quan, các dịch vụ giúp đỡ và hỗ trợ vận tải khác tại Việt Nam trong nhiều ngành công nghiệp

khác nhau như điện tử, thời trang, ô tô, thiết bị bán dẫn, dược phẩm và các sản phẩm

chăm sóc sức khỏe

2.1.3 Cơ cầu tổ chức

Tính đến tháng 3/2021, SLV HAN có 30 nhân viên làm việc tại các văn phòng Hà

Nội, Hải Phòng và Lạng Sơn Về cơ cấu tô chức, CN đã lập các bộ phận chuyên trách

được bồ trí hợp lý, logic khoa học, tạo điều kiện quản lý chặt chẽ, nhằm nâng cao năng

suất lao động, chất lượng công việc, dịch vụ, tiết kiệm chỉ phí nhằm giảm bớt giá thành

dịch vụ, đâm bảo cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao 2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tô chức nhân sự

Sơ đồ cơ cầu tô chức nhân sự của SLV HAN năm 2021 được tê chức theo mô

Trang 39

hình trực tuyến chức năng như sơ đề 2.3 đưới đây

Giám đốc chi nhánh

Phòng hành chính, nhân sựPhòng kê toán _ Phòng hải quan và vận chữhểmg phát triển kinh doanh

Bộ phận hải quan Bộ phận vận tải nội ổfa phận vận tải xuyên biên giới

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ cơ cau tô chức nhân sự của SLV HAN năm 2021

(Nguồn: Phòng hành chính, nhân sự - SLV HAN) 2.1.3.2 Chức năng các bộ phận trong cơ cầu !Ô chức

- Giám đốc chỉ nhánh: Là người đứng đầu chỉ nhánh (CN) Hà Nội đại điện trên

phương diện pháp luật Giám đốc chỉ nhánh có trách nhiệm điều hành, quản lý cũng như quyết định mọi hoạt động và công việc kinh doanh của CN đáp ứng theo điều lệ, quy định nội bộ mà công ty ban hành

- Phòng hành chính, nhân sự: Là bộ phận có chức năng chính là quản lý nhân sự, tuyên dụng, thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động, quản lý công tác hành

chính của CN như theo dõi hồ sơ, thực hiện chế độ văn thư, kiểm tra, theo dõi các thí

đua nội bộ, công tác vệ sinh, y tế, báo hiểm, chăm sóc sức khỏe cho nhân viên CN, lập

kế hoạch quản lý, mua sắm trang thiết bị văn phòng, đề xuất và lập kế hoạch xây dựng phúc lợi cho nhân viên, đề xuất những chính sách tuyên dụng nhân sự

- Phòng kế toán: Là bộ phận có nhiệm vụ giải quyết những mối quan hệ tài chính

hình thành trong quá trình tuần hoàn luân chuyên vốn trong kinh doanh; tô chức hạch toán các nghiệp vụ mua bản, thanh toán công nợ, thanh toán với ngân hàng nhà nước,

phân phối lợi nhuận; quản lý vốn, tài sản, hàng hóa, chỉ phí bằng cách theo dõi, phản

Trang 40

ánh chính xác sự biến động cũng như các đối tượng đó; hướng dẫn các bộ phận trong

việc thanh toán, chế độ biểu mẫu, số sách theo dõi đúng quy định

- Phòng hải quan và vận chuyên: Là bộ phận có chức năng quản lý và thực hiện

trực tiếp công việc kinh doanh, gồm ba bộ phận sản phẩm:

* Bộ phận hải quan: Khai báo hải quan và thông quan hàng hóa

* Bộ phận vận tải nội địa: Thực hiện các đơn hàng vận chuyên trong nội địa Việt

Nam

* Bộ phận vận tải xuyên biên giới: Thực hiện các đơn hàng vận chuyển xuyên biên giới giữa Việt Nam và các nước có tuyến đường bộ xuyên suốt với Việt Nam, chủ yếu chia ra làm 2 tuyến chính: Trung Quốc — Viét Nam và tuyến Việt Nam - Đông Nam Á

- Phòng phát triển kinh doanh: Là bộ phận có nhiệm vụ chủ động tìm kiếm khách

hàng, tìm kiếm các đối tac cung cap dich vu logistics, xây dựng chiến lược giá và giải pháp logistics phù hợp nhằm thu hút đơn hàng, mở rộng mạng lưới kinh doanh, mở rộng hơn thị trường trong và ngoài nước; nghiên cứu và đề xuất các định hướng kinh

doanh và chiến lược phát triển

Với sự phân công về chức năng và nhiệm vụ cho tiết cho từng phòng ban như trên

đã phần nào thúc đây cho hoạt động kinh doanh của CN ngày càng đạt hiệu quả cao hơn Khi nhiệm vụ được phân công rõ ràng thì sẽ không xảy ra tình trạng chồng chéo công việc lên nhau Tuy mỗi bộ phận có chức năng riêng nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là cùng nằm trong một bộ máy tô chức của CN công ty Do vậy, hiệu quả công việc của từng bộ phận sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động và kết quả kinh doanh cua CN

2.1.3.3 Các chỉ tiêu trong cơ cấu nhân sự

Từ bảng số liệu 2.1, có thể thấy SLV HAN có đội ngũ nhân sự có trình độ học vấn khá cao, đa số có trình độ đại học, chiếm 86,7% nhân viên của CN Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển CN nói chung và hoàn thiện dịch vụ logistics của CN nói

riêng Trừ bộ phận kế toán và bộ phân hành chính nhân sự, bên cạnh 17 nhân sự có nên

Ngày đăng: 06/08/2024, 14:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w