Khi cho lần lượt các kim loại vào dung dịch nước có chứa phenolphtalein: trên mặt nước, hạt lớn có thể bốc cháy, do Na phản ứng với nước và tỏa ra một nhiệt lượng rất lớn, làm viên Na nó
CÁC KIM LOẠI NHÓM IA, IIA VÀ NHÔM
Thí nghiệm 1: Tác dụng Lithium, Sodium, Potassium với nước
Dùng cặp sắt gắp Na ngâm trong lọ dầu hỏa, đặt lên tấm kính, dùng dao khô cắt một mẫu nhỏ Quan sát bề mặt kim loại Na lúc vừa mới cắt và sau khi để ngoài không khí một thời gian ngắn (3 – 5 phút)
Dùng cốc thủy tinh dung tích 1 lít chứa khoảng 1/3 thể tích nước có pha sẵn vài giọt phenolphthalein Gắp mẫu Na bỏ vào cốc và quan sát hiện tượng xảy ra
Lần lượt làm thí nghiệm như trên đối với K
B.Hiện tượng và giải thích:
- Tính hoạt động của các kim loại kiềm: K hoạt động mạnh nhất
- K dễ bị oxi hóa ngoài không khí (trong kk có chứa O2, N2 và H2O)
=> chuyển thành màu đen trong khi Na ít bị chuyển hơn (màu ánh)
2 Khi cho lần lượt các kim loại vào dung dịch nước có chứa phenolphtalein:
- Khi phản ứng với nước, Na nóng chảy thành hạt tròn nổi và chạy trên mặt nước, hạt lớn có thể bốc cháy, do Na phản ứng với nước và tỏa ra một nhiệt lượng rất lớn, làm viên Na nóng chảy, rồi viên
Na bị vo tròn lại do sức căng bề mặt (hoặc do áp suất bên ngoài tác động, khiến nó có xu hướng vo tròn lại thành hình cầu giống như giọt nước trong chân không)
- K bốc cháy ngay khi vừa được thả vào trong nước
K hoạt động mạnh nhất trong 3 kim loại Li, Na, K
Càng đi xuống dưới => kim loại hoạt động mạnh (đặc biệt với nước)
3 Tại sao cần bảo quản các kim loại kiềm trong dầu hỏa?
- Các kim loại kiềm chỉ có 1 electron lớp ngoài cùng nên hoạt động hóa học rất mạnh để trở về cấu hình bền Mà trong môi trường không khí có chứa O2, N2 và H2O, nên kim loại kiềm rất dễ bị oxh trong không khí
- Dầu hỏa (kerosene) đóng vai trò như là một lớp bảo vệ (đặc biệt là ngăn không cho phản ứng với nước tạo H2 gây nổ)
Thí nghiệm 2: Màu ngọn lửa của các ions kiêm loại kiềm
Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch HCl đặc, sau đó đốt trên ngọn lửa đèn khí và quan sát, nếu ngọn lửa còn màu thì lặp lại thí nghiệm nhiều lần cho đến khi ngọn lửa trở thành không màu.
Nhúng các đũa thủy tinh lần lượt vào các cốc chứa dung dịch bão hòa các muối LiCl, NaCl, KCl, sau đó đốt trên ngọn lửa đèn khí hay đèn cồn
B.Hiện tượng và giải thích:
1 Các kim loại kiềm tự do cũng như hợp chất của chúng khi bị đốt sẽ cháy cho ngọn lửa có màu đặc trưng:
- Liti cho ngọn lửa màu đỏ tía
- Natri cho ngọn lửa màu vàng
- Kali cho ngọn lửa màu tím (tím hoa cà)
- Rubidi cho ngọn lửa màu tím hồng
- Xesi cho ngọn lửa màu xanh lam
Giải thích: Khi bị đốt, những electron của nguyên tử hoặc ion kim loại kiềm bị kích thích nhảy lên những mức năng lượng cao hơn Khi những electron đó trở về trạng thái ban đầu, chúng hoàn trả lại những năng lượng đã hấp thụ dưới dạng bức xạ vùng khả kiến Vì vậy ta thấy được màu của ngọn lửa.
Thí nghiệm 3: Tính chất của Na 2 CO 3
Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống một ít tinh thể Na2CO3, thêm vào mỗi ống khoảng 3-5 ml nước cất Lắc đều cho muối tan hết Thử môi trường dung dịch bằng vài giọt dung dịch phenolphtalein và metyl da cam
B.Hiện tượng và giải thích:
Sơ lược về các chất chỉ thị màu: a Phenolphtalein (C20H14O4):
- Dung dịch không màu trong nước với pH = 7
- Dung dịch không màu với trong môi trường acid (pH < 7)
- Dung dịch hóa hồng trong môi trường base base (pH > 7) b Methyl organe (C14H14N3NaO3S):
- Dung dịch có màu vàng ứng với môi trường có pH ≥ 4.4
- Dung dịch đổi màu từ màu vàng sang màu đỏ tía trong môi trường acid (pH: 3.1 – 4.4)
• Dung dịch đổi sang màu hồng
- Ống 2: chứa Methyl da cam
• Dung dịch không đổi màu
- Ống 1 đổi màu do chất chỉ thị màu phenolphtalein sẽ đổi sang màu hồng khi ở trong môi trường base
- Ống 2 không đổi màu do Methyl da cam chỉđổi màu với môi trường acid (pH: 3.1 – 4.4)
Thí nghiệm 4: Tác dụng của Mg với nước, khí O 2 , khả năng hòa tan của MgO
Cho lần lượt một ít tinh thể Na2CO3 vào hai ống nghiệm, mỗi ống thêm vào 3-5 ml nước cất, lắc cho muối tan hết Sau đó, nhỏ vào mỗi ống nghiệm vài giọt dung dịch phenolphtalein (không màu) và metyl da cam (màu da cam).
Lấy 2 mẫu kim loại Mg đã đánh sạch lớp vỏ ngoài bằng giấy nhám, cho vào 2 ống nghiệm đựng khoảng 2 ml nước cất có sẵn vài giọt phenolphthalein Ống 1 Để so sánh. Ống 2 Đun nóng
Quan sát hiện tượng ở cả hai ống nghiệm b) Tác dụng của Mg với O2
Dùng cặp sắt cặp một đoạn băng Mg (dài khoảng 5 cm) đã được đánh sạch bằng giấy nhám và đốt trên ngọn lửa đèn cồn.
Khi Mg bắt đầu cháy, đưa nhanh vào một chén sứ khô đã được chuẩn bị từ trước.
Theo dõi hiện tượng cháy của Mg trong không khí Quan sát màu sắc của sản phẩm cháy c) Khả năng hòa tan của MgO trong nước
Cho 2 ml nước cất vào chén sứ đựng sản phẩm cháy ở trên, dùng đũa thủy tinh khuấy đều Quan sát khả năng hòa tan của MgO trong nước
Thử dung dịch bằng giấy quỳ đỏ hoặc gạn dung dịch sang một ống nghiệm khác rồi thử dung dịch bằng vài giọt phenolphtalein
B.Hiện tượng và giải thích:
1 Tác dụng của Mg với H2O:
• Dung dịch gần như không đổi màu
• Ở giai đoạn đầu bắt đầu xuất hiện xủi bọt khí (hơi nước H2O)
• Dung dịch từ từ chuyển màu thành màu hồng nhạt
- Các kim loại nhóm II thường chìm xuống nước do có chúng nặng hơn so với nước và các kim loại nhóm II cũng có mức năng lượng ion hóa cao hơn so với các kim loại nhóm I nên khả năng phản ứng thấp hơn Nên ống 1 phản ứng xảy ra rất rất chậm và gần như không phản ứng (Mg không tan trong nước lạnh)
- Khi đun nóng ống 2, trong ống sẽ bắt đầu có hiện tượng sủi bọt khí (dung dịch vẫn không màu) Sủi bọt khí này không phải là khí H2 thoát ra mà là do nước bắt đầu sôi và xuất hiện hơi nước Lúc này
Mg sẽ tác dụng với nước tạo ra Mg(OH)2 và khí H2
2 Tác dụng của Mg với O2:
- Mg cháy với ngọn lửa màu trắng sáng
- Sản phẩm là một chất bột có màu trắng
- Mg tạo liên kết ion với nguyên tử oxygen tạo sản phẩm là magnesium oxide (MgO)
3 Khả năng hòa tan của MgO trong nước:
Xét màu sắc của giấy quỳ tím:
Sau khi quan sát, ta thấy:
- Giấy quỳ đỏ chuyển màu xanh
- MgO rất ít tan (gần như không tan) trong nước ở nhiệt độ thường và chỉ phản ứng khi được đun nóng (Tất cả các oxide kim loại kiềm và kiểm thổ trừ Na và K đều gần như không tan trong nước)
Thí nghiệm 5: Tác dụng của Mg với các acid
Cho vào 4 ống nghiệm lần lượt các dung dịch HCl 1M, H2SO4 1M, HNO3 1M, CH3COOH 1M Cho vào mỗi ống một mẫu kim loại Mg.
B.Hiện tượng và giải thích: Đánh thứ tự cho các ống:
- Ống 1: Mg tác dụng với dung dịch HCl 1M:
• Hiện tượng: Mg tan dần trong dung dịch acid, tạo thành dung dịch không màu, có khí không màu thoát ra (H2)
- Ống 2: Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 1M:
• Hiện tượng: Mg tan dần trong dung dịch acid, tạo thành dung dịch không màu, có khí không màu thoát ra (H2)
- Ống 3: Mg tác dụng với dung dịch HNO3 1M:
• Hiện tượng: Mg tan dần trong dung dịch acid, tạo thành dung dịch không màu, có khí màu nâu đỏ thoát ra (NO2)
Mg (𝑠) + 4HNO 3(𝑎𝑞) ⟶ Mg(NO 3 ) 2(𝑎𝑞) + 2NO2(𝑔,𝑛â𝑢 đỏ) + 2H 2 O (𝑙)
- Ống 4: Mg tác dụng với dung dịch CH3COOH 1M:
• Hiện tượng: Mg tan dần trong dung dịch acid, tạo thành dung dịch không màu, có khí không màu thoát ra (H2)
Mg (𝑠) + 2CH 3 COOH (𝑎𝑞) ⟶ (CH 3 COO) 2 Mg (𝑎𝑞) + H 2(𝑔)
Thí nghiệm 6: Điều chế và tính chất của Mg(OH) 2
Cho 10-15 ml dung dịch MgCl2 vào cốc thủy tinh 100 ml Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào cho đến khi kết tủa hoàn toàn Thêm nước cất, khuấy đều và chia vào 4 ống nghiệm: ống 1 thêm phenolphthalein, ống 2 thêm từng giọt HCl 1M, ống 3 thêm từng giọt NH4Cl, ống 4 thêm từng giọt NaOH.
B.Hiện tượng và giải thích:
❖ Khi cho NaOH vào MgCl2 thì dung dịch bắt đầu xuất hiện kết tủa trắng Mg(OH)2 (Magnesium hydroxyde)
• Ống 1: Dung dịch chuyển sang màu hồng do có môi trường base
• Ống 2: Kết tủa trắng tan dần, dung dịch dần trở thành trong suốt
• Ống 3: Kết tủa trắng tan dần, xuất hiện khí bốc hơi (NH3)
• Ống 4: Kết tủa trắng không tan, không có hiện tượng xảy ra
MgCl 2(𝑎𝑞) + 2NaOH (𝑎𝑞) ⟶ Mg(OH) 2(𝑎𝑞) ↓ +2NaCl (𝑎𝑞)
Mg(OH) 2(𝑎𝑞) + 2NH 4 Cl (𝑎𝑞) ⟶ MgCl 2(𝑎𝑞) + 2NH 3(𝑔) + 2H 2 O (𝑙)
Thí nghiệm 7: Tác dụng của Ca với nước
HALOGEN VÀ HỢP CHẤT
Thí nghiệm 1: Điều chế Chlorine (Cl 2 )
Lấy 1 ống nghiệm khô, cho vào một ít tinh thể MnO2
Cho vào ống vài giọt dung dịch HCl 36%, đun nhẹ trong tủ hút
Dùng giấy có tẩm KI và hồ tinh bột (có thể dùng giấy quỳ xanh tẩm ướt) đặt vào miệng ống nghiệm để thử khí bay ra
B.Hiện tượng và giải thích
MnO2màu đen tan dần, xuất hiện sủi bọt khí màu vàng lục (Cl2) Khí độc có mùi sốc
3 Khi để mảnh giấy có chứa KI– Hồ tinh bột vào thì ta thấy giấy chuyển sang màu xanh
Do: 2KI (𝑎𝑞) + Cl 2(𝑔) ⟶ I 2(𝑔) + 2KCl (𝑎𝑞) , I2 khi tác dụng với hồ tinh bột sẽ tạo phức màu xanh tím
Thí nghiệm 2: Điều chế Bromine (Br 2 )
Cho vào ống nghiệm khô một ít tinh thể KBr trộn đều với một ít bột MnO2 Nhỏ từ từ vào hỗn hợp này 3-5 giọt dung dịch H2SO4 đặc
Quan sát màu của hơi thoát ra.
Dùng giấy tẩm KI và hồ tinh bột để thử hơi bay ra (thí nghiệm thực hiện trong tủ hút) b)
Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch KBr, thêm từ từ từng giọt dung dịch nước chlorine Lắc cẩn thận ống nghiệm và quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch Cho thêm vào 1 ml benzene và lắc cẩn thận, tiếp tục quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch Trong một ống nghiệm khác, cho vào 5 giọt dung dịch KBr, thêm từ từ nước chlorine đến dư Quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch
B.Hiện tượng và giải thích: a)
Các tinh thể tan dần, xuất hiện sủi bọt khí, khí màu nâu đỏ (Br2) bay lên Nếu dùng giấy tẩm KI và hồ tinh bột thì ta sẽ thấy giấy chuyển màu xanh
Do: 2KI (𝑎𝑞) + Br 2(𝑔) ⟶ I 2(𝑔) + 2KBr (𝑎𝑞) , I2 khi tác dụng với hồ tinh bột sẽ cho dung dịch màu xanh
1 Hiện tượng: Ống 1: Khi cho dung dịch nước Cl2 vào trong dung dịch KBr thì dung dịch từ trong suốt chuyển thành màu vàng
Khi nhỏ thêm dung dịch Benzene vào trong ống nghiệm và lắc nhẹ ta thấy được có một lớp dung dịch màu nâu đỏ nổi lên trên (dung dịch Benzene) lớp dung dịch màu vàng
Do khí Br2 tạo thành tan trong dung dịch benzene và nổi lên trên mặt nước Ống 2: Khi cho dung dịch nước Chlorine vào trong dung dịch KBr thì dung dịch từ trong suốt chuyển thành màu vàng
2KBr (𝑎𝑞) + Cl 2(𝑎𝑞) ⟶ Br 2(𝑎𝑞) + 2KCl (𝑎𝑞) c) Câu hỏi:
1 Tại sao Bromide tan trong benzene nhiều hơn trong nước?
Do Br2 là chất tan không phân cực nên tan nhiều trong các dung môi không phân cực Còn nước là dung môi phân cực nên Br2 ít tan trong nước
2 Có thể thay luồng khí Chlorine trực tiếp tác dụng với dung dịch
Có thể dẫn luồng khí Cl2 vào dung dịch KBr.
Thí nghiệm 3: Điều chế Iodine (I 2 )
Cho vào chén sứ khô một ít tinh thể KI, trộn đều với một ít bột MnO2
Thêm vào đó khoảng 3-5 giọt dung dịch H2SO4 đặc Đậy chén bằng mặt kính đồng hồ Đặt chén lên giá tam giác và đun nhẹ bằng ngọn lửa đèn cồn
Quan sát phản ứng qua mắt kính đồng hồ Khi có hơi màu tím thoát ra, tắt đèn, để nguội chén Quan sát tinh thể Iodine b)
Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch KI, thêm từ từ từng giọt dung dịch nước chlorine đến khi dung dịch có màu vàng rõ rệt Cho thêm vào 1 ml benzene và lắc cẩn thận Quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch.
B.Hiện tượng và giải thích: a)
Hiện tượng: khí màu tím thoát ra (I2)
2KI (𝑎𝑞) + MnO 2(𝑠) + 2H 2 SO 4(𝑎𝑞) ⟶ I 2(𝑔) + 2H 2 O (𝑙) + MnSO 4(𝑎𝑞) + 2K 2 SO 4(𝑎𝑞) b)
Chất lỏng phân thành hai lớp khi iot (I2) tan trong benzen, tạo thành lớp dưới không màu và lớp trên màu tím đen, tương tự như phản ứng giữa brom (Br2) và benzen.
Thí nghiệm 4: Khả năng hòa tan của Br 2 và I 2 trong nước và dung môi hữu cơ
A.Các bước thực hiện: a) Dung dịch Bromide và Iodine bão hòa trong nước
Cho vài giọt brom vào 2 ml nước trong một ống nghiệm và lắc đều (còn lại một ít brom dưới đáy ống nghiệm không tan).
Cho vài tinh thể iodine vào 2 ml nước trong một ống nghiệm và lắc đều khoảng 15 phút Nếu có máy lắc thì đặt trên máy Vì I2 tan chậm trong nước nên có thể lắc lâu hơn b) Khả năng hòa tan của Br2 và I2 trong dung môi hữu cơ
Cho 0,5 ml dung dịch bão hòa (ở phần a) vào một ống nghiệm, thêm vào
Chuẩn bị 8 ống nghiệm, đánh số từ 1 đến 8 Trong đó, có 4 ống nghiệm (1, 2, 3, 4) chứa dung dịch brom và 4 ống nghiệm (5, 6, 7, 8) đựng dung dịch iodine Cho lần lượt các dung môi benzene, carbon disulfide và nước cất vào từng cặp ống nghiệm.
B.Hiện tượng và giải thích: a) Dung dịch Bromide và Iodine bão hòa trong nước
- Ống 1: dung dịch nước Bromide
Br2 ít tan trong nước, tạo dung dịch có màu vàng – nâu
- Ống 2: dung dịch nước Iodine
I2 ít tan trong nước, tạo dung dịch màu hồng cánh sen – tím b) Khả năng hòa tan của Br2 và I2 trong dung môi hữu cơ
- Ống 1: Benzene và Bromide tạo thành 2 lớp, lớp trên là benzene (màu vàng), lớp dưới là nước (trong hơn).- Benzene không tan trong nước và nhẹ hơn nước do có khối lượng riêng nhỏ hơn nước.- Bromide tan trong benzene nhiều hơn nên chuyển từ lớp dưới sang lớp trên.
2 Ống 2: chứa CS2 và Bromide Ống nghiệm được chia làm 2 lớp, lớp ở trên là nước (trong hơn lớp dưới), lớp ở dưới là CS2 (màu đục cam) do CS2 không tan và nặng hơn nước Bromide được chuyển từ lớp trên sang lớp dưới => Bromide tan trong CS2 nhiều hơn
3 Ống 3: chứa Ether và Bromide Ở khoảng thời gian đầu, ống nghiệm được chia làm 2 lớp, lớp ở trên là Ether (màu đục vàng), lớp ở dưới là nước (trong hơn lớp trên) do CS2 không tan và nhẹ hơn nước Bromide được chuyển từ lớp dưới sang lớp trên => Bromide tan trong Ether nhiều hơn Để một khoảng thời gian thì dung dịch mất màu vàng do có phản ứng giữa Br2 và ether
4 Ống 4: chứa CCl4 và Bromide Ống nghiệm được chia làm 2 lớp, lớp ở trên là nước (trong hơn lớp dưới), lớp ở dưới là CCl4 (màu đục) do CCl4 không tan và nặng hơn nước Bromide được chuyển từ lớp trên sang lớp dưới => Bromide tan trong CCl4 nhiều hơn
Tương tự với các ống nghiệm của dung dịch nước I2
5 Ống 1: chứa Benzene và Iodine Ống nghiệm được chia làm 2 lớp, lớp ở trên là benzene (đỏ hồng nhạt), lớp ở dưới là nước (vàng trong hơn phía trên) do benzene không tan trong nước và nhẹhơn nước do có khối lượng riêng nhỏ hơn nước
Iodine được chuyển từ lớp dưới sang lớp trên => Iodine tan trong benzene nhiều hơn
CARBON, NITROGEN, PHOSPHORUS VÀ HỢP CHẤT
Thí nghiệm 1: Điều chế khí N 2
Dùng ống nghiệm lớn có gắn hệ thống dẫn khí, cho vào 3 ml dung dịch
NH4Cl bão hòa và 3 ml dung dịch NaNO2 bão hòa Đun nóng nhẹ bằng ngọn lửa đèn cồn cho đến khi phản ứng xảy ra Thử sự cháy của
Nitrogen bằng cách cho một miếng gỗ đang bị đốt cháy vào bình
B.Hiện tượng và giải thích
Xuất hiện sủi bọt khí N2, thu khí N2 bằng phương pháp dời chỗ nước Miếng gỗ đang cháy thì bị tắt => Khí N2 không duy trì sự cháy
Thí nghiệm 2: Điều chế khí NH 3 từ dung dịch NH 3 đậm đặc và thử khả năng hòa tan.
Trong bình cầu cổ tròn chứa khoảng 1/3 thể tích dung dịch ammonia đậm đặc, đậy kín bình bằng nút có gắn ống dẫn khí Lắp bình cầu lên giá kẹp chặt, đun nhẹ bình cho khí thoát ra
Thu khí ammonia thoát ra vào bình tam giác có gắn ống thủy tinh vuốt nhọn Úp ngược bình vào chậu nước đã pha sẵn vài giọt dung dịch phenolphtalein
B.Hiện tượng và giải thích
3 Hiện tượng: Đầu tiên ta thấy dung dịch NH3 cạn dần và có khí bay lên.
Sau đó khi úp ngược bình NH3 vào chậu nước, ta thấy nước từ bên dưới chậu thủy tinh trào ngược lên bình khí NH3 tạo thành một đài phun nước
(Ammonia Fountain) và dung dịch nước sẽ đổi màu hồng do NH3 là một base yếu
Giải thích: Do khí HCl tan rất tốt trong nước nên khi khí bắt đầu tan thì sẽ tạo ra sự chênh lệch áp suất (áp suất trong bình thấp) nên áp suất khí quyển (bên ngoài) đã đẩy nước chảy ngược vào bình
3 So sánh giữa thí nghiệm Đài phun nước HCl và NH3 a Hiện tượng Ở thí nghiệm đài phun nước HCl, ta thấy nước rút vào bình nhanh hơn so với thí nghiệm của NH3
Trong phản ứng tổng hợp khí HCl và NH3, do HCl nặng hơn không khí nên chìm xuống bình và hòa tan trong nước, làm giảm áp suất mạnh khiến nước hút vào nhanh hơn Ngược lại, NH3 nhẹ hơn không khí nên nằm trên bình, chỉ một lượng nhỏ hòa tan trong nước, dẫn đến nước dâng chậm hơn.
Ta thấy NH3 hút nước mạnh hơn so với HCl do NH3 có độ tan mạnh hơn so với HCl trong nước ở nhiệt độ phòng
Thí nghiệm 3: Sự dịch chuyển cân bằng trong dung dịch nước NH 3
Tiến hành thí nghiệm: Cho dung dịch NH3 đã điều chế vào năm ống nghiệm, mỗi ống khoảng 1/3 thể tích Ống 1 để so sánh; ống 2 được đun sôi; ống 3 cho thêm tinh thể NH4Cl; ống 4 nhỏ thêm vài giọt dung dịch H2SO4 loãng (2M); ống 5 nhỏ thêm vài giọt dung dịch Al2(SO4)3.
Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào các bình trên và so sánh màu của các bình
B.Hiện tượng và giải thích
1 Hiện tượng Ống 1: dung dịch hóa hồng Ống 2: đun nhẹ ống ta thấy màu hồng nhạt dần nhưng không mất hẳn Ống 3: thêm một ít tinh thể NH4Cl và lắc cho tan ra, thấy màu hồng nhạt dần Cho đến dư thì màu hồng không mất hẳn Ống 4: thêm từ từ H2SO4 loãng đến dư ta thấy màu hồng nhạt dần rồi mất hẳn Ống 5: thêm từ từ dung dịch Al2(SO4)3 ta thấy màu hồng nhạt dần rồi mất hẳn, xuất hiện kết tủa keo trắng (Al(OH)3)
2 Giải thích và phương trình phản ứng Ống 1: Dung dịch phenolphtalein hóa hồng do có OH − sinh ra do NH3 tan mạnh trong nước
NH 3(𝑔) + H 2 O (𝑙) ⇄ NH 4 + (𝑎𝑞) + OH − (𝑎𝑞) (𝟏) Ống 2: Khi đun nóng thì NH3 bay hơi làm cân bằng phản ứng (1) chuyển dịch theo hướng giảm lượng OH − do đó màu dung dịch nhạt dần Ống 3: Khi cho tinh thể NH4Cl vào thì phản ứng (2) sẽ làm tăng nồng độ của NH 4 + làm cho phản ứng chuyển dịch theo hướng giảm nồng độ
OH − vì vậy mà màu hồng nhạt dần nhưng không mất màu hẳn do bản chất vẫn là phản ứng thuận nghịch
NH 4 Cl (𝑠) ⇄ NH 4 + (𝑎𝑞) + Cl − (𝑎𝑞) (𝟐) Ống 4: Khi cho H2SO4 loãng vào thì lượng H + trong acid sẽ trung hòa với lượng OH − trong dung dịch nên dung dịch nhạt màu dần Khi cho tới dư thì lượng OH − hoàn toàn hết dẫn tới dung dịch mất màu hoàn toàn
H + (𝑎𝑞) + OH − (𝑎𝑞) ⟶ H 2 O (𝑙) Ống 5: Khi cho Al2(SO4)3 vào trong dung dịch NH3thì lượng Al 3+ tác dụng với lượng OH − tạo kết tủa Al(OH)3 keo trắng và là một base lưỡng tính nên dung dịch mất màu hồng dần
Thí nghiệm 4: Tác dụng của khí Ammonia với CuO (Copper (II) oxide)
Dùng ống nghiệm khô chịu nhiệt cho vào một ít bột CuO Dẫn khí NH3 vừa điều chế được ở thí nghiệm 3 vào ống nghiệm chứa bột CuO, dùng kẹp sắt đun nhẹ ống nghiệm (chỗ CuO), sau đó đun nhẹ bình cầu cho khí ammonia thoát ra
B.Hiện tượng và giải thích
Bột CuO màu đen dần chuyển sang màu đỏ gạch (Cu) và có khí N2 bốc hơi lên
Thí nghiệm 5: Nhiệt phân các muối NH 3
Lấy 6 ống nghiệm cho vào mỗi ống một ít tinh thể các muối sau đây:
NH4Cl, NH4NO3, NH4NO2, (NH4)2CO3, (NH4)2SO4, (NH4)2Cr2O7 Dùng cặp sắt cặp ống nghiệm và đun nhẹ từng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn
B.Hiện tượng và giải thích
1 Hiện tượng: Ống 1: NH4Cl (Ammonium chloride)
- Ta thấy muối NH4Cl màu trắng tan dần và có khí không màu bốc lên
- Ở đầu thành ống nghiệm ta thấy được có những hạt muối kết tinh lại Ống 2: NH4NO3 (Ammonium nitrate)
- Ta thấy muối NH4NO3 màu trắng tan dần và có khí bốc lên
- Ở cuối phản ứng ta thấy có nổ nhẹ và xuất hiện hỗn hợp khí màu nâu đỏ (NO -> NO2) Ống 3: NH4NO2 (Ammonium nitrite)
- Ta thấy muối NH4NO2 tan dần và có khí bốc lên (N2) (đây là phản ứng oxi – hóa khử) Ống 4: (NH4)2CO3 (Ammonium carbonate)
- Ta thấy muối (NH4)2CO3 màu trắng tan dần và có khí bốc lên
- Nếu thử dung dịch bằng giấy quỳ tím ta có thể thấy giấy chuyển màu xanh do NH3 bốc hơi lên Ống 5: (NH4)2SO4 (Ammonium sulfate)
- Ta thấy muối (NH4)2SO4 màu trắng tan dần và có khí bốc lên
- Nếu thử dung dịch bằng giấy quỳ tím ta có thể thấy giấy chuyển màu xanh do NH3 bốc hơi lên Ống 6: (NH4)2Cr2O7 (Ammonium dichromate)
Khi phản ứng xảy ra, muối amoni đicromat ((NH4)2Cr2O7) màu đỏ tan dần và giải phóng khí Kết quả cuối cùng của phản ứng là sự hình thành kết tủa màu xanh lá sẫm của Cr2O3 (Crom (III) oxit) Phản ứng này là một ví dụ điển hình của phản ứng oxi hóa - khử.
- Nếu đốt trực tiếp muối này ở ngoài bằng diêm thì phản ứng xảy ra mãnh liệt và rất đẹp, trông như một ngọn núi lửa (Ammonium dichromate volcano)
2 Phương trình hóa học: Ống 1:
NH 4 Cl (𝑠) ⟶ HCl (𝑔) + NH 3(𝑔) Ống 2:
8NH 4 NO 3(𝑠) ⟶ 5N 2(𝑔) + 2NO 2(𝑔) + 4NO (𝑔) + 16H 2 O (𝑙) Ống 3:
(NH 4 ) 2 CO 3(𝑠) ⟶ CO 2(𝑔) + 2NH 3(𝑔) + H 2 O (𝑙) Ống 5:
(NH 4 ) 2 SO 4(𝑠) ⟶ H 2 SO 4(𝑎𝑞) + 2NH 3(𝑔) Ống 6:
Từ thí nghiệm trên ta thấy các muối ammonium đều kém bền nhiệt và sẽ bị phân hủy khi bị đun nóng Nguyên nhân là do cấu trúc ion không bền Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân phụ thuộc vào bản chất của muối ammonium (gốc acid của chúng: có tính oxi hóa hoặc không)
OXYGEN, SULFUR V À HỢP CHẤT
Thí nghiệm 1: Điều chế và nhận biết khí O 2
Lấy 3 ống nghiệm khô, cho vào mỗi ống một ít tinh thể các chất oxi hóa sau: ống 1 – KClO3 có trộn một ít tinh thể MnO2; ống 2 – KMnO4, ống 3 – KNO3
Dùng cặp gỗ (hoặc cặp sắt) giữ chặt và nung nóng đáy ống nghiệm
B.Hiện tượng và giải thích:
1 Hiện tượng: Ống 1 – chứa hỗn hợp KClO3 và MnO2: có khí O2 bốc lên. Ống 2 – chứa KMnO4 bột KMnO4 màu tím tan dần chuyển thành dung dịch màu xanh lục – lam thẫm (K2MnO4): có khí O2 bốc lên Ống 3 – chứa KNO3: KNO3 nóng chảy tạo ra dd không màu KNO2 và có khí O2 bốc lên
Nhận biết khí O2 bằng cách đưa một que diêm (hoặc gỗ) cháy đầu đỏ vào đầu bình, nếu que diêm bùng cháy thì khí O2 đã đầy bình
2 Phương trình phản ứng: Ống 1: Ống 2:
3 Vai trò của MnO2 trong thí nghiệm trên
Khi nhiệt phân trực tiếp tinh thể KClO3 thì phản ứng xảy ra rất chậm và cần nhiệt độ rất cao (400 – 500 o C)
Khi cho 1 ít tinh thể MnO2 làm xúc tác thì có thể làm tăng tốc độ phản ứng cũng như giảm nhiệt độ ngưỡng phân hủy của KClO3.
Thí nghiệm 2: O 2 phản ứng với than, Sulfur, Phosphorus và Sắt
Thu đầy khí oxi vào 4 lọ đựng khí (thử bằng que đóm có tàn đỏ) bằng cách nhiệt phân hỗn hợp đã trộn sẵn (KClO3 + MnO2), đậy lọ thu khí bằng miếng thủy tinh
Dùng môi đốt lần lượt lấy một ít bột than, lưu huỳnh, photpho đỏ rồi đốt cháy trên ngọn lửa đèn cồn và đưa nhanh vào lọ chứa khí O2, đậy nắp lọ Dùng một đoạn dây thép nhỏ nung đỏ trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào lọ đựng khí O2
B.Hiện tượng và giải thích:
1 Hiện tượng: Ống 1 – chứa than: Than cháy nhẹ với ngọn lửa màu đỏ cam trong bình
O2 , có khí không màu thoát ra (CO2) Ống 2 – chứa Sulfur: Lưu huỳnh cháy mạnh trong O2 cho ngọn lửa màu xanh – tím, có khí không màu – đục thoát ra (SO2) Ống 3 – chứa Phosphorus: Pđỏ cháy mạnh trong O2 cho ngọn lửa màu vàng cam, có khói trắng tạo thành (P4O10 – P2O5)
2 Phương trình phản ứng: Ống 1:
Thí nghiệm 3: Điều chế và tính chất của Ozone (O 3 )
A.Các bước thực hiện: a) Lấy một ống nghiệm lớn cho vào khoảng 3 – 5 gam tinh thể
(NH4)2S2O8, dùng phễu rót vào khoảng 10 ml dung dịch HNO3
65%, nút ống nghiệm bằng hệ thống dẫn khí, đồng thời đun nóng nhẹ đáy ống nghiệm
Khi có khí thoát ra thì lấy que đóm còn tàn đỏ đặt vào đầu ống dẫn khí, que đóm sẽ bùng cháy b) Lấy một ống nghiệm nhỏ đựng khoảng 1 ml dung dịch KI rồi nhúng ống dẫn khí vừa điều chế ở trên vào Dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh đen c) Lấy miếng giấy lọc tẩm dung dịch KI rồi nhỏ vào hai chỗ khác nhau một chỗ 1 giọt dung dịch hồ tinh bột, chỗ kia là 1 giọt dung dịch phenolphtalein d) Lấy một ống nghiệm khác, cho vào khoảng 1 ml dung dịch MnSO4 rồi sục dòng khí ozone lội qua Trong trường hợp này, Mn 2+ bị oxi hóa thành Mn 4+ (MnO2)
B.Hiện tượng và giải thích:
Tinh thể (NH4)2S2O8 tan dần, sủi bọt khí không màu và bùng cháy khi cho ngọn lửa Dung dịch hóa nâu và hồ tinh bột xanh đen do khí I2 sinh ra Chỗ đầu tiên hóa xanh đen là do I2, chỗ thứ hai hóa hồng do KOH sinh ra Dung dịch chuyển vàng nâu và có thể kết tủa đen MnO2 nếu nồng độ MnSO4 lớn.
2 Giải thích và Phương trình phản ứng: a)
[O] − (𝑎𝑞) + O 2(𝑔) ⟶ O 3(𝑔) b) Dung dịch hồ tinh bột chuyển màu xanh do hấp thụ khí I2 sinh ra (Màu nâu đất có do KI tạo phức với I2)
KI (𝑎𝑞) + I 2(𝑔) ⇆ KI 3(𝑎𝑞,𝑛â𝑢) c) Chỗ đầu tiên hóa xanh đen do có I2 sinh ra Chỗ thứ hai hóa hồng do có base KOH sinh ra
O 3(𝑔) + 2KI (𝑎𝑞) + H 2 O (𝑙) ⟶ I 2(𝑔) + 2KOH (𝑎𝑞) + O 2(𝑔) d) Dung dịch chuyển màu vàng nâu, xuất hiện kết tủa đen MnO2 nếu nồng độ MnSO4 lớn
Thí nghiệm 4: Tính chất của H 2 O 2
A.Các bước thực hiện: a) Tính bền của dung dịch H2O2:
Cho vào ống nghiệm 2 ml dung dịch H2O2 vừa điều chế được ở trên (đã trung hòa acid dư), thêm vào một ít bột MnO2 b) Tác dụng của dung dich H2O2 với dung dịch KMnO4:
Cho vào ống nghiệm khoảng 1 ml dung dịch KMnO4, vài giọt dung dịch
H2SO4 loãng Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch H2O2vừa điều chế ở trên Theo dõi sự thay đổi màu sắc của dung dịch c) Tác dụng của dung dịch H2O2 với PbS:
Lấy 5 giọt dung dịch Pb(NO3)2 cho tác dụng với 5 giọt dung dịch
(NH4)2S hoặc Na2S trong một ống nghiệm Đun sôi nhẹ, để kết tủa lắng xuống rồi gạn lấy kết tủa
Nhỏ từ từ dung dịch H2O2vào kết tủa PbS, nếu phản ứng chậm thì có thể đun nhẹ
B.Hiện tượng và giải thích:
1 Hiện tượng: a) Tính bền của dung dịch H2O2:
Dung dịch sủi bọt khí mạnh do giải phóng nhiều khí Khi đưa đóm vào gần, nếu đóm bùng cháy chứng tỏ khí thoát ra là oxi (O2) Khi nhỏ dung dịch H2O2 vào dung dịch thuốc tím (KMnO4), hỗn hợp sủi bọt do có khí O2 thoát ra, đồng thời dung dịch thuốc tím mất màu do phản ứng oxi hóa - khử giữa H2O2 và KMnO4.
Dung dịch màu tím dần mất màu và chuyển sang không màu, đồng thời xuất hiện sủi bọt khí Tương tự ta cũng có thể nhận thấy đó là khí O2 bằng cách thử c) Tác dụng của dung dịch H2O2 với PbS:
Khi cho Pb(NO3)2 vào dd Na2S ta thấy xuất hiện kết tủa đen
Lọc lấy kết tủa và cho dung dịch H2O2vào ta thấy kết tủa tan, tạo kết tủa mới có màu trắng
2 Giải thích và Phương trình phản ứng: a) Tính bền của dung dịch H2O2:
H2O2 rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt, MnO2, KI, ion của các kim loại nặng,… b) Tác dụng của dung dịch H2O2 với KMnO4
Ta cần một môi trường acid mạnh (dùng H2SO4 loãng), ở phản ứng này, KMnO4 và H2O2 đóng vai trò phản ứng chính, ngoài ra H + cũng tham gia phản ứng để tạo thành nước, hoàn thành quá trình trao đổi điện tích (phản ứng oxi hóa – khử) Ngoài ra thì ta không thể sử dụng HCl thay cho H2SO4 vì Mn 2 + là một chất oxi hóa rất mạnh mà sẽ oxi hóa Cl − thành Cl2 c) Tác dụng của dung dịch H2O2 với PbS:
Trong dung dịch có thể có bọt khí thoát ra do H2O2 bị phân hủy với xúc tác Pb 2+
H2O2 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với PbS: S 2− ⟶ S 6+
H2O2 thể hiện tính khử khi tác dụng với dung dịch KMnO4:
H2O2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
Thí nghiệm 5: Điều chế lưu huỳnh kim và lưu huỳnh dẻo
A.Các bước thực hiện: a) Điều chế lưu huỳnh hình kim:
Cho bột lưu huỳnh vào ẵ ống nghiệm rồi nung chảy trờn ngọn đốn cồn, khi lưu huỳnh đã nóng chảy hết sẽ có màu vàng linh động, nhiệt độ đạt khoảng 112°C
Xếp tờ giấy lọc thành chiếc phểu (hình nón) và rót lưu huỳnh nóng chảy vào Khi mặt chất lỏng bắt đầu đóng váng, dùng đũa thủy tinh chọc ngay giữa mặt váng một lỗ nhỏ, xong rút đũa thủy tinh ra và xòe ngay tờ giấy lọc Quan sát các tinh thể hình kim của lưu huỳnh tạo thành. b) Điều chế lưu huỳnh dẻo:
Cho bột lưu huỳnh vào ẵ ống nghiệm rồi nung núng chảy trờn ngọn đốn cồn cho đến khi chất lỏng ngã sang màu nâu xẫm (nhiệt độ đạt khoảng 200°C), rót nhanh chất lỏng này ra chậu nước đã chuẩn bị sẵn
Vớt lưu huỳnh ra, dùng tay kiểm tra tính dẻo của lưu huỳnh khi vừa mới cho vào chậu nước và cuối buổi thực hành (khoảng 1,5 – 2 giờ).
B.Hiện tượng và giải thích:
1 Hiện tượng: a) Điều chế lưu huỳnh hình kim
Bột lưu huỳnh màu vàng tan chảy dần thành dạng lỏng có màu vàng ánh cam
Sau khi đổ lên phễu đợi 20 – 30s thì ta thấy được những tinh thểlưu huỳnh có dạng các chiếc kim hướng lên b) Điều chế lưu huỳnh dẻo
CÁC NGUYÊN TỐ CHUYỂN TUYẾN HỌ 3d
Thí nghiệm 1: Điều chế kim loại đồng từ kẽm kim loại với muối
Lấy 2 gam kẽm bột cho vào đống nghiệm lớn hoặc một chiếc cốc nhỏ dung tích 25 ml, sau đó cho 10 ml dung dịch bão hòa CuSO4 (dung dịch bão hòa CuSO4 pha bằng cách hoàn tan CuSO4.5H2O trong nước cất, dung dịch bão hòa có nồng độ khoảng 17,2%, d = 1,1965 g/ml) Đun nóng ống nghiệm ở nhiệt độ khoảng 70 – 80°C trong 10 phút Sau đó, rót dung dịch ra, gạn rửa kết tủa bằng dung dịch HCl 5%, sau đó rửa lại bằng nước cất
Lọc kết tủa bằng giấy lọc, rửa bằng nước cất ngay trên phểu lọc và làm khô giữa hai mảnh giấy lọc Sản phẩm khô đem rắc thành lớp mỏng trên tấm kính thủy tinh
B.Hiện tượng và giải thích:
Hòa tan bột CuSO4.5H2O vào nước ta được dung dịch có màu xanh lam đặc trưng của muối đồng
Khi cho bột kẽm vào dung dịch Ta thấy bột Kẽm màu đen tan dần, dung dịch bắt đầu sủi bọt khí mạnh và ở đấy ống nghiệm xuất hiện kết tủa đỏ gạch
Sau khi lọc kết tủa và để ở ngoài không khí, ta thấy những vụn đồng dần hóa đen và nếu để lâu trong không khí (thường là rất lâu) thì đồng sẽ bám một lớp xanh do bị oxi hóa ở ngoài không khí.
2 Giải thích và Phương trình phản ứng:
Khi kẽm tác dụng với dung dịch Cu 2+
CuSO 4(𝑎𝑞) + Zn (𝑠) ⟶ ZnSO 4(𝑎𝑞) + Cu (𝑠) Để miếng đồng ở ngoài không khí thì đồng sẽ bị oxi hóa thành CuO có màu đen.
Nếu để lâu ở ngoài không khí thì miếng đồng sẽ bám một lớp màu xanh lục Do trong không khí có chứa CO2 nên sẽ phản ứng tạo thành
CuCO3.Cu(OH)2 màu xanh lục
4Cu (𝑠) + O 2(𝑔) + H 2 O (𝑔) + CO 2(𝑔) ⟶ Cu 2 CO 3 (OH) 2(𝑠)
3 Tại sao phải rửa kết tủa bằng dung dịch HCl 5%?
Ta rửa kết tủa đồng do trên kết tủa sẽ còn bám những vụn kẽm chưa phản ứng hết bám trên miếng đồng sau khi hình thành Ta rửa bằng dung dịch HCl loãng do Zn là kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa còn
Cu đứng sau H nên Zn sẽ tác dụng với HCl tạo dung dịch muối (dung môi nước) và khí Hydrogen còn đồng sẽ không tác dụng Nên sau khi rửa lại bằng nước thì sẽ trôi đi dung dịch muối và còn giữ lại miếng đồng
Thí nghiệm 2: Tác dụng của đồng với các acid
Lấy 2 gam kẽm bột cho vào đống nghiệm lớn hoặc một chiếc cốc nhỏ dung tích 25 ml, sau đó cho 10 ml dung dịch bão hòa CuSO4 (dung dịch bão hòa CuSO4 pha bằng cách hoàn tan CuSO4.5H2O trong nước cất, dung dịch bão hòa có nồng độ khoảng 17,2%, d = 1,1965 g/ml) Đun nóng ống nghiệm ở nhiệt độ khoảng 70 – 80°C trong 10 phút Sau đó, rót dung dịch ra, gạn rửa kết tủa bằng dung dịch HCl 5%, sau đó rửa lại bằng nước cất.
Lọc kết tủa bằng giấy lọc, rửa bằng nước cất ngay trên phểu lọc và làm khô giữa hai mảnh giấy lọc Sản phẩm khô đem rắc thành lớp mỏng trên tấm kính thủy tinh
B.Hiện tượng và giải thích:
Lấy 6 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1 ml lần lượt các dung dịch axit sau: HCl 2M, HCl 36%, H2SO4 2M, H2SO4 98%, HNO3 2M, HNO3
65% Sau đó cho vào mỗi ống nghiệm một miếng đồng
Thực hiện thí nghiệm ở nhiệt độ phòng và khi đun nóng
Khi lần lượt cho miếng đồng có chứa các dụng dịch sau: a) Trước khi đun nóng Ống 1 – HCl(loãng) 2M : Không xảy ra phản ứng Ống 2 – HCl(đặc) 36,5%: Không xảy ra phản ứng Ống 3 – H2SO4(loãng) 2M: Không xảy ra phản ứng Ống 4 – H2SO4(đặc) 98%: Không xảy ra phản ứng Ống 5 – HNO3(loãng) 2M: Không xảy ra phản ứng Ống 6 – HNO 3(đặc) 65%: Không xảy ra phản ứng
Ở ống 2, đồng phản ứng với HCl đặc sinh ra dung dịch vàng nâu và khí không màu Ở ống 4, đồng phản ứng với H2SO4 đặc tạo dung dịch xanh (CuSO4) và khí không màu (SO2) Ở ống 5, đồng phản ứng với HNO3 loãng tạo dung dịch xanh lam và khí không màu hóa nâu trong không khí (NO) Ở ống 6, đồng phản ứng mạnh với HNO3 đặc tạo dung dịch xanh lá (Cu(NO3)2) và khí màu nâu đỏ (NO2).
3 Giải thích và Phương trình phản ứng:
Trước khi đun sôi: ở nhiệt độ phòng Cu khá kém hoạt động và không tác dụng với các acid
Sau khi đun sôi: Cu không phản ứng với các acid loãng và chỉ phản ứng với các acid đặc nóng Ống 2: Cu tan dần trong dung dịch acid tạo dung dịch màu vàng nâu đặc trưng của phức CuCl 4 2− , có sủi bọt khí H2
Cu (𝑠) + 2Cl − (𝑎𝑞) ⟶ [CuCl 4 ] 2− (𝑎𝑞,𝑛â𝑢) Ống 4: Cu tan dần tạo dung dịch màu xanh lam đặc trưng của
Cu(H 2 O) 6 2+ , sủi bọt khí có mùi hắc.
Cu (𝑠) + 2H 2 SO 4(𝑎𝑞,đ) ⟶ CuSO 4(𝑎𝑞) + SO 2(𝑔) + 2H 2 O (𝑙) Ống 5: Cu tan dần tạo dung dịch màu xanh lam đặc trưng của
Cu(H 2 O) 6 2+ , ta thấy đầu ống nghiệm xuất hiện khí màu nâu đỏ do NO tiếp xúc với không khí tạo thành NO2
3Cu (𝑠) + 8HNO 3(𝑎𝑞,𝑙) ⟶ 3Cu(NO 3 ) 2(𝑎𝑞) + 2NO (𝑔) + 4H 2 O (𝑙) Ống 6: Cu tan dần tạo dung dịch màu xanh lục Và ta thấy được khí màu nâu đỏ xuất hiện bên trong ống nghiệp
Cu (𝑠) + 4HNO 3(𝑎𝑞,đ) ⟶ Cu(NO 3 ) 2(𝑎𝑞) + 2NO 2(𝑔) + 2H 2 O (𝑙) Tương tự như thí nghiệm ở Bài thực hành số 3:
Sản phẩm khí tạo thành chủ yếu do nồng độ của acid quyết định Sản phẩm chủ yếu lúc đầu của quá trình kim loại khử HNO3 là HNO2 (acid nitrous) Acid này không bền và phân hủy thành NO, NO2 và H2O
H 2 O (𝑙) + 3NO 2(𝑔) ⇄ 2HNO 3(𝑎𝑞) + NO (𝑔) Khi nồng độ acid tăng lên, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía tạo thành
NO2 Khi nồng độ acid giảm (HNO3 loãng) cần bằng chuyển dịch về phía tạo thành NO
Và màu xanh lục của ống số 6 được tạo ra do sự pha màu giữa màu xanh lam của dung dịch muối đồng và màu nâu đỏ của NO2
Thí nghiệm 3: Điều chế và tính chất của Cu(OH) 2
A.Các bước thực hiện: a) Điều chế Cu(OH)2
Cho 5 ml dung dịch CuSO4 bão hòa vào chiếc cốc dung tích 100 ml Thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH 2M cho đến khi kết tủa hoàn toàn Gạn lấy kết tủa, rửa kết tủa 3 lần bằng nước cất b) Tính chất của Cu(OH)2
- Thí nghiệm 1: Khi nhỏ dung dịch HCl 2M vào ống 1, thấy kết tủa tan dần.- Thí nghiệm 2: Khi nhỏ dung dịch NaOH 2M vào ống 2, thấy kết tủa tan dần.- Thí nghiệm 3: Khi nhỏ dung dịch NH3 2M vào ống 3, thấy kết tủa tan dần, khi dư thì xuất hiện phức chất [Cu(NH3)]2(OH) có màu xanh thẫm.
B.Hiện tượng và giải thích:
3 Hiện tượng: a) Điều chế Cu(OH)2:
Khi thêm NaOH vào CuSO4, màu xanh nhạt của dung dịch muối đồng dần chuyển thành không màu do tạo ra kết tủa Cu(OH)2 màu xanh dương Cu(OH)2 có tính lưỡng tính: tan trong dung dịch axit HCl giải phóng ion Cu2+, tạo dung dịch màu xanh lục; tan trong dung dịch NH3 tạo phức [Cu(NH3)4]2+ màu xanh lam; tan trong dung dịch NaOH tạo phức [Cu(OH)4]2- màu xanh tím.
4 Giải thích và Phương trình phản ứng: e) Điều chế Cu(OH)2:
2NaOH (𝑎𝑞) + CuSO 4(𝑎𝑞) ⟶ Cu(OH) 2(𝑠) + Na 2 SO 4(𝑎𝑞) b) Tính chất của Cu(OH)2: Ống 1:
4NH 3(𝑎𝑞) + Cu(OH) 2(𝑠) ⟶ [Cu(NH 3 ) 4 ](OH)2(𝑎𝑞,𝑥𝑎𝑛ℎ 𝑙𝑎𝑚) Ống 3:
2NaOH (𝑎𝑞) + Cu(OH) 2(𝑠) ⟶ Na 2 [Cu(OH) 4 ](𝑎𝑞,𝑥𝑎𝑛ℎ 𝑡í𝑚)
• Cu(OH)2 có tính lưỡng tính (yếu)