1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí: Nghiên cứu ứng dụng laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị bệnh nhân trầm cảm

140 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

i | P a g e

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

MAI NGUYỄN QUỐC THÁI

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Trần Minh Thái Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS Nguyễn Trường Thanh Hải Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS.TS Huỳnh Quang Linh

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 23 tháng 07 năm 2022

Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

( Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị, của hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1 TS Lý Anh Tú – Chủ Tịch

2 TS Trần Trung Nghĩa – Thư Ký

3 TS Nguyễn Trường Thanh Hải – Phản Biện 1 4 PGS TS Huỳnh Quang Linh – Phản Biện 2 5 TS Lưu Gia Thiện - Ủy Viên

Xác nhận của chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

TS LÝ ANH TÚ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên : MAI NGUYỄN QUỐC THÁI MSHV: 2070248 Ngày, tháng, năm sinh: 15/05/1997 Nơi sinh: Tiền Giang Chuyên ngành : Kỹ Thuật Y Sinh

Mã số : 8520401

I.TÊN ĐÊ TÀI : NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG

SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TRẦM CẢM

- STUDY ON THE APPLICATION OF LOW LEVEL SEMICONDUCTOR LASER IN THE TREATMENT OF PATIENTS WITH DEPRESSION

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Nghiên cứu, đánh giá tính hiệu quả của việc ứng dụng phương pháp laser bán dẫn công suất thấp trong việc điều trị bệnh nhân trầm cảm

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 14/02/2022

III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 06/06/2022 IV CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS.TS TRẦN MINH THÁI

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS TS TRẦN MINH THÁI PGS.TS HUỲNH QUANG LINH

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

TRƯỞNG KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

( Họ tên và chữ ký)

Trang 4

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin được chân thành biết ơn :

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Bách Khoa, chủ nhiệm Khoa Khoa Học Ứng Dụng, cùng quý thầy cô đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường

Trong suốt quá trình học tập, lên ý tưởng và thực hiện luận văn này, tôi chân thành gửi lời cám ơn đến người thầy luôn cần mẫn vì bao thế hệ sinh viên Bách Khoa, cố PGS.TS Trần Minh Thái, người đã cho tôi cảm hứng và lý do để thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp này

Tôi cũng xin chân thành đển cô BS Ngô Thị Thiên Hoa, người đã luôn hỗ trợ, quan tâm và đồng hành cùng tôi trong quãng thời gian tại trường

Xin gửi lời cám ơn đến các đồng nghiệp cũ công ty Đức Nguyễn và Dmed & IDSMED đã luôn quan tâm, ủng hộ tôi và cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực Y Sinh

Là chỗ dựa tinh thần vững chảy, để con luôn cố gắng trong học tập và công việc, con xin gửi lời cám ơn đến ba mẹ và mọi người đã luôn ủng hộ con hoàn thành chương trình cao học này

Và cuối cùng, tôi xin cám ơn Hội đồng xét duyệt luận văn Cao Học, quý thầy cô của Khoa Khoa Học Ứng Dụng đã luôn theo dõi, và đóng góp ý kiến cho luận văn này Xin cám ơn tập thể thể lớp cao học K2020 đã luôn đồng hành, sẻ chia để cùng nhau hoàn thành chặng hành trình của bậc cao học tại Đại Học Bách Khoa TPHCM

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý phổ biến với mọi người trong đời sống xã hội hiện đại Dù bệnh trẩm cảm được xem xét bằng nhiều góc độ hiện đại khác nhau, nhưng cho đến hiện nay nguyên nhân của nó vẫn là vấn đề còn đang tranh cãi Bên cạnh các phương pháp điều trị thông thường, có nhiều liệu pháp mới được sử dụng trên cơ sở bệnh trầm cảm được phân tích lý giải một cách phù hợp

Luận văn này được thực hiện nhằm khảo sát tổng quan toàn diện về bệnh trầm cảm, cơ sở lý luận của phương pháp điều trị hỗ trợ bằng laser bán dẫn công suất thấp bằng các thiết bị của Phòng thí nghiệm Công nghệ laser, trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM, cũng như tiến hành nghiên cứu lâm sàng thực nghiệm điều trị bệnh trầm cảm Nghiên cứu là kết quả thực nghiệm lâm sàng điều trị cho 20 bệnh nhân được chẩn đoán mắc các rối loạn trầm cảm được đánh giá bằng thang đo trầm cảm Beck trước và sau khi điều trị nhằm đánh giá tính hiệu quả của phương pháp laser công suất thấp kết hợp với châm cứu cổ truyền phương Đông Qua đó, hiệu quả sau khi điều trị nhằm giúp các bệnh nhân trở lại trạng thái bình thường và vượt qua giai đoạn trầm cảm trong cuộc sống bước đầu được minh chứng

Việc thực hiện đề tài này là cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu hoàn chỉnh trong tương lai về việc ứng dụng laser bán dẫn công suât thấp trong điều trị cho bệnh nhân trầm cảm, giảm bớt các hiệu ứng phụ có hại khi dùng thuốc hoặc dùng phương pháp can thiệp khác

Trang 6

ABSTRACT

Depression is a common psychological illness for everyone in modern social life Although depression has been viewed from a variety of modern perspectives, its causes are still controversial until now In addition to conventional treatment methods, there are many new therapies used on the basis of depression that are analyzed appropriately

This thesis was conducted to perform a comprehensive overview of depression, the basic principles of low level semiconductor laser assisted treatment using equipment of the Laser Technology Laboratory, University of Science and Technology – VNU HCM, as well as implementing experimental clinical research on the treatment of depression The study is the result of clinical trial treatment for 20 patients diagnosed with depressive disorders assessed by the Beck Depression Inventory scale before and after treatment to evaluate the effectiveness of low level laser method, combined with traditional oriental acupuncture Thereby, the effectiveness after treatment to help patients return to a normal state and overcome the depressive phase in life is initially demonstrated

The implementation of this reseach is a reference basis for future complete studies on the application of low level semiconductor laser therapy in the treatment of patients with depression, reducing harmful side effects when taking drugs or using other invasive therapies

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “ Nghiên Cứu Ứng Dụng Laser Bán Dẫn Công Suất Thấp Trong Điều Trị Bệnh Nhân Trầm Cảm” là công trình nghiên cứu của riêng tôi

dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Minh Thái Các số liệu, kiến thức, hình vẽ tôi thu thập được trong quá trình thực hiện luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan

MAI NGUYỄN QUỐC THÁI

Trang 8

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 3

2.1 Tổng quan các vấn đề liên quan đến trầm cảm 3

2.1.1 Khái niệm chung 3

Trang 9

2.2.2 Thực trạng rối loạn trầm cảm tại Việt Nam và các nước trong khu

vực 20

2.3 Các phương pháp điều trị trầm cảm 23

2.3.1 Liệu pháp tâm lý 24

2.3.2 Liệu pháp hóa dược 25

2.3.3 Liệu pháp mùi hương (Aromatherapy) 27

2.3.4 Liệu pháp kích thích não sâu 28

2.3.5 Liệu pháp kích thích dây thần kinh phế vị 30

2.3.6 Liệu pháp Shock Điện 31

2.3.7 Liệu pháp kích thích từ xuyên sọ 32

2.3.8 Liệu pháp ánh sáng 33

2.3.9 Liệu pháp châm cứu 34

2.3.10 Ưu nhược điểm của các phương pháp điều trị trầm cảm 35

2.4 Laser và những lợi ích của nó 40

2.4.1 Sơ lược về sự ra đời của hiệu ứng kích thích sinh học 40

2.4.2 Nội dung của hiệu ứng kích thích sinh học và những đáp ứng sinh học do nó mang lại 40

2.5 Các nghiên cứu về ứng dụng laser công suất thấp trong điều trị trầm cảm trên thế giới 42

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN TRẦM CẢM BẰNG PHƯƠNG PHÁP LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP 50

