Nghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải DươngNghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải Dương
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
Hà Nội - 2024
Trang 2Khoa học và Kỹ thuật địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Người hướng dẫn khoa học:1 PGS.TS Đỗ Minh Toàn
2 TS Nguyễn Văn Phóng
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Huy Phương
Hội Địa chất công trình và Môi trường Việt Nam
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Trang 3MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài:
Thành phố Hải Dương là đô thị loại I, và là trung tâm kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, khoa học, y tế, dịch vụ của tỉnh Hải Dương, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội đối với tỉnh, khu vực, vùng đồng bằng sông Hồng Để phát huy vị trí, vai trò của Thành phố cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển, tỉnh Hải Dương đã có quy hoạch xây dựng thành phố Hải Dương đến năm 2030 tầm nhìn đến năm
2050 Việc quy hoạch mở rộng đô thị về diện tích, quy mô và những yêu cầu cao hơn về môi trường và phát triển bền vững đòi hỏi phải
có nghiên cứu toàn diện, hệ thống về điều kiện địa kỹ thuật Thêm vào đó, việc số hóa và lập phần mềm quản lý và tra cứu thông tin địa
kỹ thuật còn góp phần vào chủ trương xây dựng chính quyền điện tử
và quản lý thành phố thông minh theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Dương nhiệm kỳ 2020-2025
Từ những lý do trên, đề tài Luận án “Nghiên cứu điều kiện địa
kỹ thuật phục vụ quy hoạch và xây dựng thành phố Hải Dương” là cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2 Mục tiêu nghiên cứu
Làm sáng tỏ điều kiện địa kỹ thuật thành phố Hải Dương, phân khu địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch xây dựng và khai thác hợp lý tài nguyên đất xây dựng; Dự báo được các vấn đề địa kỹ thuật khi xây dựng các loại công trình (theo quy hoạch đến năm 2030) và đề xuất được các giải pháp nền móng hợp lý; Xây dựng được phần mềm quản lý và tra cứu thông tin địa kỹ thuật của thành phố Hải Dương
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: làđiều kiện địa kỹ thuật, vấn đề địa kỹ thuật
và các giải pháp địa kỹ thuật cho các loại công trình khu vực thành phố
Trang 4Hải Dương
- Phạm vi nghiên cứu được giới hạn: Theo không gian, bao gồm toàn bộ diện tích thành phố Hải Dương, theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Giới hạn chiều sâu nghiên cứu đến độ sâu 60m
4 Nội dung nghiên cứu: để thực hiện mục tiêu của luận án, nội dung nghiên cứu gồm: Tổng quan về ĐKT; Điều kiện ĐKT và phân khu ĐKT Thành phố Hải Dương; Dự báo các vấn đề ĐKT khi xây dựng các loại công trình và đề xuất giải pháp nền móng hợp lý; Xây dựng phần mềm quản lý và tra cứu thông tin ĐKT của thành phố Hải Dương
5 Cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện theo các cách tiếp cận: hệ thống; kế thừa; thực nghiệm, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phân tích hệ thống; Địa chất; tổng hợp, phân tích tài liệu; thực địa; lập bản đồ; thực nghiệm…
6 Những luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: khu vực thành phố Hải Dương được phân thành 3 khu (I, II, III) và 9 khoảnh (I-1; I-2; I-3; II-1; II-2; II-3; III-1; III-2
và III-3) ĐKT, đây là cơ sở khoa học để tính toán dự báo các vấn đề ĐKT, đề xuất và kiến nghị các giải pháp nền móng hợp lý
Luận điểm 2: kết quả tính toán dự báo các vấn đề ĐKT trên các khoảnh ĐKT là cơ sở tối ưu hóa điều khiển hệ thống ĐKT thành phố Hải Dương
7 Những điểm mới khoa học
Làm sáng tỏ được các điều kiện ĐKT, vấn đề ĐKT, giải pháp ĐKT trên khu vực thành thành phố Hải Dương theo quy hoạch mới; Kết quả nghiên cứu đã phân khu vực thành phố Hải Dương thành 3
Trang 5khu và 9 khoảnh; Kết quả nghiên cứu đã tính toán, dự báo được các vấn đề ĐKT, đưa ra các giải giải pháp ĐKT hợp lý; Các kết quả nghiên cứu đã được hệ thống, số hóa và được tổng hợp trong phần mềm quản lý và tra cứu thông tin ĐKT của thành phố Hải Dương
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: luận án đã lấy cơ sở khoa học là Lý thuyết hệ thống để nghiên cứu áp dụng cho thành phố Hải Dương Vì vậy, tài liệu nghiên cứu đã có những đóng góp mới vào việc nghiên cứu đặc điểm ĐKT phục vụ quy hoạch thành phố
Ý nghĩa thực tiễn: các kết quả nghiên cứu là cơ sở số liệu hữu ích cho tỉnh lập quy hoạch, quản lý công tác xây dựng đô thị thành phố Hải Dương đến năm 2050, góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, tiến đến xây dựng chính quyền điện tử và quản lý đô thị thông minh
9 Cơ sở tài liệu
Luận án được hoàn thành trên cơ sở các kết quả học tập và nghiên cứu nhiều năm của NCS tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất Luận án
sử dụng các kết quả nghiên cứu, số liệu thực nghiệm trong lĩnh vực ĐCCT của NCS trong 20 năm công tác Ngoài ra, còn sử dụng các tài liệu của nhiều cơ quan, tác giả khác nhau và tài liệu lưu trữ có liên quan
10 Cấu trúc luận án
Mở đầu; chương 1-Tổng quan về địa kỹ thuật; chương 2- Điều kiện địa kỹ thuật thành phố Hải Dương; chương 3- Tính toán, dự báo các vấn đề địa kỹ thuật và kiến nghị khai thác sử dụng hợp lý môi trường đại chất; chương 4- Xây dựng phần mềm quản lý và tra cứu thông tin ĐKT thành phố Hải Dương; kết luận và kiến nghị; danh mục các công trình khoa học đã công bố liên quan đến Luận án; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục
Trang 6CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA KỸ THUẬT 1.1.Một số khái niệm và nội dung nghiên cứu Địa kỹ thuật Theo lý thuyết hệ thống, có thể hiểu khái niệm “Địa kỹ thuật” là tập con của Địa hệ tự nhiên - kỹ thuật (Hình 1.1a), trong đó hệ thống
kỹ thuật là các giải pháp kỹ thuật công nghệ tác động vào MTĐC nhằm đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động xây dựng, khai thác kinh tế lãnh thổ (Hình 1.1b) Khái niệm “Địa kỹ thuật xây dựng” trong thực tế tương ứng với trường hợp hệ thống kỹ thuật chỉ xét tới các hoạt động xây dựng công trình, được gọi là hệ thống kỹ thuật công trình (Hình 1.1c)
a) Sơ đồ hệ thống
Địa hệ tự nhiên -
kỹ thuật
b) Sơ đồ hệ thống địa- kỹ thuật
c) Sơ đồ hệ thống địa - kỹ thuật xây dựng Hình 1.1 Sơ đồ từ hệ thống tự nhiên- kỹ thuật, đến hệ thống ĐKTXDHiện nay, trong nghiên cứu địa kỹ thuật nói chung có hai hướng chuyên sâu là Địa kỹ thuật môi trường và Địa kỹ thuật xây dựng (hay Địa kỹ thuật công trình - Geotechnical engineering)
- Địa kỹ thuật môi trường nghiên cứu hệ thống tương tác giữa các yếu tố của MTĐC với hoạt động kinh tế khai thác lãnh thổ và ảnh hưởng do hoạt động xây dựng, dưới sự tác động tương
hỗ của môi trường xung quanh làm biến đổi MTĐC, tác động đến
sự phát triển bền vững con người và công trình
Trang 7- Địa kỹ thuật xây dựng (ĐKTXD) nghiên cứu hệ thống MTĐC- các hoạt xây dựng công trình và tác động tương hỗ giữa chúng (Hình 1.2)
- Điều kiện địa kỹ thuật: là tổng hợp các hoàn cảnh tự nhiên (đặc điểm tự nhiên) và hệ thống kỹ thuật công trình (đã và sẽ xây dựng) trong mối tương tác với nhau cùng với môi trường bao quanh có ý nghĩa đối với thiết kế, xây dựng, sử dụng công trình bền vững
Hệ quả (kết quả) của mối tương tác hai chiều, giữa MTĐC và
hệ thống kỹ thuật xây dựng, làm biến đổi MTĐC (theo hướng tiêu cực) và ảnh hưởng đến việc thi công xây dựng, sự ổn định bền vững lâu dài của công trình và môi trương bao quanh gọi là Vấn
đề địa kỹ thuật
1.2 Tổng quan về nghiên cứu Địa kỹ thuật
Khi nghiên cứu MTĐC phục vụ cho mục đích XD được chia thành ba nhóm chính: 1-Nhóm nghiên cứu về điều kiện ĐCCT khu vực, đặc điểm và sự biến đổi đặc tính xây dựng của đất nền; 2- Nhóm nghiên cứu dự báo các vấn đề phát sinh khi thi công, khai thác công trình và các giải pháp nền móng thích hợp; 3- Nhóm nghiên cứu xây dựng, quản lý, khai thác thông tin ĐCCT - ĐKT
1.2.1 Trên thế giới
Các nghiên cứu về điều kiện ĐCCT để lập bản đồ và sơ đồ đã được thực hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20, chủ yếu ở Châu Âu Năm 1976, vấn đề lập bản đồ địa chất công trình phục vụ cho quy hoạch, thiết kế và xây dựng các công trình đã được Hội Địa chất công trình và Môi trường quốc tế (IAEG) đặt ra và đã được Unesco xuất bản thành sách hướng dẫn thành lập bản đồ ĐCCT [55]…
Trang 8Việc dự báo vấn đề và nghiên cứu công nghệ nền móng, giải pháp cải tạo gia cố nền đất yếu đã có rất nhiều thành tựu nghiên cứu Gần đây, các nghiên cứu về nền móng chủ yếu tập trung về phương pháp tính toán Kurguzov K V, và nnk [60], phương pháp đánh giá, kiểm tra sức chịu tải của cọc trong thực tế Prekop L [63], nghiên cứu ứng dụng cọc tre trong kỹ thuật nền móng siêu mềm xử lý lớp bùn bề mặt, Islam Shriful và nnk [57] sử dụng vôi cải tạo bùn ruộng, … Các nghiên cứu xây dựng, quản lý và khai thác thông tin ĐCCT
- ĐKT bắt đầu phát triển mạnh vào những năm 1960 và 1970 nhờ khả năng tính toán tăng lên ngoạn mục thông qua sự phát triển của máy tính và internet Chính vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu: A Kokkala và nnk [59] nghiên cứu cơ sở dữ liệu ĐCCT để quản lý, quy hoạch và bảo vệ các thành phố thông minh; Yoon-Seop Chang
và nnk [71] đã phát triển GIS.web để quản lý dữ liệu lỗ khoan ĐCCT cho khu đô thị địa phương của Seoul ở Hàn Quốc…
1.2.2 Ở Việt Nam
Theo hướng thứ nhất, đã có nhiều kết quả nghiên cứu đáng chú ý: về cơ sở lý thuyết, Phạm Văn Tỵ [36] đã đưa ra phương pháp luận về hệ thống tự nhiên - kỹ thuật Trần Mạnh Liểu [42] đã đưa
ra cơ sở lý thuyết và phương pháp luận điều khiển Hệ thống Địa
Trang 9Các nghiên cứu về tính chất xây dựng của đất đã có từ đầu những năm 1970, Lê Huy Hoàng [18] đã nghiên cứu tính chất cơ
lý của đất sét phân bố ở rìa Bắc đồng bằng Bắc Bộ
Theo hướng nghiên cứu về các vấn đề ĐCCT - ĐKT, tai biến địa chất: Đoàn Thế Tường [7], nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật phục
vụ xây dựng công trình ngầm đô thị Việt Nam; Trần Mạnh Liểu và nnk [46], đã có công bố về tai biến địa kỹ thuật Môi trường đô thị
Hà Nội; Nguyễn Văn Vũ [33], "Nghiên cứu đánh giá và dự báo tai biến địa chất - Địa kỹ thuật môi trường đô thị, áp dụng cho thành phố Hà Nội”…
Hướng nghiên cứu giải pháp nền móng cũng có nhiều kết quả: Ngay từ những năm 1980, viện Khoa học Công nghệ Xây dựng đã thực hiện đề tài “Gia cố nền đất bằng các phương pháp cọc đất - vôi, đất - ximăng và cốt thoát nước chế tạo sẵn” Sau đó, vào đầu thế kỷ
21, Tạ Đức Thịnh đã nghiên cứu phát triển gia cố nền đất bằng cọc cát - ximăng - vôi
Hướng nghiên cứu xây dựng, quản lý và khai thác thông tin ĐCCT-ĐKT trong những năm gần đây đang được quan tâm nghiên cứu: Trần Mạnh Liểu [47] đã nghiên cứu đặc điểm thông tin địa chất
và đánh giá khả năng sử dụng các mô hình xác suất trong nghiên cứu địa chất; Phan Kiều Diễm và nnk [37] đã sử dụng viễn thám và công nghệ GIS để đánh giá sạt lở, bồi tụ khu vực ven biển tỉnh Cà Mau
và Bạc Liêu…
1.2.3 Tình hình nghiên cứu ở Hải Dương
Quá trình xây dựng và phát triển Thành phố có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động nghiên cứu ĐCCT - ĐKT Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu theo ba hướng:
Trang 10Theo hướng thứ nhất, năm 1999 Liên đoàn ĐCCT-ĐCTV miền Bắc đã thực hiện đề án điều tra địa chất đô thị thành phố Hải Dương
do Châu Văn Quỳnh chủ biên [5] Năm 2008, Lê Hồng Quân [17]
đã nghiên cứu phân chia các kiểu cấu trúc nền khu vực thành phố Hải Dương Ngoài ra còn các bài báo khoa học của Đỗ Hồng Thắng,
Đỗ Minh Toàn, Nguyễn Văn Phóng được công bố trong thời gian gần đây
Hướng thứ hai gồm các nghiên cứu về dự báo vấn đề ĐCCT và các giải pháp nền móng thích hợp cho các dạng xây dựng: Đỗ Hồng Thắng [9] đã nghiên cứu, dự báo các vấn đề địa chất công trình phát sinh khi thi công xây dựng tầng hầm cho nhà cao tầng ở Thành phố Hải Dương; đến năm 2024 Đỗ Hồng Thắng, Nguyễn Văn Phóng [13] đã nghiên cứu đề xuất giải pháp nền móng phù hợp cho một số loại công trình nền trên địa bàn thành phố Hải Dương
Hướng thứ ba, nghiên cứu xây dựng, quản lý, khai thác thông tin ĐCCT - ĐKT ở Hải Dương cũng được chú trọng, với kết quả nghiên cứu đề tài khoa học [51] của Vũ Văn Tùng, Đỗ Hồng Thắng và nnk
đã nghiên cứu xây dựng hệ thống dữ liệu địa chất công trình trên địa bàn tỉnh Hải Dương
a Đặc điểm địa chất Đệ Tứ và tân kiến tạo
- Địa tầng trầm tích Đệ tứ: trong phạm vi nghiên cứu, địa tầng gồm 4 phân vị, từ cổ đến trẻ bao gồm các hệ tầng: Hà Nội (Q12-3hn);
Trang 11Vĩnh Phúc (Q1 vp); Hải Hưng (Q21-2hh) và Thái Bình (Q2tb) Mô tả chi tiết các hệ tầng được tổng hợp và trình bày chi tiết ở Bảng 2.1 trong luận án
- Kiến tạo và tân kiến tạo: cấu tạo địa chất Hải Dương là cấu tạo chìm tương đối, nằm giữa hai đứt gẫy Thanh Hà và Sông Lô Phía Bắc có đứt gãy Bình Giang, phía Tây Nam bị đứt gãy Kim Động khống chế b Đặc điểm địa tầng và tính chất xây dựng của đất nền Thành phố Hải Dương thuộc Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ Địa hình nhìn chung là thấp, bằng phẳng, được thành tạo từ các trầm tích hiện đại với bề dày lớn Theo theo tiêu chuẩn TCVN 9362-2012, các thành tạo đất đá được phân loại chi tiết ở Bảng 2.2 trong luận án Đặc trưng về tính chất xây dựng của các loại đất đá (phụ lục 02; 03) Để đánh giá, so sánh chất lượng các loại đất khi sử dụng làm nền, thông thường phải dựa vào các thông số đặc trưng về độ bền và biến dạng của đất (Ro, Eo ), chia thành các loại:
c Đặc điểm vật liệu xây dựng
Trong phạm vi nghiên cứu, vật liệu xây dựng chính là đất sét sản xuất gạch ngói và cát xây dựng: đất sét sản xuất gạch ngói được khai thác ở khu vực ven sông, phía ngoài đê sông Thái Bình ở khu vực Xuân Kiều - Trác Châu Cát xây dựng: được khai thác ở các bãi bồi
Trang 12hẹp dọc sông Thái Bình thuộc các xã/phường Việt Hòa, An Thượng, Tiền Tiến
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình địa mạo
Thành phố Hải Dương nằm ở gần như trung tâm Đồng bằng Bắc
Bộ, vì vậy bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, khá thuận lợi cho giao thông đi lại và triển khai quy hoạch và xây dựng các công trình
2.1.1.3 Đặc điểm địa chất thuỷ văn
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm thạch học, đặc điểm về tính thấm, tính chứa nước, đặc điểm thuỷ động lực, NCS chia khu vực nghiên cứu thành 5 tầng chứa nước Từ trên xuống gồm các tầng chứa nước: Thổ nhưỡng, Holocene (qh), Pleistocene (qp), Neogene (m) và Paleozoi (pl)
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường địa chất
2.1.2.1 Khí hậu
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) Do vậy, khi nghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật khu vực này cần lưu ý đặc điểm dao động của mực nước ngầm, khả năng ngập úng cục bộ do biến đổi khí hậu, gây khó khăn cho công tác thi công nền móng 2.1.2.2 Thủy văn
Trên phạm vi TPHD có 2 sông chính là Thái Bình và Sặt (Kim Sơn) Sông Thái Bình cùng với các chi lưu của nó, hình thành nên một trong 2 hệ thống sông lớn nhất ở Bắc Bộ, thể hiện ở hình 2.2 trong luận án
2.1.2.3 Các hiện tượng địa chất động lực
Trong khu vực nghiên cứu có các hiện tượng địa chất động lực phổ biến như xâm thực và bồi tụ; lầy hoá, úng lụt; động đất; cát chảy, xói ngầm…
Trang 132.1.2.4 Hiện tượng động đất
Theo các tài liệu địa chấn và địa lý có từ trước đến nay thì diện tích đô thị nằm trong vùng động đất với MMax = 4,0 độ Richter, tâm chấn tiêu thay đổi từ 15 đến 20 km
2.1.3 Đặc điểm hệ thống kỹ thuật công trình thành phố Hải Dương 2.1.3.1 Hiện trạng sử dụng đất xây dựng và mật độ xây dựng thành phố Hải Dương
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố là 11.168,18 ha Chi tiết từng loại đất được thống kế theo Bảng 2.6 Bình quân mật độ đất xây dựng toàn thành phố là 169 m2/người Trong đó khu vực nội thành là 157 m2/người- mật độ xây dựng 50÷70%, khu vực ngoại thành là 222 m2/người - mật độ xây dựng 20÷ 30% [49] Chi tiết được thống kê ở chi tiết ở Bảng 2.7 trong luận án
2.1.3.2 Các loại công trình xây dựng và công nghệ thi công Hiện nay trên địa bàn thành phố có đầy đủ các loại công trình xây dựng của một đô thị hiện đại, song song với đó là sử dụng các công nghệ thi công nền móng tiên tiến trong lĩnh vực địa kỹ thuật 2.1.3.3 Định hướng xây dựng công trình theo quy hoạch đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050
Toàn bộ diện tích nghiên cứu được chia thành 28 phân khu, ký hiệu từ A đến Z (Hình 2.3), các phân khu được quy hoạch chiều cao xây dựng khác nhau được trình bày chi tiết ở Bảng 2.8 trong luận
án
Để đánh giá mức độ thuận lợi hay không thuận lợi cho việc xây dựng, đồng thời dự báo các vấn đề địa kỹ thuật phát sinh khi xây dựng các công trình, cần phải phân cấp hệ thống kỹ thuật xây dựng NCS đề xuất phân cấp hệ thống kỹ thuật dựa trên các đặc điểm hiện trạng mật độ xây dựng; loại và quy mô công trình; công nghệ thi
Trang 14công; công tác đền bù giải phóng mặt bằng và yêu cầu bảo vệ môi trường xung quanh…
Hình 2.3 Bản đồ vị trí các phân khu xây dựng, tỷ lệ 1/20.000 Kết quả phân cấp HTKT của các phân khu được trình bày chi tiết
ở Bảng 2.9 trong luận án, và phân bố theo bản đồ Hình 2.4
Hình 2.4 Bản đồ phân khu cấp HTKT thành phố Hải Dương