DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC THUẬT NGỮ BẰNGTIẾNG ANH Thuật ngữ bằng tiếng anh:- Cargo Insurance: Bảo hiểm hàng hóa- Partial Loss: Tổn thất bộ phận- Total Loss: Tổn thất toàn bộ- Act
TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Khái niệm bảo hiểm hàng hóa quốc tế
Bảo hiểm hàng hóa (Cargo insurance) là việc cam kết bồi thường, trong đó người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bị mất mát, hư hỏng do rủi ro gây ra (những rủi ro này được quy định trong hợp đồng bảo hiểm) Để được bảo hiểm, bạn phải trả một khoản phí gọi là phí bảo hiểm.
Không ai có thể đoán được trước những rủi ro, bảo hiểm hàng hóa sẽ giúp bảo vệ và giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro mang lại như hàng hóa bị hư hỏng, cháy nổ,bão lụt, gió lốc, hàng hóa bị đâm vào vật thể khác… Việc mua bảo hiểm hàng hóa phải được thực hiện trước khi có những rủi ro xảy ra, có thể là trước khi hàng hóa được vận chuyển Trên thực tế, bảo hiểm không thể ngăn chặn xảy ra các rủi ro mà chỉ có thể giảm thiểu các tổn thất khi có sự cố xảy ra.
Tác dụng của việc mua bảo hiểm chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu
Bảo hiểm chuyên chở xuất nhập khẩu là một loại bảo hiểm được thiết kế để bảo vệ các hàng hoá và tài sản trong quá trình vận chuyển đến đích của nó Dưới đây là một số tác dụng của bảo hiểm chuyên chở xuất nhập khẩu:
1 Bảo vệ tài sản: Bảo hiểm chuyên chở xuất nhập khẩu bảo vệ các tài sản và hàng hoá của bạn khỏi các rủi ro trong quá trình vận chuyển như tai nạn giao thông, thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp, mất mát hoặc thiệt hại khác.
2 Tăng tính tin cậy của đối tác: Việc mua bảo hiểm chuyên chở xuất nhập khẩu giúp tăng tính tin cậy của bạn với đối tác trong việc vận chuyển hàng hoá Điều này có thể giúp bạn dễ dàng ký kết các hợp đồng và tăng cơ hội kinh doanh.
3 Giảm rủi ro tài chính: Bảo hiểm chuyên chở xuất nhập khẩu giúp giảm rủi ro tài chính cho bạn Nếu hàng hoá của bạn bị mất mát hoặc bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, bạn sẽ được bồi thường theo giá trị thực của hàng hoá đó.
4 Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật: Bảo hiểm chuyên chở xuất nhập khẩu có thể giúp bạn đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình vận chuyển hàng hoá Việc tuân thủ các quy định này có thể giúp bạn tránh bị phạt và giảm thiểu rủi ro về pháp lý.
Tóm lại, bảo hiểm chuyên chở xuất nhập khẩu là một công cụ quan trọng để bảo vệ các hàng hoá và tài sản trong quá trình vận chuyển Việc mua bảo hiểm này có thể giúp bạn tăng tính tin cậy của đối tác, giảm rủi ro tài chính và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.
Điều kiện bảo hiểm chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường biển
3.1 Các khái niệm liên quan đến tổn thất
Tổn thất là những hư hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro được bảo hiểm gây nên Khi xảy ra các vấn đề tổn thất, hàng hóa bị hư hỏng, đổ vỡ, thiết hụt, trong quá trình vận chuyển, là những thiệt hại, hư hỏng của hàng hóa được bảo hiểm do rủi ro gây ra do đó doanh nghiệp cần phải khiếu nại bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
3.1.2.1 Căn cứ vào qui m漃Ȁ, mức độ tổn thất có thể chia ra tổn thất bộ phận và tổn thất toàn bộ. a Tổn thất bộ phận (Partial Loss):
Là một bộ phận hàng hóa – đối tượng được bảo hiểm – bị hư hỏng, mất mát. Thường tồn tại 4 trường hợp:
- Giảm về số lượng như: số bao, số kiện bị giao thiếu hay hàng hóa bị cuốn trôi.
- Giảm về trọng lượng như gạo hay bắp bị rơi vãi.
- Giảm về giá trị sử dụng như gạo bị ẩm mốc, lên men.
- Giảm về thể tích như xăng, dầu bị rò, rỉ. b Tổn thất toàn bộ (Total Loss):
Là toàn phần hàng hóa – đối tượng được bảo hiểm – bị hư hỏng, mất mát toàn bộ hoặc được xem như toàn bộ
Trong đó, tổn thất toàn bộ có 2 loại:
+ Tổn thất toàn bộ thực tế (Actual Total Loss):
Là toàn bộ hàng hóa – đối tượng được bảo hiểm – bị hư hỏng hoặc mất toàn bộ. Chỉ có "tổn thất toàn bộ thực tế" trong 4 trường hợp sau:
- Hàng hoá bị hu礃ऀ hoại hoàn toàn (tàu bị tai nạn, hàng bị rớt xuống biển, không lấy lại được).
- Hàng hoá bị tước đoạt không lấy lại được (do cướp biển)
- Hàng hoá không còn là vật thể bảo hiểm (hàng hóa đã mất đi giá trị thương mại hoặc công dụng của nó như gạo bị ẩm mốc).
- Hàng hoá ở trên tàu mà tàu được tuyên bố mất tích (một tàu được tuyên bố là mất tích trong một khoảng thời gian nào đó và không nhận được tin tức).
+ Tổn thất toàn bộ ước tính (Constructive Total Loss):
Hư hỏng bộ phận là tình trạng hàng hóa bị mất mát, hư hỏng hoặc thiệt hại không hoàn toàn, nhưng có khả năng trở nên toàn bộ trong tương lai hoặc không hoàn toàn nhưng chủ sở hữu phải bỏ ra chi phí lớn hơn giá trị hàng hóa để phục hồi tình trạng ban đầu.
Tuy nhiên, muốn được coi là tổn thất toàn bộ ước tính thì người chủ hàng phải có hành động từ bỏ hàng Từ bỏ hàng là một hành động của người được bảo hiểm từ bỏ mọi quyền lợi của mình đối với hàng hóa cho người bảo hiểm trong trường hợp Tổn thất toàn bộ ước tính để được bồi thường toàn bộ
Nguyên tắc từ bỏ hàng là:
- Việc từ bỏ hàng phải được lập dưới dạng văn bản
- Việc từ bỏ phải đảm bảo vô điều kiện và hợp lý.
- Người chủ hàng đã từ bỏ hàng rồi không được rút lui
- Người bảo hiểm có thể từ chối không chấp nhận từ bỏ hàng.
- Sự im lặng của người bảo hiểm không được coi là chấp nhận hay từ chối từ bỏ hàng
3.1.2.2 Căn cứ vào quyền lợi bảo hiểm chia làm hai loại tổn thất là tổn thất chung và tổn thất riêng. a Tổn thất riêng (Particular Average):
Tổn thất riêng là những thiệt hại, mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa đối tượng được bảo hiểm - một cách bất ngờ, ngẫu nhiên Loại tổn thất riêng chỉ liên quan đến quyền lợi một hoặc một vài chủ hàng có hàng trên tàu trong quá trình chuyên chở hàng hóa Rủi ro gây ra tổn thất riêng xảy ra đối với chủ hàng nào, thì người đó phải chịu Nếu chủ hàng đã mua bảo hiểm, thì người bảo hiểm sẽ bởi thường tổn thất thực tế sau khi thực hiện giám định.
Trong tổn thất riêng, ngoài thiệt hại vật chất, còn phát sinh các chi phí liên quan đến tổn thất riêng nhằm hạn chế những hư hại khi tổn thất xảy ra, gọi là tổn thất chi phí riêng.
Tổn thất chi phí riêng là những chi phí bảo quản hàng hoá để giảm bớt hư hại hoặc để khỏi hư hại thêm, bao gồm chi phí xếp, dỡ, gửi hàng, đóng gói lại, thay thế bao bì ở bến khởi hành và dọc đường.
Có tổn thất chi phí riêng sẽ làm hạn chế và giảm bớt tổn thất riêng.Tổn thất riêng có thể là tổn thất bộ phận hoặc tổn thất toàn bộ.
Nếu tổn thất riêng thuộc trách nhiệm người bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi thường cho những tổn thất riêng này, đồng thời phải chi trả những chi phí có liên quan Những chi phí này bao gồm: chi phí xếp dỡ, gửi hàng, phân loại hàng hóa, thay thế bao bì đối với những lô hàng bị tổn thất Những chi phí tổn thất riêng này nhằm hạn chế và giảm bớt tổn thất riêng. b Tổn thất chung (General Average):
Là những thiệt hại xảy ra do những chi phí hoặc hi sinh đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu, hàng hóa và cước phí trong một hành trình chung trên biển khỏi sự nguy hiểm chung đối với chúng Để một tổn thất được coi là tổn thất chung thì phải có 6 điều kiện sau đây:
-Phải là một hành vi chủ tâm và từ nguyện của con người
-Phải để tránh một tai họa thực sự chứ không phải là một tai họa dự đoán.
-Phải là một hành động nhằm bảo vệ chung cho tàu và hàng
-Phải có tính chất khác thường là những tổn thất do chủ tâm.
-Phải do hành vi tổn thất chung trực tiếp gây ra hoặc do các hậu quả hợp hành vi tổn thất chung.
Tổn thất chung bao gồm hai bộ phận chủ yếu: hi sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung:
+ Hi sinh tổn thất chung:
Hi sinh tổn thất chung là những thiệt hại hoặc chi phí do hậu quả trực tiếp của một hành động tổn thất chung.
* Hi sinh tổn thất chung phải thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau:
- Tài sản hi sinh tổn thất chung phải mang tính cố ý (cố ý gay ra tổn thất nhưng vẫn được bảo hiểm).
- Hậu quả phải vì sự an toàn chung của các quyền lợi trên tàu.
- Hi sinh tổn thất chung phải trong trạng thái cấp bách.
Chi phí tổn thất chung là những chi phí phải trả cho người thứ ba trong việc cứu tàu và hàng thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tục hành trình.Chi phí tổn thất chung bao gồm chi phí cứu nạn; chi phí làm nổi tàu, chi phí thuê k攃Āo, lai, dắt tàu khi bị nạn; chi phí tại cảng lánh nạn như: chi phí ra vào cảng, chi phí xếp dỡ, nhiên liệu
Vì an toàn chung hoặc để sửa chữa tạm thời; chi phí tái xếp hàng, lưu kho hàng hoá; tiền lương cho thuyền trưởng, thuyền viên; lương thực,thực phẩm, nhiên liệu tiêu thụ tại cảng lánh nạn.
Các hi sinh cụ thể như:
- Vứt bỏ một số hàng xuống biển để làm nhẹ tàu, giúp tàu nổi lên.
- Gia tăng sức máy quá mức để qua cơn bão hoặc ra khỏi nơi mắc cạn.
- Tưới mước vào một hay nhiều hầm tàu để dập tắt ngọn lửa.
- Kêu tàu k攃Āo trợ giúp để đưa tàu ra khỏi nơi mắc cạn hoặc k攃Āo tàu về nơi an toàn.
- Gh攃Ā vào bến cảng để ẩn nấp hay để sửa chữa hay xếp lại hàng hóa bị xô đẩy…
Khi hai yếu tố trên hội đủ, thuyền trưởng có thể tuyên bố tổn thất chung.
3.2 Các điều kiện hàng hóa của Hiệp hội bảo hiểm London ban hành năm
1912 và sửa đổi năm 1963 gồm 3 điều kiện bảo hiểm chủ yếu (Institute cargo clauses -ICC):
3.2.1 Kh漃Ȁng bảo hiểm tổn thất riêng (Free from Particular Average)
FPA (Free of Particular Average) là mức bảo hiểm hàng hải cơ bản nhất, trong đó người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về tổn thất riêng lẻ trừ khi tàu gặp nạn, đắm hoặc cháy Tuy nhiên, họ vẫn chịu trách nhiệm về chi phí cứu hộ và trục vớt, thiệt hại cho bao bì hàng hóa và các khoản thiệt hại khác do thiên tai như vỡ sóng hoặc gió lớn.
- Trị giá của một hoặc nhiều kiện hàng bị mất toàn bộ trong khi xếp hàng, chuyển tải hoặc dỡ hàng.
- Mất hoặc hư hỏng hàng được quy là hợp lý là do cháy nổ, đâm va tàu hoặc tàu chở hàng va chạm phải ngại vật trừ nước.
- Mất hoặc hư hỏng hàng được quy là hợp lý do dỡ hàng ở cảng lánh nạn.
- Chi phí cứu hộ và chi phí riêng.
- Tổn thất toàn bộ (cả tổn thất toàn bộ thực tế và ước tính)
3.2.2 Bảo hiểm tổn thất riêng (With particular average):
Theo điều kiện này, người bảo hiểm đảm bảo tất cả tổn thất hay tổn hại hàng hóa như điều kiện FPA, ngoài ra còn bao gồm tổn thất riêng nhưng phải có tính chất bất ngờ (chủ yếu là do heavy weather) trong những trường hợp số tổn thất đạt tới t礃ऀ lệ quy định trong đơn bảo hiểm.
3.2.3 Bảo hiểm mọi rủi ro (All risks): Được dùng để bảo hiểm mọi rủi ro có tính chất bất ngờ trong quá trình chuyên chở Điều này yêu cầu người được bảo hiểm phải chứng minh được rủi ro đó có tính chất bất ngờ, ngẫu nhiên trong thời gian bảo hiểm
Ngoài ba điều kiện chủ yếu trên đây, còn một số điều kiện bảo hiểm:
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
Khái niệm
Hợp đồng bảo hiểm là một văn bản pháp lý do người bảo hiểm (Insurer) và người được bảo hiểm (the Insured) ký kết, trong đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro được bảo hiểm gây ra còn người được bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm (Premium).
Hợp đồng bảo hiểm chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu là một hợp đồng hội đủ các tính chất như sau:
Là một hợp đồng bồi thường (Contract of Indemnity) vì khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm.
Là một hợp đồng của lòng trung thực (Contract of good faith) vì người mua bảo hiểm phải khai báo trung thực không có ý đồ xấu làm hại người bảo hiểm,ngược lại người bảo hiểm có nhiệm vụ đảm bảo bồi thường đúng mức.
Phân loại hợp đồng bảo hiểm chuyên chở hàng hóa XNK
2.1 Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy):
Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng trong quá trình vận tải trên một quãng đường nhất định được ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong phạm vi một chuyến, theo điều khoản từ “kho đến kho”
Hợp đồng bảo hiểm chuyến thường áp dụng trong trường hợp số lượng hàng ít, chuyên chở một lượt, một chuyến.
Hợp đồng bảo hiểm chuyến thường được biểu thị dưới dạng Đơn bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm do bên bảo hiểm cấp Đơn bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm chuyến đầy đủ, gồm mặt trước và mặt sau Mặt trước liệt kê thông tin về hàng hóa, tàu và hành trình, trong khi mặt sau trình bày các điều khoản và điều lệ bảo hiểm của công ty bảo hiểm.
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm chuyến:
- Ngày cấp đơn bảo hiểm và nơi kí kết hợp đồng bảo hiểm.
- Tên, địa chỉ, số tài khoản của người bảo hiểm và người được bảo hiểm
- Tên hàng hóa được bảo hiểm, bao bì, số lượng, chủng loại, …
- Tên tàu, số hiệu, cờ, dung tích của tàu vận chuyển, …
- Cảng đi, cảng đến, cảng trung chuyển (chuyển tải).
- Giám định viên và phương thức bồi thường
2.2 Hợp dồng bảo hiểm bao:
Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm mà công ty bảo hiểm sẽ thực hiện bảo hiểm cho một loạt chuyến hàng kinh doanh xuất khẩu hoặc nhập khẩu của 1 công ty xuất nhập khẩu Hợp đồng bảo hiểm bao áp dụng trong trường hợp số lượng hàng hóa vận chuyển lớn, được vận chuyển nhiều chuyến, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).
Hợp đồng bảo hiểm bao có thể được chia ra làm 2 loại: a Hợp đồng bảo hiểm thả nổi (Floating policy):
Là loại hợp đồng mà người bảo hiểm phải dự kiến trước một số tiền nhất định đủ để bảo hiểm một vài lô hàng sẽ đưa ra vận chuyển Trước mỗi lần gởi 1 lô hàng cụ thể (trong tổng số hàng dự kiến), người mua bảo hiểm phải thông báo cho người bảo hiểm:
Những chi tiết về hàng hóa theo hợp đồng bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm của từng lô hàng sẽ được khấu trừ dần vào tổng số chung của giá trị hợp đồng bảo hiểm và công ty bảo hiểm phải phát hành ngay giấy chứng nhận bảo hiểm để đưa vào bộ chứng từ gởi hàng Sau mỗi lần gởi 1 lô hàng cụ thể thì tiến hành quyết toán cho lô hàng đó Floating policy cũng xác định giới hạn giá trị bảo hiểm cho mỗi lần gởi hàng b Hợp đồng bảo hiểm bao nhiều chuyến (Open policy):
Là hợp đồng bảo hiểm nhiều chuyến hàng trong một thời gian nhất định Người bảo hiểm nhận bảo hiểm toàn bộ hàng hóa của người được bảo hiểm Giá trị của mỗi lô hàng cũng có giới hạn nhất định Khác với hợp đồng bảo hiểm thả nổi, hợp đồng bảo hiểm bao nhiều chuyến không đưa ra dự kiến tổng số tiền mà chỉ ấn định thời hạn trong đó việc bảo hiểm hàng hóa sẽ được thực hiện
Trong hợp đồng bảo hiểm bao, thông thường các bên thỏa thuận những quy định chung có tính nguyên tắc như:
Loại phương tiện vận chuyển
Các yêu cầu bảo hiểm
Cách tính giá trị bảo hiểm
Phương pháp thanh toán phí bảo hiểm
Cấp chứng từ bảo hiểm
Thủ tục khiếu nại bồi thường
Trong hợp đồng phải có ba điều kiện cơ bản sau:
- Điều kiện xếp hạng tàu được thuê chuyên chở hàng hoá được bảo hiểm
- Điều kiện về giá trị bảo hiểm
- Điều kiện về quan hệ trên tinh thần thiên chí:
Người được bảo hiểm có nhiều thuận lợi khi sử dụng hợp đồng bảo hiểm bao:
- Trước hết họ được hưởng bảo hiểm một cách tự động và nếu vô ý bỏ qua một chuyến hàng không thông báo cho bảo hiểm thì sự việc đó vẫn không làm cho bảo hiểm vô hiệu - Người được bảo hiểm biết trước mức phí bảo hiểm phải trả, do vậy, biết chắc về chi phí bảo hiểm, nên họ chủ động hơn trong công việc
- Hệ thống bảo hiểm bao cho ph攃Āp người bảo hiểm quản lí công việc của họ hữu hiệu hơn Thông thường người được bảo hiểm sẽ trả phí bảo hiểm theo định kì
- Cuối cùng hệ thống bảo hiểm bao tạo nên mối quan hệ kinh doanh tốt giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
2.3 Nội dung của hợp đồng bảo hiểm chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu:
- Tên người được bảo hiểm
- Tên hàng hóa cần được bảo hiểm
- Loại bao bì, qui cách đóng gói và ký mã hiệu của hàng hóa cần được bảo hiểm
- Trọng lượng hay số lượng của hàng hóa cần được bảo hiểm
- Tên tàu biển hay loại phương tiện vận chuyển
- Các thức xếp hàng được bảo hiểm xuống tàu như trong hầm hay trên boong
- Nơi bắt đầu vận chuyển, nơi chuyển tải và nơi cuối cùng nhận hàng hóa được bảo hiểm
- Ngày tháng phương tiện vận chuyển bắt đầu rời bến
- Giá trị hàng hóa được bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
- Nơi thanh tóan bồi thường
- Địa điểm và ngày tháng ký hợp đồng
- Tên công ty bảo hiểm và chữ ký của người phụ trách
- Hợp đồng bảo hiểm được ký kết khi công ty bảo hiểm có chấp thuận bằng văn bản cấp cho người được bảo hiểm như cấp cho người được bảo hiểm đơn bảo hiểm (Insurance policy).
- Trường hợp đã ký hợp đồng bảo hiểm rồi mà một trong những chi tiết nêu trên còn thiếu (trừ giá trị được bảo hiểm, tên hàng hóa được bảo hiểm), hoặc người mua bảo hiểm x攃Āt thấy cần bổ sung hay sửa đổi các chi tiết bảo hiểm thì người mua bảo hiểm phải báo ngay cho công ty bảo hiểm để công ty làm giấy sửa đổi bổ sung (Endorsement) kịp thời Giấy sửa đổi bổ sung (Endorsement) là một bộ phận không thể tách rời hợp đồng bảo hiểm Những vấn đề nêu trong giấy sửa đổi bổ sung có giá trị bổ sung hay phủ quyết những vấn đề tương ứng đã ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu người mua bảo hiểm cần bổ sung thêm các rủi ro để bảo đảm an toàn cho hàng hóa thì những rủi ro bổ sung thêm đó chỉ được bổ sung trước khi có sự cố xảy ra.
- Ngoài ra, người có nhu cầu bảo hiểm phải báo cho người bảo hiểm biết những tình huống quan trọng khác mà họ biết để giúp cho người bảo hiểm phán đoán được các rủi ro
- Người bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm nếu phí bảo hiểm không được thanh toán đúng thời hạn qui định.
KĨ THUẬT MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Đối với người mua hàng (Nhập khẩu)
Chỉ mua bảo hiểm trong trường hợp nhập khẩu theo điều kiện thương mại nhóm
E, F và nhóm C (trừ CIF và CIP)
Khi đi mua bảo hiểm, cần thực hiện theo trình tự sau:
- Nghiên cứu điều kiện bảo hiểm cần mua (A; B; C) Lựa chọn điều kiện bảo hiểm phụ thuộc vào tính chất của hàng hóa, tuyến đường vận chuyển thường gặp loại rủi ro nào? Thời tiết, khí hậu (thay đổi theo mùa) ở thời điểm vận chuyển hàng hóa; dự kiến loại tàu cần thuê
- Đến công ty bảo hiểm làm giấy yêu cầu được bảo hiểm cho hàng hóa chuyên chở (theo mẫu) và ký hợp đồng bảo hiểm bằng văn bản.
Do người mua có thể không nắm được thông tin như tên và quốc tịch của tàu chở hàng, đặc điểm của tàu, số lượng và giá trị hàng thực giao, ETA, ETD, nên để đảm bảo kịp thời ký hợp đồng bảo hiểm, người mua cần chủ động thực hiện các quy trình cần thiết để có thể cung cấp thông tin chính xác cho bên bảo hiểm.
+ Đề nghị người bán gởi gấp các thông tin trước khi tàu rời cảng bốc hàng: thông tin về thuê tàu, về kết quả giao hàng để ký hợp đồng bảo hiểm.
Thỏa thuận với công ty bảo hiểm để ký thêm hình thức Đơn bảo hiểm “Thông báo bổ sung sau” có giá trị như một đơn bảo hiểm kèm theo đơn bảo hiểm ban đầu Các đơn bảo hiểm này là cơ sở để khách hàng khiếu nại, yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại khi có rủi ro xảy ra.
* Thanh toán phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm và nhận đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
(Hình 1: Đơn bảo hiểm hàng hóa)
(Hình 2: Giấy chứng nhận bảo hiểm)
Khi nhận hàng, cần đối chiếu số lượng, chất lượng hàng thực tế với hợp đồng vận chuyển và mua bán ngoại thương Lưu giữ giấy chứng nhận kiểm đếm, biên bản kết toán giao nhận hàng với chủ tàu và biên bản hàng hóa hư hỏng (nếu có) Trong trường hợp số lượng hàng nhập khác với hợp đồng mua bán nhưng trùng hợp đồng vận chuyển, người mua có quyền khiếu nại với người bán Nếu hàng hóa nhận được không đúng theo vận tải đơn, người mua dựa vào biên bản để khiếu nại với chủ phương tiện vận chuyển Ngoài ra, tùy theo phương thức giá mua hàng (CF, FOB, CIF), người mua có trách nhiệm mua bảo hiểm, thuê tàu hoặc nhận chứng từ bảo hiểm đã chuyển nhượng từ người bán.
Đối với người bán (Xuất khẩu)
Lưu ý khi mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Người xuất khẩu chỉ mua bảo hiểm trong trường hợp bán theo điều kiện cơ sở giao hàng CIF, CIP và điều kiện của nhóm D.
– Nghiên cứu kỹ hợp đồng ngoại thương và nội dung của L/C (nếu thanh toán bằng L/C) để nắm vứng : loại tàu cần thuê, điều kiện (A, B, C) và giá trị bảo hiểm cần mua, nơi khiếu nại đòi bồi thường học kế toán doanh nghiệp
– Thuê tàu thích hợp, thực hiện giao hàng để lấy vận đơn.
– Đến công ty bảo hiểm lập Giấy yêu cầu bảo hiểm cho hàng hóa chuyên chở – Nộp phí bảo hiểm khóa học xuất nhập khẩu tại tphcm
– Gửi cho người bán các chứng từ bảo hiểm (khi bán theo điều kiện CIF hoặc CIP)
Chú ý: Nếu x攃Āt theo trách nhiệm Incoterm và điều khoản bắt buộc (gồm CIF và
CIP) thì người mua bảo hiểm hàng hóa sẽ là người xuất khẩu, người thụ hưởng sẽ là người nhập khẩu Ngoài ra, việc mua bảo hiểm là hoàn toàn tự nguyện giữa hai bên, vì vậy người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu hoàn có thể mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
(Hình 3: Giấy chứng nhận bảo hiểm cho hàng hóa chuyên chở)
Những vấn đề cơ bản cần nắm khi mua bảo hiểm cho hàng hóa XNK
Là trị giá của tài sản và các chi phí hợp lý khác có liên quan như phí bảo hiểm, cước phí vận tải, lãi dự tính.
Trị giá bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện CIF hoặc CIP sẽ được tính bằng trị giá hàng hóa tính theo CIF hoặc CIP cộng thêm 10% lời dự tính.
+ Nếu kinh doanh theo điều kiện CIF: V = 110% CIF
+ Nếu kinh doanh theo điều kiện CIP: V = 110% CIP
Trong đó: CIF = C + I + F mà (I = R*CIF)
Các ký hiệu: V: trị giá bảo hiểm
F: cước phí vận tải C: giá trị FOB của hàng hóa R: t礃ऀ lệ phí bảo hiểm a: t礃ऀ lệ lời % dự tính (theo tập quán quốc tế a= 10%)
3.2 Tỷ lệ phí bao hiểm – R (Rate of Premium): Đây là chỉ số % dùng để tính phí bảo hiểm (thường do các công ty bảo hiểm công bố), không có 1 t礃ऀ lệ nhất định mà phải phụ thuộc vào các yếu tố sau để xác đinh:
- Biểu phí theo điều kiện B, C
- Biểu phí cơ sở gốc: Điều kiện A, FCL, đường biển, từ càng đến cảng, theo từng mặt hàng.
+ Từ biểu phí gốc có thể điểu chỉnh:
Phụ phí rủi ro đình công
Các khoản phí bảo hiểm bổ sung có thể bao gồm bảo hiểm từ kho đến kho, từ cảng đến kho, từ kho đến cảng; mở rộng phạm vi rủi ro chuyển tải; vận chuyển đa phương thức; mở rộng rủi ro rơi, vỡ trong quá trình vận chuyển 2 đầu.
Áp dụng cho nhiều loại hàng hóa khác nhau bao gồm nông sản, thực phẩm, thiết bị điện tử, rau quả đông lạnh, khoáng sản, vật liệu xây dựng, sắt thép, nhiên liệu, xăng dầu, hóa chất, sản phẩm da giày, dệt may, lâm sản, mây tre, thủ công mỹ nghệ, máy móc thiết bị, và các hàng hóa khác.
Là một khoản tiền mà người mua phải trả cho công ty bảo hiểm để được bồi thường khi có xảy ra rủi ro xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Phí bảo hiểm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được tính toán trên cơ sở t礃ऀ lệ phí bảo hiểm và phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm hay giá trị bảo hiểm
Cụ thể: Đối với hàng nhập khẩu: I = CIF * R
Trường hợp tàu già: I = CIF * R’
Trong đó: R1: t礃ऀ lệ phụ phí
R2: t礃ऀ lệ tàu già Đối với hàng xuất khẩu: I = (CIF + 10%CIF) * R
THỦ TỤC KHIẾU NẠI ĐÒI BỒI THƯỜNG
Giám định tổn thất
Khi xảy ra các vấn đề tổn thất, hàng hóa bị hư hỏng, đổ vỡ, thiết hụt, trong quá trình vận chuyển, doanh nghiệp cần phải khiếu nại bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
Khiếu nại là sự thỉnh cầu hay yêu cầu người bảo hiểm bồi thường trên cơ sở những chứng cứ do người được bảo hiểm đưa ra Hồ sơ khiếu nại để đòi người bảo hiểm bồi thường gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau nhưng phải chứng minh được:
- Người khiếu nại có lợi ích bảo hiểm;
- Hàng hoá đã được bảo hiểm;
- Tổn thất thuộc một rủi ro được bảo hiểm;
- Thực hiện nguyên tắc thế quyền để người bảo hiểm có thể đòi được người thứ ba bồi thường.
Khiếu nại yêu cầu xác định mức độ tổn thất để đòi bồi thường hợp lý Giám định tổn thất nhằm định lượng mức độ thiệt hại của hàng hóa, là căn cứ xác định mức bồi thường trong khiếu nại.
- Là việc làm của các chuyên gia giám định của người bảo hiểm hoặc của công ty giám định được người bảo hiểm u礃ऀ quyền, nhằm xác định tính chất, nguyên nhân, mức độ và trách nhiệm đối với tổn thất xảy ra làm cơ sở cho việc bồi thường
- Cơ quan giám định phải là cơ quan được quy định trong hợp đồng bảo hiểm
- Được tiến hành khi hàng hoá bị hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất… ở cảng đến (không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu) hoặc cảng dọc đường và do người được bảo hiểm yêu cầu.
Khi nhận được yêu cầu giám định, đối với tổn thất dễ thấy phải triển khai giám định ngay trước hoặc trong lúc dỡ hàng Trong trường hợp tổn thất khó nhận thấy, giám định cần được tiến hành trong thời hạn cho phép lập bản ghi chép thương vong (Log Reporting).
- Những trường hợp tổn thất do tàu bị đắm, hàng mất, giao thiếu hàng hoặc không giao hàng không cần phải giám định
- Sau khi giám định, người giám định sẽ cấp chứng thư giám định dưới dạng:Biên bản giám định hoặc Giấy chứng nhận giám định
Thời hạn khiếu nại
Thời hạn khiếu nại người bảo hiểm là 2 năm theo ICC 1982 và QTC 1990 (Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển 09/08/1990) kể từ ngày có tổn thất hoặc phát hiện tổn thất.
- Bộ hồ sơ khiếu nại phải gửi đến công ty bảo hiểm trong vòng 9 tháng kể từ ngày có tổn thất hoặc phát hiện tổn thất
Bồi thường tổn thất
- Nguyên tắc tính toán tiền bồi thường tổn thất tại các công ty bảo hiểm Việt nam:
+ Bồi thường bằng tiền chứ không bằng hiện vật; nếu không có thoả thuận nào khác thì nộp phí bảo hiểm bằng đồng tiền nào được bồi thường bằng đồng tiền đó
+ Về nguyên tắc, trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm nhưng khi cộng thêm các chi phí hợp lý khác (chi phí cứu hộ, chi phí giám định, chi phí đánh giá và bán lại hàng hoá tổn thất, chi phí đòi người thứ 3 bồi thường, tiền đóng góp tổn thất chung) làm số tiền bồi thường vượt quá số tiền bảo hiểm thì công ty bảo hiểm vẫn phải bồi thường
+ Khi thanh toán tiền bồi thường, người bảo hiểm có thể khấu trừ những khoản thu nhập của người được bảo hiểm trong việc bán hàng và đòi bồi thường từ người thứ ba
Các trường hợp hàng hóa bị tổn thất
a Hàng hóa bị tổn thất riêng:
- Khi phát hiện hàng hóa bị tổn thất phải thông báo yêu cầu cho bên Bảo Hiểm giám định ngay bằng cách gửi giấy yêu cầu giám định (theo mẫu) nhưng không chậm quá 60 ngày kể từ khi hàng được bốc dỡ khỏi tàu biển tại cảng có ghi tên trên đơn hoặc giấy chứng nhận Bảo Hiểm.
- Gửi ngay thư khiếu nại (hoặc bảo lưu quyền khiếu nại) đối với người chuyên chở hoặc chính quyền cảng về tổn thất do họ gây ra. b Nghi ngờ hàng hóa tổn thất:
- Gửi ngay thư dự kháng trong vòng 3 ngày kể từ khi lô hàng được dỡ khỏi tàu, do thuyền trưởng tàu liên quan đến tổn thất đó.
- Yêu cầu và tổ chức giám định đối tịch (chủ hàng, bảo hiểm, tàu) ngay trong thời gian nói trên. c Tổn thất chung:
- Ký các văn bản liên quan đến tổn thất chung theo yêu cầu của chủ tàu, thông báo cho bên Bảo Hiểm để làm thủ tục bảo lãnh hoặc ký quỹ tổn thất chung.
Lưu ý: Đối với các tổn thất dưới USD200 hoặc tiền khác tương đương, nếu đã có đầy đủ chứng từ xác nhận tình trạng tổn thất do người chuyên chở hoặc người thứ ba gây ra thì không cần phải yêu cầu giám định. d Hàng hóa bị tổn thất toàn bộ:
- Thông báo ngay cho bên Bảo Hiểm biết mọi tin tức đã thu thập được.
- Cùng với bên Bảo Hiểm tiến hành mọi thủ tục và biện pháp giải quyết có hiệu quả kinh tế nhất.
CHƯƠNG V: NHỮNG CHỨNG TỪ CẦN THIẾT CHO MỘT HỒ SƠ KHIẾU NẠI
Một hồ sơ khiếu nại cần phải có: a Hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm gốc. b Vận đơn gốc. c Bản sao hóa đơn gốc hoặc các hóa đơn chi phí. d Chứng từ xác số lượng, trọng lượng hàng. e Thư kèm tính toán số tiền khiếu nại. f Giấy yêu cầu bồi thường hàng hóa tổn thất (theo mẫu).
Ngoài ra, cần đính kèm thêm các chứng từ sau đây cho từng trường hợp khiếu nại:
Đối với hàng hóa bị hư hỏng hay mất mát
- Biên bản giám định do Bảo Việt hoặc đại lý Bảo Việt cấp là tài liệu chứng minh thiệt hại hoặc mất mát hàng hóa được bảo hiểm Biên bản này do đại diện bảo hiểm lập ra để xác định mức độ thiệt hại, nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan.
- Biên bản đổ vỡ do tàu gây ra (COR - Carrier's Certificate of Receipt): COR là một tài liệu do vận đơn cung cấp, xác nhận rằng hàng hoá đã được nhận và đưa lên tàu. Nếu hàng hoá bị hư hỏng hoặc mất mát do lỗi của tàu, cần có biên bản đổ vỡ (COR) để chứng minh trách nhiệm của tàu và yêu cầu bồi thường.
- Biên bản đổ vỡ do cảng gây ra: Nếu hàng hoá bị hư hỏng hoặc mất mát do lỗi của cảng, cần có biên bản đổ vỡ do cảng gây ra để chứng minh trách nhiệm của cảng và yêu cầu bồi thường.
Trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát do lỗi của bên thứ ba, cần có thư khiếu nại hoặc bảo lưu quyền khiếu nại để chứng minh trách nhiệm của bên này và yêu cầu bồi thường.
Đối với hàng hóa bị thiếu nguyên kiện
- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC - Roll on Roll off Cargo): ROROC là một tài liệu do tàu cung cấp, xác nhận việc hàng hoá đã được nhận và đưa lên tàu Nếu có hàng hoá bị thiếu nguyên kiện, cần có biên bản kết toán nhận hàng với tàu để chứng minh việc thiếu nguyên kiện và yêu cầu bồi thường.
- Xác nhận hàng thiếu của VOSA (CSC - Container Service Charge): CSC là một tài liệu do đơn vị vận chuyển cung cấp, xác nhận việc hàng hoá đã được chuyển đến cảng đích và bị thiếu nguyên kiện VOSA là cơ quan chức năng của chính phủ
Anh, được ủy quyền để quản lý hoạt động vận tải đường bộ và kiểm tra an toàn phương tiện vận chuyển Nếu hàng hoá bị thiếu nguyên kiện trong container, cần có xác nhận hàng thiếu của VOSA (CSC) để chứng minh việc thiếu nguyên kiện và yêu cầu bồi thường.
- Kết toán báo lại của cảng (CA - Carrier's Advice): Đây là một tài liệu do cảng cung cấp, xác nhận việc hàng hoá đã được nhận và xếp hàng trên tàu Nếu có hàng hoá bị thiếu nguyên kiện, cần có kết toán báo lại của cảng để chứng minh việc thiếu nguyên kiện và yêu cầu bồi thường.
- Thư từ khiếu nại hãng tàu (nếu có): Nếu không có đầy đủ các chứng từ trên hoặc cần bổ sung thêm thông tin, thư từ khiếu nại hãng tàu có thể được sử dụng để yêu cầu bồi thường cho hàng hoá bị thiếu nguyên kiện trong quá trình vận chuyển.
Đối với hàng hóa tổn thất chung
- Văn bản tuyên bố tổn thất chung của chủ tàu; Đây là tài liệu do chủ tàu cung cấp, xác nhận việc tổn thất chung xảy ra trong quá trình vận chuyển Văn bản tuyên bố tổn thất chung của chủ tàu cần được đầy đủ thông tin về tàu, hành trình, tên hàng hoá, số lượng, giá trị và các thông tin khác liên quan đến sự cố.
- Bản tính toán phân bổ tổn thất chung của lý toán sư: Đây là một tài liệu do lý toán sư cung cấp, tính toán tổn thất chung của hàng hoá và phân bổ chi phí bồi thường cho từng chủ hàng Bản tính toán phân bổ tổn thất chung cần được tính toán chính xác và trung thực, và được chấp nhận bởi các bên liên quan.
- Các văn bản có liên quan khác (Valuation form, Average Bond G.A Guarantee) Ngoài văn bản tuyên bố tổn thất chung và bản tính toán phân bổ tổn thất chung, còn có một số văn bản khác có thể được yêu cầu, bao gồm:
Valuation form: Đây là một tài liệu do chủ hàng cung cấp, xác nhận giá trị thực của hàng hoá bị tổn thất Valuation form cần được đầy đủ thông tin và được đóng dấu, ký tên bởi chủ hàng.
Average Bond G.A Guarantee là tài liệu do bên bảo hiểm cung cấp nhằm đảm bảo chi trả bồi thường cho chủ hàng khi xảy ra tổn thất chung Tài liệu này phải được khai báo đầy đủ thông tin và có thể yêu cầu kèm theo các giấy tờ bổ sung để chứng minh giá trị của khoản bồi thường.
Đối với hàng hóa bị tổn thất toàn bộ
- Thư thông báo của người chuyên chở cho người nhận hàng về tổn thất toàn bộ: Đây là tài liệu do người chuyên chở cung cấp, thông báo về việc hàng hóa đã bị mất hoặc bị tổn thất toàn bộ trong quá trình vận chuyển Thư thông báo cần được gửi đến người nhận hàng để thông báo về tình trạng của hàng hoá.
- Xác nhận của người chuyên chở về lô hàng đã được xếp lên tàu: Đây là tài liệu do người chuyên chở cung cấp, xác nhận việc lô hàng đã được xếp lên tàu và bắt đầu quá trình vận chuyển Xác nhận này cần được đầy đủ thông tin về tàu, hành trình, tên hàng hoá, số lượng và các thông tin khác liên quan đến lô hàng.
Lưu ý, hồ sơ khiếu nại phải được gửi trực tiếp cho Bảo Việt hoặc đại lý Bảo Việt sớm nhất có thể nhưng không trễ quá 9 tháng (nếu khiếu nại tổn thất liên quan đến trách nhiệm của bên thứ ba) kể từ ngày hàng được dỡ khỏi tàu tại cảng ghi trong hợp đồng bảo hiểm, trừ khi có thỏa thuận khác.
(Hình 4: Mẫu Giấy yêu cầu giám định)
(Hình 5: Mẫu Giấy yêu cầu bồi thường)