3.1 Cơ cở thực hiện xây dựng phương pháp 50

3.1.1 Mô phỏng Monte Carlo cho tương tác của chùm tia Laser bán dẫn công suất thấp lên phần mô cơ quan trong cơ thể 50

3.1.2 Sự tương tác của ánh sáng lên mô trong cơ thể 56

Trang 10

3.1.3 Thông số quang học của các lớp mô 60

3.1.4 Thuật toán của mô phỏng Monte-Carlo trong tương tác ánh sáng lên mô 62

3.2 Tác động của chùm tia laser bán dẫn công suất thấp lên mô não 65

3.2.1 Tác động tích cực lên mô não 66

3.2.2 Hỗ trợ các rối loạn trầm cảm và lo âu 67

3.3 Nội dung của phương pháp điều trị cho bệnh nhân trầm cảm bằng phương pháp Laser bán dẫn công suất thấp 68

3.4 Xây dựng mô hình thiết bị phục vụ nghiên cứu điều trị 70

3.4.1 Thiết bị laser bán dẫn công suất thấp nội tĩnh mạch, làm việc ở bước sóng 650nm 70

3.4.2 Thiết bị quang châm – quang trị liệu bằng laser bán dẫn công suất thấp loại 12 kênh 73

3.5 Tổ chức nghiên cứu điều trị 76

3.5.6 Công cụ hỗ trợ đánh giá điều trị 78

3.5.7 Bệnh nhân trong diện điều trị 79

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 80

4.1 Kết quả thực hiện mô phỏng Monte Carlo 80

4.1.1 Quy trình thực hiện mô phỏng Monte-Carlo 80

4.1.2 Ghi nhận dữ liệu và thực hiện phân tích kết quả 81

4.2 Kết quả phân tích đánh giá lầm sàng 83

Trang 11

4.2.1 Tổng quan phân bố bệnh nhân 83

4.2.2 Phân tích kết quả điều trị lâm sàng 86

4.2.3 Tai biến và tác dụng phụ 97

4.3 Bàn luận 97

4.3.1 Hiệu quả của bước sóng Laser 97

4.3.2 Đánh giá kết quả điều trị lâm sàng 98

4.3.3 Đặc thù của phương pháp điều trị 100

5.2 Hướng phát triển của đề tài 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC 114

Trang 12

NICE National Institute for Health and Care Excellence

Viện sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của vương quốc

BDI Beck Depression Inventory Bảng câu hỏi trầm cảm Beck

ICD -10 International Classification of Depression

Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10

PBMT Photobiomodulation Therapy Liệu pháp quang điều biến

DBS Deep Brain Stimulation Liệu pháp kích thích não sâu

MDSI MDD with acute suicidal

ideation or behavior Trầm cảm với ý nghĩ tự sát

NIMH National Institute of Mental Health

Viện sức khỏe tâm thần quốc gia Hoa Kỳ

Trang 13

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Nữ giới có tỉ lệ mắc trầm cảm cao gấp 2 lần nam giới [24] 6

Hình 2.2 Biểu đồ Vein mô tả các đặc điểm lâm sàng của các rối loạn tương ứng [34] 12

Hình 2.3: Tần suất các triệu chứng trầm cảm gặp phải [20] 13

Hình 2.4 Phân bố các ca mắc rối loạn trầm cảm theo khu vực trên thế giới [41] 20

Hình 2.5 Dữ liệu thống kê các vấn đề trầm cảm Việt nam đang đối mặt [45] 23

Hình 2.6 Tâm lý liệu pháp được sử dụng nhiều trong điều trị trầm cảm [39] 24

Hình 2.7 Thuốc điều trị trầm cảm và tác dụng phụ của nó [57] 26

Hình 2.8 Tổng hợp các nghiên cứu và hiệu quả liệu pháp mùi hương [61] 28

Hình 2.9 Mô tả hệ thống DBS được cấy ghép trên bệnh nhân [69] 29

Hình 2.10 Phẫu thuật cấy ghép kích thích não sâu cho bệnh nhân [66] 29

Hình 2.11 Mô hình thiết bị kích thích dây thần kinh phế vị (VNS)[68] 30

Hình 2.12 Tiến hành điều trị Shock điện cho bệnh nhân [63] 31

Hình 2.13 Điều trị kích thích từ xuyên sọ [64] 32

Hình 2.14 Ứng dụng quang sinh học ánh sáng laser trong điều trị [36] 33

Hình 2.15 Châm cứu laser là phương pháp trị liệu hiệu quả cho bệnh nhân trầm cảm [53] 34

Hình 2.16 Vị trí các huyệt đạo trên cơ thể 34

Hình 2.17 Sơ đồ các đáp ứng sinh học 41

Hình 3.1 Cấu trúc vùng mô đầu –não 51

Hình 3.2 Hình vẽ mô tả lớp da đầu ở người 52

Hình 3.3 Hình ảnh hai phần của hộp sọ 53

Hình 3.4 Hình vẽ mô tả dòng dịch não tủy 53

Hình 3.5 Hình mô tả khu vực chất trắng và chất xám trong não 55

Hình 3.6 Sơ đồ sự tương tác của ánh sáng lên mô [73] 57

Hình 3.7 Hình vẽ mô tả các quá trình tương tác giữa ánh sáng và mô 59

Hình 3.8 Hình vẽ mô tả quá trình tán xạ trên bề mặt không đồng đều dẫn đến quá trình phản xạ khuếch tán 60

Hình 3.9 Hình vẽ mô tả đường đi của photon trong hệ trục quy chiếu 63

Trang 14

Hình 3.10 Sơ đồ giải thuật của photon tương tác lên mô theo phươn pháp Monte-

Hình 3.16 Thiết bị quang châm 12 đầu kênh 75

Hình 3.17 Các đầu quang châm và quang trị liệu 75

Hình 4.1 Sơ đồ quy trình thực hiện 80

Hình 4.2 Sơ đồ phân bố thông lượng và năng lượng ở bước sóng 780nm 81

Hình 4.3 Sơ đồ phân bố thông lượng và năng lượng ở bước sóng 940nm 82

Hình 4.4: Phân bố bệnh nhân trong diện điều trị theo tuổi 84

Hình 4.5 Biểu đồ phân bố độ tuổi bệnh nhân theo giới tính 85

Hình 4.6: Biểu Đồ Phân Bố Các Thông Số Bệnh Nhân Rối Loạn Trầm Cảm Trước Điều Trị 87

Hình 4.7: Phân Bố Điểm Đánh Giá Trước Khi Điều Trị 87

Hình 4.8 Biểu Đồ Phân Bố Các Thông Số Bệnh Nhân Rối Loạn Trầm Cảm Sau Khi Trải Qua 02 Liệu Trình Điều Trị 89

Hình 4.9 Phân Bố Điểm Đánh Giá Sau Khi Kết Thúc 02 Liệu Trình Điều Trị 89

Hình 4.10 Biểu đồ phân bố các yếu tố của bệnh nhân sau khi kết thúc lần đánh giá thứ 02 (sau 04 liệu trình điều trị) 93

Hình 4.11: Phân bố điểm đánh giá sau khi kết thúc 04 liệu trình điều trị 94

Hình 4.12: Biểu đồ giá trị trung bình sau 02 lần đánh giá kết quả điều trị 97

Hình 4.13 Kết quả sau điều trị bằng Laser bán Dẫn Công Suất Thấp 98

Hình 4.14 Tổng quan đánh giá kết quả sau 02 lần thực hiện đánh giá (04 liệu trình điều trị) 99

Trang 15

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu đánh giá thang BDI-II (phiên bản năm 1978) [44]

18

Bảng 2.2 Thống kê tỷ lê mắc và nhập viện vì MDSI tại các nước ASEAN [45] 21

Bảng 2.3 Bảng xếp hạng các quốc gia Đông nam Á đang giải quyết nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần và bệnh trầm cảm trong khu vực [45] 22

Bảng 2.4 Chi phí ước tinh thuốc điều trị trầm cảm ( theo www.goodrx.com vào tháng 7/2020) [55] 27

Bảng 2.5 Phân tích ưu & nhược điểm của các phương pháp điều trị 35

Bảng 2.6 Bảng thống kê các nghiên cứu tiền lâm sàng Laser công suất thấp trong điều trị trầm cảm 44

Bảng 2.7 Bảng thống kê các nghiên cứu lâm sàng Laser công suất thấp trong điều trị trầm cảm 46

Bảng 3.1 Bảng thống kê dữ liệu độ dày cho từng lớp trong vùng mô đầu não ghi nhận được [71] 55

Bảng 3.2 Bảng Thông số độ dày và chiết suất của từng loại mô 56

Bảng 3.3 Bảng thông số quang học trong từng lớp mô khác nhau 62

Bảng 3.4 Đánh giá mức độ trầm cảm của bệnh nhân theo thang điểm BDI 78

Bảng 4.1 Thông tin bệnh nhân trong diện điều trị theo độ tuổi 84

Bảng 4.2 Phân bố bệnh nhân theo giới tính ứng với từng độ tuổi 85

Bảng 4.3 Kết quả đánh giá trước khi điều trị 86

Bảng 4.4 Kết quả đánh giá sau khi thực hiện 02 liệu trình điều trị bằng Laser CST 88

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định phân phối chuẩn các thông số sau 02 liệu trình điều trị 90Bảng 4.6 Bảng so sánh trung bình tổng thể lần đánh giá thứ 01 (sau khi kết thúc 02 Liệu trình) 91

Bảng 4.7: Bảng so sánh tương quan lần đánh giá thứ 01 (sau khi kết thúc 02 Liệu trình ) 91

Bảng 4.8 Tương quan giữa 2 giai đoạn trước và sau khi kết thúc lần đánh giá thứ 01 (sau 02 liệu trình điều trị) 92Bảng 4.9 Kết quả được đánh giá sau khi được thực hiện đánh giá lần thứ 02 (sau 04

Trang 16

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định phân phối chuẩn các thông số trước và sau khi điều trị

95

Bảng 4.11 So sánh trung bình tổng thể trước & sau khi điều trị 95

Bảng 4.12 Bảng so sánh tương quan trước & sau điều trị 96

Bảng 4.13 Tương quan trước & sau khi điều trị 96

Trang 17

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN

1.1 Bối cảnh hình thành đề tài

Dù trong thời đại nào, những áp lực cuộc sống luôn tồn tại trong mọi cộng đồng và xã hội, tần suất thái quá của chúng sẽ tạo nên những bệnh lý tâm thần đe dọa cuộc sống con người Bước sang thế kỷ 21, vấn đề bệnh lý này ngày càng trở nên trầm trọng; chúng ngày càng gia tăng, len lỏi trong cuộc sống khiến cho các áp lực gánh nặng tâm lý con người rơi vào những điều tồi tệ, và hậu quả của nó là sự gia tăng của tình trạng tự tử ngày càng đáng báo động [1] Với những tác động to lớn từ đại dịch Covid 19 kéo dài từ cuối năm 2019 cho đến hiện tại, trong khi kinh tế suy thoái do dịch bệnh nhận được nhiều chú ý của truyền thông thì một cuộc khủng hoàng vô hình khác đang lung lay nền kinh tế trên toàn cầu nhưng chưa nhận được sự công nhận: cuộc khủng hoảng do bệnh tâm thần Các báo cáo của Ủy ban Lancet, rối loạn tâm thần đang gia tăng ở mọi quốc gia trên thế giới và sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 16 nghìn tỷ USD vào năm 2030 [2]Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe con người chỉ sau tim mạch trong năm 2020 [3] Cứ 40 giây trên thế giới có 1 người tự tử do trầm cảm (800 000 ca tự tử/năm) [4], Thực tế tại Việt Nam, vấn để sức khỏe tâm thần vẫn chưa được chú trọng, theo thống kê tại Việt Nam số người tự tử hằng năm lên tới 36 000 – 40.000 người, cao gấp 3 -4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông, và trầm cảm chịu trách nhiệm cho 75% các vụ tự tử kể trên [5]

Biểu hiện điển hình của trầm cảm, là các ức chế toàn bộ hệ thống tâm thần, được xem như là một sát thủ tinh thần của thời hiện đại Đa số các vấn để liên quan đến sức khỏe tâm thần thường không được chú trọng, đôi lúc người bệnh vẫn không nhận ra những thay đổi trong tâm lý hay cuộc sống mà khi kéo dài, xuất hiện những tình trạng gây ảnh hướng đến cuộc sống mới tìm đến cơ sở khám, chữa bệnh

Vì vậy, việc điều trị bệnh trầm cảm hiện nay với rất nhiều phương pháp khác nhau nhằm giúp người bệnh có thể nhanh chóng hồi phục, cũng như hòa nhập và phát triển xã hội, ngoài các liệu pháp tâm lý và hóa được được áp dụng từ rất lâu và phổ

Trang 18

đánh giá cao về tính hiệu quả cũng như những tác động tích cực của chùm tia laser trong việc cải thiện cũng như giảm bớt các triệu chứng và hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân trầm cảm hiện nay, được xem như là một phương pháp mới, ít phổ biến tại Việt nam nhưng mang lại tính hiệu quả cao và không tác dụng phụ

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan trên, Mục tiêu đề tài luận văn được đề ra là Nghiên cứu ứng dụng Laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị bệnh nhân trầm cảm nghiên cứu vào

các nhiệm chính như sau:

- Thực hiện tổng quan vể bệnh trầm cảm cũng như các vấn đề liên quan đến trầm cảm và phương pháp điều trị trầm cảm bằng Laser Công Suất Thấp

- Xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp hỗ trợ nghiên cứu điều trị cho các bệnh nhân trầm cảm bằng liệu pháp Laser Bán Dẫn Công Suất Thấp Trên cơ sở ấy thiết kế mô hình phục vụ điều trị cho bệnh nhân

- Tổ chức nghiên cứu sử dụng phương pháp nêu trên trong việc điều trị lâm sàng Từ đó tiến hành đánh giá và hoàn thiện các phương pháp đề ra nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của liệu pháp ấy

Trang 19

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.1 Tổng quan các vấn đề liên quan đến trầm cảm 2.1.1 Khái niệm chung

Rối loạn khí sắc thể hiện từ buồn bã quá mức gọi là trầm cảm hay vui sướng quá mức gọi là hưng cảm Trầm cảm và hưng cảm là hai hội chứng của rối loạn khí sắc

Rối loạn khí sắc là trạng thái bệnh lý biểu hiện bằng rối loạn trầm cảm đơn thuần hoặc xen kẽ với những rối loạn hưng cảm hoặc rối loạn khí sắc chu kỳ ở cường độ cao, trong thời gian dài hoặc có những rối loạn hành vi, tác phong rõ rệt, những hành động này làm người bệnh mất khả năng hoạt động, thích ứng với xã hội và xung quanh [6] Thuật ngữ “ rối loạn khí sắc” mô tả trạng thái cảm xúc duy trì nội tại, được sử dụng chính xác hơn “ rối loạn cảm xúc” (chỉ đơn thuần mô tả biểu hiện cảm xúc bên ngoài của môt tình trạng cảm xúc luôn biến đổi) [7] Rối loạn khí sắc được xem như một hội chứng hơn là một bệnh lý rời rạc, bao gồm nhóm các dấu hiệu và triệu chứng kéo dài trong một giai đoạn từ vài tuần đến vài tháng, khởi phát ở một người có nền tảng hoạt động chức năng bình thường Những rối loạn này có khuynh hướng tái phát và thường theo chu kì [8]

Khí sắc có thể bình thường, hưng phấn hoặc trầm cảm Về mặt lâm sàng, người ta quan tâm tới những rối loạn trầm cảm nhiều hơn, vì các rối loạn này bệnh sinh phức tạp hơn và điều trị khó hơn so với rối loạn hưng cảm Người bình thường trải nghiệm một giới hạn rộng về khí sắc và có một tỉ số quân bình lập lại các biểu iện cảm xúc; họ cảm thấy ít nhiều trong việc kiểm soát khí sắc và cảm xúc bản thân Trong rối loạn khí sắc, cảm giác về sự kiểm soát bị mất và đây là trải nghiệm chủ quan gây ra sự khó chịu đáng kể [8]

2.1.2 Khái niệm trầm cảm

Trầm cảm là hiện tượng ức chế của các quá trình hoạt động tâm thần với bệnh cảnh lâm sàng gồm các triệu chứng thường gặp như: nét mặt buồn rầu, ủ rũ, mau mệt mỏi, không muốn làm việc, mất hoặc giảm mọi quan tâm thích thú ngay cả những

Trang 20

mình Quá trình suy nghĩ chậm chạp, ý tưởng nghèo nàn, tự cho mình có tội, bi quan về tương lai Một số trường hợp trầm cảm nặng, bệnh nhân có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát [9] Trong trầm cảm thường có các triệu chứng của cơ thể như mất ngủ( thường là mất ngủ cuối giấc, thức dậy sớm), hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh, đau mỏi xương cơ khớp, sút cân, giảm hoạt động tình dục [10] Bệnh nhân thường có hội chứng lo âu và những cảm giác căng thẳng bất an, sợ hãi [11] …

2.1.3 Lịch sử bệnh trầm cảm

Những rối loạn trầm cảm đã có kể từ khi con người biết viết lịch sử [12] Trong kinh thánh, vua David cũng như vua Job cũng mắc phải căn bệnh này Thuật ngữ trầm cảm hay trầm uất cũng được Hyppocrate dùng trong học thuyết thể dịch của ông [13].Đến thể kỷ thứ XVIII, Pinel mô tả trầm uất là một trong 4 loại loạn thần [14] Sau đó Esquirol tách ra từ các bệnh loạn thần bộ phận trầm cảm mà ông gọi là lypemanie ( cơn buồn rầu) [15], đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố bệnh nguyên, bác bỏ thuyết thể dịch Không những thế trầm cảm còn được các nhà văn hóa, nghệ thuật đưa vào các tác phẩm văn học, nghệ thuật trong hàng trăm năm

Đến thế kỷ thứ XIX, trầm cảm được xem là một sự yếu đuối về cá tính do di truyền.Từ giữa sau thế kỷ XIX, người ta đã mô tả lâm sàng rõ ràng hơn trong các bệnh: Loạn thần hai thể ( Bailarger,1854), loạn thần tuần hoàn (Falret J.P, 1854) và loạn thần hưng trầm cảm ( Kraepenlin, 1899).n Nhưng mãi đến giữa năm 1970 thuật ngữ MDD ( Major Depressive Disorder ) được đưa ra bởi một nhóm bác sĩ lâm sàng Hoa Kỳ vào giữa những năm 1970 [16] Từ đó trầm cảm đã trở thành một căn bệnh len lỏi trong suốt quá trình hình thành và phát triển của xã hội hiện đại

2.1.4 Dịch tễ học

Rối loạn trầm cảm là rối loạn phổ biến và mãn tính, điều trị Hiệu quả thì khó và đắt đỏ, giá cả vượt trội hơn so với một số bệnh mãn tính khác như đái tháo đường hay tăng huyết áp [17], hơn một nửa số bệnh nhân trải qua điều trị lần thứ nhất thì cũng trải qua lần thứ hai [18], điều này sẽ làm cho bệnh nhân mất việc làm, cản trở quan hệ cá nhân, lạm dụng thuốc, tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ và ước lượng trầm cảm là nguyên nhân dẫn đầu mất khả năng hoạt động được tính toán bởi YLDs chiếm tỉ lệ 12% của tất cả căn nguyên gây mất khả năng lao động [19]

Trang 21

2.1.4.1 Tỉ lệ mắc bệnh

Đây là rối loạn thường gặp với khoảng 15% người lớn trong dân số chung có ít nhất một cơn trầm cảm chủ yếu trong giai doạn nào đó của cuộc sống, có thể đạt đến 25% ở nữ giới [20] Tỉ lệ mắc mới của rối loạn trầm cảm là 10% tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và 15% khoa nội tổng quát nội trú [21]

2.1.4.2 Tuổi phát bệnh

Trầm cảm có thể bắt đầu ở bất kỳ độ tuổi nào từ trẻ em cho đến người già, ước tính khoảng 50% bệnh nhân khởi phát trong lứa tuổi từ 2 -50 tuổi [20] Ở người già tỉ lệ trầm cảm và loạn khí sắc từ khoảng 5 – 10% , khi so với trẻ em và trẻ vị thành niên trong cộng đồng bị trầm cảm có tỉ lệ là 2 -6% [22], theo một báo cáo của trung tâm thông tin sức khỏe thanh thiếu niên quốc gia Mỹ hơn 25% thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi trầm cảm mức độ nhẹ, nguy cơ tự sát ở nhóm này cũng cao hơn so với cộng đồng [22] Trong khi ở người già trầm cảm thường song hành cũng các bệnh mãn tính khác nên thường không được đánh giá đúng mực nên chỉ có khoảng 70% bệnh nhân tìm đến điều trị nhưng chỉ 10% được điều trị đầy đủ [21]

2.1.4.3 Giới tính

Nhiều nghiên cứu về dịch tễ học, không phụ thuộc vào đất nước hay nền văn hóa, tỉ lệ trầm cảm ở nữ cao gấp 2 lần so với nam giới, khoảng 70% [23] Phụ nữ thu nhập thấp có nguy cơ trầm cảm cao hơn các phụ nữ ở nhóm khác, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hơn phụ nữ bình thường [24] [23] Phụ nữ mới sinh có nguy cơ trầm cảm từ 13- 16%, khoảng 80% phụ nữ sau sinh trải nghiệm sự buồn chán, nhưng chỉ có 10 -15% có triệu chứng nghiêm trọng [20] Nguyên nhân của sự khác biệt này được giả thiết có liên quan đến sự khác biệt về hormon, ảnh hưởng của việc sinh sản, khác biệt về các chấn thương tâm lý xã hội

Trang 22

Hình 2.1 Nữ giới có tỉ lệ mắc trầm cảm cao gấp 2 lần nam giới [25]

2.1.4.4 Tình trạng kinh tế xã hội

Tuy chưa có các nghiên cứu cụ thể nào xác định mối tương quan giữa tình trạng kinh tế xã hội với các rối loạn trầm cảm nặng, nhưng các rối loạn thường gặp ở vùng nông thôn hơn thành thị, ở các nước phát triển cao hơn [26] Năm 1961, E Moller cho rằng tỉ lệ rối loạn trầm cảm nói chung là 6% - 7% dân số và tỉ lệ trầm cảm điển hình chỉ là 1%

2.1.4.5 Tình trạng hôn nhân

Các rối loạn trầm cảm nặng cao đáng kể ở những người có mội quan hệ xã hội kém, li di, góa bụa [27]

2.1.5 Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trầm cảm, nhưng tập trung ở 5 nhóm nguyên nhân chính

❖ Yếu tố di truyền

Các giả thuyết hiện đại căn cứ vào gen di truyền ( thể hiện trong các nghiên cứu gen di truyền) và rối loạn cơ thể đáp ứng thần kinh Vai trò quan trọng của gen di truyền trong bệnh rối loạn cảm xúc là không thể bàn cải được [28] và nó được thể hiện qua các nghiên cứu về gia đinh, về con nuôi, nghiên cứu về trẻ sinh đôi và nghiên cứu về phân tử Một nghiên cứu của người Thụy điển cho rằng những cá thể khác nhau thì có gen di truyền khác nhau, khoảng 40% ở giới nữ và 30% ở nam giới liên quan đến yếu tố di truyền

Trang 23

_Nghiên cứu gia đình: Đối với người thân có quan hệ bậc một với bệnh nhân

trầm cảm chủ yếu, tỉ lệ mắc rối loạn trầm cảm cao từ 2 đến 3 lần và rối loạn lưỡng cực 1 cao gấp 1.5 đến 2.5 lần so với dân số chung Khả năng mắc bệnh giảm dần theo độ xa của mức độ quan hệ Trẻ em có bố mẹ bị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực có nguy cơ mắc bệnh rất cao (15% - 25%)

_Nghiên cứu con nuôi: Hai trong ba nghiên cứu con nuôi cho thấy yếu tố di

truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong rối loạn trầm cảm chủ yếu Trẻ sinh học của cha mẹ bị rối loạn trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh cao, thậm chí khi chúng được nhận nuôi bởi cha mẹ không mắc bệnh Cha mẹ sinh học của trẻ bệnh được cho làm con nuôi có tỉ lệ mắc bệnh tương tự cha mẹ sinh học của trẻ bệnh được nuôi bởi chính họ Tần suất mắc bệnh của cha mẹ nuôi tương tự trong dân số chung

_ Nghiên cứu sinh đôi: tỷ lệ bị bệnh cao ở trẻ em sinh đôi cùng trứng (69%) so với trẻ sinh đôi khác trứng (13%) cho bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực (Mc.Guffin 1984) và 40% so với 11% cho rối loạn cảm xúc đơn cực (Goodwin và Guze)

_ Nghiên cứu về phân tử: người ta cố gắng xác định được gien gây bệnh rối loạn

cảm xúc lưỡng cực nhưng cơ chế chuyển gen đơn giản thì không thể giải thích gen (một hay nhiều gen).Những nghiên cứu đã tập trung trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể XI và nhiễm sắc thể X Người ta cố gắng giải thích mối liên quan này với các kiểu chuyển gen của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

❖ Yếu tố sinh học

Nhiều nghiên cứu cho thấy bất thường về sự chuyển hóa của các amin sinh học, như acid 5- hydroxyindoleacetic (5-HIAA), acid homovanillic (HVA) và 3-methoxy-4- hydroxyphenylglycol (MHPG) trong máu, nước tiểu và dịch não tủy của bệnh nhân có rối loạn trầm cảm chủ yếu

Rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não như Sertonin, Noradrenali thường dẫn đến trầm cảm nặng, có thể có ý tưởng và hành vi tự sát, kèm theo các rối loạn loạn thần như hoang tưởng bị tội, ảo thanh sai khiến tự sát, Đây là các rối loạn trầm cảm khó điều trị và thường dễ tái phát [29]

• Các giả thuyết về monoamin

Trang 24

Theo giả thuyết này, người ta thấy có tổn thương đa dạng nhiều hệ thống dẫn truyền thần kinh ở các vùng khác nhau của não, các tổn thương này là nguyên nhân gây ra các rối loạn trầm cảm Giả thuyết về monoamin có nguồn gốc từ sự quan sát reserpine, chất làm giảm monoamin của não, gây ra các rối loạn trầm cảm, biểu hiện bằng sự thay đổi thụ cảm thể đặc biệt và thay đổi các thụ cảm thể nói chung

Với hiệu quả đáng kể của các thuốc thuộc nhóm ức chế tái hấp thu serotonine chọn lọc (fluoxetine) trên bệnh nhân trầm cảm đã chứng tỏ mối liên kết của chất dẫn truyền thần kinh này với trầm cảm Bên cạnh những kết luận về tính hiệu quả của nhóm SSRIs và các thuốc chống trầm cảm tác động trên serotonine, những dữ liệu khác chỉ ra rằng serotonin liên quan đến sinh bệnh lý của trầm cảm Sự suy giảm serotonine có thể thúc đẩy các triệu chứng trầm cảm và trên một số bệnh nhân có những xung động tự sát được ghi nhận thấy nồng độ thấp các chất chuyển hóa của serotonine trong dịch não tủy và vị trí tái hấp thu serotonine trên bề mặt tiểu cầu

• Giả thuyết về nor-epinephrine

Các nghiên cứu khoa học cơ bản đưa ra kết luận về vai trò trực tiếp của hệ thống noradrenaline trong rối loạn trầm cảm dựa vào mối tương quan giữa sự giảm điều hòa của các thụ thể ß-adrenergic và đáp ứng về mặt lâm sàng của thuốc chống trầm cảm Các bằng chứng cũng cho thấy khi hoạt hóa các thụ thể ß2-adrenergic tiền tiếp hợp sẽ làm giảm lượng norepinephrine phóng thích Các thụ thể ß2-adrenergic tiền tiếp hợp cũng có tại các tế bào thần kinh tạo serotonine và điều hòa lượng serotonine phóng thích Những thuốc chống trầm cảm có tác dụng noradrenaline (imipramine, venlafaxine) làm ức chế sự tái hấp thu norepinephrine ở tế bào tiền tiếp hợp, do đó làm tăng lượng norepinephrine ở khe Điều này củng cố thêm vai trò của norepinephrine trong sinh lý bệnh của tối thiểu một vài triệu chứng trầm cảm

• Giả thuyết về dopaminergic

Mặc dù norepinephrine và serotonine là hai amin quan trọng có liên quan đến sinh bệnh lý của trầm cảm, dopamine cũng được cho là có vai trò Một số công trình cho thấy hoạt động của dopamine tăng trong hưng cảm và giảm trong trầm cảm Một số nghiên cứu vai trò của dopamin trong rối loạn trầm cảm đã chỉ ra mối liên quan

Trang 25

giữa tổn thương các nhân thần kinh (ví dụ như bệnh Parkinson) với rối loạn trầm cảm và được thể hiện:

+Mất chức năng của dopamin có thể là nguyên nhân mất chức năng serotoninergic

+ Một số thuốc tăng dẫn truyền thần kinh dopaminergic thúc đẩy sự xuất hiện của một số cơn rối loạn hưng cảm, qua đó cho thấy vai trò của dopamin trong bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực (giảm dopamin trong rối loạn trầm cảm và tăng dopamin trong rối loạn hưng cảm)

❖ Điều hòa nội tiết thần kinh • Trục tuyến thượng thận

Mối liên quan giữa sự tăng tiết cortisol và trầm cảm là một trong những ghi nhận từ lâu trong sinh học tâm thần Những nghiên cứu cơ bản và lâm sàng về mối tương quan này đã đưa ra kết luận về cách phóng thích cortisol được điều hòa trên người bình thường và trầm cảm Khoảng 50% bệnh nhân trầm cảm có nồng độ cortisol tăng cao Tế bào thần kinh tại nhân quanh não thất kích thính sự phóng thích hormon giải phóng hormon hướng vỏ thượng thận (CRH) Tiếp đó, CRH kích thích sự phóng thích hormon hướng vỏ thượng thận (ACTH) ở tuyến yên trước ACTH đồng phóng thích với ß-endorphin và ßlipotropin, hai acid amine này và ACTH được tổng hợp từ cùng một protein tiền chất ACTH đến lượt kích thích sự phóng thích cortisol ở vỏ thượng thận Cơ chế phản hồi cortisol tác động trên vòng phóng thích qua ít nhất 2 cơ chế Cơ chế phản hồi nhanh, nhạy cảm với sự tăng nồng độ cortisol, hoạt động thông qua thụ thể cortisol tại vùng hải mã và làm giảm sự phóng thích ACTH Cơ chế phản hồi chậm, nhạy cảm với nồng độ cortisol hằng định, hoạt động thông qua thụ thể tuyến yên và thượng thận

• Trục tuyến giáp

Khoảng 5-10% bệnh nhân trầm cảm được ghi nhận có bất thường về tuyến giáp Do đó, một trong các xét nghiệm thường được chỉ định trên bệnh nhân trầm cảm là khảo sát tình trạng tuyến giáp Khoảng 1/3 bệnh nhân trầm cảm nặng mặc dù có các xét nghiệm về trục tuyến giáp bình thường vẫn thấy có sự giảm phóng thích hormon kích thích tuyến giáp (TSH) sau khi tiêm hormon giải phóng hormon hướng tuyến

Trang 26

thần khác, tuy nhiên, hiệu quả của nghiệm pháp còn giới hạn Hơn nữa, kết quả nghiệm pháp TRH được ứng dụng để phân thể trầm cảm đang là vấn đề tranh cãi

• Hormon tăng trưởng

Một số nghiên cứu cho thấy sự khác biệt thống kê giữa bệnh nhân trầm cảm và nhóm chứng trong việc điều hòa sự phóng thích hormon tăng trưởng Bệnh nhân trầm cảm biểu hiện sự giảm kích thích việc phóng thích hormon tăng trưởng liên quan đến giấc ngủ Bất thường về giấc ngủ là triệu chứng thường gặp của trầm cảm, những dấu ấn nội tiết thần kinh liên quan đến giấc ngủ đang là hướng nghiên cứu mới Nghiên cứu cũng ghi nhận bệnh nhân trầm cảm biểu hiện sự giảm đáp ứng với clonidine

(Catapres), chất gây tăng sự chế tiết hormon tăng trưởng • Cấu trúc não bộ

Cả triệu chứng bệnh và kết quả nghiên cứu sinh học hỗ trợ cho giả thuyết rối loạn khí sắc liên quan đến bệnh học của hệ viền, hạch nền và vùng hạ đồi Bệnh nhân mắc bệnh lý hệ thần kinh liên quan đến hạch nền và hệ viền (đặc biệt những tổn thương trên bán cầu không ưu thế) có khả năng biểu hiện triệu chứng trầm cảm Hệ viền và hạch nền có mối liên kết mật thiết và hệ viền gần như đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra cảm xúc Những thay đổi trên bệnh nhân trầm cảm về giấc ngủ, cảm giác thèm ăn, hành vi tình dục và thay đổi sinh học về nội tiết, miễn dịch và nhịp sinh học gợi ý sự bất thường của vùng hạ đồi Những triệu chứng tư thế cúi người, chạm chạp và khiếm khuyết nhận thức nhẹ gần giống triệu chứng của các rối loạn về hạch nền, như bệnh Parkinson và sa sút tâm thần dưới vỏ

❖ Yếu tố tâm lý xã hội • Sang chấn tâm lý

Đây là nguyên nhân thường gặp gây trầm cảm Sang chấn tâm lý hay còn gọi là stress có thể đến từ bên ngoài cơ thể như những mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè, công việc hoặc stress cũng có thể đến từ bên trong cơ thể như bị các bệnh nặng, nan y (HIV-AIDS, ung thư ) Các sang chấn tâm lý được quan sát thấy thường xảy ra trước đợt bệnh đầu tiên hơn là các đợt sau, điều này được lý giải là do các sang chấn đi kèm với giai đoạn bệnh đầu tiên dẫn đến sự thay đổi lâu dài trong sinh học não bộ Những thay đổi lâu dài này có thể gây ra sự biến đổi về tình trạng chức năng của hệ thống chất dẫn truyền thần kinh và tín hiệu thần kinh nội tại, thay đổi này thậm chí

Trang 27

bao gồm cả sự mất tế bào thần kinh và sự suy giảm đáng kể của sự dẫn truyền tại khe tiếp hợp Kết quả là, một người có nguy cơ cao cho các đợt bệnh tiếp theo ngay cả khi không trải nghiệm các sang chấn Một vài nhà lâm sàng tin rằng các sang chấn trong cuộc sống đóng vai trò tiên phát và chủ đạo trong rối loạn trầm cảm, số khác gợi ý rằng các sang chấn chỉ có vai trò hạn chế trong sự khởi phát và thời gian của rối loạn Một số dữ liệu cho thấy các sang chấn tâm lý như mất cha mẹ trước 11 tuổi, mất chồng hoặc vợ, thất nghiệp hầu như thường kết hợp với sự khởi phát của rối loạn trầm cảm

• Yếu tố nhân cách

Không có loại nhân cách đơn độc nào tiên đoán được một người có thể mắc trầm cảm Nhìn chung, người trưởng thành với bất kì kiểu mẫu nhân cách nào cũng có thể khởi phát trầm cảm dưới những tình huống phù hợp Một người với những rối loạn nhân cách cụ thể như ám ảnh cưỡng chế, diễn kịch và ranh giới, có thể có nguy cơ bệnh trầm cảm cao hơn các rối loạn nhân cách chống đối xã hội và hoang tưởng Người có rối loạn nhân cách chống đối xã hội và hoang tưởng có thể sử dụng cơ chế phóng chiếu và những cơ chế phòng vệ bên ngoài khác để bảo vệ bản thân khỏi những

biến động nội tâm

❖ Bệnh thụ thể ở não

Như chấn thương sọ não, viêm não, u não Những rối loạn và tổn thương cấu trúc não này làm giảm ngưỡng chịu đựng stress của cơ thể, chỉ cần một stress nhỏ cũng có thể gây ra các rối loạn cảm xúc, đặc biệt là trầm cảm Xác định được chính xác và điều trị triệt để nguyên nhân thì có thể điều trị khỏi trạng thái trầm cảm

Trang 28

Hình 2.2 Biểu đồ Vein mô tả các đặc điểm lâm sàng của các rối loạn tương ứng [30]

❖ Sử dụng các chất gây nghiện hoặc các chất tác động tâm thần

Như Heroin, Amphetamin (thuốc lắc), rượu, thuốc lá Đặc điểm chung của các chất này là giai đoạn đầu thường gây kích thích, sảng khoái, hưng phấn nhưng sau đó thường rơi vào trạng thái trầm cảm, mệt mỏi, uể oải, giảm sút và ức chế các hoạt động tâm thần (giai đoạn ức chế) Như vậy cứ tưởng rằng khi buồn có thể giải sầu bằng rượu nhưng thực ra càng uống rượu vào lại càng buồn, càng trầm cảm nhiều hơn Theo Polit, D;& Martinez (2001), chỉ ra rằng, những người phụ nữ có nguy cơ trầm cảm cao thì khả năng lạm dụng chất cao, còn những người phụ nữ có lạm dụng chất thì có nguy cơ trầm cảm cao

2.1.6 Đặc điểm lâm sàng

2.1.6.1 Triệu chứng của trầm cảm

Nghiên cứu cho thấy ở các bệnh nhân trầm cảm có tần suất mất ngủ tăng cao (73,9%), sau đó là các than phiền về bệnh soma ( 34,3%), các rối loạn ăn uống ( 33,81%) và buồn bã (33,3%), ảo giác và rối loạn nhân cách xảy ra ở 14,0% và 12,6 % trường hợp, ít xảy ra hơn nhiều so với các nghiên cứu trước đó [31] Thứ tự tần suất của các triệu chứng này không phù hợp với các mô tả tiêu chuẩn của bệnh trầm cảm với ba loại của các triệu chứng phổ biến: tâm trạng xấu, giảm các hoạt động tâm thần vận động và gián đoạn các chức năng bản năng với các yếu tố khác liên quan đến giấc ngủ, sự thèm ăn và ham muốn tình dục [2] Ngoài ra, các kết quả còn cho thấy các

Trang 29

triệu chứng như ý tưởng mê sảng không còn là khía cạnh phổ biến của bệnh trầm cảm mà suy nghĩ tự tử đã xuất hiện và gia tăng nhiều hơn so với các nghiên cứu trước đây

Hình 2.3: Tần suất các triệu chứng trầm cảm gặp phải [31]

❖ Triệu chứng điển hình của các rối loạn trầm cảm

1 Cảm xúc trầm cảm: chiếm khoảng 90% các trường hợp, người bệnh than phiền mình cảm thấy buồn, chán nản, trống rỗng, vô vọng hoặc “không còn tha thiết điều gì nữa” Bác sĩ sẽ thấy qua các thay đổi của bệnh nhân về dáng điệu, ngôn ngữ, y phục cùng với các lời kể của bệnh nhân về bản thân Một số bệnh nhân nói rằng họ không thể khóc trong khi những người khác lại có những cơn khóc lóc vô cớ Một số ít bệnh nhân không thấy có triệu chứng cảm xúc trầm cảm thường được gọi dưới tên trầm cảm ẩn Ở các bệnh nhân này, người chung quanh ghi nhận có tình trạng thu rút khỏi xã hội và hoạt động giảm Ở trẻ em thường xuất hiện tình trạng cáu kỉnh, bực bội

2 Mất hứng thú: gặp trong hầu hết các bệnh nhân Bệnh nhân hoặc người nhà khai là người bệnh hình như không còn tha thiết với bất kì hình thức hoạt động nào mà trước đó bệnh nhân rất thích như hoạt động tình dục, sở thích, hoặc các công việc hằng ngày

3 Ăn mất ngon: khoảng 70% bệnh nhân có triệu chứng này và kèm theo sụt cân, chỉ có một số ít bệnh nhân có cảm giác thèm ăn và thường thích ăn một số thức ăn đặc biệt như đồ ngọt [31]

Trang 30

4 Rối loạn giấc ngủ: khoảng 80% bệnh nhân than phiền mình có một loại rối loạn nào đó của giấc ngủ, loại thường gặp và gây khó chịu nhất là thức dậy sớm vào buổi sáng, thường khoảng 4 -5 giờ sáng và các triệu chứng trầm cảm ở thời điểm này là trầm trọng nhất Ngược lại các bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ thường kèm theo lo âu Triệu chứng này thường kèm với chứng nghiền ngẫm lại các dữ kiện trong cuộc sống Vài bệnh nhân lại than phiền ngủ nhiều thay vì mất ngủ và triệu chứng này thường kèm theo triệu chứng ăn nhiều

5 Rối loạn tâm thần vận động: khoảng 50% bệnh nhân trầm cảm hành vi trở nên chậm chạp, trì trệ Ở các bệnh nhân này còn biểu lộ sự chậm chạp trong suy nghĩ, lời nói, các cử động cơ thể Hỏi một lúc mới trả lời, trả lời câu hỏi với giọng đều đều chậm và nghèo nàn, mắt nhìn xa xăm, cử động chậm chạp làm đôi khi người ta tưởng nhầm với hội chứng căng trương lực Khoảng 75% bệnh nhân nữ và 50% bệnh nhân nam có kèm theo lo âu biểu hiện với các triệu chứng kích động tâm thần vận động như hay đi tới đi lui, không thể ngồi yên một chỗ

6 Mất sinh lực: gặp ở hầu hết các bệnh nhân với các biểu hiện mệt mỏi, cảm thấy không còn sức mặc dù không làm gì nhiều, nhiều bệnh nhân mô tả cảm giác cạn kiệt sức lực Một số bệnh nhân biểu hiện tình trạng cảm xúc và sức khoẻ tồi tệ vào sáng sớm và sau đó dần khá hơn

7 Mặc cảm tự ti và ý tưởng bị tội: hơn 50% bệnh nhân tự đánh giá thấp bản thân, thường tự trách mình và khuyếch đại các lỗi lầm nhỏ nhặt của mình Nặng hơn có thể đi đến hoang tưởng hoặc thậm chí có cả ảo giác Một số bệnh nhân cảm thấy xấu hổ hoặc bẽ mặt

8 Thiếu quyết đoán và tập trung giảm: khoảng 50% bệnh nhân than phiền suy nghĩ của mình quá chậm Họ cảm thấy không thể suy nghĩ như trước đây, có lúc họ bận rộn hoàn toàn với các ý nghĩ xuất phát từ nội tâm Tập trung kém và rất đãng trí, họ thường than phiền trí nhớ kém hoặc không thể tập trung để đọc báo hoặc xem ti vi Ứng xử trở nên lúng túng do họ không thể đưa ra các quyết định Các trường hợp nặng có thể có tình trạng sa sút giả đặc biệt là ở người già Khác với sa sút là các triệu chứng hồi phục nếu điều trị trầm cảm

Trang 31

9 Ý tưởng tự sát: nhiều bệnh nhân cứ nghĩ đi nghĩ lại về cái chết Từ chỉ là cảm giác chung quanh sẽ tốt hơn nếu không có mình đến việc lập ra kế hoạch tự sát 1% bệnh nhân trầm cảm tự sát trong vòng 12 tháng kể từ khi phát bệnh, với các trường hợp tái diễn 15% chết do tự sát Nguy cơ tự sát gặp trong tất cả các giai đoạn của bệnh nhưng cao nhất là ngay lúc mới bắt đầu điều trị và khoảng từ 6 -9 tháng sau khi các triệu chứng cơ thể đã hết

10 Lo âu: phần lớn bệnh nhân có biểu hiện lo âu, đó là các triệu chứng căng thẳng nội tâm, lo sợ, đánh trống ngực, mạch nhanh, cồn cào bao tử Thường các triệu chứng lo âu và trầm cảm đi kèm và đôi khi rất khó phân biệt bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm hay rối loạn lo âu

11 Triệu chứng cơ thể: ngoài các triệu chứng thực vật cổ điển của trầm cảm như mất ngủ, ăn ít, mất sinh lực, giảm tình dục, hành vi kích động hoặc chậm chạp thì bệnh nhân còn có một số triệu chứng cơ thể đi kèm Đó là đau đầu, đau lưng, chuột rút, buồn nôn, nôn, táo bón, thở nhanh, thở sâu, đau ngực Chính các triệu chứng này làm bệnh nhân trầm cảm đến các cơ sở đa khoa thay vì tâm thần

12 Loạn thần: đó là các triệu chứng ảo giác và hoang tưởng Các triệu chứng ảo giác và hoang tưởng có thể cùng nội dung phù hợp với trầm cảm hoặc không phù hợp với trầm cảm Các bệnh nhân trầm cảm có biểu hiện loạn thần thường khó đáp ứng với điều trị và cũng dễ tái phát hơn

2.1.6.2 Trầm cảm theo giai đoạn phát triển

1/ Trẻ em và trẻ vị thành niên: Nỗi sợ đi học và sự lệ thuộc vào cha mẹ quá mức có thể là các triệu chứng của trầm cảm ở trẻ nhỏ Kết quả học tập kém, nghiện chất, hành vi chống đối xã hội, sự hỗn tạp về tình dục, trốn học và bỏ nhà đi có thể là triệu chứng của trầm cảm ở trẻ vị thành niên

2/ Người lớn tuổi: Trầm cảm thường gặp ở người lớn tuổi so với trong dân số chung Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc bệnh dao động từ 25% đến 50% Theo một số nghiên cứu, trầm cảm ở người lớn tuổi có thể có mối liên quan với tình trạng kinh tế xã hội thấp, góa bụa, bệnh lý thực thể hiện tại và sự cô lập xã hội Trầm cảm ở người lớn tuổi thường bị bỏ sót bởi các bác sĩ nội khoa và khó điều trị Chẩn đoán bị

Trang 32

bỏ sót do các than phiền về cơ thể trên người lớn tuổi nhiều hơn người trẻ tuổi Hơn thế, tuổi tác có thể ảnh hưởng và làm cho họ chấp nhận nhiều triệu chứng trầm cảm hơn bình thường

3/ Trầm cảm sau sinh: Nhiều sản phụ trải nghiệm các triệu chứng về cảm xúc trong suốt giai đoạn hậu sản, từ 4 đến 6 tuần sau sinh Hầu hết sản phụ này khai các triệu chứng tương ứng với trạng thái buồn sau sinh ( Baby Blues); đây là một rối loạn khí sắc thoáng qua đặc trưng bởi cảm xúc không ổn định, buồn bã, sợ hãi, lú lẫn chủ quan và khóc nhiều Những cảm xúc này kéo dài vài ngày, liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormon nhanh, những mệt mỏi đã trải nghiệm, và sự nhận thức tăng dần về trách nhiệm của người mẹ Rối loạn này không cần điều trị, nhưng nếu triệu chứng kéo dài trên 2 tuần, rồi loạn trầm cảm sau sinh phải được cân nhắc

Rối loạn trầm cảm sau sinh được đặc trưng bởi khí sắc trầm, lo lắng quá mức, mất ngủ và thay đổi về cân nặng Triệu chứng khởi phát trong vòng 12 tuần sau sinh Không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy trạng thái buồn sau sinh sẽ dẫn đến giai đoạn trầm cảm tiếp theo sau Một vài nghiên cứu ghi nhận giai đoạn trầm cảm sau sinh sẽ làm tăng nguy cơ trải nghiệm các giai đoạn trầm cảm chủ yếu Bên cạnh rối loạn cảu sản phụ, người cha cũng biểu hiện hội chứng tương tự, đặc trưng bởi khí sắc thay đổi trong suốt thời gian vợ mang thai và khi đứa con ra đời Người cha chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: gánh vác trách nhiệm mới, giảm đáp ứng về nhu cầu tình dục, bị sao lãng bởi người bạn đời và niềm tin rằng đứa trẻ sẽ là áp lực lớn cho cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc

4 /Trầm cảm do hậu Covid 19: Thách thức của Y Học Hiện Đại

Khởi phát từ cuối năm 2019 và kéo dài xuyên suốt trong những năm kế tiếp cho đến hiện tại 2022, đại dịch Covid 19 và những vấn đề liên quan vẫn đang là mối lo ngại không thể xem thường của nhân loại.Đỉnh điểm là số ca tử vọng và số người nhiễm trên toàn thế giới ngày một tăng, với sự phát triển nhanh chóng của ngành y học nhằm đáp ứng tình trạng khẩn cấp của đại dịch, vaxcin hay thuốc điều trị đã phần nào hạ nhiệt tình trạng dịch bệnh Nhưng song song đó, các biện pháp cách ly, phong tỏa, cùng với áp lực kinh tế, trong đại dịch là nguồn cơn cho các vấn đề về sức khỏe tâm thần hiện nay

Trang 33

Các nghiên cứu về hội chứng “ Covid kéo dài” hay “hậu Covid “ luôn là đề tài cũng như là các vấn đề mà nhân loại phải đối mặt trong thảm họa dịch bệnh Covid-19 [32] Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science, bệnh nhân mắc Covid 19 phải đối mặt với rủi ro cao mắc phải hội chứng não sương mù và trầm cảm, kể cả sau 1 năm nhiễm bệnh Qua đó có rất nhiều bằng chứng lâm sàng cũng như kết quả phân tích cho thấy, sau hơn 1 năm, những người sống sót sau Covid 19 có khả năng được chẩn đoán mắc bất kỳ rối loạn tâm thần kinh nào cao hơn 46% so với những người kiểm soát thời đại dịch [33] Chúng bao gồm trầm cảm,, suy nghĩ tự tử, lo lắng, rối loạn giấc ngủ, rối loạn sử dụng thuốc và suy giảm nhận thức thần kinh

2.1.6.3 Tiêu chuẩn phân loại và đánh giá trầm cảm

Hiện nay, trong tâm thần học, công tác chẩn đoán rối loạn trầm cảm căn cứ vào hai hệ thống chẩn đoán, đó là hệ thống chẩn đoán trong Bảng phân loại bệnh quốc tế (icd-10) và hệ thống chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (DSM-IV)

❖ Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm theo ICD-10

Những năm gần đây, công tác chẩn đoán bệnh trầm cảm ở nước ta được tiến

hành dựa trên các nguyên tắc chẩn đoán trong Bảng Phân loại Bệnh Quốc tế

(ICD-10) Các tiêu chuẩn này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố vào năm 1992, có giá trị lâm sàng trong quá trình chẩn đoán bệnh trầm cảm ở mức độ nhẹ – vừa – nặng và hiện đang được ứng dụng trong nhiều nghiên cứu cộng đồng

❖ Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm nặng theo DSM-IV

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm nặng DSM-IV, bệnh nhân cần có ít nhất 5/9 triệu chứng (được đề cập dưới đây) xuất hiện cùng lúc trong giai đoạn 2 tuần và thể hiện một sự thay đổi chức năng trước đó, đồng thời có tối thiểu 1 trong các triệu chứng hoặc của sự mất khoái cảm, mất quan tâm hoặc của khí sắc trầm [8]

❖ Thang đánh giá trầm cảm Beck Depression Inventory (BDI)- phụ lục A.1

Thang đánh giá Beck Depression Inventory (BDI) được nghiên cứu tạo ra bởi Aaron T.Beck cùng các cộng sự của ông, chúng được công bố cụ thể vào năm 1961

Trang 34

hành vi của con người Sau đó, các chuyên gia đã rút gọn thành 13 câu hỏi và đuợc áp dụng vào năm 1972 và cho đến năm 1978 thì sửa đổi thành BDI-II và được xuất bản Tính đến thời điểm hiện tại thì thang đánh giá này vẫn được đánh giá cao về mức độ chính xác và được sử dụng phổ biến trong quá trình chẩn đoán trầm cảm Hiện nay, thang đánh giá Beck (BDI) có tất cả 3 phiên bản như sau:

• Bảng đánh giá BDI gốc được giới thiệu vào năm 1961

• Bảng đánh giá BDI – 1A (là phiên bản điểu chỉnh của bản BDI gốc) được công bố vào năm 1978

• Bảng đánh giá BDI-II (được thiết kế dành cho đối tượng từ 13 tuổi trở lên) ra mắt vào năm 1966

Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu đánh giá thang BDI-II (phiên bản năm 1978) [34]

Quốc gia

Mẫu nghiên cứu

Số lượng nghiên

cứu

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Hệ số Cronbach ‘s

Trang 35

Được ra đời từ năm 1960, thang đánh giá bệnh trầm cảm Hamilton Depression thường được viết tắc theo chữ cái đầu trong tiếng Anh thành HAM-D (tức Hamilton Depression hoặc Hamilton Depression Rating Scale)

Đây là một trong những công cụ đo lường mức độ trầm cảm chung hàng đầu hiện nay Thang đo này thường do bác sĩ tâm thần hướng dẫn (bệnh nhân) thực hiện và vẫn luôn được xem là những tiêu chuẩn vàng trong công tác chẩn đoán căn bệnh trầm cảm

Thang đo Hamilton Depression gồm 17 đề mục Mỗi đề mục đại diện cho những triệu chứng khác nhau của rối loạn trầm cảm Người bệnh sẽ mất khoảng 20 – 30 phút để hoàn thành bài kiểm tra này Điểm tổng kết của tất cả đề mục có thể phản ánh mức độ trầm cảm của người thực hiện

❖ Thang đánh giá Centre for Epidemiological Studies – Depression Scale (CES-D)

Thang đánh giá Centre for Epidemiological Studies – Depression Scale (CES-D) là một bộ câu hỏi ngắn gọn giúp hỗ trợ các chuyên gia đánh giá triệu chứng trầm cảm cho cộng đồng

Thang đo này đã được thử nghiệm trong nhiều cuộc điều tra phỏng vấn hộ gia đình cũng như ứng dụng trong một số nghiên cứu tâm thần học Trải qua quá trình kiểm chứng chặt chẽ, thang đánh giá Centre for Epidemiological Studies – Depression Scale được công nhận là mang tính cụ thể và có độ chính xác cao

Các đề mục của thang đo được thiết lập nhờ vào hệ thống biểu mẫu tự điền Vì vậy, công cụ hữu ích này sở hữu tính hợp lệ, độ tin cậy và sự đồng nhất cao với đặc điểm nhân khẩu học trong những thử nghiệm trên dân số chung

Tuy nhiên, nhược điểm của thang đánh giá này là nó không được sử dụng như một tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm lâm sàng, điểm cắt rối loạn trầm cảm để kiểm tra lâm sàng vẫn chưa được xác nhận Hơn nữa, chất lượng đánh giá vẫn còn phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng của người phỏng vấn cũng như trình độ nhận thức của cả bệnh nhân và người phỏng vấn

Trang 36

2.2 Thực trạng trầm cảm hiện nay

2.2.1 Tình hình rối loạn tâm thần trên thế giới

Sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân Có tới hơn 100 triệu người bị rối loạn sức khỏe tâm thần ở khu vực tây Thái Bình Dương Chỉ riêng rối loạn trầm cảm là nguyên nhân gây ra 5,73% gánh nặng bệnh tật tại khu vực này.Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe con người chỉ sau tim mạch trong năm 2020 [3]

Hình 2.4 Phân bố các ca mắc rối loạn trầm cảm theo khu vực trên thế giới [35]

Tổng số người ước tính sống với trầm cảm tăng 18,4% giữa 2005 và 2015 [36].Điều này phản ánh tổng thể tỷ lệ tăng số ca mắc trong các nhóm tuổi dân số Theo thống kê trên toàn cầu có khoảng 5% dân số mắc chứng rối loạn trầm cảm và ước tính đến 75% các ca rối loạn chức năng trầm cảm không được điều trị.Tầm nhìn chiến lược của WHO với kế hoạch hành động 2013 -2030 là 80% các quốc gia sẽ đầu tư, quan tâm nhiều hơn cho lĩnh vực tâm thần và tỉ lệ tự tử giảm 1/3 vào năm 2030 [37]

2.2.2 Thực trạng rối loạn trầm cảm tại Việt Nam và các nước trong khu vực

Cứ 40 giây lại có một vụ tự tử xảy ra trên thế giới và theo WHO, đây là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở những người trong độ tuổi từ 15 đến 29 [4] Trong báo cáo

Trang 37

mới nhất của KPMG nẳm 2021, Rối loạn trầm cảm nặng – gánh nặng của Đông Nam Á Dựa trên kết quả quan sát thu thập được trong năm 2021, tỷ lệ bệnh nhân MDSI trong số những bệnh nhân sống chung với MDD có thể cao tới 21% ở Đông Nam Á Đa số là thành viên của tầng lớp lao động trong độ tuổi từ 20 – 40 tuổi, trong đó phần lớn là nữ giới [38].Viêt Nam có tỷ lệ mắc và nhập viên vì MDSI cao nhất trong các quốc gia tại Đông Nam Á

Có tới 40.000 người Việt Nam tự tử do trầm cảm mỗi năm [5], tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh được báo cáo chỉ là 4,9% vào năm 2020 Báo cáo cũng chỉ ra rằng một thực trạng đáng báo động tại Việt Nam là sự thờ ơ, thiếu quan tâm đúng mực về các vấn đề trầm cảm và đặc biệt là sự thiếu hụt về kiến thức và cơ sở điều trị Hầu hết người bệnh không biết các triệu chứng mà mọi người biểu hiện có liên quan đến việc mắc bệnh trầm cảm Một khả năng khác là mọi người miễn cưỡng xác định là bị trầm cảm vì họ tin rằng căn bệnh này không thể chữa được Ngay cả khi bệnh nhân biết rằng mình bị trầm cảm và tích cực tìm kiếm sự giúp đỡ, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là họ biết phải tìm đến đâu để được điều trị, đặc biệt là khi sống bên ngoài các thành phố lớn Khi mọi người cố gắng tự tử, bác sĩ cấp cứu là người tiếp nhận đầu tiên, không có nhiều hiểu biết về MDSI do đó không thể đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp Khoản 60% bệnh nhân mắc MDSI cấp tính là nữ giới, đồng thời phụ nữ (đặc biệt là người trẻ dưới 30 tuổi) là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi MDSI ở Việt Nam [38]

Bảng 2.2 Thống kê tỷ lê mắc và nhập viện vì MDSI tại các nước ASEAN [38]

Quốc gia Tỷ lệ mắc MDSI cấp tính (% bệnh nhân mắc MDD)

MDSI - % nhập viện tại các cơ sở công và tư nhân

Trang 38

Việt Nam đã thực hiện những nỗ lực đáng kể để bổ sung trầm cảm vào Chương trình Mục tiêu Y tế Quốc Gia, với Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng (CMHC), kể từ năm 2011 Tuy nhiên chỉ 2% trong số những người ghi danh tham gia chương trình được điều trị trầm cảm

Bảng 2.3 Bảng xếp hạng các quốc gia Đông nam Á đang giải quyết nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần và bệnh trầm cảm trong khu vực [38]

Gánh nặng1 Ngân sách 2 Bảo hiểm 3 Chính sách4 Bác sĩ tâm thần5

2 Chi tiêu bình quân đầu người hàng năm cho các dịch vụ liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần (2017 -2020)

3 Tỷ lệ % chi phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần đủ điều kiện được chính phủ bồi hoàn (2017 -2020) 4 Chính sách về sứ khỏe tâm thần của chính phủ có đề cập đến các chương trình MDD

5 Số lượng bác sĩ tâm thần được đào tạo trên 100.000 dân ( 2017 -2020)

6 Mặc dù Malaysia không có chương trình hoàn trả quốc gia đối với các chi phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần, nhưng thay vào đó, quốc gia này áp dụng một cách tiếp cận khác trợ cấp nhiều cho chi phí tiền tự trả đối với tất cả bệnh nhân Malaysia tại các điểm phục vụ trong các cơ sở y tế công cộng, để từ đó họ chỉ phải trả các khoản phí điều trị danh nghĩa

Mặc dù UHC (Universal Health Coverage) đưa ra nhiều dự định hành động đáng ngưỡng mộ cùng các chương trình chuyển đổi khác trong lĩnh vực chăm sóc sức

Trang 39

khỏe của khu vực, các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Đông Nam Á thường xuyên bị thiếu hụt vốn, với mức phân bổ GDP khoảng 5% trở xuống (so với mục tiêu 10% do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đặt ra [39]

Hình 2.5 Dữ liệu thống kê các vấn đề trầm cảm Việt nam đang đối mặt [38]

2.3 Các phương pháp điều trị trầm cảm

Theo NICE mục đích của các phương pháp điều trị là phục hồi sức khỏe thông qua việc giảm các triệu chứng, phục hồi chức năng và về lâu dài là ngăn ngừa các tái phát Nếu có thể, mục tiêu chính của các biện pháp can thiệp hỗ trợ điều trị chính là giảm hoàn toàn các triệu chứng (thuyên giảm), cải thiện các chức năng của cơ thể tốt hơn và khả năng tái phát thấp hơn [40] Không phải lúc nào các liệu pháp cũng có thể đạt được sự thuyên giảm, nhưng thường có thể cải thiện các triệu chứng và hoạt động ở một mức độ quan trọng

Trang 40

2.3.1 Liệu pháp tâm lý

Tâm lý liệu pháp là một trong những phương pháp trị liệu có lịch sử lâu đời nhất Các lý thuyết và phương pháp điều trị tâm lý trầm cảm đã được phát triển trong gần 45 năm qua kể từ khi các nghiên cứu hiệu quả tiên phong về phương pháp tiếp cận nhận thức và hành vi [41] Dựa trên các kết quả, người ta ngày càng chú trọng đến cơ sở bằng chứng và sự thích ứng cụ thể của các phương pháp điều trị tâm lý cho những người bị trầm cảm Tuy nhiên với một loạt các can thiệp tâm lý và tâm lý xã hội đối với bệnh trầm cảm đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng của tình trạng này, với ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy các liệu pháp tâm lý có thể giúp bệnh nhân phục hồi trầm cảm trong thời gian dài hơn [42]

Hình 2.6 Tâm lý liệu pháp được sử dụng nhiều trong điều trị trầm cảm [41]

Liệu pháp tâm lý là cần thiết và không thể thiếu được áp dụng cho các trường hợp điểu trị bệnh nhân bị rối loạn tâm lý, đặc biệt là những rối loạn chức năng Đặc trưng của phương pháp là quá trình liên tục trong suốt giai đoạn khám và chữa bệnh, kể từ khi bệnh nhân tới phòng khám, điều trị nội trú tại các phòng bệnh, lúc ra viện và cả những lần khám sau khi ra viện Tác động tâm lý và hiệu quả điều trị phụ thuộc rất lớn vào tác động tổng hòa, cộng hưởng của các yếu tố từ môi trường điều trị, nhà trị liệu, tác động giữa bệnh nhân với bệnh nhân, cũng như bệnh nhân với các mối quan hệ gia đình và xã hội Cơ thể và tâm thần là một khối thống nhất, thường xuyên ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Dưa trên một số học thuyết: học thuyết về sinh lý thần kinh, học thuyết hành vi, học thuyết về stress của Seley cho thấy những tác động tâm lý (stress, lo lắng, sợ hãi ) gây ra những biến loạn về mặt cơ thể và ngược lại những thay đổi về mặt cơ thể gây ra những rối loạn về mặt tâm lý nhất định Theo đó, các hướng dẫn của ADAA, APA, NICE, … đều đề cập đến các tâm lý liệu pháp, một phần

Ngày đăng: 31/07/2024, 10:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN