Đánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ AnĐánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ An
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Tổng quan các nghiên cứu về chuỗi giá trị
Tác giả Fatima (2016) trong luận án của mình đã phân tích các vấn đề của chuỗi giá trị cây chà là ở khía cạnh lao động công bằng và tính đa dạng về dinh dưỡng Từ đó, Fatima (2016) đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chuỗi giá trị bền vững như tăng cường trình độ giáo dục của nông dân, áp dụng các công nghệ hậu thu hoạch trong nông nghiệp,
Nghiên cứu của Lie và cộng sự (2018) sử dụng tư duy hệ thống và mô hình tham gia để phân tích chuỗi giá trị sữa ở Nicaragua và Tanzania Họ nhận thấy rằng ở Nicaragua, nông dân chăn nuôi bò sữa tham gia chuỗi giá trị thông qua hợp tác xã, cho phép họ tiếp cận các thị trường lớn hơn Tuy nhiên, để tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận, cần giải quyết những thách thức trong mối liên kết trong chuỗi, nhằm cải thiện sản lượng và chất lượng sữa.
Các vấn đề quản trị chuỗi giá trị bền vững cũng được nhiều học giả tìm hiểu, phân tích Xét từ khía cạnh lý thuyết, Vurro và cộng sự (2010) đề xuất một mô hình lý thuyết xác định và đóng khung bốn mô hình quản trị chuỗi cung ứng bền vững (SSCG), được xây dựng từ sự kết hợp giữa mật độ mạng lưới chuỗi cung ứng và tính trung tâm của các tổ chức đầu mối Nhóm tác giả này chỉ ra cách thức, khi tính trung tâm tăng lên, các công ty có thể gây ảnh hưởng đối với mạng lưới của họ, điều phối các phương pháp tiếp cận tích hợp dọc theo chuỗi giá trị Hơn nữa, khi tính trung tâm cao kết hợp với sự liên kết ngày càng tăng của các tác nhân trong mạng lưới chuỗi cung ứng, các phương pháp tiếp cận công cụ dần dần được thay thế bằng các thái độ quan hệ hơn nhằm tạo ra giá trị chung giữa các đối tác Các điều kiện để các mô hình SSCG thành công và những lợi ích chính mà các công ty thu được trong các bối cảnh cấu trúc khác nhau cũng được thảo luận.
Một nghiên cứu khác từ góc độ lý thuyết của Al-Mudimigh và cộng sự (2004) cũng tiến hành phân tích những ưu điểm và những hạn chế của quản trị chuỗi cung ứng và đề xuất rằng cần mở rộng quan điểm sang quản trị chuỗi giá trị với 4 thành tố cốt lõi Hai tác giả de Moura & Saroli (2020) phân tích mối quan hệ giữa chuỗi giá trị bền vững và năng lực động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở Brazil Bằng việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhà quản trị các DNVVN, các tác giả de Moura và Saroli đã tìm ra rằng việc chia nhỏ các rào cản thành các quá trình là giải pháp quan trọng để thiết lập một chuỗi giá trị bền vững và tạo ra các năng lực động với việc tái điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp.
Trong khi đó, Mol (2013) bàn về sự minh bạch và vai trò của nó trong việc tăng cường tính bền vững của chuỗi giá trị Theo Mol (2013), tính minh bạch sẽ vẫn là một chủ đề chính trong chuỗi giá trị toàn cầu và sẽ phát triển hơn nữa khi nó hỗ trợ cho những phát triển xã hội rộng lớn hơn như toàn cầu hóa, thời đại thông tin và vai trò thay đổi của các quốc gia trong quản trị môi trường Tính minh bạch trong chuỗi giá trị gắn liền với ý nghĩa tích cực: càng minh bạch thì càng tốt cho sự bền vững của chuỗi và trao quyền cho người tiêu dùng và xã hội dân sự Nhưng một đánh giá tổng thể tích cực trong quá khứ về tính minh bạch của chuỗi giá trị không tự động mở rộng sang tương lai khi những thách thức mới đang ở phía trước. Nghiên cứu của Mol (2013) điều tra những thách thức mới đối với tính minh bạch của chuỗi giá trị và hậu quả của chúng
Fearne và Martinez (2012) đã khám phá các khía cạnh của chuỗi giá trị bền vững dựa trên phương pháp nghiên cứu điển hình để tranh luận về cách thức và lý do phân tích chuỗi giá trị cần tích hợp các yếu tố môi trường và xã hội của tính bền vững để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững Các tác giả lập luận rằng các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào tính bền vững kinh tế và không chú ý đầy đủ đến các hậu quả xã hội và môi trường của quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Hạn chế của nghiên cứu là do tác giả chỉ khám phá khía cạnh môi trường và xã hội mà chưa xem xét đến các yếu tố kinh tế Hơn nữa, Kung và cộng sự (2012) đã xem xét chuỗi giá trị xanh để cải thiện hoạt động môi trường của các ngành sản xuất tại Đài Loan Các tác giả đã điều tra mối tương quan giữa quản lý xanh và hiệu suất môi trường dựa trên việc cung cấp và thu mua nguyên liệu thượng nguồn, nghiên cứu và phát triển, sản xuất và đóng gói, tiếp thị, quảng bá và giáo dục, và tái chế như các hoạt động nhằm cải thiện hoạt động của chuỗi giá trị bền vững Tuy nhiên, những phát hiện từ nghiên cứu của họ chỉ áp dụng cho các công ty Đài Loan.
Nghiên cứu của Soosay và cộng sự (2012) ứng dụng phân tích chuỗi giá trị bền vững cho ngành công nghiệp rượu vang ở Oxford, Vương quốc Anh Các tác giả sử dụng phương pháp này như công cụ chẩn đoán nhằm xác định sự chênh lệch giữa phân bổ nguồn lực và sở thích người dùng cuối Điểm nổi bật của nghiên cứu là tích hợp phân tích chuỗi giá trị và phân tích vòng đời để xác định hoạt động tạo giá trị trong chuỗi Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là chỉ tập trung vào Vương quốc Anh, do đó kết quả không thể khái quát cho các ngành khác và các khu vực khác trên thế giới.
Tương tự, Soosay và Fearne (2011) đã sử dụng phân tích chuỗi giá trị bền vững như một phương tiện để cải thiện hoạt động đổi mới như một cách tiếp cận để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững trong ngành rượu vang ở Úc Do đó, bằng cách sử dụng phân tích chuỗi giá trị bền vững, các nhà nghiên cứu đã xác định nhu cầu hợp tác hiệu quả hơn giữa các nhà hoạch định chính sách, hiệp hội ngành và doanh nghiệp thương mại nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ hơn giữa phân bổ tài nguyên, quản lý môi trường và giá trị dành cho người tiêu dùng Các tác giả đã thông qua nghiên cứu tình huống điển hình, chỉ sử dụng các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc mà không có dữ liệu thống kê nào được trình bày trong nghiên cứu.
Tan và Zailani (2009) đã nghiên cứu chuỗi giá trị xanh để phát triển bền vững nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững trong các doanh nghiệp sản xuất ở Malaysia Các nhà nghiên cứu đã phát triển một mô hình nghiên cứu bao gồm phát triển bền vững, chuỗi giá trị xanh và lợi thế cạnh tranh bền vững Tuy nhiên, không có phân tích thực nghiệm nào được trình bày để xác nhận mô hình đã phát triển. Tiếp theo, Pesonen (2001) khám phá vấn đề quản lý môi trường đối với các hoạt động của chuỗi giá trị theo hướng cải thiện toàn bộ vòng đời sản phẩm trong quy trình công nghiệp Tác giả lập luận rằng các ngành công nghiệp nên nhận thức được các khía cạnh môi trường của các sản phẩm của họ trong toàn bộ chuỗi giá trị liên quan đến vòng đời sản phẩm của họ.
Ngoài một số nghiên cứu kể trên, có rất nhiều các nghiên cứu về các vấn đề khác nhau trong chuỗi giá trị Bảng 1.1 sau đây tổng hợp một số nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới.
Bảng 1.1: Tổng hợp một số nghiên cứu về phân tích chuỗi giá trị trên thế giới
Tác giả (năm) Ngành
Các khía cạnh nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
Phạm vi phân tích Phạm vi giá trị Vấn đề quản trị chuỗi
(2004) Đa ngành Xuyên doanh nghiệp
Không xác định Không xét đến
Phân tích so sánh tình huống (Case study)
Cung cấp khung lý thuyết về sản xuất tinh gọn và chuỗi giá trị;
(2002) Đa ngành Xuyên doanh nghiệp Khách hàng Sự hợp tác
Giới thiệu về phương pháp vẽ sơ đồ chuỗi giá trị để giúp các nhà quản trị cải thiện quy trình sản xuất, chuyển hóa chuỗi giá trị truyền thống không gắn kết với quy trình sản xuất sang chuỗi giá trị mới lý tưởng hơn;
Dekker (2003) Thực phẩm Xuyên doanh nghiệp
Khách hàng Sự hợp tác Phân tích so sánh tình huống (Case study)
Sử dụng mô hình phân tích hoạt động dựa trên chi phí trong một
Tác giả (năm) Ngành
Các khía cạnh nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu doanh nghiệp bán lẻ lớn của Anh để tìm giải pháp cải thiện hoạt động của chuỗi cung ứng;
Người tiêu dùng Sự hợp tác
Phân tích so sánh tình huống (Case study)
Mô tả việc áp dụng công cụ phân tích chuỗi giá trị vào ngành thịt đỏ của Anh và chỉ ra tiềm năng áp dụng cho các ngành khác;
Xuyên doanh nghiệp Khách hàng
Có xét đến nhưng chưa cụ thể theo tiêu chí nào
Phân tích so sánh tình huống (Case study)
Sử dụng công cụ phân tích chuỗi giá trị toàn cầu và giải thích được vì sao các hoạt động marketing và sản xuất ngày càng gắn bó chặt chẽ;
(2004) Đa ngành Xuyên doanh nghiệp
Khách hàng Không xét đến Giải thích việc ứng dụng tư duy tinh gọn
Tác giả (năm) Ngành
Các khía cạnh nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu vào chuỗi giá trị; đề Kết quả nghiên cứu xuất các hướng nghiên cứu trong tương lai;
Taylor (2005) Sản phẩm nông nghiệp
Xuyên doanh nghiệp Khách hàng Sự hợp tác Đề xuất phương pháp phân tích chuỗi giá trị vào khu vực nông nghiệp của Anh; phát triển phương pháp cải tiến chuỗi cung ứng đa cấp bậc;
Y tế và sản phẩm nông nghiệp
Khách hàng và người tiêu dùng
Phân tích so sánh tình huống (Case study)
Phân tích chuỗi giá trị khách hàng là công cụ hữu ích trong thiết kế sản phẩm, giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu của khách hàng và cải thiện giá trị sản phẩm Bằng cách tập trung vào các bước chính trong hành trình của khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định những điểm tiếp xúc quan trọng, cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng giá trị của sản phẩm đối với họ.
Lummus và cộng sự Y tế Nội bộ doanh Chi phí nội bộ Không xét đến Phân tích so sánh Mô tả ứng dụng lập
Tác giả (năm) Ngành
Các khía cạnh nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
Khách hàng tình huống (Case study) bản đồ giá trị trong lĩnh vực y tế; khẳng định hiệu quả phục vụ khách hàng được nâng cao và giảm áp lực cho nhân viên y tế nhờ tối ưu hóa các khâu trong chuỗi giá trị;
Rajgopal (2007) Sản xuất Nội bộ doanh nghiệp
Chi phí nội bộ Các loại lãng phí
Tổng quan các nghiên cứu về tính bền vững của chuỗi giá trị
Tính bền vững của chuỗi giá trị thường được biểu hiện ở ba trụ cột của phát triển bền vững gồm kinh tế (economic), xã hội (social) và môi trường (environmental) hoặc còn được gọi là cách tiếp cận 3 phương diện gồm lợi nhuận (profit), con người (people) và hành tinh (planet) (Gebre & Rik, 2016) Ở phương diện kinh tế, một chuỗi giá trị được coi là bền vững nếu các hoạt động cần thiết ở cấp độ của từng thành phần trong chuỗi hoặc các bên hỗ trợ đều có thể đem lại lợi nhuận Ở phương diện xã hội, tính bền vững hàm ý rằng các kết quả hay lợi ích trong hoạt động của chuỗi được phân bổ một cách hợp lý cho các bên liên quan tương ứng với giá trị gia tăng mà họ tạo ra Ở phương diện môi trường, tính bền vững được quyết định bởi khả năng các thành phần trong chuỗi sẽ không tạo ra hoặc tạo ra rất ít ảnh tiêu cực đến môi trường tự nhiên trong quá trình thực hiện các hoạt động gia tăng giá trị, hoặc tạo ra tác động tích cực đến môi trường (Neven, 2014) Chủ đề tính bền vững của chuỗi giá trị đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt, khi các vấn đề phát triển bền vững của các ngành công nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết.
Một số nghiên cứu theo hướng tổng quan đã cho thấy sự đa dạng của các phương pháp và bộ chỉ số đo lường tính bền vững của chuỗi giá trị Chẳng hạn như Jorgensen và cộng sự (2008) đã tổng quan các phương pháp đo lường ảnh hưởng xã hội của vòng đời sản phẩm trong chuỗi giá trị Từ đó, Jorgensen và cộng sự (2008) đã tổng hợp các chỉ số đo lường theo 4 nhóm chủ đề gồm nhân quyền, thực hành lao động, xã hội và trách nhiệm sản phẩm Đồng thời, các tác giả này cũng tổng quan các nghiên cứu trước đây và lập bảng cho thấy các nghiên cứu khác đã đưa ra số lượng các chỉ số định tính và định lượng theo từng nhóm như thế nào.
Còn Fearne và cộng sự (2012) cho rằng phân tích chuỗi giá trị từ trước đến nay thường chú ý quá nhiều vào khía cạnh kinh tế, và chưa chú ý đến các tác động về mặt xã hội và môi trường của các doanh nghiệp trong chuỗi cũng như vấn đề tái phân bổ các nguồn lực giữa các doanh nghiệp trong chuỗi Bằng phương pháp tổng quan các công trình nghiên cứu về phương pháp đo lường và các tình huống nghiên cứu khác nhau, Fearne và các cộng sự đã khẳng định rằng phân tích chuỗi giá trị cần tích hợp các yếu tố trụ cột của tính bền vững vào các công cụ đo lường Nghiên cứu của Fearne và cộng sự cũng đã đặt ra 2 câu hỏi then chốt để các nghiên cứu sau này có thể tiếp tục trả lời gồm: (1) Các tiêu chí đo lường nào nên được sử dụng để đảm bảo tính thống nhất giữa các bên liên quan khác nhau trong chuỗi?; (2) Làm thế nào để tích hợp giá trị cho khách hàng và giá trị cho người tiêu dùng vào phân tích chuỗi giá trị?
Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu đã ứng dụng các tiêu chí đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị vào các ngành, sản phẩm cụ thể trong bối cảnh của một vùng hoặc một quốc gia Có thể kể đến một số nghiên cứu như sau:
Yakovleva (2007) đã tìm hiểu các động lực thúc đẩy sự đổi mới trong chuỗi giá trị thực phẩm tại Anh và đưa ra một bộ tiêu chí đo lường tính bền vững của chuỗi giá trị gồm 3 nhóm tiêu chí theo các phương diện kinh tế, xã hội, môi trường, đồng thời phân nhóm các tiêu chí theo các chủ thể liên quan đến các giai đoạn của chuỗi giá trị thực phẩm.
Zahm và cộng sự (2006) đã sử dụng phương pháp IDEA để tổng hợp 41 tiêu chí đo tính bền vững của trang trại Nghiên cứu của Zahm và cộng sự đã sử dụng số liệu từ 41 trang trại ở Pháp để phân tích và kiểm chứng tính phù hợp của các chỉ số.Nhóm tác giả Bertoni và cộng sự (2015) đề xuất một phương pháp phân tích dựa trên mô hình để đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị ngành sản xuất máy bay Các tác giả này đã áp dụng phương pháp đánh giá vào hai tình huống có hợp tác kinh doanh với một công ty sản xuất hệ thống động cơ máy bay Từ kết quả nghiên cứu, Bertoni và cộng sự (2015) kết luận rằng phương pháp phân tích tính bền vững của chuỗi giá trị dựa trên mô hình mà họ đề xuất có khả năng chỉ ra một cách rõ ràng, cụ thể và dễ hiệu về hệ quả của các hoạt động trong quá trình phát triển Bằng việc áp dụng các mô hình đo lường tính bền vững, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro phát hiện các vấn đề bền vững quá muộn, dẫn đến phát sinh các chi phí ngoài dự kiến.
Gebre và cộng sự (2020) đã đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị sản phẩm chuối ở Ethiopia bằng cách kết hợp các dữ liệu đính tính và định lượng thu thập qua nhiều phương pháp khác nhau như phỏng vấn chuyên gia, khảo sát các bên liên quan, quan sát trực tiếp Trong nghiên cứu của Gebre và cộng sự (2020), các tiêu chí đo lường tính bền vững của chuỗi giá trị được phân thành 3 nhóm kinh tế, xã hội, môi trường với tổng số 25 tiêu chí đánh giá Sau đó, các rào cản hạn chế sự phát triển của chuỗi giá trị chuỗi được nhận diện để từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục từ quan điểm của các bên liên quan thông qua các cuộc phỏng vấn sâu.
Azapagic và Perdan (2000) đã đề xuất các chỉ số đo lường tính bền vững của chuỗi giá trị ngành theo 3 trụ cột của phát triển bền vững Các chỉ số về môi trường gồm 3 nhóm là ảnh hưởng đến môi trường (9 chỉ tiêu), hiệu quả môi trường (4 chỉ tiêu) và các hành động tự nguyện (4 chỉ tiêu) Các chỉ số về kinh tế gồm 2 nhóm là các chỉ số tài chính (5 chỉ tiêu) và các chỉ số vốn nhân lực (4 chỉ tiêu) Các chỉ số về xã hội gồm 2 nhóm là các chỉ số đạo đức (7 chỉ tiêu) và các chỉ số về phúc lợi (3 chỉ tiêu) Theo Azapagic và Perdan (2000), các chỉ số này có thể tính toán từ số liệu của ngành và mang tính khái quát hóa, có thể áp dụng cho nhiều ngành khác nhau Tuy nhiên, khi áp dụng vào các ngành thì chú ý tính đặc thù của ngành để lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp.
Jnr (2019) tìm hiểu các hoạt động trong chuỗi giá trị và động lực theo đuổi chiến lược bảo vệ môi trường của các công ty trong ngành công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) ở Malaysia tác động như thế nào đến sự chấp nhận thực hành chuỗi giá trị bền vững Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động cơ bản và các hoạt động bổ trợ đều có tác động tích cực đến chuỗi giá trị bền vững Từ đó, các tác giả đề xuất giải pháp tích hợp các sáng kiến bền vững vào các hoạt động trong chuỗi giá trị và đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hai tác giả Dewayanti và Perwitasari (2022) phân tích chuỗi giá trị sản phẩm hành củ bán hữu cơ để xác định các rào cản trong sản xuất, marketing và thực hành bền vững của sản phẩm này tại Yogyakarta, Indonesia Các tác giả đã sử dụng công cụ phân tích PESTEC để phát hiện các rào cản và từ đó đưa ra giải pháp khắc phục. Đồng thời, tính bền vững của chuỗi giá trị cũng được xác định và đo lường dựa trên các chỉ số kinh tế, xã hội và môi trường.
Tổng quan các nghiên cứu về chuỗi giá trị mía đường
Theo nghiên cứu của Higgins và Laredo (2006) về ngành mía đường Úc, việc cải thiện các quy trình thu hoạch và vận chuyển sẽ nâng cao giá trị chuỗi Điều này đòi hỏi phải sắp xếp lại quy trình thu hoạch và nâng cấp cơ sở hạ tầng vận chuyển.
Tiếp đó, Higgins và cộng sự (2007) đã tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị mía đường và làm sáng tỏ các thách thức trong chủ đề nghiên cứu này Nhóm tác giả này đã so sánh ngành đường của Úc và Nam Phi, từ đó chỉ ra các giải pháp để phát triển chuỗi giá trị mía đường không chỉ bao gồm các giải pháp kỹ thuật mà cần sự tham gia hợp tác trong toàn bộ chuỗi và thường xuyên quản trị sự thay đổi một cách đột phá Cũng theo đó, chuỗi giá trị mía đường nên được phát triển theo hướng tinh gọn và linh hoạt.
Kalinda và Chisanga (2014) nghiên cứu chuỗi giá trị đường ở Zambia và chỉ ra những cơ hội và thách thức cho sự phát triển của ngành mía đường Đặc thù của ngành đường Zambia là một ngành độc quyền chỉ có một doanh nghiệp, đóng góp 4% GDP của quốc gia và 6% tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia này
Hai tác giả Peralta và Navarrete (2017) nghiên cứu vấn đề tạo ra giá trị được chia sẻ trong ngành mía đường và đưa ra một mô hình đề xuất 6 bước lựa chọn chiến lược tạo ra giá trị chung trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp Theo hai tác giả này, giá trị chung được củng cố thông qua quá trình phát triển các nhà cung ứng.Trong khi đó Manda và cộng sự (2020) khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của các hộ nông dân vào chuỗi giá trị mía đường và xem xét những tiền đề cần có để đảm bảo các lợi ích và hình thức tham gia phù hợp cho các nhóm địa phương trong chuỗi
Nghiên cứu của Srichanthamit & Tippayawong (2018) đã thiết kế và phát triển bộ tiêu chí đánh giá hiệu suất chuỗi giá trị ngành mía đường Tiêu chí này được xây dựng dựa trên lý thuyết quản trị chuỗi giá trị và các tình huống nghiên cứu điển hình Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng công cụ Phát triển Chức năng Chất lượng (QFD) để tích hợp với hoạt động của chuỗi giá trị và tìm ra các nhân tố thành công với các trọng số đánh giá khác nhau Bộ chỉ số này đã được áp dụng vào tình huống nghiên cứu là một nhà máy đường để đánh giá tính phù hợp với thực tiễn Kết quả nghiên cứu cho thấy bộ tiêu chí này phù hợp để các nhà máy đường sử dụng đánh giá nội bộ.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới về chuỗi giá trị trong ngành mía đường đã tập trung chủ yếu vào công cụ chuỗi giá trị nhằm đánh giá thực trạng của chuỗi giá trị và tìm kiếm các giải pháp nâng cao kết quả hoạt động của chuỗi Một số ít các nghiên cứu đề cập đến tiêu chí đánh giá chuỗi giá trị nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến tính bền vững của chỗi giá trị mía đường Tương tự như vậy, tại Việt Nam, các nghiên cứu về ngành mía đường đã được tiến hành nhưng nghiên cứu chuyên sâu về chuỗi giá trị mía đường và tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường thì chưa có
Các phân tích về ngành mía đường Việt Nam chủ yếu được đề cập trong các đề án của ngành và cơ quan nhà nước Chẳng hạn như, trong đề án “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” của Cục chế biến nông lâm thuỷ sản và nghề muối, các tác giả đã phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội có tác động đến sản xuất mía đường, đánh giá hiện trạng sản xuất mía đường giai đoạn 2005-2014, tình hình thực hiện Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg về Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Quyết định 124/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đánh giá các cơ chế,chính sách phát triển mía đường , xây dựng cơ sở khoa học quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đánh giá tác động môi trường chiến lược khi thực hiện quy hoạch, nghiên cứu đề xuất các giải pháp cơ bản để thực hiện quy hoạch Đề án đã đưa ra các nghiên cứu chuyên sâu, phương pháp nghiên cứu và các khảo sát cụ thể Tuy nhiên đề án mới đứng trên góc độ của cơ quan quản lý nhà nước & chưa đề cập đến góc độ quản trị doanh nghiệp & các đơn vị liên quan
Đề án "Cơ cấu lại Mía đường Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và Hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn 2050" của Hiệp hội mía đường Việt Nam đã phác họa bức tranh tổng quan ngành mía đường thế giới, thực trạng ngành tại Việt Nam và đưa ra dự báo phát triển đến năm 2030, hướng phát triển mục tiêu 2030, tầm nhìn 2050 Đề án cũng xem xét tác động của các chính sách, môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế, cũng như các hiệp định thương mại tự do liên quan đến ngành đường Tuy nhiên, đề án chưa đề cập đến nghiên cứu hướng phát triển bền vững mía đường tại địa phương cụ thể cũng như thiếu các khảo sát, phân tích khoa học chuyên sâu.
Bên cạnh đó, có một số bài viết trên các tạp chí về ngành mía đường Việt Nam Đỗ Khắc Ngữ (2018) đề cập đến thực trạng tiêu thụ mía đường, những hạn chế của ngành mía đường Việt Nam, một số giải pháp để ổn định nguyên liệu mía. Bài viết gói gọn trong phạm vi ổn nguyên liệu mía cũng như vùng nguyên liệu mía Tác giả Nguyễn Mạnh Hà (2019) đề cập đến thực trạng ngành mía đường Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập theo hiệp định Atiga, so sánh với các nước trong khu vực, đã đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển ngành mía đường Bài viết chưa nêu được tình hình cụ thể của một địa phương như Nghệ An, chưa có các nghiên cứu khảo sát cụ thể tại địa phương.
Ngành mía đường Việt Nam đang trên đà suy giảm mạnh về quy mô sản xuất, theo nghiên cứu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (2022) Diện tích mía thu hoạch giảm nghiêm trọng, từ 241.418 ha (vụ 2017/18) xuống còn 150.689 ha (vụ 2019/20) Tương tự, số hộ tham gia trồng mía cũng giảm đáng kể, từ 215.262 hộ (vụ 2017/18) xuống 126.247 hộ (vụ 2019/20) Về số lượng nhà máy đường, từ 41 nhà máy với tổng công suất thiết kế 141.000 tấn mía/ngày (vụ 2015/16) đã giảm xuống chỉ còn một số lượng hạn chế trong vụ 2019/20.
29 nhà máy hoạt động với công suất thiết kế 138.100 tấn mía/ngày Hiện nay tại Việt Nam, các thông tin về sản xuất, chế biến và tiêu thụ đường tại thị trường còn hạn chế, từ đó dẫn đến rủi ro các cơ chế, chính sách nhằm quản lý ngành không sát với thực tế.
Thông qua các vấn đề đã đề cập ở trên có thể thấy, chưa có nghiên cứu nào về tính bền vững chuỗi giá trị mía đường thông qua việc đánh giá tính bền vững của doanh nghiệp mía dường, tính bền vững của chuỗi giá trị nông nghiệp, tính bền vững của các bên liên quan như chuỗi phân phối, nhà cung cấp…
Khoảng trống nghiên cứu
Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, một số kết quả nghiên cứu đã đạt được và khoảng trống nghiên cứu như sau:
Một là, các nghiên cứu trước đây về chuỗi giá trị tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường Trên thế giới có một vài nghiên cứu về chuỗi giá trị mía đường nhưng không đo lường tính bền vững của chuỗi theo các tiêu chí tiếp cận 3 trụ cột phát triển bền vững.
Hai là, các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam hầu hết đều tập trung sử dụng lý thuyết chuỗi giá trị và các công cụ phân tích chuỗi giá trị của chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ Eschborn (2007) để đánh giá thực trạng chuỗi giá trị Từ đó, các giải pháp được đề xuất nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị Phương pháp nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các chỉ số đo lường mức độ tham gia vào chuỗi giá trị của các thành phần trong chuỗi Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên biệt nào đo lường một cách cụ thể tính bền vững của chuỗi giá trị Mía đường tại một địa phương.
Ba là, các nghiên cứu trên thế giới về tính bền vững của chuỗi giá trị đã được thực hiện trong vòng hai thập kỷ gần đây Tuy nhiên, các sản phẩm được nghiên cứu chủ yếu là gạo, chuối, cà phê Có rất ít các nghiên cứu về tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường
Bốn là, tại Việt Nam một số nghiên cứu đã được tiến hành về tính bền vững của mối quan hệ giữa các thành phần trong chuỗi giá trị Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu rất ít ỏi và chưa có nghiên cứu nào về tính bền vững của các mối quan hệ trong chuỗi giá trị mía đường Ngoài ra lĩnh vực mía đường có vai trò rất quan trọng, ngành mía đường liên quan đến sinh kế của hàng vạn bà con nông dân, dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, an ninh biên giới… việc đánh giá được tính bền vững trong ngành mía đường sẽ giúp cho việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành mía đường Nghệ An nói riêng cũng như Việt Nam nói chung và cần có thêm nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.
Trên cơ sở các phân tích trên, có thể thấy khoảng trống nghiên cứu đang tồn tại mà luận án này muốn hướng đến là đo lường tính bền vững của chuỗi giá trị sản phẩm mía đường tại Nghệ An, tiếp cận từ góc độ quản trị kinh doanh và bằng phương pháp tích hợp các thang đo và phát triển thang đo cho sản phẩm mía đường.
Do vậy, luận án này sẽ sử dụng các phương pháp đo lường cảm nhận của các thành phần trong chuỗi giá trị về tính bền vững của chuỗi giá trị theo các hoạt động của chuỗi Đồng thời, luận án này cũng sẽ tập trung vào đo lường tính bền vững của mối quan hệ giữa các thành phần trong chuỗi giá trị.
Tóm tắt chương 1 Chương này trình bày tổng quan các nghiên cứu liên quan đến chủ đề của luận án Các hướng nghiên cứu phổ biến liên quan đến chủ đề của Luận án gồm 3 hướng chính Một là hướng nghiên cứu các khái niệm, lý luận cơ bản về chuỗi giá trị Hai là hướng nghiên cứu tập trung vào tính bền vững của chuỗi giá trị nói chung Ba là hướng nghiên cứu về chuỗi giá trị mía đường Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy các nghiên cứu trước đây về chuỗi giá trị tại Việt Nam chưa có nghiên cứu chuyên sâu về chuỗi giá trị mía đường và tính bền vững của chuỗi giá trị này Đây là khoảng trống nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ MÍA ĐƯỜNG
Khái niệm và các đặc trưng của chuỗi giá trị
2.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị
Khái niệm chuỗi cung ứng đã được phát triển từ rất lâu trên thế giới Chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ nguyên vật liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và phân phối tới tay khách hàng cuối cùng (Ganeshan & Harrison, 1995) Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng Trong chuỗi cung ứng, sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm luôn có sự thay đổi về giá cả cũng như giá trị Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm rồi chuyển tới người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống phân phối (Lee & Billington, 1995) Theo đó, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm các nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn bao gồm các đơn vị như công ty vận tải, nhà kho, các đơn vị bán lẻ. Thông thường, các chức năng trong một chuỗi cung ứng gồm phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính, dịch vụ khách hàng
Trong chuỗi cung ứng, nguyên vật liệu được thu mua từ nhà cung cấp, sau đó sản xuất thành phẩm tại nhà máy Tiếp theo, sản phẩm hoàn thiện được vận chuyển đến kho trung gian rồi đến nhà bán lẻ và người dùng cuối Chuỗi cung ứng bao gồm mạng lưới hậu cần: nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho hàng, trung tâm phân phối, cửa hàng bán lẻ; cùng với nguyên vật liệu, hàng tồn kho và thành phẩm di chuyển giữa các cơ sở.
Khái niệm chuỗi giá trị được phát triển và phổ biến vào năm 1985 bởi tác giả Michael Porter, giáo sư Đại học Havard Theo Porter (1985), giá trị được định nghĩa là số tiền người mua sẵn sàng trả cho những gì mà một doanh nghiệp cung cấp cho họ Do vậy, chuỗi giá trị là tập hợp các hoạt động tạo ra giá trị cho người tiêu dùng. Theo đó, một chuỗi giá trị sẽ có 9 hoạt động tạo ra giá trị chia thành hai nhóm là các hoạt động cơ bản và các hoạt động bổ trợ Theo Porter (1985), chuỗi giá trị là chuỗi tất cả các hoạt động từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng trong doanh nghiệp mà chúng tạo ra giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ Các hoạt động tạo giá trị bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ Mỗi hoạt động trong chuỗi sẽ tạo thêm một giá trị nhất định cho sản phẩm cung ứng cho khách hàng và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp Các hoạt động chính là các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý sản phẩm cuối cùng để cung cấp cho khách hàng, bao gồm: hậu cần đầu vào, sản xuất, hậu cần ra ngoài, marketing và bán hàng, dịch vụ khách hàng Các hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động chính bao gồm các hoạt động thu mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Như vậy, dựa vào định nghĩa ta thấy rằng chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng không có sự khác nhau vì chúng đều là chuỗi của sự nối tiếp nhau các quá trình và các hoạt động giữa các tác nhân liên quan nhằm tạo ra sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng Tuy nhiên, xét ở góc độ quản trị tổ chức, chuỗi giá trị là khái niệm rộng hơn chuỗi cung ứng vì nó bao gồm tất cả các hoạt động thuộc hai nhóm hoạt động chính và hoạt động bổ trợ
Cũng theo Porter (1985), các chuỗi giá trị của các doanh nghiệp có thể kết nối với nhau để tạo thành hệ thống giá trị (value system) Trọng tâm của chuỗi giá trị là lợi ích tích lũy cho khách hàng, cách hoạt động độc lập tạo ra giá trị và chuỗi nhu cầu và ngân sách được tạo ra Nói một cách khác, chuỗi giá trị hiệu quả thì sẽ tạo ra lợi nhuận.
Mô hình phân tích chuỗi giá trị của Porter (1985) giới hạn phạm vi các hoạt động tạo ra giá trị chỉ trong phạm vi một doanh nghiệp đơn lẻ, không bao gồm toàn bộ hệ sinh thái gồm nhiều bên liên quan tham gia vào quá trình cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng.
Sau này, với xu hướng tự do hóa thương mại và kinh doanh, cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị được mở rộng ở phạm vi ngành, địa phương và quốc gia, đặc biệt là cách tiếp cận chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu, Kaplinsky (2000), Kaplinsky và Morris (2008), Gereffi (2001) là những người tiên phong ứng dụng mô hình phân tích chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu Với cách tiếp cận toàn cầu, chuỗi giá trị được định nghĩa là tập hợp tất cả các hoạt động để tạo ra giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua những giai đoạn khác nhau của hoạt động sản xuất, làm tăng giá trị và phân phối (Kaplinsky, 2000; Kaplinsky & Morris, 2008) Vì vậy, có thể nói rằng chuỗi giá trị là tập hợp những hoạt động phức tạp tạo giá trị của toàn bộ các tác nhân trong chuỗi, xuất phát từ các tác nhân đầu tiên sản xuất nguyên liệu đầu vào, rồi qua các tác nhân sản xuất tạo ra sản phẩm và cuối cùng là những nhà phân phối sản phẩm Trong chuỗi giá trị toàn cầu có thể có sự tham gia của nhiều công ty, nhiều ngành giữa các quốc gia với nhau để thực hiện những công đoạn tạo giá trị khác nhau trước khi chuyển giao sản phẩm hoàn chỉnh đến người tiêu dùng cuối cùng.
Chuỗi giá trị hình thành khi các bên tham gia trong chuỗi cùng hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị (Kaplinsky & Morris, 2008; Jacinto & Pomeroy, 2011) Trong chuỗi giá trị, mỗi thành viên vừa là người mua của bên trước vừa là nhà cung cấp cho bên sau, cùng chung mục đích và hợp tác để đạt được mục tiêu đó Tuy có sự độc lập nhưng các thành viên lại phụ thuộc lẫn nhau trong việc đóng góp vào sự thỏa mãn của khách hàng, từ đó gia tăng giá trị của chuỗi.
Tuy nhiên, sự khác biệt trong cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị đang được các nhà khoa học quan tâm hơn so với chuỗi cung ứng (Clay & Feeney, 2019) Hình2.1 sau đây mô tả sự khác biệt giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị.
Hình 2.1: So sánh chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị
(Nguồn: Fearne và cộng sự, 2008)
Mục tiêu chính của phân tích chuỗi giá trị là tối đa hóa giá trị tạo ra cho khách hàng và tối đa hóa lợi ích cho các bên có liên quan cũng như lợi ích trên toàn chuỗi giá trị, và phát triển bền vững qua thời gian (Jin & Zailani, 2010; De Silva, 2011) Trong khi đó, chuỗi cung ứng trọng tâm vào chi phí và hiệu quả của các hoạt động hậu cần trên toàn chuỗi Hay nói cách khác, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là tối thiểu hóa chi phí và nguồn lực cung cấp sản phẩm trên cơ sở cắt giảm tới mức có thể các trung gian và các khoản chi phí trong hoạt động phân phối nhằm đáp ứng nhanh nhất, thuận tiện nhất và hiệu quả nhất nhu cầu của người tiêu dùng (De Silva, 2011) Trong chuỗi cung ứng, vấn đề được quan tâm là tính hiệu quả của dòng chảy cung ứng sản phẩm, xuất phát từ hoạt động cung cấp các yếu tố đầu vào, hình thành sản phẩm và phân phối cho người tiêu dùng một cách nhanh nhất, chính xác nhất và chi phí thấp nhất (Feller và cộng sự, 2006) Đối với chuỗi giá trị sự tập trung bắt đầu từ yêu cầu tối đa hóa giá trị cho người tiêu dùng cuối cùng và lần lượt là các tác nhân trung gian tham gia cung cấp sản phẩm trong chuỗi giá trị
(Kaplinsky và Morris, 2008) Tuy vậy, De Silva (2011) cho rằng một chuỗi cung ứng tốt là cần thiết để phát triển một chuỗi giá trị bền vững.
Ngoài ra, tiếp cận chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng cũng có một số điểm khác biệt nhất định được tác giả Taylor và Fearne (2009) đề cập như sau.
Bảng 2.1: So sánh chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị
Mục tiêu Dòng vật liệu Thông tin Mối quan hệ
Tư duy chuỗi cung ứng (phù hợp với hàng hóa và các thị trường hàng hóa)
Giảm chi phí, tăng lợi nhuận biên và thị phần
Tập trung vào hiệu suất, tiếp cận thị trường và phân phối Được bảo vệ và nhận thức như là một nguồn tạo ra lợi ích từ chênh lệch giá;
Các giao dịch bị giới hạn vào số liệu
Mối quan hệ xa cách;
Tập trung vào hiệu quả của chuỗi cung ứng, tận dụng quy mô và sức mạnh thị trường để bảo toàn các giao dịch
Tư duy chuỗi giá trị (phù hợp với các sản phẩm và các phân khúc thị trường khác biệt hóa)
Gia tăng giá trị và phân đoạn thị trường với các sản phẩm khác biệt hóa được thiết kế để tăng lợi nhuận trong toàn bộ các giai đoạn của chuỗi
Tập trung vào chất lượng, dịch vụ và sự linh hoạt với hệ thống phân phối được quyết định bởi nhu cầu của người tiêu dùng hơn là khả năng tận dụng năng lực Được chia sẻ và nhận thức như một nguồn tạo ra năng lực cạnh tranh;
Các thông tin chiến lược được chia sẻ với các đối tác tin cậy
Có sự hợp tác; Tập trung vào sự vững chắc của chuỗi cung ứng, sự phân bổ các nguồn lực được chia sẻ và các rủi ro và lợi ích được chia sẻ
2.1.2 Các đặc trưng của chuỗi giá trị
Khung phân tích chuỗi giá trị
đó, việc phân tích chuỗi giá trị giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và hạn chế trong chuỗi giá trị, từ quan điểm kinh tế cũng như thể chế Phân tích này là cơ sở để phát triển các giải pháp thúc đẩy chuỗi giá trị
Phân tích chuỗi giá trị xuất hiện từ những năm 1960 bao gồm cách tiếp cận
“filiére” (sợi/chuỗi) theo kiểu Pháp, cách tiếp cận chuỗi giá trị của Michael Porter, quản lý chuỗi cung ứng, và cách tiếp cận chuỗi hàng hóa toàn cầu (sau này được gọi là cách tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu).
Tiếp cận filiére của Pháp, xuất hiện từ những năm 1960, tập trung vào tối ưu hóa dòng chảy vật lý của sản phẩm trong một ngành, hướng đến mục tiêu tăng giá trị gia tăng và xuất khẩu quy mô lớn Ban đầu, phương pháp này được áp dụng để phân tích nông nghiệp Pháp, sau đó được sử dụng trong phân tích nông nghiệp các nước đang phát triển, với mục đích cải thiện xuất khẩu các mặt hàng như cà phê, ca cao và bông từ các thuộc địa của Pháp Tiếp cận này bắt nguồn từ nghiên cứu nông nghiệp kỹ trị, chú trọng vào hiệu quả và khai thác tài nguyên, thông qua việc đo lường đầu vào, đầu ra, giá cả và giá trị gia tăng dọc theo chuỗi (Raikes và cộng sự, 2000).
Quản lý chuỗi cung ứng là cách tiếp cận thứ hai Cách tiếp cận này xuất phát từ các nghiên cứu về chiến lược kinh doanh xuất hiện vào đầu những năm 1980 Nó được xây dựng dựa trên cách tiếp cận filiére, nhưng khác với việc nhấn mạnh vào các quốc gia và tập trung vào hậu cần để tối ưu hóa dòng sản phẩm và dịch vụ giữa các giai đoạn trong chuỗi tạo giá trị, nhằm tối đa hóa lợi nhuận của chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, nó không chỉ là hậu cần vì nó còn xem xét các vấn đề như tài chính, thông tin, kiến thức và hợp tác chiến lược (Bair, 2009; Lambert & Cooper, 2000). Sau này, vào thập niên 1980, Michael Porter đưa ra khái niệm chuỗi giá trị và khung phân tích chuỗi giá trị với trọng tâm được đặt vào các nhóm hoạt động của doanh nghiệp để gia tăng giá trị
Bên cạnh đó, còn có cách tiếp cận chuỗi hàng hóa toàn cầu (GCC), được giới thiệu vào giữa những năm 1990, kết hợp sự nhấn mạnh vào giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp hoặc các nút trong chuỗi giá trị, với toàn cầu hóa Điều này đạt được bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của các công ty toàn cầu và cách họ điều phối các hoạt động trên nhiều quốc gia (Gereffi & Korzeniewicz,1994) Trong cách tiếp cận của GCC, trọng tâm chính là các chuỗi hàng hóa công nghiệp nơi các tác nhân được kết nối với nhau xuyên không gian thông qua các thị trường thế giới Bair (2009) gọi chuỗi hàng hóa toàn cầu là “cơ sở hạ tầng của thương mại quốc tế” Cách tiếp cận của GCC cung cấp phân tích lịch sử vĩ mô và dài hạn về các chuỗi hàng hóa, cũng trên cơ sở so sánh Đóng góp quan trọng nhất trong GCC là nhấn mạnh vào các mối quan hệ quản trị cả giữa và bên trong các tác nhân ở mỗi giai đoạn của chuỗi giá trị Các chuỗi hàng hóa được phân loại là định hướng bởi người mua hoặc định hướng bởi nhà cung cấp dựa trên công ty dẫn đầu trong chuỗi (Gereffi & Korzeniewicz, 1994).
Cách tiếp cận chuỗi hàng hóa toàn cầu sau đó được phát triển và đổi tên thành
“chuỗi giá trị toàn cầu” vào những năm 2000 và tập trung nhiều hơn vào giá trị tương đối do các tác nhân khác nhau trong chuỗi tạo ra (Bair, 2009) Cách tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu kết hợp sự tập trung của Porter vào giá trị gia tăng và sự nhấn mạnh của quản lý chuỗi cung ứng vào việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng và áp dụng chuỗi đó vào bối cảnh phát triển, thừa nhận tầm quan trọng của việc có một viễn cảnh toàn cầu
Nhìn chung, có hai khung phân tích chuỗi giá trị phổ biến là khung phân tích theo nghiên cứu của Michael Porter (1985) và khung phân tích theo nghiên cứu của Kaplinsky và Morris (2001)
2.2.1 Khung phân tích chuỗi giá trị theo Michael Porter
Phân tích chuỗi giá trị theo quan điểm của Michael Porter tập trung vào việc xác định các mối quan hệ giữa các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp và khai thác mối quan hệ này để tối ưu hóa giá trị gia tăng cho khách hàng Bằng cách quản lý hiệu quả các mối quan hệ nội bộ, doanh nghiệp có thể tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ khi định vị thuận lợi trong hệ thống giá trị Chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động chính và hỗ trợ mà doanh nghiệp thực hiện để tạo giá trị cho sản phẩm hay dịch vụ Các chuỗi giá trị khác nhau được kết nối với nhau trong một hệ thống lớn hơn được gọi là hệ thống giá trị, vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Trong chuỗi giá trị, có hai nhóm hoạt động gồm nhóm các hoạt động chính và nhóm các hoạt động hỗ trợ (bổ trợ)
Các hoạt động chính có ảnh hưởng tức thì (lợi thế về chi phí) đối với việc sản xuất, bảo trì, bán hàng và hỗ trợ các sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp Các hoạt động hỗ trợ trong phân tích chuỗi giá trị của Porter hỗ trợ các hoạt động chính và chúng tạo thành nền tảng cho bất kỳ tổ chức nào.
Bảng 2.2: Phân loại hoạt động trong phân tích chuỗi giá trị của Michael Porter
Hoạt động Mô tả
Các hoạt động chính
Các quy trình liên quan đến việc tiếp nhận, lưu trữ và phân phối nội bộ nguyên liệu thô hoặc các thành phần cơ bản của sản phẩm hoặc dịch vụ
Sản xuất tất cả các hoạt động (ví dụ: sàn sản xuất hoặc dây chuyền sản xuất) chuyển đổi đầu vào của sản phẩm hoặc dịch vụ thành bán thành phẩm hoặc thành phẩm
Các hoạt động liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng Chúng bao gồm, ví dụ, lưu trữ, phân phối (hệ thống) và vận chuyển
Tiếp thị và bán hàng
Các quy trình liên quan đến việc đưa sản phẩm và dịch vụ ra thị trường bao gồm quản lý mối quan hệ khách hàng và tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, từ đó mang lại lợi thế cho khách hàng.
Các hoạt động duy trì giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng ngay khi mối quan hệ được phát triển dựa trên việc mua sắm dịch vụ và sản phẩm.
Các hoạt động hỗ trợ
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Các hoạt động hỗ trợ trong tổ chức giúp tổ chức duy trì các hoạt động hàng ngày của mình Quản lý dây chuyền, xử lý hành chính, quản lý tài chính là những ví dụ về các hoạt động tạo ra giá trị cho tổ chức.
Tính bền vững của chuỗi giá trị
tổ chức (Porter, 1985) Tính bền vững của chuỗi giá trị thường được biểu hiện ở ba trụ cột của phát triển bền vững gồm kinh tế (economic), xã hội (social) và môi trường (environmental) hoặc còn được gọi là cách tiếp cận 3 phương diện gồm lợi nhuận (profit), con người (people) và hành tinh (planet) (Gebre & Rik, 2016) Ở phương diện kinh tế, một chuỗi giá trị được coi là bền vững nếu các hoạt động cần thiết ở cấp độ của từng thành phần trong chuỗi hoặc các bên hỗ trợ đều có thể đem lại lợi nhuận Ở phương diện xã hội, tính bền vững hàm ý rằng các kết quả hay lợi ích trong hoạt động của chuỗi được phân bổ một cách hợp lý cho các bên liên quan tương ứng với giá trị gia tăng mà họ tạo ra Ở phương diện môi trường, tính bền vững được quyết định bởi khả năng các thành phần trong chuỗi sẽ không tạo ra hoặc tạo ra rất ít ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên trong quá trình thực hiện các hoạt động gia tăng giá trị, hoặc tạo ra tác động tích cực đến môi trường (Neven, 2014).
Do đó, tính bền vững cần được giải quyết một cách chiến lược Mục đích là để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường thông qua các sản phẩm và dịch vụ mới và các mô hình kinh doanh sáng tạo Do đó, hiệu quả kinh tế và tính bền vững không còn đối lập nhau nữa mà là hai mặt của cùng một đồng xu (Osburg &Schmidpeter, 2013) Cần có vô số đổi mới để cho phép các công ty “chịu trách nhiệm về tác động của họ đối với xã hội” – điều này không có nghĩa là cam kết xã hội bên ngoài hoạt động kinh doanh cốt lõi, mà là quản lý có trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh cốt lõi và rời xa phương pháp tiếp cận tự nguyện được ủng hộ cho đến nay.
Một yếu tố chung được chia sẻ bởi tất cả các định nghĩa về tính bền vững là chúng mô tả các yêu cầu về trách nhiệm xã hội đối với các tổ chức nói chung và các công ty nói riêng, một cách hợp lý và trực quan Tuy nhiên, về mặt khuyến nghị để thực hiện tính bền vững trên thực tế, các định nghĩa và khái niệm thường rất mơ hồ. Các cách tiếp cận hiện tại đối với tính bền vững hầu hết là tự nguyện và đã khiến các công ty liên tục nhấn mạnh rằng họ cam kết vượt trên cả các yêu cầu pháp lý. Tuy nhiên, các hoạt động phát triển bền vững thường vẫn còn hời hợt, không tập trung vào việc giải quyết các vấn đề có tính cốt lõi như sản phẩm, chuỗi giá trị và dịch vụ của một công ty.
Quản trị chuỗi giá trị là một khía cạnh quan trọng trong việc quản lý các hoạt động công nghiệp Do đó, quản trị chuỗi giá trị được định nghĩa là việc quản lý thông tin tìm nguồn cung ứng, hàng hóa, quy trình cũng như tiền từ nhà cung cấp cho ngành và sau đó đến người tiêu dùng và bao gồm cả việc xử lý các sản phẩm phụ (Thomas-Francois và cộng sự, 2017) Có thể cho rằng, chính sự đồng hóa các hoạt động quan trọng từ người tiêu dùng thông qua các nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm và thông tin sáng tạo sẽ làm tăng giá trị cho người dùng cuối (Olson, 2014; D’heur, 2015) Nó khuyến nghị tạo ra giá trị cho người tiêu dùng và lợi nhuận cho các bên liên quan (Soosay và cộng sự, 2012; Anthony Jr và cộng sự, 2018) Trong nhiều năm, các học giả, chính phủ và tổ chức phi chính phủ (NGO) đã khuyến khích các ngành công nghiệp áp dụng thực hành thân thiện với môi trường trong hoạt động của họ (Darmawan và cộng sự, 2014), phân phối sản phẩm cũng như đưa ra các giải pháp chiến lược sẽ mang lại cho họ và xã hội với cả lợi ích kinh tế và môi trường (Huybrechts và cộng sự, 2018)
Tương tự như vậy, một điểm chung khác đối với việc áp dụng chuỗi giá trị là theo truyền thống, nó nhấn mạnh vào các tác động tài chính mà các hoạt động như tìm nguồn cung ứng, hậu cần và tiếp thị có thể ảnh hưởng đến việc định giá và sức mạnh bán hàng của một sản phẩm trong ngành tới người dùng cuối (Olson, 2014).
Tương tự như vậy, trong các hoạt động của chuỗi giá trị, các bên liên quan khác nhau bổ sung giá trị cho sản phẩm để tăng giá trị sản phẩm cuối cùng (Soosay và cộng sự, 2012) Theo đó, chuỗi giá trị bền vững giải quyết mọi giai đoạn từ tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu đến việc bán phá giá bao bì sản phẩm sau khi sử dụng (Fearne và cộng sự, 2012) Do đó, chuỗi giá trị bền vững cung cấp giá trị gia tăng cho người tiêu dùng với chi phí phát sinh tối thiểu có thể (Personen, 2001;Thomas-Francois và cộng sự, 2017).
Các lý thuyết liên quan đến tính bền vững của chuỗi giá trị
2.4.1 Lý thuyết ba trụ cột bền vững
Phát triển bền vững là quá trình phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Khái niệm này được đưa ra vào năm 1987 trong báo cáo Brundtland của Ủy ban Phát triển và Môi trường Liên hợp quốc Phát triển bền vững bao gồm việc cân bằng các mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, giữa nhu cầu của hiện tại và tương lai Phát triển bền vững tập trung vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Khái niệm này gồm 3 trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường, được liên kết với nhau bởi các thiết chế.
Khái niệm TBL được Elkington giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1994 trong một công trình được công bố trên tạp chí California Management Review và sau đó được mở rộng và giải thích chi tiết hơn trong quyển sách có tên là “Cannibals withForks: the Tripple Bottom Line of 21st Century Business” Theo đó doanh nghiệp cần thể hiện 03 khoản mục (3P: profit, people, planet) khi đo lường hoạt động của doanh nghiệp: 1) lợi nhuận của doanh nghiệp (corporate profit), 2) con người (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) và 3) môi trường (trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp) (Elkington,1994; Elkington & Rowlands, 1999)
Lý thuyết ba trụ cột bền vững (triple bottom line - TBL) được xem là khung phân tích cho phát triển bền vững của doanh nghiệp, bao gồm sự phát triển không chỉ về lợi nhuận mà còn là xã hội (con người) và môi trường (hành tinh) (Rojek- Nowosielska, 2015) Quan điểm TBL giúp các tổ chức không chỉ xem xét giá trị kinh tế mà họ tạo ra mà còn giúp tổ chức có thể kết hợp các giá trị môi trường và xã hội có thể được nhân lên hoặc giảm bớt vào đánh giá các hoạt động của họ Điều này đi kèm với giả định rằng bất chấp sự cam kết của các công ty trong việc tạo ra giá trị, trên thực tế họ cũng tham gia vào các quá trình phá huỷ những giá trị nhất định.
Theo nghĩa hẹp nhất, ba trụ cột bền vững có thể được sử dụng làm cơ sở để đo lường và báo cáo hiệu quả hoạt động của công ty về các chỉ số kinh doanh, xã hội cũng như môi trường Theo nghĩa rộng nhất khái niệm này được sử dụng để nắm bắt toàn bộ tập hợp các giá trị, vấn đề và quy trình mà công ty cần tính đến nhằm giảm thiểu mọi tác động có hại do các hoạt động của mình gây ra cũng như tạo ra giá trị kinh tế, xã hội và môi trường Điều này liên quan đến tầm nhìn rõ ràng về mục đích của công ty và có tính đến nhu cầu cũng như mong đợi của các bên liên quan trong chính sách và hoạt động của công ty (Jonker, Rudnicka, Reiche, 2011)
Lý thuyết TBL cho rằng doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả hoạt động không chỉ dựa trên quan hệ hợp đồng (với nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng) mà còn cả các bên liên quan rộng hơn như cộng đồng địa phương và chính quyền.
2.4.2 Lý thuyết các bên liên quan
Lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory) được xây dựng bởi Ian (1983) và về cơ bản là sự tiếp nối của lý thuyết ủy nhiệm Hill và Jones (1992) đã định nghĩa các bên có liên quan là các cá nhân có ảnh hưởng đến công ty và có thể bị ảnh hưởng bởi chính công ty này Các bên liên quan bao gồm: nhà đầu tư, khách hàng, nhân viên, chủ nợ, cổ đông, tổ chức đoàn thể, cộng đồng xung quanh và chính phủ Những người có liên quan có ảnh hưởng nhiều hơn đến công ty thì sẽ được coi là quan trọng hơn đối với nhà quản lý doanh nghiệp (Deegan & Unerman, 2011).
Hill và Jones (1992) đã chia các bên có liên quan thành nhóm bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Bên liên quan bên trong là nhà quản lý, nhà điều hành, nhân viên và cổ đông Bên liên quan bên ngoài là cộng đồng địa phương, khách hàng, chủ nợ, nhà cung cấp và chính phủ Mỗi bên có liên quan sẽ có nhu cầu thông tin về doanh nghiệp là khác nhau và nhà quản lý doanh nghiệp nên cung cấp thông tin đáp ứng được những nhu cầu này (Hill & Jones, 1992).
Tuy nhiên, Deegan và Unerman (2011) lại cho rằng thực tế các nhà quản lý doanh nghiệp có xu hướng hành động theo cách đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan được đánh giá là quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp thay vì đối xử một cách công bằng đối với lợi ích của tất cả các bên có liên quan.
Lý thuyết các bên liên quan cho thấy rằng mọi công ty đều có các bên liên quan ảnh hưởng và đồng thời bị ảnh hưởng bởi hành động của họ Mọi công ty đều có những hợp đồng và cam kết định trước trong nội bộ và với các bên khác cần phải hoàn thành (Wood, 1991) Giả thuyết của các bên liên quan có thể được giải thích bằng cách xem xét mối quan hệ nghịch giữa chi phí không rõ ràng và rõ ràng của công ty Waddock và Graves (1977) lập luận rằng khi tổ chức quyết định giảm chi phí không rõ ràng bằng việc hành động một cách thiếu trách nhiệm với môi trường như cắt giảm chi phí phòng ngừa và bảo vệ ô nhiễm, nó sẽ có chi phí rõ ràng cao hơn khi sức cạnh tranh bị cạn kiệt (Waddock, 1977).
2.4.3 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực
Nguồn lực có vai trò quan trọng cho phép doanh nghiệp thực hiện và đạt được các mục tiêu chiến lược và phát triển bền vững (Selznick, 1948) Để có đủ các nguồn lực cần thiết, thường phải huy động từ bên ngoài, doanh nghiệp tiến hành kí kết các thoả thuận hợp tác chính thức và phi chính thức với một hoặc nhiều doanh nghiệp khác, nhằm bảo đảm mức độ ổn định về số lượng và chất lượng của các nguồn lực cần thiết Tuy nhiên, nhu cầu này làm giảm mức độ tự chủ của doanh nghiệp; nói cách khác khiến doanh nghiệp phụ thuộc vào môi trường và các doanh nghiệp khác và mức độ phụ thuộc của mỗi doanh nghiệp là khác nhau tùy thuộc vào đặc thù của doanh nghiệp liên quan Bản chất của sự phụ thuộc này là mối quan hệ phụ thuộc tương hỗ giữa các doanh nghiệp trong quá trình hợp tác, trao đổi nguồn lực.
Sự phát triển của học thuyết phụ thuộc nguồn lực được chia thành 4 giai đoạn: (i) giai đoạn hình thành vào những năm 1950 và 1960; (ii) giai đoạn đỉnh cao vào những năm từ 1970 đến những năm đầu 1980, (iii) giai đoạn thoái trào từ giữa những năm 1980 cho đến đầu những năm 2000, và (iv) giai đoạn phục hưng, sàng lọc và ứng ụng liên ngành từ năm 2000 đến nay.
Trong giai đoạn hình thành vào cuối những năm 1950 và những năm 1960, các học giả đã xây dựng khái niệm phụ thuộc nguồn lực và xác định các cấp độ phụ thuộc trong các mối quan hệ trao đổi nguồn lực Học thuyết phụ thuộc nguồn lực được xây dựng trên nền tảng kiến thức từ xã hội học, tâm lý học xã hội, kết hợp cùng các lý luận quản lý Trước hết, nền tảng kiến thức đầu tiên của thuyết phụ thuộc nguồn lực được phát triển xuất phát từ thuyết trao đổi xã hội Cách tiếp cận này tập trung vào tìm hiểu các cách thức hình thành nên mối tương tác xã hội giữa các cá nhân và các nhóm nhỏ thông qua trao đổi nguồn lực (Levine và White, 1961; Blau, 1964) Mirzuchi và Yoo (2002) gọi thuyết phụ thuộc nguồn lực là “phiên bản vĩ mô của thuyết trao đổi xã hội” Nền tảng thứ hai của thuyết phụ thuộc nguồn lực là thuyết lý luận quản lý Theo hướng phát triển này, Selznick (1948) lập luận giải rằng, một doanh nghiệp hiện đại, phức tạp luôn hoạt động trong môi trường không ổn định, do đó thường xuyên đòi hỏi sự liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác.
Vì vậy, cấu trúc bên trong của các doanh nghiệp này được thiết kế, xây dựng dựa trên các mối quan hệ phụ thuộc tương hỗ bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn đỉnh cao vào những năm từ 1970 đến những năm đầu
1980, Pfeffer và Salancik (1978) với tác phẩm “Kiểm soát bên ngoài” (The ExternalControl), đã củng cố và mở rộng các thành quả nghiên cứu của hai cách tiếp cận lý thuyết trao đổi xã hội và lý luận quản lý Theo đó, giả thuyết phụ thuộc nguồn lực phát triển theo ba cấp độ phát triển cụ thể Đầu tiên, các học giả nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu mối liên quan giữa việc sử dụng các nguồn lực bên ngoài và sự gia tăng năng lực cho doanh nghiệp (Pfeffer và Salancik, 1974) Thứ hai, theo đề xuất của
Emerson (1962), các nghiên cứu tập trung vào hoạt động trao đổi nguồn lực giữa các doanh nghiệp trong cùng mạng lưới, chứ không đơn thuần là chỉ giữa 2 doanh nghiệp như trước kia Thứ ba, đến năm 1984, quan điểm sinh thái dân số học tham gia bổ sung xây dựng học thuyết phụ thuộc nguồn lực và đưa ra các giá trị tương đối của hai lý thuyết (Ulrich và Barney, 1984).
Đo lường tính bền vững của chuỗi giá trị
2.5.1 Các phương pháp đo lường tính bền vững của chuỗi giá trị Đo lường tính bền vững của chuỗi giá trị là một chủ đề mới trong những năm gần đây Nhiều nghiên cứu đã đề xuất các phương pháp và tiêu chí đo lường khác nhau.
Bản đồ chuỗi giá trị giúp chúng ta hiểu cách các doanh nghiệp khác nhau kết nối với nhau để tạo thành một hệ thống chuỗi giá trị Đây được xem là cơ sở ban đầu để xây dựng các tiêu chí bền vững cho từng liên kết trong chuỗi giá trị (Lundy và cộng sự, 2014) Bản đồ chuỗi giá trị này sẽ xác định các bên liên quan tham gia vào chuỗi, ranh giới của hệ thống, các mối quan hệ giữa các bên và các vai trò chức năng; luồng hàng hóa, dịch vụ, thanh toán và thông tin dọc theo chuỗi; và các điểm liên kết và khoảng cách giữa các bên liên quan Theo Lundy và cộng sự (2014), việc xây dựng các tiêu chí đo tính bền vững dựa trên quy trình cốt lõi của chuỗi giá trị, mạng lưới đối tác của các bên tham gia vào chuỗi giá trị và những người có ảnh hưởng bên ngoài sẽ giúp chúng ta thiết lập được bảng các tiêu chí toàn diện đo chuỗi giá trị nông nghiệp, đặc biệt là chuỗi giá trị ngành mía đường của một địa bàn cụ thể
Khi xác định các chỉ số bền vững, các liên kết trong chuỗi giá trị cốt lõi phải được xác định, từ đó các chỉ số kinh tế, xã hội và môi trường sẽ gắn vời từng liên kết trong chuỗi Điều này dẫn tới việc lựa chọn tiêu chí bền vững sẽ phù thuộc vào sản phẩm và loại hình hoạt động mà doanh nghiệp trong chuỗi tạo ra (Moreno & Salgado, 2012) Do đó, đối với nghiên cứu này, việc lựa chọn các tiêu chí sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh ngành mía đường tại tỉnh Nghệ An Đánh giá các khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế sẽ dựa trên tình hình địa phương trong khu vực nghiên cứu. Đánh giá vòng đời (life-cycle assessment) được coi là một trong những khung phân tích được sử dụng phổ biến đề đánh giá tính bền vững của một ngành. Theo truyền thống, khung phân tích đánh giá vòng đời thường tập trung vào việc đánh giá tác động của một chuỗi giá trị sản phẩm đến môi trường xung quanh (ví dụ, các chỉ số về nguyên liệu thô, năng lượng, khí thải v.v.) Tuy nhiên, tính bền vững đòi hỏi các đánh giá không chỉ xem xét các tác động về môi trường mà còn về mặt kinh tế và xã hội – hai trụ cột còn lại của tính bền vững Các mô hình đánh giá vòng đời truyền thống trước đây thường tập trung vào các chỉ số bền vững như nguồn nguyên liệu thô, năng lượng, khí thải, v.v vì những yếu tố này đều liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm ở tất cả các giai đoạn trong chuỗi và có thể định lượng được Tuy nhiên, để đánh giá tác động về mặt kinh tế xã hội của một chuỗi giá trị sản phẩm thì lại không hề đơn giản Do đó, tác giả đề xuất rằng cần có nhiều phương pháp đo lường các tiêu chí kinh tế xã hội để mô tả mối quan hệ giữa sản phẩm và tác động kinh tế xã hội và từ đó có thể tích hợp thành công vào khung phân tích đánh giá vòng đời truyền thống Trong phân loại của tác giả, các chỉ số kinh tế, xã hội được chia thành hai loại: chỉ số cộng và chỉ số mô tả
Chỉ số cộng phải đáp ứng hai tiêu chí: (1) chúng có thể được đo lường định lượng và (2) chúng liên quan đến đơn vị khối lượng sản phẩm, tức là chúng có thể được cộng dồn xuyên suốt chuỗi giá trị Ví dụ, chi phí sản xuất trên một đơn vị khối lượng sản phẩm, chi phí lao động trên một khối lượng đơn vị sản phẩm, giá trị gia tăng trên một khối lượng đơn vị sản phẩm, v.v
Bên cạnh chỉ số bền vững kinh tế, xã hội phổ biến như điều kiện làm việc thông thường không đáp ứng tiêu chí chỉ số cộng vì chúng không liên quan trực tiếp đến khối lượng sản phẩm Tuy nhiên, chỉ số mô tả này vẫn có giá trị trong góc độ bền vững, có thể mô tả theo từng giai đoạn trong chuỗi Phân loại này phù hợp để đo lường cả khía cạnh kinh tế xã hội và môi trường (Kruse).
Các chỉ số mô tả có thể được phân loại thành chung và cụ thể, chủ yếu dựa trên quan điểm và bối cảnh của từng môi trường xã hội khác nhau (Jeong et al, 2008).
2.5.2 Các chỉ số đo lường tính bền vững của chuỗi giá trị
Chỉ số mô tả chung thường được sử dụng để mô tả các giá trị xã hội được chấp nhận rộng rãi, ví dụ như điều kiện làm việc liên quan đến mức lương tối thiểu, phúc lợi xã hội, số giờ lao động một tuần, tỷ lệ lao động nam nữ, môi trường làm việc an toàn của người lao động, hay thậm chí mức độ cạnh tranh tập trung của ngành v.v.Mặt khác, chỉ số mô tả cụ thể là những chỉ số có thể không được áp dụng rộng rãi ở các ngành khác nhau, tập trung đo lường các tác động kinh tế, xã hội, môi trường cho một sản phẩm hoặc quy trình cụ thể Những chỉ số này có thể được đo lường định tính hoặc định lượng, tuy nhiên khả năng so sánh của các chỉ số này sẽ bị giới hạn ở trong các hệ thống sản xuất tương tự nhau Ví dụ, tác động của việc sử dụng thuốc trừ sâu đối với người lao động ngành mía đường có thể trở thành mối quan tâm lớn, nhưng có thể lại không phải là một yếu tố được quan tâm trong chuỗi giá trị đánh bắt thuỷ sản tự nhiên Từ quan điểm bền vững, các chỉ số mô tả cụ thể cho phép chúng ta tập trung vào các vấn đề bền vững liên quan đến một sản phẩm cụ thể, mà trong nghiên cứu này, đó là sản phẩm mía đường Để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, rất cần công cụ định lượng được mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp, đây cũng là mối quan tâm của nhiều tổ chức, doanh nghiệp Theo đó, đến nay có nhiều bộ tiêu chí về phát triển bền vững của doanh nghiệp đã được xây dựng.
Veleva & Ellenbecker (2001) đề xuất bộ tiêu chí đo lường sự phát triển bền vững của doanh nghiệp gồm 22 tiêu chí theo 6 khía cạnh: Sử dụng năng lượng, nhiên liệu; Mức độ phát thải ra môi trường; Hiệu quả kinh tế; Đóng góp cho phát triển cộng đồng và xã hội; Quyền lợi của người lao động; Sản phẩm (được thiết kế và sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường) Doanh nghiệp tùy theo mức độ phát triển có thể áp dụng các tiêu chí này theo 5 cấp độ: Cấp độ 1 - Thể hiện việc tuân thủ các quy định; Cấp độ 2 - Thể hiện việc áp dụng hiệu quả các chương trình phát triển bền vững; Cấp độ 3 - Thể hiện tác động của các chương trình phát triển bền vững đối với kinh tế, xã hội, môi trường; Cấp độ 4 - Thể hiện tác động của doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững trong cả chuỗi cung ứng và xuyên suốt vòng đời sản phẩm; Cấp độ 5 - Thể hiện vai trò của doanh nghiệp trong sự phát triển bền vững chung của xã hội.
Tương tự như vậy Krajnc & Glavič (2003) đề xuất bộ tiêu chí bao gồm các nhóm tiêu chí liên quan đến kinh tế, xã hội, môi trường phản ánh các khía cạnh như: Tiêu thụ tài nguyên; Sản phẩm; Môi trường; Kinh tế; Chất lượng; Xã hội của doanh nghiệp.
Bên cạnh công trình của những tác giả trên, các tổ chức quốc tế cũng ban hành các bộ tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp Tại ViệtNam năm 2016, VCCI đã xây dựng bộ chỉ số bền vững doanh nghiệp (CSI) với 3 tiêu chí về kinh tế, 9 tiêu chí về môi trường và 11 tiêu chí về xã hội Theo đó hàng năm, VCCI tiến hành thu thập thông tin, đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp bền vững.
Hình 2.2: Bộ chỉ số đo lường tính bền vững của doanh nghiệp
Các bộ tiêu chí trên tuy khác nhau về hình thức, và một số nội dung, tuy nhiên có những điểm chung, đó là đều đánh giá hoạt động của doanh nghiệp dựa trên 3 khía cạnh: Kinh tế, Xã hội, Môi trường; Bên cạnh các chỉ số mang tính định lượng như doanh thu, tiền lương, giờ công lao động, đa số các tiêu chí còn lại là định tính Doanh nghiệp có thể áp dụng một phần hay toàn bộ những tiêu chí này để đánh giá mức độ phát triển bền vững của mình.
Chuỗi giá trị mía đường và tính bền vững của chuỗi
2.6.1 Đặc điểm của chuỗi giá trị mía đường
Chuỗi giá trị mía đường có đặc điểm riêng biệt do sự tham gia của nhiều bên liên quan trong các hoạt động của chuỗi Để lập bản đồ chuỗi giá trị này, các nhà nghiên cứu tiến hành xác định và lập biểu đồ chuỗi giá trị hiện tại dựa trên thông tin thu thập từ các cuộc phỏng vấn với những người cung cấp thông tin quan trọng và các cuộc thảo luận nhóm tập trung.
Tiêu thụ Các công ty trong ngành F&B
Các công ty thuộc ngành khác
Thương mại điện tử Kênh phân phối
Nhân tố ủng hộ và có ảnh hưởng Vận chuyển đường Đại lý vận tải
Chế biến Nhà máy đường
Nhân tố tham gia trực tiếp Vận chuyển
Mía Đại lý vận tải
Nhà cung cấp đầu vào
Thu hoạch Nông dân sản xuất nhỏ
Nhóm nông dân Hợp tác xã
Nhà cung cấp phân bón Trồng mía Nông dân sản xuất nhỏ
Nhóm nông dân Hợp tác xã
H iệ p hộ im ía đ ư ờ ng ,c ác tổ ch ứ c xã hộ ik há c Tổ ch ứ c tà ic hí nh
Ch ín h qu yề n tr un g ư ơ ng và đ ịa ph ư ơ ng
Hình 2.3: Chuỗi giá trị mía đường
Bản đồ chuỗi giá trị (Hình 2.3) thể hiện dòng thanh toán, thông tin và sản phẩm trong chuỗi Tác giả đã xác định 8 giai đoạn và một số tác nhân trong chuỗi giá trị đường như được mô tả trong Hình 2.3 bên trên Các tác nhân trong chuỗi giá trị là các cá nhân và tổ chức thực hiện các giao dịch về sản phẩm đường khi nó di chuyển trong chuỗi Trong nghiên cứu này, các tác nhân trực tiếp bao gồm nhà cung cấp đầu vào, nhà sản xuất, nhà vận chuyển, nhà bán buôn, nhà bán lẻ và người tiêu dùng Ngoài ra, chuỗi giá trị có thể không hoạt động bình thường nếu không có người hỗ trợ Do đó, tác giả đã xác định được những người ủng hộ và người có ảnh hưởng chính bao gồm ba tác nhân chính là các cơ quan chính phủ, hiệp hội và tổ chức tài chính.
Như được trình bày trong Hình 2.3 và dựa trên kết quả phỏng vấn các bên liên quan chính trong ngành, tác giả nhận thấy một số điểm chính liên quan đến sự tham gia của các tác nhân trong chuỗi giá trị mía đường Việt Nam.
Thứ nhất, nhà cung cấp đầu vào trong chuỗi giá trị mía đường Việt Nam bao gồm viện nghiên cứu và nhà máy đường Những năm gần đây, điển hình trong chuỗi giá trị mía đường Việt Nam là các nhà máy đường cung cấp giống mía cho nông dân. Nhờ đó, mối liên kết giữa người trồng mía và nhà máy sản xuất đường được tăng cường.
Thứ hai, các nhóm nông dân ngày càng chiếm ưu thế hơn trong khâu trồng trọt và thu hoạch của chuỗi giá trị mía đường Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), những năm gần đây đã có rất nhiều nỗ lực để xây dựng vùng trồng mía bằng cách tăng cường mối liên kết giữa các nhà máy đường và nông dân được hiện đại hóa bằng máy móc Vì vậy, các hộ nông dân sản xuất nhỏ đang tham gia các nhóm trồng mía để có thể tận dụng máy trồng và thu hoạch mía.
Thứ ba, nhà máy đường có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất đường. Trong giai đoạn 2017-2021, sản lượng đường do các nhà máy đường sản xuất đã đạt 4.108.000 tấn (VSSA, 2022) Chất lượng đường được cải thiện nhờ các nhà máy đường đã đồng hành cùng nông dân từ khâu cung cấp giống đến khâu trồng trọt. Các nhà máy đường đã hỗ trợ nông dân tiếp cận các giống mía mới, cho năng suất và chất lượng cao Hơn nữa, các nhà máy đường còn cho nông dân vay vốn để mua máy làm đất, thu hoạch mía (VSSA, 2022).
Thứ tư, kênh phân phối sản phẩm đường rất đa dạng và năng động, trong đó các khách hàng mua chính đang phân phối phần lớn sản lượng đường tại Việt Nam. Người mua chính bao gồm các công ty sử dụng đường làm đầu vào trong quá trình sản xuất của họ hoặc các siêu thị hoặc nhà bán buôn mua đường từ các nhà máy đường và phân phối qua kênh bán lẻ Theo VSSA (2022), phần lớn đường sản xuất tại Việt Nam được mua bởi những người mua chính.
Thứ năm, những người ủng hộ và người có ảnh hưởng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuỗi giá trị đường Trong bối cảnh ngành đường Việt
Nam, chúng tôi nhận thấy có nhiều tổ chức đang hỗ trợ chuỗi giá trị đường bằng cách này hay cách khác Ở góc độ vĩ mô, các cơ quan trung ương như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan đều chủ động tư vấn, hỗ trợ các tác nhân trực tiếp chủ chốt trong chuỗi giá trị Ở cấp tỉnh, UBND và Sở NN&PTNT hỗ trợ thúc đẩy nông dân tham gia chuỗi giá trị đường Họ tuyên truyền, khuyến khích nông dân tham gia các nhóm nông dân trồng mía Hỗ trợ kỹ thuật cũng được cung cấp để giúp đỡ nông dân Hơn nữa, các tổ chức tài chính còn ngần ngại trong việc cho vay đối với các dự án sản xuất mía đường do hiệu quả, hiệu quả hoạt động của ngành chưa cao Theo VSSA, chưa có dự án nông nghiệp công nghệ cao nào trong ngành mía đường được các tổ chức tài chính trình và phê duyệt.
2.6.2 Vai trò của các thành phần trong phát triển bền vững chuỗi giá trị mía đường
Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành mía đường, hiện có nhiều bên liên quan tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm mía đường Đó có thể là nông dân trồng mía, nhà máy đường thu mua mía tại trang trại và sản xuất, những nhà bán buôn thu mua đường từ các nhà máy đường và bán lại cho các nhà bán lẻ hoặc những người tiêu dùng mua với số lượng lớn Ngoài ra, các cơ quan QLNN cấp trung ương và địa phương cũng có những ảnh hưởng đến chuỗi giá trị mía đường trong quá trình hoạch định và thực thi các chính sách Sự tham gia và tương tác giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị mía đường sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững của chuỗi ở các khía cạnh khác nhau.
2.6.2.1 Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước
Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển bền vững của ngành mía đường Họ thiết lập các luật và chính sách hỗ trợ, cung cấp vốn, đầu tư vào đổi mới và công nghệ, đồng thời hỗ trợ thương mại công bằng.
Thứ nhất, họ có thể soạn thảo và thực hiện các chính sách và quy định khuyến khích các hoạt động canh tác bền vững Điều này có thể liên quan đến các quy định kiểm soát việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón, để giảm ô nhiễm và duy trì sức khỏe của đất, hoặc khuyến khích nông dân sử dụng các phương pháp canh tác hữu cơ và bền vững.
Thứ hai, chính phủ có thể cung cấp hỗ trợ tài chính, dưới hình thức trợ cấp, trợ cấp hoặc giảm thuế, để hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang các hoạt động bền vững hơn Điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với những nông dân nhỏ hơn, những người có thể thiếu nguồn lực để đầu tư vào công nghệ hoặc thực hành mới nếu không có sự hỗ trợ này.
Thứ ba, chính phủ có thể đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để đổi mới các kỹ thuật, giống mía phù hợp có năng suất cao và công nghệ canh tác mới, bền vững hơn Điều này có thể liên quan đến việc hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc công ty tư nhân để tài trợ cho nghiên cứu hoặc thành lập các tổ chức nghiên cứu do chính phủ điều hành.
Thứ tư, chính phủ có thể thúc đẩy và hỗ trợ thương mại công bằng Điều này có thể liên quan đến việc thực hiện các chính sách đảm bảo nông dân được trả giá hợp lý cho mía của họ, tạo ra hàng rào kỹ thuật bảo vệ cho sản xuất trong nước trong bối cảnh các nước khác cạnh tranh không lành mạnh hoặc hỗ trợ các sáng kiến thương mại công bằng mang lại điều kiện giao dịch tốt hơn cho nông dân ở các nước đang phát triển.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bối cảnh nghiên cứu
3.1.1 Thực trạng ngành mía đường Nghệ An trong những năm gần đây
Năm 2020, Việt Nam bắt đầu thực thi cam kết trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với ngành mía đường với thuế nhập khẩu ở mức 5% Từ đó, đường nhập khẩu từ các nước ASEAN, trong đó chủ yếu từ Thái Lan, đã tăng nhanh chóng Năm 2020, nhập khẩu đường từ Thái Lan đạt gần 1,5 triệu tấn, tăng 330% so với năm 2019.
Là cây trồng chủ lực của Nghệ An, mía được trồng tập trung tại các huyện miền núi và trung du Để phát triển vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp mía đường đã áp dụng khoa học công nghệ ổn định, cơ giới hóa và hỗ trợ nông dân đầu tư sản xuất Nhờ vậy, tổng diện tích mía nguyên liệu niên vụ 2021-2022 đạt 19.223ha, tập trung chủ yếu tại Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn Năng suất mía dự đạt bình quân 61,0 tấn/ha, cao hơn 5.0 tấn/ha so với vụ trước, sản lượng 1.173.000 tấn, đáp ứng nhu cầu của 3 nhà máy chế biến mía đường Tuy nhiên, diện tích, sản lượng mía của Nghệ An đang có xu hướng giảm khoảng 27,0% và 23,0% so với năm 2015, trong khi năng suất tăng 5,0%.
Ngày 11/11/2021 UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Nghệ An giai đoạn
2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, theo đó đến năm 2025 diện tích mía toàn tỉnh là 26.700 ha (trong đó 5.000 ha mía công nghệ cao), sản lượng 2.000.000 tấn; đến năm 2030 diện tích là 25.700ha (trong đó 10.000 ha mía công nghệ cao), sản lượng 2.200.000 tấn Ổn định công suất chê biền các nhà máy đã có, từng bước cải tiến công nghệ, dây chuyền chế biến tạo thêm các sản phẩm khác ngoài đường và sau đường Tiếp tục thành lập, phát triển thêm cấc hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết với doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm mía đường theo chuỗi giá trị, gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới Mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 55 HTX và đến năm 2030 có 110 HTX sản xuất mía đường.
Với 3 nhà máy đường hoạt động hiện nay: Nhà máy đường NASU, Nhà máy đường Sông Lam, Nhà máy đường Sông Con, Nghệ An trở thành một trong những trung tâm sản xuất đường mía lớn nhất cả nước Công nghiệp sản xuất mía đường đã tác động tích cực tới người dân trồng mía, đem lại công ăn việc làm cho hàng trăm công nhân, hàng ngàn nông dân và tác động tích cực tới phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đặc biệt là các địa phương có các nhà máy đứng chân.
Một số đặc điểm của ngành mía đường Nghệ An có thể kể ra như sau:
Thứ nhất, đối với sản xuất nguyên liệu, quy hoạch đất nông nghiệp thường ưu tiên đất phù sa, đất tốt, chủ động nước tưới cho cây lúa, cây màu, bảo đảm an toàn lương thực Đất vùng đồi, đất bán sơn địa, đất không chủ động nước tưới được quy hoạch trồng cây công nghiệp, trong đó có cây mía Tập trung sản xuất lúa giúp Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng thu nhập người dân thấp, dẫn đến hiện tượng bỏ ruộng Hiện nay, tư duy tối đa hóa thu nhập cho người dân trên một đơn vị diện tích được đề cao Do đó, cần rà soát diện tích đất nông nghiệp, bố trí lại cây trồng phù hợp, hạ sơn cho cây mía Các diện tích ít hiệu quả trồng lúa, màu chuyển sang trồng mía dựa trên so sánh giá trị lợi nhuận Năng suất mía đạt 80-90 tấn/ha cũng mang lại thu nhập cao hơn trồng lúa hiện nay Đối với đất đồi, đất bán sơn địa trồng mía không hiệu quả, có thể chuyển đổi sang cây trồng khác phù hợp hơn.
Hai là, đối với khâu chế biến sản phẩm, trong công đoạn chế biến, có thể nói các nhà máy chế biến đường của tỉnh có bề dày kinh nghiệm, Nhà máy đường Sông Con, Nhà máy đường Sông Lam có đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, hằng năm có nhiều sáng kiến khoa học cải tiến dây chuyền sản xuất được Hội đồng khoa học Tỉnh Nghệ An đánh giá cao Vấn đề của 2 nhà máy này là thiết bị cũ và không đồng bộ Nhà máy đường Sông Lam được thành lập từ những thập kỳ 60 của thế kỷ trước Nhà máy đường Sông Con được lắp mới từ năm 2000 – 2001 nhưng thiết bị cũng không phải là tiên tiến, hiện đại và không đồng bộ Mặc dù đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật của 2 nhà máy trên được đánh giá cao nhưng lực bất tòng tâm. Nhà máy đường Nasu là nhà máy được xây dựng từ năm 1998 nhưng thiết bị đồng bộ, hiện đại vào loại nhất cả nước Nhà máy này từ động hóa hầu như tất cả các công đoạn Công ty lại áp dụng các chương trình quản lý chất lượng ISO, HACCP nên đội ngũ cán bộ công nhân viên vận hành chuyên nghiệp, tính kỷ luật rất cao. Để sản xuất hiệu quả, sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp trong tỉnh cần có phương án đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ Với những công nghệ sản xuất cũ, không phù hợp sản xuất sản phẩm kém hoặc thiếu tính cạnh tranh cần mạnh dạn loại bỏ, đầu tư thay thế Doanh nghiệp chế biến đường trong tỉnh là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và trung bình nên việc đầu tư thay mới thiết bị tiến tiến, đồng bộ với công nghệ hiện đại gặp nhiều khó khăn Mặc dù vậy các doanh nghiệp cần phải xác định để sản xuất sản phẩm chất lượng, đạt hiệu quả sản xuất, sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường thì yếu tố thiết bị, công nghệ cần được chú trọng.
Ba là, đối với khâu tiêu thụ sản phẩm, mỗi đơn vị đều tự xây dựng cách thức tiêu thụ sản phẩm phù hợp, thông qua các kênh phân phối, hệ thống khách hàng trực tiếp…Thực tế cho thấy sản phẩm của Nhà máy đường Nasu có tính cạnh tranh cao trên thị trường nhờ chất lượng, thương hiệu, giá bán thậm chí cao hơn 10 -15% vẫn được người tiêu dùng chấp nhận Ngoài ra các doanh nghiêp sản xuất cũng đã và đang tính đến việc đa dạng hóa sản phẩm, tận thu phụ phẩm trong quá trình sản xuất để tăng hiệu quả sản xuất.
3.1.2 Chuỗi giá trị mía đường Nghệ An và các thành phần tham gia chuỗi
Chuỗi giá trị mía đường Nghệ An có sự tham gia của các thành phần chính, tương tự như với chuỗi giá trị mía đường của Việt Nam nói chung
Tiêu thụ Các công ty F&B khu vực Phía Bắc, Trung
Các công ty thuộc ngành khác Phía Bắc, Trung
Thương mại điện tử Kênh phân phối
Kênh siêu thị trên cả nước
Kênh truyền thống (NPP) (NpP)(Nhà(phâ n phối, đại lý)
Kênh Nhà hàng, Khách sạn
Nhân tố ủng hộ và có ảnh hưởng Vận chuyển đường Đại lý vận tải
Chế biến 03 Nhà máy đường
Nhân tố tham gia trực tiếp Vận chuyển
Mía Đại lý vận tải
Nhà cung cấp đầu vào
Thu hoạch Nông dân sản xuất nhỏ
Nhóm nông dân Hợp tác xã
Nhà cung cấp phân bón Trồng mía Nông dân sản xuất nhỏ
Nhóm nông dân Hợp tác xã
H iệ p hộ im ía đ ư ờ ng ,c á c tổ ch ứ c xã h ội kh ác T ổ ch ứ c tà i ch ín h
Ch ín h q uy ền tr un g ư ơ n g và đ ịa ph ư ơ n g
Hình 3.1: Chuỗi giá trị mía đường Nghệ An
Chuỗi giá trị mía đường Nghệ An bao gồm các thành phần chính: nhà cung cấp đầu vào (phân bón, giống mía ), Viện Mía đường (nghiên cứu và phát triển giống mía), đơn vị trồng mía, thu hoạch, vận chuyển, nhà máy mía đường, vận chuyển đường, các kênh phân phối (đại lý, siêu thị, chợ), tổ chức liên quan (chính quyền, bộ ban ngành quản lý thị trường), Hiệp hội Mía đường, ngân hàng và tổ chức tài chính.
Chuỗi giá trị mía đường được chia thành ba giai đoạn chính: đầu vào, sản xuất chế biến đường và cung cấp thành phẩm ra thị trường Giai đoạn đầu vào bao gồm việc trồng và thu hoạch mía Giai đoạn sản xuất chế biến đường là quá trình chuyển đổi mía thành đường Giai đoạn cung cấp thành phẩm ra thị trường bao gồm việc phân phối và bán đường cho người tiêu dùng.
Nhóm đầu vào gồm nhà cung cấp đầu vào, người trồng mía bao gồm nông hộ cá thể, nông hộ tham gia HTX và các trưởng nhóm nông hộ, và các nhóm hỗ trợ như chính quyền, cán bộ khuyến nông Nhà cung cấp đầu vào bao gồm: Giống mía (Đến từ Viện Mía đường hoặc các nguồn khác), thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, công cụ sản xuất (Máy phun thuốc trừ sâu, máy cày, máy gặt mía…), các gói hỗ trợ tài chính cho người trồng mía, người đầu tư công cụ sản xuất…Ở đây, tuỳ từng mô hình và cách thức phối hợp giữa Nhà máy đường và các bên liên quan tại khu vực Nghệ An mà Nhà máy đường có thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều phối dẫn dắt ngay từ khâu đầu vào Ba nhà máy đường Nasu, Sông Con, Sông Lam ngay từ khi bắt đầu dự án mở nhà máy đều nằm trong quy hoạch đề án 1 triệu tấn đường của Nhà nước, có quy hoạch về vùng nguyên liệu của UBND tỉnh Nghệ An Nhà máy mía đường tham gia ngay từ khâu bắt đầu của chuỗi giá trị như: khảo nghiệm giống mía, thử nghệm thuốc bảo vệ thực vật, dụng loại phân bón nào, phố hợp với ngân hàng đưa ra các gói tài chính phù hợp, nghiên cứu công cụ dụng cụ sản xuất phù hợp sau đó thông qua đội ngũ cán bộ khuyến nông triển khai tới bà con nông dân, người trồng mía.
Người trồng mía ở Nghệ An, bao gồm cả hộ gia đình, doanh nghiệp lớn và hợp tác xã, đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động Nguyên nhân chủ yếu là do sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút lao động từ các khu công nghiệp, ngành dịch vụ và xuất khẩu lao động Bên cạnh đó, đặc điểm địa hình đồi núi khiến việc cơ giới hóa gặp nhiều khó khăn, càng gia tăng nhu cầu lao động chân tay trong ngành mía ở Nghệ An.
Ngoài ra, trong chuỗi giá trị mía đường Nghệ An còn nhóm nhân tố ủng hộ và có ảnh hưởng tham gia vào giai đoạn đầu vào của chuỗi giá trị Do mặt hàng đường là một trong những sản phẩm thiết yếu của đời sống con người, ngành đường sử dụng hàng trăm nghìn lao động trên cả nước, đặc biệt cây mía là cây “xoá đói, giảm nghèo” tại vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn Vì vậy, ngành đường nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta, việc đó được thể hiện qua công tác điều tiết vĩ mô, chính sách hỗ trợ của nhà nước như: quy hoạch vùng nguyên liệu, giải pháp hỗ trợ tài chính, hàng rào bảo hộ kỹ thuật, chính sách thuế quan, chính sách phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Nhóm thành phần thứ hai tham gia vào chuỗi giá trị là các thành phần ở khâu chế biến (Nhà Máy đường) Như đã đề cập ở trên, khu vực tỉnh Nghệ An có 03 nhà máy đường với quy mô và công nghệ khác nhau Nhà máy đường Sông Lam được Trung Quốc viện trợ xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1960 tại xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An với công suất ban đầu là 350 tấn mía/ngày và 50.000 lít cồn thực phẩm/năm Từ năm 1999, do quy hoạch vùng nguyên liệu nên nhà máy đã di chuyển đến xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn và đầu tư mở rộng công suất lên 100 tấn mía/ngày, 1 triệu lít cồn/năm Đến nay, công suất của nhà máy đã đạt mức 7.000-7.500 tấn đường kính/năm và 1 triệu lít cồn thực phẩm/năm…
Quy trình nghiên cứu, mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, quy trình nghiên cứu sẽ được thực hiện như ở hình 3.1.
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tham khảo từ Nguyễn Đình Thọ, 2011) Đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường
Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng
Tổng quan nghiên cứu Thang đo nháp
Khảo sát định lượng sơ bộ (n = 57) Phỏng vấn chuyên gia
Khảo sát định lượng chính thức (n = 473)
Thống kê mô tả Phân tích EFA, CFA; Phân tích nhóm (Kiểm định ANOVA) Phân tích sâu sau nghiên cứu định lượng Đề xuất
Theo hình 3.1, các bước cụ thể trong quy trình nghiên cứu của luận án này bao gồm:
Bước 1: Xác lập cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp định tính tổng hợp từ các nghiên cứu trước về tiêu chí đánh giá tính bền vững, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp Dựa trên đó, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi để đánh giá các tiêu chí liên quan đến tính bền vững trong ngành mía đường.
Bước 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Sau khi xây dựng bảng khảo sát các tiêu chí đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường tại tỉnh Nghệ An, tác giả tiến hành khảo sát hỏi ý kiến chuyên gia về tính phù hợp của các tiêu chí Tổng cộng có 57 chuyên gia làm việc trực tiếp tại chuỗi giá trị mía đường Nghệ An hoặc các nhà nghiên cứu, giảng viên có kiến thức chuyên môn về chuỗi giá trị nông nghiệp đã đánh giá mức độ tin cậy và mức độ phù hợp của các biến quan sát
Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức
Sau khi các chuyên gia đánh giá mức độ phù hợp của các tiêu chí bền vững trong chuỗi giá trị mía đường tại tỉnh Nghệ An, một số tiêu chí không phù hợp sẽ bị loại bỏ Tác giả dự kiến sẽ tiến hành điều tra chính thức với thang đo đã hiệu chỉnh trên quy mô mẫu là 700 người tham gia từ tất cả các bên liên quan trong chuỗi Kết quả thu về 482 phiếu Sau khi rà soát các phiếu có tỉ lệ phần trăm thông tin bị thiếu trên 10% hoặc những phiếu tất cả các câu trả lời đều giống nhau, có tất cả 473 phiếu được đưa vào phân tích
Dựa trên 473 phiếu thu được, hệ số Crobach’s Alpha sẽ là cơ sở đầu tiên để đánh giá độ tin cậy của thang đo Phương pháp phân tích khám phá nhân tố (EFA) và phân tích khẳng định nhân tố (CFA) sẽ được thực hiện nhằm kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình dựa trên khung cơ sở lý thuyết 3 nhân tố Phương pháp phân tích khám phá nhân tố (EFA) sẽ được thực hiện nhằm kiểm tra mức độ phù hợp và điều chỉnh thang đo (nếu cần thiết) Do tính đặc thù của từng mẫu nghiên cứu, nên có những câu hỏi không phù hợp với điều kiện của tỉnh Nghệ An sẽ được điều chỉnh hoặc loại bỏ để đảm bảo tính phù hợp của câu hỏi và giúp các bên liên quan có thể hiểu và trả lời chính xác
Cơ sở để tác giả sử dụng phương pháp CFA là luận án dựa trên khung lý thuyết 3 nhân tố và sử dụng bộ câu hỏi đã được kiểm chứng tại các nghiên cứu trước Kết quả là phương pháp CFA sẽ giúp nghiên cứu khẳng định cấu trúc 3 nhân tố của mô hình lý thuyết có được áp dụng với điều kiện của Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng hay không
Dữ liệu thu thập được từ điều tra thực tế sẽ được đưa vào xử lý trên phần mềm R (lavaan package), qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính(SEM), phân tích nhóm, và kiểm định ANOVA.
Bước 4: Phân tích sâu sau định lượng Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, sau khi có kết quả phân tích định lượng, tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc với một số nhóm chuyên gia làm việc trong chuỗi giá trị mía đường tại tỉnh Nghệ An (đội ngũ quản lý nhà máy mía đường, nhân viên, các bộ chính quyền, đoàn thể địa phương, đội ngũ phân phối, hậu cần) được chọn ngẫu nhiên nhằm có thêm nhiều thông tin hơn để giải thích về các kết quả từ phân tích dữ liệu khảo sát Từ đó, các đề xuất cũng sẽ được đưa ra nhằm giúp cho các bên liên quan hiểu và điểu chỉnh các vấn đề tác động tới tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường tại Nghệ An.
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Nhân tố xã hội Tính bền vững chuỗi giá trị MĐNA
Hình 3.3 : Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững chuỗi giá trị Mía đường Nghệ An.
KT: Nhân tố kinh tế
XH: Nhân tố xã hội
MT: Nhân tố môi trường
Biến phụ thuộc: Tính bền vững trong chuỗi giá trị MĐNA Đánh giá tính bền vững: Để đánh giá tính bền vững chuỗi giá trị Mía đường Nghệ
An trong mô hình được đo bởi 3 góc độ sau: Mang lại hiệu quả kinh tế, chi phí sản xuất, chi phí lao động, năng xuất lao động so với khu vực khác; Góc độ xã hội, trách nhiệm xã hội, an toàn sản phẩm; Góc độ Môi trường, tác động môi trường, bao bì, cải tạo đất
Q1 Nhân tố kinh tế có tác động tích cực đến tính bền vững của chuỗi giá trị Mía đường, nếu các hoạt động cần thiết ở cấp độ của từng thành phần trong chuỗi hoặc các bên hỗ trợ đều có thể đem lại lợi nhuận
Q9 Nhân tố xã hội có tác động tích cực đến tính bến vững của chuỗi giá trị Mía đường, nếu các kết quả hay lợi ích trong hoạt động của chuỗi được phân bổ một cách hợp lý cho các bên liên quan tương ứng với giá trị gia tăng mà họ tạo ra. Q26 Nhân tố môi trường có tác động tích cực đến tính bền vững của chuỗi giá trị Mía đường bởi khả năng các thành phần trong chuỗi sẽ không tạo ra hoặc tạo ra rất ít ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên trong quá trình thực hiện các hoạt động gia tăng giá trị, hoặc tạo ra tác động tích cực đến môi trường.
Thiết kế thang đo
3.3.1 Thang đo tính bền vững về phương diện kinh tế
Nhân tố đầu tiên trong thang đo đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường là tính bền vững về kinh tế Các biến quan sát của thang đo này được tham khảo từ nghiên cứu của một số tác giả như Azapagic và Perdan (2000), Brown & Dacin (1997), Fearne và Garcia (2017), Petit và cộng sự (2018), Wong (2012), Yakovleva (2007), cụ thể trong bảng 3.1 dưới đây.
Bảng 3.1: Thang đo tính bền vững về phương diện kinh tế của chuỗi giá trị mía đường
Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
Q1 Chi phí sản xuất thấp hơn so với trung bình ngành Brown & Dacin
Trong nghiên cứu của mình, Petit và cộng sự (2018) đã chỉ ra rằng chi phí lao động tại các tỉnh biên giới có hiệu quả hơn so với các tỉnh thành khác (Q2) Ngoài ra, Wong (2012) và Azapagic & Perdan (2000) cũng nhấn mạnh rằng giá trị gia tăng được tạo ra qua từng khâu của chuỗi cung ứng là rất đáng kể (Q3).
Q4 Năng suất lao động hiệu quả hơn các tỉnh thành khác
Q5 Chi phí vận chuyển hiệu quả do các thành phần trong chuỗi có vị trí gần nhau
Q6 Tham gia vào chuỗi giá trị là nguồn thu nhập chính của đa số các thành phần trong chuỗi
Q7 Tỷ suất lợi nhuận bình quân của các thành phần chuỗi giá trị cao hơn trung bình ngành Q8 Đất canh tác mía chủ yếu do nông hộ cá thể sở hữu
Q9 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị đóng thuế đầy đủ cho ngân sách địa phương
Q10 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị tích cực hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trườngQ11 Các sản phẩm trong chuỗi giá trị ghi nguồn gốc thành
Ký hiệu Biến quan sát Nguồn phần rõ ràng
Q12 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị đảm bảo cạnh tranh lành mạnh
Q13 Quyền lợi của người lao động trong chuỗi giá trị được đảm bảo theo quy định pháp luật
Q14 Mức thu nhập của người lao động trong ngành mía đường đảm bảo các nhu cầu thiết yếu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
3.3.2 Thang đo tính bền vững về phương diện xã hội Ở phương diện xã hội, tính bền vững của một chuỗi giá trị hàm ý rằng các lợi ích trong hoạt động của chuỗi được phân bổ một cách hợp lý cho các bên liên quan tương ứng với giá trị gia tăng mà họ tạo ra cũng như những lợi ích phục vụ cộng đồng mà chuỗi giá trị đó mang lại.
Bảng 3.2: Thang đo tính bền vững về phương diện xã hội của chuỗi giá trị mía đường
Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
Q15 Không có sự phân biệt đối xử về giới tính, độ tuổi trong ngành mía đường
& Sarker (2018); Warhust (2002); Vurro và cộng sự (2009)
Q16 Người lao động được hướng dẫn, trang bị máy móc, thiết bị để sản xuất an toàn
Q17 Người lao động tuân thủ các điều kiện đảm bảo an toàn lao động
Q18 Người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi xã hội khi làm việc (BHYT, BHXH, nghỉ phép
Q19 Người lao động được đảm bảo làm việc trong môi trường không độc hại, vệ sinh
Q20 Người lao động hài lòng với mức thu nhập tương xứng với công sức mình bỏ ra
Q21 Đa số lao động trong ngành mía đường là người địa phương
Q22 Nhà cung ứng địa phương được ưu tiên lựa chọn cung ứng sản phẩm cho chuỗi Q23 Quy trình thu hồi, xử lý sản phẩm lỗi, chất lượng thấp được công bố rõ ràng
Q24 Các khoá dạy nghề, tập huấn, hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao hiểu biết về chuỗi giá trị hiệu quả
Q25 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị tích cực thực hiện các hoạt động TNXH tại địa phương
Q26 Nông hộ trồng mía dễ dàng tiếp cận các kênh thu mua chính thống từ các nhà máy đường
Q27 Nông hộ trồng mía tiếp cận vốn dễ dàng khi tham gia chuỗi
Q28 Nông hộ trồng mía đồng thuận với cách đo chữ đường (CCS) tại các nhà máy
Q29 Nông hộ trồng mía được hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển, bảo quản
Q30 Nông hộ trồng mía có nhiều lợi ích hơn khi tham gia tổ/nhóm, HTX
Q31 Nông hộ trồng mía có cơ hội học hỏi kỹ thuật trồng mía, canh tác đất trồng, phương pháp thu hoạch
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
3.3.3 Thang đo tính bền vững về phương diện môi trường
Bên cạnh đo lường tính bền vững về mặt kinh tế và xã hội của chuỗi giá trị mía đường tại tỉnh Nghệ An, các bên liên quan cũng cần phải có trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường cũng như duy trì tính bền vững của tư liệu sản xuất. Theo các nghiên cứu của Sen và Bhattacharya (2001), Auger & cộng sự (2003) ; Dusuki & Dar (2005), thang đo tính bền vững về phương diện môi trường bao gồm
10 biến quan sát như trong bảng 3.3 sau:
Bảng 3.3: Thang đo tính bền vững về phương diện môi trường của chuỗi giá trị mía đường
Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
Q32 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị áp dụng khoa học kỹ thuật để giảm thiểu tác động đến môi trường
Bhattacharya (2001) ; Auger & cộng sự (2003); Dusuki & Dar (2005) ; Tarekegn Q33 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất, cung ứng sản phẩm
Q34 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị sử dụng nguyên liệu, bao bì có khả năng tái chếQ35 Các nông hộ trồng mía được hướng dẫn các biện pháp duy trì chất lượng đất canh tác và cộng sự (2020); Gebre và Rik (2016)
Q36 Các nông hộ trồng mía được hướng dẫn duy trì đa dạng sinh học giống mía
Q37 Các nông hộ trồng mía thực hiện các biện pháp nâng cao độ màu mỡ của đất
Q38 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị thực hiện các biện pháp xử lý rác thải trong quá trình sản xuất
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Các phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Mục tiêu của nghiên cứu định tính là nhằm sàng lọc các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu lý thuyết ban đầu được hình thành trên cơ sở nghiên cứu tổng quan lý thuyết Các nhân tố của mô hình phát triển bền vững và các biến quan sát của mỗi nhân tố đều được tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây trong các bối cảnh nghiên cứu khác nhau nên khi áp dụng vào bối cảnh nghiên cứu mới là Việt Nam thì cần có những hiệu chỉnh nhất định Do vậy, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát lấy ý kiến chuyên gia (57 chuyên gia) nhằm điều chỉnh các biến quan sát sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam nói chung, và tỉnh Nghệ An nói riêng. Các chuyên gia đều đang làm việc trực tiếp trong ngành nông nghiệp hoặc nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm mía đường nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng
Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp được chia làm hai giai đoạn Trong giai đoạn đầu, các chuyên gia nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, chuyên gia làm việc trong chuỗi giá trị sản phẩm mía đường tại tỉnh Nghệ An sẽ đánh giá tính phù hợp và khả thi của các tiêu chí đo lường tính bền vững của chuỗi giá trị sản phẩm mía đường Trong giai đoạn hai, dựa trên các tiêu chí đo lường tính bền vững với điểm số về tính phù hợp và tính khả thi cao, bảng câu hỏi đánh giá tính bền vững chuỗi giá trị sản phẩm mía đường của tỉnh Nghệ An sẽ được gửi tới các bên liên quan bao gồm nông dân trồng mía, hợp tác xã, nhà máy đường, nhà bán buôn,bán lẻ cũng như các cá nhân, tổ chức có liên quan đến chuỗi giá trị sản phẩm mía đường (ví dụ, uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan đoàn thể, các nhà cung ứng trang thiết bị cho ngành …) Việc lựa chọn đối tượng khảo sát dữ liệu sơ cấp được thực hiện với sự hỗ trợ của các chuyên gia từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, các chuyên gia đến từ ba nhà máy đường tại tỉnh Nghệ An
Trong giai đoạn một, tổng số phiếu khảo sát thu được là 57 phiếu từ các chuyên gia đang làm việc hoặc nghiên cứu trong chuỗi giá trị sản phẩm mía đường tại tỉnh Nghệ An trả lời đánh giá tính phù hợp và tính khả thi của các tiêu chí đo lường tính bền vững (chiếm tỉ lệ 77%).
Ngoài ra, phỏng vấn sâu các bên liên quan trong chuỗi giá trị mía đường tỉnh Nghệ An cũng được tác giả sử dụng sau khi có kết quả nghiên cứu định lượng nhằm có thêm thông tin giải thích cho các kết quả nghiên cứu và là căn cứ đưa ra những đề xuất cho các bên liên quan nhằm đảm bảo tính bền vững của chuỗi giá trị ngành mía đường tỉnh Nghệ An
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.4.2.1 Công cụ nghiên cứu -bảng khảo sát Để thực hiện nghiên cứu định lượng, công cụ được tác giả sử dụng cho nghiên cứu này là bảng khảo sát đối với các bên liên quan trong chuỗi giá trị mía đường tỉnh Nghệ An Ngoài phần giới thiệu về mục đích của cuộc khảo sát, bảng khảo sát này gồm 2 phần chính.
Phần 1: Thông tin cá nhân
Phần này gồm 9 câu hỏi về các đặc điểm nhân khẩu học của người tham gia khảo sát như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, làm việc khâu nào trong chuỗi giá trị, số năm kinh nghiệm làm việc trong chuỗi giá trị mía đường, mức độ hiểu biết về chuỗi giá trị mía đường.
Phần 2: Đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường Nghệ An
Phần này gồm các câu hỏi đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường tại tỉnh Nghệ An ở ba nhân tố kinh tế, xã hội, và môi trường của các bên liên quan Các câu hỏi được thiết kế theo các thang đo phát triển bền vững với 3 nhân tố như đã trình bày trong phần 3.2 Người được hỏi sẽ đưa ra đánh giá của bản thân về mức độ hiệu quả của các hoạt động thể hiện phát triển bền vững theo thang đo
Likert từ 1 đến 5 với 1 là “Hoàn toàn không đồng ý” đến 5 là “Hoàn toàn đồng ý” mà chuỗi giá trị mía đường tại tỉnh Nghệ An đang thực hiện.
3.4.2.2 Kích thước và phương pháp chọn mẫu
Kích thước mẫu tối ưu của nghiên cứu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy của dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Theo nhiều nhà nghiên cứu, phương pháp này đòi hỏi phải có kích cỡ mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov và Widama trích trong Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007) Tuy nhiên, kích cỡ mẫu bao nhiêu là lớn thì lại chưa được xác định rõ ràng, mà còn phụ thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng Có nhà nghiên cứu cho rằng nếu dùng phương pháp ước lượng ML thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair và các cộng sự, 1998) Còn theo Comrey và Lee (1992), Tabachnick và Fidell (2001), kích thước mẫu 300 là tốt, 500 là rất tốt và 1000 trở lên là tuyệt vời Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích cỡ mẫu tối thiểu phải là 200 (Hoelter, 1983).
Theo Hair và cộng sự (2006), kích thước mẫu có thể được xác định là theo tỷ lệ số quan sát/biến đo lường là 5:1 (cứ 1 biến thì cần 5 quan sát) Trong nghiên cứu này có 38 biến quan sát, do vậy, kích thước mẫu tối thiểu có thể được tính là n = 5 x
Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, tác giả đã quyết định sử dụng quy mô mẫu cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu Cụ thể, thay vì gửi 190 bảng khảo sát, tác giả đã gửi 700 bảng khảo sát trực tiếp tới các đối tượng liên quan trong chuỗi giá trị mía đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An Số lượng phiếu khảo sát thu về cũng đạt con số đáng kể, thể hiện sự tham gia tích cực của các đối tượng nghiên cứu.
482 phiếu Sau khi ra soát các phiếu trả lời, 473 phiếu được đưa vào sử dụng để phân tích.
Phương pháp chọn mẫu ở đây là sự phối hợp giữa phương pháp lấy mẫu thuận tiện (theo khả năng tiếp cận của người điều tra) và phương pháp phát triển mầm cỡ mẫu (Nguyễn Đình Thọ, 2011), tức là dựa trên mạng quan hệ của các cá nhân tham gia trả lời họ sẽ giới thiệu cho những người tiếp theo tham gia nghiên cứu
3.4.2.3 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
Bảng khảo sát được thực hiện thông qua khảo sát trực tiếp từ sự hỗ trợ của các chuyên gia từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, các chuyên gia đến từ ba nhà máy đường tại tỉnh Nghệ An Đối tượng khảo sát là tất cả các đối tượng liên quan trong chuỗi giá trị mía đường tại tỉnh Nghệ An bao gồm nông dân trồng mía, hợp tác xã, nhà máy đường, nhà bán buôn, bán lẻ cũng như các cá nhân, tổ chức có liên quan (ví dụ, uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan đoàn thể, các nhà cung ứng trang thiết bị cho ngành …) Vì vậy, họ là những người có đủ khả năng trả lời các câu hỏi liên quan đến nhận thức về tính bền vững của chuỗi giá trị, thể hiện được thái độ cá nhân của họ và đảm bảo đánh giá đa chiều từ các bên liên quan
Số liệu sau khi thu về được nhập và làm sạch trong phần mềm R (lavaan package) Các phương pháp thống kê được áp dụng cho việc phân tích số liệu gồm phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo, tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo qua phân tích khám phá (EFA) và phân tích khẳng định nhân tố (CFA) Đối với thang đo nghiên cứu, độ tin cậy được kiểm định bằng hệ sốCrobach’s Alpha với mức tiêu chuẩn từ 0.6 trở lên (Hair và cộng sự, 1998) và xác định biến quan sát nào thể hiện nhân tố nền tảng của thang đo bằng phân tích khám phá nhân tố (EFA) Phân tích khám phá nhân tố là phương pháp phân tích nhằm phát hiện các biến nền tảng từ một tập hợp nhiều biến quan sát mà vẫn phản ánh được ý nghĩa của chúng (Hair và cộng sự, 2006) Phân tích EFA thường được dùng trong quá trình xây dựng các thang đo của các khái niệm nghiên cứu và dùng để kiểm tra tính đơn hướng của thang đo bằng việc rút trích các nhân tố trong toàn bộ các biến quan sát (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Một số tiêu chuẩn khi phân tích khám phá nhân tố là hệ số KMO tối thiểu bằng 0.5, kiểm địnhBartlett có p-value nhỏ hơn 0.05, hệ số eigenvalue tối thiểu bằng 1, phương sai giải thích tối thiểu là 60% (Gerbing và Anderson, 1988), hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0.45, hệ số tương quan biến tổng (inter-item total correlation) > 0.30 (Hair và cộng sự, 2006) Phương pháp rút trích nhân tố được sử dụng là phương pháp thành phần chính (principal component) với phép xoay varimax để thu được số nhân tố là bé nhất (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Sau phân tích khám phá nhân tố dựa trên dữ liệu thực tế tác giả (có thể) tiến hành đặt lại tên cho các nhân tố hình thành, điều chỉnh mô hình cho phù hợp với dữ liệu thực tế.
Sau phân tích EFA, nghiên cứu tiếp tục kiểm định thang đo bằng phân tích xác nhận nhân tố (CFA) CFA là phương pháp dựa trên hiểu biết ban đầu về các nhân tố tiềm ẩn trong mô hình được xây dựng từ lý thuyết hoặc thực nghiệm (qua EFA) CFA giúp nhà nghiên cứu khẳng định sự tồn tại của các nhân tố trong mô hình, kiểm tra tính tương thích giữa dữ liệu nghiên cứu và dữ liệu thị trường Mô hình được xem là phù hợp khi các chỉ số sau đạt yêu cầu: Chi-square hiệu chỉnh theo bậc tự do (Chi-square/df) nhỏ hơn 2 (hoặc nhỏ hơn 3 trong một số nghiên cứu mới), chỉ số thích hợp so sánh CFI và TLI lớn hơn 0,9, các chỉ số NFI và GFI chấp nhận được ở mức dưới 0,9, chỉ số RMSEA tốt dưới 0,05 (hoặc dưới 0,08 theo các tác giả tại Việt Nam).
Cuối cùng, để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đến nhận thức về tính bền vững của chuối giá trị mía đường tại tỉnh Nghệ An, tác giả cũng sẽ sử dụng phương pháp phân tích đa nhóm và ANOVA một chiều để so sánh giá trị trung bình giữa các nhóm Phân tích đa nhóm là một kỹ thuật mà dựa trên giả định là các hệ số ước lượng riêng cho từng nhóm có thể khác nhau phân nhóm theo các biến phân loại nào đó Để làm được điều này người ta sẽ ước lượng riêng cho từng nhóm một và so sánh các tham số thống kê được với nhau giữa mô hình ước lượng riêng cho từng nhóm (gọi là mô hình khả biến, - nghĩa là mô hình có hệ số ước lượng thay đổi qua các nhóm) và mô hình cố định các tham số thống kê (mô hình bất biến – nghĩa là mô hình có hệ số ước lượng không thay đổi qua các nhóm) Dĩ nhiên là khi ước lượng theo các nhóm khác nhau thì bao giờ các hệ số thống kê cũng khác biệt, nhưng sự khác biệt ấy có ý nghĩa hay không thì người ta dựa vào một kiểm định Chi-square Nếu kiểm định này có p-value lớn hơn 0.05 thì chọn mô hình bất biến Hay nói cách khác là sự khác biệt (nếu có) giữa hai nhóm so sánh là không có ý nghĩa thống kê hay có thể xem hai nhóm có các hệ số ước lượng giống nhau Nếu p-value < 0.05 thì chọn mô hình khả biến, hay nói cách khác là thực sự các hệ số ước lượng khác biệt giữa hai nhóm đem so sánh Còn phân tích ANOVA một chiều sẽ được sử dụng để xem xét sự khác biệt về giá trị trung bình có thể có giữa các nhóm người tiêu dùng khác nhau khi tiêu chí phân loại tạo ra hơn hai nhóm so sánh.
Đánh giá sơ bộ thang đo
3.5.1 Đánh giá thang đo bằng phương pháp định tính
Thang đo nháp dùng cho nghiên cứu này được xây dựng dựa trên việc tổng hợp các thang đo đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây về tính bền vững của chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp Để hoàn thiện thang đo, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để đánh giá tính phù hợp của các tiêu chí đối với điều kiện của Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng Khảo sát chuyên gia được tiến hành từ 10/2022 đến tháng 11/2022 Các chuyên gia đưa ra ý kiến nhận xét về tính phù hợp của các tiêu chí trong thang đo. Để đánh giá tính phù hợp của các tiêu chí bền vững, tác giả tính tỉ lệ % số người đánh đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng tỉ lệ 75% số người lựa chọn đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý để đánh giá tiêu chí đó phù hợp hay không Bên cạnh đó, tác giả sử dụng Krippendorff’s Alpha (Hayes & Krippendorff, 2007) để đánh giá mức độ đồng thuận của các chuyên gia trong ngành về tính phù hợp và tính khả thi của các tiêu chí này Thước đo này được chọn vì nó có thể được sử dụng cho bất kỳ số lượng người đánh giá và cấp độ thang đo nào (Hayes & Krippendorff, 2007) Krippendorff’s Alpha sẽ được tính toán cho từng tiêu chí
Tổng cộng có 57 phiếu trả lời từ các chuyên gia có kiến thức hoặc làm việc trong chuỗi giá trị ngành mía đường tại Nghệ An 46,4% trong số đó là nam và 50% là nữ bên cạnh những người chọn khác Độ tuổi của người tham gia khảo sát là 100% từ 28 tuổi trở lên với tỉ lệ độ tuổi từ 28 đến 57 chiếm 91,1% Trình độ học vấn từ đại học trở lên chiếm đến 73,2%, tỉ lệ này về cơ bản sẽ giúp nâng cao chất lượng kết quả phiếu đánh giá Hơn nữa, tỉ lệ phần trăm người được khảo sát biết đến chuỗi giá trị chiếm đến 83,9% cũng là một chỉ số tác động tích cực tới chất lượng phiếu trả lời về tính phù hợp và khả thi của tiêu chí bền vững
Từ số liệu bảng 3.4, 35 trên tổng số 38 tiêu chí được đánh giá là phù hợp với mức độ đồng ý và hoàn toàn đồng ý Ví dụ, tiêu chí “Người trồng mía có cơ hội tiếp thu kiến thức về kỹ năng trồng và quản lý đất canh tác” được 83.6% chuyên gia đánh giá là phù hợp Chỉ số Krippendorff”s Alpha của các tiêu chí này đều lớn hơn 0.667 (Landis & Koch, 1977), thể hiện sự đồng thuận trong các câu trả lời của các chuyên gia về tình phù hợp và khả thi của các tiêu chí Một số tiêu chí bị loại do không phù hợp với điều kiện của ngành mía đường tại địa phương mà cụ thể ở đây là tỉnh Nghệ An, hoặc khó thực thi để đo lường và đánh giá tác động của nó Ví dụ, tiêu chí đánh giá “Không có sự phân biệt đối xử về giới tính, độ tuổi trong ngành mía đường (Q15)” được đánh giá là không phù hợp vì những đặc thù của ngành mía đường tại tỉnh Nghệ An mức độ cơ giới hoá chưa cao, dẫn tới có sự chênh lệch số lượng lao động nam so với nữ trong một số khâu trong chuỗi giá trị, ví dụ như khâu thu hoạch Mặc dù tiêu chí này thể hiện phương diện xã hội trong mô hình phát triển bền vững, nhưng vì đặc thù của ngành mía đường tại Việt Nam nói chung, và Nghệ
An nói riêng, tác giả đồng ý với ý kiến chuyên gia và loại bỏ tiêu chí này ra khỏi bộ đo tiêu chí bền vững Ngoài ra, tiêu chí “Đa số lao động trong ngành mía đường là người địa phương (Q21)” được coi là một tiêu chí thể hiện sự phát triển bền vững cho nhân lực địa phương Tuy nhiên biến quan sát này được phát triển ở các nước phương Tây nơi mà tính chuyển dịch của lao động diễn ra thường xuyên Còn đối với văn hóa của Việt Nam, sự chuyển dịch lao động là khá thấp, do đó tiêu chí này được coi là không phù hợp với điều kiện của Việt Nam Tiêu chí cuối cùng mà các chuyên gia đánh giá là không phù hợp đó là biến quan sát “Nhà cung ứng địa phương được ưu tiên lựa chọn cung ứng sản phẩm cho chuỗi (Q22)” Mặc dù tiêu chi này đảm bảo các bên tham gia trong chuỗi giá trị, đặc biệt là các nhà cung ứng nhận được các lợi ích từ chuỗi giá trị, tuy nhiên nó lại mâu thuẫn với tiêu chí đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh trong chuỗi Do đó, tác giả loại bỏ tiêu chí này
Bảng 3.4: Tổng hợp ý kiến các bên liên quan về tính phù hợp và khả thi của thang đo
Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Tiêu chí Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối %
1 Chi phí sản xuất thấp hơn so với trung bình ngành 23 41.1 25 44.6 6 10.7 1 1.8 1 1.8 0.846
2 Chi phí lao động hiệu quả hơn so với các tỉnh thành khác 19 33.9 25 44.6 11 19.6 1 1.8 0 0.00 0.732
3 Giá trị gia tăng hiệu quả qua từng khâu của chuỗi 23 41.8 24 43.6 7 12.7 1 1.8 0 0.00 0.811
4 Năng suất lao động hiệu quả hơn các tỉnh thành khác 26 47.3 17 30.9 10 18.2 2 3.6 0 0.00 0.734
5 Chi phí vận chuyển hiệu quả do các thành phần trong chuỗi có vị trí gần nhau 22 39.3 20 35.7 10 17.9 3 5.4 1 1.8 0.701
6 Tham gia vào chuỗi giá trị là nguồn thu nhập chính của đa số các thành phần trong chuỗi
7 Tỷ suất lợi nhuận bình quân của các thành phần chuỗi giá trị cao hơn trung bình ngành
Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Krippendorff’ s Alpha thể sở hữu
9 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị đóng thuế đầy đủ cho ngân sách địa phương
10 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị tích cực hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường
11 Các sản phẩm trong chuỗi giá trị ghi nguồn gốc thành phần rõ ràng 24 42.9 19 33.9 12 21.4 1 1.8 0 0.00 0.751
12 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị đảm bảo cạnh tranh lành mạnh 20 37.0 19 35.2 12 22.2 2 3.7 1 1.9 0.703
13 Quyền lợi của người lao động trong chuỗi giá trị được đảm bảo theo quy định pháp luật
14 Mức thu nhập của người lao động trong ngành mía đường đảm bảo các nhu cầu thiết yếu
15 Không có sự phân biệt đối xử về giới tính, độ tuổi trong ngành mía đường * 15 26.8 17 30.4 15 26.8 6 10.7 3 5.4 0.523
Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Krippendorff’ s Alpha bị máy móc, thiết bị để sản xuất an toàn
17 Người lao động tuân thủ các điều kiện đảm bảo an toàn lao động 23 41.8 24 43.6 7 12.7 1 1.8 0 0.00 0.811
18 Người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi xã hội khi làm việc
19 Người lao động được đảm bảo làm việc trong môi trường không độc hại, vệ sinh
20 Người lao động hài lòng với mức thu nhập tương xứng với công sức mình bỏ ra 22 40.0 20 36.4 13 23.6 0 0.00 0 0.00 0.762
21 Đa số lao động trong ngành mía đường là người địa phương * 12 21.8 18 31.6 20 35.1 7 12.3 0 0.00 0.587
22 Nhà cung ứng địa phương được ưu tiên lựa chọn cung ứng sản phẩm cho chuỗi *
23 Quy trình thu hồi, xử lý sản phẩm lỗi, chất lượng thấp được công bố rõ ràng 27 49.1 16 29.1 11 20.0 1 1.8 0 0.00 0.735
24 Các khoá dạy nghề, tập huấn, hội thảo 24 43.6 18 32.7 11 20.0 2 3.6 0 0.00 0.733
Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Krippendorff’ s Alpha chuỗi giá trị hiệu quả
25 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị tích cực thực hiện các hoạt động TNXH tại địa phương
26 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị áp dụng khoa học kỹ thuật để giảm thiểu tác động đến môi trường
27 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất, cung ứng sản phẩm
28 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị sử dụng nguyên liệu, bao bì có khả năng tái chế
29 Nông hộ trồng mía dễ dàng tiếp cận các kênh thu mua chính thống từ các nhà máy đường
30 Nông hộ trồng mía tiếp cận vốn dễ dàng khi tham gia chuỗi 20 36.4 21 48.2 13 23.6 1 1.8 0 0.00 0.695
31 Nông hộ trồng mía đồng thuận với 16 28.6 29 51.7 8 14.3 3 5.4 0 0.00 0.757
Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Krippendorff’ s Alpha cách đo chữ đường (CCS) tại các nhà máy
32 Nông hộ trồng mía được hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển, bảo quản 21 38.2 20 36.4 13 23.6 1 1.8 0 0.00 0.687
33 Nông hộ trồng mía có nhiều lợi ích hơn khi tham gia tổ/nhóm, HTX 17 30.9 25 45.5 11 20.0 2 3.6 0 0.00 0.694
34 Nông hộ trồng mía có cơ hội học hỏi kỹ thuật trồng mía, canh tác đất trồng, phương pháp thu hoạch
35 Các nông hộ trồng mía được hướng dẫn các biện pháp duy trì chất lượng đất canh tác
36 Các nông hộ trồng mía được hướng dẫn duy trì đa dạng sinh học giống mía 20 36.4 22 40.0 12 21.8 1 1.8 0 0.00 0.698
37 Các nông hộ trồng mía thực hiện các biện pháp nâng cao độ màu mỡ của đất 19 34.5 26 47.3 10 18.2 0 0.00 0 0.00 0.788
38 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị thực hiện các biện pháp xử lý rác thải trong quá trình sản xuất
* Biến quan sát bị loại dựa trên ý kiến đánh giá về tính phù hợp của chuyên gia Đối với những tiêu chí mà tỉ lệ % đồng ý và hoàn toàn đồng ý thấp hơn 75%, chỉ số Krippendorff’s Alpha của những tiêu chí này vẫn đảm bảo được chỉ số đồng thuận mà các nghiên cứu trước đặt ra (0.667) Do đó, tác giả vẫn giữ lại những tiêu chí này Ví dụ, tiêu chí đánh giá “Các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của các bên liên quan trong chuỗi” vẫn đạt được chỉ số đồng thuận cao.
3.5.2 Đánh giá thang đo bằng phương pháp định lượng
Sau khi lựa chọn các tiêu chí phù hợp dựa trên ý kiến của chuyên gia, tác giả tiến hành khảo sát sơ bộ với 150 người tham gia từ các bên liên quan khác nhau trong chuỗi giá trị mía đường Nghệ An để đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị dựa trên các tiêu chí mà các chuyên gia đã lựa chọn ở trên Kết quả thu được là 135 phiếu của những người tham gia từ 10 nhóm khác nhau trong chuỗi giá trị Mục tiêu chính của bước này là sàng lọc các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu và tạo thành một thang đo phù hợp để đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị trước khi phân tích liệu có sự nhận thức khác nhau giữa các nhóm về tính bền vững của chuỗi giá trị Để đánh giá thang đo, tác giả sử dụng phân tích khám phá nhân tố EFA và phân tích khẳng định nhân tố CFA cùng hệ số Cronbach’s alpha
Trước hết, tác giả thực hiện phân tích EFA cho toàn bộ 35 biến quan sát để kiểm định xem có bao nhiêu nhân tố nền tảng đại diện cho 35 biến quan sát này Kết quả EFA trích được 3 nhân tố với Eigenvalue lần lượt bằng 7.11, 2.92 và 1.38 lớn hơn 1, tương ứng với ba phương diện trong mô hình chuỗi giá trị đó là Kinh tế, Xã hội, và Môi trường Kết quả này bước đầu khẳng định có 3 nhân tố nền tảng đại diện cho 38 biến quan sát trong thang đo tiêu chí bền vững Mối tương quan giữa 3 nhân tố này được trình bày ở bảng 3.5 dưới đây Theo bảng 3.5, hệ số tương quan giữa các nhân tố đều có giá trị p-value < 0.05 và mức độ tương quan bước đầu cũng khẳng định đây là 3 nhân tố riêng biệt do không có hệ số tương quan nào lớn hơn0.8.
Bảng 3.5 Hệ số tương quan giữa các nhân tố
Kinh tế Xã hội Môi trường
Qua phân tích nhân tố khám phá EFA từ bảng 3.6, mỗi nhân tố trong mô hình chuỗi giá trị bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường đại diện cho các biến quan sát cụ thể Việc kiểm tra hệ số tải cho thấy không có hiện tượng hệ số tải chéo, chứng tỏ các biến quan sát được phân nhóm hợp lý vào các nhân tố tương ứng.
Bảng 3.6 Kết quả phân tích khám phá nhân tố (EFA)
1 Chi phí sản xuất thấp hơn so với trung bình ngành 0.76
2 Chi phí lao động hiệu quả hơn so với các tỉnh thành khác
3 Giá trị gia tăng hiệu quả qua từng khâu của chuỗi
4 Năng suất lao động hiệu quả hơn các tỉnh thành khác
5 Chi phí vận chuyển hiệu quả do các thành phần trong chuỗi có vị trí gần nhau
6 Tham gia vào chuỗi giá trị là nguồn thu nhập chính của đa số các thành phần trong chuỗi
7 Tỷ suất lợi nhuận bình quân của các thành phần chuỗi giá trị cao hơn trung bình ngành *
8 Đất canh tác mía chủ yếu do nông hộ cá thể sở hữu*
9 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị đóng thuế đầy đủ cho ngân sách địa phương
10 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị tích cực hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường
11 Các sản phẩm trong chuỗi giá trị ghi nguồn gốc thành phần rõ ràng
12 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị đảm bảo cạnh tranh lành mạnh*
13 Quyền lợi của người lao động trong chuỗi giá trị được đảm bảo theo quy định pháp luật
14 Mức thu nhập của người lao động trong ngành mía đường đảm bảo các nhu cầu thiết yếu
16 Người lao động được hướng dẫn, trang bị máy móc, thiết bị để sản xuất an toàn
17 Người lao động tuân thủ các điều kiện đảm bảo an toàn lao động *
18 Người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi xã hội khi làm việc (BHYT, BHXH, nghỉ phép) *
19 Người lao động được đảm bảo làm việc trong môi trường không độc hại, vệ sinh *
20 Người lao động hài lòng với mức thu nhập tương xứng với công sức mình bỏ ra *
23 Quy trình thu hồi, xử lý sản phẩm lỗi, chất lượng thấp được công bố rõ ràng
24 Các khoá dạy nghề, tập huấn, hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao hiểu biết về chuỗi giá trị hiệu quả
25 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị tích cực thực hiện các hoạt động
26 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị áp dụng khoa học kỹ thuật để giảm thiểu tác động đến môi trường
27 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất, cung ứng sản phẩm
28 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị sử dụng nguyên liệu, bao bì có khả năng tái chế
29 Nông hộ trồng mía dễ dàng tiếp cận các kênh thu mua chính thống từ các nhà máy đường *
30 Nông hộ trồng mía tiếp cận vốn dễ dàng khi tham gia chuỗi
31 Nông hộ trồng mía đồng thuận với cách đo chữ đường (CCS) tại các 0.68 nhà máy 7
32 Nông hộ trồng mía được hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển, bảo quản
33 Nông hộ trồng mía có nhiều lợi ích hơn khi tham gia tổ/nhóm, HTX
34 Nông hộ trồng mía có cơ hội học hỏi kỹ thuật trồng mía, canh tác đất trồng, phương pháp thu hoạch
35 Các nông hộ trồng mía được hướng dẫn các biện pháp duy trì chất lượng đất canh tác
36 Các nông hộ trồng mía được hướng dẫn duy trì đa dạng sinh học giống mía
37 Các nông hộ trồng mía thực hiện các biện pháp nâng cao độ màu mỡ của đất
38 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị thực hiện các biện pháp xử lý rác thải trong quá trình sản xuất *
5 *Các biến quan sát bị loại do có hệ số tải chéo cao sang một hoặc hai nhân tố khác
(Nguồn: Tác giả phân tích từ kết quả khảo sát)
Nhân tố tính bền vững về phương diện kinh tế (Eco) được đo lường bởi 7 biến quan sát Các hệ số tải nhân tố dao động từ 0.697 đến 0.763 (đều lớn hơn 0.45). Thang đo này đạt được hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0.840 (lớn hơn 0.7) Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.64 đến 0.81 (lớn hơn 0.3) Như vậy, tất cả các biến quan sát của thang đo này đều đạt yêu cầu để sử dụng cho nghiên cứu chính thức.
