Đề cương câu hỏi ngôn ngữ học Đối chiếu Khoa Tiếng Anh Đại Học Mở Hà Nội. Khoa Tiếng Anh Đại Học Mở Hà Nội
Trang 1Lý thuyết:
1 Khái niệm Ngôn ngữ học đối chiếu (ứng dụng cho dạy và học ngoại ngữ) là gì?
- NNHĐC: là 1 phân môn của môn NNH ưu tiên sử dụng phương pháp đối chiếu các
ngôn ngữ với nhau để tièm ra sự giống và khác nhau giữa chúng nhằm phục vụ những mục đích lí luận và thực tiễn
- Ngôn ngữ học đối chiếu (ứng dụng cho dạy và học ngoại ngữ) có tác dụng giúp người dạy và học ngoại ngữ dễ dàng hơn trong việc định hướng giáo trình, giáo án, SGK, từ đó giúp cho việc học và việc dạy ngoại ngữ đạt hiệu quả cao Ngoài ra
NNHĐC còn giúp cho việc biên soạn từ điển, đặc biệt là từ điển song ngữ
Nhờ có kiến thức của NNHĐC có thể nhận diện, phân tích và đề ra cách sửa chữa những lỗi mà người học ngoại ngữ thườnng gặp
2 Khái niệm giao thoa ngôn ngữ hay sự Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với ngoại ngữ?
- Giao thoa ngôn ngữ: Thuật ngữ giao thoa dùng trong ngôn ngữ học để chỉ khi hai hoặc hơn hai ngôn ngữ tiếp xúc với nhau ở các cá thể hay cộng đồng thì hệ thống ngôn ngữ này sẽ chịu ảnh hưởng của hệ thống ngôn ngữ khác tạo nên sự lan toả, tiếp biến và chuyển thành các hiện tượng như mô phỏng, vay mượn
3 Thế nào là chuyển di tích cực? Thế nào là chuyển di tiêu cực? Đưa ra 1 í dụ về hiện tương chuyển di tiêu cực giữa tiếng Việt và tiếng Anh?
- Chuyển di tích cực: là hiện tượng chuyển di những hiểu biết và những kĩ năg tiếng
mẹ đẻ vào quá trình học ngoại ngữ, giúp việc học củangười học dễ dàng hơn do có sự giống nhau của tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ đang học
- Chuyển di tiêu cực là ảnh hưởng của việc sao phỏng các mô hình của tiếng mẹ đẻ,
nghĩa là áp dụng không thích hợp, áp đặt các phương tiện, cấu trúc, qui tắc trong tiếng
mẹ đẻ vào quá trình học ngoại ngữ làm sai lệchchuẩn mực của ngoại ngữ Chuyển di tiêu cực thể hiện ở mọi cấp độ và bình diện của ngôn ngữ
Ở bình diện ngữ âm, việc phát âm không đúng hoặc gặp khó khăn khi phát âm một số phụ âm, dễ nhầm lẫn trọng âm từ, trọng âm câu
VD: người Việt khi học tiếng Anh thường gặp khó khi phát âm các phụ âm như /tS/ trong children, /d/ trong mother,…
Ở bình diện ngữ pháp, chuyển di tiêu cực biểu hiện đa dạng từ đơn vị, phạm trù hình thái học, cú pháp học VD: Vị trí tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt:
John bought a new book John mua một cuốn sách mới
Ở bình diện ngữ dụng, chuyển di tiêu cực – lỗi thường gặp trong giao tiếp liên quan tới hiểu biết về văn hóa, quan hệ vai, cách dùng ngôn từ chào hỏi, xin lỗi, yêu cầu…, Ví
dụ, cách dùng các ngôn từ trang trọng(formal) và thân mật (informal) khi xưng hô, viết thư:
Trang 2Hi, Hello, Goodmorning/afternoon/evening; Sir, Madam, Mr.,Ms., Mrs ….
4 Trình bày các nguyên tắc đối chiếu
1 Nguyên tắc 1: Miêu tả đầy đủ, chính xác, sâu sắc các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng Đây là công đoạn quan trọng nhất, đối chiếu được tiến hành khi miêu tả kết thúc
2 Nguyên tắc 2: Nghiên cứu đối chiếu phải đặt trong hệ thống chứ không chỉ chú ý đếncác phương tiện riêng biệt vì ngôn ngữ là một hệ thống, vì những giá trịcủa ngôn ngữ được qui định bởi các quan hệ trong hệ thống
3 Nguyên tắc 3: Xem xét các phương tiện đối chiếu không chỉ trong hệ thống ngôn ngữmà phải còn trong hoạt động giao tiếp, có như vậy mới giải quyết thỏađáng mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói
4 Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính nhất quán trong việc vận dụng các khái niệm và mô hìnhlí thuyết để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu.Thống nhất xuyên suốt về thuật ngữ, thống nhất cách hiểu thuật ngữ vì nếu sử dụng cùng thuật ngữ nhưng cách hiểu khác nhau thì kết quảmiêu tả khác nhau không dùng để đối chiếu được.Có nghĩa rằng, phân tích, đo lường các đối tượng khác nhau bằng cách dùng những đơn vịhoặc thước
đo như nhau là bắt buộc đối với sự so sánh các đối tượng đó
5 Nguyên tắc 5: Tính đến mức độ gần gũi về loại hình giữa các ngôn ngữ đối chiếu Ngôn ngữ đối chiếu có thể gần loại hình, không cùng loại hình, có thểcùng khu vực hoặc khác khu vực địa lí nhưng vấn đề phải xác nhận đượclà chúng gần hay khác loại hình vì nó có thể cho phép lựa chọn cách tiếpcận phù hợp trong quá trình đối chiếu Cần phải lưu ý các đặc điểm vềvăn hóa, bối cảnh xã hội, lịch sử của cộng đồng người nói ngôn ngữ đó
6 Nguyên tắc 6: Nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ phục vụ cho học tập, giảng dạy ngoạingữ cần phải lưu ý tính đơn giản, thiết thực, dễ hiểu để người dạy và người học
dễ tiếp cận và thực hiện
5 Trình bày các bước đối chiếu (3 bước)
- Bước 1 Miêu tả
Mô tả những ngữ liệu liên quan đến đối chiếu dựa vàovăn bản dịch có độ tin cậy Năng lực song ngữ đóng vai trò quan trọngtrong việc lựa chọn và miêu tả chính xác ngữ liệu ngôn ngữ, nhận biếtđược các yếu tố tương đương để so sánh
Lưu ý:
+ Văn bản tương đương dịch có đủ độ tin cậy do những dịch giả có uy tín
+ Từ điển song ngữ: do phải giải thích nghĩa và cách dùng rất lớn cácđơn vị từ vựng nên những đơn vị coi là tương đương không đủ chi tiết,số lượng hạn chế
+ Cần lưu ý tính chủ quan và định kiến ngữ liệu do người bản ngữ cung cấp
Trang 3+ Ngữ liệu để miêu tả cần đủ rộng và đa dạng.
- Bước 2: Xác định được cái có thể đối chiếu được, nó phụ thuộc vàonăng lực suy xét của người nghiên cứu: yếu tố nào của ngôn ngữ nàytương đương với yếu tố đó trong ngôn ngữ kia
- Bước 3: Đối chiếu
Theo T K rzerszowski có 3 khả năng khi đối chiếu 2 ngôn ngữ:
+ Xl1= Xl2, X trong L1có thể đồng nhất về phương diện nào đó với cái tương đương trong L2
+ Xl1=/ Xl2, khi X trong L1 có sự khác biệt về phương diện nào đó với cái tương đương trong L2
+ Xl1= k0 L2, khi trong L1 không có cái tương đương trong L2
Trong trường hợp thứ 3 khi X trong L1 không có cái tương đương trong L2, có 2 trường hợp xảy ra: không có cái tương đương theo nghĩa tương đối tức dù không có cái tương đương tuyệt đối thì vẫn có những phương tiện biểu thị khác, ví dụ, trong phạm trù thời(tense) tiếng Anh biến đổi hình thái động từ, trong tiếng Việt phương tiện biểu hiện làthêm phụ từ:
Jack worked/is working/will work = Jack đã/đang/sẽ làm việc
Trường hợp khi X trong L2 không có cái tương đương theo nghĩa tuyệt đối, ví dụ, khi nghiên cứu tiếng Việt và tiếng Anh ta thấy tiếng Việtcó thanh điệu, nhưng trong tiếng Anh không có và cũng không thấy phương tiện tương ứng biểu thị thanh điệu
6 Đối chiếu giới từ chỉ không gian tiếng Việt và tiếng Anh.
*Giống nhau: Trong tiếng Việt và tiếng Anh, giới từ thường nối danh từ với danh từ, danh từ với đại từ, động từ với danh từ,… để tạo thành cụm giới từ (giới ngữ) đóng vai trò trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, điều kiện, cách thức và cụm giới từ làm định ngữ Cụ thể:
– Cụm giới từ đóng vai trò trạng ngữ chỉ nơi chốn
Ví dụ : In Hanoi , Tại Hà Nội
– Cụm giới từ giữ chức năng trạng ngữ chỉ thời gian
Ví dụ:
I have loved her for 2 years
Tôi đã yêu cô ấy trong 2 năm
– Cụm giới từ đóng vai trò trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Ví dụ:
Trang 4He was absent yesterday because of her illness.
Cậu ta trượt kì thi vì sự lười biếng của mình
– Cụm giới từ đóng vai trò trạng ngữ chỉ mục đích
Ví dụ:
He came in order to help me
Anh ta đến để giúp tôi
– Cụm giới từ có chức năng trạng ngữ chỉ điều kiện
Ví dụ:
On by studying hard, he could pass the exam
Chỉ bằng cách học chăm chỉ, anh ta có thể vượt qua kì thì
– Cụm giới từ có chức năng trạng ngữ chỉ cách thức
Ví dụ:
The birthday cake is cut with knife
Chiếc bánh sinh nhật được cắt bằng dao
– Cụm giới từ làm định ngữ
Ví dụ: I can’t get familiar with the regulations of the new class Tôi không thể quen với những quy định của lớp học mới
– Việc sử dụng giới từ phụ thuộc chủ quan hoặc nhịp điệu của lời nói
Ví dụ: chính sách (về) kinh tế
* Những điểm khác nhau
– Trong tiếng anh, để tạo thành cụm giới từ đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, cách thức, nguyên nhân, danh từ buộc phải kết hợp với giới từ, còn trong tiếng việt thì điều này là không bắt buộc
+ Cụm giới từ giữ chức năng trạng ngữ chỉ thời gian
VD:
In winter, I often get up late - (Vào) mùa đông, tôi thường dậy muộn
+ Cụm giới từ giữ chức năng trạng ngữ chỉ nguyên nhân
VD:He failed the exam because of his laziness - Anh ta trượt kỳ thi vì sự lười biếng của mình
+ Cụm giới từ làm chức năng trạng ngữ chỉ cách thức
Trang 5VD: He behaved in a good manner - Anh ta cư xử một cách khéo léo.
+ Cụm giới từ giữ vai trò trạng ngữ chỉ nơi chốn
VD: I live in Hanoi
– Trong tiếng anh, câu bị động buộc phải có giới từ “by” đứng trước chủ thể của hành động, còn trong tiếng việt điều này là không bắt buộc
VD:This cake was made by Mary - Chiếc bánh này đc làm bởi Mary