Ngoài ra nhà làm luật quy định người đến tuổi phạm tội tuy đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng họ chưa bị xử lí bằng các biện pháp pháp lý tuy đã b
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề tài:
ĐỘ TUỔI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2017
Họ và tên sinh viên: Trần Xuân Tùng
Mã số sinh viên: 052205014899
Lớp: QL23IEC
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hương Thảo
Trang 2TP Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 11 năm 2023
MỤC LỤC
1 Quy định chung về tuổi chịu trách nhiệm hình sự……… 3
sự ? 3
3 Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự……….4
sự……….5
5 Cách xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự……….7
……….7
sự……… 8
lý……….8
……… 9
Trang 3MỞ ĐẦU Theo quy định của pháp luật, tiêu chí để phân biệt thanh niên, người thành niên, người chưa thành niên là độ tuổi.Điều 18 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”
Người thành niên là người đã phát triển hoàn chỉnh về thể chất, trí tuệ, tinh thần và phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình Người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ về thể chất, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân
Với đặc điểm thể chất và tinh thần của người chưa thành niên,
Trang 4pháp luật nước ta có những chế định riêng đối với nhóm đối tượng này trong từng lĩnh vực cụ thể, như: Dân sự, hình sự, xử phạt vi phạm hành chính,…
1 Quy định chung về tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Luật hình sự của mỗi quốc gia đều cần phải xác định độ tuổi từ
đó xác định điều kiện để có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi theo đúng các chuẩn mực của xã hội và thể hiện chính sách hình sự quốc gia Ngoài ra nhà làm luật quy định người đến tuổi phạm tội tuy đến tuổi chịu trách nhiệm hình
sự và có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng họ chưa bị xử lí bằng các biện pháp pháp lý tuy đã bị xử lý nhưng được pháp luật coi như chưa bị xử lý thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự
2 Tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự ?
Luật hình sự nước nào cũng quy định tuổi chịu trách nhiệm hình
sự, nhưng không phải nước nào cũng gióng nhau, điều đó hoàn
Trang 5toàn tuỳ thuộc vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm của mỗi nước, vào sự phát triển về sinh học của con người ở mỗi quốc gia khác nhau: ở anh từ 8 tuổi, ở mỹ từ 7 tuổi, ở thụy điển từ 15 tuổi, ở nga từ 14 tuổi, ở pháp từ 13 tuổi, ở các nước đạo hồi như ai -cập, li-băng, i -rắc từ 7 tuổi v.v 4
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do
cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 12 Bộ luật Hình
sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia, thể hiện quan điểm của Nhà nước về cách thức xử lý người phạm tội, vừa đảm bảo trật tự an toàn cho xã hội nhưng phải vừa đạt được mục đích bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của người chưa thành niên, quyền của trẻ em kể cả khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Theo Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015,
Trang 6sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác
2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây: …” Theo khoản 3 sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150,
Trang 7151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252,
265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật
3 Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người có thể thực hiện những hành động gây nguy hiểm cho xã hội , nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi mình gây ra cho xã hội Nếu một người thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội , nhưng họ không nhận thức được tính nguy hiểm của nó cho xã hội , hoặc nhận thức được nhưng không điều khiển được hành vi của mình là những người không có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý
Theo quy định tại điều 21 Bộ luật Hình sự, thì tình trạng không có nặng lực trách nhiệm hình sự là khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự
Trang 8Như vậy, tiêu chuẩn (dấu hiệu) để xác định một người không có năng lực trách nhiệm hình sự là mắc bệnh (tiêu chuẩn y học) và tâm lý (mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển) cả hai dấu hiệu này có mối liên quan chặt chẽ với nhau, cái này là tiền đề của cái kia và ngược lại một người vì mắc bệnh nên mất khả năng điều khiển và bị mất khả năng điều khiển vì họ mắc bệnh
Thứ nhất, đối tượng phạm tội có thể thoát án tử hình: vì nếu
có căn cứ xác định người phạm tội mắc bệnh tâm thần làm hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự Do đó, chắc chắn sẽ không bị tử hình nếu phạm phải tội mà khung hình phạt cao nhất là tử hình
Thứ hai, đối tượng phạm tội được rút ngắn hoặc thậm chí có thể không phải chấp hành hình phạt tù: Khi đối tượng phạm tội
bị bệnh tâm thần, vụ án có thể được tạm đình chỉ để bị can áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh Khoản 3 Điều 49 BLHS
Trang 92015 quy định: “Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù”
4 Đặc điểm của trách nhiệm hình sự
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau:
+ Tội giết người (Điều 123)
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134)
+ Tội hiếp dâm (Điều 141)
Trang 10+ Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142)
