Đề tài đánh giá tổn hại do nước nhiễm phèn và mức sẵn lòng trả của người dân cho nước sạch tại phường Ghềnh Ráng thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định nhằm mô tả thực trạng và mức độ nguồn n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO NƯỚC NHIỄM PHÈN VÀ MỨC SẴN
PHƯỜNG GHỀNH RÁNG THÀNH PHỐ QUY NHƠN
NGUY ỄN THỊ HỒNG
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH KINH T Ế TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
NGUY ỄN THỊ HỒNG
ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO NƯỚC NHIỄM PHÈN VÀ MỨC SẴN
PHƯỜNG GHỀNH RÁNG THÀNH PHỐ QUY NHƠN
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá tổn hại do nước nhiễm phèn và mức sẵn lòng trả của người dân cho nước sạch tại phường
Ghềnh Ráng thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định” do Nguyễn Thị Hồng, sinh viên
khóa 2013 - 2017, ngành Kinh Tế, chuyên ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
ThS Mai Đình Quý Người hướng dẫn
Trang 4L ỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, được sự tận tình giảng dạy của quý Thầy Cô, đặc biệt là quý Thầy Cô khoa Kinh Tế, Bộ môn Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường tôi đã tiếp thu được những kiến thức
vô cùng quý báu và hữu ích
Cảm ơn Ba Mẹ đã sinh thành, nuôi nấng, dạy dỗ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con học tập đến ngày hôm nay
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS Mai Đình Quý đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt nhiều kiến thức mới, bổ ích cũng như những kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp
Cảm ơn các Anh, Chị làm việc tại Sở Tài Nguyên Môi Trường Bình Định, Công
ty Cổ phần Cấp thoát nước Bình Định, Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Bình Định, đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập số liệu để thực hiện đề tài
Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, khóa 39 và
bạn bè đã nhiệt tình hỗ trợ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hồng
Trang 5N ỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ HỒNG Tháng 12 năm 2016 “Đánh Giá Tổn Hại Do Nước
Nhiễm Phèn Và Mức Sẵn Lòng Trả Của Người Dân Cho Nước Sạch Tại Phường Ghềnh Ráng Thành Phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định”
NGUYEN THI HONG December 2016.“Assessment of Damage caused by Water Polluted Alum and The Willingness to Pay of People for Clean Water in Ghenh Rang Ward, Qu y Nhon City, Binh Dinh Province”
Đề tài đánh giá tổn hại do nước nhiễm phèn và mức sẵn lòng trả của người dân cho nước sạch tại phường Ghềnh Ráng thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định nhằm mô
tả thực trạng và mức độ nguồn nước nhiễm phèn, xác định những tổn hại về mặt kinh
tế Từ đó, đề xuất các giải pháp hạn chế, khắc phục tình trạng nguồn nước nhiễm phèn
Bằng việcthực hiện khảo sát 117 người dân sinh sống tại khu vực 1 và khu vực
2 phường Ghềnh Ráng, áp dụng phương pháp hồi quy hàm chi phí sức khỏe, phương pháp sử dụng giá thị trường, đề tài đã ước tính được tổn hại do nguồn nước nhiễm phèn gây ra đối với đời sống người dân tại 2 khu vực là 1,071 tỷ đồng/năm
Đồng thời, đề tài cũng xác định được mức sẵn lòng trả thêm trung bình của người dân tại 2 khu vực là 1.591 VNĐ/m3 nước sạch và tổng mức sẵn lòng trả thêm của 2 khu vực ước tính khoảng 217.954.000 VNĐ mỗi năm khi dự án xây dựng các trạm bơm tăng
áp đưa nước sạch từ trung tâm thành phố về vùng hoàn thành thông qua hồi quy hàm Tobit với phương pháp hỏi Payment Card Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân đã cho thấy yếu tố mức độ ảnh hưởng của nguồn nước đến sức khỏe người được hỏi là yếu tố ảnh hưởng quyết định nhất Với tình trạng thiếu nước và nguồn nước bị nhiễm phèn nghiêm trọng như hiện nay, dự án xây dựng các trạm bơm tăng áp cấp nước cho 2 khu vực cần được nhanh chóng tiến hành, đẩy nhanh tiến độ Đó
là việc làm thiết thực và cấp bách nhất ngay lúc này để người dân tại 2 khu vực có nguồn nước sinh hoạt an toàn và đảm bảo chất lượng
Trang 62.2 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định 7
2.3 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn 10
Trang 72.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn 12 2.4 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội phường Ghềnh Ráng 13
2.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội phường Ghềnh Ráng 14
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1.3 Cơ sở lý thuyết cho việc xác định mức sẵn lòng trả trong CVM 17
3.2.4 Phương pháp tài sản nhân lực (Human Capital Method) 26
3.2.7 Phương pháp ước lượng mức sẵn lòng trả bằng mô hình Tobit 33
4.1 Thực trạng môi trường nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh Bình Định 39 4.2 Kết quả phân tích mẫu nước giếng tại khu vực nghiên cứu 42 4.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu phỏng vấn 42 4.4 Đánh giá của người dân về đặc điểm nguồn nước và tầm quan trọng của dự án44 4.4.1 Đánh giá của người dân về đặc điểm nguồn nước tại khu vực nghiên cứu 44 4.4.2 Đánh giá của người dân về tầm quan trọng của dự án 50
Trang 84.5.2 Lý do sẵn lòng trả và không sẵn lòng trả của người dân 53
4.7 Phân tích kết quả hồi quy Tobit và mức sẵn lòng trả của người dân 64
4.7.3 Tác động biên của các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả 69
4.8 Đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng nhiễm phèn hiện tại 73
4.9 Ý nghĩa nghiên cứu và những hạn chế của đề tài 76
Trang 9DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CVM Phương Pháp Định Giá Ngẫu Nhiên (Contingent Valuation
Method) DTTN Diện tích tự nhiên
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GTSX Giá trị sản xuất
GRDP Tổng sản phẩm địa phương
NN & PTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
TNTNMT Tài Nguyên Thiên Nhiên Môi Trường
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
TTYTDP Trung Tâm Y Tế Dự Phòng
VOV Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới (World Bank)
WTA Mức sẵn lòng chấp nhận
Trang 10DANH M ỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Bảng kỳ vọng dấu các biến trong mô hình 27 Bảng 3.2 Bảng Kỳ Vọng Dấu Các Biến Trong Mô Hình 35 Bảng 4.1 Tổng Hợp Trữ Lượng Nước Ngầm Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định 39 Bảng 4.2 Kết Quả Kiểm Tra Mẫu Nước Giếng Sinh Hoạt tại Khu Vực 2 42
Bảng 4.3 Kết Quả Phân Tích Đặc Điểm Kinh Tế-Xã Hội Qua Điều Tra 43
Bảng 4.4 Đánh Giá của Người Dân về Mức Độ Nhiễm Phèn của Nguồn Nước 46 Bảng 4.5 Đánh Giá của Người Dân về Tầm Quan Trọng của Dự Án 51 Bảng 4.6 Kết Quả Ước Lượng Các Thông Số của Hàm Chi Phí Sức Khỏe 56 Bảng 4.7 Kết Quả Kiểm Định Đa Cộng Tuyến Bằng Mô Hình Variance Inflation
Bảng 4.9 Bảng Thống Kê Giá Trị Các Biến Mô Hình Hàm CPSK 60 Bảng 4.10 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Mức Sẵn Lòng Trả của Người Dân 65
Bảng 4.13 Tác Động Biên của Các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Mức sẵn Lòng Trả 70
Trang 11DANH M ỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định 11 Hình 4.1 Tỷ Lệ Trẻ Em Dưới 15 Tuổi Mắc Bệnh Do Nguồn Nước Trên Tổng Số
Hình 4.2 Đánh Giá của Người Dân về Màu của Nguồn Nước Sinh Hoạt 45 Hình 4.3 Đánh Giá của Người Dân về Mùi của Nguồn Nước Sinh Hoạt 46 Hình 4.4 Các Bệnh Thường Gặp Khi Sử Dụng Nguồn Nước Nhiễm Phèn 47 Hình 4.5 Đánh Giá của Người Dân về Mức Độ Nhiễm Phèn Ảnh Hưởng đến Sức
Hình 4.6 Cách Xử Lý Nguồn Nước Sinh Hoạt Hiện Tại của Người Dân 50 Hình 4.7 Lựa Chọn của Người Dân về Các Mức Giá Sẵn Lòng Trả 52
Trang 12DANH M ỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Một Số Hình Ảnh Có Liên Quan
Phụ lục 2 Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Hàm Chi Phí Sức Khỏe
Phụ lục 3 Bảng Thống Kê Giá Trị Các Biến Hàm Chi Phí Sức khỏe
Phụ lục 4 Hồi Quy Nhân Tạo Kiểm Định Phương Sai Thay Đổi
Phụ lục 5 Kiểm Định Breusch – Godfrey Cho Mô Hình Hàm Chi Phí Sức Khỏe Phụ lục 6 Hồi Quy Kiểm Định Đa Cộng Tuyến Bằng Variance Inflation Factors
Phụ lục 7 Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Tobit
Phụ lục 8 Bảng Thống Kê Giá Trị Các Biến Của Mô Hình Tobit
Phụ lục 9 Kiểm Định Ý Nghĩa Thống Kê về Mặt Tổng Thể Của Mô Hình Hồi Quy
Tobit
Phụ lục 10 Tính toán giá trị R – Pseudo
Phụ lục 11 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật
Việt Nam về nước sinh hoạt QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y Tế
Phụ lục 12 Kết Quả Tính Toán Mức Sẵn Lòng Trả và Tác Động Biên
Phụ lục 13 Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Người Dân
Trang 13Tại Việt Nam, mức độ ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước đang trong tình trạng báo động Bình Định là tỉnh không giàu về tài nguyên nước mặt lẫn trữ lượng nước ngầm Sông ngòi thường cạn kiệt vào mùa khô, toàn tỉnh hiện có trên 60% xã, thị trấn thiếu nước sinh hoạt, chưa kể nguồn nước sinh hoạt cũng không đảm bảo an toàn (Hoàng Thu Trang, 2014) Theo Sở NN&PTNT Bình Định, tình hình khô hạn kéo dài từ tháng
6 đến tháng 8 vừa qua đã làm gần 7.800 hộ dân thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng tại các khu vực chưa có nguồn nước sạch trên địa bàn tỉnh Những hệ lụy về vấn đề thiếu nước sạch đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân (VOV, 2016)
Trang 14“Ở ngay trung tâm thành phố Quy Nhơn vẫn khát nước sạch” là tiêu đề của bài báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam (VOV.vn) đăng vào ngày 16/8/2016 vừa qua “Nước sạch” không còn là vấn đề mới mẽ và xa lạ gì đối với các hộ dân tại thành phố Quy Nhơn, thế nhưng gần 800 hộ dân ở 2 khu vực phường Ghềnh Ráng vẫn chưa được tiếp xúc trong nhiều năm qua Nguyên nhân chủ yếu là do 2 khu vực này nằm bên kia đèo Quy Hòa, nguồn nước thành phố không đủ áp lực để đưa tới 2 địa bàn trên Trong khi nước giếng – nguồn nước sinh hoạt duy nhất của người dân nơi đây lại bị nhiễm phèn đậm đặc, không còn cách nào khác, người dân buộc phải sử dụng nguồn nước đang bị nhiễm phèn nghiêm trọng này Tình trạng thiếu nước sạch làm cho đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây vô cùng khó khăn (VOV, 2016)
Không chỉ đối mặt với vấn đề bệnh tật vẫn đang diễn ra hằng ngày, “khát” nước sạch còn là tình trạng chung mà hàng trăm hộ dân ở 2 khu vực vẫn đang mong mỏi Nếu tình hình này không được giải quyết sớm và kịp thời thì không biết sẽ còn bao nhiêu ảnh hưởng hệ lụy trong tương lai
Trước các vấn đề cấp bách và thiết thực trên, đề tài “Đánh giá tổn hại do nước nhi ễm phèn và mức sẵn lòng trả của người dân cho nước sạch tại phường Ghềnh Ráng thành ph ố Quy Nhơn tỉnh Bình Định” được tiến hành nghiên cứu Tổn hại từ
việc sử dụng nguồn nước này gây ra là bao nhiêu, ảnh hưởng như thế nào tới đời sống của người dân cũng như nhu cầu được sử dụng nước sạch và mức sẵn lòng trả của người dân để vùng sớm có nguồn nước sạch sẽ được thể hiện rõ trong bài nghiên cứu này
1.2 M ục tiêu nghiên cứu
Trang 15 Đánh giá tổn hại do nước nhiễm phèn gây ra tại khu vực 1 và khu vực 2 phường Ghềnh Ráng thành phố Quy Nhơn
Xác định mức sẵn lòng trả của người dân cho nước sạch
Đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng nhiễm phèn ở hiện tại trong khi đợi dự án hoàn thành
1.3 Ph ạm vi nghiên cứu
1.3.1 Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn khu vực 1 và khu vực 2, phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
1.3.2 Th ời gian nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu từ ngày 15/10/2016 đến ngày 28/12/2016 Trong đó, thời gian lên đề cương và chỉnh sửa đề cương từ ngày 15/10/2016 đến 5/11/2016 Từ ngày 6/11/2016 đến 30/11/2016 đề tài tiến hành thu thập số liệu sơ cấp và số liệu thứ
cấp Thời gian còn lại của đề tài được dùng để xử lý số liệu, tính toán tổn hại và mức sẵn lòng trả, sau đó viết bài và chỉnh sửa
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Nguồn nước nhiễm phèn tại khu vực 1 và khu vực 2, phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
1.3.4 N ội dung nghiên cứu
Đề tài nêu lên thực trạng và mức độ nguồn nước nhiễm phèn tại Khu vực 1 và Khu vực 2 phường Ghềnh Ráng Đánh giá những tổn hại về sức khỏe và nước sinh hoạt của người dân Thông qua việc điều tra 117 hộ dân tại 2 khu vực cho thấy nguồn nước họ dùng cho sinh hoạt (ăn uống, tắm, giặt giũ,…) hiện tại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, nguồn nước bị chuyển màu và có mùi rất tanh Bên cạnh đánh giá được mức tổn hại, đề tài còn tiến hành nghiên cứu mức sẵn lòng trả của người dân cho mỗi m3 nước sạch khi dự án xây dựng các trạm bơm tăng áp đưa nguồn nước sạch từ trung tâm thành
Trang 16phố tới 2 khu vực này Ngoài ra, đề tài còn đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng nhiễm phèn ở hiện tại trong khi đợi dự án hoàn thành
1.4 C ấu trúc khóa luận
Nội dung nghiên cứu và kết cấu khóa luận được trình bày trong 5 chương: Chương 1: Mở đầu
Trình bày sự cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của đề tài
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài liệu nghiên cứu, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế-
xã hội của địa bàn nghiên cứu
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý luận, các khái niệm liên quan đến vấn đề nguồn nước sạch, nguồn nước nhiễm phèn, ảnh hưởng của nước nhiễm phèn tới sức khỏe
Trình bày nội dung và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp tài sản nhân lực, phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM), phương pháp phân tích hồi quy
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả thực trạng và mức độ nguồn nước nhiễm phèn tại địa bàn nghiên cứu Đánh giá tổn hại do nước nhiễm phèn gây ra
Xác định mức sẵn lòng trả của người dân cho mỗi m3 nước sạch khi dự án xây dựng các trạm bơm tăng áp cấp nước sạch hoàn thành Từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng nước nhiễm phèn hiện tại
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày kết quả chính của nghiên cứu và đưa ra kiến nghị
Trang 17CHƯƠNG 2
2.1 T ổng quan về tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, đề tài “Đánh giá tổn hại do nước nhiễm phèn và mức sẵn lòng trả của người dân cho nước sạch tại phường Ghềnh Ráng thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định” có tham khảo các tài liệu liên quan đến chuyên ngành kinh tế cũng như các luận văn tốt nghiệp như:
Nguyễn Thị Mỹ Lệ (2008) đã có một nghiên cứu “Đánh giá tổn hại về sức khỏe
và mức sẵn lòng trả để cải thiện nguồn nước bị nhiễm Flour xã Xuân Phước huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên” Đề tài đã cho thấy thực trạng nguồn nước bị nhiễm Flour nghiêm trọng và công tác quản lý, bảo vệ nguồn nước của người dân và chính quyền địa phương
Đề tài cũng đã đánh giá được tổn hại đối với sức khỏe của người dân trong khu vực do nguồn nước nhiễm Flour trong năm 2007 là 180.760.000 đồng và sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) thông qua hồi quy hàm Logit để xác định mức sẵn lòng trả nhằm cải thiện nguồn nước ở đây là 2.500 đồng/m3 Qua đó, tác giả đã đề xuất một số biện pháp góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước
Nguyễn Thị Hồng Trang (2008) đã sử dụng nhiều phương pháp như: thống kê
mô tả, chi phí bệnh tật, chi tiêu ngăn ngừa (AEM) để thấy được giá trị sử dụng của nước ngầm bị mất và lượng hóa thành tiền giúp cho địa phương, cơ quan quản lý tài nguyên cấp trên nhận định một cách cụ thể, rõ ràng về tổn hại kinh tế do ô nhiễm nguồn nước ngầm tại khu phố 3, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh Thông qua điều tra phỏng vấn 100 hộ dân, ước tính được tổng thiệt hại tối thiểu cho toàn khu phố
Trang 18ngừa là 976.216.808 đồng và tổn hại sức khỏe là 1.961.175.000 đồng/năm, trong đó, chi phí cho bệnh đường ruột là 1.858.938 đồng/năm và chi phí cho bệnh ngoài da là 102.236.600 đồng/năm Ngoài ra, kết quả tổn hại kinh tế này còn là cơ sở đánh giá lợi ích hệ thống đường ống dẫn nước của trạm tại địa phương
Trần Lê Bảo Trâm (2009) đã có nghiên cứu tìm hiểu thực trạng và đánh giá được mức độ nhận thức của người dân về chất lượng nguồn nước mà họ đang sử dụng tại phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân Đề tài đã sử dụng phương pháp định giá
ngẫu nhiên (CVM) qua hồi quy hàm Logit để thực hiện cuộc khảo sát về mức WTP trung bình của mỗi hộ dân phường Bình Hưng Hòa A cho dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt Với tổng mức sẵn lòng đóng góp trung bình là 13.277.689.964 VNĐ, chiếm 48% tổng chi phí xây dựng và lắp đặt hệ thống trạm cấp nước tập trung Trong đó, mức sẵn lòng đóng góp trung bình của mỗi hộ là 985.138 VNĐ/hộ, chiếm 19% tổng thu nhập bình quân mỗi hộ và chi phí mà mỗi hộ dùng để mua nước uống, nấu ăn hàng tháng là 115.000 VNĐ, chiếm 12% mức sẵn lòng đóng góp Bên cạnh đó, đề tài cũng đã cho thấy mức sẵn lòng đóng góp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song yếu tố quan trọng nhất là độ
an toàn của nguồn nước mà gia đình đang sử dụng
Trần Minh Chiến (2016) đã đánh giá thực trạng ngập nước và nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu cũng như tác động của ngập nước đến thành phố Hồ Chí Minh Bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên, đề tài đã xác định mức sẵn lòng trả của
hộ dân cho giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu đối với dự án giảm ngập nước tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua hồi quy mô hình Tobit với mức sẵn lòng trả trung bình của mỗi hộ dân là 135.000 VND và dự báo được tổng giá trị đóng góp của toàn khu vực TP.HCM là 246,351 tỷ VND, tương đương với 12,32 triệu USD Đề tài cũng đã đề xuất một số chính sách cho giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu đối với dự án giảm ngập nước tại thành phố Hồ Chí Minh
Su Thị Oanh Hoa, (2012) có nghiên cứu về “The case of Phu Quoc Island, Vietnam” - Định giá giá trị tự nhiên của đảo Phú Quốc Bài nghiên cứu này đã cho thấy giá trị tự nhiên của đảo Phú Quốc bao gồm: giá trị sử dụng trực tiếp là mục đích giải trí
và giá trị sử dụng gián tiếp là việc cải thiện điều kiện môi trường, đồng thời cũng đề cập
Trang 19đến các vấn đề suy thoái môi trường mà Phú Quốc đang phải đối mặt thông qua việc phỏng vấn cả khách du lịch trong nước và khách du lịch nước ngoài Phương pháp chi phí du hành (TCM) và định giá ngẫu nhiên (CVM) được sử dụng vào bài nghiên cứu để làm rõ 2 giá trị trên Cụ thể, với phương pháp chi phí du hành (TCM), tổng giá trị du
lịch giải trí là 63 triệu USD/năm, trong đó, thặng dư tiêu dùng cá nhân là 294 USD/năm Với phương pháp định giá ngẫu nhiên, nghiên cứu đã sử dụng câu hỏi mở cho cả chương trình bảo tồn thiên nhiên và cải thiện môi trường tại Phú Quốc, xác định được các yếu
tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng trả như: trình độ học vấn, thu nhập và biến giả người nước ngoài thông qua hồi quy Probit và xác định được mức WTP trung bình cho việc bảo tồn thiên nhiên ở đảo là 4,46 USD/người/lượt tham quan thông qua hồi quy Tobit
Trên cơ sở tham khảo các tài liệu trên và một số tài liệu khác có liên quan, đề tài
đã sử dụng phương pháp tài sản nhân lực, hồi quy hàm chi phí sức khỏe và phương pháp giá thị trường để đánh giá tổn hại do nguồn nước nhiễm phèn gây ra đối với sức khỏe
và nước sinh hoạt của người dân Đồng thời xác định được mức sẵn lòng trả, các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân để có nguồn nước sạch cho khu vực thông qua mô hình hồi quy Tobit bằng phương pháp hỏi Payment Card, đây cũng là điểm mới so với các đề tài tham khảo trên Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để khắc phục tình trạng nhiễm phèn của nguồn nước
2.2 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Bình Định
Bình Định là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông với đường bờ biển thuộc đất liền dài 134 km Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 605.057,77 ha
- Cực Bắc: 14042'10" độ vĩ bắc, 108055'42" độ kinh đông
- Cực Nam: 13030'10" độ vĩ bắc, 108054'00" độ kinh đông
- Cực Đông: 13036'33" độ vĩ bắc, 109022'00" độ kinh đông
Trang 20- Cực Tây: 14 25'00" độ vĩ bắc, 108 37'30" độ kinh đông
Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, thị, thành phố bao gồm: thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và 09 huyện gồm có 3 huyện miền núi (An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh); 02 huyện trung du (Tây Sơn, Hoài Ân); 04 huyện vùng đồng bằng (Hoài Nhơn, Phù Cát, Tuy Phước, Phù Mỹ) và 159 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn Bình Định được đánh giá là nơi có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được xem là một trong những
cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên, vùng Nam Lào và Đông Bắc Campuchia Dân
số trung bình của tỉnh Bình Định năm 2014 khoảng 1514,5 nghìn người, trong đó khu vực thành thị 469,5 nghìn người chiếm 31% và nông thôn 1045 nghìn người chiếm 69% (UBND tỉnh Bình Định, 2016)
Khí hậu của tỉnh Bình Định mang tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa Nhiệt độ không khí trung bình năm tại khu vực miền núi là 20,10C - 26,10C; tại vùng duyên hải là 270C
Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: tại khu vực miền núi là 22,5% - 27,9% và
độ ẩm tương đối từ 79% - 92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9%
và độ ẩm tương đối là 79% Tổng lượng mưa hằng năm tỉnh Bình Định khá lớn, trung bình vào khoảng 1600-3000mm, là tỉnh có tổng lượng mưa năm lớn nhất khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
Địa hình Bình Định nghiêng dần từ Tây sang Đông, có thể phân thành 4 dạng chính như sau:
- Vùng núi cao và trung bình: Vùng này nằm về phía Tây chiếm 70% diện tích của tỉnh (4.235,4 km2) Cao từ 500 đến 700m độ dốc trên 250 kéo dài theo chiều Bắc Nam qua các huyện Hoài Ân, An Lão, Vĩnh Thạnh và Vân Canh Vùng Hoài Ân, Vân Canh có dãy núi cao trên 1.000m Địa hình vùng này phân cách mạnh, sông suối có độ dốc lớn, lớp phủ thực vật trung bình
- Vùng gò đồi (trung du): Vùng này tiếp giáp giữa miền núi phía Tây và đồng bằng phía Đông chiếm 10% diện tích (605,1 km2) Độ cao dưới 100m, độ dốc từ (100 -150), lớp phủ thực vật kém
Trang 21- Vùng đồng bằng ven biển: Chiếm 15% diện tích khoảng (907,6 km2), nhỏ hẹp theo chiều hạ lưu các sông và bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ Độ cao biến đổi từ 2-3m đến 20-30m, xen giữa đồng bằng gò đồi Đây là khu vực sản xuất nông nghiệp chính của tỉnh Địa hình nghiêng nên rất dễ bị rửa trôi và bạc màu
- Vùng cồn cát ven biển: Đây là khu vực bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dải hẹp chạy dọc ven biển Khu vực này có khả năng trồng rừng phòng hộ ven biển kết hợp với trồng cây lâu năm chiếm 5% diện tích khoảng 302,5 km2 (UBND tỉnh Bình Định, 2016)
2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định
Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian qua khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, cơ cấu lao động, quy mô đô thị theo hướng công nghiệp hóa, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng
và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế
B ảng 2.1 Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Bình Định năm 2015
Ngành T ỷ trọng trong cơ cấu kinh tế năm 2015 (%)
Nguồn: UBND Tỉnh Bình Định, 2016 Trong 5 năm qua (2010 - 2014), tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GRDP tăng từ 20,8% lên 21,2%; dịch vụ tăng từ 36,0% lên 41%; nông - lâm - ngư nghiệp giảm
từ 34,6% xuống còn 30,0% Chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) tăng 7,16%
Tổng kim ngạch xuất khẩu tính đến tháng 5/2016 đạt 463 triệu USD, tăng 0,7%
so với cùng kỳ Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 45.916,1 tỷ đồng, đạt 70,4%
dự toán năm, tăng 22,2% so cùng kỳ Trong đó, thu nội địa (ước thực hiện 3.551 tỷ
Trang 22dịch vụ xã hội ước tăng 11,2% so với cùng kỳ Chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,57% so với cùng kỳ Quy mô GRDP bình quân đầu người của tỉnh Bình Định đã vượt mốc 1.000 USD vào năm 2011 và đến năm 2013 đạt mức 1.533 USD gấp 3,5 lần so với năm 2005 (UBND tỉnh Bình Định, 2016)
2.3 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn
2.3.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Quy Nhơn
V ị trí địa lý
Quy Nhơn là thành phố ven biển miền Trung, Việt Nam và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh, có tọa độ địa lý 109006'- 109022' kinh độ Đông và 13036'- 13054' vĩ độ Bắc Thành phố được biển bao bọc ở hướng Đông, phía Tây giáp huyện Vân Canh, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và Phù Cát – tỉnh Bình Định, phía Nam giáp thị xã Sông Cầu - tỉnh Phú Yên Tổng diện tích tự nhiên là 284,54
km2, dân số năm 2013 là 374.076 người Với bờ biển dài 42 km, thành phố là một trong
6 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam Quy Nhơn có 21 đơn vị hành chính gồm
16 phường, 5 xã (trong đó có 3 xã bán đảo, 1 xã đảo và 1 xã vùng núi), toàn thành phố
có 152 khu vực dân cư, thôn (trong đó có 19 thôn) Các phường gồm: Lê Lợi, Hải Cảng, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Ngô Mây, Đống Đa, Quang Trung, Ghềnh Ráng, Nguyễn Văn Cừ, Lý Thường Kiệt, Thị Nại, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu; 3 xã bán đảo gồm: Nhơn Hội, Nhơn Hải, Nhơn Lý; 1 xã miền núi: Phước Mỹ; 1 xã đảo: Nhơn Châu (UBND tỉnh Bình Định, 2016)
Trang 23Khí hậu:Quy Nhơn có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 - 9, mùa mưa từ tháng
10 đến tháng 2 năm sau; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24,50C Số giờ nắng trung bình hàng tháng là 2.447 giờ
Trang 24Tài nguyên thiên nhiên
Quy Nhơn được biết đến như một thành phố giàu tài nguyên thiên nhiên: về tài nguyên đất có bán đảo Phương Mai với diện tích 100 km, đầm Thị Nại 50 km (trong đó: Quy Nhơn 30 km, huyện Tuy Phước 20 km), có trên 30.000 ha rừng Khoáng sản quặng titan (xã Nhơn Lý), đá granít (Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân), có ngư trường rộng, đa loài và nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao; đặc sản có yến sào (sản lượng đứng sau tỉnh Khánh Hòa) Nguồn nước ngầm với trữ lượng khá lớn (dọc lưu vực sông Hà Thanh
và bán đảo Phương Mai) bảo đảm cung cấp nước sạch cho thành phố (UBND tỉnh Bình Định, 2016)
2.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn
Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) bình quân hàng năm tăng 11%; trong đó: lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng 10,3%, dịch vụ tăng 12,4% và nông - lâm - thủy sản tăng 3,8% GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2014 đạt 66 triệu đồng (3.052 USD) tăng gấp 2 lần so với năm 2010 Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp - xây dựng 47,6%, dịch vụ 46,9% và nông - lâm - thủy sản 5,5% Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 3,6%/năm
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân tăng 14,3%/năm Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 530,4 triệu USD, gấp 1,4 lần so với năm 2010 Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm đạt 2,52 tỷ USD, giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 764 triệu USD Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2014 đạt 7,85 triệu tấn, tăng 1,6 lần so với năm 2010
Thu ngân sách thành phố hàng năm đều đạt và vượt dự toán tỉnh giao, đến năm
2014 đạt 1.166,8 tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2010 Trong 5 năm qua, tổng vốn đầu
tư phát triển trên địa bàn thành phố đã thực hiện hơn 28.240 tỷ đồng, chiếm gần 40% GDP, gấp 2,02 lần so với giai đoạn 2005 - 2010; trong đó, vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách Nhà nước là 875 tỷ đồng
Mục tiêu phát triển của thành phố theo đồ án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là phấn đấu đến năm 2020 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là một
Trang 25trong những thành phố trung tâm vùng duyên hải miền trung Đến năm 2035 là trung tâm kinh tế biển quốc gia, đến năm 2050 là một trong những thành phố quan trọng trong
hệ thống đô thị quốc gia và Đông Nam Á (UBND tỉnh Bình Định, 2016)
2.4 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội phường Ghềnh Ráng
2.4.1 Điều kiện tự nhiên phường Ghềnh Ráng
V ị trí địa lý
Phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km về phía đông nam, có ranh giới:
Phía Bắc giáp phường Quang Trung, phường Nguyễn Văn Cừ
Phía Đông giáp biển Đông
Phía Tây giáp phường Bùi Thị Xuân
Phía Nam giáp xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
Phường có tổng diện tích tự nhiên là 2.635ha với tổng chiều dài bờ biển từ Ghềnh Ráng đến giáp xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên là 12,5km Địa bàn phường
có 5 khu vực với 34 tổ dân phố Tổng số hộ là 2950 hộ với 12.750 nhân khẩu Trong đó, khu vực 1 có 189 hộ (805 nhân khẩu) và khu vực 2 có 586 hộ (2049 nhân khẩu) Trên địa bàn phường đã có 3 khu vực được cấp nước sạch, riêng khu vực 1 và khu vực 2 vì nằm bên kia đèo Quy Hòa nên nguồn nước sạch của thành phố chưa đủ áp lực để đi tới Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu ở khu vực 1 và khu vực 2 là nước giếng đã nhiễm phèn đậm đặc và một phần nhỏ sử dụng nước suối tự nhiên cũng đã bị nhiễm phèn do yếu tố cấu trúc địa hình
Khí h ậu và thời tiết
Phường Ghềnh Ráng thuộc thành phố Quy Nhơn nên khí hậu và thời tiết cũng mang những đặc điểm tính chất của thành phố Quy Nhơn, cũng chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa hàng năm, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt
Trang 26Nhiệt độ: Do ảnh hưởng của xích đạo nên nhiệt độ khá ổn định, không phân hóa theo mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình qua các năm là 27,90C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong năm là 33,90C (tháng 6, tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm là 250C (tháng 1)
Lượng mưa: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11 (chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm), mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau (lượng mưa rất ít, chỉ khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm) Lượng mưa trung bình từ 1.635-1.800 mm (UBND phường Ghềnh Ráng, 2016)
2.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội phường Ghềnh Ráng
Thương mại – Dịch vụ là ngành chính trong cơ cấu kinh tế của phường Ghềnh Ráng, trong khi đó lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và nông, lâm, thủy sản phát triển rất chậm, không thu hút nhiều lao động của địa phương Cơ cấu kinh tế của phường hiện nay: thương mại - dịch vụ giữ vai trò quan trọng chiếm 47%; công nghiệp – xây dựng chiếm 34%; nông, lâm thủy sản chiếm 19% Thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng cao
vì địa bàn phường có nhiều danh lam, thắng cảnh, khu du lịch như: đồi Thi Nhân, bãi
tắm Hoàng Hậu, hòn Vọng Phu, bãi Tiên Sa, bãi Xếp… đây cũng là nơi ghi dấu quãng đời thi nghiệp của thi sĩ tài danh bạc mệnh Hàn Mặc Tử Du lịch rất phát triển tại đây
Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 36 triệu đồng/người/năm Tỷ lệ hộ nghèo của phường hàng năm giảm đáng kể Trên địa bàn phường hiện có 22 hộ nghèo chiếm tỷ 0,75% và 20 hộ cận nghèo chiếm 0,68% (UBND phường Ghềnh Ráng, 2016)
Trang 27Như vậy, có thể nói nước có hàm lượng sắt (Fe) và Mangan (Mn) cao, tồn tại dưới dạng Fe2+ và Mn2+ là nước nhiễm phèn
b) Phân lo ại và tính chất
Về công thức thì có 2 loại:
Phèn sắt: là muối kép của sắt (III) sunfat với muối sunfat của kim loại kiềm hay anion, ví dụ: Kali sắt sunfat [K2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O] Ở dạng tinh khiết, phèn sắt là tinh thể không màu nhưng thường có màu tím vì có vết Mangan Do đó cách thử phèn
Trang 28trong dân gian bằng việc cho lá chè tươi hay mủ chuối nước chuyển sang màu tím thì
đó là nước nhiễm phèn
Phèn nhôm thì lại được phân thành 2 loại: phèn nhôm đơn và phèn nhôm kép Phèn nhôm đơn có dạng: Al2(SO4)3.18H2O Phèn nhôm kép: muối kép của sunfat nhôm với sunfat kim loại kiềm hoặc anion (Trịnh Xuân Lai, 2004)
c) Nguyên nhân gây ra phèn
Nguyên nhân chủ yếu của nước ngầm nhiễm phèn là do hàm lượng sắt trong nước
ngầm quá cao, và phân bố không đồng đều trong các lớp trầm tích dưới đất sâu Hoặc
có thể nguồn nước chảy qua khu vực có các quặng sắt, nhôm hay muối sắt trong lòng đất Trong nước ngầm sắt thường tồn tại ở dạng ion, sắt có hóa trị 2 (Fe2+) là thành phần của các muối hòa tan Sắt (II) bicacbonat là một muối không bền, nó dễ dàng thuỷ phân thành sắt (II) hyđroxyt theo phản ứng sau:
Fe(HCO3)2 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2H2CO3
Nếu trong nước có oxy hòa tan, sắt (II) hyđroxyt sẽ bị oxy hoá thành sắt (III) hyđroxit theo phản ứng sau:
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3 ↓ Chính vì Fe2+ trong nước bị oxi hóa thành Fe3+ tạo kết tủa nên khi ta bơm nước lên, ban đầu nước rất trong nhưng sau đó để lâu nước tiếp xúc với không khí thì nước lại bị đục, có mùi tanh đặc trưng và cặn đục dễ dàng lắng xuống dưới đáy bể chứa (Trịnh Xuân Lai, 2004)
d) Tác h ại của nước nhiễm phèn
Các nghiên cứu và tài liệu khoa học đều khẳng định sử dụng nước nhiễm phèn
để ăn uống, sinh hoạt, tắm giặt rất có hại cho con người:
Hàm lượng nhôm lớn hơn 0,2 mg/l trong nước sinh hoạt làm cho người sử dụng
có thể mắc các bệnh Alzheimer (là một bệnh thoái hóa não nguyên phát, biểu hiện lâm sàn là trạng thái mất trí nhớ, rối loạn thần kinh), làm cho quá trình lão hóa của các bộ phận trong cơ thể gia tăng nhanh chóng nhất là loãng xương ở người già và ảnh hưởng
Trang 29đến các chức năng lọc máu ở thận Bên cạnh đó, nước có hàm lượng nhôm cao thường
có màu trong xanh, sử dụng nhiều sẽ gây hại cho men răng, mắc các bệnh về tiêu hóa vì nước quá chua
Hàm lượng sắt lớn hơn 0,3 mg/l, mangan lớn hơn 0,1 mg/l làm ố vàng, đóng cặn
và ăn mòn tất cả các dụng cụ đựng nước và dẫn nước như các đồ gia dụng
Ngoài ra, nước nhiễm phèn thường chứa nhiều chất mang tính kiềm, nếu dùng trong sinh hoạt cho ăn uống và tắm giặt sẽ là khô da, phồng, tróc vảy, gây ố vàng, khô ráp, làm hỏng quần áo, gây các bệnh đường ruột, thậm chí dẫn đến ung thư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm mất mỹ quan và chất lượng cuộc sống con người (Trịnh Xuân Lai, 2004)
3.1.2 Tiêu chu ẩn nước sạch trong sinh hoạt
Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 01:2009/BYT
do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009 Theo đó nước sạch được định nghĩa là nguồn nước: trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh cho con người Dưới áp suất khí trời 1 asmostphere nước sôi ở 1000C và đông đặc
ở 00C, nước có khối lượng riêng 1000kg/m3
Như vậy, tất cả các nguồn nước cấp nào không đảm bảo các chỉ tiêu hoặc không
có kết quả, văn bản xác nhận đảm bảo chất lượng theo QCVN 01:2009/BYT thì đều không phải là nước sạch
Các nguồn nước sạch phổ biến là: Nước máy, nước uống đóng chai, nước qua các hệ thống lọc đã được công bố chất lượng
Các chỉ tiêu đánh giá nước sinh hoạt theo quy chuẩn Việt Nam về nước sinh hoạt (QCVN 01:2009/BYT) được trình bày ở phụ lục 11
3.1.3 Cơ sở lý thuyết cho việc xác định mức sẵn lòng trả trong CVM
a Khái niệm
Trang 30Mức sẵn lòng trả được định nghĩa là khoản tiền tối đa mà các cá nhân chi trả để cân bằng sự thay đổi thoả dụng Kỹ thuật chủ yếu dựa trên khoản tiền tối đa mà cá nhân
đó sẵn lòng trả cho một hàng hoá, khoản tiền đó là một chỉ thị về giá trị của hàng hoá
đó đối với cá nhân được hỏi (Cho-Min-Naing, 2003)
Theo Turner và cộng sự (1993), mức sẵn lòng trả của cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau, bao gồm đặc điểm kinh tế - xã hội của người đó như thu nhập, trình độ học vấn và một số biến đo lường thuộc tính của chất lượng môi trường Nói cách khác, mức sẵn lòng trả có thể được trình bày như sau:
WTPi = f(zi, E) (3.1) Trong đó:
- WTPi: mức sẵn lòng trả của người được phỏng vấn; zi: biến đặc điểm kinh tế -
xã hội của người được phỏng vấn; E: biến đo lường thuộc tính của chất lượng môi trường
Thước đo trực tiếp về WTP cho hàng hoá, dịch vụ cụ thể có thể được định giá bằng cách hỏi người ta một cách trực tiếp họ sẽ sẵn lòng trả bao nhiêu cho các dịch vụ
hoặc sản phẩm chăm sóc sức khoẻ phù hợp Như vậy, có thể thấy được việc xác định mức sẵn lòng trả là một “bộ phận” có liên quan mật thiết đến việc định giá trị kinh tế của TNMT
b Thị trường giả định
Khi dữ liệu thị trường không có sẵn hoặc không đáng tin cậy cho việc định giá một loại hàng hóa nào đó, các nhà kinh tế có thể áp dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên dựa vào việc xây dựng một thị trường giả định (Ulibarri và Wellman,1997)
Thị trường giả định được hợp bởi 3 thành phần: (1) Một “kịch bản” giới thiệu cho người được phỏng vấn một viễn cảnh tốt để họ trả lời các câu hỏi định giá (2) Mô
tả một chính sách hay một chương trình sẽ được thực hiện mà phải bảo đảm cho người được phỏng vấn nhận xét đó là một chương trình tốt (3) Phương thức trả tiền phải được
mô tả kĩ nhằm để người trả lời tin và họ sẽ trả cho dự án, chính sách đó Kịch bản, chính
Trang 31sách và phương thức trả tiền trong giả thuyết CVM phải được thực hiện tốt trong bảng câu hỏi phỏng vấn nhằm làm cho các cá nhân được phỏng vấn nhận ra được rằng số tiền
họ trả sẽ được sử dụng đúng
c Các nội dung trong bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi trong các nghiên cứu sử dụng phương pháp CVM thường là những bảng câu hỏi tương đối dài và khó hiểu Vì thế, việc xác định các nội dung then chốt trong bảng câu hỏi nhằm làm cho bảng câu hỏi chặt chẽ và dễ hiểu là một việc làm hết sức cần thiết Có thể thấy, 5 vấn đề quan trọng nhất trong bảng câu hỏi CVM bao gồm:
Lựa chọn giữa mức sẵn lòng trả (WTP) hay mức sẵn lòng nhận đền bù (WTA)
WTP thường được sử dụng trong các trường hợp cải thiện chất lượng môi trường
hoặc để bảo tồn tài nguyên nào đó
Ngược lại, WTA thường được hỏi khi có dự án gây ô nhiễm, và người ta muốn biết người dân sẽ nhận mức đền bù bao nhiêu để chấp nhận sống chung với ô nhiễm
Về mặt lý thuyết, mức sẵn lòng trả và nhận đền bù có giá trị tương đương nhưng thực tế khác nhau hoàn toàn (Jack L Knestch, 1983) Khi hỏi về mức sẵn lòng trả, người được hỏi thường trả lời mức sẵn lòng trả tối thiểu nhưng khi hỏi về mức sẵn lòng nhận đền bù, họ sẽ trả lời mức nhận đền bù tối đa, vì mức sẵn lòng trả chịu ảnh hưởng bởi giới hạn thu nhập của người được phỏng vấn, còn mức sẵn lòng nhận đền bù thì không ảnh hưởng
Tình huống giả định
Tình huống giả định là nội dung then chốt đối với bảng câu hỏi CVM Tình huống giả định cụ thể, càng thực tế sẽ giúp cho việc phỏng vấn trở nên dễ dàng hơn và các câu trả lời có độ tin cậy cao hơn Các nghiên cứu CVM có kết quả cao thường là những nghiên cứu xây dựng tình huống giả định phù hợp và thực tế
Trang 32 Các dạng câu hỏi
Lựa chọn cách hỏi mức sẵn lòng trả trong nghiên cứu sử dụng phương pháp CVM cũng là một điều đáng quan tâm, vì với các cách hỏi mức sẵn lòng trả khác nhau có những ưu, nhược điểm khác nhau, cách xử lý số liệu cũng khác nhau và có những sai lệch nhất định Vì thế, phải lựa chọn phương pháp hỏi phù hợp nhất Có 4 phương pháp hỏi mức sẵn lòng trả:
Câu hỏi mở (Open – Ended Question)
Người trả lời sẽ được hỏi câu “ông/bà sẵn lòng trả bao nhiêu tiền để…” và số tiền bao nhiêu là do người trả lời suy nghĩ và nói ra, phỏng vấn viên không đưa ra một
mức giá nào cả Ba trường hợp có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp này: (1) Tiết lộ mức WTP thật: Người trả lời có thể phát biểu WTP cực đại thật của họ, mức này phản ánh đúng giá trị thực tế tài nguyên đó mang lại cho họ Đây là điều mà tất cả nhà nghiên
cứu CVM đều mong muốn và cũng chính là ưu điểm của phương pháp hỏi này (2) Đánh giá thấp: Điều này có thể diễn ra do các nguyên nhân khác nhau Nếu người trả lời cảm thấy mức trả lời của họ có thể liên quan đến mức trả thực tế, nhưng thực tế họ muốn trả thấp hơn như vậy, họ sẽ đưa ra một mức giá thấp (Samuelson, 1954) nhưng trên thực tế, giá trị mà tài nguyên đó mang lại cho họ cao hơn rất nhiều (Marwell và Ames, 1981; Brubaker, 1982) (3) Tính không quen với câu hỏi mở có thể dẫn đến những người trả lời theo chiến lược không thích rủi ro có xu hướng phát biểu mức sẵn lòng trả thấp, hoặc người trả lời không biết mức sẵn lòng trả là bao nhiêu để trả lời Trường hợp (2) và (3) chính là nhược điểm của phương pháp này
Thẻ thanh toán (Payment Card)
Một loạt các mức giá được viết lên thẻ và người trả lời được yêu cầu chọn một mức giá Theo nhiều nhà kinh tế môi trường, sử dụng thẻ Payment Card là thích hợp để tránh các sai lệch về mức giá khởi đầu (Mitchell & Carson, 1989) Ưu điểm: thông tin thu được là mức sẵn lòng trả thực sự của người được phỏng vấn Có thể khắc phục được hạn chế của phương pháp hỏi Open - ended question và phương pháp hỏi Bidding games, tránh được câu trả lời “không biết” và hạn chế được các quan sát bất thường (outlier)
Trang 33trong mẫu Nhược điểm: cách hỏi này thường đem lại mức sẵn lòng trả thấp, vì trong một loạt mức giá được ghi trên thẻ thì các mức giá thấp thường được người trả lời chú
ý hơn
Trò chơi thách giá (Bidding Games)
Phỏng vấn viên đưa ra mức giá đầu tiên và yêu cầu người được phỏng vấn trả lời
Nếu được trả lời “Có”, phỏng vấn viên sẽ đưa ra giá càng cao cho đến khi người được phỏng vấn trả lời “Không” và ngược lại Đây chính là mức sẵn lòng trả tối đa của người trả lời Với cách hỏi này, thông thường trong các nghiên cứu, người tổ chức thường chia
số mẫu phỏng vấn thành nhiều nhóm và mỗi nhóm sẽ có mức giá khởi đầu khác nhau
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là các sai lệch xảy ra trong mức giá khởi đầu Mức giá khởi đầu quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của nghiên cứu
Câu hỏi đóng (Dichotomous Choice hay Close – Ended Question)
Có 2 cách hỏi sau:
Câu h ỏi đóng 1 lựa chọn (Single - Bounded Dichotomous Choice): tiến hành
phân khoản từ mức WTP kỳ vọng cao nhất đến WTP kỳ vọng thấp nhất Tại mỗi mức giá này, sẽ tiến hành hỏi một nhóm đối tượng phỏng vấn, người được phỏng vấn sẽ trả lời “đồng ý” hay “không đồng ý” với mức giá này Ưu điểm: giúp người trả lời dễ quyết định Nhược điểm: thông tin thu được không phản ánh mức sẵn lòng trả thật sự của người được phỏng vấn và phải đảm bảo mức độ tin cậy trong việc lấy mẫu ngẫu nhiên
Câu hỏi đóng 2 lựa chọn (Double - Bounded Dichotomous Choice): trong
cách hỏi này, người được phỏng vấn sẽ được hỏi một câu hỏi “Có – Không” về việc họ sẵn lòng trả một khoản tiền nhất định cho mục đích được mô tả Nếu họ trả lời “Có” thì câu hỏi này sẽ được lặp lại với số tiền lớn hơn, nếu họ trả lời “Không” thì câu hỏi thứ hai sẽ hỏi với một khoản tiền nhỏ hơn Ưu điểm: do chỉ có 2 lựa chọn nên người được phỏng vấn dễ dàng đưa ra câu trả lời Nhược điểm: thông tin thu được không phản ánh mức sẵn lòng trả thật sự của người được phỏng vấn
Trang 34 Xác định WTP/WTA khởi đầu
Việc đưa ra mức sẵn lòng trả hay sẵn lòng nhận đền bù khởi đầu luôn khó và đây cũng chính là một trong những nhược điểm của phương pháp CVM Những sai lệch do điểm khởi đầu (Starting point bias) khi xây dựng các bảng điều tra về mức sẵn lòng trả
sẽ dẫn tới kết quả khác nhau trong mức sẵn lòng trả của người dân
Để khắc phục nhược điểm này, khi xác định WTP hay WTA khởi đầu, các nhà nghiên cứu thường đi thu thập số liệu về các đặc điểm kinh tế xã hội, mức thu nhập,… của dân cư ở vùng nghiên cứu Bên cạnh đó, còn tham khảo ý kiến địa phương, các chuyên gia và đặc biệt là tổ chức các buổi thảo luận với người dân về chủ đề và mục tiêu của dự án Thông qua đó, người dân sẽ bày tỏ quan điểm của mình về dự án, đồng thời tiết lộ WTP/WTA làm cơ sở để xác định các mức khởi đầu (Tapvong, Churai và Jittapatr Kruavan, 1999)
Xác định phương thức trả tiền hay nhận đền bù
Xác định phương thức trả tiền hay nhận đền bù phải đảm bảo 2 yếu tố:
Trả tiền như thế nào?
Trả theo hàng tháng, hàng năm hay chỉ trả 1 lần, trả theo từng hộ gia đình hay từng thành viên trong gia đình, lượng tiền trả cố định hay thay đổi phụ thuộc vào một yếu tố nào đó có liên quan
Ai là người thu số tiền đó và số tiền đó sẽ làm gì?
Hơn ai hết, người dân muốn biết số tiền mà họ bỏ ra sẽ đi về đâu? Ai giữ? Và họ
sẽ làm gì với số tiền đó? Nếu việc mô tả rõ cơ quan nào nhận trách nhiệm thu tiền, cũng như sẽ sử dụng chúng như thế nào sẽ giúp người được phỏng vấn yên tâm hơn và sẵn sàng đưa ra mức sẵn lòng trả của mình
Phương thức trả tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức sẵn lòng trả vì nếu cách trả tiền không phù hợp và không đáng tin cậy sẽ làm hạn chế mức sẵn lòng trả của người được hỏi (Tapvong, Churai và Jittapatr Kruavan, 1999)
Trang 35d Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được chuẩn bị trước cho mục đích khảo sát các thông tin Bảng câu hỏi gồm nhiều mục, xếp theo một trình tự logic Bắt đầu là phần giới thiệu với người được phỏng vấn, sau đó là thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn Phần tiếp theo
là các câu hỏi, có thể xếp thành nhiều mục khác nhau, mỗi mục chứa đựng những thông tin có liên quan chặt chẽ với nhau theo một chủ đề
Phần giới thiệu: thông thường phần này ngắn, chỉ vài câu Người phỏng vấn phải giới thiệu tên, cơ quan, mục đích phỏng vấn
Phần cấu trúc các câu hỏi: phần này phải đi từ nội dung tổng quát đến chi tiết Cấu trúc chung của bảng câu hỏi phải đi từ những câu hỏi đơn giản đến những câu hỏi khó, rồi quay lại những câu đơn giản trước khi bắt đầu những câu hỏi phức tạp khác Phần thông tin nhân khẩu và thu nhập nên là phần sau cùng của bảng câu hỏi Phần này hỏi về tuổi, thu nhập, học vấn, công việc của từng thành viên trong gia đình Đây là những câu hỏi nhạy cảm, nhiều người không thích nói đến thu nhập, họ có thể quyết định ngừng trả lời trước khi kết thúc bảng phỏng vấn hoặc trả lời có thái độ dè dặt
e Các phương pháp phỏng vấn
Thông thường có các phương pháp phỏng vấn như sau:
Phỏng vấn qua thư hoặc fax: phương pháp phỏng vấn này đem lại hiệu quả
cao trong việc thu thập dữ liệu thường xuyên với một số lượng lớn mẫu điều tra, cho phép sử dụng một số lượng lớn câu hỏi, đạt hiệu quả về chi phí và thời gian Tuy nhiên,
để phỏng vấn theo phương pháp này, đòi hỏi việc lập kế hoạch khá quy mô và cần thử nghiệm trước Ngoài ra sẽ gặp một số rủi ro trong việc thu hồi bảng câu hỏi, tỷ lệ trả lời thường thấp, người ta có thể không phản hồi, cũng có khả năng trả lời qua loa, không sâu sắc, hay câu hỏi có thể bị hiểu lầm dẫn đến trả lời sai lệch
Phỏng vấn qua thư điện tử: bảng phỏng vấn nhanh chóng được gửi đi và các
địa chỉ sai được nhận biết chỉ trong vài giây Người trả lời có thể hoàn tất và gửi lại nhanh chóng, dễ dàng và ta có thể nhắc nhở, theo dõi hoạt động và cảm ơn nhanh chóng
Trang 36có khả năng tiếp cận và sử dụng máy vi tính, thư điện tử hay internet, và không phải ai cũng đọc thư điện tử mỗi ngày
Phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn trực tiếp thường được áp dụng nhiều nhất trong
tất cả các nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu CVM Để tiến hành thu thập dữ liệu theo phương pháp này, đòi hỏi nghiên cứu phải được lập kế hoạch cẩn thận khi sử dụng nhiều người phỏng vấn và cần phải huấn luyện Giá trị thông tin sẽ tùy thuộc vào kĩ năng của người phỏng vấn Ngoài ra phương pháp này tiêu tốn nhiều thời gian đối với các bên và chi phí cao
Phỏng vấn qua điện thoại: phương pháp này giống như phỏng vấn trực tiếp
nhưng được thực hiện qua điện thoại Người phỏng vấn hỏi các câu hỏi theo một bảng câu hỏi, và ghi nhận các câu trả lời của người được hỏi Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn, người trả lời nếu cảm thấy mệt mỏi và chán buổi phỏng vấn, họ có thể từ chối tiếp
tục trả lời, buổi phỏng vấn có thể bị gián đoạn bất cứ lúc nào, thông tin thu thập được sẽ không đầy đủ
Phỏng vấn bằng cách tổ chức buổi họp mặt hay thảo luận nhóm: Phương
pháp này cho phép người được hỏi có quyền thảo luận về những gì họ đồng tình và phản đối, cung cấp nhiều nhận định, định tính phong phú Quá trình làm việc nhóm giúp các
cá nhân bộc lộ các quan điểm ngầm và phương pháp này cho phép ta tiếp xúc với nhiều người trong khoảng thời gian ngắn Sử dụng phương pháp này đòi hỏi câu hỏi phải rộng bao quát và việc lập kế hoạch về hậu cần
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này, thống kê mô tả cho thấy tình hình nhiễm phèn nguồn nước sinh hoạt, đánh giá của người dân về mức độ nhiễm phèn cũng như tầm quan trọng của dự
án và các đặc trưng về độ tuổi, trình độ học vấn, mức độ ảnh hưởng của nước nhiễm phèn đến sức khỏe của người dân một cách đầy đủ, chính xác và trung thực nhất
Trang 373.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
a) S ố liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu có liên quan trước đó, các bài báo, Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bình Định, Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Bình Định, Sở Tài Nguyên Môi Trường Bình Định
b) S ố liệu sơ cấp
Việc chọn quy mô mẫu có thể dựa theo nguyên tắc sau: (1) số mẫu điều tra là một tỷ lệ % nhất định của tổng thể (ví dụ: 2%, 5% hoặc 10%) Tổng thể càng lớn thì tỷ
lệ % lựa chọn càng nhỏ và ngược lại; (2) quy mô mẫu thích hợp không được nhỏ hơn
30 quan sát; (3) quy mô mẫu thích hợp phải tương xứng với kinh phí và yêu cầu về mặt thời gian (Nguyễn Trí Hùng, 1991)
Do hạn chế về mặt kinh phí và thời gian, số liệu sơ cấp trong nghiên cứu này được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 130 người dân sống tại khu vực 1 và khu vực 2 phường Ghềnh Ráng thành phố Quy Nhơn Những người được phỏng vấn được chọn lọc theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên từ tổng thể (người dân tại 2 khu vực), trong đó mỗi cá nhân được hỏi đều có cơ hội như nhau để được lựa chọn
Việc điều tra phỏng vấn được thực hiện bằng bảng câu hỏi soạn sẵn Trước hết quyết định loại thông tin cần thu thập, xây dựng câu hỏi phù hợp, soạn bảng câu hỏi, xem xét và sửa đổi Sau đó, tiến hành điều tra thử và chỉnh lý câu hỏi lại cho phù hợp Cuối cùng tiến hành điều tra
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng cách loại bỏ những thông tin không chính xác theo phương pháp cắt bỏ giá trị hai cực: α – trimmed value (Garrod & Willis, 1999) Các thống kê khuyên rằng α ở mức độ 0,05 – 0,25 cho giá trị kỳ vọng rất cao trong một phân phối (Đặng Minh Phương và Gopalakrishnan, 2003)
Trong nghiên cứu này, giá trị 𝛼 được chọn là 0,05 tức là 7 mẫu (trong tổng số
130 mẫu thu thập được) có CPSK hoặc mức WTP cao nhất và 6 mẫu có CPSK hoặc
Trang 38mức WTP thấp nhất sẽ bị loại bỏ Do đó, tổng mẫu còn lại được sử dụng để nghiên cứu
là 117 quan sát
Ngoài ra, từ nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập, đề tài sử dụng các công cụ
hỗ trợ Eviews 8.0, Excel để xử lí số liệu, ước lượng và tính toán các chỉ tiêu kinh tế liên quan đến số liệu nghiên cứu cũng như kiểm định độ tin cậy của mô hình
3.2.4 Phương pháp tài sản nhân lực (Human Capital Method)
Phương pháp tài sản nhân lực là phương pháp giả định “giá trị” mạng sống là
phần thu nhập người đó tạo ra được Phương pháp này dùng để ước lượng chi phí về tổn hại sức khỏe do thay đổi của môi trường gây ra đối với con người
Phương pháp tài sản nhân lực ước tính các chi phí gián tiếp của bệnh tật bằng cách nhân tổng số ngày bệnh do vắng mặt bởi thương tật cho chi phí trung bình một ngày bệnh hoặc tiền phụ cấp trung bình cho thương tật mỗi ngày Cả tiền lương cho ngày bệnh và phụ cấp đều được ngoại suy cho tiền lương kiếm được cuối cùng của bệnh nhân (Hutubessy, Raymond CW và cộng sự, 1999)
Chi phí thiệt hại sức khỏe/người = hiện giá dòng thu nhập đạt được nếu không bị mắc bệnh (tử vong)
Việc sử dụng nguồn nước bị nhiễm phèn đã phát sinh nhiều vấn đề về các bệnh ngoài da, các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân tại đây Trên cơ sở tham khảo các tài liệu đã trình bày ở Chương 2, hàm chi phí sức khỏe được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sức khỏe Ngoài những biến thiết yếu như: tuổi, thu nhập, bệnh thâm niên, lượng nước sử dụng và
mức độ nhiễm phèn của nguồn nước đề tài còn đưa vào mô hình biến giả (biện pháp xử
lý đối với nguồn nước nhiễm phèn) Hầu hết các hộ dân trong khu vực đều sử dụng 3 biện pháp: (1) sử dụng máy lọc phèn; (2) sử dụng hệ thống lọc, lắng thủ công và mua thêm nước bên ngoài; (3) chỉ sử dụng nước giếng Đối với các hộ dân sử dụng biện pháp (1) sẽ hạn chế tiếp xúc tối thiểu với nước nhiễm phèn và chi phí sức khỏe giảm xuống
Trang 39Chi phí sức khỏe Y Nghìn đồng/năm
Trang 40 Thu nhập (TNHAP): Thường thì những người có thu nhập cao sẽ có điều kiện để chăm sóc sức khỏe của mình hơn Kỳ vọng dấu dương (+)
Lượng nước (LNUOC): Người dân sử dụng lượng nước nhiễm phèn hàng tháng nhiều hơn thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn Kỳ vọng dấu dương (+)
Mức độ nhiễm phèn của nguồn nước (MUCDO): Các hộ sử dụng nguồn nước càng nhiễm phèn nghiêm trọng thì càng bị mắc bệnh nặng, chi phí sức khỏe càng cao Kỳ vọng dấu dương (+)
Bệnh thâm niên (BTNIEN): Những người có bệnh thâm niên, sức đề kháng sẽ yếu và dễ bị mắc bệnh hơn Kỳ vọng dấu dương (+)
Biến giả (M): Những hộ sử dụng hệ thống máy lọc phèn thì CPSK sẽ thấp hơn những hộ sử dụng hệ thống lọc, lắng thủ công hoặc chỉ sử dụng nước giếng và mua thêm nước Kỳ vọng dấu âm (-)
Sau khi ước lượng hồi quy ta được các hệ số và các giá trị trung bình của các biến độc lập Thay các giá trị này vào hàm CPSK ta có được chi phí sức khỏe trung bình của
1 người/năm do nước nhiễm phèn gây ra (đã loại trừ chi phí cho các bệnh không phải
do nước nhiễm phèn gây ra)
Thiệt hại xã hội gánh chịu: (tổng số ngày không lao động do bị bệnh + tổng số ngày chăm sóc bệnh nhân)* tiền lương trung bình ngày lao động
3.2.5 Phương pháp giá thị trường
Phương pháp định giá sử dụng giá thị trường là một trong những biện pháp phổ biến để định giá giá trị thuộc tính tài nguyên môi trường mà có đại diện trực tiếp là những hàng hóa đã có giá thị trường Phương pháp này được sử dụng khi:
Thuộc tính TNMT có đại diện trực tiếp
Tồn tại mối quan hệ giữa thuộc tính TNMT và hoạt động kinh tế hay hàng hóa, dịch vụ có giá trên thị trường và lượng hóa được mối quan hệ này
Thị trường của đại diện là cạnh tranh
Nguồn nước nhiễm phèn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây tổn hại
về nước sinh hoạt từ việc gia tăng mua thêm nước cũng như mua sắm, lắp đặt các máy