Việc sinh viên năm nhất khi vào Đại học phải thamgia “ít nhất” một câu lạc bộ đã trở thành một “truyền thống” trong rất nhiều năm qua.Dường như trở thành một tư tưởng “ăn mòn” vào suy ng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
o0o
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP KDO441
ĐỀ TÀI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THIẾU ĐỊNH HƯỚNG KHI TRƯỢT CÂU LẠC BỘ CỦA SINH VIÊN K61 CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
NHÓM SỐ: 2 Nhóm sinh viên thực hiện:
Hà Nội, tháng 1 năm 2023
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài
Đầu tiên là tầm quan trọng, vai trò của đề tài: Như chúng ta đã biết, một trong những điều khiến sinh viên năm nhất háo hức sau cánh cổng Đại học là các câu lạc bộ Tham gia câu lạc bộ rất tốt cho các bạn sinh viên, nhất là với sinh viên năm nhất khi các mối quan hệ còn chưa nhiều Thế nhưng, không phải sinh viên năm nhất nào cũng
“thuận lợi” tham gia các câu lạc bộ Việc sinh viên năm nhất khi vào Đại học phải tham gia “ít nhất” một câu lạc bộ đã trở thành một “truyền thống” trong rất nhiều năm qua Dường như trở thành một tư tưởng “ăn mòn” vào suy nghĩ của các sinh viên đặc biệt là tân sinh viên, bởi lẽ các bạn nghĩ rằng chỉ khi tham gia các câu lạc bộ, chúng ta mới có
cơ hội mở rộng mối quan hệ, học hỏi thêm kinh nghiệm, kiến thức, tham gia nhiều hoạt động thú vị, và đặc biệt, còn có thể là do mong muốn bản thân thuộc về một nơi nào hoặc tổ chức nào đó
Thứ hai là tính cấp thiết của đề tài: Việc đăng ký, tham gia vào câu lạc bộ mà
mình yêu thích nhưng lại không được trở thành thành viên chính thức của câu lạc đó,
hay đăng ký vào nhiều câu lạc bộ khác nhau để tăng khả năng đỗ nhưng cuối cùng đều trượt tất cả, đã để lại một hiệu ứng tâm lý đầy tiêu cực Biến các sinh viên cảm thấy: tự
ti, thiếu tự tin, nghi ngờ, hoài nghi năng lực giá trị của bản thân, cảm thấy bản thân thua kém hơn người khác rất nhiều, Đặc biệt, rất nhiều sinh viên đã bị mất định hướng trong học tập và cuộc sống, không biết bản thân sẽ làm gì và ra sao nếu không tham gia các câu lạc bộ
Thêm vào đó, trong nhóm 2 có 5/7 thành viên cũng ở trong tình trạng không tìm được cho mình một câu lạc bộ nào phù hợp với bản thân Từ tình trạng thực tế hiện rất cấp thiết đó, nhóm tác giả nhận thấy cần phải tìm ra giải pháp để các bạn sinh viên có thể hòa nhập nhanh chóng với môi trường, lấy lại sự tự tin và có được những bốn năm học tại trường Đại học Ngoại thương trọn vẹn như được ở trong chính ngôi nhà của mình, như khẩu hiệu “ Ngoại thương là nhà”
2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích và tìm hiểu tâm lý mất định hướng của các sinh viên, đặc biệt là các Tân sinh viên K61 – Kinh Doanh Quốc Tế - Trường Đại học Ngoại thương khi “trượt” câu lạc bộ và trở thành “Clubless” Từ đó đề xuất ra một số giải pháp để cải thiện, hỗ trợ, giúp đỡ tân sinh viên lấy lại sự tự tin và giới thiệu tân sinh viên tới các phương
Trang 3hướng tốt hơn Đồng thời, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên K61 chuyên ngành Kinh doanh quốc tế (coi cả khối kinh doanh quốc tế như 1 CLB)
3.Đối tượng nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu tình trạng thiếu định hướng khi trượt Câu lạc
bộ của sinh viên K61 chuyên ngành Kinh doanh quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương
4.Tiến trình nghiên cứu
Tiến trình nghiên cứu của bài tiểu luận gồm 5 bước, được mô tả theo sơ đồ sau:
5 Bố cục bài tiểu luận
Chương 1: Thực trạng
Chương 2: Vấn đề
Chương 3: Giải pháp
Chương 4: Dự trù rủi ro
Chương 5: Tính bền vững của dự án
2
Bước 1: Thấu cảm
Bước 2: Xác định đúng vấn đề Bước 3: Tìm ý tưởng
Bước 4: Xây dựng mẫu thử Bước 5: Thử nghiệm
Trang 4PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG
Trường Đại học Ngoại thương - với mạng lưới câu lạc bộ dày đặc đã trở thành