+ Tội cưỡng dâm (Điều 143)
+ Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144)
+ Tội mua bán người (Điều 150)
+ Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151)
+ Tội cướp tài sản (Điều 168)
+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169)
+ Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)
+ Tội cướp giật tài sản (Điều 171)
+ Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)
+ Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178)
+ Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248)
+ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249)
+ Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250)
Trang 11+ Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)
+ Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252)
+ Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265)
+ Tội đua xe trái phép (Điều 266)
+ Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 286)
+ Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 287)
+ Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (Điều 289)
+ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290)
+ Tội khủng bố (Điều 299)
+ Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303)
Trang 12+ Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304)
Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng
Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần ba mức hình phạt quy định tại Điều 100 và Điều 101 của bộ luật này Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm
tội chưa đạt không quá một phần hai mức hình phạt quy định tại các điều 99,
100 và 101 của bộ luật này
Trang 135 Cách xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Căn cứ Điều 417 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau: việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định:
Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh
Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh
Trang 14 Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh
Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh
Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.Như vậy, trong trường hợp biết rõ ngày tháng năm sinh của người bị buộc tội thì tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người đó sẽ được tính kể từ ngày sinh của người đó đến ngày người đó thực hiện hành vi phạm tội
6 Hướng dẫn phân loại tội phạm
Căn cứ vào điều luật Bộ hình sự 2015 ( sửa đổi Năm 2017), tội phạm được phân loại như sau:
Trang 15Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
Trang 16+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên
15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình
+ Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội theo quy định nêu trên và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự
7 Cơ sở trách nhiệm hình sự
Cơ sở trách nhiệm hình sự đã được quy định ở điều 2 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017:
1 Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự
2 Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự
Trang 178 Cơ sở pháp lý
Bài viết dưới đây là tiểu luận: độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự và đây cũng là những nội dung cơ bản về trách nhiệm hình sự theo quy định của nhà nước
9 Đề xuất giải pháp
- Giải pháp xây dựng pháp luật:
+ Trên cơ sở chủ trương, chính sách nêu trên của Đảng, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên luôn được Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều văn bản, đề án, chương trình về phổ biến, giáo dục pháp luật như Ðề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2011-2015thông qua các hình thức đa dạng, thiết thựctuyên truyền, học tập, sinh hoạt và các hoạt động khác Các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống tội phạm”, “Tuổi trẻ với pháp luật” hoặc “Thanh niên với pháp luật” được
Trang 18thành lập ở tất cả các địa phương trong toàn tỉnh Ngoài ra, các đơn vị, địa phương đã chú trọng việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến pháp luật; in các tài liệu pháp luật và cấp phát cho đoàn viên, thanh niên; tổ chức các chiến dịch, đợt cao điểm nhằm hướng thanh niên tham gia vào các hoạt động giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy, cờ bạc, đua
xe trái phép )
- Giải pháp xây dựng nền giáo dục phong cách Hồ Chí Minh:
+ Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, mang trong mình trí tuệ, sức khoẻ, và khát vọng cống hiến Vì thế giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ là việc làm hết sức cần thiết, dẫn dắt thanh niên đi tới những giá trị tốt đẹp, cống hiến hết mình để bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc, cho nhân dân, xây dựng và phát triển đất nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã căn dặn “Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ
Trang 19nghĩa xã hội và giải phóng loài người”.
Là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại, suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao vai trò, tác dụng của đạo đức trong đấu tranh cách mạng Người đã chăm lo xây dựng nền móng đạo đức mới vững chắc cho Đảng, cho dân tộc, dày công rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung, cho thế hệ trẻ nói riêng trong các giai đoạn cách mạng Người cho rằng “Đạo đức cách mạng là ở bất kỳ cương vị nào, bất kỳ làm công việc gì, đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội