1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của các đặc điểm doanh nghiệp đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội trường hợp doanh nghiệp việt nam

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của các đặc điểm doanh nghiệp đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội
Tác giả Nguyễn Thị Trang
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A, PTS. Nguyễn Thị B
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế và kinh doanh
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 10,24 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (7)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (7)
    • 1.2 M ục tiêu của đề tài (9)
    • 1.3 Đố i tư ợ ng nghiên c u ............................................................................................. 3 ứ (9)
    • 1.4 Ph ạm vi và phương pháp nghiên cứu (9)
    • 1.5 Ý nghĩa thực tiễn c ủa đề tài (10)
    • 1.6 C ấu trúc c ủa đề tài (10)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞ NG CỦA Đ ẶC ĐIỂ M DOANH NGHIỆP ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN TNXH (12)
    • 2.1 Tổng quan lý thuy t v ế ề TNXH của doanh nghi p .................................................. 6 ệ (0)
      • 2.1.1 Khái niệm và lợi ích khi th ực hiệ n TNXH (12)
        • 2.1.1.1 Khái niệm TNXH (12)
        • 2.1.1.2 Lợi ích th c hi n TNXH ........................................................................... 7 ự ệ (0)
      • 2.1.2 M ột s lý thuy ố ết để ể ki m tra vi c th ệ ực hiệ n TNXH (0)
    • 2.2 Tổng quan tình hình nghiên c ứu trong và ngoài nướ c v ề các đặc điể m c ủa doanh nghiệp ảnh hưởng đế n vi ệc th c hiự ệ n TNXH (20)
    • 2.3 Đề xu t mô hình nghiên c u lý thuy t .................................................................. 25 ấ ứ ế Tiểu k ết chương 2 (0)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U (39)
    • 3.1 Quy trình nghiên c u ............................................................................................ 33 ứ (39)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (41)
      • 3.2.1 Kỹ thu t nghiên c u ....................................................................................... 35 ậ ứ (0)
      • 3.2.2 Mô hình nghiên c ứu đị nh lượng ..................................................................... 38 3.2.3 Dữ li u nghiên c u ......................................................................................... 41ệứ (44)
  • CHƯƠNG 4. K T QUẢ NGHIÊN CỨU V ẢNH HƯỞ Ế Ề NG C ỦA ĐẶC ĐIỂ M (0)
    • 4.1 Th ống kê mô t ..................................................................................................... 46 ả (52)
      • 4.1.1 Tương quan giữ a thực hi ện TNXH và các đặc điể m doanh nghiệp (52)
      • 4.1.2 Tương quan giữ a thực hi ện TNXH và các đặc điểm liên quan đế n TNXH (52)
        • 4.1.2.1 Tương quan giữa thực hiện TNXH và việc doanh nghiệp có ủy ban hoặc hộ ồi đ ng qu n tr giám sát các hoảị ạt độ ng th c hi n TNXH ................................... 46ựệ (52)
        • 4.1.2.2 Tương quan giữa thực hiện TNXH và việc doanh nghiệp là thành viên nhóm t nguy n ho c thựệặ ỏa thuậ n qu ốc tế (53)
        • 4.1.2.3 Tương quan giữ a thực hiện TNXH v ới người lao độ ng (55)
        • 4.1.2.4 Tương quan giữa thực hiện TNXH và việc doanh nghiệp có các chính sách liên quan đến TNXH (57)
        • 4.1.2.5 Tương quan giữa thực hiện TNXH và việc doanh nghiệp có tổ chức công đoàn (59)
        • 4.1.2.6 Tương quan giữa thực hiện TNXH và việc nhận hỗ trợ về thực hiện TNXH (61)
    • 4.2 Kết qu mô hình h ả ồi quy đo lườ ng ảnh hưở ng c a ủ đặc điể m doanh nghi ệp đế n việc thực hi n TNXH ..................................................................................................... 56ệ (0)
      • 4.2.1 Ki ểm định mối quan hệ giữa các biến (62)
        • 4.2.1.1 Ma tr n h s ậ ệ ố tương quan (0)
        • 4.2.1.2 Hệ s ố phóng đại phương sai VIF (63)
        • 4.2.1.3 Ki ểm định Pearson Chi-Square (64)
      • 4.2.2 Kết qu c a mô hình h ả ủ ồi quy đo lườ ng ảnh hưở ng c a ủ đặc điể m doanh nghiệp đến việ c thực hi n TNXH ............................................................................... 59ệ Tiểu k ết chương 4 (0)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (74)
    • 5.1 Th ảo lu n k t qu nghiên c u ............................................................................... 68 ậ ế ả ứ (0)
      • 5.1.1 Tham gia nhóm t nguy n ho c các th a thu n qu ự ệ ặ ỏ ậ ốc tế (0)
      • 5.1.2 Ho ạt động đào tạo lao động và công đoàn lao động (75)
      • 5.1.3 Về vi c nh n h tr ệ ậ ỗ ợ trong vi ệc th c hi ự ệ n TNXH (0)
    • 5.2 M ột s khuy n ngh .............................................................................................. 73 ố ế ị (0)
      • 5.2.1 Đối với thời gian ho ạt độ ng c a doanh nghi p .............................................. 74 ủ ệ (0)
      • 5.2.2 Đối với tỷ su t sinh l ấ ời (ROA) (0)
      • 5.2.3 Đối với quy mô doanh nghi p ........................................................................ 74 ệ (80)
      • 5.2.4 Đối với y ban TNXH .................................................................................... 75 ủ (0)
      • 5.2.5 Đối với các chính sách liên quan đế n vi c th c hi n TNXH c a doanh ệ ự ệ ủ nghiệp (0)
      • 5.2.6 Đối v ới công đoàn (82)
      • 5.2.7 Đối v ới nhà nướ c và chính ph ...................................................................... 76 ủ (82)
    • 5.3 Hạn ch nghiên c ế ứu và hướ ng nghiên c u ti p theo ............................................. 77 ứ ế Tiểu k ết chương 5 (0)

Nội dung

Với ý nghĩa đó, nhóm tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của các đặc điểm doanh nghiệp đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội: trường hợp doanh nghiệp Việt Nam” 1.2 Mục tiêu củ

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm thường được coi là thiết yếu để doanh nghiệp đạt được sự phát triển bền vững (Xu và Hou, 2021) Đặc biệt, toàn cầu hóa đã khiến các công ty cam kết hơn với các mối quan tâm về xã hội, sinh thái và môi trường của cộng đồng (Raimi và cộng sự, 2013) Không chỉ vậy, ảnh hưởng ngày càng tăng của các công ty đối với cộng đồng của họ dẫn đến kỳ vọng về trách nhiệm lớn hơn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đa quốc gia có hành động liên tục được đánh giá bởi các phương tiện truyền thông, cơ quan quản lý và người tiêu dùng (Leisinger, 2015) Nhìn chung, TNXH của doanh nghiệp đã trở thành chủ đề thảo luận chính trong thế giới kinh doanh, nơi mà sự nhạy cảm và quan tâm các vấn đề về môi trường, xã hội cũng như đạo đức kinh doanh đã trở thành những điều cơ bản đối với các công ty (Miranatha và Wirawati, 2021) Nhiều nghiên cứu cho rằng tăng cường thực hiện TNXH sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực tốt hơn, chất lượng nhân viên cao, tiếp thị tốt hơn và thậm chí còn tạo ra các cơ hội mới (Greening và Turban, 2000; Sen và Bhattacharya, 2001; Kenneth và các cộng sự, 2010; Adegboyega và Taiwo, 2011) Thực hiện hoạt động xã hội tích cực có thể làm giảm mức độ chất thải trong quá trình sản xuất, cũng như bảo vệ và nâng cao uy tín của doanh nghiệp (Konar và Cohen, 2001; Fombrun, 2005; Freeman và các cộng sự, 2007) Hơn nữa, việc thúc đẩy TNXH sẽ mang lại lợi ích cho công ty và các bên liên quan trong việc tăng doanh số bán hàng, nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện tiếp cận với các nguồn và điều kiện tài chính thuận lợi hơn (Rodríguez-Gómez và các cộng sự, 2020; García-Sánchez và các cộng sự, 2021) TNXH còn có chức năng như một bảo hiểm giúp giảm thiểu sự sụt giảm giá trị công ty khi rủi ro công ty tăng lên (Godfrey và các cộng sự, 2015)

Như vậy, TNXH góp phần tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội (Helg, 2007) Có nhiều nghiên cứu khác nhau về TNXH, tuy nhiên có thể nhóm các nghiên cứu theo các chủ đề gồm: (1) Nhóm nghiên cứu định lượng tập trung vào chứng minh mối liên hệ giữa TNXH và hiệu quả tài chính doanh nghiệp (Nguyễn Thanh Hưng và các cộng sự, 2021) (2) Một số nghiên cứu liên quan đến các chế tài khuyến khích doanh nghiệp quan tâm đến việc thực hiện TNXH như nghiên cứu của Choi và Jung (2021), Amor-Esteban và các cộng sự (2018) (3) Nghiên cứu xem TNXH như một phương tiện để tạo ra lợi thế cạnh tranh, thông qua việc tạo ra giá trị chia sẻ (Porter và Kramer, 2011), hay áp dụng các thông lệ quản trị công ty (Almeida và các cộng sự, 2018;

Ferrero-Ferrero, Fernỏndez-Izquierdo và Muủoz-Torres, 2013; Taghizadeh và Saremi, 2013), hoặc thu hút các nhà đầu tư liên quan đến xã hội (Kurtz, 2008) (4) Với cách tiếp cận đạo đức, các nghiên cứu khẳng định rằng các doanh nghiệp phải xem xét các biện pháp đóng góp cho xã hội và các yếu tố đạo đức ngoài động cơ lợi nhuận trong quá trình kinh doanh (Adnyani và Suaryana, 2020; Anggraeni và Rahyuda, 2020; Bird và Velasquez, 2006), hoặc thậm chí TNXH phải được các công ty chấp nhận như là một nghĩa vụ đạo đức (Villalba‐Ríos và các cộng sự, 2021; Hess, 2007) (5) Các phương pháp tiếp cận về vai trò của các bên liên quan đối với việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp, bao gồm nghĩa vụ của công ty đối với cá nhân và nhóm người ngoài cổ đông (Cooper, 2004; Jamali, 2007) Ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu đề cập đến vai trò và tầm quan trọng của TNXH đối với doanh nghiệp Nguyễn Thanh Hưng và các cộng sự (2021) đã thực hiện kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc công bố TNXH của doanh nghiệp và tác động của nó đến hiệu quả tài chính Từ đó, tác giả kết luận các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nhận thức về TNXH, sử dụng các nguồn lực để thực hiện TNXH đối với môi trường, người lao động, cộng đồng, đồng thời chủ động hơn trong việc công bố thông tin về TNXH của mình Điều này sẽ có tác động tích cực đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong dài hạn, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững Thực hiện TNXH một cách chủ động không những giúp doanh nghiệp thỏa mãn các yêu cầu từ Chính phủ nước sở tại mà còn giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu phát triển, mục tiêu chiến lược khác Đồng thời, việc thực hiện TNXH nếu được các doanh nghiệp nhìn nhận một cách nghiêm túc sẽ tạo niềm tin cho người lao động và sự tin tưởng từ các nhà đầu tư (Trần Ngọc Mai, 2021) Hay nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai và Trần Anh Tài (2017) đã khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam Từ đó, tác giả đã đưa ra cơ sở cho các cơ quan quản lý, các tổ chức đoàn thể để đưa ra những quy định cũng như giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện một cách tốt hơn

Tuy ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm đến từ các doanh nghiệp, nhưng việc thực hiện TNXH ở các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang gặp khá nhiều trở ngại Một trong số đó có thể kể đến việc nhận thức về khái niệm TNXH còn hạn chế, năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử, thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực TNXH (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa), sự nhầm lẫn do khác biệt giữa quy định của bộ quy tắc ứng xử và Bộ luật Lao động, và những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử (Diễn đàn TNXH Việt Nam, 2007) Như vậy, việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp là một vấn đề không dễ dàng Hơn thế, mặc dù vấn đề TNXH của doanh nghiệp đã được rất nhiều học giả nghiên cứu trong vài thập kỷ gần đây, tuy nhiên vẫn còn khoảng trống nghiên cứu chưa tìm thấy Đó là có sự khác biệt trong việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp hay không, những đặc điểm của doanh nghiệp nào thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện TNXH và trong điều kiện Việt Nam, các doanh nghiệp đã nhận thức và thực hiện TNXH một cách tự nguyện, đầy đủ hay chưa Với ý nghĩa đó, nhóm tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu“Ảnh hưởng của các đặc điểm doanh nghiệp đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội: trường hợp doanh nghiệp Việt Nam”

M ục tiêu của đề tài

Mục tiêu chung của đề tài là đo lường mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm của chủ doanh nghiệp đến việc thực hiện TNXH ở Việt Nam Trên cơ sở đó, đề tài chi tiết hướng đến các mục tiêu cụ thể như sau:

- Xác định các đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam

- Đo lường mức độ tác động của các đặc điểm của doanh nghiệp đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp tại Việt Nam

- Đề xuất một số gợi ý giải pháp rút ra từ kết quả nghiên cứu nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh việc thực hiện TNXH đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.

Đố i tư ợ ng nghiên c u 3 ứ

Đối tượng nghiên cứu: các đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam trong bộ dữ liệu điều tra mở rộng năng lực cạnh tranh và công nghệ (Firm – Level Competitiveness and Technology in Vietnam: TCS) do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Tổng cục Thống kê (GSO) và Nhóm nghiên cứu Kinh tế phát triển (DERG) thuộc Khoa Kinh tế trường Đại học Copenhagen thực hiện điều tra hàng năm với hơn 8.000 doanh nghiệp tại Việt Nam.

Ph ạm vi và phương pháp nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu này tập trung ở các đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam trong bộ dữ liệu điều tra mở rộng năng lực cạnh tranh và công nghệ (TCS) và bộ điều tra doanh nghiệp thường niên (VES) trong hai năm 2013 và 2014 Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp thống kê mô tả: dựa trên số liệu thu thập được, đề tài thống kê, phân tích và đánh giá sự tương quan giữa các biến

- Phương pháp phân tích định lượng: dùng mô hình hồi quy OLS và Logit áp dụng cho dữ liệu bảng để nghiên cứu các đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn c ủa đề tài

Đề tài bổ sung vào kho tàng nghiên cứu các đặc điểm ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp thông qua những bằng chứng thực nghiệm, mô hình kinh tế lượng và các gợi ý chính sách từ trường hợp của Việt Nam

Bên cạnh đó, đề tài bổ sung những hàm ý chính sách nhằm hoàn thiện quan hệ giữa các yếu tố bên trong thuộc đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH, giúp cho các cơ quan hữu quan đưa ra các chính sách hợp lý, góp phần tăng việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp và điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh.

C ấu trúc c ủa đề tài

Đề tài kết cấu gồm 5 chương:

Chương 1: Nhóm nghiên cứu giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu, phương pháp, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Chương 2: Đề tài giới thiệu tổng quan lý thuyết về TNXH của doanh nghiệp tiêu chí đo lường về TNXH, khái niệm và lợi ích của việc thực hiện TNXH, các đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH, đồng thời đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết

Chương 3: Kế thừa những lý thuyết của chương 2 chương này đề cập đến các quy , trình nghiên cứu, mô hình kinh tế lượng, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu sẽ được phân tích và trình bày trong chương này Chương này đề cập phương pháp phân tích và nguồn số liệu cho mô hình kinh tế lượng; cũng như thống kê mô tả, so sánh mối tương quan giữa việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp với các nhân tố thuộc về đặc điểm của doanh nghiệp và phân tích mô hình lượng hóa các đặc điểm ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp Việt Nam Chương 5: Chương này bình luận kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp Việt Nam đến việc thực hiện TNXH Từ đó nghiên cứu đưa ra các hàm ý chính sách, đồng thời nêu các hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Trong chương 1, đề tài đã trình bày tổng quan nghiên cứu Từ việc cho thấy thực hiện TNXH là một công việc thiết yếu trên con đường cạnh tranh và hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp, chương nêu lên lý do cấp thiết nghiên cứu về “Ảnh hưởng của các đặc điểm doanh nghiệp đến việc thực hiện TNXH: trường hợp doanh nghiệp Việt Nam” Tiếp đó, chương đã làm rõ mục tiêu của đề tài, đó chính là đo lường mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm của chủ doanh nghiệp đến việc thực hiện TNXH ở Việt Nam Chương 1 cũng đồng thời xác định đối tượng nghiên cứu mà đề tài hướng đến là các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam Bên cạnh đó, chương giới thiệu phạm vi nghiên cứu đề tài trong bộ dữ liệu điều tra mở rộng năng lực cạnh tranh và công nghệ (TCS) và bộ điều tra doanh nghiệp thường niên (VES) năm 2013, 2014 và phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thống kê mô tả và phân tích định lượng Từ đó, chương rút ra giá trị kỳ vọng về mặt khoa học và thực tiễn mà đề tài dự kiến sẽ mang lại.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞ NG CỦA Đ ẶC ĐIỂ M DOANH NGHIỆP ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN TNXH

Tổng quan tình hình nghiên c ứu trong và ngoài nướ c v ề các đặc điể m c ủa doanh nghiệp ảnh hưởng đế n vi ệc th c hiự ệ n TNXH

Các nghiên cứu hiện tại đã phân chia đại khái các yếu tố gây ra sự khác biệt giữa việc thực hiện TNXH giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới thành hai loại: yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong (Gillan và các cộng sự, 2021) Ở mỗi nhóm yếu tố dù là bên trong hay bên ngoài đều có những đặc điểm có mối quan hệ tác động tích cực đến việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp Tuy nhiên, đề tài sẽ xác định hai nhóm biến bao gồm các đặc điểm của doanh nghiệp và các đặc điểm liên quan đến TNXH làm khung phân tích trong bài nghiên cứu

Khi nghiên cứu về các đặc điểm của doanh nghiệp, Masoud và Vij (2021) đã xem xét mối quan hệ giữa các biến cụ thể của doanh nghiệp được chọn và mức độ tiết lộ TNXH của các doanh nghiệp nhà nước ở Libya Mẫu ban đầu trong nghiên cứu này bao gồm 310 báo cáo hàng năm từ 95 công ty trong khoảng thời gian tám năm từ 2010 đến

2018 Các phát hiện chính từ phân tích tương quan và hồi quy bội cho thấy mức độ công bố TNXH của các doanh nghiệp nhà nước trong báo cáo hàng năm của họ chủ yếu mang tính mô tả, bốn trong số tám biến độc lập được đề xuất về các đặc điểm doanh nghiệp: quy mô doanh nghiệp, tuổi công ty, loại ngành và trách nhiệm TNXH đều có ý nghĩa thống kê và có liên quan tích cực đến việc công bố TNXH, trong đó từ thiện và quyên góp là những mục được công bố nhiều nhất Tuy nhiên, nghiên cứu còn gặp một số hạn chế về tính khái quát, TNXH phần lớn vẫn không phản ứng với những thay đổi đáng kể trong bối cảnh chính trị xảy ra trong khoảng thời gian 8 năm điều tra

Tương tự, Kabir và cộng sự (2021) đã thu thập dữ liệu TNXH của một lượng lớn các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2013 và thực hiện phân tích hồi quy để kiểm soát các yếu tố cụ thể của công ty cũng như ảnh hưởng của ngành và năm Các yếu tố cấp doanh nghiệp đại diện cho quy mô doanh nghiệp, tỷ suất sinh lời và tuổi của doanh nghiệp được sử dụng để điều tra tác động đến TNXH bằng cách sử dụng lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết thể chế, lý thuyết tính hợp pháp và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực Kết quả hồi quy từ mẫu gồm 1960 quan sát trên 524 doanh nghiệp cho thấy các biến kể trên có hệ số hồi quy dương và có ý nghĩa thống kê liên quan đáng kể đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp

Ngoài ra, nghiên cứu của Singh và các cộng sự (2021) cũng cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp, tỷ suất sinh lời và tuổi của công ty có mối quan hệ tích cực và đáng kể với việc thực hiện TNXH thông qua kết quả từ phương pháp hồi quy OLS đa biến trên mẫu quan sát gồm tổng số 210 điểm dữ liệu với 42 công ty trong khoảng thời gian mẫu 5 năm, từ 2014 đến 2019 Nghiên cứu này đã xác định tác động của các đặc điểm của các công ty lớn đối với việc thúc đẩy TNXH của doanh nghiệp Tuy nhiên, mẫu quan sát của nghiên cứu chỉ bao gồm 42 công ty, điều này làm cho nó ít đại diện hơn vì một mẫu lớn hơn sẽ cho kết quả tốt hơn Hơn nữa, nếu nghiên cứu xây dựng được các biến proxy khác đại diện hơn cho TNXH liên quan các yếu tố như chỉ số công bố thông tin TNXH và đưa vào mô hình thì kết quả sẽ tốt và đầy đủ hơn

Một nghiên cứu đến khác từ Miranatha và Wirawati (2021) cũng đã xác định ảnh hưởng của quy mô công ty, tỷ suất sinh lời và đòn bẩy đối với việc công bố TNXH

Nghiên cứu được thực hiện tại các công ty khai thác được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia (IDX) vào năm 2017 2019 Số lượng mẫu được lấy là 20 công - ty, với phương pháp lấy mẫu có chủ đích Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp tài liệu Và thông qua quá trình phân tích dữ liệu bởi phân tích hồi quy tuyến tính nghiên cứu cho kết quả là cả ba yếu tố quy mô công ty, tỷ suất sinh lời và đòn bẩy đều có ảnh hưởng tích cực đến việc công bố TNXH Tuy nhiên, cũng giống các nghiên cứu trước nghiên cứu này gặp phải vấn đề về mẫu đại diện chưa mang tính bao quát

Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM và phân tích hồi quy bội được sử dụng trong nghiên cứu của Ying (2021) để ước lượng và được thử nghiệm bằng cách sử dụng dữ liệu từ 21 công ty, doanh nghiệp kinh doanh TIRET ở vùng Amhara của Ethiopia Kết quả chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động của công ty là yếu tố ảnh hưởng đáng kể nhất đến TNXH trong số các tác động được kiểm tra trong nghiên cứu Tương tự, các biến liên quan đến các đặc điểm của công ty chỉ số ROS, ROE, ROA và nợ phải trả trong cấu trúc vốn ảnh hưởng mạnh mẽ và đáng kể đến hiệu quả hoạt động của công ty Nghiên cứu này đóng góp vào tài liệu TNXH trong bối cảnh các nền kinh tế mới nổi, đồng thời, đưa kết luận rằng ở Ethiopia, bao gồm cả khu vực Amhara, các doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội có nhiều khả năng thành công hơn và ngược lại Mẫu quan sát chính là một trong những hạn chế của nghiên cứu này, phạm vi quan sát có thể được mở rộng bao gồm các cơ sở thuộc sở hữu nhà nước và các công ty ngoài quốc doanh ở cấp khu vực và quốc gia Qua kết quả của các nghiên cứu trên, quy mô doanh nghiệp và thời gian hoạt động có hiệu quả đáng kể đối với việc thực hiện TNXH Các công ty có số lượng lao động lớn hơn có xu hướng tập trung hơn vào các bên liên quan và bị kiểm tra kỹ lưỡng hơn bởi công chúng dẫn đến việc thúc đẩy các hoạt động TNXH tốt hơn để góp phần cải thiện danh tiếng của công ty (Valls Martínez và các cộng sự, 2019) Theo quan điểm của lý thuyết về tính hợp pháp, danh tiếng của công ty được xây dựng theo tuổi tác Một công ty lâu đời hơn nhận thức rõ hơn về danh tiếng của mình và do đó sẽ cẩn thận hơn quan điểm về các hoạt động liên quan đến TNXH (Francoeur và cộng sự, 2019)

Ngoài ra ở nhóm biến về đặc điểm doanh nghiệp, ta có thể nhận thấy việc phân tích yếu tố tác động tỷ suất sinh lời (ROA) đến việc thực hiện TNXH của các nghiên cứu trước không có sự đồng nhất ở các quốc gia ROA có mối quan hệ tích cực và tác động đáng kể với việc thực hiện TNXH (Ying, 2021; Kabir và cộng sự, 2021; Singh và cộng sự, 2021; Miranatha và Wirawati, 2021) Tuy nhiên, tại Việt Nam, bằng việc kế thừa mô hình nghiên cứu của Jizi (2013), Holder Webb và cộng sự (2009), Nguyễn Vĩnh Khương và - các cộng sự (2019) đã chỉ ra rằng hệ số hồi quy của biến lợi nhuận thuần trên tổng tài sản (ROA) thể hiện mối quan hệ ngược chiều với công bố TNXH trên mẫu nghiên cứu là 30 ngân hàng thương mại chưa niêm yết và đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian 2008 – 2017 Tuy nhiên đề tài còn gặp một số hạn chế: (1) tác giả chỉ chọn một mô hình để đo lường TNXH do thời gian và kiến thức còn hạn hẹp, (2) bài viết loại bỏ các doanh nghiệp tài chính cũng như dữ liệu trước năm khủng hoảng tài chính 2008 nên không sử dụng được cho các ngành đặc thù, (3) khi nghiên cứu về tác động của hội đồng quản trị các nghiên cứu sử dụng các biến độc lập trong nghiên cứu của tác giả làm biến kiểm soát nên bài viết còn hạn chế về lý thuyết nền, (4) công bố thông tin của nhóm ngân hàng trong mẫu dữ liệu không đầy đủ dẫn đến việc không thể thu thập tất cả dữ liệu để được kết quả chính xác nhất

Thêm vào đó, các nghiên cứu ngoài nước đã cung cấp bằng chứng về sự tác động của các ràng buộc về tài chính với TNXH bên trong doanh nghiệp, tiêu biểu là nghiên cứu của Feng và Li (2021) Dựa trên phân tích lý thuyết, nhóm tác giả đã phân tích thực nghiệm ảnh hưởng của các đặc điểm bên trong doanh nghiệp đến mức độ công bố nhanh về TNXH của doanh nghiệp dựa trên dữ liệu bảng của các công ty niêm yết hạng A của Trung Quốc từ năm 2013 đến năm 2017 Nhóm tác giả đã cung cấp một góc nhìn phân tích mới về những tồn đọng trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Trung Quốc trên cơ sở của các nghiên cứu trước như: sự chú ý của giới truyền thông (Yu và Chi, 2021), luật pháp và hệ thống (Yuan, 2020), quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (Gu, Guo và Wang, 2020), cơ cấu sở hữu (Li và Zhang, 2017), tỷ suất sinh lời (Nan và Sun, 2020) Kết quả phân tích cho thấy nội dung quản lý cốt lõi, và các ràng buộc về tài chính đều có mối tương quan tiêu cực đáng kể với việc công bố TNXH Rủi ro về tài chính cũng đã được Pradhan và Nibedita (2021) sử dụng trong nghiên cứu của mình để phân tích các yếu tố quyết định thực hiện TNXH của các công ty Ấn Độ Kết quả mô hình dữ liệu chéo của nghiên cứu cho thấy rằng, tính hữu hình của tài sản, tỷ suất sinh lời ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia của công ty vào các hoạt động TNXH, các biến rủi ro tài chính và đòn bẩy có ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động TNXH do các công ty ở Ấn Độ thực hiện Cũng như các nghiên cứu khác, nghiên cứu này gặp phải một vài hạn chế như: (1) nghiên cứu này chỉ tập trung vào người Ấn Độ, các công ty và nền kinh tế thị trường mới nổi, (2) nghiên cứu chỉ phụ thuộc vào một số biến cụ thể bên trong doanh nghiệp, (3) nghiên cứu chỉ giới hạn trong phân tích mô hình dữ liệu chéo

Các đặc điểm tác động có liên quan đến TNXH như các yếu tố về thiện nguyện, là thành viên các nhóm tự nguyện, các thỏa thuận quốc tế, nhận quyên góp, hỗ trợ của doanh nghiệp đều có sự ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH (Friedman, 1970; Matten và Moon, 2004; Carroll, 1991; Masoud và Vij, 2021; Nguyễn Thị Mai và Trần Anh Tài, 2017)

Trên cơ sở lý thuyết các bên liên quan, Nguyễn Thị Mai và Trần Anh Tài (2017) đã phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH ở 2.624 doanh nghiệp Việt Nam Đề tài sử dụng bộ dữ liệu từ hai cuộc điều tra do Tổng Cục thống kê Việt Nam chủ trì thực hiện gồm điều tra doanh nghiệp thường niên (VES) và điều tra doanh nghiệp mở rộng (TCS) từ năm 2011 – 2013 Dựa trên kết quả của mô hình Pooled OLS nghiên cứu đánh giá toàn diện các đặc điểm bên trong doanh nghiệp và cả các đặc điểm bên ngoài liên quan đến TNXH Kết quả cho thấy việc doanh nghiệp là thành viên nhóm tự nguyện hoặc các thỏa thuận quốc tế, doanh nghiệp có đào tạo lao động mới Đặc biệt, nghiên cứu nhấn mạnh mối quan hệ tích cực giữa việc doanh nghiệp có tổ chức công đoàn và việc thực hiện TNXH

Do đó, việc doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, nội dung quản lý cốt lõi và quan tâm đến đào tạo người lao động mới cũng góp phần thúc đẩy việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp Cũng nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến đào tạo lao động, Liao và các cộng sự (2021) đã phân tích dựa trên cơ sở lý thuyết về các bên liên quan được đưa ra bởi Freeman (1984) và những lập luận của Jo và Harjoto (2012) Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã xem xét tác động của các cải cách của hội đồng quản trị về đào tạo, huấn luyện nâng cao nhận thức, tay nghề của lao động đối với hoạt động TNXH của 3.514 công ty đến từ

34 quốc gia Mẫu quan sát bao gồm 20.293 quan sát theo số năm hoạt động (12.343 quan sát từ các quốc gia có cải cách được thực hiện kể từ năm 2003 và 7.950 quan sát từ các quốc gia có cải cách thực hiện trước năm 2003) Để kiểm tra tác động của các cải cách đối với TNXH của các công ty, nghiên cứu đã sử dụng thiết kế DID và mô hình hồi quy chỉ ra tác động tích cực của các chính sách đối với TNXH chủ yếu được thúc đẩy bởi các công ty ở các quốc gia có cải cách dựa trên các quy tắc và các quốc gia có mức độ nhận thức về TNXH thấp hơn nói chung Lao động được đào tạo mới có xu hướng nhận thức cao hơn về lợi ích và tính bền vững của việc thực hiện TNXH Thêm vào đó kết quả cho thấy rằng các cải cách, đào tạo, huấn luyện có tác động lớn hơn đến TNXH ở các quốc gia có môi trường pháp lý và quy định nghiêm ngặt hơn Nghiên cứu tập trung đánh giá TNXH theo các khía cạnh môi trường và xã hội, sau đó sử dụng kết quả ước lượng trung bình của cả 2 khía cạnh này để làm thước đo tổng hợp về TNXH

Ngoài ra, một ủy ban TNXH tồn tại bên trong doanh nghiệp cũng giúp doanh nghiệp nâng cao TNXH với cộng đồng (García Sánchez và các cộng sự, 2021; Feng và Li, 2021) -

Đề xu t mô hình nghiên c u lý thuy t 25 ấ ứ ế Tiểu k ết chương 2

Quy trình nghiên cứu được th hi n trong hình 3.1 gể ệ ồm 7 bước Trước tiên, đề tài xác định vấn đề nghiên cứu là Ảnh hưởng của của đặc điểm doanh nghiệp đến quyết định thực hiện TNXH: trường hợp Việt Nam Sau đó, đề tài tiến hành lược kh o t các nghiên ả ừ cứu trước nhằm có cái nhìn tổng quan, hình thành và phát triển mô hình nghiên c u T ứ ừ đó, đề tài tiến hành lược khảo lý thuyết về vấn đề nghiên cứu, xác định lỗ hổng nghiên cứu và xây d ng mô hình lý thuy t D a trên khung lý thuy t nghiên cự ế ự ế ứu, đề tài phân tích cơ sở dữ liệu để có cái nhìn tổng quan về mẫu nghiên cứu

Nguồn: Nhóm tác gi (2022) ả Ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đến việc thực hiện TNXH

Thống kê mô tả, kiểm định

Phân tích mô hình định lượng

Kết luận, kiến nghị Các nghiên cứu trước

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U

Quy trình nghiên c u 33 ứ

Quy trình nghiên cứu được th hi n trong hình 3.1 gể ệ ồm 7 bước Trước tiên, đề tài xác định vấn đề nghiên cứu là Ảnh hưởng của của đặc điểm doanh nghiệp đến quyết định thực hiện TNXH: trường hợp Việt Nam Sau đó, đề tài tiến hành lược kh o t các nghiên ả ừ cứu trước nhằm có cái nhìn tổng quan, hình thành và phát triển mô hình nghiên c u T ứ ừ đó, đề tài tiến hành lược khảo lý thuyết về vấn đề nghiên cứu, xác định lỗ hổng nghiên cứu và xây d ng mô hình lý thuy t D a trên khung lý thuy t nghiên cự ế ự ế ứu, đề tài phân tích cơ sở dữ liệu để có cái nhìn tổng quan về mẫu nghiên cứu

Nguồn: Nhóm tác gi (2022) ả Ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đến việc thực hiện TNXH

Thống kê mô tả, kiểm định

Phân tích mô hình định lượng

Kết luận, kiến nghị Các nghiên cứu trước

Trong quá trình nghiên cứu, số liệu được phân tích thống kê mô tả và phân tích mô hình kinh tế lượng bằng phần mềm STATA16 Quá trình xử lý dữ liệu được tiến hành sơ bộ qua các bước sau:

Bước 1: Lọc dữ liệu Từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp mở rộng, giữ lại thông tin liên quan đến quyết định thực hiện TNXH của các doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2013 và

2014 Từ đó, thông qua chỉ số mã hóa doanh nghiệp, đề tài nối 2 bộ dữ liệu trên thành bộ dữ liệu doanh nghiệp thực hiện TNXH giai đoạn 2013 – 2014

- Từ bộ dữ liệu điều tra thường niên, giữ lại thông tin về các chỉ số tài chính liên quan, quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2013-2014 Từ đó, thông qua chỉ số mã hóa doanh nghiệp, đề tài nối 2 bộ dữ liệu trên thành bộ dữ liệu doanh nghiệp giai đoạn 2013 – 2014

- Kết nối các thông tin biến số rời rạc thành tập tin dữ liệu chung giai đoạn 2013 -

2014 dựa trên thông tin mã doanh nghiệp, từ đó hình thành bộ dữ liệu giai đoạn 2013 -

2014 cấp doanh nghiệp chứa các thông tin nhằm phục vụ cho phần thống kê mô tả và phân tích mô hình hồi quy

Bước 2: Tạo các biến số cho mô hình hồi quy

- Tạo biến số doanh nghiệp có thực hiện TNXH, có được nhận hỗ trợ về thực hiện TNXH, có các chính sách về TNXH, có là thành viên nhóm tự nguyện hoặc thỏa thuận quốc tế, có ủy ban hoặc hội đồng quản trị giám sát các hoạt động thực hiện TNXH, có đào tạo lao động mới, có tổ chức công đoàn thông qua việc tổng hợp từ trả lời của chủ doanh nghiệp từ bộ dữ liệu tổng hợp

- Tạo biến số số tiền đầu tư vào hoạt động TNXH (tổng số tiền đầu tư vào hoạt động TNXH được đề cập từ bộ dữ liệu tổng hợp)

- Tạo biến số tuổi của doanh nghiệp tính từ năm thành lập đến thời điểm điều tra

- Tạo biến số quy mô doanh nghiệp, đo bởi số lượng lao động của doanh nghiệp

- Tạo biến số tỷ suất sinh lời (ROA), đo bởi tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của doanh nghiệp

- Tạo biến số ràng buộc tài chính dựa trên công thức sa = −0,737*asset + 0,04*asset 2 – 0,04*age

- Sau đó, đề tài tiến hành thống kê mô tả các biến và thực hiện kiểm định tương quan giữa các biến, xây dựng bức tranh tổng quát về các ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đến việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp Việt Nam Trên cơ sở thống kê mô tả và xử lý các biến, để tài tiến hành hồi quy mô hình logi và mô hình hồi quy tuyến tính đo t lường ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đến việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp

Việt Nam từ đó đưa ra các kết luận và đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam.Trong phần sau, đề tài sẽ thảo luận về quá trình phân tích hồi quy (bao gồm các bước và các kiểm định) của mô hình Bước 1: Kiểm định quan sát dị biệt đối với biến số tiền đầu tư, thời gian hoạt động và quy mô doanh nghiệp Để kiểm soát tình trạng giá trị sai số chuẩn của 3 biến này khá lớn so với giá trị trung bình, đề tài tiến hành lấy logarit giá trị của 3 biến trên Sau khi logarit các biến trên, các quan sát có giá trị 0 hay bị khuyết sẽ bị loại bỏ và điều này làm cho tổng mẫu nghiên cứu giảm còn 15.805 quan sát

Tiếp theo, đề tài tiến hành hồi quy mô hình xem xét các ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đến quyết định thực hiện TNXH của doanh nghiệp Việt Nam bằng cả 3 phương pháp Pooled OLS, FEM và REM để đánh giá tính vững của mô hình

Bước 2: Nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình Pooled OLS, FEM, REM cũng như tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (thông qua kiểm định VIF), hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi (thông qua ma trận tự tương quan và kiểm định phương sai thay đổi) và khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi bằng mô hình sai số chuẩn mạnh.

Phương pháp nghiên cứu

Các mô hình phân tích hồi quy dựa trên dữ liệu bảng mang cả hai yếu tố không gian và thời gian Yếu tố không gian thể hiện trong tập hợp các đơn vị quan sát như các nước, các tỉnh, các doanh nghiệp, các nhóm người hay thậm chí là các cá nhân Yếu tố thời gian thể hiện trong các quan sát theo thời kỳ, mô tả một nước, một tỉnh, một doanh nghiệp, một nhóm người hay một cá nhân theo thời gian (Yaffee, 2003) Theo Baltagi (2005), có sáu ưu điểm của dữ liệu bảng so với dữ liệu theo chuỗi thời gian hay không gian như sau: Thứ nhất, vì dữ liệu bảng liên hệ đến các cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia,… theo thời gian do đó sẽ có tính dị biệt (không đồng nhất) Kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng có thể chính thức xem xét đến tính dị biệt đó bằng cách xem xét các biến số có tính đặc thù theo từng cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia

Thứ hai, dữ liệu bảng cung cấp những dữ liệu có nhiều thông tin hơn, đa dạng hơn, ít cộng tuyến hơn giữa các biến số, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn khi nó kết được kết hợp từ các chuỗi dữ liệu theo thời gian của các quan sát theo không gian

Thứ ba, thông qua nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại, dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu động thái thay đổi theo thời gian

Thứ tư, dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng mà không thể quan sát trong dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo

Thứ năm, dữ liệu bảng giúp ta nghiên cứu những mô hình hành vi phức tạp hơn Ví dụ, các hiện tượng như lợi thế kinh tế theo quy mô và thay đổi kỹ thuật có thể được xem xét thông qua dữ liệu bảng tốt hơn so với dữ liệu theo chuỗi thời gian thuần túy hay theo không gian thuần túy

Thứ sáu, bằng cách cung cấp dữ liệu đối với vài nghìn đơn vị, dữ liệu bảng có thể giảm đến mức thấp nhất hiện tượng chênh lệch có nguy cơ xảy ra trong trường hợp chúng ta gộp các cá nhân hay các doanh nghiệp theo những biến số có mức tổng hợp cao

Và nhiều nhà kinh tế học và kinh tế lượng đã công nhận các nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng có ưu điểm vượt trội các nghiên cứu chuỗi thời gian hay các nghiên cứu sử dụng số liệu chéo Nói tóm lại, dữ liệu bảng có thể làm phong phú các phân tích thực nghiệm tối ưu hơn so với việc ta chỉ sử dụng các dữ liệu theo chuỗi thời gian hay không gian thuần túy

Chính vì thế, nhóm tác giả sử dụng dữ liệu bảng cho việc phân tích hồi quy Theo Gujarati (2004), ta có mô hình phân tích hồi quy dựa trên dữ liệu bảng mang cả hai yếu tố không gian ký hiệu là i, và thời gian ký hiệu là t có dạng như sau:

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logi để mở rộng các yếu tố tác động đến t việc thực hiện TNXH cho đối tượng chung là các doanh nghiệp ở Việt Nam Nâng cao hơn, nhằm cải thiện thực trạng chất lượng của thực hiện TNXH ở Việt Nam, bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giá nỗ lực cải thiện các đặc điểm doanh nghiệp tác động tích cực đến số tiền đầu tư vào thực hiện TNXH

- Mô hình Hồi quy Logit (Maddala, 1984) là mô hình định lượng trong đó biến phụ thuộc là biến nhị phân, chỉ nhận giá trị 0 hoặc 1 Mô hình này được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế nói chung và TNXH nói riêng Mô hình Hồi quy Logi tổng quát t như sau:

Với e là hằng số Euler (xấp xỉ 2,718)

- Mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển được tổng quát như sau:

Trong đó: là biến phụ thuộc là biến giải thích (hay biến độc lập) là tham số là hạng nhiễu ngẫu nhiên đại diện cho mã số doanh nghiệp (i từ 01110 đến 99000) đại diện cho thời gian khảo sát (t 13 hoặc 2014) Ứng với mỗi mô hình trong bài nghiên cứu sẽ là những ưu điểm nhất định Ở mô hình hồi quy Logit, biến phụ thuộc chỉ nhận giá trị 0 hoặc 1 nhằm biểu diễn xác suất của doanh nghiệp có tham gia thực hiện TNXH dưới dạng một hàm tuyến tính của tổ hợp các biến giải thích Ngoài ra, nhóm tác giả còn sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc số tiền đầu tư nhận giá trị liên tục với mục tiêu hướng đến là đánh giá việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp dựa trên số tiền đầu tư tham gia vào thực hiện TNXH Trước hết, nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giá các đặc điểm doanh nghiệp tác động đến số tiền đầu tư vào thực hiện TNXH Kiểm tra hiện tượng tự tương quan trong đó chỉ loại bỏ những giá trị rỗng của biến, vẫn giữ lại giá trị của các biến còn lại trong quan sát và đa cộng tuyến bằng kiểm định Pearson và VIF để chọn lựa những biến có ý nghĩa đưa vào mô hình hồi quy Nghiên cứu kiểm định lần lượt dữ liệu bảng với các phương pháp Pooled OLS, FEM và REM để lựa chọn mô hình phù hợp cho bài nghiên cứu (phụ lục 5) Qua kiểm tra kết quả của kiểm định F và kiểm định Hausman đã chỉ ra mô hình FEM (mô hình tác động cố định) là phương pháp phù hợp nhất So với mô hình hồi quy cổ điển, phần sai số của FEM được phân tách như sau

( : đặc điểm riêng đặc trưng cho mỗi đối tượng bảng; các sai số ngẫu nhiên có kì vọng bằng 0, không tồn tại HAC)

Nhóm tác giả sử dụng mô hình FEM đã loại bỏ sai số của những biến giải thích không thay đổi theo thời gian Mô hình FEM được tổng quan như sau:

Kết quả kiểm định Wald cho thấy mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi nên được khắc phục bằng mô hình sai số chuẩn mạnh (Robust Standard Errors) Vì khoảng thời gian khảo sát diễn ra trong 2 năm 2013 2014 nên bài nghiên cứu bỏ qua kiểm định - tương quan chuỗi

Bài nghiên cứu tiếp tục phân tích thống kê khám phá và đưa vào mô hình những biến tương tác được thành lập dựa trên các biến giải thích của mô hình để kiểm tra liệu các biến tương tác thực tế có ý nghĩa ở giai đoạn sau hay không Nói cách khác, các sản phẩm bậc cao hơn đại diện cho các tương tác bậc cao hơn Để bài nghiên cứu được mở rộng hơn, quan sát ở các góc độ khác nhau, nhóm tác giả sử dụng các biến giải thích và tương tác trong mô hình Hồi quy tuyến tính trên thử nghiệm lại đối với mô hình hồi quy Logi để phân tích kết quả mô hình dưới 2 kỹ thuật t mô hình khác nhau Đối với mô hình hồi quy Logit, bài nghiên cứu sử dụng thêm lệnh MFX để xác định thay đổi biên của xác suất của Y=1 trong đó mặc định tại các giá trị trung bình của biến độc lập Ở mô hình Logit, hệ số hồi quy chỉ đánh giá được ảnh hưởng cùng, ngược chiều so với giả thuyết, kĩ thuật trên để đánh giá tác động mạnh, yếu trong mô hình Logit

3.2.2 Mô hình nghiên cứu định lượng

Mô hình kinh tế lượng được đề xuất dựa trên các kỹ thuật phụ thuộc dữ liệu bảng điều khiển Phương pháp này cải thiện năng lực và khả năng giải thích của mô hình bằng cách mở rộng khoảng thời gian được phân tích, ngoài việc cải thiện tính nhất quán, kiểm soát sự không đồng nhất có thể không quan sát được và cải thiện ước tính tham số (ví dụ: bằng cách cung cấp thêm dữ liệu thông tin, với ít tính cộng đồng hơn giữa các biến) Trong trường hợp này, vấn đề của sự không đồng nhất không thể quan sát được có thể được kiểm soát bởi hiệu ứng công ty η, do đó làm giảm vấn đề đối với vấn đề xem xét các đặc điểm của thành viên hội đồng quản trị (Li, 2018) hoặc công ty khả năng hiển thị (Li và các cộng sự, 2019) không được bao gồm trong mô hình

K T QUẢ NGHIÊN CỨU V ẢNH HƯỞ Ế Ề NG C ỦA ĐẶC ĐIỂ M

Th ống kê mô t 46 ả

4.1.1 Tương quan giữa thực hiện TNXH và các đặc điểm doanh nghiệp

Kết quả thống kê ở đã chỉ ra rằng thời gian hoạt động trung bình của các doanh nghiệp có thực hiện TNXH là 10,23 năm, trong khi thời gian này đối với các doanh nghiệp không thực hiện TNXH là 9,24 năm (phụ lục 1) Điều này chứng tỏ thời hoạt động của doanh nghiệp có tác động tích cực đến xác suất doanh nghiệp thực hiện các hoạt động TNXH Quy mô trung bình tính bằng số lao động của của các doanh nghiệp có quyết định thực hiện TNXH là 223,67 lớn hơn so với các doanh nghiệp còn lại là 30,51 người (phụ lục 1) Điều này cho thấy mối quan hệ tích cực trong sự tác động của quy mô doanh nghiệp đến quyết định thực hiện TNXH

Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời (ROA) cao cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty tăng lên Việc công ty có hiệu quả hoạt động cao có xu hướng thúc đẩy công ty thực hiện các hoạt động TNXH Như vậy, nếu tỷ suất sinh lời (ROA) càng cao thì doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi nhuận Điều này kích thích sự đầu tư của doanh nghiệp vào các hoạt động TNXH Đồng thời nhận thức của doanh nghiệp về các hoạt động cộng đồng sẽ dần được cải thiện nếu thời gian doanh nghiệp hoạt động kéo dài Doanh nghiệp sẽ có xu hướng đề ra các mức chi trả, đầu tư cho hoạt động TNXH theo xu hướng phát triển bền vững gắn với môi trường và cộng đồng, từ đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến số tiền đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động TNXH

Kết quả thống kê ở phụ lục 1 cũng cho thấy không có sự chênh lệch đáng kể của ếu y tố về ràng buộc tài chính ở doanh nghiệp có và không có quyết định thực hiện TNXH Điều này cho thấy ràng buộc tài chính không có ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện TNXH Phù hợp với nghiên cứu của Feng và Li (2021)

4.1.2 Tương quan giữa thực hiện TNXH và các đặc điểm liên quan đến TNXH

4.1.2.1 Tương quan giữa thực hiện TNXH và việc doanh nghiệp có ủy ban hoặc hội đồng quản trị giám sát các hoạt động thực hiện TNXH

Ta có thể nhận thấy số tiền mà doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động TNXH ở các doanh nghiệp có ủy ban hoặc hội đồng quản trị giám sát các hoạt động thực hiện TNXH cao hơn khoảng 6 lần so với các doanh nghiệp không có đặc điểm này (phụ lục 2) Từ đó cho thấy ủy ban TNXH có vai trò quan trọng và có tác động tương đối tích cực đến việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp thông qua mức đầu tư của họ vào hoạt động này Kết quả thống kê cũng chỉ ra sự tương tác giữa số lao động trung bình của doanh nghiệp và việc doanh nghiệp có ủy ban TNXH (128,5 lao động đối với doanh nghiệp không có ủy ban TNXH và 296,7 đối với nhóm doanh nghiệp có thành lập ủy ban TNXH) Nghiên cứu kỳ vọng sự tương tác này sẽ có mối quan hệ tích cực đến việc thực hiện TNXH

Tuy nhiên thống kê việc doanh nghiệp có ủy ban hoặc hội đồng quản trị giám sát các hoạt động thực hiện TNXH và quyết định thực hiện TNXH của doanh nghiệp chưa có tác động tích cực (phụ lục 1) Điều này có thể được giải thích vì việc tuân thủ TNXH bắt buộc các yêu cầu đã trở thành một phần của Đạo luật Công ty vào năm 2013 nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có sự nhận thức và mối quan tâm đến mức phải xây dựng một ủy ban giám sát hoạt động về TNXH Việc phân rõ vai trò của ban kiểm soát hoặc ủy ban TNXH theo luật mới sẽ có hiệu quả hơn và hoạt động tốt ở các doanh nghiệp đại chúng có sự phân tán của các cổ đông tương đối lớn để đảm bảo tính minh bạch Trong khi ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn này thì sự phát triển này chưa thể đạt được Ngoài ra, một số doanh nghiệp có sự cô đặc về cổ đông, một nhóm cá nhân đồng thời nắm những vị trí chủ chốt trong hội đồng quản trị và ban điều hành thì ủy ban ban kiểm soát hoạt động TNXH cũng không có nhiều ý nghĩa Điều này giải thích cho kết quả thống kê mô tả đối với việc doanh nghiệp có ủy ban hoặc hội đồng quản trị giám sát các hoạt động thực hiện TNXH đối với hai nhóm doanh nghiệp có và không thực hiện TNXH Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn kỳ vọng rằng biến độc lập doanh nghiệp có ủy ban hoặc hội đồng quản trị giám sát các hoạt động thực hiện TNXH sẽ có ý nghĩa thống kê và có tác động tích cực đến việc thực hiện TNXH theo như kết quả nghiên cứu của García- Sánchez và các cộng sự (2021)

4.1.2.2 Tương quan giữa thực hiện TNXH và việc doanh nghiệp là th ành viên nhóm tự nguyện hoặc thỏa thuận quốc tế

Kiểm định Chi bình phương ở phụ lục 3 cho thấy việc tham gia các nhóm tự nguyện hoặc thỏa thuận quốc tế sẽ góp phần nâng cao ý thức thực hiện TNXH của doanh nghiệp ở mức ý nghĩa thống kê 5% Bảng 4.1 và phụ lục 1 cho thấy 58,07% doanh nghiệp có thực hiện TNXH là các thành viên của các tổ chức như các hiệp hội ngành nghề trong nước, các tổ chức quản lý ISO, tiêu chuẩn hàng hóa, vệ sinh môi trường,… Con số này chưa quá cao bởi vì Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn và nguồn lực dành cho hoạt động bảo vệ môi trường còn hạn chế, việc thực thi một cách đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến môi trường được cam kết trong các FTA đặt ra những áp lực và thậm chí là rủi ro không nhỏ đối với Việt Nam Ngoài ra, khi xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp, trên 40% doanh nghiệp có chú ý đến quyền lợi của cổ đông, nhà đầu tư và người lao động Mặc dù vậy, việc doanh nghiệp là thành viên nhóm tự nguyện và các thỏa thuận quốc tế đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ được tiếp cận và tham gia nhiều hoạt động mang tính cộng đồng, thiện nguyện từ đó TNXH của doanh nghiệp sẽ được cải thiện, đây cũng là kỳ vọng của nghiên cứu này

Bảng 4.1: Tương quan gi a th c hi n TNXH và thành viên nhóm t nguy n hoữ ự ệ ự ệ ặc thỏa thu n quậ ốc tế

Tiêu chí Doanh nghiệp không có thực hiện TNXH

Doanh nghiệp có thực hiện TNXH

Tỷ lệ doanh nghiệp là thành viên của các nhóm tiêu chuẩn tự nguyện hay các thỏa thuận quốc gia hoặc quốc tế

Tỷ lệ đối tượng nào sau đây được lưu tâm khi xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp (%)

Cổ đông hoặc nhà đầu tư 55,33 44,67

Người mua bán thành phẩm 54,97 45,03 Đối thủ cạnh tranh 55,3 44,7

Nguồn: Kết quả xử lý bộ dữ liệu TCS, VES 2013-2014 (2022) Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan mạnh giữa số tiền đầu tư của doanh nghiệp vào hoạt động TNXH và việc doanh nghiệp là thành viên nhóm tự nguyện hoặc thỏa thuận quốc tế (phụ lục 2) Điều này hoàn toàn hợp lý khi doanh nghiệp sẽ phải chi trả cho các hoạt động TNXH nhiều hơn khi có vai trò nhất định trong một nhóm tự nguyện

Khi là thành viên của nhóm tự nguyện hoặc thỏa thuận quốc tế doanh nghiệp sẽ được tiếp cận và có cơ hội đầu tư vào các hoạt động cộng đồng được các tổ chức này tổ chức và huy động số tiền đầu tư, từ đó mức đầu tư của doanh nghiệp để thực hiện TNXH sẽ tăng cao Điều này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng về mối quan hệ tác động tích cực mà nhóm nghiên cứu mong muốn

4.1.2.3 Tương quan giữa thực hiện TNXH với người lao động

Nhằm tăng năng suất lao động, tạo sự gắn kết của các thành viên, các doanh nghiệp phải chú ý đến những quy định tiêu chuẩn sử dụng lao động, bảo đảm an toàn cho sức khỏe người lao động, quyền lợi người lao động, môi trường làm việc, đại diện tập thể người lao động Bên cạnh đó, các hoạt động phúc lợi xã hội, chăm lo cải thiện đời sống người lao động thông qua chế độ lương, thưởng hỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân t viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt Kết quả nghiên cứu cho thấy với mức ý nghĩa 5% tồn tại sự khác biệt đáng kể theo quy mô lao động giữa các doanh nghiệp Việt Nam có và không có thực hiện TNXH, và quy mô lao động ảnh hưởng tích cực đến xác suất thực hiện TNXH của doanh nghiệp Số ngày đào tạo trung bình dành cho lao động mới của các doanh nghiệp có thực hiện các hoạt động TNXH cao hơn 2,53 ngày/năm so với các doanh nghiệp không thực hiện, tuy nhiên các doanh nghiệp có thực hiện TNXH vẫn chưa quá chú trọng đến việc đào tạo lao động mới (chiếm 43,63% trong nhóm các doanh nghiệp) Điều này có thể được giải thích bởi vì trong khoảng thời gian thu thập dữ liệu khảo sát 2013 2014, những - sai lầm về cơ bản của chính sách kinh tế đã khiến cho nhiều doanh nghiệp lâm vào khủng hoảng trầm trọng đồng thời gây ra những khó khăn về sản xuất và bán hàng Do đó, tình hình tài chính của các doanh nghiệp thêm tồi tệ, các doanh nghiệp ít có nguồn kinh phí hay đầu tư vào cơ sở vật chất để thúc đẩy đào tạo lao động mới Các doanh nghiệp lúc bấy giờ thực sự chưa vạch ra mục tiêu đào tạo và phát triển nhân lực một cách đúng đắn, phù hợp do hạn chế về tài chính Cũng có thể sẽ tồn đọng các suy nghĩ như người lao động có thể tự rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc hay người lao động sau khi trình độ được đào tạo tăng lên, họ sẽ tìm nơi làm việc có điều kiện tốt hơn Bên cạnh đó, một trong những lý do về vấn đề đào tạo lao động mới chưa đáng kể là do trình độ giáo dục còn kém, dẫn đến việc chưa có khả năng đào tạo các lao động mới Như vậy, tài chính doanh nghiệp cũng như tư tưởng của nhà quản lý doanh nghiệp có tác động rất lớn đến vấn đề này Điều này giải thích cho kết quả thống kê mô tả đối với việc doanh nghiệp có đào tào lao động mới đối với hai nhóm doanh nghiệp có và không thực hiện TNXH Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn kỳ vọng rằng biến độc lập doanh nghiệp có đào tào lao động mới sẽ có ý nghĩa thống kê và có tác động tích cực đến việc thực hiện TNXH Qua đó, nhận thấy được các cá nhân đầu tư vào giáo dục và đào tạo nghề nhằm tích lũy những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, những cái có thể mang lại lợi ích lâu dài sau đó và đó là nhân tố cơ bản cho sự phát triển bền vững của việc thực hiện TNXH

Các doanh nghiệp cũng chưa quá quan tâm đến các chương trình đào tạo về y tế và an toàn, đào tạo lao động hiện tại để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động qua thống kê tỷ lệ nhóm doanh nghiệp thực hiện các công tác này lần lượt là 44,88%; 45,44%; 39,33% và 39,19% Bên cạnh đó, thống kê cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm doanh nghiệp trên về tỷ lệ lao động tuyển dụng có hợp đồng, hay mức lương bằng hoặc dưới mức lương tối thiểu, hay số ngày/giờ làm việc trung bình một tuần của lao động trong doanh nghiệp (bảng 4.2)

Bảng 4.2: Đặc điểm gi a nhóm doanh nghi p có th c hi n TNXH theo theo các tiêu ữ ệ ự ệ chí v tuy n d ng và phúc l i cề ể ụ ợ ủa người lao động

Tiêu chí Doanh nghiệp không có thực hiện TNXH

Doanh nghiệp có thực hiện TNXH

Tổng số lao động trung bình (người) 197 228

Tỷ lệ lao động được tuyển dụng có hợp đồng (%) 95,68 95,93

Số ngày làm việc trung bình một tuần của lao động trong doanh nghiệp (ngày) 6 6

Số giờ làm việc trung bình một tuần của lao động trong doanh nghiệp (giờ) 43,23 42,04

Tỷ lệ người lao động có mức lương bằng hoặc dưới mức lương tối thiểu (%)

Tỷ lệ doanh nghiệp có đào tạo lao động mới (%) 56,37 43,63

Số ngày đào tạo trung bình trong năm 8,78 11,31

Tiêu chí Doanh nghiệp không có thực hiện TNXH

Doanh nghiệp có thực hiện TNXH (ngày)

Tỷ lệ chương trình đào tạo về y tế và an toàn lao động (%) 55,12 44,88

Tỷ lệ doanh nghiệp có đào tạo lao động hiện tại để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp 54,56 45,44

Tỷ lệ doanh nghiệp có đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (%) 60,67 39,33

Tỷ lệ doanh nghiệp có đóng bảo hiểm y tế cho người lao động (%) 60,81 39,19

Nguồn: Kết quả xử lý bộ dữ liệu TCS, VES 2013-2014 (2022)

4.1.2.4 Tương quan giữa thực hiện TNXH và việc doanh nghiệp có các chính sách liên quan đến TNXH

Việc doanh nghiệp có những chính sách góp phần nâng cao TNXH sẽ có tác động không nhỏ đến việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp, mặc dù thông qua thống kê thì tỷ lệ các doanh nghiệp có đặc điểm này ở nhóm doanh nghiệp có thực hiện TNXH vẫn chưa vượt qua ngưỡng 50% (phụ lục 1) Tỷ lệ này còn chưa cao là do hệ thống chính sách liên quan đến TNXH dù đã được các doanh nghiệp hoàn thiện song vẫn phải tiếp tục được đánh giá để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, nhất là các chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động và chi phí của doanh nghiệp như tiền lương tối thiểu, giờ làm thêm, Đây là những chính sách liên quan chặt chẽ giữa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động Vì vậy, cần phải tăng cường đối thoại, thương lượng để phương án lựa chọn bảo đảm tính hài hòa, tạo động lực làm việc cho người lao động và sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp hoạt động

Bảng 4.3: Tương quan giữa th c hiự ện TNXH và các chính sách liên quan đến

Tiêu chí Doanh nghiệp không có thực hiện TNXH

Doanh nghiệp có thực hiện TNXH

Tỷ lệ doanh nghiệp có các chính sách liên quan đến TNXH (%) 57,02 42,98

Tỷ lệ doanh nghiệp có chính sách về phân biệt đối xử tại nơi làm việc (%) 57,04 42,96

Tỷ lệ doanh nghiệp có chính sách về quyền của người lao động (%) 54,8 45,2

Tỷ lệ doanh nghiệp có chính sách về đào tạo nhân viên (%) 52,5 47,5

Tỷ lệ doanh nghiệp có chính sách về khiếu nại của người lao động (%) 55,45 44,55

Tỷ lệ doanh nghiệp có chính sách về sức khỏe và sự an toàn của người lao động (%) 53,96 46,04

Tỷ lệ doanh nghiệp có chính sách về quản lý môi trường (%) 51,18 48,82

Tỷ lệ doanh nghiệp có chính sách về

Tỷ lệ doanh nghiệp có chính sách về lao động trẻ em (%) 51,81 48,19

Tỷ lệ doanh nghiệp có chính sách về quyền con người (%) 52,03 47,97

Tiêu chí Doanh nghiệp không có thực hiện TNXH

Doanh nghiệp có thực hiện TNXH

Tỷ lệ doanh nghiệp có chính sách về bảo vệ cộng đồng (%) 42,49 57,51

Tỷ lệ doanh nghiệp có chính sách về bình đẳng thương mại (%) 51,64 48,36

Tỷ lệ doanh nghiệp có chính sách về hối lộ hoặc tham nhũng (%) 49,83 50,17

Nguồn: Kết quả xử lý bộ dữ liệu TCS, VES 2013-2014 (2022) Các chính sách về TNXH cũng có tương quan chặt với số tiền đầu tư của doanh nghiệp vào hoạt động TNXH (phụ lục 2) Việc thực hiện các chính sách cần có số tiền đầu tư từ doanh nghiệp, điều này đúng với kỳ vọng về sự ảnh hưởng tích cực của các chính sách đối với việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp Số tiền đầu tư vào hoạt động TNXH sẽ càng lớn nếu doanh nghiệp có nhiều các chính sách về người lao động, cộng đồng

4.1.2.5 Tương quan giữa thực hiện TNXH và việc doanh nghiệp có tổ chức công đoàn

Tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức công đoàn và tỷ lệ người lao động là đoàn viên công đoàn tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động đối với nhóm doanh nghiệp có - thực hiện TNXH chưa cao 43,31% và 45,48% (bảng 4.4) Điều này có thể được lý giải bởi vì việc tập trung vào thương lượng tiền lương giữa tổ chức công đoàn và chủ doanh nghiệp làm giảm hoạt động TNXH của một quốc gia dù tổ chức công đoàn có sự tác động tích cực đối với việc thực hiện TNXH Dawkins đã chỉ ra rằng TNXH của công đoàn có mối quan hệ tích cực với sự hài lòng trong công việc của công đoàn, và TNXH của công đoàn có thể làm tăng sự gắn kết của công đoàn và đưa ra chiến lược của công đoàn Trong giai đoạn 2013 2014, nhiều công đoàn tập trung trong việc thương lượng tiền lương dẫn - đến giảm sự tham gia của công đoàn trong TNXH Mặc dù các liên đoàn lao động có mối quan hệ hợp tác với các nhà quản lý doanh nghiệp trong sản xuất, nhưng họ có thể có mối quan hệ trái ngược nhau về phân bổ hiệu quả hoạt động Công đoàn có xu hướng tránh đầu tư rủi ro với các biện pháp khuyến khích tăng lương để tối đa hóa lợi nhuận công đoàn Sẽ có mối liên hệ tích cực giữa ảnh hưởng của liên đoàn lao động và TNXH theo đúng kỳ vọng của nhóm nghiên cứu nếu công đoàn đồng ý với chiến lược của các nhà quản lý để tiến hành chi tiêu TNXH cho sự tăng trưởng bền vững của công ty và hy sinh thu nhập ngắn hạn Ngược lại, sẽ có mối liên hệ tiêu cực giữa ảnh hưởng của liên đoàn lao động và TNXH nếu công đoàn không đồng ý với chiến lược sử dụng chi tiêu TNXH của doanh nghiệp vì công đoàn tìm cách theo đuổi thu nhập ngắn hạn như hành vi đòi tiền thuê Trong bối cảnh này, các liên đoàn lao động cố gắng yêu cầu các nhà quản lý giảm chi tiêu liên quan đến TNXH để quá trình thương lượng tiền lương thuận lợi Ngoài ra, kết quả bảng 4.4 cho thấy các doanh nghiệp có thực hiện TNXH có tỷ lệ lãnh đạo công đoàn xuất phát từ chủ doanh nghiệp là khá cao (57,55%), có sự chênh lệch so với các doanh nghiệp không thực hiện TNXH

Bảng 4.4: Đặc điểm gi a nhóm doanh nghi p xuữ ệ ất kh u có th c hi n TNXH theo các ẩ ự ệ tiêu chí v t chề ổ ức công đoàn

Tiêu chí Doanh nghiệp không có thực hiện TNXH

Doanh nghiệp có thực hiện TNXH

Tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức công đoàn (%) 56,69 43,31

Tỷ lệ doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể (%) 55,89 44,11

Tỷ lệ phần trăm người lao động là đoàn viên công đoàn (%) 38,53 45,48

Ai là chủ tịch công đoàn

Tỷ lệ chủ doanh nghiệp (%) 42,45 57,55

Tỷ lệ nhân viên quản lý (%) 58,11 41,89

Tỷ lệ trưởng bộ phận nhân sự (%) 54,21 45,79

Tỷ lệ nhân viên cấp cao (%) 62,34 37,66

Nguồn: Kết quả xử lý bộ dữ liệu TCS, VES 2013-2014 (2022) Kết quả thống kê ở phụ lục 2 cũng cho thấy các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn đầu tư cho các hoạt động TNXH với số tiền cao hơn so với các doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn khoảng 7 lần Điều này cho thấy mối tương quan tích cực giữa mức đầu tư vào hoạt động TNXH và việc doanh nghiệp có tổ chức công đoàn đúng như kỳ vọng của nhóm tác giả với mức ý nghĩa 5%

4.1.2.6 Tương quan giữa thực hiện TNXH và việc nhận hỗ trợ về thực hiện TNXH Trong các lo i h tr , ch có h tr thông tin và c p gi y ch ng nh n có ạ ỗ ợ ỉ ỗ ợ ấ ấ ứ ậ ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp có thực hiện TNXH hay không và có sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghi p, m c dù vi c doanh nghiệ ặ ệ ệp được h tr có ỗ ợ ảnh hưởng nhất định đến vi c ệ thực hi n TNXH và có s khác bi t nhóm (b ng 4.5) ệ ự ệ ả

Bảng 4.5: Đặc điểm của doanh nghi p có nh n h tr khi th c hi n TNXH ệ ậ ỗ ợ ự ệ

Doanh nghiệp không có thực hiện TNXH

Doanh nghiệp có thực hiện

Tỷ lệ doanh nghiệp có nhận được hỗ trợ sau trong việc cải thiện TNXH của doanh nghiệp hoặc kinh nghiệm về môi trường (%)

Tỷ lệ doanh nghiệp được nhận trợ cấp (%) 41,82 58,18

Tỷ lệ doanh nghiệp được giảm thuế (%) 44,37 55,63

Tỷ lệ doanh nghiệp được cung cấp thông tin (%) 30,21 69,79

Tỷ lệ doanh nghiệp được cấp chứng nhận (%) 21,54 78,46

Kết qu mô hình h ả ồi quy đo lườ ng ảnh hưở ng c a ủ đặc điể m doanh nghi ệp đế n việc thực hi n TNXH 56ệ

4.2.1 Kiểm định mối quan hệ giữa các biến

4.2.1.1 Ma trận hệ số tương quan

Từ kết quả khảo lược từ lý thuyết, phân tích hệ số tương quan nhằm xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa các biến độc lập, với giá trị tương quan bằng 1 thể hiện mối tương quan chặt chẽ Chính vì thế, bài nghiên cứu tiến hành kiểm tra hệ số tương quan giữa 2 nhóm biến đặc điểm doanh nghiệp và các đặc điểm liên quan đến TNXH được sử dụng trong các mô hình nghiên cứu Kết quả kiểm tra hệ số tương quan của mô hình (1) và (2) có biến lninv là biến phụ thuộc (tức số tiền đầu tư vào hoạt động TNXH) cho thấy các biến như quy mô hoạt động của doanh nghiệp, thời gian hoạt động của doanh nghiệp tính từ năm thành lập, chỉ số sinh lời trên tài sản và chỉ số ràng buộc tài chính có sự tương quan đến số tiền đầu tư vào việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 5% (bảng 4.6) Các hệ số tương quan giữa các biến dao động trong khoảng từ 0,621 đến - 0,208 (thấp hơn chỉ số điều kiện 0,8) cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng 4.6: Ma tr n h sậ ệ ố tương quan của đặc điểm doanh nghiệp đến s tiố ền đóng góp vào th c hi n TNXH c a doanh nghi p Vi t Nam ự ệ ủ ệ ệ lninv lnage roa lnsize sa lninv 1 lnage 0,112* 1 roa 0,026* 0,006 1 lnsize 0,202* 0,178* 0,018* 1 sa 0,025* -0,621* 0,021* 0,208* 1

Nguồn: Kết quả xử lý bộ dữ liệu TCS, VES 2013-2014 (2022) Kết quả kiểm tra của mô hình (3) và (4) có biến csr (tức quyết định thực hiện TNXH) cho thấy các biến như thời gian hoạt động của doanh nghiệp tính từ năm thành lập, quy mô doanh nghiệp và chỉ số ràng buộc tài chính có tương quan với việc thực hiện

TNXH của doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 5% Theo đó, chỉ số sinh lời trên tài sản không tương quan đến quyết định thực hiện TNXH của doanh nghiệp Việt Nam (bảng 4.7)

Bảng 4.7: Ma tr n h s ậ ệ ố tương quan của đặc điểm doanh nghiệp đến quyết định thực hi n TNXH ệ csr lnage roa lnsize sa csr 1 lnage 0,077* 1 roa 0,002 0,006 1 lnsize 0,057* 0,178* 0,018* 1 sa -0,035* -0,621* 0,021* 0,208* 1

Nguồn: Kết quả xử lý bộ dữ liệu TCS, VES 2013-2014 (2022)

4.2.1.2 Hệ số phóng đại phương sai VIF

Sau khi kiểm tra ma trận tương quan giữa các biến độc lập liên quan đến đặc điểm doanh nghiệp trong mô hình nghiên cứu Kết quả của ma trận cho thấy có sự tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập thuộc nhóm biến về đặc điểm doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 5% Ngoài ra, để kiểm tra mối tương quan giữa những biến độc lập với nhau đề tài tiếp tục sử dụng kiểm định hệ số phóng đại phương sai VIF để kết luận chính xác rằng các biến được đưa vào mô hình có bị đa cộng tuyến hay không Bảng 4.8 cho thấy chỉ số VIF đều dưới 2 (dưới mức báo động 10) nên hiện tượng đa cộng tuyến không thể xảy ra trong mô hình

Bảng 4.8: K t qu ki m tra hiế ả ể ện tượng đa cộng tuy n cế ủa mô hình

Biến roa lnage lnsize sa cmte Trung bình VIF

Biến train vol sup union policy

Nguồn: Kết quả xử lý bộ dữ liệu TCS, VES 2013-2014 (2022)

4.2.1.3 Kiểm định Pearson Chi -Square

Ngoài ra, bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Pearson Chi Square để kiểm tra mối quan hệ - giữa các biến định tính liên quan đến thực hiện TNXH của doanh nghiệp Đối với biến phụ thuộc thể hiện số tiền đầu tư thực hiện TNXH, ta có kết quả kiểm định Pearson Chi- Square dưới bảng 4.9 như sau Từ bảng mô tả cho thấy mối quan hệ giữa số tiền đầu tư vào thực hiện TNXH với các biến liên quan đến thực hiện TNXH của doanh nghiệp bao gồm có ủy ban TNXH, thành viên nhóm tự nguyện hoặc các thỏa thuận quốc tế, có tổ chức công đoàn, đào tạo lao động mới, có nhận hỗ trợ để thực hiện TNXH và chính sách liên quan đến thực hiện TNXH có tương quan với nhau ở mức dưới 1% Chính vì thế, các biến độc lập định tính đều có ý nghĩa trong mô hình.

Bảng 4.9: K t quế ả kiểm định Pearson Chi-Square v i hai bi n phớ ế ụ thuộc

Biến Kết quả Pearson Chi-

P-value Kết quả Pearson Chi-

P-value lninv csr cmte 1,1e+03 0,000 242,793 0,000 vol 2,0e+03 0,000 68,213 0,000 union 1,2e+03 0,000 156,497 0,000 train 1,1e+03 0,000 110,669 0,000 sup 1,7e+03 0,000 475,864 0,000 policy 784,86 0,000 386,732 0,000

Nguồn: Kết quả xử lý bộ dữ liệu TCS, VES 2013-2014 (2022) Kết quả của kiểm định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc csr và biến giải thích định tính cũng được thể hiện ở bảng 4.9 Tương tự với phân tích Pearson Chi Square với biến - số tiền đầu tư thực hiện TNXH, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc số tiền đầu tư vào hoạt động TNXH có mối quan hệ tương quan với các biến độc lập định tính ở mức dưới 1%

Như vậy, cả 2 mô hình với biến phụ thuộc là quyết định thực hiện TNXH và số tiền đầu tư vào thực hiện TNXH, các biến độc lập định tính liên quan đến thực hiện TNXH của doanh nghiệp đều có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu

4.2.2 Kết quả của mô hình hồi quy đo lường ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đến việc thực hiện TNXH

Bảng 4.10 cho thấy chỉ số lợi nhuận trên tài sản, có ủy ban TNXH, có nhận hỗ trợ thực hiện TNXH và chính sách liên quan đến thực hiện TNXH ảnh hưởng tích cực đến số tiền đầu tư cho hoạt động cộng đồng ở mức ý nghĩa 1% oanh nghiệp là thành viên của D nhóm tự nguyện hoặc thỏa thuận quốc tế, có tổ chức công đoàn có ảnh hưởng tích cực với số tiền đầu tư thực hiện TNXH ở mức 5% Đặc biệt, quy mô doanh nghiệp và thời gian hoạt động không có ảnh hưởng đơn lẻ tới số tiền đầu tư đóng góp cho hoạt cộng đồng nhưng sự tương tác giữa quy mô doanh nghiệp với 2 tiêu chí có ủy ban TNXH và có tổ chức công đoàn lại có ảnh hưởng tích cực tới số tiền đóng góp lần lượt ở mức 10% và 5%; tương tác giữa thời gian hoạt động với có nhận hỗ trợ về thực hiện TNXH ở mức ý nghĩa 5% Hay nói cách khác, doanh nghiệp càng lớn thì việc có thành lập ủy ban TNXH hay tổ chức công đoàn sẽ nâng cao số tiền đầu tư thực hiện TNXH Sự tương tác có thể được giải thích rằng đối với doanh nghiệp càng lớn, việc thành lập tổ chức công đoàn sẽ chịu trách nhiệm và đẩy mạnh hoạt động góp ý với doanh nghiệp về thời gian làm việc, hệ thống bảo vệ sức khỏe, trang thiết bị cho người lao động hay đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động Tương tự như vậy, doanh nghiệp càng lớn nên có bộ phận chuyên trách TNXH để phát huy tốt các cải tiến và phát minh mới, chiến lược TNXH nên có sự gắn kết với ngành nghề, phù hợp với năng lực cốt lõi của doanh nghiệp Như vậy, với mô hình tác động đến số tiền đầu tư vào TNXH, biến ràng buộc tài chính và có đào tạo lao động mới hoàn toàn không có ý nghĩa thống kê hay tương tác với các biến khác trong mô hình Điều này đã chỉ ra công thức ràng buộc tài chính được áp dụng bởi Feng và Li (2021) cho Trung Quốc không thể áp dụng với trường hợp Việt Nam đối với mô hình đánh giá dựa trên số tiền đầu tư thực hiện TNXH Chính vì thế giả thiết H2, H5, H6, H8, H9, H10, H11, H12, H13 được chấp nhận

Bảng 4.10: K t qu các mô hình hế ả ồi quy th hi n các y u tể ệ ế ố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH của doanh nghi p Vi t Nam ệ ệ

Mô hình 2: lninv có biến tương tác

Mô hình 3: csr không có biến tương tác

Mô hình 4: csr có biến tương tác

Biến lninv lninv csr csr

Hệ số hồi quy gốc (b)

Hệ số tác động biên (p)

Hệ số hồi quy gốc (b)

Hệ số tác động biên (p) int1 cmte*lnsize 0,068*

Mô hình 2: lninv có biến tương tác

Mô hình 3: csr không có biến tương tác

Mô hình 4: csr có biến tương tác

Biến lninv lninv csr csr

Hệ số hồi quy gốc (b)

Hệ số tác động biên (p)

Hệ số hồi quy gốc (b)

Hệ số tác động biên (p) cmte 0,163***

Giá trị độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Nguồn: Nhóm tác giả (2022) Kết quả của mô hình logit (3) và (4) với biến phụ thuộc CSR từ bảng 4.10, tức quyết định thực hiện TNXH của doanh nghiệp Việt Nam cho thấy hệ số hồi quy các biến về thời gian của doanh nghiệp, có ủy ban TNXH, là thành viên nhóm tự nguyện hoặc thỏa thuận quốc tế, có đào tạo lao động mới, có tổ chức công đoàn, có nhận hỗ trợ về thực hiện TNXH và có chính sách liên quan đến thực hiện TNXH có giá trị lớn hơn 0 Giá trị dương chứng tỏ các biến trên có ảnh hưởng tích cực tới quyết định thực hiện TNXH của doanh nghiệp Việt Nam Điều này đúng với kỳ vọng của các nghiên cứu trước như của Nguyễn Thị Mai và Trần Anh Tài (2017) cũng như các tác giả khác Tuy nhiên, việc quyết định thực hiện TNXH của các doanh nghiệp ở Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi quy mô doanh nghiệp và ràng buộc tài chính, trùng khớp với nghiên cứu trước của Nguyễn Thị Mai và Trần Anh Tài (2017), Feng và Li (2021) Với biến ràng buộc tài chính, kết quả của bài nghiên cứu trùng với kết quả nghiên cứu trước đây của Feng và Li (2021) Vì vậy, việc áp dụng công thức ràng buộc tài chính với mô hình của Trung Quốc cũng hoàn toàn phù hợp với trường hợp Việt Nam Đáng chú ý, biến quy mô doanh nghiệp được đề tài sử dụng trên cơ sở nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai và Trần Anh Tài (2017) đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam Theo đó, quy mô doanh nghiệp có hệ số hồi quy dương và tác động tích cực đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam (Nguyễn Thị Mai và Trần Anh Tài, 2017) Tuy nhiên, tác động tích cực đến việc thực hiện TNXH đó lại không được chứng minh trong trường hợp chung cho các doanh nghiệp tại Việt Nam Ngoài ra, đối với trường hợp Việt Nam, mô hình chỉ ra sự tương tác giữa biến thời gian hoạt động của doanh nghiệp và việc có nhận hỗ trợ về thực hiện TNXH có hệ số hồi quy dương (0,397), tức có tác động tích cực tới mô hình Trên thực tế, theo nghị quyết số 10-NQ/TW (2017) đã đề ra mục tiêu tổng quát nhằm phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong đó, hỗ trợ kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường, đẩy mạnh thực hiện TNXH của doanh nghiệp nhằm công nghiệp hóa hiện - đại hóa với mục tiêu nâng cao chất lượng phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh với các khu vực khác

Bên cạnh đó, để kiểm tra tác động ứng cận biên, nghiên cứu sử dụng hệ số tác động biên để đánh giá tác động của các biến độc lập trong mô hình logit (bảng 4 ) Kết quả10 cũng cho thấy các biến như thời gian của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, có ủy ban TNXH, là thành viên nhóm tự nguyện hoặc thỏa thuận quốc tế, có tổ chức công đoàn, có nhận hỗ trợ về thực hiện TNXH có chính sách liên quan đến thực hiện TNXH có ý nghĩa mạnh tới việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp Chính vì thế, nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H1, H4, H5, H6, H7, H8, H9, H10, H13

Bảng 4.11: So sánh k t quế ả của 2 mô hình đánh giá việc thực hi n TNXH cệ ủa doanh nghiệp Vi t Nam ệ

Mô hình FEM Mô hình Logit

Biến phụ thuộc: LNINV Biến phụ thuộc: CSR

Nhóm biến đặc điểm doanh nghiệp lnage (+) roa (+) lnsize (-) sa (-)

Nhóm biến liên quan đến thực hiện

TNXH của doanh nghiệp cmte (+) (+) vol (+) (+) union (+) (+) train (+) sup (+) (+) policy (+) (+)

Nhóm biến tương tác cmte*lnsize (+) (-) union*lnsize (+) (-) sup*lnage (+) (+)

Từ cả hai mô hình đánh giá việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp Việt Nam, đề tài đã chỉ ra ở nhóm đặc điểm doanh nghiệp, biến tỷ số lợi nhuận trên tài sản ảnh hưởng đến số tiền đầu tư thực hiện TNXH trong khi đó thời gian hoạt động ảnh hưởng đến quyết định thực hiện TNXH của doanh nghiệp Đối với biến thời gian hoạt động, kết quả bài nghiên cứu tương đồng với các nghiên cứu trước của Masoud và Vij (2021), Kabir và cộng sự (2021), Singh và các cộng sự (2021), Nguyễn Thị Mai và Trần Anh Tài (2017) Với biến ROA, nếu chỉ số tỷ số lợi nhuận trên tài sản được cho rằng ảnh hưởng tích cực tới mô hình quyết định thực hiện TNXH như các bài nghiên cứu trước của García- Sánchez và các cộng sự (2021), Ying (2021), Kabir và cộng sự (2021), Singh và cộng sự (2021), Feng và Li (2021) thì đề tài lại chỉ ra chỉ số không có ý nghĩa trong mô hình quyết định thực hiện TNXH mà chỉ có ảnh hưởng tích cực ở mô hình đánh giá số tiền đầu tư thực hiện TNXH đối với trường hợp Việt Nam Kết quả nghiên cứu về biến ROA tới quyết định thực hiện TNXH lại trái ngược với bài nghiên cứu của Nguyễn Vĩnh Khương và các cộng sự (2019) Hay nói cách khác, việc bổ sung mô hình đánh giá số tiền đầu tư của doanh nghiệp như một khía cạnh của việc thực hiện TNXH đã không làm bỏ lỡ yếu tổ ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp Trái ngược với nghiên cứu trước đây của Masoud và Vij (2021), Feng và Li (2021), Pradhan và Nibedita (2021), Singh và các cộng sự (2021), García Sánchez và các cộng sự (2021) cho rằng - quy mô doanh nghiệp có giá trị dương và hiệu quả đáng kể đối với việc thực hiện TNXH, kết quả lại chỉ ra quy mô doanh nghiệp không có ý nghĩa đối với số tiền đầu tư thực hiện TNXH và ảnh hưởng tiêu cực tới quyết định thực hiện TNXH Ảnh hưởng tích cực của quy mô doanh nghiệp chỉ được chứng minh đi cùng với việc thành lập ủy ban TNXH hay tổ chức công đoàn Quy mô doanh nghiệp không có tác động riêng lẻ đến quyết định thực hiện TNXH mà lại có sự tương tác chặt với các đặc điểm liên quan đến TNXH như việc doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, nhận hỗ trợ thực hiện TNXH và có ủy ban TNXH Đặc biệt, sự tương tác giữa quy mô doanh nghiệp và việc doanh nghiệp có ủy ban TNXH có ý nghĩa thống kê và có tác động tích cực đến số tiền đầu tư vào các hoạt động TNXH trùng khớp với nghiên cứu của García-Sánchez và các cộng sự (2021) Điều này cho thấy rằng việc một doanh nghiệp có quy mô lớn và có các bộ phận chuyên trách quản lý liên quan đến việc thực hiện TNXH sẽ làm gia tăng khả năng doanh nghiệp đầu tư vào thực hiện TNXH Cuối cùng, ở nhóm biến đặc điểm doanh nghiệp, biến ràng buộc tài chính cho thấy sự tương đồng trong công thức tính giữa Việt Nam và Trung Quốc và cho thấy ảnh hưởng tiêu cực tới quyết định thực hiện TNXH của doanh nghiệp Tuy nhiên, ràng buộc tài chính lại không có ý nghĩa thống kê đối với mô hình số tiền đầu tư thực hiện TNXH Ở nhóm biến liên quan đến thực hiện TNXH của doanh nghiệp, các biến bao gồm có ủy ban TNXH, là thành viên nhóm tự nguyện hoặc thỏa thuận quốc tế, có tổ chức công đoàn, có nhận hỗ trợ thực hiện TNXH và có chính sách liên quan đến thực hiện TNXH đều ảnh hưởng đến số tiền đầu tư và quyết định thực hiện TNXH của doanh nghiệp Riêng biến doanh nghiệp có đào tạo lao động mới chỉ ảnh hưởng đến quyết định thực hiện TNXH và không có ý nghĩa với số tiền đầu tư thực hiện TNXH Các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến việc đào tạo lao động mới, điều này có thể do lực lượng lao động đông đảo đã khiến cho việc đào tạo lao động mới ở các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn Tình trạng Xét riêng các nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp tới việc thực hiện TNXH tại Việt Nam, so với đề tài của Nguyễn Thị Mai và Trần Anh Tài (2017) về trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu, nhóm tác giả bổ sung thêm biến chính sách liên quan đến thực hiện TNXH với trường hợp các doanh nghiệp tại Việt Nam So với mô hình nghiên cứu việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp của các tác giả như Nguyễn Thị Mai và Trần Anh Tài (2017) và các tác giả khác chỉ dựa trên quyết định thực hiện TNXH, nhóm tác giả thấy rằng việc thêm vào mô hình FEM đánh giá dựa trên số tiền đầu tư thực hiện TNXH sẽ bổ sung thêm các biến liên quan đến hiệu quả tài chính như tỷ số lợi nhuận trên tài sản và chỉ ra tốt hơn sự tương tác giữa các biến trong mô hình

So với các đề tài trước đây, đề tài còn đặc biệt chỉ ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, sự tương tác giữa quy mô doanh nghiệp và thành lập các bộ phận chuyên trách như ủy ban TNXH hay tổ chức công đoànảnh hưởng tích cực đến số tiền đầu tư thực hiện TNXH, tuy nhiên lại có ảnh hưởng tiêu cực đến xác suất quyết định thực hiện TNXH của doanh nghi Lí giải cho điều này, việc doanh nghiệp càng lớn và để giải ệp quyết các vấn đề liên quan đến TNXH ổn định đòi hỏi phải đầu tư số tiền lớn để duy trì bộ phận chuyên xử lí trách nhiệm này Ví dụ thực tế cho thấy Coca -Cola – công ty nước giải khát nổi tiếng nhất thế giới, đã đầu tư hơn triệu USD4 vào các chương trình đầu tư cải thiện, cung cấp nguồn nước, trong đó tiêu biểu là đầu tư vào WWF-Việt Nam tổ chức ( bảo vệ hệ sinh thái ngập nước tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim (Đồng Tháp) Hiệu quả ) của dự án đã đem lại đóng góp to lớn trong bảo vệ hệ sinh thái đa dạng, đặc biệt ở các lưu vực sông và bảo tồn nguồn tài nguyên nước Không chỉ quan tâm đến hiệu quả danh tiếng của doanh nghiệp qua hoạt động bảo vệ sinh thái vì cộng đồng, Coca Cola còn đang đưa - - ra giải pháp bảo vệ môi trường nước bền vững, một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chính lĩnh vực hoạt động của họ Về xác suất quyết định thực hiện TNXH của doanh nghiệp, quy mô công ty càng lớn ở mặt khác cũng gây sức ép lên doanh nghiệp trong việc công bố minh bạch quyết định thực hiện TNXH đối với tất cả lao động trong doanh nghiệp Trong một số trường hợp, việc các công ty với quy mô lớn kết hợp với thành lập các bộ phận chuyên trách vẫn cố tình che dấu hoạt động thực hiện TNXH, đi ngược lại với lợi ích chung của xã hội nhằm đảm bảo lợi ích về lợi nhuận cho chính các công ty Chính vì thể, để giải thích cho xu hướng ảnh hưởng của sự tương tác giữa quy mô doanh nghiệp và thành lập các bộ phận chuyên trách đang có sự ảnh hưởng trái ngược nhau trên 2 mô hình tác động đến việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp Việt Nam, ta phải đứng trên góc độ doanh nghiệp đang giải quyết sao cho vừa đạt được sự phát triển lâu dài của nó đồng thời cố tình che dấu để đạt được lợi nhuận Ý thức được điều này, Nhà nước nên có những biện pháp để hạn chế sự tiêu cực của mặt che dấu thông tin của doanh nghiệp Việt Nam Tập đoàn Formosa của Đài Loan được xem là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam với các dự án đầu tư tỷ đô, song bên cạnh đó không đồng nghĩa với việc các bộ phận chuyên trách thực hiện TNXH minh bạch trong quyết định thực hiện TNXH Thực tế, mặc những đầu tư khủng về công nghệ sản xuất, Formosa vẫn cố tình che dấu quyết định thực hiện TNXH, trực tiếp gây nên thảm họa cá chết hàng loạt ở khu vực bốn tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế Ngoài ra, sự tương tác giữa thời gian hoạt động và có nhận hỗ trợ thực hiện TNXH cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp trên cả hai phương diện số tiền đầu tư và quyết định thực hiện TNXH Một doanh nghiệp hoạt động lâu năm định hướng tham gia thực hiện TNXH có xu hướng nhận nhiều hỗ trợ trong đó có hỗ trợ về thực hiện TNXH và nhờ đó có cơ sở và nguồn lực để đầu tư vào việc thực hiện TNXH

Trong chương 4, nhóm nghiên cứu đã thực hiện các phương pháp thống kê mô tả, phân tích tương quan giữa việc thực hiện TNXH với từng nhóm biến độ ập đểc l thấy rõ mức độ ảnh hưởng của từng biến độ ập đếc l n biến phụ thuộc Thông qua phân tích từ các mô hình h i quy logit, k t qu cho thồ ế ả ấy các đặc điểm như thời gian hoạt động c a doanh ủ nghiệp, có ủy ban TNXH, có đào tạo lao động mới, có t chổ ức công đoàn, là thành viên của nhóm t nguy n ho c th a thuự ệ ặ ỏ ận qu c tố ế, có nhận được h tr vỗ ợ ề th c hiự ện TNXH và có chính sách liên quan đến TNXH có ảnh hưởng tích cực đến việc tham gia thực hiện TNXH c a doanh nghi p Vi t Nam Qua k t quủ ệ ệ ế ả đánh giá về mô hình s tiố ền đầu tư vào thực hi n TNXH, các bi n ệ ế như tỷ ố ợi nhu n trên tài s n, có y ban TNXH, là thành s l ậ ả ủ viên c a nhóm t nguyủ ự ện hoặc thỏa thuận quốc t , có t chế ổ ức công đoàn, được nhận hỗ trợ để th c hiự ện TNXH và chính sách liên quan đến TNXH K t lu n r ng vi c s d ng 2 ế ậ ằ ệ ử ụ mô hình đánh giá việc thực hiện TNXH sẽ hiệu quả hơn bởi các mô hình sẽ bổ sung cho nhau các y u tế ố ảnh hưởng đến vi c th c hi n TNXH c a doanh nghi p Vi t Nam V ệ ự ệ ủ ệ ệ ề tính m i cớ ủa đề tài, ở chương 4, bài nghiên cứu còn ch ra sỉ ự tương tác giữa các bi n ế trong mô hình h i quy ồ ảnh hưởng tích cực đến vi c th c hi n TNXH c a doanh nghiệ ự ệ ủ ệp

Cụ th , sể ự tương tác giữa quy mô doanh nghi p và vi c thành l p các b ph n chuyên ệ ệ ậ ộ ậ trách như ủy ban CSR, có t chổ ức công đoàn ảnh hưởng tích cực đến s tiố ền đầu tư vào thực hiện TNXH, nhưng lạ ảnh hưởi ng tiêu cực đến quyết định th c hi n TNXH Còn s ự ệ ự tương tác giữa thời gian hoạt động và việc nhận hỗ trợ thực hiện TNXH ảnh hưởng đến việc th c hi n TNXH trên cự ệ ả 2 phương diện Tổng quan hơn, nhóm tác giả đã so sánh kết quả c a 2 mô hình h i quy ủ ồ Logit đánh giá xác su t quyấ ết định th c hi n TNXH và FEM ự ệ đánh giá số ền đầu tư thự ti c hiện TNXH để đề xuất những biến mới và tính mới của mô hình so v i các tác gi khác.ớ ả

Ngày đăng: 04/08/2024, 23:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w