Nghiên cứu quy trình kỹ thuật chung cho sản xuất rau an toàn và quy trình canh tác an toàn đối với một số loại rau, trong đó cây dưa leo đã được tỉnh thành và các viện của Bộ nông Nghiệp
Caõy dửa leo
Nguồn gốc và đặc điểm thực vật
1.1.1 Nguồn gốc và phân loại thực vật
Dưa leo (dưa chuột) có tên khoa học: Cucumis sativus L thuộc họ Bầu Bí Dưa leo là loại rau truyền thống Nhiều tài liệu cho biết dưa leo có nguồn gốc từ miền tây Aán Độ Cũng có ý kiến cho rằng dưa leo còn có nguồn gốc ở Nam Á và được trồng trọt khoảng 3.000 năm nay Dưa leo được đưa đến một số vùng phía Tây Châu Á, Bắc Phi và Nam Aâu Dưa leo được giới thiệu ở Trung Quốc rất sớm có thể
100 năm hoặc hơn trước Công Nguyên
Từ thời La Mã, dưa chuột đã là loại cây có giá trị, được trồng dưới mái che Vào thời Charlemagne, dưa chuột đã được trồng, và vào thế kỷ XIII, nó được du nhập đến Anh Trong chuyến du hành lần thứ hai, Columbus đã gieo trồng dưa chuột ở Haiti Vào thế kỷ 16, trong thời gian thực dân hóa, người Tây Ban Nha đã phát hiện ra giống dưa chuột bản địa.
Vì khí hậu ở nước Anh rất khắc nghiệt (xứ sở của sương mù) và sự mẫn cảm của dưa leo với nhiệt độ, người Anh đã sáng tạo ra phương pháp trồng dưa leo không hạt trong nhà kính Ở Trung Đông phổ biến là dạng qủa mềm và nhẵn Người Nga thích dạng qủa ngắn, mập sù sì và màu nâu Người Pháp thích dạng qủa mập và không theo qui luật nào
Dưa leo thuộc chi Cucumis, loài C sativus L Đã có nhiều tác giả tiến hành phân loại dưa leo, trong đó Teachenko (1967) đã phân loại Cucumis sativus L thành 3 thứ: dưa leo thường, dưa leo lưỡng tính và dưa leo hoang dại, …
Theo I B Libner Nonneck (1989) thì Cucumis sativus L chỉ là một dạng hình của dưa leo, là cây rau thương mại quan trọng, những cây khác cũng được gọi là dưa leo như: C flexuosus và C melo (dưa leo rắn); dưa leo tây Aán Độ (Gherkin): C anguria L ; dưa leo tròn C prophetarum; dưa leo trắng Trung Quốc Var conomon hoặc dưa leo sao: Sicyos angulatus
Theo Raymond A T George (1989) dưa leo có nhiều dạng hình, hình dạng và kích cỡ qủa phong phú
✔ Loài trồng trọt có thể chia thành 4 nhóm chính:
- Dưa leo sản xuất ngoài đồng với đặc điểm nổi bật là gai trắng hoặc đen
- Dưa leo trồng trong nhà kính hoặc như giống dưa leo Anh Những dạng hình này qủa dài, không có gai, có thể sản xuất qủa đơn tính
- Giống Sik Kim nguồn gốc ở Aán Độ, qủa có màu hơi đỏ hoặc vàng da cam
- Dưa leo qủa nhỏ dùng để dầm dấm, muối dưa
✔ Dưa leo còn được phân loại theo cách sử dụng: cắt lát, hoặc muối chua (ăn tươi hoặc chế biến) Theo Mark J Basett (1986) thì dưa leo dùng để muối chua tỷ lệ chiều dài/đường kính (L/D) phải nhỏ hơn dưa leo dùng để thái lát L/D của dưa leo muối chua từ 2,8 – 3,2 Tỷ lệ này thay đổi theo mật độ trồng Dưa leo dùng để muối chua phải thẳng tròn, hình khối
1.1.2 Những đặc tính thực vật học a) Hệ rễ Dưa leo có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm ướt nên rễ cây dưa leo nhìn chung yếu hơn rễ của các cây bí ngô, dưa hấu và dưa thơm Hệ rễ ưa ẩm, không chịu khô hạn, cũng không chịu ngập úng Hệ rễ của dưa leo có thể ăn sâu dưới tầng đất 1 m, rễ nhánh và rễ phụ phát triển theo điều kiện đất đai Hệ rễ phân bố ở tầng đất từ 0 – 30 cm, nhưng hầu hết rễ tập trung ở tầng đất 15 – 20 cm Sau mọc 5 - 6 ngày rễ phụ phát triển, thời kỳ cây con rễ sinh trưởng yếu Khả năng sinh trưởng mạnh, yếu phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm đất và thời gian bảo quản hạt gioáng
Khi cây dưa leo còn non yếu, chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện bất lợi như hạn, úng hay nồng độ dinh dưỡng cao Điều này sẽ khiến hệ rễ bị khô đen, thối rữa, ảnh hưởng đến sự phát triển của thân và lá Thân cây dưa leo thuộc dạng leo bò, nhỏ và mảnh, chiều cao phụ thuộc vào giống cây, điều kiện môi trường và kỹ thuật chăm sóc.
