Dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học phải giúp cho học sinh có những biểu tượng, khái niệm ban đầu chính xác về các yếu tố thường gặp, có khả năng nhận dạng, phân biệt về mặt hình dạng khô
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG TIỂU HỌC ……
ooo
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC TRONG MÔN TOÁN LỚP 2 THEO
BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Lĩnh vực: …
Họ và tên tác giả: …
Đơn vị: ….
NĂM HỌC: 202… – 202…
Trang 31 | 2 0
1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài
Trước xu thế toàn cầu hóa kinh tế tri thức của thời đại, Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra nhiệm vụ: “Nâng cao dân trí, phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam” Bởi vậy Giáo dục luôn được xác định là “Quốc sách hàng đầu” mà “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo” Xuất phát từ yêu cầu thực tế của nhà trường Tiểu học hiện nay, bên cạnh đó còn xuất phát từ mục tiêu cơ bản của ngành Giáo dục - Đào tạo đã đề ra, phải đào tạo con người mới phát triển toàn diện có đầy đủ tri thức, thông minh, sáng tạo và đức độ để sau này có thể làm chủ tương lai
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở bậc Tiểu học Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở Trong các môn học ở bậc Tiểu học, môn Toán chiếm một vị trí rất quan trọng, giúp các em chiếm lĩnh được tri thức, phát triển trí thông minh, năng lực tư duy, sáng tạo logic góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh
Ở tiểu học, các yếu tố hình học chiếm một vị trí rất quan trọng, tuy không đặt thành chương riêng, song nó được phân bố ở hầu hết các tiết toán trong chương trình Dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học phải giúp cho học sinh có những biểu tượng, khái niệm ban đầu chính xác về các yếu tố thường gặp, có khả năng nhận dạng, phân biệt về mặt hình dạng không gian trên cơ sở một số dấu hiệu có thể kiểm nghiệm bằng thực hành trên các đồ vật, mô hình, hình vẽ, … Vậy làm thế nào để nâng cao năng lực học các yếu tố hình học cho học sinh, giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động, tự mình chiếm lĩnh kiến thức thông qua sự hướng dẫn
của giáo viên đó là điều mà tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt các yếu tố hình học trong môn Toán lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống”
Trang 42 | 2 0
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác dạy học môn Toán lớp 2, nhằm
đề xuất những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học của bản thân để nâng cao chất lượng dạy học các yếu tố hình học trong môn Toán cho học sinh lớp 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Nội dung các yếu tố hình học trong chương trình môn Toán lớp 2
- Các giải pháp để học sinh học tốt các yếu tố hình học trong môn Toán lớp
2
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp, điều tra thống kê
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận
Mục tiêu dạy học các yếu tố hình học là dựa trên cơ sở vốn sống thực tế làm cho học sinh làm quen một số hình học thường gặp thể hiện trên đồ vật quen thuộc, từ đó qua trừu tượng văn hoá, chúng ta giúp học sinh nhận biết dạng hình học, từ nhận biết tổng thể tiến đến nhận biết các tính chất của hình để có biểu tượng đầy đủ về hình
Mặt khác hình học được xây dựng có tính đồng tâm, từ lớp 1 các em nhận biết các hình như hình vuông, hình tròn, hình tam giác, thì lớp 2; 3 được nâng lên
về số cạnh, về đặc điểm chung, chu vi hình vuông, hình chữ nhật Lên lớp 4; 5 được xây dựng hoàn chỉnh về dấu hiệu bản chất như : cạnh, góc, cạnh, cạnh, tính chu vi, diện tích, …
Trang 57 | 2 0
2.3.2 Các dạng cơ bản của hệ thống các bài tập thực hành về yếu tố hình học trong Toán 2
Gồm các dạng sau:
Dạng 1: Về “nhận biết hình”:
a Về “đoạn thẳng, đường thẳng”
Vấn đề “đoạn thẳng, đường thẳng” được giới thiệu ở Tiểu học có thể có nhiều cách khác nhau Trong sách toán 2, khái niệm “đường thẳng” được giới thiệu bắt đầu từ “đoạn thẳng” (đã được học ở lớp 1) như sau:
- Cho điểm A và điểm B, lấy thước và bút nối hai điểm đó ta được đoạn thẳng
AB
- Kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía, ta được đường thẳng AB
- Lưu ý: Khái niệm đường thẳng không định nghĩa được, học sinh làm quen
với “biểu tượng” về đường thẳng thông qua hoạt động thực hành: Vẽ đường thẳng qua 2 điểm, vẽ đường thẳng qua 1 điểm
b Nhận biết giao điểm của hai đoạn thẳng:
Ví dụ: Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm nào?
A
B C
D
Trang 68 | 2 0
- Khi chữa bài giáo viên cho học sinh tập diễn đạt kết quả bài làm Chẳng hạn học sinh nêu lại “Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O”
Giáo viên hỏi: Ai có cách trả lời khác? Học sinh suy nghĩ trả lời: “Hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại điểm O” Hoặc “O là điểm cắt nhau của đoạn thẳng
AB và CD”
c Nhận biết 3 điểm thẳng hàng:
Ví dụ: (Bài 3 trang 101 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1)
Nêu tên 3 điểm thẳng hàng (dùng thước thẳng để kiểm tra):
- Giáo viên giới thiệu về ba điểm thẳng hàng (ba điểm phải cùng nằm trên một đường thẳng)
- Học sinh phải dùng thước kẻ kiểm tra xem có các bộ ba điểm nào thẳng hàng rồi chữa
Ví dụ như:
Ba điểm A, H, M thẳng hàng; ba điểm B, M, C thẳng hàng
d Nhận biết hình tứ giác
Ở lớp 2, chưa yêu cầu học sinh nắm được khái niệm, định nghĩa hình học dựa trên các đặc điểm của hình, chỉ yêu cầu học sinh phân biệt được hình ở dạng
“tổng thể”, phân biệt được hình này với hình khác và gọi đúng tên hình của nó Bước đầu vẽ được hình đó bằng cách nối các điểm hoặc vẽ dựa trên các đường kẻ
ô vuông (giấy kẻ ô ly)
Ví dụ dạy học bài “Hình tứ giác” theo yêu cầu trên, có thể như sau:
- Giới thiệu hình tứ giác (học sinh được quan sát vật chất có dạng hình tứ giác, là các miếng bìa hoặc nhựa trong hộp đồ dùng học tập, để nhận biết dạng tổng thể “đây là hình tứ giác”)
Ví dụ: bài 2 trang 103 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1
Trang 7SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT CÁC YẾU
TỐ HÌNH HỌC TRONG MÔN TOÁN LỚP 2 THEO BỘ
SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Trang 81 Đặt vấn đề
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
• Ở tiểu học, các yếu tố hình học chiếm một vị trí rất quan trọng
• Mục tiêu dạy học các yếu tố hình học là dựa trên cơ sở vốn sống thực tế làm cho học sinh làm quen một số hình học thường gặp
• Nắm chắc tính chất của hình và những vấn đề tâm lý có liên quan sẽ làm tăng tính logic trong việc xây dựng yêu cầu dạy học ở từng lớp và chọn phương pháp dạy học cho phù hợp
Lý luận
• Do vốn hiểu biết cuộc sống của các em còn nhiều hạn chế, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, sự phát triển tư duy chưa cao
Thực tiễn
Trang 91 Thực trạng đề tài
II NỘI DUNG
Kết quả khảo sát chất lượng các yếu tố hình học của học sinh lớp 2A3 đầu năm học
Sĩ
số
Nhận biết
Xếp, ghép hình
§ Qua kết quả khảo sát trên, việc học các yếu tố
hình học của học sinh lớp 2 còn nhiều hạn chế,
đặc biệt là các kĩ năng vẽ đoạn thẳng, đường
thẳng, xếp hình, đếm hình.
50%
45%
42.5%
Nhận biết hình Vẽ hình Xếp, ghép hình
Trang 103 Biện pháp giải quyết
Biện pháp 2: Các dạng cơ bản của hệ thống các bài tập thực hành về
yếu tố hình học trong Toán 2 Dạng 2: Vẽ hình
a Vẽ hình không yêu cầu có số đo các kích thước
• Ví dụ: Dùng thước và bút nối các điểm để có:
Hình tứ giác.
§ Yêu cầu bước đầu học sinh vẽ được hình tứ
giác (nối các điểm có sẵn trên giấy kẻ ô ly).
b Vẽ hình theo mẫu:
• Ví dụ: Vẽ hình theo mẫu.
§ Giáo viên cho học sinh nhìn kỹ mẫu rồi lần lượt chấm từng điểm vào vở:
§ Dùng thước kẻ và bút nối các điểm để có hình vuông.
Trang 113 Biện pháp giải quyết
Biện pháp 2: Các dạng cơ bản của hệ thống các bài tập thực hành về
yếu tố hình học trong Toán 2 Dạng 4: Về tính độ dài đường gấp khúc
Ví dụ: (Bài 3 - trang 103 sách Kết nối
tri thức với cuộc sống tập 1).
• Học sinh giải:
• Độ dài đường gấp khúc là:
5 + 4 + 4 = 13 (cm)
• Giáo viên hỏi: Con làm thế nào ra 13 cm?
• Học sinh 1: Đường gấp khúc này gồm 3 đoạn
thẳng, mỗi đoạn thẳng lần lượt là 5 cm, 4 cm,
4cm nên con tính tổng độ dài 3 đoạn thẳng tạo
lên mỗi đường gấp khúc.
Trang 123 Biện pháp giải quyết
Biện pháp 2: Các dạng cơ bản của hệ thống các bài tập thực hành về
yếu tố hình học trong Toán 2 Một số bài tập
a Đếm hình
Ví dụ: Trong hình bên có mấy hình tứ
giác? (bài 3a trang 111 sách Kết nối
tri thức với cuộc sống)
b Trắc nghiệm
Ví dụ: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
Số hình tứ giác trong hình vẽ là:
A 1
B 2
C 3
D 4
Trang 134 Kết quả chuyển biến của đối tượng
Kết quả khảo sát chất lượng học các yếu tố hình học của học sinh lớp 2 so năm
học trước
Năm
học
Sĩ
số
Nhận biết hình Vẽ hình
Xếp, ghép hình
Tính độ dài đường gấp khúc,chu vi tam giác, tứ giác
40
Nhận biết hình Vẽ hình Xếp, ghép hình Tính độ dài
đường gấp khúc,chu vi tam giác, tứ giác
Trang 14đã lắng nghe
CẢM ƠN THẦY CÔ
Trang 159 | 2 0
THÔNG TIN HỎI ĐÁP:
-
Bạn còn nhiều thắc mắc hoặc muốn tìm kiếm thêm nhiều tài liệu sáng
Liên hệ dịch vụ viết thuê sáng kiến kinh nghiệm
Hoặc qua SĐT Zalo: 091.552.1220 hoặc email:
best4team.com@gmail.com để hỗ trợ ngay nhé!