TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Thực trạng áp dụng BIM tại Việt Nam
Các tổ chức, công ty, doanh nghiệp đã bắt đầu đầu tư BIM từ năm 2010 nhưng chưa mạnh mẽ Cho đến khi có những văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước đặc biệt là quyết định phê duyệt đề án BIM số 2500/QĐ-TTg được ban hành ngày 22/12/2016 và Quyết định bàn hành kế hoạch thực hiện BIM 204/QĐ-BXD ngày 21/03/2017 thì BIM mới thực sực được quan tâm và áp dụng rộng rãi trong ngành xây dựng Mặc dù Bộ xây dựng đã có những hướng dẫn tạm thời áp dụng BIM trong giai đoạn thí điểm ngày 11 tháng 10 năm 2017 số 1057/QĐ-BXD Tuy nhiên, việc áp dụng vẫn còn gặp nhiều bất cập và khó khăn [13]
Các khó khăn chính mà các tổ chức, công ty, doanh nghiệp gặp khi áp dụng BIM xoay quanh 4 nội dung:
➢ Chi phí: Nguồn chi phí đầu tư cho các ứng dụng, phần mềm để có thể tích hợp quy trình BIM hiện tại đang khá cao
➢ Nhân lực: Việc đào tạo và tìm kiếm những cá nhân có kiến thức về BIM còn nhiều hạn chế
➢ Công cụ: Khi áp dụng quy trình BIM, các cá nhân tổ chức phải tăng cường trau dồi kiến thức về phần mềm, về công nghệ để có thể vận dụng hiệu quả nguồn công cụ này
➢ Tiêu chuẩn hướng dẫn: Việt Nam chưa có tiêu chuẩn hướng dẫn sử dụng BIM, do đó việc áp dụng BIM gặp rất nhiều cản trở
Một số giải pháp được đề xuất nhằm đẩy mạnh, khuyến khích các đơn vị áp dụng BIM vào các dự án của mình như:
➢ Đưa ra các quy định, tiêu chuẩn rõ ràng khi triển khai áp dụng BIM vào các dự án
➢ Cần phải có sự hỗ trợ, hướng dẫn của cơ quan chức năng trong việc phê duyệt, phát hành hồ sơ trong quá trình áp dụng triển khai
Hỗ trợ chi phí cũng như nguồn nhân lực có trình độ cao để có thể tham gia thực hiện dự án.
Các phần phần mềm BIM
Trong các công cụ hỗ trợ trong quy trình BIM, hiện nay được chia thành 10 nhóm công cụ dựa trên các tiêu chí, yêu cầu trong thiết kế, thi công cũng như quản lý trong BIM Tùy vào mỗi giai đoạn mà việc áp dụng các phần mềm cũng khác nhau, nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất các phần này phải được kết hợp lại với nhau tạo thành một hệ sinh thái Các phần mềm trong BIM chủ yếu được chia thành 10 mục sau:
- Ứng dụng lên kế hoạch thực thi BIM
- Ứng dụng quản lý mô hình BIM
- Ứng dụng liên quan đến xây dựng thuật toán trong BIM
- Ứng dụng phân tích đánh giá hiệu năng trong BIM
- Ứng dụng phối hợp với các bên liên quan trong BIM
- Ứng dụng đánh giá và kiểm tra BIM
- Ứng dụng BIM về các mô hình 4D/5D
- Ứng dụng BIM trong quá trình thi công
- Ứng dụng BIM trong quản lý, bảo trì cơ sở vật chất
Hình 2.1 Các phần mềm BIM (Nguồn: Vietnambim.net)
Các văn bản hướng dẫn BIM tại Việt Nam
Tại Anh, mục tiêu áp dụng BIM trong ngành công nghiệp đang áp dụng ở Level 2 Kế tạo trong quá trình áp dụng BIM, những thông tin này sẽ trở thành dữ liệu chung của ngành công nghiệp xây dựng Khi những thông tin này được tận dụng và kết hợp với các thông tin trong ngành khác để thành nguồn thông tin Big Data, phục vụ cho các Cloud, trí tuệ nhân tạo,… và để kiến tạo đô thị thông minh sau này [5]
Chính vì thế, muốn phát triển đất nước, các quốc gia bắt buộc phải áp dụng BIM càng sớm càng tốt Ở Việt Nam, Luật xây dựng 2014, nghị định 32/2015/NĐ-CP cũng đề cập đến BIM và quy định việc quản lý hệ thống thông tin (khoản 2 điều 23) và chi phí sử dụng hệ thống thông tin công trình (khoản 2 điều 25) Đến hiện tại, Việt Nam cũng đã có một số thông tin, quyết định được ban hành với nội dung cụ thể sau:
- Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng Chi phí thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình và chi phí ứng dụng hệ thống thông tin công trình được quy định tại điều 3 của thông tư này
- Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình Trong đề án chỉ rõ trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 cần: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết và đào tạo kỹ năng cho việc áp dụng BIM, bao gồm các nhiệm vụ:
• Nâng cao nhận thức và khuyến khích các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp áp dụng BIM;
• Xây dựng hành lang pháp lý để áp dụng BIM, hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan;
• Xây dựng các hướng dẫn về BIM;
• Xây dựng chương trình khung cho việc đào tạo các kiến thức về BIM
• Triển khai thực hiện đào tạo nâng cao năng lực cho các cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phần cấp, một số ban quản lý dự án, Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn để triển khai áp dụng BIM
- Quyết định số 203/QĐ-BXD ngày 21/3/2017 của Bộ xây dựng về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình.
- Quyết định số 1057/QĐ-BXD ngày 11 tháng 10 năm 2017 về công bố hướng dẫn tạm thời áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong giai đoạn thí điểm Nội dung hướng dẫn triển khai BIM này nhằm phác thẻo một cách tổng quát về sản phẩm, quy trình, các nội dung cơ bản để triển khai áp dụng BIM trong giai đoạn thí điểm.
• Một số hướng dẫn chung: Đề xuất một số phần mềm BIM, đưa ra các quy trình cơ bản để có thể triển khai BIM;
• Hướng dẫn lập hợp đồng cho dự án áp dụng BIM: Đưa ra một số nội dung liên quan đến áp dụng BIM như: Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và giải quyết xung đột trong hợp đồng;
• Hướng dẫn xác định chi phí tư vấn áp dụng BIM: Hướng dẫn lập dự toán chi phí cho các công việc tư vấn BIM làm cơ sở, căn cứ để có thể xác định chi phí cho các gói thầu tư vấn;
• Quản lý thông tin trong BIM: Hướng dẫn quản lý thông tin trên môi trường dữ liệu chung (CDE) và các xây dựng quy ước đặt tên;
• Mức độ phát triển thông tin (LOD): Đưa ra khái niệm các mức độ phát triển thông tin từ sơ khởi đến chi tiết, dựa vào đó, tùy thuộc vào từng giai đoạn của quá trình thiết kế các bên liên quan lựa chọn mức độ thông tin phù hợp để triển khai;
• Yêu cầu thông tin (EIR): Đưa ra các hướng dẫn cụ thể về các yêu cầu của Chủ đầu tư đối với việc ứng dụng BIM cho dự án triển khai;
• Kế hoạch thực thi BIM: Xây dựng kế hoạch thực thi BIM để xác định các bước, quy trình xây dựng mô hình BIM đáp ứng các yêu cầu thông tin trong EIR;
• Thuật ngữ về BIM: Giới thiệu những thuật ngữ dịch ra tiếng Việt và từ gốc tiếng Anh kèm theo định nghĩa của một số thuật ngữ.
Các tiêu chuẩn BIM trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tài liệu tiêu chuẩn, hướng dẫn, quản lý cơ sở dữ liệu và định dạng file để trao đổi thông tin của BIM Định dạng IFC của Building SMART đã trở thành một chuẩn chung để tả, chia sẻ trao đổi thông trong các ứng dụng phần mềm trong ngành công nghiệp xây dựng Các định dạng COBie được phát triển để quản lý, thu thập và bàn giao thông tin cho các bên liên quan
Tại Mỹ, nhiều tổ chức khác nhau đã nghiên cứu ban hành 47 hướng dẫn (cơ quan tổ chức chính phủ 17 bộ và các tổ chức ngoài chính phủ 30 bộ) cũng như tiêu chuẩn BIM để triển khai dự án một cách hiệu quả Riêng GSA (General Services Administration) đã ban hành độc lập 08 hướng dẫn BIM và Viện NIBS (National Institute of Building Sciences) cũng đã phát hành 03 bộ [5] Ở Châu Âu, hiện tại có hơn 34 bộ hướng dẫn, tiêu chuẩn và tài liệu BIM Trong đó, chỉ riêng nước Anh đã phát hành tổng cộng 18 bộ bởi BSI, AEC-UK, CIC,….Các nước Na
Uy, Phần Lan, cũng đã công bố các tiêu chuẩn và hướng dẫn [5]
Ngoài ra, tại Châu Á đã có hơn 35 tài liệu hướng dẫn BIM trong đó chỉ riêng Singapore đã phát hành 12 bộ hướng dẫn Các nước khác Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, HongKong, Đài Loan cũng đã ban hành các tiêu chuẩn hướng dẫn [5]
Trên thế giới đã ban hành rất nhiều tài liệu hướng dẫn, tiêu chuẩn để phục vụ cho ngành công nghiệp xây dựng Tùy thuộc vào đặc thù của mỗi quốc gia mà có những tài liệu hướng dẫn cũng như tiêu chuẩn khác nhau
Hình 2.2 Bản đồ thế giới về áp dụng BIM
(Nguồn: https://www.geospatialworld.net/article/bim-adoption-around-the-world-how- good-are-we/)
Một số quốc gia đã yêu cầu bắt buộc và có kế hoạch sử dụng bắt buộc BIM trong ngành công nghiệp AEC Bảng dưới đây liệt kế các tiêu chuẩn, hướng dẫn sử dụng BIM của các quốc gia trên thế giới:
Bảng 2.1 Các tiêu chuẩn và tài liệu hướng dẫn sử dụng BIM trên thế giới
Quốc gia Các quy định, tài liệu hướng dẫn
USA NBIMS (2015), National BIM Standard-United States (version
United Kingdom Cabinet Office (2011), Government Construction Strategy, UK
BSI (2013) PAS 1192-2:2013 Specification for information management for the capital/delivery phase of construction projects using building information modelling
PAS 1192-3:2014 Specification for information management for the operational phase of assets using building information modelling (incorporating corrigendum No 1)
PAS 1192-4:2014 Collaborative production of information
Fulfilling employer's information exchange requirements using COBie - Code of practice
PAS 1192-5:2015 Specification for security-minded building information modelling, digital built environments and smart asset management
PAS 1192-6 - a specification for collaborative sharing and use of structured health and safety information using BIM (September 2017)
PAS 1192-7 - Construction product information - Specification for defining, sharing and maintaining structured digital construction product information (2017)
Switzerland Open BIM Guide for Switzerland (2017)
Spain esBIM Spanish Commision, July 2015
Singapore BIM Guide version 2.0, August 2013
Scotland Scottish Futures Trust (2015), Building information Modelling
New Zealand BIM Acceleration Committee (2014), New Zealand BIM handbook Netherlands BIR (2016), National Model BIM Implementation Plan
Italy National UNI 11337 (parts 1,4 and 5)
Hong Kong Roadmap for Building Information Modelling Strategic
Implementation in Hong Kong’s Construction Industry (version 1.0), September 2014
Germany Roadmap for Digial Design and Construction: Introduction of
Modern, IT-Based processes and technologies for the design, construction and operation of assets in the built environment France Plan for the digital transition in the building industry, June 2015
BuildingSMART (common BIM requirements 2012) DuBai Dubai Municipality 196 and 207 circular
Denmark CCS Classfication and Identification (2015)
CCS levels of information, CCS purposes (2016)
China Uniform Standard for BIM Application
Storage Standard for BIM Application Delivery Standard for BIM Design Information Model Classification and Coding for BIM Design Information Model
Application Standard for Engineering Desiggn Information Model in Manufacturing Industry
Chile Chilean 10 year BIM Plan (2015)
CaARTian BIM Practice Manual (2015 Brazil A roadmap for BIM adoption in Brazil
Belgium Belgium Guide to Building Information Modelling (2015)
Australia National BIM Initiative report (2012)
Bộ khung tiêu chuẩn BIM trong giai đoạn thiết kế đề xuất
Bộ khung tiêu chuẩn BIM áp dụng trong giai đoạn thiết kế được xem xét, lựa chọn từ các tiêu chuẩn quốc gia về BIM trên thế giới cũng như các tài liệu hướng dẫn Khung khái niệm này cũng đồng tình với kết luận của Cheng và Lu (2015) về nội dung tiêu chuẩn BIM trong giai đoạn thiết kế nói chung nên bao gồm bốn khía cạnh Những khía cạnh này bao gồm: (1) Kế hoạch thực hiện dự án (PEP), (2) Phương pháp mô hình hóa, (3) Mức độ chi tiết hoặc mức độ phát triển (LOD) và cuối cùng là (4) Cách trình bày đối tượng và tổ chức dữ liệu [12]
Kế hoạch thực hiện dự án BIM thường xác định phạm vi BIM, công việc khi bàn giao BIM cùng với vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan (Cheng và Lu 2015) Phương pháp mô hình hóa BIM bao gồm cả cách tiếp cận mô hình kỹ thuật số mà các bên liên quan cần phải tuân thủ chung LOD là mức độ mà các phần tử BIM được mô phỏng bao gồm hình học và thông tin của chúng được đưa vào các phần tử này Cách trình bày thành phần BIM và phương pháp tổ chức dữ liệu tạo điều kiện cho việc sử dụng hiệu quả cả dữ liệu và mô hình BIM (Cheng và Lu 2015).
Kết luận
Ngành xây dựng trên toàn thế giới đã có những bước phát triển nhất định và BIM đang trở thành định hướng chung cho sự phát triển của toàn ngành và cho các quốc gia Các ứng dụng phần mềm cũng đã được xây dựng phát triển, nâng cấp để có thể đáp ứng cho việc mô hình hóa, tích hợp thông tin của các đối tượng, thiết bị trong toàn dự án vào một mô hình chung duy nhất
Các cơ quan chức năng cũng như chuyên môn về xây dựng trên thế giới đã nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn và định dạng trao đổi để có thể sử dụng, quản lý cơ sở dữ liệu BIM cho phù hợp với từng điều kiện riêng của từng khu vực
Việt Nam là một nước đang phát triển và nhịp độ phát triển ngành xây dựng đang khá cao Vì vậy, để bắt nhịp với xu hướng cũng như yêu cầu chung của ngành, Việt Nam cần phải có những tiêu chuẩn, văn bản địa phương để hướng dẫn và áp dụng BIM cho các dự án xây dựng trong tương lai
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề xuất tiêu chuẩn nghiên cứu
Hiện nay các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày càng lớn, đặc biệt là các dự án có vốn từ Singapore và Hồng Kong
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2020 của Tổng cục Thống kê cho thấy Singapore dẫn đầu dòng vốn đăng ký đầu tư mới vào Việt Nam với 81 dự án và tổng vốn đăng ký là hơn 4,3 tỷ USD, chiếm gần 63% tổng vốn đăng ký cấp mới Đồng thời, vốn điều chỉnh, tăng thêm đạt khoảng 470 triệu USD, trong 4 tháng đầu năm qua Tiếp sau đó là Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc đại lục và đặc khu hành chính Hong Kong [7]
Như vậy từ đầu năm đến nay, Singapore luôn là nhà đầu tư có dòng vốn đăng ký cấp mới vào Việt Nam lớn nhất
Do đó, các dự án phần lớn đầu tư vào nước ta hiện nay là Singapore và HongKong Các đơn vị tư vấn cho các dự án của các nước trên đa phần cũng là của Singapore và HongKong
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có các tiêu chuẩn, văn bản hướng dẫn để áp dụng BIM trong giai đoạn thiết kế, vì vậy, các dự án do các chủ đầu tư hay tư vấn của Singapore và HongKong đều tham khảo các tiêu chuẩn hướng dẫn BIM của nước họ khi đầu tư, tư vấn các dự án xây dựng tại Việt Nam
Ngoài ra, do số lượng các dự án trong được đầu tư bởi Singapore và HongKong chiếm tỉ trọng lớn nên ngành xây dựng Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nhiều về văn hóa, kỹ thuật, phương thức làm việc,… của Singapore và HongKong
Trong khu vực Châu Á, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có HongKong và Singapore là có tiêu chuẩn hướng dẫn về BIM trong giai đoạn thiết kế một cách rõ ràng và được cập nhật theo những tiêu chuẩn của PAS và cả các yêu cầu trong ISO 19650 (trong tiêu chuẩn
Chính vì vậy, việc lựa chọn tham khảo các tài liệu hướng dẫn, tiêu chuẩn để nghiên cứu đưa ra bộ khung áp dụng BIM giai đoạn thiết kế của Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu đối với tình hình áp dụng và triển khai BIM hiện tại ở trong nước.
Lựa chọn tiêu chuẩn nghiên cứu
Xây dựng bộ khung tiêu chuẩn áp dụng BIM trong giai đoạn thiết kế được tham khảo các tiêu chuẩn BIM mới nhất của Singapore và Hồng Kong
- CIC Building Information Modelling Standards được phát hành bởi Construction Industry Council (CIC) vào 8/2019
- Singapore VDC Guide v1.0 phát hành tháng 10/2017
- Code of Practice for Building Information Modelling (BIM) e-Submission v1.0 phát hành tháng 10/2016
- BIM Particular Conditions v2.0 phát hành tháng 8/2015
- Singapore BIM Guide v2.0 phát hành tháng 8/2013
Các tiêu chuẩn hướng dẫn BIM của Singapore được phát hành từ khá sớm, phiên bản Singapore BIM Guide v2.0 được phát hành lần 2 vào tháng 8 năm 2013 và đến thời điểm hiện tại vẫn được áp dụng để sử dụng cho các dự án của họ.Vào các năm tiếp theo,
Singapore đã phát hành thêm các hướng dẫn để hoàn thiện nội dung của tiêu chuẩn BIM Tuy nhiên, từ 10/2017 đến nay Singapore vẫn chưa có phiên bản cập nhật bổ sung mặc dù trên thế giới đã phát hành tiêu chuẩn BIM ISO 19650
Tiêu chuẩn hướng dẫn BIM của HongKong được phát hành lần đầu vào năm 2018, sau quá trình cập nhật và bổ sung, đến tháng 8 năm 2019 họ đã phát hành chính thức tiêu chuẩn hướng dẫn BIM trong giai đoạn thiết kế sau khi cập nhật một số nội dung và định nghĩa theo ISO 19650
Việc kết hợp tham khảo các tiêu chuẩn hướng dẫn BIM của 02 nước trên sẽ giúp cho bộ khung có những định nghĩa mới nhất được thống nhất chung trên toàn cầu, tận dụng được những quy trình đã và đang áp dụng để có một bộ khung hoàn thiện.
Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Để xây dựng được bộ khung tiêu chuẩn BIM trong giai đoạn thiết kế, nghiên cứu đã thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu tiêu chuẩn BIM của Singapore và HongKong đặc biệt là bộ hướng dẫn Singapore VDC Guide Kết quả nghiên cứu này sẽ sử dụng cho việc xây dựng quy trình BIM từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn gọi thầu của dự án cho các đơn vị tư nhân nhỏ tại Việt Nam
Bước 2: Xây dựng quy trình áp dụng BIM và bộ khung tiêu chuẩn BIM từ giai đoạn thiết kế cơ sở đến giai đoạn gọi thầu của dự án phù hợp với các quy định quản lý xây dựng của Nhà nước Việt Nam hiện tại
Bước 3: Áp dụng bộ khung tiêu chuẩn đề xuất vào dự án thực tế cho các đơn vị tư nhân nhỏ (đơn vị thiết kế, chủ đầu tư) tại Việt Nam
Bước 4: Đánh giá và kết luận
Bảng 3.1: Các ứng dụng phần mềm được dùng trong nghiên cứu
STT Phần mềm Ứng dụng
1 Autodesk Revit Lập mô hình và mô phỏng
Nghiên cứu Tiêu chuẩn BIM của
Xây dựng quy trình BIM và bộ khung tiêu chuẩn BIM đến giai đoạn thiết kế (cho các đơn vị tư nhân nhỏ) Áp dụng một dự án cao tầng tại Việt Nam sử dụng công cụ của Autodesk Đánh giá và kết luận
2 Autodesk Naviswork Phần mềm quản lý và phối hợp các bộ môn trong thiết kế
3 BIM 360 Nền tảng CLOUD quản lý xây dựng
Quy trình và vai trò các cá nhân tổ chức BIM giai đoạn thiết kế
3.4.1.1 Quy trình quản lý BIM hiện tại
Hiện tại ở Việt Nam, các dự án do các nhà đầu tư, tư vấn và nhà thầu đến từ
Singapore điển hình như: Alpha City, Alpha Hill Cống Quỳnh, Alpha One, Alpha King
Ba Son, Do đó quy trình BIM hiện tại áp dụng tại các công trình tại Việt Nam hầu hết dựa trên Singapore VDC Guide
Quy trình áp dụng BIM hiện tại chưa được đồng bộ, vẫn còn khá rời rạc theo từng giai đoạn, điển hình như hiện tại ở Việt Nam, BIM chỉ tham gia từng giai đoạn rời rạc và ngắt quãng được thể hiện như hình 3.1 bên dưới
BIM sử dụng trong giai đoạn thiết kế không được sử dụng để gửi đến các cơ quan chức năng để phê duyệt, sau khi chuyển giao qua giai đoạn thi công tốn rất nhiều thời gian, chi phí và công sức để rà soát, kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp
Việc sử dụng, áp dụng BIM rời rạc chưa đồng bộ không phát huy được hết sức mạnh do BIM mang lại
Hình 3.1 Quy trình áp dụng BIM hiện tại (Nguồn Singapore VDC Guide)
Hình 3.2 Quy trình áp dụng BIM hoàn thiện
3.4.1.2 Vai trò các bên liên quan
Vai trò của các bên liên quan trong dự án được thể hiện theo sơ đồ bên dưới:
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức dự án
(Nguồn Singapore VDC Guide) Vai trò quan trọng nhất của chủ đầu tư đối với một dự án đó chính là:
➢ Nhận ra được tầm quan trọng và lợi ích của BIM đối với dự án và trong chiến lược kinh doanh
➢ Chủ đầu tư chính là đầu tàu dẫn dắt BIM cho các bên tham gia dự án
➢ Quản lý sự thay đổi theo từng mốc thời gian và theo từng giai đoạn của dự án Đối với các đơn vị tư vấn, khi tham gia vào một dự án sử dụng BIM, họ phải nhận
➢ Nhận ra được lợi ích của BIM đối với các quy trình đơn lẻ cũng như quy trình của dự án
➢ Sẵn sàng hợp tác, cộng tác và chia sẻ thông tin với các bên tham gia trong dự án
➢ Chuẩn bị các tài liệu và các mô hình cho đệ trình và bàn giao theo từng giai đoạn và theo quy trình của dự án. Đối với nhà thầu
➢ Quản lý thông tin và các vấn đề từ các bên tham gia dự án để có thể phát triển bộ BIM xây dựng ngoài công trường
➢ Chuyển giao dự án thực tế cũng như mô hình ảo
➢ Tận dụng toàn bộ thông tin mô hình tối đa cho mô hình thi công BIM và mang BIM ra ngoài công trường
Vai trò và nhiệm vụ bên liên quan trong dự án phân theo từng giai đoạn của dự án được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 3.2 Vai trò và nhiệm vụ các bên đến giai đoạn dự thầu
Tiền thiết kế Thiết kế Giai đoạn chuyển giao/ Đấu thầu
Chủ đầu tư Cung cấp yêu cầu kỹ thuật cho tư vấn thiết kế
- Cung cấp yêu cầu kỹ thuật cho nhà thầu và thầu phụ
- Quy định phát hành mô hình đấu thầu Đơn vị tư vấn thiết kế
- Yêu cầu bắt buộc sử dụng E- submission
- Phát triển mô hình dự thầu từ mô hình E- submission
Nhà thầu - Sử dụng mô hình
Dự thầu để làm cơ sở cho tính toán khối lượng, lên kế hoạch và trình bày phương án cho chủ đầu
Tư vấn khối lượng - Dự toán chi phí sơ bộ
- Cung cấp thông tin đầu vào cho mô hình dự thầu
- Phân tích hồ sơ dự thầu
- Đánh giá và lựa chọn hồ sơ dự thầu
3.5.8.3.1 Vai trò, trách nhiệm và thẩm quyền các cá nhân tham dự BIM
Khi bắt đầu một dự án, điều quan trọng là xác định vai trò và trách nhiệm của các cá nhân, các nhà tư vấn và các nhà thầu Bảng thông tin sẽ được sử dụng để ghi tên và thông tin liên lạc của những cá nhân đảm nhận dự án Các cơ quan chức năng cho các vai trò khác nhau liên quan đến tạo và quản lý mô hình thông tin xây dựng sẽ được xác định rõ trong quá trình thực hiện dự án
Các vai trò sau đây cần được xác định, đồng thuận và duy trì cho từng giai đoạn của dự án Đối với các dự án nhỏ hơn, một người có thể có nhiều vai trò và trách nhiệm
Bảng 3.3 Vai trò, quyền hạn và trách nhiệm các bên trong BIM
Vai trò Trách nhiệm & Quyền hạn
Lên kế hoạch và xây dựng toàn bộ các mục tiêu chung của dự án, quản lý chi phí, thời gian, phạm vi và chất lượng của tất cả các thành tố trong dự án
- Thực hiện và quản lý các tiêu chuẩn trong BIM PEP, các quy trình và thủ tục;
- Đảm bảo cung cấp đúng các yêu cầu về mục tiêu và yêu cầu sử dụng của Chủ đầu tư về BIM;
- Chịu trách nhiệm về các bản vẽ trong BIM, tiến độ bàn giao, giám sát tiến độ, kiểm soát chất lượng và sự phối hợp BIM;
- Quản lý nguồn nhân lực và đào tạo;
- Xác định phần cứng, phần mềm và cơ sở hạ tầng CNTT Điều phối viên BIM
- Quản lý một mô hình bộ môn cụ thể và đảm bảo sự đồng bộ giữa các mô hình, bản vẽ, tiến độ và các văn bản liên quan;
- Xác định các thông số cụ thể để có thể tiến hành phân tích;
- Phối hợp giữa các nhà thiết kế, người làm mô hình và người làm dự toán;
- Phối hợp với chuyên gia tư vấn và các điều phối viên khác của nhà thầu;
Vai trò của Quản lý BIM và Điều phối viên BIM có thể được thực hiện bởi các thành viên nhóm dự án, chẳng hạn như quản lý dự án, kiến trúc sư, kỹ sư, khảo sát, các nhà thầu
Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức các bộ phận trong BIM
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng trước khi chia sẻ các mô hình với các bộ môn hay đơn vị tư vấn khác;
- Theo dõi các phiên bản, thay đổi hoặc sửa đổi của mô hình;
- Duy trì một thư viện của các đối tượng và các yếu tố để sử dụng trên dự án đó tương thích với các phần mềm nền tảng;
- Quản lý bản vẽ CAD theo đúng tiêu chuẩn bản vẽ
Người thiết lập mô hình
- Tạo, duy trì hoặc sửa đổi các mô hình, bản vẽ, tiến độ và tài liệu cho LOD quy định tại BIM PEP Lập danh sách và theo dõi thay đổi
Quản lý bim Kiến trúc Mặt dựng Nội thất
Nước ĐHKK Điều phối BIM
Mô hình các bộ môn
Bên cạnh việc đảm bảo rằng các mục tiêu của Chủ đầu tư đạt được về BIM, quản lý BIM cũng đảm bảo rằng tất cả các bên cộng tác vào dự án cùng phối hợp, hợp tác để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn hiệu quả nhất
Vai trò của Quản lý BIM không bao gồm việc ra quyết định về thiết kế, kỹ thuật và xây dựng trong dự án, cũng như quá trình tổ chức cho các quy định được ban hành.
Tiêu chuẩn mô hình hóa và mức độ chi tiết thông tin
Trong phần này, sẽ thiết lập một tiêu chuẩn chung và tài liệu hướng dẫn BIM đến giai đoạn dự thầu Cung cấp những kiến thức chung và diễn dịch các thông tin chứa đựng trong mô hình đến giai đoạn đấu thầu Xây dựng môi trường làm việc chung và cách thức trao đổi thông tin với nhau
Ngoài ra, phần này sẽ được dùng như là một tài liệu tham khảo cho người tạo mô hình và người sử dụng để tham chiếu, trực quan hóa, bóc tách khối lượng, phân tích chi phí và phân tích xây dựng trong giai đoạn tiền thi công Vì vậy, tất cả các yêu cầu cần thiết và tiên quyết cho sự thành công của mô hình sử dụng cho giai đoạn này sẽ được mô tả chi tiết trong mục này
Trong mục này chỉ đề cập đến giai đoạn đấu thầu, không bao gồm giai đoạn lựa chọn thầu hoặc giai giai đoạn thi công Nội dung thông tin được đề cập trong mục này chỉ áp dụng cho loại hợp đồng Design-Bid-Build
Loại dự án được đề cập để áp dụng bộ khung tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các dự án nhà dân dụng (chung cư, nhà cao tầng, resort,…), công nghiệp
3.5.1.1 Các yêu cầu chung trong thiết lập mô hình BIM giai đoạn tiền thi công
Mô hình BIM sử dụng trong giai đoạn đấu thầu được tạo để đáp ứng và phù hợp với các bên tham gia dự thầu trong suốt quá trình đấu thầu
Hình 3.5 Quy trình đấu thầu
Trong giai đoạn chuẩn bị đấu thầu, thông tin yêu cầu đối với các mô hình kiến trúc, kết cấu, MEP phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về thông tin cũng như nội dung yêu cầu để có thể bóc tách khối lượng, lên tiến độ cũng như trực quan hóa hình ảnh công trình
3.5.1.2 Cách thiết lập mô hình
3.3.1.2.1 Thiết lập mô hình kiến trúc
Dựa vào sơ đồ mô hình của một dự án mẫu và cấu trúc liên kết các phần trong bộ kiến trúc Mỗi phần tử của mô hình sẽ tạo thành một đơn vị như sàn hoàn thiện, cửa sổ, trần,… các đơn vị này được gọi chung là mô hình đơn vị không phải là mô hình tầng Điều này sẽ giúp cho việc kiểm soát khối lượng và chi phí theo vị trí cũng như theo cấu kiện trở nên dễ dàng hơn Đặc trưng của mô hình tầng chính là toàn bộ các mô hình cấu kiện được bố trí trên cùng một mặt bằng như: sàn hoàn thiện của tầng, tường, cửa sổ,…
Hình 3.6 Quy trình thiếp lập mô hình kiến trúc
(Nguồn: Singapore VDC Guide) 3.3.1.2.2 Thiết lập mô hình kết cấu
Sơ đồ mô hình của một dự án mẫu và cấu trúc liên kết các phần trong bộ kết cấu Mô hình tầng sẽ bao gồm các cấu kiện: vách, cột, dầm, sàn, lõi thang máy….Kết hợp nhiều mô hình từng tầng sẽ tạo được mô hình của một block
Hình 3.7 Quy trình thiếp lập mô hình kết cấu
3.3.1.2.3 Thiết lập mô hình MEP
Mô hình MEP có thể được thiết lập thông qua các cách sau:
➢ Mô hình block sẽ chứa đựng tính cả các hệ thống như hệ thống thông gió, điều hòa không khí, cấp, thoát nước, điện,…
Hình 3.8 Quy trình thiếp lập mô hình MEP
➢ Dựa vào kích cỡ của mô hình, một số hệ thống trong block có thể được tách biệt riêng thành một file Điều này cũng sẽ làm cho việc chuyển giao file cho các đơn vị thầu phụ trở nên dễ dàng hơn trong việc phát triển mô hình trong giai đoạn sau
Hình 3.9 Mô hình từng phần trong MEP
(Nguồn Singapore VDC Guide) 3.5.2 Nội dung thông tin yêu cầu
Tất cả các phần liên quan đến chi phí sẽ không được đề cập trong mô hình đấu thầu Đối với các cấu kiện chính như các cấu kiện hoàn thiện trong kiến trúc, thông tin của chúng có thể phải tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau như: bảng thống kê, mô hình cấu kiện, trong bản vẽ chi tiết 2D
Các thông tin được thiết lập bởi nhóm thiết kế, việc bố trí, sắp xếp thông tin của cấu kiện sẽ phụ thuộc vào cách trình bày của nhóm, nhưng các đối tượng phải nhất quán thông tin ở các nguồn
Thông tin tối thiểu trong mô hình đấu thầu phải đáp ứng được các yêu cầu của LOD 300 để có thể phục vụ cho việc bóc tách khối lượng và chi phí trong giai đoạn này Thông tin chính của các cấu kiện này bao gồm cả thông tin hình học và phi hình học Dưới đây chỉ liệt kê một số cấu kiện chính của các bộ môn, nội dung chi tiết được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 3.4 Bảng tổng hợp yêu cầu thông tin của một số cấu kiện
Cấu kiện Yêu cầu kỹ thuật Thông tin chính Ghi chú
Cửa • Ghi chú rõ ràng loại cửa, số lượng
• Kích thước cửa phải chính xác, bản vẽ chi tiết có thể tham khảo 2D
• Cần xem xét vị trí kết cấu phía trên
• Chi tiết khung bao cửa, ổ khóa
• Vị trí cửa với các phòng
• Mô phỏng sàn hoàn thiện kiến trúc phải tách biệt và không trùng lặp với sàn kết cấu
• Kết cấu sàn được mô phỏng trong mô hình kết cấu
• Mô hình chính xác các vị trí sàn có cao độ khác nhau
• Mô hình cột kết cấu cho từng tầng
• Chiều cao cột từ sàn tầng dưới lên đến sàn tầng trên
• Sử dụng thư viện các đối tượng cho các cột không có sẵn Không mô phỏng riêng
• Mô hình sàn kết cấu phải kết hợp với cao độ sàn kiến trúc
• Mô hình sàn như các cấu kiện được liên kết với dầm
• Mô hình vị trí khoét sàn của hệ thống MEP
Các thiết bị báo cháy
• Mô hình theo kích thước tiêu chuẩn của thiết bị và bố trí vị trí của chúng
• Mô phỏng chiều cao khoảng cách các thiết bị
• Mô phỏng vị trí các thiết bị và vị trí hộp gen
• Mô phỏng các thiết bị đúng kích thước và kích cỡ
• Mô phỏng chiều cao và khoảng cách cà thiết bị
3.5.2.3 Thông tin yêu cầu đầu ra
Thông tin trong giai đoạn này có thể được thể hiện qua bản vẽ 2D, 3D hoặc qua bảng thống kê khối lượng Tất cả các thông tin đầu ra và chuyển giao sẽ được lấy từ mô
➢ Bản vẽ 2D chứa đựng các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, các chi tiết
➢ Bản vẽ 3D sẽ nhìn thấy toàn bộ các cấu kiện giúp người sử dụng có thể dễ hình dung và tham khảo
➢ Bảng thống kê sẽ thể hiện chi tiết các thông tin chính của cấu kiện Mục đích chính của bảng này sẽ giúp cho người sử dụng mô hình có thể kiểm tra được tính đầy đủ và chính xác của các thông tin chính và có thể trích xuất chính xác các đơn vị
Tất cả các mô hình giai đoạn đấu thầu phải tuân thủ các yêu câu về quản lý chất lượng với các nội dung sau:
➢ Tiêu chuẩn đặt tên cho các file, đối tượng và các khung nhìn (chi tiết tham khảo mục 3.3.4)
➢ Kiểm soát đối tượng như điểm gốc, đường bao, lưới trục, cao độ,…
➢ Yêu cầu nội bộ của từng bộ môn
• Mô hình phải sử dụng đúng đối tượng: Để hỗ trợ trong việc bóc tách khối lượng, các công cụ, phần mềm sẽ được sử dụng để tạo các cấu kiện
• Các đối tượng không được chồng chéo lên nhau tại cùng một không gian
• Các đối tượng không được trùng lặp tại cùng một vị trí
• Kiểm soát lỗi đặt sai vị trí của các đối tượng
➢ Yêu cầu về nội dung thông tin:
Kết luận
Nội dung chính của bộ khung tiêu chuẩn BIM được bao hàm ba khía cạnh gồm: (1)
Kế hoạch thực hiện dự án (PEP), (2) Phương pháp mô hình hóa và mức độ chi tiết thông tin và cuối cùng là (3) Cách tổ chức dữ liệu và tiêu chuẩn chuyển giao
Các phần mềm giải pháp BIM đã trở thành điều bắt buộc trong quy trình đấu thầu của một số dự án, nhất là trong các công trình có vốn đầu tư công BIM chính là phản ánh nguyện vọng và đích đến của của ngành công nghiệp xây dựng để tăng tính hiệu quả trong các dự án của mình thông qua tối ưu hóa quy trình phát triển, quản lý và phân tích thông tin dự án
Tuy nhiên, hiện tại các tiêu chuẩn, tài liệu hướng dẫn cho BIM tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và hiện đang tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau của các nước trên thế giới
Vì vậy, các tiêu chuẩn BIM trên thế giới phải cần phải được nghiên cứu, mổ xẻ và cập nhật sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam về chương trình (trình độ chuyên môn, cở sở hạ tầng, ) Do đó, địa phương hóa thành công tiêu chuẩn BIM cho các đơn vị tư nhân nhỏ (đơn vị thiết kế, chủ đầu tư) tại Việt Nam là việc vô cùng cấp thiết và quan trọng trong quá trình phát triển và hiện đại hóa ngành xây dựng.
ÁP DỤNG BỘ KHUNG TIÊU CHUẨN BIM VÀO DỰ ÁN X GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ
Tổng quan
Xây dựng Kế hoạch thực hiện dự án BIM chi tiết để triển khai thành công BIM cho dự án trong các đơn vị tư nhân nhỏ (đơn vị thiết kế, chủ đầu tư) Kế hoạch thực hiện dự án BIM xác định việc sử dụng BIM cho dự án trong giai đoạn tiền thiết kế cũng như chuyển giao cho giai đoạn tiếp theo Kế hoạch thực hiện dự án sẽ cung cấp cho việc thiết lập các giao thức để phát triển, sử dụng, trao đổi dữ liệu kỹ thuật số, xác định kỳ vọng về mức độ phát triển của các đối tượng theo từng giai đoạn của dự án
Mục đích của xây dựng kế hoạch áp dụng BIM này là cung cấp bộ khung cho phép Chủ đầu tư tư nhân nhỏ và các bên tham gia dự án triển khai công nghệ BIM và thực hành tốt nhất, nhanh hơn và sử dụng chi phí hiệu quả hơn.
Xây dựng kế hoạch thực hiện BIM giai đoạn thiết kế cho dự án X
❖ Bước 1: Xác định thông tin và yêu cầu của dự án:
Bảng 4.1 Thông tin dự án
Tên dự án: X Địa chỉ: TP HCM
Loại dự án: Khu phức hợp (dân cư, thương mại)
❖ Bước 2: Kế hoạch nhân sự dự án:
Bảng 4.2 Kế hoạch nhân sự dự án
KẾ HOẠCH NHÂN SỰ DỰ ÁN
Sơ đồ tổ chức dự án
• Tư vấn thiết kế kiến trúc:
➢ Tư vấn thiết kế chính:
➢ Tư vấn thiết kế khu thương mại:
➢ Tư vấn thiết kế nội thất:
➢ Tư vấn thiết kế mặt dựng:
➢ Tư vấn thiết kế cảnh quan:
• Tư vấn thiết kế kết cấu:
• Tư vấn thiết kế kiến trúc:
➢ Tư vấn thiết kế chính:
➢ Tư vấn thiết kế khu thương mại:
➢ Tư vấn thiết kế nội thất:
➢ Tư vấn thiết kế mặt dựng:
➢ Tư vấn thiết kế cảnh quan:
• Tư vấn thiết kế kết cấu:
➢ Tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng
➢ Giấy phép hành nghề quản lý dự án xây dựng hạng I
➢ Chứng chỉ PMP (Project Management Professional)
• Project BIM Manager: BCA BIM Management
➢ Tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng
➢ Giấy phép hành nghề thiết kế xây dựng hạng I
➢ Chứng chỉ PMP (Project Management Professional)
• Project BIM Coordinator: Autodesk Professional Certificate
➢ Tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng
• BIM Modeller/Operator: Autodesk Certificate
➢ Tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng
❖ Bước 3: Xác định mục tiêu dự án:
Bảng 4.3 Mục tiêu dự án
Mô tả mục tiêu BIM
Mức độ ưu tiên (Cao/ Trung bình/ Thấp) Ứng dụng BIM
Tài liệu chính xác về hình học và dữ liệu của hệ thống tòa nhà để tạo điều kiện và tự động hóa các hoạt động quản lý và vận hành tòa nhà
Giảm và loại bỏ các lỗi xây dựng hệ thống bằng cách lập mô hình kỹ thuật số của hệ thống tòa nhà để phát hiện va chạm và xung đột
Cung cấp các mô hình tài liệu xây dựng kỹ thuật số 3D tiêu chuẩn tạo điều kiện cho kiểm tra, phân tích, xây dựng và cải tạo
Sử dụng phần mềm chuyên dụng để có giải pháp thiết kế tối ưu, tiết kiệm chi phí cho các hệ thống xây dựng như
Cải thiện giao tiếp và hợp tác giữa các bên tham gia dự án để đạt được tiêu chuẩn LEED về bền vững Trung bình Đánh giá năng lượng
Cải thiện trực quan hóa và trình bày các thiết kế ảo để kiểm tra các mục tiêu thiết kế như tính thẩm mỹ, bố cục, hướng nhìn, bảo mật…
Cao Kiểm tra thiết kế Đánh giá hiệu quả và chính xác các thông số hiệu suất thiết kế liên quan đến các yêu cầu không gian Cao Mô phỏng thiết kế
❖ Bước 4: Xác định cụ thể yêu cầu nội dung BIM theo từng giai đoạn khác nhau của dự án
Bảng 4.4 Nội dung yêu cầu BIM theo từng giai đoạn
XÁC ĐỊNH YÊU CẦU NỘI DUNG BIM THEO TỪNG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN
Nội dung mô hình Mức độ chi tiết Ví dụ tham số yêu cầu
Giai đoạn thiết kế ý tưởng
Hình dạng, vị trí và hướng của tòa nhà sẽ được mô phỏng dạng khối
Tên và định nghĩa của các khối này phải được ký hiệu rõ ràng
Các yếu tố khác như cây, đường bao hoặc đường có thể được thể hiện trong bản vẽ 2D
Giai đoạn thiết kế sơ bộ
Mô hình hóa các đối tượng bằng cách sử dụng các đối tượng chung trong BIM
Các đối tượng này có kích thước gần đúng trong BIM
Tối thiểu phải thể hiện các thông số sau:
Giai đoạn thiết kế chi tiết
Cập nhật thêm thông tin cho mô hình ở giai đoạn thiết kế sơ bộ các thông tin như: chiều dày, vật liệu, chủng loại, tối thiểu phải đáp ứng được các thông tin trong quá trình đấu thầu
❖ Bước 5: Xây dựng quy trình phối hợp của các bên tham gia dự án
❖ Bước 6: Thiết lập thông số kỹ thuật tiêu chuẩn cho dự án
Bảng 4.5 Thiết lập thông số tiêu chuẩn
THIẾT LẬP THÔNG SỐ KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN CHO DỰ ÁN
• Microsoft Office version 2016 (Word, Excel, PowerPoint) Định dạng file dự án
• Microsoft Office: docx, doc, xlsx, xls, pptx, ppt
❖ Bước 7: Xây dựng quy trình chuyển giao thông tin
Hình 4.3 Quy trình chuyển giao thông tin
❖ Bước 8: Quy trình quản lý chất lượng và theo dõi tiến độ dự án dựa trên các tiêu chuẩn đã được thiết lập
Hình 4.4 Quy trình quản lý chất lượng
Hình 4.5 Quy trình quản lý thiết kế
Hình 4.6 Quy trình phê duyệt
❖ Bước 9: Chuyển giao cho giai đoạn tiếp theo
Kết luận
Việc áp dụng bộ khung tiêu chuẩn BIM vào dự án X mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thiết kế, chỉ là một giai đoạn trong toàn bộ quá trình của dự án Với việc xây dựng bộ khung và quy trình áp dụng BIM trong giai đoạn thiết kế đã góp phần bước đầu áp dụng BIM cho dự án
Tuy nhiên, quy trình áp dụng BIM hiện tại đang sử dụng môi trường dữ liệu chung trên nền tảng Cloud của Autodesk BIM 360 với các module hỗ trợ BIM 360 Docs và BIM
360 Design Do đó, để hoàn thiện bộ khung cần phải áp dụng cho nhiều dự án và điều chỉnh có thể áp dụng được trên các nền tảng dữ liệu chung khác.
5.1 Kết luận chung
Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc xây dựng tiêu chuẩn sử dụng BIM cho các đơn vị tư nhân (chủ đầu tư, đơn vị thiết kế) nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam
Nghiên cứu giúp các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và siêu nhỏ như các chủ đầu tư và nhà thầu của dự án thiết kế/thi công hiểu rỏ hơn về BIM trong xây dựng và những lợi ích của nó đem lại Đồng thời cũng giúp họ dự đoán được các rủi ro, hạn chế xảy ra trong quá trình thiết kế và một số giải pháp kiểm soát nhằm nâng cao khả năng áp dụng Qua đó, họ có thể xem xét áp dụng tiêu chuẩn BIM vào hoạt động xây dựng để giảm tối đa chi phí, tăng tiến độ thực hiện và tối ưu vận hành hệ thống sau này
Ngoài ra, bộ khung tiêu chuẩn BIM trong giai đoạn tiền thi công sẽ giúp cho các kỹ sư thiết kế, kiến trúc sư, người quản lý BIM thuộc các đơn vị tư nhân nhỏ hiểu rõ vai trò và nắm được những vấn đề quan trọng trong quá trình tham gia thiết kế BIM
Việc xây dựng bộ khung tiêu chuẩn BIM trong giai đoạn tiền thi công của nghiên cứu sẽ là một trong những bước đi đầu tiên để xây dựng những tiêu chuẩn hoàn thiện hơn nhằm ứng dụng BIM một cách hiệu quả trong các doanh nghiệp tư nhân nhỏ.
Đề xuất hướng nghiên cứu tương lai
Trong nghiên cứu tiếp theo, nghiên cứu cần xây dựng bộ khung tiêu chuẩn trong giai đoạn thi công, vận hành và bảo trì tòa nhà để hoàn thành một chu trình quản lý khi áp dụng BIM
Ngoài ra, nghiên cứu tiếp theo sẽ đánh giá, phân tích lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn BIM đối với các doanh nghiệp cũng như đối với nền kinh tế về các khía cạnh thời gian, tiền bạc, nguồn nhân lực và tài nguyên.
Những hạn chế của nghiên cứu
Kết quả của nghiên cứu này chỉ có thể được áp dụng cho các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam Để mở rộng hơn phạm vi áp dụng của nghiên cứu này, quy trình và kế hoạch thực hiện dự án BIM được đề xuất trong nghiên cứu này cần được kiểm tra với nhiều chuyên gia về BIM và các nghiên cứu tình huống (case study) cũng nên được thực hiện cho các doanh nghiệp khác lớn hơn
Với giới hạn về thời gian cũng như hiểu biết, nghiên cứu chỉ xây dựng bộ khung trong giai đoạn tiền thi công Trong nghiên cứu tiếp theo, nghiên cứu cần xây dựng bộ khung tiêu chuẩn trong giai đoạn thi công, vận hành và bảo trì tòa nhà
Bộ khung tiêu chuẩn BIM đề xuất cần phải được có thời gian để các đơn vị tư vấn thiết kế sử dụng, áp dụng cho các dự án mà họ tham gia Qua các dự án, bộ khung tiêu chuẩn sẽ được cập và là cơ sở để xây dựng một bộ tiêu chuẩn BIM hoàn chỉnh cho các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ) tại Việt Nam.