“đặc sản” của trường Hàng năm, cứ sau lễ chào đón tân sinh viên, các câu lạc bộ trong trường lại háo hức tuyển thành viên với những vòng thi khác nhau Đối với sinh viên năm nhất khi vừa rời khỏi môi trường cấp ba, bước chân lên đại học đều mong muốn
có thể phát triển kỹ năng, học hỏi thêm nhiều điều và mở rộng thêm nhiều mối quan hệ Tham gia các câu lạc bộ luôn là ưu tiên hàng đầu để có thể thực hiện được những mục tiêu trên Vậy nên, hầu hết các tân sinh viên đều tìm kiếm cho mình những câu lạc bộ với mong muốn tìm cho mình một “ngôi nhà” trong suốt những năm tháng đại học Bên cạnh đó, một lượng lớn sinh viên lựa chọn cách “rải đơn” để có thể được trở thành thành viên của một câu lạc bộ Tuy nhiên, những câu lạc bộ tại Trường Đại học Ngoại Thương dù chỉ ở quy mô trường học nhưng quy trình tuyển thành viên lại tương đối phức tạp và yêu cầu khắt khe Điều này khiến không ít sinh viên phải đối mặt với việc
“trượt” các câu lạc bộ
Hình 1.1 Biểu đồ biểu thị tỉ lệ số lượng câu lạc bộ sinh viên tham gia
Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu được thuộc về một ai đó, một tổ chức nào đó là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người để tồn tại, con người luôn có thiên hướng sợ sự cô đơn trong cuộc sống, chúng ta luôn muốn có người thân, bạn bè và đồng nghiệp ở xung quanh mình Thế nên, khi vào một môi trường mới mà không tìm được cho mình được một nơi để thuộc về, để cống hiến và thử sức, dễ dàng dẫn đến tình trạng buồn bã và tự ti cho các bạn sinh viên Hình thành những câu hỏi
Trang 5như “ Mình không đủ tốt để có một câu lạc bộ nào đó mở cửa đón mình vào chăng?”,
tự hoài nghi chính bản thân mình
Với hơn 40 câu lạc bộ lớn nhỏ, đa dạng về chuyên môn, sở thích giúp sinh viên Ngoại Thương có nhiều sự lựa chọn cho mình Tuy nhiên, số lượng thành viên được tuyển vào các câu lạc bộ chỉ rơi vào khoảng 1815 thành viên tại cơ sở Hà Nội trong khi
có đến gần 4000 sinh viên nhập học mỗi năm Tỉ lệ cạnh tranh cao nên không phải tân sinh viên nào cũng có thể dễ dàng tham gia các câu lạc bộ yêu thích Trong đó, nhóm tác giả có 5/7 thành viên cũng ở trong tình trạng không tìm được cho mình một câu lạc
bộ nào phù hợp với bản thân
Hình 1.2 Biểu đồ những lí do tham gia vào câu lạc bộ
Câu chuyện sinh viên năm nhất tự ti vì trượt câu lạc bộ không còn là xa lạ Đa phần các bạn sinh viên đều rơi vào trạng thái tự ti, tự nhận mình kém cỏi, thua kém
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ
Từ thực trạng đó, nhóm tác giả quyết định tiến hành khảo sát để xác định vấn đề một cách cụ thể hơn
Đối tượng khảo sát: Sinh viên Khóa 61 chuyên ngành Kinh doanh quốc tế hệ tiêu chuẩn trường Đại học Ngoại Thương
4
Trang 6Thời gian thực hiện: Từ ngày 9/12/2022 - Đến ngày 10/12/2022 Hình thức: Điền mẫu khảo sát qua hình thức online
Trang 8Hình 2.1 Một số cảm nhận của sinh viên khi trượt câu lạc bộ
Qua 76 câu trả lời thu được từ khảo sát trực tuyến, nhóm tác giả nhận thấy đa số các bạn đăng kí tham gia câu lạc bộ vì muốn được học hỏi, trau dồi những kiến thức và
kĩ năng mới, xây dựng mối quan hệ, tìm cho mình một hội bạn để đồng hành trong suốt bốn năm đại học Có những bạn sinh viên đã điền đơn của hàng chục câu lạc bộ nhưng vẫn không tìm cho mình được câu lạc bộ phù hợp Các từ khóa chính mà nhóm tác giả nhận được khi các bạn chia sẻ cảm xúc bao gồm: lạc lõng, buồn bã, tự ti và thất vọng Con số các bạn sinh viên mong muốn được giúp đỡ để có được năm nhất trọn vẹn hơn tại Ngoại thương lên đến 88.2% Thông qua những số liệu thu thập được và sự thấu cảm từ các thành viên trong nhóm, nhóm tác giả nhận thấy đây là một dự án cấp thiết
và đi đến quyết định triển khai dự án để giúp các bạn tân sinh viên có những định hướng rõ ràng, phù hợp và nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới, hưởng ứng tinh thần “Ngoại thương là nhà” Chính vì lẽ đó, nhóm tác giả quyết định đi đến giải quyết
đề tài “Giải quyết vấn đề thiếu định hướng khi trượt câu lạc bộ của sinh viên khóa 61 -chuyên ngành Kinh doanh quốc tế - trường Đại học Ngoại thương.”
Trang 9Hình 2.2 Biểu đồ biểu thị tỉ lệ phần trăm lượng sinh viên cần giúp đỡ sau khi trượt
câu lạc bộ
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 3.1 Giải pháp đã thực hiện
3.1.1 Talkshow đã làm
Talkshow là một hình thức tổ chức hoạt động, được sử dụng để thúc đẩy sự quan tâm của sinh viên đối với đề tài thông qua việc giao lưu, trực tiếp bày tỏ ý kiến và chia
sẻ quan điểm Nhóm tác giả đã tiến hành tổ chức buổi talkshow mang tên: “Clubless có thật sự đáng sợ ?” với mục đích giúp tân sinh viên khóa 61 chuyên ngành Kinh doanh quốc tế có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm, kiến thức, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng đối với các bạn sinh viên cùng khóa, những xuất phát điểm khác nhau Buổi talkshow được tổ chức vào ngày 25/12/2022 dưới hình thức online tại phòng họp MS TEAM Thông qua buổi talkshow, nhóm tác giả nắm bắt được những nỗi băn khoăn, lo lắng, mất phương hướng cùng những mong đợi của các bạn sinh viên về việc tìm ra định hướng trong tương lai, việc làm thế nào để tự khẳng định bản thân dù thiếu đi những lợi thế khi không tham gia vào bất kì câu lạc bộ nào
8
Trang 10Hình 3.1 Thư mời buổi talkshow Clubless có thật sự đáng sợ?
Nội dung buổi talkshow gồm 2 phần Phần đầu tiên, các bạn sinh viên được làm quen, giao lưu, chia sẻ quan điểm cá nhân Phần còn lại về việc thảo luận xoay quanh những giải pháp thiết thực, khả thi nhất về việc vạch “con đường mới” dành cho các bạn sinh viên
Nhóm 2 đã thảo luận, phỏng vấn các anh chị khóa trên và tổng hợp được những định hướng cơ bản sau:
Thứ nhất, sinh viên có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tình
nguyện nhân đạo, hoạt động chiến dịch do khoa, viện tổ chức hoặc nằm ngoài khuôn khổ hoạt động của nhà trường Với hoạt động trong khuôn khổ nhà trường, khoa Kinh
Trang 11doanh quốc tế đã tổ chức buổi gặp mặt “Connect and Continue” dành riêng cho sinh viên K61 chuyên ngành Kinh doanh quốc tế hệ tiêu chuẩn vào ngày 26/11/2022 Buổi gặp mặt giúp cho sinh viên làm quen với môi trường mới, rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm và teambuilding, các trò chơi thú vị và cũng là cơ hội để các bạn sinh viên chia
sẻ, tâm sự, hiểu nhau hơn Với hoạt động tình nguyện, nhân đạo, sinh viên có thể tham gia các chương trình hiến máu nhân đạo, tình nguyện ở những nơi vùng sâu,…Ngoài
ra, sinh viên có thể tham gia một số các hoạt động chiến dịch có thể kể đến như chiến dịch giờ trái đất, chiến dịch tình nguyện hè, chiến dịch ngày thứ 7 tình nguyện,…
Thứ hai, sinh viên có thể dành thời gian để hoàn thiện, phát triển bản thân, phát
triển kĩ năng mềm thông qua việc làm partime, tham gia làm cộng tác viên các sự kiện, cải thiện ngoại ngữ để thi chứng chỉ như IELTS, TOEFL, TOEIC, APTIS,…, tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học, tham gia các đại hội thể dục thể thao, hội thi đấu giao hữu, tham gia các khóa học thiết kế, khóa học tin học văn phòng để thi lấy chứng chỉ như MOS và rất nhiều hoạt đông trải nghiệm khác
Cuối cùng, sinh viên Kinh doanh quốc tế có thể tham gia vào “Mạng lưới sinh
viên Kinh doanh quốc tế trường Đại học Ngoại thương” dành cho toàn bộ sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế tiêu chuẩn và Kinh doanh quốc tế CLC tại trường Đại học Ngoại thương toàn bộ các khóa Mạng lưới là sân chơi cho sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế có sự kết nối với nhau, phát triển networking Mạng lưới được tổ chức với mục đích trở thành nơi trải nghiệm sáng tạo, đánh thức năng lực tiềm tàng trong mỗi con người, giúp các bạn sinh viên có được sự tự tin, mạnh mẽ, khả năng thiết lập mục tiêu,
tự chủ, độc lập - những điều kiện tiên quyết của một sinh viên năng nổ, nhiệt tình, có ích cho xã hội và cộng đồng
3.1.2 Kế hoạch tổ chức talkshow tiếp theo
Sau buổi Talkshow đầu tiên mang tên: “ Clubless có thực sự đáng sợ?”, nhóm tác giả đã tiến hành lập một khảo sát nhỏ dưới hình thức điền form dành cho các bạn đã tham gia talkshow để nhận lại được những chia sẻ, ý kiến phản hồi cùng các góp ý, đánh giá Trong khảo sát, nhóm tác giả đã đưa ra một câu hỏi: “ Bạn có muốn có thêm những hoạt động tiếp theo để được chia sẻ nhiều hơn không?” Kết quả có 92% các bạnh sinh viên tham gia buổi talkshow đầu tiên đã trả lời “Có” cho câu hỏi này Dựa trên cơ sở ấy, nhóm tác giả đã thảo luận để đưa ra những giải pháp, ý tưởng để có thêm các hoạt động cho các bạn sinh viên
10
Trang 12Trong đó, hoạt động đầu tiên mà nhóm tác giả hướng tới là tổ chức thêm một buổi talkshow với sự tham gia của các anh chị sinh viên khóa trước có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm để chia sẻ với những bạn sinh viên đang cảm thấy thiếu định hướng về những vấn đề mà họ còn thắc mắc, mông lung Dựa trên định hướng đó, nhóm tác giả đã phân công nhiệm vụ và lên ý tưởng cụ thể cho Talkshow thứ hai Sau bốn ngày làm việc, nhóm tác giả đã thảo luận và thống nhất ý tưởng về buổi talkshow
kể trên Cụ thể, buổi talkshow mang tên: “ Cơ hội nào cho sinh viên Clubless?”, dự kiến được tổ chức vào ngày 28/02/2023 dưới hình thức offline tại khuôn viên Trường Đại học Ngoại thương.”
Với mục đích chia sẻ những kinh nghiệm, những định hướng, giải quyết tâm lý mông lung, mặc cảm của các bạn sinh viên trượt câu lạc bộ, nhóm tác giả đã quyết tâm tìm kiếm một diễn giả phù hợp nhất với những tiêu chí kể trên Sau quá trình tìm kiếm, nhóm tác giả đã liên lạc được với anh Trần Quốc Hưng, cựu sinh viên Trường Đại học Ngoại thương, chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại khóa 51, rất sẵn lòng giúp làm khách mời, diễn giả cho buổi talkshow sắp tới Đặc biệt, anh Hưng là một khách mời phù hợp
vì bản thân anh đã chia sẻ chính anh cũng là một sinh viên trượt tất cả các câu lạc bộ khi mới vào trường Đại học Ngoại Thương – điều mà cũng từng khiến anh bất ngờ và thất vọng vào thời điểm ấy Nhưng sau đó, nhờ sự chủ động tìm tòi, khám phá và vượt qua vùng an toàn, anh đã tìm kiếm và xác định được những hướng đi riêng cho mình Chính quá trình ấy đã giúp anh vượt qua sự bất định, mông lung, và có được những thành tựu của riêng mình Anh hiện đang làm việc tại một công ty thuộc lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng nhanh, đồng thời làm MC cho các công ty, nhãn hàng lớn Chính vì những đặc điểm và thành tựu này, nhóm tác giả rất tin tưởng và kì vọng anh sẽ có nhiều kinh nghiệm hữu ích cho các bạn sinh viên trượt câu lạc bộ trong việc tìm ra con đường
và định hướng phát triển cho bản thân mình
Theo dự kiến, nội dung của buổi talkshow thứ hai sẽ có ba phần chính Phần đầu tiên là mục dành cho diễn giả giới thiệu, chia sẻ những trải nghiệm cá nhân trong quá trình học tập và khám phá môi trường Đại học Ngoại Thương cũng như những trải nghiệm khi ra môi trường lao động đầy cạnh tranh Tiếp theo là những kinh nghiệm về việc thiết lập các mối quan hệ, chia sẻ về những nguồn học tập uy tín và cách thức học hỏi, trau dồi các kĩ năng mềm – những nguồn kiến thức, kĩ năng mà các bạn sinh viên vẫn lầm tưởng chỉ có vào các câu lạc bộ mới có thể được tiếp cận và học hỏi Cuối
Trang 13cùng là phần hỏi đáp và give away của diễn giả, ban tổ chức và người tham dự Thông qua buổi talkshow thứ hai này, nhóm tác giả mong muốn có thể đem lại cho các bạn sinh viên những chia sẻ thực tế, những kinh nghiệm, trải nghiệm từ một góc nhìn khác
từ một người đã có nhiều kinh nghiệm và đã thành công vượt qua sự khủng hoảng của việc thiếu định hướng sau khi trượt câu lạc bộ Từ đó, giúp các bạn sinh viên sẽ thêm vững tin hơn vào khả năng của mình, chủ động hơn trong việc tìm ra các định hướng phát triển riêng cho bản thân ít nhất trong vòng bốn năm học tại Trường Đại học Ngoại thương
3.2 Giải pháp dự kiến thực hiện
3.2.1 Kế hoạch lập fanpage
Hầu hết các sinh viên muốn tham gia vào câu lạc bộ ngoài mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu rất cơ bản của con người - nhu cầu được thuộc về một nơi, một tổ chức để không cảm thấy bản thân bị lạc lõng, bơ vơ, còn nhằm mở rộng kết nối, học hỏi thêm các kĩ năng mềm qua việc tổ chức sự kiện Chính vì vậy, với những sinh viên không tham gia vào các câu lạc bộ, phần nào gặp những hạn chế trong việc được học hỏi các
kĩ năng thông qua những sự kiện Hiểu được vấn đề ấy, nhóm tác giả đề ra giải pháp cho vấn đề này bằng việc lên kế hoạch lập một fanpage về hoạt động ngoại khóa Theo
dự định, Fanpage có tên gọi là EEA – Exploring extracurricular activities Fanpage được lập với mục đích chia sẻ lại, đăng tải những thông tin về các hoạt động ngoại khóa không chỉ trong khuôn khổ Trường Đại học Ngoại Thương mà còn trên phạm vi rộng hơn là các hoạt động của các cơ quan, tổ chức uy tín ngoài khuôn khổ nhà trường Fanpage dự định sẽ cập nhật liên tục và đăng tải, chia sẻ những thông tin từ các nguồn
uy tín khác về hoạt động ngoại khóa như: Ivolunteer Vietnam, The CEY- hoạt động ngoại khóa, Thé Projects - hoạt động ngoại khóa cùng với các câu lạc bộ trong trường, nhằm đa dạng hóa và làm phong phú hơn những thông tin về các hoạt động ngoại khóa giúp các bạn sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận tại một nguồn nhất định Thêm vào đó, nếu dự án có đủ điều kiện để duy trì, mở rộng, nhóm tác giả mong muốn fanpage sẽ tiếp tục hoạt động và hữu ích cho cả những khóa sinh viên tiếp theo trong việc tìm kiếm các hoạt động ngoại khóa để tham gia mở rộng mạng lưới quan hệ và học hỏi các
kĩ năng mềm
3.2.2 Kế hoạch hợp tác với câu lạc bộ trong trường
12