Bảng 3.7: Kết quả phân tích EFA và Cronbach’s alpha thang đo tính bền vững về phương diện kinh tế
Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Hệ số tải nhân tố
(Nguồn: Tác giả phân tích từ kết quả khảo sát)
Thang đo thứ hai là thang đo tính bền vững về phương diện xã hội với 15 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng cao từ 0.60 trở lên Cả 15 biến quan sát đều được tải về cùng 1 nhân tố với các hệ số tải nhân tố dao động từ 0.616 đến 0.821
Bảng 3.8: Kết quả EFA và Cronbach’s alpha thang đo tính bền vững về phương diện xã hội Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Hệ số tải nhân tố
Về thang đo tính bền vững về phương diện môi trường, hệ số Cronbach’s alpha đạt mức 0,76 và các hệ số tương quan biến tổng của 4 biến quan sát đều từ 0,7 trở lên Phân tích EFA cho thấy cả 4 biến quan sát đều được tải về cùng 1 nhân tố với hệ số tải cao từ 0,616 trở lên.
Bảng 3.9: Kết quả EFA và Cronbach’s alpha thang đo tính bền vững về phương diện môi trường
Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Hệ số tải nhân tố
(Nguồn: Tác giả phân tích từ kết quả khảo sát)
Điều chỉnh thang đo
Độ tin cậy các thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s alpha đều từ 0,7 trở lên Riêng từng thang đo, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát dao động từ 0,5 đến 0,8, đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy của thang đo.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA chỉ ra tổng cộng 9 biến quan sát có hệ số tải chéo ở cả 3 nhóm nhân tố Ví dụ, tiêu chí “đất canh tác trồng mía chủ yếu do nông hộ cá thể sở hữu” có hệ số tải chéo trên cả 3 phương diện là kinh tế, xã hội, và môi trường Ban đầu, tác giả đưa câu hỏi này vào nhằm đánh giá tính hiệu quả kinh tế của chuỗi mía đường Nếu diện tích trồng mía được quản lý tập trung sẽ thúc đẩy được hoạt động cơ giới hoá trong trồng trọt và thu hoạch, từ đó thúc đẩy hiệu quả kinh tế Tuy nhiên do đặc thù về kinh tế xã hội và luật đất đai của Việt Nam hiện nay hạn chế sự hợp tác giữa các nông hộ cá thể, đặc biệt là trong vấn đề sử dụng tập trung đất nông nghiệp của các hộ cá thể, tiêu chí này không phù hợp với đặc thù của chuỗi mía đường tại Việt Nam Các tiêu chí có hệ số tải chéo khác cũng được tác giả loại bỏ để đảm bảo tính đơn hướng của các nhân tố trong mô hình Sau khi loại bỏ các biến quan sát có hệ số tải chéo, kết quả phân tích EFA cho thấy các biến quan sát thuộc cùng một thang đo đều được tải về đúng một nhân tố với hệ số tải từ 0.5 trở lên Như vậy, các thang đo đều đảm bảo tính đơn hướng và tính giá trị.
Căn cứ vào kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng việc kết hợp phương pháp định tính và phân tích khám phá nhân tố, thang đo nháp được điều chỉnh để được sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức với quy mô mẫu lớn
Tóm tắt chương 3Trong chương 3, tác giả trình bày chi tiết về bối cảnh nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, các khái niệm nghiên cứu và thang đo, các phương pháp nghiên cứu được vận dụng Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày kết quả đánh giá sơ bộ thang đo thông qua các phương pháp định tính và định lượng như kiểm định độ tin cậyCronbach’s Alpha và phân tích khám phá nhân tố (EFA) Căn cứ vào kết quả đánh giá sơ bộ thang đo, các thang đo được xây dựng cho các biến đo lường tính bền vững về các phương diện kinh tế, xã hội, và môi trường Sau khi loại các biến quan sát có hệ số tải chéo vào cả 3 nhóm nhân tố, 26 biến quan sát được giữ lại sử dụng cho khảo sát chính thức của luận án.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
Kết quả kiểm định thang đo
4.1.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu như mô tả trong chương 3 Có 700 phiếu khảo sát được phát ra và 482 phiếu được thu về, đạt tỷ lệ phản hồi 68.9% Sau khi sàng lọc, kiểm tra phiếu, tác giả đã loại đi 9 bản trả lời không hợp lệ do thiếu một số dữ liệu quan trọng và bản ghi đối tượng trả lời không suy nghĩ hoặc cố tình trả lời không hợp tác Cuối cùng, có 473 phiếu hợp lệ được đưa vào phân tích Kết quả phân tích thống kê mô tả cho thấy các đặc điểm sau của mẫu nghiên cứu:
Địa bàn nghiên cứu của bài viết tập trung tại tỉnh Nghệ An Các nhóm đối tượng tham gia chuỗi giá trị mía đường tại Nghệ An đã được lựa chọn ngẫu nhiên để tham gia khảo sát Cụ thể, nhóm đối tượng gồm 20 cán bộ khuyến nông, 101 người trồng mía tham gia hợp tác xã, 20 cán bộ chính quyền và đoàn thể, 21 nhà bán buôn, 10 nhà bán lẻ, 26 người trong mảng vận chuyển, 10 người trong khu vực cung ứng trang thiết bị và nguyên vật liệu, 98 tổ trưởng nhóm trồng mía, 55 nông hộ trồng mía cá thể và 112 cán bộ quản lý, nhân viên tại các nhà máy đường.
Về giới tính: Nam giới chiếm tỷ lệ lớn trong mẫu khảo sát (72.1%) so với nữ giới (27.8%) Điều này cũng là phù hợp với thực tiễn tại tỉnh Nghệ An, khi mà phần lớn các khâu trong chuỗi giá trị mía đường vẫn chưa được cơ giới hoá, ví dụ như công đoạn thu hoạch.
Về độ tuổi: Ba nhóm tuổi chủ yếu trong mẫu nghiên cứu này là từ 28-37 tuổi, 38-
47 tuổi và 48-57 tuổi Trong đó nhóm 38 đến 47 tuổi là nhóm có tỉ lệ cao nhất, chiếm 45.9%, nhóm 28 – 37 tuổi chiếm 26.2% và nhóm từ 48 đến 57 tuổi (gần 19.9%).
Xét về trình độ học vấn, gần 50% đối tượng tham gia khảo sát sở hữu trình độ cao đẳng, đại học trở lên Do nghiên cứu tập trung vào chuỗi giá trị mía đường, trong đó chủ yếu là nông hộ trồng mía, nên tỷ lệ người có trình độ phổ thông trung học và trung học cơ sở chiếm khá cao là điều dễ hiểu.
Bảng 4.1: Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Thông tin mẫu Tần suất(người) Phần trăm (%)
Nông hộ tham gia HTX 101 21.4
Cán bộ chính quyền, đoàn thể 20 4.2
Nhà cung ứng nguyên liệu/máy móc 10 2.1
Trưởng nhóm nông hộ trồng mía 98 20.7
Nông hộ trồng mía cá thể 55 11.6
Quản lý và nhân viên làm việc tại nhà máy mía đường
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát) 4.1.2 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố (CFA) Để khẳng định khung lý thuyết 3 trụ cột bền vững bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường có thể được áp dụng trong điều kiện của Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, phân tích CFA được thực hiện với các thang đo đánh giá về tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường trên 3 góc độ kinh tế, xã hội, và môi trường
Bảng 4.2: So sánh giữa các mô hình dựa trên phân tích khẳng định nhân tố
N Mô hình χ² df SRMR CFI RMSE
473 Mô hình một nhân tố 750.67 197 0.105 0.73 0.15 0.15 -
473 Mô hình hai nhân tố 705.32 196 0.097 0.72 0.12 0.12 -
473 Mô hình ba nhân tố 570.41 194 0.048 0.94 0.05 0.05 -
(Nguồn: Tác giả phân tích từ kết quả khảo sát)
Trong bảng 4.2, tác gỉả so sánh 3 mô hình kiểm định khẳng định nhân tố với số nhân tố lần lượt là 1, 2, 3 Kết quả CFA cho thấy, mô hình 3 nhân tố bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường cho các thông số mô hình tốt nhất với Chi-square 570.41, df4, SRMR = 0.048, CFI = 0.94, RMSEA = 0.052 Mô hình một nhân tố (χ² = 750.67; df = 197; CFI = 0.73; SRMR = 0.105; RMSEA = 0.15, 90% C.I 0.15 - 0.16), và mô hình 2 nhân tố (χ² = 705.32; df = 196; CFI = 0.72; SRMR 0.97; RMSEA = 0.12, 90% C.I.= 0.12 - 0.13) đều thể hiện các thông số không phù hợp Dựa trên kết quả này, tác giả có thể kết luận rằng mô hình 3 nhân tố bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường dựa trên các khung lý thuyết được đề cập trong chương
Chương 1 và chương 2 có thể áp dụng tại Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng Bảng 4.3 trình bày kết quả CFA thang đo tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường (NG3).
Hệ số tải Chi phí sản xuất thấp hơn so với trung bình ngành Q1 < - Kinh tế 0.76 Chi phí lao động hiệu quả hơn so với các tỉnh thành khác Q2 < - Kinh tế 0.77
Giá trị gia tăng hiệu quả qua từng khâu của chuỗi Q3 < - Kinh tế 0.69 Năng suất lao động hiệu quả hơn các tỉnh thành khác Q4 < - Kinh tế 0.67 Chi phí vận chuyển hiệu quả do các thành phần trong chuỗi có vị trí gần nhau Q5 <
- Kinh tế 0.73 Tham gia vào chuỗi giá trị là nguồn thu nhập chính của đa số các thành phần trong chuỗi Q6 < - Kinh tế 0.69
Hệ số tải Mức thu nhập của người lao động trong ngành mía đường đảm bảo các nhu cầu thiết yếu Q14 <
- Kinh tế 0.72 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị đóng thuế đầy đủ cho ngân sách địa phương Q9 < - Xã hội 0.68
Các bên tham gia trong chuỗi giá trị tích cực hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường Q10 < - Xã hội 0.71 Các sản phẩm trong chuỗi giá trị ghi nguồn gốc thành phần rõ ràng Q11 < - Xã hội 0.73
Quyền lợi của người lao động trong chuỗi giá trị được đảm bảo theo quy định pháp luật Q13 <
- Xã hội 0.68 Người lao động được hướng dẫn, trang bị máy móc, thiết bị để sản xuất an toàn Q16 < - Xã hội 0.75 Quy trình thu hồi, xử lý sản phẩm lỗi, chất lượng thấp được công bố rõ ràng Q23 < - Xã hội 0.77
Các khoá dạy nghề, tập huấn, hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao hiểu biết về chuỗi giá trị hiệu quả Q24 < - Xã hội 0.72 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị tích cực thực hiện các hoạt động TNXH tại địa phương Q25 < - Xã hội 0.63 Nông hộ trồng mía tiếp cận vốn dễ dàng khi tham gia chuỗi Q30 < - Xã hội 0.60
Nông hộ trồng mía đồng thuận với cách đo chữ đường
(CCS) tại các nhà máy Q31 < - Xã hội 0.71
Nông hộ trồng mía được hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển, bảo quản Q32 < - Xã hội 0.72
Nông hộ trồng mía có nhiều lợi ích hơn khi tham gia tổ/nhóm, HTX Q33 < - Xã hội 0.72
Nông hộ trồng mía có cơ hội học hỏi kỹ thuật trồng mía, canh tác đất trồng, phương pháp thu hoạch Q34 < - Xã hội 0.70 Các nông hộ trồng mía được hướng dẫn các biện pháp duy trì chất lượng đất canh tác Q35 < - Xã hội 0.80
Hệ số tải Các nông hộ trồng mía được hướng dẫn duy trì đa dạng sinh học giống mía Q36 < - Xã hội 0.76
Các bên tham gia trong chuỗi giá trị áp dụng khoa học kỹ thuật để giảm thiểu tác động đến môi trường Q26 < - Môi trường 0.75 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất, cung ứng sản phẩm Q27 < - Môi trường 0.72 Các bên tham gia trong chuỗi giá trị sử dụng nguyên liệu, bao bì có khả năng tái chế Q28 < - Môi trường 0.66 Các nông hộ trồng mía thực hiện các biện pháp nâng cao độ màu mỡ của đất Q37 < - Môi trường 0.84
(Nguồn: Tác giả phân tích từ kết quả khảo sát)
Dựa trên kết quả phân tích khẳng định nhân tố, hệ số của các biến quan sát dao động từ 0.60 đến 0.84 (lớn hơn 0.5) Điều đó cho thấy các nhân tố trong thang đo bao gồm kinh tế, xã hội, và môi trường đạt giá trị hội tụ và tính đơn hướng Bên cạnh đó, chỉ số thống kê của mô hình 3 nhân tố đều thoả mãn giúp tác giả có thể khẳng định bộ tiêu chí đo lường tính bền vững dựa trên 3 phương diện kinh tế, xã hội, môi trường là hoàn toàn phù hợp với Việt Nam nói chung, và tỉnh Nghệ An nói riêng Ngoài những biến quan sát không phù hợp và đã được loại bỏ, các biến quan sát còn lại đều thể hiện tốt 3 khía cạnh của tính bền vững mà luận án đã lựa chọn để nghiên cứu
Đánh giá của các bên liên quan về tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường Nghệ An
Nghệ An Để đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường Nghệ An, tác giả xem xét các đại lượng thống kê mô tả của các thang đo 3 nhân tố cấu thành nên tính bền vững của chuỗi giá trị.
Tác giả sử dụng kết quả thống kê mô tả để biểu hiện mức độ đánh giá của các bên tham gia đối với các tiêu chí trong thang đo tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường Tuy nhiên giá trị trung bình của mỗi tiêu chí không thể hiện liệu rằng có sự khác biệt trong đánh giá tính bền vững của các bên tham gia trong chuỗi giá trị hay không Mặc dù một tiêu chí có thể có giá trị trung bình cao, tuy nhiên nếu chúng ta biết được các bên liên quan trong chuỗi giá trị có những đánh giá khác nhau như thế nào về tiêu chí đó, chúng ta có thể nắm được bên liên quan nào trong chuỗi giá trị có mức đánh giá thấp nhất, từ đó xác định được đâu là khâu cần cải thiện trong chuỗi để tạo ra sự phát triển bền vững trong toàn chuỗi Vì vậy, phân tích đa nhóm là nhằm xem xét liệu các bên tham gia trong chuỗi đánh giá tính bền vững của chuỗi có khác nhau hay không
Để xác định tính bền vững của chuỗi giá trị, nghiên cứu đã thực hiện kiểm định ANOVA một chiều để so sánh mức độ đánh giá của các nhóm liên quan Kết quả phân tích trung bình theo nhóm cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm, nhưng để khẳng định sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê hay không, cần kiểm định ANOVA Sau đó, tác giả sử dụng hồi quy để đánh giá tác động của nhóm đến điểm đánh giá của từng tiêu chí Để đánh giá tổng thể tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường của chuỗi giá trị mía đường Nghệ An, tác giả đã tính điểm trung bình chung của các biến đại diện cho ba yếu tố này, đảm bảo phản ánh chính xác mức độ bền vững trên các phương diện cụ thể.
4.2.1 Đánh giá tính bền vững về phương diện kinh tế của chuỗi giá trị mía đường
Trước hết, đối với thang đo tính bền vững về phương diện kinh tế, giá trị trung bình của các biến quan sát Q3, Q5, Q6, và Q14 đều lớn hơn 3.5 Điều đó cho thấy các bên tham gia trong chuỗi giá trị có mức độ đồng ý về tính bền vững và hiệu quả kinh tế ở những khía cạnh như chi phí vận chuyển hiệu quả, mức thu nhập của người lao động trong ngành mía đường đảm bảo các nhu cầu thiết yếu hay các khâu trong chuỗi giá trị mía đường đều tạo ra giá trị gia tăng (Bảng 4.4) Tuy nhiên các bên tham gia trong chuỗi giá trị cho rằng chi phí sản xuất và chi phí lao động hay năng suất lao động của tỉnh Nghệ An không hiệu quả như các tỉnh thành khác.
Bảng 4.4: Thống kê mô tả thang đo tính bền vững về phương diện kinh tế của chuỗi giá trị mía đường
Ký hiệu Biến quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Q1 Chi phí sản xuất thấp hơn so với mức trung bình ngành 3.36 0.841
Q2 Chi phí lao động hiệu quả hơn so với các tỉnh thành khác 3.44 0.907
Q3 Giá trị gia tăng hiệu quả qua từng khâu của chuỗi 3.53 0.813
Q4 Năng suất lao động hiệu quả hơn các tỉnh thành khác 3.19 0.880
Q5 Chi phí vận chuyển hiệu quả do các thành phần trong chuỗi có vị trí gần nhau 3.55 0.807 Q6
Tham gia vào chuỗi giá trị là nguồn thu nhập chính của đa số các thành phần trong chuỗi
Mức thu nhập của người lao động trong ngành mía đường đảm bảo các nhu cầu thiết yếu
(Nguồn: Tác giả phân tích từ kết quả khảo sát)
Trong chuỗi giá trị mía đường, nhà máy đường giữ vai trò trung gian, kết nối khâu nguyên liệu và tiêu thụ Việc so sánh đánh giá về hiệu quả và bền vững của chuỗi giá trị giữa các nhóm nguyên liệu, tiêu thụ và hỗ trợ với đánh giá của nhóm nhà máy đường giúp xác định những khâu chưa đạt hiệu quả, từ đó đưa ra giải pháp cải thiện.
Các bảng 4.5 4.6 và 4.7 sau đây thể hiện mức độ đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường Nghệ An ở 3 giai đoạn đầu vào, giai đoạn sản xuất và giai đoạn đầu ra của chuỗi.
Bảng 4.5: Đo lường tính bền vững về phương diện kinh tế của chuỗi giá trị mia đường từ góc độ của các chủ thể tham gia vào giai đoạn đầu vào
Ký hiệ u Biến quan sát
Chi phí sản xuất hiệu quả hơn so với trung bình ngành
Chi phí lao động hiệu quả hơn so với các tỉnh thành khác
Giá trị gia tăng hiệu quả qua từng khâu của chuỗi
Năng suất lao động hiệu quả hơn các tỉnh thành khác
Chi phí vận chuyển hiệu quả do các thành phần trong chuỗi có vị trí gần nhau
Q6 Tham gia vào chuỗi giá trị là
Ký hiệ u Biến quan sát
Trung bình nguồn thu nhập chính của đa số các thành phần trong chuỗi
Mức thu nhập của người lao động trong ngành mía đường đảm bảo các nhu cầu thiết yếu
(Nguồn: Tác giả phân tích từ kết quả khảo sát)
Bảng 4.5 cho thấy tính bền vững về phương diện kinh tế của chuỗi giá trị được đánh giá ở mức trung bình cao bởi các nhóm liên quan đến giai đoạn đầu vào với giá trị trung bình của các biến quan sát dao động từ 3.27 đến 3.76 và không có tiêu chí nào đạt giá trị trên 4.00
Bảng 4.6: Đo lường tính bền vững về phương diện kinh tế của chuỗi giá trị mía đường từ góc độ của các chủ thể tham gia vào giai đoạn sản xuất
Ký hiệu Biến quan sát Nhà máy đường
Q1 Chi phí sản xuất hiệu quả hơn so với trung bình ngành 3.52
Q2 Chi phí lao động hiệu quả hơn so với các tỉnh thành khác 3.63
Q3 Giá trị gia tăng hiệu quả qua từng khâu của chuỗi 3.58
Q4 Năng suất lao động hiệu quả hơn các tỉnh thành khác 3.23
Q5 Chi phí vận chuyển hiệu quả do các thành phần trong chuỗi có vị trí gần nhau 3.71
Q6 Tham gia vào chuỗi giá trị là nguồn thu nhập chính của đa số các thành phần trong chuỗi 3.83
Q14 Mức thu nhập của người lao động trong ngành mía đường đảm bảo các nhu cầu thiết yếu 3.62
(Nguồn: Tác giả phân tích từ kết quả khảo sát)
Thông tin trong bảng 4.6 cho thấy ở giai đoạn sản xuất, tính bền vững của chuỗi giá trị về phương diện kinh tế được đánh giá ở mức độ trung bình cao Các nhà máy đường đóng vai trò then chốt trong giai đoạn này nên phản ánh tương đối chính xác mức độ bền vững của chuỗi giá trị ở khâu này với giá trị trung bình của các biến quan sát dao động từ 3.23 đến 3.83 Trong đó, biến quan sát có giá trị trung bình cao nhất là “tham gia vào chuỗi giá trị là nguồn thu nhập chính của đa số các thành phần trong chuỗi” (Q6)
Khi xét đến tính bền vững về Phương diện kinh tế ở giai đoạn đầu ra, các chủ thể liên quan ở khâu này đánh giá tính bền vững ở mức tương đối cao với giá trị trung bình các biến quan sát của thang đo dao động từ 3.57 đến 3.97 (xem Bảng4.7)
Bảng 4.7: Đo lường tính bền vững về phương diện kinh tế của chuỗi giá trị mía đường từ góc độ của các chủ thể tham gia vào giai đoạn đầu ra
Ký hiệu Biến quan sát Vận chuyển
Q1 Chi phí sản xuất hiệu quả hơn so với trung bình ngành 3.42 4.38 4.10 3.97
Q2 Chi phí lao động hiệu quả hơn so với các tỉnh thành khác 3.46 4.33 4.10 3.96
Q3 Giá trị gia tăng hiệu quả qua từng khâu của chuỗi 3.50 4.29 4.00 3.93
Q4 Năng suất lao động hiệu quả hơn các tỉnh thành khác 3.38 4.24 3.90 3.84
Chi phí vận chuyển hiệu quả do các thành phần trong chuỗi có vị trí gần nhau
Tham gia vào chuỗi giá trị là nguồn thu nhập chính của đa số các thành phần trong chuỗi
Mức thu nhập của người lao động trong ngành mía đường đảm bảo các nhu cầu thiết yếu
(Nguồn: Tác giả phân tích từ kết quả khảo sát)
Bảng 4.8 chỉ ra rằng, mức đánh giá trung bình của các nhóm tham gia trong chuỗi về tính bền vững của chuỗi trên góc độ kinh tế dao động từ 3.20 đến 4.21
Bảng 4.8: Kiểm định ANOVA nhân tố tính bền vững về phương diện kinh tế của chuỗi giá trị mía đường
Predictors Estimates Std Error t-value p
Chính quyền/đoàn thể -0.32 0.132 -2.414 0.016 Đơn vị vận chuyển -0.08 0.118 -0.663 0.508
Nhà cung ứng nguyên liệu/máy móc
Residual standard error: 0.5424 on 463 degrees of freedom
(Nguồn: Tác giả phân tích từ kết quả khảo sát)
Tuy nhiên, hầu hết các nhóm liên quan đến sản xuất nguyên liệu đầu vào như nông hộ HTX, trưởng nhóm nông hộ, cán bộ khuyến nông đều đánh giá tính bền vững về Phương diện kinh tế thấp hơn so với đánh giá của nhóm nhà máy đường (ví dụ, hệ số khác biệt giữa nông hộ HTX với nhà máy γ= -0.39, SE= 0.074, p < 0.000, hệ số khác biệt giữa trưởng nhóm nông hộ với nhà máy γ= -0.22, SE= 0.075, p 0.003, hệ số khác biệt giữa cán bộ khuyến nông với nhà máy γ= -0.32, SE= 0.131, p
= 0.013) Trong khi đó, các nhóm bán buôn, bán lẻ, đánh giá cao bền vững ở góc độ kinh tế cao hơn so với nhóm nhà máy Điều này được thể hiện ở mức khác biệt giữa điểm đánh giá trung bình của nhà bán buôn, bán lẻ so với nhà máy đường, lần lượt là γ= 0.62, SE= 0.129, p = 0.000, γ= 0.35, SE= 0.179, p = 0.049 Đối với nhóm hỗ trợ cho chuỗi như cán bộ chính quyền, đoàn thể, nhóm vận chuyển và nguyên liệu máy móc thì kết quả không nhất quán Ví dụ, nhóm cán bộ chính quyền đoàn thể, những người thường xuyên nắm tình hình của các hộ trồng mía, có mức điểm đánh giá trung bình thấp hơn so với nhóm nhà máy là γ= -0.32, SE= 0.132, p = 0.016. Nhưng ngược lại, nhóm cung ứng nguyên liệu, máy móc cho sản xuất mía đầu vào lại có điểm đánh giá trung bình cao hơn so với nhóm nhà máy là γ= 0.35, SE 0.178, p = 0.049 Một điểm đáng chú ý là mặc dù mức điểm khác biệt giữa nhóm nông hộ cá thể so với nhóm nhà máy không thực sự có ý nghĩa về mặt thống kê (p
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu chính và bình luận
Một là, bằng cách áp dụng các phương pháp định tính, phân tích khám phá nhân tố và khẳng định nhân tố, tác giả đã xây dựng được một thang đo tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường tại tỉnh Nghệ An Quy trình xây dựng thang đo của nghiên cứu này đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về mặt thống kê Điều này đảm bảo các biến quan sát trong thang đo có tính đại diện và được sử dụng để đo một cách toàn diện tính bền vững của một chuỗi giá trị
Hai là, hộ trồng mía là nhóm quan trọng nhất trong khâu sản xuất mía (bao gồm hộ, hợp tác xã, nông trường) liên kết với nhà máy đường thông qua các hợp đồng, song khi chia sẻ lợi ích giữa các khâu trong chuỗi sản xuất mía đường thì lại mất cân đối, dẫn đến người trồng mía rất dễ bỏ cây mía để chuyển sang trồng các loại cây trồng khác Thêm vào đó, khi các nhà máy đường có sự cạnh tranh không lành mạnh có thể sẽ tạo ra môi trường thiếu minh bạch, việc xác định chữ đường cây mía trong thu mua của nông dân cũng không có bên thứ ba độc lập giám định, dẫn đến thiếu tính khác quan Đây là vấn đề khiến nhiều người nông dân trồng mía bức xúc trong những năm qua Trong khi các chiến lược quy hoạch vùng nguyên liệu đã được triển khai, các chính sách khác về tài chính, công nghệ, nhân lực chưa được triển khai đồng bộ để thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành mía đường của tỉnh Đây chính là điểm yếu chưa phát triển bền vững của chuỗi giá trị mía đường Nghệ An Có thể nói nhóm sản xuất mía cũng như nhà máy đường là một trong những mắt xích tác động không nhỏ tới phát triển bền vững của chuỗi giá trị mía đường, nhà máy đường phụ thuộc rất lớn vào vùng nguyên liệu, ngược lại vùng nguyên liệu mía có phát triển được hay không lại phụ thuộc vào chính sách của nhà máy đường
Nghiên cứu đánh giá sự bền vững của chuỗi giá trị mía đường ở Nghệ An cho thấy rằng các bên liên quan đánh giá cao tính bền vững xã hội của chuỗi này Họ đồng thuận về các hoạt động hỗ trợ học tập, trao đổi kinh nghiệm và sự trợ giúp lẫn nhau Trong thực tế, nhà máy đường và nông dân có mối liên kết tích cực Các nhà máy hỗ trợ nông dân về đầu vào, bao gồm vay vốn lãi suất ưu đãi, cung ứng vật tư và trợ giúp kỹ thuật Điều này thể hiện ở các tiêu chí đánh giá cao về tính bền vững xã hội trong chuỗi giá trị mía đường tại Nghệ An.
Bốn là, đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị về phương diện môi trường, kết quả phân tích chỉ ra rằng đa phần các chủ thể tham gia chuỗi cho điểm đánh giá cao hơn đều thuộc về mảng phân phối hoặc cung ứng máy móc, nguyên vật liệu cho quá trình trồng mía, những khâu không liên quan trực tiệp đến quá trình sản xuất. Mặc dù không đạt được chỉ số có ý nghĩa về mặt thống kê p-value < 0.05, hầu hết các bên liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm như nhà máy mía đường, nông hộ trồng mía, các tổ trưởng nhóm nông hộ trồng mía, vận chuyển, hay chính quyền đoàn thể đều cho điểm đánh giá tính bền vững về phương diện môi trường thấp hơn so với các nhóm khác Kết quả nghiên cứu này cũng đặt ra thách thức cho các nhà quản lý mía đường tại tỉnh Nghệ An cần phải cải thiện các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong khâu sản xuất
Nghiên cứu áp dụng mô hình 3 nhân tố vào chuỗi giá trị mía đường Nghệ An đã sử dụng kết quả khảo sát thực tế để đánh giá tính bền vững 26 biến quan sát được xác định đại diện cho 3 nhân tố kinh tế, xã hội và môi trường Dựa trên thang đo này, tính bền vững của chuỗi được đánh giá từ nhiều góc nhìn của các bên liên quan Ngoài 3 nhân tố chính, sự phát triển hài hòa của các bên tham gia cũng được nhấn mạnh như yếu tố thúc đẩy tính bền vững Nghiên cứu chỉ ra nhu cầu cải thiện về kinh tế, đồng thời tăng cường vai trò của nông hộ trồng mía để đạt được tính bền vững trong chuỗi giá trị mía đường tại Nghệ An.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ MÍA ĐƯỜNG NGHỆ AN
Định hướng phát triển ngành mía đường Việt Nam và Nghệ An
Theo Đề án Phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đến năm 2020, diện tích sản xuất mía sẽ ổn định 300.000 ha, sản lượng mía trên 20 triệu tấn và sản lượng đường là 2 triệu tấn (trong đó 1,3 triệu tấn đường tinh luyện, 0,7 triệu tấn đường trắng và đường khác).
Và thực tế là sản xuất mía đường niên vụ 2018 – 2019 cho sản lượng mía khoảng 14 triệu tấn, sản lượng đường đạt khoảng 1,3 triệu tấn Đến niên vụ mía đường 2019 -
Từ năm 2020 trở đi, sản lượng mía tiếp tục sụt giảm, diện tích canh tác giảm xuống còn 220.000 ha, tương ứng với sản lượng mía chỉ còn khoảng 13 triệu tấn, từ đó dẫn đến sản lượng đường cũng giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 1,25 triệu tấn.
Theo số liệu báo cáo của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, vụ sản xuất đường 2021/22, lượng nguyên liệu đưa vào chế biến đạt 7.523.728 tấn mía, tăng 11,64% so với 6.739.417 tấn mía của vụ 2020/21 Có 24 nhà máy hoạt động, sản lượng đường sản xuất được là 949.219 tấn, trong đó đường sản xuất từ mía là 746.899 tấn, còn lại là từ đường thô nhập khẩu (202.320 tấn), tăng 57.069 tấn, tương đương 8,27% so với vụ trước".
Trong vụ chế biến 2022/23, dự kiến 24 nhà máy đường hoạt động, bằng số nhà máy hoạt động trong vụ 2021/22, với tổng công suất thiết kế là 122.200 tấn mía/ngày Diện tích mía thu hoạch dự kiến 151.305 ha, sản lượng mía đưa vào chế biến 8.764.277 tấn, sản lượng đường dự báo 870.930 tấn.
Trước kia, diện tích trồng mía của nước ta thời kỳ hưng thịnh đã vượt trên300.000 ha, nhưng suốt nhiều năm qua, hơn một nửa diện tích đất trồng mía đã bị nông dân chuyển đổi sang cây trồng khác Vì vậy, cần phải giành lại đất cho cây mía Ngành Mía đường Việt Nam phấn đấu đến đến 2025 phục hồi vùng nguyên liệu mía quy mô 250.000 ha, đến 2028 đạt quy mô 300.000 ha Hiệp hội Mía đườngViệt Nam đặt mục tiêu phát triển giống mía chữ đường cao để đến năm 2025 đạt
95% mức thu hồi đường hiện nay của Thái Lan, đến 2030 đạt 100% mức thu hồi đường hiện nay của Thái Lan.
Riêng đối với địa bàn tỉnh Nghệ An, mía là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Nghệ An Nghệ An có vùng nguyên liệu trồng mía lớn tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi và trung du, nên điều kiện về giao thông, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất còn nhiều hạn chế, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa Trong những năm qua, các doanh nghiệp mía đường đã thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ổn định để phát triển vùng nguyên liệu, tích cực áp dụng cơ giới hóa và chính sách hỗ trợ cho nông dân đầu tư vào sản xuất, góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng mía nguyên liệu, mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân cũng như góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi
Diện tích mía nguyên liệu ở Nghệ An niên vụ 2021-2022 là 19.223ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳnh Lưu, Anh Sơn Năng suất mía dự kiến đạt bình quân 61 tấn/ha, cao hơn 5 tấn/ha so với niên vụ trước, ước tính sản lượng đạt 1.173.000 tấn, phục vụ cho 3 nhà máy chế biến mía đường với tổng công suất 15.500 tấn mía/ngày Tuy nhiên, diện tích và sản lượng mía của Nghệ An đang có chiều hướng giảm trong những năm gần đây, so với năm 2015, diện tích mía toàn tỉnh hiện nay giảm khoảng 27%, sản lượng giảm 23%, nhưng năng suất tăng hơn 5% Ngày 11/11/2021, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2025.
2025, tầm nhìn đến năm 2030 Theo đó đến năm 2025 diện tích mía toàn tỉnh là26.700 ha ( trong đó 5.000 ha mía công nghệ cao), sản lượng 2.000.000 tấn; đến năm 2030 diện tích là 25.700ha (trong đó 10.000 ha mía công nghệ cao), sản lượng2.200.000 tấn Tỉnh đặt mục tiêu ổn định công suất chế biến các nhà máy đã có,từng bước cải tiến công nghệ, dây chuyền chế biến tạo thêm các sản phẩm khác ngoài đường và sau đường Ngoài ra, tỉnh còn đặt mục tiêu tiếp tục thành lập, phát triển thêm cấc hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết với doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm mía đường theo chuỗi giá trị, gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới Tỉnh Nghệ An phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 55 HTX và đến năm 2030 có 110 HTX sản xuất mía đường.
Giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ An
5.2.1 Đề xuất đối với cơ quan quản lý nhà nước Để thúc đẩy tính bền vững của ngành mía đường Việt Nam nói chung và chuỗi giá trị mía đường Nghệ An nói riêng, các cơ quan QLNN có thể áp dụng một số giải pháp sau:
5.2.1.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch và quản lý vùng nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của ngành mía đường Do vậy, các cơ quan QLNN cần rà soát, xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng phát huy lợi thế vùng Như vậy, các cơ quan QLNN cần thực hiện một số biện pháp cụ thể để hoàn thiện công tác quy hoạch và quản lý vùng nguyên liệu như sau:
Một là, xây dựng tiêu chí vùng nguyên liệu gắn với lợi thế của từng vùng, tương ứng với việc hình thành các trung tâm chế biến công nghiệp để tạo điều kiện rà soát, xây dựng, phát triển vùng sản xuất mía nguyên liệu ở các địa phương, việc quy hoạch vùng nguyên liệu chuyên canh cần có tầm nhìn 05 năm đến 10 năm hoặc lâu hơn nữa, việc quy hoạch cần đi kèm với cam kết cũng như trách nhiệm hoặc chế tài đối với người trồng mía với nhà máy cũng như chính quyền địa phương Tránh trường hợp như hiện nay việc chọn loại cây trồng của nông dân tỉnh Nghệ An một số nơi đang diễn ra tự phát chạy theo phong trào như: Bỏ mía trồng cam hoặc keo, khi cam rớt giá lại chặt bỏ cây cam để trồng mía.
Hai là, xây dựng các vùng nguyên liệu theo hướng hợp tác, liên kết các nhà máy để hình thành hệ thống chế biến đường thô, đường tinh luyện, kết hợp với việc phát triển điện thương phẩm từ bã mía, sản xuất cồn, sản xuất phân hữu cơ… Cần sàng lọc, tái cơ cấu và tập trung đầu tư cho vùng nguyên liệu và nhà máy sản xuất hoạt động hiệu quả, năng suất; đầu tư nghiêm túc cho công nghệ nhằm tối ưu hóa quy mô, đa dạng hóa sản phẩm từ cây mía và phế phụ phẩm Ðồng thời nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nhằm chủ động cung cấp đủ giống năng suất, chất lượng cao, chín rải vụ phù hợp từng vùng sinh thái và khả năng chế biến; các doanh nghiệp sản xuất đường chủ động việc nhân giống, cung cấp cho việc trồng mới hằng năm đối với vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất Cần tối ưu hoá nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất trồng mía hoặc nhà máy Một số ví dụ có thể tham khảo hoặc nhân rộng nhằm tối ưu hoá và nâng cao sự phát triển bền vữn của chuỗi giá trị Mía đường Nghệ An như: Canh tác, trồng sen canh cây lạc…trong cùng một diện tích đất trồng mía, đặt pin & sản xuất điện mặt trời trên mái của các nhà máy đường, tận dụng nước ngưng đọng trong quá trình sản xuất đường để làm nước mía tinh khiết, lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất các đồ đựng thức ăn làm từ bã mía, sản xuất viên nén từ bã mía làm chất đốt, dùng bã mía để chế biến sâu làm thức ăn chăn nuôi … áp dụng mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Ba là, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, hạ giá thành nguyên liệu mía Khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất, chuyển nhượng, cho thuê đất nhằm hình thành cánh đồng mía lớn gắn với các hình thức kinh tế hợp tác; tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng vùng trồng mía, kết hợp cơ giới hóa với thủy lợi hóa; áp dụng máy móc trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nguyên liệu, nhất là khâu thu hoạch Đặc biệt, cần xây dựng các mô hình cánh đồng mía lớn được cơ giới hóa đồng bộ tại các vùng trồng mía tập trung gắn với phát triển HTX nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Một ví dụ điển hình khi có tích tụ ruộng đất & cánh đồng lớn, có thể áp dụng được ngay việc tưới tiêu tự động xoay tròn bằng cánh tay robot (công nghệ đã được áp dụng tại các huyện Nghĩa Đàn để tưới cho cây ngô hoặc cỏ làm thức ăn cho bò sữa) việc này giúp tiết kiệm nhân lực, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, nâng cao năng suất cây trồng…
Bốn là, tiếp tục rà soát những nhà máy, vùng không có khả năng đáp ứng nguyên liệu để có thể di chuyển nhà máy đến vùng có lợi thế hơn Trong các giai đoạn này ngành nông nghiệp sẽ tuyển chọn, phục tráng giống mía tốt hiện có, khảo nghiệm nhập khẩu giống phù hợp, nghiên cứu phát triển giống mới có năng suất, chữ đường cao phù hợp với từng vùng miền và thích ứng với biến đổi khí hậu Sớm hình thành hệ thống sản xuất giống ba cấp để tạo giống năng suất, chữ đường cao cung cấp cho người trồng mía Bảo đảm toàn bộ diện tích mía được trồng bằng giống từ cơ sở nhân giống của doanh nghiệp chế biến mía đường cung cấp Việc đặt các nhà máy đường cần phải tính đến các yếu tố nhằm giảm thiểu tối đa việc cạnh tranh mua nguyên liệu mía giữa các nhà máy đường Ngoài quy hoạch đặt máy đường còn cần phải tính đến cả các nhà máy chế biến khác như gỗ hoặc hoa quả. Việc này cũng dẫn tới việc cạnh tranh về vùng nguyên liệu giữa các nhà máy với nhau.
Khi thực hiện giải pháp này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan QLNN như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Hiệp hội khác, UBND các tỉnh có vùng trồng mía, Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính để có những hỗ trợ kịp thời cho các địa phương và đảm bảo sự quản lý hiệu quả.
5.2.1.2 Điều chỉnh các chính sách và quy định liên quan đến chuỗi giá trị sản phẩm cũng như từng thành tố của chuỗi giá trị
Trong chuỗi giá trị sản phẩm mía đường, các chính sách do nhà nước quy định có thể tác động đến nhiều khâu khác nhau của quá trình sản xuất, từ đó, điều chỉnh hành vi của các chủ thể liên quan để thúc đẩy tính bền vững của chuỗi Vì vậy, một số giải pháp có thể được xem xét như sau.
Về chính sách vĩ mô:
Một là, lộ trình hội nhập thương mại với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới thông qua các hiệp định song phương, đa phương (Hiệp định thương mạiViệt Nam– Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia, Atiga, EVFTA,WTO…) trong đó có sản phẩm đường cần có lộ trình thuế suất phù hợp, cần có các chương trình bảo hộ đối với sản xuất trong nước, áp dụng việc điều tra và chống bán phá giá đối với hành vi trợ giá không lành mạnh của các thành viên tham gia hiệp định.
Hai là, nâng cao vai trò quản lý nhà nước, đào tạo, nâng cao năng lực nghiệp vụ của các cơ quan chức năng như: Hải quan, Quản lý thị trường… kiên quyết đấu tranh với hành vi buôn lậu đường nhằm phá hoại các nhà sản xuất cũng như thương mại chân chính trong nước Tăng cường công tác tuyên truyền của các cơ quan truyền thông cũng như sự phối hợp của các hiệp hội như: Hội Bảo vệ người tiêu dùng…nhằm nâng cao ý thức của người dân, người tiêu dùng trong việc nói không với sản phẩm đường lậu…
Ba là, nhà nước nên đánh giá lại các chính sách có thể gây bất lợi cho sự bền vững của ngành mía đường và tiến hành điều chỉnh Ngành đường rất dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, vì vậy chính phủ cần thực hiện các biện pháp chủ động để giảm thiểu những tác động này Điều này có thể bao gồm việc thực hiện các chính sách định hướng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và thực hành nông nghiệp có khả năng phục hồi Nhà nước cũng có thể thay đổi các chính sách nhằm phát triển các chương trình bảo hiểm và các công cụ tài chính khác để giúp ngành đối phó với rủi ro khí hậu
Bốn là, nhà nước có thể ban hành các chính sách sử dụng đất nhằm ngăn chặn nạn phá rừng và bảo vệ đa dạng sinh học để bảo vệ tài nguyên đất cho việc phát triển vùng nguyên liệu mía Nhà nước cũng cần yêu cầu các cơ quan chức năng vận động và yêu cầu người nông dân trồng mía thực hiện các quy định nghiêm ngặt để ngăn chặn các hành vi có hại cho môi trường như lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu và nước.
Năm là, cần nâng cao vai trò của Hiệp hội Mía đường Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện các cơ chế kiểm soát giá thu mua nguyên liệu mía của nông dân; giá bán buôn đường của các nhà máy; giá đường xuất khẩu; giá bán đường trên thị trường nội địa; xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu, cập nhật về thị trường đường thế giới Nhà nước có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng hỗ trợ ngành mía đường, như hệ thống tưới tiêu hiệu quả, mạng lưới giao thông tốt hơn và cơ sở chế biến hiện đại.
Về chính sách vi mô:
Một là, nhà nước cần có chính sách định hướng các nhà máy đường cơ cấu lại sản phẩm chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế; hỗ trợ các nhà máy đầu tư đa dạng hóa sản phẩm mía đường.
Hai là, chính phủ cũng có thể đóng vai trò thúc đẩy tiêu thụ đường và các sản phẩm đường được sản xuất bền vững, chẳng hạn như thông qua các chính sách mua sắm công ủng hộ các sản phẩm bền vững.
Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tương lai
Nghiên cứu này có một số hạn chế như sau:
Hạn chế về phạm vi không gian
Nghiên cứu này không đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường trên phạm vi cả nước mà chỉ tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An Do vậy, khả năng suy rộng các kết quả nghiên cứu có thể bị hạn chế.
Hạn chế về mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An để tính toán xác suất tổng số đối tượng tham gia chuỗi giá trị mía đường trong tỉnh Tuy nhiên, do đặc thù ngành mía đường ở Việt Nam hiện nay, thông tin chưa được lưu trữ và đồng bộ trong hệ thống thông tin chung của cả nước, nên phương pháp này là phù hợp để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu.