Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
301,65 KB
Nội dung
LUẬNVĂN:Tìmhiểuquátrìnhrađời,tồntạivàpháttriểncủaLuậtphásản lời nói đầu Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo trải qua 20 năm thực hiện đã thu được "những thành tựu to lớn, mang tính lịch sử". Nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sự thay đổi đó kéo theo sự thay đổi căn bản về thể chế kinh tế, cơ chế quản lý hoạt động đặc biệt là hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu khách quan của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, phásản doanh nghiệp là hiện tượng kinh tế - xã hội tồntại khách quan, nó hiện hữu như là một sản phẩm củaquátrình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải tự nhiên của nền kinh tế thị trường, bất kể thị trường pháttriển ở nước nào hay thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu đó Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông quaLuậtphásản doanh nghiệp ngày 30/12/1993. Trải qua hơn 10 năm thực hiện luật này đã có những ưu điểm, tác dụng to lớn trong thực tế, tuy nhiên do sự pháttriển mạnh mẽ của nền kinh tế nó đã có những tồntại hạn chế nhất định đòi hỏi phải được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với thực tế. Đáp ứng yêu cầu đó Luậtphásản được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 15/6/2004 thay thế cho Luậtphásản doanh nghiệp năm 1993. Tìmhiểuquátrìnhrađời,tồntạivàpháttriểncủaLuậtphásản ngoài ý nghĩa là tìmhiểu các quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng, địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia giải quyết phá sản, quy định về trình tự thủ tục giải quyết phá sản, nó còn có ý nghĩa đánh giá trình độ, mức độ, xu hướng pháttriểncủa nền kinh tế, từ đó có những giải pháp thiết thực góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu pháttriểncủa đất nước trong tình hình hiện nay. Nội dung tiểu luận gồm 3 phần: Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về phásảnvà pháp luậtphá sản; lịch sử hình thành vàpháttriểncủaLuậtphásản ở Việt Nam. Phần thứ hai: Những nội dung cơ bản củaLuậtphásản 2004; giải pháp thực hiện thời gian tới. Phần thứ ba: Kết luận Phần thứ nhất những vấn đề chung về phá sản, pháp luậtphásản cùng lịch sử và sự pháttriểncủaluậtphásản ở Việt Nam I. Khái niệm về phásảnvà pháp luậtphásản 1. Khái niệm phásảnPhásản là một hiện tượng kinh tế phát sinh rất sớm trong lịch sử nhân loại (từ thời kỳ La Mã) và nó pháttriển trở nên phổ biến trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Hiện tượng phásản là tất yếu trong nền kinh tế thị trường bất kể là thị trường TBCN hay XHCN. Về thuật ngữ "phá sản" theo Luật thương mại năm 1972 của chính quyền Sài Gòn trước đây, nó được gọi là "khánh tận" để chỉ phásảncủa thương gia còn "vỡ nợ" được chỉ sự phásảncủa cá nhân. Theo quan niệm thông thường của người Việt Nam thì phásản thường được hiểu là không trả được nợ, để vỡ nợ. Theo từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2005 thì phásản là: Lâm vào tình trạng tàisản chẳng còn gì, và thường là vỡ nợ, do kinh doanh bị thua lỗ, thất bại. Thất bại hoàn toàn". Luậtphásản ở nước ta cũng không đưa ra khái niệm phásản một cách trực tiếp mà chỉ đưa ra khái niệm doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. "Doanh nghiệp hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản" (Điều 3 Luậtphásản năm 2004). Như vậy có thể hiểuphásản ở đây là khái niệm dùng để chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phásản với dấu hiệu đặc trưng nhất là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Tuy nhiên việc lâm vào tình trạng phásản chưa hẳn đã là phásản mà doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ được coi là phásản khi đã tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản. Một số dấu hiệu để phân biệt giữa doanh nghiệp bị phásản với doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản. - Không trả được nợ đến hạn. - Không trả được nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. - Đã hoặc chưa tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản. 2. Khái niệm pháp luậtphásản Pháp luậtphásản là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quátrình giải quyết yêu cầu phásản doanh nghiệp, hợp tác xã. Pháp luậtphásản là một bộ phận cấu thành nhóm các chế định pháp luật về giải quyết hậu quảcủa khung pháp lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Trong hoạt động kinh tế, thương mại pháp luật về phásản là một chế định đặc thù, tính đặc thù được biểu hiện ở chỗ trong chế định này vừa chứa đựng các quy phạm pháp luật nội dung vừa chứa đựng các quy phạm pháp luật hình thức. Pháp luật về phásản cũng là một chế định không thể thiếu được trong kinh tế thị trường bởi trong nền kinh tế đó (tức kinh tế thị trường) luôn luôn có sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh, do vậy mà có những chủ thể không đứng vững được trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đó nên bị phá sản. Do đó, phải có Luậtphásản để giải quyết việc phásản đó. Trong pháp luật về phásản thì Luậtphásản là văn bản pháp luật quan trọng nhất. Nó quy định những vấn đề cơ bản trong việc giải quyết phásản như: lý do phá sản, trình tự thủ tục phá sản, quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thủ tục phục hồi, thanh lý tàisảnvà việc phân chia tàisảncủa doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. II. lịch sử phásảnvà sự pháttriển về luậtphásản ở Việt Nam Trước năm 1986 đất nước ta thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp, chủ thể kinh tế chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh, hợp tác xã và do nhà nước thành lập, tàisản thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể. Các doanh nghiệp, hợp tác xã không có quyền hoặc ít có quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh, mọi hoạt động trong quátrình kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đều theo kế hoạch của nhà nước và cũng không có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Hoạt động doanh nghiệp, hợp tác xã nếu có lãi thì nộp vào ngân sách nhà nước, nếu thua lỗ thì được nhà nước bù lỗ. Do vậy hoạt động của các xí nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã thời kỳ này thường kém hiệu quả, lãi giả, lỗ thật, nợ nần chồng chất nhà nước phải luôn giúp đỡ các doanh nghiệp bằng cách khoanh nợ, giãn nợ, hoãn nợ, xoá nợ hoặc dùng các giải pháp mang tính chất hành chính như sáp nhập, giải thể để chấm dứt hoạt động của chúng. Như vậy cùng với nền kinh tế tự cấp tự túc không có hoạt động thương mại nên không có phásản thì hoạt động của doanh nghiệp quốc doanh, hợp tác xã trong nền kinh tế tập trung, bao cấp không thể bị mất khả năng thanh toán và do đó không có hiện tượng phá sản. Không có hiện tượng phásản nên không có pháp luật, luật về phá sản. Tuy nhiên nếu đặt vấn đề phásảnvà pháp luậtphásản ở Việt Nam thời kỳ đó và trước năm 1945 ta thấy có một số vấn đề sau: - Pháp luậtphásản đã có và được biết đến ở Việt Nam trước năm 1945 là một luật được đưa ra trong thời kỳ luật thuộc địa của Pháp, nhưng luật này phần lớn được áp dụng ở miền Nam và ít được áp dụng (theo khảo sát và đánh giá của Văn phòng Hội đồng tư vấn chung - Ngân hàng pháttriển châu á). - Pháp luậtphásản đã được xây dựng và thực hiện ở miền Nam dưới chế độ Việt Nam cộng hoà (Nguỵ, Sài Gòn, Chính phủ do Mỹ lập nên và bảo trợ). Tuy nhiên nó được coi như là một bộ phận củaLuật thương mại năm 1972. - ở miền Bắc nước ta từ 1945 - 1975 và cả nước từ 1975 - 1985 vì là nền kinh tế thời chiến, thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp nên không có hiện tượng phásảnvà không có pháp luật về phá sản. Bước vào sự nghiệp đổi mới đất nước kể từ Đại hội 6 của Đảng (năm 1986), nước ta thừa nhận nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần kinh tế và hình thức sở hữu, tăng trách nhiệm và tính chủ động cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, thực hiện tự chủ, tự hạch toán và tự chịu trách nhiệm do đó đã tạo ra sự năng động của nền kinh tế, dần dần đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội. Tuy nhiên giai đoạn 1986 - 1992 là giai đoạn kinh tế thị trường sơ khai, nhiều vấn đề chúng ta vừa làm, vừa thử nghiệm rút kinh nghiệm do đó một số vấn đề về thể chế, chính sách, pháp luật chưa được đầy đủ, hoàn thiện. Xuất phát từ lý luận cơ cấu kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định cơ cấu của hệ thống pháp luật; tính chất của các quan hệ kinh tế, của cơ chế kinh tế quyết định tính chất của các quan hệ pháp luật, mức độ và phương pháp điều chỉnh pháp luật. Ta thấy sự khác biệt của pháp luật kinh tế thời kỳ trước đổi mới và thời kỳ đổi mới cũng như thấy được tính tất yếu khách quan của hiện tượng phásảnvà pháp luậtphásản trong nền kinh tế thị trường. Từ năm 1986 đến trước khi Luậtphásản doanh nghiệp năm 1993 rađời, pháp luật nước ta chưa có quy định về phásản (như đã trình bày ở trên) do vậy việc xử lý những doanh nghiệp lâm vào tình trạng phásản gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù nhà nước có ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật như: Quyết định 315 - HĐBT ngày 01/9/1990, Quyết định 330-HĐBT ngày 23/10/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Nghị định 388-HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải thể các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế quốc doanh. Theo đó việc tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của trọng tài kinh tế nhà nước. Tuy vậy khi thực hiện việc giải thể đã nảy sinh những hiện tượng tiêu cực như: doanh nghiệp tìm mọi cách xoá nợ để lẩn tránh trách nhiệm, gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhà nước và các chủ thể khác tham gia thủ tục giải thể doanh nghiệp. (Tất nhiên là có chủ thể được lợi). Mặt khác trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chưa có các quy định của pháp luật về phásản điều chỉnh nên nhiều doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phásản bị xử lý theo nhiều cách khác nhau thậm chí có trường hợp cac bên tự xử lý lẫn nhau làm mất trật tự an toàn xã hội, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các bên, các doanh nghiệp làm tổn hại đến hoạt động kinh tế chung của đất nước. Điều này cũng ảnh hưởng đến nguyên tắc, pháp chế của pháp luật XHCN. Làm nảy sinh tình trạng vô chính phủ trong xử lý phásảncủa các doanh nghiệp. Thực trạng của các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh, hợp tác xã lâm vào tình trạng phásản như "chết mà không được chôn" vậy. Để ổn định nền kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, Việt Nam cũng như đa số các nước khác đều quan tâm đến xây dựng chế định pháp luật về phásản với mục tiêu hạn chế thấp nhất những hậu quả do phásản gây ra. Trong thời đại ngày nay, với sự đề cao nhân quyền, dân chủ, tự do, bình đẳng, pháp luậtphásản hiện đại đã có cách nhìn và xử sự khoan dung hơn đối với những người bị lâm vào tình trạng phá sản. Nó trái ngược với thời trung cổ, trung đại và nơi không có pháp luật là ở đó pháp luậtphásản đều mang nặng tính trừng phạt nặng nề. Khi không trả được nợ không chỉ tàisảncủa con nợ bị đưa ra thanh lý ngay mà thân nhân của họ cũng phải chịu những chế tài hình sự nghiêm khắc hoặc chịu sự hành xử theo "luật rừng". Hoạt động kinh doanh là một lĩnh vực đầy khó khăn và rủi ro, mặt khác hậu quảcủaphásản rất lớn. (Thực tế người tự sát, phát điên, bỏ đi biệt tích do phásản khá phổ biến trong xã hội ở nhiều quốc gia, và ở cả Việt Nam) người kinh doanh kém may mắn, thất thế cần phải được bảo vệ. Do đó, pháp luậtphásản không chỉ bảo vệ lợi ích cho chủ nợ mà còn quan tâm bảo vệ lợi ích của cả con nợ. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, ngày 30/12/1993 tại hỳ họp thứ IV Quốc hội khoá IX Việt Nam đã ban hành Luậtphásản doanh nghiệp và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/1994. Đạo luật này ra đời có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời cũng bảo đảm được trật tự, kỷ cương xã hội trong những năm đầu của tiến trình đổi mới đất nước. Tuy nhiên với sự pháttriểncủa nền kinh tế thị trường qua hơn 10 năm thực hiện, Luậtphásản doanh nghiệp năm 1993 đã bộc lộ những điểm hạn chế, bất cập và không còn phù hợp, đáp ứng được yêu cầu pháttriểncủa kinh tế, xã hội trong nước cũng như xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Đòi hỏi pháp luậtphásản phải tiếp tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới. Ngày 15/6/2004, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XI đã thông quaLuậtphásản thay thế Luậtphásản doanh nghiệp năm 1993 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2004. Luậtphásản 2004 ra đời có các văn bản dưới luật như Nghị quyết số 03/2005/HĐTP ngày 28/4/2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao được ban hành "Hướng dẫn thi hành một số quy định củaLuậtphá sản"; Nghị định 94/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ "Hướng dẫn về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản; Quyết định số 01/2005/QĐ-TANDTC ngày 27/4/2005 của Chánh án Toà án NDTC về "Quy chế lam việc của tổ chức Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản" Phần thứ hai nội dung Luậtphásản năm 2004 và giải pháp tăng cường thực hiện trong thời gian tới I. nội dung luậtphásản 2004 Luậtphásản được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004 có hiệu lực thi hành ngày 15/10/2004, có 9 chương, 95 Điều. - Chương 1 về những quy định chung, gồm 12 Điều (từ Điều 1 đến Điều 12). Trong chương này xác định đối tượng có thể bị tuyên bố phásản là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, xác định khái niệm doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phásảnvà vai trò của VKSND trong quátrình giải quyết yêu cầu tuyên bố phásản doanh nghiệp. - Chương 2, về, thủ tục nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, gồm 19 Điều (từ Điều 13 đến Điều 32). Chương này quy định các chủ thể có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; trách nhiệm của các chủ thể này trong việc cung cấp đầy đủ các bằng chứng, tài liệu cần thiết của pháp luật đồng thời quy định trách nhiệm, quyền hạn của Toà án khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phásản doanh nghiệp. - Chương 3 ghi nhận nghĩa vụ về tài sản, gần 10 Điều (từ Điều 33 đến Điều 42). trong chương này chứa đựng những quy định về cách thức xác định nghĩa vụ tài sản; cách thức xử lý các khoản nợ chưa đến hạn, nợ có bảo đảm, cũng như cách thức xử lý tàisản khi giải quyết yêu cầu phá sản. Điểm quan trọng ở chương này là quy định ghi nhận thứ tự ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ khi phân chia tàisảncuả doanh nghiệp bị phá sản. - Chương 4 quy định các biện pháp bảo toàn tài sản, gồm 18 Điều (từ Điều 43 đến Điều 60). Chương này bên cạnh việc xác định rõ tàisảncủa con nợ (Điều 49) còn quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cơ quan tố tụng cũng như của các chủ nợ, con nợ, ngân hàng và người lao động trong việc bảo toàn tàisảncủa con nợ nhằm ổn định về tài chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi hoặc giữ lại tàisản còn của doanh nghiệp để đảm bảo cho việc thanh toán giữa các chủ nợ được công bằng, hợp lý trong trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. - Chương 5, quy định về hội nghị chủ nợ như là một giai đoạn quan trọng trong quátrình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, gồm 7 Điều (từ Điều 61 đến Điều 67). Chương này ghi nhận các vấn đề về quyền, nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ của các chủ nợ cũng như của những người có liên quan, điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ, nội dung của hội nghị chủ nợ và hậu quả pháp lý có thể xảy ra nếu người tham gia hội nghị chủ nợ vắng mặt - Chương 6 và chương 7 quy định về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã và thủ tục thanh lý tàisảnvà thủ tục tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Đây là hai chương quan trọng thể hiện sự tiến bộ so với Luậtphásản doanh nghiệp năm 1993. Nó thể hiện ở chỗ Luậtphásản năm 2004 đã đi theo hướng quy định nhiều thủ tục khác nhau, có tính độc lập tương đối với nhau để Toà án có điều kiện lựa chọn áp dụng cho phù hợp với tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh được ghi nhận trong Mục 1 Chương 6 từ Điều 68 đến Điều 77; còn thủ tục xử lý tàisản được quy định cụ thể trong Mục 2 chương này từ Điều 78 đến Điều 85. Các vấn đề liên quan đến quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phásản cũng như việc khiếu nại, kháng nghị các quyết định đó được quy định trong Chương 7, từ các Điều 86 đến Điều 92. Ngoài ra, trong Luậtphásản năm 2004 còn có 2 chương 3 Điều quy định về xử lý vi phạm (Chương 8) và điều khoản thi hành (Chương 9). Nhìn chung, so với Luậtphásản doanh nghiệp năm 2003, Luậtphásản năm 2004 có sự đổi mới quan trọng, phản ánh đầy đủ hơn. đáp ứng được nhiều hơn yêu cầu của nền kinh tế, pháp luật kinh tế nói chung và tình hình phásản doanh nghiệp ở nước ta nói riêng. Đồng thời cũng phản ánh trình độ kỹ thuật xây dựng và hoàn thiện pháp luậtcủa nước ta trong thời gian qua đến nay nhất là về vấn đề pháp luậtphá sản. II. Giải pháp tăng cường hiệu lực thực thi luậtphásản trong thời gian tới Luậtphásản năm 2004 đã khắc phục được một số nhược điểm về kỹ thuật củaLuậtphásản doanh nghiệp năm 1993. Cụ thể là đã đưa ra một số khái niệm dễ hiểu hơn trong việc xác định tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp; đơn giản hoá được một phần trình tự thủ tục thanh lý tài sản; đồng thời có quy định buộc chủ doanh nghiệp phải yêu cầu tuyên bố phásản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Đây là những yếu tố thuận lợi để Luậtphásảnphát huy tác dụng trong thực tế. Bên cạnh đó cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau đây: [...]... Chí Minh 3 Luậtphásản doanh nghiệp năm 1993 4 Luậtphásản năm 2004 5 Văn kiện Đại hội Đảng X Mục lục Trang 1 Mở đầu Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về phá sản, pháp luậtphá sản; lịch sử và sự pháttriểncủa luật phásản ở Việt Nam 3 I Khái niệm về phásảnvà pháp luậtphásản 3 1.Khái niệm phásản 3 2 Khái niệm pháp luậtphásản 4 II Lịch sử phásảnvà sự pháttriển về pháp luậtphásản ở Việt... việt của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế bằng các công cụ chính sách của mình, cũng như tính định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường Phần thứ ba kết luận Khái quát chung về vấn đề phá sản, pháp luậtphásản cũng như sơ lược về quá trình hình thành vàpháttriểncủa pháp luậtphásản Việt Nam; giới thiệu nội dung Luậtphásản năm 2004 và giải pháp tăng cường hiệu lực thực thi Luậtphásản trong... điểm, hạn chế của nó để có giải pháp thiết thực nhằm phát huy hoặc khắc phục trong thời gian tới một cách hiệuquả nhất, giúp cho hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luậtphásản nói riêng, đáp ứng được yêu cầu phát triểnvà hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta danh mục tài liệu tham khảo 1 Giáo trìnhLuật thương mại của Đại học Luật Hà Nội 2 Lý luận chung về nhà nước và pháp luậtcủa Học viện... vướng mắc nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng và cần thiết đối với nền kinh tế đất nước, của pháp luậtphásảnvàLuậtphásản trong tình hình hiện nay Mặt khác thông qua đề tài này bản thân muốn chứng minh vai trò của pháp luật trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc biệt là sự pháttriểncủa pháp luậtphásản Việt Nam kể từ trước đổi mới đến 1993 và từ 1993 đến 2004, qua đó có cái nhìn khách... các thương nhân và toàn thể nhân dân Tóm lại cán bộ ngành Tư pháp, đặc biệt là Thẩm phán phụ trách phásản doanh nghiệp phải thực sự là chỗ dựa tin cậy của mọi đối tượng trong quan hệ phásản doanh nghiệp Thực tiễn 10 năm thực hiện Luậtphásản doanh nghiệp năm 1993 cho thấy các chủ nợ, các doanh nghiệp mắc nợ không tìm đến Toà án, là một phần do không hiểu, không biết đến pháp luậtphá sản, một phần... Luậtphásản cho các chủ doanh nghiệp, tầng lớp thương nhân nói riêng và toàn thể nhân dân nói chung Nói như thế không có nghĩa là dùng Luậtphásản để gây sức ép với doanh nghiệp và các thương nhân mà đó chính là tạo cho các chủ doanh nghiệp, tầng lớp thương nhân và cả nhân dân được tiếp xúc và có kiến thức, phong cách giải quyết nợ văn minh, công bằng, kịp thời, hiệuquảvà đúng pháp luật (Luật phá. .. phásản 4 II Lịch sử phásảnvà sự pháttriển về pháp luậtphásản ở Việt Nam 5 Phần thứ hai: Nội dung luậtphásản năm 2004 và giải pháp tăng cường hiệu lực thực thi thời gian tới 9 I Nội dung luậtphásản 2004 II Giải pháp tăng cường hiệu lực thực thi luậtphásản thời gian tới 11 Phần thứ ba: Kết luận 14 Danh mục tài liệu tham khảo 15 ... niềm tin vào Toà án (số vụ ít đi so với thực tế là bằng chứng chứng minh điều đó) Tuy nhiên để có một đội ngũ cán bộ Thẩm phán đáp ứng được yêu cầu giải quyết phásản doanh nghiệp không phải đơn giản "muốn là có" mà đó phải là một quá trình và phải được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, khoa học trước hết là phải làm tốt khâu tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ Thẩm phán, cán bộ Tư pháp trực... phásản còn được hiểu thông thường là Luật đòi nợ) Xoá dần thói quen đòi nợ tự phát bằng hình thức xiết nợ; đồng thời với việc sản xuất kinh doanh các chủ doanh nghiệp, các thương nhân phải làm quen với việc giải quyết rủi ro trong kinh doanh theo những chế định pháp lý mang tính văn hoá truyền thống Khắc phục tối đa việc có luật mà không sử dụng Mặt khác phải khắc phục được ngay tình trạng xây dựng pháp... được ngay tình trạng xây dựng pháp luật mà không quan tâm đến việc pháp luật đó có phù hợp và được sử dụng trong đời sống thực tế hay không Hai là: Phải có đội ngũ cán bộ tư pháp chuyên trách việc giải quyết phásản doanh nghiệp, được đào tạo chuyên môn chu đáo, không chỉ làm nhiệm vụ giải quyết các vụ án kinh tế, dân sự mà còn phải có chuyên môn sâu về quản lý tàisản doanh nghiệp Phải tạo được niềm . phá sản; lịch sử và sự phát triển của luật phá sản ở Việt Nam 3 I. Khái niệm về phá sản và pháp luật phá sản 3 1.Khái niệm phá sản 3 2. Khái niệm pháp luật phá sản 4 II. Lịch sử phá sản và. cho Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993. Tìm hiểu quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của Luật phá sản ngoài ý nghĩa là tìm hiểu các quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng, địa vị pháp lý của. ba: Kết luận Phần thứ nhất những vấn đề chung về phá sản, pháp luật phá sản cùng lịch sử và sự phát triển của luật phá sản ở Việt Nam I. Khái niệm về phá sản và pháp luật phá sản 1.