Trên thực tế, nhằm đáp ứngnhững nhu cầu thanh toán hằng ngày, liên tục với giá trị và kỳ hạn khác nhau một cáchthường xuyên, thì các NHTM sẽ huy động nguồn vốn từ các Tổ chức tín dụng kh
Tính cấp thiết của đề tài .1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu .2 3 Mục tiêu nghiên cứu 5 4 Câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu .5 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6 6 Phương pháp nghiên cứu 6 7 Đóng góp của đề tài 7 8 Kết cấu đề tài
Phát triển nguồn vốn là một nghiệp vụ quan trọng đối với Ngân hàng Thương mại bởi lẽ nguồn vốn chính là tiền để để sống còn, duy trì hoạt động và kinh doanh Việc huy động, phát triển nguồn vốn ngân hàng thương mại là hoạt động thiết yếu của mọi ngân hàng nhằm đảm bảo thanh khoản, đáp ứng các nhu cầu thanh toán và ổn định tình hình tài chính của Ngân hàng Để huy động và phát triển nguồn vốn, NHTM có thể thông qua một số kênh khác nhau như huy động tiền gửi từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội (hay còn gọi là Thị trường I), hoặc vay Ngân hàng nhà nước Tuy nhiên, việc vay Ngân hàng Trung ương tương đối phức tạp, nhiều thủ tục và tính khả thi của kênh này còn phụ thuộc vào định hướng điều hành chính sách tiền tệ theo từng thời điểm của Ngân hàng Trung ương Mặt khác, việc huy động nguồn vốn trên thị trường I, vốn đã tuỳ thuộc vào điều kiện tài chính và ý muốn của người gửi tiền, không phải lúc nào cũng sẽ đáp ứng nhu cầu về khối lượng, kỳ hạn và mức độ kịp thời cho NHTM Trên thực tế, nhằm đáp ứng những nhu cầu thanh toán hằng ngày, liên tục với giá trị và kỳ hạn khác nhau một cách thường xuyên, thì các NHTM sẽ huy động nguồn vốn từ các Tổ chức tín dụng khác trên thị trường Liên ngân hàng (còn gọi là Thị trường II), nhờ những ưu điểm của thị trường như giao dịch với khối lượng lớn, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách linh hoạt cho ngân hàng Cụ thể, trong giai đoạn 2023 đến đầu năm 2024, giao dịch trên thị trường liên ngân hàng diễn ra vô cùng sôi động, khối lượng chuyển tiền hẳng ngày giữa các ngân hàng (CITAD) là 350,000-450,000 tỷ VND, phản ánh mức độ thanh khoản vô cùng tốt trên thị trường Ở BAOVIET BANK, hoạt động phát triển nguồn vốn trên liên ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thanh khoản và kinh doanh của ngân hàng Tại thời điểm 31/12/2022 và 31/12/2023, số dư đi vay, nhận gửi tiền từ liên ngân hàng lần lượt là 24,058 tỷ và 28,379 tỷ VND, tương ứng với 27.77% và 36.25% tổng nguồn vốn của ngân hàng Nếu xét đến cơ cấu đa dạng của nguồn vốn bao gồm cả vốn chủ sở hữu, tiền gửi thị trường 1, công cụ phái sinh, … thì nguồn vốn từ LNH đã chiếm
2 một tỷ lệ tương đối lớn nguồn vốn của BAOVIET BANK Thêm vào đó, trong hoạt động hằng ngày của BAOVIET, các nhu cầu về giải ngân thường lên đến hàng chục nghìn tỷ, chủ yếu được huy động trực tiếp từ thị trường LNH trong ngày thì mới đảm bảo được khối lượng và thời gian giải ngân nhanh chóng đến vậy Do đó, BAOVIET BANK đã nhận thức rõ được vai trò của việc phát triển nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh mức độ cạnh tranh về vốn giữa các NHTM ngày càng gia tăng Ngân hàng TMCP Bảo Việt trong những năm gần đây đã chú trọng vào các nghiệp vụ huy động, giao dịch nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng và đạt được những thành tựu nhất định Dù vậy hoạt động phát triển nguồn vốn trên kênh liên ngân hàng khó tránh khỏi những khó khăn, hạn chế để vừa quản lý nguồn vốn cho toàn hàng, vừa sử dụng nguồn vốn hiệu quả để kinh doanh Chính vì lẽ đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển nguồn vốn của ngân hàng thì việc nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận, phân tích đánh giá tình hình, từ đó đưa ra giải pháp nhằm tăng cường phát triển nguồn vốn thông qua thị trường liên ngân hàng là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với Ngân hàng TMCP Bảo Việt
Nhận thấy tiềm năng và tầm quan trọng của phát triển nguồn vốn thông qua kênh thị trường Liên ngân hàng, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu "Phát triển nguồn vốn thông qua kênh thị trường Liên ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt" để thực hiện trong quá trình học tập tại trường và làm việc thực tế tại ngân hàng Qua đó, đề án nhằm mục đích đóng góp phương hướng phát triển nguồn vốn hiệu quả cho ngân hàng, nâng cao tính cạnh tranh và khả năng sinh lời bền vững.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu thường hiếm khi thực hiện cụ thể thực trạng hoạt động phát triển nguồn vốn của một ngân hàng thương mại mà sẽ phân tích trên quan điểm thực trạng toàn thị trường liên ngân hàng, các yếu tố liên quan, các nhân tố tác động đến hoạt động hiệu quả của thị trường liên ngân hàng hoặc sự ảnh hưởng qua lại của thị trường liên ngân hàng đến các yếu tố vĩ mô khác trong thị trường tiền tệ
Các tác giả Ben R Craig a, Falko Fecht b, Günseli Tümer-Alkan trong “The
3 role of interBank relationships and liquidity needs” (2012) tập trung vào mối liên kết giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng và phương thức mà các ngân hàng vay lẫn nhau để đáp ứng nhu cầu thanh khoản
Nghiên cứu “Lending relationships in the interBank market” (2007) của các tác giả João F Cocco a, Francisco J Gomes a, Nuno C Martins đề cao vai trò của quan hệ cho vay trên thị trường liên ngân hàng đối với việc huy động nguồn vốn và giải quyết các nhu cầu thanh toán của ngân hàng
Nghiên cứu của Florian Heider et.al trong “Liquidity hoarding and interBank market spreads: The role of counterparty risk” (2009) chỉ ra ảnh hưởng của thị trường liên ngân hàng đến các rủi ro có thể xảy ra đến nguồn vốn của ngân hàng, trong đó đặc biệt tập trung vào rủi ro đối tác Nghiên cứu cho thấy rủi ro tiềm tàng trong tài sản của ngân hàng ảnh hưởng như thế nào đến tính thanh khoản của nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiến (2010), trong Giáo trình “Nguyên lý và Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại” đã cung cấp những lý thuyết cơ bản về nguồn vốn của ngân hàng thương mại, các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn và các tiêu chí đánh giá sự phát triển của nguồn vốn Tác giả cũng đã làm rõ được tầm quan trọng của nguồn vốn nói chung đối với ngân hàng thương mại, và đưa ra các cách phân loại nguồn vốn theo các tiêu chí khác nhau, trong đó có cách phân loại theo thị trường bao gồm nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng
Cũng đã có những nghiên cứu thực tiễn về tình hình phát triển nguồn vốn của NHTM, đánh giá tình hình phát triển nguồn vốn và đề xuất giải pháp cho các NHTM. Một số nghiên cứu trong đó bao gồm:
Luận văn thạc sỹ của tác giả Lâm Hồng Huyền “Hoạt động giao dịch tiền tệ liên ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: thực trạng và giải pháp” (2013) làm rõ cơ sở lý luận về thị trường tiền tệ liên ngân hàng và giao dịch tiền tệ liên ngân hàng, phân tích thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động giao dịch tiền tệ liên ngân hàng tại Ngân hàng
BIDV, trong đó, giao dịch tiền tệ liên ngân hàng chính là hoạt động chủ yếu để phát triển nguồn vốn trên liên ngân hàng
Luận văn thạc sỹ của Vũ Thị Thu Hằng (2015) “Đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” tập trung xem xét, phân tích đánh giá các yếu tố nằm đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) để từ đó rút ra các giải pháp cho cơ chế quản lý và kinh doanh vốn của Vietcombank
2.3 Lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống nghiên cứu
∙ Lý thuyết có tính kế thừa Đề án kế thừa khung lý thuyết về định nghĩa và các khái niệm liên quan đến nguồn vốn, phát triển nguồn vốn, thị trường liên ngân hàng và phát triển nguồn vốn thông qua kênh thị trường liên ngân hàng
Về mặt kinh nghiệm nghiên cứu, các công trình đã tham khảo đều có những ưu điểm, và hạn chế riêng, tác giả đã lựa chọn những ưu điểm tốt nhất từ những tài liệu tham khảo, và chọn lọc những nội dung phù hợp với đề tài, phạm vi nghiên cứu của mình Từ những nghiên cứu đã tham khảo, tác giả đã lựa chọn việc phân loại các giao dịch phát triển nguồn vốn thông qua thị trường LNH thành các giao dịch nội tệ LNH và ngoại tệ LNH, đồng thời lọc ra những tiêu chí để đánh giá sự phát triển nguồn vốn thông qua thị trường LNH trong đề án của mình
Các nghiên cứu trên đều đưa ra những lý luận cơ bản về hoạt động phát triển nguồn vốn tại NHTM nói chung và các lý thuyết về thị trường liên ngân hàng Tuy nhiên, từ trước đến nay phần lớn các nghiên cứu về phát triển nguồn vốn thường tiếp cận theo quan điểm thị trường I, tức là làm việc với khách hàng là các cá nhân và doanh nghiệp và rất hiếm các nghiên cứ đi vào thị trường II hay thị trường liên ngân hàng Bên cạnh đó, mỗi nghiên cứu được thực hiện với không gian, thời gian và phạm vị nghiên cứu khác nhau Đến hiện tại, chưa có đề tài, công trình nghiên cứu nào liên
