1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương Luật tố tụng hành chính VNU

181 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

1 Nêu khái niệm tài phán hành chính, TTHC Đặc điểm cơ bản của TTHC

- Tài phán hành chính theo nghĩa hẹp là hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính phát

sinh giữa công quyền và công dân được thực hiện bởi cơ quan tài phán hành chính độc lập

- TTHC là thủ tục, cách thức tiến hành các hoạt động của người khởi kiện, cơ quan tiến

hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác và các cqnn khác trong việc giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp LTTHC

- Đặc điểm cơ bản của TTHC:

o Có mục đích là giải quyết 1 loại tranh chấp đặc biệt – tranh chấp hành chính, trong đó 1 bên là cq, tcnn, người có thẩm quyền trong cq, tc đó, chủ yếu là cqhcnn,

người có thẩm quyền trong cq đó (bên bị kiện) và 1 bên là cá nhân, cq, tc (bên khởi kiện)

o Hoạt động TCHC dc tiến hành tại cq xét xử - TAND – để phân biệt với việc giải quyết các khiếu nại hành chính

▪ Đều có điểm chung là giải quyết các tranh chấp hành chính và đối tượng chủ yếu là các QDHC, hành vi hc của cqhcnn

▪ Điểm khác nhau là nếu khiếu nại và giải quyết khiếu nại hc dc tiến hành tại các cqhcnn và theo các thủ tục dc quy định tại Luật Khiếu nại và các vb có lquan thì TTHC dc tiến hành tại cq xét xử và theo các thủ tục tố tụng dc quy định tại LTTHC 2015

Trang 2

2 Nêu và phân tích các mô hình tổ chức xét xử hành chính trên thế giới 3 Nêu lịch sử phát triển của tài phán hành chính ở Việt Nam trước năm 1996 4 Nêu lịch sử phát triển của tài phán hành chính ở Việt Nam sau 01/7/1996 5 Đối tượng và vai trò của LTTHC

a Đối tượng: là các qhxh phát sinh trong qtr TA giải quyết 1 vụ án hc

Căn cứ vào dấu hiệu quyền lực nn và mối tương quan quyền lực giữa các chủ thể trong qh chia làm 3 nhóm:

- Nhóm 1: Qh giữa cq tiến hành tố tụng (TAND và VKSND) và người tiến hành tố tụng (Chánh án, Viện trưởng VKS, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký TA, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên) với nhau

o Nếu trong cùng hệ thống cq (qh giữa Chánh án với Thẩm phán; Thẩm phán với Thư ký; Viện trưởng với Kiểm sát viên) (trừ qh giữa các thành viên trong 1 HDXX) thì mối tương quan quyền lực thông thường là bất bình đẳng

o Nếu qh giữa các chủ thể trong nhóm này nhưng khác hệ thống (TA với VKS) thì đó là mối qh bình đẳng về quyền lực với mục đích phối hợp – chế ước

- Nhóm 2: QH giữa cq tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với đương sự (Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền và nghĩa vụ lquan) và với những người tgia tố tụng khác (người đại diện cho đương sự, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự, người làm chứng, người giám định và người phiên dịch)

o Phía cq tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng luôn mang quyền lực và sử dụng quyền lực

o Phía đương sự và người tgia tố tụng khác k mang quyền lực hoặc k dc sd quyền lực trong qtr tgia vào vụ án

 Qh tố tụng nên bình đẳng trong qh tố tụng

Trang 3

- Nhóm 3: qh giữa các đương sự, những người tgia tố tụng khác với nhau b Vai trò

- LTTHC là phương tiện thể hiện và triển khai thựuc hiện chủ trương, chính sách của Đảng, của NN về khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện hc nói riêng và cải cách hc nói chung

- LTTHC có vai trò điều chỉnh các qhxh phát sinh trong qtr TA giải quyết vụ án hc

- TTHC có vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cq trong hd hcnn

- LTTHC là phương tiện bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hd hcn, góp phần nâng cao hiệu quả, tăng cường hiệu lực của hd quản lý hc

6 Nêu các phương pháp điều chỉnh của LTTHC - Phương pháp quyền uy

o Dc sd để điều chỉnh các qh giữa cq tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với

đương sự và với những người tgia tố tụng khác

o Dc sd để điều chỉnh qh giữa những người tiến hành tố tụng trong cùng 1 hệ thống cq trong khi phân công, phân nhiệm tiến hành các hd tố tụng (nhóm 2 và 1 phần

nhóm 1)

▪ Chủ thể tiến hành tố tụng có quyền áp đặt lên những người tgia tố tụng và

những chủ thể tiến hành tố tụng khác nhưng có địa vị pháp lý thấp hơn

▪ Có quyền đơn phương ra quyết định và yêu cầu thực hiện quyết định dc đưa

Trang 4

Ví dụ:

• TA có quyền triệu tập đương sự tgia phiên tòa theo ngày giờ, địa điểm do chủ động xác định Đương sự có quyền đề nghị thay đổi những quyền quyết định có thay đổi k là thuộc về TA

• Chánh án có quyền phân công Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án, dù Thẩm phán có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi nhưng quyền quyết định việc có thay đổi hay k trc khi mở phiên tòa vẫn thuộc về Chánh án

▪ Mục đích phương pháp là nhằm đảm bảo cho người có thẩm quyền có thể nhân danh quyền lực nn, sử dụng quyền lực nn 1 cách tốt nhất để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ dc giao

- Phương pháp bình đẳng

o Là phương pháp điều chỉnh của pl, theo đó nn đặt các chủ thể tgia vào 1 qhpl cụ thể ở địa vị pháp lý ngang bằng nhau, k chủ thể nào có thể áp đặt lên chủ thể khác ý chí riêng của mình; không chủ thể nào có thể ép buộc chủ thể khác làm những

điều trái với ý chí, mong muốn, nguyện vọng của họ

o Bình đẳng dc thể hiện dưới 2 hình thức: bình đẳng định đoạt và bình đẳng phối hợp

▪ Bình đẳng định đoạt chủ yếu dc sử dụng để điều chỉnh mqh giữa các đương sự, giữa những người tgia tố tụng khác và mqh giữa các đương sự với những

tgia tố tụng khác

• Về nd, sự bình đẳng ở đây là bình đẳng trong việc hưởng quyền và nghĩa vụ trc TA chứ kp bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong pháp

luật nói chung (chủ yếu là pháp luật hc) mà họ đang tranh chấp

• Ví dụ: 1 quyết định xử phạt vphc bị khiếu kiện, thì khi ra tòa, các bên gồm người khởi kiện và người bị kiện bình đẳng, có quyền ngang

nhau trong việc cung cấp chứng cứ, đề xuất yêu cầu, tranh luận

Trang 5

▪ Bình đẳng phối hợp dc sử dụng để điều chỉnh giữa cq tiến hành tố tụng (TAND và VKSND) và người tiến hành tố tụng khác (Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký tòa án, Viện trưởng VKS, Kiểm sát viên)

lực thi hành và thủ tục phúc thẩm dc mở ra 7 Nêu mối quan hệ giữa LTTHC với các ngành luật khác

8 Khái niệm khoa học LTTHC và môn học LTTHC

9 Khái niệm và phân loại các nguyên tắc cơ bản của LTTHC Việt Nam 10 Phân tích nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong TTHC

11 Phân tích nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp

luật

12 Phân tích nguyên tắc xét xử công khai vụ án hành chính 13 Phân tích nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử

Trang 6

14 Phân tích nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc những người

tham gia TTHC

15 Phân tích nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

16 Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện 17 Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 18 Phân tích nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTHC

19 Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc trong TTHC 20 Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong TTHC

21 Phân tích nguyên tắc tranh tụng trong TTHC 22 Phân tích nguyên tắc đối thoại trong TTHC

23 Nêu và phân tích thẩm quyền xét xử hành chính theo loại việc (đối tượng xét xử hành chính): 4 loại việc:

Trang 7

quyết nhưng không đồng ý có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện Do tính chất

đặc thù của khiếu kiện này thủ tục giải quyết được quy định riêng trong Chương XI của Luật TTHC

- Khiếu kiện QDKL buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống

QDKL buộc thôi việc là quyết định bằng vb của người đứng đầu cq, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đvs công chức thuộc quyền quản lý của mình (Khoản 5 Điều 3) QDKL buộc thôi việc thực ra cũng là một loại QDHCcá biệt, và cũng là một loại QDHCnếu không hiểu phạm vi của nó quá rộng như khoản 5 Điều 3 đã dẫn trên Mặt khác, quyết định này thực ra là một loại trừ nằm trong loại trừ ở khoản 1 Điều 30: là quyết định mang tính nội bộ, nhưng do tính đặc thù của nó nên Luật đưa vào diện đối tượng khởi kiện

Mặt khác, trong số các biện pháp kỷ luật đối với công chức, thì biện pháp kỷ luật buộc thôi việc là nghiêm khắc nhất, gây hậu quả lớn đối với công chức, vì vậy, để bảo vệ quyền, lợi ích của công chức, việc quy định Tòa án có quyền xét xử khiếu kiện đối với quyết định buộc thôi việc là hợp lý

QDKL buộc thôi việc nói ở đây có các đặc điểm sau: (i) Là một quyết định cá biệt,

(ii) Hình thức pháp lý (tên gọi) là “quyết định”; (ii) Hình thức thể hiện là văn bản,

(iv) Chủ thể ban hành quyết định chỉ là người đứng đầu cơ quan, tổ chức,

(v) Đối tượng áp dụng là công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống thuộc quyền quản lý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức

- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (Khoản 3 Điều 30)

Trang 8

Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh 2004, bị cq nn

có thẩm quyền điều tra, xử lý theo qd của pl, gồm hành vi cạnh tranh k lành mạnh và hạn chế cạnh tranh

Theo thống kê của ngành Toà án, từ khi Pháp lệnh 2006 quy định về loại khiếu kiện này (khoản 16 Điều 11) cho đến nay mới có rất ít quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được khởi kiện ra Toà án theo thủ tục TTHC Bên cạnh đó, trong Luật Cạnh tranh còn quy định về nhiều loại quyết định và hành vi đáp ứng đầy đủ các đặc điểm của QDHC, HVHC có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích của doanh nghiệp nhưng không được quy định là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính,

Ví dụ: các hành vi bị cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước (Điều 6); quyết định kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, (Điều 15), văn bản trả lời về việc tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm (Điều 23); quyết định việc miễn trừ (Điều 25) Như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh có thể ra nhiều loại quyết định cá biệt để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Luật Cạnh tranh, nhưng khi khoản 3 Điều 30 LTTHC quy định chỉ một loại khiếu kiện này, tức là đã giới hạn phạm vi quyền khởi kiện các QDHCtrong lĩnh vực quản lý nhà nước về cạnh tranh Như vậy, quy định này lại mâu thuẫn với quy định loại trừ tại khoản 1 Điều 28 đã phân tích trên

24 Nêu và phân tích thẩm quyền xét xử hành chính theo cấp tòa án

- Thẩm quyền của TAND cấp huyện (Điều 31 Luật TTHC 2015)

Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

1 Khiếu kiện QDHC, HVHC của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ QDHC, HVHC của UBNDcấp huyện, Chủ tịch UBNDcấp huyện

Khác với Luật TTHC 2010, đó là quyết định hc, hvhc của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện k còn thuộc thẩm quyền xét xử cử TAND cấp huyện mà phải đưa lên TAND cấp

Trang 9

tỉnh Nhà làm luật đưa ra thay đổi này làm tăng tính vô tư, độc lập của TA khi xét xử QDHC, HVHC của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện

2 Khiếu kiện QDKL buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó

Trên thực tế, việc tuyển dụng và kỷ luật buộc thôi việc công chức làm việc ở cấp xã do UBND cấp huyện phụ trách, Nên QDKL buộc thôi việc cả đối với công chức cấp xã và công chức cấp huyện trên thực tế chỉ do các cq cấp huyện ban hành

3 Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án

Theo quy định hiện hành, các danh sách cử tri này do UBND cấp xã lập - Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh (Điều 32 Luật TTHC 2015)

Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

1 Khiếu kiện QDHC, HVHC của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, TANDTC, VKSND tối cao và QDHC, HVHC của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư

trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra QDHC, có HVHC

=> QDHC, HVHC của Thủ tướng (và những người nhân danh Thủ tướng – các Phó thủ tướng hoặc người dc Thủ tướng ủy quyền), Chủ tịch QH (và những người nhân dân CTN) sẽ thuộc TH miễn trừ khỏi tố tụng hc

2 Khiếu kiện QDHC, HVHC của cơ quan thuộc một trong các cqnn quy định tại khoản 1

Điều này và QDHC, HVHC của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường

Trang 10

hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra QDHC, có HVHC

- Mặc dù đều dc gọi là các cq trung ương nhưng lại dc tách thành 1 nhóm riêng, vì các cq thuộc nhóm 1, lại có thể tổ chức thêm 1 cấp nữa và các cq thuộc nhóm 1 đóng vai trò là cơ quan chủ quản, cơ quan thuộc nhóm 2 là cơ quan trực thuộc

3 Khiếu kiện QDHC, HVHC của cqnn cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa

án và của người có thẩm quyền trong cqnn đó

- Cqnn cấp tỉnh: thay vì tách làm nhiều nhóm nhỏ, thì UBND và các cq quản lý nn trực thuộc,

TA, VKS, HDND ở cấp tỉnh dc gộp chung lại

- Sở dĩ, ở cấp tỉnh thì có thể gộp trong khái niệm “cơ quan nn cấp tỉnh”; còn cấp TW lại k thể gộp dc, vì ở cấp TW có vùng miễn trừ khỏi tố tụng hc, còn ở cấp tỉnh, cấp huyện k có vùng đặc quyền miễn trừ khỏi tố tụng hc

4 Khiếu kiện QDHC, HVHC của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện trên cùng

phạm vi địa giới hành chính với Tòa án

5 Khiếu kiện QDHC, HVHC của cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có

nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

- Cơ quan đại diện ngoại giao là 1 cq TW, nhưng do đặc thù nên dc tách thành 1 nhóm riêng

6 Khiếu kiện QDKL buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành

chính với Tòa án

- K chỉ cấp tỉnh mà ở cấp TW cũng dc gộp “người đứng đầu cq, tc cấp tỉnh, bộ, ngành TW” Vì

Thủ tướng, CTN, Chủ tịch QH tuy là người đứng đầu cq TW nhưng k ban hành quyết định buộc thôi việc và vấn đề miễn trừ k dc đặt ra ở đây

Trang 11

- So với nhóm 1,2,3 thì bên cạnh chủ thể người đứng đầu cq, xuất hiện chủ thể người đứng đầu tổ chức – là các tổ chức chtri, chtri-xh, chtri-xh- nghề nghiệp Các tổ chức này dc nn hóa dẫn đến việc tuyển dụng, sd công chức trong các tổ chức này Có sử dụng ắt sẽ phát sinh kỷ luật buộc thôi việc

7 Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người

khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án

Theo Luật Cạnh tranh 2004, cq ban hành quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh cũng là cq TW, nhưng do loại khiếu kiện này tiếp tục bị đòi hỏi phải trải qua tiền tố tụng, nên dc tách thành 1 nhóm riêng khỏi nhóm 1, 2

8 Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện theo quy định tại Điều 31 của Luật này

- “cần thiết”: là những trường hợp thuộc thẩm quyền của TAND ấp huyện trong đk bình

thường, nhưng có những lý do đặc biệt phải chuyển lên cấp tỉnh xét xử

- “có thể”: là TAND cấp tỉnh k thể từ chối, nếu rơi vào TH thứ 2 và TH thứ 3 Còn lại TH thứ 2 – và là duy nhất, dựa vào tiêu chí “phức tạp” TAND cấp tỉnh có quyền quyết định lấy lên hay không

- Do TAND cấp tỉnh dc tổ chức thành các tòa chuyên trách, nên sẽ có nhu cầu phân định thẩm quyền xét xử trong nội bộ TAND cấp tỉnh (giữa các tòa chuyên trách)

25 Nêu và phân tích thẩm quyền xét xử hành chính theo lãnh thổ

- Các hệ thuộc dùng để xác định tòa án có thẩm quyền xét xử

o Luật TTHC 2015 (cũng như 2010) k tách việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ làm 1 điều khoản riêng

o Tuy nhiên dưới góc độ học thuật thì cần tách 2 phương diện này, để người đọc hiểu

dc hệ thuộc nơi cư trú, hệ thuộc nơi có tài sản, hệ thuộc nhân thân, hệ thuộc nơi diễn ra hành vi dc vận dụng ntn trong tố tụng hc

Trang 12

o Trong tố tụng hc, yếu tố tài sản k dc đặt lên hàng đầu, mà trc hết là hướng tới việc

hủy bỏ QDHC, HVHC của cq công quyền hoặc buộc cq công quyền thực hiện 1

nghĩa vụ nào đó Nên hệ thuộc nơi có tài sản dường như k có vai trò trong xác

định thẩm quyền theo lãnh thổ trong các vụ án hc - Các hệ thuộc dc sử dụng trong LTTHC 2015

o Hệ thuộc “nơi cư trú” dc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nơi có trụ sở dc sử dụng để xác định thẩm quyền theo lãnh thổ Tuy nhiên, dc xác định dựa vào nơi cư trú của

nguyên đơn hay bị đơn còn tùy thuộc từng TH

▪ Thẩm quyền của TAND cấp huyện dc xác định theo nguyên tắc nơi có trụ sở

của bị đơn (B)

▪ Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh sẽ dc xác định theo nơi có trụ sở của bị đơn

đvs khởi kiện thuộc nhóm 3 và nhóm 4 (B)

▪ Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh dc xác định theo nơi cư trú, có trụ sở của nguyên đơn đvs khởi kiện thuộc nhóm 6 (lquan xử lý vụ việc cạnh tranh)

Việc xác định quy định duy nhất theo hệ thuộc nơi cư trú của nguyên đơn trong trường hợp này đã loại trừ việc các công ty có trụ sở ở nước ngoài khởi kiện Điều này đặt ra quan ngại về sự phù hợp giữa LTTHC 2015 với các quy định của WTO, của các hiệp định thương mại đa phương, song phương mà Việt Nam đã phê chuẩn

▪ Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh được xác định theo trật tự: nơi nguyên đơn có trụ sở, nơi cư trú; nếu nguyên đơn không có trụ sở, nơi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thì xác định theo nơi bị đơn có trụ sở, đối với các khiếu kiện thuộc nhóm 1 và nhóm 2 (khiếu kiện đối với QDHC, HVHC của các cơ quan trung ương, trừ các QDHC, HVHC thuộc vùng miễn trừ)

Riêng đối với khiếu kiện thuộc nhóm 5 (khiếu kiện đối với QDHC, HVHC

của cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài), thì dường như hệ thuộc nơi cư trú (của nguyên đơn) đã được sử dụng kết hợp với hệ thuộc nhân thân

Trang 13

Theo đó, TAND cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền đối với khiếu kiện QDHC, HVHC của cơ quan đại diện ngoại giao của nước CHXHCNVN ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án (hệ thuộc nơi cư trú)

TH người khởi kiện k có nơi cư trú tại VN thì TA có thẩm quyền là TAND tp HN hoặc TAND Tp HCM Trong TH này thì hệ thuộc nơi cư trú (của cả nguyên đơn và bị đơn) cũng như hệ thuộc nơi xảy ra hành vi đều k thể áp dụng Chỉ còn lại hệ thuộc nơi có tài sản và hệ thuộc nhân thân (trc khi cư trú ở nước ngoài thì nguyên đơn xuất phát từ miền Nam hay Bắc) Hệ thuộc tài sản ít có ý nghĩa trong tố tụng hc -> chỉ còn hệ thuộc theo nhân thân là khả thi và phù hợp trong Th này

- Việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ, theo nguyên tắc nơi có trụ sở của bị đơn trong 1 số TH (khiếu kiện thuộc thẩm quyển của TAND cấp huyện và khiếu kiện đvs QDHC, HCHC của cq cấp tỉnh, khiếu kiện đvs QDKL buộc thôi việc của cq cấp tỉnh và cấp TW) sẽ diễn ra thuận lợi hơn nếu như nguyên đơn có nơi cư trú tên địa bàn của bị đơn

- Nhưng sẽ phiền toái cho nguyên đơn nếu họ có nơi cư trú, trụ sở khác với bị đơn Ví dụ: lái xe trên đường dài, có nơi cư trú ở Tp HCM, khi đi qua địa bàn của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã bị Trưởng công an huyện xử phạt trái pl và muốn thực hiện việc khởi kiện TH này, thẩm quyền thuộc về TA trên cùng lãnh thổ với người khởi kiện có nơi cư trú

- Khác với tố tụng dân sự, nguyên đơn trong tố tụng hc luôn dc xem là bên yếu thế Nên sẽ là 1 nhà nước “vì dân” hơn, nếu như tất cả các TH, thẩm quyền theo lãnh thổ dc xác định theo nơi cư trú, có trụ sở của nguyên đơn; nếu nguyên đơn k có nơi cư trú tại VN, hoặc từ bỏ quyền khởi kiện ra tòa án nơi mình cư trú, có trụ sở thì vụ việc mới chuyển sang thẩm quyền của TA nơi bị đơn có trụ sở

Trang 14

26 Cách xử lý khi phát hiện vbqppl liên quan đến đối tượng khiếu kiện hành chính có dấu hiệu trái pháp luật

- Theo luật TTHC, các vb qppl k thuộc đối tượng của khiếu kiện hc

➔ TA k thụ lý những khiếu kiện về tính k hợp pháp của vb qppl, k có quyền phán quyết về tính pháp của vb qppl do các cqnn, người có thẩm quyền ban hành

- Trong TH QDHC, HVHC bị kiện phù hợp với vb qppl, nhưng phát hiện vb qppl đó trái với vb qppl cấp trên, thì Thẩm phán phải đề nghị Chánh án TA kiến nghị với cq có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ vb qppl có dấu hiệu trái với HP, luật, vb qppl của cqnn cấp trên theo qd của luật này

- Còn đối với vbhc, hvhc có lquan đến QDHC, HVHC bị kiện, thì phải xem xét tính hợp pháp của vb, hành vi đó và đề nghị Chánh án TA kiến nghị với cq, cá nhân có thẩm quyền xem xét vbhc, hchc đó theo qd của pl

- Cqnn nhận dc kiến nghị của Chánh án TA có trách nhiệm trả lời cho TA biết

- Nếu vb qppl đó k dc sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, thì TA vẫn phải sd những vb đó để giải quyết vụ án

 Đây là hạn chế của pl VN hiện nay

27 Việc phân định thẩm quyền giữa tòa án và cơ quan giải quyết khiếu nại được thực hiện như thế nào

Việc xác định thẩm quyền trong Th vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện:

- TH người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hc tại TA có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì TA phải yêu cầu người khởi kiện lựa chọn cq giải quyết và có vb thông báo cho TA

TH người khởi kiện k thể tự mình làm vb thì đề nghị TA lập biên bản về việc lựa chọn cq giải quyết Tùy từng TH cụ thể TA xử lý như sau:

Trang 15

o TH người khởi kiện lựa chọn TA giải quyết thì TA thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung, đồng thời tbao cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại của TA

o TH người khởi kiện lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết thì TA căn cứ vào quy định tại điểm e khoản 1 điều 123 của Luật này trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo cho người khởi kiện

TH hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại k dc giải quyết hoặc đã dc giải quyết nhưng người khiếu nại k đồng ý với việc giải quyết khiếu nại và có đơn khởi kiện vụ án hc thì TA xem xét để tiến hành thụ lý vụ án theo thủ tục chung

- TH nhiều người vừa khởi kiện vụ án hc tại TA có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và tất cả những người này đều lựa chọn 1 trong 2 cq có thẩm quyền giải quyết thì thẩm quyền giải quyết dc thực hiện theo qd tại Khoản 1 điều này

- TH nhiều người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trong đó có người lựa chọn Tòa án giải quyết và có người lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc trường hợp có người chỉ khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền và người khác chỉ khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết được xác định như sau:

a) Trường hợp quyền lợi, nghĩa vụ của người khởi kiện và người khiếu nại độc lập với nhau thì việc giải quyết yêu cầu của người khởi kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án, còn việc giải quyết khiếu nại của những người khiếu nại thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;

b) Trường hợp quyền lợi, nghĩa vụ của người khởi kiện và người khiếu nại không độc lập với nhau thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung, đồng thời thông báo cho

Trang 16

người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Tòa án

- TH người khởi kiện không lựa chọn cơ quan giải quyết thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện

28 Việc phân định thẩm quyền giữa các tòa án được thực hiện như thế nào

- Giải quyết khi có sự nhầm lẫn về loại việc:

Khoản 1 Nghị quyết 02/2011/NQ-HDTP hướng dẫn giải quyết như sau:

“Trong quá trình giải quyết vụ án hc theo thủ tục sơ thẩm, tòa án phát hiện đây kp là vụ án hc mà là vụ án khác (ds, kt, lao động) và việc giải quyết vụ án này là thuộc thẩm quyền của mình thì TA giải quyết lại vụ án theo thủ tục chung do pl tố tụng quy định đvs việc giải quyết vụ án đó, đồng thời tbao cho các đương sự và VKS cùng cấp biết”

➔ Sự nhầm lẫn về loại việc trong qtr thụ lý vụ án để xét xử theo thủ tục sơ thẩm, sẽ k dẫn đến việc hủy án, và cũng k dẫn đến việc trả lại đơn kiện vì thụ lý nhầm là lỗi của TA Và việc phân công Thẩm phán chuyên trách (ở TAND cấp huyện) hoặc TA chuyên trách (ở TAND cấp tỉnh) là công việc nội bộ của tòa án, nên cx k dẫn tới việc “xóa sổ thụ lý” - Giải quyết tranh chấp về lãnh thổ:

Khoản 7 Điều 34 Luật TTHC:

“Chánh án Tòa án cấp tỉnh giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Tòa án cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Tòa án cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau; giữa các Tòa án cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao

Trang 17

Chánh án TANDTC giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau, Tòa án cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân cấp cao khác nhau.”

- Giải quyết tranh chấp về cấp tòa án

Luật TTHC 2015 và Nghị quyết 02/2011/NQ-HDTP k đề cập đến TH tranh chấp thẩm quyền giữa TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh, cũng như những tranh chấp về thẩm quyền phát sinh xung quanh việc “lấy án” của TAND cấp tỉnh Nhưng từ tinh thần của Điều 34 Luật TTHC 2015, chúng ta có thể suy ra, cq có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này chính là Chánh

án TA cấp tỉnh

Luật TTHC 2015 cũng k đề cập đến TH tranh chấp đồng thời về cấp và về lãnh thổ

Ví dụ: TAND huyện A thuộc tỉnh X cho rằng vụ việc thuộc thẩm quyền của mình, đồng thời TAND tỉnh Y lại cho rằng vụ việc thuộc thẩm quyền của mình mới đúng Cũng từ tinh thần của Điều 34 Luật TTHC 2015 => cq có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này là Chánh án

TANDTC

29 Cách giải quyết và hệ quả của sự nhầm lẫn về thẩm quyền xét xử (Điều 34)

Điều 34 Chuyển vụ án cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền

1 Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm, Tòa án xác định vụ án đó không phải là vụ án hành chính mà là vụ án dân sự và việc giải quyết vụ án này thuộc thẩm

quyền của mình thì Tòa án giải quyết vụ án đó theo thủ tục chung do pháp luật tố tụng dân sự quy định, đồng thời thông báo cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp

2 Trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm mà có căn cứ xác định việc giải quyết vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án khác thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền và xóa sổ thụ lý, đồng thời thông báo cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp

Trang 18

3 Sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm mà có căn cứ xác định việc giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án khác thì Tòa án phải mở phiên tòa để HDXX ra quyết định đình chỉ việc xét xử, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền 4 Khi xét xử phúc thẩm vụ án hành chính mà xác định vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm để giải quyết sơ thẩm lại vụ án theo

quy định của pháp luật

5 Khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính mà xác định vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Tòa án xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền xét

xử sơ thẩm để giải quyết sơ thẩm lại vụ án theo quy định của pháp luật

6 Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị quyết định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ án hành chính phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và được gửi ngay cho đương sự có khiếu nại, Viện kiểm sát có kiến nghị

Việc nhầm lẫn về thẩm quyền theo cấp và theo lãnh thổ có thể dẫn tới 1 trong 3 hệ quả sau, tùy thuộc việc nhầm lẫn diễn ra ở giai đoạn nào, và được phát hiện ở giai đoạn nào:

- Xóa sổ thụ lý và chuyển hồ sơ đến tòa án có thẩm quyền; - Đình chỉ vụ án và chuyển hồ sơ đến tòa án có thẩm quyền;

- Hủy án và giao hồ sơ vụ án cho tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm để giải quyết sơ thẩm lại vụ án

30 Nêu khái niệm, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành TTHC

a Khái niệm:

- Các cq tiến hành tố tụng hc gồm có TAND và VKSND

Trang 19

o Vai trò của TAND: ngoài với tư cách là 1 cq tiến hành TTHC, thì còn thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo LTTHC nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

o Vai trò của VKSND: là “kiểm sát việc tuân theo pl trong tthc nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hc kịp thời, đúng pháp luật”

- Người tiến hành tố tụng gồm có Chánh án TA, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký TA, Viện trưởng VKS, Kiểm sát viên và Kiểm tra

Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất 3 Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự

4 Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

5 Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan có người có hành vi

Trang 20

vi phạm pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

31 Nêu vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành TTHC

- Chánh án tòa án: TAND dc tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng nên Chánh án TA đóng vai trò là người đứng đầu TA, có thẩm quyền quản lý, điều hành mọi công việc của TA Tuy nhiên, Chánh án k có quyền can thiệp trực tiếp vào công việc của Thẩm phán, HDXX trong giải quyết 1 vụ án:

a) Tổ chức công tác giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án; bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; b) Quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án hành chính, Hội thẩm nhân dân tham gia HDXX vụ án hành chính; phân công Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hành chính bảo đảm đúng nguyên tắc quy định tại Điều 14 của Luật này;

c) Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;

d) Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên tòa; đ) Ra quyết định và tiến hành hoạt động TTHC;

e) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc kiến nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này;

h) Kiến nghị với cơ quan, cá nhân có văn bản hành chính, HVHC có liên quan đến QDHC, HVHC bị khởi kiện xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản, chấm dứt hành vi đó nếu phát hiện có dấu hiệu trái với quy định của pháp luật;

Trang 21

i) Kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ vbqppl nếu phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, vbqppl của cqnn cấp trên theo quy định của Luật này;

k) Xử lý hành vi cản trở hoạt động TTHC theo quy định của pháp luật; l) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này

Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án, trừ quyền quyết định kháng nghị quy định tại điểm e khoản 1 Điều này Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủy nhiệm

- Thẩm phán là 1 chức danh chuyên môn, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn lquan đến giải quyết 1 vụ án hc cụ thể sau khi có sự phân công của Chánh án:

o Xử lý đơn khởi kiện

o Lập hồ sơ vụ án hành chính

o Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ; tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ án hành chính theo quy định của Luật này

o Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

o Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ, quyết định tiếp tục đưa vụ án hành chính ra giải quyết

o Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

o Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại theo quy định của Luật này

o Quyết định đưa vụ án hành chính ra xét xử o Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp

Trang 22

o Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ hoặc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật này

o Chủ tọa hoặc tham gia HDXX vụ án hành chính; biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của HDXX

o Xem xét về tính hợp pháp của văn bản hành chính, HVHC có liên quan đến

QDHC, HVHC bị kiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét văn bản hành chính, HVHC đó theo quy định của pháp luật

o Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ vbqppl có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, vbqppl của cqnn cấp trên theo quy định của Luật này

o Xử lý hành vi cản trở hoạt động TTHC theo quy định của pháp luật o Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này

- Hội thẩm nhân dân: kh phải là công chức của TA, mà làm 1 nghề nghiệp khác, được bầu hoặc cử để làm nhiệm vụ xét xử:

o Nghiên cứu hồ sơ vụ án

o Đề nghị Chánh án Tòa án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính ra quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền

o Tham gia HDXX vụ án hành chính

o Tiến hành hoạt động tố tụng và ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của HDXX

- Thẩm tra viên: là công chức TA:

o Thẩm tra hồ sơ vụ án hành chính mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

Trang 23

o Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết vụ án hành chính với Chánh án Tòa án

o Thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật này

o Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này

- Thư ký tòa án: là công chức của TA, có nhiệm vụ chính là giúp việc cho Thẩm phán (Điều 41):

o Thẩm tra hồ sơ vụ án hành chính mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

o Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết vụ án hành chính với Chánh án Tòa án

o Thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật này

o Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này

- Viện trưởng VKS: là người đứng đầu viện kiểm sát, có thẩm quyền quản lý, điều hành mọi công việc của VKS (Điều 42):

o Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động TTHC;

o Quyết định phân công Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động TTHC, tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hành chính theo quy định của Luật này và thông báo cho Tòa án biết; phân công Kiểm tra viên tiến hành tố tụng đối với vụ án hành chính bảo đảm đúng nguyên tắc theo quy định tại Điều 14 của Luật này;

o Quyết định thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;

o Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Luật này;

Trang 24

o Yêu cầu, kiến nghị theo quy định của Luật này;

o Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này;

o Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này

Khi Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, trừ quyền quyết định kháng nghị quy định tại điểm d khoản 1 Điều này Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủy nhiệm

- Kiểm sát viên: là chức danh chuyên môn, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn lquan đến kiểm sát việc tuân theo pl trong hoạt động tố tụng hc sau khi có sự phân công của Viện trưởng (Điều 43):

o Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện o Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án

o Nghiên cứu hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 84 của Luật này

o Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này

o Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án

o Yêu cầu, kiến nghị Tòa án thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Luật này o Đề nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết

định của Tòa án có vi phạm pháp luật

o Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật

o Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này

Trang 25

- Kiểm tra viên: Là công chức của VKS, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn: (Điều 44) o Nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên

o Lập hồ sơ kiểm sát vụ án hc theo sự phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát

o Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pl theo qd của LTTHC

32 Nêu và phân tích các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng nói chung

Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1 Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự Người thân thích của đương sự là người có qh sau đây với đương sự:

- là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự - là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự - là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự

- là cháu ruột của đương sự mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột

2 Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó

3 Đã tham gia vào việc ra QDHChoặc có liên quan đến HVHC bị khởi kiện

4 Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với QDHC, HVHC bị khởi kiện 5 Đã tham gia vào việc ra QDKL buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với QDKL buộc thôi việc công chức bị khởi kiện

Trang 26

6 Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện.Bổ sung

7 Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện

8 Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ

Ngoài các TH dc qd trên, trong các TH khác khi có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ (như trong qh tình cảm, qh thông gia, qh công tác, qh kinh tế)

Ví dụ: Hội thẩm nhân dân là anh em kết nghĩa của người khởi kiện; Thẩm phán là con rể của người có quyền, nghĩa vụ lquan

Cũng có thể dc coi là căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể k vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng 1 phiên tòa xét xử vụ án hc, KSV, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký tòa án là người thân thích với nhau hoặc khi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, KSV dc phân công xét xử phúc thẩm vụ án hc có người thân thích là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, KSV đã tgia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án đó

33 Nêu những trường hợp cụ thể phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng

- Đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân:

o Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này

o Họ cùng trong một HDXX và là người thân thích với nhau; trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong TH là người thân thích với thành viên khác trong HDXX Tuy nhiên, khi có 2 người trong HDXX thân thích với nhau thì chỉ có 1 người phải từ chối hoặc bị thay đổi Việc thay đổi ai trước khi mở phiên tòa do Chánh án TA quyết định, tại phiên tòa do HDXX quyết định

o Họ đã tham gia giải quyết vụ án hành chính đó theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và đã ra bản án sơ thẩm; bản án, quyết định phúc

Trang 27

thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

o Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

- Đvs Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

o Thuộc 1 trong những trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này

o Đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong vụ án đó

- Thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên

o Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này

o Đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

o Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ án đó

34 Nêu thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng

Khi có căn cứ pháp lý nêu trên, Đ48, 49, 50, 51, 52 LTTHC quy định các đơn vị công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác dc thành lập và hoạt động theo quy định của người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị đề nghị thay đổi theo thủ tục như sau:

- Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản, trong

Trang 28

đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc của việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng

- Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi những người quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa

- Quyết định việc thay đổi người tiến hành tố tụng:

o Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định

Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Kiểm sát viên do Viện trưởng VKS cùng cấp quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng VKDS thì do Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp quyết định Việc thay đổi Kiểm tra viên do Viện trưởng VKS cùng cấp quyết định

o Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án do HDXX quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi HDXX thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án mà không có người dự khuyết thay thế ngay thì HDXX ra quyết định hoãn phiên tòa Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án thay thế người bị thay đổi Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoãn phiên tòa, Chánh án Tòa án phải cử người khác thay thế

Tại phiên tòa, việc thay đổi Kiểm sát viên do HDXX quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi HDXX thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên thì HDXX ra quyết định hoãn phiên tòa Việc cử Kiểm sát viên thay thế Kiểm sát viên bị thay đổi do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoãn phiên tòa, Viện trưởng Viện kiểm sát phải cử người khác thay thế và thông báo bằng văn bản cho Tòa án

Trang 29

35 Nêu khái niệm và phân loại người tham gia TTHC

- Người tham gia tố tụng hc là cá nhân, cq, tổ chức tgia vào việc giải quyết vụ án hc để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của ngkh hoặc để hỗ trợ TA trong quá trình giải quyết vụ án hc đó

- Khái niệm: (Điều 53): Người tham gia TTHC gồm đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch

- Dựa vào tiêu chí quyền và nghĩa vụ lquan, chia làm 2 nhóm:

o Nhóm T1 là nhóm đương sự (k thể thiếu trong hd tố tụng, có quyền lợi, nghĩa vụ

gắn liền với việc giải quyết vụ án): gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ lquan, người đại diện hợp pháp của đương sự

o Nhóm T2 là những người tgia tố tụng khác, gồm: những người có lquan đến hd tố tụng và họ k phải là những người có quyền lợi, nghĩa vụ gắn với việc giải quyết vụ

án Sự tgia của họ chỉ nhằm hỗ trợ việc giải quyết vụ án hc: người làm chứng, người phiên dịch, người giám định, người bào chữa

Khái niệm cá nhân, cq, tổ chức có thể bao gồm cả cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước Về nguyên tắc thì LTTHC dc áp dụng đvs việc giải quyết vụ án hc có yếu tố nước ngoài, chỉ có 2 TH ngoại lệ:

- TH1: TH ĐƯQT mà CHXHCNVN là thành viên có qd khác thì áp dụng qd của ĐƯQT - TH2: Cá nhân, cq, tc nước ngoài, tổ chức quốc tế thuộc đối tượng đc hưởng các quyền ưu

đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc các quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pl VN hoặc ĐƯQT mà CHXHCNVN là thành viên thì nd vụ án hc có lquan đến cá nhân, cq, tổ chức đó dc giải quyết bằng con đường ngoại giao

36 Nêu khái niệm đương sự và các điều kiện để đương sự tham gia vào TTHC

- Khái niệm: Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Khoản 7 Điều 3)

Trang 30

- Đặc điểm chung là những cá nhân, cq, tổ chức tgia tố tụng với mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

- Đk để đương sự tgia vào TTHC phải có năng lực chủ thể của quan hệ plhc gồm 2 yếu tố: năng lực pháp luật tố tụng hc và năng lực hành vi tố tụng hc

o NLPLTTHC là “khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong TTHC do pl quy định” (Khoản 1 Điều 54) – điều kiện cần

▪ 1 chủ thể có NLPLTTHC nghĩa là chủ thể đó dc PL thừa nhận có khả năng dc hưởng các quyền trong TTHC như: quyền khởi kiện; quyền cung cấp chứng cứ; quyền tự định đoạt việc khởi kiện, quyền dc yêu cầu thi hành bản án hc

▪ Chủ thể có khả năng gánh chịu các nghĩa vụ phát sinh trong qtr tố tụng: nghĩa vụ cung cấp chứng cứ; nghĩa vụ chấp hành các quyết định của TA trong time giải quyết vụ án; tôn trọng TA, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa; chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pl

o NLHVTTHC của đương sự là “khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ trong TTHC hoặc ủy quyền cho người đại diện tgia TTHC” (Khoản 2 Điều 54) – điều kiện đủ

▪ Nếu như NLPLTTHC là bình đằng giữa các chủ thể, thì NLHVTTHC lại biến đổi theo từng chủ thể vì nó phụ thuộc vào khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ

▪ Độ tuổi theo pl VN quy định là tối thiểu đủ 18 tuổi, với đk sức khỏe bthg, k có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần (Khoản 3 Điều 54)

o Đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ

Trang 31

hành vi thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong TTHC thông qua người đại diện theo pháp luật (Khoản 4 Điều 54)

o Trong Th người chưa thành niên, người mất NLHVDS – k có người đại diện theo

pháp luật thì các cqnn có trách nhiệm cử người giám hộ đứng ra khởi kiện cho họ

o NLHVTTHC của tổ chức: Đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ trong TTHC thông qua người đại diện theo pháp luật

37 Quyền và nghĩa vụ của đương sự

- Quyền và nghĩa vụ chung của các đương sự (Điều 55) - Quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện:

o Quyền khởi kiện vụ án hc

Để đảm bảo tối đa quyền khởi kiện vụ án hc, LTTHC đã quy định theo hướng đơn giản hóa các đk khởi kiện

TH1: Người khởi kiện có quyền kiện trực tiếp QDHC hoặc HVHC đến TA có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà k cần phải thực hiện khiếu nại lần đầu

TH2: Ngay cả khi người khởi kiện đã khiếu nại (Lần đầu hoặc lần tiếp theo) nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại đó k dc giải quyết hoặc đã dc giải quyết nhưng k đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó – thì cx có quyền khởi kiện ra Tòa hành chính

Ngoại lệ: đvs quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và đvs danh sách cử tri) o Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 7 LTTHC)

o Quyền tự định đoạt trong TTHC: Tôn trọng tối đa ý chí của người khởi kiện, pháp LTTHC cho phép người khởi kiện có thể tự định đoạt tiến trình tố tụng của minh, thậm chí có thể thay đổi việc khởi kiện trong quá trình tố tụng “Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện, thực hiện các quyền tố tụng khác của mình theo quy định của Luật

Trang 32

này” (Điều 8 LTTHC) Cụ thể hơn, khoản 2 Điều 56 LTTHC cho phép người khởi kiện “Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, thay đổi, bổ sung nội dung yêu cầu khởi kiện, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn”

- Quyền và nghĩa vụ của người bị kiện:

o Quyền dc TA thông báo về việc bị kiện: là cơ sở để người khởi kiện có time, đk cbi cho việc tgia TTHC và điều này 1 mặt đảm bảo việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính người khởi kiện; mặt khác tạo đk cho qtr TTHC dc thực hiện thuận lợi hơn

o Quyền sửa đổi hoặc hủy bỏ QDHC, QDKL buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện; dừng, khắc phục HVHC bị khởi kiện

Khác với quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện là sẽ dẫn đến việc chấm dứt hay thay đổi quá trình TTHC, còn người bị kiện thì không

Khi người bị kiện sửa đổi hoặc hủy bỏ QDHC, dừng, khắc phục hành vi hc bị khởi kiện sẽ dẫn đến các TH sau:

TH1: Nếu người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ lquan có yêu cầu độc lập đều rút đơn khởi kiện, yêu cầu TA căn cứ vào điểm b khoản 1 điều 143 LTTHC ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án

TH2: Nếu người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ lquan có yêu cầu độc lập k rút đơn khởi kiện, yêu cầu thì TA tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung Trong Th này TA phải xem xét tính hợp pháp của quyết định bị khởi kiẹn và quyết định sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định bị khởi kiện để tùy vào từng TH cụ thể mà có quyết định đúng pl

TH3: Nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ lquan có yêu cầu độc lập k rút yêu cầu thì TA đình chỉ việc giải quyết đvs yêu cầu của người khởi kiện và tiếp tục giải quyết đvs yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ lquan (Người có quyền lợi, nghĩa vụ lquan thành người khởi kiện)

Trang 33

Th4: Nếu người khởi kiện k rút đơn khởi kiện, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ lquan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì TA đình chỉ việc giải quyết đvs yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ lquan và tiếp tục giải quyết đvs yêu cầu của người khởi kiện theo thủ tục chung

- Quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (3 nhóm)

o Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập: họ là người tgia TTHC 1 cách độc lập với bên khởi kiện và bên bị kiện Do họ có quyền và nghĩa vụ độc lập, nên họ tgia tố tụng nhằm bảo vệ chính quyền, lợi ích của riêng họ Chính vì vậy, họ có những yêu cầu độc lập, k phụ thuộc vào yêu cầu của bên khởi kiện hay bên bị kiện Về cơ bản, họ cso đủ đk pháp lý để khởi kiện vụ án hc nhưng do vụ án hc đã xuất hiện bởi người khởi kiện, nên họ tgia vào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Họ có quyền và nghĩa vụ chung của các đương sự, bên cạnh đó có những quyền và nghĩa vụ tương tự người khởi kiện (khoản 2 điều 58): quyền đưa ra các yêu cầu độc lập (trong đó có yêu cầu bồi thường thiệt hại), quyền rút 1 phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; thay đổi, bổ sung nd yêu cầu khởi kiện

o Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tgia tố tụng với bên khởi kiện: là người mà việc tgia tố tụng của họ phụ thuộc vào bên khởi kiện, do quyền lợi của họ gắn liền với quyền lợi của bên khởi kiện Họ k thể tự mình đưa ra các yêu cầu độc lập và cũng k đủ điều kiện pháp lý để khởi kiện vụ án hc

Họ có quyền và nghĩa vụ của đương sự nói chung như:

Quyền dc biết, đọc, ghi phép, sao chụp và xem các tài liệu, chứng cứ do đương sự khác cung cấp hoặc do TA thu thập;

Quyền yêu cầu TA áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; Quyền tgia phiên tòa

Quyền đề nghị TA tạm đình chỉ giải quyết vụ án Quyền tranh luận tại phiên tòa

Trang 34

Quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của TA

o Người có quyền lợi và nghĩa vụ lquan tham gia tố tụng với bên bị kiện: là người k có yêu cầu độc lập trong vụ án hc, mà yêu cầu của họ phụ thuộc vào yêu cầu của người bị kiện

Có các quyền và nghĩa vụ tương tự như bên bị kiện

Tuy nhiên họ k có quyền “sửa đổi hoặc hủy bỏ QDHC, QDKL buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện; dừng, khắc phục hành vi hc bị khởi kiện (khoản 4 Điều 57)

38 Kế thừa quyền, nghĩa vụ TTHC

Các đương sự hoàn toàn có quyền tự định đoạt trong tham gia vào TTHC, và về nguyên tắc thường tham gia đầy đủ quy trình TTHC để bảo vệ quyền và lợi ích của mình Tuy nhiên, trong trường hợp khi đang tiến hành tố tụng mà có đương sự không thể tiếp tục tham gia tố tụng được

nữa do chết (đối với cá nhân) hoặc chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, hợp nhất, (đối với tổ chức) thì vụ án hành chính vẫn phải được tiếp tục giải quyết để bảo đảm quyền và lợi ích

hợp pháp cho các đương sự khác Chính vì vậy, để dự liệu trường hợp này, LTTHC đã quy định về việc kế thừa quyền, nghĩa vụ TTHC (Điều 59) Đó là các trường hợp sau

- Trường hợp người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng

Ví dụ: Ông H khởi kiện vụ án hành chính yêu cầu hủy quyết định thu hồi đất do UBNDhuyện ban hành Vụ kiện đang trong quá trình giải quyết thì ông H đột ngột qua đời Trong trường hợp này, các con của ông H – người thừa kế của ông- được tiếp tục tham gia tố tụng

- Trường hợp người khởi kiện là cơ quan, tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải

thể thì cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức cũ

thực hiện quyền, nghĩa vụ tổ tụng của cơ quan, tổ chức đó

Trang 35

- Trường hợp người bị kiện là người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức mà cơ quan, tổ

chức đó hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể thì người tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của

người đó tham gia tố tụng

Trường hợp người bị kiện là người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức mà chức danh

đó không còn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thực hiện quyền, nghĩa vụ của người bị kiện

- Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách thì cơ

quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức cũ thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó

Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức đã giải thể mà không có người kế thừa

quyền, nghĩa vụ thì cơ quan, tổ chức cấp trên thực hiện quyền, nghĩa vụ của người bị kiện Ví dụ: Bà N kiện quyết định thu hồi đất do UBND huyện C, ban hành Vụ án đang trong quá trình giải quyết thì huyện C sáp nhập với huyện A Trong trường hợp này thì UBND huyện mới – sau khi sáp nhập - sẽ tiếp tục tham gia vụ án với tư cách người bị kiện

- Trường hợp sáp nhập, chia, tách, giải thể, điều chỉnh địa giới hành chính trong một đơn vị hành chính mà đối tượng của QDHCcó sự thay đổi thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ra QDHCcó trách nhiệm tham gia tố tụng với tư cách là người bị kiện tại Tòa án nơi cơ quan, tổ chức, cá nhân có QDHCbị kiện Cơ quan tiếp nhận đối tượng của QDHCbị kiện phải tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Việc quy định các trường hợp kế thừa quyền, nghĩa vụ TTHC của bên bị kiện – cqnn, tổ chức – là hết sức quan trọng, để đảm bảo việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khởi kiện – ngay cả khi các cơ quan, tổ chức hay các cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đã bị thay đổi

Trang 36

39 Nêu khái niệm, phân loại người đại diện của đương sự

a Khái niệm: Người đại diện của đương sự là người tham gia TTHC thay mặt cho đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hc

b Phân loại: Dựa vào ý chí của đương sự, phân làm: 1 Người đại diện theo pháp luật

- Là người đại diện tgia TTHC để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo qd của pl

- Tư cách đại diện k phụ thuộc vào ý chí của đương sự - nghiễm nhiên tuân theo pl - Có thể là 1 trong những người sau đây:

Đối với đương sự là cá nhân:

o Cha, mẹ đvs con chưa thành niên o Người giám hộ đvs người dc giám hộ

o Người dc TA chỉ đỉnh đvs người bị hạn chế NLHVDS; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Đối với đương sự là tổ chức:

o Người đứng đầu cq, tổ chức do dc bổ nhiệm hoặc bầu theo qd của pl o Những người khác theo qd của pl

Tuy nhiên những đối tượng trên chỉ có thể trở thành người đại diện của đương sự nếu họ k bị hạn chế quyền đại diện theo qd của pl

2 Người đại diện theo ủy quyền

- Là người đại diện tham gia TTHC để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo sự ủy quyền của đương sự

Trang 37

- Khác với người đại diện theo pháp luật, tư cách đại diện của người đại diện theo ủy quyền chỉ có thể xuất hiện trên cơ sở ý chí của đương sự - mà biểu hiện cụ thể thông qua văn bản ủy quyền

- Trong TH này, vì đương sự là người có NLHV, nên người đại diện theo ủy quyền chỉ được tham gia tố tụng khi nhận được sự ủy quyền từ đương sự

- Đối với trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất NLHVDS, thì người đại diện theo pháp luật của đương sự cũng có thể ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng

- Phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất NLHVDS, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản

- Ngoài ra, trong TTHC cũng có thể xuất hiện nhóm người đại diện thứ ba Đó là trường hợp đối với QDHC, HVHC lquan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất NLHVDS, nếu họ k có người khởi kiện thì VKDS có quyền kiến nghị UBND xã nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đó (Khoản 3 điều 25)

40 Nêu các quyền - nghĩa vụ của người đại diện của đương sự

Người đại diện theo pháp luật Người đại diện theo ủy quyền

Quyền và nghĩa vụ

Thực hiện các quyền, nghĩa vụ TTHC của đương sự mà mình là đại diện

Thực hiện các quyền, nghĩa vụ TTHC của người ủy quyền

Vì Đương sự mà họ đại diện – là tổ chức, hoặc là người chưa thành niên hoặc mất NLHVDS => k thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ

Đương sự mà họ đại diện là những người có NLHV TTHC => tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ => người đại diện chỉ thực hiện trong phạm vi ủy quyền mà thôi

Trang 38

41 Những trường hợp nào không được làm đại diện trong TTHC (Khoản 6,7 Điều 60)

- Nếu họ là đương sự trong cùng một vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;

- Nếu họ đang là người đại diện trong TTHC cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ án

- Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an không được làm người đại diện trong TTHC, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật

42 Trường hợp chấm dứt đại diện của đương sự

- Quan hệ đại diện của đương sự không tồn tại vĩnh viễn mà có thể thay đổi, chấm dứt khi phát sinh những sự kiện pháp lý nhất định

- Những sự kiện pháp lý này có thể phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vào ý chí đương sự - Việc quy định chấm dứt đại diện của đương sự cũng nhằm bảo đảm nguyên tắc tôn trọng

quyền tự định đoạt của đương sự trong TTHC, và tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án hành chính

- Theo Điều 147 và Điều 148 BLDS, các trường hợp chấm dứt đại diện của đương sự bao gồm:

a Chấm dứt đại diện của cá nhân - Đại diện theo pháp luật:

o Người được đại diện đã thành niên hoặc NLHVDS đã được khôi phục o Người được đại diện chết

Trang 39

o Các trường hợp khác do pháp luật quy định (Ví dụ: Khi người đại diện mất NLHVDS hoặc rơi vào các trường hợp phải từ chối tham gia tố tụng) - Đại diện theo uỷ quyền:

o Thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành

o Người uỷ quyền huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền từ chối việc uỷ quyền,

o Người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết b Chấm dứt đại diện của pháp nhân

- Đại diện theo pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt - Đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

o Thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;

o Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền từ chối việc uỷ quyền,

o Pháp nhân chấm dứt hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế NLHVDS, mất tích hoặc là đã chết

43 Khái niệm, quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

- Khái niệm: Khoản 1 điều 61:”Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.”

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thường phải là người am hiểu, có kiến thức pháp luật, tuy nhiên khái niệm này rộng hơn khái niệm “luật sư”

- Quyền và nghĩa vụ:

Trang 40

o Phải có mặt theo giấy triệu tập của TA

o Tôn trọng TA, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa

44 Khái niệm, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng

a Khái niệm: Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án được đương sự đề nghị và Tòa án triệu tập tham gia tố tụng

Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng vì với tư cách là người nắm bắt, biết rõ những tình tiết có liên quan đến vụ án hc, người làm chứng có thể nhìn thấy, nghe thấy hoặc nắm rõ các đồ vật, giấy tờ lquan đến vụ việc Và để hỗ trợ qtr tố tụng, người làm chứng phải có khả năng nhận thức, khai báo về các tình tiết đó

b Quyền và nghĩa vụ

Ngày đăng: 04/08/2024, 11:11

w