---***--- ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NHẰM TÀI TRỢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công tr
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-*** -
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NHẰM TÀI TRỢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
Trang 2-*** -
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NHẰM TÀI TRỢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào
Trang 3ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ ÁN viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH NGÂN HÀNG NHẰM TÀI TRỢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU 5
1.1 Khái quát chung về bảo lãnh ngân hàng nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 5
1.1.1 Định nghĩa bảo lãnh ngân hàng nhằm tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu 5
1.1.2 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu 7
1.1.3 Các hình thức bảo lãnh ngân hàng nhằm tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu 9
1.1.4 Cơ sở pháp lý về điều chỉnh BLNH nhằm tài trợ cho hoạt động XNK 10 1.2 Chức năng và vai trò của BLNH để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu
.14 1.2.1 Chức năng 14
1.2.2 Vai trò 16 1.3 Phát triển BLNH để tài trợ cho doanh nghiệp XNK 19 1.3.1 Đặc điểm bảo lãnh ngân hàng tài trợ cho DN XNK 19
iii
Trang 41.3.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng nhằm
tài trợ cho doanh nghiệp XNK 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH NHẰM TÀI TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN 22
2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc Dân 22
2.1.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Quốc Dân 22
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân 22
2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân trong lĩnh vực xuất nhập khẩu 28
2.2.1 Tình hình chung 28
2.2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP Quốc Dân (từ 2018-2023)
31
2.2.3 Một số trường hợp thực tế của hoạt động bảo lãnh ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân 36
2.2.4 Quy trình tác nghiệp của NCB đối với hoạt động bảo lãnh ngân hàng
.46 2.2.5 Đánh giá chung thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng để tài trợ cho các doanh nghiệp XNK tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân 46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NHẰM TÀI TRỢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN 57
3.1 Định hướng phát triển bảo lãnh ngân hàng nhằm tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Ngân hàng TMCP Quốc Dân 57
3.2 Các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân 58
iv
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế, quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại
Trang 5NCB 58
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống tài liệu chuyên sâu nâng cao năng lực nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế 62
3.2.3 Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý 62
3.2.4 Thúc đẩy công tác dịch vụ khách hàng 64
3.2.5 Hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực 65
3.2.6 Nâng cao đầu tư và đổi mới công nghệ 67
3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 67
3.3 Một số kiến nghị 68
3.3.1 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 68
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 72
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NCB Ngân hàng TMCP Quốc Dân ICC Phòng Thương mại quốc tế NHNN Ngân hàng Nhà nước TCTD Tổ chức Tín dụng TMCP Thương mại cổ phần XNK Xuất nhập khẩu ISP Quy tắc thực hành thư tín dụng dự phòng L/C Thư tín dụng SWIFT Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu TF Tài trợ thương mại URCB Quy tắc thống nhất về bảo chứng URCG Quy tắc thống nhất về bảo lãnh hợp đồng URDG Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân qua các năm 24
Bảng 2.2: Tình hình cho vay vốn của Ngân hàng TMCP Quốc Dân qua các năm 25
Trang 6Bảng 2.3: Thực trạng hoạt động bảo lãnh của một số Ngân hàng TMCP từ năm
2020-2023 28
Bảng 2.4: Tình hình doanh số các loại bảo lãnh của một số NHTM 29
Bảng 2.5: Doanh số bảo lãnh thanh toán tài trợ XNK giai đoạn 2020-2023 30
Bảng 2.6: Doanh số bảo lãnh thực hiện hợp đồng XNK giai đoạn 2020-2023 31
Bảng 2.7: Doanh số bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân qua các năm 2020-2023 32
Bảng 2.8: Cơ cấu các loại hình bảo lãnh 33
Bảng 2.9: Doanh số thanh toán XNK của Ngân hàng TMCP Quốc Dân từ 2020-2023
35 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Điều khoản bảo lãnh thanh toán trả sau giữa ngân hàng TMCP Quốc Dân và công ty X 37 Hình 2.2: Thư lên điện Swift bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước tại NCB 38 Hình 2.3: Thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước cho công ty TNHH Piaggio Việt Nam được phát hành bởi NCB 42 Hình 2.4: Một số điều khoản khác được quy định trong hợp đồng bảo lãnh được phát hành tại NCB 45
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Quốc Dân 26
viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ ÁN
Tên đề tài: “Phát triển hoạt động bảo lãnh nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Quốc Dân”
Họ và tên học viên: Vương Thị Nguyệt Linh
Người hướng dẫn: PGS TS Đặng Thị Nhàn
1 Mục tiêu
Mục tiêu chung: Mục tiêu của đề tài nghiên cứu để tìm ra giải pháp Phát triển
Trang 7hoạt động bảo lãnh nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp XNK tại ngân hàng TMCP QuốcDân
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu tổng quát, đề án tập trung vào giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
- Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề mang tính lý luận về phát triển hoạt độngbảo lãnh ngân hàng nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp XNK - Phân tích, đánh giá thựctrạng phát triển hoạt động bảo lãnh tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân trong thời gian qua, qua đó đánh giá những kết quả đạt được và các hạn chế còn tồn tại, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của hoạt động này tại NH TMCP Quốc dân - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
trong thời gian tới 2 Nội dung chính
Kết cấu đề án bao gồm 3 phần với nội dung chính như sau: Trong chương 1, tác giả đã
xây dựng khung lý thuyết tổng quan và cho thấy dịch vụ bảo lãnh tài trợ cho doanh nghiệp XNK là một phương thức tài trợ thương mại có nhiều ưu điểm và đang trở nên được ưa chuộng đối với cộng đồng doanh nghiệp XNK trên thế giới và tại Việt Nam Trong chương 2, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh nhằm tàitrợ cho doanh nghiệp XNK tại các NHTM nói chung và tại NCB nói riêng Từ đó chỉ racác hạn chế còn tồn tại và đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại đó Đây là cơ
sở để tác giả đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh nhằm tài trợ cho cácdoanh nghiệp XNK tại NCB trong chương 3
ix Dựa trên cơ sở những phân tích và đánh giá về thực trạng hoạt động bảo lãnh tài trợcho doanh nghiệp XNK tại NCB, Chương 3 đã đưa ra các định hướng phát triển đối vớihoạt động này tại NCB, bao gồm: Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế, quy trìnhnghiệp vụ bảo lãnh tại NCB; Hoàn thiện hệ thống tài liệu chuyên sâu nhằm nâng caonăng lực nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế; Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý; Thúc đẩycông tác dịch vụ khách hàng; Kiện toàn công tác nguồn nhân lực; Nâng cao đầu tư vàđổi mới công nghệ; và Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát Bên cạnh đó, tác giảcòn đưa ra một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp XNK cũng như đối với NHNN
3 Kết luận – khuyến nghị
Thông qua những phân tích, tác giả đưa ra được những giải pháp trọng điểm để phát
triển dịch vụ bảo lãnh thanh toán tài trợ cho doanh nghiệp XNK tại NCB Trong đề ánnày, tác giả đã nêu khái quát về bảo lãnh thanh toán nói chung, và bảo lãnh thanh toántài trợ cho doanh nghiệp XNK nói riêng, cũng như gắn kết với định nghĩa hoạt động
Trang 8phát triển bảo lãnh thanh toán tài trợ cho doanh nghiệp XNK tại NCB
Trên cơ sở những phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động bảo lãnh thanh toán tàitrợ cho doanh nghiệp XNK tại NCB, tác giả đã đưa ra được các yêu cầu đối với việchoàn thiện hệ thống văn bảo quy định có liên quan, đảm bảo nguyên tắc thống nhấtcũng như đảm bảo tính minh bạch, ổn định cho các bên liên quan làm cơ sở áp dụng.Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với bản thân các doanh nghiệpXNK, nhằm nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán quốc tế,phòng ngừa tối đa các rủi ro có thể xảy ra Từ đó, hệ thống hoá cơ sở lý luận về bảolãnh ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu: khái niệm, đặc điểm, vai trò, chứcnăng, sự phát triển của BLTT trong tài trợ cho doanh nghiệp XNK; Bên cạnh đó, nhìnnhận thực trạng hoạt động BLTT của NCB, đánh giá sự phát triển, thành công, các hạnchế còn tồn tại và nguyên nhân; Thêm vào đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triểnhoạt động BLTT, giải pháp cho ngân hàng và kiến nghị cho doanh nghiệp XNK, cũngnhư NHNN VN Với mục tiêu góp phần phát triển hoạt động bảo lãnh của Ngân hàngTMCP Quốc Dân, hỗ trợ doanh nghiệp XNK trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
1
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ xung đột chính trị, áp lực lạm phát kéo dài, lan rộng cùng với suy giảm kinh tế ở Trung Quốc, những biến động này tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngànhngân hàng nói riêng Chính sách tiền tệ ngày càng được thắt chặt khi giá năng lượng, nguyên liệu và lương thực tăng cao chưa từng có, vì thế để đối phó với các tác động tiêu cực từ những biến động toàn cầu như hiện nay và giảm thiểu rủi ro đến từ phía các nhóm khách hàng, các ngân hàng thương mại buộc phải tăng cường kiểm soát đối với các quyết định cấp tín dụng – hoạt động đem lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng Trong bối cảnh đó, để duy trì được tăng trưởng, Việt Nam cần tiếp tục kiên trì các biện pháp nhằm đảm bảo lợi nhuận đó là: tăng cường đẩy mạnh mảng thu phí dịch vụ - nguồn phí ổn định, an toàn cho ngân hàng, và nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán là một trong số đó
Thời gian gần đây nền kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu tích cực, từng bướcphục hồi, các hoạt động trao đổi hàng hóa thương mại, dịch vụ, cũng như các giao dịchxuất nhập khẩu (XNK) ngày càng gia tăng, thị trường giao thương quốc tế ngày một mởrộng Tuy vậy song song với đó thì mỗi hợp đồng XNK sẽ có tiềm ẩn các rủi ro, đặcbiệt là rủi ro tài chính Một phần nguyên nhân là do việc thực hiện hợp đồng của doanh
Trang 9nghiệp nói chung hay doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng luôn đóng một vai trò rất
quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp đó.Trước những rủi ro có thể xảy ra thì bảo lãnh ngân hàng (BLNH) được coi là một trongnhững công cụ phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp XNK Trong suốtnhiều thập kỷ qua, BLNH được áp dụng như một sản phẩm dịch vụ chính của các ngânhàng, trong đó có cả ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) Tại NCB, trong hoạt độngxuất nhập khẩu có các dịch vụ điển hình như cho vay xuất nhập khẩu truyền thống, haycác hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế có vai trò rất lớn góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động cho ngân hàng, trong đó hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu là một nhân tốkhông thể không kể đến Dịch vụ bảo lãnh cũng như bảo lãnh xuất nhập khẩu còn chưa
được biết đến rộng rãi và quan tâm đúng mực
2 như một số loại hình tài trợ thương mại khác, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều mặt hạn chế
Do đó, bảo lãnh ngân hàng nhằm tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu cần phảiđược biết đến rộng rãi và phát triển không những về số lượng mà cả về chất lượng, đểkhông chỉ giúp tăng doanh thu phí dịch vụ ngân hàng, góp phần quảng bá rộng rãithương hiệu của Ngân hàng TMCP Quốc Dân, mà còn hỗ trợ hiệu quả cho các doanhnghiệp nước ta trên thị trường xuất nhập khẩu
Xuất phát từ những vấn đề trên, đồng thời nhận thấy triển vọng và cơ hội mà hoạt động BLNH có thể mang lại cho NCB nói chung và cho các doanh nghiệp XNK nước ta nói riêng trong điều kiện kinh tế đang trên đà phục hồi và phát triển, tác giả
quyết định thực hiện đề tài “Phát triển hoạt động bảo lãnh nhằm tài trợ cho các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Quốc Dân” 2 Bối cảnh thực
hiện
Trong bối cản những năm gần đây nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các biến động phức tạp trên toàn cầu, đồng thời ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường tài chính, đặc biệt là ngành ngân hàng
Nhận thức được điều ngày, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đã chủ độngđẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là sản phẩm bảo lãnh thanhtoán tài trợ xuất nhập khẩu, giúp khách hàng bảo vệ bản thân trước những rủi rotiềm ẩn từ nền kinh tế và đồng thời gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng Nhờ những bước tiến trong lĩnh vực này, NCB khẳng định vị thế trên thị trường tàichính Việt Nam và biến sản phẩm bảo lãnh thanh toán thành trụ cột quan trọng
Trang 10trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Với tiềm năng to lớn, dịch vụ bảo lãnh thanh toán tài trợ xuất nhập khẩu hứa hẹn đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của NCB trong tương lai Do đó, việc
nghiên cứu và phân tích dịch vụ này một cách chi tiết là vô cùng cần thiết 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu để tìm ra giải pháp Phát triển hoạt động bảo lãnhnhằm tài trợ cho các doanh nghiệp XNK tại ngân hàng TMCP Quốc Dân
3
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu tổng quát, đề án tập trung vào giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
- Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề mang tính lý luận về phát triển hoạt độngbảo lãnh ngân hàng nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp XNK - Phân tích, đánh giá thựctrạng phát triển hoạt động bảo lãnh tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân trong thời gian qua, qua đó đánh giá những kết quả đạt được và các hạn chế còn tồn tại, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của hoạt động này tại NH TMCP Quốc dân - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
trong thời gian tới 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề án là hoạt động bảo lãnh tài trợ cho doanh nghiệp
xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Sử dụng số liệu dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tài
trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Ngân hàng TMCP Quốc Dân từ năm 2018 đến năm 2023
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề án sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp nhiều phương pháp:
Trang 11+ Khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân;
+ Thống kê mô tả: Phân tích dữ liệu, đánh giá các tiêu chí nghiên cứu;
+ So sánh, phân tích và tổng hợp: Đánh giá sự phát triển hoạt động bảo lãnh theo thời gian và không gian, tìm kiếm nguyên nhân và hạn chế
- Phân tích và đánh giá sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng đối vớihoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân, từ đó đưa ra nhữngkết quả đạt được, và nhìn nhận những mặt còn hạn chế cũng như tìm ra nguyên nhântồn tại
- Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
7 Kết cấu đề tài
Ngoài các phần được quy định như: Mục lục; Danh mục các ký hiệu chữ viếttắt; Danh mục bảng biểu và hình; Mở đầu; Kết luận, kết cấu của đề án bao gồm 3chương, như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển bảo lãnh ngân hàng nhằm tài trợ cho hoạt động
xuất nhập khẩu;
Chương 2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh nhằm tài trợ cho doanh nghiệp xuất nhập
khẩu tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân;
Chương 3 Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Trang 125
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH NGÂN HÀNG NHẰM TÀI TRỢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU
1.1 Khái quát chung về bảo lãnh ngân hàng nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
1.1.1 Định nghĩa bảo lãnh ngân hàng nhằm tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu
Bảo lãnh ngân hàng (BLNH) nhằm tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện bằng một số hình thức bảo lãnh như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh gián tiếp, bảo lãnh trực tiếp, … Có thể nói rằng những nghiên cứu, lý luận riêng biệt về BLNH để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu có thể tham khảo từ
lý luận về hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Theo quy định về BLNH 2022 tại chương I Điều 3, Thông tư 11/2022/TT
NHNN thì “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh là tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc
sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận
đã ký.”
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm về BLNH để tài trợ cho hoạtđộng xuất nhập khẩu, vì vậy dựa trên tinh thần của Thông tư 11/2022, trong đề án này
có thể hiểu: “Bảo lãnh ngân hàng cho hoạt động XNK là một hoạt động có tính dịch vụ
do ngân hàng, TCTD thực hiện nhằm cấp tín dụng cho khách hàng là các doanh nghiệpxuất khẩu và nhập khẩu, theo đó ngân hàng, TCTD cam kết đảm bảo nghĩa vụ tài chínhphát sinh của khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng xuất nhập khẩu”
Hiện nay, sự xuất hiện của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước ngày càngnhiều, cùng với đó là xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu đã tạo ra áp lực cạnh tranh gaygắt giữa các chủ thể kinh doanh Trong bối cảnh đó thì các doanh nghiệp XNK càng gặp
nhiều khó khăn hơn trong sự cạnh tranh khi phải đối mặt với không chỉ các
6 doanh nghiệp trong nước, mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài, để củng
Trang 13cố vị thế của mình trên trường quốc tế
Để làm được điều này, các doanh nghiệp xuất khẩu cần đưa ra các ưu đãi cạnhtranh và hấp dẫn nhất để thu hút khách hàng, nhất là cải tiến chất lượng sản phẩm Vàthời hạn thanh toán được coi là một trong những yếu tố được người mua rất quan tâm.Nhưng trên thực tế, các nhà xuất khẩu thường không có sẵn khối lượng vốn lớn để phục vụ mua nguyên liệu cũng như chế biến hàng hóa, do nguồn vốn này thường đượcxoay vòng cho các hoạt động thiết yếu của doanh nghiệp Vì lẽ đó, họ luôn muốnnhanh chóng thu hồi vốn để có thể luân chuyển vốn phục vụ việc kinh doanh Về phíacác nhà nhập khẩu thì công cụ bảo lãnh là yếu tốt giúp nâng cao uy tín cho doanhnghiệp, và tạo nguồn vốn ổn định để không bỏ lỡ các cơ hội tốt trên thị trường
Rủi ro luôn luôn tồn tại song song trong hoạt động kinh doanh XNK Ngoài cácrủi ro phổ biến chung thì còn rủi ro tiềm ẩn xảy ra do khoảng cách địa lý dẫn đến nguy
cơ ảnh hưởng đến chất lượng hàng, gây mất hàng, chậm giao hàng nên dẫn tới thời gianthực hiện hợp đồng kéo dài; rủi ro biến động tỷ giá; hay như việc bất đồng ngôn ngữcũng như tập quán kinh doanh, sự khác nhau về pháp luật giữa các nước khác nhaucũng dẫn tới rủi ro vi phạm hợp đồng Trong các trường hợp đó doanh nghiệp cần sửdụng một số công cụ hỗ trợ kiểm soát như bảo lãnh hối phiếu hoặc tín dụng chứng từ
để hạn chế rủi ro đến từ việc không thanh toán
Mặc dù hoạt động XNK chứa ẩn nhiều rủi ro nhưng đây là lĩnh vực góp phầnlớn giúp tăng dự trữ ngoại tệ, giúp nước ta khẳng định vị thế trên trường quốc tế nênhoạt động xuất nhập khẩu luôn được Nhà nước quan tâm và chú trọng đẩy mạnh Bêncạnh đó, khi tốc độ bão hòa của thị trường trong nước đang dần tăng lên, làm gia tăng
sự cạnh tranh, thì thị trường quốc tế sẽ là một mảnh đất màu mỡ, với vô vàn các cơ hộikinh doanh cùng tỷ suất lợi nhuận cao Hiện nay các ngân hàng thương mại cũng nhưcác tổ chức tín dụng đã hạn chế rủi ro phát sinh trong việc không thực hiện hợp đồngbằng việc phát hành bảo lãnh độc lập và thư tín dụng dự phòng
Từ những thực tiễn đó, BLNH được ra đời để tài trợ cho hoạt động XNK, và ngày một khẳng định được tầm quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia
7
Dự trên định nghĩa “phát triển” được nêu trong từ điển tiếng Việt “phát triển là
sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật” có thể hiểu phát triển bảo lãnh ngân hàng tài trợ
cho doanh nghiệp XNK là hoạt động nâng cao dịch vụ hoạt động bảo thanh toán xuất
Trang 14nhập khẩu tại ngân hàng hay TCTD nhằm nâng cao doanh thu phí dịch vụ cho ngânhàng, TCTD cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp XNK nâng cao và cải thiện hoạtđộng kinh doanh của mình
1.1.2 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu Từ
những lý luận nêu trên, có thể hiểu, BLNH là sự cam kết đảm bảo việc thực hiện nghĩa
vụ thanh toán của một tổ chức tín dụng với bên thụ hưởng (doanh nghiệp XNK) về trong trường hợp bên được bảo lãnh (doanh nghiệp XNK của Việt Nam) không thực hiện nghĩa vụ của mình
*BLNH tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu là một hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
BLNH là cam kết một bên từ khi ngân hàng phát hành thông báo cam kết thanhtoán cho bên thụ hưởng thì việc BLNH có hiệu lực ràng buộc Nội dung bảo lãnh gồmnhững điều khoản liên quan tới cam kết bảo lãnh giữa ngân hàng và chủ thể trong hợpđồng ngoại thương Trong trường hợp này, sự đồng ý của bên thụ hưởng có hay không
là không cần thiết
*BLNH tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu mang tính độc lập: BLNH để tài trợ cho
hoạt động xuất nhập khẩu được coi là độc lập hoàn toàn với hợp đồng ngoại thương Hợp đồng ngoại thương được ký kết bởi bên được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, ở đây là bên người nhập khẩu và bên xuất khẩu Mục đích bảo lãnh là đảm bảo quyền lợi cho bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh sẽ nhận về một khoản tiền bồi thường tổn thất do bên được bảo lãnh gây ra Đền bù tổn thất không phụ thuộc vào hợp đồng mua bán phát sinh ban đầu mà phụ thuộc vào các điều khoản quy định trong cam kết bảo
lãnh do ngân hàng phát hành *BLNH tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu là một giao
dịch xác lập trên chứng từ và thực hiện trên chứng từ:
BLNH để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu mang tính chất không hủyngang Sau khi cam kết bảo lãnh được phát hành, bên bảo lãnh nếu không có sự chấpthuận của bên nhận bảo lãnh thì sẽ không được đơn phương hủy bỏ cam kết bảo lãnh.Bên nhận bảo lãnh có thể xuất trình chứng từ cần thiết từ khi bảo lãnh được phát hành,
Trang 15hoặc ngay lúc nhận được bảo lãnh
*Các chủ thể tham gia bảo lãnh ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp XNK Các chủ thể
tham gia trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao gồm: Bên bảo lãnh (các tổ chức tín dụng), Bên yêu cầu bảo lãnh (doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước) và Bên thụ hưởng (doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ngoài) Do bảo lãnh ngân hàng mang tính rủi ro cao, bởi vậy hoạt động bảo lãnh phải được thực hiện bởi các chủ thể uy tín, chuyên nghiệp và có điều kiện về vốn, ở đây là các tổ chức tín dụng
*Bảo lãnh ngân hàng là một hành vi thương mại:
Hoạt động bảo lãnh là hoạt động vừa do chính tổ chức tín dụng thực hiện trênthị trường nhằm mục tiêu thu phí lợi nhuận, vừa có tính chất là một nghề nghiệp kinhdoanh của chính TCTD đó nên hoạt động này mang tính chất thương mại Với tính chấtthương mại kéo theo hoạt động bảo lãnh phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơquan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Theo tác giả Đinh Xuân Trình, (2006) thì trong giao dịch bảo BLNH sẽ phátsinh hai loại hợp đồng là hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh (hoặc camkết bảo lãnh) Về bản chất, trên cơ sở pháp lý giữa các chủ thể thì giữa cam kết bảolãnh và hợp đồng dịch vụ bảo lãnh có sự độc lập về quyền và nghĩa vụ, tuy nhiên hailoại hợp đồng này có một mối quan hệ nhân quả
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam sử dụng các loại BLNH khác nhau tùy theo mục đích:
có lợi cho cả hai bên trong giao dịch lần đầu
Doanh nghiệp nhập khẩu thường sử dụng các loại bảo lãnh ngân hàng sau: + Bảolãnh dự thầu: đảm bảo doanh nghiệp nhập khẩu không bị mất tiền đặt cọc nếu không trúng thầu
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: đảm bảo doanh nghiệp nhập khẩu nhận được
Trang 16“Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín dụng, trong đó TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài là bên bảo lãnh, cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thaymặt bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với người nhận bảo lãnh, khi họkhông thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết;
10
Bảo lãnh đối ứng: là một hình thức BLNH trong đó người bảo lãnh đối ứng cam
kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận
nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng theo đúng hợp đồng đã ký kết;
Xác nhận bảo lãnh: là một loại BLNH, bên xác nhận bảo lãnh cam kết rằng bên
bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ của mình với bên nhận bảo lãnh Họ sẽ thực hiệnnghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thựchiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; bên bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả
cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận đã ký;
Đồng bảo lãnh: là loại hình cho vay hợp vốn được ít nhất 2 tổ chức tín dụng, chi
nhánh nước ngoài cùng thực hiện bảo lãnh; hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài và tổ chức tín dụng ở nước ngoài cùng thực hiện bảo lãnh …”
BLNH để tài trợ cho các doanh nghiệp XNK bao gồm bảo lãnh thanh toán trong hợp đồng ngoại thương và bảo lãnh thực hiện hợp đồng ngoại thương, cụ thể như sau:
Bảo lãnh thanh toán trong hợp đồng ngoại thương (Payment Guarantee): bên
bảo lãnh cam kết thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong
Trang 17trường hợp vi phạm cam kết với nghĩa vụ thanh toán được quy định trong hợp đồng;
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Guarantee): Bên bảo lãnh cam kết
thực hiện thay nghĩa vụ tài chính cho bên nhận bảo lãnh nếu việc vi phạm hợp đồngngoại thương dẫn đến việc phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh
Nhìn chung, về bản chất hai loại bảo lãnh trên về cơ bản có thể coi là giốngnhau vì cả hai loại bảo lãnh này đều có nguồn gốc từ hợp đồng ngoại thương Nếu bênđược bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình, bao gồmnghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ giao hàng, … thì ngân hàng sẽ thay cho bên được bảolãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính
1.1.4 Cơ sở pháp lý về điều chỉnh BLNH nhằm tài trợ cho hoạt động XNK
1.1.4.1 Các quy tắc về bảo lãnh của ICC
*Những quy tắc về bảo lãnh của ICC
11
Với sự ra tăng nhanh chóng các giao dịch BLNH, trong nghiệp vụ TMQT, nhucầu cấp thiết là phải tạo ra một quy chuẩn pháp lý cho hình thức đảm bảo này Trongbối cảnh này, ICC đã có những đóng góp quan trọng trong việc ban hành các quy tắcnhư URCG 325, URCB, ISP 98, URDG 458 và URDG 758 Tất cả các quy tắc này đềukhông có tính ràng buộc đối với việc thực thi và được áp dụng đồng thời
- Quy tắc thống nhất về bảo lãnh thực hiện hợp đồng – URCG 325, 1978 + Mục đích: Đảm bảo công bằng, hạn chế tranh chấp giữa các bên tham gia trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng (BLNH)
+ Hạn chế: Yêu cầu người thụ hưởng xuất trình văn bản chấp nhận đòi tiền vàminh chứng vi phạm của người được bảo lãnh (quyết định trọng tài, phán quyết tòaán); và ít được sử dụng
+ Kỳ vọng: Trở thành quy chuẩn cho BLNH; Thúc đẩy giao dịch thương mại quốc tế và tài chính toàn cầu
+ Quy định về chứng từ: Theo quy định trong thư bảo lãnh hoặc URCG (Điều 8); Trường hợp thư bảo lãnh không nêu rõ:
+ Yêu cầu văn bản đòi tiền (Điều 9)
“b Quyết định của trọng tài hoặc phán quyết của tòa án hoặc văn bản chấp nhậnyêu cầu thanh toán của bên được bảo lãnh.”
Mặc dù các quy định đã được ban hành để ngăn chặn hành vi gian lận của ngườinhận bảo lãnh, nhưng những quy định này chủ yếu bảo vệ lợi ích của người được bảolãnh và dẫn đến việc bảo lãnh mất đi tính độc lập Nếu bên thụ hưởng muốn nhận được
Trang 18tiền bảo lãnh thì phải thông qua tòa án hoặc trọng tài Vì thế, URCG đã làm cho BLNHchưa bảo đảm được sự công bằng về quyền và nghĩa vụ giữa bên
được bảo lãnh và bên thụ hưởng
- Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu – URDG 458, 1992 Bản quy tắc này quy
định cụ thể về vấn đề điều chỉnh các hoạt động BLNH Nó đã duy trì được các mặt tốtcủa URCG, và đảm bảo tính độc lập của BLNH Giao dịch bảo lãnh được các ngânhàng ủng hộ mạnh mẽ vì dựa trên cơ sở chứng từ đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích của
bên thụ hưởng và bên được bảo lãnh; Theo đó, bên
12
thụ hưởng dễ dàng nhận được khoản tiền bồi thường và bên được bảo lãnh hạn chế tối
đa rủi ro khi yêu cầu bồi thường Một số điểm tích cực của URDG như sau: + Một là,
có sự độc lập giữa bảo lãnh và hợp đồng cơ sở;
+ Hai là, mối quan hệ giữa bên được bảo lãnh và ngân hàng phát hành độc lập với nhau;
+ Ba là, xuất trình giấy tờ chứng minh đáp ứng được yêu cầu của bảo lãnh thì yêu cầu thanh toán sẽ được thực hiện
+ Bốn là, ngân hàng phát hành bảo lãnh chỉ có trách nhiệm kiểm tra tổng quan của chứng từ
Hơn nữa, URDG mô tả một số nguyên tắc, bao gồm mối quan hệ của các bêntham gia vào bảo lãnh đối ứng (BLĐƯ), các giao dịch BLĐƯ, sự độc lập của bảo lãnhchính và BLĐƯ, và một số nguyên tắc như “luật áp dụng”, “gia hạn hoặc thanh toán”
… Ngược lại, có nhiều ý kiến đánh giá URDG 458 chưa đảm bảo được quyền lợi chobên được bảo lãnh
- Quy tắc thống nhất về bảo chứng – URCB, 1993
URCB được ban hành với mục đích nhằm xây dựng hành lang pháp lý choBLNH đối với các mảng xây dựng, công nghiệp và bảo hiểm Sự xuất hiện của URCBchỉ muộn hơn so với URDG 458 rất ít, tuy nhiên nó lại có tính chất đặc trưng riêng,khác hẳn so với URDG
Theo URCB, nếu người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng cơ sở thì người bảolãnh có thể thực hiện hợp đồng đó thay người được bảo lãnh thay vì bồi thường thiệthại tài chính cho người thụ hưởng Tuy nhiên, URCB vẫn còn nhiều mặt hạn chế nhưngôn ngữ và cấu trúc của bảo lãnh lạc hậu, các điều khoản không rõ ràng khiến ngânhàng và doanh nghiệp khó hiểu
Trên thực tế, cả URDG và URCB đều được sử dụng phổ biến trong các giao dịch bảo
Trang 19lãnh Trong khi URDG phần lớn được sử dụng trong các giao dịch BLNH cho cácmảng như tài chính, thương mại, vận tải, … Thì URCB thường được áp sử dụng cho cácmảng xây dựng, bảo hiểm, …Nhưng điểm khác biệt này không phải là tuyệt đối, vì việc
áp dụng bộ quy tắc nào còn tùy vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như
13
mối quan hệ của các đối tác trong hợp đồng cơ sở hay ngân hàng phát hành tại mỗi giaodịch
- Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu – URDG 758, 2010 URDG 758 là
phiên bản sửa đổi đầu tiên của URDG 458 ban đầu sau 18 năm kể từ khi có hiệu lực URDG 758 được các ngân hàng, người dùng và tất cả các thành viên của hội đồng bảo lãnh chấp nhận rộng rãi và được nhìn nhận là bộ quy tắc rõ ràng, chính xác và toàn diệnhơn Đảm bảo lợi ích của tất cả các bên URDG 758 cho phép tất cả các bên liên quan đến giao dịch bảo đảm được hưởng lợi từ những lợi ích mà khuôn khổ mới này mang lại:
1 Bộ quy tắc mới khắc phục được tình trạng không công cho bên thụ hưởng nếu như ngày chấm dứt hiệu lực của bảo lãnh rơi vào ngày mà sự kiện bất khả kháng khiến cho hoạt động kinh doanh của bên bảo lãnh bị gián đoạn
2 Tính độc lập trong vai trò của bên bảo lãnh được thể hiện thông qua những từ ngữmạnh mẽ và rõ ràng hơn, đặc biệt là ngôn ngữ chứng từ Văn bản này mongmuốn bên bảo lãnh sẽ hành động cẩn thận hơn Chẳng hạn, bên bảo lãnh chỉ cóthể từ chối yêu cầu bồi thường bằng cách gửi thông báo từ chối cho biết tất cảhoạt động gian lận không hợp lệ trong vòng năm (05) ngày làm việc của ngânhàng; nếu không bên bảo lãnh sẽ mất quyền từ chối yêu cầu bồi thường
và buộc phải thanh toán bảo lãnh
1.1.4.2 Luật và tập quán giao dịch bảo lãnh tại các quốc gia
Các giao dịch bảo lãnh phải tuân theo thông lệ quốc tế, bao gồm các quy định
do ICC và hệ thống pháp luật quốc gia ban hành Các quy tắc của ICC dựa trên thông lệquốc tế và không bắt buộc Tuy nhiên, nếu được đề cập trong nhiều hợp đồng hoặc camkết bảo hành, chúng có thể chi phối mối quan hệ trong giao dịch bảo lãnh Luật này cóhiệu lực thi hành khi việc thực thi nó không phù hợp với luật hiện hành Ngoài ra, cáctập quán và luật thương mại của mỗi quốc gia áp dụng cho các giao dịch được đảm bảocũng như luật pháp quốc gia liên quan đến các giao dịch được bảo đảm ở các quốc giakhác sẽ được áp dụng
Một số luật quốc gia về Bảo lãnh của nước mà Việt Nam có quan hệ XNK có sử
Trang 20dụng đến bảo lãnh thanh toán, ví dụ như Trung Quốc có: Luật Tài sản của Cộng
14
hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2007 (Property Law of the People's Republic of China); luật Bảo lãnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1995 (Guarantee Law of the
People's Republic of China) và Quy định của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quản
lý ngoại hối (Regulations of the People's Republic of China on Foreign Exchange
Administration) được ban hành bởi Nghị định số 193 của Hội đồng Nhà nước Cộng hóa
Nhân dân Trung Hoa ngày 29 tháng 1 năm 1996, sửa đổi theo Quyết định của Hội đồngnhà nước về việc sửa đổi Quy định của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Kiểm soátNgoại hối vào ngày 14 tháng 1 năm 1997, và được sửa đổi và thông qua tại cuộc họpĐiều hành 20 của Hội đồng Nhà nước vào ngày 1 tháng 8 năm 2008, được ban hànhbởi Nghị định số 532 của Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày
5 tháng 8 năm 2008, và có hiệu lực kể từ ngày ban hành, …; hay tại Singapore có: Dựluật dịch vụ thanh toán Singapore năm 2020, luật Cơ quan và quản lý tiền tệ Singapore,luật phương tiện vận tải (rủi ro và bồi thường đối với bên thứ 3), …
1.2 Chức năng và vai trò của BLNH để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu
1.2.1 Chức năng
– Góp phần đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của BLNH là bảo đảm công bằng Bảo lãnh cung cấp sự bảo đảm về tài chính cho bên thụ hưởng, tức là bên mua hoặc bên bán, trong trường hợp thiệt hại kinh tế do bên được bảo lãnh vi phạm quyền và nghĩa vụ
Sẽ phát sinh tranh chấp nếu có vi phạm xảy ra, bên vi phạm không thực hiệnđúng hoặc cố tính trốn tránh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của mình, gây khó khăn choviệc thu hồi tiền của bên còn lại, dẫn tới xảy ra tranh chấp Khi đó, bảo lãnh chính làcông cụ đảm bảo tính công bằng, đảm bảo bên được bảo lãnh phải thực hiện đúng và
đủ nghĩa vụ bồi thường tài chính của mình đối với bên thụ hưởng
– Thứ hai, bảo lãnh tạo động lực cho bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa của mình
Trong nghiệp vụ BLNH, ngân hàng phát hành là bên thứ ba, có vai trò bảo đảm cho bên bảo lãnh thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp
15 đồng cơ sở Bên được bảo lãnh có trách nhiệm: hoàn trả khoản vay, phí bảo lãnh, mọi khoản bồi thường và lãi suất phát sinh, cũng như nghĩa vụ được thực hiện hợp đồng
Trang 21Nếu bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng trong thời hạn hiệu lực bảo lãnh, thì bên thụ hưởng hoàn toàn có quyền yêu cầu ngân hàng phát hành đứng ra đảm nhận việc thanh toán bảo lãnh Vì vậy, áp lực thanh toán tiền bảo lãnh do bên được bảo lãnh phải chịu trách nhiệm Hơn nữa, phạm vi của thư bảo lãnh và hình phạt theo hợp đồng tỉ lệ thuận với nhau Vì vậy bên được bảo lãnh phải thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng
Đặc biệt trong trường hợp bảo lãnh không có bảo đảm, không chỉ bên bảo lãnh
mà cả ngân hàng phát hành cũng chịu áp lực phải thực hiện hợp đồng TCTD phát hànhchắc chắn không muốn thay bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà không cótài sản thế chấp Vì vậy, để hỗ trợ bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thì ngân hàngphát hành có thể gây áp lực, hoặc hỗ trợ tư vấn trong quá trình thực hiện hợp đồng
– Ba là bảo lãnh là phương tiện tài trợ, đặc biệt trong hoạt động TMQT TCTD phát hành bảo đảm thanh toán ngay khi nhận được yêu cầu thanh toán cho bên thụ hưởng với tuyên bố bên được bảo lãnh đã vi phạm hơp đồng Nghĩa vụ mang lại lợi ích cho bên thụ hưởng sự an tâm và tin cậy khi thực hiện giao dịch, tránh việc thực hiện không chính xác hoặc không đầy đủ, dẫn đến tổn hại tài chính đáng kể
Nghĩa vụ bảo lãnh có tính ràng buộc đối với các bên tham gia hợp đồng, củng
cố niềm tin giữa các bên, khắc phục các vấn đề không lường trước được phát sinh trong giao dịch ngoại thương, góp phần vận hành trơn tru các nền kinh tế Vì vậy, nó là một công cụ tài trợ gián tiếp
– Ngoài ra, bảo lãnh còn đi kèm tính năng bồi hoàn
Ngân hàng phát hành sẽ chịu trách nhiệm hoàn trả cho bên thụ hưởng mọi tổnthất do bên bảo lãnh gây ra khi từ chối thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình Tuynhiên, có những tổn thất không thể khắc phục hay đền bù Do vậy, sứ mệnh chính củaBLNH vẫn là hỗ trợ bên được bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng của họ
16
1.2.2 Vai trò
* Phòng ngừa rủi ro tài chính cho doanh nghiệp XNK Việt Nam
Trong bất kỳ loại hình kinh doanh nào, doanh nghiệp đều phải đối mặt với rủi rotài chính Do hoạt động thương mại của các công ty XNK bị ảnh hưởng bởi các yếu tốtrong và ngoài nước, nên rủi ro mà các công ty có thể gặp phải là rất lớn Những rủi ronày còn ảnh hưởng đến an ninh tài chính của quốc gia nơi mà các công ty XNK đặt trụ
sở Nguyên nhân chính gây ra RRTC trong môi trường kinh doanh XNK của các DN:
– Nguyên nhân nằm ở khâu đầu tư và quản lý đầu tư: xảy ra khi một công ty
Trang 22đầu tư thua lỗ; hệ thống quản lý chưa đầy đủ, hoặc nguồn nhân lực dư thừa nhưng hiệu quả tài chính thấp; làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty;
– Vấn đề pháp lý: Nếu một công ty tham gia vào hoạt động gian lận như kê khai
tài sản, lạm phát sai lệch vì mục đích tín dụng, làm sai dữ liệu tài chính hoặc khai saithuế, …;
– Từ quá trình ký kết hợp đồng: Hiểu sai các điều khoản trong hợp đồng thương
mại dẫn đến sai sót;
– Nguyên nhân đến từ thất thoát: Khi nhân viên nội bộ biển thủ công quỹ, có hành vi lừa đảo gây thất thoát tài sản công ty theo nhiều cách khác nhau; – Nguyên
nhân vướng mắc về tín dụng: Không đáp ứng được các yêu cầu tín dụng của hầu hết
các TCTD, dẫn đến không có khả năng huy động vốn và thiếu vốn – Nguyên nhân đến
từ mua hàng: Xảy ra khi nhà cung cấp giao hàng không đúng, đầy đủ như đã thỏa thuận
hoặc công ty đã trả trước số tiền nhưng không nhận được hàng;
– Nguyên nhân đến từ giao dịch: Xảy ra sai sót hoặc nhầm lẫn trong quá trình
giao dịch gây tổn thất tài chính cho công ty;
– Nguyên nhân liên quan đến kế hoạch tài chính: Công ty không có khả năng lập kế
hoạch tài chính nên không đảm bảo được kết quả hoặc tình hình tài chính; – Nguyên
nhân đến từ thanh khoản: Công ty không có sẵn đủ tiền mặt để trang trải các nhu cầu
thanh toán trước mắt, chẳng hạn như trả các khoản nợ đến hạn;
17
– Các nguyên nhân khác: Biến động tỷ giá, giá cổ phiếu, biến động lãi suất,
kiểm toán, chính sách tài khóa thắt chặt, …
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm lực tài chính yếu có nguy cơ dễ gặp rủi ro tài chính (RRTC) Để đạt được lợi nhuận cao, ban điều hành cần chú ý hơn đến những rủi
ro có thể xảy ra, có tư duy và chiến lược phù hợp với xu hướng hiện đại, đồng thời xây dựng chiến lược phòng ngừa rủi ro và phương án khắc phục trong trường hợp thất bại
Ngoài ra, RRTC có thể tồn tại ngay trong chính công ty hoặc phát sinh từ các
yếu tố bên ngoài Các loại RRTC thường gặp: rủi ro pháp lý và rủi ro tín dụng * Phòng
ngừa rủi ro tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu
– Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:
Về lĩnh vực xuất khẩu, BLNH giúp DN tránh các rủi ro tài chính bằng cách gián tiếp khuyến khích doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thực hiện hợp đồng Khi doanh nghiệp ký kết thỏa thuận với một đối tác hoàn toàn mới mà trước đây công ty chưa từng hợp tác kinh doanh Điều này dễ dẫn đến rủi ro thanh toán mà các công ty xuất
Trang 23khẩu thường gặp phải Do đó, bảo lãnh thanh toán giúp bên thụ hưởng là công ty xuất khẩu yên tâm tập trung sản xuất và chuẩn bị tốt nhất để thực hiện nghĩa vụ của mình theo các thỏa thuận đã thống nhất trong hợp đồng Việc này cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng nhờ phát triển mối quan hệ hợp tác với các đối tác mới.
Ngược lại, với bảo lãnh thực hiện hợp đồng (BL THHĐ), bên yêu cầu bảo lãnh
là doanh nghiệp xuất khẩu Điều này khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu thực hiệnđúng nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết Ở đây, ngân hàng phát hành cam kết đảm bảopháp lý rằng bên xuất khẩu sẽ thực hiện hợp đồng theo đúng nghĩa vụ của mình với bênnhập khẩu Ngoài ra, khi ký kết BL THHĐ, công ty có thể chủ động xác định phươngthức, tiến độ thực hiện hợp đồng, miễn là thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận.Như vậy, BL THHĐ bằng cách tác động trực tiếp lên lợi ích của DN, đặt ra trách nhiệmcho các công ty xuất khẩu trong việc thực hiện đúng nghĩa vụ của mình
18
BLNH cũng là một loại hình tài trợ thương mại (TTTM) quốc tế, với hình thứcnhư bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh thanh toán giúp doanh nghiệp nhận các khoản tiềntạm ứng và các khoản tín dụng tiền tệ và tín dụng hàng hóa Điều này là do các công tyxuất khẩu có thể phải đối mặt với RRTC và các loại rủi ro khác trong quá trình thựchiện hợp đồng Vì vậy, sau khi ký hợp đồng bảo lãnh và được sự đồng ý của NHTM vềviệc bảo lãnh vay vốn hay bảo lãnh thanh toán, bên được bảo lãnh sẽ nhận được vốn từcác khoản tài trợ thương mại ngắn hạn do NHTM cấp để phục vụ mục đích sản xuất,kinh doanh, …
- Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:
Trong lĩnh vực nhập khẩu, doanh nghiệp phải chú ý đến các RRTC để đảm bảonhà xuất khẩu thực hiện đúng hợp đồng, đảm bảo tính pháp lý, nâng cao độ tin cậy vàtạo thuận lợi cho quá trình xử lý giao dịch, bằng cách sử dụng BLNH
Cũng giống như các nhà xuất khẩu gặp phải rủi ro thanh toán, các nhà nhậpkhẩu cũng có thể gặp phải rủi ro nếu đối tác của họ không đáp ứng các nghĩa vụ đã thỏathuận trong hợp đồng Môi trường thương mại quốc tế có nhiều yếu tố biến động vànhiều rủi ro có thể phát sinh, bao gồm: giao hàng không đúng hạn hoặc không giaohàng, và khi người xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, sẽ được bồithường theo nội dung quy định trong bảo lãnh
Hơn nữa, BLNH còn là một trong những công cụ đảm bảo tính pháp lý của doanh nghiệp xuất khẩu Nó không chỉ đảm bảo sự công bằng cho cả hai bên mà còn đảm bảo bên xuất khẩu thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng BLNH vì thế đóng vai trò
Trang 24giúp các doanh nghiệp nhập khẩu an tâm khi ký kết các hợp đồng thương mại với các
DN xuất khẩu Có niềm tin rằng công ty xuất khẩu sẽ đáp ứng đầy đủ cả nghĩa vụ tài chính và phi tài chính của mình
Tóm lại, BLNH là công cụ giúp bên nhập khẩu đảm bảo bên xuất khẩu thực hiện đúng
và đầy đủ hợp đồng Chức năng đảm bảo thực hiện hợp đồng có ý nghĩa quan trọng
trong việc củng cố uy tín và sự tin cậy giữa các bên tham gia hợp đồng
19
1.3 Phát triển BLNH để tài trợ cho doanh nghiệp XNK
1.3.1 Đặc điểm bảo lãnh ngân hàng tài trợ cho DN XNK
Việc thiết lập BLNH cho hoạt động XNK sẽ dẫn đến tăng doanh thu, tăng cáncân bảo lãnh xuất nhập khẩu, từ đó giúp nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro bảolãnh, đồng thời lĩnh vực bảo lãnh ngân hàng tốt sẽ có tác động tích cực đến hoạt độngkinh doanh XNK, cũng như góp phần phát triển như nền kinh tế - xã hội nước ta
Phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu là một quá trình nâng cao hiệu quả, chất lượng và sự đa dạng của hoạt động bảolãnh, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp và đa dạng hóa của doanh nghiệp xuấtnhập khẩu, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia Cụ thể,
có thể hiểu rõ hơn về định nghĩa phát triển bảo lãnh ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệpxuất nhập khẩu qua những yếu tố sau:
- Nâng cao hiệu quả: tăng tỉ lệ sử dụng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, thúc đẩy nhiềudoanh nghiệp sử dụng dịch vụ bảo lãnh hơn, thay vì các phương thức truyềnthống như L/C hay thanh toán trước;
- Nâng cao chất lượng: đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh, cung cấp nhiều loại hìnhbảo lãnh phù hợp với nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp, như bảo lãnh thanhtoán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, …; bên cạnh đó, còn nângcao năng lực quản lý rủi ro, giảm thiểu rủi ro cho cả ngân hàng và doanhnghiệp;
- Mở rộng sự đa dạng: phát triển các sản phẩm bảo lãnh mới, mở rộng thị trường,tiếp cận nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu hơn, đặc biệt là các doanh nghiệpvừa và nhỏ, từ đó mở rộng mạng lưới liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh trênthị trường quốc tế;
Tóm lại, phát triển hoạt động BLNH tài trợ cho doanh nghiệp XNK là một nghiệp vụ quan trọng, mang lại lợi ích cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và quốc gia
20
Trang 251.3.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng nhằm tài trợ cho doanh nghiệp XNK
* Các tiêu chí định lượng:
+ Số lượng và doanh số phát hành bảo lãnh: “Sự phát triển là sự gia tăng về sốlượng và doanh số bảo lãnh trong mỗi kỳ báo cáo, đặc biệt theo từng năm, quý, tháng.Đồng thời cũng thể hiện qua sự tăng lên của các loại hình bảo lãnh, bao gồm bảo lãnhtrực tiếp nước ngoài, bảo lãnh gián tiếp trên cơ sở bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh trực tiếptrong nước Số lượng và doanh số phản ánh tốc độ phát triển của bảo lãnh XNK củangân hàng So sánh sự thay đổi về doanh số và số lượng bảo lãnh qua từng thời kỳ, cóthể thấy hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng ngày càng gia tăng
+ Số lượng, doanh số bảo lãnh thông báo: Tiêu chí này phản ánh mức độ uy tín
đối với khách hàng ở cả trong và ngoài nước, qua việc so sánh mức độ gia tăng hoạtđộng bảo lãnh XNK với số lượng bảo lãnh thông báo được xác định theo từng thời kỳ
+ Phí bảo lãnh: Doanh thu phí bảo lãnh thể hiện hiệu quả hoạt động bảo lãnh
XNK của ngân hàng
Phí bảo lãnh ngân hàng được tính theo công thức chung sau:
Phí bảo lãnh = (giá trị bảo lãnh + mức phí bảo lãnh + thời gian bảo lãnh)/360
Lưu ý:
Khách hàng tham gia bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh cho TCTD Mức phí do cácbên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 2%/năm tính trên số tiền còn đang đượcbảo lãnh Trong trường hợp mức phí bảo lãnh theo tỉ lệ này thấp hơn 300.000 đồng thì
tổ chức tín dụng/ ngân hàng được thu mức phí tối thiểu là 300.000 đồng
Khách hàng nếu chậm thanh toán bảo lãnh cho TCTD/ ngân hàng sẽ chịu lãi suất nợ quá hạn không quá 150% lãi suất các khoản vay được bảo lãnh trong trường hợp vay vốn hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà TCTD đó đang thực hiện đối với số phí trả chậm của các loại bảo lãnh khác kể từ ngày đến hạn thanh toán cho thời gian chậm thanh toán số phí này Thông thường các ngân hàng sẽ sử dụng công thức: Phí bảo lãnh
= Giá trị bảo lãnh x Mức phí (%/tháng) x Số ngày tính phí/30 Trong đó:
Giá trị bảo lãnh là số tiền bảo lãnh tối đa ghi trên Cam kết Bảo lãnh
Trang 26được ghi trên thư phát hành bảo lãnh
Công thức:
Số ngày tính phí = Ngày hết hiệu lực – Ngày phát hành (hoặc ngày có hiệu lực tùy ngày nào đến trước) +1
+ Mức độ rủi ro trong bảo lãnh XNK: Đánh giá định lượng, mức độ rủi ro được
đánh giá dựa trên số dư nợ bảo lãnh XNK mà ngân hàng phải trả thay qua các thời kỳ
* Các tiêu chí định tính:
Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển của BLNH:
(1) Tính chắc chắn của nghiệp vụ bảo lãnh được sử dụng: hay độ an toàn của công
cụ thể hiện bằng khả năng ngăn ngừa rủi ro cao hay thấp Có những rủi ro tiềm ẩnliên quan đến bảo lãnh XNK, bao gồm: trình độ chuyên môn của nhân sự vận hành,
sự đầu tư công nghệ ứng dụng, các vụ việc tranh chấp xảy ra, …
(2) Tính dễ dàng tiếp cận: minh bạch thông tin, đơn giản về quy trình, dễ hiểu và dễ
thực hiện, …
(3) Tác động của việc sử dụng bảo lãnh là công cụ phòng ngừa RRTC đến danh
tiếng và vị thế của doanh nghiệp: có ảnh hưởng đến vị thế của công ty trong
giao dịch với đối tác hay không; có làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty haykhông?
(4) Tính pháp lý: tính hợp lý của nguồn luật được sử dụng làm công cụ để điều
chỉnh, sự chặt chẽ khi xây dựng khung pháp lý qua sử dụng công cụ * Các tiêu chí chất lượng
+ Chất lượng các món bảo lãnh: độ kịp thời tiếp nhận và xử lý thông tin, tính chuyên
nghiệp khi tư vấn và làm việc với khách hàng trong suốt quá trình thực hiện hợp đồngbảo lãnh, …
+ Độ uy tín: trách nhiệm của ngân hàng trong xử lý rủi ro phát sinh, trách nhiệm đối
với bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH NHẰM TÀI TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc Dân
2.1.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Lịch sử hình thành và phát triển:
Trang 27Ngân hàng TMCP Quốc Dân – NCB được thành lập từ năm 1995 dưới tên gọiNgân hàng Sông Kiên Sau đó, từ một ngân hàng nông thôn, NCB đã chuyển đổi quy
mô thành ngân hàng đô thị, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Nam Việt – Navibank.Đến năm 2014, NCB đã từng bước nâng vị thế của mình trên thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam
Từ đầu năm 2013, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và duytrì vị trí của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, Ngân hàng TMCP Quốc Dân
đã bắt đầu tiến hành tái cấu trúc hệ thống với định hướng trở thành một trong cácNHTM bán lẻ hiệu quả nhất Các khách hàng của NCB là những khách hàng lớn, chiếnlược có tiềm lực tài chính vững mạnh như Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Công ty Cổphần Đại lý Liên hiệp Vận chuyển, Công ty Cổ phần Năng lượng Sài Gòn - Bình Định
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân NCB không
chỉ duy trì được hoạt động ổn định, bền vững mà còn ngày càng phát triển hơn nữa Tính đến cuối năm 2022, NCB đã đạt được kết quả đáng khích lệ so với các chỉ tiêu kinh doanh năm 2022 đã đề ra Đồng thời, các chỉ số an toàn hoạt động luôn được giámsát chặt chẽ và đảm bảo chấp hành các quy định mà NHNN đề ra
Năm 2023 là năm kinh tế thế giới biến động liên tục, phức tạp, với nhiều diễnbiến chưa từng có tiền lệ Trong nước, nền kinh tế hiện đã có sự phục hồi mạnh mẽnhưng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong việc xử lý phátsinh đến từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản, … Đóng vaitrò huyết mạch trong nền kinh tế, hoạt động ngân hàng không tránh khỏi những tácđộng tiêu cực từ nền kinh tế thế giới và trong nước Với nhiều nỗ lực vươn lên
23
không ngừng nghỉ, NCB đã chủ động nắm bắt, dự báo tình hình và điều hành linh hoạt các chính sách nội bộ để kịp thời thích ứng với sự bất ổn bên ngoài Tính đến
31/12/2023, Tổng tài sản của NCB lên tới 96.250 tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với cùng
kỳ năm 2022 và vượt kế hoạch đề ra tại Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ); Huy động từ
tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 76.850 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch ĐHĐCĐ; Dư nợ chovay tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 54.266 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch ĐHĐCĐ; Tổng thu nhập thuần hợp nhất đạt 719 tỷ đồng Các chỉ số an toàn hoạt động của NCB tiếp tục duy trì và đảm bảo giới hạn theo quy định của Ngân hàng nhà nước Tính đến ngày 31/12/2023, tỷ lệ dự trữ thanh khoản đạt 13,79%, cho thấy ngân hàng đang duy trì một
“bộ đệm thanh khoản” có khả năng chống chịu tốt trước những biến động trên thị trường; tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn
Trang 28được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn lần lượt đạt ở mức 58,51% và 18,10% - cao hơn nhiều so với yêu cầu của NHNN Kết quả này cho thấy Ngân hàng đang duy trì
“một bộ đệm thanh khoản vững chắc” có khả năng chống chịu tốt trước biến động trên thị trường Nhờ không ngừng đổi mới, nâng cấp chất lượng sản phẩm dịch vụ, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm ngân hàng chất lượng cao và hàng loạt chương trình ưu đãi hấp dẫn, kết thúc quý 4/2023, NCB đã thành công cán mốc 1 triệu khách hàng theo mục tiêu đã đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 NCB cũng đầu tư mạnh mẽ về nền tảng công nghệ, tiên phong trong chuyển đổi số và xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt bằng việc đưa vào vận hành và liên tục nâng cấp ngân hàng
số NCB iziBankbiz dành cho khách hàng doanh nghiệp và NCB iziMobile cho khách hàng cá nhân
Để nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng thu nhập từ phí dịch vụ, Ngân hàngTMCP Quốc Dân đã và đang không ngừng phát triển các dịch vụ chất lượng cao, đadạng, bao gồm dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, … Điều này đượcphản ánh qua doanh thu thanh toán trong nước năm 2023 lên tới 62.258 triệu đồng
trong cả hệ thống liên ngân hàng, song phương và nội bộ; doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 597.696 triệu đồng, doanh số từ hoạt động bảo lãnh đạt
24
91.256 triệu đồng, … Việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và nâng cao chất lượng sảnphẩm đang góp phần nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập của NCB Ngânhàng TMCP Quốc Dân quan tâm sâu sắc đến công tác kiện toàn cơ cấu tổ chức, nângcao trình độ đội ngũ nhân sự ngân hàng, tích cực triển khai các hoạt động như tăngcường tuyển dụng nguồn nhân lực xuất sắc và nhân sự có chuyên môn giỏi, có năng lực
tốt, đồng thời liên tục tổ chức các chương trình đào tạo trong và ngoài nước, cácchương trình chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, nâng cấp core banking, phân
định rõ ràng vai trò của từng phòng ban, hỗ trợ hoạt động của từng bộ phận và phối hợp, trao đổi giữa các phòng ban liên quan Không thể không kể đến sự đóng góp của việc tăng liên tục nguồn vốn huy động góp phần lớn trong mức tăng ổn định của tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng
Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân
qua các năm
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Trang 29(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quốc Dân năm 2020-2023)
Tổng vốn huy động từ khác hàng là người dân và tổ chức kinh tế của Ngân hàng TMCPQuốc Dân trong năm 2023 đạt 78.850 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022
Tính đến 31/12/ 2023, tổng dư nợ lên tới 54.266 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm
2022, chiếm 56% tổng tài sản (TTS) của Ngân hàng TMCP Quốc Dân Với chủ trương
“đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, đã góp phầnlàm cho hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Quốc Dân không ngừng phát
triển mạng mẽ trong thời gian qua, đặc biệt là tại 2 thành
25
phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Song song với đó, ngân hàng luôn chútrọng quản lý chặt chẽ, duy trì cơ cấu tín dụng an toàn, triệt để tránh xảy ra rủi ro, hạnchế tối đa phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn; Đồng thời đẩy mạnh phát triển sản phẩm tíndụng dành riêng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có quy mô vừa vànhỏ, nâng hạn mức tín dụng đối với khách hàng hiện hữu, thân thiết và khách hàng chấtlượng cao; Kiện toàn bộ máy tổ chức hướng tới khách hàng, tăng cường tài trợ và thanhtoán quốc tế, Việc tăng trưởng tín dụng an toàn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng giao dịch ngoại hối và dịch vụ thanh toán” xuất nhập khẩu của NCB
Bảng 2.2: Tình hình cho vay vốn của Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Trang 30Cho vay dài hạn 15.179.660 13.517.783
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quốc Dân từ năm 2020-2023) • Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng và thanh toán quốc tế là những lĩnh vựckinh doanh chủ chốt của Ngân hàng TMCP Quốc Dân NCB tuy không phải là mộttrong những ngân hàng lớn, nhưng hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng rất được chútrọng và phát triển Nhờ các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả và áp dụng chính sách tỷgiá hối đoái linh hoạt, cạnh tranh, NCB đã đạt được kết quả khá tốt trong lĩnh vực này.Trong năm 2023, khối lượng giao dịch ngoại hối đem lại doanh thu lên tới 591.696 triệuđồng, trong đó doanh thu từ kinh doanh ngoại hối giao ngay và kinh doanh định giángoại hối là 240.752 triệu đồng, doanh thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ là350.944 triệu đồng Ngân hàng TMCP Quốc Dân đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệmặt đa dạng của khách hàng
Khối Nguồn vốn và thị trường tài chính đã phối hợp với kênh phân phối để cung cấpcác sản phẩm ngoại hối cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp Nhờ vậy, trong năm
Trang 312023 doanh số kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng TMCP Quốc Dân với khách hàng
đã gia tăng đáng kể Ngoài việc đóng góp lợi nhuận cho ngân hàng, hoạt động trên còn
giúp nâng cao hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng khi cung
cũng như uy tín của Ngân hàng TMCP Quốc Dân ngày càng được vươn xa và biết đếnrộng rãi, cũng như nhận được sự đánh giá và ủng hộ nhiệt tình từ phía khách hàng
• Các hoạt động khác
Hội đồng quản trị định hướng Ngân hàng TMCP Quốc dân trở thành một trongnhững tổ chức tín dụng chú trọng vào các công tác Quản trị rủi ro Vì thế, Ngân hàngTMCP Quốc dân đã tiếp tục củng cố nền tảng quản lý rủi ro, thực hiện lộ trình triểnkhai các trụ cột của hiệp ước Basel II Trong đó, dự án ICAAP hoàn thành đã nâng caonhận thức của toàn hệ thống về rủi ro, đảm bảo sự hài hòa giữa công tác Quản trị
rủi ro với hoạt động kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn của Ngânhàng
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển các hoạt động kinh doanh nghiệp vụ, tận dụngđược các tính năng mới của hệ thống ngân hàng lõi R21 mà Temenos đã đầu tư trong các năm vừa qua, Ngân hàng TMCP Quốc Dân đã triển khai dự án nâng cấp hệ thống Core banking T24 từ phiên bản R14 lên phiên bản R21 Đồng thời, khắc phục các điểm yếu, các tồn tại, hạn chế về mặt kỹ thuật và nghiệp vụ mà phiên bản T21 R14 hiện tại đang gặp phải Tận dụng các công nghệ mới của T24, nâng cao tốc độ xử lý giao dịch, tăng tốc độ xử lý tự động để đáp ứng khối lượng giao dịch lớn, giảm thời gian chạy
khóa ngày (COB) hàng ngày Tính đến tháng 01/2023, NCB là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam sử dụng phiên bản R21
28
2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
2.2.1 Tình hình chung
Trang 32Bảng 2.3: Thực trạng hoạt động bảo lãnh của một số Ngân hàng TMCP từ năm 2020-2023
Bảo lãnh vay vốn
Bảo lãnh khác
Bảo lãnh vay vốn
Bảo lãnh khác
Bảo lãnh vay vốn
làm quen với các phương thức thanh toán và tài trợ TMQT, như: thư tín dụng không
hủy ngang, bao thanh toán, nhờ thu, Hầu hết các NHTM đều cung cấp nhiều hơn một
loại dịch vụ bảo lãnh Mỗi NHTM đều có các thế mạnh riêng, khách hàng là các doanh
nghiệp XNK với nhiều ngân hàng khác nhau sẽ thường có xu hướng sử dụng một hoặc
nhiều loại BLNH nhất định Bởi vì trên thực tế, nhu cầu của các doanh nghiệp đối với
loại bảo lãnh này lớn hơn và tính uy tín của NHTM cung cấp loại bảo lãnh này cũng
lớn hơn Ngoài ra, khi lựa chọn dịch vụ sử dụng, các công ty sẽ ưu tiên lựa chọn các
NHTM có loại hình BLNH đúng theo nhu cầu với chi phí bảo lãnh phù hợp
Bảng 2.4: Tình hình doanh số các loại bảo lãnh của một số NHTM Đơn vị:
Triệu VNĐ
Trang 33Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các NHTM năm 2023 Có
thể thấy, tại các NHTM thì hoạt động bảo lãnh vay vốn không được ưa chuộng tại các doanh nghiệp Đối với hầu hết các NHTM, thu nhập bảo lãnh vay vốn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập bảo lãnh của toàn ngân hàng, nhưng Techcombank là một
ngoại lệ, khi thu nhập bảo lãnh vay vốn chiếm lên đến gần 26% *Theo báo cáo số liệu
bảo lãnh của các tổ chức tín dung:
30
- Bảo lãnh thanh toán: giá trị lớn, khối lượng lớn, chi phí cao vì tiềm ẩn nhiềurủi ro Tính theo số lượng và giá trị, bảo lãnh thanh toán chỉ đứng sau bảo lãnh thựchiện hợp đồng
- Về bản chất, bảo lãnh thanh toán trong xuất nhập khẩu rất ít được ưa chuộng, chỉ dùng đối với những hợp đồng mua bán dịch vụ, hàng hóa nhiều rủi ro Nếu hàng hóaxuất khẩu sang các nước có ngân hàng chi nhánh của các ngân hàng Mỹ, thì các doanh nghiệp thường dùng Thư tín dụng giáp lưng (Standby L/C) như một thông lệ kinh doanh
Trang 342022 52.199,59
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Có thể thấy, doanh số bảo lãnh thanh toán XNK không biến động nhiều quatừng năm, thay đổi tăng giảm không đáng kể Do ảnh hưởng của các yếu tố chính trị,xung đột quốc tế đã làm ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động xuất nhập khẩu, tuy nhiênthời gian gần đây hoạt động này đã đang dần có những dấu hiệu phục hồi tích cực
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Bảo lãnh THHĐ cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu có giá trị bảo lãnh chiếm từ 5-10% giá trị hợp đồng
Trong bảo lãnh XNK có bảo lãnh thuế là nhiều nhất và được thể hiện qua haihình thức chủ yếu là phát hành bảo lãnh hoặc đặt cọc (nghĩa là khách hàng nộp tiền chongân hàng để đặt cọc bảo lãnh và không cần phát hành cam kết)
Trên thực tế, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh hoàn trả tiền lưu giữ chiếm tỷ trọng cao nhất trong các hình thức bảo lãnh, chiếm khoảng 25% mỗi loại (tínhtheo số lượng giao dịch)
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
BL THHĐ khác với BLTT ở chỗ chúng có xu hướng tăng dần qua từng năm Nếu như tác động của chiến tranh làm doanh số bảo lãnh thanh toán giảm thì với bảo lãnh thực hiện hợp đồng ngoại thương lại tăng, bởi lẽ khả năng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mua – bán rủi ro hơn
- So sánh doanh số Cam kết bảo lãnh và Cam kết phát hành L/C ở Việt Nam giai đoạn 2020-2023