1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo BLHS 2015

14 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo BLHS 2015
Tác giả Student
Chuyên ngành Luật Hình sự
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2015
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 26,89 KB

Nội dung

Hệ thống pháp luật của Việt Nam là sự kết hợp từ nhiều ngành luật. Mỗi ngành luật được ban hành ra đều nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của Nhà Nước, của công dân, bảo đảm pháp chế, phòng chống vi phạm pháp luật.Trong đó, luật hình sự với mục đích bảo vệ mối quan hệ hình thành giữa nhà nước và người phạm tội khi người phạm tội bị nhà nước ra quyết định về tội của mình.Như vậy, luật hình sự là ngành luật không phải là để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, luật hình sự tạo ra nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa tội phạm và hình phạt. Luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng trong đời sống xã hội bao gồm: Quyền làm chủ của nhân dân, quyền bảo vệ quyền lợi và lợi ích của công dân, bảo vệ các chế độ xã hội, bảo vệ quyền lợi của tổ chức, nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật. Luật hình sự được ban hành ra như một công cụ sắc bén để đấu tranh và phòng chống tội phạm. Luật hình sự còn là một giáo trình giúp mọi người nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức.

Trang 1

MỤC LỤC

A Mở đầu 2

B Nội dung 3

I Những vấn đề lý luận chung 3

1 Luật hình sự 3

2 Trách nhiệm hình sự 3

3 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự 4

II Tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015 4

1 Các đặc điểm cơ bản của tuổi chịu trách nhiệm hình sự 4

1.1 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự do luật hình sự quy định 4

1.2 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tuổi tròn 4

1.3 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự tính từ thời điểm người đó sinh ra đến thời điểm người đó thực hiện hành vi phạm tội 5

2 Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam 5

2.1 Đặc điểm tâm - sinh lý, thể chất và khả năng nhận thức 5

2.2 Cơ sở thực tiễn Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm là cơ sở thực tiễn để xác định và quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự 6

3 Quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015 7

4 Việc tính độ tuổi 8

III Liên hệ thực tiễn 8

1 Xu hướng vấn đề tuổi chịu trách nhiệm hình sự 8

2 Một số giải pháp để hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tuổi chịu trách nhiệm hình sự 10

Trang 2

A Mở đầu

Hệ thống pháp luật của Việt Nam là sự kết hợp từ nhiều ngành luật Mỗi ngành luật được ban hành ra đều nhằm mục đích bảo

vệ lợi ích của Nhà Nước, của công dân, bảo đảm pháp chế,

phòng chống vi phạm pháp luật.Trong đó, luật hình sự với mục đích bảo vệ mối quan hệ hình thành giữa nhà nước và người phạm tội khi người phạm tội bị nhà nước ra quyết định về tội của mình.Như vậy, luật hình sự là ngành luật không phải là để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, luật hình sự tạo ra nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa tội phạm và hình phạt Luật hình

sự có nhiệm vụ bảo vệ những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng trong đời sống xã hội bao gồm: Quyền làm chủ của nhân dân, quyền bảo vệ quyền lợi và lợi ích của công dân, bảo vệ các chế độ xã hội, bảo vệ quyền lợi của tổ chức, nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật Luật hình sự được ban hành ra như một công

cụ sắc bén để đấu tranh và phòng chống tội phạm Luật hình sự còn là một giáo trình giúp mọi người nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức

Trong đó, tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia, thể hiện quan điểm của Nhà nước về cách thức xử lý người phạm tội, vừa đảm bảo trật tự an toàn cho xã hội nhưng phải vừa đạt được mục đích bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của người chưa thành niên, kể cả khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một trong những dấu hiệu quan trọng thuộc chủ thể của tội phạm của cấu thành tội phạm

và là đặc điểm thiết yếu thuộc về nhân thân người phạm tội Nghiên cứu tuổi chịu trách nhiệm hình sự có ý nghĩa to lớn trong đấu tranh và phòng chống tội phạm Vì vậy, em quyết định

Trang 3

chọn đề tài: “ Tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo BLHS 2015.”

để hiểu rõ hơn về vấn đề này Do tầm hiểu biết còn nhiều hạn chế, không thể tránh khỏi những sai sót, mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!

B Nội dung

I Những vấn đề lý luận chung

1 Luật hình sự

Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quy định tội phạm, xác định hình phạt với các tội phạm nhằm đấu tranh chống tội phạm, loại trừ mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội Luật Hình sự bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật

do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm Đây

là căn cứ để phân biệt Luật Hình sự với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật

2 Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lí bất lợi về hành vi phạm tội của

mình.Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích

Trang 4

Cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong luật hình sự Trách nhiệm hình sự được đặt ra khi: 1) Chủ thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự

và đạt độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật; 2) Chủ thể đã thực hiện hành vi được quy định trong luật hình sự là tội phạm; 3) Còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình

sự và chủ thể không được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của luật Trách nhiệm hình sự không chỉ giới hạn ở trách nhiệm của người phạm tội mà cần được hiểu rộng hơn với nghĩa

là tống hợp các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể: Nhà nước - bên thực hiện trách nhiệm hình sự và người phạm tội - bên chịu trách nhiệm hình sự Trong đó, Nhà nước có quyền truy tố, xét

xử và buộc người phạm tội phải chịu hình phạt tương xứng và có nghĩa vụ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội không bị xâm phạm; Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, của các biện pháp cưỡng chế nhà nước và có quyền yêu cầu Nhà nước đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình Trách nhiệm hình sự gồm có: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo, không giam giữ, tù

có thời hạn, tù chung thân, tử hình Ngoài các hình phạt trên còn có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế, tước một số quyền công dân, tước danh hiệu quân nhân, tịch thu tài sản; phạt tiền khi không

áp dụng là hình phạt chính

3 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là độ tuổi được luật hình sự quy định khi một người phát triển đến độ tuổi đó mới có thể phải

Trang 5

chịu trách nhiệm hình sự hoặc loại trách nhiệm, mức trách

nhiệm hình sự về hành vi phạm tội do mình gây ra

II Tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015

1 Các đặc điểm cơ bản của tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1.1 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự do luật hình sự quy định

Vấn đề độ tuổi để xác định tư cách chủ thể là một nội dung có tính chuyên biệt, được xác định theo từng ngành luật Mỗi

ngành luật khác nhau có cách xác định khác nhau về độ tuổi Chính vì vậy, về nguyên tắc, khi xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chúng ta cần căn cứ vào những quy định của luật hình sự mà không viện dẫn các quy định của các ngành luật khác Chỉ trong trường hợp luật hình sự dẫn chiếu sang quy định của các ngành luật khác thì chúng ta mới sử dụng cách tính tuổi của ngành luật đó để xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1.2 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tuổi tròn

Đối với chủ thể của tội phạm, luật hình sự Việt Nam xác định tuổi là theo tuổi tròn Điều này thể hiện trong các quy định cụ thể Tại điều 12 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự đều quy định: “ người từ đủ 16 tuổi…” và “ người

từ đủ 14 tuổi” Tuổi tròn là ngưỡng để tính tuổi tối thiểu của người phạm tội và tuổi tối đa của người bị hại trong trường hợp tuổi của người bị hại chi phối tới việc xác định trách nhiệm hình

sự của người phạm tội Cách tính tuổi tròn được xác định bằng cách lấy ngày sinh nhật gần nhất của người đó để tính

1.3 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự tính từ thời điểm người đó sinh ra đến thời điểm người đó thực hiện hành vi phạm tội

Thời điểm đầu để xác định tuổi của người phạm tội là ngày

người đó được sinh ra Thời điểm sau để xác định tuổi đó là thời điểm hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện, có nghĩa là hành vi được thực hiện ngày nào thì ngày đó được sử dụng để

Trang 6

tính tuổi của đương sự Đối với những trường hợp hành vi phạm tội kéo dài hoặc hành vi có tính liên tục mà tuổi của đương sự

có tính chất “ giáp ranh: ảnh hưởng đến việc xác định trách nhiệm hình sự , ta cần xem xét cụ thể để tách hành vi đó ở các

độ tuổi khác nhau để xem xét trách nhiệm hình sự được chính xác

2 Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam

2.1 Đặc điểm tâm - sinh lý, thể chất và khả năng nhận thức

Sự phát triển tâm lý trẻ em là một quá trình trẻ em lĩnh hội văn hoá - xã hội của loài người dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của

người lớn thông qua hoạt động của bản thân làm cho tâm lý của trẻ được hình thành và phát triển Trẻ em không tự lớn lên giữa môi trường, nó chỉ lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội khi

có vai trò trung gian của người lớn Nhờ sự tiếp xúc với người lớn và hướng dẫn của người người lớn mà những quá trình nhận thức, kỹ năng, kĩ xảo và cả những nhu cầu xã hội của trẻ được hình thành Người lớn giúp trẻ em nắm được ngôn ngữ, phương thức hoạt động… Có thể nói, sự phát triển tâm lý là một quá trình kế thừa Bất cứ một mức độ nào của trình độ trước cũng là

sự chuẩn bị cho trình độ sau Yếu tố tâm lý lúc đầu ở vị trí thứ yếu, chuẩn bị cho tâm lý sau chuyển sang vị trí chủ yếu Sự phát triển của trẻ đầy biến động và diễn ra cực kỳ nhanh chóng,

là một quá trình liên tục ngay từ khi mới sinh ra, nó phát triển cùng với sự phát triển sinh lý Quá trình này không phẳng lặng

mà có khủng hoảng và đột biến Chính hoạt động của trẻ dưới

sự hướng dẫn của người lớn làm cho tâm lí của trẻ được hình thành và phát triển

Trang 7

Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh

mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động…của các

em Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng Đây

là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ: trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên Trong quan hệ pháp luật hình

sự đây là một trong những căn cứ để xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Hệ thần kinh của trẻ trong độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi còn chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu, kéo dài Do tác động của những kích thích như thế, thường gây cho các em tình trạng bị ức chế hay ngược lại xảy ra tình trạng bị kích động mạnh dẫn đến những hành động không điều khiển hành vi của mình một cách chuẩn mực Vì vậy, tất cả những sự tác động từ bên ngoài đến não bộ đều ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ trong lứa tuổi này, có thể làm cho các em ức chế, uể oải, thờ ơ, lơ đễnh, tản mạn, có thể cả thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, không đúng với bản chất của các em

Trang 8

2.2 Cơ sở thực tiễn Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm

là cơ sở thực tiễn để xác định và quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cũng cho thấy

những người từ 16 tuổi trở lên là lứa tuổi phổ biến nhất thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm và các quan hệ

xã hội được luật hình sự bảo vệ Thực tiễn cũng cho thấy, bắt đầu từ 16 tuổi trở lên, hầu như các hành động của cá nhân

trong quá trình giao tiếp xã hội đều do họ tự quyết định Vì vậy pháp luật hình sự nước ta mới xác định từ lứa tuổi này trở lên họ phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm do họ gây ra Cũng trên

cơ sở thực tiễn, hiện nay đang có ý kiến cho rằng tỉ lệ người già phạm tội là rất ít, đặc biệt là các tội phạm đặc biệt nghiêm

trọng, vì vậy luật hình sự nên quy định không áp dụng hình phạt

tử hình đối với người già phạm tội Tóm lại để xác định các vấn

đề liên quan đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình

sự, các nhà làm luật cần phải căn cứ vào cả hai yếu tố là cơ sở tâm sinh lý học và cơ sở thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm Ngoài ra còn việc quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ở nước ta tùy theo mỗi giai đoạn các nhà làm luật còn quy định căn cứ vào những tiêu chí như căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và chính sách, đường lối

xử lý tội phạm do người chưa thành niên thực hiện hay tham khảo các quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của các nước trên thế giới

3 Quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình

sự 2015

Theo Bộ luật Hình sự 2015: Điều 12 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Trang 9

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác

Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự về những tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây: Điều

123 Tội Giết người; Điều 134 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; ; Điều 168 Tội Cướp tài sản; Điều 169 Tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Điều

143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép); Điều

285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản); Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an

Trang 10

ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự)

Trường hợp ngoại lệ: Về tuổi: Từ 18 tuổi trở lên với một số tội như : Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ( Điều 145 BLHS 2015), chủ thể của tội phạm được quy định là người đã thành niên, nghĩa là từ đủ 18 tuổi trở lên Những tội phạm như vậy đã quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cao hơn so với độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ở những tội phạm thông thường khác

4 Việc tính độ tuổi

Việc tính độ tuổi của một người khi xem xét vấn đề trách nhiệm hình sự phải dựa trên những giấy tờ, tài liệu có ý nghĩa pháp lý xác thực như giấy khai sinh, chứng minh thư, sổ hộ khẩu, … Nếu có mâu thuẫn thì xác định theo nguyên tắc suy đoán có lợi cho người phạm tội: Biết năm, tháng nhưng không biết ngày lấy ngày cuối cùng của tháng đó Biết năm nhưng không biết tháng, ngày lấy ngày cuối cùng của năm đó : 31/12 Không xác định được năm: Căn cứ giám định khung xương,… và lấy số nhỏ

nhất

III Liên hệ thực tiễn

1 Xu hướng vấn đề tuổi chịu trách nhiệm hình sự

“ Tội phạm được trẻ hóa” – đó là vấn đề được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến rất nhiều Nghiên cứu thực tiễn

và các vấn đề xã hội, có thể dự báo rằng, trong thời gian tới, các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm vào các quan hệ được luật hình sự bảo vệ ở những người chưa thành niên từ đủ

14 đến dưới 16 tuổi sẽ chiếm tỉ lệ cao dần so với các độ tuổi cao hơn Thậm chí hành vi nguy hiểm của lứa tuổi từ 12 đến dưới 14

Ngày đăng: 15/07/2024, 10:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w