1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố rủi ro chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp: Tình huống nghiên cứu doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam

239 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố rủi ro chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp: Tình huống nghiên cứu doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Tống Phương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên
Trường học Đại học Quốc gia Tp. HCM
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp. HCM
Định dạng
Số trang 239
Dung lượng 4,17 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (16)
    • 1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI (16)
    • 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI (23)
    • 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU (23)
    • 1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI (25)
    • 1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN (25)
    • 1.6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN (26)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (28)
    • 2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN (28)
      • 2.1.1. Chuỗi cung ứng (28)
      • 2.1.2. Các thành phần của chuỗi cung ứng (29)
      • 2.1.3. Rủi ro (Risk) (31)
      • 2.1.4. Phân biệt “rủi ro thực sự” và “cảm nhận rủi ro” (33)
      • 2.1.5. Rủi ro chuỗi cung ứng (Supply chain risk) (34)
      • 2.1.6. Nguồn rủi ro chuỗi cung ứng (35)
        • 2.1.6.1. Rủi ro thể chế (Regulatory, legal risk) (36)
        • 2.1.6.2. Rủi ro phía nhu cầu (Demand side risks) (36)
        • 2.1.6.3. Rủi ro phía nguồn cung (Supply side risks) (37)
        • 2.1.6.4. Rủi ro thảm họa (Catastrophic risks) (37)
        • 2.1.6.5. Rủi ro hậu cần (Logistics risk) (38)
        • 2.1.6.6. Rủi ro chia sẻ thông tin (Information sharing risk) (38)
        • 2.1.6.7. Rủi ro vận hành (Operational risk) (39)
      • 2.1.7. Hiệu quả doanh nghiệp (40)
    • 2.2. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG (41)
    • 2.3. TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN RỦI RO CHUỖI (43)
      • 2.3.1. Mô hình nghiên cứu rủi ro chuỗi cung ứng (43)
      • 2.3.2. Tổng hợp các nghiên cứu trước về các yếu tố rủi ro chuỗi cung ứng có ảnh hưởng hiệu quả doanh nghiệp (45)
      • 2.3.3. Mô hình nghiên cứu hiệu quả doanh nghiệp (49)
      • 2.3.4. Tổng hợp các nghiên cứu trước về đo lường hiệu quả doanh nghiệp (50)
    • 2.4. NHẬN DIỆN CÁC CƠ HỘI NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG (53)
    • 2.5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU (54)
      • 2.5.1. Cách hình thành mô hình nghiên cứu (54)
      • 2.5.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (56)
      • 2.5.3. Các giả thuyết nghiên cứu (57)
      • 2.5.4. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu (60)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (62)
    • 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (62)
    • 3.2. XÂY DỰNG THANG ĐO (66)
      • 3.2.1. Quy trình xây dựng thang đo (66)
      • 3.2.2. Thang đo Likert (66)
      • 3.2.3. Thang đo sơ bộ (67)
    • 3.3. THIẾT KẾ MẪU (75)
      • 3.3.1. Tổng thể mẫu (75)
      • 3.3.2. Đơn vị lấy mẫu (76)
      • 3.3.3. Xác định kích thước mẫu (76)
      • 3.3.4. Phương pháp chọn mẫu (77)
    • 3.4. THU THẬP DỮ LIỆU (77)
      • 3.4.1. Công cụ thu thập dữ liệu (77)
      • 3.4.2. Đối tượng khảo sát (78)
      • 3.4.3. Phương pháp và quy trình thu thập dữ liệu (78)
    • 3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU (79)
      • 3.5.1. Phân tích mô tả (79)
      • 3.5.2. Phân tích độ tin cậy thang đo (hệ số Cronbach’s Alpha) (79)
      • 3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (79)
      • 3.5.4. Kiểm định mô hình đo lường CFA (81)
      • 3.5.5. Kiểm định mô hình cấu trúc SEM (82)
      • 3.5.6. Đánh giá độ tin cậy của các ước lượng trong mô hình nghiên cứu Bootstrap (82)
      • 3.5.7. Phân tích cấu trúc đa nhóm (phân tích thêm trong nghiên cứu này để làm rõ hàm ý quản trị) (82)
    • 3.6. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ (84)
      • 3.6.1. Kỹ thuật phỏng vấn sâu (84)
      • 3.6.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ (96)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (102)
    • 4.1. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT (102)
      • 4.1.1. Quá trình thu thập dữ liệu định lượng chính thức (102)
      • 4.1.2. Thống kê mẫu khảo sát (102)
    • 4.2. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHUƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA VÀ NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA (104)
    • 4.3. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA (111)
    • 4.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH CẤU TRÚC (SEM) (120)
    • 4.5. KIỂM ĐỊNH BOOTSTRAP (126)
    • 4.6. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (127)
    • 4.7. THẢO LUẬN KẾT QUẢ (128)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (144)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (151)
  • PHỤ LỤC (168)

Nội dung

TÊN ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP: TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU DOANH NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO TẠI VIỆT NAM II.. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu giúp cho

GIỚI THIỆU

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam và là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm thiết yếu chính cho người dân Thịt cá trứng là thành phần chính của bữa ăn của người Việt có điều kiện, trong đó thịt heo và thịt gà chiếm tỷ trọng cao, thịt lợn chiếm tới 65% cơ cấu thực phẩm trong các bữa ăn của các gia đình Việt Nam, trong khi thịt gia cầm chỉ chiếm từ 22%, số còn lại là thịt bò và thủy hải sản (Phan Hậu, 2020) Chăn nuôi cũng là ngành kinh tế giúp cho người nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động Chăn nuôi Việt Nam luôn phát triển với tốc độ cao, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh, góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và gia tăng xuất khẩu Một số sản phẩm chăn nuôi đã được xuất khẩu như thịt lợn choai, lợn sữa, thịt gia cầm, trứng muối, mật ong, tổ yến, tơ tằm, sữa và các sản phẩm từ sữa… khẳng định giá trị thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi trong nước với khu vực và trên thế giới Nhiều lĩnh vực chăn nuôi đã có vị thế cao trong khu vực và trên thế giới như chăn nuôi lợn đứng vị trí thứ 5 về đầu con, thứ 6 về sản lượng; đàn thủy cầm đứng thứ 2 thế giới; năng suất bò sữa và sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đứng số 1 trong khu vực Đông Nam Á… Chăn nuôi đã tạo sinh kế cho 6,0 - 6,5 triệu nông hộ trong 8,6 triệu doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, góp phần thay đổi bộ mặt của khu vực nông thôn (DeHeus, 2020) Ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhiều thành phần kinh tế đầu tư lớn trong phát triển chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi theo mô hình chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Bên cạnh thành tựu đạt được, chăn nuôi còn tồn tại nhiều bất cập: chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm đa số; kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và môi trường chưa hiệu quả; sản xuất theo chuỗi liên kết chưa phổ biến; nghiên cứu khoa học chưa đột phá; dự báo thị trường còn hạn chế Ngành chăn nuôi cần thay đổi kịp thời để ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh phức tạp và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tại Hội nghị chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 15 tháng 09 năm 2020, Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã ban hành chiến lược phát triển ngành ngành chăn nuôi là hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh, đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực

Theo Thanh Thúy (2020), sản phẩm chăn nuôi được sản xuất chủ yếu trong các trang trại chăn nuôi chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm, cụ thể:

- Tăng trưởng giá trị sản xuất từng ngành mục tiêu trung bình 4-5% trong giai đoạn 2020-2025, từ 3-4% trong giai đoạn 2026- 2030

Trong ngành chăn nuôi Việt Nam, chăn nuôi heo đóng vai trò trọng yếu trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Dự báo đến năm 2025, sản lượng thịt heo đạt từ 3,15 đến 3,58 triệu tấn; từ 3,54 triệu tấn đến gần 4 triệu tấn vào năm 2030.

- Đến năm 2030, định hướng phát triển chăn nuôi heo với các giống cao sản theo hướng trang trại công nghiệp đồng thời mở rộng qui mô đàn heo chăn nuôi theo hướng hữu cơ, truyền thống với các giống heo bản địa, heo lai giữa giống cao sản và giống bản địa

- Tổng đàn heo có mặt thường xuyên ở mức từ 20 đến 30 triệu con, trong đó đàn heo nái từ 2,5 đến 2,8 triệu con; đàn heo được nuôi trang trại, công nghiệp chiếm trên 70%

Ngành chăn nuôi heo Việt Nam sẽ có sự thay đổi đáng kể, giảm số lượng hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tới 90% hiện nay Thay vào đó, số lượng trang trại công nghiệp và doanh nghiệp chăn nuôi sẽ tăng lên đáng kể Tổng đàn heo tại các doanh nghiệp chăn nuôi sẽ tăng từ 10% (tương ứng 3,7 triệu con) lên 70% (tương ứng 25 triệu con) trong tương lai gần.

Hình 1.1: Top 10 quốc gia sản xuất thịt heo năm 2020

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Hình 1.2: Qui mô hộ chăn nuôi heo tại Việt Nam 2020

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Trong thời gian qua, doanh nghiệp và hộ chăn nuôi heo của Việt Nam đã chịu tác động bởi các yếu tố rủi ro như dịch tả heo Châu Phi, đại dịch Covid-19, Luật chăn nuôi Việt Nam được ban hành năm 2020, sự cạnh tranh mạnh mẽ của thịt heo nhập khẩu từ Châu Âu do thuế suất nhập khẩu thịt heo giảm về 0% theo lộ trình 10 năm của hiệp định EVFTA mà Việt Nam đã tham gia, v.v (Thy Lê, 2020) Các yếu tố rủi ro này đã tác động đến hiệu quả chăn nuôi heo

Bảo hiểm nông nghiệp là một sản phẩm bảo hiểm truyền thống phổ biến trên thị trường bảo hiểm toàn cầu với hơn 500 sản phẩm phi nhân thọ, bao gồm 250 sản phẩm bảo hiểm tài sản, 200 sản phẩm bảo hiểm con người và 100 sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm (Nhóm phóng viên báo Quân đội Nhân dân Điện tử, 2020) Tuy nhiên, tại Việt Nam, mặc dù là nước nông nghiệp, tỷ trọng bảo hiểm nông nghiệp vẫn ở mức thấp Được triển khai từ năm 1982, song doanh thu phí bảo hiểm nông nghiệp vẫn chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ.

Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec

BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN GIÁ HEO HƠI TẠI VIỆT NAM

TỪ 2018-2021 nhân thọ, chiếm 0,069% (2004), khoảng 0,008% (2005), gần 0,012% (2006) và 0,01%/năm (2007-2010) Năm 2013, chương trình bảo hiểm nông nghiệp được triển khai rộng trên cây lúa, vật nuôi (trâu, bò, lợn, gia cầm) và thuỷ sản (cá tra, tôm sú, tôm chân trắng) ở 20 tỉnh, thành phố (Nhóm phóng viên báo Quân đội Nhân dân Điện tử, 2020) Rất ít doanh nghiệp tham gia bảo hiểm nông nghiệp Hầu như các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản đều không được bảo hiểm Thực tế này khiến cho bảo hiểm nông nghiệp hiện chưa đóng góp nhiều cho sản xuất nông nghiệp

Có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan khiến cho việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam còn lúng túng và chưa thành công, trong đó phải kể đến: Thứ nhất, rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn và thường xuyên Nếu chỉ bảo hiểm theo hướng kinh doanh đơn thuần thì không có doanh nghiệp bảo hiểm nào muốn chọn bảo hiểm nông nghiệp vì nguy cơ thua lỗ cao Nếu triển khai bảo hiểm nông nghiệp thì cũng chọn đối tượng ít có rủi ro để nhận bảo hiểm hoặc tiến hành một cách cầm chừng;

Thứ hai, bảo hiểm nông nghiệp là bảo hiểm những rủi ro khó xác định Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi chấp nhận và bồi thường bảo hiểm Đối tượng được bảo hiểm là những cơ thể sống chịu tác động mạnh của các yếu tố thiên nhiên dẫn đến công tác quản lý rủi ro gặp rất nhiều khó khăn;

Bên cạnh đó, công tác đánh giá rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại trong bảo hiểm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; Ví dụ, khi bảo hiểm vật nuôi, doanh nghiệp bảo hiểm đeo vòng, đeo số vào những con vật được bảo hiểm, khi xảy ra rủi ro - con vật chết - không chắc chắn đó chính là con vật đã được bảo hiểm

Mâu thuẫn giữa lựa chọn rủi ro và đối tượng bảo hiểm nảy sinh do doanh nghiệp bảo hiểm có xu hướng lựa chọn đối tượng bảo hiểm có mức độ rủi ro thấp, trong khi người tham gia bảo hiểm thường chỉ chấp nhận tham gia khi mức độ rủi ro cao, dễ dẫn đến tổn thất.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Nhận dạng các yếu tố rủi ro chuỗi cung ứng có ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến hiệu quả doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam

- Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm giảm thiểu tác động của các yếu tố rủi ro đến hiệu quả doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố rủi ro chuỗi cung ứng ngành chăn nuôi heo của các doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam Đối tượng khảo sát:

- Phỏng vấn sâu: 8 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản lý chuỗi chăn nuôi heo tại Việt Nam bao gồm: kế hoạch phát triển trang trại, quản lý dự án chăn nuôi, quản lý mua hàng và Logictics… là các chuyên gia đầu ngành có trên 5 năm kinh nghiệm có trình độ kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ, có vị trí quản lý cấp hoạch định chiến lược trở lên như trưởng phòng, giám đốc dự án, phó tổng giám đốc và tổng giám đốc

- Khảo sát: Những người đảm nhận vị trí quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp chăn nuôi heo như trưởng phòng kế hoạch, trưởng phòng mua hàng, trưởng phòng sản xuất, trưởng phòng dự án, trưởng phòng logistics, giám đốc phát triển trại, v.v

Theo Hugos (2010) định nghĩa về chuỗi cung ứng thông thường, mỗi doanh nghiệp là một mắt xích hay là thành viên của chuỗi Một trong những thành viên trong chuỗi cung ứng thường được xem là nhân tố trung tâm (hạt nhân), do đó, trong một chuỗi cung ứng bất kỳ luôn có một doanh nghiệp trung tâm với một sản phẩm chủ lực Theo đó phạm vi chuỗi cung ứng trong nghiên cứu này chuỗi cung ứng sản xuất thịt heo, trong đó nhân tố trung tâm của nghiên cứu là doanh nghiệp chăn nuôi (sản xuất) heo với chuỗi đầu vào là các nhà cung cấp nguyên vật liệu phục vụ chăn nuôi, và chuỗi đầu ra là các nhà phân phối thịt heo, theo sơ đồ như sau:

Hình 1.3: Mô hình chuỗi cung ứng chăn nuôi heo

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

(1): Trại heo giống cung cấp heo giống cho các doanh nghiệp chăn nuôi

(2): Nhà cung cấp thuốc thú y cho các doanh nghiệp chăn nuôi

(3): Các công ty thức ăn gia súc cung cấp cám cho các doanh nghiệp chăn nuôi (4): Các công ty xây dựng chuồng trại cho các doanh nghiệp chăn nuôi

(5): Nhà cung cấp máy móc thiết bị chăn nuôi cho các doanh nghiệp chăn nuôi (6): Các nhà phân phối heo thịt ra thị trường

(7): Nhân công lao động trong các doanh nghiệp chăn nuôi Đơn vị phân tích: Các doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam

Thời gian: Từ tháng 5 năm 2021 - tháng 11 năm 2021.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Rủi ro trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng ở Việt Nam đa dạng về yếu tố và khác nhau về mức độ ảnh hưởng Đối với chuỗi cung ứng của doanh nghiệp chăn nuôi heo, rủi ro có thể đến từ yếu tố đầu vào như nhà cung cấp hoặc nguyên vật liệu, rủi ro cũng có thể đến từ quá trình chăn nuôi, dịch bệnh… Các biện pháp quản lý rủi ro hiện nay đều tập trung chủ yếu vào việc khắc phục rủi ro thay vì phòng chống rủi ro Nghiên cứu này phân tích và nhận diện các yếu tố rủi ro của chuỗi cung ứng doanh nghiệp chăn nuôi heo, từ đó, giúp các nhà quản lý doanh nghiệp chăn nuôi heo nhận dạng được các yếu tố rủi ro nào cần tập trung can thiệp, quản lý, cải thiện, đầu tư để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp chăn nuôi heo.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Nghiên cứu dựa trên các cơ sở lý thuyết từ sách, giáo trình và bài báo khoa học để tổng hợp và phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố rủi ro trong chuỗi cung ứng chăn nuôi heo và hiệu quả doanh nghiệp.

Nghiên cứu được thực hiện qua ba bước gồm phỏng vấn sâu chuyên gia, nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức

 Thực hiện kỹ thuật phỏng vấn sâu - phỏng vấn bán cấu trúc với 8 chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi heo để bổ sung, chỉnh sửa thang đo cho phù hợp với chuỗi chăn nuôi heo tại Việt Nam

 Định lượng sơ bộ được thực hiện bằng bảng khảo sát với 100 mẫu Bảng khảo sát hoàn chỉnh sau bước nghiên cứu sơ bộ được sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức

 Thang đo hoàn chỉnh được sử dụng trong nghiên cứu chính thức (250 mẫu) với thang đo 5 điểm Likert để đánh giá mức độ rủi ro của chuỗi cung ứng chăn nuôi heo của các doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam

Từ cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, tác giả thiết kế bộ thang đo cho đề tài, sử dụng một số kỹ thuật phân tích hỗ trợ như: Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, CFA, SEM, Bootstrap…

 Kiểm tra độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA để loại bỏ các biến có hệ số tải nhân tố tiềm ẩn thấp Phân tích nhân tố khẳng định CFA để kiểm định chặt chẽ hơn về tính đơn nguyên, độ tin cậy tổng hợp, độ giá trị (hội tụ, phân biệt) của các khái niệm nghiên cứu

 Kiểm định giả thuyết, phân tích cấu trúc SEM với phần mềm AMOS: Kiểm định các giả thuyết.

BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Chương này bao gồm các nội dung: Cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu, đồng thời nêu tổng quan về đề tài: nhận dạng, đo lường các yếu tố rủi ro chuỗi cung ứng có ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam Từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm giảm thiểu tác động của các yếu tố rủi ro đến hiệu quả doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Trình bày tổng hợp lý thuyết, các khái niệm nghiên cứu, tóm tắt các nghiên cứu trước có liên quan và liệt kê những hạn chế của nghiên cứu trước để tìm ra cơ hội nghiên cứu cho đề tài này Dựa trên cơ hội nghiên cứu để hình thành mô hình nghiên cứu và phát biểu các giả thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Ở chương này trình bày quy trình và phương pháp để thực hiện nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra Nghiên cứu tiến hành xây dựng thang đo từ các cơ sở lý thuyết, thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu sơ bộ thông qua 2 bước là phỏng vấn sâu và định lượng sơ bộ Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20, việc đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và nhân tố khám phá EFA giúp đánh giá sơ bộ thang đo về chỉ số tin cậy, tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, từ đó có hiệu chỉnh phù hợp để đưa ra được thang đo cuối cùng

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Trình bày kết quả nghiên cứu định lượng chính thức: phân tích dữ liệu định lượng chính thức với bộ mẫu 250 thông qua phần mềm SPSS 20 và AMOS 20 Kết quả phân tích bao gồm các nội dung sau: thống kê mô tả bộ mẫu, phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích SEM, kiểm định Bootstrap, phân tích cấu trúc đa nhóm

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trình bày tóm tắt quá trình nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm mang tính định hướng cho các nhà quản lý nâng cao hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam thông qua tập trung quản trị vận hành, hậu cần, nhà cung cấp và ứng phó với thảm họa về dịch bệnh và sự thay đổi chính sách, thể chế Nêu các điểm hạn chế của nghiên cứu, đồng thơi đưa ra hướng nghiên cứu tương lai.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

Trong nghiên cứu này, tác giả trích lược một số khái niệm và định nghĩa chuỗi cung ứng nhằm củng cố cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu, cụ thể:

Chuỗi cung ứng là một tập hợp của ba thực thể trở lên (có thể là tổ chức hoặc cá nhân) liên quan trực tiếp đến dòng chảy thượng nguồn và hạ nguồn của sản phẩm/dịch vụ, tài chính và thông tin từ nơi cung cấp đến khách hàng (Mentzer và cộng sự, 2001) Chuỗi cung ứng bao gồm các liên kết giữa các tổ chức trong dòng chảy xuôi chiều và ngược chiều của sản phẩm/dịch vụ, tài chính, thông tin từ nguồn ban đầu đến khách hàng cuối cùng (Monczka và cộng sự, 2011)

Chuỗi cung ứng được định nghĩa là một nhóm các công ty tham gia và liên kết với nhau để tăng thêm giá trị cho dòng chảy của các yếu tố đầu vào biến đổi từ nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng hoặc dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng (Lu, 2011)

Chuỗi cung ứng là tổng thể tất cả những quá trình liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Trong đó bao gồm các công đoạn sản xuất, cung cấp, vận chuyển, lưu kho, bán lẻ và tiêu dùng (Chopra & Meindl, 2013).

Chuỗi cung ứng đề cập đến các quy trình vận chuyển thông tin và nguyên liệu đến và từ khâu sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp Chuỗi cung ứng còn bao gồm cả quy trình logistics trực tiếp vận chuyển sản phẩm, quy trình lưu trữ và kho bãi nhằm tối đa hoá thời gian giao hàng cho khách (Jacobs & Chase, 2014)

Trong nghiên cứu này, tác giả vận dụng định nghĩa chuỗi cung ứng của Jacobs & Chase (2014)

2.1.2 Các thành phần của chuỗi cung ứng

Trong chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp đóng vai trò như những mắt xích kết nối với nhau Trong mỗi chuỗi, thường có một doanh nghiệp hạt nhân với sản phẩm chủ lực Khi mô tả chuỗi cung ứng của mình, các tổ chức thường xác định mình là doanh nghiệp trung tâm để xác định nhà cung cấp và khách hàng Những nhà cung cấp và khách hàng này được gọi là các thành viên của chuỗi cung ứng, gắn kết với doanh nghiệp trung tâm.

Chuỗi cung ứng cơ bản luôn có ba thành viên, bao gồm một công ty, nhà cung cấp và khách hàng của công ty như hình 2.1 (Hugos, 2010)

Hình 2.1: Chuỗi cung ứng cơ bản (Nguồn: Hugos, 2010) Ở cấp độ cao hơn, chuỗi cung ứng đơn giản được phát triển thành chuỗi cung ứng mở rộng, bao gồm nhiều thành phần hơn trong chuỗi như hình 2.2 bên dưới:

Nhà cung cấp Công ty Khách hàng

Nhà cung cấp Công ty Khách hàng

Nhà cung cấp dịch vụ hoạt động trong các lĩnh vực sau:

- Công nghệ thông tin Nhà cung cấp

Hình 2.2: Chuỗi cung ứng mở rộng

(Nguồn: Hugos, 2010) Nhà cung cấp là một cá nhân hay tổ chức cung cấp phụ tùng, nguyên vật liệu hay dịch vụ cho doanh nghiệp sản xuất với số lượng lớn để sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ

Vì nhà cung cấp là nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu như vật liệu, công cụ, v.v… nên họ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng

Nhà cung cấp dịch vụ là các cá nhân hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như dịch vụ hậu cần, tài chính, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, công nghệ thông tin và vận tải cho các thực thể khác Trong khi đó, công ty hoặc nhà sản xuất là những đơn vị trực tiếp sản xuất các loại sản phẩm, bao gồm cả nguyên liệu thô và sản phẩm hoàn chỉnh Các sản phẩm này có thể mang tính hữu hình hoặc vô hình, thậm chí là dịch vụ.

Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua và sử dụng hàng hóa Một khách hàng có thể mua một sản phẩm rồi kết hợp với một sản phẩm khác, sau đó bán chúng cho những khách hàng khác Hoặc người tiêu dùng có thể là người sử dụng cuối cùng của một sản phẩm – mua hàng với mục đích sử dụng

Chuỗi cung ứng tập hợp các thành viên có mối liên hệ mật thiết với nhau và được chia thành một hoặc nhiều phân nhóm Nhìn chung, những nhu cầu của chuỗi cung ứng vẫn tương đối ổn định theo thời gian, duy chỉ có mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng là thay đổi Một số chuỗi cung ứng có rất ít nhà cung cấp dịch vụ vì những thành viên khác tự mình đảm nhận luôn trách nhiệm đó Trong khi số khác lại có nhiều nhà cung cấp dịch vụ chuyên biệt vô cùng xuất sắc và được các thành viên khác trong chuỗi cung ứng thuê lại

Theo Hunt và cộng sự (1986), rủi ro được định nghĩa là sự thay đổi các kết quả có thể xảy ra trong một khoảng thời gian cụ thể Nếu chỉ xảy ra duy nhất một kết quả thì rủi ro bằng không Nếu nhiều kết quả có thể xảy ra, thì xuất hiện rủi ro

Trên góc độ quản lý, rủi ro được định nghĩa là khả năng không chắc chắn đối với các kết quả có thể xảy ra trong tương lai và thường đem lại kết quả tiêu cực như không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng (Zsidisin, 2003)

Căn cứ vào một số nghiên cứu trước có liên quan đến rủi ro, một số tác giả đã phát biểu định nghĩa về rủi ro và tác động của rủi ro như sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp các định nghĩa về rủi ro

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Tác giả Định nghĩa Điểm giống nhau Điểm khác nhau

Rủi ro là trạng thái mà tổn thất có thể xảy ra

QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG

Theo Sodhi & Son (2011), các quan điểm về nghiên cứu rủi ro chuỗi cung ứng vô cùng đa dạng do các nhà nghiên cứu tiếp cận vấn đề này từ nhiều lĩnh vực khác nhau Các bài báo tổng quan về chủ đề này đều cho thấy sự khác biệt trong quan điểm của các học giả về rủi ro và quản lý chuỗi cung ứng (Chopra & Sodhi, 2004; Christopher & Peck, 2004; Hallikas và cộng sự, 2004, Manuj & Mentzer, 2008; Neiger và cộng sự, 2009) Tuy nhiên, có thể thấy rằng không có một quan điểm thống nhất nào về nghiên cứu rủi ro chuỗi cung ứng, như bảng tóm tắt dưới đây minh họa.

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp quan điểm nghiên cứu rủi ro chuỗi cung ứng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Các nghiên cứu (theo thứ tự thời gian

Quan điểm và phạm vi nghiên cứu rủi ro chuỗi cung ứng

Dựa trên các nguồn: rủi ro môi trường, nguồn rủi ro mạng và nguồn rủi ro tổ chức

Các nguồn rủi ro chính trong chuỗi cung ứng bao gồm: rủi ro nguồn cung liên quan đến khả năng cung cấp vật liệu của nhà cung cấp; rủi ro luồng thông tin liên quan đến việc truyền đạt chính xác thông tin giữa các bên liên quan; rủi ro luồng tài chính liên quan đến các vấn đề thanh toán và tín dụng; rủi ro bảo mật hệ thống thông tin liên quan đến việc bảo vệ dữ liệu và hệ thống máy tính khỏi các mối đe dọa bên ngoài; rủi ro mối quan hệ với đối tác liên quan đến việc duy trì quan hệ tích cực với nhà cung cấp, khách hàng và các bên liên quan khác; rủi ro trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan đến việc đảm bảo hoạt động của chuỗi cung ứng tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và bền vững.

Cavinato (2004) Dựa trên năm nhóm nguồn rủi ro: (1) vật chất, (2) tài chính, (3) thông tin, (4) quan hệ và (5) đổi mới

Phân loại rủi ro chuỗi cung ứng ở mức độ cao như sự gián đoạn hoặc chậm trễ Những rủi ro này liên quan đến (1) hệ thống, (2) dự báo, (3) sở hữu trí tuệ, (4) khoản phải thu, (5) hàng tồn kho và (6) rủi ro năng lực

Phân loại rủi ro chuỗi cung ứng như (1) quy trình, (2) kiểm soát, (3) nhu cầu, (4) cung ứng và (5) môi trường

Dựa trên các nguồn và mức độ dễ bị tổn thương của các rủi ro, (1) các trường hợp dự phòng trong vận hành, (2) các hiểm họa thiên nhiên, và (3) khủng bố và bất ổn chính trị

Phân loại rủi ro chuỗi cung ứng là (1) rủi ro cung ứng; (2) rủi ro quá trình; (3) rủi ro về nhu cầu; và (4) rủi ro kiểm soát

Phân loại rủi ro chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng một cách rộng rãi như những rủi ro đòi hỏi các quyết định chiến lược và những rủi ro đòi hỏi các quyết định hoạt động, theo ba loại: (1) cung cấp, (2) nhu cầu và (3) rủi ro theo tình huống

Phân loại rủi ro chuỗi cung ứng thành (1) cung ứng, (2) quy trình, (3) rủi ro nhu cầu, (4) rủi ro sở hữu trí tuệ, (5) rủi ro hành vi và (6) rủi ro chính trị / xã hội

Phân loại rủi ro chuỗi cung ứng là (1) nguồn cung, (2) hoạt động, (3) nhu cầu và (4) rủi ro khác bao gồm rủi ro về an ninh và tiền tệ Theo Manuj và Mentzer (2008) cách phân loại khác: (1) cung, (2) hoạt động, (3) cầu, (4) an ninh, (5) vĩ mô, (6) chính sách, (7) cạnh tranh và (8) rủi ro tài nguyên Oke &

Xem xét rủi ro tần suất cao có tác động thấp và rủi ro tần suất thấp có tác động cao trong ba loại chính: (1) cung, (2) cầu và các rủi ro khác trong lĩnh vực bán lẻ

Phân loại rủi ro chuỗi cung ứng theo (1) khuôn khổ và (2) vấn đề cụ thể, và (3) rủi ro ra quyết định.

TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN RỦI RO CHUỖI

2.3.1 Mô hình nghiên cứu rủi ro chuỗi cung ứng

Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra các mô hình khác nhau về rủi ro cung ứng (Zsidisin 2003; Ellis và cộng sự, 2010) và rủi ro chuỗi cung ứng (Jüttner và cộng sự, 2003; Wagner & Bode, 2006; Bogataj & Bogataj, 2007) Các mô hình nghiên cứu này có khả năng áp dụng trong một số trường hợp cụ thể, như rủi ro nguồn cung (Zsidisin 2003; Ellis và cộng sự, 2010), rủi ro dòng thông tin, rủi ro dòng hàng hóa và rủi ro dòng sản phẩm (Jüttner và cộng sự, 2003), và các mô hình nghiên cứu này chỉ tập trung vào một vài mắt xích trong chuỗi cung ứng cụ thể hoặc một phần của chuỗi cung ứng và cũng không thể áp dụng các mô hình nghiên cứu này cho tất cả các chuỗi cung ứng khác nhau, các trích dẫn sau là mô hình của một số nghiên cứu điển hình:

Hình 2.3: Mô hình rủi ro chuỗi cung ứng

(Nguồn: Zhao và cộng sự, 2013)

Hình 2.4: Mô hình rủi ro chuỗi cung ứng (Nguồn: Shahbaz và cộng sự, 2019)

Hình 2.5: Mô hình rủi ro chuỗi cung ứng

(Nguồn: Martino và cộng sự, 2017)

Hình 2.6: Mô hình rủi ro chuỗi cung ứng

Hình 2.7: Mô hình rủi ro chuỗi cung ứng

Hình 2.8: Mô hình rủi ro chuỗi cung ứng (Nguồn:Christopher và cộng sự, 2011)

Hình 2.9: Mô hình rủi ro chuỗi cung ứng (Nguồn: Ghadge và cộng sự, 2012)

2.3.2 Tổng hợp các nghiên cứu trước về các yếu tố rủi ro chuỗi cung ứng có ảnh hưởng hiệu quả doanh nghiệp

Quản lý rủi ro đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động hiệu quả của chuỗi cung ứng giữa bối cảnh nhiều yếu tố không chắc chắn Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào quản lý rủi ro chuỗi cung ứng, bao gồm cả vận hành và quản trị rủi ro Nghiên cứu này tổng hợp các công trình nghiên cứu về rủi ro chuỗi cung ứng, trình bày và phân loại chúng, đồng thời tổng hợp các biến quan trắc và thang đo rủi ro chuỗi cung ứng Từ đó, nghiên cứu phát hiện ra những lỗ hổng và đề xuất các hướng nghiên cứu mới, được trình bày trong bảng 2.4.

Bảng 2.4: Tổng hợp các nghiên cứu về biến độc lập

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Định tính Định lượng

T ác g iả Jü ttn er C hr is to ph er v à cộ ng s ự M an uj & M en tz er K ha n và c ộn g sự C he n & P au lr aj L i v à cộ ng s ự Fa is il và c ộn g sự L i & L in W ag ne r & B od e W ag ne r & B od e B lo s và c ộn g sự C he n M he le m be & M af in i Sy ed v à cộ ng s ự Sh ah ba z và c ộn g sự

N ăm 20 05 20 06 20 08 20 08 20 04 20 05 20 06 20 06 20 08 20 09 20 09 20 18 20 19 20 19 20 19 Các yếu tố rủi ro chuỗi cung ứng im

Công ty chúng tôi đối mặt với những thay đổi do ban hành các luật mới, quy định mới, v.v

Công ty chúng tôi gặp phải những rào cản hành chính cho việc thiết lập hoặc hoạt động của chuỗi cung ứng (ví dụ: đăng ký giấy phép)

Công ty chúng tôi hướng dẫn người lao động tuân thủ các quy định, chính sách, thể chế, pháp luật của Nhà nước

Công ty chúng tôi truyền đạt hiệu quả các chính sách của Nhà nước đến các bên liên quan

Nhu cầu của khách hàng dễ thay đổi và không lường trước được O O O O O O O

Thông tin về đơn đặt hàng hoặc số lượng hàng hóa yêu cầu không được cung cấp đầy đủ hoặc không chính xác

Khách hàng có lịch sử thanh toán chậm O

Công ty chúng tôi đối mặt với những bất ổn về biến động giá

Công ty chúng tôi gặp phải các vấn đề về chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp

Nhà cung ứng bất ngờ dừng hoạt động (VD:

Công ty chúng tôi đối mặt với biến động giảm hoặc thiếu hụt nguồn cung trên thị trường

Công ty chúng tôi đối mặt với biến động giá của nguồn cung trên thị trường

Chúng tôi đối mặt với bất ổn chính trị, chiến tranh hoặc các cuộc khủng hoảng chính trị xã hội khác

Chúng tôi gặp phải các vấn đề về dịch bệnh (ví dụ: SARS, Bệnh tay chân miệng)

Chúng tôi đối mặt với những vấn đề về thiên tai (ví dụ: động đất, lũ lụt, biến đổi khí hậu, sóng thần)

Chúng tôi đối mặt với các cuộc tấn công khủng bố quốc tế (ví dụ: cuộc tấn công ở Luân Đôn năm 2005, cuộc tấn công ở Marid năm

Rủi ro logistics (hậu cần) (-)

Chất lượng dịch vụ thấp của nhà cung ứng dịch vụ hậu cần/logistics

Sự không chuyên nghiệp của các nhà cung ứng dịch vụ hậu cầu/logistics

Hệ thống (mạng lưới) giao thông khó khăn O

Lựa chọn sai phương thức vận chuyển O

Sự cố hư hỏng của thiết bị vận chuyển hoặc xe tải giao hàng

Chúng tôi phát hiện vấn đề tham nhũng trong quá trình giao/nhận hàng

Rủi ro chia sẻ thông tin (-) Đối tác của công ty chúng tôi chia sẻ thông tin độc quyền với chúng tôi

Công ty chúng tôi sẵn sàng chia sẻ thông tin về thời gian đặt hàng với các nhà cung cấp

Công ty chúng tôi chia sẻ thật những rủi ro liên quan đến thông tin với các thành viên trong chuỗi cung ứng

Chúng tôi đã xây dựng hệ thống thông tin kết nối các nhà cung cấp chính và nhà cung ứng dịch vụ hậu cần/logistics

Các đối tác của công ty chúng tôi thông báo cho chúng tôi về các vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi

Quy trình nội bộ của công ty chúng tôi chậm, dẫn đến thời gian thực hiện đơn hàng lâu

Công ty chúng tôi đối mặt với các sự cố máy móc và các vấn đề do chất lượng của thiết bị kém

Công ty chúng tôi đối mặt với các vấn đề về việc thiết kế sản phẩm

Công ty chúng tôi đối mặt với các khó khăn do tốc độ thay đổi công nghệ xanh

Công ty chúng tôi thường xuyên thiếu lao động có kỹ năng và khó khăn để giữ người lao động có tay nghề

Ghi chú: Các ô chứa giá trị O hoặc X cho thấy các yếu tố được nghiên cứu Các ô trống nghĩa là nghiên cứu không xem xét đến yếu tố tương ứng

Quy ước kí tự: O = chấp nhận giả thiết; X = bác bỏ giả thiết

2.3.3 Mô hình nghiên cứu hiệu quả doanh nghiệp

Một số mô hình nghiên cứu hiệu quả doanh nghiệp sử dụng thước đo tài chính như lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu, thị phần Một số mô hình nghiên cứu chỉ tập trung vào thước đo phi tài chính như lòng trung thành của nhân viên/khách hàng, mức độ đóng góp cho xã hội, tốc độ thay đổi sản phẩm…, dưới đây là tác giả tổng hợp một số mô hình liên quan:

Hình 2.10: Mô hình hiệu quả doanh nghiệp

Hình 2.11: Mô hình hiệu quả doanh nghiệp (Nguồn: Bavarsad và cộng sự, 2014)

Hình 2.12: Mô hình hiệu quả doanh nghiệp (Nguồn: De-Toni & Tonchia, 2001)

2.3.4 Tổng hợp các nghiên cứu trước về đo lường hiệu quả doanh nghiệp Đề tài hiệu quả doanh nghiệp và đo lường hiệu quả doanh nghiệp đang nhận được nhiều sự quan tâm ngày càng tăng trong cả giới học thuật và nhà quản lý Điều này là do môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng và mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, chính vì vậy nhiều mô hình quản lý mới như sản xuất tinh gọn hoặc sản xuất toàn cầu (Dixon và cộng sự, 1990) Ngoài ra, nhiều mô hình quản lý cải tiến hiệu quả doanh nghiệp như đúng lúc (JIT), quản lý chất lượng toàn diện, kỹ thuật đồng thời, v.v (Ghalayini & Noble, 1996) Dưới đây là tác giả tổng hợp một số nghiên cứu liên quan đến hiệu quả doanh nghiệp:

Bảng 2.5: Tổng hợp các nghiên cứu về biến phụ thuộc

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU

QUẢ DOANH NGHIỆP Tác giả Murphy Fan và cộng sự

Hiệu quả doanh nghiệp impact

Return on sales Vòng quay bán hàng O

Net profit margin Tỷ suất lợi nhuận ròng O

Gross profit margin Lợi nhuận gộp O

Net profit level Tỷ lệ lợi nhuận ròng O

Clients estimate of incremental profits

Lợi nhuận ước tính của khách hàng gia tăng O

Phi tài chính (non - Finance) (-)

Our company can quickly modify products to meet our major customer’s requirements

Công ty của chúng tôi có thể nhanh chóng cải tiến sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Our company can quickly introduce new products into the markets

Công ty chúng tôi có thể nhanh chóng ra mắt sản phẩm mới

Our company can quickly respond to changes in market demand

Công ty chúng tôi có thể nhanh chóng đáp ứng những thay đổi theo nhu cầu của thị trường

Our company has an outstanding on-time delivery record to our major customer

Công ty chúng tôi luôn giao hàng đúng hạn cho khách hàng

The lead time for fulfilling customers’ orders (the time which elapses between the receipt of customer’s order and the delivery of the goods) is short

Chúng ty chúng tôi có thời gian thực hiện đơn đặt hàng của khách hàng ngắn (thời gian từ khi nhận được đơn đặt hàng cho đến khi giao hàng)

Our company provides high level of customer service to our major customer

Công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng

Ghi chú: Các ô chứa giá trị O hoặc X cho thấy các yếu tố được nghiên cứu Các ô trống nghĩa là nghiên cứu không xem xét đến yếu tố tương ứng

Quy ước kí tự: O = chấp nhận giả thiết; X = bác bỏ giả thiết

Mặc dù rủi ro chuỗi cung ứng ngành chăn nuôi heo đã được một số học giả tiến hành nghiên cứu nhưng chỉ thực hiện ở qui mô các hộ chăn nuôi qui mô nhỏ tỉnh Hưng Yên Hoặc nghiên cứu của Trần Đình Thao và Nguyễn Thị Minh Thu (2012) chỉ nêu ra một số yếu tố rủi ro tác động đến hiệu quả ngành chăn nuôi heo trong bối cảnh năm

Tuy nhiên, do bối cảnh ngành chăn nuôi heo hiện nay đã khác so với năm 2012, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh đó, các chính sách của chính phủ đã thay đổi và tác động mạnh mẽ đến ngành chăn nuôi, trong đó có ngành chăn nuôi heo

Vì vậy, các yếu tố rủi ro của chuỗi cung ứng ngành chăn nuôi heo sẽ thay đổi tương ứng và mức độ tác động cũng thay đổi

Thước đo hiệu quả doanh nghiệp

Quá trình đo lường hiệu quả công ty xem xét ba khía cạnh chính: tài chính, tổ chức và chiến lược (Claro, 2004) Trong phạm vi tổ chức, lý thuyết tổ chức cung cấp ba cách tiếp cận để đánh giá hiệu suất: theo mục tiêu, hệ thống và nhiều thành phần Murphy và cộng sự (1996), sau khi tổng hợp các thước đo hiệu suất khác nhau, khuyến nghị cân nhắc nhiều góc độ của thành tích, bao gồm cả tài chính và phi tài chính Các chỉ số kế toán, hiệu quả, tăng trưởng doanh số và lợi nhuận (ví dụ: lợi nhuận trên doanh số hoặc đầu tư) là những chỉ số tài chính phổ biến Các biện pháp phi tài chính như chất lượng sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng và thị phần cũng được sử dụng thường xuyên (Claro, 2004; Soboh và cộng sự, 2009).

Theo Simons (2000), các thước đo tài chính thường đo trực tiếp đến các tài khoản và được tìm thấy trong báo cáo lãi và lỗ hoặc bảng cân đối kế toán của công ty, chẳng hạn như mức tồn kho hoặc tiền mặt tại tài khoản Các thước đo phi tài chính là các thước đo không được ghi nhận trong biểu đồ tài khoản, chẳng hạn như điểm mức độ hài lòng của khách hàng hoặc các thước đo chất lượng sản phẩm, các thước đo về thị phần Các thước đo tài chính có độ trễ cung cấp phản hồi về dự liệu trong quá khứ, chẳng hạn như lợi nhuận của tháng trước và thường không cung cấp thông tin về hiệu quả trong tương lai, ngược lại, các chỉ phi tài chính được thiết kế để đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong tương lai Một số chỉ số phi tài chính đo hiệu quả hoạt động trong tương lai doanh nghiệp như tỷ lệ mất khách hàng, chỉ số hài lòng của khách hàng hoặc sự thay đổi niềm tin của người tiêu dùng

Các yếu tố thúc đẩy phát triển thước đo "phi tài chính" bao gồm sự thay đổi của môi trường kinh doanh, đặc trưng bởi tần suất thay đổi cao và tính khó đoán, cũng như sự phức tạp trong quản lý do chuyển đổi từ chiến lược dựa trên chi phí sang chiến lược dựa trên sự khác biệt hóa và tùy chỉnh.

Vì thước đo “phi tài chính” (liên quan đến các đặc tính của sản phẩm, công nghệ sản xuất, kỹ thuật quản lý kinh doanh) nên giúp nhà quản trị ra quyết định về chiến thuật và chiến lược.

NHẬN DIỆN CÁC CƠ HỘI NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG

Sau khi tổng kết các nghiên cứu liên quan, tác giả nhận thấy mặc dù đã có một số nghiên cứu rủi ro chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp Tuy nhiên, các mô hình và giả thuyết nghiên cứu này ở nước ngoài với các điều kiện, môi trường

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

 Cơ hội 1: Các yếu tố rủi ro chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp tại Việt Nam

Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về rủi ro tiêu biểu như sau:

Trần Đình Thao và Nguyễn Thị Minh Thu (2012) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Rủi ro trong ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam”

Ngoài ra, nghiên cứu của Nguyễn Bá Huân (2015) đã phân tích các rủi ro tiềm ẩn trong ngành chăn nuôi heo và đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp cho các hộ nông dân tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Trong ngành sản xuất cà phê, Nguyễn Ngọc Thắng và cộng sự (2017) phân tích rủi ro trong sản xuất cà phê của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Đối với ngành dệt may, Nguyễn Thị Thu Hằng và cộng sự (2017) nghiên cứu các yếu tố rủi ro chuỗi cung ứng may mặc Việt Nam

Sau khi tổng hợp các nghiên cứu liên quan, cơ hội nghiên cứu cho đề tài này được xác định như sau:

 Cơ hội 2: Nghiên cứu các yếu tố rủi ro chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam

Kiểm định các yếu tố rủi ro ảnh hưởng tới hiệu quả doanh nghiệp ngành chăn nuôi heo là điều thiết yếu để nhận diện, đánh giá và xác định mức độ tác động của các yếu tố này trong bối cảnh dịch tả heo Châu Phi đã làm thay đổi và đảo lộn chuỗi cung ứng ngành Điều này giúp doanh nghiệp ngành chăn nuôi heo hiểu rõ những yếu tố rủi ro đang phải đối mặt, từ đó có thể chủ động xây dựng phương án phòng tránh và ứng phó hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu suất kinh doanh trong hoàn cảnh đầy biến động.

2.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.5.1 Cách hình thành mô hình nghiên cứu: Để hình thành mô hình nghiên cứu tác giả đã thực hiện phương pháp “lặp lại” của phần nghiên cứu trước để hình thành khung lý thuyết (khái niệm) nghiên cứu, cụ thể là sự tổng hợp và trình bày (các) lý thuyết (khái niệm) liên quan đến nghiên cứu này

Tác giả dựa theo nghiên cứu của Bavarsad và cộng sự (2014) đã mô tả các rủi ro trong chuỗi cung ứng tác động thế nào đến hiệu quả doanh nghiệp để xây dựng khuôn khổ cho nghiên cứu này.

Trong đó, theo Eccles (1991), Wisner và Fawcett (1991), các yếu tố về môi trường kinh doanh thúc đẩy sự phát triển thước đo “phi tài chính” và vì thước đo “phi tài chính” (liên quan đến các đặc tính của sản phẩm, công nghệ sản xuất, kỹ thuật quản lý kinh doanh) nên giúp nhà quản trị ra quyết định về chiến thuật và chiến lược Chính vì vậy, tác giả đề xuất sử dụng thước đo phi tài chính để đo hiệu quả doanh nghiệp trong nghiên cức này

Mô hình hiệu quả doanh nghiệp của Bavarsad và cộng sự (2014)

Sau khi hình thành mô hình nghiên cứu, tác giả thực hiện nghiên cứu thực nghiệm để dùng kết quả từ mẫu nghiên cứu (sample) nhằm khái quát hóa cho quần thể (population) Trong đó mô hình nghiên cứu hồi quy được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa biến (biến phụ thuộc và các biến độc lập), nhằm xác định mức độ tác động của các biến độc lập (nguồn rủi ro) lên biến phụ thuộc (hiệu quả doanh nghiệp)

2.5.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu đề xuất được dựa trên mô hình của Wagner & Bode (2008) nghiên cứu tác động các yếu tố rủi ro chuỗi cung ứng ảnh hưởng tới hiệu quả doanh nghiệp kết hợp với nghiên cứu của Blos và cộng sự (2009) về sự khác biệt của các yếu tố rủi ro trong các ngành và nhiều nghiên cứu định tính khác trước đó (Jüttner, 2005; Christopher và cộng sự, 2006; Manuj & Mentzer, 2008) để quyết định chọn các yếu tố rủi ro đưa vào trong mô hình nghiên cứu của đề tài này

Như vậy, mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm biến độc lập: rủi ro nhu cầu, rủi ro nguồn cung, rủi ro quy định/pháp lý, rủi ro thảm họa, rủi ro hậu cần, rủi ro chia sẻ thông tin, rủi ro vận hành và biến phụ thuộc là hiệu quả của doanh nghiệp, đồng thời phân tích mức độ tác động của các yếu tố rủi ro chuỗi cung ứng đến hiệu quả doanh nghiệp chăn nuôi heo

Hình 2.13: Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

2.5.3 Các giả thuyết nghiên cứu

Bên cạnh những lợi ích mang lại từ các chính sách, quy định của Nhà nước (Zsidisin, Ragatz, & Melnyk, 2005; Sarathy, 2006), rủi ro từ việc thay đổi quy định và điều kiện pháp lý ít được chú ý Theo Hendricks & Singhal (2003, 2005a, 2005b), những chính sách hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước, rào cản hành chính (ví dụ, hải quan, các quy định thương mại) có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động hợp tác của chuỗi cung ứng Những thay đổi pháp lý thường đột ngột và khó lường Ví dụ: các phương án giá thu phí đường mới cho xe vận tải hàng hóa đã làm gia tăng đáng kể chi phí vận chuyển Tóm lại, rủi ro thể chế trong nghiên cứu được phát biểu với giả thuyết H1:

H1: Rủi ro quy định, pháp lý có ảnh hưởng âm lên hiệu quả doanh nghiệp

Lee và cộng sự (1997) xác định thông tin bị chậm trễ và bị bóp méo, biến động giá cả, chiến lược tăng qui mô đơn hàng nhằm tối ưu chi phí, chiến lược tạo ra sự hạn chế và thiếu hụt là nguyên nhân chính của hiệu ứng bullwhip Các yếu tố khác làm gia tăng hiệu ứng bullwhip là phản ứng thái quá, can thiệp không cần thiết, dự đoán sai nhu cầu (Christopher & Lee, 2004) Spekman & Davis (2004) trích dẫn một ví dụ của Cisco Systems Inc Công ty này đã tạo ra 2,5 tỷ đô la Mỹ hàng tồn kho năm 2001 do thiếu thông tin liên lạc giữa các đối tác chuỗi cung ứng hạ nguồn của nó Do đó, đề tài rút ra giả thuyết H2:

H2: Rủi ro nhu cầu có ảnh hưởng âm lên hiệu quả doanh nghiệp

Gián đoạn nguồn cung xảy ra khi một nhà cung cấp hợp tác với đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành khiến doanh nghiệp buộc chấm dứt mối quan hệ hợp tác với nhà cung ứng này (Chopra & Sodhi, 2004) Hành vi cơ hội của các nhà cung cấp cũng là rủi ro nguồn cung (Stump & Heide, 1996; Spekman & Davis, 2004)

Hạn chế về năng lực (capacity constrain) hoặc hiệu quả hoạt động giao hàng kém xuất phát từ vấn đề chưa được giải quyết trong quản lý sản xuất và các hoạt động của nhà cung cấp cũng gây ra rủi ro nguồn cung (Lee & Billington, 1993) Các hiệu ứng bullwhip cũng tạo ra rủi ro nguồn cung Hơn nữa, sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng là một nguy cơ đáng kể và có thể gây ra hiệu ứng domino thông qua chuỗi cung ứng cho khách hàng cuối cùng (Zsidisin và cộng sự, 2000)

Cuối cùng, sự bất lực của các nhà cung cấp khi không thể thích ứng với những thay đổi thiết kế công nghệ hoặc sản phẩm có thể gây ra những tác động bất lợi về chi phí và khả năng cạnh tranh của khách hàng (Zsidisin & Ellram, 2003) Ngoài ra, các chuyên gia chuỗi cung ứng phải đối mặt với rủi ro liên quan đến sự bất ổn tài chính của nhà cung cấp (Giunipero & Eltantawy, 2004) Theo đó, đề tài rút ra giả thuyết H3:

H3: Rủi ro nguồn cung có ảnh hưởng âm lên hiệu quả doanh nghiệp

Tác động tiêu cực của khủng bố đến chuỗi cung ứng của các công ty đã nhận được nhiều sự chú ý từ năm 2001 (Sheffi, 2001; Rice & Tenney, 2007) Hành vi khủng bố ảnh hưởng trực tiếp (ví dụ, phá hủy các cơ sở hạ tầng logistics) hoặc gián tiếp (ví dụ, đóng cửa đất nước vì lý do an ninh) đến chuỗi cung ứng (Czinkota và cộng sự, 2005) Hay dịch SARS ở Trung Quốc, Hồng Kông và Canada gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh Hoặc trường hợp của Daimler Chrysler, cơn bão

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu được trình bày trong hình 3.1 gồm các bước sau đây:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết: như đã trình bày qua các chương 1 và 2 của báo cáo Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu là sơ sở triển khai các bước tiếp theo trong quy trình nghiên cứu

Ở Bước 2, thang đo sơ bộ và mô hình nghiên cứu được hình thành dựa trên thang đo, cơ sở lý thuyết và các mối quan hệ trước đó Tuy nhiên, ở giai đoạn này, thang đo vẫn chưa được điều chỉnh.

Bước 3: Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu và định lượng sơ bộ:

Để đảm bảo tính phù hợp của thang đo trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu các doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam Quá trình phỏng vấn này giúp điều chỉnh và bổ sung thang đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam, cụ thể là chuỗi cung ứng ngành chăn nuôi tại Việt Nam Điều chỉnh là cần thiết vì các thang đo từ các nghiên cứu trước được thiết kế cho nghiên cứu ở nước ngoài hoặc dành cho ngành khác chứ không phải ngành chăn nuôi heo tại Việt Nam.

• Phương pháp thu thập dữ liệu: Kỹ thuật phỏng vấn sâu - Phỏng vấn bán cấu trúc

• Mục đích: Hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với đối tượng và ngành nghiên cứu

• Cỡ mẫu: phỏng vấn 8 chuyên gia

• Đối tượng: Chuyên gia chuỗi cung ứng ngành chăn nuôi heo: là các đáp viên làm trong lĩnh vực quản lý chuỗi chăn nuôi heo tại Việt Nam bao gồm: kế hoạch phát triển trang trại, quản lý dự án chăn nuôi, quản lý mua hàng và Logistics… là các chuyên gia đầu ngành có trên 5 năm kinh nghiệm có trình độ kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ; có vị trí quản lý cấp hoạch định chiến lược trở lên như trưởng phòng, giám đốc dự án, phó tổng giám đốc và tổng giám đốc

 Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Sau khi điều chỉnh thang đo từ kỹ thuật phỏng vấn sau, tác giả tiến hành khảo sát định lượng sơ bộ với cỡ mẫu 100 thông qua bảng khảo sát Trong suốt quá trình này, dựa trên những thắc mắc và góp ý của đáp viên khi tham gia khảo sát, bộ thang đo tiếp tục được hiệu chỉnh thêm về từ ngữ, bổ sung thêm một số giải thích trong các phát biểu

Bước 4: EFA và Cronbach’s Alpha: dữ liệu thu thập được sử dụng để đánh giá sơ bộ thang đo qua phân tích EFA và chỉ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha Loại các biến có hệ số tải < 0.50, kiểm tra nhân tố và phương sai trích >50%, loại các biến có hệ số tương quan biến-tổng < 0.35, kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.60

Bước 5: Thang đo hoàn chỉnh sẽ được sử dụng sau khi hoàn thành giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và phân tích EFA, Cronbach’s Alpha Bước 6: Nghiên cứu định lượng sẽ được thực hiện chính thức bằng bảng câu hỏi chi tiết, đã hiệu chỉnh sau nghiên cứu sơ bộ Bảng câu hỏi này sẽ được gửi qua Google Form đến 250 người tham gia trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 10/2021 EFA và Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo Trước EFA, Cronbach’s Alpha được thực hiện để loại bỏ các biến rác Sau EFA, Cronbach’s Alpha tiếp tục được sử dụng để đảm bảo độ tin cậy Các biến quan sát không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ.

Bước 7: Kiểm định mô hình thang đo được thực hiện với phương pháp phân tích nhân tố xác nhận (CFA) qua phần mềm AMOS Quá trình này giúp kiểm định tính đơn hướng, độ tin cậy, độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu Trong quá trình kiểm định, các biến không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ Các biến còn lại trong các thang đo thỏa mãn yêu cầu sẽ tạo thành thang đo chính thức.

Bước 8: SEM: kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp phân tích cấu trúc với phần mềm AMOS Mục đích nhằm kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 đã được đặt ra tại chương 2 Bước 9: Đánh giá độ tin cậy của các ước lượng trong mô hình nghiên cứu bằng công cụ Bootstrap để ước lượng lại các tham số của mô hình

Bước 10: Phân tích cấu trúc đa nhóm: kiểm định các giả thuyết về sự khác biệt, để làm rõ hàm ý quản trị của nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả thực hiện)

XÂY DỰNG THANG ĐO

3.2.1 Quy trình xây dựng thang đo

Quy trình xây dựng thang đo gồm các bước sau:

- Xác định nội dung của khái niệm nghiên cứu dựa trên lý thuyết đã có

- Xây dựng tập biến quan sát để đo lường nội dung nghiên cứu dựa trên khái niệm lý thuyết, phỏng vấn

- Thu thập dữ liệu định tính sơ bộ nhằm điều chỉnh thang đo

- Thu thập dữ liệu định lượng sơ bộ với cỡ mẫu n = 100

- Đánh giá thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm hoàn chỉnh thang đo

- Thu thập dữ liệu định lượng chính thức với cỡ mẫu n = 250

- Kiểm định sơ bộ thang đo: hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA

- Kiểm định tính đơn hướng, độ giá trị và độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA

Tất cả thang đo các khái niệm nghiên cứu trong mô hình đề xuất đều sử dụng mô hình đo lường dạng kết quả

Các biến toàn cục như cảm nhận rủi ro, thái độ, chuẩn mực chủ quan và hành vi nhận thức được đo lường trực tiếp bằng thang đo Likert 3 điểm của Joshi và cộng sự (2015).

Một số nghiên cứu trước tiêu biểu liên quan đến rủi ro, đã sử dụng thang đo Likert như sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp các nghiên cứu áp dụng thang đo Likert

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Kumar và cộng sự, 2018

Rủi ro cung ứng: Vui lòng cho biết chức năng mua hàng của bạn có thể giảm thiểu rủi ro cung ứng trên thang đo Likert 1-

5 tốt như thế nào (1-không hoàn toàn; 3-khá; 5-cực kỳ tốt)

Li & Lin, 2006 Tất cả các hạng mục về rủi ro được nhận thức được đo lường trên thang điểm 1–5 Likert từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý” Các hạng mục dành cho người hỗ trợ công nghệ thông tin được đo lường dựa trên thang điểm 1–5 Likert từ

“Hoàn toàn không” đến “Ở mức độ lớn”

Tất cả các mục của rủi ro được đo trên thang đo Likert 5 điểm, từ 1 ''rất không đồng ý'' đến 5 ''rất đồng ý''

Thông qua các các nghiên cứu trước liên quan, tác giả sử dụng thang đo Likert cho các biến quan sát trong nghiên cứu này

Các biến quan sát được xây dựng dựa trên các khái niệm rủi ro đã đề cập ở chương 2 đã định nghĩa các khái niệm trên Đối tượng khảo sát là chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam, nghiên cứu không thực hiện khảo sát hiệu quả Doanh Nghiệp chăn nuôi heo Trong đó, thang đo nghiên cứu là góc nhìn của Doanh nghiệp chăn nuôi heo về chuỗi cung ứng (từ nhà cung cấp đến khách hàng)

Thang đo trong nghiên cứu được tổng hợp từ các nghiên cứu trước, được dịch từ thang đo gốc và thực hiện kỹ thuật phỏng vấn sâu trong nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh thang đo phù hợp với chuỗi cung ứng chăn nuôi heo Việt Nam

Tuy nhiên, trong đó, một số yếu tố rủi ro liên quan được các nghiên cứu khác đề cập nhưng tác giả không đưa vào thang đo nghiên cứu, vì:

Bảng 3.2: Tổng hợp các lý do hình thành thang đo nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Các nghiên cứu (theo thứ tự thời gian

Nguồn rủi ro Lý do không đưa vào trong thang đo nghiên cứu

(1) nguồn rủi ro mạng (2) nguồn rủi ro tổ chức

Trong quá trình thực hiện, luận văn tập trung nghiên cứu về tác động của rủi ro chuỗi cung ứng đối với hiệu quả của hoạt động chăn nuôi heo, không đề cập đến khía cạnh liên quan đến hệ thống thông tin doanh nghiệp.

(1) luồng thông tin, (2) luồng tài chính

(1) nghiên cứu đưa vào nhân tố rủi ro chia sẽ thông tin (2) nghiên cứu không dùng thước đo tài chính

(10 quan hệ doanh nghiệp và (2) đổi mới doanh nghiệp

Nghiên cứu tập trung vào rủi ro chuỗi cung ứng ngành chăn nuôi heo ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp chăn nuôi heo, không nghiên cứu về quan hệ và đổi mới doanh nghiệp

(1) sở hữu trí tuệ, (2) khoản phải thu, (3) hàng tồn kho và (4) rủi ro năng lực

Nghiên cứu dùng thước đo phi tài chính và không dùng thước đo tài chính của doang nghiệp

Bogataj (2007) Rủi ro kiểm soát vận hành Nghiên cứu đưa vào nhân tố rủi ro vận hành doanh nghiệp

(1) rủi ro sở hữu trí tuệ, (2) rủi ro hành vi và (3) rủi ro chính trị / xã hội

Nghiên cứu tập trung vào rủi ro chuỗi cung ứng ngành chăn nuôi heo ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp chăn nuôi heo, không nghiên cứu về hành vi doanh nghiệp

(1) rủi ro về an ninh và tiền tệ (2) rủi ro tài nguyên

Nghiên cứu này tập trung đánh giá các rủi ro trong chuỗi cung ứng của ngành chăn nuôi lợn, đặc biệt là những rủi ro liên quan đến dịch bệnh, biến động giá thức ăn chăn nuôi, sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhập khẩu, và những yếu tố bên ngoài khác ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chăn nuôi lợn Nghiên cứu này không đề cập đến các vấn đề tài chính và nguồn lực của các doanh nghiệp chăn nuôi lợn.

(1) rủi ro sức khỏe vật nuôi (2) rủi ro khâu giết mổ (3) rủi ro khâu phân phối (4) rủi ro bán lẻ thịt sống

Nghiên cứu này tập trung đánh giá những rủi ro về chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chăn nuôi heo, không bao gồm các rủi ro liên quan đến chuỗi phân phối thịt heo.

3.2.3.1 Thang đo biến độc lập a Rủi ro thể chế (Regulatory, legal risk)

Các biến quan sát được xây dựng dựa trên các khái niệm rủi ro quy định pháp lý và quan liêu đề cập ở chương 2 và kết hợp với các thang đo từ nghiên cứu trước Thang đo gồm 4 mục liên quan đến các thay đổi trong môi trường chính trị, các rào cản hành chính áp đặt bởi các cơ quan chính phủ cũng như mức độ tuân thủ của các bên liên quan

Bảng 3.3: Thang đo rủi ro thể chế (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

STT Thang đo gốc Dịch thang đo gốc Nguồn

Changes in the political environment due to the introduction of new laws, stipulations, etc

Những thay đổi do ban hành các luật mới, quy định mới, v.v

Administrative barriers for the setup or operation of supply chain (e.g authorizations)

Rào cản hành chính cho việc thiết lập hoặc hoạt động của chuỗi cung ứng (ví dụ: đăng ký giấy phép)

My organisation gives employees the means to properly follow government rules and regulations

Công ty chúng tôi hướng dẫn người lao động tuân thủ các quy định, chính sách, thể chế, pháp luật của Nhà nước

My organisation has effective structures to communicate government policies to stakeholders

Công ty chúng tôi truyền đạt hiệu quả các chính sách của Nhà nước đến các bên liên quan

Mhelembe và Mafini (2019) b Rủi ro phía nhu cầu (Demand side risks)

Các biến quan sát được xây dựng dựa trên các khái niệm rủi ro nhu cầu đề cập ở chương 2 và kết hợp với các thang đo từ nghiên cứu trước, với 4 biến chính về rủi ro bắt nguồn từ sự tương tác (hay thiếu tương tác) với khách hàng và biến động từ thị trường

Bảng 3.4: Thang đo rủi ro phía nhu cầu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

STT Thang đo gốc Dịch thang đo gốc Nguồn

5 Unanticipated or very volatile customer demand

Nhu cầu của khách hàng dễ thay đổi và không lường trước được

Insufficient or distorted information from your customers about orders or demand quantities

Thông tin về đơn đặt hàng hoặc số lượng hàng hóa yêu cầu không được cung cấp đầy đủ hoặc không chính xác

Bad payment behaviour or payment defaults of customers

Khách hàng có lịch sử thanh toán chậm

8 Our firm faces market price decline uncertainties

Công ty chúng tôi đối mặt với những bất ổn về biến động giá

Syed và cộng sự (2019) c Rủi ro phía nguồn cung (Supply side risks)

Các biến quan sát được xây dựng dựa trên các khái niệm rủi ro nguồn cung đề cập ở chương 2 và kết hợp với các thang đo từ nghiên cứu trước Thang đo gồm 4 biến đo lường những rủi ro phát sinh từ các sự kiện và các biến động chuỗi cung ứng đầu nguồn (upstream)

Bảng 3.5: Thang đo rủi ro phía nguồn cung

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

STT Thang đo gốc Dịch thang đo gốc Nguồn

9 Supplier quality problems Vấn đề về chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp

Nhà cung ứng bất ngờ dừng hoạt động (VD: Do phá sản)

Capacity fluctuations or shortages on the supply markets

Biến động giảm hoặc thiếu hụt nguồn cung trên thị trường

12 Price fluctuations on the supply markets

Biến động giá của nguồn cung trên thị trường

Wagner và Bode (2009) d Rủi ro thảm họa (Catastrophic risks)

Các biến quan sát được xây dựng dựa trên các khái niệm rủi ro thảm họa đề cập ở chương 2 và kết hợp với các thang đo từ nghiên cứu trước Thang này gồm 4 mục liên quan đến rủi ro xuất phát từ chủ nghĩa khủng bố, khủng hoảng chính trị - xã hội, thiên tai, dịch bệnh

Bảng 3.6: Thang đo rủi ro thảm họa (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

STT Thang đo gốc Dịch thang đo gốc Nguồn

Political instability, war, civil unrest or other socio- political crises

Bất ổn chính trị, chiến tranh, hoặc các cuộc khủng hoảng chính trị xã hội khác

Các vấn đề về dịch bệnh (ví dụ: SARS, Bệnh tay chân miệng)

Natural disasters (e.g., earthquake, flooding, extreme climate, tsunami)

Các vấn đề về thiên tai (ví dụ: động đất, lũ lụt, biến đổi khí hậu, sóng thần)

Tấn công khủng bố quốc tế (ví dụ: cuộc tấn công ở Luân Đôn năm 2005, cuộc tấn công ở Marid năm 2004)

Wagner và Bode (2008) e Rủi ro hậu cần (Logistics risk)

Các biến quan sát được xây dựng dựa trên các khái niệm rủi ro hậu cần đã được đề cập ở chương 2 và kết hợp với các thang đo từ các nghiên cứu trước Thang này gồm

THIẾT KẾ MẪU

Tổng thể mẫu trong nghiên cứu này là toàn bộ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi heo phạm vi quốc gia Việt Nam

3.3.2 Đơn vị lấy mẫu Đơn vị lấy mẫu trong nghiên cứu này là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi heo trong phạm vi cả nước

 Đối tượng phỏng vấn để hiệu chỉnh thang đo là những người tham gia hoạt động/ làm việc trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng: Đối tượng được phỏng vấn trong bước này là 8 chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chuỗi chăn nuôi heo tại Việt Nam

 Sau khi điều chỉnh thang đo từ định tính sơ bộ, tác giả sẽ tiến hành khảo sát định lượng sơ bộ bằng bảng khảo sát được gửi qua internet (sử dụng Google Form) với cỡ mẫu n0 Đối tượng lấy mẫu là những người đảm nhận vị trí quản lý trong doanh nghiệp chăn nuôi heo như trưởng phòng kế hoạch, trưởng phòng mua hàng, trưởng phòng sản xuất, trưởng phòng dự án, trưởng phòng Logistics, Giám đốc phát triển trại, v.v…

 Nghiên cứu định lượng chính thức: bảng khảo sát đã hiệu chỉnh sau nghiên cứu sơ bộ được gửi qua internet (sử dụng Google Form) với cỡ mẫu n = 250 Thời gian thu thập dữ liệu từ tháng 7/2021 – tháng 10/2021

3.3.3 Xác định kích thước mẫu Để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất bằng 5 lần các biến quan sát (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) Phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính Để thực hiện phân tích này với kỹ thuật ước lượng ML (maximum likelihood) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair và cộng sự, 2010)

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009)

Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hồi quy đa biến:

- Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát (n=5*m)

Trong phân tích hồi quy đa biến, để đảm bảo tính tin cậy, cỡ mẫu tối thiểu nên được tính theo công thức 50 + 8*m, với m là số biến độc lập (Tabachnick & Fidell, 1996) Nghiên cứu của Bove (2006) cho thấy trong các nghiên cứu thực hành, cỡ mẫu tối thiểu có thể được áp dụng là từ 150 đến 200.

Nghiên cứu có 39 tham số cần ước lượng (biến quan sát) nên số lượng mẫu cần khảo sát là ít nhất (39x55) mẫu Nhằm đảm bảo tỉ lệ hồi đáp, nên đề tài sẽ lấy 250 mẫu – Tương ứng với 250 mẫu tại các doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam

Nghiên cứu này áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, do các công ty đang hoạt động thì sẽ đều phải có nhà cung ứng hay khách hàng tức họ có 1 chuỗi ung ứng hay là 1 phần trong chuỗi cung ứng.

THU THẬP DỮ LIỆU

Hình thức thu thập dữ liệu bằng bảng khảo sát gửi qua internet (bảng khảo sát online bằng Google form) sau đó thu về bảng khảo sát hoàn chỉnh

3.4.1 Công cụ thu thập dữ liệu

Bảng câu hỏi có cấu trúc được thiết kế để làm công cụ thu thập dữ liệu cho nghiên cứu Đầu tiên bảng câu hỏi sẽ được thiết kế dựa trên các khái niệm nghiên cứu và các biến đo lường Sau đó bảng câu hỏi sẽ được bổ sung hiệu chỉnh sau nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ Bảng câu hỏi gồm các phần chính sau:

Phần mở đầu: Giới thiệu mục đích nghiên cứu và lời ngỏ để thuyết phục các nhà quản lý doanh nghiệp chấp nhận cộng tác

Phần 1: Thông tin tổng quát: Nghiên cứu tập trung vào nhóm ngành chính là ngành chăn nuôi heo của Việt Nam

Mục đích của câu hỏi phần này nhằm phân loại các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của chuỗi cung ứng

Phần này bao gồm các câu hỏi về các yếu tố rủi ro tác động lên rủi ro trong doanh nghiệp và hiệu quả & tính liên tục của chuỗi cung ứng Đây là phần quan trọng nhằm đánh giá mức độ tác động của các yếu tố rủi ro lên doanh nghiệp

Phần này nhằm phân loại đối tượng khảo sát và tổng hợp dữ liệu: vị trí công tác, qui mô doanh nghiệp

3.4.2 Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát của đề tài này phải đảm bảo phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu các yếu tố rủi ro và mục tiêu về hiệu quả doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi heo Việt Nam

 Người khảo sát là những người làm trong ngành chăn nuôi heo có tham gia vào công tác quản trị chuỗi cung ứng có đủ thông tin để trả lời các câu hỏi trong bảng khảo sát hoặc có vị trí quản lý/ trưởng phòng để đảm bảo đủ thông tin để trả lời câu hỏi

 Các đối tượng hoạt động trong ngành đã đề cập ở phần trên

3.4.3 Phương pháp và quy trình thu thập dữ liệu

- Kỹ thuật phỏng vấn sâu được thực hiện bằng cách xin cuộc hẹn và đến phỏng vấn trực tiếp và trực tuyến với 8 chuyên gia / quản lý làm việc trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng chăn nuôi heo

- Các bước định lượng sơ bộ và định lượng chính thức được tác giả thực hiện thông qua bảng khảo sát điện tử từ Google form.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Phân tích mô tả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thống kê tần suất xuất hiện của các biến định tính trong mẫu như chức vụ, kinh nghiệm, qui mô doanh nghiệp từ bộ dữ liệu thu thập được

3.5.2 Phân tích độ tin cậy thang đo (hệ số Cronbach’s Alpha)

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo: Độ tin cậy của thang đo sẽ được đánh giá qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0.1], đây là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát khi hệ số Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt (độ tin cậy cao) (Nguyễn Đình Thọ, 2014) Qua đó, tiêu chí đánh giá kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo qua hai chỉ số (Hair và cộng sự, 1998) là:

Các biến có hệ số tương quan biến-tổng (Item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại (Nunnally & Bernstein, 1994) Thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 Nếu hệ số Cronbach’s Alpha < 0.6 thì tác giả sẽ loại bớt biến quan sát có giá trị “Cronbach’s Alpha nếu bỏ biến” (Cronbach’s Alpha If Item Delete) Khi đó giá trị trị thang đo mới được chọn là giá trị “Cronbach’s Alpha If Item Delete” tương ứng với biến quan sát đã bị loại bỏ Nếu hệ số Cronbach’Alpha lớn hơn 0.95 cho thấy nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu) (Nguyễn Đình Thọ, 2014)

3.5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để kiểm tra độ giá trị của các biến quan sát về khái niệm (Nguyễn Đình Thọ, 2014) Phương pháp EFA (Exploratory Factor Analysis) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Phương pháp này thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau dùng để rút gọn một tập các biến quan sát thành một tập các nhân tố mới có ý nghĩa hơn Tập hợp các biến quan sát của bảy khái niệm lý thuyết sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA Qua đó, các tiêu chí đánh giá kết quả của phân tích nhân tố khám phá là:

0.5 ≤ KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≤ 1: Hệ số KMO là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số KMO càng lớn càng có ý nghĩa vì phần chung giữa các biến càng lớn (Nguyễn Đình Thọ, 2014)

Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến co mối tương quan trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể Các biến quan sát có trọng số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại (Hair và cộng sự, 2006)

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained): tổng phương sai trích không nhỏ hơn 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu % và thất thoát bao nhiêu % từ các biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2014)

Chỉ số Eigenvalue là thước đo phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA Tiêu chuẩn này chỉ giữ lại những nhân tố có Eigenvalue tối thiểu bằng 1 Theo đó, quá trình phân tích sẽ dừng lại ở nhân tố có Eigenvalue đầu tiên không đạt hoặc thấp hơn ngưỡng này.

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading): Giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa các biến quan sát với nhân tố Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại Phương pháp kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA để loại dần các biến có trọng số (Factor Loading) nhỏ hơn 0.5

Trong phân tích EFA, phương pháp trích nhân tố thường dùng là Principal Axis Factoring (PAF) và Principal Component Analysis (PCA) Nghiên cứu này sử dụng PAF với phép xoay Promax trong kiểm định thang đo đồng thời vì phương pháp này thể hiện cấu trúc dữ liệu tốt hơn và chính xác hơn so với PCA với phép xoay Varimax (Hair et al., 1998).

3.5.4 Kiểm định mô hình đo lường CFA Ở đây tác giả dùng phân tích nhân tố khẳng định CFA thông qua phần mềm AMOS để kiểm định chính thức các thang đo của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu Các tiêu chí đánh giá kết quả của phân tích nhân tố khẳng định là: Độ phù hợp của mô hình đạt được khi Chi-square/df tối đa bằng 2 (≤ 2), TLI (Tucker- Lewis Index), CFI (Comparative Fit Index), GFI (Goodness of Fit Index) tối thiểu bằng 0.9 (≥ 0.9) và RMSEA (Root Mean Square Residual) tối đa bằng 0.08 (≤ 0.08) (Hair và cộng sự, 2006)

Tính đơn hướng của các thang đo là một biến quan sát chỉ dùng để đo lường một biến tiềm ẩn (Nguyễn Đình Thọ, 2014) duy nhất đạt được khi không có sự tương quan giữa sai số của các biến quan sát và mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu thị trường (Steenkamp & Van Trijp, 1991) Độ tin cậy của của các thang đo đạt được khi độ tin cậy tổng hợp của mỗi nhân tố lớn hơn bằng 0.7 (≥ 0.7) và tổng phương sai trích của mỗi nhân tố lớn hơn 0.5 (Hair và cộng sự, 2006)

Giá trị hội tụ là thước đo mức độ tương quan giữa các phép đo lặp lại trong quá trình đánh giá một khái niệm Thang đo đạt được giá trị hội tụ khi các trọng số hồi quy chuẩn hóa của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 và có mức ý nghĩa p < 0,05 (Anderson & Gerbing, 1988).

Giá trị phân biệt là khái niệm dùng để đo lường hai khái niệm khác nhau thì phải khác biệt nhau (Bagozzi, 1994) đạt được khi hệ số tương quan xét trên phạm vi tổng thể giữa các khái niệm có thực sự khác biệt so với 1 hay không Nếu các khái niệm có sự khác biệt so với 1 thì các thang đo đạt được giá trị phân biệt (Fornell & Larcker, 1981) Có hai phương pháp kiểm định độ giá trị phân biệt: (1) Phương pháp sử dụng hệ số tương quan khi hệ số hai khái niệm tương quan giữa chúng nhỏ hơn 1 (2) Phương pháp kiểm định giá trị theo từng cặp khái niệm đạt được độ giá trị phân biệt khi so sánh phương sai trích trung bình AVE (Average Variance Extracted) của từng khái niệm với bình phương hệ số tương quan r2 Nếu AVE > r2 thì hai cặp khái niệm đạt độ giá trị phân biệt và ngược lại (Hair và cộng sự, 2014) Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn phương pháp sử dụng hệ số tương quan vì hệ số tương quan sẽ thay đổi nếu có sự tham gia của các khái niệm khác và trong trường hợp khái niệm bậc cao, phương pháp này so sánh được hệ số tương quan giữa hai khái niệm và hệ số tương quan giữa các thành phần của cùng một khái niệm

3.5.5 Kiểm định mô hình cấu trúc SEM

Kiểm định độ thích hợp của mô hình cấu trúc và các giả thuyết SEM: Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM thông qua phần mềm AMOS được sử dụng để kiểm định độ thích hợp của mô hình lý thuyết và các giả thuyết Mô hình được xem là thích hợp khi đạt được các yêu cầu đánh giá về các chỉ số TLI (Tucker- Lewis Index), CFI (Comparative Fit Index), GFI (Goodness of Fit Index) tối thiểu bằng 0.9 (≥ 0.9), CMIN/df tối đa bằng 2 (≤ 2) với mức ý nghĩa p-value < 0.05 và RMSEA (Root Mean Square Residual) tối đa bằng 0.08 (≤ 0.08) (Hair và cộng sự, 2006) Bên cạnh đó để kiểm tra mối quan hệ của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu ta sử dụng hệ số p-value Nếu p-value < 0.05 thì giả thuyết phát biểu về mối quan hệ của 2 nhân tố đó được ủng hộ và ngược lại khi p-value > 0.05 thì giả thuyết bị bác bỏ

3.5.6 Đánh giá độ tin cậy của các ước lượng trong mô hình nghiên cứu

NGHIÊN CỨU SƠ BỘ

3.6.1 Kỹ thuật phỏng vấn sâu

Phần này trình bày kết quả phỏng vấn sâu để hiệu chỉnh biến khảo sát và mối quan hệ giữa các thang đo rủi ro và hiệu quả doanh nghiệp Cuối cùng, các vấn đề đã giải quyết được và chưa giải quyết được trong bước phỏng vấn sâu được trình bày làm cơ sở để điều chỉnh thang đo và tiến hành giải quyết tiếp tục các vấn đề trong các bước nghiên cứu tiếp theo Kết quả phỏng vấn sâu được trình bày tại phụ lục 01 và phụ lục 02

Tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu với 8 chuyên gia, các chuyên gia đã giúp định nghĩa và làm rõ lại tất cả các biến quan sát cho phù hợp với ngành chăn nuôi heo Trong đó, đối với rủi ro thể chế, tác giả làm rõ hơn yếu tố rủi ro về thể chế như chính sách mới, luật chăn nuôi, qui định ngành khắc khe ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi heo Về rủi ro nhu cầu, tác giả định nghĩa lại để làm rõ biến quan sát theo hướng nhu cầu của thị trường về sản phẩm heo thịt Tác giả thay đổi và bỏ một biến quan sát của rủi ro thảm họa vì không phù hợp với ngành chăn nuôi tại Việt Nam Đối với rủi ro logistics và rủi ro chia sẻ thông tin, theo góp ý của các chuyên gia, tác giả làm rõ hơn các biến quan sát của hai yếu tố rủi ro này giúp cho đáp viên hiểu đúng câu hỏi và cung cấp trả lời chính xác Về rủi ro vận hành, các chuyên gia đã góp ý điều chỉnh từ ngữ trong các biến quan sát để phù hợp với đặc thù của ngành chăn nuôi heo tại Việt Nam Ngoài ra, nhân tố hiệu quả doanh nghiệp trong nghiên cứu này đã được mô tả cụ thể trong các biến quan sát là hiệu quả của các doanh nghiệp chăn nuôi heo Do đó các định nghĩa về sản phẩm, dịch vụ, thời gian giao hàng, đơn hàng phải điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù ngành Nội dung cụ thể được trình bày tại bảng 3.11:

Bảng 3.11: Tóm tắc các vấn đề giải quyết trong quá trình phỏng vấn sâu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) STT Giả thiết Vấn đề đã giải quyết trong kỹ thuật phỏng vấn sâu Giải thích của chuyên gia

Làm rõ yếu tố rủi ro về thể chế như chính sách mới, luật chăn nuôi, qui định ngành khắc khe ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi heo Đặc biệt là các qui qui chuẩn mới về an toàn sinh học, chất thải, qui trình chăn nuôi và tiêu chuẩn môi trường có ý nghĩa rủi ro đến ngành chăn nuôi heo

Biến quan sát (1) & (2) có tác động mạnh, trong khi biến quan sát (3) & (4) có ý nghĩ tương tự, có thể làm cho đáp viên khó trả lời

2 Rủi ro nhu cầu hơn cho ngành chăn nuôi Giúp có ý hiệu chỉnh để làm rõ biến quan sát theo hướng nhu cầu của thị trường về sản phẩm heo thịt Về chuyên môn ngành, cung cấp thêm dữ liệu về nhu cầu là ổn định, thị trường tiềm năng cao nhưng biến động về giá cao khiến rủi ro cũng tiềm năng

Biến quan sát (6): cần hiệu chỉnh lại phát biểu lại "hàng hóa" cụ thể là sản phẩm "heo thịt" để đáp viên có thể trả lời đúng bản chất biến quan sát này

Các chuyên gia đã giúp làm rõ các biến quan sát là các nhà cung cấp (nguồn cung) là yếu tố đầu vào trong chăn nuôi heo, để tránh nhầm lẫn với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng

Tất cả các chuyên gia đã thống nhất cao và đồng ý là các biến quan sát đã rõ, các đáp viên có thể trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi

4 Rủi ro thảm họa Đã làm rõ các yếu tố thảm họa liên quan đến ngành chăn nuôi Trong đó đánh giá ở mức yếu ở các biến quan sát (13) & (16) và rất mạnh ở biến quan sát (14), các chuyên gia đã góp ý thay đổi biến quan sát (13) và bỏ biến quan sát (16), vì không phù hợp với tình hình ở Việt Nam

Về biến quan sát (15), mặc dù rất ít xảy ra, nhưng mức độ tác động của nó trong điều kiện thời tiết cực đoan là có Ở biến quan sát (13): các chuyên gia đề nghị bổ sung rủi ro bất ổn vì tranh chấp đất đai trong nông nghiệp hoặc kiện tụng về môi trường dẫn đến doanh nghiệp phải đóng cửa trang trại, đây là rủi ro đặc thù ngành chăn nuôi heo Trong khi đó, biến quan sát (16), các chuyên gia thống nhất cao và đề nghị bỏ vì không phù hợp

Giúp làm rõ biến chất lượng dịch vụ (logistics) là của các dịch vụ về giao nhận, vận chuyển, phương tiện để tránh nhầm lẫn với các dịch vụ khác

Theo các chuyên gia, lưu ý rằng điều kiện cơ sở hạ tầng là một điều kiện đặc biệt làm tăng chi phí sản xuất cho ngành nông nghiệp.

Các chuyên gia cũng đã cung cấp thêm thông tin về đặc thù phương tiện vận chuyển là cố định, không thay đổi

6 Rủi ro chia sẻ thông tin

Giúp làm rõ các biến khảo sát về chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng Làm rõ mức độ tương tác và chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi

Đặc thù của ngành công nghiệp là tính cạnh tranh cao Điều này dẫn đến việc các bên trong chuỗi cung ứng ít chia sẻ và tương tác thông tin với nhau.

Các chuyên gia khuyến nghị điều chỉnh biến quan sát (30) bằng cách định nghĩa lại thuật ngữ "thiết kế sản phẩm" thành "chất lượng heo thịt" hoặc một sản phẩm liên quan đến "thịt heo, con heo" để phù hợp với đầu ra của ngành chăn nuôi.

Các chuyên gia đã cung cấp thêm chi tiết thông tin đặc thù ngành chăn nuôi Đặc biệt là quy trình chăn nuôi khép kín trong các trang trại của các doanh nghiệp là rất qui chuẩn, nghiêm ngặt cao và ít linh hoạt Bên cạnh những rủi ro cao về thay đổi công nghệ chăn nuôi, thiếu hụt nguồn nhân công và lao động có tay nghề

Các chuyên gia đề nghị điều chỉnh:

- Biến quan sát (1): "cải tiến sản phẩm" => sản lượng, chất lượng heo thịt

- Biến quan sát (2): "sản phẩm mới" => tiêu chuẩn heo thịt

- Biến quan sát (3): "thay đổi theo nhu cầu" => nhu cầu heo thịt

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT

4.1.1 Quá trình thu thập dữ liệu định lượng chính thức

Dữ liệu trong nghiên cứu định lượng được thu thập bằng hình thức khảo sát điện tử thông qua công cụ Google Forms Thời gian khảo sát từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 10 năm

- Công cụ Google Forms được gửi link liên kết đến hiệp hội chăn nuôi Heo Việt Nam với hơn 960 hội viên mà tác giả là thành viên trong hiệp hội

Các đường link của bảng khảo sát điện tử được gửi trực tiếp đến những người trả lời khảo sát thông qua ứng dụng Zalo Những người tham gia trả lời khảo sát là những chủ trang trại, doanh nghiệp và những đối tác mà tác giả đã có tiếp xúc trong quá trình làm việc.

Tác giả đã gửi phiếu khảo sát điện tử đến hơn 1.000 đáp viên và nhận được 309 phiếu khảo sát, sau đó, loại bỏ những phiếu không hợp lệ là đáp viên không phải là nhà chăn nuôi và giữ lại bộ dữ liệu 250 mẫu khảo sát hợp lệ để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, phần dữ liệu này được xử lý và phân tích bởi phần mềm AMOS 20 và SPSS 20

4.1.2 Thống kê mẫu khảo sát

Tiến hành phân tích trên 250 mẫu thu thập qua khảo sát, một số thống kê về mẫu được thể hiện ở bảng 4.2, 4.3 và 4.4

Về chức vụ của đáp viên, có 39 đáp viên là giám đốc chiếm 15.6%, 23 đáp viên là phó giám đốc chiếm 9.2%, 48 đáp viên là trưởng phòng chiếm 19.2%, 34 đáp viên là phó phòng chiếm 13.6% và các chức vụ khác là 106 đáp viên chiếm 42.4% (Bảng 4.1)

Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát – Chức vụ đáp viên

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Về kinh nghiệm của đáp viên, có 132 đáp viên có kinh nghiệm 5-10 năm chiếm 52.8%,

74 đáp viên có kinh nghiệm 10-15 năm chiếm 29.6%, 44 đáp viên có kinh nghiệm trên

Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát – Kinh nghiệm đáp viên

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Về qui mô doanh nghiệp, có 42 doanh nghiệp có qui mô dưới 10 người chiếm 16.8%,

114 doanh nghiệp có qui mô 10-100 người chiếm 45.6%, 50 doanh nghiệp có qui mô

101-200 người chiếm 20%, 44 doanh nghiệp có qui mô trên 200 người chiếm 17.6%

Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát – Qui mô doanh nghiệp

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHUƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA VÀ NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA

CẬY CRONBACH’S ALPHA VÀ NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA

4.2.1 Đánh giá độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) của thang đo

Độ tin cậy Cronbach's Alpha của các biến đo lường trong thang đo được sử dụng trong nghiên cứu đều đạt giá trị cao, từ 0,783 đến 0,972 Tất cả các giá trị này đều lớn hơn 0,6, ngưỡng được chấp nhận chung cho độ tin cậy của thang đo tại cỡ mẫu 250.

Bảng 4.4: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Rủi ro thể chế

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

 Không loại biến quan sát nào do Corrected Item-Total Correlation của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronback Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6

Bảng 4.5: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Rủi ro nhu cầu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

 Không loại biến quan sát nào do Corrected Item-Total Correlation của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronback Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6

Bảng 4.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Rủi ro nguồn cung

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

 Không loại biến quan sát nào do Corrected Item-Total Correlation của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronback Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6

Bảng 4.7: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Rủi ro thảm họa

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

 Không loại biến quan sát nào do Corrected Item-Total Correlation của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronback Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6

Bảng 4.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Rủi ro hậu cần

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach’s Alpha if Item Deleted

 Không loại biến quan sát nào do Corrected Item-Total Correlation của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronback Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6

Bảng 4.9: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Rủi ro chia sẻ thông tin

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

6 Rủi ro chia sẻ thông tin: α = 0.860

 Không loại biến quan sát nào do Corrected Item-Total Correlation của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronback Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6

Bảng 4.10: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Rủi ro vận hành

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

 Không loại biến quan sát nào do Corrected Item-Total Correlation của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronback Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6

Bảng 4.11: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Hiệu quả doanh nghiệp

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

 Không loại biến quan sát nào do Corrected Item-Total Correlation của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronback Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6

Bảng 4.12: Tóm tắt kết quả đánh giá độ tin cậy chính thức

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Khái niệm / Mã hóa

Hệ số tương quan biến tổng Đánh giá

1 Rủi ro thể chế RRTC 0.826 0.773 – 0.786 Chấp nhận

2 Rủi ro nhu cầu RRNC 0.839 0.794 – 0.800 Chấp nhận

3 Rủi ro nguồn cung RRCC 0.825 0.774 – 0.786 Chấp nhận

4 Rủi ro thảm họa RRTH 0.808 0.707 – 0.776 Chấp nhận

5 Rủi ro hậu cần RRHC 0.865 0.836 – 0.845 Chấp nhận

6 Rủi ro chia sẻ thông tin RRTT 0.860 0.829 – 0.833 Chấp nhận

7 Rủi ro vận hành RRVH 0.851 0.816 – 0.829 Chấp nhận

8 Hiệu quả doanh nghiệp HQDN 0.868 0.843 – 0.850 Chấp nhận

Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo được trình bày chi tiết ở phụ lục 06

4.2.2 Đánh giá nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi đánh giá độ tin cậy của các thang đo, dự liệu định lượng chính thức sẽ được tiến hành qua phân tích nhân tố EFA với phép trích Principal Component kết hợp với phép xoay Promax Kết quả phân tích nhân tố khám phá được trình bày theo bảng 4.13 dưới đây:

Bảng 4.13: Tóm tắt kết quả đánh giá nhân tố khám phá (EFA) chính thức

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

RRTC3 0.754 RRTC4 0.715 Rủi ro nhu cầu

RRHC1 0.707 RRHC2 0.756 RRHC3 0.707 RRHC4 0.763 RRHC5 0.682

Rủi ro chia sẻ thông tin

RRTT1 0.748 RRTT2 0.717 RRTT3 0.696 RRTT4 0.769 RRTT5 0.768

RRVH1 0.745 RRVH2 0.731 RRVH3 0.748 RRVH4 0.679 RRVH5 0.669

 KMO = 0.879 nên phân tích nhân tố là phù hợp

 Sig (Bartlett’s Test) = 0.000 (sig < 0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể

 Tổng phương sai trích: Extraction Sums of Squared Loadings (Cumulative %) 55.812% > 50% Điều này chứng tổ 55.812% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 8 nhân tố

 Hệ số tải của các biến quan sát đều lớn hơn 0.5, như vậy các biến quan sát đều có ý nghĩa đóng góp vào mô hình (Hair và cộng sự – 2009)

Như vậy kiểm định EFA cho từng thang đo đều đạt tiêu chuẩn, được trình bày chi tiết ở phụ lục 07.

4.2.3 Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA và Cronbach’s Alpha

Bảng 4.14: Tóm tắt quá trình loại biến của nghiên cứu định lượng chính thức

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Số lượng biến quan sát Loại biến quan sát

Số biến quan sát bộ mẫu (N0) 39

Số biến còn lại sau khi kiểm định

Cronbach’s Alpha & EFA sơ bộ 37 Loại 2 biến: RRTH1 &

Số biến quan sát bộ mẫu (N%0) 37

Số biến còn lại sau khi kiểm định

Cronbach’s Alpha chính thức 37 Không loại biến nào

Số biến còn lại sau khi kiểm định

EFA chính thức 37 Không loại biến nào

Sau khi kiểm định sơ bộ với phân tích hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, bộ thang đo gồm 37 biến quan sát của 8 khái niệm cho thấy đạt yêu cầu sơ bộ về độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Bộ thang đo này tiếp tục được sử dụng trong phân tích nhân tố khẳng định CFA.

KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA

4.3.1 Kiểm định mức độ phù hợp chung của mô hình

Mô hình được kiểm tra thêm thông qua các chỉ số Model Fit Summary và vẫn đạt chuẩn yêu cầu Kết quả cụ thể được trình bày trong Bảng 4.15 như sau:

Bảng 4.15: Các chỉ số Model Fit Summary của kiểm định CFA

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tiêu chuẩn kiểm định Tiêu chí đánh giá Kết quả kiểm định Đánh giá CMIN/df CMIN/df ≤ 2 là tốt, CMIN/df ≤ 5 là chấp nhận được 1.098 Đạt

CFI CFI ≥ 0.9 là tốt, CFI ≥ 0.95 là rất tốt, CFI ≥ 0.8 là chấp nhận được 0.985 Đạt

TLI TLI ≥ 0.9 là tốt, TFI ≥ 0.95 là rất tốt 0.983 Đạt

RMSEA RMSEA ≤ 0.08 là tốt, RMSEA ≤

 Kết luận: các kết quả kiểm định các chỉ số trên đều đạt, do đó mô hình phù hợp với dữ liệu thu thập

Hình 4.1: Kết quả CFA của mô hình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

4.3.2 Kiểm định độ tin cậy và độ giá trị hội tụ thang đo

Để đánh giá tính tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo, việc kiểm định độ tin cậy (Reliability), độ hội tụ (Convergent validity) và tính phân biệt (Discriminant validity) là cần thiết trong phân tích nhân tố khẳng định CFA.

Nếu các nhân tố không đảm bảo được Validity và Reliability sẽ gây ra những sai lệch về kết quả phân tích, các con số có được không thể hiện được ý nghĩa của dữ liệu và thực tế

Các chỉ số cần quan tâm:

Standardized Loading Estimates: Hệ số tải chuẩn hóa

Composite Reliability (CR): Độ tin cậy tổng hợp

Average Variance Extracted (AVE): Phương sai trung bình được trích

Maximum Shared Variance (MSV): Phương sai riêng lớn nhất

Theo Hair và cộng sự (2009) và Multivariate Data Analysis (2010), các ngưỡng so sánh của 4 chỉ số trên tương ứng với các kiểm định về Validity và Reliability như sau: Độ tin cậy (Reliability) phải có 2 chỉ số:

Standardized Loading Estimates >= 0.5 (lý tưởng là >=0.7)

Tính hội tụ (Convergent) phải có 1 chỉ số:

Maximum Shared Variance (MSV) < Average Variance Extracted (AVE)

Square Root of AVE (SQRTAVE)> Inter-Construct Correlations

Kiểm tra các hệ số vừa nêu ở trên bằng phần mềm Amos tác giả thu được kết quả như sau (Model Validity Measures):

Hình 4.2: Kiểm tra các chỉ số Model Validity Measures từ phần mềm AMOS

(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm AMOS)

 Giá trị CR đều lớn hơn 0.7 và AVE đều lớn hơn 0.5, như vậy các thang đo đều đảm bảo tính hội tụ (Hair và cộng sự, 2009)

 Căn bậc hai của AVE (các chỉ số bôi đậm) lớn hơn các tương quan giữa các biến tiềm ẩn với nhau (hệ số tương quan nằm ở phần dưới đường chéo in đậm) góa trị MSV nhỏ hơn AVE, do vậy tính phân biệt được đảm bảo (Fornell & Larcker, 1981)

 Theo như kết quả ở trên tác giả nhận thấy tất cả biến quan sát đều đạt, không phải loại biến

4.3.3 Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Regression Weights)

Kết quả phân tích hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Regression Weights) của phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA được trình bày tại bảng 4.16 như sau:

Bảng 4.16: Kết quả hệ số hồi quy chuẩn

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

The RRHC (Relative Risk of Hospitalization for Cases) values range from 0.689 to 0.752, indicating that the risk of hospitalization for cases is slightly higher than the general population Similarly, the RRVH (Relative Risk of Hospitalization for Vaccinated Individuals) values range from 0.701 to 0.742, showing a slightly reduced risk of hospitalization for vaccinated individuals Finally, the RRTC (Relative Risk of ICU Admission for Cases) values range from 0.723 to 0.763, suggesting a slightly increased risk of ICU admission for cases.

RRHC1 < - RRHC 0.725 RRTT4 < - RRTT 0.742 RRCC2 < - RRCC 0.745 HQDN3 < - HQDN 0.715 RRTT5 < - RRTT 0.748 RRCC4 < - RRCC 0.711 HQDN1 < - HQDN 0.730 RRTT2 < - RRTT 0.752 RRCC3 < - RRCC 0.751 HQDN6 < - HQDN 0.745 RRTT3 < - RRTT 0.742 RRTH3 < - RRTH 0.802 HQDN4 < - HQDN 0.728 RRNC2 < - RRNC 0.758 RRTH2 < - RRTH 0.778 HQDN2 < - HQDN 0.687 RRNC1 < - RRNC 0.744 RRTH5 < - RRTH 0.731 HQDN5 < - HQDN 0.735 RRNC4 < - RRNC 0.764

 Tất cả các trọng số chuẩn hóa đều lớn hơn 0.5 Như vậy các biết quan sát đều có mức phù hợp cao

Kết quả phân tích mức ý nghĩa (p-value) của phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA được trình bày tại bảng 4.17 như sau:

Bảng 4.17: Kết quả thể hiện mức ý nghĩa

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

 Tất cả các biến quan sát đều có ý nghĩa trong mô hình do p-value đều nhỏ hơn 0.05

Nghiên cứu trình bày kết quả kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA tại bảng 4.18 như sau:

Bảng 4.18: Kết quả tổng hợp phân tích CFA cho mô hình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Hệ số hồi qui chuẩn hóa- Standardized Regression Weights Độ tin cậy tổng hợp - Composite Reliability (CR >0.7)

Phương sai trung bình trích - Average Variance Extracted (AVE >0.5)

Phương sai riêng lớn nhất - Maximum Shared Variance (MSV< AVE))

Rủi ro chia sẻ thông tin

Độ tin cậy của mô hình thang đo được đánh giá thông qua hệ số tin cậy tổng hợp (CR) và phương sai trích xuất (AVE) Kết quả kiểm định cho thấy CR dao động trong khoảng 0,814 - 0,868 (lớn hơn 0,70), AVE dao động từ 51,7% đến 59,4% Các kết quả này cho thấy mô hình thang đo có độ tin cậy cao, đáp ứng các tiêu chuẩn trong kiểm định CFA.

Bảng 4.19: Tóm tắt quá trình loại biến của nghiên cứu chính thức

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Số lượng biến quan sát Loại biến quan sát

Số biến quan sát bộ mẫu (N0) 39

Số biến còn lại sau khi kiểm định

Cronbach’s Alpha & EFA sơ bộ 37 Loại 2 biến: RRTH1

Số biến quan sát bộ mẫu (N%0) 37

Số biến còn lại sau khi kiểm định

Cronbach’s Alpha chính thức 37 Không loại biến nào

Số biến còn lại sau khi kiểm định EFA chính thức 37 Không loại biến nào

Số biến còn lại sau khi phân tích CFA 37 Không loại biến nào

KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH CẤU TRÚC (SEM)

4.4.1 Kiểm định SEM của mô hình

Sau khi kiểm định CFA, tác giả tiến hành kiểm định mô hình cấu trúc SEM với 9 khái niệm (8 nhân tố) và 37 biến bao gồm:

Bảng 4.20: Tổng hợp nhân tố và biến quan sát kiểm định SEM

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Khái niệm nhân tố Mã nhân tố Mã các biến quan sát

Rủi ro thể chế RRTC RRTC1, RRTC2, RRTC3, RRTC4

Rủi ro nhu cầu RRNC RRNC1, RRNC2, RRNC3, RRNC4

Rủi ro nguồn cung RRCC RRCC1, RRCC2, RRCC3, RRCC4

Rủi ro thảm họa RRTH RRTH2, RRTH3, RRTH5

Rủi ro hậu cần RRHC RRHC1, RRHC2, RRHC3, RRHC4,

RRHC5, RRHC6 Rủi ro chia sẻ thông tin RRTT RRTT1, RRTT2, RRTT3, RRTT4,

RRTT5 Rủi ro vận hành RRVH RRVH1, RRVH2, RRVH3, RRVH4,

RRVH5 Hiệu quả doanh nghiệp HQDN HQDN1, HQDN2, HQDN3, HQDN4,

Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng phầm mềm Amos, kết quả phân tích các chỉ tiêu cho thấy mô hình phù hợp với bộ dữ liệu khảo sát Kết quả ước lượng cho thấy mô hình giải thích được 34.7% sự biến thiên của biến phụ thuộc HQDN, kết quả chi tiết được trình bày ở bảng 4.21

Bảng 4.21: Các chỉ số Model Fit Summary của kiểm định SEM

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tiêu chuẩn kiểm định Tiêu chí đánh giá Kết quả kiểm định Đánh giá CMIN/df CMIN/df ≤ 2 là tốt, CMIN/df ≤ 5 là chấp nhận được 1.518 Đạt

CFI CFI ≥ 0.9 là tốt, CFI ≥ 0.95 là rất tốt, CFI ≥ 0.8 là chấp nhận được 0.917 Đạt

TLI TLI ≥ 0.9 là tốt, TFI ≥ 0.95 là rất tốt 0.911 Đạt

RMSEA RMSEA ≤ 0.08 là tốt, RMSEA ≤

Hình 4.3: Kết quả SEM của mô hình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

4.4.2 Kiểm định mối quan hệ của các khái niệm

Tác giả kiểm định mối quan hệ của các khải niệm trong mô hình lý thuyết bằng phần mềm AMOS Kết quả được trình bày tại bảng 4.22, 4.23 và 4.24 như sau:

Bảng 4.22: Kết quả kiểm định quan hệ các khái niệm trong mô hình lý thuyết

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Phát biểu giả thuyết Mã hóa

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa

P Kết quả kiểm định giả thuyết

Rủi ro thể chế có ảnh hưởng âm lên hiệu quả doanh nghiệp

Rủi ro nhu cầu có ảnh hưởng âm lên hiệu quả doanh nghiệp

Rủi ro nguồn cung có ảnh hưởng âm lên hiệu quả doanh nghiệp

Rủi ro thảm họa có ảnh hưởng âm lên hiệu quả doanh nghiệp

Rủi ro hậu cần có ảnh hưởng âm lên hiệu quả doanh nghiệp

Rủi ro chia sẻ thông tin có ảnh hưởng âm lên hiệu quả doanh nghiệp

Rủi ro vận hành có ảnh hưởng âm lên hiệu quả doanh nghiệp

 Ngoại trừ các biến RRNC và RRTT không tác động lên HQDN do p-value lần lượt bằng 0.108 > 0.05 và 0.417 > 0.05 Tất cả các mối tác động còn lại đều có ý nghĩa do p-value đều nhỏ hơn 0.05

 Các mối quan hệ có mức ý nghĩa p ≤ 0.05 đều được chấp nhận, như vậy sẽ có 5 giả thuyết được chấp nhận là H1, H3, H4, H5, H7

Bảng 4.23: Bảng trích kết quả các giả thuyết được chấp nhận

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Phát biểu giả thuyết Mã hóa

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa

P Kết quả kiểm định giả thuyết

Rủi ro thể chế có ảnh hưởng âm lên hiệu quả doanh nghiệp

Rủi ro nguồn cung có ảnh hưởng âm lên hiệu quả doanh nghiệp

Rủi ro thảm họa có ảnh hưởng âm lên hiệu quả doanh nghiệp

Rủi ro hậu cần có ảnh hưởng âm lên hiệu quả doanh nghiệp

Rủi ro vận hành có ảnh hưởng âm lên hiệu quả doanh nghiệp

 Thứ tự hệ số hồi quy chuẩn hóa cho thấy thứ tự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuốc Biến tác động mạnh nhất là RRVH, tiếp theo lần lượt là RRTH, RRTC, RRHC và RRCC Trị tuyệt đối của hệ số càng lớn, thì tác động càng mạnh

Bảng 4.24: Bảng giá trị R 2 (Squared multiple Corrections)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

 Giá trị R 2 của biến phụ thuộc HQDN là 0.347 Như vậy, các biến độc lập RRVH, RRTH, RRTC, RRHC và RRCC giải thích được 34.7% sự biến thiên của biến phụ thuộc HQDN

Kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm SEM được trình bày chi tiết ở phụ lục 09

Giả thuyết H1: Rủi ro thể chế có ảnh hưởng âm lên hiệu quả doanh nghiệp Kết quả ước lượng (đã chuẩn hóa) cho thấy mối quan hệ giữa Rủi ro thể chế (RRTC) và Hiệu quả doanh nghiệp (HQDN) là -0.229 Ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê p = 0.001 (

Ngày đăng: 02/08/2024, 17:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN