1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa

168 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa
Tác giả Hồ Thị Vân Anh
Người hướng dẫn GS.TS. Lê Huy Bắc
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 168
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóaTiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Hồ Thị Vân Anh

TIỂU THUYẾT WILLIAM FAULKNER

TỪ GÓC NHÌN NHÂN HỌC VĂN HOÁ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI, 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Hồ Thị Vân Anh

TIỂU THUYẾT WILLIAM FAULKNER

TỪ GÓC NHÌN NHÂN HỌC VĂN HOÁ

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Mã số: 9 22 02 42

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS LÊ HUY BẮC

HÀ NỘI, 2022

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quảnêu trong luận án là kết quả của quá trình làm việc nghiêm túc, trung thực Cáctài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

về công trình nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2022

Tác giả

Hồ Thị Vân Anh

Trang 4

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫnkhoa học, GS TS Lê Huy Bắc, người thầy đã tận tình chỉ dạy, định hướng,khích lệ và đặt niềm tin vào nghiên cứu của tôi.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các thầy cô và các nhà khoa học thuộccác đơn vị công tác khác đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ dẫn, sẵn lòng chia sẻcác tri thức và tư liệu quý giá trong quá trình học tập của tôi

-Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đạihọc, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã hỗ trợ tôi trongquá trình thực hiện luận án

Xin bày tỏ sự tri ân tới Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Vinh, nơi cácthầy cô, anh chị đồng nghiệp luôn dành cho tôi niềm tin yêu và nhiều ưu ái.Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới gia đình, những ngườithân, những người bạn đã luôn yêu thương, đồng hành và tiếp sức cho tôitrong quãng đường thử thách và giàu ý nghĩa này

Hồ Thị Vân Anh

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1 Mục đích nghiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Đóng góp của luận án 4

6 Cấu trúc của luận án 4

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Nhân học văn hóa và nghiên cứu văn chương từ nhân học văn hóa 5

1.1.1 Giới thuyết về nhân học, nhân học văn hóa 5

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân học và văn chương 9

1.1.3 Những đặc thù trong việc tiếp cận văn chương từ nhân học văn hóa 16

1.2 Nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner từ nhân học văn hóa 20

1.2.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner 21

1.2.2 Những nghiên cứu về tiểu thuyết Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa 28

1.2.3 Hướng nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner từ nhân học văn hóa của luận án 43

Tiểu kết 45

Chương 2 SỰ “MÔ TẢ SÂU” CĂN TÍNH MIỀN NAM NƯỚC MĨ 46

2.1 Vấn đề căn tính và quan điểm tiếp cận 46

2.2 Miền Nam và kí ức 51

2.2.1 Quá khứ - gánh nặng 51

2.2.2 Quá khứ - cái đẹp đã mất 55

2.2.3 Quá khứ - tội lỗi và lời nguyền 60

2.3 Miền Nam và những nan đề hiện tại 64

2.3.1 Cốt cách nông nghiệp và lối sống công nghiệp 64

2.3.2 Bất chấp định mệnh 70

Trang 6

Tiểu kết 78

Chương 3 SỰ DIỄN GIẢI VỀ CÁC PHẠM TRÙ CỦA NHÂN TÍNH 79

3.1 Vấn đề nhân tính và quan điểm tiếp cận 79

3.2 Truy vấn đường biên nhị nguyên: chủng tộc và giới 83

3.2.1 Tự sự về màu da và “tâm thức kép” 83

3.2.2 Khủng hoảng bản sắc giới và sự trở về thiên tính nữ 92

3.3 Thách thức cái bình thường: khuyết tật và cái ác 100

3.3.1 Tự sự của cái thiếu khuyết: viết từ vai kẻ khác 100

3.3.2 Sự tầm thường của cái ác: đám đông phi nhân 107

Tiểu kết 114

Chương 4 HUYỀN THOẠI - NGHI LỄ NHƯ MỘT PHẨM TÍNH NHÂN HỌC TRONG TIỂU THUYẾT FAULKNER 115

4.1 Dưới bóng Cành vàng: cuộc “gặp gỡ” giữa Faulkner và Frazer 115

4.2 Cổ mẫu cái chết - sự tái sinh: ý niệm trung tâm trong xây dựng hình tượng 118

4.2.1 Trạng thái suy tàn của thế giới nhân sinh 119

4.2.2 Quá khứ phục sinh và cái đẹp vĩnh hằng 121

4.2.3 Sự bất khả hồi sinh: phản đề của cổ mẫu 129

4.3 Cổ mẫu hàm oan - một cách cắt nghĩa lối viết gothic 136

4.3.1 “Kẻ hàm oan” như một khởi nguyên của nhân vật gothic 137

4.3.2 Nghi lễ trút tội và lối viết gothic: ứng xử với “cái khác quái dị” 141

Tiểu kết 146

KẾT LUẬN 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1. William Faulkner (1897-1962) là một tên tuổi lớn của văn chương Mĩ vàvăn chương hiện đại thế giới Các tác phẩm thử thách sự thông tuệ và lòng kiênnhẫn của ông, ra đời đã gần một thế kỉ, vẫn chưa bao giờ ngưng vẫy gọi độc giả,nhà nghiên cứu luận bàn về chúng trong mối liên hệ đa dạng với đời sống văn hoá,hối thúc việc huy động một mạng lưới những tri thức liên ngành phong phú Bứctranh nghiên cứu phê bình Faulkner trong suốt gần một thế kỉ qua cho ta một hìnhdung về sự gắn bó bền chặt và linh động giữa văn chương Faulkner với đời sốngvăn hóa trong lịch sử và đương đại Trong nhận thức bước đầu của chúng tôi, vănchương Faulkner là một hiện tượng thú vị, đòi hỏi cách tư duy bao quát khi tiếp cận,nhận diện và đánh giá

1.2. Nhân học văn hóa (cultural anthropology), với nỗ lực nhìn nhận conngười bằng cái nhìn đa chiều và toàn vẹn trong những mối liên hệ với văn hóa, đãđáp ứng tham vọng tiếp cận bao quát nói trên đối với văn chương Faulkner Lối đinày có thể dẫn tới cơ hội khám phá những câu chuyện thường gặp trong tiểu thuyếtFaulkner, chủng tộc, giới tính, thân tộc, bệnh tật, chết chóc, tội phạm… Từ đó,chúng tôi đưa ra giả thiết rằng, phải chăng văn chương Faulkner nói chung, tiểuthuyết của ông nói riêng, là đối tượng nghiên cứu thích hợp với cách tiếp cận nhânhọc văn hóa?

1.3. Giả thiết này được kiểm chứng khi chúng tôi tiến hành khảo cứu lịch sửnghiên cứu, phê bình Faulkner trong suốt gần một thế kỉ qua, đặc biệt trong vài thậpniên gần đây Khảo cứu cho thấy hướng tiếp cận liên ngành và gắn kết với các bìnhdiện văn hóa, xã hội là xu hướng triển vọng đối với tiếp nhận Faulkner Thực tế, chỉcần làm một phép thử xác suất, lướt qua các chủ đề của hội thảo thường niên vềFaulkner do Đại học Mississippi (Hoa Kì) tổ chức trong gần nửa thế kỉ qua, có thểthấy bên cạnh những cách tiếp cận được cho là thuần túy văn chương, hàng loạt cáckhía cạnh nhân học văn hoá được dùng để soi chiếu tác phẩm của ông: địa lí, kinh

tế, môi trường, tôn giáo, dân tộc, lịch sử, giới tính… Điều này, theo chúng tôi, xuấtphát từ bản chất của khoa học nhân học, cụ thể hơn là nhân học văn hóa, và từ xuhướng vận động của các lí thuyết phê bình văn chương hiện nay Hai lí do trên dẫnđến thực tế rằng dễ thấy hàng loạt những ứng dụng nghiên cứu về một hiện tượng

cụ thể như văn chương Faulkner có những gặp gỡ, gần gũi với nhân học văn hóa.Trong bối cảnh đó, với khả năng nhận thức và nghiên cứu của mình, chúng tôimong đợi xác định được một khung lí thuyết nhân học văn hóa cụ thể, từ lựa chọn

Trang 8

và quan điểm của người nghiên cứu, để phân tích, xử lí hiện tượng cụ thể là tiểuthuyết Faulkner Đề xuất một cách đọc Faulkner, dưới ánh sáng của nhân học vănhóa, trên tinh thần học hỏi, kế thừa từ một phông nền lịch sử nghiên cứu dày dặn đã

có, thiết nghĩ là một hành trình đáng theo đuổi

Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Tiểu thuyết William Faulkner

từ góc nhìn nhân học văn hóa.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Lựa chọn đề tài này, luận án đặt ra những mục đích sau:

Được khích lệ từ những ứng dụng nghiên cứu văn chương từ nhân học rất ýnghĩa và thú vị trên thế giới, và đặc biệt là ở Việt Nam, luận án hướng tới việc gópthêm tiếng nói luận bàn về mối quan hệ liên ngành giữa văn chương và nhân học,trên cả bình diện lí thuyết và thực hành

Cũng kế thừa thành quả nghiên cứu vô cùng đồ sộ về Faulkner trên thế giới vàlịch sử đọc về Faulkner hơn nửa thế kỉ qua ở Việt Nam, trong phạm vi tư liệu baoquát được, luận án cố gắng hình dung một bức tranh tổng quan về lịch sử nghiêncứu Faulkner, chọn lọc một số đóng góp nổi bật trong việc đọc tiểu thuyết Faulkner

từ góc nhìn nhân học văn hoá

Đọc tiểu thuyết Faulkner từ nhân học văn hoá, luận án nhằm tìm kiếm, giải mãquan niệm về con người và nhân sinh của Faulkner, cách nhà văn nhìn nhận, diễngiải thực trạng nhân sinh và cắt nghĩa cội nguồn của thế giới nhân sinh ấy, bởi suycho cùng, cốt lõi của nhân học là con người Luận án cũng hướng tới khám phá vàxác định những nét đặc sắc trong nghệ thuật tiểu thuyết Faulkner, cắt nghĩa nhữngđặc trưng nghệ thuật ấy từ cội nguồn nhân học, vốn tri thức văn hoá và quan niệmnhân sinh của nhà văn

Có thể coi đây là một nghiên cứu trường hợp, thực hành việc tìm hiểu và vậndụng nhân học văn hóa, một lí thuyết liên ngành và nhiều tiềm năng trong nghiêncứu văn chương

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích trên, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu:Giới thuyết về nhân học văn hóa với tư cách là một lí thuyết có tính ứng dụngcao trong nghiên cứu văn chương Việc giới thiệu được tiến hành trên tinh thầnkhông đi vào mô tả các diễn biến chi tiết của tiến trình lí thuyết, mà nhằm tổng thuậtnhững đặc trưng cốt lõi của nó Cũng ở chương đầu tiên, luận án phác thảo nhữngnét chính trong một bức tranh về lịch sử tiếp nhận Faulkner, trong đó, đặt trọng tâm

Trang 9

vào hướng nghiên cứu từ góc nhìn nhân học văn hóa Từ cái nhìn tổng quan đó,luận án lựa chọn một khung lí thuyết nhân học văn hoá phù hợp và vừa sức với việctiếp cận tiểu thuyết Faulkner.

Nhiệm vụ trọng tâm của luận án, được triển khai trong ba chương tiếp theo, làkhảo sát, phân tích, diễn dịch những tri thức, quan niệm cũng như lối viết nhân họctrong tiểu thuyết Faulkner Trong đó, chương hai và chương ba đọc Faulkner nhưmột nhà nhân học “mô tả sâu” và diễn giải hai khái niệm trụ cột: căn tính cộng đồng

và nhân tính Chương cuối thực hiện nhiệm vụ phân tích những dấu tích huyền thoại

- nghi lễ như trong tiểu thuyết Faulkner

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tiểu thuyết William Faulkner được nhìn

từ lí thuyết nhân học văn hoá

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi khảo sát chính của luận án là 04 tiểu thuyết: Âm thanh và cuồng nộ (Nxb Văn học, 2008), Khi tôi nằm chết (Nxb Hội nhà văn, 2012), Nắng tháng tám (Nxb Hội nhà văn, 2013), Absalom, Absalom! (Vintage, 1990) Bốn tiểu thuyết trên

được xem là “tứ đại kì thư”, những điển phạm trong sự nghiệp Faulkner Chúng ramắt độc giả lần lượt vào các năm 1929, 1930, 1932, 1936 Những thập niên 1920-

1930 này là giai đoạn đầy biến động và phong phú về mặt văn hoá trong lịch sử Hoa

Kì, điều hứa hẹn những chất liệu hiện thực giàu có cho hướng tiếp cận nhân học.Một phần nội dung nghiên cứu của luận án là nhân học văn hóa, với tư cách làmột điểm tựa lí thuyết để tiếp cận tiểu thuyết Faulkner Đây vốn là một lí thuyết dàyrộng, khá mới mẻ và đầy thử thách, nên chúng tôi lựa chọn tập trung vào một bộkhung các khái niệm, vấn đề quan trọng và phù hợp Vì thế, các tư liệu nhân họcvăn hóa được khai thác trong luận án, tuy chưa toàn diện nhưng mang tính chọn lọcchủ quan, chủ yếu từ hai nguồn: các công trình dẫn nhập về ngành học và các côngtrình liên quan tới các vấn đề cụ thể được khảo cứu, bao gồm các vấn đề về căn tínhvăn hoá, nhân tính và huyền thoại - nghi lễ

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án tiếp cận tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hoá,

cụ thể là theo tinh thần của nhân học diễn giải Ý nghĩa phương pháp luận cốt yếucủa nhân học diễn giải là ở sự chuyển dịch từ tư duy nhân quả sang tư duy diễn giải:thực hành nhân học, về bản chất, không phải là khoa học tìm kiếm quy luật, mà làmột hành trình diễn giải những mạng lưới ý nghĩa bất tận của văn hoá Tinh thần

Trang 10

này, theo chúng tôi, gần gũi với công việc phê bình, nghiên cứu văn chương.

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp liên ngành: được sử dụng xuyên suốt luận án, cho phép chúngtôi huy động những nguồn tri thức khoa học xã hội khác nhau, theo đúng tinh thầncủa nhân học văn hoá, để đọc tác phẩm của Faulkner

- Phương pháp lịch sử: dùng chủ yếu trong chương đầu nhằm mô tả, giớithuyết tổng quan về lịch sử mối quan hệ liên ngành giữa nhân học và văn chương,

về lịch sử nghiên cứu Faulkner Đồng thời, phương pháp này được dùng nhằm xácđịnh những nét cơ bản về bối cảnh văn hoá, thời đại của tiểu thuyết Faulkner

- Phương pháp hệ thống: những so sánh, đối chiếu trong luận án được tiếnhành trên cơ sở xem xét tiểu thuyết Faulkner trong tiến trình văn học Mĩ cũng nhưtrong văn chương nhân học, để nhận diện những đóng góp và vị trí của nhà văn.Xuyên suốt luận án, các thao tác chính được sử dụng phối hợp bao gồm: thaotác phân tích - tổng hợp, thao tác so sánh - đối chiếu và thao tác thống kê - phânloại

5 Đóng góp của luận án

Trong bối cảnh lịch sử lí thuyết nhân học và lịch sử nghiên cứu về Faulknervốn đã rất dày dặn, bộn bề, đóng góp của luận án là đã lựa chọn những phạm trùcông cụ của lí thuyết nhân học văn hoá có tính khả thi và khoa học để ứng dụng vàophân tích, xử lí một hiện tượng cụ thể là tiểu thuyết Faulkner Trong đó, trọng tâmnghiên cứu gồm các vấn đề căn tính văn hoá cộng đồng, các phạm trù nhân tính, đặctrưng huyền thoại - nghi lễ đã đem đến một diễn giải riêng về giá trị tiểu thuyếtFaulkner Bằng quá trình làm việc trung thành và cẩn trọng, chúng tôi tin rằng,trong toàn cảnh nghiên cứu mà chúng tôi có khả năng lĩnh hội, những kết quả rút ra

có thể đóng góp vào lịch sử nghiên cứu chưa bao giờ ngưng nghỉ về nhà văn đượcxem là một trong những tên tuổi lớn của văn chương hiện đại này

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn chương:Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài

Chương 2: Sự “mô tả sâu” căn tính miền Nam nước Mĩ

Chương 3: Sự diễn giải về các phạm trù của nhân tính

Chương 4: Huyền thoại - nghi lễ như một phẩm tính nhân học trong tiểu thuyết Faulkner

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ

CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ở chương này, những nhiệm vụ được đặt ra gồm:

Giới thuyết về nhân học văn hóa trong tư cách một lí thuyết có tính ứng dụngcao trong nghiên cứu văn chương Những khía cạnh được trình bày gồm: sự giaothoa giữa nhân học và văn chương; sự xuất hiện của nhân học văn hóa trên hànhtrình đọc văn chương; những ưu thế, đóng góp và đặc thù của cách tiếp cận vănchương từ nhân học văn hóa; điểm qua một số thực hành nghiên cứu văn chương từnhân học văn hóa tiêu biểu

Tổng thuật tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner Chúng tôi cố gắng tómlược các xu hướng chính trong lịch sử nghiên cứu đồ sộ về nhà văn, đặt trọng tâmvào hướng đọc tiểu thuyết Faulkner từ nhân học văn hoá Những công trình đó gợi

mở khoảng không rộng rãi để suy tư về tiểu thuyết Faulkner từ nhân học văn hóa.Xác định quan điểm và phương hướng tiếp cận của luận án Luận án nỗ lực lígiải, phân tích những căn nền trong bản thân tiểu thuyết Faulkner khiến chúng trởnên thích hợp với các khả năng đọc từ nhân học văn hóa Từ đó, một khung lí thuyếtnhân học văn hóa, cùng các phạm trù và phạm vi, được đề xuất để ứng dụng xuyênsuốt quá trình đọc tiểu thuyết Faulkner trong luận án

1.1 Nhân học văn hóa và nghiên cứu văn chương từ nhân học văn hóa

Ở phần này, luận án đưa ra một giới thuyết ngắn về nhân học và nhân học vănhóa trong mối liên hệ với văn chương Từ việc điểm lại hành trình nhận thức và xáclập lí thuyết về sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa nhân học và văn chương, luận án đưa ranhững diễn giải, trên những nét lớn, về mối quan hệ này ở hai bình diện: một là,định vị nhân học như một lí thuyết được ứng dụng trên hành trình đọc văn chương;hai là, xác định những nét đặc thù trong mối quan hệ này Dĩ nhiên, không thể phủnhận và bỏ qua tính hai chiều trong sự tương tác giữa nhân học và văn chương.Nhưng để đảm bảo đích đến của luận án, chúng tôi đặt trọng tâm ở góc nhìn tiếp cậnvăn chương từ nhân học văn hóa, từ đó thấy được những cơ sở cũng như các đặctính, trên bình diện lí thuyết, về sự can dự của nhân học văn hóa vào văn chương

1.1.1 Giới thuyết về nhân học, nhân học văn hóa

Nhân học văn hóa (Cultural Anthropolgy) là một chuyên ngành chính củakhoa học Nhân học (Anthropology) Nhân học nổi lên như một lĩnh vực học thuậtchuyên biệt vào giữa thế kỉ XIX, và định hình như một khoa học độc lập, hoàn

chỉnh vào nửa cuối thế kỉ này Theo nghĩa từ nguyên, anthropology có nguồn gốc từ

Trang 12

tiếng Hy Lạp cổ: anthropos, nghĩa là “con người”, ghép với logos, nghĩa là “tư duy”

hoặc “khoa học” Nhân học, vì thế, có thể nói một cách ngắn gọn là khoa họcnghiên cứu về con người Đây cũng là cốt lõi xuyên suốt các định nghĩa về nhânhọc Theo Claude Lévi-Strauss, “Nhân học lấy con người làm mục đích nghiên cứucủa nó, nhưng không giống như các khoa học khác về con người, nó cố gắng hiểuđược đối tượng của nó qua các biểu hiện đa dạng nhất” [1,10] Conrad PhillipKottak diễn giải: “Nhân học khám phá tính đa dạng của con người trong thời gian

và không gian; nghiên cứu tổng hợp sự hiện hữu của con người, từ quá khứ, hiện tạitới tương lai; cả phần sinh học, xã hội, ngôn ngữ và văn hóa của nó” [2,4]

Tuy vậy, để đưa ra một khái niệm thuyết phục về nhân học lại không hề dễ

dàng Thực tế, thuật ngữ nhân học thuộc vào dạng những thuật ngữ khoa học khó diễn giải, định nghĩa nhất hiện nay Khó khăn trong việc định nghĩa nhân học trước

hết đến từ đặc thù linh hoạt của nó trong việc dung chứa, giao thoa với một loạt cáclĩnh vực khoa học và nghệ thuật khác, và bởi vậy, việc định nghĩa nó luôn chịu sựbồi đắp, cộng hưởng từ những dịch chuyển trong lòng các lĩnh vực mà nó liên quan.Bản thân Boas, trong những phát biểu sớm của mình nhằm xác lập hình hài cho

khoa học nhân học, trên tờ Science năm 1899, cũng đã cảnh báo: tuy rằng có thể nói

một cách lí thuyết rằng nhân học là khoa học về con người, vẫn cần xác định rõnhững lĩnh vực cụ thể nào mà nhân học có thể đóng góp vào các khoảng trống trongkhoa học, mà theo Boas lúc bấy giờ, bao gồm ba yếu tố chính: “thể chất, ngôn ngữ

và phong tục, tập quán” [3,94] Nói vậy để thấy rằng, tính co giãn của nhân họcmang lại cho nó khả năng ứng dụng liên ngành với các lĩnh vực khác, trong đó cóvăn chương Nhưng nhìn ở chiều ngược lại, không phải hễ lĩnh vực nào liên quantới con người thì đều trở nên thiết thân như nhất với nhân học; cần xác định rõ cáclĩnh vực gần gũi và những phạm vi, đặc thù trong mối liên hệ của nó với nhân học.Nhân học nói chung, nhân học văn hóa nói riêng ra đời dựa trên những cộinguồn triết học và khoa học phôi thai từ rất sớm của nhân loại Tuy vậy, chỉ tới giữathế kỉ XIX, nhờ sự thôi thúc của thời kì phát triển chủ nghĩa tư bản ở châu Âu, nhânhọc hiện đại mới bắt đầu được khai sinh Thế kỉ XIX nhanh chóng chứng kiến sựhồi sinh của mối ưu tư về nguồn gốc con người, tính đa dạng của các chủng tộcngười, so sánh những đặc tính của giải phẫu người, về xã hội nguyên thủy, lịch sửphát triển của kinh tế và công nghiệp loài người… Do đó, khoa học nhân học ra đờinhư kết quả tự nhiên của những nghiên cứu đương thời về các đặc điểm sinh học vàquá trình tiến hóa của nhân loại Nói cách khác, nhân học, trong những bước đi banđầu, mang hình hài của cái mà sau này được gọi là Nhân học sinh học (Biological

Trang 13

Anthropology) hay Nhân học thể chất (Physical Anthropology).

Tuy nhiên, không lâu sau đó, các nhà nhân học nhận ra nhân học bấy giờ, đặttrọng tâm vào con người tự nhiên, đã chứng tỏ tính phiến diện trước nhu cầu phântích tính đa dạng của con người xét ở khía cạnh văn hóa, xã hội Nhân học văn hóa(Cultural Anthropology) xuất hiện như sự bù đắp những thiếu khuyết của Nhân họcsinh học, và cùng với Nhân học sinh học, trở thành hai lĩnh vực quan trọng, cơ bảnnhất của Nhân học Theo Conrad Phillip Kottak, “nhân học văn hóa nghiên cứu xãhội và văn hóa loài người, là chuyên ngành mô tả, phân tích, diễn giải và giải thíchnhững điểm tương đồng và khác biệt về xã hội và văn hóa” [4,12] Sự xuất hiện củanhân học văn hóa làm hoàn thiện khoa học nhân học, định hình đặc thù của nhânhọc trong tương quan với những ngành khoa học về con người khác: nhân họcnghiên cứu con người trong tính toàn diện bằng cái nhìn so sánh, đối chiếu

Thuật ngữ “nhân học văn hóa” là thuật ngữ chỉ một chuyên ngành của nhânhọc, nhưng cách phân chia các chuyên ngành nhân học và hệ thuật ngữ nhân học có

sự khác biệt giữa các quốc gia, khu vực [5] Về phân ngành nhân học, ở Bắc Mĩ,nhân học văn hóa là một trong bốn chuyên ngành hẹp của nhân học, cùng với nhânhọc sinh học (biological anthropology), khảo cổ học (archaeology), ngôn ngữ họcnhân học (anthropological linguistics) Trong khi đó, ở châu Âu, nhân học văn hóa,theo nghĩa hẹp, tương đương với chuyên ngành hẹp “nhân học văn hóa” theo cáchtiếp cận bốn chuyên ngành ở Bắc Mĩ nói trên; nhưng theo nghĩa rộng, nhân học vănhóa còn bao gồm thêm cả hai lĩnh vực khảo cổ học (archaeology) và ngôn ngữ họcnhân học (anthropological linguistics) [6,61] Trong luận án, thuật ngữ “nhân họcvăn hóa” được dùng với cách hiểu là một chuyên ngành theo cách tiếp cận bốnchuyên ngành nhân học của khu vực Bắc Mĩ

Về hệ thuật ngữ, lĩnh vực này có tên gọi khác nhau tùy vào quan niệm của cáctrường phái Mĩ sử dụng thuật ngữ “nhân học văn hóa” với sự quan tâm nhiều hơnđến khái niệm văn hóa trong khi Anh đặt tên cho chuyên ngành này là “nhân học xãhội” do sự nhấn mạnh tới cấu trúc xã hội [6,61] Đòi hỏi phân định rạch ròi giữa

“nhân học văn hóa” và “nhân học xã hội” xuất hiện nghiêm túc từ sau những năm

1930 và trở thành đỉnh điểm tranh cãi, nhất là giữa các nhà nhân học Anh và Mĩ,vào những năm đầu thập niên 50 của thế kỉ XX Cuộc luận chiến giữa George Peter

Murdock và Raymond Firth tại tờ Nhà nhân học Mĩ năm 1951 [7,IX], được tiếp sứcbởi Radcliffe-Brown năm 1952, đã khơi mào cho loạt tranh luận rộng rãi về việcliệu có nên chia tách hay hợp nhất hai khái niệm “nhân học văn hóa” và “nhân học

xã hội” Hầu hết những người trong cuộc đều thống nhất rằng nếu như nhân học văn

Trang 14

hóa tập trung nghiên cứu sự khác biệt của các dạng thức văn hóa và đưa tới cái nhìntoàn cầu về những đức tin, phong tục và thể chế của một dân tộc thì nhân học xã hội

cố gắng phân định những mối quan hệ xã hội như đời sống, luật lệ, chính trị, kinhtế…, chú ý nhiều hơn tới cơ sở tổ chức của đời sống xã hội Quyết định lựa chọngọi tên nền nhân học không chỉ dừng lại ở việc xác định bản sắc cho nền nhân họcmỗi dân tộc Việc tranh cãi này, theo kì vọng của những người đương thời, là côngviệc có ý nghĩa triết học hơn: nó tìm kiếm rốt ráo bản chất, cội nguồn của nhân học.Rút cục lĩnh vực nhân học này nên là câu chuyện về xã hội, hay nó trước hết cần làcâu chuyện văn hóa? Nếu như lĩnh vực này thực chất là câu chuyện văn hóa, liệu cáigọi là “nhân học xã hội” có nên tồn tại khi nó chỉ còn lại chức năng của xã hội học?

Sự truy nguồn này dẫn tới bàn thảo về định nghĩa và mối quan hệ giữa hai kháiniệm “văn hóa” và “xã hội” Đối với Firth và những người ủng hộ, “khái niệm “xãhội” chỉ ra các thành tố của nhân sinh, con người và mối quan hệ giữa chúng; kháiniệm “văn hóa” chỉ những tài nguyên được tích lũy mà con người đạt được, chuyểngiao và điều chỉnh thông qua học hỏi xã hội” [7,x-xi] Bởi vậy, nhân học cần phải là

xã hội trước khi nó là văn hóa, bởi vì cuộc sống xã hội là điều kiện cho việc học hỏi,chuyển giao các tài nguyên văn hóa Trong khi đó, Murdock lại nhìn nhận tính xãhội của con người, cùng với trí tuệ, tập quán và ngôn ngữ, chỉ là một công cụchuyên chở văn hóa Nói cách khác, “trong khi đối với Firth, văn hóa chỉ là mộtkhía cạnh của đời sống xã hội, thì đối với Murdock, có một trật tự trong đó văn hóa

là thứ ưu việt hơn so với đời sống sinh học và xã hội” [7,xi] Việc phân biệt hai kháiniệm “văn hóa” và “xã hội” này đưa tới việc một số nhà nhân học, tiêu biểu nhưMurdock, Radcliffe- Brown, kiên định với quan điểm cần phân định rạch ròi giữanhân học văn hóa và nhân học xã hội Về đại thể, ở Anh và Pháp, các nhà ủng hộcho nhân học xã hội vẫn thắng thế, trong khi Mĩ lại lựa chọn truyền thống nhân họcvăn hóa

Bên cạnh đó, sự phân biệt có thể không nằm ở hai tính ngữ “văn hóa” hay “xãhội” mà từ góc độ phương pháp luận Lévi-Strauss là một trong những người làmdịu đi cuộc luận chiến này Ông cho rằng nhân học văn hóa khởi đầu từ việc nghiêncứu các kĩ thuật vật chất (material techniques) rồi sau đó chuyển sang nghiên cứucác mối quan hệ xã hội Nhân học xã hội thì lại đi theo hướng ngược lại: nó xuấtphát từ các mối liên hệ xã hội để soi rọi tới các công cụ vật chất mà đời sống xã hội

in dấu “Đây chỉ là sự khác biệt về góc nhìn, và bởi vậy nên không có sự khác biệtlớn nào giữa nhân học xã hội và nhân học văn hóa” [7,xvi] Nói như vậy, nếu nhưnhân học xã hội coi trọng hướng tiếp cận thực chứng luận (xuất phát từ các giá trịchung để diễn giải hành vi, trải nghiệm của cá nhân trong xã hội) thì nhân học văn

Trang 15

hóa chủ trương hướng tiếp cận phản thực chứng luận (xuất phát từ hành vi cá nhân

để tìm hiểu nền văn hóa, trật tự xã hội mang tính quy ước của các chủ thể)

Từ nhận thức về hai tiêu chí phân biệt trên (dựa trên hai khái niệm “văn hóa”,

“xã hội” và hai xu hướng phương pháp luận đối nghịch), chúng tôi lựa chọn quanđiểm không phân tách gắt gao hai thuật ngữ “nhân học văn hóa” và “nhân học xãhội” Thuật ngữ “nhân học văn hóa” được sử dụng trong luận án tương đương vớithuật ngữ “nhân học xã hội” với tư cách là một trong bốn chuyên ngành của nhânhọc Sự phân biệt giữa nhân học văn hóa và nhân học xã hội không nhằm đưa tớiviệc coi chúng như hai nhánh đối lập, mà như đã nói ở trên, mang ý nghĩa phươngpháp nhiều hơn Việc lựa chọn nhân học văn hóa hay nhân học xã hội là nhằm mangtới một bộ khung phù hợp để các nhà nhân học thu thập, sắp xếp, xử lí các tư liệudân tộc học Trong luận án, văn chương, cụ thể hơn là tiểu thuyết, là đối tượng đượcnghiên cứu dưới lăng kính nhân học Văn chương có lẽ chủ yếu không xem việcphân tích, mổ xẻ cơ cấu tổ chức đời sống xã hội như cuộc sống gia đình, kinh tế,luật pháp, chính trị, tôn giáo như một đích đến mà nó trăn trở nhiều hơn tới nhữngtrái nghiệm cá nhân trước đời sống xã hội đó, nhằm thâu nhận một cái nhìn trọn vẹn

về tri thức, tập quán và thiết chế của một dân tộc Đặc biệt, tiểu thuyết vốn là câuchuyện đời tư, nó đòi hỏi một hành trình đọc từ những trải nghiệm riêng tây về cáchành vi cá nhân để mang tới những cái nhìn về những giá trị quy ước của văn hóa,

xã hội Bởi vậy, thuật ngữ “nhân học văn hóa” được chọn trong luận án để mangđến một bộ khung gần gũi hơn với bối cảnh nhân học - văn chương

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân học và văn chương

Nhân học nói chung, nhân học văn hóa nói riêng, với quan điểm nghiên cứucon người trong tính toàn diện của nó, có tham vọng tích hợp thành tựu nghiên cứucủa các lĩnh vực khác để kết hợp với dữ kiện của riêng mình Văn chương khôngphải là lĩnh vực gần gũi số một với nhân học văn hóa và cũng không phải ngay từđầu các nhà nhân học đã lưu tâm tới mối quan hệ giữa nhân học và văn chương Thếnhưng một khi được ý thức, nó lại tạo nên những thay đổi mang tính “bước ngoặt”trong cả nhân học và văn chương Phần sau đây là nỗ lực phác thảo những bước điquan trọng trong hành trình của xu hướng nghiên cứu liên ngành nhân học - vănchương, chủ yếu ở khu vực châu Âu và Hoa Kì

1.1.2.1 Từ trường phái “nghi lễ” trong nhân học đến phê bình huyền thoại trong văn chương

Ban đầu, sự chú ý của giới học thuật về mối quan hệ giữa nhân học và vănchương được khơi lên từ chủ yếu từ những thực hành nhân học mang phẩm tính văn

Trang 16

chương và những nghiên cứu văn chương từ tri thức nhân học vào cuối thế kỉ XIXđầu thế kỉ XX Điểm gặp gỡ đầu tiên, kết nối hai lĩnh vực này với nhau lúc bấy giờchính là mối bận tâm về huyền thoại (myth) và sự ra đời của phê bình huyền thoại(myth criticism) hiện đại.

Đầu thế kỉ XX, thành tựu nhân học đã xâm nhập vào lãnh địa phê bình vănchương, góp phần tạo nên một dịch chuyển đáng kể trong lòng nó: sự ra đời của phêbình huyền thoại Người tiên phong trong cuộc khai phá này chính là nhà nhân loạihọc vĩ đại James George Frazer, linh hồn của trường phái “nghi lễ” (ritual school)

Kho bách khoa toàn thư về văn hóa nguyên thủy, Cành vàng, trong dáng vẻ uy nghi

và mê hoặc của nó, đã truyền cảm hứng cho những kẻ kế nhiệm ứng dụng lí thuyếtcủa ông để phê bình văn chương Trường phái Cambridge, gồm những nhà phê bìnhnghi lễ theo tinh thần Frazer, đã tiên phong tạo diện mạo cho phê bình huyền thoại

hiện đại Những công trình trong hai thập niên đầu của thế kỉ XX như Diễn đài

trung đại (E Chambers), Nghệ thuật cổ và nghi lễ (J Harrison), Nguồn gốc hài kịch Athens (F Cornford), Từ nghi lễ đến tiểu thuyết (J Weston), Truyền thống cổ điển trong thi ca (H Murray) đều là những thực hành phê bình mà ở đó, mọi bình diện

căn bản trong tác phẩm đều được miệt mài soi rọi dưới lăng kính của phương phápphê bình nghi lễ [theo 8,366]

Tới thập niên tiếp theo, T.S Eliot khẳng định và dự báo sự hiện diện của phươngpháp huyền thoại, không chỉ ở hoạt động phê bình, mà còn ở ngay cả quá trình sáng

tạo văn chương Trong lời chú thích về bản trường ca Đất hoang, Eliot thừa nhận đã vận dụng những tri thức về huyền thoại, nghi lễ từ hai công trình Cành vàng của Frazer và Từ nghi lễ tới tiểu thuyết của Jessie L Weston [9,2] Khi đọc Ulysses của

James Joyce, ông viết: “Ngài Joyce đang theo đuổi một phương pháp mà đời sau sẽcòn kế tục ông (…) Đó là một phương pháp mà tương lai của nó đầy điềm lành (…)Thay vì phương pháp tự sự (narrative method), giờ đây chúng ta dùng phương pháphuyền thoại (mythical method)” [9,2] Trong trường hợp này, Eliot là nhà tiên tri tài

ba Quả vậy, thế kỉ XX chứng kiến sức tái sinh đầy uy lực của huyền thoại Ở bìnhdiện sáng tác, những điển phạm văn chương thế giới như D H Lawrence, J Joyce, T.Mann, F Kafka, Faulkner… đều là những người viết nên huyền thoại văn chương hiệnđại Ở bình diện nghiên cứu, phê bình huyền thoại dần trở thành “một khuynh hướng

có thanh thế trong nghiên cứu văn học Anh, Mĩ thế kỉ XX” [8,357]

Frazer không phải là nhà nhân loại học duy nhất có công trong sự hình thành

và phát triển của phê bình huyền thoại Những công trình của BronislawMalinowski, Lévi-Strauss cũng được xem như ngọn nguồn của các “nhánh” xuất

Trang 17

hiện muộn hơn như trường phái chức năng hay trường phái cấu trúc trong phê bìnhhuyền thoại Nhưng sự xuất hiện và ảnh hưởng của Frazer lúc bấy giờ có ý nghĩađánh dấu mốc cho những thực hành liên ngành có ý thức đầu tiên giữa nhân học vàsáng tác/ phê bình văn học Nó là chứng nhân cho điểm hẹn đầu giữa nhân học vàvăn chương - điểm hẹn “huyền thoại” Những thực hành như vậy chính là nền tảng,

là cú hích cho những bàn thảo lí thuyết mang tính tổng quan sau này về nhân học văn chương

-Ở chiều ngược lại, có thể thấy mặc dù câu hỏi văn chương đem lại thay đổi gìcho nhân học chưa được đặt ra, nhưng bản thân thực hành nhân học của Frazer đã

dự báo một lối viết nhân học mang phẩm tính văn chương Bản thân những người

kế nhiệm Frazer bị quyến rũ không chỉ bởi kho tri thức mênh mông đến choáng

ngợp trong Cành vàng, mà còn bởi lối diễn giải những tri thức nhân học đẹp như

tiểu thuyết Sau này, Clifford Geertz, Lévi-Strauss… là những người kế tục xuất sắccủa ông nếu xét ở bình diện này, khi những trang viết của họ không khỏi làm ngạcnhiên giới nhân học vì nó mạnh dạn đem lại cho các thực hành khoa học một phẩmtính thi ca Nhân học mang tính văn chương, hay sự tồn tại của thể loại văn chươngnhân học, là những vấn đề lí thuyết sẽ được đặt ra ở những giai đoạn sau

Từ giữa thế kỉ XX, vấn đề lí thuyết về mối quan hệ giữa văn chương - nhânhọc được bàn thảo một cách nghiêm túc Theo nguồn tư liệu chúng tôi thu thập

được, công trình quan trọng có tính chất đặt vấn đề là tiểu luận Nhân học văn hóa

và phê bình văn chương đương đại (1951) của Haskell M Block Ý nghĩa của công

trình này nằm ở chỗ nó đã nhìn thấy tính xu hướng trong những diễn biến nhân học

và văn chương đầu thế kỉ XX, nhận diện một hướng tiếp cận phê bình mới - phêbình nhân học [10,54], đặt nền móng cho những thảo luận sau này: “Nhân học vănhóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong phê bình văn chương đương đại, không chỉbởi cái cách mà nó tác động tới những giá trị phê bình, mà ở chỗ nhân học mang tớichỉ dấu cho những mối ưu tư của những nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời đại” [10,46]

Sự can dự của nhân học vào văn chương đã được diễn giải ở hai khía cạnhchính: căn nền, cơ sở của việc tiếp cận văn chương từ nhân học và cách thức đọcvăn chương từ nhân học Ở khía cạnh đầu tiên, cơ sở cho sự giao thoa giữa nhân học

và văn chương chính là xu hướng liên ngành của phê bình văn học đương đại “Nhàphê bình văn chương không nên là một kẻ giam mình trong phòng tối với nỗi rốibời hoang hoải, mãi thì thầm với riêng mình Anh ta sao tránh khỏi bị dịch đẩy bởinhững ý tưởng đang khuấy động, xô lấn xung quanh mình, bởi nỗi thôi thúc đượctrải nghiệm diễn giải và đánh giá cuộc sống nhân sinh” [10,46] Sứ mệnh của anh ta,

Trang 18

giờ đây, là tìm ra “những diễn giải mới về phong tục (customs) và đức tín (beliefs)”

[10,46]; và muốn vậy, anh ta cần tìm về cội rễ là huyền thoại và nghi lễ, giải mã vănchương từ nghĩ suy và hành vi của cộng đồng nguyên thủy Có thể thấy, tới đây,giới học giả đã nhìn thấy tính hợp lí và tất yếu của việc áp dụng nhân học vào vănchương Nhưng căn nền cho việc áp dụng ấy vẫn chưa đi xa hơn nhiều mối bận tâm

về vấn đề huyền thoại Điều này dễ lí giải khi tiểu luận này ra đời trong bối cảnhphê bình huyền thoại đang ở thời kì hưng thịnh vào nửa đầu thế kỉ XX

Khía cạnh thứ hai được đặt ra trong tiểu luận là: Nhân học đã bước vào lãnhđịa của diễn giải văn chương theo con đường nào? Câu trả lời là: khi nhà phê bìnhlần theo những vết tích của huyền thoại và nghi lễ trong tác phẩm, thì đó là lúc anh

ta đang thực hiện một trải nghiệm nhân học Tri thức nhân học được nhìn nhận nhưnguồn chất liệu tạo nên tác phẩm văn học Cho dù được nhà văn ý thức hay không,kho tri thức tiên nghiệm của nhân loại được mã hóa trong não trạng của cá nhân nhàvăn vẫn ghi dấu trong tác phẩm Có thể nói, dù chưa bàn tới các vấn đề phươngpháp luận của khoa học nhân học, tiểu luận này có ý nghĩa đem ra những gợi dẫn đểngười đọc đi tìm tri thức nhân học trong tác phẩm văn chương

Như vậy, tới giữa thế kỉ XX, vấn đề lí thuyết về mối quan hệ nhân học - vănchương đã được đặt ra nghiêm túc trong giới học giả Xu hướng liên ngành của phêbình văn chương được ý thức như căn nền chính cho sự giao thoa này Vùng giaothoa nhân học - văn chương vẫn chưa đi ra khỏi quỹ đạo của huyền thoại Lúc bấygiờ, mối quan hệ này mới chỉ được nhìn nhận ở một chiều: sự ảnh hưởng của nhânhọc đối với phê bình văn chương; phê bình văn chương theo lối nhân học chủ yếuđược hiểu là sự truy tìm những dấu tích nhân học (huyền thoại, nghi lễ) trong tácphẩm Sự truy vấn theo chiều ngược lại - liệu văn chương đem tới những ngã rẽ nàotrong nhân học? - lại là câu chuyện của giới học giả nửa thập kỉ sau

1.1.2.2 Mối bận tâm về “viết” và những chuyển động trong lòng nhân học

Ở nửa sau thế kỉ XX, nhất là vào những thập niên cuối, bừng nở những thảoluận sôi nổi và phong phú về vấn đề nhân học và văn chương Không khó để tìmthấy những nhan đề bài viết/ sách đặt sánh đôi hai lĩnh vực này Có thể kể tới các

công trình như Dân tộc chí như là văn bản (George Marcus và Dick Cushman, 1982), Những ánh xạ: Nàng thơ nhân học (J Iain Prattis, 1985), Nhân học như là

phê bình văn hóa: Một khoảnh khắc thể nghiệm trong khoa học nhân văn (George

Marcus và Michael Fischer, 1986), Về biểu tượng dân tộc chí (James Clifford, 1986), Nhân học như một thực hành viết (Jonathan Spencer, 1989), Văn hóa/ Bối

cảnh - Những khám phá trong nhân học và nghiên cứu văn học (E Valentine Daniel

Trang 19

và Jeffrey M Peck biên tập, 1996)… Thêm vào đó, những cách diễn đạt dường như

đã trở thành “xu hướng” lúc bấy giờ, như “bước ngoặt nhân học”, “bước ngoặt vănchương”, “sự tái tạo nhân học”, đủ cho thấy sự lan tỏa mạnh mẽ mà hai lĩnh vựcthâu nhận từ nhau Mượn tiêu đề của hai công trình có ý nghĩa lúc bấy giờ, người takhông chỉ bàn về “bước ngoặt nhân học trong nghiên cứu văn chương” (JurgenSchlaeger biên tập, 1996) mà còn phải đặt vấn đề “bước ngoặt văn chương trongnhân học đương đại” (Bob Scholte, 1986)

Trước hết, xin được bàn về những chuyển động trong lòng nhân học Vănchương có thể xâm nhập vào nhân học và gây xáo trộn mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XXmột phần là bởi ngay từ khoảng trước sau thập niên 70 của thế kỉ này, bản thânnhân học cũng đang tự chuyển mình Tuyển tập tiểu luận của các tiếng nói hàng đầu

về nhân chủng học ở Mĩ, xuất bản năm 1972, do Dell Hymes biên tập, đã cất lên

tiếng nói khẩn thiết như đúng tinh thần của nhan đề sách: Tái tạo nhân học [11]! Họbáo động tình trạng lay chuyển tận gốc của những trụ cột cố vị trong nhân học Hoa

Kì và đòi hỏi thiết lập ý thức phản tư (reflexive) trong nhân học Thời kì này được

F Weber gọi là “sự thắng lợi của dân tộc chí phản tư” [12,280] Theo đó, họ đòi hỏimột nền nhân học hòa quyện chặt chẽ với những lĩnh vực xã hội khác, một nền nhânhọc tôn trọng tính chủ quan không thể chối cãi của người nghiên cứu, một nền nhânhọc hướng tới những giá trị tự do Ý thức phản tư, được khơi gợi từ thập niên 1960,

1970, trở thành một giá trị được chấp nhận rộng rãi trong 2 thập niên sau [13,805],

đã mở đường cho cái nhìn cởi mở và linh hoạt hơn về thẩm quyền và tính hợp thứccủa các lĩnh vực khác xuất hiện trong nhân học, trong đó có văn chương

Theo quỹ đạo đó, năm 1986, James Clifford cùng với George E Marcus tập

hợp các bài viết của hai ông và những tác giả khác, xuất bản Văn hoá viết: Thi học

và chính trị học trong dân tộc chí [14] Cuốn sách ra đời dựa trên những kết quả củaseminar hai năm trước đó giữa các nhà nhân học, sử học và nghiên cứu văn học,trên một mối bận tâm chung: “việc tạo lập các văn bản nhân học” [15,267] Ngaytrong phần đầu bản đề dẫn, Marcus và Clifford đã khẳng định ảnh hưởng của líthuyết văn học đối với sự đổi mới nhân học lúc bấy giờ “Những chuyển động gầnđây trong lòng lí thuyết văn học đã khuyến khích xu hướng “văn bản” (“textual”trend) trong nhân học, nó gợi mở khả năng các tác phẩm nhân học có thể được hiểutheo những phương cách vượt ra khỏi những giới hạn chuyên ngành” [15,267].Trong lời giới thiệu sách, Clifford đề cập tới lối đánh đồng nhân học với thựchành khoa học khô cứng: “Viết chỉ còn được quy giản thành các thao tác: ghi chépđiền dã chỉnh tề, phác thảo lộ trình chuẩn xác, trình bày kết quả trên giấy” [14,2] và

Trang 20

tuyên bố “Tập tiểu luận này sẽ bẻ vụn cái lề lối ấy” [14,2] Họ đả phá lối nghĩ cốhữu về thẩm quyền của nhân học Đối với họ, nhân học văn hóa “là cái nằm bêntrong, chứ không phải vượt thoát lên trên, các tiến trình lịch sử và ngôn ngữ” [14,2].Không phải ngẫu nhiên mà sau khi tập tiểu luận ra đời, Bob Scholte đã viết bài

review với nhan đề: Bước ngoặt văn chương trong nhân học đương đại [16] Tậphợp các bài viết, tuy dựa trên dữ liệu cụ thể khác nhau, nhưng đều khai thác cáckhảo tả văn hóa từ một khía cạnh: hành động viết Có thể nói, “bước ngoặt vănchương” trong nhân học ở đây tập trung ở tiêu điểm: các nhà nhân học tự ý thức vềhành động “viết” của mình Viết nhân học, ở một số khía cạnh, cũng giao cắt vớicon đường viết văn chương Viết là sáng tạo, chứ không phải là sự sắp chữ các kếtluận khoa học đơn thuần Viết nên văn hóa, viết trong văn hóa, viết bằng văn hóa,chứ không phải là dùng một thứ thẩm quyền bề trên để viết “về” văn hóa

Có thể thấy, mối bận tâm chính của lí thuyết về mối quan hệ văn chương nhân học tới nửa sau thế kỉ XX đã dịch chuyển từ quỹ đạo của “huyền thoại” tớihành động “viết” Xoay quanh tiêu điểm “viết”, các nhà nghiên cứu có điều kiệnkhai mở thêm nhiều khía cạnh đa diện trong chính hai địa hạt này Văn hoá viết, gọitheo tên gọi tắt thường dùng của cuốn sách, đã trở thành hiện tượng lúc bấy giờtrong làng nhân học Những thảo luận về “bước ngoặt văn chương” góp phần khiến

-nó trở thành một hòn đá tảng trong dòng mạch lí thuyết về nhân học văn hóa, chấtvấn những khả năng và giới hạn của nhân học, để các thập niên sau đó, giới nhân

học vẫn thường bàn thảo về lịch sử nhân học sau cột mốc Văn hoá viết [17]

Nhìn từ góc độ ảnh hưởng của nhân học đối với văn chương, giới học giả lúcbấy giờ đã thừa nhận “bước ngoặt nhân học” trong nghiên cứu văn chương Sự xuất

hiện của Bước ngoặt nhân học trong nghiên cứu văn chương tại Đức, do Jürgen Schlaeger biên tập, chỉ một thập niên sau Văn hóa viết, là minh chứng cho điều này

[18] Cuốn niên san năm 1996 của tổng tập Nghiên cứu văn học Anh - Mĩ đã bàn

thảo các vấn đề lí thuyết cũng như ứng dụng nhân học vào việc đọc từng tác giả, tácphẩm cụ thể (như E A Poe, T Fontane, R Musil, Hardenberg ) Tuy nhiên, cuốnsách chưa gây được tiếng vang trong giới học giả Chỉ tới đầu thế kỉ XXI, đối trọng

của Văn hoá viết trong giới văn chương mới thực sự xuất hiện.

Bước sang đầu thế kỉ XXI, mối quan hệ nhân học - văn chương vẫn tiếp tụcđược nhìn nhận trong bối cảnh mới Đáng chú ý là tiểu luận của Clifford Geertz, có

ý nghĩa như một bản đúc kết cho lối viết nhân học mang phẩm tính văn chương mà

ông là một đại diện tiêu biểu, và chuyên đề trên tập san Teksty Drugie của giới hàn lâm Ba Lan, được coi như một đối trọng của Văn hóa viết của giới văn chương.

Trang 21

Năm 2002, nhà nhân loại học Clifford Geertz, sau nửa thế kỉ dấn thân để hiểuđất và người Java, Bali, Morocco , trình bày những chiêm nghiệm của mình trong

tiểu luận Một mối kì duyên: Nhân học và văn chương [19] Nhất quán với sứ mệnhnhà nhân học - kẻ “đọc văn bản từ vai kẻ khác” [19,30], Geertz nhìn lại nỗ lực nhẫnnại và kiên định của mình trong hành trình diễn giải văn hóa, mà ở đó, mối duyên

nợ với văn chương, ông khẳng định, đóng vai trò “thiết yếu” [19,30] Chỉ với niềmyêu và sự thông tuệ với văn hóa, văn chương, Geertz mới nhìn thấy trong nhữngtrận chọi gà phấn khích, cuồng nộ ở Bali sự chuyển điệu của những xúc cảmMacbeth Bất chấp những định kiến cao ngạo về văn minh và man dã, Geertz đãnhìn thấy trong cái trò chơi “sơ khai”, “lạc hậu” ở vùng đất Indonesia “một kiểuhình tượng, một câu chuyện, một kiểu mẫu, một phép ẩn dụ” [1,201], cho những giátrị văn hóa có thể được tìm thấy ở phương Tây văn minh và khắp địa cầu Sự “bạogan” ấy, như ông thú nhận, bởi lẽ “sự gắn kết của tôi với nhân học, tự thân nó, đãmang tính văn chương” [19,28], hay nói cách khác, xuất phát tự “mối duyên” giữavăn chương và nhân học Những đúc kết này, được viết bởi chính Geertz, như mộtlời đáp chắc nịch và rốt ráo cho những nghi ngờ, định kiến bấy lâu về nhân học:

“Nó [Nhân học] rời xa khỏi những nguyên tắc phương pháp khoa học lỗi thời, nhằmhướng đến chủ nghĩa trực giác linh động; tách xa khỏi viễn tượng về một thứ Khoahọc về Con người đúng sự thật, có hệ thống, phi góc nhìn, dựa trên dự đoán, lập kếhoạch Nó thế chỗ những tri nhận vô cớ và những cả quyết thẳng tưng, để đem đếnmột bản hòa âm của ý tưởng Giống như văn chương, thực tình” [19,29]

Năm 2012, chuyên đề Nhân học trong nghiên cứu văn chương được công bố trên tạp chí Ba Lan Teksty Drugie Đóng góp của giới chuyên môn trong lĩnh vực

vốn không còn quá mới mẻ này, theo như lời đề dẫn, chính là ở những dịch chuyểntrong cách tiếp cận Thay vì những ý tưởng biệt lập, manh mún như trước đây, cáchtiếp cận ưu trội lúc này “ít khác biệt”, và hướng tới một “phạm vi” và “sức lan tỏa”rộng lớn hơn [20,8] Những ứng dụng mang tính địa phương, ngắn hạn của bộ công

cụ nhân học chỉ còn là vấn đề thứ yếu Điều cốt yếu thuộc về “sự tái định hướnghoàn toàn lại bộ môn này, xét trên khía cạnh những tiền đề lí thuyết chung cho tớinhững chiến lược cụ thể cũng như những định nghĩa/ tham chiếu của nó” [20,8].Trên tinh thần đó, phần đầu tiên của chuyên san như một “phép trắc địa” [20,13] đốivới khoa học nhân văn đương đại; nó nỗ lực phác thảo phối cảnh giữa các bộ mônchuyên ngành, những cái được - mất của việc phân lập các bộ môn chuyên ngành vàtriển vọng của xu hướng liên ngành Phần còn lại dành cho những khảo sát sâu cácvấn đề văn chương từ góc nhìn nhân học Có thể nói, tới lúc này, vấn đề mối quan

Trang 22

hệ giữa nhân học - văn chương đã được thừa nhận rộng rãi; sự can dự lẫn nhau củachúng, vốn từng gây ra những chấn động đáng kể, nay đã đi vào trạng thái ổn định.Mối bận tâm của giới học giả vào đầu thế kỉ XXI hứa hẹn một viễn cảnh tốt lànhtrong tương lai gần cho những thực hành liên ngành giữa nhân học và văn chương.Như vậy, nhìn lại hành trình gắn kết giữa nhân học và văn chương, có thểthấy, điểm gặp gỡ đầu tiên chính là mối bận tâm về huyền thoại và cộng đồngnguyên thủy, được kết trái trong sự hưng thịnh của phê bình huyền thoại vào nửađầu thế kỉ XX Sang nửa sau thế kỉ XX, cùng với quá trình tự “tái tạo” trong lòngnhân học, vùng giao thoa giữa nhân học và văn chương được truy tìm ở vấn đề lốiviết, tính chất biểu tượng và diễn giải của văn hóa Cho tới nay, giới nhân học cũngnhư giới nghiên cứu văn chương, tuy không tránh khỏi những chất vấn và hồ nghi ởnhững vấn đề cụ thể, nhưng đều đồng thuận ở việc khẳng định sự thâm nhập, can dựlẫn nhau, với một mức độ đáng kể, giữa văn chương và nhân học.

1.1.3 Những đặc thù trong việc tiếp cận văn chương từ nhân học văn hóa

Cách đây hơn nửa thế kỉ, trong Chiếc gương và ngọn đèn: Lí thuyết lãng mạn

và truyền thống phê bình (1953), M H Abrams đã đề xuất cách phân loại lí thuyết

văn học theo mô hình bốn “tọa độ” - một trong nhiều nỗ lực nhằm khái quát bứctranh lí luận phê bình vốn đương rất phức tạp Abrams gọi tên bốn “tọa độ” của phêbình văn học - tác phẩm, nhà văn, độc giả và thế giới - và thiết lập mô hình tamgiác, với tác phẩm là nhân tố trung tâm [21,6] Theo đó, hầu hết các lí thuyết đều tỏ

rõ thiên hướng tới một tọa độ duy nhất Nó nỗ lực lí giải tác phẩm nghệ thuật chủyếu dựa trên mối quan hệ của tác phẩm với thế giới, độc giả, tác giả hoặc chỉ vớibản thân nó Chiếu theo hệ tọa độ này, đọc văn từ nhân học là cách đọc theo hướngthứ nhất Cách tiếp cận này nỗ lực thông hiểu tác phẩm trong một phối cảnh rộng,vượt ra ngoài địa hạt thuần túy của nó - không chỉ trong mối liên hệ với người cha

đẻ tinh thần, không chỉ với đối tượng đọc nó, càng không phải chỉ tự thân nó.Những hướng đọc văn chương thuần túy này, lịch sử đã chứng minh, không tránhkhỏi “càng đi sâu càng thấy lạnh”, nhất là với những thể nghiệm cực đoan, muốnkhuôn hẹp văn chương như một thực thể tự trị Nhân học, cùng những trường phái,

lí thuyết khác như nữ quyền luận, phê bình hậu thuộc địa, phê bình sinh thái , nhìnvăn chương như một sinh thể trong đời sống rộng rãi và thường chuyển, ở đó, vănchương không phải là kẻ đứng ngoài, nó nhận lãnh trách nhiệm của mình với đờisống! Từ đó, hướng tiếp cận này có ưu thế trong việc gợi mở những cách đọc liênngành, mở rộng và giao thoa với nhiều lĩnh vực khác trong mối bận tâm chung vềcon người và thế giới

Trang 23

Việc định vị hướng nghiên cứu văn học từ nhân học trong toàn cảnh các líthuyết văn học giúp ta hình dung về những khả năng đặc thù của nó Trước hết, đọcvăn học từ nhân học là một cách đọc liên văn bản; nó mở ra một phối cảnh sâu rộng,toàn diện cho cuộc du hành vào văn chương Ở đó, tác phẩm văn chương tồn tại nhưmột sinh thể trong dòng mạch văn hóa: nó hút lấy nguồn nhựa sống từ nhân loạithủy nguyên, và trở lại góp phần kiến tạo nên văn hóa đương thời Chẳng hạn,những sáng tác của Rabelais, dưới diễn giải của Bakhtin, trở thành cánh cửa đi vàokho tàng trào tiếu dân gian khổng lồ của nhân loại phương Tây, mà trong đó, nhữngnghi lễ, hội hè, tập tục vẫn đang vang động mạnh mẽ và bền bỉ trong văn họcPhục hưng và những thời kì kế tiếp Người yêu văn chương xứ sở Phù Tang, nếu

từng đọc Hoa cúc và gươm, một khảo cứu công phu của nhà nhân loại học Ruth

Benedict, có thể hiểu thêm về văn và người Nhật Bản, khi soi chiếu vào truyềnthống tính cách và tâm hồn Nhật Bản từ truyền thống tới đương đại Tác phẩm vănchương, được đọc từ nhân học, không chỉ được đặt trong bầu sinh quyển văn hóabao quanh nó, mà còn được kết nối với những tác phẩm văn chương khác cùng

chung mạch sống Chẳng hạn, theo Georges Bataille trong Văn học và cái ác, tám

gương mặt văn chương phương Tây cùng gặp gỡ ở “một khát vọng nguy hiểmnhưng rất quan trọng về mặt con người - khát vọng hướng tới sự tự do phạm tội”

[22,14], điều kết nối họ chính là văn học - “hình thức thể hiện rõ nét của cái Ác, mộtcái Ác theo tôi [G Bataille] nghĩ, có một giá trị tối thượng” [22,18] Toàn bộ nhữngtạo tác văn hóa của nhân loại, từ góc nhìn nhân học, trở thành một văn bản - cây sựsống khổng lồ mà mạch rễ của nó có sức vươn tỏa vượt thời gian, không gian

Với quan điểm nghiên cứu toàn diện, nhân học còn tạo điều kiện cho hướngđọc liên ngành với biên độ rộng rãi cho văn chương Nhân học không chỉ giao thoavới nhiều bộ môn khác nói chung, mà ngay những chuyển biến nội tại trong lịch sử

bộ môn này cũng gắn chặt với lịch sử tư tưởng, triết học, các lí thuyết văn học trongthế kỉ XIX, XX Một hiện tượng văn chương, được đọc từ nhân học, có thể được lựachọn khai thác từ nhiều góc độ, lí thuyết và phương pháp riêng Chẳng hạn, thơWilliam Blake, gần như vùi vào quên lãng dưới thời ông, dưới con mắt của nhà phêbình cổ mẫu Northrop Frye [23], được diễn giải từ thôi thúc của một sức mạnhnguyên thủy - trí tưởng tượng June Singer đọc Blake từ tiêu điểm vô thức tập thểtrong lí thuyết của Jung [24] Từ mối bận tâm về nền nếp tư duy phương Tây trongkhoa học và nghệ thuật, Leonard Shlain [25] coi thơ Blake như một lời tiên tri về vũtrụ toàn cảnh, chống lại cỗ máy cơ học của kỉ nguyên lí trí Hướng nghĩ này trước

đó đã được Donald Ault đề cập ở một phạm vi nhỏ hơn, khi ông xem xét quan niệm

Trang 24

về không - thời gian của Blake trong so sánh với hệ thống vật lí Newton [26] Nhânhọc, với tư cách là một lí thuyết đọc văn chương, lại luôn phủ định sự độc tôn líthuyết: nó là cửa ngõ để mở ra nhiều lí thuyết liên ngành phong phú khác.

Những khả năng trên của hướng nghiên cứu văn chương từ nhân học không táchrời với phương pháp tiếp cận cùng những giới hạn riêng của nó Liên quan đến vấn đềnày, có những câu hỏi mà nếu như không được làm sáng rõ, thì tình trạng mơ hồ, nướcđôi dễ dẫn tới những sai lầm thường thấy khi nghiên cứu văn chương từ nhân học.Một là, khi đọc văn chương từ nhân học, có thể hình dung người nghiên cứu đang sắmmột lúc hai vai: nhà nghiên cứu văn chương và nhà nhân học Liệu có khi nào sựquyện hòa của hai vai này dẫn tới một mức độ cực đoan: sự đánh đồng cả hai hoặcquên lãng một trong số chúng? Dĩ nhiên, thừa nhận rằng, không thể bê nguyên sốngsượng phương pháp làm việc của một nhà nhân học sang cho một người nghiên cứuvăn chương và ngược lại Nhưng ở những khảo cứu văn chương từ nhân học xuất sắc,thật khó để phân tách đâu là thao tác nghiên cứu văn chương, đâu là thực hành khoahọc nhân học Ở mức độ ứng dụng cơ bản, nhà nghiên cứu tham khảo, sử dụng vốnhiểu biết nhân học như một nền tảng tri thức để diễn giải tác phẩm văn chương.Nhưng ở mức độ kết nối sâu hơn, ngay khi khám phá tác phẩm văn chương, nhànghiên cứu cũng đang thực hành một trải nghiệm nhân học Họ xem tác phẩm vănchương là chìa khóa để bước vào kho tàng tri thức văn hóa nhân loại và nghiêm túckhai phá những ẩn tàng văn hóa trong đó Chính lúc đó, nhà nghiên cứu cũng đang sảnsinh ra tri thức nhân học Trường hợp Bakhtin là một ví dụ Mặc dù ông không tự nhậnmình là một nhà nhân học, nhưng trong công trình về Rabelais của ông, những khảocứu kĩ lưỡng và công phu về văn hóa dân gian trung cổ khiến cho nó xứng đáng làmột nghiên cứu văn chương từ nhân học Một người có thể bắt bẻ rằng công việc “bàngiấy” của người nghiên cứu văn chương chưa thể coi là một nghiên cứu nhân học đủđầy, vì một đòi hỏi gần như bắt buộc của nhân học là nghiên cứu thực địa Trongtrường hợp này, có thể coi đây là những nghiên cứu nhân học gián cách (anthropology

at distance), khi các nhà nhân học, vì không có điều kiện tiếp cận xứ sở bản địa, hoặc

đã có thể tiếp cận các nguồn thông tin phong phú, nên lựa chọn nghiên cứu thông qua

các nguồn dữ liệu gián tiếp mà không trực tiếp điều tra thực địa Ví dụ, khi viết Hoa

cúc và gươm, trong thời gian diễn gia Thế chiến II, Ruth Benedict không thể trực

tiếp đi tới Nhật Bản Hiện tại, nhân học truyền thông (media anthropology) đang tạonhững điều kiện thuận lợi chưa từng có cho phương pháp nghiên cứu nhân học giáncách này

Sự chú trọng tới chỉ một trong hai vai trò nhà nhân học/ nhà nghiên cứu vănchương mà lãng quên đi vai trò còn lại cũng là một nguy cơ được đặt ra trong lí

Trang 25

thuyết lẫn thực tiễn Ngay từ những thảo luận đầu tiên về nghiên cứu văn chương từnhân học, M Block đã cảnh báo về nguy cơ đánh đồng văn chương và nhân học, về

sự quy giản văn chương chỉ còn là tư liệu nhân học đơn thuần: “Phương pháp nhânhọc có thể thuyết phục ta rằng hình ảnh con bò nhảy trên mặt trăng có nguồn gốc từtín ngưỡng totem, nhưng chúng không thể giúp ta phân biệt giữa thi ca và thực tế”

[10,54] Nhà phê bình văn chương từ góc nhìn nhân học không thể lãng quên sựnhạy cảm với những giá trị thẩm mĩ của văn chương Ở chiều ngược lại, nếu thiếumột nền tảng lí thuyết nhân học xác tín, một thái độ khảo cứu nghiêm túc, thì khó cóthể gọi những thực hành phê bình, nghiên cứu văn chương “có liên quan” tới nhânhọc là những nghiên cứu văn chương từ nhân học Thực tế, những nghiên cứu thực

sự, đòi hỏi sự thông tuệ và lao lực của người nghiên cứu Trường hợp NguyễnMạnh Tiến, nhà nghiên cứu văn học, dấn thân vào con đường nhân học để chinh

phục Những đỉnh núi du ca là một bằng chứng thuyết phục ở Việt Nam cho điều đó.

Câu hỏi thứ hai, nếu cho rằng nhân học và văn học gặp gỡ nhau ở cái nhìntoàn diện về con người, thì liệu chăng mọi ngả đường đều dẫn tới nghiên cứu vănchương từ nhân học? Có phải mọi lí thuyết nhân học đều có thể dùng để nghiên cứuvăn chương và mọi hiện tượng văn chương đều có thể là đối tượng nghiên cứu củanhân học? Trong lịch sử lí thuyết nhân học, từng có những bàn cãi về việc nếu coinhân học là tất cả, thì có nghĩa nó không là cái gì Bởi vậy, ở đây, cần xác định mộtkhung lí thuyết phù hợp và đối tượng đặc thù của việc đọc văn chương từ nhân học

Về mặt phương pháp luận, chúng tôi nhận thấy nhân học diễn giải (interpretiveanthropology) là khung lí thuyết thích hợp để tiếp cận văn chương Tuy có điểm khácnhau, nhưng hầu hết giới học giả đều thống nhất coi nhân học diễn giải là một bướcngoặt hệ hình nghiên cứu (paradigm shift) [27,35] của nhân học văn hóa Như một đốitrọng phương pháp luận của nhân học văn hóa duy vật [28,30], vốn “coi văn hóa làphương tiện thích ứng với môi trường xã hội vật chất” [29,68], nhân học diễn giảihướng trọng tâm nhân học vào văn hóa tinh thần của con người Ý nghĩa phương phápluận cốt yếu của nhân học diễn giải nằm ở chỗ: nó chuyển dịch tư duy nhân quả sang

tư duy diễn giải Trong công trình kinh điển Diễn giải văn hóa - Tuyển tập tiểu luận (1973), Clifford Geertz viết: “Cùng chia sẻ niềm tin với Max Weber rằng con người là

loài vật nằm giữa những mạng lưới ý nghĩa do chính mình dệt nên, tôi cho rằng vănhóa cũng như những mạng lưới ấy, và rằng việc phân tích văn hóa, vì thế, không phải

là khoa học thử nghiệm để tìm kiếm quy luật, mà là khoa học diễn giải để kiếm tìm ýnghĩa” [30,5] Hành động phân tích mạng lưới ý nghĩa trong nhân học, như Geertzphản biện, không phải như “việc làm của một nhân viên mật mã” [30,9], mà

“giống

Trang 26

nhiều hơn với công việc của một nhà phê bình văn chương” [30,9] Trong hồi kí củamình, Geertz ngẫm lại về đời nhân học – một công việc không nhằm tìm kiếm sự thật(fact), mà là hành trình khám phá những điều “sau sự thật” (after the fact) [31] Trêntinh thần cốt lõi này, nhân học diễn giải, khi đề xuất những quan điểm cụ thể, tìm thấynhiều điểm gặp gỡ với nghiên cứu văn chương.

Mặc dù sự giao thoa với nhân học có thể được tìm thấy ở văn chương nóichung, nhưng có một vài tiêu chí khiến một số tác phẩm văn chương tỏ ra thích hợphơn trong hướng tiếp cận này: sự giàu có về vốn tri thức nhân học và sự gần gũi vớilối viết nhân học Ở tiêu chí đầu tiên, trước hết phải kể tới bộ phận văn học dângian, nơi lưu giữ những huyền tích xa xưa của dân tộc Không phải ngẫu nhiên mà ởViệt Nam những thành tựu phê bình văn chương từ góc nhìn văn hóa ban đầu đềutập trung ở bộ phận văn học này [32] Văn chương huyền thoại và những tác phẩmgiàu giá trị biểu tượng cũng là mảnh đất phù hợp với hành trình tìm kiếm tri thứcnhân học Ở tiêu chí thứ hai, tiểu thuyết tỏ ra là thể loại gần gũi với lối viết nhânhọc, nếu coi hành trình của nhân vật tiểu thuyết như hành trình của một nhà nhânhọc ở tính cá nhân và trải nghiệm của sự diễn giải, đồng thời, biên độ dung nạp trithức cũng như tính không hoàn tất của tiểu thuyết khiến cho nó, ở một chừng mực,cũng giống như một tác phẩm nhân học Trong đó, “tiểu thuyết nhân học/ tiểuthuyết dân tộc chí” (ethnographic novel) thường được nhắc tới như một dẫn chứng

về sự “lai ghép” (hybridity) thể loại giữa nhân học và văn chương [33,38]

Như vậy, nhân học văn hóa mang tới cho văn chương một phối cảnh đọc rộngrãi, ở đó, hướng tiếp cận liên văn bản, liên ngành được phát huy sức mạnh của nó.Nhưng cũng chính biên độ co giãn linh hoạt này lại đem đến những vấn đề đáng lưutâm về quan điểm tiếp cận Sự đánh đồng hay tuyệt đối hóa vai trò và phương phápcủa nhà nghiên cứu văn chương hay nhà nhân học đều là điều nên tránh Nhân họcdiễn giải, với tinh thần diễn giải văn hóa như “đọc văn bản từ vai kẻ khác” bằngcách “mô tả sâu”, tỏ ra là phương pháp luận hợp lí và hiệu quả để đọc văn chương.Những khả năng nhân học có thể được khai thác tốt nếu được ứng dụng trên nhữngđối tượng phù hợp, đặc biệt là tiểu thuyết, một thể loại gần gũi với nhân học xét ở

cả bình diện tri thức lẫn lối viết

1.2 Nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner từ nhân học văn hóa

Nhiệm vụ đầu tiên được đặt ra trong phần này của luận án là phác thảo lịch sửnghiên cứu, phê bình tiểu thuyết Faulkner Trong đó, chúng tôi cố gắng khái quáthóa các xu hướng nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner trên thế giới gắn với nhữngchuyển biến trong lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết của ông Từ cái nhìn toàn cảnh đó,

Trang 27

chúng tôi tiến hành khảo cứu các công trình về tiểu thuyết Faulkner, tuy có thểkhông tự định danh mình là những nghiên cứu từ lí thuyết nhân học, nhưng đều lànhững thực hành tiệm cận, giao cắt với cách tiếp cận nhân học trên thế giới và ởViệt Nam Các công việc khảo cứu trên là căn cứ thực tiễn cho những đoán định về

xu hướng vận động và những khoảng trống trong nghiên cứu Faulkner, từ đó gợisuy nghĩ về tính hợp lí và khả năng của việc đọc tiểu thuyết Faulkner từ nhân họcvăn hóa trong bối cảnh hiện tại Từ đó, một khung lí thuyết nhân học văn hóa cụ thểđược đề xuất để đọc tiểu thuyết Faulkner trong luận án

1.2.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner

Không đáng ngạc nhiên khi một người bắt tay vào công việc nghiên cứuFaulkner nói chung cũng như nghiên cứu tiểu thuyết của ông nói riêng đứng trướcniềm hứng khởi lẫn “nỗi lo lắng về ảnh hưởng” (mượn lời Harold Bloom) trước mộtlịch sử nghiên cứu dày dặn và đồ sộ về nhà văn Mĩ này ở trên thế giới Tư liệu ởphần này được chúng tôi thu thập từ hai nguồn: thứ nhất, những công trình nghiêncứu, phê bình về tiểu thuyết Faulkner, chủ yếu được công bố tại Mĩ; thứ hai, nhữngcông trình tổng hợp, nghiên cứu về bản thân lịch sử nghiên cứu Faulkner Chỉ cầntham khảo nguồn tư liệu thứ hai, đã có thể hình dung về một lịch sử nghiên cứuFaulkner dày dặn và đương diễn ra sinh động ở Mĩ và trên thế giới Ở phạm vi khảo

cứu ngắn có chương sách của Timothy P Caron trong Sổ tay William Faulkner

(2007) [34] và một chương Theresa M Towner viết trong cuốn sách của bà Giới

thiệu của Cambridge về William Faulkner (2008) [35] Các công trình dài hơi nổi

bật gồm ba cuốn sách: Sổ tay Cambridge về William Faulkner (1995) do Philip M.

Weinstein biên tập [36], Sổ tay về nghiên cứu Faulkner (2004) do Charles A Peek

và Robert W Hamblin biên tập [9] và Dõi theo Faulkner: Phản ứng phê bình về

kiến trúc sư Yoknapatawpha (2017) do Taylor Hagood viết [37] Trong đó, côngtrình thứ hai tập hợp những học giả uy tín về Faulkner trong một dự án chung, tổnghợp 13 xu hướng trong lịch sử nghiên cứu Faulkner Chuyên khảo của Hagood lạimang tới một diễn giải mang tính cá nhân hơn về hành trình “dõi theo” Faulkner.Ngoài ra, các xuất bản định kì nổi bật, liên tục cập nhật các thành quả nghiên cứu về

Faulkner gồm tạp chí The Faulkner Journal (1985 đến nay) [38], Kỷ yếu hội thảo

thường niên Faulkner and Yoknapatawpha (từ năm 1972 đến nay) [39], American

Literary Scholarship (xuất bản từ 2002 đến 2006, từ 2008 đến nay) [40]

Tuy thế, không phải ngay từ đầu, tiểu thuyết của Faulkner đã gây được tiếngvang đối với công chúng và giới học giả Sự buông lánh, thậm chí giận dữ, của giớiphê bình đối với tiểu thuyết của ông có thể đến từ hai lẽ: thứ nhất, tiểu thuyết

Trang 28

Faulkner vốn không hề dễ đọc, nó khước từ thứ tập quán đọc thư thái và an nhàn;thứ hai, theo Theresa M Towner, “bầu không khí văn chương lúc bấy giờ” cũngkhông sẵn sàng đón nhận một Yoknapatawpha phủ đầy màu xám và những nỗi ghêrợn của Faulkner [35,95] Một tay viết “có niềm ưa thích dị thường với những kẻkhùng dại, đần độn, suy đồi và cuồng dâm”, “một kẻ sùng bái sự tàn độc hơn tấtthảy” [35,96] - lời kết tội ấy, Faulkner nhận lấy từ không chỉ từ riêng nhà phê bìnhHoffman Lịch sử phê bình tiểu thuyết gia vùng Mississippi chỉ rẽ sang bước ngoặtmới với một sự kiện trong cuộc đời nhà văn: ông nhận giải Nobel văn chương năm

1950 Nhưng trước khi nói đến những thay đổi sau bước ngoặt ấy, không thể quênnhắc tên 3 tiếng nói, dù đơn lẻ, nhưng đã có công trong việc ghi nhận, tôn vinh tàinăng Faulkner trước khi ông trở thành một hiện tượng nổi bật sau Nobel 1950

Ba tiếng nói ấy là của George Marion O’ Donnell, Malcolm Cowley và Robert

Penn Warren Trong bài luận Huyền thoại của Faulkner (xuất bản lần đầu trên tạp chí Kenyon Review, 1939), O’Donnel cất tiếng nói đầu chiêu tuyết cho Faulkner

khỏi định kiến về một nhà văn “sùng bái sự tàn độc” [41] Tuy những kiến giải củaO’Donnell không tránh khỏi sự quy giản quá mức, ông đã mang đến một thay đổiquan trọng: kể từ sau ông, người ta không cần bắt đầu những bài phê bình của mìnhbằng việc bảo vệ Faulkner khỏi định kiến về sự tàn ác nữa; một tiền giả định đọcFaulkner đã được xác lập: nhà văn đứng về phía những giá trị đạo đức truyền thống[34,481] Tiếp đó, Cowley xuất bản Tuyển tập Faulkner (1946) [42], kế thừa quanniệm của O’Donnell trong việc kiến giải tiểu thuyết Faulkner, nhưng gây được ảnhhưởng rõ rệt tới phê bình Faulkner Cuốn sách đánh dấu mốc cho việc tôn vinh vịthế Faulkner [34,482] Ngay trong năm đó, bài review của Warren cho cuốn sáchcủa Cowley nâng tầm Faulkner lên phạm vi toàn cầu: Faulkner không nên chỉ đượcđọc “từ góc nhìn của một miền Nam trong đối sánh với miền Bắc, mà nên được nhìnnhận từ những vấn đề chung của thế giới hiện đại” [34,482] Những tiếng nói tronghai thập niên 1930-1940 này là những nỗ lực đơn lẻ, nhưng đã đặt nền tảng cho xuhướng tôn vinh Faulkner, trước khi lịch sử phê bình nhà văn bước vào giai đoạn

“chính thống” (critical orthodoxy) [34,483]

Sự kiện nhận giải Nobel văn chương là cột mốc cho một toàn cảnh phê bìnhnghiêm túc, chính thống và phổ biến về Faulkner Có thể hình dung hành trìnhnghiên cứu tiểu thuyết Faulkner (mà cơ bản, gần gũi với lịch sử nghiên cứuFaulkner nói chung) từ thập niên 1950 đến nay trải qua những xu hướng chính sauđây:

1.2.1.1 Xu hướng tập trung vào văn bản: từ lối “đọc kĩ” của các nhà phê bình mới tới cuộc truy tìm “ngữ pháp” văn chương của các nhà cấu trúc

Trang 29

Trong khoảng thời gian từ thập niên 1950 đến thập niên 1970, toàn cảnh phêbình Faulkner chịu sự chi phối chủ đạo bởi các công trình nghiên cứu theo tinh thầnPhê bình Mới và Cấu trúc luận Điều này liên quan mật thiết tới bối cảnh phê bìnhlúc bấy giờ, khi Phê bình Mới tạo ảnh hưởng lâu dài và sâu đậm (từ thập niên 1940đến khoảng thập niên 1970) và Cấu trúc luận cũng thịnh hành (trong những năm60,70 của thế kỉ XX) tại Mĩ Tuy theo đuổi những hướng đi khác nhau, các học giảcủa hai lí thuyết trên lại cùng chia sẻ một điểm nguồn: mối bận tâm về văn bản Họ

cố gắng xây dựng lí thuyết văn chương với tâm điểm, đối tượng phân tích chính làvăn bản Nếu như các nhà Phê bình Mới chủ trương “đọc kĩ” (close reading) đểphân tích, diễn dịch, mô tả hình thức cũng như ý nghĩa của tác phẩm, thì các nhàcấu trúc luận lại đặt đích đến là phát hiện ra cấu trúc của văn chương Tiểu thuyếtFaulkner, với những vỉa tầng ý nghĩa đầy mơ hồ và nghịch lí, cộng với mê cung củanhững thể nghiệm kĩ thuật, quả thực là đối tượng thích hợp để mời gọi lối “đọc kĩ”,thách thức cuộc truy tìm “ngữ pháp” văn bản

Trong bối cảnh đó, tinh thần chung của phê bình Faulkner giai đoạn này làtinh thần đọc tập trung vào văn bản Kết quả là, hầu hết mỗi thể nghiệm đọc lúc này,với những diễn giải riêng khác, đều đóng góp một phát hiện về thứ xung lực ý nghĩahoặc hạt nhân cấu trúc nằm ẩn tàng dưới tác phẩm, có vai trò chi phối sự sống hoặcquy luật vận hành trong toàn bộ tiểu thuyết Faulkner Theo Walter J Slatoff trong

Truy tìm sự thất bại: Một nghiên cứu về William Faulkner (1960), ý niệm về “sự bất

thành” là “xung lực chi phối toàn bộ thế giới tiểu thuyết của ông” [37,28] Cùngtheo đuổi những “nghịch lí” và “tính chất mơ hồ” (ambiguity) trong văn bản, nhữngkhái niệm được ưa chuộng của Phê bình Mới, là những công trình của Peter

Swiggart, Nghệ thuật tiểu thuyết Faulkner (1962) và James Gray Watson, Tình thế

lưỡng nan nhà Snopes: Bộ ba tiểu thuyết của Faulkner (1968) Trong diễn giải của

Swiggart, sức quyến rũ của tiểu thuyết Faulkner đến từ việc tiểu thuyết gia đã “kếthợp cái cổ mẫu và cái hiện thực một cách đồng thời” [37,29] Đối với Watson, điểmcốt lõi trong tiểu thuyết của Faulkner là ý niệm về luân lí, thứ ý niệm “không đượcbiểu hiện trong thể chế hay cấu trúc xã hội mà ngay ở trái tim con người” [37,35].Các công trình về Faulkner có ảnh hưởng lớn nhất trong giai đoạn này thuộc vềCleanth Brooks, một đại diện của Phê bình Mới Sau khi Faulkner mất, những cuốnsách của Brooks đã khiến nhà văn trở thành một điểm nóng học thuật đương thời,

trong đó đáng lưu ý là William Faulkner: Thế giới Yoknapatawpha (1963), William

Faulkner: Phía bên bờ Yoknapatawpha (1978) và William Faulkner: Những gặp gỡ ban đầu (1983) Trong William Faulkner: Thế giới Yoknapatawpha, Brooks coi ý

niệm về “cộng đồng”

Trang 30

(community) là “khía cạnh trung tâm trong nhãn quan của Faulkner” [37,31] Từ đó,Brooks, thông tuệ và nhẫn nại, dẫn người đọc khám phá địa tầng phức tạp củaYoknapatawpha, tìm kiếm sự hiện thân của “cộng đồng” trong di sản của nhà văn.Nếu như những đại diện trên đây chịu ảnh hưởng rõ nét của Phê bình Mới khi

“đọc kĩ”, phân tích những tầng ý nghĩa chảy ngầm dưới tác phẩm của Faulkner thìnhững công trình sau lại đi theo tinh thần của cấu trúc luận, kì vọng tìm kiếm quyluật vận hành tác phẩm, vì thế mà cũng tập trung hơn vào vấn đề kĩ thuật viết tiểu

thuyết của Faulkner Đối với Irving Malin trong William Faulkner: Một diễn giải

(1957), “yếu tố cấu trúc có thể lí giải toàn bộ di sản Faulkner” là năng lượng của

“sự thôi thúc” (compulson) và “ý chí” (will) [37,29] Dựa trên lí thuyết của Freud

và Jung, Malin lí giải cách những năng lượng này tạo nên “sức căng”, ở cấp độ cá

nhân cũng như xã hội, trong thế giới Faulkner Trong Tiếng cười trên đỉnh

Olympia: Huyền thoại trong tiểu thuyết của Faulkner (1968), Walter Brylowski giải

“mã huyền thoại” [37,38] trong tiểu thuyết Faulkner trên bốn cấp độ Joseph R

Page, với Tự sự của Faulkner (1973), thực hiện cuộc truy tìm kĩ lưỡng các “phương

tiện và kĩ thuật tiểu thuyết đa dạng của Faulkner” [37,41], dựng các biểu đồ môphỏng sự kết nối giữa vô cùng nhiều các mảnh ghép hỗn độn trong tiểu thuyếtFaulkner

Nhìn chung, phê bình tiểu thuyết Faulkner trong ba thập niên kể từ năm 1950,dưới ảnh hưởng của Phê bình Mới và Cấu trúc luận, xem văn bản là đối tượng khảosát và phân tích chính Đối với những tiểu thuyết không hề dễ đọc như củaFaulkner, lại ở trong giai đoạn đầu của phê bình chính thống, những thực hành phântích, khảo cứu cụ thể và kĩ lưỡng như vậy có tác dụng cung cấp chỉ dẫn ban đầu,thiết nghĩ, không thể thiếu cho đông đảo công chúng lẫn giới học giả Tuy nhiên,không thể phủ nhận một hạn chế của hướng nghiên cứu này: sự thiếu quan tâm tớimối liên hệ của tác phẩm với bối cảnh văn hóa - xã hội Trong hành trình đi sâu vàovăn bản này, điều ta thu nhận được, về cơ bản, vẫn là sự thông hiểu về quá trình tạohình, vận hành tiểu thuyết Faulkner hơn là bản thân ý nghĩa tác phẩm của ông giữađời sống Hạn chế này sẽ được khắc phục ở các xu hướng phê bình tiếp sau này

1.2.1.2 Xu hướng áp dụng ráo riết các lí thuyết văn chương và mối bận tâm tới bối cảnh văn hóa, xã hội: “kỉ nguyên lí thuyết” trong phê bình Faulkner

Nhìn lại lịch sử phê bình Faulkner, giới học giả đều thừa nhận sự tồn tại củamột khúc ngoặt đáng kể được mệnh danh là “kỉ nguyên lí thuyết” (theory era)

[37,50], hay “sự bùng nổ lí thuyết” (theory boom) [34,488] Kỉ nguyên lí thuyếtphát triển rực rỡ vào hai thập niên 1980-1990, tạo thành một xu hướng vẫn còn tiếpdiễn tới ngày nay Diện mạo chung của xu hướng này là việc áp dụng ráo riết, sôi

Trang 31

nổi các lí thuyết văn chương đương thời vào nghiên cứu, phê bình Faulkner.

Tiền đề cho bước ngoặt này trước hết đến từ sự cũ kĩ của lối đọc tập trung vàovăn bản ở giai đoạn trước, khi đứng trước sức xô đẩy của đời sống chính trị - xã hộiđương diễn ra vô cùng sôi động Bầu không khí nóng trào của phong trào dânquyền, phong trào nữ quyền ở Tây phương nói chung, Hoa Kì nói riêng trong nhữngnăm 60, 70 của thế kỉ XX đã dấy lên những mối bận tâm trong giới học giả vềnhững vấn đề văn hóa - xã hội như chủng tộc, giới, dân tộc Phê bình Faulkner,trong bối cảnh đó, chuyển dịch trọng tâm từ văn bản đóng khung sang văn bản trongmối liên hệ mật thiết với các kiến tạo văn hóa Bước chuyển trong nhận thức phêbình này được tiếp sức bởi một nguồn sống mạnh mẽ: sự xuất hiện của “những gãkhổng lồ khả kính tạo nên “một thời đại hoàng kim của lí thuyết” [34,488] phươngTây như Jacques Lacan, Louis Althusser, Roland Barthes, Michel Foucault,Raymond Williams, Luce Irigaray, Pierre Bourdieu, Jacques Derrida

Có thể kể đến những công trình nghiên cứu nổi bật dưới sức tỏa bóng của

những “gã khổng lồ” đó Đọc Faulkner từ Derrida có Sự chơi trong ngôn từ của

Faulkner (John T Matthews, 1982), “Người da đen” của Faulkner: Nghệ thuật và bối cảnh miền Nam (Thadious M Davis, 1983) Giọng điệu bất tận của tiểu thuyết: Lời và chữ trong tác phẩm của Faulkner (Stephen M Ross, 1989) và Trật tự của lời: Ngôn ngữ tự sự trong tiểu thuyết William Faulkner (Judith Lockyer, 1991) là

những thể nghiệm đọc Faulkner từ Bakhtin Dorren Fowler theo đuổi Lacan trong

Faulkner: Sự trở lại của sự dồn nén (1997) Richard Godden và Kevin Railey ứng

dụng phê bình Marxist trong Tiểu thuyết về lao động: William Faulkner và cuộc

cách mạng dài lâu của miền Nam (1997) và Chế độ quý tộc tự nhiên: Lịch sử, hệ tư tưởng và tác phẩm của William Faulkner (1999) Năm 1998, Pierre Bourrdieu, nhà

xã hội học văn hoá xuất sắc người Pháp, công bố Quy tắc của nghệ thuật: Sự sinh

thành và cấu trúc của trường văn chương, trong đó, một phần ở cuối sách dành cho

việc đọc Bông hồng cho Emily từ lí thuyết này [43,527-537] Ứng dụng các nhánh

rẽ đa dạng trong các lí thuyết, phê bình Faulkner lúc này đa dạng và đầy thử tháchkhi theo đuổi các hệ thuật ngữ chuyên sâu

Tuy đa dạng và đề cao tính chuyên biệt, tinh thần chung của xu hướng phêbình Faulkner này là sự nhấn mạnh tới sự gắn bó giữa văn học và lịch sử, văn hóa.Giới học giả không còn nhìn tác phẩm Faulkner như một thực thể tĩnh, ở đó, họ cóthể truy tìm một ý nghĩa hay quy luật xác quyết ẩn tàng trong văn bản như trước.Thay vào đó, khi đặt tiểu thuyết Faulkner trong bối cảnh văn hóa, họ khám phá vàtôn trọng sự khác biệt lẫn bất quyết của sự diễn dịch tác phẩm Với quan điểm này,cho dù mỗi lí

Trang 32

thuyết chỉ mang tính triển hạn, các vấn đề được khơi mở trong các công trình ứngdụng lí thuyết lại có sức mời gọi dài lâu, tiếp thêm sức nghĩ cho những nghiên cứu

về sau, có thể dưới chỉ dẫn của những lí thuyết khác Lấy ví dụ, các vấn đề chủngtộc, giới, được đặc biệt quan tâm trong giai đoạn này, hiện vẫn là những chủ đề

quan trọng trong phê bình Faulkner đương đại Trong chương sách Dự đoán:

Những xu hướng tương lai trong nghiên cứu Faulkner, Taylor Hagood cũng chỉ ra

tiềm năng của các nhánh nghiên cứu bản địa (Indigenuous Studies), nghiên cứukhuyết tật (Disability Studies), nghiên cứu da trắng (Whiteness Studies), nghiên cứuphi nhân (Nonhuman Studies), lí thuyết đồng tính (Queer Theory) [37,133-137] Cóthể hình dung rằng, hướng tiếp cận từ nhân học văn hóa hoàn toàn có thể thừahưởng những thành quả đáng kể từ xu hướng này, trước hết là ở việc đặt vấn đề đốivới một số khái niệm văn hóa, xã hội quan trọng trong tiểu thuyết Faulkner

1.2.1.3 Xu hướng đọc từ góc độ nghiên cứu ảnh hưởng và tiếp nhận: Faulkner toàn cầu và Faulkner liên ngành

Trước hết, cần khẳng định rằng xu hướng này kế thừa một thành quả của “kỉnguyên lí thuyết”: đó là việc nhìn tác phẩm trong bối cảnh rộng lớn và đa diện của

nó Tuy “kỉ nguyên lí thuyết” trong lịch sử đọc Faulkner gắn với hai thập niên 80 và

90 của thế kỉ XX, nhưng xu hướng áp dụng lí thuyết thì vẫn còn tiếp diễn tới hiệntại Đầu thế kỉ XXI, các học giả Faulkner vẫn tiếp tục ứng dụng các lí thuyết tiềnnhiệm hay đương đại để nghiên cứu Faulkner Tuy nhiên, một đặc điểm ưu trội củagiai đoạn này lại là sự mở rộng đường biên trong nghiên cứu Các học giả đươngthời đặc biệt chú trọng sự toàn cầu hóa và tiếp cận liên ngành đối với Faulkner.Không phải tới cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, giới nghiên cứu mới nhắc đếnmột Faulkner toàn cầu Những công trình nghiên cứu ảnh hưởng của Faulkner tạicác quốc gia khác đã có từ trước (nổi bật là Pháp, Nhật) Tuy nhiên, sự xuất hiệncủa lí thuyết hậu thực dân (postcolonial theory) vào cuối thế kỉ XX đã tiếp sức chomột chuyển dịch quan trọng trong phê bình Faulkner: chuyển dịch điểm nhìn Vị tríđộc tôn và tối thượng của điểm nhìn Tây phương bị lung lay trước tiếng nói đòi dânchủ của những điểm nhìn toàn cầu, bao gồm các nền văn hóa chịu ảnh hưởng củachủ nghĩa thuộc địa Từ đó, loạt khái niệm, quan niệm bị chất vấn lại Trong đó,khái niệm trung tâm được đọc lại là “miền Nam” (the South) Miền Nam Hoa Kìgiờ đây không chỉ được nhìn từ điểm nhìn của một quốc gia Tây phương da trắngsang cả, mà khi truy nguồn lịch sử, người ta nhìn thấy nó cũng chia sẻ điểm chungvới các quốc gia phương Nam (Global South) - hầu hết là những nền văn hóa có di

sản thuộc địa (Global South là thuật ngữ được sử dụng để đề cập tới các nước kém

Trang 33

phát triển hơn, chủ yếu nằm ở Nam bán cầu, trong sự phân biệt với Global North

-các nước phát triển, chủ yếu nằm ở Bắc bán cầu) Faulkner giờ đây được đặt trongbối cảnh của những nền văn hóa phương nam (southern cultures) trên toàn cầu, đặcbiệt ở khu vực gần gũi nhất là Mĩ Latinh

Trước bước chuyển đó, xuất hiện ngay những chia rẽ và vết rạn nhìn thấyđược trong phê bình Faulkner - một nhà văn da trắng “Lần đầu tiên, sáng tác củaFaulkner không còn giành được thiện cảm trong không khí phê bình thịnh hành lúcđó” [37,102] Tuy vậy, sự xuất hiện của một số công trình nghiên cứu đã làm lắnglại cơn giận dỗi ấy Có thể kể tới nghiên cứu của Édouard Glissant, một học giả từ

đảo Martinique: Faulkner, Mississippi (1996) Glissant khẳng định: “Di sản của

Faulkner sẽ trở nên hoàn thiện nếu được nhìn nhận lại và tiếp thêm sức sống bởinhững người Mĩ gốc Phi” [37,103] Chia sẻ với Glissant, Richard Godden trong

Tiểu thuyết về lao động: William Faulkner và cuộc cách mạng dài lâu của miền Nam (1997) đã đặt vấn đề chủng tộc trong tiểu thuyết Faulkner vượt ra ngoài biên

giới nước Mĩ “Faulkner trở thành một nhà văn trọng tâm (focal author) đối với cácnhà văn Mĩ Latinh dựa trên những nhận thức chung của họ về mối liên hệ lịch sử

và văn hóa giữa miền Nam và Mĩ Latinh” [34,495] Giai đoạn này cũng xuất hiện

các so sánh Faulkner với các nhà văn Mĩ Latinh và vùng Carribean Nhìn về phía

xa: Miền Nam nước Mĩ trong nghiên cứu về Tân thế giới (Jon Smith và Deborah

Cohn biên tập, 2004) đặt sóng đôi Faulkner với Jorge Luis Borges, Carlos Fuentes,Gabriel García Márquez, Juan Carlos Onetti Hai nghiên cứu nổi bật so sánh

Faulkner với Toni Morrison gồm Là gì nếu không phải là tình yêu? Thách thức

chủng tộc trong Faulkner và Morrison (P M Weinstein, 1996) và “Người da đen” của Faulkner: Nghệ thuật và bối cảnh miền Nam (Thadious M Davis, 1983).

Những so sánh này, theo các tác giả, “giúp người đọc có thể nghĩ lại về Faulknerbằng cái nhìn mang tính gốc rễ hơn” [34,495]

Sự mở rộng đường biên trong nghiên cứu Faulkner ở cuối thế kỉ XX đầu thế

kỉ XXI không chỉ do sự dịch chuyển sang điểm nhìn toàn cầu, mà còn biểu hiện khá

rõ ở xu hướng liên ngành ngày càng rộng rãi và dân chủ Ngoài những hướng tiếp

cận liên ngành gần gũi bấy lâu, chẳng hạn, nghiên cứu từ góc nhìn lịch sử (Hạt của

Faulkner: Cội nguồn lịch sử của Yoknapatawpha, Don H Doyle, 2001), nhiều công

trình khơi mở các hướng nghiên cứu mới mẻ và đa dạng hơn Có thể lấy ví dụ ở các

hướng tiếp cận từ lí thuyết trò chơi (Trò chơi sở hữu: Luật lệ, chủng tộc, giới và Go Down, Moses của Faulkner, Thadious M Davis, 2003); văn hóa đại chúng (Tính

nội tại của tầm nhìn: Faulkner, điện ảnh và trí tưởng tượng công chúng, Peter

Trang 34

Lurie, 2004); địa lí học lịch sử (William Faulkner và quang cảnh miền Nam, Charles S Aiken, 2009); nghiên cứu khuyết tật (Sự lăng mạ bằng lời: Benjy của

Faulkner, Maria Truchan-Tataryn, 2005); âm nhạc (Nhạc blues Yoknapatawpha: Tiểu thuyết Faulkner và âm nhạc dân gian miền Nam, Tim A Ryan, 2015) Đặc

biệt, đầu thế kỉ XXI chứng kiến sự nở rộ của hướng tiếp cận số trong nghiên cứu

Faulkner Các website nổi tiếng, William Faulkner on the Web (Website William

Faulkner, John Padgett thiết kế) [44], The Sound and the Fury: A Hypertext Edition (Âm thanh và cuồng nộ: một phiên bản siêu văn bản, nhóm học giả của R P.

Stoicheff) [45], Faulkner at Virginia: An Audio Archive (Faulkner ở Virginia: Một

kho lưu trữ âm thanh, Stephen Railton và Michael Plunkett đồng thiết kế) [46] và

đặc biệt là dự án khổng lồ Digital Yoknapatawpha (Yoknapatawpha số, nhóm học

giả của Stephen Railton) [47], không chỉ là kho lưu trữ và chỉ dẫn tư liệu chi tiết và

đồ sộ về Faulkner, mà dựa vào việc khai thác tiềm năng công nghệ số, có thể mangtới cho người đọc khả năng đọc tương tác và chủ động trước đây chưa hề có

Như vậy, bức tranh toàn cảnh trên cho thấy một sự tương thuộc chặt chẽ giữahành trình phê bình Faulkner và lịch sử lí thuyết văn chương nói chung trên thếgiới Có thể mượn lời của nhà phê bình Caron để phác thảo sơ lược về lịch sử phêbình tiểu thuyết Faulkner nói riêng và phê bình Faulkner nói chung: “Lịch sử tiếpnhận phê bình về Faulkner và tầm vóc của ông lớn dần theo những đường tròn đồngtâm được triển hạn tới không cùng, bắt đầu từ những gièm pha buổi ban đầu rằngông chẳng là gì ngoài một nhà văn địa phương suy đồi, kém tài ( ); tới lúc trongmắt những người ủng hộ đầu tiên, ông trở thành hiện thân của văn chương miềnNam; rồi với các nhà Phê bình Mới, ông được điển phạm hóa như một nhà văn “phổquát”; đến “thời bùng nổ lí thuyết”, ông được đánh giá như một gã khổng lồ củatruyền thống văn chương Hoa Kì; và tới những nghiên cứu gần đây nhất, Faulknerđược nhìn như một trong những cột trụ chính của văn chương hiện đại thế giới”

[34,495] Việc hình dung một toàn cảnh về lịch sử phê bình tiểu thuyết Faulkner,với những xu hướng khái quát ở trên, là căn cứ để định vị và xem xét tính hợp lí củahướng nghiên cứu Faulkner từ nhân học trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.2 Những nghiên cứu về tiểu thuyết Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa

Lịch sử nghiên cứu văn chương Faulkner đồ sộ trên thế giới và đang dày dặnthêm ở Việt Nam cung cấp một nền tảng không hề ít ỏi cho việc đọc tiểu thuyết củaông từ lí thuyết nhân học Phần tiếp sau đây nỗ lực thu thập và giới thiệu, trong khảnăng bao quát tư liệu có hạn, một số nghiên cứu về tiểu thuyết Faulkner từ góc nhìnnhân học trên thế giới Chúng bao gồm những nghiên cứu từ lí thuyết nhân học, và

Trang 35

cả những công trình, dù không tự định danh mình là những thực hành nhân học,nhưng có hướng tiếp cận gần gũi, giao cắt với nhân học văn hoá.

1.2.2.1 Những nghiên cứu về tiểu thuyết Faulkner từ nhân học văn hóa trên thế giới

Khi kiếm tìm lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner từ góc nhìn nhân học,chúng tôi quan sát thấy không chỉ các nhà phê bình văn học trải nghiệm việc đọcFaulkner từ lí thuyết nhân học, mà nhiều học giả trong lĩnh vực nhân học, khi bànluận về mối quan hệ liên ngành giữa nhân học và văn chương, đã xem tiểu thuyếtFaulkner như một đối tượng khảo cứu Từ thập niên 60 của thế kỉ XX, Frederick W

Turner, mở đầu tiểu luận Melville và Thomas Berger: Tiểu thuyết gia như nhà nhân

học (1969), đã đặt vấn đề “sự thật” trong tiểu thuyết “Liệu một tiểu thuyết có thể

bóp méo hay diễn giải sai lạc các sự kiện và nhân vật lịch sử nhưng lại nói đúng sựthật về văn hoá của cái nơi mà lịch sử đó ghi lại?” [48;101] Faulkner là dẫn chứngđầu tiên được dẫn ra, với tư cách là nhà văn gây tranh cãi về quyền hư cấu các sựthật lịch sử Đây không phải là công trình đầu tiên bàn về tiểu thuyết Faulkner vàlịch sử miền Nam, nhưng từ góc nhìn nhân học, Turner đã đặt vấn đề “sự thật lịchsử” và “sự thật văn hoá” “Nếu chúng ta đồng tình rằng tiểu thuyết gia có quyền đichệch sự thật để đạt được một sự thật cao hơn, tại sao chúng ta không thừa nhậnquyền của anh ta khi đi chệch với những lưu trữ lịch sử?” [48;101] Với cách đặtvấn đề này, Turner đã khẳng định lập trường của mình khi nhìn Faulkner như mộtnhà văn - nhà nhân học, người dùng những hư cấu chủ quan để diễn giải sự thật vănhoá của cộng đồng mình

Những trao đổi về mối liên hệ giữa nhân học và văn chương tiếp tục sôi nổivào đầu thế kỉ XXI và Faulkner vẫn được nhắc tới như một tác giả tiêu biểu Trong

bài báo Vài suy nghĩ về mối liên hệ giữa nhân học và văn chương (2012) trên tờ

L’Homme, hai học giả nhân học người Pháp Daniel Fabre và Jean Jamin tập trung

vào một đối tượng văn chương gần gũi với nhân học - văn chương địa phương(regionalist literature) Ở đây, Faulkner được xem như một trường hợp để phân tích:hình ảnh người da đen trong tiểu thuyết của ông không thực sự là chính họ trong đờithực, mà đã được nhào nặn qua những khuôn mẫu, định kiến văn hoá của bản thânFaulkner và người miền Nam nói chung Bởi thế, mặc dù giống như nhân học, tiểuthuyết cũng phản ánh văn hoá và xã hội, nhưng bản thân chúng không thể bị quygiản thành những tư liệu dân tộc học đơn thuần, mà ngược lại, nên trở thành đốitượng của nghiên cứu nhân học [49,xxi] Các tác giả cũng lưu ý rằng điều nàykhông có nghĩa những khảo cứu về những yếu tố ngoài văn bản (như sổ tay, bảnthảo…của tác giả) quá cần thiết để đọc tiểu thuyết, mà Faulkner là một trường hợp

“Nhân học của văn

Trang 36

chương không thể là thứ nhân học về việc văn chương được tạo thành như thế nào,điều này vốn dĩ tiềm ẩn nguy cơ biến văn chương thành những khúc mảnh vụn vặt,thành những cái trước nó và xung quanh nó Cùng với huyền thoại, nghi lễ, tínngưỡng, tiểu thuyết phổ biến hay tiểu thuyết tinh hoa đều nên được xem xét nhưchính nó, và cũng như nghi lễ cần được nhìn một cách trực tiếp, tiểu thuyết cũngnên được đọc ở dạng vẹn nguyên, chứ không chỉ bó hẹp trong những lề giấy”

[49,xxii] Từ công trình này, người đọc Faulkner có thêm một tham chiếu hữu ích

để tiếp nhận tính chất địa phương trong tiểu thuyết của ông từ góc nhìn nhân học.Nếu như Fabre và Jamin nhìn tiểu thuyết Faulkner như một điển hình cho vănchương địa phương - một phạm vi gần gũi với nhân học, thì John B Vickery lại khaithác tiểu thuyết Faulkner với tư cách một tiểu thuyết hiện đại, trong mối liên hệ với

trường phái huyền thoại - nghi lễ trong nhân học Trong chương sách Frazer và cái

bi thương: mối liên hệ với văn học hiện đại, Vickery lập luận rằng các tác phẩm hiện

đại là âm vọng của những tiếng nói bi thương đã cất lên từ thưở xa xưa, và mộttrong những cội nguồn của cái bi thương chính là “huyền thoại về ông vua củarừng” Sự sống của huyền thoại này đã được các nhà nhân loại học, tiêu biểu làFrazer, khảo cứu trong các công trình của mình Bởi vậy, theo Vickery, “rất nhiềucác tác phẩm văn học hiện đại đều có thể tìm thấy dấu vết, cho dù không trực tiếp,tới bản chất, những mối ưu tư về văn hoá, và tiếng nói của nhân học kinh điển”[50,51] Tiểu thuyết Faulkner được phân tích khi bàn tới yếu tố đầu tiên tạo nên cảmthức bi thương mang tính giống loài, đó là “cái nhìn ngoái lại lịch sử văn hoá như làmột chuỗi viễn cảnh suy tàn và tiền đồ không tưởng” [50,54] Cùng với Ford MadoxFord, Faulkner đã “báo trước một viễn tượng văn hoá và lịch sử rất gần với thời đạicùng với những giá trị triết học đang xói mòn” [50,54] Vickery đã tiếp cận cảmthức bi thương trong tiểu thuyết Faulkner như một đặc trưng của tiểu thuyết hiệnđại, và truy tìm cội rễ nhân học của nó trong huyền thoại Công trình này cũng gợi

mở cho luận án những suy nghĩ về sự gặp gỡ của Faulkner - nhà tiểu thuyết vàFrazer - nhà nhân học

Ngoài những công trình tiếp cận tiểu thuyết Faulkner như một trường hợp đểtrao đổi thêm về mối liên hệ giữa nhân học và văn chương, nhiều nghiên cứu ứngdụng các lí thuyết, phạm trù nhân học để đọc tiểu thuyết Faulkner Việc tiếp cận disản Faulkner từ góc nhìn nhân học được đề xuất một cách trực diện trong tham luận

Một tiếp cận nhân học về Yoknapatawpha của Berndt Ostendorf tại hội thảo thường

niên Faulkner và Yoknapatawpha năm 1983 [51] Tại hội thảo, các học giả phảnbiện tình hình nghiên cứu Faulkner lúc bấy giờ, vốn đang chú trọng vào phân tíchvăn bản và phê bình đạo đức học, đồng thời ưu ái nhiều cho thể loại tiểu thuyết

Họ đề xuất

Trang 37

việc đọc Faulkner như một nhà văn hiện đại, tiếp cận từ các bình diện thẩm mĩ vàkhảo sát toàn diện các sáng tác và tư liệu ngoài tiểu thuyết như truyện ngắn, thư từ,kịch bản, phỏng vấn Trong bối cảnh tìm “những hướng nghiên cứu mới trongnghiên cứu Faulkner” (tên chủ đề hội thảo), Ostendorf đề xuất rằng Faulkner cónhững phương pháp, những mối ưu tư và mục tiêu như một nhà nhân học, và rằngtri thức nhân học sẽ giúp thấu hiểu hơn về thành tựu văn chương ông [51] Trongphạm vi tư liệu bao quát được, chúng tôi hình dung rằng công trình này góp phầnđặt nền móng và gợi mở những tiếp cận nhân học toàn diện đối với di sản Faulkner.

Trong những thực hành ứng dụng các phạm trù nhân học cụ thể để đọc tiểuthuyết Faulkner, có thể kể tới đóng góp của Christopher A LaLonde, Irene Visser

và Charles Hannon LaLonde và Visser ứng dụng lí thuyết nghi lễ chuyển đổi của

nhà nhân học người Bỉ Arnold Van Gennep trong hai công trình William Faulkner

và nghi lễ chuyển đổi (1996) [52] và Sẵn lòng cho cái chết: Nghi lễ chuyển đổi

trong tiểu thuyết William Faulkner (2012) [53] Trong tác phẩm xuất bản bằng tiếng

Pháp Les Rites de Passage (Các nghi lễ chuyển đổi, 1909), Gennep nghiên cứu về

những nghi lễ đánh dấu sự chuyển đổi của cá nhân trong suốt vòng đời và sựchuyển đổi từ tình trạng này sang tình trạng khác, ví dụ như sự chào đời, dậy thì, kếthôn, thụ phong, hay cái chết [54] Trong đó, nghi lễ chết được phân tích sâu trong

bài báo của Visser Khảo sát hành trình đưa tang bà Addie trong Khi tôi nằm chết, ngày Quentin tự vẫn trong Âm thanh và cuồng nộ và hành vi giết người của Joe trong Nắng tháng tám, Visser khẳng định “Faulkner kịch tính hoá những nghi lễ

chuyển ngưỡng của cái chết trong những tác phẩm quan trọng này không chỉ nhưnhững biểu hiện của văn hoá truyền thống và cấu trúc thứ bậc trong xã hội, mà có lẽquan trọng hơn, trong khi khơi gợi về một bầu sinh quyển huyền thoại vượt trên cảnhững mộng tưởng văn hoá, thì chúng vẫn hé lộ những bất công trong xã hội đươngthời” [53,469] Luận án có thể học hỏi ở hai công trình của LaLonde và Visser

những phân tích sâu ở Khi tôi nằm chết, Âm thanh và cuồng nộ, Nắng tháng tám,

đồng thời, tìm thấy những gợi ý về việc ứng dụng tri thức về nghi lễ để đọcFaulkner

Trong chương Phúng dụ dân tộc học và Xóm nhỏ in trong sách Faulkner và

các diễn ngôn văn hoá (2005), Hannon thực hành đọc Xóm nhỏ của Faulkner bằng

việc khai thác “phúng dụ dân tộc học” (ethnographic allegory) - một thuật ngữ được

đề xuất bởi nhà nhân học James Clifford Theo Clifford, các thực hành nhân học,vốn được xem là những văn bản phi hư cấu, nhưng khi mô tả văn hoá, cũng giốngnhư các sáng tác hư cấu, chúng luôn gợi lên những phúng dụ đa dạng [55,104-105].Việc đọc Faulkner từ nhân học, theo Hannon, “mang lại cơ hội để quan sát mốiliên hệ giữa

Trang 38

tính chủ thể trong các văn bản của Faulkner và những gián đoạn lịch sử trong cácdiễn ngôn văn hoá” [55,105] Từ đây, Hannon diễn giải hai kiểu giọng nói (voice)trong văn Faulkner: các tự sự chủ quan và miêu tả khách quan “Thể nghiệm củanhà văn với truyền thống diễn ngôn văn chương (như diễn ngôn đồng quê, lãngmạn, và nhiều dạng thức của châm biếm hiện đại) trong suốt sự nghiệp của mình, và

đặc biệt là trong Xóm nhỏ, thể hiện khoảnh khắc chuyển giao của những diễn ngôn

văn hoá thời hiện đại đang vượt quá đường biên của lịch sử văn học Chúng lànhững chỉ dấu, và cũng chịu ảnh hưởng qua lại bởi những trải nghiệm về giọng xuấthiện trong những diễn ngôn hiện đại khác, như diễn ngôn thuật chép sử, luật, laođộng, và - như tôi [Hannon] sẽ trao đổi ở đây - diễn ngôn nhân học” [55,107] Công

trình của Hannon mang tới người đọc một trải nghiệm đọc Xóm nhỏ của Faulkner từ

nhân học và đồng thời, cung cấp những tư liệu nhân học về Hoa Kì đầu thế kỉ XX

Tuy lịch sử nghiên cứu Faulkner từ nhân học trên thế giới đã có những thànhtựu phong phú, và chắc hẳn vượt ngoài sức bao quát tư liệu trong luận án, nhưngnếu đặt trong tương quan với các xu hướng nghiên cứu về Faulkner, thì nhân họcthường không được xướng tên như một xu hướng độc lập Công trình đồ sộ và công

phu nhất cho tới nay, Sổ tay về nghiên cứu William Faulkner do Charles A Peek và

Robert W Hamblin biên tập, tổng hợp 13 xu hướng nghiên cứu Faulkner, khôngchương nào có tên là nhân học Chương 7 cuốn sách là hướng nghiên cứu gần gũi

với nhân học - Phê bình nghiên cứu văn hóa Ngay ở đây, tác giả cũng cho biết

“mặc dù không có một công trình độc lập nào để lấy ví dụ cho hướng tiếp cậnnghiên cứu văn hóa về Faulkner, nhưng đã có nhiều tuyển tập hoặc chuyên đề tạpchí áp dụng hướng nghiên cứu văn hóa về tác phẩm của ông” [9,170] Tương tự nhưvăn hoá học, tiếp cận nhân học, với quan điểm toàn diện và liên ngành, có thể đượctìm thấy, với những độ đậm nhạt khác nhau, ở một phổ rộng các nghiên cứu liênquan Vì thế, phần tiếp sau đây hướng tới các nghiên cứu về tiểu thuyết Faulknergiao cắt, tiệm cận với nhân học Trên thực tế, các công trình đặt vấn đề, bàn bạc vềcác khái niệm trọng tâm của nhân học đã xuất hiện xuyên suốt trong hành trình phêbình tiểu thuyết Faulkner ngay từ đầu cho tới ngày nay Trong bộn bề những nghiêncứu liên ngành rộng rãi đó, chúng tôi lựa chọn khái lược những công trình có hướngtiếp cận trực tiếp hoặc gần gũi với các nhiệm vụ cụ thể sẽ được giải quyết trong luậnán

Vấn đề Faulkner và miền Nam Hoa Kì được diễn giải từ nhiều góc độ, trong

đó phê bình lịch sử và phê bình văn hoá là hai cách tiếp cận chủ đạo Dấu ấn miềnNam của Faulkner đã được khẳng định ngay từ phần đầu Lời tuyên dương của ViệnHàn lâm Thuỵ Điển dành cho Faulkner [56,440] Tiếp cận lịch sử về Faulkner xuất

Trang 39

hiện khá sớm Ý thức đọc Faulkner trong bối cảnh miền Nam được đề xuất bởiO’Donnell, người đã cho rằng “nguyên lí quan trọng bậc nhất của văn chươngFaulkner chính là truyền thống xã hội - kinh tế - luân lí của miền Nam” [theo 9,32].

Kế nhiệm O’Donnell, một loạt học giả tiến hành những nghiên cứu công phu về

Faulkner từ góc độ lịch sử D H Doyle dành 20 năm viết Hạt của Faulkner: Cội

nguồn lịch sử của Yoknapatawpha (2001) [57] Đặc biệt, Faulkner cũng được bàn

tới trong một công trình đầy dữ dội và khiêu khích: Huyền thoại Lost Cause và lịch

sử Nội chiến (Alan T Nolan & Gary W Gallagher biên tập, 2010) Trong công

trình này, chín sử gia đã thẳng thắn tuyên chiến với hiện tượng Lost Cause, họ phơibày và chỉ trích cách người ta bóp méo lịch sử nội chiến và nguỵ tạo nên những

huyền thoại nguy hiểm Margaret Mitchell, chẳng hạn, với Cuốn theo chiều gió, bị

coi là “một câu chuyện tuyệt vời nhưng là một lịch sử dở tệ, một tuyên ngôn mangbản chất Lost Cause” vì những nguỵ tạo của nó về nô lệ, yankee, quân đội miềnNam, các tổ chức lynch, thời kì Tái thiết Khác với Mitchell, Faulkner được nhắc tớinhư một nhà văn đã giễu nhại một cách hài hước và đau xót âm hưởng Lost Cause.Những nghiên cứu trên có điểm chung là nỗ lực tìm kiếm sự nối kết giữa lịch sửmiền Nam và văn chương Faulkner để cắt nghĩa quan niệm của Faulkner về quêhương mình Nhờ đó, không chỉ tiếp cận nhân học, mà hầu như nghiên cứuFaulkner từ nhiều hướng khác nhau đều hàm ơn các phê bình lịch sử này

Xuất hiện muộn mằn hơn, phê bình văn hoá về Faulkner tiến đến gần hơn vớicác phạm trù nhân học và phạm trù căn tính cộng đồng Các công trình của CleanBrooks là những nghiên cứu sớm đặt trọng tâm vào vấn đề văn hoá miền Nam trong

tiểu thuyết Faulkner Hai cuốn sách tiêu biểu, William Faulkner: thế giới

Yoknapatawpha (1963) và William Faulkner: Phía bên bờ Yoknapatawpha (1978)

đều khẳng định rằng một trong những khía cạnh trung tâm của nhãn quan Faulkner

chính là “cộng đồng” Đặc biệt, cuốn Gánh nặng lịch sử miền Nam (xuất bản lần

đầu năm 1960), của nhà sử học C.V Woodward đã tiến đến rất gần với nhân học,khi “căn tính” (identity) miền Nam trở thành phạm trù cốt lõi và xuyên suốt củacuốn sách Woodward xem miền Nam như một sinh thể đặc biệt: là đứa con của đất

mẹ Hoa Kì, nhưng miền Nam mang gánh những nỗi đau riêng, những câu chuyệnquá khứ riêng, những bản sắc không hoà lẫn Nghiên cứu quá trình xâm lấn của nềnvăn minh công nghiệp ở miền Nam hậu nội chiến và đầu thế kỉ XX, Woodwardxoáy sâu vào nỗi âu lo đánh mất căn tính: “mối nguy trở nên “không còn gì khácbiệt”, nỗi lo sợ bị nghiền nát dưới cỗ xe ủi quốc gia đã ám ảnh tâm trí miền Namtrong một thời gian dài” [58,8] Ông trân trọng các tác phẩm văn học Phục hưng

Trang 40

miền Nam, với tư cách là nơi ươm giữ kho tàng di sản ấy Ông viết, “tôi cho rằngcác sử gia miền Nam mang nợ những tác phẩm nghệ thuật và văn chương Phụchưng miền Nam, nơi bung nở nguồn năng lượng sáng tạo mạnh mẽ của địa phươngmình” [58,xxii] Trong đó, Faulkner là nhà văn mà Woodward đặc biệt trân trọng:

“Sau Faulkner, Wolfe, Warren và Welty, không một người miền Nam có học nào lại

có thể thờ ơ với di sản của họ hay nghi ngờ sự trường tồn của nó” [58,25] Rõ ràng,công trình này của Woodward rất có ý nghĩa trong việc cung cấp cho người đọcphông tri thức về căn tính miền Nam nước Mĩ, đồng thời, gợi ý việc đọc Faulknertrong bối cảnh chung của văn học Phục hưng miền Nam Hoa Kì

Xoay quanh phạm trù nhân tính, có thể tìm thấy một khối lượng đồ sộ các

nghiên cứu với các từ khoá về chủng tộc, giới, cái khuyết tật và cái ác trong tiểu

thuyết Faulkner Về chủ đề chủng tộc, những công trình kinh điển của Lewis M.

Dabney Người bản địa của Yoknapatawpha: Một nghiên cứu về văn chương và lịch

sử (1974), của Eric Sundquist Faulkner: Ngôi nhà chia rẽ (1983), và Thadious M.

Davis Người da màu của Faulkner: Nghệ thuật và bối cảnh miền Nam (1983) đặt

nền móng tham khảo rất quan trọng về vấn đề chủng tộc trong bối cảnh văn hoá

-lịch sử miền Nam Cuốn Chủ nghĩa dân tộc và đường màu trong sáng tác của

George W Cable, Mark Twain và William Faulkner (Barbara Ladd, 1997) tiếp cận

vấn đề chủng tộc từ khái niệm “đường màu” Nghiên cứu này gợi dẫn chúng tôi đếnquan niệm về “đường màu” và “tâm thức kép” (double consciousness) của nhà nhânhọc da màu W.E.B Du Bois, nhằm biểu đạt trạng thái xung đột căn tính của người

Mĩ gốc Phi Chìa khoá “đường màu” lại tiếp tục gợi suy nghĩ đến hiện tượng “vượtđường màu” (passing the color line) và dòng tiểu thuyết vượt đường màu (passingnovel) trong văn học Về vấn đề này, bài giảng của GS Dimock tại Đại học Yale,

Hemingway, Fitzgerald, Faulkner (2012), là một ví dụ về lối đọc kĩ (close reading),

khi bà phân tích hiện tượng “vượt đường màu” trong tiểu thuyết Nắng tháng tám của Faulkner, đối sánh với Vượt ranh giới (1929) của Nella Larsen, và diễn giải nó

trong những bất ổn văn hoá, chính trị của Hoa Kì những thập niên 1920, 1930 [59]

Một công trình đáng chú ý khác là Faulkner và tình yêu: Những người phụ nữ làm

nên đời văn Faulkner (2009) của Judith L Sensibar Bà đã khám phá một trạng thái

nước đôi trong tâm hồn những đứa trẻ da trắng miền Nam khi bị tách lìa với ngườinhũ mẫu da đen của mình, một dạng “tâm thức kép” của đàn ông da trắng Bà chorằng chế độ phân biệt chủng tộc đã tạo nên một “sự giáo dục mang tính bạo lực vềtâm lí”, và biến cố nghiệt ngã ấy là “khoảnh khắc quyết định của cậu bé trong cuộckiếm tìm căn tính và nam tính của người đàn ông miền Nam” [60,21] Cuốn sách

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nhiều tác giả (2006). Một số vấn đề lí thuyết và phương pháp nghiên cứu nhân học (Vũ Thị Phương Anh, Phan Ngọc Chiến, Hoàng Trọng dịch), Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiều tác giả (2006). "Một số vấn đề lí thuyết và phương pháp nghiên cứunhân học
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NxbĐại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Năm: 2006
2. Kottak C.P (2011). Cultural Anthropology (14 th edition), New York: McGraw- Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kottak C.P (2011). "Cultural Anthropology
Tác giả: Kottak C.P
Năm: 2011
3. Boas F. (1899). Anthropology. Science, New Series, 9, (212), (Jan. 20, 1899), 93-96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Boas F. (1899). Anthropology. "Science, New Series
4. Kottak C.P (2010). Mirror for Humanity: A Concise Introduction to Cultural Anthropology (7 th edition), New York: McGraw-Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kottak C.P (2010). "Mirror for Humanity: A Concise Introduction to CulturalAnthropology
Tác giả: Kottak C.P
Năm: 2010
5. Mercier P. Cultural Anthropology, <https://www.britannica.com>, accessed 08 August 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mercier P
6. Seymour-Smith C. (1986). Macmillan Dictionary of Anthropology, London:Macmillan Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Seymour-Smith C. (1986). "Macmillan Dictionary of Anthropology
Tác giả: Seymour-Smith C
Năm: 1986
7. Dianteill E. (2012). Cultural Anthropology or Social Anthropology? A Translatlantic Dispute (Cadenza Academic Translations translated from French). L’Année Sociologique, 62(1), 93-122. < https://www.cairn-int.info>,accessed 08 August 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dianteill E. (2012). Cultural Anthropology or Social Anthropology? ATranslatlantic Dispute (Cadenza Academic Translations translated fromFrench). "L’Année Sociologique
Tác giả: Dianteill E
Năm: 2012
8. Ilin I.P và Tzurganova E.A (chủ biên) (2003). Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỷ 20 (Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ilin I.P và Tzurganova E.A (chủ biên) (2003). "Các khái niệm và thuật ngữ củacác trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỷ 20
Tác giả: Ilin I.P và Tzurganova E.A (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
9. Peek C.A and Hamblin R.W (eds.) (2004). A Companion to Faulkner Studies, GreenWood Press, Westport, Connecticut Sách, tạp chí
Tiêu đề: Peek C.A and Hamblin R.W (eds.) (2004). "A Companion to Faulkner Studies
Tác giả: Peek C.A and Hamblin R.W (eds.)
Năm: 2004
10. Block H.M (1952). Cultural Anthropology and Contemporary Literary Criticism. The Journal of Aesthetics and Art Criticism, 11(1), 46–54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Block H.M (1952). Cultural Anthropology and Contemporary Literary Criticism. "The Journal of Aesthetics and Art Criticism
Tác giả: Block H.M
Năm: 1952
11. Hymes D. (ed.) (1972). Reinventing Anthropology, New York: Random House Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hymes D. (ed.) (1972). "Reinventing Anthropology
Tác giả: Hymes D. (ed.)
Năm: 1972
12. Weber F. (2018). Lược sử nhân học (Phạm Anh Tuấn dịch), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Weber F. (2018). "Lược sử nhân học
Tác giả: Weber F
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2018
13. Salzman P.C (2002). On Reflexivity. American Anthropologist, 104(3), 805- 813 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Salzman P.C (2002). On Reflexivity. "American Anthropologist
Tác giả: Salzman P.C
Năm: 2002
14. Clifford J. and Marcus G.E (eds.) (1986). Writing Culture: The Poetics and Politics of Ethnography, University of California Press, Berkeley & Los Angeles Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clifford J. and Marcus G.E (eds.) (1986). "Writing Culture: The Poetics andPolitics of Ethnography
Tác giả: Clifford J. and Marcus G.E (eds.)
Năm: 1986
15. Clifford J. and Marcus G.E (1985). The Making of Ethnographic Texts: A Preliminary Report. Current Anthropology, 26(2), 267-271 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clifford J. and Marcus G.E (1985). The Making of Ethnographic Texts: APreliminary Report. "Current Anthropology
Tác giả: Clifford J. and Marcus G.E
Năm: 1985
16. Scholte B. (1986). The Literary Turn in Contemporary Anthropology.Sociologisch Tijdschrift, 13(13), 518-538 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scholte B. (1986). The Literary Turn in Contemporary Anthropology."Sociologisch Tijdschrift
Tác giả: Scholte B
Năm: 1986
17. Marcus G.E (2007). Ethnography Two Decades after Writing Culture: From the Experimental to the Baroque. Anthropological Quarterly, 80(4), 1127- 1145 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marcus G.E (2007). Ethnography Two Decades after Writing Culture: Fromthe Experimental to the Baroque. "Anthropological Quarterly
Tác giả: Marcus G.E
Năm: 2007
19. Geertz C. (2003). A Strange Romance: Anthropology and Literature.Profession, 28-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Geertz C. (2003). A Strange Romance: Anthropology and Literature."Profession
Tác giả: Geertz C
Năm: 2003
20. Grochowski G. (2012). Anthropology - Culture – Literature. Teksty Drugie (2): Anthropology in Literary Studies, 6-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Grochowski G. (2012). Anthropology - Culture – Literature. "Teksty Drugie(2): Anthropology in Literary Studies
Tác giả: Grochowski G
Năm: 2012
21. Abrams M.H (1953). The Mirror and the Lamp: Romantic Theory and the Critical Tradition, New York: Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Abrams M.H (1953). "The Mirror and the Lamp: Romantic Theory and theCritical Tradition
Tác giả: Abrams M.H
Năm: 1953

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w