1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Đánh giá những rủi ro thiết kế ảnh hưởng đến hiệu quả dự án thực hiện theo hình thức thiết kế & thi công ở Việt Nam

124 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá những rủi ro thiết kế ảnh hưởng đến hiệu quả dự án thực hiện theo hình thức thiết kế & thi công ở Việt Nam
Tác giả Võ Thị Đinh Khanh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Anh Thư, TS. Đặng Thị Trang
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,84 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG (16)
    • 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ (16)
    • 1.2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (17)
      • 1.2.1. Lý do chọn đề tài (17)
      • 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu (18)
      • 1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
  • CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN (0)
    • 2.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM (19)
      • 2.1.1. Hình thức thiết kế - thi công (design – build) (19)
      • 2.1.2. Vòng đời dự án (20)
      • 2.1.3. Giai đoạn thiết kế (24)
      • 2.1.4. Rủi ro (26)
      • 2.1.5. Rủi ro trong xây dựng (27)
      • 2.1.6. Rủi ro thiết kế (28)
      • 2.1.7. Hiệu quả dự án (30)
    • 2.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (31)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (41)
    • 3.2. THU THẬP DỮ LIỆU (42)
      • 3.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi (42)
      • 3.2.2. Thang đo hiệu quả dự án (44)
      • 3.2.3. Kích thước mẫu và phương pháp lấy mẫu (48)
    • 3.3. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU (48)
      • 3.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo (48)
      • 3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (49)
      • 3.3.3. Mô hình cấu trúc SEM (49)
  • CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (52)
    • 4.1. GIỚI THIỆU CHUNG (52)
    • 4.2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU (0)
      • 4.2.1. Số năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng (53)
      • 4.2.2. Chuyên môn hiện tại của đối tượng khảo sát (53)
      • 4.2.3. Đơn vị công tác hiện tại của đối tượng khảo sát (54)
      • 4.2.4. Vai trò của người được khảo sát khi tham gia dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công (54)
      • 4.2.5. Loại hình dự án đã tham gia (0)
      • 4.2.6. Nguồn vốn thực hiện dự án (55)
      • 4.2.7. Quy mô dự án đối tượng khảo sát tham gia (55)
    • 4.3. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO (56)
      • 4.3.1. Kiểm tra độ tin cậy thang đo về mức độ ảnh hưởng (56)
      • 4.3.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo về khả năng xảy ra (57)
    • 4.4. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC NHÓM KHẢO SÁT (59)
      • 4.4.1. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm về kinh nghiệm (59)
      • 4.4.2. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng có vai trò khác nhau khi (61)
    • 4.5. XẾP HẠNG CÁC YẾU TỐ RỦI RO (62)
      • 4.5.1. Xếp hạng các rủi ro theo mức độ ảnh hưởng (62)
      • 4.5.2. Xếp hạng các rủi ro theo khả năng xảy ra (0)
      • 4.5.3. Xếp hạng các rủi ro thiết kế (67)
    • 4.6. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA (70)
    • 4.7. PHÂN TÍCH NHÓM CÁC RỦI RO THIẾT KẾ (77)
      • 4.7.1. Rủi ro về thông tin thiết kế dự án không đạt yêu cầu (77)
      • 4.7.2. Rủi ro về năng lực người thiết kế không phù hợp (78)
      • 4.7.3. Rủi ro về năng lực thiết kế của nhà thầu không phù hợp (78)
      • 4.7.4. Rủi ro về thiết kế không phù hợp (0)
      • 4.7.5. Rủi ro về quy mô và mục tiêu dự án không rõ ràng (79)
  • CHƯƠNG 5 MÔ HÌNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC RỦI RO THIẾT KẾ VÀ HIỆU QUẢ DỰ ÁN THỰC HIỆN THEO HÌNH THỨC THIẾT KẾ - (80)
    • 5.1. THỐNG KÊ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN (80)
    • 5.2. XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG (84)
    • 5.3. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG (86)
      • 5.3.1. Đánh giá sự phù hợp của mô hình (0)
      • 5.3.2. Giá trị hội tụ (87)
      • 5.3.3. Giá trị phân biệt (90)
      • 5.3.4. Đánh giá mối liên hệ giữa các nhóm rủi ro thiết kế (90)
    • 5.4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG RỦI RO THIẾT KẾ ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ DỰ ÁN (94)
      • 5.4.1. Các giả thuyết (94)
      • 5.4.2. Kết quả mô hình (0)
    • 5.5. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH (102)
      • 5.5.1. Ảnh hưởng của rủi ro thông tin thiết kế đến hồ sơ thiết thiết kế (102)
      • 5.5.2. Ảnh hưởng của rủi ro năng lực thiết kế của nhà thầu đến hồ sơ thiết thiết kế (103)
      • 5.5.3. Ảnh hưởng của kết quả hồ sơ thiết kế đến hiệu quả về tiến độ dự án (104)
      • 5.5.4. Ảnh hưởng của kết quả hồ sơ thiết kế đến hiệu quả về chi phí dự án (105)
      • 5.5.5. Ảnh hưởng của kết quả hồ sơ thiết kế đến hiệu quả về chất lượng dự án . 90 5.6. KẾT LUẬN (105)
  • CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (0)
    • 6.1. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (107)
      • 6.1.1. Kết luận (107)
      • 6.1.2. Kiến nghị (108)
    • 6.2. GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU (108)
    • 6.3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (109)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (110)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong bối cảnh nước ta đang tiến hành cải cách kinh tế, mở cửa thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), hợp tác với đối tác lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu Thị trường Việt Nam đang trở nên hấp dẫn hơn trong những năm gần đây

Theo Báo cáo đánh giá mới nhất của Bộ Xây dựng, trong năm 2019, lĩnh vực xây dựng nước ta tăng trưởng khoảng 9 - 9.2% so với năm 2018 Tỷ lệ đô thị hóa cả nước khoảng 39.2%, tăng 0.8% so với năm 2018 Thị trường bất động sản tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn thu hút đáng kể các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước Bộ Xây dựng cũng đã đề ra các chỉ tiêu kế hoạch phấn đấu giá trị xây dựng tăng khoảng

9 – 10% so với năm 2019, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40% [1]

Với tốc độ tăng trưởng như vậy thì việc cạnh tranh trong ngành xây dựng sẽ càng ngày gay gắt, các chủ đầu tư cần cung cấp cho thị trường những sản phẩm đa dạng hơn, kết hợp nhiều dịch vụ tiện ích, điều này sẽ gây cho chủ đầu tư nhiều rủi ro trong việc đầu tư, quản lý dự án như tăng chi phí đầu tư, chậm tiến độ bàn giao…

Hiện nay đang có sự canh tranh gay gắt trong thị trường xây dựng Việt Nam, doanh nghiệp xây dựng tăng về số lượng lẫn chất lượng, không có sự chênh lệnh lớn về công nghệ xây dựng các nhà thầu Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng dựa trên mức giá đấu thầu và tiến độ hoàn thành dự án của nhà thầu Hai yếu tố này được quyết định chủ yếu bởi khả năng tài chính, công nghệ thi công và khả năng quản lý dự án của nhà thầu

Do đó, chủ đầu tư và các nhà thầu xây dựng cần nghiên cứu và tìm ra những phương pháp, hình thức xây dựng mới mục đích tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, đóng góp tích cực vào nền xây dựng nước nhà, phù hợp xu thế toàn cầu… Một trong những hình thức mới mà các chủ đầu tư và nhà thầu đang hướng tới trong những năm gần đây là chuyển đổi từ hình thức hợp đồng thiết kế - đấu thầu – thi công (design-bid-build) truyền thống sang hình thức thiết kế-thi công (design and build)

Tên dự án Giá trị hợp đồng (tỉ đồng) Năm

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1 Lý do chọn đề tài

Hình thức thiết kế - thi công đã được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới Sau nhiều năm hội nhập quốc tế, các nhà thầu Việt Nam đã tiếp thu và áp dụng các công nghệ và phương thức quản lý mới Các công trình áp dụng hình thức thiết kế - thi công chủ yếu là các dự án công trình giao thông, trong những năm gần đây 2015-2019 các tập đoàn xây dựng lớn của nước ta như Cotecons, Ricons, Unicons, Hòa Bình, Delta đã và đang áp dụng hình thức thiết kế - thi công vào rất nhiều dự án công trình dân dụng Hình thức thiết kế - thi công với những ưu điểm như tiết kiệm thời gian triển khai dự án, tiết kiệm chi phí, hạn chế sự xung đột giữa thiết kế và thi công, rút ngắn thời gian thi công chắc chắn, đây sẽ là hình thức được áp dụng rộng rãi trong tương lai Tuy nhiên, hình thức này còn mang lại nhiều rủi ro cho nhà thầu, yêu cầu nhà thầu kết hợp thiết kế và thi công trong cùng một hợp đồng Nhà thầu thiết kế - thi công có trách nhiệm cho những rủi ro về thiết kế Ở đây rủi ro thiết kế có thể gồm: thay đổi thiết kế, thiết kế không theo tiêu chuẩn phù hợp, thiết kế trễ kế hoạch, nhà thầu thiếu chuyên gia thiết kế Những rủi ro thiết kế gây khó khăn cho nhà thầu và ảnh hưởng đến hiệu quả dự án

Vì thế, để hiểu rõ những rủi ro thiết kế trong các dự án thực hiện theo hình thức thiết kế-thi công, đồng thời quản lý hiệu quả những rủi ro này và giảm thiểu những rủi ro cho các nhà thầu thiết kế - thi công, học viên đề xuất thực hiện đề tài “Đánh giá những rủi ro thiết kế ảnh hưởng đến hiệu quả dự án thực hiện theo hình thức thiết kế

- thi công (design and build) ở Việt Nam”

- Xác định các rủi ro thiết kế và phân nhóm các rủi ro này trong dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công (D&B)

- Phân tích mối ảnh hưởng của các nhóm rủi ro thiết kế với hiệu quả của dự án

- Đưa ra các kiến nghị, giải pháp về thiết kế cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng thiết kế - thi công để nâng cao hiệu quả dự án

1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Các rủi ro thiết kế tác động đến hiệu quả dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu trên phương diện nhà thầu thi công thực hiện các công trình dân dụng và công nghiệp thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công

Dữ liệu được khảo sát trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

Các đối tượng khảo sát gồm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế xây dựng, các cá nhân đã và đang tham gia vào dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công.

TỔNG QUAN

CÁC ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM

2.1.1 Hình thức thiết kế - thi công (design – build):

Thiết kế - thi công là một hình thức phân phối dự án mà chủ đầu tư ký hợp đồng với một công ty duy nhất làm tổng thầu để lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng dự án Tổng thầu có thể là một công ty chuyên thiết kế liên kết với nhà thầu thi công, nhà thầu thi công thuê chuyên gia thiết kế để chuẩn bị các thiết kế, hoặc nhà thầu tự thực hiện cả thiết kế và thi công… [2] Điều này trái ngược với hình thức thiết kế - đấu thầu -thi công truyền thống, trong đó chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị thiết kế để cung cấp thiết kế và sau đó ký hợp đồng với nhà thầu thi công để xây dựng dự án theo thiết kế đó Một số hợp đồng thường được sử dụng là hợp đồng vốn cộng lời, hợp đồng trọn gói, hợp đồng bảo đảm giá tối đa (GMP) [2]

Sự khác biệt cơ bản giữa DB và DBB trong hợp đồng, cụ thể là cách thức rủi ro và trách nhiệm đối với các chi tiết thiết kế được chuyển từ chủ đầu tư sang nhà thầu Trong hợp đồng DBB, chủ đầu tư thuê nhà thiết kế để phát triển bản vẽ xây dựng cuối cùng [3] Nhưng với hình thức thiết kế - thi công giúp cho chủ đầu tư làm việc với một bên duy nhất chịu trách nhiệm thay vì với cả đơn vị thiết kế và nhà thầu khi có tranh chấp xảy ra Nó cũng giảm thiểu rủi ro và nghĩa vụ của chủ đầu tư về tiến độ và điều phối công việc Nó cũng cho phép chủ đầu tư biết sớm chi phí của dự án, trước khi thiết kế hoàn thiện đầy đủ, làm giảm những rủi ro cho chủ đầu tư như khiếu nại và tăng chi phí cho dự án (đặc biệt nếu đó là hợp đồng bảo đảm giá tối đa hoặc theo giá cố định) Ngược lại, bởi vì chịu trách nhiệm cả thiết kế và xây dựng nên nhà thầu D&B gánh chịu hầu hết những rủi ro của dự án và điều này có thể là tăng chi phí cho nhà thầu [2]

Vai trò của chủ đầu tư trong phương pháp này nhỏ và chỉ được nhấn mạnh vào những vấn đề chi tiết trước khi dự án bắt đầu Thông thường, chủ đầu tư cung cấp các thông số kỹ thuật liên quan đến dự án để đơn vị thiết kế của nhà thầu có thể chuẩn bị các thiết kế cuối cùng Nhà thầu chuẩn bị một thiết kế cuối cùng đáp ứng các yêu cầu về mục đích, công năng, phù hợp nhu cầu của chủ đầu tư và hoàn thành bản thiết kế chi tiết

Tổng thầu thiết kế - thi công đảm nhận một rủi ro đáng kể nhưng nếu dự án được quản lý tốt, nó cũng có thể mang lại lợi nhuận đáng kể Vì bộ phận thiết kế và thi công là cùng một đội, nên chuyên gia xây dựng sẽ cho phép các thiết kế cuối cùng hiệu quả hơn về chi phí thi công Trong hình thức thiết kế - thi công, các nhà cung cấp và nhà thầu phụ được thuê trực tiếp bởi tổng thầu Tổng thầu thiết kế - thi công có thể chọn hình thức hợp đồng: đơn giá khoán, giá cố định, v.v và thường tổ chức đấu thầu cạnh tranh các hợp đồng phụ để có được mức giá chung thấp nhất cho công trình, để tạo khoản lợi nhuận [2]

Hình 2.1 Mối quan hệ của các bên trong hợp đồng thiết kế - thi công

Các quy trình quản lý dự án DBB được phát triển với ý tưởng rằng chỉ các hoạt động thiết kế sẽ xảy ra trong giai đoạn thiết kế và chỉ các hoạt động xây dựng sẽ xảy ra trong giai đoạn xây dựng Điều này dẫn đến một mô hình tuyến tính cho quản trị dự án, trong đó chỉ các đơn vị thiết kế sẽ được quản lý sản phẩm của họ, theo sau là các đơn vị xây dựng và sản phẩm của họ Trong DB người ta có thể dễ dàng thấy rằng nếu một nhà thầu có hệ thống quản lý thiết kế và xây dựng riêng biệt, cả hai sẽ hoạt động và vận hành trong suốt quá trình phân phối dự án DB

Nhà thầu phụ Nhà cung cấp

Hình 2.2 Biểu đồ thời gian của quản lý dự án theo hình thức thiết kế - đấu thầu - thi công và thiết kế - thi công [3]

Tùy thuộc vào việc dự án thuộc khu vực công hay tư nhân và loại hợp đồng đang được xem xét, sẽ được đưa ra sẽ ảnh hưởng đến vòng đời dự án thiết kế - xây dựng Chu trình của quá trình thiết kế - thi công bắt đầu bằng việc bắt đầu dự án và tiếp tục đưa vào sử dụng quy trình khá điển hình trong bất kỳ vòng đời dự án nào, nhưng đối tượng tham gia và vai trò của họ có phần khác nhau [4]

Hình 2.3 Vòng đời dự án thực hiện theo hình thức thiết kế-thi công [4]

Minimal contractor input Extensive contractor input

Planing & Preliminary Design-Builder Final Engineering Construction Design-Build

Programming Engineering selection Time savings

Minimal contractor input Extensive contractor input

Lập kế hoạch dự án Quản lý xây dựng Kết thúc dự án

2.1.2.1 Bắt đầu dự án Đây là thời điểm mà chủ đầu tư lập kế hoạch, xác định nhu cầu và mong muốn của họ Chủ đầu tư phải xác định xem họ có nhân viên đủ điều kiện để bắt đầu thực hiện dự án hay không hoặc họ yêu cầu chuyên gia bên ngoài hỗ trợ Trong suốt giai đoạn này chủ đầu tư cần xác định mục tiêu và cân nhắc ngân sách, nguồn lực tài chính Một số vấn đề được đề cập:

- Mục tiêu và nhu cầu của chủ đầu tư

- Lợi nhuận và mối nguy của dự án

- Nghiên cứu tính khả thi dự án

- Dòng thời gian của dự án

- Ngân sách và chi phí dự phòng

Phân phối rủi ro là một phần không thể thiếu trong hình thức thiết kế - thi công và các vấn đề liên quan đến bảo hiểm, những điều khoản giới hạn bắt buộc và cung cấp các chính sách cần thiết:

- Các vấn đề về pháp lý và giấy phép

- Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng thiết kế - thi công

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và tổng thầu

- Hợp đồng giữa tổng thầu và thầu phụ

- Các đơn vị bảo đảm và liên kết

2.1.2.3 Lập kế hoạch dự án – xác định thông số kỹ thuật hiệu suất

Giai đoạn này của dự án, trong một vài trường hợp có thể đứng trước giai đoạn phân bổ rủi ro, tập trung vào phương thức mà chủ đầu tư đưa ra trong hợp đồng thiết kế - thi công

Lập kế hoạch dự án:

Xác định thông số kỹ thuật hiệu suất:

- Xác định các yêu cầu báo giá / đề nghị mời thầu

- Lập yêu cầu báo giá/ đề nghị mời thầu

- Chuẩn bị phản hồi các đề xuất

- Ước tính chi phí dự thầu

- Đánh giá hồ sơ dự thầu, lựa chọn nhà thầu thiết kế - thi công

2.1.2.4 Giai đoạn giao thầu và quản lý thi công

Trước khi xem xét và ký kết hợp đồng cuối cùng, chủ đầu tư và nhà thầu nên xem xét lại các phạm vi công việc trong quá trình xây dựng và hình thành cách thức quản lý được trình bày trong hợp đồng đó Trong số các điều khoản cần xem xét lại là quy trình gửi và yêu cầu thanh toán, chuẩn bị đơn đặt hàng, các khoản phí liên quan, và hình thức kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng sẽ được áp dụng Các vấn đề cần được lưu ý trong giai đoạn này:

- Kiểm soát và đảm bảo chất lượng

- Kiểm soát chi phí và tiến độ

2.1.2.5 Kết thúc và vận hành

Trước khi bắt đầu xây dựng, phải nghĩ đến việc kết thúc và vận hành dự án Các hệ thống của công trình càng phức tạp, tầm quan trọng sẽ được đặt vào quá trình vận hành Tại thời điểm nhà thầu thiết kế - thi công được coi nghĩa vụ hợp đồng của mình đã hoàn thành, các chứng nhận bảo hành bảo trì được cung cấp cho chủ đầu tư Nhưng những gì về các vấn đề trách nhiệm pháp lý vẫn là trách nhiệm của nhóm xây dựng thiết kế trong khoảng thời gian theo luật định Kết thúc dự án một cách chuyên nghiệp và kịp thời là điều mà tất cả các nhà thiết kế - xây dựng đều muốn hướng tới

Thiết kế của các dự án xây dựng là tạo ra các bộ quy hoạch, bản vẽ và thông số kỹ thuật rõ ràng, toàn diện, chi tiết và tích hợp, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các hạn chế về tài nguyên, công nghệ, tài chính và môi trường [4] Quá trình thiết kế và xây dựng được chia thành các giai đoạn, chung cho tất cả các dự án, dựa trên các điểm đăng xuất chính cần thiết từ khách hàng

Trong giai đoạn này, việc quyết định liên quan đến kích thước và yêu cầu loại kết cấu của công trình và thiết kế ý tưởng được chuẩn bị Giai đoạn này liên quan đến việc chuẩn bị các bản vẽ phác thảo và các chi tiết dịch vụ liên quan [5]

Hình 2.4 Các giai đoạn trong vòng đời dự án [5]

Giai đoạn thiết kế gồm hai giai đoạn chính: thiết kế ý tưởng và thiết kế chi tiết

- Giai đoạn thiết kế cơ sở: Trong giai đoạn này kiến trúc sư lên phương án, đánh giá các công nghệ thay thế, quyết định kích thước, công năng và so sánh các phương án kinh tế Giai đoạn này dẫn đến một loạt các kế hoạch sơ bộ và thông số kỹ thuật đầu tiên có thể xem xét và sàng lọc Đánh giá tập trung vào sự chấp thuận của chủ đầu tư, nguồn lực tài chính bên ngoài, phù hợp với quy hoạch với cơ quan quản lý, giấy phép, tiêu chuẩn an toàn, ảnh hưởng môi trường…

- Giai đoạn thiết kế chi tiết: Quá trình phân tích và thiết kế kết cấu sao cho phù hợp với tiêu chuẩn Gồm nhiều bản vẽ chi tiết kỹ thuật: thiết kế kiến trúc, kết cấu, ngoại cảnh, điện nước… tài liệu tóm tắt rất chi tiết, đưa ra các tiêu chí như môi trường làm việc, không gian sử dụng và tiêu chuẩn chất lượng Chúng được gọi là phạm vi công việc dùng để thiết lập chính sách cơ bản cho công việc thiết kế

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện để xem xét tác động của các yếu tố đến sự thành công của dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công (design and build)

Theo Olabode E.Ogunsanmi [14] điều tra các nguồn rủi ro khác nhau trong các dự án Thiết kế và thi công để phân thành ba nhóm rủi ro về chi phí, thời gian và chất lượng, đề xuất các chiến lược gồm lập kế hoạch, giám sát, điều phối, kiểm soát, và ra quyết định để đạt được thành công của dự án

Theo Albert P C Chan, Danny C K Ho, and C M Tam [15] đã phát triển một mô hình hồi qui đa biến nhằm xác định tầm quan trọng của các yếu tố đến sự thành công của dự án thiết kế- thi công (cam kết của nhóm dự án, năng lực của nhà thầu, đánh giá rủi ro và trách nhiệm, nhu cầu của người dùng và các ràng buộc do người dùng yêu cầu) Bài viết đã nhận định hiệu quả về thời gian và chi phí cũng như chất lượng thiết kế, năng lực của nhà thầu là những yếu tố chính đóng góp sự thành công chung của dự án D&B

Bằng cách chọn D&B, chủ đầu tư chuyển thiết kế từ nhóm của chính mình sang nhà thầu Do đó, điều này đòi hỏi một sự thay đổi trong cách quản lý chất lượng được thực hiện trong suốt vòng đời dự án D&B Li-Chung Chao, Miroslaw J Skibniewski [16] cho rằng vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong thiết kế và quản lý thiết kế chưa rõ ràng trong các hợp đồng tương ứng của họ nên đã trình bày một nghiên cứu xem xét các vấn đề liên quan đến trách nhiệm thiết kế và các điều khoản hợp đồng trong quản lý thiết kế giữa người thiết kế và nhà thầu D&B, để cải thiện quản lý thiết kế trong dự án thiết kế thi công, bài viết này đề xuất một số hạng mục chiến lược cần được xem xét trong việc soạn thảo hợp đồng giữa chủ sở hữu/ nhà thầu D&B, nhà thầu D&B/ thiết kế và chủ đầu tư

Robert J Chapman [17] đã công bố một quá trình xác định và đánh giá rủi ro thiết kế, giúp cho chủ đầu tư, nhà thầu có nhận thức về rủi ro, lường trước những thay đổi bất lợi, bảo vệ bản thân khỏi những vấn đề bất ngờ, rủi ro về giá để đạt được lợi nhuận tốt nhất

Một nghiên cứu ở Hong Kong được thực hiện bởi Edwin H W Chan, Albert P C Chan and Ann T W Yu [18] đã chỉ ra nên tách biệt giữa thiết kế và quản lý thiết kế, các kiến trúc sư/ kỹ sư là những người thiết kế nhưng không thích hợp để thực hiện quản lý thiết kế trong các dự án D&B, nên chỉ định một người có kinh nghiệm làm quản lý chịu trách nhiệm quản lý thiết kế tổng thể Nhà thầu D&B được chọn phải quản lý được thiết kế và chịu trách nhiệm về thông tin thiết kế, bất kỳ những khác biệt trong thiết kế tổng thể Vai trò của thiết kế và quản lý thiết kế nên được xác định rõ ràng trong hợp đồng để tránh những hiểu lầm tranh chấp

Theo S Thomas and Skitmore, Martin [19] đã chỉ ra 4 rủi ro chính liên quan đến thiết kế trong hệ thống thiết kế - làm mới – xây dựng (DN&C) mà nhà thầu cần quan tâm là: khả năng thiết kế của nhóm thiết kế, thiếu phí thành lập nhóm thiết kế trong giai đoạn đầu, mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm, thời gian thiết kế Một cuộc khảo sát trong bối cảnh Hongkong về các yếu tố quyết định thành công của dự án D&B được thực hiện bởi Edmond W.Lam; Albert P.RChan; Daniel W Chan [20] và phát triển chỉ số thành công của dự án thiết kế thi công thông qua 12 nhóm nhân tố chính: năng lực của chủ đầu tư, năng lực của trưởng nhóm thi công, hiệu quả của việc quản lý dự án, năng lực của tư vấn thiết kế của nhà thầu, mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm thiết kế, dữ liệu đầu vào của chủ đầu tư về dự án, đặc điểm của dự án, chủ đầu tư nhấn mạnh vào thời gian và chi phí, áp dụng đổi mới phương pháp quản lý, chuyển đổi rủi ro, môi trường xã hội, môi trường kinh tế Từ đó cung cấp các kiến nghị thiết thực cho các bên liên quan của dự án để giúp thực hiện tốt hơn phương thức D&B

Bảng 2.1 Một số nghiên cứu liên quan

STT Tác giả Tên nghiên cứu Năm xuất bản Nội dung Phương pháp nghiên cứu

Risk Classification Model for Design ang Build Projects

Mô hình phân loại rủi ro cho các dự án thiết kế - thi công

- Bài viết này điều tra các nguồn rủi ro khác nhau trong các dự án Thiết kế và thi công để phân thành ba nhóm rủi ro về chi phí, thời gian và chất lượng

- Bài viết đề xuất các chiến lược gồm lập kế hoạch, giám sát, điều phối, kiểm soát, truyền thông và ra quyết định để đạt được thành công của dự án

- Lập bảng khảo sát với 7 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến dự án trường đại học công

- Kỹ thuật phân tích phân biệt

Design and build project success factors:

Các nhân tố thành công của dự án thiết kế - thi công: Phân tích đa biến

- Nghiên cứu đã xác định các yếu tố thành công của dự án thiết kế - thi công (D&B) và xem xét tầm quan trọng của các yếu tố này đối với kết quả dự án Sáu yếu tố thành công của dựa án (cam kết của nhóm dự án, năng lực của nhà thầu, đánh giá rủi ro và trách nhiệm, nhu cầu của chủ đầu tư và các ràng buộc do chủ đầu tư yêu cầu) đã được trích xuất từ phân tích dữ liệu các nhân tố được cung cấp bởi 53 người tham gia dự án D&B trong khu vực

- Từ kết quả hồi quy đa biến thì cam kết của nhóm dự án, năng lực của chủ đầu tư được coi là rất quan trọng để mang lại dự án thành công Năng lực của nhà thầu cũng đóng góp và hiệu quả thời gian dự án Bài viết cũng nhận định hiệu quả thời gian và chi phí cũng như chất lượng thiết kế và

- Lập bảng khảo sát với 31 nhân tố và 6 nhóm nhân tố tác động sự thành công của dự án D&B

- Phân tích nhân tố xác định các nhân tố quan trọng

- Sử dụng SPSS để chạy mô hình hồi qui đa biến xác định mối tương quan giữa các nhóm nhân

STT Tác giả Tên nghiên cứu Năm xuất bản Nội dung Phương pháp nghiên cứu tay nghề là những yếu tố chính đóng góp thành công chung của dự án D&B tố đối với sự thành công của dự án D&B

Predicting Performance of Design-Build and Design-Bid-Build Projects

Dự đoán hiệu quả của dự án thiết kế - thi công và thiết kế- đấu thầu – thi công

- Nghiên cứu thu thập, kiểm tra và xác thực dữ liệu, thống kê từ 87 dự án xây dựng của hai hình thức thiết kế - thi công và thiết kế - đấu thầu – thi công Sau đó tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến để dự đoán hiệu quả dự án, thông qua các biến: hiệu quả về chi phí, thời gian, chất lượng, sự hài lòng của chủ đầu tư

- Ứng dụng thực tế của nghiên cứu này là để nhà thầu đảm bảo dự án của họ có hiệu quả cao, họ nên tập trung vào các thuộc tính quan trọng

- Mô hình hồi quy đa biến

The controlling influences on effective risk identification and assessment for construction design management

Kiểm soát các ảnh hưởng của rủi ro xác định và đánh giá hiệu quả rủi ro cho quản lý thiết kế xây dựng

- Bài viết giúp cho chủ đầu tư, nhà thầu có nhận thức về rủi ro, lường trước những thay đổi bất lợi, bảo vệ bản thân khỏi những vấn đề bất ngờ, rủi ro về giá để đạt được lợi nhuận tốt nhất

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Xác định các rủi ro thiết kế ảnh hưởng đến hiệu quả dự án Suy luận, tham khảo tài liệu, dự án đã thực hiện

Cập nhật, bổ sung, điều chỉnh các rủi ro Ý kiến chuyên gia, những người có kinh nghiệm

Sắp xếp tạm thời các rủi ro Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, thu thập số liệu

Phân nhóm chính thức các rủi ro

Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố EFA Đánh giá mức độ ảnh hưởng và xếp hạng các rủi ro này

Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố EFA

Phân tích mối quan hệ giữa các nhóm rủi ro và mối tương quan giữa các nhóm rủi ro với hiệu quả dự án

Kết luận, kiến nghị, giải pháp

Xác định vấn đề nghiên cứu: Ảnh hưởng của các rủi ro thiết kế đến hiệu quả của dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

THU THẬP DỮ LIỆU

3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, một trong những hình thức đo lường các khái niệm trừu tượng được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế xã hội là dạng thang đo Likert [22] Trong nghiên cứu này học viên sử dụng thang đo Likert với năm mức độ để lấy ý kiến của người trả lời Để hoàn chỉnh bảng câu hỏi học việc thực hiện qua 4 bước:

- Bước 1: Thống kê các rủi ro thiết kế của dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công từ các tài liệu tham khảo

- Bước 2: Ra bảng câu hỏi khảo nghiệm

- Bước 3: Phỏng vấn các chuyên gia (nhiều hơn 5 năm) để bổ sung và lọc các rủi ro thích hợp với môi trường ở Việt Nam

- Bước 4: Hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát đại trà

Nội dung bảng khảo sát bao gồm 2 phần:

- Phần A: Gồm các thông tin chung về kinh nghiệm làm việc, vị trí, chức vụ, quy mô dự án đã tham gia, …của các cá nhân tham gia phỏng vấn

- Đánh giá khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến rủi ro thiết kế đối trong từng nhóm với mức thang đo:

 Đánh giá khả năng xảy ra: (1) hiếm khi xảy ra, (2) ít xảy ra, (3) thỉnh thoảng xảy ra, (4) thường xuyên xảy ra, (5) luôn luôn xảy ra

 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các rủi ro thiết kế: (1) Ảnh hưởng rất ít, (2) Ảnh hưởng ít, (3) Ảnh hưởng trung bình, (4) Ảnh hưởng lớn, (5) Ảnh hưởng rất lớn

Sau khi nghiên cứu tài liệu trước và tham khảo ý kiến chuyên gia, nghiên cứu đã hiệu chỉnh, bổ sung các rủi ro cho phù hợp với môi trường ở Việt Nam và hoàn thành bảng khảo sát đại trà với những rủi ro thiết kế của các dự án thực hiện theo hình thức thức thiết kế - thi công ở Việt Nam

Ký hiệu Các rủi ro thiết kế Nguồn tham khảo

R1 Nhà thầu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy trình thiết kế [15], [20]

R2 Thiếu nhân sự thiết kế có chuyên môn cao [17]

R3 Thông tin giữa các bộ phận không liên tục Phỏng vấn chuyên gia

R4 Nhóm thiết kế của nhà thầu làm việc dưới nhiều ràng buộc trong dự án [15]

R5 Quy mô dự án thay đổi liên tục Phỏng vấn chuyên gia R6 Khả năng làm việc nhóm không hiệu quả [19]

R7 Đội ngũ thiết kế chưa đạt hiệu suất cao [19]

R8 Có sự mâu thuẫn giữa những người thiết kế chủ chốt [17], [21]

R9 Các bộ môn không đồng bộ khi kết hợp với nhau [20]

R10 Tinh thần người thiết kế không thoải mái, không tập trung [21]

R11 Người thiết kế thiếu kinh nghiệm, kiến thức xử lý vấn đề [16], [20]

R12 Người thiết kế thiếu kỹ năng xử lý phần mềm công nghệ [21]

R13 Người thiết kế thiếu kỹ năng quản lý hồ sơ [20]

R14 Người thiết kế thiếu tinh thần trách nhiệm [20]

R15 Quá trình kiểm duyệt thiết kế chậm trễ, không chất lượng [21]

R16 Thông số thiết kế đầu vào không đầy đủ [14]

Ký hiệu Các rủi ro thiết kế Nguồn tham khảo

R17 Chủ đầu tư không đồng ý về nguồn thiết bị chính hoặc vật liệu sử dụng [14]

Thông tin thiếu hoặc không chính xác, mơ hồ hoặc bất hợp pháp trong yêu cầu của chủ đầu tư

R19 Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế [21]

R20 Không hiểu ý nhau trong việc trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư và thiết kế [21]

R21 Các bên tham gia giải quyết vấn đề chậm trễ [15]

R22 Thiếu thông tin chính xác hoặc chậm trễ từ các bên liên quan [17]

R23 Thủ tục pháp lý khó khăn [14]

H1 Thiết kế trễ tiến độ trình chủ đầu tư [14]

H2 Thiết kế vượt quá ngân sách [14], [17]

H3 Vật liệu đưa vào thiết kế không phù hợp [17]

H4 Thuyết minh và bản vẽ không trùng khớp nhau [14]

H5 Phương án thiết kế không khả thi [14], [16]

H6 Lỗi hoặc thiếu sót trong hồ sơ thiết kế [14], [17]

H7 Tốn nhiều thời gian kiểm tra lại thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư [21]

3.2.2 Thang đo hiệu quả dự án

Sau khi tham khảo các tài liệu trước, và ý kiến của các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và đã tham gia các dự án thực hiện theo hình thức

(1) Rất thấp, (2) Thấp, (3) Trung bình, (4) Cao, (5) Rất cao

Thời gian được định nghĩa là mức độ mà các điều kiện chung thúc đẩy việc hoàn thành một dự án trong khoảng thời gian được phân bổ Đúng tiến độ là một trong tiêu chí thành công cho dự án thiết kế - thi công [23] Được xác định qua 3 tiêu chí: vượt tiến độ, tốc độ thi công, thời gian thi công

Chênh lệch tiến độ giữa giữa thời gian hoàn thành theo thực tế và kế hoạch được đo lường bởi phần trăm tăng hoặc giảm của thời gian dự định của dự án Theo đó, chỉ số được xác định:

Chênh lệch tiến độ (%) = (Tổng thời gian hoàn thành – Tổng thời gian hoàn thành kế hoạch)/ Tổng thời gian hoàn thành kế hoạch [16]

Theo các tài liệu tham khảo, và ý kiến của các chuyên gia, chỉ số tốt nhất đạt được là 0%, nghĩa là họ mong đợi dự án hoàn thành đúng kế hoạch Đồng thời cũng chỉ ra chênh lệch tiến độ trung bình từ 4% đến 6%, và trường hợp xấu nhất là 10%

Tốc độ thi công được đo lường để so sánh với khối lượng thi công dự kiến [16]

Tốc độ thi công (m2/ngày) = Diện tích sàn / (thời gian kết thúc – thời gian bắt đầu)

Theo các tài liệu tham khảo, ý kiến chuyên gia, chênh lệch giữa khối lượng thi công thực tế và khối lượng dự kiến khoảng 10% với độ lệch 10%

Thời gian chậm trễ do cung ứng vật tư được đánh giá bởi số ngày công trường bị trễ do thiếu vật liệu [23]

Theo ý kiến của những chuyên gia trong ngành xây dựng, những người đã từng tham gia và hoàn thành dự án, trung bình số lần công trình xảy ra gián đoạn là hai lần Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng việc quản lý vật tư yếu kém khi để cho công trình bị gián đoạn nhiều hơn ba lần

Chi phí được định nghĩa là mức độ mà các điều kiện chung thúc đẩy việc hoàn thành một dự án trong phạm vi ngân sách ước tính [23]

Chỉ số chênh lệch kinh phí giữa giá trị hợp đồng và giá trị thanh toán được dùng để đo lường hiệu quả kiểm soát và quản lý ngân sách của dự án, được xác định theo công thức:

Chênh lệch chí phí (%) = (Tổng chi phí hoàn thành – Tổng chi phí dự toán)/ Tổng chi phí dự toán [16]

Theo ý kiến khảo sát từ chuyên gia và nghiên cứu trước, chỉ số tốt nhất đánh giá chênh lệch chi phí là 0%, thể hiện sự kỳ vọng dự án hoàn thành trong ngân sách dự định Mức độ trung bình chênh lệch trong các dự án thường là 2% - 4%, nếu vượt 6% thể hiện việc quản lý dòng tiền là rất yếu

Chi phí trên m2 sàn thi công là đơn giá thi công xây dựng chung bao gồm cả vật liệu, nhân công, ca máy được qui đổi trên từng diện tích sàn xây dựng, mục đích là để ước lượng, so sánh dòng tiền ra theo thực tế và dòng tiền theo kế hoạch, từ đó đưa ra những nhận định và biện pháp cải thiện dòng tiền dự án Thường được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng giá trị xây dựng và diện tích sàn xây dựng [23]

Theo ý kiến của chuyên gia dựa vào dữ liệu từ những công trình đã hoàn thành đã xác định trung bình chi phí đơn vị là 5.5 tr VNĐ/m2, thấp nhất là 3.5 tr VNĐ/m2, đối với những công trình nhu cầu chủ đầu tư đặc biệt thường cao hơn 8tr VNĐ/m2

Chi phí phát sinh là chỉ tiêu đánh giá những chi phí lãng phí ở công trường xây dựng như: chi phí làm lại do sai sót, chi phí hao hụt vật tư Được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng các chi phí lãng phí và tổng giá trị dự án [23]

Theo các ý kiến chuyên gia và tài liệu tham khảo, đa phần chi này trung bình khoảng 5% tổng giá trị dự án, lớn nhất cho phép là 10%

CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU

3.3.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo

Kiểm định thang đo là kiểm tra xem các mục hỏi nào đã đóng góp vào việc đo lường một khái niệm lý thuyết mà luận văn đang đề cập và những mục hỏi nào không Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ các mục hỏi được là 0.7 [24]

3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA:

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) hướng đến việc khám phá ra cấu trúc cơ bản của một tập hợp các biến có liên quan với nhau Mục đích của việc phân tích nhân tố khám phá EFA là để rút gọn một tập biến quan sát thành một tập các nhân tố có ý nghĩa hơn, chứa đựng hầu hết các nội dung và thông tin của biến ban đầu

Các tham số quan trọng trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA:

- Hệ số KMO: xem xét dữ liệu có phù hợp cho phân tích nhân tố Hệ số KMO lớn hơn 0.5 thì dữ liệu thu thập phân tích nhân tố là thích hợp

- Kiểm định Bartlelt: là đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến có tương quan trong tổng thể Hệ số Sig < 0.05 có nghĩa là phân tích nhân tố EFA thích hợp

- Hệ số tải nhân tố: là hệ số tương quan đơn giữa các biến và nhân tố Hệ số này nên lớn hơn hoặc bằng 0.5

- Hệ số Communaltly (> 0.5): là lượng biến thiên của một biến giải thích chung với các biến khác được xem xét trong phân tích

- Hệ số Initial Eingenvalue (> 1): phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố

3.3.3 Mô hình cấu trúc SEM

Mô hình cấu trúc (SEM) là mô hình thống kê tìm cách giải thích mối quan hệ giữa nhiều biến Mô hình giải thích tất cả những mối quan hệ giữa các khái niệm (biến phụ thuộc và không phụ thuộc) trong phân tích Các khái niệm là không quan sát hay gọi là biến tiềm ẩn được giải thích bằng nhiều biến (giống như các biến đại diện một nhân trong phân tích nhân tố) Đó gọi là mô hình cấu trúc Mô hình đo lường chỉ rõ mối quan hệ giữa các khái niệm (biến tiềm ẩn) với nhau Các mối quan hệ này mang tính lý thuyết, đưa ra các dự báo mà nghiên cứu quan tâm Đánh giá độ phù hợp mô hình: Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, các nghiên cứu thường sử dụng các chỉ tiêu như chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số phù hợp mô hình GFI (Goodness Fit

Index), chỉ số thích hợp so sánh CFI (Comparative Fit Index), và chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation)

- Chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df): dùng để đo mức độ phù hợp một cách chi tiết hơn của cả mô hình, CMIN/df < 2 là mô hình được đánh giá tốt [24]

- Chỉ số phù hợp mô hình GFI: đo độ phù hợp tuyệt của mô hình cấu trúc và mô hình đo lường với bộ dữ liệu khảo sát, GFI > 0.9 là mô hình được đánh giá tốt [24]

- Chỉ số thích hợp so sánh CFI: độ phù hợp của một mô hình với một bộ dữ liệu và so sánh với độ phù hợp của một mô hình khác với chính dữ liệu đó, CFI > 0.9 là mô hình được đánh giá tốt, CFI > 0.8 là mô hình chấp nhận được [24]

- Chỉ số RMSEA: xem sét giá trị sai số của mô hình, hệ số RMSEA < 0.08 à mô hình được đánh giá tốt [24]

Kiểm tra độ hội tụ và phân biệt của mô hình

- Hệ số tải nhân tố nên là 0.45

- Độ tin cậy nhất quán nội tại (CR) dùng để xem xét các biến quan sát có đang cùng đo lường một hiện tượng, giá trị độ tin cậy CR từ 0.6 – 0.7

- Giá trị hội tụ: là đo lường có tương quan thuận với các đo lường khác trong một biến nghiên cứu đo lường Để đánh giá giá trị hội tụ sử dụng giá trị phương sai trích trung bình (AVE) Giá trị AVE ≥ 0.3 cho thấy biến nghiên cứu sẽ chấp nhận giải thích phương sai các biến quan sát nó

- Giá trị phân biệt: là xem xét một biến nghiên cứu có thực sự khác so với các biến nghiên cứu khác bởi những tiêu chuẩn thực nghiệm Hệ số tương quan khoảng 0.5 là hai biến nghiên cứu có nhiều sự phân biệt

STT Phương pháp phân tích Công cụ phân tích

1 Mô tả dữ liệu Thống kê mô tả

2 Kiểm tra độ tin cậy thang đo Hệ số Cronbach Alpha

3 Xếp hạng các yếu tố rủi ro Trị trung bình

4 Phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc

Phân tích nhân tố khám phá EFA

6 Kiểm định giả thiết tương quan giữa các nhóm rủi ro với hiệu quả dự án

Mô hình cấu trúc SEM

Bảng 3.4 Bảng tổng hợp các giá trị tiêu chuẩn của các phương pháp phân tích [24]

STT Công cụ phân tích Giá trị tiêu chuẩn

1 Hệ số Cronbach Alpha α ≥ 0.8, ngưỡng chấp nhận 0.7

2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Hệ số tải nhân tố ≥ 0.5

3 Phân tích mô hình đo lường kết quả

CMIN/df < 2 GFI > 0.9 CFI > 0.8 RMSEA < 0.08

Hệ số tải > 0.45 0.6 ≤ CR ≤ 0.7 AVE ≥ 0.3

Hệ số tương quan khoảng 0.5

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

GIỚI THIỆU CHUNG

Tổng hợp dữ liệu khảo sát

Nhập dữ liệu khảo sát phù hợp

Phân tích đặc điểm mẫu nghiên cứu

Kiểm định hệ số thang đo

Kiểm định giả thuyết thống kê

Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo mức độ ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng của yếu tố rủi ro

Khả năng xảy ra của yếu tố rủi ro

Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo khả năng xảy ra

Phân tích nhân tố cho các yếu tố rủi ro theo mức độ ảnh hưởng

Phân nhóm và đánh giá yếu tố rủi ro theo mức độ ảnh hưởng

Xếp hạng các yếu tố rủi ro

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

Bảng 4.1 Số năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng Đặc điểm Số người Phần trăm (%) Tổng (%)

Nhận xét: Số lượng người được khảo sát có kinh nghiệm trong ngành từ 3-10 năm chiếm tỷ trọng cao (69.2%) Điều này làm tăng độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu

4.2.2 Chuyên môn hiện tại của đối tượng khảo sát

Bảng 4.2 Chuyên môn hiện tại của đối tượng khảo sát Đặc điểm Số người Phần trăm Tổng

Kỹ sư thiết kế kết cấu

Nhận xét: Kết quả khảo sát đa phần tập trung vào những người có chuyên môn về lĩnh vực thiết kế (51.5%) và những người đang công tác trong mảng quản lý dự án (30.2%), những đối tượng hiểu rõ được quy trình dự án và thiết kế, làm tăng độ chính xác cho nghiên cứu

4.2.3 Đơn vị công tác hiện tại của đối tượng khảo sát

Bảng 4.3 Đơn vị công tác hiện tại Đặc điểm

Chủ đầu tư, ban QLDA 22 13.0 13.0

Nhà thầu thi công 93 55.0 68.0 Đơn vị tư vấn QLDA 8 4.7 72.8 Đơn vị tư vấn thiết kế 39 23.1 95.9

Các đơn vị nhà nước 7 4.1 100.0

Theo kết quả khảo sát đa phần các đối tượng khảo thuộc các đơn vị nhà thầu thi công (55%), đơn vị tư vấn thiết kế (23.1%), điều này phù hợp với đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài mà học viên đã đề xuất

4.2.4 Vai trò của người được khảo sát khi tham gia dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công

Bảng 4.4 Vai trò khi tham gia dự án Đặc điểm Số người Phần trăm Tổng

Chủ đầu tư, ban QLDA 24 15.7 15.7

Nhà thầu thi công 75 49.0 64.7 Đơn vị tư vấn QLDA 4 2.6 67.3 Đơn vị tư vấn thiết kế 47 30.7 98.0

Các đơn vị nhà nước 3 2.0 100.0

Theo kết quả khảo sát đa phần các đối tượng khảo sát khi tham gia dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công thuộc các đơn vị nhà thầu thi công (49%), đơn vị tư vấn thiết kế (30.7%), điều này phù hợp với đối tượng nghiên cứu mà học viên đã đề xuất

Bảng 4.5 Loại hình dự án đã tham gia Đặc điểm

N Phần trăm Loại dự án mà anh/chị đã tham gia

Công trình dân dụng và công nghiệp

Nhận thấy kết quả khảo sát thu được đa phần các đối tượng tham gia các dự án thuộc công trình dân dụng và công nghiệp (93.1%) nên kết quả nghiên cứu này có giá trị tham khảo tập trung chủ yếu vào các dự án này

4.2.6 Nguồn vốn thực hiện dự án

Bảng 4.6 Nguồn vốn thực hiện dự án Đặc điểm

N Phần trăm Nguồn vốn thực hiện dự án

Vốn đầu tư nước ngoài 45 21.3%

Vốn nhà nước, tư nhân 20 9.5%

Nhận xét: Kết quả khảo sát thu được đa phần các dự án mà đối tượng khảo sát thuộc vốn tư nhân (51.2%), tiếp theo là vốn đầu tư nước ngoài (21.3%), vốn nhà nước (18%) Do đó các giả thiết, kết quả, đề xuất trong nghiên cứu này tập trung chính vào các dự án trên

4.2.7 Quy mô dự án đối tượng khảo sát tham gia

Bảng 4.7 Quy mô dự án Đặc điểm Số lượng Phần tra Tổng cộng

Nhận xét: Các dự án trong nghiên cứu đa phần có quy mô trên 200 tỷ VNĐ, đây điều là những dự án có quy mô lớn phù hợp với nghiên cứu.

KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO

4.3.1 Kiểm tra độ tin cậy thang đo về mức độ ảnh hưởng

Bảng 4.8 Hệ số Cronbanch’s Alpha mức độ ảnh hưởng

Trong bảng ta thấy hệ số Cronbach's Alpha đối với thang đo mức độ ảnh hưởng là 0.942 phù hợp với lý thuyết là 0.8 [22] Do đó thang đo này phù hợp cho nghiên cứu

Bảng 4.9 Hệ số Cronbanch’s Alpha mức độ ảnh hưởng của các rủi ro

Các rủi ro thiết kế Hệ số tương quan

Hệ số Cronbach's Alpha Nhà thầu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy trình thiết kế

Thiếu nhân sự thiết kế chuyên môn cao 0.540 0.941

Thông tin giữa các bộ phận không liên tục 0.507 0.941 Nhóm thiết kế của nhà thầu làm việc dưới nhiều ràng buộc trong dự án

Quy mô dự án thay đổi liên tục 0.369 0.942

Khả năng làm việc nhóm không hiệu quả 0.586 0.940 Đội ngũ thiết kế không đạt hiệu suất cao 0.568 0.940

Có sự mâu thuẫn giữa những người thiết kế chủ chốt 0.659 0.939 Các bộ môn không đồng bộ khi kết hợp với nhau 0.594 0.940 Tinh thần người thiết kế không thoải mái, không tập trung

Người thiết kế thiếu kinh nghiệm, kiến thức xử lý vấn đề

Người thiết kế thiếu kỹ năng xử lý phần mềm công nghệ

Người thiết kế thiếu kỹ năng quản lý hồ sơ 0.598 0.940 Người thiết kế thiếu tinh thần trách nhiệm 0.678 0.939 hoặc vật liệu sử dụng

Thông tin thiếu chính xác, mơ hồ hoặc bất hợp pháp trong yêu cầu của chủ đầu tư

Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế 0.473 0.941

Không hiểu ý nhau trong trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư và thiết kế

Các bên tham gia giải quyết vấn đề chậm trễ 0.680 0.939 Thiếu thông tin chính xác hoặc chậm trễ từ các bên liên quan

Thủ tục pháp lý khó khăn 0.551 0.941

Thiết kế trễ tiến độ trình chủ đầu tư 0.621 0.940

Thiết kế vượt quá ngân sách 0.620 0.940

Vật liệu đưa vào thiết kế không phù hợp 0.604 0.940 Thuyết minh và bản vẽ không trùng khớp nhau 0.587 0.940

Phương án thiết kế không khả thi 0.699 0.939

Lỗi hoặc thiếu sót trong hồ sơ thiết kế 0.438 0.942 Tốn nhiều thời gian kiểm tra lại theo yêu cầu của chủ đầu tư

Từ bảng kết quả trên ta có thể nhận thấy rằng, các yếu tố rủi ro có hệ số Cronbach

‘s Alpha đều nhỏ hơn 0.942, khi loại bỏ bất kỳ một rủi ro nào cũng không làm giảm hệ số cho thang đo Do đó các rủi ro trên phù hợp cho các nghiên cứu phần sau

4.3.2 Kiểm tra độ tin cậy thang đo về khả năng xảy ra

Bảng 4.10 Hệ số Cronbanch’s Alpha khả năng xảy ra

Hệ số Cronbach's Alpha Số lượng biến

Trong bảng ta thấy hệ số Cronbach's Alpha đối với thang đo khả năng xảy ra là 0.904 phù hợp với lý thuyết là 0.8 [22] Do đó thang đo này phù hợp cho nghiên cứu

Bảng 4.11 Hệ số Cronbanch’s Alpha khả năng xảy ra của các rủi ro

Hệ số Cronbach's Alpha Nhà thầu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy trình thiết kế

Thiếu nhân sự thiết kế chuyên môn cao 0.552 0.899

Thông tin giữa các bộ phận không liên tục 0.521 0.900 Nhóm thiết kế của nhà thầu làm việc dưới nhiều ràng buộc trong dự án

Quy mô dự án thay đổi liên tục 0.311 0.904

Khả năng làm việc nhóm không hiệu quả 0.549 0.899 Đội ngũ thiết kế không đạt hiệu suất cao 0.589 0.899

Có sự mâu thuẫn giữa những người thiết kế chủ chốt 0.402 0.902 Các bộ môn không đồng bộ khi kết hợp với nhau 0.513 0.900 Tinh thần người thiết kế không thoải mái, không tập trung

Người thiết kế thiếu kinh nghiệm, kiến thức xử lý vấn đề

Người thiết kế thiếu kỹ năng xử lý phần mềm công nghệ

Người thiết kế thiếu kỹ năng quản lý hồ sơ 0.434 0.901 Người thiết kế thiếu tinh thần trách nhiệm 0.521 0.900 Quá trình kiểm duyệt thiết kế chậm trễ, không chất lượng

Thông số thiết kế đầu vào không đầy đủ 0.477 0.901

Chủ đầu tư không đồng ý về nguồn thiết bị chính hoặc vật liệu sử dụng

Thông tin thiếu chính xác, mơ hồ hoặc bất hợp pháp trong yêu cầu của chủ đầu tư

Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế 0.422 0.902

Không hiểu ý nhau trong trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư và thiết kế

Các bên tham gia giải quyết vấn đề chậm trễ 0.568 0.899 Thiếu thông tin chính xác hoặc chậm trễ từ các bên liên quan

Thủ tục pháp lý khó khăn 0.308 0.904

Thiết kế trễ tiến độ trình chủ đầu tư 0.553 0.899

Lỗi hoặc thiếu sót trong hồ sơ thiết kế 0.335 0.903 Tốn nhiều thời gian kiểm tra lại theo yêu cầu của chủ đầu tư

Từ bảng kết quả trên ta có thể nhận thấy rằng, các yếu tố rủi ro có hệ số Cronbach‘s Alpha đều nhỏ hơn 0.942, khi loại bỏ bất kỳ một rủi ro nào cũng không làm giảm hệ số cho thang đo Do đó các rủi ro trên phù hợp cho các nghiên cứu phần sau.

KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC NHÓM KHẢO SÁT

Để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm về kinh nghiệm của các đối tượng tham gia khảo sát, học viên sử dụng kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa 0.05 (5%) cho

30 yếu tố, được chia làm 2 trường hợp

Trường hợp 1: Các biến có hệ số Sig lớn hơn độ tin cậy 0.05 kết luận không có sự khác biệt giữa các nhóm

Trường hợp 2: Các biến có hệ Sig nhỏ hơn 0.05 kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm Tiến hành kiểm định sâu để tìm ra cặp có sự khác biệt

4.4.1 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm về kinh nghiệm

Bảng 4.12 Bảng kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai

Các rủi ro thiết kế Thống kê

Levene df1 df2 Hệ số

Sig R1.Nhà thầu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy trình thiết kế 2.040 3 149 0.111

R2.Thiếu nhân sự thiết kế chuyên môn cao 0.438 3 149 0.726 R3.Thông tin giữa các bộ phận không liên tục 460 3 149 0.710 R4.Nhóm thiết kế của nhà thầu làm việc dưới nhiều ràng buộc trong dự án 2.560 3 149 0.057

R5.Quy mô dự án thay đổi liên tục 0.545 3 149 0.653 R6.Khả năng làm việc nhóm không hiệu quả 0.904 3 149 0.441 R7.Đội ngũ thiết kế không đạt hiệu suất cao 0.831 3 149 0.479 R8.Có sự mâu thuẫn giữa những người thiết kế chủ chốt 1.028 3 149 0.382

R9.Các bộ môn không đồng bộ khi kết hợp với nhau 1.845 3 149 0.141

R10.Tinh thần người thiết kế không thoải mái, không tập trung 1.152 3 149 0.330

R11.Người thiết kế thiếu kinh nghiệm, kiến thức xử lý vấn đề 2.418 3 149 0.069

R12.Người thiết kế thiếu kỹ năng xử lý phần mềm công nghệ 1.080 3 149 0.359

R13.Người thiết kế thiếu kỹ năng quản lý hồ sơ 126 3 149 0.944 R14.Người thiết kế thiếu tinh thần trách nhiệm 486 3 149 0.692 R15.Quá trình kiểm duyệt thiết kế chậm trễ, không chất lượng 2.877 3 149 0.038

R16.Thông số thiết kế đầu vào không đầy đủ 170 3 149 0.916 R17.Chủ đầu tư không đồng ý về nguồn thiết bị chính hoặc vật liệu sử dụng 261 3 149 0.853

R18.Thông tin thiếu chính xác, mơ hồ hoặc bất hợp pháp trong yêu cầu của chủ đầu tư 1.660 3 149 0.178 R19.Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế 1.531 3 149 0.209 R20.Không hiểu ý nhau trong trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư và thiết kế 1.376 3 149 0.252

R21.Các bên tham gia giải quyết vấn đề chậm trễ 142 3 149 0.935 R22.Thiếu thông tin chính xác hoặc chậm trễ từ các bên liên quan 088 3 149 0.966

R23.Thủ tục pháp lý khó khăn 3.269 3 149 0.023

H1.Thiết kế trễ tiến độ trình chủ đầu tư 221 3 149 0.881

H2.Thiết kế vượt quá ngân sách 175 3 149 0.913

H3.Vật liệu đưa vào thiết kế không phù hợp 057 3 149 0.982 H4.Thuyết minh và bản vẽ không trùng khớp nhau 473 3 149 0.701

H5.Phương án thiết kế không khả thi 443 3 149 0.722 H6.Lỗi hoặc thiếu sót trong hồ sơ thiết kế 243 3 149 0.866 H7.Tốn nhiều thời gian kiểm tra lại theo yêu cầu của chủ đầu tư 540 3 149 0.655

Từ bảng kết quả, ta thấy:

Các biến có giá trị sig > 0.05, thì phương sai giữa các nhóm khảo sát của các biến có tính đồng nhất với nhau Do đó có thể áp dụng phân tích ANOVA cho các biến này

Các biến R15 và R23 có hệ số sig < 0.05, nên không thỏa giả thuyết phương sai giữa các nhóm khảo sát của các biến có tính đồng nhất Do đó không thể áp dụng này [22]

Sau khi phân tích ANOVA để kiểm định sự khác biệt trung bình cho các biến thỏa giả thuyết tính đồng nhất giữa các nhóm khảo sát ở Phụ lục, ta có kết quả là các biến đều có hệ số sig > 0.05, nên các biến này không có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về kinh nghiệm làm việc Đối với biến R15 và R23 sau khi kiểm định Welch, ta thu được kết quả như bảng sau

Bảng 4.13 Bảng kiểm định Welch

Các rủi ro thiết kế Statistic a df1 df2 Sig R15.Quá trình kiểm duyệt thiết kế chậm trễ, không chất lượng Welch 735 3 65.431 535

R23.Thủ tục pháp lý khó khăn Welch 1.849 3 70.453 146 Các biến R15 và R23 điều có hệ số sig > 0.05 nên thỏa giả thuyết không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm khảo sát của biến

4.4.2 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng có vai trò khác nhau khi tham gia dự án

Dựa vào kết quả bảng bảng kiểm định tính đồng nhất phương sai giữa các nhóm khác nhau về chuyên môn, ta nhận thấy tất cả biến có giá trị sig > 0.05, thì phương sai giữa các nhóm khác nhau về đơn vị công tác của các biến có tính đồng nhất với nhau Do đó có thể áp dụng phân tích ANOVA cho tất cả biến này

Theo kết quả bảng Bảng kiểm định sự khác biệt trung bình cho các biến thỏa giả thuyết tính đồng nhất giữa các nhóm khác nhau về đơn vị công tác ở Phụ lục, ta có các biến: R9 Các bộ môn không đồng bộ khi kết hợp với nhau, H6 Lỗi hoặc thiếu sót trong hồ sơ thiết kế có hệ số sig < 0.05 Vì vậy ta tiến hành kiểm định hậu Dunnett

2-sided để xét sâu hơn cho các biến này, tại có kết quả như bảng bên dưới

Bảng 4.14 Bảng kết quả kiểm định Dunnett t (2-sided)

(I) Vai trò của đơn vị khi tham gia dự án

(J) Vai trò của đơn vị khi tham gia dự án

Upper Bound R9.Các bộ môn không đồng bộ khi kết hợp với nhau

Chủ đầu tư, ban QLDA

Các đơn vị nhà nước

Các đơn vị nhà nước

-.1600 5381 973 -1.399 1.079 Đơn vị tư vấn QLDA

Các đơn vị nhà nước

-.1667 6980 987 -1.773 1.440 Đơn vị tư vấn thiết kế

Các đơn vị nhà nước

H6.Lỗi hoặc thiếu sót trong hồ sơ thiết kế

Chủ đầu tư, ban QLDA

Các đơn vị nha nước

Các đơn vị nhà nước

-.4000 5419 720 -1.647 847 Đơn vị tư vấn QLDA

Các đơn vị nhà nước

-.5000 7029 739 -2.118 1.118 Đơn vị tư vấn thiết kế

Các đơn vị nhà nước

Ta nhận thấy: Các biến R9 và H6 điều có hệ số sig > 0.05 nên thỏa giả thuyết không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm khảo sát của biến.

XẾP HẠNG CÁC YẾU TỐ RỦI RO

4.5.1 Xếp hạng các rủi ro theo mức độ ảnh hưởng

Bảng 4.15 Xếp hạng các rủi ro theo mức độ ảnh hưởng

Các rủi ro thiết kế N

Trị trung bình Độ lệch chuẩn

R19.Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế 153 3.993 1.023 1 R5.Quy mô dự án thay đổi liên tục 153 3.915 1.032 2 R9.Các bộ môn không đồng bộ khi kết hợp với nhau 153 3.699 0.933 3

R2.Thiếu nhân sự thiết kế chuyên môn

Các rủi ro thiết kế N

Trị trung bình Độ lệch chuẩn

R16.Thông số thiết kế đầu vào không đầy đủ 153 3.634 1.087 6 R11.Người thiết kế thiếu kinh nghiệm, kiến thức xử lý vấn đề 153 3.627 0.945 7

R15.Quá trình kiểm duyệt thiết kế chậm trễ, không chất lượng 153 3.614 1.058 8

R1.Nhà thầu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy trình thiết kế 153 3.529 1.070 9

R3.Thông tin giữa các bộ phận không liên tục 153 3.477 0.918 10

R14.Người thiết kế thiếu tinh thần trách nhiệm 153 3.471 1.170 11

R20.Không hiểu ý nhau trong trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư và thiết kế 153 3.458 0.953 12 R18.Thông tin thiếu chính xác, mơ hồ hoặc bất hợp pháp trong yêu cầu của chủ đầu tư 153 3.438 1.169 13 R7.Đội ngũ thiết kế không đạt hiệu suất cao 153 3.386 0.844 14 R21.Các bên tham gia giải quyết vấn đề chậm trễ 153 3.386 0.967 15

R6.Khả năng làm việc nhóm không hiệu quả 153 3.314 1.023 16 R22.Thiếu thông tin chính xác hoặc chậm trễ từ các bên liên quan 153 3.307 0.905 17

R17.Chủ đầu tư không đồng ý về nguồn thiết bị chính hoặc vật liệu sử dụng 153 3.235 1.062 18 R4.Nhóm thiết kế của nhà thầu làm việc dưới nhiều ràng buộc trong dự án 153 3.209 0.893 19 R8.Có sự mâu thuẫn giữa những người thiết kế chủ chốt 153 3.209 1.068 20

R13.Người thiết kế thiếu kỹ năng quản lý hồ sơ 153 3.15 0.916 21

R12.Người thiết kế thiếu kỹ năng xử lý phần mềm công nghệ 153 3.085 1.112 22

R10.Tinh thần người thiết kế không thoải mái, không tập trung 153 2.928 0.904 23

Từ kết quả bảng xếp hạng theo trị trung bình về mức độ ảnh hưởng của các rủi ro thiết kế ta thấy các giá trị trung bình đều lớn hơn 3, nên các yếu tố rủi ro đều có tác động trên mức trung bình Trong đó có năm yếu tố được xếp hạng cao nhất theo trị trung bình:

- Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế

- Quy mô dự án thay đổi liên tục

- Các bộ môn không đồng bộ khi kết hợp với nhau

- Thiếu nhân sự thiết kế chuyên môn cao

- Thủ tục pháp lý khó khăn

Bảng 4.16 Bảng so sánh kết quả với các nghiên cứu trước

STT Rủi ro thiết kế

Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế x x

Quy mô dự án thay đổi liên tục. x

Các bộ môn không đồng bộ khi kết hợp với nhau x x

Thiếu nhân sự thiết kế chuyên môn cao x x

5 Thủ tục pháp lý khó khăn x x x

Năm yếu tố rủi ro thiết kế được đánh giá xếp hạng cao nhất theo mức độ ảnh hưởng mà nghiên cứu trình bày có 4 rủi ro đều được đề cập trong trong những nghiên cứu trước, chứng tỏ đây là những rủi ro quan trọng có mức ảnh hưởng cao, cần được lưu ý Rủi ro quy mô dự án thay đổi liên tục được phát hiện trong quá trình tìm hiểu, khảo sát ý kiến chuyên gia đối với công trình ở Việt Nam, được các chuyên gia đánh giá là một trong những rủi ro quan trọng ảnh hưởng đến quá trình thiết kế và hiệu quả dự án

Bảng 4.17 Xếp hạng các rủi ro theo khả năng xảy ra

Các rủi ro thiết kế N

Trị trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng

R19.Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế 153 3.706 1.106 1

R23.Thủ tục pháp lý khó khăn 153 3.327 1.229 2

R9.Các bộ môn không đồng bộ khi kết hợp với nhau 153 3.248 0.989 3

R4.Nhóm thiết kế của nhà thầu làm việc dưới nhiều ràng buộc trong dự án 153 3.196 1.033 4

R3.Thông tin giữa các bộ phận không liên tục 153 3.183 1.016 5

R5.Quy mô dự án thay đổi liên tục 153 3.170 1.297 6

R21.Các bên tham gia giải quyết vấn đề chậm trễ 153 3.078 929 7

R15.Quá trình kiểm duyệt thiết kế chậm trễ, không chất lượng 153 3.026 1.013 8

R22.Thiếu thông tin chính xác hoặc chậm trễ từ các bên liên quan 153 3.007 0.935 9

R11.Người thiết kế thiếu kinh nghiệm, kiến thức xử lý vấn đề 153 3.000 0.987 10

R7.Đội ngũ thiết kế không đạt hiệu suất cao 153 2.974 0.973 11

R17.Chủ đầu tư không đồng ý về nguồn thiết bị chính hoặc vật liệu sử dụng 153 2.961 1.094 12

R20.Không hiểu ý nhau trong trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư và thiết kế 153 2.941 0.988 13

R16.Thông số thiết kế đầu vào không đầy đủ 153 2.928 1.014 14

R6.Khả năng làm việc nhóm không hiệu quả 153 2.902 1.056 15

R1.Nhà thầu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy trình thiết kế 153 2.843 1.113 16

R2.Thiếu nhân sự thiết kế chuyên môn cao 153 2.830 1.025 17

R13.Người thiết kế thiếu kỹ năng quản lý hồ sơ 153 2.830 958 18

R10.Tinh thần người thiết kế không thoải mái, không tập trung 153 2.791 1.011 19

R18.Thông tin thiếu chính xác, mơ hồ hoặc bất hợp pháp trong yêu cầu của chủ đầu tư 153 2.725 1.154 20

Bảng 4.17 Xếp hạng các rủi ro theo khả năng xảy ra

Các rủi ro thiết kế N

Trị trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng

R8.Có sự mâu thuẫn giữa những người thiết kế chủ chốt 153 2.569 1.062 21

R14.Người thiết kế thiếu tinh thần trách nhiệm 153 2.549 1.045 22

R12.Người thiết kế thiếu kỹ năng xử lý phần mềm công nghệ 153 2.464 1.052 23

Từ kết quả xếp hạng theo trị trung bình về khả năng xảy ra của các rủi ro thiết kế, ta thấy các rủi ro hầu hết có giá trị trung bình lớn hơn 2, do đó các rủi ro thiết kế đề xuất trong nghiên cứu đều có khả năng xuất hiện trong vòng đời dự án Trong đó năm rủi ro thiết kế được xếp hạng cao nhất:

- Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế

- Thủ tục pháp lý khó khăn

- Các bộ môn không đồng bộ khi kết hợp với nhau

- Nhóm thiết kế của nhà thầu làm việc dưới nhiều ràng buộc trong dự án

- Thông tin giữa các bộ phận không liên tục

Bảng 4.18 Bảng so sánh kết quả với các nghiên cứu trước

STT Rủi ro thiết kế

Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế x x

2 Thủ tục pháp lý khó khăn x x x

Các bộ môn không đồng bộ khi kết hợp với nhau x x

Nhóm thiết kế của nhà thầu làm việc dưới nhiều ràng buộc trong dự án x x x

Thông tin giữa các bộ phận không liên tục x x

Năm yếu tố rủi ro thiết kế được đánh giá xếp hạng cao nhất theo khả năng xảy ra mà nghiên cứu trình bày đều được đề cập trong trong những nghiên cứu trước, chứng tỏ đây là những rủi ro quan trọng có khả năng xảy ra cao, cần được lưu ý

4.5.3 Xếp hạng các rủi ro thiết kế

Theo Garry Creedy (2006): Đánh giá xếp hạng rủi ro là sự kết hợp giữa xác xuất xảy ra và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đó: đánh giá rủi ro (R) = (khả năng xảy ra) x (mức độ ảnh hưởng) = A x B

Bảng 4.19 Kết quả xếp hạng các rủi ro thiết kế

R19.Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế 153 15.294 1

R23.Thủ tục pháp lý khó khăn 153 13.072 2 R5.Quy mô dự án thay đổi liên tục 153 12.974 3

R9.Các bộ môn không đồng bộ khi kết hợp với nhau 153 12.438 4

R3.Thông tin giữa các bộ phận không liên tục 153 11.562 5

R15.Quá trình kiểm duyệt thiết kế chậm trễ, không chất lượng 153 11.373 6

R11.Người thiết kế thiếu kinh nghiệm, kiến thức xử lý vấn đề 153 11.268 7

R16.Thông số thiết kế đầu vào không đầy đủ 153 10.889 8

R21.Các bên tham gia giải quyết vấn đề chậm trễ 153 10.797 9

R2 Thiếu nhân sự thiết kế chuyên môn cao 153 10.667 10

R4.Nhóm thiết kế của nhà thầu làm việc dưới nhiều ràng buộc trong dự án 153 10.660 11

R20.Không hiểu ý nhau trong trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư và thiết kế 153 10.510 12

R7.Đội ngũ thiết kế không đạt hiệu suất cao 153 10.425 13

R22.Thiếu thông tin chính xác hoặc chậm trễ từ các bên liên quan 153 10.353 14

R1.Nhà thầu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy trình thiết kế 153 10.294 15

R6.Khả năng làm việc nhóm không hiệu quả 153 10.235 16

R17.Chủ đầu tư không đồng ý về nguồn thiết bị chính hoặc vật liệu sử dụng 153 10.176 17 R18.Thông tin thiếu chính xác, mơ hồ hoặc bất hợp pháp trong yêu cầu của chủ đầu tư

R14.Người thiết kế thiếu tinh thần trách nhiệm 153 9.346 19

R13.Người thiết kế thiếu kỹ năng quản lý hồ sơ 153 9.294 20

R8.Có sự mâu thuẫn giữa những người thiết kế chủ chốt 153 8.758 21

R10.Tinh thần người thiết kế không thoải mái, không tập trung 153 8.490 22

R12.Người thiết kế thiếu kỹ năng xử lý phần mềm công nghệ 153 8.176 23

Từ kết quả xếp hạng theo trị trung bình của các rủi ro thiết kế ta thu được năm rủi ro thiết kế được xếp hạng cao nhất:

- Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế: Trong giai đoạn thiết kế chủ đầu thường thay đổi ý tưởng hình dáng sản phẩm cho phù hợp với mục đích đầu tư hoặc sở thích Nhiều chủ đầu tư yêu cầu thay đổi khi bản vẽ thiết kế chi tiết hoàn thành, hoặc thêm chi tiết trong lúc nhà thầu thi công, việc thay đổi nhiều lần điều này làm ảnh hưởng đến sáng kiến của kỹ sư thiết kế, làm ảnh hưởng đến chất lượng, thẩm mỹ cho công trình, đồng thời làm chậm tiến độ thi công

- Thủ tục pháp lý khó khăn: Vấn đề pháp lý ở Việt Nam rất phức tạp, với nhiều qui định, quy chuẩn liên quan như: môi trường, phòng cháy chữa cháy, xây dựng…Chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế - thi công gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian thiết kế, chuẩn bị để thực hiện và xin cấp phép các tiêu chuẩn nhà nước, khu vực phát triển dự án, dự án thường phải thay đổi quy mô, công năng, tiện ích Điều này làm thiết kế phải thay đổi liên tục để tạo ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu chủ đầu tư

- Các bộ môn không đồng bộ khi kết hợp với nhau: Là một tổng thầu thiết kế

- thi công, nhà thầu phải phối hợp, đồng bộ nhiều bộ môn với nhau trong quá trình thiết kế để ra một hồ sơ thiết kế thi công duy nhất Hồ sơ thiết kế của các bộ phận thiết kế của nhà thầu thường va chạm nhau, do nhà thầu phải chạy theo tiến độ, các bộ phận thường dựa vào thiết kế cơ sở để thực hiện theo, nên xảy ra va chạm khi kết hợp với nhau, thường những điều này hay gặp ngoài bộ phận công trình gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công

- Thông tin giữa các bộ phận không liên tục: Trong dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công, thiết kế ban đầu dùng để đấu thầu không được đầy đủ, bản vẽ chi tiết sẽ được thực hiện sau khi nhận được gói thầu Nhà thầu thường dùng phương pháp rút gọn tiến độ fast – track, vừa thiết kế vừa thi công, điều này gây áp lực cho nhóm thiết kế, dễ gây ra những lỗi hoặc thiếu sót trong hồ sơ ban hành, gây ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình

Bảng 4.20 Bảng so sánh kết quả với các nghiên cứu trước

STT Rủi ro thiết kế

1 Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế x x

2 Thủ tục pháp lý khó khăn x x

3 Quy mô dự án thay đổi liên tục x

Các bộ môn không đồng bộ khi kết hợp với nhau x x

Thông tin giữa các bộ phận không liên tục x x

Trong năm yếu tố rủi ro thiết kế được đánh giá xếp hạng cao nhất sau quá trình khảo sát, rủi ro “Quy mô dự án thay đổi liên tục” được các chuyên gia với nhiều năm kinh nghệm tham gia nhiều dự án thiết kế-thi công tại Việt Nam nhận định có ảnh hưởng lớn trong quá trình thực hiện dự án.

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA

Dựa vào những dữ liệu khảo sát phân tích 23 rủi ro thiết kế trên khía cạnh mức độ ảnh hưởng bằng cách sử dụng phương pháp phân tích Principal Component Analysis (PCA) với vòng quay varimax, điểm dừng trích các rủi ro có eigenvalue < 1, sử dụng phương pháp kiểm định KMO và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu dữ liệu cho EFA Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ta thu được:

Bảng 4.21 Bảng kiểm định KMO và Bartlett’s test

Kết quả kiểm định Bartlett

Hệ số Chi-Square 1537.818 df 253

Từ kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test ta có:

- Hệ số KM0 = 0.925 > 0.5 do đó dữ liệu khảo sát rủi ro thiết kế theo khía cạnh mức độ ảnh hưởng là phù hợp cho việc phân tích nhân tố

- Kiểm định Bartlett ‘s Test có hệ số Sig < 0.05 do đó sử dụng phân tích nhân tố cho

30 rủi ro thiết kế theo khía cạnh mức độ ảnh hưởng là phù hợp

Bảng 4.22 Bảng phương sai trích

Hệ số Initial Eigenvalues Extraction Sums of

Rotation Sums of Squared Loadings a

Theo kết quả từ bảng, ta có:

- Hệ số Initial Eingenvalue = 1.062> 1: phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố thỏa điều kiện trích xuất nhân tố

- Kết quả của vòng quay đầu tiên tạo ra được 5 nhóm đã giải thích được 60.635% của toàn bộ biến, lớn hơn 50% [24].

Bảng 4.23 Bảng kết quả ma trận xoay lần 1

R7.Đội ngũ thiết kế không đạt hiệu suất cao 660

R21.Các bên tham gia giải quyết vấn đề chậm trễ 649

R13.Người thiết kế thiếu kỹ năng quản lý hồ sơ 635

R12.Người thiết kế thiếu kỹ năng xử lý phần mềm công nghệ 616

R22.Thiếu thông tin chính xác hoặc chậm trễ từ các bên liên quan 599

R20.Không hiểu ý nhau trong trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư và thiết kế 582

R23.Thủ tục pháp lý khó khăn 567

R8.Có sự mâu thuẫn giữa những người thiết kế chủ chốt 551

R18.Thông tin thiếu chính xác, mơ hồ hoặc bất hợp pháp trong yêu cầu của chủ đầu tư

R14.Người thiết kế thiếu tinh thần trách nhiệm 716

R10.Tinh thần người thiết kế không thoải mái, không tập trung 636

R15.Quá trình kiểm duyệt thiết kế chậm trễ, không chất lượng 620

R11.Người thiết kế thiếu kinh nghiệm, kiến thức xử lý vấn đề 617

R16.Thông số thiết kế đầu vào không đầy đủ 545

R6.Khả năng làm việc nhóm không hiệu quả

R1.Nhà thầu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy trình thiết kế 747

R2.Thiếu nhân sự thiết kế chuyên môn cao 709

R3.Thông tin giữa các bộ phận không liên tục 594

R19.Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế 801

R5.Quy mô dự án thay đổi liên tục 558

R9.Các bộ môn không đồng bộ khi kết hợp với nhau

R4.Nhóm thiết kế của nhà thầu làm việc dưới nhiều ràng buộc trong dự án 710

R17.Chủ đầu tư không đồng ý về nguồn thiết bị chính hoặc vật liệu sử dụng 676

Ta tiến hành loại lần lượt các biến R18, R6, R9 Sau khi loại bỏ những biến không phù hợp, tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích PCA với vòng quay varimax, sử dụng phương pháp kiểm định KMO và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu dữ liệu cho EFA Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ta thu được:

Bảng 4.24 Bảng kiểm định KMO và Bartlett’s test

Kết quả kiểm định Bartlett

Hệ số Chi-Square 1249.638 df 190

Từ kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test ta có:

- Hệ số KM0 = 0.911 > 0.5 do đó dữ liệu khảo sát rủi ro thiết kế theo khía cạnh mức độ ảnh hưởng là phù hợp cho việc phân tích nhân tố các rủi ro thiết kế theo khía cạnh mức độ ảnh hưởng là phù hợp

Bảng 4.25 Bảng phương sai trích

Hệ số Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Rotation Sums of Squared Loadings a Tổng

Theo kết quả từ bảng, ta có:

- Hệ số Initial Eingenvalue = 1.046> 1: phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố thỏa điều kiện trích xuất nhân tố

- Kết quả của vòng quay đầu tiên tạo ra được 5 nhóm đã giải thích được

62.499% của toàn bộ biến, lớn hơn 50% [24].

Bảng 4.26 Bảng kết quả ma trận xoay lần 2

R7.Đội ngũ thiết kế không đạt hiệu suất cao 668

R21.Các bên tham gia giải quyết vấn đề chậm trễ 667

R13.Người thiết kế thiếu kỹ năng quản lý hồ sơ 641

R12.Người thiết kế thiếu kỹ năng xử lý phần mềm công nghệ

R22.Thiếu thông tin chính xác hoặc chậm trễ từ các bên liên quan

R20.Không hiểu ý nhau trong trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư và thiết kế

R23.Thủ tục pháp lý khó khăn 565

R8.Có sự mâu thuẫn giữa những người thiết kế chủ chốt

R14.Người thiết kế thiếu tinh thần trách nhiệm 721

R10.Tinh thần người thiết kế không thoải mái, không tập trung

R11.Người thiết kế thiếu kinh nghiệm, kiến thức xử lý vấn đề

R15.Quá trình kiểm duyệt thiết kế chậm trễ, không chất lượng

R16.Thông số thiết kế đầu vào không đầy đủ 537

R1.Nhà thầu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy trình thiết kế

R2.Thiếu nhân sự thiết kế chuyên môn cao 721

R3.Thông tin giữa các bộ phận không liên tục 592

R17.Chủ đầu tư không đồng ý về nguồn thiết bị chính hoặc vật liệu sử dụng

R4.Nhóm thiết kế của nhà thầu làm việc dưới nhiều ràng buộc trong dự án

R19.Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế 811

R5.Quy mô dự án thay đổi liên tục 615

Ta tiến hành loại biến R12, tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích PCA với vòng quay varimax, sử dụng phương pháp kiểm định KMO và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu dữ liệu cho EFA Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ta

Hệ số KMO 0.906 Kết quả kiểm định

Hệ số Chi-Square 1131.551 df 190

Từ kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test ta có:

- Hệ số KM0 = 0.911 > 0.5 do đó dữ liệu khảo sát rủi ro thiết kế theo khía cạnh mức độ ảnh hưởng là phù hợp cho việc phân tích nhân tố

- Kiểm định Bartlett ‘s Test có hệ số Sig < 0.05 do đó sử dụng phân tích nhân tố cho các rủi ro thiết kế theo khía cạnh mức độ ảnh hưởng là phù hợp

Bảng 4.28 Bảng phương sai trích

Hệ số Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Rotation Sums of Squared Loadings a Tổng

Theo kết quả từ bảng, ta có:

- Hệ số Initial Eingenvalue = 1.046> 1: phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố thỏa điều kiện trích xuất nhân tố

- Kết quả của vòng quay đầu tiên tạo ra được 5 nhóm đã giải thích được

62.655% của toàn bộ biến, lớn hơn 50% [24].

Bảng 4.29 Bảng kết quả ma trận xoay lần 3

Các rủi ro thiết kế Nhóm

R21.Các bên tham gia giải quyết vấn đề chậm trễ 674

R7.Đội ngũ thiết kế không đạt hiệu suất cao 660

R22.Thiếu thông tin chính xác hoặc chậm trễ từ các bên liên quan

R20.Không hiểu ý nhau trong trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư và thiết kế

R13.Người thiết kế thiếu kỹ năng quản lý hồ sơ 618

R23.Thủ tục pháp lý khó khăn 599

R8.Có sự mâu thuẫn giữa những người thiết kế chủ chốt

R14.Người thiết kế thiếu tinh thần trách nhiệm 735

R15.Quá trình kiểm duyệt thiết kế chậm trễ, không chất lượng

R10.Tinh thần người thiết kế không thoải mái, không tập trung

R11.Người thiết kế thiếu kinh nghiệm, kiến thức xử lý vấn đề

R16.Thông số thiết kế đầu vào không đầy đủ 591

R1.Nhà thầu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy trình thiết kế

R2.Thiếu nhân sự thiết kế chuyên môn cao 722

R3.Thông tin giữa các bộ phận không liên tục 589

R4.Nhóm thiết kế của nhà thầu làm việc dưới nhiều ràng buộc trong dự án

R17.Chủ đầu tư không đồng ý về nguồn thiết bị chính hoặc vật liệu sử dụng

R19.Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế 807

R5.Quy mô dự án thay đổi liên tục 654 những tài liệu, nghiên cứu trước và kinh nghiệm của bản thân, học viên đặt cho từng nhóm rủi ro thiết kế như sau:

- Nhóm các rủi ro R21, R7, R22, R20, R13, R23, R8 được đặt tên là rủi ro về thông tin thiết kế dự án không đạt yêu cầu (DR1)

- Nhóm các rủi ro R14, R15, R10, R11, R16 được đặt tên là rủi ro về năng lực người thiết kế không phù hợp (DR2)

- Nhóm các rủi ro R1, R2, R3 được đặt tên là rủi ro về năng lực thiết kế của nhà thầu không phù hợp (DR3)

- Nhóm các rủi ro R4, R17 được đặt tên là rủi ro về thiết kế không phù hợp (DR4)

- Nhóm các rủi ro R19, R5 được đặt tên là rủi ro về quy mô và mục tiêu dự án không rõ ràng (DR5).

PHÂN TÍCH NHÓM CÁC RỦI RO THIẾT KẾ

4.7.1 Rủi ro về thông tin thiết kế dự án không đạt yêu cầu

Rủi ro về thông tin dự án không đạt yêu cầu được giải thích khoảng 38.116% của biến trong các yếu tố rủi ro thiết kế, bao gồm: (R20) Không hiểu ý nhau trong trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư và thiết kế, (R22) Thiếu thông tin chính xác hoặc chậm trễ từ các bên liên quan, (R21) Các bên tham gia giải quyết vấn đề chậm trễ, (R7) Đội ngũ thiết kế không đạt hiệu suất cao, (R13) Người thiết kế thiếu kỹ năng quản lý hồ sơ, (R23) Thủ tục pháp lý khó khăn, (R8) Có sự mâu thuẫn giữa những người thiết kế chủ chốt

Thông tin của một dự án bao gồm thông tin đầu vào (input) và thông tin đầu ra (output) Trong dự án thực hiện theo hình thức thiết kế-thi công, thông tin đầu vào là những thông tin mà nhân viên dự án làm việc và nhận trực tiếp với chủ đầu tư, những thông tin từ các đơn vị khác liên quan đến dự án: địa chất, trắc đạt…Việc tiếp nhận và truyền tải thông tin đầu vào là vô cùng quan trọng để bắt đầu một dự án Nó gây ra việc người thiết kế không nắm rõ ý tưởng, mục đích của chủ đầu tư, từ đó những thông tin đầu ra của dự án: phương án thiết kế, thông số thiết kế, thiết bị sử dụng… không phù hợp với mục đích của chủ đầu tư, làm chậm trễ cho quá trình thiết kế và gián đoạn tiến độ thi công

4.7.2 Rủi ro về năng lực người thiết kế không phù hợp

Rủi ro về năng lực người thiết kế không phù hợp được giải thích khoảng 6.731% của biến trong các yếu tố rủi ro thiết kế, bao gồm: (R14) Người thiết kế thiếu tinh thần trách nhiệm, (R15) Quá trình kiểm duyệt thiết kế chậm trễ, không chất lượng, (R11) Người thiết kế thiếu kinh nghiệm, kiến thức xử lý vấn đề, (R10) Tinh thần người thiết kế không thoải mái, không tập trung, (R16) Thông số đầu vào không đầy đủ Người thiết kế cần thiết phải trang bị những bị kiến thức cơ bản, các quy tắc, quy chuẩn thiết kế một công trình Với những người thiết kế lâu năm trong nghề, họ sẽ kiểm soát được kết quả tính toán, hạn chế những sai sót và lỗi trong thiết kế, đồng thời đưa ra những phương án phù hợp để vừa đáp ứng được chất lượng công trình vừa đáp ứng được ngân sách của chủ đầu tư Đối với ngành nghề xây dựng, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp là điều vô cùng quan trọng, nếu người thiết kế làm việc không có tinh thần trách nhiệm với sản phẩm mình tạo ra, hồ sơ thiết kế bị sai dễ dàng tạo ra sản phẩm không đạt chất lượng Tâm trạng của người thiết kế là một vấn đề cần quan tâm, khi người thiết kế có tâm trạng tốt, tinh thần thoải mái thì sự sáng tạo ra những ý tưởng chất lượng

4.7.3 Rủi ro về năng lực thiết kế của nhà thầu không phù hợp

Rủi ro về năng lực nhà thầu không phù hợp được giải thích khoảng 6.355% của biến trong các rủi ro thiết kế, bao gồm: (R1) Nhà thầu chưa chuẩn bị kỹ lưỡng qui trình thiết kế, (R2) Thiếu thiết kế chuyên môn cao, (R3) Thông tin giữa các bộ phận không liên tục Nhà thầu không chuẩn bị kỹ quy trình thiết kế sẽ khó kiểm soát và truyền tải thông tin giữa các bộ phận, làm cho các bộ phận không đồng bộ trong quá trình thiết kế, làm ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ thiết kế Thiếu thiết kế chất lượng chuyên môn cao, thiết kế thiếu kinh nghiệm và kiến thức xử lý các vấn đề, làm phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình thiết kế, ảnh hưởng đến chất lượng và chi phí công trình

Rủi ro về thiết kế không phù hợp được giải thích khoảng 5.951% của biến trong các yếu tố rủi ro thiết kế, bao gồm 2 yếu tố: (R4) Nhóm thiết kế của nhà thầu làm việc dưới nhiều ràng buộc trong dự án, (R17) Chủ đầu tư không đồng ý về nguồn thiết bị chính hoặc vật liệu sử dụng Người thiết kế thường triển khai ý tưởng mình một cách đẹp nhất, tốt nhất và độ an toàn cao nhất, sử dụng những vật liệu mới, đồ dùng nội thất cao cấp vào thiết kế, những điều này làm tăng chi phí xây dựng đầu tư xây dựng vượt quá ngân sách chủ đầu tư, người thiết kế phải thiết kế lại dự án làm chậm tiến độ dự án Một vài trường hợp như trong hợp đồng trọn gói nó làm tăng chi phí phát sinh cho nhà thầu Bản vẽ thiết kế trình duyệt chậm trễ dẫn đến việc công trường không có bản vẽ chính thức thi công, các công tác bị gián đoạn không thực hiện liên tục làm trễ tiến độ Chủ đầu tư thường can thiệp vào các loại vật liệu xây dựng công trình như màu sơn, gạch, trang trí nội thất, thiết bị sử dụng…họ thường thay đổi để phù hợp mục đích sử dụng, tài chính, hoặc sở thích Việc này gây rủi ro cao cho việc trễ hoặc thiếu thiếu tài nguyên phục vụ thi công làm trễ tiến độ công trình, tăng chi phí phát sinh cho nhà thầu

4.7.5 Rủi ro về quy mô và mục tiêu dự án không rõ ràng

Rủi ro về quy mô và mục tiêu dự án không rõ ràng được giải thích khoảng 5.502% của biến trong các rủi ro thiết kế, bao gồm: (R19) Chủ đầu tư thay đổi thiết kế, (R5) Quy mô dự án thay đổi liên tục Một dự án không được chủ đầu tư xác định rõ quy mô từ ban đầu, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sau này Ngoài yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu thầu thiết kế thi công có trách nhiệm tư vấn thiết kế, làm rõ các thông số kỹ thuật của dự án hạn chế những sai sót kỹ thuật không phù hợp với chủ đầu tư cũng như những quy định của nhà nước.

MÔ HÌNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC RỦI RO THIẾT KẾ VÀ HIỆU QUẢ DỰ ÁN THỰC HIỆN THEO HÌNH THỨC THIẾT KẾ -

THỐNG KÊ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN

Hình 5.1 Chênh lệch tiến độ giữa thời gian hoàn thành theo thời gian thực tế và kế hoạch

Dựa vào kết quả thống kê khảo sát, nghiên cứu nhận thấy khi dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công thì tiến độ thi công theo thời gian thực tế thường trễ trong khoảng 4% - 6% (35.29%) so với kế hoạch Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Anh Thư (2011) tiến độ thực hiện dự án dao động trong khoảng 4% - 6%

Do đó thang đo có sự đồng nhất giữa lý thuyết đặt ra với thực tế khảo sát hình thức thiết kế - thi công khối lượng thi công dao động trong khoảng 10% so với khối lượng dự kiến (45.75%) và nhiều ý kiến cũng cho rằng khối lượng đạt được mức nhiều hơn kế hoạch 10-20% (27.45%), và rất ít khi chậm trễ (5.88%)

Hình 5.3 Thời gian chậm trễ do cung ứng vật tư

Dựa vào kết quả thống kê khảo sát, nghiên cứu nhận thấy khi dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công, việc chậm trễ do cung ứng vật tư xảy ra khoảng 2 lần (35.29%)

Hình 5.4 Chênh lệch kinh phí giữa giá trị hợp đồng và giá trị thanh toán quyết toán

Dựa vào kết quả thống kê khảo sát, nghiên cứu nhận thấy khi dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công, chênh lệch giữa giá trị hợp đồng và giá trị thanh quyết toán từ 2%-4% (38.56%)

Hình 5.5 Chi phí trên m2 sàn thi công

Dựa vào kết quả thống kê khảo sát, nghiên cứu nhận thấy khi dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công, chi phí trên m2 sàn thi công ở mức trung bình từ 5tr VND/m2 – 7tr5 VND/m2, chiếm 52.29% hình thức thiết kế - thi công, chi phí phát sinh ở mức trung bình từ 1.5%-2.5% tổng chi phí, chiếm 41.1%

Hình 5.7 Sự tương thích giữa chất lượng chủ đầu tư mong muốn và thực tế hoàn thành

Dựa vào kết quả thống kê khảo sát, nghiên cứu nhận thấy khi dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công, khoảng 43.79% cho rằng đáp ứng khoảng 90%-99% yêu cầu của chủ đầu tư

Hình 5.8 Sự đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình thi công

Dựa vào kết quả thống kê khảo sát, nghiên cứu nhận thấy khi dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công, khoảng 79% cho rằng công trình đáp ứng tốt các tiêu chuẩn trong quá trình thi công

Hình 5.9 Sự thực hiện đánh giá phù hợp chất lượng công trình sau khi hoàn thành

Dựa vào kết quả thống kê khảo sát, nghiên cứu nhận thấy khi dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công, khoảng 58.17% cho rằng chất lượng công trình phù hợp sau khi hoàn thành.

XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG

Từ kết quả phân tích EFA ta có được 5 khái niệm liên quan đến rủi ro thiết kế:

- Nhóm rủi ro về thông tin thiết kế dự án không phù hợp (DR1) được đo lường bởi các rủi ro R21, R7, R22, R20, R13, R23, R8

- Nhóm rủi ro về năng lực người thiết kế không phù hợp (DR2) được đo lường bởi các biến các rủi ro R14, R15, R10, R11, R16

- Nhóm rủi ro về năng lực thiết kế của nhà thầu không đạt yêu cầu (DR3) được đo lường bởi các rủi ro R1, R2, R3 biến các rủi ro R19, R15

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nhân tố khẳng định kiểm định sự phù hợp của mô hình đo lường mối liên hệ giữa 5 khái niệm rủi ro: DR1, DR2, DR3, DR4, DR5

Hình 5.10 Mô hình phân tích nhân tố khẳng định

ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG

Việc đánh giá mô hình đo lường bao gồm: đánh giá sự phù hợp của mô hình đo lường (Goodness of fit), kiểm tra độ hội tụ, phân biệt

Hình 5.11 Kết quả mô hình nhân tố khẳng định chưa chuẩn hóa

Bảng 5.1 Bảng đánh giá mô hình đo lường

Giá trị đo lường Kết quả đo lường

Nguồn tham khảo Kết luận

Chi-Square/df 2.120 ≤ 3 [24] Chấp nhận

GFI (chỉ số độ phù hợp) 0.826 ≥0.8 [24] Tốt

CFI (comparative fix index) 0.843 ≥0.8 [24] Chấp nhận

Nhận xét: Các hệ số quan trọng để đánh giá sự phù hợp của mô hình đều có giá trị thỏa ngưỡng đánh giá nên mô hình nên mô hình phù hợp cho phân tích CFA

5.3.2 Giá trị hội tụ Để đánh giá độ hội tụ, trước tiên, nghiên cứu đánh giá hệ số tải nhân tố chưa chuẩn hóa của mô hình

Bảng 5.2 Bảng hệ số tương quan của mô hình CFA chưa chuẩn hóa

Mối liên hệ Hệ số tải S.E C.R P

Mối liên hệ Hệ số tải S.E C.R P R11 < - DR2 1.055 142 7.448 ***

Nhận xét: Từ bảng kết quả cho ta thấy tất cả hệ số tải đều có mức ý nghĩa < 0.05, kết luận phù hợp cho đánh giá độ hội tụ [24] Tuy nhiên điều này vẫn cung cấp ít thông tin chuẩn đoán hơn tính định hướng và ý nghĩa thống kê Do đó, nghiên cứu kiểm tra hệ số tải đã chuẩn hóa, độ tin cậy nội tại và hệ số phương sai trích các biến độc lập của mô hình

Bảng 5.3 Bảng kết quả hệ số tải đã chuẩn hóa, độ tin cậy nội tại, phương sai trích trung bình (AVE) của mô hình

Mối liên hệ Hệ số tải CR AVE

R7 < - DR1 765 R22 < - DR1 628 R20 < - DR1 625 R13 < - DR1 604 R23 < - DR1 408 R8 < - DR1 601 R14 < - DR2 661

Từ bảng kết quả, ta nhận thấy:

- Hệ số tải đã chuẩn hóa nhân tố của từng biến quan sát đều có giá trị lớn hơn 0.5 [24]

- Độ tin cậy tổng hợp (CR) của các biến đều lớn hơn 0.6 [24]

- Phương sai trích trung bình (AVE) của biến DR1, DR2, DR4, DR5 lần lượt là 40.2%, 39.5%, 33.9%, 36.6% tương đối thấp nhỏ hơn 0.3 [24]

Nhận xét: Mô hình được đánh giá độ hội tụ thì các tiêu chí đánh giá độ hội tụ thỏa mãn nên mô hình được đánh giá độ hội tụ, nên các nhóm rủi ro thiết kế được đưa vào xây dựng mô hình cấu trúc SEM

Bảng 5.4 Bảng hệ số tương quan giữa các khái niệm thành phần

DR1 < > DR2 0.884 DR1 < > DR3 0.653 DR1 < > DR4 0.693 DR1 < > DR5 0.458 DR2 < > DR3 0.753 DR2 < > DR4 0.736 DR2 < > DR5 0.445 DR3 < > DR4 0.607 DR3 < > DR5 0.587 DR4 < > DR5 0.885

Hệ số tương quan giữa các khái niệm thành phần lớn nhất trong mô hình giữa DR1 và DR2 là 0.885 < 0.9 [24] nên các khái niệm đạt giá trị phân biệt

Từ kết quả đánh giá mô hình đo lường, ta thấy mô hình phù hợp phân tích nhân tố khẳng định CFA, các biến khái niệm phù hợp về độ hội tụ và đạt giá trị phân biệt Do đó thích hợp cho việc xây dựng mô hình cấu trúc tuyến tính đánh giá ảnh hưởng những rủi ro đối với hiệu quả dự án

5.3.4 Đánh giá mối liên hệ giữa các nhóm rủi ro thiết kế

Bảng 5.5 Bảng hệ số hiệp phương sai giữa các khái niệm thành phần

Mối tương quan Estimate S.E C.R P DR1 < > DR2 12.144 2.183 5.562 ***

Từ bảng kết quả, ta thấy tất cả mối quan hệ giữa các biến khái niệm đều có mức ý nghĩa thống kê < 0.05, kết luận các biến khái niệm có sự tương hỗ lẫn nhau

Hình 5.12 Kết quả mô hình chuẩn hóa phân tích nhân tố khẳng định

Dựa vào kết quả mô hình, ta có mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn và biến quan sát:

- Nhóm rủi ro thông tin thiết kế không phù hợp DR1 là biến tiềm ẩn được đo lường qua 6 biến quan sát R21 (0.74), R7 (0.77), R22 (0.65), R20 (0.63), R13 (0.60), R23 (0.41), R8 (0.60) Trong đó R20 (không hiểu ý nhau trong trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư và thiết kế), R22 (thiếu thông tin chính xác hoặc chậm trễ từ các bên liên quan), R21 (các bên tham gia giải quyết vân đề chậm trễ) là các biến có tham số ước lượng cao nhất, có nghĩa rủi ro thông tin thiết kế (DR1) ảnh hưởng cao nhất đến các biến R20, R22, R21, R7

- Nhóm rủi ro năng lực người thiết kế không phù hợp DR2 là biến tiềm ẩn được đo lường qua 5 biến quan sát R14 (0.66), R11 (0.71), R16 (0.64), R15 (0.57), R10 (0.54) Trong đó R11 (người thiết kế thiếu kinh nghiệm, kiến thức xử lý vấn đề), R14 (người thiết kế thiếu tinh thần trách nhiệm), là các biến có tham số ước lượng cao nhất, có nghĩa rủi ro thiết kế không phù hợp (DR2) ảnh hưởng cao nhất đến các biến R11, R14

- Nhóm rủi ro năng lực thiết kế nhà thầu không phù hợp DR3 là biến tiềm ẩn được đo lường qua 3 biến: R1 Nhà thầu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy trình thiết kế (0.73), R2 Thiết nhân sự thiết kế có chuyên môn cao (0.81), R3 Thông tin giữa các bộ phận không kiên tục (0.63)

- Nhóm rủi ro thiết kế không phù hợp DR4 là biến tiềm ẩn được đo lường qua 3 biến quan sát: R17 Chủ đầu tư không đồng ý về nguồn thiết bị chính hoặc vật liệu sử dụng (0.61), R4 Nhóm thiết kế của nhà thầu làm việc dưới nhiều ràng buộc trong dự án (0.55)

- Nhóm rủi ro quy mô và mục tiêu dự án không rõ ràng DR5 là biến tiềm ẩn ảnh hưởng đến 2 biến R5 (quy mô dự án thay đổi liên tục), R19 (chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế) Khi DR5 tăng 1 đơn vị thì R5 tăng 0.59, R19 tăng 0.62

Các nhóm rủi ro thiết kế có sự tương quan với nhau theo chiều hướng dương thỏa ý nghĩa thống kê (P < 0.05)

- Nhóm rủi ro thông tin thiết kế không phù hợp có mối liên hệ tích cực dương với rủi ro năng lực người thiết kế không phù hợp (hệ số tương quan 0.88), khi rủi ro thông tin thiết kế không phù hợp (không hiểu ý nhau trong trau vấn đề ) tăng và ngược lại

- Nhóm “rủi ro thiết kế không phù hợp” và nhóm “rủi ro quy mô và mục tiêu dự án không rõ ràng” có hệ số tương quan với nhau 0.88, nên có thể kết luận rằng 2 nhóm này có mối liên hệ tích cực dương với nhau, khi rủi ro về thiết kế không phù hợp xảy ra thì khả năng cao quy mô dự án thay đổi tăng theo và ngược lại

- Nhóm rủi ro thông tin thiết kế không phù hợp có mối liên hệ tích cực dương với rủi ro thiết kế không phù hợp (hệ số tương quan 0.69), khi rủi ro thông tin thiết kế không phù hợp (không hiểu ý nhau trong trau đổi thông tin giữa chủ đầu tư và thiết kế…) thì khả năng xảy ra thiết kế không phù hợp (thiết kế vượt quá ngân sách ) tăng và ngược lại

- Nhóm rủi ro năng lực thiết kế không phù hợp có mối liên hệ tích cực dương với rủi ro năng lực thiết kế nhà thầu không phù hợp (hệ số tương quan 0.75), khi năng lực thiết kế không phù hợp (người thiết kế thiếu kinh nghiệm, kiến thức xử lý vấn đề ) thì khả năng xảy ra rủi ro năng lực thiết kế nhà thầu không phù hợp (thiếu thiết kế chuyên môn ) tăng và ngược lại

- Nhóm rủi ro năng lực người thiết kế không phù hợp có mối liên hệ tích cực dương với rủi ro thiết kế không phù hợp (hệ số tương quan 0.74), khi thiết kế không phù hợp thiết kế vượt quá ngân sách ) thì khả năng xảy ra rủi ro năng lực thiết kế không phù hợp (người thiết kế thiếu kinh nghiệm, kiến thức xử lý vấn đề ) tăng và ngược lại

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG RỦI RO THIẾT KẾ ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ DỰ ÁN

RO THIẾT KẾ ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ DỰ ÁN

Sau khi khẳng định các đo lường cấu trúc là đáng tin cậy và giá trị, nghiên cứu thực hiện đánh giá kết quả mô hình cấu trúc nhằm kiểm tra khả năng dự báo mô hình và các mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu CFA và xem xét các mối liên hệ của các biến khái niệm, một mô hình được phát triển để biểu hiện mối quan hệ giữa 5 nhóm rủi ro và hiệu dự án

Hình 5.13 Mô hình lý thuyết ảnh hưởng của các rủi ro thiết kế đến hiệu quả dự án

Hình 5.14 Kết quả mô hình lý thuyết ảnh hưởng của các rủi ro thiết kế đến hiệu quả dự án ban đầu

Bảng 5.6 Bảng đánh giá mô hình lý thuyết

Giá trị đo lường Kết quả đo lường

Nguồn tham khảo Kết luận

Chi-Square/df 2.021 ≤ 3 [24] Chấp nhận

GFI (chỉ số độ phù hợp) 0.715 0.05), Kết quả những lần loại được trình ở Phụ lục 2

Bảng 5.8 Bảng thể hiện thứ tự loại các mối quan hệ trong mô hình cấu trúc

Mối tương quan P Thứ tự loại HSTK < - DR1 361

HSTK < - DR4 784 HSTK < - DR2 924 2 HSTK < - DR3 959 1 HSTK < - DR5 866 3 P2 < - HSTK 003

Sau nhiều lần tiến hành chọn lọc và hiệu chỉnh mô hình, nghiên cứu đề xuất mô hình cuối cùng thể hiện mối quan hệ giữa các nhóm rủi ro thiết kế và hiệu quả dự án với các trọng số số hồi quy có mức ý nghĩa thống kê phù hợp như hình:

Hình 5.15 Mô hình lý thuyết cuối cùng ảnh hưởng của các rủi ro thiết kế đến hiệu quả dự án

Hình 5.16 Kết quả mô hình lý thuyết ảnh hưởng của các rủi ro thiết kế đến hiệu quả dự án sau cùng

Bảng 5.9 Bảng đánh giá mô hình đo lường

Giá trị đo lường Kết quả đo lường

Nguồn tham khảo Kết luận

Chi-Square/df 2.012 ≤ 3 [24] Chấp nhận

GFI (chỉ số độ phù hợp) 0.714

Ngày đăng: 03/08/2024, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Toàn Thắng. “Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng năm 2019 đạt từ 9-9.2%”, Internet:http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Toc-do-tang-truong-nganh-xay-dung-nam-2019-dat-tu-992/383623.vgp, 09/08/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng năm 2019 đạt từ 9-9.2%
[2] Alann M. Ramirez. Contruction Management Design Build. USA: Hill International, 2005, pp. 34- 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Contruction Management Design Build
[3] James E. Koch et al., “Introduction to Design-Build Project Administration,” in Project Administration for Design – Build Contracts, Reston, Virginia:ASCE, 2010, pp. 14-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction to Design-Build Project Administration,” in "Project Administration for Design – Build Contracts
[4] Sidney M. Levy. “Chapter 1. An introduction to Design-Build,” in Design- Build Project Delivery, United States of America: The McGraw-Hill Companies, 2006, pp.11-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chapter 1. An introduction to Design-Build,” in "Design-Build Project Delivery
[5] Dr. Tarez Hegazy. Computer based construction project management. England: Pearson, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Computer based construction project management
[6] Colin Gray, Will Hughes. “Chapter 4 - Stage, roles and responsibilities,” in Building Design Management, Woburn, MA: Butterworth-Heinemann, 2001, pp. 45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chapter 4 - Stage, roles and responsibilities,” in "Building Design Management
[7] Ken Fredrickson. “Design guidelines for design-build projects,” Journal of Construction Engineering and Management, vol. 14, no. 1, pp. 77-80, Jan./Feb. 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Design guidelines for design-build projects,” "Journal of Construction Engineering and Management
[8] Syed M. Ahmed. Department of Construction Management. Florida: Florida International University, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Department of Construction Management
[9] Harold Kerzner. “Project risk management,” in A Guide to the Project Management Body of Knowledge: PMBOK® Guide – Sixth edition, Newtown Square, PA: Project Management Institute, 2017, pp. 395 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Project risk management,” in "A Guide to the Project Management Body of Knowledge: PMBOK® Guide – Sixth edition
[10] Roger Flanagan, George Norman. “Chapter 3 – The risk management system,” in Risk management and construction, Great Britain: Wiley, 1994, pp. 27- 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chapter 3 – The risk management system,” in "Risk management and construction
[11] Joanna Goral. Risk Management in the Conceptual Design Phase of Building Projects, Master’s Thesis in the International Master’s Programme Structural Engineering, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Risk Management in the Conceptual Design Phase of Building Projects
[12] Zavadskas et al., “Risk assessment of construction projects,” Journal of Construction Engineering and Management, vol. 16, no. 1, pp. 33-46, Nov.2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Risk assessment of construction projects,” "Journal of Construction Engineering and Management
[15] Albert P. C. Chan et al., “Design and build project success factors: Multivariate analysis,” Journal of Construction Engineering and Management, vol. 127, no. 2, pp. 93-100, March/April 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Design and build project success factors: Multivariate analysis,” "Journal of Construction Engineering and Management
[16] F. Y. Y. Ling et al., “Predicting Performance of Design-Build and Design- Bid-Build Projects,” Journal of Construction Engineering and Management, vol. 130, no. 1, pp. 75-83, Feb. 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Predicting Performance of Design-Build and Design-Bid-Build Projects,” "Journal of Construction Engineering and Management
[17] Robert J. Chapman. “The controlling influences on effective risk identification and assessment for construction design management,”International Journal of Project Management, pp. 147-160, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The controlling influences on effective risk identification and assessment for construction design management,” "International Journal of Project Management
[18] Edwin H. W. Chan et al., “Design management in design and build projects: The new role of the contractor,” in Proc. Construction Research Congress, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Design management in design and build projects: The new role of the contractor
[19] Ng, S. T., and Skitmore, Martin. “Contractors’ risks in design, novate and construct contracts,” International Journal of Project Management, vol. 20, no. 2, pp. 119-126, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Contractors’ risks in design, novate and construct contracts,” "International Journal of Project Management
[20] Edmond W. M. Lam et al., “Determinants of successful design-build projects,” Journal of Construction Engineering and Management, vol. 134, no. 5, pp. 333-341, May 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of successful design-build projects,” "Journal of Construction Engineering and Management
[21] Dai Q. Tran et al., “Impact of risk on design-build selection for highway design and construction projects,” Journal of Construction Engineering and Management, vol. 30, no. 5, pp. 153-162, March 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of risk on design-build selection for highway design and construction projects,” "Journal of Construction Engineering and Management
[22] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Việt Nam: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN