1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam

353 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
Tác giả Vũ Thị Lan Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng, GS.TS Nguyễn Lộc
Trường học Học Viện Quản Lý Giáo Dục
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 353
Dung lượng 6,46 MB

Nội dung

“Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam

Trang 1

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

- -

VŨ THỊ LAN ANH

QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG ĐÀO TẠO

THEO TIẾP CẬN CDIO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

- -

VŨ THỊ LAN ANH

QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG ĐÀO TẠO

THEO TIẾP CẬN CDIO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

1) PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng 2) GS.TS Nguyễn Lộc

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào, các thông tin trích dẫn trong Luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận án

Vũ Thị Lan Anh

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GDĐT Giáo dục đào tạo

GTVT Giao thông vận tải

CDIO Conceive Design Implement Operate

Hình thành ý tưởng- Thiết kế- Triển khai- Vận hành CSGD Cơ sở giáo dục

QLSTĐ Quản lý sự thay đổi

SPSS Statistical Package for the Social Sciences

Phần mềm thống kê cho các ngành khoa học xã hội

UTH University of Transport, Hochiminh City

Trường đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh

UTT University Of Transport Technology

Trường đại học Công nghệ Giao thông vận tải

VAA Vietnam Aviation Academy

Học viện Hàng không Việt Nam

VMU Vietnam Maritime University

Trường đại học Hàng hải Việt Nam

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 12

1.1 Những nghiên cứu về đào tạo theo tiếp cận CDIO 12

1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước 12

1.1.2 Nghiên cứu trong nước 16

1.2 Những nghiên cứu về Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO 18

1.2.1 Nghiên cứu ngoài nước 18

1.2.2 Nghiên cứu trong nước 22

1.3 Đánh giá chung và định hướng nghiên cứu của Luận án 27

1.4 Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết 27

Kết luận Chương 1 29

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN CDIO TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 30

2.1 Những khái niệm cơ bản 30

2.1.1 Đào tạo theo tiếp cận CDIO 30

2.1.2 Quản lý 30

2.1.3 Quản lý giáo dục 31

2.1.4 Thay đổi 32

2.1.5 Quản lý sự thay đổi 33

2.1.6 Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO 34

2.2 Lý thuyết đào tạo theo tiếp cận CDIO 34

2.2.1 CDIO trong giáo dục đại học 34

2.2.2 Hướng tiếp cận và mục tiêu đào tạo theo tiếp cận CDIO 37

2.2.3 Các tiêu chuẩn đào tạo theo tiếp cận CDIO 39

2.2.4 Đặc điểm đào tạo hệ đại học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học theo tiếp cận CDIO 41

2.2.5 Những thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO 42

2.3 Lý thuyết hành vi đáp lại thay đổi và tiếp cận Quản lý sự thay đổi 46

2.3.1 Lý thuyết hành vi đáp lại thay đổi 47

Trang 6

2.3.2 Tiếp cận Quản lý sự thay đổi 50

2.4 Mô hình lý thuyết quản lý sự thay đổi 51

2.4.1 Mô hình quản lý sự thay đổi Kürt Lewin (1951) 52

2.4.2 Mô hình quản lý sự thay đổi của John Kotter (1996) 53

2.4.3 Mô hình Quản lý sự thay đổi Richart Luecke (2003) 54

2.4.4 Mô hình Quản lý sự thay đổi Prosci ADKAR (2006) 55

2.4.5 Mô hình Quản lý sự thay đổi chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO của Boden (2007) 56

2.4.6 Mô hình quản lý sự thay đổi tích hợp 59

2.4.7 Đánh giá về các mô hình lý thuyết quản lý sự thay đổi và việc vận dụng để quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO ở trường đại học 60

2.5 Mô hình quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO trong giáo dục đại học 62

2.5.1 Giai đoạn Hoạch định thay đổi 63

2.5.2 Giai đoạn triển khai thay đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO 66

2.5.3 Giai đoạn Thể chế hoá thay đổi 68

2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO 69

2.6.1 Cơ chế chính sách 69

2.6.2 Phẩm chất, năng lực, trách nhiệm của Cán bộ lãnh đạo quản lý và Giảng viên 70

2.6.3 Mức độ chủ động tích cực của sinh viên 71

Kết luận Chương 2 72

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN CDIO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM 74

3.1 Kinh nghiệm Quốc tế về chuyển đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO 74

3.1.1 Kinh nghiệm của Singapore 74

3.1.2 Kinh nghiệm của một số nước Châu Âu 75

3.1.3 Kinh nghiệm của Úc 77

3.2 Khái quát các trường đại học trực thuộc Bộ Giao thông vận tải Việt Nam 79

3.2.1 Trường đại học Công nghệ giao thông vận tải 79

3.2.2 Trường đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh 80

3.2.3 Trường đại học Hàng hải Việt Nam 82

3.2.4 Học viện Hàng không Việt Nam 84

3.3 Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý sự thay đổi đào tạo theo tiếp cận CDIO 85

Trang 7

3.3.1 Mục đích khảo sát 85

3.3.2 Đối tượng và địa bàn khảo sát 86

3.3.3 Nội dung khảo sát 86

3.3.4 Hình thức, phương pháp khảo sát và xử lý dữ liệu 87

3.4 Thực trạng chuyển đổi từ đào tạo truyền thống sang đào tạo theo tiếp cận CDIO tại bốn trường đại học được nghiên cứu 99

3.4.1 Thực trạng đào tạo truyền thống tại bốn trường 99

3.4.2 Thực trạng nhận thức và quan điểm của giảng viên về việc chuyển đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO 106

3.5 Thực trạng Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO 116

3.5.1 Thực trạng đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường đại học trực thuộc Bộ Giao thông vận tải Việt Nam 116

3.5.2 Nội dung phỏng vấn Cán bộ lãnh đạo quản lý trong thay đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO 117

3.5.3 Nhận thức về thay đổi và quản lý sự thay đổi 119

3.5.4 Thực trạng hoạch định sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO 119

3.5.5 Thực trạng triển khai Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO 124

3.5.6 Thực trạng thể chế hoá Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO 126

3.5.7 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO 128

3.6 Đánh giá chung về thực trạng 131

3.6.1 Những điểm mạnh 131

3.6.2 Những điểm tồn tại 132

3.6.3 Thời cơ 133

3.6.4 Thách thức 133

Kết luận Chương 3 135

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN CDIO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ GIAO THÔNGVẬN TẢI VIỆT NAM 136

4.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 136

4.1.1 Phù hợp môi trường giáo dục đại học 136

4.1.2 Đảm bảo các chiến lược thực hiện sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO 138

4.1.3 Đảm bảo quyền tự chủ của toàn bộ nhân sự tham gia đào tạo theo tiếp cận CDIO 139

4.1.4 Đảm bảo mục tiêu đào tạo 139

Trang 8

4.1.5 Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, kế thừa 140

4.1.6 Đảm bảo tính khả thi 140

4.2 Đề xuất giải pháp quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường đại học trực thuộc Bộ Giao thông vận tải Việt Nam 141

4.2.1 Giải pháp 1 - Vận dụng mô hình quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO, lấy yếu tố ‘giá trị chia sẻ’ làm trung tâm tại các trường đại học trực thuộc Bộ Giao thông vận tải Việt Nam 141

4.2.2 Giải pháp 2 - Hoạch định chiến lược Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO phù hợp với chiến lược phát triển của Nhà trường 146

4.2.3 Giải pháp 3 - Tổ chức triển khai xây dựng chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO với sự tham gia của các bên liên quan 151

4.2.4 Giải pháp 4 - Lập kế hoạch tháo gỡ các thách thức và rào cản trong triển khai thực hiện các thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO 157

4.2.5 Giải pháp 5 - Bổ sung và hoàn thiện hệ thống những quy chế, chính sách trong triển khai đào tạo theo tiếp cận CDIO các thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO 161

4.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 165

4.3.1 Mục đích khảo nghiệm 165

4.3.2 Khách thể khảo nghiệm 165

4.3.3 Phương pháp khảo nghiệm và xử lý sự liệu 165

4.3.4 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp 166

4.4 Tổ chức thử nghiệm giải pháp 3 tại trường đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (UTH) 170

4.4.1 Mục đích thử nghiệm 170

4.4.2 Phương pháp thử nghiệm 170

4.4.3 Giả thuyết thử nghiệm 170

4.4.4 Đối tượng và quy trình thử nghiệm 170

4.4.5 Phân tích kết quả thử nghiệm 173

Kết luận chương 4 176

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 177

1 Kết luận 177

2 Khuyến nghị 178

NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 181

TÀI LIỆU THAM KHẢO 183 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Lĩnh vực của 12 tiêu chuẩn đào tạo theo tiếp cận CDIO 39

Bảng 2.2: Mô hình QLSTĐ Boden (2007) [45] 57

Bảng 2.3: Mô hình thay đổi tổ chức có kế hoạch tích hợp 59

Bảng 2.4: Mô hình quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO trong giáo dục đại học 63

Bảng 3.1: Quy mô của các trường tính đến tháng 03/2022 79

Bảng 3.2: Các ngành/chuyên ngành đào tạo của Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải 80

Bảng 3.3: Các ngành/chuyên ngành đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh 81

Bảng 3.4: Các ngành/chuyên ngành đào tạo của Đại học Hàng hải Việt Nam 83

Bảng 3.5: Các ngành/chuyên ngành đào tạo Học viện Hàng không Việt Nam 85

Bảng 3.6: Nội dung khảo sát cựu sinh viên về chương trình đào tạo truyền thống dựa trên các tiêu chuẩn CDIO 87

Bảng 3.7: Số lượng cựu SV trả lời bảng hỏi theo tiêu chí việc làm 88

Bảng 3.8: Phân bổ cựu sinh viên trả lời khảo sát 88

Bảng 3.9: Tóm tắt hệ số Cronbach’s alpha và hệ số tương quan tổng các biến của sáu thang đo lần 1 92

Bảng 3.10: Tóm tắt hệ số Cronbach’s alpha và hệ số tương quan tổng các biến của sáu nhân tố lần 2 93

Bảng 3.11: Tóm tắt mô hình phân tích hồi quy đa biến tuyến tính 94

Bảng 3.12: Kết quả ANOVA phân tích hồi quy đa biến tuyến tính 95

Bảng 3.13: Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính 96

Bảng 3.14: Thống kê giảng viên tại bốn trường đại học được khảo sát 97

Bảng 3.15: Tóm tắt hệ số Cronbach’s alpha và hệ số tương quan tổng các biến của ba nhân tố 98

Bảng 3.16: Quan điểm của giảng viên được khảo sát về việc chuyển đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO 108

Bảng 3.17: Quan điểm của giảng viên về việc thay đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO 110

Trang 10

Bảng 3.18: Khó khăn khi thực hiện việc thay đổi sang đào tạo theo tiếp cận

CDIO phân bổ theo thâm niên giảng viên 113

Bảng 3.19: Tóm tắt thông tin liên quan đến các CBLĐQL được phỏng vấn về thực trạng QLSTĐ trong đào tạo theo tiếp cận CDIO 118

Bảng 3.20: Thực trạng hoạch định Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các Trường 120

Bảng 3.21: Thực trạng triển khai Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các Trường 124

Bảng 3.22: Thực trạng thể chế hoá Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các Trường 127

Bảng 4.1: Đánh giá của CBLĐQL về tính cần thiết của các giải pháp 166

Bảng 4.2: Đánh giá của GV về tính cần thiết của các giải pháp 167

Bảng 4.3: Đánh giá của CBLĐQL về tính khả thi của các giải pháp 168

Bảng 4.4: Đánh giá của GV về tính khả thi của các giải pháp 169

Bảng 4.5: Minh họa các khối kiến thức, kỹ năng chương trình đào tạo ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp 172

Bảng 4.6: Kết quả khảo sát Doanh nghiệp, Giảng viên và Cựu SV về mức độ đáp ứng yêu cầu thực tế công việc của Đề cương chi tiết học phần kết cấu vật liệu xây dựng ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp 174

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình “Ngôi nhà giáo dục” theo định hướng giá trị cuộc sống

và nguyên tắc 12

Hình 1.2: Mô hình thiết kế chương trình đào tạo tích hợp CDIO và các thể chế giáo dục của trường đại học Công nghệ Rajamangala 14

Hình 1.3: Mô hình thiết kế chương trình đào tạo tích hợp CDIO và các thể chế giáo dục của trường đại học Hàng hải Việt Nam 26

Hình 2.1: Xu thế chuyển đổi tư duy sáng tạo với chương trình đào tạo CDIO 35

Hình 2.2: Chương trình đào tạo theo CDIO: chuyển từ nhu cầu sang mục tiêu 38

Hình 2.3: Lý thuyết hành vi đáp lại thay đổi theo Satir (1916 - 1988) 48

Hình 2.4: Lý thuyết hành vi đáp lại thay đổi theo Kuber-Ross (1926 - 2004) 49

Hình 2.5: Mô hình ba giai đoạn QLSTĐ của Kurt Lewin (1947) [93] 52

Hình 2.6: Mô hình QLSTĐ của Kotter (1996) [87] 54

Hình 2.7: Mô hình Quản lý sự thay đổi ADKAR (Hiatt, 2006) [75] 56

Hình 3.1: Phản hồi của cựu sinh viên về mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo truyền thống với yêu cầu công việc 100

Hình 3.2: Phản hồi của cựu SV về mức đáp ứng của Phương pháp giảng dạy và học tập 100

Hình 3.3: Phản hồi của cựu sinh viên về mức độ đáp ứng của tiêu chuẩn Trải nghiệm thiết kế-triển khai 101

Hình 3.4: Phản hồi của cựu sinh viên về mức độ đáp ứng của tiêu chuẩn Đào tạo tích hợp kiến thức - kỹ năng 103

Hình 3.5: Phản hồi của cựu sinh viên về mức độ đáp ứng của tiêu chuẩn Chuẩn đầu ra 104

Hình 3.6: Phản hồi của cựu sinh viên về mức độ đáp ứng của tiêu chuẩn Đánh giá kết quả học tập 104

Hình 3.7: Phản hồi của cựu SV về mức độ đáp ứng của Năng lực giảng dạy của giảng viên 105

Trang 12

Hình 3.8: Ý kiến giảng viên về thái độ đáp lại việc chuyển đổi sang đào tạo

theo tiếp cận CDIO 107

Hình 3.9: Quan điểm của giảng viên về đào tạo tiếp cận CDIO 109

Hình 3.10: Quan điểm của giảng viên với những khó khăn khi triển khai đào tạo tiếp cận CDIO 112

Hình 3.11: Thực trạng thực hiện đào tạo theo tiếp cận CDIO tại bốn trường 117

Hình 4.1: Giải pháp QLSTĐ lấy yếu tố ‘giá trị chia sẻ’ làm trung tâm 143

Hình 4.2: Bốn bậc xây dựng chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận CDIO 153

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) đang triển khai Khung trình

độ quốc gia Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025, với mục tiêu quản lý chất lượng nguồn nhân lực và định hướng xây dựng, phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) theo chuẩn đầu ra Khung trình độ này quy định những chuẩn mực tối thiểu về khối lượng, chuẩn đầu ra của từng ngành đào tạo, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái

độ, nhằm tương thích với các chương trình đào tạo của các đại học uy tín trên thế giới Việc triển khai Khung trình độ quốc gia nhằm cải thiện chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và hướng đến hội nhập quốc

tế Trong bối cảnh này, việc đổi mới giáo dục đại học trở thành yêu cầu cấp thiết để các cơ sở giáo dục đại học thích ứng và phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu của xã hội

CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate nghĩa là: Hình thành ý tưởng -

Thiết kế - Triển khai - Vận hành) là một phương pháp đào tạo tiên tiến khởi xướng

từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Hoa kỳ Phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật: 1)Tập trung vào kiến thức chuyên sâu và kỹ năng toàn diện: CDIO không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn phát triển toàn diện các

kỹ năng cá nhân, năng lực nghề nghiệp thực tiễn và ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên 2) Liên kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành: CDIO tích hợp các trải nghiệm thực tế vào chương trình đào tạo thông qua các môn học đồ án, đề tài và khóa luận tốt nghiệp, giúp sinh viên áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn công việc 3) Thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu thị trường: CDIO được thiết

kế để đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng, giúp sinh viên sẵn sàng làm việc ngay sau khi tốt nghiệp và thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo trong nhà trường và nhu cầu của thị trường lao động 4) Khả năng cải tiến liên tục: Phương pháp CDIO thúc đẩy quá trình cải tiến liên tục ở cấp độ CTĐT, đảm bảo chương trình luôn cập nhật và phù hợp với những tiến bộ công nghệ và yêu cầu thực tiễn 5)Phát triển kỹ năng toàn diện: CDIO tập trung vào việc phát triển không chỉ kiến thức chuyên môn

Trang 14

mà còn các kỹ năng mềm, như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề

và lãnh đạo, giúp sinh viên phát triển toàn diện 6)Tính ứng dụng cao: CDIO được thiết kế theo một quy trình khoa học chặt chẽ, giúp sinh viên phát triển ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các dự án thực tế, nâng cao tính ứng dụng và khả năng thực tiễn của sinh viên Việc áp dụng CDIO đã được triển khai thành công tại nhiều trường đại học kỹ thuật, đặc biệt là các trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, chứng minh tính ưu việt và hiệu quả của phương pháp này trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, quản lý sự thay đổi (QLSTĐ) trở thành một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và thích nghi của các tổ chức, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học Quản lý

sự thay đổi đóng vai trò quan trọng trong quá trình thích ứng với môi trường biến đổi; nâng cao chất lượng đào tạo; khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo; tăng cường

sự tham gia của các bên liên quan; cải thiện hiệu suất tổ chức và duy trì vị thế cạnh

tranh của các cơ sở giáo dục đại học Các nhà nghiên cứu Tasic và cộng sự (2011);

Teczke và cộng sự (2017) [129],[131] cho rằng QLSTĐ được xem là hoạt động khó khăn nhất trong các hoạt động quản lý và đòi hỏi nhiều kỹ năng phức tạp Thay đổi công tác quản lý của một tổ chức trong môi trường hoạt động gắn với những thay đổi liên tục và sâu sắc chính là những yếu tố rất quan trọng để tổ chức phải thích nghi với nhu cầu của nền kinh tế thị trường toàn cầu [126], [128] Áp lực cần phải thay đổi để phát triển của các cơ sở GDĐH rất lớn nảy sinh từ nhiều mặt trong đó quan trọng nhất là việc cải thiện chất lượng đào tạo Hơn nữa, việc thay đổi trong giáo dục luôn đem lại kết quả chậm hơn vì cần phải chờ phản hồi từ SV sau khi họ đem những gì học hỏi trong trường học áp dụng vào thực tế công việc và rút ra kết luận về chất lượng đào tạo của trường Chính vì thế, tại các trường đại học, sự thay đổi luôn gặp những phản kháng nhiều hơn so với các môi trường khác [83] Quản lý

sự thay đổi tại các trường đại học là thách thức lớn nhất dễ làm nản chí ban lãnh đạo của các cơ sở giáo dục này [85, tr 74]

đáp ứng các yêu cầu kiểm định quốc tế

Các trường đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Việt Nam là các trường đa ngành trong lĩnh vực giao thông vận tải, bao gồm Trường đại học Công

Trang 15

nghệ Giao thông vận tải (UTT), Trường đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh (UTH), Trường ĐH Hàng hải Việt Nam (WMU) và Học viện Hàng không Việt Nam (VAA) hiện nay đang trong giai đoạn phát triển mới, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho các lĩnh vực giao thông vận tải, kinh tế, xây dựng về đường biển, đường bộ, đường sông, đường sắt và xây dựng các công trình giao thông trọng yếu Yêu cầu đổi mới chương trình đào tạo, phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng và quy trình kiểm định chất lượng đặt ra cho các trường này những nhiệm vụ mới trong thực hiện sứ mệnh và tầm nhìn đáp ứng kỳ vọng của đất nước, vươn ra khu vực và quốc tế Việc triển khai đào tạo theo tiếp cận CDIO

đã được khởi động ở các trường này tại các thời điểm khác nhau và ở các mức độ khác nhau Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn và rào cản, đòi hỏi các trường phải nỗ lực vượt qua để đáp ứng các yêu cầu kiểm định quốc tế nhằm tiệm cận chất lượng đào tạo của giáo dục đại học khu vực và thế giới Thay đổi để không ngừng hoàn thiện quá trình quản lý, đào tạo với mục tiêu đào tạo những SV tốt nghiệp vừa có đủ kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành và sự trưởng thành trong suy nghĩ và hành động ứng dụng trong công việc Áp lực còn đặt ra giữa các tổ chức giáo dục để có thể tuyển chọn được nhiều SV đảm bảo hoạt động giáo dục, mở rộng quy mô đào tạo và khẳng định uy tín của nhà trường Đổi mới GDĐH đang đặt các trường đại học ở Việt Nam, nói chung, và các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam nói riêng trước một thách thức lớn, đòi hỏi phải QLSTĐ trong đào tạo để đạt được mục tiêu mong muốn Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn hiện diện những thách thức và bất cập, thậm chí có nguy cơ dang dở

vì không vượt qua được các rào cản của quá trình thay đổi

Về phương diện lý luận và thực tiễn, QLSTĐ trong đào tạo đại học đóng một vai trò, vị trí hết sức quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo Mặc dù đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm, luận giải ở nhiều góc độ khác nhau khi đề cập đến QLSTĐ trong đào tạo, song chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về QLSTĐ trong đào tạo trình độ đại học Nhiều nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo trong GDĐH theo tiếp cận CDIO đã được thực hiện, tuy nhiên nghiên cứu QLSTĐ trong đào tạo theo tiếp cận CDIO ở các cơ sở GDĐH Việt Nam chưa có nhiều người thực hiện Nghiên cứu QLSTĐ trong đào tạo theo tiếp cận CDIO ở các trường ĐH trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam chưa được triển

Trang 16

khai một cách có hệ thống Vì vậy, nghiên cứu để đưa ra một mô hình và các giải pháp QLSTĐ trong đào tạo theo tiếp cận CDIO phù hợp với bối cảnh thực tiễn của các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam là cần thiết Từ những lý do trên,

tác giả lựa chọn “Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các

trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam ” làm đề tài nghiên

cứu của Luận án

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại

trường đại học

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO

tại các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam

4 Phạm vi nghiên cứu

4.1 Phạm vi về địa bàn nghiên cứu

Luận án thực hiện khảo sát tại 4 trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam bao gồm Trường đại học Công nghệ Giao thông vận tải có các cơ sở tại Hà Nội, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên; Trường đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh có các cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Đồng Nai; Trường đại học Hàng hải Việt nam có cơ sở tại Hải Phòng và Học viện Hàng không Việt nam có cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh Luận án khảo sát cựu SV bốn trường làm việc trên các địa bàn trong nước và nước ngoài

4.2 Phạm vi về thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam từ năm 2017- 2022

Trang 17

4.3 Phạm vi về khách thể khảo sát

Luận án khảo sát cựu sinh viên, giảng viên, cán bộ lãnh đạo/ quản lý các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT và doanh nghiệp trên địa bàn cả nước, cụ thể như sau:

o Nhóm 1: Cựu sinh viên- Khảo sát bằng phiếu hỏi

o Nhóm 2: Giảng viên- Khảo sát bằng phiếu hỏi

o Nhóm 3: Cán bộ lãnh đạo/quản lý- Khảo sát bằng phiếu hỏi + Phỏng vấn

o Nhóm 4: Doanh nghiệp- Khảo sát bằng phiếu hỏi

4.4 Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Luận án nghiên cứu QLSTĐ trong quá trình chuyển đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO trình độ đại học các ngành kỹ thuật tại các cơ sở GDĐH trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLSTĐ trong đào tạo theo tiếp cận CDIO trong giáo dục đại học

- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng về QLSTĐ trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại bốn trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp QLSTĐ trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại bốn trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam

- Thực hiện khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp đã được đề xuất trong Luận án

6 Câu hỏi nghiên cứu

Luận án được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi nghiên cứu 1: Triển khai đào tạo theo tiếp cận CDIO trong giáo dục

đại học gồm những nội dung thay đổi nào? Chủ thể quản lý tại trường đại học cần phải thực hiện quản lý các thay đổi đó thế nào?

Câu hỏi nghiên cứu 2: Có những hạn chế/rào cản nào trong thực hiện các

thay đổi khi chuyển sang đào tạo theo tiếp cận CDIO và quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam? Chủ thể QLSTĐ tại các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam đã áp dụng những chiến lược quản lý sự thay đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO như thế nào?

Câu hỏi nghiên cứu 3: Giải pháp QLSTĐ nào cần được áp dụng để triển khai

thay đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam đảm bảo yêu cầu?

Trang 18

7 Giả thuyết khoa học

Nhiều năm qua, các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam đã triển khai những hoạt động chuẩn bị cho công tác xây dựng CTĐT và thực thi đào tạo trình độ đại học theo tiếp cận CDIO Trong quá trình đó, những thay đổi trong phát triển CTĐT, tổ chức đào tạo theo tiếp cận CDIO đã được thực hiện, nhưng gặp phải không ít rào cản, nhất là trong nhận thức và hành động của các thành viên trong nhà trường và xây dựng môi trường đào tạo phù hợp Nếu nhận diện được các rào cản, phân tích được nguyên nhân cốt lõi, dựa trên các nguyên tắc của QLSTĐ sẽ đề xuất được các giải pháp QLSTĐ trong đào tạo theo tiếp cận CDIO ở các trường này giúp các trường vượt qua các rào cản, thích ứng với sự thay đổi để thực hiện đào tạo theo tiếp cận CDIO đảm bảo yêu cầu, góp phần đào tạo nhân lực trình độ đại học đáp ứng tốt yêu cầu xã hội

8 Tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

8.1 Tiếp cận nghiên cứu

Luận án được nghiên cứu dựa trên các tiếp cận sau:

8.1.1 Tiếp cận CDIO

Cách thức tiếp cận một mô hình lí thuyết về đào tạo theo định hướng năng lực đầu ra trong các trường đại học kĩ thuật Mô hình lí thuyết này cung cấp cơ sở khoa học và một hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo cho các cơ sở giáo dục đại học kĩ thuật giải quyết được hai vấn đề trọng tâm là: SV kĩ thuật nên đạt được các kiến thức, kĩ năng, thái độ toàn diện nào khi rời khỏi trường đại học, và đạt được ở trình độ năng lực nào? Và làm thế nào để các cơ sở giáo dục đại học có thể làm tốt hơn trong việc đảm bảo SV đạt được những kĩ năng ấy? Mô hình CDIO dựa trên triết lý phát triển năng lực trụ cột của người kĩ sư đáp ứng được nguyên lý triển khai chu trình vòng đời của sản phẩm, quy trình và hệ thống - Hình thành ý tưởng (Conceive) - Thiết kế (Design) - Triển khai (Implement) và Vận hành (Operate) trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội

8.1.2 Tiếp cận hệ thống

Các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường lao động, được xem xét nghiên cứu với tư cách có quan hệ tương tác với các phân hệ của hệ thống giáo dục quốc dân Cách tiếp cận này cho phép xem xét một cách toàn diện và liên kết giữa công tác phát triển nguồn nhân lực của các

Trang 19

trường với các yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, và thị trường lao động trong nước và quốc tế; qua đó, làm rõ ảnh hưởng của các thành tố này đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của đất nước và khu vực

8.1.3 Tiếp cận thị trường

Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu

cũng như các thị trường khác Sinh viên tốt nghiệp được cung cấp cho thị trường lao động được phân loại về chất lượng, số lượng và cơ cấu ngành nghề, trình độ nhân lực

và phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước, khu vực

và thế giới Do vậy, nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần được tiến hành với

tiếp cận thị trường

8.1.4 Tiếp cận quá trình và mục tiêu đầu ra

Hoạt động đào tạo của các trường đại học ngay từ đầu phải hướng tới mục tiêu đạt chuẩn đầu ra, phải lấy mục tiêu phù hợp với yêu cầu thị trường về cả số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động Chất lượng lao động được hình thành trong

cả quá trình học tập, rèn luyện và thực hành nghề nghiệp Vì vậy, đào tạo được xem

là một quá trình và phải hướng tới mục tiêu trang bị cho SV những năng lực cần thiết về nghề nghiệp ở các vị trí việc làm nhất định để SV ra trường có thể làm được

việc ngay ở các vị trí nghề nghiệp thuộc ngành đã được đào tạo

8.1.5 Tiếp cận Quản lý sự thay đổi

Chuyển từ đào tạo truyền thống sang đào tạo theo tiếp cận CDIO sẽ có những thay đổi nhất định và xuất hiện những rào cản Với cách tiếp cận QLSTĐ sẽ xem xét nhận diện các thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại trường đại học, các rào cản, áp dụng các nguyên tắc và phương thức quản lý sự thay đổi để tác động nhằm thực hiện các thay đổi trong hoạt động đào tạo theo tiếp cận CDIO đúng hướng và đạt được các kết quả tích cực, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội

8.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án này được thực hiện với sự kết hợp của các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Trang 20

8.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp nghiên cứu tài liệu để phân tích và tổng hợp chọn lọc các quan điểm, lý luận khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án để thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp; hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu nhằm tìm hiểu, làm

rõ cơ sở lý luận về quy trình và mô hình về QLSTĐ đào tạo theo tiếp cận CDIO

8.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Khái quát kinh nghiệm thực tiễn về công tác chuyển đổi từ đào tạo truyền thống sang đào tạo theo tiếp cận CDIO trình độ đại học trong các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam thông qua việc lấy thông tin và số liệu của các khách thể khảo sát là CBLĐQL, GV, cựu SV, và các bên liên quan đến công tác đào tạo tại bốn trường đại học, cụ thể như sau:

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng bộ câu hỏi dành cho GV và cựu SV của các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam Một bảng hỏi được thiết kế nhằm khảo sát những đánh giá của cựu SV các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam về sự đáp ứng của CTĐT mà họ đã theo học với yêu cầu của thực

tế công việc Một bảng hỏi được thiết kế để khảo sát nhận thức và quan điểm của

GV về việc thay đổi đang thực hiện đối với đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường được nghiên cứu

+ Điều tra bằng bảng hỏi với cựu SV sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (exploratory factor analysis) với bảng hỏi sử dụng thang đo likert Bảng hỏi này được thiết kế dựa trên 12 tiêu chuẩn của CTĐT theo tiếp cận CDIO tập trung vào sáu lĩnh vực 1) Chuẩn đầu ra, 2) Đào tạo tích hợp, 3) Trải nghiệm kỹ năng 4) Phương pháp học tập và giảng dạy, 5) Năng lực giảng dạy và 6) Đánh giá kết quả học tập Phương pháp phân tích nhân tố khám phá với mô hình hồi quy tuyến tính sẽ thể hiện tác động của sáu lĩnh vực trong chương trình đào tạo đối với mức độ đáp ứng về yêu cầu kiến thức ngành, kỹ năng cá nhân và kỹ năng CDIO đối với công việc mà họ đang đảm nhiệm

+ Điều tra bằng bảng hỏi GV với bốn câu hỏi chính được thiết kế dựa theo ba giai đoạn Hoạch định thay đổi (câu hỏi 1), Triển khai thay đổi (câu hỏi 2 và 3), và Thể chế hóa thay đổi (câu hỏi 4) Số liệu nghiên cứu sẽ được trình bày bằng biểu đồ hình thanh để phân tích bảng hỏi này Với việc tổng hợp lựa chọn của các giảng viên được khảo sát, bảng hỏi này nhằm xác định những nhận định và phản ứng của

Trang 21

giảng viên đối với việc thực hiện các chiến lược trong các giai đoạn Hoạch định thay đổi, Triển khai thay đổi và Thể chế hóa thay đổi của chủ thể QLSTĐ

+ Điều tra bằng bảng hỏi với CBLĐQL, GV về thực trạng thực hiện quản lý

sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO ở các trường đại học thuộc phạm vi nghiên cứu trong các giai đoạn Hoạch định thay đổi, Triển khai thay đổi và Thể chế hóa thay đổi của chủ thể QLSTĐ tại các trường đại học Bảng hỏi sử dụng thang đo

5 bậc, trong đó 1 là thấp nhất, 5 là cao nhất Xử lý kết quả khảo sát bằng tính tỷ lệ

% các mức đánh giá và điểm đánh giá trung bình theo từng nội dung để dựa vào đó đưa ra các nhận định về mức độ thực hiện

- Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn sâu: Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp có ghi âm, ghi hình các CBLĐQL trong Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Ban lãnh đạo các khoa và Bộ môn đào tạo của bốn trường đại học trong nghiên cứu Việc phân tích nội dung phỏng vấn sử dụng phương pháp phân tích suy diễn theo chủ đề

và phương pháp phân tích theo nội dung Mục đích của phương pháp phân tích định tính trong đề tài này nhằm xác định những chiến lược nào trong các giai đoạn QLSTĐ trong khung lý thuyết nghiên cứu đã được các đối tượng phỏng vấn sử dụng

và mức độ sử dụng các chiến lược này Thông qua việc phân tích, tác giả Luận án đưa

ra các giải pháp QLSTĐ cần áp dụng tại các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam để áp dụng thành công chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO

- Phương pháp quan sát: Quan sát cách thức tổ chức các hoạt động hoạch định chuyển đổi từ đào tạo truyền thống sang xây dựng và triển khai đào tạo theo tiếp cận CDIO của các trường Trên cơ sở đó, luận án có thêm tư liệu phục vụ việc phân tích, tổng hợp, nhận định đối với vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: xem xét, phân tích, đánh giá

kế hoạch triển khai chuyển đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO của các trường; quyết định thành lập nhóm phát triển CTĐT, biên bản họp, khung CTĐT, đề cương chi tiết học phần, quyết định nghiệm thu đề cương chi tiết, …

- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức xin ý kiến các chuyên gia, CBLĐQL,

GV, đơn vị sử dụng lao động có kinh nghiệm về phát triển CTĐT và quản lý phát triển CTĐT theo tiếp cận CDIO Phương pháp này được tiến hành để thu thập được nhiều thông tin có giá trị phục vụ việc xây dựng khung lý thuyết, đánh giá thực

trạng và đề xuất giải pháp

Trang 22

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm từ CBLĐQL,

GV, kinh nghiệm từ thực tiễn về đào tạo theo tiếp cận CDIO của các trường đại học trong nước và quốc tế

- Phương pháp khảo nghiệm: Thu thập thông tin đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của 5 giải pháp quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam để có cơ sở triển khai áp dụng trong thực tiễn

-Phương pháp thu thập, thống kê và xử lý số liệu: Mã hóa dữ liệu, chuẩn hóa

dữ liệu để đảm bảo tính nhất quán, sử dụng các kiểm định thống kê để kiểm định giả thuyết nghiên cứu, tính toán điểm trung bình của các hạng mục nghiên cứu để đưa ra nhận định theo các quy ước, sử dụng mẫu dữ liệu để suy luận về tổng thể, sử dụng các bảng, biểu đồ và diễn giải để minh họa

9 Các luận điểm bảo vệ

9.1 Luận điểm 01: Chuyển đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO là phù hợp và cần thiết nhất là đối với các ngành đào tạo kỹ sư Đào tạo theo tiếp cận

CDIO tại trường đại học xuất hiện những thay đổi so với đào tạo hiện hành và gặp phải không ít rào cản cần phải được quản lý một cách có hệ thống Thực hiện quá trình hoạch định, triển khai và thể chế hoá chuyển đổi từ đào tạo truyền thống sang đào tạo theo tiếp cận CDIO sẽ quản lý được sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO đảm bảo yêu cầu

9.2 Luận điểm 02: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO ở

các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam đã được triển khai ở các giai đoạn khác nhau Tuy nhiên trong quá trình thay đổi, chủ thể quản lý cần thực hiện đầy đủ và kịp thời các chiến lược trong mỗi giai đoạn để mang lại hiệu quả thay đổi đào tạo

9.3 Luận điểm 03: Các giải pháp quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp

cận CDIO ở các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam được xây dựng tuân thủ các nguyên tắc của QLSTĐ tập trung khắc phục các hạn chế trên cơ sở phân tích hệ thống các nguyên nhân, bao quát các giai đoạn hoạch định thay đổi, tổ chức thực hiện và thể chế hóa sự thay đổi, có tính cấp thiết và khả thi, đảm bảo thực hiện đào tạo đáp ứng các tiêu chuẩn CDIO, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu xã hội

Trang 23

10.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Luận án nghiên cứu về QLSTĐ trong đào tạo theo tiếp cận CDIO, tham chiếu vào thực tiễn thực hiện tại các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam Trong nghiên cứu này, tác giả Luận án đưa ra các mô hình và giải pháp QLSTĐ dựa trên tình hình thực tế bao gồm tất cả các khía cạnh, từ cơ chế chính sách, nguồn nhân sự, nguồn lực tài chính, văn hóa đến các nguồn lực khác trong các trường Mô hình và các giải pháp đề xuất từ nghiên cứu của Luận án có tính khoa học, thực tiễn, đồng thời mang tính khái quát hóa cao, có thể áp dụng cho QLSTĐ trong quản trị đại học nói chung

11 Cấu trúc luận án

Luận án được thực hiện theo cấu trúc sau:

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO

trong giáo dục đại học

Chương 3 : Cơ sở thực tiễn về quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO

trong các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam

Chương 4 : Giải pháp quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO trong

các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Danh mục các công trình khoa học đã công bố của NCS

Phụ lục

Trang 24

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1 Những nghiên cứu về đào tạo theo tiếp cận CDIO

Đào tạo theo tiếp cận CDIO là một dự án quốc tế lớn nhằm cải cách chương trình đào tạo kỹ thuật bậc đại học được khởi xướng vào tháng 10 năm 2000 Dự án này, có tên gọi là Đề xướng CDIO, đã được mở rộng để bao gồm các chương trình

kỹ thuật trên toàn thế giới Từ khi ra đời, tiếp cận này nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên trên thế giới và tại Việt Nam

1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước

Östlund và cộng sự (2007) [111] nghiên cứu từ thành công trong năm đầu tiên

áp dụng đào tạo CDIO với ngành Kỹ thuật giao thông tại Học viện Hoàng gia Công nghệ Stockholm (Stockholm Royal Institute of Technology), nhận định chương

trình đào tạo CDIO là “liên tục cải tiến với định hướng giá trị cuộc sống và

nguyên tắc” Khái niệm “định hướng giá trị cuộc sống và nguyên tắc” sử dụng

trong nghiên cứu này ngược lại với khái niệm truyền thống “định hướng bằng kết

quả” [111] Với định hướng giá trị cuộc sống và nguyên tắc, chương trình đào tạo

CDIO thúc đẩy SV liên tục tư duy để kiến tạo, hoàn thiện sản phẩm và hệ thống từ khi có ý tưởng với sản phẩm đến việc đưa ra sản phẩm, vận hành, bảo trì, khấu hao và đến khi sản phẩm, hệ thống không còn sử dụng Chi tiết hóa khái niệm

định hướng giá trị cuộc sống và nguyên tắc này trong thay đổi sang đào tạo CDIO,

các tác giả đưa ra mô hình “ngôi nhà giáo dục (educational house)” như hình 1.1 minh họa

Hình 1.1: Mô hình “Ngôi nhà giáo dục” theo định hướng giá trị cuộc sống

Tôn trọng bản thân và thế giới xung quanh

Loại bỏ sản phẩm không giá trị

guyên tắ

SV liên học tập liên tục Kỹ năng trong Kiến thức &

công việc

Tuân theo thực tế cuộc sống

Hình dung Ngẫm nghĩ

Trạng thái bình thường – Tiêu chuẩn hóa cách làm việc

Điều chỉnh từ nhận định của bản thân

Yêu cầu dựa theo kết quả cuối cùng

Tiếp tục cải tiến

Chương trình đào tạo

CDIO

Trang 25

Nghiên cứu của Hallenga-Brink và Kok (2016) [73] trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu về những giá trị của CTĐT theo tiếp cận CDIO đem lại cho ngành đào tạo, những tiêu chuẩn của CTĐT theo tiếp cận CDIO ưu tiên thực hiện và ngành đào tạo cần sự đóng góp nào của công nghệ và xã hội Kết quả nghiên cứu cho thấy, CTĐT theo tiếp cận CDIO giúp SV được đánh giá cao hơn trên thị trường việc làm quốc tế, việc cùng thực hiện của 12 ngành cũng giúp các SV có một bảng đánh giá

kỹ năng thực hành thống nhất và ngôn ngữ sử dụng nhất quán giữa các ngành tạo nhiều thuận lợi hơn cho việc tiếp thu kiến thức và nắm được cấu trúc của các CTĐT [73] Tuy nhiên, do vẫn còn những điểm chưa thống nhất về tính cấp thiết của việc thay đổi CTĐT, việc nghiên cứu này vẫn cần thực hiện sâu hơn

Các tác giả Martin và Wackerlin (2016) [103] tiến hành một nghiên cứu tình huống tại Học viện Công nghệ và Giảng dạy Cao cấp Sheridan Canada (Sheridan College Institute of Technology and Advanced Learning) để xem xét việc áp dụng

mở rộng mô hình đào tạo theo CDIO với những chuyên ngành gần với ngành công nghệ Kết quả thực hiện CTĐT theo tiếp cận CDIO với năm chương trình phi công nghệ được so sánh với kết quả cùng thực hiện cho một ngành công nghệ Martin và Wackerlin thực hiện ba ma trận sắp xếp kết quả học tập và những đặc điểm của các ngành phi công nghệ so sánh với các tiêu chuẩn CDIO dựa trên mô hình khung giảng dạy của UNESCO [103] để tìm kết quả cho nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy có những khác biệt nhất định giữa CTĐT theo tiếp cận CDIO với CTĐT của các ngành phi công nghệ như: CTĐT theo tiếp cận CDIO quan tâm vào việc giao tiếp, ứng xử trong khi CTĐT khác tập trung vào toán học Khác biệt thứ hai có

sự tác động rất mạnh mẽ của các bên liên quan bên ngoài chương trình, cụ thể là các doanh nghiệp xã hội có nhu cầu sử dụng nhân lực được đào tạo, đến CTĐT theo tiếp cận CDIO bao gồm cả việc đưa vào chương trình hay loại ra khỏi chương trình những kỹ năng, kiến thức nhất định [103] Nghiên cứu cũng cho thấy mô hình đào tạo theo CDIO có thể áp dụng cho các ngành phi công nghệ, tuy nhiên không thể rập khuôn mà cần được xem xét đến những tính chất đặc thù của ngành được đào tạo Nghiên cứu này có giá trị cao khi sử dụng các ma trận để so sánh việc sử dụng CTĐT theo tiếp cận CDIO với các ngành khác nhau, đặc biệt hơn khi áp dụng mô hình khung giảng dạy của UNESO để có một thang đo chính xác hơn

Trang 26

Kuptasthien và cộng sự (2018) [85] đưa ra mô hình áp dụng chương trình đào tạo theo CDIO cho ngành công nghệ và phi công nghệ tại trường đại học Công nghệ Rajamangala, Thái Lan (Rajamangala University of Technology Thanyabury)

để so sánh tác động của CTĐT này khi áp dụng cho các ngành học trên Ba mươi bốn (34) chương trình đào tạo cử nhân (sáu ngành công nghệ và 28 ngành phi công nghệ) được xem là đối tượng cho nghiên cứu này và tất cả các CTĐT cho các ngành trên đều được thiết kế lại theo chủ trương của toàn trường Đặc điểm áp dụng triết

lý CTĐT theo tiếp cận CDIO tại trường ĐH Công nghệ Rajamangala là đào tạo phải phù hợp với Khung chất lượng giảng dạy Thái Lan (Thai Qualification Framework) Hình 1.2 dưới đây trình bày quy trình tích hợp triết lý giáo dục CDIO với các thể chế giáo dục của trường đại học Công nghệ Rajamangala, Thái Lan

Nhà nghiên cứu Wang và cộng sự (2018) [136] thực hiện nghiên cứu tại trường đại học Feng-Chia dưới bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ Đài Loan nhằm tìm hiểu động lực của SV với việc học theo nhóm và tư duy sáng tạo khi được đào tạo với CTĐT theo tiếp cận CDIO [136] Wang và cộng sự đã sử dụng một bảng hỏi 32 đề mục với năm lựa chọn trả lời theo thang Likert Áp dụng phương pháp nghiên cứu trước, sau, gần thực nghiệm (pre-test, post-test, quasi-experiment), thu thập dữ liệu trước và sau khóa học, phân tích khác biệt về điểm đánh giá trung bình với độ lệch chuẩn Kết quả phân tích cho thấy CTĐT theo tiếp cận CDIO có tác động tích cực đến cả ba nhân tố nghiên cứu: tính sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và

Hình 1.2: Mô hình thiết kế chương trình đào tạo tích hợp CDIO và các thể chế

giáo dục của trường đại học Công nghệ Rajamangala

(Nguồn: Kuptasthien và cộng sự, 2018) [85]

Chương trình

CDIO

Chương trình tích hợp

Phân tích STEEP

Khảo sát các bên

Phân tích STEEP

Khung chất lượng đào tạo

Tiêu chuẩn Công nhận

Xác định năng lực mới cần đào tạo

Xây dựng kỹ năng thực hành Xác định tính cách

SV cần Xác định công việc sau khi tốt nghiệp Xác định chuẩn đầu

ra chương trình

Trang 27

kỹ năng giải quyết vấn đề Các tác giả kết luận, việc áp dụng chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO có tác dụng đối với SV trong phát triển tính sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề Các tác giả nghiên cứu tin rằng điều này sẽ thúc đẩy tính tự học của SV Nghiên cứu của Wang và cộng sự được các nhà quản lý giáo dục đại học khu vực châu Á quan tâm, sự khác biệt về văn hóa phương Đông và phương Tây (nơi xuất phát triết lý đào tạo CDIO) cần được lưu tâm khi áp dụng tiếp cận đào tạo CDIO ở các cơ sở giáo dục đại học ở khu vực châu Á, với những tiêu chuẩn và đặc thù của văn hóa phương Đông để giải quyết những phản kháng mang tính văn hoá

Fuentes và cộng sự (2016) [64] đã sử dụng nghiên cứu định tính với sự tham gia của 34 kỹ sư xây dựng người Tây Ban Nha để xác định khoảng cách giữa khối kiến thức và kỹ năng của SV tốt nghiệp với yêu cầu của nhà tuyển dụng trong ngành công nghiệp xây dựng [64] Mục tiêu của việc đánh giá này là xác định những khoảng cách về năng lực có thể được giải quyết thông qua việc áp dụng đào tạo theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng sự mong đợi của nhà tuyển dụng, cựu SV và

GV Nghiên cứu này rất quan trọng trong việc cung cấp một cái nhìn tổng thể liên ngành về những kỹ năng mong muốn mà người sử dụng lao động kỳ vọng ở SV tốt nghiệp khối ngành kỹ thuật Nó sẽ là cơ sở cho những quyết định về các chương trình và kế hoạch cải tiến liên tục Nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng về việc điều chỉnh chương trình giảng dạy cần được thực hiện theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra

Bài báo của Chuchalin và cộng sự (2018) [50] trình bày các CTĐT đại học

và sau đại học về kỹ thuật của trường đại học Công nghệ Bang Kuban, Nhật Bản được thiết kế lại thành “bộ ba kỹ thuật” dựa trên các tiêu chuẩn CDIO Mục tiêu của chương trình kỹ sư “Công nghệ sản xuất thực phẩm từ nguyên liệu thực vật ” dựa trên sứ mệnh của trường đại học Kuban và các tiêu chuẩn CDIO như sau: Sinh viên tốt nghiệp phải có năng lực đẳng cấp thế giới và trách nhiệm dân sự cao cần thiết cho hoạt động kỹ thuật phức tạp trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm từ nguyên liệu thực vật; Sinh viên tốt nghiệp phải có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp liên quan đến thực phẩm; Sinh viên tốt nghiệp có thể tiến hành hoạt động kỹ thuật ở giai đoạn hình thành, thiết kế, triển khai và vận hành công nghệ sản xuất thực phẩm; Sinh viên tốt nghiệp phải có khả năng nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng, đánh giá năng lực công nghệ, xác định chiến lược sản xuất, thực hiện các

Trang 28

ý tưởng, kỹ thuật và lập kế hoạch kinh doanh; Sinh viên tốt nghiệp phải có khả năng tính đến nhu cầu của người tiêu dùng và khả năng công nghệ sản xuất, xây dựng tài liệu công nghệ, phát triển thuật toán và mô tả sản phẩm; Sinh viên tốt nghiệp phải

có khả năng sử dụng các vật liệu và kỹ thuật tiên tiến, phát triển phần mềm phù hợp, tiến hành thử nghiệm và xác minh sản phẩm; Sinh viên tốt nghiệp phải có khả năng sử dụng công nghệ thực phẩm hiện đại, tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ sức khoẻ, an toàn môi trường và cung cấp tái chế sản phẩm với việc chấm dứt các tác động có hại của nó đối với môi trường Như vậy, CĐR về sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sản xuất thực phẩm của trường đại học Kuban được miêu tả chi tiết và cụ thể về khối kiến thức chuyên ngành, kỹ năng cá nhân và kỹ năng Hình thành ý tưởng- Thiết kế- Triển khai- Vận hành các quy trình hệ thống sản xuất theo các tiêu chuẩn CDIO

Trong những năm qua, sáng kiến CDIO đã trải qua một quá trình xem xét lại

và cập nhật cách tiếp cận CDIO để phát triển giáo dục kỹ thuật Những giai đoạn đầu tiên của công việc này bao gồm một bản cập nhật 12 tiêu chuẩn gốc, được gọi

là “tiêu chuẩn cốt lõi” [97] đồng thời giới thiệu bốn tiêu chuẩn CDIO “tùy chọn” bao gồm: Sự bền vững, Số hóa, Tăng tốc và Kinh nghiệm nhằm hệ thống hóa các phương pháp giáo dục bổ sung đã được áp dụng và phát triển trong cộng đồng CDIO [95]

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Ngay từ khi được giới thiệu, triết lý giáo dục CDIO đã nhanh chóng thâm nhập vào các trường đại học Việt Nam

Sau khi được áp dụng thử nghiệm tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, triết lý giáo dục này được nhiều nhà giáo dục Việt Nam nghiên cứu trong các ngành và lĩnh vực khác nhau Có thể kể đến các tác giả như: Đỗ Thế Hưng (2015), Trần Thị Bảo Khanh (2014), Nguyễn Hữu Lộc & cộng sự (2014), Trần Thái Sơn & cộng sự (2012), Nguyễn Ngọc Phương Tân & Nguyễn Văn Tân (2012), Lê Xuân Thọ (2011), Lê Quốc Tiến (2019), Đoàn Thị Minh Trinh & Nguyễn Hội Nghĩa (2014), Cao Mạnh Tuấn (2010), [12],[14],[16],[24],[25],[27],[30],[33],[34] Các nghiên cứu của các tác giả đã cho thấy CDIO không chỉ cung cấp một phương pháp đào tạo mà còn là một khung hướng dẫn rõ ràng về đào tạo, giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục như: phương pháp lãnh đạo, quản lý giáo dục đại học, phát triển

Trang 29

đội ngũ giảng viên với chuyên môn sâu, gắn kết doanh nghiệp với cơ sở giáo dục, phương pháp học tập dựa trên dự án, nhóm, cải cách chương trình khung, cung cấp

kỹ năng giao tiếp, học tập dựa trên kinh nghiệm và chủ động, thiết kế chương trình đào tạo, môi trường học tập, cách kiểm tra và đánh giá, quốc tế hóa giáo dục đại học… Các tác giả đều khẳng định trong các bài viết và luận án về những ảnh hưởng tích cực của đào tạo theo tiếp cận CDIO đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội của các cơ sở GDĐH

Trong Luận án tiến sỹ của Đỗ Thế Hưng [12], nghiên cứu về đào tạo theo tiếp cận CDIO dưới góc độ lý luận dạy học để làm rõ hơn về một mô hình cải cách giáo dục đã và đang phổ biến hiện nay là cần thiết Triết lý đào tạo giáo viên kỹ thuật theo tiếp cận CDIO, và đề xuất mô hình cấu trúc các thành tố của hệ thống dạy học theo tiếp cận CDIO trong đào tạo giáo viên kỹ thuật Việc vận dụng mô hình đào tạo CDIO có thể được thực hiện ở 2 cấp độ: cấp độ vĩ mô (cấp CTĐT) và cấp độ vi

mô (Cấp môn học) Nghiên cứu chứng minh mô hình dạy học theo CDIO là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên kỹ thuật trong các cơ

sở đào tạo đại học [14]

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Mỹ [19], tác giả đã liệt kê năm bước trong triển khai xây dựng và áp dụng CTĐT theo tiếp cận CDIO tại trường đại học Vinh và phân tích các tác động chung của đề án trong chuẩn hoá công tác xây dựng

và phát triển CTĐT, nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển các mối quan hệ trong và ngoài nước Nghiên cứu này cũng đưa ra bảng đối sánh CTĐT hiện hành của trường với các tiêu chuẩn CDIO Qua khảo sát ý kiến GV và CBLĐQL về sự cần thiết đào tạo theo tiếp cận CDIO đối với 41 chuyên ngành đào tạo của trường, tác giả đưa ra kết luận CTĐT theo tiếp cận CDIO nhận được sự đồng thuận và thống nhất cao trong toàn trường do những lợi ích mà nó mang lại cho SV và xã hội

Nghiên cứu của các tác giả Tăng Văn Lâm và Vũ Kim Diến (2020) [15], “đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế tiếp cận CDIO trong các trường đại học đa ngành định hướng nghiên cứu”, việc triển khai áp dụng tiếp cận CDIO trong các trường đại học này đạt kết quả tốt với các CTĐT đạt kiểm định chất lượng trong nước và quốc tế Kết quả khảo sát cho thấy có tới 95.7% nhà tuyển dụng hài lòng và rất hài lòng với kiến thức và kỹ năng của SV Cũng có đến 93% người học được hỏi

ý kiến đồng ý và hoàn toàn về sự phù hợp giữa CTĐT và CĐR, cùng với 88% SV

Trang 30

cho thấy tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành là hợp lý [15] Kết quả khảo sát mức độ hài lòng và đối sánh CTĐT được sử dụng làm căn cứ lập kế hoạch cải tiến chất lượng đào tạo

Trong bài viết của tác giả Ngô Thị Thanh Hương và cộng sự (2022) “Nghiên cứu

cơ sở khoa học tiếp cận theo CDIO áp dụng xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành kỹ thuật an toàn giao thông đường bộ”, nhóm tác giả [13] thuộc trường đại học Công nghệ Giao thông vận tải đã liệt kê CĐR của CTĐT theo tiếp cận CDIO bao gồm chuẩn về kiến thức, chuẩn về kỹ năng, chuẩn về năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp Trong đó chuẩn về kỹ năng của CTĐT theo tiếp cận CDIO gồm kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử Nhóm tác giả chi tiết hoá 3 nhóm kỹ năng thực hành nghề nghiệp cụ thể cho CTĐT theo tiếp cận CDIO đối với ngành kỹ thuật an toàn giao thông đường bộ, một số nội dung bao gồm kỹ năng đo đạc khảo sát thu thập số liệu, sử dụng thành thạo các phần mềm trong thiết kế các công trình đường bộ; có khả năng thực hiện công tác quản lý khai thác, bảo trì, sửa chữa công trình cầu

và đường bộ đảm bảo an toàn giao thông, từ đó đề xuất công tác viết đề cương chi tiết học phần theo tiếp cận CDIO dựa trên các CĐR này

Trong bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Sang (2022) [24], tác giả chia các CĐR các học phần, môn học lĩnh vực công nghệ kỹ thuật thành 8 nhóm với phương pháp đánh giá cụ thể gồm các nhóm CĐR 1) tư duy suy xét và đánh giá, 2) giải quyết vấn đề và lập kế hoạch, 3) thực hiện theo trình tự và minh họa kỹ thuật, 4) quản lý và phát triển bản thân, 5) truy cập và quản lý thông tin, 6) thể hiện kiến thức và sự hiểu biết, 7) thiết kế, chế tạo và thực hiện, và 8) giao tiếp Dựa trên 8 nhóm CĐR, tác giả đã xây dựng phiếu đánh giá/chấm điểm cho các bài học thực hành, thí nghiệm trong đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra CDIO cho sinh viên khoa Cơ khí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long và so sánh kết quả với CĐR đã công bố làm cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và CĐR cho phù hợp các bên liên quan

1.2 Những nghiên cứu về Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO

1.2.1 Nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu việc thay đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO, tác giả Boden (2017) giới thiệu một mô hình QLSTĐ gồm ba giai đoạn, giai đoạn Khởi đầu với năm chiến lược thực hiện, giai đoạn Tạo xung lực với bốn chiến lược thực hiện, và

Trang 31

Thế chế hóa thay đổi với ba chiến lược thực hiện Tác giả tự đánh giá mô hình đề xuất cũng tương tự như mô hình QLSTĐ được đề xuất bởi Kotte (1996) khi hai mô hình này tập trung vào giai đoạn bắt đầu với việc khắc phục những phản kháng trong quá trình thay đổi dựa trên công thức của Gleicher và cộng sự (1987) [68]: “D

x V x F > R” Công thức này trình bày “sự thất vọng (D cho dissatisfaction, được

đánh giá qua việc hiểu biết nhu cầu thực sự và cơ hội để cải thiện) nhân với tầm nhìn (V cho vision) và nhân với những bước đi ban đầu (F cho first steps) phải lớn hơn sự phản kháng (R cho resistance) để có thể thay đổi thành công” Công thức

đề xuất bởi các tác giả đã được nhiều nhà nghiên cứu về QLSTĐ nhất trí và công thức này cho thấy giai đoạn bắt đầu luôn là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình QLSTĐ[68]

Trong các nghiên cứu của Elton (1999), Elton (2003), Findlow (2012), Fremerey (2006), Grant (2003), Rebora và Turri (2010) [58], [59], [60], [63], [69], [118] cho thấy các tổ chức giáo dục đại học đang chịu áp lực phải thay đổi Áp lực buộc các cơ sở giáo dục đại học phải thay đổi xuất phát từ một số yếu tố liên quan đến nhau: sự chuyển sang hệ thống giáo dục đại chúng, yêu cầu học tập của SV thay đổi để đảm bảo điều kiện và thời gian học tập mọi lúc, mọi nơi trong thế giới công nghệ của thời đại 4.0, áp lực ngày càng tăng từ các ngành công nghiệp để tạo ra SV tốt nghiệp có tư duy và kỹ năng thực tế, buộc phải cạnh tranh giữa các tổ chức giáo dục đại học để tuyển thêm SV nhằm đảm bảo sự sống còn và nhu cầu nghiên cứu chất lượng cao [58], [59], [60], [63], [69], [118]

Trong nghiên cứu về việc áp dụng và đánh giá phương pháp tiếp cận CDIO tại trường đại học Queen Canada Năm 2003, Khoa Ứng dụng khoa học của trường đại học này đã áp dụng tiếp cận CDIO trong đào tạo Khoa đã khảo sát các phản hồi

từ hội đồng đánh giá công nghiệp, đánh giá của cựu SV và GV nhấn mạnh hơn vào việc hình thành, thiết kế, thực hiện và vận hành các dự án, bài tập giao tiếp, làm việc nhóm và các kỹ năng chuyên môn Trường đại học Queen đã có các hoạt động

đo điểm chuẩn của các CTĐT thuộc Bộ môn Cơ khí và Vật liệu theo Tiêu chuẩn CDIO, thêm các tiêu chuẩn CDIO vào các chương trình học [45]

Các tác giả Meister và cộng sự (2005) [106], Shattock (2005) [122] cho rằng QLSTĐ trong trường đại học là một nhiệm vụ khó khăn nhất và thường

Trang 32

được thực hiện tại những thời điểm gặp những áp lực về ngân sách với các mục tiêu không rõ ràng

Tác giả Boden (2007) [45] viết một chương trong cuốn sách “Rethinking Engineering Education: The CDIO Approach- Tái tư duy giáo dục kỹ thuật: Phương pháp tiếp cận CDIO” đã phân tích rất sâu về các chiến lược thay đổi để triển khai áp dụng tiếp cận CDIO trong giáo dục đại học Tác giả khẳng định việc chuyển đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO sẽ ảnh hưởng đến tất cả các GV trong chương trình, bối cảnh và việc tổ chức chương trình giáo dục Để thành công, CBLĐQL và

GV cần xem đây là một sự thay đổi về văn hóa và tổ chức Tác giả đã phân tích những yếu tố giúp người đọc xác định các yếu tố thành công chính ảnh hưởng đến

sự thay đổi trong một tổ chức, coi sự phát triển của một CTĐT theo tiếp cận CDIO

là một sự thay đổi văn hóa, mô tả các phương pháp tiếp cận và xác định các nguồn lực hỗ trợ việc áp dụng và thực hiện phương pháp tiếp cận CDIO trong các chương trình giáo dục đại học kỹ thuật [45] Trong nghiên cứu của Boden (2007) về việc

áp dụng và đánh giá phương pháp tiếp cận CDIO tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, Khoa Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ của Học viện Hải quân Hoa Kỳ đã bắt đầu thực hiện đào tạo theo tiếp cận CDIO vào năm 2003 Khoa đã đưa nội dung đào tạo

CDIO vào sứ mệnh và tầm nhìn: “Hình thành ý tưởng-Thiết kế-Triển khai -Vận

hành các hệ thống hàng không vũ trụ phức tạp có hiệu quả trong môi trường dựa trên nhóm hiện đại” Mục đích ban đầu để đáp ứng những yêu cầu tiêu chuẩn

kiểm định chương trình đào tạo của Hội đồng kiểm định các chương trình đào tạo

kỹ thuật - công nghệ của Mỹ (ABET) Sau khi hoàn thành đề cương CDIO, Khoa

đã tạo ra sự khác biệt trong nhận thức của GV về sự thay đổi và tạo động lực cho

GV áp dụng phương pháp CDIO trong đào tạo sĩ quan phục vụ trong Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ

Thay đổi dẫn đến một sự chuyển đổi toàn diện, cũng như trong các lĩnh vực, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Giáo dục truyền thống phải thay đổi nhiều khía cạnh hoạt động để duy trì khả năng cạnh tranh trong các điều kiện mới Cho đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu về QLSTĐ chỉ rõ chủ thể thay đổi cần nghiên cứu về lý thuyết QLSTĐ nhiều hơn cùng những trải nghiệm thực tế để có cách nhìn sâu hơn về quá trình thay đổi trong các tổ chức Balogun và Hope (2004) báo cáo tỷ

lệ thất bại của tất cả các chương trình thay đổi đã khởi xướng khoảng 70% [42] Có

Trang 33

thể thấy rằng tỷ lệ thành công thấp này có nguyên nhân từ các chủ thể QLSTĐ thiếu kiến thức và kỹ năng căn bản về các mô hình thực hiện và QLSTĐ trong các tổ chức

Gilley và cộng sự (2008) [67], đã phát hiện ra rằng, từ một phần ba đến hai phần ba các sáng kiến thay đổi lớn được coi là thất bại và tỷ lệ thất bại trong việc duy trì thay đổi bền vững, đôi khi lên tới 80 - 90% Vì thế, thay đổi là cần thiết nhưng việc thay đổi sẽ trở thành lãng phí nếu không được đánh giá chính xác tình trạng cần thay đổi, thực hiện việc thay đổi theo đúng năng lực và trình độ của tổ chức, không được theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thay đổi theo đúng tiến trình và

kế hoạch đề ra, nói cách khác, chủ thể thay đổi không QLSTĐ một cách phù hợp

Sự đa dạng và phức tạp của các trường đại học hoạt động như các tổ chức doanh nghiệp đã được ghi nhận trong nhiều nguồn tài liệu [66], [98], [101], [106], [120] Trong nghiên cứu của Marshall (2010) [100], nhà nghiên cứu cho rằng các trường đại học luôn có xu hướng và khả năng chống lại sự thay đổi và

vì vậy QLSTĐ trong các trường ĐH được xem là thách thức khó khăn nhất đối với các nhà quản lý cấp cao trong các tổ chức hiện nay Những lý do trong nghiên cứu đưa ra xuất phát từ văn hóa tổ chức và môi trường học thuật của các

tổ chức giáo dục đại học

Các nghiên cứu khác cho thấy vượt qua các rào cản ban đầu là yếu tố có tính quyết định quan trọng cho sự thành công của việc QLSTĐ trong hệ thống giáo dục đại học [85],[89],[91],[131] Các nghiên cứu này đã đã mô tả rào cản cho

sự thay đổi trong giáo dục đại học như sau: thiếu nhận thức về phát triển bền vững, sự không an toàn và mối đe dọa đối với học thuật, thiếu sự tín nhiệm từ GV, chương trình giảng dạy quá nhiều nội dung không thiết thực, thiếu sự hỗ trợ từ phía lãnh đạo cấp cao Hơn nữa, Lozano và cộng sự [93] cho rằng các lãnh đạo và nhân viên của trường đại học phải được trao quyền để xúc tác và thực hiện các mô hình mới, và đảm bảo rằng QLSTĐ trở thành “Chủ đề vàng” trên toàn bộ hệ thống trường đại học Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng để giáo dục đại học phát triển thành công và bền vững, vai trò của các tác nhân thay đổi rất quan trọng, nhưng thường bị bỏ qua [94]

Trong khi nhiều nghiên cứu thường mô tả các rào cản là yếu tố tổ chức, hiếm khi từ góc độ về các yếu tố con người, tuy nhiên trong nghiên cứu của Barth (2013)

Trang 34

[43] tác động của các yếu tố con người đến sự thay đổi là yếu tố chính của sự thành công trong các tổ chức giáo dục đại học [43] Hoover và Harder (2014) cũng kêu gọi cần nghiên cứu sâu hơn để hiểu vai trò của các yếu tố con người trong các mối quan hệ về văn hóa thể chế và quyền lực đối với công tác QLSTĐ [77]

Hallenga-Brink và Kok (2016) [73] thực hiện nghiên cứu tại đại học Khoa học Ứng dụng Hague tại Hà Lan (the Hague University of Applied Sociences) để đánh giá kết quả thay đổi chương trình đào tạo theo CDIO cùng lúc tại 12 ngành Khoa Công nghệ, Cải tổ và Xã hội (the Faculty of Technology, Innovation and Society) Phương pháp thực hiện chương trình đào tạo CDIO cùng lúc tại 12 ngành

của gồm ba chiến lược chủ yếu: Không có quản lý dự án, không có quản lý chương

trình, chỉ có giám đốc điều hành quy trình thay đổi, Xác định nguyên nhân phản kháng thay đổi, và Tiến hành chương trình đào tạo theo CDIO

Hughes (2017) [78] trong một nghiên cứu đã xem xét nghịch lý được đưa ra bởi thực tế là những người đi đầu trong việc tạo ra tri thức thường có xu hướng phản ứng tiêu cực hoặc không tin tưởng vào sự thành công của QLSTĐ [78] Tác giả cũng đề cập đến khoảng cách giữa các công cụ và kỹ thuật QLSTĐ và lĩnh vực học thuật về các lý thuyết và khái niệm QLSTĐ Sự tồn tại rõ ràng của chủ nghĩa bảo thủ cực đoan và cố thủ trong giáo dục đại học được nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm Hệ thống giáo dục đại học đang gặp áp lực phải thay đổi không thể tránh khỏi, bao gồm áp lực về tài nguyên, trách nhiệm, cạnh tranh ngày càng tăng, số lượng SV gia tăng, thực hành giảng dạy mới, áp dụng công nghệ mới [78]

1.2.2 Nghiên cứu trong nước

Tác giả Đặng Xuân Hải (2005) đã cụ thể hoá 11 bước cho việc quản lí “sự thay đổi” trong quá trình chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường trong giai đoạn hiện nay Bước 1: Nhận diện sự thay đổi; Bước 2: Chuẩn bị cho sự thay đổi; Bước 3: Thu thập số liệu, dữ liệu; Bước 4: Tìm các yếu tố khích lệ, hỗ trợ

sự thay đổi; Bước 5: Xác định mục tiêu cụ thể cho các bước chỉ đạo sự thay đổi; Bước 6: Xác định trọng tâm của các mục tiêu; Bước 7: Xem xét các giải pháp; Bước 8: Lựa chọn giải pháp; Bước 9: Lập kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện; Bước 10: Đánh giá sự thay đổi; Bước 11: Đảm bảo tiếp tục đổi mới Trong bài viết “Vận dụng lí thuyết quản lí sự thay đổi để chỉ đạo chuyển đổi quy trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ”, tác giả Đặng Xuân Hải (2007) khẳng định khi quản lí, chỉ đạo quá

Trang 35

trình chuyển đổi đào tạo cần thiết phải vận dụng các kiến thức của QLSTĐ và đề xuất 3 bước để QLSTĐ trong chuyển đổi quy trình đào tạo này bao gồm Bước 1: Nhận diện sự thay đổi và Lập kế hoạch tiến hành thay đổi; Bước 2: Tiến hành thay đổi và Bước 3: Đánh giá các kết quả đạt được và duy trì “sự thay đổi” Trong hai bài viết của tác giả [9], các bước thực hiện QLSTĐ tuy khác nhau về số lượng, tên gọi nhưng đều có chung các chiến lược chuẩn bị cho sự thay đổi, lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện và đánh giá kết quả, đảm bảo duy trì lề lối làm việc mới

Các tác giả Phan Thanh Bình và cộng sự (2010) trong bài viết “ Development

of a model framework for CDIO implementation in Vietnam- Phát triển mô hình triển khai đào tạo CDIO tại Việt Nam” đã đưa ra một mô hình khung để thực hiện đào tạo CDIO trong giáo dục đại học Việt Nam dựa trên các mô hình trên thế giới [115] Phan Thanh Bình và cộng sự (2010) xác định mô hình khung để thực hiện đào tạo theo tiếp cận CDIO gồm ba mục tiêu chính:

a) Điều chỉnh các nguyên tắc của CTĐT theo tiếp cận CDIO để cải tổ một cách

có hệ thống CTĐT của các Khoa/Ban chiến lược thuộc trường đại học và cung cấp cho SV những kỹ năng, kiến thức, và phẩm chất cá nhân mà các bên liên quan mong đợi;

b) Áp dụng những kết quả từ việc thử nghiệm thực hiện CTĐT theo tiếp cận CDIO tại các Khoa/Ban chiến lược thuộc trường đại học để phát triển những giải pháp tổng hợp có thể áp dụng tại các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và các trường đại học khác tại Việt Nam; đồng thời phát triển những Khoa/Ban chiến lược thuộc các trường đại học thành mô hình áp dụng CTĐT theo tiếp cận CDIO; và

c) Biến việc thử nghiệm áp dụng CTĐT theo tiếp cận CDIO tại cái Khoa/Ban chiến lược thuộc trường đại học thành hạt nhân để phổ biến rộng rãi tới các trường đại học khác của Việt Nam với mục đích tác động lớn đến nỗ lực của Việt Nam trong việc cải tổ giáo dục đại học

Dựa trên ba mục tiêu chính trên, nhóm tác giả này đã tiến hành thực hiện những chiến lược sau trong quản lý quá trình thay đổi CTĐT theo tiếp cận CDIO:

1) Phối hợp với Bộ GDĐT Việt Nam, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh cùng với các doanh nghiệp xã hội của các ngành công nghệ và cựu SV;

2) Điều chỉnh CTĐT theo tiếp cận CDIO và thực hiện các tiêu chuẩn CDIO;

Trang 36

3) Xây dựng các chiến lược để quản lý tiến trình thay đổi và khắc phục những trở ngại

Mô hình khung cho việc QLTĐ đào tạo theo CDIO của các tác giả với sự hợp tác của nhiều nhà giáo dục từ các trường đại học khác nhau thể hiện hướng tiếp cận QLTĐ từ trên xuống, cụ thể từ Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đến các trường đại học trực thuộc và các Khoa/Ban thuộc các trường đại học này

Tác giả Nguyễn Thanh Phong (2015) [24] trong bài viết “Thực trạng và sự cần thiết của việc phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO cho ngành kỹ thuật điện - điện tử trường đại học Tây Đô” đưa ra một số kiến nghị khi chuyển sang đào tạo theo tiếp cận CDO nhấn mạnh vào vai trò của lãnh đạo nhà trường trong việc chỉ đạo các bên liên quan thực thi nhiệm vụ chuyển đổi đào tạo; vai trò của GV trong việc tuân theo các phương pháp giảng dạy tiên tiến và đáp ứng các tiêu chuẩn

về nghiên cứu khoa học, sự đồng thuận và sự hưởng ứng nhiệt tình trong quá trình triển khai thực hiện; tầm quan trọng của những điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất,

cơ sở hạ tầng của trường học; tăng cường thực tập, thực tế tại các doanh nghiệp nhằm giúp SV làm quen với môi trường làm việc, hiểu được tầm quan trọng và vai trò của người kỹ sư Tác giả cũng đề cao vai trò quan trọng của Bộ GDĐT trong ban hành các cơ chế, chế độ, chính sách ưu đãi, khuyến khích và tạo điều kiện đối với các trường đại học ngoài công lập tham gia tích cực vào công tác đổi mới giáo dục bậc đại học ở nước ta hiện nay

Trong nghiên cứu của Phạm Văn Hải (2016) [8] ở bài báo “Một số vấn đề khi triển khai CDIO ở trường đại học Điện lực”, tác giả cho rằng quy trình và cách

áp dụng CDIO là vấn đề mới trong GDĐH Việt Nam, việc áp dụng đào tạo theo tiếp cận CDIO đòi hỏi những điều kiện cơ bản để đáp ứng các tiêu chuẩn của CDIO Tác giả cho biết chủ trương của lãnh đạo trường đại học Điện lực là dạy học theo tiếp cận CDIO là điều kiện tiên quyết, huớng đi đúng đắn trong quá trình phát triển Để thực hiện việc chuyển đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO, trường đã thực hiện các khảo sát về các điều kiện đào tạo theo CDIO, trong đó có khảo sát về cơ sở vật chất của trường để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi đào tạo và phân công các bộ phận trực thuộc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá thường xuyên, từng bước tác động đến nhận thức của từng thành viên hướng đến văn hoá thay đổi [8]

Trang 37

Trong bài nghiên cứu đăng trên tạp chí giáo dục về “Quản lý sự thay đổi trong nhà trường”, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thúy Dung (2018) [4] góp phần xây dựng hệ thống lý luận về QLSTĐ trong nhà trường thông qua nội dung QLSTĐ

về các nguồn lực và QLSTĐ về các hoạt động chuyên môn Tác giả phân tích những thay đổi trong lĩnh vực giáo dục và dạy học của nhà trường diễn ra để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh mới, trong đó có QLSTĐ về mục tiêu giáo dục, QLSTĐ về phương pháp giáo dục, QLSTĐ về kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, và QLSTĐ về quản lý người học từ đó xác định năng lực và phẩm chất cần thiết đối với chủ thể QLSTĐ

Ở một hướng nghiên cứu khác với bình diện cụ thể hơn, Lê Quốc Tiến (2019) [91] thực hiện nghiên cứu nhằm đổi mới chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO cho ngành Hàng hải với những yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 Từ nhận định “cơ

sở vật chất và chương trình đào tạo tại trường đại học Hàng hải Việt Nam vẫn còn hạn chế”, với đặc thù của ngành nghề, SV cần phải thực hành việc học ngay trên các con tàu hay những thiết bị mô phỏng tương tự, chương trình đào tạo cho ngành Hàng hải cần tích hợp kỹ năng tư duy, kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp để đảm bảo SV được học và trải nghiệm thực hành hiệu quả cho công việc [91] Do đó việc chọn lựa triết lý giáo dục CDIO để xây dựng CTĐT cho ngành Hàng hải đáp ứng được các yêu cầu công việc trong thực tế nghề nghiệp của ngành Nghiên cứu của tác giả dựa trên hai đòi hỏi lớn cho việc đào tạo SV của ngành Hàng hải 1) Chất lượng và số lượng thủy thủ viễn dương cần đào tạo và 2) Năng lực đào tạo ngành Hàng hải với bốn yếu tố a) số lượng cơ sở đào tạo, b) chương trình đào tạo, c) năng lực giảng dạy của giảng viên/trợ giảng, và d) cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho chương trình đào tạo Tác giả tập trung vào mô hình QLSTĐ, để đưa ra

mô hình thay đổi chương trình đào tạo tiếp cận CDIO với chín bước thực hiện quan trọng [91] Các bước thực hiện được tác giả đề xuất cho ngành Hàng hải gồm: 1) Bước 1: Điều chỉnh triết lý CDIO theo các mục tiêu của CTĐT ngành Hàng hải; 2) Bước 2: So sánh để kết hợp CTĐT theo tiếp cận CDIO với hệ thống đào tạo tín chỉ dựa trên chuẩn đầu ra;

3) Bước 3: Khảo sát để đánh giá mối quan hệ và việc kết hợp các môn học;

4) Bước 4: Điều chỉnh chuẩn đầu ra và phác thảo khung chương trình theo CDIO;

Trang 38

5) Bước 5: Thiết kế chương trình tích hợp kỹ năng thực hành, kiến thức cơ bản và đào tạo tính cách người thủy thủ viễn dương tương lai;

6) Bước 6: Đưa ra phác thảo cho chương trình đào tạo;

7) Bước 7: Đánh giá chương trình đào tạo được thay đổi với chuẩn đầu ra;

8) Bước 8: Chấp thuận và chính thức ban hành chương trình đào tạo tiếp cận CDIO; 9) Bước 9: Hình thành chuẩn đầu ra mới và đề cương chi tiết của các môn học

Với nghiên cứu Tiếp cận CDIO để đổi mới chương trình đào tạo cho thủy thủ

viễn dương để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghê 4.0 (Approaching CDIO to Inovate the Training Program for Seafarers to Meet the Requirements of the Industrial Revolution 4.0), tác giả đề xuất một mô hình QLSTĐ thiết thực để

linh hoạt áp dụng triết lý giáo dục CDIO vào CTĐT cho thủy thủ viễn dương ngành Hàng hải qua việc sử dụng chuẩn đầu ra và việc đánh giá kết quả học tập, giảng dạy, cơ sở vật chất sử dụng vào việc đào tạo để liên tục điều chỉnh, cải tiến CTĐT nhằm đáp ứng yêu cầu về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Hình 1.3 dưới đây minh họa mô hình QLSTĐ trong đào tạo theo tiếp cận CDIO được Lê Quốc Tiến (2019) đề xuất cho trường đại học Hàng hải trực thuộc

Bộ GTVT Việt Nam

(Nguồn: Lê Quốc Tiến, 2019) [91]

Khảo sát các bên liên quan Điều chỉnh

mục tiêu

Chuẩn đầu ra theo CDIO

Thành quả SV đạt được

Các điều kiện hiện hữu

Phát triển và thay đổi từng bước

Kiểm chuẩn chương trình Thiết kế cấu trúc và lộ trình Sắp xếp lộ trình cấu trúc

Chương trình tích hợp

Hình 1.3: Mô hình thiết kế chương trình đào tạo tích hợp CDIO

và các thể chế giáo dục của trường đại học Hàng hải Việt Nam

Trang 39

1.3 Đánh giá chung và định hướng nghiên cứu của Luận án

Từ các nghiên cứu trong và ngoài nước về đào tạo theo tiếp cận CDIO và QLSTĐ trong đào tạo theo tiếp cận CDIO cho thấy:

- Các nghiên cứu về đào tạo theo tiếp cận CDIO đã quan tâm phân tích các khía cạnh đặc thù của đào tạo theo tiếp cận CDIO; Xác định những giá trị mà đào tạo theo tiếp cận CDIO mang lại cho các trường đại học và xã hội Khẳng định CDIO có thể áp dụng cho các ngành đào tạo kỹ thuật và các ngành phi kỹ thuật, nhưng khi vận dụng cần có những điều chỉnh cho phù hợp Một số nghiên cứu đã phân tích quy trình triển khai đào tạo theo tiếp cận CDIO và các điều kiện cần thiết khi triển khai đào tạo theo hướng này

- Các nghiên cứu về quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO ở trường đại học đã chỉ ra chuyển đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO là sự thay đổi cần thiết Trong quá trình thay đổi đó sẽ có những rào cản, có phản ứng chống lại sự thay đổi từ cả người dạy và người học cũng như sự e ngại thất bại của nhà quản lý Một số nghiên cứu đã đưa ra mô hình quản lý sự thay đổi vận dụng trong quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO với quy trình 3 bước, 9 bước, 11 bước;

đề xuất các chiến lược thực hiện sự thay đổi, nhấn mạnh vai trò quan trọng của CBLĐQL, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học, các phòng ban chức năng và các khoa chuyên môn

- Tuy nhiên, các nghiên cứu về QLSTĐ trong đào tạo mới chỉ tập trung vào QLSTĐ trong phát triển chương trình đào tạo, liên hệ vào 1 ngành đào tạo cụ thể Các nghiên cứu này mới chỉ tiếp cận về mặt cơ sở lý luận mang tính chất tổng quát

về một số vấn đề liên quan đến QLSTĐ trong giáo dục mà chưa phản ánh được đầy

đủ và có hệ thống tại cơ sở đào tạo đại học Đặc biệt là chưa có một nghiên cứu nào

về quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam Các nghiên cứu này cung cấp những nền tảng khoa học quan trọng để tác giả luận án kế thừa và triển khai hướng nghiên cứu cho Luận án

1.4 Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu về QLSTĐ trong đào tạo theo tiếp cận CDIO đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi luận án cần tiếp tục giải quyết:

Một là, từ các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, luận án tiếp tục

làm rõ những vấn đề lý luận về QLSTĐ, đào tạo theo tiếp cận CDIO, đi sâu nghiên

Trang 40

cứu làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài từ đó phân tích làm rõ bản chất, logic của QLSTĐ trong đào tạo đại học theo tiếp cận CDIO; nghiên cứu làm rõ các nội dung QLSTĐ trong đào tạo đại học theo tiếp cận CDIO, những yếu tố tác động đến quá trình QLSTĐ trong đào tạo đại học theo tiếp cận CDIO trong giai đoạn hiện nay Kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận nêu trên sẽ tạo cơ sở định hướng cho việc nghiên cứu thực trạng QLSTĐ trong đào tạo đại học theo tiếp cận CDIO tại các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam

Hai là, chưa có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của Luận

án tập trung phân tích đánh giá một cách cụ thể thực trạng QLSTĐ trong đào tạo đại học theo tiếp cận CDIO Từ cơ sở lý luận về QLSTĐ trong đào tạo đại học theo tiếp cận CDIO, Luận án sẽ làm rõ thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu, trong đó nêu bật thực trạng về công tác QLSTĐ trong đào tạo đại học theo tiếp cận CDIO Kết quả nghiên cứu với các số liệu minh chứng sẽ giúp tác giả đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu được khách quan, chính xác hơn, xác định rõ hơn nguyên nhân hạn chế để tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất hệ thống các giải pháp QLSTĐ trong đào tạo đại học theo tiếp cận CDIO tại các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam

Ba là, nhận diện điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân và định hướng giải quyết

qua các nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về đào tạo CDIO và bài học cho Việt Nam,

từ đó đề xuất các giải pháp quản lý cần thiết để QLSTĐ trong đào tạo theo tiếp cận CDIO ở các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam

Một cách khái quát, trong luận án này, nghiên cứu sinh sẽ xác định mô hình quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO, áp dụng ở các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam Thực hiện khảo sát định tính, định lượng để nhận diện nhu cầu thay đổi sang đào tạo theo tiếp cận CDIO ở các trường đại học này, cũng như nhận diện các rào cản trong quá trình thực hiện thay đổi, theo đó thiết lập các giải pháp thực hiện quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO ở các trường đại học trực thuộc Bộ GTVT Việt Nam

Ngày đăng: 05/08/2024, 16:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8 về “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2013
3. Nguyễn Văn Chiến; Nguyễn Trường Sơn & Đỗ Như Tiến (2017), Một số kết quả ban đầu trong việc áp dụng CDIO để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại ĐH Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐH Thái Nguyên, ISSN 1859-2171 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả ban đầu trong việc áp dụng CDIO để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại ĐH Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến; Nguyễn Trường Sơn & Đỗ Như Tiến
Năm: 2017
5. Vũ Anh Dũng (2010), Sử dụng CDIO thế nào để chương trình đào tạo hiệu quả? http://ueb.vnu.edu.vn/newsdetail/ve_gduc/3361/tiep-can-cdio-the-nao-dechuong-trinh-dao-tao-hieu-qua.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng CDIO thế nào để chương trình đào tạo hiệu quả
Tác giả: Vũ Anh Dũng
Năm: 2010
6. Vũ Anh Dũng & Phùng Xuân Nhạ (2010). Áp dụng cách tiếp cận CDIO trong việc phát triển kết quả học tập cho các ngành kinh tế và kinh doanh ở Việt Nam: Nghiên cứu điển hình của Đại học Kinh tế và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Việt Nam, Hà Nội, Kỷ yếu Hội nghị CDIO Quốc tế lần thứ 6, Montreal, 15-18 tháng 6 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng cách tiếp cận CDIO trong việc phát triển kết quả học tập cho các ngành kinh tế và kinh doanh ở Việt Nam: Nghiên cứu điển hình của Đại học Kinh tế và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Việt Nam
Tác giả: Vũ Anh Dũng & Phùng Xuân Nhạ
Năm: 2010
7. Vũ Anh Dũng & Phùng Xuân Nhạ (2017), Tích hợp chuẩn đầu ra theo cách tiếp cận CDIO vào đề cương môn học trong khung chương trình đào tạo, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh số, trang 248-255 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp chuẩn đầu ra theo cách tiếp cận CDIO vào đề cương môn học trong khung chương trình đào tạo
Tác giả: Vũ Anh Dũng & Phùng Xuân Nhạ
Năm: 2017
8. Phạm Văn Hải (2016), Một số vấn đề khi triển khai CDIO ở trường đại học Điện lực, tạp chí giáo dục số đặc biệt, 11/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề khi triển khai CDIO ở trường đại học Điện lực
Tác giả: Phạm Văn Hải
Năm: 2016
9. Đặng Xuân Hải (2005), Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy ở nhà trường trong giai đoạn hiện nay, tạp chí GD-Bộ GD&ĐT số tháng 1/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy ở nhà trường trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Đặng Xuân Hải
Năm: 2005
10. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, (2011), Tiếp cận mô hình CDIO trong thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo năng lực thực hiện cho cán bộ quản lý, cử nhân quản lý giáo dục gắn với chuẩn đầu ra, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam - nhìn từ góc độ quản lý”, Học viện Quản lý Giáo dục, Hà Nội, tr. 237-249 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận mô hình CDIO trong thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo năng lực thực hiện cho cán bộ quản lý, cử nhân quản lý giáo dục gắn với chuẩn đầu ra", Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam - nhìn từ góc độ quản lý"”
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh
Năm: 2011
11. Phạm Văn Hùng (2012), Xây dựng chuẩn đầu ra theo CDIO tại ĐH Thái Nguyên, Hội Nghị CDIO Toàn quốc 2019, ĐH QG Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chuẩn đầu ra theo CDIO tại ĐH Thái Nguyên
Tác giả: Phạm Văn Hùng
Năm: 2012
12. Đỗ Thế Hưng (2015), Dạy học theo tiếp cận “CDIO” trong đào tạo giáo viên kỹ thuật trình độ ĐH , Luận án Tiến sĩ Khoa học tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học theo tiếp cận “CDIO” trong đào tạo giáo viên kỹ thuật trình độ ĐH
Tác giả: Đỗ Thế Hưng
Năm: 2015
13. Ngô Thị Thanh Hương, Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Trung Hiếu, Trịnh Hoàng Sơn (2022), Nghiên cứu cơ sởkhoa học tiếp cận theo CDIO áp dụng xây dựng chương trình đào tạochuyên ngành kỹthuật an toàn giao thông đường bộ, Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao thôngTrường Đại học Công nghệ GTVT, JSTT 2022, 2 (4), 42-49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sởkhoa học tiếp cận theo CDIO áp dụng xây dựng chương trình đào tạochuyên ngành kỹthuật an toàn giao thông đường bộ
Tác giả: Ngô Thị Thanh Hương, Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Trung Hiếu, Trịnh Hoàng Sơn
Năm: 2022
14. Trần Thị Bảo Khanh (2014), Phát triển Giáo dục ĐH ở Việt Nam trong Hội nhập Quốc tế, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 10(83) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển Giáo dục ĐH ở Việt Nam trong Hội nhập Quốc tế
Tác giả: Trần Thị Bảo Khanh
Năm: 2014
17. Phạm Hữu Lộc (2016), Phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, Tạp chí Giáo dục, số 381, trang 28 - 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội
Tác giả: Phạm Hữu Lộc
Năm: 2016
19. Nguyễn Thanh Mỹ (2017), Triển khai xây dựng và Phát triển chương trình đào tạo CDIO tại trường đại học Vinh: kết quả bước đầu và đề xuất, tạp chí giáo dục số đặc biệt, Vo. 03, 8/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển khai xây dựng và Phát triển chương trình đào tạo CDIO tại trường đại học Vinh: kết quả bước đầu và đề xuất
Tác giả: Nguyễn Thanh Mỹ
Năm: 2017
20. Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh (2010), Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, NXB ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 71-72, 299-311 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO
Tác giả: Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh
Nhà XB: NXB ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2010
21. Trịnh Hồng Ngọc (2020), Quản lý sự thay đổi trong trường học: xu hướng, thách thức và giải pháp, https://research.edu.vn/quan-ly-su-thay-doi-trong-truong-hoc-xu-huong-thach-thuc-va-giai-phap/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý sự thay đổi trong trường học: xu hướng, thách thức và giải pháp
Tác giả: Trịnh Hồng Ngọc
Năm: 2020
22. Nguyễn Thanh Phong (2015), Thực trạng và sự cần thiết của việc phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO cho ngành kỹ thuật điện - điện tử trường đại học Tây Đô, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 36 (2015): 30-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và sự cần thiết của việc phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO cho ngành kỹ thuật điện - điện tử trường đại học Tây Đô
Tác giả: Nguyễn Thanh Phong (2015), Thực trạng và sự cần thiết của việc phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO cho ngành kỹ thuật điện - điện tử trường đại học Tây Đô, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 36
Năm: 2015
23. Quốc hội (National Assembly), (2012). Luật Giáo dục ĐH (Higher Education Law), (08/2012/QH13). Hà Nội: Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục ĐH (Higher Education Law)
Tác giả: Quốc hội (National Assembly)
Năm: 2012
24. Nguyễn Minh Sang (2022), Thiết kế phiếu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các học phần thực hành thí nghiệm thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật đáp ứng chuẩn đầu ra tiếp cận CDIO, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 12, Số 6, 30-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế phiếu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các học phần thực hành thí nghiệm thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật đáp ứng chuẩn đầu ra tiếp cận CDIO
Tác giả: Nguyễn Minh Sang
Năm: 2022
25. Trần Thái Sơn; Huỳnh Thuỵ Bảo Trân; Trần Trung Dũng; Phạm Nguyên Cường; Đặng Bình Phương; Nguyễn Đình Thức; Cao Đăng Tân; Đồng Thị Bích Thuỷ & Lê Hoài Bắc (2012), Nhập môn Công nghệ Thông tin, Hội Nghị CDIO Toàn quốc 2019, ĐH QG Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn Công nghệ Thông tin
Tác giả: Trần Thái Sơn; Huỳnh Thuỵ Bảo Trân; Trần Trung Dũng; Phạm Nguyên Cường; Đặng Bình Phương; Nguyễn Đình Thức; Cao Đăng Tân; Đồng Thị Bích Thuỷ & Lê Hoài Bắc
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w