Căn cứ vào chiều cao cây có thể phân chia thành 3 nhóm:
- Loại lùn có chiều cao cây từ 0,6 – 1 m
- Loại trung bình có chiều cao cây > 1 - 1,5 m
- Loại cao có chiều cao cây > 1,5 đến 2 – 3 m, có loại tới 4 – 5 m
Giống dưa leo Yên Mỹ có chiều cao 194,7 cm trên nền phân đạm thích hợp (120 kgN/ha)
Trên thân có cạnh và có lông cứng và ngắn, đường kính thân là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình sinh trưởng của cây, đường kính thân qúa nhỏ hoặc qúa lớn đều không có lợi Đối với những giống trung bình và giống muộn đường kính đạt gần 1 cm là cây sinh trưởng tốt Trên thân chính có khả năng phân cành cấp 1 và cành cấp 2, qủa ra chủ yếu trên thân chính Trong kỹ thuật tỉa cành lưu giữ thân chính và 1 - 2 cành cấp 1, tùy theo điều kiện cụ thể c) Laù Lá dưa leo gồm có lá mầm và lá thật, 2 lá mầm mọc đối xứng qua trục thân Lá mầm có hình trứng và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây Người trồng dưa thường quan tâm tới độ lớn, sự cân đới và thời gian duy trì lá mầm trên cây dài hay ngắn
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng 2 lá mầm là chất lượng giống, khối lượng hạt giống to hay nhỏ, chất dinh dưỡng trong đất, độ ẩm và nhiệt độ, nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho lá co rút lại Lá thật có 5 cánh, chia thùy nhọn hoặc có dạng chân vịt; có dạng lá tròn, trên lá có lông cứng, ngắn Màu sắc lá thay đổi theo giống xanh vàng hoặc xanh thẫm d) Hoa Hoa dưa leo có màu vàng đường kính từ 2 – 3 cm Tính dục của hoa dưa leo biểu hiện rất phong phú Đó là dạng cây có hoa đơn tính cùng gốc (Monoccious), hoa đực và hoa cái trên cùng một cây Dạng hình khác là trên cây chỉ có hoa cái (Gynoccious), hoặc đôi khi xuất hiện dạng hình đơn tính khác gốc, đó là trên cây tất cả là hoa đực hoặc tất cả là hoa cái
Trong qúa trình phát triển, dưa leo còn sản sinh ra dạng hình hoa cái và hoa lưỡng tính cùng gốc (Gynomonoccious) Dạng hình cơ bản vẫn là trên cây có hoa cái hoặc cây có tập tính ra hoa cái nhưng mang thêm một số hoa lưỡng tính
Tuy vậy hoa của dưa leo chủ yếu là hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực hoa cái trên cùng một cây, nhưng hoa cái chiếm ưu thế Thực tế trên đồng ruộng hiếm thấy có một quần thể dưa leo trên cây chỉ có hoa cái Vì vậy dạng hình đơn tính cùng gốc (Gynoccious) nên hiểu là trên cây hoa cái chiếm ưu thế nhưng cũng có một số hoa đực
Hoa đực mọc thành chùm ở nách lá, hoa cái mọc đơn nhưng vị trí cao hơn hoa đực, hoa cái có cuống ngắn và mập hơn hoa đực Hoa dưa leo thụ phấn nhờ côn trùng (ong mật) trừ những hoa là hoa lưỡng tính Dưa leo không thể giao phấn với dưa thơm (C melo)
Sự xuất hiện của hoa cái sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, chất dinh dưỡng và nồng độ CO2 Nhiệt độ 18 6 o C, thời gian chiếu sáng 10 -
11 h/ngày, nồng độ CO2 thích hợp, dinh dưỡng đầy đủ thì hoa cái xuất hiện sớm và nhiều Nếu nhiệt độ cao thời gian chiếu sáng dài (> 14 h/ngày) hoa cái ra muộn và ở vò trí cao e) Qủa và hạt Qủa dưa leo thường thuôn dài, qủa có 3 muối, hạt dính vào giá noãn Hình dạng, độ dài, khối lượng, màu sắc qủa sai khác rất lớn, sự sai khác đó phụ thuộc chủ yếu do giống
Yêu cầu ngoại cảnh của cây dưa leo
Theo nghiên cứu của R L Lower và M D Edwards (1986), năng suất dưa leo đóng hộp được đánh giá dựa trên hai tiêu chí chính là khối lượng và đường kính quả Tuy có sự khác biệt đôi chút về tiêu chuẩn phân loại kích thước quả tùy từng địa phương, nhưng về cơ bản, dựa trên đường kính quả có thể phân loại dưa leo thành các loại:
S4 D > 2 in không có giá trị
Ghi chuù: (1 Cwt = 45,359 kg; 1in = 2,54 cm)
1.2 Những yêu cầu ngoại cảnh của cây dưa leo
1.2.1 Nhiệt độ Dưa leo cũng như các cây trong họ bầu bí rất mẩn cảm với sương giá đặc biệt là nhiệt độ thấp dưới 0 o C, có tuyết và khi nhiệt độ về ban đêm trong khoảng từ 3 - 4 o C Vì vậy dưa leo và các loài bí ngô yêu cầu khí hậu ấm áp và khô ráo để sản xuất lớn
Khả năng thương mại của các loài dưa leo, bí ngô, dưa hấu và dưa leo là rất lớn, nhưng do hạn chế về điều kiện thời tiết khí hậu nên không có loài bí nào có thể gieo trồng ngoài trời trong các tháng mùa đông ở xứ lạnh Vì vậy những nơi này phải trồng trong nhà kính, nhà lợp tầng bằng chất dẻo, nhờ vậy có thể sản xuất dưa leo cắt lát (ăn tươi trong suốt mùa đông)
Với khả năng bảo quản trong vài tháng của giống bí ngô vỏ dày, không còn cần thiết phải trồng bí ngô trong điều kiện bảo vệ Tương tự, tại Nhật Bản và một số quốc gia khác, dưa thơm được định giá cao nên người dân thường trồng trong nhà kính để kiểm soát tốt hơn các yếu tố môi trường.
Nhưng nếu nhiệt độ thích hợp thì không cần thiết phải trồng dưa thơm trong nhà kính
Dưa leo, dưa thơm và bí ngô yêu cầu đất ấm áp để nảy mầm, nhiệt độ bình thường tối thiểu từ 10 – 18 o C ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình nảy mầm là rất lớn vì vậy phải nghiên cứu kỹ mới đi đến quyết định khi nào và ở đâu có thể gieo thẳng những loại rau đó
Nhiệt độ tối thiểu cho dưa leo nẩy mầm là 15,5 o C, nhiệt độ tối đa là 40,5 o C, nhiệt độ thích hợp là > 15,5 – 35,0 o C Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng lá 20 o C Ở
12 o C cây sinh trưởng rất chậm, ở nhiệt độ thấp kéo dài (15 o C) các giống sinh trưởng rất khó khăn đọt ngắn lá nhỏ, hoa đực màu nhạt, vàng úa Ở 5 o C hầu hết các giống dưa leo có nguy cơ bị chết rét, khi nhiệt độ lên cao 40 o C cây ngừng sinh trưởng, hoa trái không xuất hiện Lá bị héo khi nhiệt độ trên 40 o C
Hầu hết các giống dưa leo đều qua giai đoạn xuân hoá ở nhiệt độ 20 - 22 o C
1.2.2 Aùnh sáng Là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, thời gian chiếu sáng 10 -12 h/ngày, hoa cái ra sớm ở vị trí thấp Phản ứng của dưa leo đối với ánh sáng còn phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng Thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ cao (> 30 o C) sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá, hoa cái xuất hiện muộn Aùnh sáng thiếu và yếu cây sinh trưởng phát triển kém, ra hoa cái muộn, màu sắc hoa nhạt, vàng úa, hoa cái dễ bị rụng, năng suất quả thấp, chất lượng giảm, hương vị kém
1.2.3 Nước Cây dưa leo có nguồn gốc ở nơi ẩm ướt ven rừng, do đất đai ở nơi nguyên sản màu mỡ nên bộ rễ kém phát triển hơn các cây khác (như bí ngô, dưa bở, dưa hấu) Dưa leo là cây kém chịu hạn và chịu úng Hai yếu tố ngoại cảnh: lượng mưa và độ ẩm cùng với nhiệt độ cao là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cây trong họ Bầu Bí nhiễm bệnh ở lá và thân cành
Tuy vậy, cũng không thể xem nhẹ việc tưới nước cho dưa leo, bởi vì hàm lượng nước trong thân lá tới 93,1 %, hàm lượng nước trong quả còn cao hơn ở thân lá: 96,8
% Đất khô hạn, hạt mọc chậm, thân lá sinh trưởng kém Đặt biệt thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả dị hình, quả bị đắng, cây bị nhiễm bệnh virus
Khi hạt nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50 % khối lựong hạt Thời kỳ thân lá sinh trưởng mạnh đến ra hoa cái đầu cần độ ẩm đất 70 – 80 %, thời kỳ ra quả rộ và quá phát triển yêu cầu độ ẩm cao > 80 – 90 %
1.2.4 Đất và chất dinh dưỡng Cây dưa leo ưa thích đất đai màu mỡ, giàu chất hữu cơ, đất tơi xốp, độ ph từ 5,5 – 6,8 và tốt nhất từ 6,0 – 6,5 Dưa leo gieo trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt Đất trồng các cây trong họ Bầu Bí phải luân canh triệt để, tốt nhất nên luân canh với cây trồng nước (cây luá nước)
Cây dưa leo yêu cầu độ phì trong đất rất cao Dinh dưỡng khoáng không đủ ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Bón phân chuồng với phân khoáng một cách hợp lý sẽ làm tăng hàm lượng đường trong quả Ở thời kỳ đầu sinh trưởng cây cần đạm và lân, cuối thời kỳ sinh trưởng cây không cần nhiều đạm, nếu giảm bón đạm sẽ làm tăng thu hoạch một cánh rõ rệt Cây dưa leo lấy chất dinh dưỡng từ đất ít hơn rất nhiều so với cây rau khác (cà chua, bắp cải) Thí dụ: nếu năng suất dưa leo là 30 T/ha thì trọng lượng NPK do cây lấy đi từ đất là 170 kg, trong khi đó cải bắp muộn năng suất là 70 T/ha, yếu tố NPK cây sử dụng là 630 kg Trong 3 yếu tố NPK, dưa leo sử dụng cao nhất là kali, thứ đến là đạm và ít nhất là lân Trạm nghiên cứu rau Ucraina cho biết nếu bón 60 kg N, 60 kg K2O và 60 kg P2O5 thì dưa leo sử dụng 92 % N, 33 % P2O5 và 100 % K2O
Các tác giả kiến nghị bón lần 1 tỷ lệ 3 yếu tố là 3 : 6 : 4, phối hợp thành nồng độ 3,2 % Lần thứ 2 bón phối hợp 3 yếu tố theo tỷ lệ 6 : 3 : 8, phối hợp với nồng độ 1
Quy trình canh tác dưa leo ở thành phố Hồ Chí Minh
a) Thời vụ Có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào cuối tháng 10 đến tháng 2 và tháng 5 đến tháng 7 b) Chọn đất Trồng được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt nhẹ, nhiều mùn, chân đất cao dễ thoát nước c) Chuẩn bị đất trồng Cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ, tàn dư thực vật Rạch hàng sâu chừng 15 cm, cách nhau 1 - 1,2 m, rãnh sâu 25 – 30 cm, luống cao 25 – 30 cm d) Chọn giống trồng Có thể sử dụng một trong các giống lai F1 có năng suất cao nhử: Happy-14, Pretty swal-low, … e) Mật độ gieo trồng thích hợp Lượng hạt giống cần từ 2,5 đến 3,5 kg/ha f) Phân bón Lượng phân bón cho 1 ha:
Phân chuồng hoại: 20 - 25 tấn, super lân: 200 kg, urê: 150 kg, KCl: 100 kg, bánh dầu: 500 kg Cách bón:
- Bón lót toàn bộ phân lân + 15 tấn phân chuồng + 40 kg KCl
- Bón thúc: Bón thúc đợt 1 (khi cây có 2 - 3 lá thật) 20 kg urê, rải quanh cách gốc 15 cm, xới nhẹ vun gốc lấp phân Bón thúc đợt 2 (làm giàn): 5 - 10 tấn phân chuồng còn lại + 50 kg urê + 30 kg KCl + 250 kg bánh dầu Bón thúc đợt 3 (khi cây ra hoa rộ): 250 kg bánh dầu + 80 kg urê + 30 kg KCl h) Chăm sóc Khi cây có 2 - 3 lá thật xới phá ván, vun nhẹ cho cây vững gốc, tỉa bớt hoặc dặm lại những chỗ khuyết, chỉ để lại mỗi hốc một cây khoẻ nhất Cây bắt đầu có tua thì cắm chà (chà dài 2 m, cắm theo kiểu mái nhà, căng thêm dây cho cây có nhiều chỗ bám) Cây cao 50 – 60 cm tiến hành vét rãnh, vun lần cuối, tưới thấm theo rãnh hoặc bằng vòi sen, mùa nắng tưới ngày một lần g) Thu hoạch Khi trái lớn, vỏ nhẵn, phẳng gai Thường 2 - 3 ngày thu một lần i) Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây dưa leo Trên cây dưa leo thường có 4 loại sâu bệnh hại chính: Bọ trĩ (rầy lửa), sâu xanh ăn lá, bệnh chết cây con và bệnh sương mai Ngoài ra còn một số đối tượng khác như dòi đục lá, nhện đỏ, bệnh héo xanh vi khuẩn, gây hại ở một vài nơi Để phòng trừ những đối tượng dịch hại trên, cần phối hợp thực hiện những biện pháp sau đây:
+ Biện pháp kỹ thuật canh tác:
- Chọn giống tốt: Nên thay giống địa phương bằng những giống lai F1 có khả năng chống chịu sâu bệnh Nếu để giống địa phương phải lấy hạt từ trái của cây khoẻ
- Thời vụ: Trồng tập trung gom thời vụ theo từng khu vực để tránh sâu bệnh hại có điều kiện phát sinh liên tục
- Mật độ gieo trồng thích hợp: Để ruộng thông thoáng, tránh trồng quá dày để tạo điều kiện cho sâu bệnh xâm nhập và lây lan
- Phân bón: Bón cân đối NPK, chú ý không bón quá nhiều đạm vô cơ làm cây yếu dễ bị sâu bệnh phá hại Không nên tưới dặm urê trong thời gian thu hoạch để giảm dư lượng nitrat trong quả, không bón phân vô cơ sát gốc làm tổn thương cây
- Luân canh: Không luân canh với cây trồng thuộc họ Bầu Bí như: các loại dưa, bầu, bí, khổ qua, mướp,… để giảm sự chu chuyển của sâu giữa các vụ Nếu có điều kiện có thể luân canh với lúa nước để giảm nguồn sâu bệnh trong đất
+ Biện pháp cơ giới, vật lý:
- Làm đất kỹ, dọn sạch tàn dư vụ trước để diệt nhộng và mầm bệnh
- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ, ngắt đốt lá già, lá bị nhiễm bệnh sương mai nặng
- Tưới phun lên ngọn vào buổi sáng 2 - 3 ngày một lần để hạn chế bọ trĩ
- Bắt sâu bằng tay: Thăm ruộng thường xuyên, chú ý những lá trên ngọn, lá bị cuốn lại để bắt giết sâu, nhộng của sâu xanh ăn lá
- Bảo tồn thiên địch: Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hoá học trên ruộng dưa, để bảo vệ các loài thiên địch như ếch nhái, bò sát, côn trùng ký sinh, ăn thịt sâu hại
- Chỉ phun thuốc khi cần thiết Trong giai đoạn thu hoạch nên hạn chế tối đa việc phun thuốc và tăng cường biện pháp vật lý cơ giới như tưới rửa bọ trĩ, bắt sâu ăn lá Có thể sử dụng một trong số những loại thuốc ở Bảng 1.1 sau đây:
Bảng 1.1 tổng hợp các loại dịch hại thường gặp và thuốc bảo vệ thực vật khuyến cáo sử dụng Theo Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố (1998), các loại thuốc được khuyến cáo có thể sử dụng để phòng trừ dịch hại hiệu quả Thông tin về liều lượng sử dụng và cách sử dụng cụ thể của từng loại thuốc được cung cấp đầy đủ trong bảng.
Phun khi thấy mặt dưới lá có bọ trĩ nằm rải rác đều và lấm chấm vàng Chú ý giai đoạn 25 - 30 ngày sau gieo Saâu xanh aên lá
Polytrin P440 BC Sumicidin 10 ND Sherpa 25 ND Oncol 20 BC
Phun khi có 2 - 3 con sâu nhỏ (cỡ tăm nhang), áp lực vòi phun mạnh Chú ý giai đoạn 35 - 45 ngày sau gieo Beọnh cheỏt caõy con
Phun khi bệnh vừa suất hiện Chú ý giai đoạn 1 lá thật Phun 2 lần định kỳ trong 7 ngày
Phun khi bệnh vừa xuất hiện Chú ý giai đoạn 3 lá thật đến trước khi ra hoa Phun 7 - 10 ngày một lần.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa leo ở một số địa phương ở VN
Theo số liệu thống kê năm 2003, Việt Nam có diện tích trồng dưa leo là 11.819 ha, tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Cửu Long (4.641 ha) và đồng bằng sông Hồng (4.139 ha) Sản lượng đạt 200.000 tấn nhưng chỉ đáp ứng 2,5 kg/người/năm, bằng 50% so với thế giới Dưa leo dùng để chế biến xuất khẩu đạt 46.000 tấn, phần còn lại dùng để tiêu dùng nội địa, tập trung chủ yếu ở các vùng ven thành phố và khu công nghiệp Tuy nhiên, nghiên cứu tại một số địa phương cho thấy 40% mẫu dưa leo có dư lượng thuốc trừ sâu (nhóm Carbamat) và 80% vượt ngưỡng hàm lượng NO3- cho phép.
Năm 1998 - 1999 trên cơ sở các thí nghiệm về phân bón, nước tứơi, sử dụng thuốc BVTV, một quy trình trồng dưa leo an toàn cho vùng rau Hà Nội đã được xây dựng và Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Hà Nội đã cho ban hành chính thức (Trần Khắc Thi, 2000) Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã tổ chức nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn ngành số 10 TCN 448-2001 “Quy trình kỹ thuật sản xuất dưa leo an toàn” và được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành theo quyết định số 116/QĐ/BNN ngày 4/2/2001 Đây là cơ sở khoa học cần thiết cho việc tổ chức sản xuất Tuy nhiên, để có sản phẩm dưa leo an toàn trong cơ cấu sản xuất bền vững và để đáp ứng tam giác lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và người làm dịch vụ cần có các giải pháp đồng bộ từ tổ chức sản xuất đến phân phối.
Tình hình nghiên cứu và ứng dụng các quy trình sản xuất rau sạch ở trong nước và ở thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu về rau an toàn ở nước ta
Những nghiên cứu về rau an toàn được bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước Với những nội dung chính sau đây:
Nghiên cứu các nguyên nhân gây ô nhiễm tới môi trường canh tác và sản phẩm rau xanh Đó là các hóa chất dùng cho nông nghiệp (thuốc BVTV, phân khoáng) được các đề tài cấp Nhà nước KC.02.07 và KN.01.12 thực hiện giai đoạn 1991 - 1995 đề cập (Phạm Bình Quyền, 1996; Trần Khắc Thi, 1996) Đó là các vi sinh vật gây hại có trong nước tưới, trong phân hữu cơ, trong đất được nghiên cứu trong giai đoạn 1996 -
Tình trạng ô nhiễm đất đai ở Đồng bằng Sông Cửu Long biểu hiện qua nhiều vấn đề như ô nhiễm hữu cơ (Bùi Quang Xuân, 1998; Vũ Thị Đào, 1999; Phạm Xuân Tùng, 1999; Trần Khắc Thi, 2001), ô nhiễm kim loại nặng tồn dư trong đất và nước tưới (Phạm Bình Quyền, 1996; Vũ Thị Đào, Nguyễn Vĩnh Chân, 1997; Cheang Hong, 2003).
Nghiên cứu quy trình chung cho sản xuất rau an toàn và quy trình canh tác an toàn đối với một số loại rau Nội dung này được các viện nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và PTNT như Viện nghiên cứu rau quả, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Trung tâm khoai tây-rau-hoa Đà Lạt…thực hiện Trên cơ sở các nghiên cứu này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra quyết định số 67-1998/QĐ.BNN - KHCN về việc ban hành “Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn” để thực hiện chung trong cả nước Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội trên cơ sở các nghiên cứu của chương trình rau an toàn của thành phố đã ban hành 31 quy trình sản xuất an toàn cho các loại rau, trong đó có cây dưa leo
Nghiên cứu xây dựng mô hình và tổ chức triển khai chương trình rau an toàn tại một số địa phương
Thành phố Hà Nội dẫn đầu trong triển khai chương trình rau an toàn với sự hỗ trợ của các ngành khoa học-công nghệ, nông nghiệp và thương mại Từ 1996 đến 2001, thành phố đã đầu tư 9 tỷ đồng để nghiên cứu khoa học, quy hoạch vùng và xây dựng các mô hình sản xuất rau an toàn Hiện nay Hà Nội có 28 mô hình sản xuất rau an toàn với quy mô đa dạng, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến như IPM, sản xuất trong nhà lưới, nhà vòm, thủy canh và rau an toàn quanh năm Ngoài ra, các dự án quốc tế như "Rau hữu cơ", "Rau ngoại ô" và "Xây dựng và triển khai mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn" cũng đóng góp đáng kể vào chương trình phát triển rau an toàn tại Hà Nội.
Tỉnh Vĩnh Phúc có chương trình “Phát triển rau sạch cộng đồng” nằm trong chương trình IPM – NNS được triển khai theo quyết định số 179/QĐ ngày 1/2/1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nội dung cơ bản của chương trình là áp dụng các nguyên tắc IPM trên cây rau, thực hiện 5 điều cấm trong sản xuất, ứng dụng rộng rãi chế phẩm EM và các chế phẩm sinh học khác Tỉnh đã quy hoạch một vùng rau an toàn gồm 10 xã với diện tích 500 ha, 7.200 hộ dân, sản lượng 20.000 tấn/năm Theo Chi cục BVTV của tỉnh Vĩnh Phúc (2003), trong 5 năm (1997 - 2001), vùng rau quy hoạch đã sản xuất được khoảng 10.000 tấn rau an toàn cung cấp cho thị trường, trong đó 70
% tiêu thụ ngoài tỉnh Kết quả kiểm tra mẫu cho thấy 94,2 % mẫu có tồn dư lượng thuốc BVTV dưới ngưỡng (rau thường là 28,5 %), 76,5 % mẫu có NO3 (rau thường là 14,2 %) và 100 % không có nhiễm vi sinh vật gây hại
Việc tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh được giao cho Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn Tổng công ty này trên cơ sở các hợp đồng tiêu thụ đã tổ chức sản xuất theo quy trình an toàn và cung cấp hàng năm khoảng 430 - 550 tấn rau cho các siêu thị và cho xuất khẩu Hiện Thành phố đang xây dựng dự án phát triển rau an toàn với quy mô 6.000 ha/9.000 ha đất trồng
Các quy trình sản xuất dưa leo an toàn
Quy trình kỹ thuật sản xuất dưa leo an toàn (TCN 448 – 2001)
3.1.1 Những thành phần chính của quy trình a) Qui ủũnh chung
✔ Điều kiện sản xuất rau an toàn:
- Chọn đất không bị ô nhiễm, không chịu ảnh hưởng của chất thảy công nghiệp, bệnh viện và các nguồn ô nhiễm khác…
- Nguồn nước tưới là nước sạch: nước sông có dòng chảy luân chuyển không bị ô nhiễm hoặc nước giếng khoan sạch
- Không sử dụng phân chuồng tươi hoặc nước phân tươi để bón hoặc tưới
- Thu hoạch đảm bảo thời gian cách ly sao khi phun thuốc bảo vệ thực vật
✔ Dưa leo an toàn là dưa leo sạch, không bụi bẩn tạp chất, qủa không bị dập nát, hấp dẫn về hình thức, tươi, không có vết sâu bệnh Thu hoạch đúng độ chin khi đạt chất lượng cao
✔ Hàm lượng nitrat nhỏ hơn hoặc bằng 150 mg/kg sản phẩm tươi Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các kim loại nặng, vi sinh vật gây hại dưới ngưỡng cho phép theo Qui định tại phụ lục 1, 2, 3 ( kèm theo qui trình này.) b) Bón phân
Trồng dưa leo an toàn cần được bón phân N : P : K cân đối
Lượng phân bón cho 1 ha dưa leo như sau:
TT Loại phân bón Tổng số Bón lót Bón thúc lần
1 Phân chuồng hoại mục (tấn) 25 - 30 25 - 30
5 Vôi bột (kg) nếu pHKCl < 6,0 400 400
3.1.2 Những ưu và tồn tại của Quy trình kỹ thuật sản xuất dưa leo an toàn (TCN
Quy trình sản xuất dưa leo VietGAP (Việt Nam Thực hành nông nghiệp tốt) có ưu điểm là tạo ra sản phẩm dưa leo an toàn, chất lượng cao cho người sử dụng Tuy nhiên, quy trình này cũng còn tồn tại nhược điểm là yêu cầu khắt khe về đất, nước và điều kiện sản xuất, đòi hỏi người trồng dưa leo phải có trình độ chuyên môn cao, vốn đầu tư lớn, nên khó có thể áp dụng rộng rãi cho mọi người dân trồng dưa leo.
3.1.3 Phạm vi ứng dụng và khả năng mở rộng trong sản xuất của quy trình Đây là quy trình sản xuất dưa leo an toàn được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT thông qua và khuyển cáo ứng dụng cho các vùng chuyên canh rau trong cả nước Quy trình này được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu của một số
Viện nghiên cứu (Viện nghiên cứu Rau Qủa Hà Nội, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Trung tâm Rau hoa khoai tây Đà Lạt….)
Quy trình kỹ thuật sản xuất dưa leo an toàn (TCN 448-2001) ứng dụng thành công ở các vùng rau ven thành phố Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố lớn khu vực ven biển miền Trung Trên cơ sở của quy trình này nhiều địa phương đã xây dựng và cụ thể hoá nhiều biện pháp cách tác cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của vùng mình.
Quy trình kỹ thuật trồng dưa leo của Sở Nông nghiệp & PTNT thành phố Hồ Chí Minh ban hành năm 1998
3.2.1 Những thành phần chính của quy trình a) Những quy định chung:
✔ Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc đã cấm sử dụng trên rau (Monitor, Azodrin, Furadan….)
✔ Không được sử dụng phân giác tươi, phân hữu cơ chưa qua chế biến
✔ Dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng, nitrat, vi trùng gây bệnh cho người và gia súc trong trái dưa leo dưới mức cho phép b) Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha gồm phân chuồng hoai: 20 - 25 tấn, super lân: 200 kg, urê: 150 kg, KCl: 100 kg, bánh dầu: 500 kg
3.2.2 Những ưu và tồn tại a) Ưu điểm - Tạo được ra sản phẩm dưa leo có dư lượng thuốc trừ sâu, nitrat, kim loại nặng trong phạm vi cho phép, cho nên có thể đáp ứng được yêu cầu về khả năng an toàn cho người sử dụng
Dưa leo an toàn là loại cây trồng có thể được nhiều người dân áp dụng do không yêu cầu khắt khe về điều kiện đất đai Tuy nhiên, để sản xuất dưa leo an toàn, người trồng cần có kiến thức về biện pháp phòng trừ sâu bệnh sinh học và áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM.
3.2.3 Phạm vi ứng dụng và khả năng mở rộng trong sản xuất của quy trình
Quy trình kỹ thuật trồng dưa leo của Sở Nông nghiệp & PTNT được xây dựng dựa trên yêu cầu cấp thiết của vùng sản xuất rau ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh Quy trình được ban hành từ năm 1998 và hàng năm được xem xét bổ sung cho phù hợp với điều kiện thay đổi của địa phương Quy trình này đã áp dụng thành công cho các vùng chuyên canh rau ở các huyện Hóc Môn, Củ Chi và Bình Chánh.
Quy trình kỹ thuật trồng dưa leo của Sở Khoa học & Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa Học Kỹ Thuật nông nghiệp Miền Nam
3.3.1 Những thành phần chính của quy trình a) Bón phân Lượng phân bón cho 1 ha như sau: 160 N + 100 P2O5 + 160 K2O, tương đương với: Phân chuồng hoai mục - 10 tấn, super lân – 156 kg, urê - 175 kg, KCl – 145 kg
Bio Organic (8-4-4): 500 kg; Bio Organic (3-6-6): 500 kg; Bio Organic (5-5-5):
3.3.2 Những ưu và tồn tại a) Ưu điểm - Quy trình này dễ áp dụng, sử dụng phân khoáng kết hợp với phân hữu cơ sinh học, cho nên có thể đáp ứng được những yêu cầu về an toàn đối với người sử dụng
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc của quy trình phù hợp với kỹ thuật hiện hành mà người dân đang sử dụng, do đó rất dễ thực hiện b) Tồn tại Chưa có những quy định cụ thể về dư lượng thuốc BVTV, và dư lượng kim loại nặng có trong quả dưa Chỉ khuyến cáo sử dụng một loại phân bón hữu cơ sinh học Bio Organic, chưa có đề xuất thay thế nếu ở địa phương không có loại phân này
3.3.3 Phạm vi ứng dụng và khả năng mở rộng trong sản xuất của quy trình
Quy trình canh tác dưa leo do Sở Khoa học và Công nghệ và Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam xây dựng dựa trên một số tiến bộ mới trong phân bón và bảo vệ thực vật Tuy nhiên, quy trình này mới được xây dựng nên khả năng đánh giá và phạm vi ứng dụng còn chưa rộng Quy trình này có thể ứng dụng không chỉ cho
Quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn của nông dân hiện nay
3.4 Quy trình kỹ thuật trồng dưa leo an toàn của nông dân hiện nay 3.4.1 Những thành phần chính của quy trình a) Bón phân Lượng phân bón cho 1000 m 2 : 10 tấn phân chuồng + 435 N + 600
P2O5 + 200 K2O Trong đó bón lót: 100 % phân chuồng + 70 % P2O5 + 20 % K2O Bón thuùc goàm:
- Thúc đợt 1 (10 ngày sau gieo) 20 % N + 20 % K2O
- Thúc đợt 2 (20 ngày sau gieo) 30 % N + 20 % K2O
- Thúc đợt 3 (30 ngày sau gieo) 30 % N + 30 % P2O5 + 25 % K2O
- Thúc đợt 4 (40 - 45 ngày sau gieo) 20 % N + 10 % K2O
3.4.2 Những ưu và tồn tại a) Ưu điểm Kỹ thuật này được người dân tích luỹ trong quá trình sản xuất, gần gũi với tập quán canh tác của người dân, do đó người dân rất dễ ứng dụng trong sản xuaát b) Tồn tại Lượng phân bón quá cao có thể dẫn tới dư lượng nitrat trong quả cao hơn mức cho phép, không an toàn cho người sử dụng
3.4.3 Phạm vi ứng dụng và khả năng mở rộng trong sản xuất của quy trình
Quy trình canh tác dưa leo an toàn của người nông dân được xây dựng dựa trên thực tế sản xuất và khả năng tự có của họ Quy trình này chưa được đánh giá và phân tích toàn diện Khả năng mở rộng có hạn chế và khó chuyển giao cho các vùng chuyên canh rau ở tỉnh khác
Phần thứ hai VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu
Thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm được chúng tôi tiến hành từ 22 tháng 10 năm 2004 đến 25 tháng 1 naêm 2005.
ẹũa ủieồm thớ nghieọm
Thí nghiệm được đặt tại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh trên khu đất trại rau của Phòng nghiên cứu Cây thực phẩm, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam Đất thí nghiệm là loại đất phù sa cổ.
Vật liệu và điều kiện thí nghiệm
Công thức và vật liệu thí nghiệm
• Các công thức thí nghiệm là các quy trình kỹ thuật sau đây:
- Công thức 1: Quy trình của Bộ Nông nghiệp & PTNN (TCN 448-2001) sử dụng 25 tấn phân chuồng hoai mục, 250 kg urê, 400 kg supper lân và 200 kg KCl/ha Bón lót 1 lần và bón thúc 3 lần Mật độ 30.000 cây/ha, trồng hàng đôi, khoảng cách 0,7 x 0,5 m Không phủ bạt và không giăng lưới làm dàn
- Công thức 2: Quy trình của Sở Nông Nghiệp & PTNT thành phố Hồ Chí Minh (1998) sử dụng 25 tấn phân chuồng hoại mục, 150 kg urê, 200 kg supper lân, 100 kg KCl và 500 kg bánh dầu/ha bón lót 1 lần và bón thúc 3 lần Mật độ 15.000 cây/ha, trồng hàng đơn, khoảng cách 1,2 x 0,5 m Không phủ bạt, không giăng lưới làm dàn
- Công thức 3: Quy trình của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam sử dụng 10 tấn phân chuồng hoại mục, 175 kg urê, 155 kg supper lân, 140 kg KCl và 500 kg mỗi loại Bio Organic (8-4-4; 3-6-6; 5-5-5)/ha Bón lót 1 lần và bón thúc 4 lần Mật độ 15.000 cây/ha, trồng hàng đơn, khoảng cách 1,2 x 0,5 m Phủ bạt và giăng lưới làm dàn
- Công thức 4: Kỹ thuật trồng dưa leo an toàn của nông dân huyện Củ chi hiện nay sử dụng 10 tấn phân chuồng hoai mục, 435 kg urê, 600 kg supper lân, 200 kg KCl và 250 kg bánh dầu/ha Bón lót 1 lần và bón thúc 4 lần Mật độ 15.000 cây/ha, trồng hàng đơn, khoảng cách 1,2 x 0,5 m Phủ bạt và giăng lưới làm dàn
• Giống dùng cho thí nghiệm là TN 169 (F1) của công ty Trang Nông, thời gian từ gieo hạt đến khi bắt đầu thu hoạch từ 35 đến 36 ngày Giống này hiện trồng phổ biến ở khu vực Tp Hồ Chí Minh
• Các loại thuốc BVTV và cách sử dụng áp dụng chung cho toàn bộ thí nghiệm theo khuyến cáo của Quy trình kỹ thuật sản xuất dưa leo an toàn (TCN 448-2001)
Cụ thể: Phòng trừ sâu sử dụng Sherpa 25 EC 0,1 %, Oncol 20 EC 0,3 %, Oshin
20 WP Phòng trừ bệnh sử dụng Ridomil 72 WP, Mancozeb 80 BTN, Viben - C 50 BTN
• Vật liệu khác: Chà cắm (cây trúc nhỏ), lưới cước, bạt phủ Nylong màu xám bạc
Phương pháp thí nghiệm
Thieỏt keỏ thớ nghieọm
Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu RCBD - kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized Complete Bock Design), 4 nghiệm thức, 4 lặp, diện tích mỗi ô thí nghiệm
100 m 2 Các biện pháp kỹ thuật áp dụng (phân bón, chăm sóc, …) theo hướng dẫn của từng quy trình Các loại thuốc BVTV và cách sử dụng áp dụng chung cho toàn bộ thí nghiệm theo khuyến cáo của Quy trình kỹ thuật sản xuất dưa leo an toàn (TCN 448-2001)
Sơ đồ thí nghiệm
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau
Lặp I CT I CT II CT III CT 4 (st)
Lặp II CT II CT I CT IV (st) CT III
Lặp III CT I CT IV (st) CT III CT II
Lặp IV CT IV (st) CT III CT II CT I
- Ghi chú: st – lô đối chứng
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp lấy số liệu
6.3.1 Các chỉ tiêu theo dõi
- Năng suất cá thể (kg/cây)
- Naờng suaỏt toồng soỏ (taỏn/ha)
- Dư lượng NO3 – và một số kim loại nặng trong quả (mg/kg)
- Hiệu quả kinh tế Phương pháp tính hiệu quả kinh tế:
Lãi ròng = Tổng thu – Tổng chi
Tỷ suất lợi nhuận ròng: Lãi ròng/Tổng chi
6.3.2 Phương pháp lấy số liệu
Số quả trên cây (quả/cây): Số quả trên cây được tính bằng cách lấy ngẫu nhiên
3 điểm trong một ô Mỗi điểm là 1m chiều dài của hàng (gồm hai hàng/luống đối với công thức 1 và hai hàng/hai luống đối với 3 công thức còn lại), đếm tổng số quả và chia cho tổng số cây trong 3 điểm để tính số quả trên cây
Năng suất cá thể được tính bằng cách: chia tổng trọng lượng quả (kg) thu được trong oõ cho toồng soỏ caõy trong oõ thớ nghieọm
Năng suất tổng số được tính bằng cách: [năng suất của ô (kg/ô) x 10.000 m 2 ]/dieọn tớch oõ (m 2 )
Phương pháp lấy mẫu phân tích: sau bón phân 7 ngày tiến hành lấy mẫu quả phân tích Lấy ngẫu nhiên số quả có trong ô sao cho đủ 1 kg mẫu quả (theo yêu cầu cuûa cô quan phaân tích FCC), moãi quy trình laáy 1 maãu.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê sinh học MSTATC
Phần thứ ba KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
7 MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG DƯA LEO SỬ DỤNG
Kết quả thí nghiệm cho thấy giữa các quy trình có sự khác nhau về số ngày cho thu hoạch, mặc dù ngày gieo trồng và ngày bắt đầu cho thu hoạch là như nhau (Bảng 4.1) Điều này có thể là do thời kỳ và số lần bón phân của các quy trình đã ảnh hưởng tới sự cung cấp dinh dững cho cây, mặt khác CT I (công thức I) và CT II không phủ bạt nên lượng dinh dưỡng thất thoát do bốc hơi và bị rửa trôi nhiều hơn do đó không duy trì được lượng dinh dững lâu dài trong đất để cung cấp cho cây dẫn tới thời gian cho thu hoạch ngắn hơn so với các quy trình có phủ bạt
Số ngày từ khi gieo đến ra hoa, ra lá mầm, thu hoạch của dưa leo trồng theo quy trình canh tác nông dân dài hơn so với áp dụng biện pháp thâm canh hoặc cải tiến thâm canh Ngược lại, số ngày từ khi nảy mầm đến khi thu hoạch của dưa leo trồng theo quy trình canh tác thâm canh và cải tiến thâm canh bằng nhau và ngắn hơn số ngày của dưa leo trồng theo quy trình canh tác nông dân.
8 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC QUY TRÌNH CANH TÁC ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT
Kết quả so sánh các quy trình cho thấy, mặc dù trọng lượng trung bình qủa dưa leo không khác biệt trong xử lý thống kê, nhưng số quả trên cây đã tăng từ 19,50 (công thức I – CT I) đến 25,75 (CT III) dẫn tới năng suất cá thể tăng từ 3,36 kg/cây (CT I) đến 4,56 kg/cây (CT III) Năng suất quả thấp nhất ở CT II đạt 26,18 tấn/ha Năng suất cao nhất đạt đến 39,51 tấn/ha (CT I) Sự thay đổi này là do mật độ, liều Công thức Ngày gieo Từ gieo đến ra hoa
Từ gieo đến bắt đầu thu hoạch
CT IV (ẹC) 29/10/2004 30 37 27 lượng phân bón và số lần bón phân của các công thức khác nhau (Bảng 4.2 và Phụ luùc)
Bảng 4.2 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống dưa leo trồng theo các quy trình canh tác khác nhau tại huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh, 2004 – 2005 Công thức Trọng lượng quả
Năng suất cá thể (kg/caây)
Đánh giá về mức độ an toàn của các sản phẩm do các quy trình SX
Độ an toàn của sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là rau, được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu như cảm quan, hàm lượng nitrat, kim loại nặng (chì, asen) Do hạn chế về điều kiện, nghiên cứu này tập trung đánh giá 3 chỉ tiêu quan trọng: hàm lượng nitrat, chì (Pb) và asen (As).
Kết quả phân tích đã cho thấy các quy trình trong thí nghiệm đều đạt tiêu chuẩn an toàn về dư lượng kim loại nặng (As, Pd) và dư lượng nitrat tồn dư trong quả (ngưỡng cho phép đối với As 1,0 mg/kg (FAO) và nitrat 150 mg/kg (WHO) Nhưng bón nhiều đạm vào thời kỳ thu hoạch dẫn tới dư lượng nitrat trong qủa có xu hướng tăng Cụ thể CT IV (kinh nghiệm sản xuất dưa leo của nông dân) dư lượng nitrat 36 mg/kg trong khi đó CT I và CT II không phát hiện thấy có sự tồn dư (Bảng 4.3)
Bảng 4.3 thể hiện hàm lượng của một số kim loại nặng và nitrat trong quả dưa leo được trồng theo các quy trình canh tác khác nhau tại huyện Hốc Môn, thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2004 - 2005 Cụ thể, bảng này cung cấp thông tin về hàm lượng asen, hàm lượng chì và dư lượng nitrat trong quả dưa leo.
CT I 0,008 Không phát hiện Không phát hiện
CT II 0,012 Không phát hiện Không phát hiện
CT III 0,009 Không phát hiện 25
CT IV (Đ/C) 0,011 Không phát hiện 36
Ghi chú: Các mẫu được phân tích tại FCC (Công ty Giám định và khử trùng FCC)
CT I CT II CT III CT IV cong thuc nang suat NSCT NSTS
Hình 4.1 Năng suất cá thể (kg/cây) và năng suất tổng số (tấn/ha) của các công thức
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các quy trình kỹ thuật trồng dưa leo
Việc theo dõi và đánh giá hiệu quả kinh tế của một quy trình sản xuất là khó khăn và cần nhiều thời gian Chúng tôi xin trình bày chỉ tiêu này trong điều kiện trồng một vụ và trên một địa bàn Một số chỉ tiêu kinh tế được quy ước là ổn định trong suốt thời gian thí nghiệm Các chi phí phát sinh khác (công lao động, chăm sóc…) cũng được coi là ổn định
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính khả thi của từng quy trình kỹ thuật Kết quả thí nghiệm cho thấy các quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm đều mang lại lãi ròng cho người trồng từ 48,41 đến 71,00 triệu/ha tương đương với tỷ suất lợi nhuận ròng từ 1,34 đến 1,85 lần Trong đó CT III cho hiệu quả kinh tế cao nhất (đạt tỷ suất lợi nhuận ròng 1,87 lần), kế đến là CT IV đối chứng của người dân (1,74 lần)
Công thức I: Không phủ bạt và không giăng lưới cần nhiều công lao động cho việc vun xới, làm cỏ, buộc cây và tưới nước… hơn các công thức có phủ bạt và giăng lưới Ngoài ra CT I trồng với mật độ dày gấp 2 lần so với 3 công thức còn lại nên giá trị đầu vào cao (48,67 triệu/ha) trong khi 2 công thức có phủ bạt và giăng lưới giá trị đầu vào thấp hơn (36,33 và 38,31 triệu/ha), nhưng CT III lại cho lợi nhuận cao nhất 71,00 triệu/ha (Bảng 4.4)
Bảng 4.4 Hiệu quả kinh tế của dưa leo trồng theo các quy trình canh tác khác nhau tại huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh, 2004 – 2005 Công thức Tổng thu
Lãi ròng (triệu đồng/ha)
Tỷ suất lợi nhuận ròng (laàn)
Ghi chú: Giá dưa leo - 3.000 đồng/kg
Như vậy, nếu chỉ xét về mặt kinh tế các CT III và IV cho hiệu quả kinh tế cao nhất, tuy nhiên xét về khả năng ứng dụng phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân và khả năng mở rộng trong sản xuất, thì quy trình sản xuất của nông dân có nhiều khả năng hơn, do yếu tố kinh tế và yếu tố đơn giản trong khi thực hiện
Việc so sánh và đánh giá các quy trình sản xuất dưa leo an toàn đòi hỏi thời gian và một số chỉ tiêu khác Dựa vào sự tổng hợp nhiều chỉ tiêu theo dõi chúng ta mới có những nhận xét chính xác được
CT I CT II CT III CT IV
Cong thuc trieu/ha Tong thu Tong chi Lai rong
Hình 4.2 Hiệu quả kinh tế của các quy trình trồng dưa leo áp dụng trên vùng đất huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh 2004 – 2005
Tỷ suất lợi nhuận ròng của các công thức
CT I CT II CT III CT IV
Hình 4.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng của các quy trình trồng dưa leo áp dụng trên vùng đất huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh 2004 – 2005
Phần thứ tư KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Đề nghị
- Khuyến cáo người dân vùng chuyên canh rau khu vực thành phố Hồ chí Minh và vùng phụ cận nên ưu tiên áp dụng Công thức 3 trong sản xuất dưa leo an toàn
- Các quy trình khác đều có thể áp dụng được nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội của từng hội gia đình.