5 quan đến việc phát triển nguồn vốn qua kênh liên ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm đề xuất những giải pháp tích cực nhất để phát triển hoạt động nguồn vốn qua kênh liên ngân hàng tạiBAOVIET BANK
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN QUA KÊNH THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tổng quan về nguồn vốn và phát triển nguồn vốn
1.1.1 Khái niệm nguồn vốn và phát triển nguồn vốn của ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Khái niệm nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Theo Giáo sư Nguyễn Văn Tiến (2010), nguồn vốn của NHTM “là các giá trị tiền tệ của chính NHTM, do NHTM huy động hay đi vay, được dung để tổ chức các hoạt động kinh doanh của ngân hàng như cho vay, đầu tư tài chính, bảo lãnh và các dịch vụ ngân hàng khác”
1.1.1.2 Đặc điểm của nguồn vốn ngân hàng thương mại
Các đặc điểm nguồn vốn của ngân hàng có thể được khái quát như sau:
(1) Trong cơ cấu nguồn vốn ngân hàng, tỷ trọng vốn chủ sở hữu khá thấp, chỉ chiếm khoảng 10%, trong khi vốn huy động và vốn đi vay chiếm tỷ trọng chủ yếu, khoảng 90%
(2) Trong các nguồn vốn, thì nguồn vốn huy động với tỷ trọng khoảng 70% đóng vai trò tối quan trọng, không những về mặt cấu phần mà còn về mặt chất lượng nguồn vốn với những tính chất quan trọng như tính ổn định về số dư, ổn định về kỳ hạn bình quân, lãi suất huy động thường thấp hơn so với đi vay… Chính vì vậy, trên thực tế thì các chính sách về nguồn vốn của các ngân hàng thường tập trung vào nguồn vốn huy động và nếu không đề cập chi tiết thì nguồn vốn thường được hiểu là vốn huy động
(3) Nguồn vốn của ngân hàng phản ánh quan hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn, vì vậy nguồn vốn có tính thời hạn và tính hoàn trả
(4) Với uy tín của ngân hàng, các khoản nợ được đánh giá là có mức độ an toàn cao.
Do đó, GTCG mà ngân hàng phát hành để huy động vốn không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn có khả năng thanh khoản cao Điều này được thể hiện qua việc chúng
9 có thể dễ dàng được chiết khấu hoặc cầm cố để vay vốn
(5) Do ngân hàng huy động vốn từ mọi thành phần trong xã hội nên chủ nợ của NHTM rất đông; kỳ hạn và khối lượng của các khoản nợ rất đa dạng; tuy nhiên nhu cầu chi tiêu của khách hàng có thể phát sinh đột xuất dẫn đến việc rút vốn trước hạn có thể xảy ra
(6) Nếu việc rút vốn xảy ra ồ ạt do bất ổn chính trị, kinh tế-xã hội dẫn đến bất ổn cho hệ thống ngân hàng nói chung hoặc lo ngại ngân hàng nào đó phá sản, có thể khiến cho ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản và dẫn đến phá sản
1.1.1.3 Phân loại nguồn vốn của NHTM
Có nhiều cách để phân loại nguồn vốn, tuy nhiên thông thường người ta thường sẽ phân loại dựa trên tính chất sở hữu Căn cứ vào đó, nguồn vốn được phân loại thành vốn chủ sở hữu và nợ phải trả (bao gồm vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác) a) Vốn chủ sở hữu: vốn do ngân hàng tạo lập, thuộc sở hữu của ngân hàng Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn (khoảng 10%) nhưng đây là điều kiện pháp lý bắt buộc để được thành lập ngân hàng Ở Việt Nam, để thành lập một ngân hàng thương mại cổ phần thì người chủ phải đáp ứng vốn pháp định 3,000 tỷ VND, do đó, VCSH của NHTM cũng phải không nhỏ hơn con số này b) Vốn huy động: là nguồn vốn quan trọng nhất trong số các nguồn thu hút tử bên ngoài của NHTM Vốn huy động bao gồm tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá (GTCG) như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi c) Vốn đi vay: xuất phát từ quan hệ vay mượn giữa NHTM với NHTW và các TCTD khác Thị trường vay mượn giữa các ngân hàng nói trên gọi là thị trường liên ngân hàng hay thị trường II (để phân biệt với thị trường I là thị trường với các cá nhân và tổ chức phi tín dụng) Khi có nhu cầu vay vốn, NHTM sẽ tìm đến các ngân hàng khác để vay trước, nếu không được đáp ứng thì mới buộc phải tìm đến NHTW để vay, vì vậy, NHTW được xem là người cho vay cuối cùng d) Vốn khác: trong quá trình hoạt động, NHTM cũng tạo được một số nguồn vốn
10 đặc thù như vốn uỷ thác từ các tổ chức (tổ chức chính phủ, phi chính phủ, tổ chức kinh tế xã hội); vốn bổ sung từ hoạt động thanh toán (tiền gửi ký quỹ, tiền từ thanh toán không dung tiền mặt, tiền gửi của ngân hàng khác để nhờ thanh toán hộ); và nhiều khoản khác
1.1.1.4 Khái niệm phát triển nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Theo triết học Mác-Lênin, Phát triển được hiểu là “quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa tốt đến hoàn hảo về mọi mặt Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn”
Từ khái niệm trên, và khái niệm về Nguồn vốn của NHTM được nêu trong phần trước, chúng ta có thể rút ra khái niệm Phát triển nguồn vốn của ngân hàng thương mại
“là quá trình tăng cường, huy động và đa dạng hóa các nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cung cấp vay cho khách hàng và thực hiện các hoạt động tài chính khác” Việc phát triển nguồn vốn của NHTM có vai trò quan trọng thiết yếu trong việc đảm bảo rằng họ có đủ nguồn lực để cung cấp các dịch vụ tài chính và hỗ trợ cho nền kinh tế
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Nhiều tác giả đã tổng hợp các nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn vốn của NHTM, tác giả Vũ Thị Hồng Nga (2022) rút ra được 9 nhân tố, phân loại thành các nhân tố chủ quan (năng lực tài chính, năng lực quản trị, cơ sở hạ tầng công nghệ, nguồn nhân lực, chiến lược) và nhân tố khách quan (môi trường kinh tế chính trị, môi trường pháp lý, tăng trưởng kinh tế, thu nhập dân cư, môi trường KHCN) Nhóm tác giả tại Đại học Kinh tế Tashkent State Uzbekistan (2021) cũng phân loại ra 16 nhân tố và chia thành các nhân tố nội tại NHTM và ngoại tại của môi trường.
GS, TS Nguyễn Văn Tiến cũng chia ra 9 nhân tố liên quan đến các nhân tố môi trường vĩ mô mà ngân hàng không thể triệt tiêu và các nhân tố ngân hàng có sẵn để quản lý và sử dụng trong huy động Sau khi tiếp thu một cách chọn lọc các nghiên
11 cứu đi trước, tác giả đã rút ra những nhân tố sau:
Là những nhân tố thuộc môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn vốn của NHTM Chúng không thể bị làm thay đổi, tuy nhiên ngân hàng có thể nghiên cứu, dự báo, từ đó đề ra các giải pháp “đi tắt đón đầu” để hạn chế tác động xấu của nó tới hoạt động kinh doanh của mình, cũng như tận dụng cơ hội khai thác môi trường khi thuận lợi a) Môi trường kinh tế: bao gồm các yếu tố chu kỳ kinh tế, chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ, lạm phát, tỷ giá… ảnh hưởng đến thu nhập, tiết kiệm, đầu tư, thanh toán, chi tiêu của khách hàng, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của NHTM b) Môi trường chính trị - pháp luật
Sự ổn định về chính trị sẽ tác động tích cực đến công tác huy động vốn của ngân hàng Biến động chính trị có thể tạo ra rủi ro cho nền kinh tế và hệ thống tài chính Sự ổn định chính trị cũng làm tăng khả năng dự báo có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động huy động của các NHTM
Tổng quan về thị trường liên ngân hàng
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của thị trường liên ngân hàng
1.2.1.1 Khái niệm thị trường liên ngân hàng
Theo định nghĩa của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) “Thị trường liên
14 ngân hàng là thị trường không chính thức, nơi các ngân hàng vay và cho vay lẫn nhau với các hạn mức tín dụng nội bộ được thiết lập dựa trên khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng”
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định “Thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng
Nhà nước tổ chức và điều hành nhằm giúp các tổ chức tín dụng là thành viên sử dụng nguồn vốn của mình có hiệu quả và bảo đảm khả năng chi trả trong thanh toán” Đồng thời, NHNN cũng quy định trong thông tư 21/2012/TT-NHNN về thời hạn cho vay giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối đa dưới 01 năm
Từ những nội dung trên, chúng ta có thể kết luận “Thị trường liên ngân hàng
(LNH) là thị trường vốn ngắn hạn, do NHTW tổ chức để giải quyết nhu cầu của các NHTM muốn trao đổi với nhau các khoản vốn tạm thời thừa ở một số ngân hàng này, với các khoản vốn tạm thời thiếu ở một số ngân hàng khác” Nói cách khác, thị trường liên ngân hàng là nơi trao đổi, mua bán vốn khả dụng giữa các tổ chức tài chính trung gian, nhất là giữa các NHTM với nhau
Thị trường liên ngân hàng còn được gọi là thị trường II Hoạt động của thị trường
II góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng vốn của toàn hệ thống ngân hàng, nhờ có thị trường II mà tình trạng thừa và thiếu vốn khả dụng trong các NHTM được giải quyết một cách khá triệt để Thị trường liên ngân hàng là thị trường giao dịch tiền tệ trong phạm vi hẹp so với thị trường I (diễn ra giữa TCTD và khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế), đó là giao dịch giữa các tổ chức kinh doanh tiền tệ với nhau Đây là một thị trường nơi các giao dịch vốn ngắn hạn diễn ra các nhiều hình thức khác nhau giữa ngân hàng với các tổ chức trung gian tài chính khác, do đó thị trường này xét về tính chất là loại thị trường có trình độ cao hơn và là loại thị trường bậc cao của thị trường tiền tệ
1.2.1.2 Đặc điểm của thị trường liên ngân hàng a) Thị trường liên ngân hàng là thị trường bán buôn
Khác với các giao dịch của cá nhân và tổ chức kinh tế, các đối tượng tham gia giao dịch trên thị trường liên ngân hàng là các TCTD (chủ yếu là các ngân hàng và công ty tài chính) nên khối lượng giao dịch thường rất lớn Ở Việt Nam, khối lượng
15 giao dịch tối thiểu trên thị trường liên ngân hàng là 50 tỷ VND b) Thị trường liên ngân hàng là thị trường có độ tin cậy cao
Xuất phát từ đặc điểm các thành viên chính của thị trường này phần lớn là các ngân hàng và các TCTD đáp ứng trình độ về chuyên môn, vốn, đạo đức nghề nghiệp và được các cơ quan chủ quản cấp phép hành nghề nên có uy tín cao đối với các đối tác và khách hàng Các thành viên trên thị trường cũng đã có mối quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau, nên thông thường các giao dịch thường là tín chấp, nghĩa là không có tài sản đảm bảo, thủ tục đơn giản và có đơn vị tác nghiệp riêng biệt
Ngoài ra, các công cụ giao dịch trên thị trường đều là công cụ tài chính ngắn hạn và có tính thanh khoản cao như tín phiếu, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng giao dịch, Các công cụ này dễ chuyển nhượng, khi cần có thể được bán ngay trên thị trường để thu tiền đảm bảo an toàn cho các ngân hàng tham gia giao dịch
Chính vì những lí do trên, thị trường liên ngân hàng có độ tin cậy cao c) Thị trường liên ngân hàng là thị trường liên kết toàn cầu
Không giống với hoạt động của một sở giao dịch chứng khoán tập trung, các hoạt động trên thị trường liên ngân hàng không diễn ra tại một địa điểm nhất định mà thường là trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các ngân hàng trong phạm vi toàn cầu Các thành viên có thể giao dịch trực tiếp qua điện thoại, các hệ thống giao dịch điện tử hoặc thông qua hệ thống môi giới Vì tính chất này mà hoạt động của thị trường được thực hiện 24/24 giờ Nhờ có hệ thống thông tin hiện đại mà một ngân hàng có thể tiến hành giao dịch với nhiều ngân hàng khác trên thế giới Như vậy, trong một chừng mực nào đó, có thể thấy thị trường liên ngân hàng là một thị trường mang tính chất toàn cầu d) Thị trường liên ngân hàng có độ nhạy cảm với thông tin cao
Do tính toàn cầu của thị trường như đã phân tích ở trên, tính chất của thị trường liên ngân hàng là hết sức nhạy cảm Sự biến động của thị trường, nhất là những biến động lớn, sẽ gây ảnh hưởng đáng kể tới các thị trường khác trên toàn cầu Một ví dụ ở Việt Nam là vụ việc của Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gòn (SCB) vào năm 2022, diễn ra trong bối cảnh các sai phạm về trái phiếu doanh nghiệp và chiếm đoạt tài sản làm hàng loạt nhân sự cấp cao của Vạn Thịnh Phát và SCB bị bắt giữ, điều tra Thông tin này khi lan ra toàn thị trường đã khiến tâm lý của các khách hàng, các đối tác trở nên tiêu cực, dẫn đến nhiều ngân hàng rơi vào trạng thái căng thanh khoản, và tệ hơn là độ tín nhiệm của các ngân hàng cho vay cũng giảm đi. Hay ví dụ về việc nhằm kiểm soát lạm phát sau đại dịch Covid, Cục dữ trữ liên bang
Mỹ (FED) đã liên tục tăng lãi suất điều hành từ năm 2022 đến nay Từ đó, các thị trường tại các quốc gia khác cũng chịu những ảnh hưởng nhất định về mặt lãi suất Dù
NHNN Việt Nam không hề tăng lãi suất, mà ngược lại, hạ lãi suất điều hành để thúc đẩy tín dụng, nhưng cũng chính vì vậy mà đã phải chấp nhận việc lãi suất bị chênh với phần còn lại của thế giới, và phải chịu áp lực lên tỷ giá đồng USD tại thời điểm đó Cụ thể, tại thời điểm giữa năm 2023 khi lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn lần lượt giảm xuống còn 3% và 4.5%, áp lực tỷ giá cũng gia tăng trong tháng 7 và đầu tháng 8, khi tỷ giá USD/VND chạm mức 23.963 tại ngày 15/08/2023 (+1,7% so với cuối tháng 6). Tính từ đầu năm 2023, tỷ giá USD/VND đã tăng khoảng 1,4%
Hình 1.1 Diễn biến tỷ giá USD từ đầu năm 2023
Nguồn: Báo cáo cập nhật triển vọng vĩ mô, VNDirect (2023)
Do tính chất là thị trường bán buôn, nên thị trường liên ngân hàng còn cung cấp các thông tin quan trọng cho nền kinh tế Lãi suất LIBOR - London InterBank Offered
Rate – Lãi suất liên ngân hàng Luân Đôn, là lãi suất trung bình mà các ngân hàng lớn trên toàn thế giới sử dụng khi cho vay lẫn nhau, đồng thời cũng là cơ sở cho các khoản vay tiêu dùng ở các nước trên thế giới Tương tự, ở Việt Nam, lãi suất VNIBOR (Vietnam InterBank offered rate) do Thompson Reuters tổng hợp từ dữ liệu báo cáo lãi suất của 12 NHTM lớn nhất cũng là cơ sở để các ngân hàng áp dụng khi cho vay trên thị trường 2, từ đó quyết định đến lãi suất cho vay trên thị trường 1 đối với các cá nhân và tổ chức
Hơn nữa, thị trường liên ngân hàng còn giúp NHTW có thể phân tích các xu hướng của nền kinh tế, từ đó đưa ra các quyết định can thiệp khi cần thiết Không chỉ có vậy, thị trường LNH còn có ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán và các thị trường khác, có thể nói nó đóng vai trò làm “thị trường chuẩn” của nền kinh tế, vì vậy nó được theo dõi, phân tích và cập nhật thường xuyên
1.2.2 Phân loại thị trường liên ngân hàng
Có nhiều cách để phân loại thị trường liên ngân hàng, trong đó, các căn cứ chính để phân chia như sau:
1.2.2.1 Căn cứ theo đồng tiền giao dịch
Dựa vào đồng tiền được sử dụng trong giao dịch để phân loại, có thể chia làm 2 loại thị trường như sau:
Thị trường nội tệ liên ngân hàng: là nơi diễn ra giao dịch ngắn hạn đối với đồng bản tệ
Phát triển nguồn vốn qua kênh thị trường liên ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần
1.3.1 Khái niệm và sự cần thiết của phát triển nguồn vốn thông qua thị trường liên ngân hàng
1.3.1.1 Khái niệm phát triển nguồn vốn thông qua thị trường liên ngân hàng
Từ những định nghĩa trước đó về phát triển nguồn vốn của NHTM và về thị trường LNH, có thể kết luận “Phát triển nguồn vốn thông qua thị trường liên ngân hàng là quá trình mà các ngân hàng và TCTD khác sử dụng các giải pháp để tăng cường mở rộng nguồn vốn, thông qua kênh thị trường LNH với chi phí hợp lý, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho các NHTM một cách tối ưu, đồng thời nâng cao khả năng sinh lời”
Các hoạt động trên thị trường LNH thường diễn ra thông qua các giao dịch về vốn ngắn hạn, trong đó một ngân hàng có thể mượn tiền từ ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu về thanh khoản ngắn hạn hoặc tăng cường nguồn vốn để cung cấp cho
26 khách hàng của mình Các giao dịch này thường được thực hiện qua các hợp đồng cho vay ngắn hạn, bao gồm cả vay qua đêm hoặc vay trong vài ngày
1.3.1.2 Sự cần thiết của việc phát triển nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng a)
Kênh huy động và sử dụng vốn hiệu quả của NHTM
Thông qua các nghiệp vụ ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng, chủ yếu là các giao dịch cho vay qua đêm, nguồn vốn của các TCTD được sử dụng một cách tối ưu nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng Với hình thức cho vay/ gửi tiền, các ngân hàng tận dụng nguồn vốn của mình trong thời gian ngắn nhất có thể để tìm kiếm lợi nhuận Mặt khác, khi các ngân hàng có nhu cầu về nguồn vốn ngắn hạn trong quá trình hoạt động, bằng thị trường liên ngân hàng, nhu cầu vay vốn của họ có thể đáp ứng một cách nhanh chóng nhất nhờ đi vay trực tiếp các TCTD thay vì đi vay từ cá nhân và tổ chức phi tín dụng Như vậy, chính thị trường liên ngân hàng giúp cho các ngân hàng nhanh chóng tìm kiếm các nguồn tiền, tăng cơ hội sinh lợi nhuận bằng cách hạn chế các khoản dự trữ ở mức thấp nhất để phân bổ ngân quỹ cho các tài sản sinh lời, đồng thời điều chỉnh kịp thời các phương thức chi trả Nhờ có thị trường LNH mà các hoạt động sôi động và việc sử dụng vốn của các NHTM có hiệu quả và linh hoạt hơn b) Giúp các NHTM cân đối, đảm bảo thanh khoản
Thông qua phát triển nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng còn phòng và ngăn ngừa rủi ro nảy sinh trong quá trình kinh doanh Các giao dịch đi vay trên thị trường liên ngân hàng phản ánh cung cầu tiền tệ giữa các NHTM thông qua diễn biến về lãi suất và tỷ giá trên thị trường, do đó các ngân hàng sẽ áp dụng nghiệp vụ của thị trường để ngăn ngừa rủi ro, tăng thu nhập, giảm chi phí Nhờ đó, giúp các ngân hàng thực hiện cân bằng vốn trong kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán và uy tín của ngân hàng trong nền kinh tế c) Thị trường trung tâm và nơi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh nguồn vốn của NHTM
Với tư cách là một thị trường bán buôn vốn, thị trường liên ngân hàng là nơi các ngân hàng tiến hành các hoạt động giao dịch nguồn vốn một cách sôi động và tích
27 cực với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận tối đa Doanh số cho vay giữa các ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn Bên cạnh đó, hệ thống danh mục hoạt động nghiệp vụ mà các NHTM thực hiện trên thị trường là đa dạng nhất Đối với thị trường tài chính nói chung, thị trường LNH đóng vai trò là thị trường trung tâm Sự ra đời, hoạt động và phát triển của thị trường tiền tệ luôn đi kèm với các hoạt động của thị trường LNH, sau đó mở rộng ra các loại thị trường khác Do đó, hiệu quả hoạt động của thị trường LNH ở mọi mức độ đều ảnh hưởng đến hiệu quả của toàn bộ thị trường tiền tệ và thị trường tài chính Nhờ sự công hữu của nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá qua các thị trường mà thị trường liên ngân hàng là trung tâm đã làm bùng nổ các hoạt động cuả thị trường tài chính hiện đại d) NHTW thực hiện các chính sách tiền tệ thông qua hoạt động trên thị trường LNH
Thông qua hoạt động phát triển nguồn vốn của các NHTM trên thị trường liên ngân hàng, NHTW có thể sử dụng các công cụ để điều tiết tỷ giá, ổn định lượng tiền lưu thông trong nước nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, NHTW đều can thiệp vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với mức độ khác nhau phụ thuộc vào loại hình kinh tế, mức độ thị trường, chế độ tỷ giá áp dụng và thái độ của chính phủ trong việc kiểm soát tỷ giá Trên thị trường nội tệ liên ngân hàng, NHTW can thiệp bằng cách thực hiện cho các ngân hàng thành viên vay bằng cách mua các giấy tờ có giá của các ngân hàng thành viên dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu nhằm làm tăng lượng tiền cung ứng hoặc làm giảm lượng tiền cung ứng bằng cách mua vốn của các thành viên thừa vốn dưới hình thức bán chứng từ có giá cho các thành viên này Như vậy, hoạt động phát triển nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng có thể được xem là công cụ để NHTW thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, khi cần điều tiết tỷ giá, điều tiết lãi suất thì thị trường LNH là nơi can thiệp có hiệu quả nhất. Hoạt động nguồn vốn trên LNH còn tạo điều kiện cho NHTW phát huy vai trò là người cho vay cuối cùng, khi ngân hàng thành viên có nguy cơ mất khả năng chi trả, nếu xét thấy cần thiết NHTW sẽ cho vay nhằm đảm bảo ổn định và an toàn cho hệ thống.
Căn cứ vào quy mô vốn khả dụng của hệ thống và lãi suất hình thành trên thị trường LNH mà NHTW có thể quyết định bơm hay rút tiền từ lưu thông về, thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ Vì vậy, thị trường liên ngân hàng là nơi cung cấp các thông tin phục vụ cho việc phân tích, dự báo và định hướng chính sách tiền tệ của NHTW, đồng thời cũng là nơi trực tiếp truyền tải các tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế một cách dễ dàng Như vậy, việc điều hành chính sách tiền tệ của NHTW phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các thông tin trên thị trường liên ngân hàng Một thị trường liên ngân hàng phát triển toàn diện và lành mạnh sẽ đưa ra những dấu hiệu, thông tin của thị trường một cách chính xác, giúp NHTW có thể đưa ra những chính sách hiệu quả và kịp thời
1.3.2 Các hoạt động huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng
1.3.2.1 Hoạt động huy động vốn nội tệ a) Hoạt động đi vay/ nhận tiền gửi (money market)
Các ngân hàng có thể đi vay dưới hình thức tiền gửi bằng cách ngân hàng cho vay gửi một khoản tiền vào ngân hàng đi vay, số dư trên tài khoản coi như số tiền mà ngân hàng gửi cho ngân hàng nhận gửi vay, hai bên lập hợp đồng tiền gửi để tiện theo dõi việc trả nợ khi hết hạn sử dụng tiền gửi Sử dụng tài khoản tiền gửi giữa các ngân hàng cũng được coi là hình thức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng Đối với giao dịch đi vay, hình thức vay tín chấp được ưa chuộng và sử dụng với khối lượng nhiều hơn cả trên thị trường LNH nhờ sự thuận tiện và linh hoạt của nó. Thực hiện theo các giao dịch này, các thành viên có vốn nhàn rỗi cần cho vay sẽ chào bán vốn (offer) bằng cách thông báo trên mạng viễn thông (hoặc qua người môi giới nếu có người môi giới) và người có nhu cầu vay vốn cũng thông báo trên mạng viễn thông (hoặc thông báo cho người môi giới) về nhu cầu vốn cần vay (bid) Sau đó là quá trình diễn ra sự ghép nối những thông tin về vay và cho vay giữa các ngân hàng, khi đã có sự ăn khớp về số lượng vốn, về thời hạn và lãi suất thì coi như đã thực hiện xong một khoản vay và cho vay Thủ tục vay không thế chấp rất đơn giản do không phải làm thủ tục về thế chấp đảm bảo vốn vay, thường được áp dụng với các khoản vay ngắn hạn như qua đêm, một vài ngày, dưới ba tháng, hoặc vay do nhu cầu thanh
29 toán giữa các NHTM trong quan hệ thanh toán bù trừ
Sở dĩ loại vay này được áp dụng phổ biến trong thanh toán bù trừ vì đã tham gia thanh toán bù trừ thì các thành viên phải mở tài khoản tại NHTW, quan hệ thanh toán, vay, trả đều được thực hiện thông qua tài khoản này Muốn vậy, các thành viên tham gia thanh toán cần phải có uy tín, để thành viên cho vay không đặt vấn đề về đảm bảo tiền vay Vay không thế chấp có ưu điểm là thực hiện các món vay nhanh, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn dể các ngân hàng thành viên hoạt động bình thường Tuy nhiên, để có thể vay tín chấp với nhau thì các NHTM phải cấp hạn mức tín chấp cho nhau, nghĩa là cấp một giới hạn giao dịch tối đa đối với khách hàng vay là NHTM tương ứng Đối với những ngân hàng không có hạn mức tín chấp hoặc hạn mức tín chấp không đáp ứng đủ khối lượng yêu cầu, NHTM có thể đi vay có thế chấp hoặc vay có tài sản đảm bảo, các loại chứng phiếu được dùng làm TSĐB rất phong phú và đa dạng như: Tín phiếu kho bạc, hối phiếu, hối phiếu có thể chuyển nhượng được, Các loại chứng phiếu làm đảm bảo vay liên ngân hàng phải đạt các tiêu chuẩn trong pháp luật:được tín nhiệm thanh toán thuộc sở hữu của ngân hàng xin vay Đối với tín phiếu kho bạc thường là được quản lý trên tài khoản tại NHTW, khi được ngân hàng cho vay đồng ý, người vay sẽ nhận được tiền vay khi thực hiện chuyển giao tín phiếu bằng cách chuyển khoản từ tài khoản của ngân hàng vay sang tài khoản ngân hàng cho vay b) Hoạt động huy động thông qua GTCG (fixed income)
Việc huy động thông qua GTCG có thể được thực hiện thông qua các nghiệp vụ phát hành GTCG, chiết khấu GTCG và hợp đồng mua lại
NHTM sẽ phát hành các GTCG để huy động vốn như chứng chỉ tiền gửi (CD) và trái phiếu trên thị trường LNH Các GTCG do NHTM phát hành có thanh khoản cao, và khả năng chuyển hoá dễ dàng và được sử dụng phổ biến trong các nghiệp vụ khác của giao dịch GTCG là chiết khấu và hợp đồng mua lại
Các ngân hàng tham gia thị trường liên ngân hàng có nhu cầu vay vốn, họ có thể sử dụng các GTCG ngắn hạn cho nghiệp vụ chiết khấu giữa các ngân hàng thông
30 qua việc mua, bán bằng cách chuyển quyền sở hữu các chứng từ này từ ngân hàng cho vay sang ngân hàng đi vay Nghiệp vụ mua đứt (outright) cho phép giải quyết quan hệ vay, trả giữa ngân hàng đi vay và ngân hàng cho vay trên thị trường thực hiện sòng phẳng và dứt điểm, chứng từ này là bằng chứng được ngân hàng cho vay dùng để đòi nợ ở một người nhận nợ khác đã được ghi nợ trên chứng từ đó Nghiệp vụ mua bán đứt là nghiệp vụ giao dịch phổ biến trên thị trường LNH, công cụ chủ yếu là thương phiếu (gồm hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu)
Hợp đồng mua lại (Repurchase Agreements, viết tắt là Repos hay RPs) là các món vay ngắn hạn (kỳ hạn thanh toán ngắn hơn 2 tuần), trong đó sử dụng tín phiếu kho bạc làm đảm bảo cho khoản vay, nhưng người vay cam kết sẽ mua lại tín phiếu theo giá cũ và cộng thêm một khoản lãi theo quy định, kỳ hạn của hợp đồng mua lại có thể được ấn định hoặc thoả thuận tự do, người đi vay và cho vay đều có thể kết thúc thoả thuận của hợp đồng c) Hoạt động giao dịch tiền tệ với NHTW