Cách thức tổ chức dạy học trong các tiết học môn Văn hiện nay đã có những thay đổi tích cực theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động chiếm lĩnh
Trang 1I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
A L Huxley đã từng viết: “Văn học giống như ánh sáng, nó có thể xuyên thấu mọi thứ” Nhưng để học sinh có thể tiếp nhận văn học giống như thứ ánh sáng cao đẹp ấy không phải là điều dễ dàng Cách thức tổ chức dạy học trong các tiết học môn Văn hiện nay đã có những thay đổi tích cực theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động chiếm lĩnh và làm chủ tri thức
Xét theo tiến trình tổ chức hoạt động học thì các đơn vị kiến thức môn Ngữ văn cũng như tất cả các môn học khác đều được thực hiện qua 4 hoạt động cơ bản:
Mở đầu, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng Nhưng xét theo cách thức tổ chức các hoạt động học thì các giáo viên thường vận dụng linh hoạt các hình thức
tổ chức như: Cá nhân, cặp đôi, nhóm Mỗi hình thức tổ chức hoạt động học đều
có những ưu điểm và hạn chế nhất định Khác với hình thức tổ chức hoạt động cá nhân hay cặp đôi, hoạt động nhóm đòi hỏi hệ thống tri thức phải mang tính tổng hợp, sáng tạo, mới mẻ, đòi hỏi sự tư duy, sự hỗ trợ của nhiều thành viên mới có thể hoàn thành tốt Vì vậy, trong các mức độ nhận thức ở tiết học, bài học như: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thì có lẽ tổ chức hoạt động nhóm đã làm đáp ứng được hầu hết yêu cầu trong các mức độ này
Điểm quan trọng là trong tổ chức hoạt động nhóm, người dạy cần có cách thức tổ chức như thế nào vừa đáp ứng được yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học lại vừa phải tạo sự sinh động, hấp dẫn người học không phải là điều dễ dàng Trong suốt quá trình tham gia giảng dạy bộ môn Ngữ văn, tôi nhận thấy vai trò, tầm quan trọng của tổ chức hoạt động nhóm và đã xây dựng được hệ thống những giải pháp quan trọng để việc tổ chức hoạt động nhóm này thực sự có hiệu quả Từ thực tế dạy – học và những trăn trở của bản
thân, tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đổi mới cách thức tổ chức hoạt động nhóm trong phần thơ hiện đại môn Ngữ văn 9”
Với mong muốn góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng dạy - học
Đáp ứng nhu cầu giáo dục trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
II MỤC TIÊU CỦA SÁNG KIẾN
Như chúng ta đã biết dạy - học Ngữ văn là rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc – viết - nói - nghe Thông qua môn Ngữ văn rèn luyện cho học sinh tư duy sáng tạo năng lực độc lập, chủ động tiếp thu tri thức và bước đầu nghiên cứu các vấn đề của bộ môn Ngữ văn Còn đối với phân môn Văn nhằm bồi dưỡng cho học sinh nhận thức được các giá trị đích thực của một tác phẩm văn chương Mục đích của đề tài tôi đã đề ra là khi dạy học văn bản thơ hiện đại , người giáo viên cần
Trang 2phải chú ý tới những yêu cầu gì và cần vận dụng phương pháp dạy học như thế nào? Thực hiện đổi mới môn Ngữ văn ,lấy học sinh làm chủ thể giờ học và được định hướng phát triển các năng lực cơ bản Cụ thể sau tiết học đó học sinh sẽ nắm được những gì về nội dung và nghệ thuật? Giáo viên sẽ rèn luyện được những kỹ
năng gì cho học sinh sau mỗi tiết dạy?Từ mục đích đó mà tôi đã chọn đề tài này
III THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài này tôi thực hiện nghiên cứu tại lớp 9A trường THCS Chu Minh,
năm học 2023-2024
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề cách thức tổ chức hoạt động nhóm trong phần thơ hiện đại môn Ngữ văn 9
- Trong phạm vi giới hạn tôi chỉ đi sâu nghiên cứu một khía cạnh nhỏ về
: “Đổi mới cách thức tổ chức hoạt động nhóm trong phần thơ hiện đại môn Ngữ văn 9”
PHẦN II: NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
Như chúng ta đã biết, từ nhiều năm nay, ngành Giáo dục - Đào tạo luôn đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm hướng tới hiệu quả giáo dục cao nhất để tạo ra nguồn lực con người có chất lượng cho đất nước Đó là những con người phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, biết chiếm lĩnh đỉnh cao trong học tập và lao động sáng tạo, có nếp sống văn minh thanh lịch, biết kế thừa và phát huy những nét đẹp trong truyền thống đạo lý của dân tộc
Về bản chất, đổi mới phương pháp dạy học là đưa phương pháp dạy học mới vào giảng dạy trên cơ sở phát huy mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều, lối học thụ động, máy móc sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen
và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau Qua đó, bồi dưỡng cho học sinh niềm say mê học tập và ý chí vươn lên
Trong nhà trường, tất cả các môn học đều cần sự đổi mới nhằm đạt được mục tiêu trên Trong đó, không thể không nói đến môn Ngữ văn với những đặc trưng riêng biệt Đây là môn học có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, có nhiệm vụ giúp học sinh thấm nhuần những đạo lí ngàn đời của dân tộc, đồng thời có những phẩm chất, nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của
Trang 3thời đại Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học môn Ngữ văn là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học bằng cách thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui cho các em trong học tập Do đó, việc đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh là điều tất yếu
II CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trên thực tế ,trong việc dạy học môn Ngữ văn hiện nay giáo viên trong cả nước nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đã có nhiều thuận lợi hơn Trước hết là về phương tiện dạy học với những thiết bị hiện đại, một số quận huyện đã trang bị đồng bộ cho 100% số phòng học bộ công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ giảng dạy Các đồng chí cán bộ giáo viên nhân viên các nhà trường cũng
đã được tham gia các lớp tập huấn kĩ năng về CNTT.Đó là những tín hiệu đáng mừng Tuy nhiên có thể nói chưa bao giờ chúng ta lại đối mặt với thực tại đáng buồn như hiện tại Đúng như lời thầy Chu Văn Sơn , khoa Ngữ Văn trường ĐHSP
Hà Nội nhận định " Chúng ta đang đối mặt với tình trạng dạy và học văn đầy nghịch lý: Chưa bao giờ người dạy văn Việt Nam được trang bị nhiều kiến thức , phương pháp , được sự hỗ trợ bởi những phương tiện tối tân , đặc biệt là những phương tiện gắn liền với CNTT như bây giờ Đáng ra với điều kiện đó chất lượng học văn phải cao hơn, học trò phải yêu văn hơn Nhưng nghịch lý là chưa bao giờ học sinh chán học văn như bây giờ Và do đó việc đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học, đảm bảo chất lượng dạy học càng trở nên nan giải Từ việc không có hứng thú nên học sinh rất thụ động và đối phó trong quá trình học tập Vậy một vấn đề đặt ra ở đây là đội ngũ giáo viên phải tìm tòi ,đổi mới phương pháp trong dạy Văn cũng như dạy các tác phẩm thơ hiện đại Ngữ văn 9
Bản thân tôi là một giáo viên có gần hai mươi năm bó với dạy học môn Ngữ văn, môn học đã ghi dấu bước trưởng thành của tôi Vì thế tôi luôn trăn trở và mong ước góp một phần nhỏ bé với hi vọng từng bước cải thiện thực trạng đáng buồn nói trên Hưởng ứng chủ trương đổi mới dạy học của ngành Giáo dục Thủ
đô ,cũng như các đồng nghiệp,tôi đã cố gắng tích cực tìm hiểu, trao đổi vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp hoạt động nhóm đối với các tác phẩm thơ hiện đại Ngữ văn 9 Phương pháp đó có khá nhiều ưu thế
để phát huy năng lực của học sinh như : năng lực hợp tác ,năng lực giao tiếp ,năng lực tự học Điều đó hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu của chương trình phổ thông 2018
Trang 4III THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1 Thực trạng của việc giảng dạy môn Văn và áp dụng tổ chức hoạt động nhóm
- Thứ nhất: Đối với giáo viên:
+ Giáo viên tham gia giảng dạy đôi khi vẫn mang nặng tâm lý thuyết trình, bình giảng trong quá trình dạy học bộ môn Sợ học sinh không cảm nhận được cái hay, đẹp, sáng của mỗi tác phẩm
+ Khi xây dựng kế hoạch dạy học, giáo viên thường em ngại lớp đông, khó
có thể áp dụng hoạt động nhóm vì sợ mất thời gian hoạt động, sợ tốn thời gian chuẩn bị hay tốn kinh phí trong việc tổ chức hoạt động nhóm
+ Giáo viên chưa đủ sự tin tưởng vào học sinh với những hoạt động khám phá theo hướng mới
+ Thiếu sự sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm dẫn đến sự nhàm chán trong cách thức tổ chức hoạt động
- Thứ 2: Đối với học sinh
+ Các em học sinh đôi khi còn tâm lý thụ động trong quá trình học Vì vậy, ngại làm việc, ngại tư duy, ngại chuẩn bị bài trước khi tới lớp
+ Chưa mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ quan điểm của cá nhân trước tập thể Chưa dám nêu ý kiến, đối chất, phản biện trước các thành viên khác để bảo vệ quan điểm của mình bởi tâm lý sợ sai
+ Kỹ năng hoạt động nhóm của học sinh chưa tốt
2 Khảo sát thực trạng trước khi áp dụng giải pháp
* Khảo sát về thái độ của học sinh khi tham gia hoạt động nhóm
Dưới đây là kết quả điều tra thực tế hứng thú của học sinh lớp 9A khi tham gia thảo luận nhóm đầu năm học 2023-2024 tôi thu được kết quả sau:
Lớp Sĩ số Rất h.thú Hứng thú Bình thường
Không thích
IV CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1 Phân chia nhóm, hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ khi tham gia hoạt động nhóm
Việc phân chia nhóm và hướng dẫn các thành viên trong nhóm về chức năng, nhiệm vụ của cá nhân là rất quan trọng Vì vậy, ngay từ những tiết học đầu tiên, tôi đã chủ động thực hiện nhiệm vụ này với yêu cầu sau:
a Những lưu ý khi lựa chọn nhóm trưởng
Trang 5+ Là người gương mẫu, tích cực trong hoạt động nhóm
+ Là học sinh có khả năng lãnh đạo, hướng dẫn, phối hợp nhịp nhàng với các thành viên trong nhóm
+ Bình tĩnh lắng nghe ý kiến của các thành viên Tiếp thu, chắt lọc các thông tin một cách chính xác nhất
+ Có khả năng phản biện với các thành viên trong nhóm Khả năng tương tác tốt với giáo viên
Tuy nhiên, nhóm trưởng có thể luân phiên thay đổi để cùng trao nhiệm vụ và đặt niềm tin, khích lệ những học sinh khác cùng tiến bộ và cùng phát triển Việc lựa chọn nhóm trưởng có thể tuỳ theo từng thời điểm, từng nhiệm vụ
b Những lưu ý khi phân chia nhóm
Trong quá trình phân chia nhóm cần lưu ý tới cách phân nhóm, số lượng thành viên trong mỗi nhóm
c Nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm
- Nhóm trưởng: Người điều hành các thành viên trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ của mình Tổ chức thống nhất và tổng hợp hệ thống kiến thức trước khi đưa vào bảng nhóm
- Thư ký: Người ghi lại ý kiến của các thành viên và ghi lại kiến thức mà nhóm trưởng đã tổng hợp
- Các thành viên trong nhóm: Thực hiện nhiệm vụ được giao, báo cáo, chia
sẻ ý kiến, phản biện trong nhóm và khi các nhóm khác phản biện
2 Hướng dẫn học sinh cách ghi vở, quy trình làm việc nhóm và chia sẻ
ký năng làm việc nhóm với các học sinh
* Hướng dẫn học sinh ghi vở:
Một điểm quan trọng là cần hướng dẫn học sinh cách ghi vở khi tham gia hoạt động nhóm Nếu phần kiến thức đọng lại trong vở không tốt thì học sinh sẽ nhanh quên
Trang 6- Chia đôi phần vở 1 bên là ý kiến cá nhân, 1 bên là ý kiến sau khi tổng hợp
và điều chỉnh, chốt từ giáo viên
- Khi nhóm trưởng ra hiệu lệnh hoạt động cá nhân, học sinh cần ghi nội dung
mà mình phát hiện, tìm kiếm và biết vào cột ý kiến cá nhân
- Khi nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của nhóm, học sinh dùng bút khác màu
bổ sung bên phần ý kiến cá nhân
- Khi giáo viên chốt, tổng hợp ý kiến, học sinh cần lắng nghe, chốt bên cột ý kiến sau khi tổng hợp
* Quy trình làm việc nhóm
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Các thành viên trong nhóm tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ cho các thành viên Dành thời gian cho các thành viên hoạt động cá nhân
+ Tổ chức cho các thành viên lần lượt chia sẻ ý kiến và phản biện với từng nội dung
+ Thống nhất và tổng hợp ý kiến để thư ký ghi lại
- Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ ý kiến
- Giáo viên đưa ra kết luận và nhận định Nhận xét tinh thần tham gia hoạt động nhóm
* Chia sẻ kỹ năng làm việc nhóm với học sinh
3 Giáo viên cần tuân thủ và thực hiện theo các bước tổ chức hoạt động nhóm
Trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm, giáo viên cần tuân thủ theo các bước cơ bản sau để đảm bảo tổ chức hoạt động nhóm thực sự hiệu quả
Trang 7* Ví dụ minh hoạ: Khi dạy bài “Đồng chí” – Chính Hữu, giáo viên có thể tổ
chức cho học sinh thảo luận nhóm theo kỹ thuật chia nhóm với các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Tìm hiểu mục tiêu của văn bản “Đồng chí” để xác định đơn vị kiến
thức trọng tâm đó là: Tình đồng chí của những người lính trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp và sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng
- Bước 2: Lựa chọn tổ chức hoạt động nhóm khi tìm hiểu về 3 câu thơ cuối
- Bước 3: Tiến hành tổ chức hoạt động nhóm với kỹ thuật chia nhóm với câu
hỏi sau (Sau đó các nhóm thực hiện nhiệm vụ và chia sẻ sản phẩm.)
- Bước 4: Giáo viên quan sát, nhận xét, đánh giá về hoạt động nhóm
- Bước 5: Từ kinh nghiệm trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm ở bài thơ
“Đồng chí”, giáo viên sẽ rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm tiếp theo
Trang 84 Tổ chức hoạt động nhóm với những đơn vị kiến thức phù hợp
Không phải đơn vị kiến thức nào cũng có thể tổ chức hoạt động nhóm Những đơn vị kiến thức đơn giản ở mức độ nhận biết hoặc thông hiểu, giáo viên hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức hoạt động cá nhân hoặc hoạt động cặp đôi, không nhất thiết phải tổ chức hoạt động nhóm Chỉ tổ chức hoạt động nhóm với những nội dung kiến thức, câu hỏi đòi hỏi sự tư duy, sáng tạo đòi hỏi sự tham gia của nhiều thành viên để cùng giải quyết
Ví dụ cụ thể: Khi dạy bài “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải, có 6 khổ
thơ, tôi lựa chọn khổ 2,3 để tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm với kỹ thuật chia nhóm để hoàn thiện phiếu học tập số 2 (Vì phần này, nội dung kiến thức đòi hỏi sự tham gia ý kiến của nhiều thành viên) với nhiệm vụ:
5 Sáng tạo trong cách thức kiểm tra, đánh giá khi hoạt động nhóm
Điểm quan trọng khi tổ chức hoạt động nhóm là cần phải kiểm tra, đánh giá khi hoạt động nhóm Vậy có những cách nào để có thể kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm
- Thứ nhất: Kiểm tra bằng việc quan sát các nhóm hoạt động Quan sát xem các thành viên có tích cực hoạt động hay không? Quan sát, kiểm tra nội dung hoạt động của các em
- Thứ 2: Sử dụng học sinh kiểm tra đánh giá học sinh Tức là học sinh của nhóm này sẽ kiểm tra, đánh giá sản phẩm hoạt động của nhóm kia
- Thứ 3: Sử dụng bảng thang đo Rubic với 2 mức độ: Đánh giá định tính và đánh giá định lượng
- Thứ 4: Đánh giá thái độ của học sinh trong quá trình hoạt động nhóm, đánh giá kết quả sản phẩm hoạt động của các em Cách đánh giá cũng phải hết sức tinh
Trang 9tế, vừa đảm bảo động viên, khích lệ các em, vừa đảm bảo nhận xét và chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm của các em để các em sửa chữa
Ví dụ cụ thể: Khi dạy bài “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương, giáo viên có
thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm theo kỹ thuật khăn trải bàn với nội dung câu hỏi sau:
Khi tổ chức hoạt động nhóm, ngoài việc giáo viên đánh giá học sinh trong quá trình tham gia hoạt động về: Tinh thần, kỹ năng, về sản phẩm hoạt động nhóm Giáo viên còn có thể sử dụng thêm bảng thang đo Rubic để các nhóm tự đánh giá sản phẩm của mình, hoặc để học sinh các nhóm đánh giá sản phẩm cho nhau Bảng Rubic được thiết kế như sau:
BẢNG ĐÁNH GIÁ RUBIC
Nội dung khảo sát Mức 1
Tốt
Mức 2 Khá
Mức 3
TB
Mức 4 Còn đuối
1 Tinh thần tham gia hoạt động
6 Hỗ trợ kịp thời khi tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh
Trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm, hỗ trợ học sinh kịp thời sẽ giúp hoạt động nhóm thành công hơn Khi hỗ trợ, giáo viên cần lưu ý những điểm sau:
- Thứ nhất: Hỗ trợ nhưng không được làm ảnh hưởng tới các nhóm khác
Trang 10- Thứ 2: Chỉ hỗ trợ chứ không trả lời cho các em, mà cần khơi gợi ý tưởng, giải pháp để các em tự tìm và đưa ra ý kiến của cá nhân
- Thứ 3: Hỗ trợ đồng đều, không phân biệt các nhóm
- Thứ 4: Hướng dẫn các em học sinh nhóm đã hoàn thiện di chuyển hỗ trợ các nhóm còn lại (Học sinh hỗ trợ học sinh)
7 Ứng dụng trình duyệt google và các phần mềm trực tuyến trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm
Sử dụng công nghệ thông tin có vai trò rất quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm Nhưng sử dụng công nghệ thông tin như thế nào cho phù hợp, tránh gây mất thời gian, tránh ôm đồm kiến thức, tránh cách làm mang tính hình thức
- Thứ nhất: Ứng dụng trình duyệt google trực tuyến để cung cấp hình ảnh, video, tư liệu bài học cho học sinh Học sinh ứng dụng trình duyệt google trực tuyến để tìm kiếm, khai thác thông tin phục vụ cho bài học thông qua điện thoại hoặc máy tính có kết nối Internet
- Thứ 2: Sử dụng một số phần mềm kiểm tra trực tuyến như Azota, Patlet để đưa câu hỏi và hướng dẫn học sinh trả lời trực tiếp trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm (Có thể ứng dụng khi học sinh có điện thoại thông minh hoặc ứng dung khi dạy học trực tuyến)
- Thứ 3: Kiểm soát chặt chẽ việc ứng dụng trực tuyến của học sinh Kiểm tra
và hướng dẫn học sinh biết cách chắt lọc thông tin khi tham gia học tập theo nhóm dưới hình thức trực tuyến
Ví dụ minh hoạ: Khi dạy phần “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật Tôi sử dụng phương pháp trạm kết hợp góc
- Trạm 1: (Góc 1) Tìm hiểu về hình ảnh những người lính lái xe (tư thế, tinh thần, tính cách, ý chí, tình đồng chí đồng đội (Sử dụng ngữ liệu Sách giáo khoa
và sách tham khảo)
- Trạm 2: (Góc 2) Tìm hiểu về hình ảnh những người lính lái xe (tư thế, tinh thần, tính cách, ý chí, tình đồng chí đồng đội (Sử dụng các bài giảng có sẵn trên Youtobe)
- Trạm 3: (Góc 3) Tìm hiểu về hình ảnh những người lính lái xe (tư thế, tinh thần, tính cách, ý chí, tình đồng chí đồng đội (Sử dụng google tra cứu thông tin, tra cứu hình ảnh, về tuyến đường Trường Sơn và những người lính lái xe, bài phân tích về tác phẩm)
Trang 118 Hãy để tất cả các học sinh được thể hiện mình trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm
Muốn làm được điều này, nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng hệ thống câu hỏi: Câu hỏi nên xây dựng với nhiều mức độ khác nhau để học sinh ở các mức độ nhận thức khác nhau có thể trả lời và thực hiện được nhiệm vụ của mình
Bên cạnh đó, giáo viên cần động viên, khích lệ các em cùng tích cực tham gia hoạt động Khích lệ các em tăng cường sự tương tác với nhau, tăng cường hoạt động trao đổi với nhau
Học sinh cần bày tỏ quan điểm, ý kiến, phản biện trước ý kiến của người khác
9 Sáng tạo trong các hình thức tổ chức hoạt động nhóm
a Hoạt động nhóm với kỹ thuật chia nhóm
* Cách thức thực hiện
- Giáo viên có thể sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau như: Chia nhóm theo sở thích, theo tháng sinh, theo hình ghép, theo các loài hoa, các mùa trong năm, theo sổ điểm danh… Cách thức chia nhóm này sẽ khiến học sinh rất hào hứng khi được thay đổi môi trường học tập thường xuyên Nhưng sẽ gây mất thời gian chia nhóm nên tôi thường sử dụng trong các tiết ôn tập
* Ví dụ minh hoạ: Khi dạy bài “Sang thu” – Hữu Thỉnh, giáo viên có thể
cho học sinh tham gia thảo luận nhóm bằng cách chia lớp ra làm 4 nhóm (Các thành viên trong lớp được lựa chọn tên nhóm theo những dấu hiệu của mùa thu
Ví dụ: Hương ổi, hoa sữa, lá vàng, cúc vàng) Học sinh bốc phải nhân vật, hình ảnh nào sẽ về nhóm đó Các nhóm thảo luận theo câu hỏi cơ bản dưới đây Sau khi thảo luận nhóm, các nhóm sẽ cử chuyên gia đi tới các nhóm còn lại để chia sẻ
ý tưởng của nhóm mình và xin ý kiến bổ sung của các nhóm trước khi báo cáo, chia sẻ