1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Vật lý kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị phục hồi chức năng tuyến tụy và gan bị rối loạn ở người đái tháo đường type 2

226 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN THIÊN HẬU

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TUYẾN TỤY VÀ GAN BỊ RỐI LOẠN Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN THIÊN HẬU

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TUYẾN TỤY VÀ GAN BỊ RỐI LOẠN Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Chuyên ngành: Vật lý kỹ thuật Mã số chuyên ngành: 62520401

Phản biện độc lập: TS Nguyễn Thế ThườngPhản biện độc lập: TS BS Lê Minh Hoàng

Phản biện: PGS.TS Lê Vũ Tuấn Hùng Phản biện: PGS.TS Phạm Thị Thu Hiền Phản biện: PGS.TS Trần Thị Thu Hạnh

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1 PGS.TS TRẦN MINH THÁI 2 PGS.TS CẨN VĂN BÉ

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, và không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Tác giả luận án

Trần Thiên Hậu

TRẦN THIÊN HẬU

Trang 4

ii

TÓM TẮT LUẬN ÁN

Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2, việc điều trị phục hồi chức năng tuyến tụy và gan bị rối loạn vẫn luôn là một vấn đề thách thức và thời sự cho y học hiện nay Trên cơ sở phân tích bàn luận mối quan hệ giữa bệnh đái tháo đường type 2 và các dạng rối loạn chức năng tụy và gan, mục tiêu của luận án là thực hiện nghiên cứu xây dựng một phương pháp mới nghiên cứu điều trị phục hồi chức năng cho tuyến tụy và gan với các liệu pháp kết hợp như sau: thứ nhất, sử dụng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời do hai chùm tia laser làm việc ở bước sóng 780 nm và 940 nm tác động trực tiếp lên tuyến tụy và gan bị tổn thương bằng cách chiếu trực tiếp từ da vùng lưng đến tuyến tụy hay chiếu từ da vùng bụng đến gan, đồng thời chiếu laser trực tiếp lên tuyến ức, lách và hạch bạch huyết để nâng cao hệ miễn dịch cho bệnh nhân; thứ hai, sử dụng laser bán dẫn nội tĩnh mạch với bước sóng 650 nm để tăng cường dòng máu với chất lượng cao và đầy đủ để nuôi tuyến tụy, gan nhằm từng bước phục hồi chức năng và tăng cường hệ miễn dịch thông qua hệ thống tuần hoàn; và thứ ba, sử dụng quang châm bằng laser bán dẫn làm việc ở bước sóng 940 nm tác động trực tiếp lên các huyệt điều trị đái tháo đường type 2, điều trị viêm gan, và tăng cường hệ miễn dịch theo nguyên lý châm cứu cổ truyền Phương pháp điều trị đã tạo ra hiệu ứng điều trị phục hồi tổng hợp bao gồm nâng cao chức năng hệ miễn dịch, hạ đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường type 2, điều trị các biến chứng đái tháo đường cơ bản và điều trị các dạng rối loạn chức năng gan liên quan Kết quả điều trị trên lâm sàng được thực hiện trong luận án minh chứng một cách thuyết phục khả năng điều trị phục hồi tốt với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong y học trước và sau khi điều trị, thể hiện tính ưu việt của phương pháp điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị phục hồi chức năng tuyến tụy và gan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 với các ưu điểm bảo tồn chức năng, dễ thực hiện và không tác dụng phụ

Trang 6

iv

LỜI CÁM ƠN

Trước tiên tôi xin trân trọng cám ơn PGS.TS Trần Minh Thái và PGS.TS Cẩn Văn Bé đã định hướng, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án này

Tôi xin chân thành cảm ơn ThS.BS Ngô Thị Thiên Hoa và tập thể các Y Bác sĩ ở Phòng điều trị Y học Cổ Truyền Thiên Trang tại Tân Châu – An Giang đã ứng dụng phương pháp điều trị “Ứng dụng laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị lâm sàng” Những kết quả điều trị thực tiễn đã giúp tôi có được những định hướng quan trọng trong việc nghiên cứu

Chân thành cảm ơn các thầy cô, các đồng nghiệp của Bộ môn Vật lý kỹ thuật y sinh và Phòng Thí Nghiệm Công nghệ Laser đã chế tạo những thiết bị laser bán dẫn công suất thấp để các Y Bác sĩ thực hiện điều trị trong lâm sàng Không có sự gắn bó của tập thể các đồng nghiệp và sự cộng tác nhiệt tình của các Y Bác sĩ thì sẽ không có luận án này

Trần Thiên Hậu

Trang 7

v

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH x

DANH MỤC BẢNG BIỂU xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Bối cảnh hình thành đề tài 1

2 Mục tiêu đề tài 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG GAN 3

1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 VÀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG GAN 12

1.3 SỰ TƯƠNG TÁC CỦA CHÙM TIA LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP LÊN MÔ SỐNG 17

1.4 TƯƠNG TÁC CỦA LASER CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 21

1.5 TƯƠNG TÁC CỦA LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI RỐI LOẠN CHỨC NĂNG GAN 25

1.6 TƯƠNG TÁC CỦA LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP NỘI TĨNH MẠCH LÊN DÒNG MÁU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GAN 29

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1 MÔ PHỎNG SỰ TƯƠNG TÁC CHÙM TIA LASER LÊN MÔ SINH HỌC

Trang 8

vi

2.1.4 Chọn bước sóng thích hợp của laser bán dẫn trong điều trị phục hồi chức

năng tuyến tụy và gan bị rối loạn ở người đái tháo đường type 2 38

2.2 CÁC THIẾT BỊ QUANG CHÂM, QUANG TRỊ LIỆU VÀ NỘI TĨNH MẠCH SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG 39

2.2.1 Thiết bị laser bán dẫn công suất thấp nội tĩnh mạch bước sóng 650 nm 39

2.2.2 Thiết bị quang châm – quang trị liệu liệu laser bán dẫn công suất thấp loại 12 kênh 41

2.3 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ HẠ CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 46

2.3.1 Đối tượng nghiên cứu 46

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu đối với bệnh ĐTĐ type 2 48

2.3.3 Tổ chức nghiên cứu điều trị lâm sàng 50

2.3.4 Quy trình điều trị lâm sàng 50

2.3.5 Thông tin tư liệu về bệnh nhân trong diện điều trị 53

2.4 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG BÀN CHÂN Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 55

2.4.1 Biến chứng loét chân ở người đái tháo đường type 2 55

2.4.2 Phương pháp và cơ chế điều trị vết loét bàn chân ở người đái tháo đường type 2 bằng laser bán dẫn công suất thấp 56

2.5 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG VÀ TRÍ LỰC Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 BỊ LIỆT NỬA NGƯỜI SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO 61

2.5.1 Phương pháp điều trị phục hồi chức năng vận động và trí lực ở người đái tháo đường type bị liệt nửa người sau TBMMN thể nhồi máu não bằng laser bán dẫn công suất thấp 62

2.5.2 Kết quả siêu âm Doppler màu cho phép nhóm nghiên cứu xác định vị trí mảng xơ vữa động mạch cảnh trong trước khi điều trị bằng Laser bán dẫn công suất thấp 67

Trang 9

vii

2.6 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG Ở NGƯỜI ĐÁI

THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 69

2.6.1 Xây dựng phương pháp điều trị 70

2.6.2 Phương pháp nghiên cứu lâm sàng và đối tượng điều trị 74

2.6.3 Tư liệu về bệnh nhân trong diện điều trị 76

2.7 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG GAN Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 77

2.7.1 Phương pháp điều trị 77

2.7.2 Tổ chức nghiên cứu điều trị lâm sàng 79

2.7.3 Quy trình điều trị 79

2.7.4 Đối tượng nghiên cứu 80

2.8 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 82

2.8.1 Phương pháp thu thập số liệu 82

2.8.2 Xử lý số liệu 82

2.8.3 Công thức tính và biểu thức thống kê 82

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 84

3.1 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG SỰ TƯƠNG TÁC CỦA CHÙM TIA LASER Ở CÁC BƯỚC SÓNG KHÁC NHAU LÊN MÔ SINH HỌC 84

3.1.1 Kết quả mô phỏng sự lan truyền chùm tia laser ở các bước sóng khác nhau với công suất thấp từ bề mặt da vùng lưng đến tuyến tụy bằng phương pháp Monte Carlo ở công suất 10 mW 84

3.1.2 Kết quả mô phỏng sự lan truyền chùm tia laser bán dẫn ở các bước sóng khác nhau với công suất thấp từ bề mặt da vùng bụng đến gan bằng phương pháp Monte Carlo ở 10 mW 87

3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ HẠ CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 91

3.2.1 Kết quả điều trị lâm sàng 91

3.2.2 Kết luận 94

Trang 10

viii

3.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG BÀN CHÂN Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 95 3.3.1 Kết quả điều trị da bàn chân bị đổi màu ở người đái tháo đường type 2 96 3.3.2 Kết quả điều trị vết loét ngón chân cái ở người đái tháo đường type 2 98 3.3.3 Kết quả điều trị vết loét bàn chân ở người đái tháo đường type 2 bằng laser bán dẫn công suất thấp 102 3.3.4 Kết luận 106 3.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG VÀ TRÍ LỰC Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 BỊ LIỆT NỬA NGƯỜI SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO 107 3.4.1 Kết quả điều trị hạ chỉ số đường huyết ở người đái tháo đường type 2 107 3.4.2 Kết quả điều trị xơ vữa động mạch cảnh trong ở người đái tháo đường type 2, bị liệt nửa người sau TBMMN 108 3.4.2.1 Kết quả điều trị phục hồi chức năng vận động thông qua độ liệt theo Rankin 108 3.4.3 Kết luận 109 3.5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 110 3.5.1 Kết quả điều trị lâm sàng xơ vữa động mạch cảnh bằng laser bán dẫn công suất thấp ở người bệnh đái tháo đường type 2 110 3.5.2 Kết quả điều trị hạ đường huyết 111 3.5.3 Kết quả điều trị mảng xơ vữa ở động mạch cảnh trong bằng laser bán dẫn công suất thấp 112 3.5.4 Kết luận 113 3.6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG GAN Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 114 3.6.1 Kết quả điều trị lâm sàng 114

Trang 11

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 127

TÀI LIỆU THAM KHẢO 130

Trang 12

x

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Cấu trúc cơ sở của tuyến tụy [91] 4 Hình 1.2 Biểu đồ Flow thể hiện bản chất chu kỳ mối quan hệ giữa Gan và ĐTĐ [12] 15 Hình 1.3 Cơ chế tương tác của laser công suất thấp [94] 20 Hình 1.4 Nồng độ insulin phụ thuộc vào liều chiếu giữa các nhóm sau chiếu LLLT [31] 23 Hình 1.5 Hệ miễn dịch của cơ thể [92] 29 Hình 1.6 Tế bào hồng cầu phân tách sau 25 phút chiếu xạ laser công suất thấp [52] 31 Hình 1.7 Điều trị laser nội tĩnh mạch với ánh sáng đỏ 632 nm [53] 32 Hình 2.1.Thiết bị laser bán dẫn công suất thấp nội tĩnh mạch bước sóng 650nm 41 Hình 2.2 Thiết bị quang châm – quang trị liệu laser bán dẫn công suất thấp loại 12 kênh 46 Hình 2.3 Phác đồ đầu châm [93] 63 Hình 3.1 Sự phân bố mật độ công suất ứng với các giá trị 10-1 W/cm2, 10-2 W/cm2, 84 Hình 3.2 Sự phân bố mật độ công suất ứng với các giá trị 10-1 W/cm2, 10-2 W/cm2, 10-3W/cm2, 10-4 W/cm2 của các bước sóng 633nm với công suất chiếu 10mW 84

Hình 3.3 Sự phân bố mật độ công suất ứng với các giá trị 10-1 W/cm2, 10-2 W/cm2, 85 Hình 3.4 Sự phân bố mật độ công suất ứng với các giá trị 10-1 W/cm2, 10-2 W/cm2, 85 Hình 3.5 Các đường đẳng mật độ công suất (10-4 W/cm2) ứng với các bước sóng

633nm, 780nm, 850nm, 940nm tại công suất 10mW 86 Hình 3.6 Sự phân bố mật độ công suất ứng với các giá trị 10-1 W/cm2, 10-2 W/cm2, 87 Hình 3.7 Các đường đẳng mật độ công suất (10-4W/cm2) ứng với các bước sóng

633nm, 780nm, 850nm, 940nm tại công suất 10mW 88

Trang 13

xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường 6

Bảng 1.2 Tình trạng tê liệt của các ngón tay, ngón chân, thị lực kém và phiền muộn tinh thần được cải thiện trong 2 tuần sau khi sử dụng LLLT 22

Bảng 1.3 Sự cải thiện tình trạng bệnh của 03 bệnh nhân tiêu biểu sau 20 lần điều trị bằng LLLT 22

Bảng 2.1 Các thông số quang học sử dụng trong mô phỏng từ da lưng đến bề mặt tụy tạng 37

Bảng 2.2 Các thông số quang học sử dụng trong mô phỏng từ da vùng bụng đến gan 38

Bảng 2.3 Phân bố bệnh nhân trong diện điều trị theo lứa tuổi 53

Bảng 2.4 Phân bố bệnh nhân theo lượng đường huyết khi đói – trước khi điều trị 54

Bảng 2.5 Phân bố bệnh nhân theo thời gian phát hiện bệnh 55

Bảng 2.6 Đánh giá di chứng liệt dựa vào thang điểm Orgogozo 65

Bảng 2.7 Mối quan hệ giữa điểm Orgogozo với mức độ di chứng liệt 66

Bảng 2.8 Vị trí xơ vữa ở động mạch cảnh trong trước và sau khi kết thúc điều trị bằng Laser bán dẫn công suất thấp 67

Bảng 2.9 Di chứng liệt nửa người đánh giá theo độ liệt Rankin 67

Bảng 2.10 Phân bố bệnh nhân trong diện điều trị theo thang điểm Orgogozo 68

Bảng 2.11 Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi 76

Bảng 2.12 Phân bố bệnh nhân trong diện điều trị theo chỉ số đường huyết khi đói vào sáng sớm 81

Bảng 2.13 Phân bố bệnh nhân trong diện điều trị theo lứa tuổi 81

Bảng 3.1 Chỉ số trung bình đường huyết lúc đói trước và sau khi kết thúc điều trị 91

Bảng 3.2 Tác dụng hạ đường huyết khi đói của laser bán dẫn công suất thấp của 5 bệnh nhân bất kỳ 92

Bảng 3.3 Chỉ số trung bình đường huyết sau 2 giờ ăn – sau khi kết thúc điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp 92

Bảng 3.4 Hiệu quả về chỉ số HbA1c sau 40 ngày điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp 93

Bảng 3.5 Kết quả điều trị chỉ số đường huyết, HbA1c và màu da bàn chân ở người đái tháo đường type 2 bằng laser bán dẫn công suất thấp 96

Bảng 3.6 Kết quả điều trị da bàn chân đổi màu ở người đái tháo đường type 2 97

Bảng 3.7 Kết quả điều trị chỉ số đường huyết, chỉ số HbA1c và vết loét ngón chân ở người đái tháo đường type 2 bằng laser bán dẫn công suất thấp 98

Bảng 3.8 Kết quả điều trị vết loét ngón chân cái ở người đái tháo đường type 2 bằng laser bán dẫn công suất thấp 100

Bảng 3.9 Kết quả điều trị vết loét bàn chân ở người đái tháo đường type 2 bằng laser bán dẫn công suất thấp 102

Trang 14

xii

Bảng 3.10 Kết quả điều trị vết loét bàn chân ở người đái tháo đường type 2 103 Bảng 3.11 Lượng hoá bằng điểm độ loét bàn chân ở người đái tháo đường type 2 105 Bảng 3.12 Kết quả điều trị chỉ số đường huyết 107 Bảng 3.13 Chỉ số trung bình đường huyết khi đói 111 Bảng 3.14 Kết quả điều trị mảng xơ vữa ở động mạch cảnh trong bằng laser bán dẫn công suất thấp 112 Bảng 3.15 Kết quả xét nghiệm chỉ số đường huyết khi đói vào sáng sớm, chỉ số các men gan ALT, AST trước và sau khi kết thúc điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp ở người đái tháo đường type 2 114

Bảng 3.16 Kết quả điều trị hạ chỉ số đường huyết khi đói vào sáng sớm ở người đái tháo

đường loại 2 bằng laser bán dẫn công suất thấp 116 Bảng 3.17 Kết quả điều trị phục hồi chức năng gan ở người đái tháo đường type 2 bằng laser bán dẫn công suất thấp 117 Bảng 3.18 Điểm lượng hóa chỉ số đường huyết khi đói vào sáng sớm ở người đái tháo đường loại 2 trước và sau khi kết thúc điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp 119 Bảng 3.19 Điểm lượng hóa chỉ số men gan ALT và AST ở người đái tháo đường loại 2 trước và sau khi kết thúc điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp 120

Trang 15

xiii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADA American Diabetes Association Hiệp Hội ĐTĐ Hoa Kỳ

IDF International Diabetes Federation Liên đoàn ĐTĐ quốc tế

LLLT Low Level Laser Therapy Trị liệu Laser công suất thấp

NAFLD Non-alcoholic fatty lover disease Bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn

WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới

YHHĐ LCST

Y học hiện đại Laser công suất thấp

Trang 17

2

viêm gan gây ra và số tử vong ở khu vực Tây Thái Bình Dương chiếm gần 40% số tử vong toàn cầu Con số này thống kê thấy nhiều hơn tổng số tử vong do bệnh HIV/AIDS, lao và sốt rét trong khu vực Hội Ung Thư Việt Mỹ (Vietnamese American Cancer Foundation) cũng cho biết Việt Nam là một trong những nước với tỉ lệ viêm gan B cao nhất thế giới với tỷ lệ khoảng 17% người Việt đang nhiễm vi khuẩn viêm gan B Ngoài ra giữa ĐTĐ và viêm gan có một mối quan hệ mật thiết mà hiện nay y tế ở Việt Nam chưa lưu ý tới, đề tài sẽ phân tích rõ hơn về mối quan hệ này thông qua khảo sát nhiều tài liệu liên quan trong và ngoài nước

2 Mục tiêu đề tài

WHO đã nhiều lần báo động về nguy cơ của bệnh ĐTĐ, bệnh dù không lây lan nhưng lại phát tán với tiến độ vượt xa dự kiến của ngành y Khi tuyến tụy bị rối loạn sẽ dẫn đến bệnh ĐTĐ type 1 và bệnh ĐTĐ type 2, trong đó bệnh ĐTĐ type 2 chiếm 90% các trường hợp bệnh ĐTĐ nói chung Do đó hướng nghiên cứu chính của luận án quan tâm đến bệnh ĐTĐ type 2 Theo nhận định chuyên gia, cho đến nay chưa có phương pháp nào điều trị hết căn bệnh này

Do đó, hướng nghiên cứu này tập trung vào ba mục tiêu chính sau: (i) Nghiên cứu ứng dụng laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị hạ đường huyết và duy trì được lượng

đường huyết khi đói và lượng đường huyết sau khi ăn 2 tiếng về gần với giá trị bình thường, vì đối với bệnh nhân ĐTĐ type 2, lượng đường huyết không thể tự kiểm soát

được; (ii) Nghiên cứu ứng dụng laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị một số nguy cơ chính đưa đến biến chứng mạn do bệnh ĐTĐ type 2 gây nên; và (iii) Nghiên cứu ứng dụng laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị phục hồi chức năng gan bị rối loạn ở

người ĐTĐ type 2

Những vấn đề đặt ra của đề tài đã được Phòng thí nghiệm Công nghệ laser trường Đại học Bách khoa TP.HCM nghiên cứu trong một thời gian dài với nhiều cải tiến về kỹ thuật thiết bị cũng như công nghệ điều trị, đặc biệt sự phối hợp chọn lọc của nhiều phương thức điều trị, trong đó liệu pháp laser nội tĩnh mạch được bổ sung trong thời gian gần đây đã mang lại hiệu quả cải thiện đáng kể Phương pháp phối hợp được đề cập ở đây là hoàn toàn mới và có ý nghĩa đáng kể về học thuật cũng như thực tiễn

Trang 18

3

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG GAN

1.1.1 Tổng quan về đái tháo đường và các biến chứng của bệnh đái tháo đường

Tổng quan về đái tháo đường

Đái tháo đường xuất hiện do rối loạn chuyển hóa đường trong máu Khi hocmon insulin do tuyến tụy sản sinh bị thiếu hoặc không làm được nhiệm vụ chuyển hóa đường, làm cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao, và các tế bào bị thiếu năng lượng để hoạt động, có yếu tố di truyền, do hậu quả từ tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hay tương đối Tuyến tụy là một tuyến kép dài khoảng 15cm, có hình tam giác thuôn dài, nằm phía sau dạ dày sát thành sau ổ bụng, một đầu nằm ở đường cong của tá tràng, đầu kia vào lách Insulin là kích thích tố do tụy tạng tiết ra, đóng vai trò then chốt trong việc điều hòa lượng đường trong máu [7]

Vai trò của Insulin:

Insulin có tác dụng làm giảm đường huyết Nếu thiếu sẽ gây rối loạn trao đổi Glucid, làm tăng đường huyết, gây bệnh ĐTĐ [8] Insulin giúp tăng tính thẩm thấu glucose vào cơ, bình thường sau bữa ăn lượng glucose trong máu cao sẽ kích thích tăng tiết insulin dẫn đến tăng vận chuyển glucose vào tế bào, nếu cơ không hoạt động, phần lớn glucose được chuyển sang dự trữ dưới dạng glycogen, chất này sau đó được sử dụng để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ [8] Một trong tác dụng quan trọng của insulin chuyển phần lớn glucose về gan sau khi ăn chuyển sang dạng glycogen dự trữ Khi dự trữ lượng glycogen có thể đạt 6% trọng lượng của gan tương đương 100g Lượng glucose còn lại trong thức ăn sẽ tổng hợp chất béo dự trữ

Trang 19

Ở người đái tháo đường, hệ thống này không còn hoạt động bình thường nửa Tụy tạng không còn sản xuất được insulin hay cơ thể không còn khả năng sử dụng insulin để đưa đường vào bên trong tế bào Đường không vào được bên trong tế bào, ở lại trong máu và đưa đường huyết (hay lượng đường trong máu) lên cao gây ra bệnh đái tháo đường Khi đường huyết vượt quá một độ cao nào đó, thận không giữ được nữa và đường sẽ theo nước tiểu đi ra ngoài [9]

Triệu chứng bệnh đái tháo đường âm thầm, gây suy giảm nhanh sức khoẻ cũng như khả năng lao động bởi các biến chứng nguy hiểm của bệnh trên nhiều cơ quan, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, hiệu quả lao động và tuổi thọ của bệnh nhân Một điều đáng lo là 50% người bệnh đái tháo đường không biết mình bị bệnh

Bệnh có những thuộc tính sau: tăng glucose máu, kết hợp với những bất thường về chuyển hoá carbohydrat, lipid và protein, bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch do hậu quả của xơ vữa động mạch Biểu hiện đặc trưng của bệnh là tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, khoáng chất Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp

Hình 1.1 Cấu trúc cơ sở của tuyến tụy [91]

Trang 20

5

tính, các tình trạng dễ bị nhiễm trùng và lâu dài sẽ gây ra các biến chứng ở mạch máu nhỏ và mạch máu lớn Để kiểm soát bệnh đái tháo đường, trước tiên cần xác định rõ loại đái tháo đường để có hướng chăm sóc thích hợp và kiểm soát bệnh hiệu quả hơn

Bệnh đái tháo đường có thể chia làm 3 loại chính: đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường trong thai kỳ

Đái tháo đường type 1 diễn ra khi tuyến tụy không thể sản xuất được insulin và cơ thể

bị thiếu insulin Khi thiếu insulin, đường không được chuyển hóa dẫn đến ứ đọng trong máu Do có nguyên nhân bẩm sinh hoặc di truyền, phần đông trẻ em và người trẻ tuổi thường bị loại bệnh này, nhưng người lớn tuổi cũng có thể mắc phải

Đái tháo đường type 2 xảy ra khi cơ thể vẫn sản xuất được insulin, nhưng ngày càng ít

đi và insulin sản xuất không còn hoạt động đúng mức nửa, còn được gọi là kháng insulin, không chuyển hóa được đường trong máu Phần đông những người bệnh đái tháo đường type 2 thường thừa cân hoặc béo phì ở người lớn

Một vài nguyên nhân gây ra sự rối loạn chuyển hóa này bao gồm yếu tố di truyền, béo phì, tế bào beta trong tuyến tụy bị tổn thương Tình trạng thừa cân, béo phì, ít hoạt động thể lực, là những đặc điểm thường thấy ở người đái tháo đường type 2 có kháng insulin Tăng insulin máu, kháng insulin còn gặp ở người tiền đái tháo đường, tăng huyết áp vô căn, người mắc hội chứng chuyển hóa … Người đái tháo đường type 2 bên cạnh kháng insulin còn có thiếu insulin- đặc biệt khi lượng glucose huyết tương khi đói trên 10,0 mmol/l

Triệu chứng bệnh đái tháo đường âm thầm, gây suy giảm nhanh sức khỏe cũng như khả năng lao động bởi biến chứng nguy hiểm của bệnh trên nhiều cơ quan, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, hiệu quả lao động và tuổi thọ bệnh nhân Một điều đáng lo là 50% người bệnh đái tháo đường không biết mình bị bệnh Một số triệu chứng của bệnh đái tháo đường thường gặp gồm: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân, mệt mỏi, Khi có các triệu chứng này, cần phải tiến hành xét nghiệm đường huyết để chẩn đoán

Đái tháo đường thai kỳ là trường hợp bệnh đái tháo đường chỉ xảy ra ở phụ nữ trong

giai đoạn mang thai, mà trước khi mang thai người này chưa bao giờ bị đái tháo đường Đái tháo đường thai kỳ thường ngắn hạn và sẽ hết khi bạn kết thúc thai kỳ Tuy nhiên tỷ

Trang 21

6

lệ bị đái tháo đường về sau của phụ nữ bị đái tháo đường khi mang thai sẽ cao hơn những người khác Vì thế, bệnh nhân có kế hoạch sống cân bằng hơn qua chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp cùng lối sống vận động lành mạnh để giảm thiểu khả năng bị đái tháo đường trong tương lai

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường [10] và mức đường huyết bình thường được tóm tắt minh họa trong bảng 1.1

Các biến chứng của bệnh đái tháo đường type 2

 Các biến chứng mạn của bệnh đái tháo đường type 2

Các biến chứng mạn của bệnh đái tháo đường type 2 gia tăng theo tình trạng đường huyết cao kéo dài vì bệnh đái tháo đường type 2 có một thời gian dài không có triệu chứng và nhiều bệnh đái tháo đường type 2 đã có các biến chứng ngay tại thời điểm chẩn đoán [7] Việc điều trị dù được tuân thủ và theo dõi nghiêm ngặt cũng khó lòng đạt được mục đích kiểm soát đường huyết tối ưu lâu dài Do vậy, sự xuất hiện của một hoặc nhiều biến chứng mạn trong quá trình diễn tiến bệnh là điều khó tránh khỏi Các biến chứng mạn của bệnh đái tháo đường type 2 được phân chia thành hai loại: (i) các biến chứng liên quan mạch máu bao gồm biến chứng mạch máu nhỏ (mắt, thận, thần kinh) và biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, bệnh mạch máu ngoại biên và mạch máu não); và (ii) các biến

Bảng 1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường [10] Tên xét nghiệm Đường huyết bình

thường

Giai đoạn tiền đái tháo đường

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Đường huyết ngẫu nhiên

< 7.8 mmol/l (140 mg/dL)

7.8 – 11.1 mmol/l

(140 - 200 mg/dL)

≥ 11.1 mmol/l (200 mg/dL)

Đường huyết lúc đói

4.0 – 5.6 mmol/l

(72-100mg/dL)

5.6 – 6.9 mmol/l (101 - 125 mg/dL)

≥ 7 mmol/l (126 mg/dL)

Nghiệm pháp dung nạp glucose

Trang 22

7

chứng không liên quan mạch máu bao gồm rối loạn tiêu hóa, rối loạn tình dục, nhiễm trùng và những thay đổi ở da

 Biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường

Một số biến chứng cấp tính đáng lưu ý do bệnh ĐTĐ gây ra là hôn mê do nhiễm acid ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu, hôn mê do acid lactic tăng cao trong máu,,,

 Chẩn đoán theo y học hiện đại

Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế hiện nay, tiêu chuẩn đái tháo đường dựa trên 1 trong các tiêu chuẩn sau đây:

- Một mẫu huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dl kết hợp với các triệu chứng lâm sàng của tăng đường huyết

- Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dl (sau 8 giờ không ăn) - Đường huyết 2 giờ sau khi uống 75g glucose ≥ 200 mg/dl

Ngoài ra còn tham chiếu các triệu chứng lâm sàng như thường biểu hiện bởi nhóm triệu chứng khát nước và uống nước nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, sụt cân

 Xét nghiệm cận lâm sàng

Đường huyết:

Theo Bộ Y Tế đưa cách thử HbA1c thử máu trong phòng thí nghiệm vào tiêu chuẩn, và lấy tiêu chuẩn HbA1c là cao hơn hay bằng 6,5%, đó là cách thử Glycohemoglobin Nhưng không áp dụng cho trường hợp có bệnh thiếu máu, bệnh hồng cầu, vì kết quả sẽ không chính xác, nên lại phải dựa vào tiêu chuẩn đói và no Lúc đói cao hơn 126mg/dL (7.3mmol/l), lúc no cao hơn 200mg/dL (11.0mmol./l) là có bệnh đái tháo đường

Theo tiêu chí chẩn đoán mới nhất được WHO công nhận năm 2017, các loại đường huyết dùng để chẩn đoán bao gồm:

 Đường huyết lúc đói: ít nhất phải thử 2 lần liên tiếp khi đói, lấy ở tĩnh mạch: - Đường huyết lúc đói < 100 mg/dL: bình thường

- Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dl (sau 8 giờ không ăn): chẩn đoán tạm thời là bệnh đái tháo đường (chẩn đoán xác định cần nên làm thêm một lần nửa) - Đường huyết ≥ 101 mg/dl và < 126 mg/dl: rối loạn đường huyết lúc đói  Đường huyết sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose:

Trang 23

 Đường niệu

Khi đường huyết bình thường và chức năng lọc của thận bình thường sẽ không có sự hiện diện của đường trong nước tiểu

 Thể ceton huyết thanh

Nồng độ bình thường trong khoảng 0.5% đến 1.5 % Trên người bị đái tháo đường, sự hiện diện của thể ceton trong máu với nồng độ cao chứng tỏ cơ thể đang thiếu insulin trầm trọng

 Huyết sắc tố kết hợp với glucose (glycosylated hemoglobin)

Bình thường huyết sắc tố trong tủy chưa kết hợp với glucose Khi hồng cầu được phóng thích vào máu, các phân tử huyết sắc tố sẽ gắn với glucose theo quá trình glycosyl hóa (glycosylation) Nồng độ huyết sắc tố kết hợp glucose tỷ lệ với đường huyết và được gọi là glycosylated hemoglobin Bình thường lượng huyết sắc tố kết hợp với glucose chiếm khoảng 7% Khi có bệnh đái tháo đường, có thể tăng đến 14% hay hơn

Có ba loại huyết sắc tố kết hợp glucose chính AIA, AIB, A1C, gộp chung lại thành HbA1, huyết sắc tố A1C tăng trong từng trường hợp tăng đường huyết mạn tính và có liên hệ đến tình trạng chuyển hóa nói chung nhất là cholesterol

Trên bệnh đái tháo đường ổn định lượng huyết sắc tố kết hợp glucose sẽ trở về bình thường sau 5 đến 8 tuần Trên bệnh đái tháo đường không ổn định lượng huyết sắc tố kết hợp với glucose sẽ cao và song song với lượng cholesterol máu tăng cao Trên bệnh nhân có đường huyết tăng cao, nếu điều trị tích cực giảm lượng đường huyết thì sắc tố kết hợp với glucose sẽ chỉ thay đổi sớm sau 4 tuần

Trang 24

9

1.1.2 Tổng quan về rối loạn chức năng gan

Chức năng của tế bào gan

Tế bào gan chịu trách nhiệm chính về chức năng chuyển hoá của gan Các tế bào này tạo ra mật và bài tiết mật; điều hoà hằng định nội mô của chất carbohydrat; chuyển hoá mỡ và bài tiết lipoproteins huyết thanh; kiểm soát chuyển hoá cholesterol; tạo ra urea, albumin

huyết thanh, các yếu tố đông máu, các enzymes, và rất nhiều loại protein [11]

Gan cũng hỗ trợ trong việc chuyển hoá và giải độc đối với thuốc và các chất ngoại lai Các tế bào Kupffer lót mặt trong của các xoang gan và là một phần của hệ thống lưới nội mô chúng thanh lọc

Gan thực hiện nhiều chức năng trong cơ thể từ tiêu hóa, tuần hoàn, và bài tiết Gan lọc chất độc từ máu, tạo và vận chuyển mật, kiểm soát đường máu, chuyển hóa tinh bột, chất béo, và chất đạm, sản xuất hooc môn và men tiêu hóa, tạo ra các chất đạm để làm đông máu [7]

Gan đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sức khỏe của con người Gan đảm trách phân giải tất cả các hóa tố đến từ hệ thống tiêu hóa, cũng như những cặn bã từ những hệ thống khác "lang thang" trong máu Tuy nhiên, vì do tính đa năng như trên, gan dễ bị tấn công tàn phá bởi độc tố, vi trùng, vi khuẩn và nhiều bệnh tật khác nhau

Những rối loạn chức năng gan

Theo BS Nguyễn Quang Quyền [11], viêm gan mạn tính là bệnh gan có tổn thương hoại tử tế bào và viêm có hoặc không có kèm theo xơ hóa diễn ra trên 6 tháng Về mặt mô bệnh học có ba tổn thương nổi bật:

- Hoại tử gặm nhấm và hoại tử bắc cầu khoảng cửa - Thoái hóa trong tiểu thuỳ và hoại tử ổ

- Thâm nhập tế bào viêm khoảng cửa chủ yếu là các tế bào một nhân và xơ hóa khoảng cửa

Trước đây bệnh lý về gan thường phân loại theo hình ảnh giải phẫu bệnh và có thể chia thành viêm gan mạn tồn tại và viêm gan mạn tấn công Ngày nay đa số tác giả thực hiện phân loại theo nguyên nhân với 4 loại như sau: viêm gan mạn do virus, viêm gan mạn do tự miễn, viêm gan mạn do thuốc và viêm gan mạn tiềm tàng

Trang 25

10

Gan chỉ cần hoạt động 25% công suất của nó là đủ đảm bảo chức năng gan bình thường Thật vậy, người sống hiến một phần gan của mình ghép cho người khác, họ vẫn khỏe mạnh bình thường Cũng vì lý do này, ở những người bị viêm gan mạn tính, sự hủy hoại gan có thể tiến triển dần dần trong nhiều năm liền mà vẫn chưa cho thấy dấu hiệu suy gan Chỉ khi xét nghiệm mới biết được viêm gan có tiến triển hay không và do tác nhân

nào gây nên

 Viêm gan cấp tính

Thời gian ủ bệnh của viêm gan từ 1 - 6 tháng [11] Nhiều bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B chỉ có cảm giác như bị cảm nhẹ, hoàn toàn không biết khả năng bị viêm gan Một số khác bị vàng da, mệt mỏi, đau nhức, buồn ói, chán ăn, sốt nhẹ, biến đổi cảm giác, đau bụng (dưới sườn bên phải) Những trường hợp bị viêm nặng sẽ đưa đến gan to, ngầy ngật, khó ngủ, mê muội, lãng trí hoặc bất tỉnh Biểu hiện lâm sàng thể hiện ở triệu chứng tăng nhiệt độ, vàng da (1 tuần sau khi bị nhiễm và có thể kéo dài đến 1-3 tháng), gan to, lách to Hiếm khi thấy bàn tay ửng đỏ hoặc mạch máu li ti kết toả thành hình nhện như hoa thị

trên da (spider nevi)

 Viêm gan mạn tính

Phần lớn khi bị viêm mạn tính cảm thấy bệnh nhân hoàn toàn bình thường Một số bị viêm mạn tính nặng thì tiếp tục bị các triệu chứng viêm cấp như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng,

nevi Khi bị biến chứng xơ gan có thể bị ứ nước trong bụng, vàng da, loãng máu, chảy máu trong dạ dày, tĩnh mạch tỏa lớn từ rốn (do tăng áp làm giãn tĩnh mạch cửa gan), nam vú lớn như vú nữ, tinh hoàn teo nhỏ (vì gan yếu làm thay đổi cân bằng của các hormone giới tính).

 Viêm gan siêu vi B (HBV)

HBV là một siêu vi chứa DNA ở trong máu nhiều năm, HBV thuộc loại siêu vi trùng Hepadna với khả năng tồn tại cao Nó có thể tồn tại 15 năm ở -20°C, 24 tháng ở -80°C, 6 tháng ở nhiệt độ trong phòng, và 7 ngày ở 44°C HBV có gen gồm một DNA có phần gập đôi, khoảng 3,2 ngành cặp base, tạo nên các kháng nguyên:

 HBsAg (kháng nguyên bề mặt): thuộc lớp vỏ của HBV - dùng trong xét nghiệm máu để biết có HBV trong cơ thể

Trang 26

Một khi anti-HBs xuất hiện người bệnh được coi như hồi phục, trở thành miễn nhiễm đối với HBV và không lây bệnh qua người khác được Một số bệnh nhân không tạo được kháng thể này và tiếp tục mang mầm bệnh HBsAg, sẽ có thể lây cho người khác Kháng thể anti-HBc có hai loại: IgM trong thời kỳ bị nhiễm trùng cấp tính và IgG trong thời kỳ chuyển tiếp Nếu anti-HBc IgG không hạ xuống và có HBsAg có nghĩa bệnh nhân đang bị dạng viên gan mạn tính

Nếu có cả hai HBeAg và HBsAg bệnh nhân có khả năng lây cao, và dễ dẫn đến viêm gan mạn tính với biến chứng xấu về sau như xơ gan và ung thư

Khi thử nghiệm thấy anti-HBe thì có tiên lượng tốt hơn và khả năng lây không nhiều Ngoài ra, phòng thử nghiệm có thể dùng HBV DNA-p và HBV DNA trong máu hay trong mẫu thử lấy từ gan dùng để biết HBV đang phát triển hay không

Kháng nguyên HBeAg chẳng những ở trong máu mà còn có thể ở trong nhiều loại dịch khác (nước bọt, tinh dịch) và chúng cũng có thể gây truyền nhiễm, HBeAg hiếm có trong phân và nước tiểu

Cách thức truyền bệnh trực tiếp từ người sang người Truyền máu là nguyên nhân quan trọng nhất, truyền huyết tương còn nguy hiểm hơn Tất cả những dẫn xuất của máu đều có thể gây ra viêm gan Ngoài ra còn lây truyền từ mẹ sang con, lây qua đường sinh dục

Phương pháp điều trị đái tháo đường hiện nay: Mục đích điều trị:

Trang 27

12

 Duy trì lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng về dưới 7,0% trong vòng 3 tháng, nhằm giảm các biến chứng có liên quan, giảm tỷ lệ tử vong do đái tháo đường Có thể xem xét dùng thuốc phối hợp sớm trong các trường hợp glucose huyết tăng cao

 Giảm cân nặng (với người béo) hoặc không tăng cân (với người không béo)

Mục tiêu điều trị: (theo bảng 1.1)

Glucose máu - Lúc đói - Sau ăn

Mmol/l 4,4 – 6,1 4,4 – 7,8

≤ 6,5 7,8 ≤ 9,0

> 7,0 > 9,0 HbA1c* % ≤ 7,0 > 7,0 đến ≤ 7,5 > 7,5 Huyết áp mmHg ≤ 130/80**

Theo những nghiên cứu lớn và lâu dài cho biết bệnh ĐTĐ type 2 có thể làm tăng

nguy cơ ung thư gan gấp 2-3 lần Ung thư gan thường là do nhiễm virus viêm gan

mạn tính và các bệnh về gan, chẳng hạn như xơ gan gây ra Các trường hợp mắc

Trang 28

Kết quả nghiên cứu của tác giả Mathur và cộng sự năm 2016 [14] đã làm trên 2 nhóm: nhóm nghiên cứu - 30 bệnh nhân bệnh ĐTĐ type 2, và nhóm đối chứng - 30 người bình thường Những bệnh nhân bị những bệnh khác, bệnh viêm gan, viêm gan do rượu được loại trừ khỏi nghiên cứu Nghiên cứu này cho thấy ở bệnh ĐTĐ type 2, tình trạng mất tác dụng trực tiếp của insulin đã ngăn chặn sự sản sinh glucose và xảy ra sự phân hủy glycogen ở gan gây ra hiện tượng phải gia tăng lượng glucose nạp vào gan Mathur đã so sánh hoạt tính của men gan alanine aminotransferase (ALT), men gan aspartate aminotransferase (AST), và huyết thanh alkaline phosphatase (ALP) ở 2 nhóm Kết quả của nghiên cứu này cho thấy enzym gan (ALT, AST, và ALP) có hoạt tính cao hơn ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 so với nhóm đối chứng Men gan bất thường nhất là AST

Hsieh và cộng sự [15] đã nghiên cứu đoàn hệ trên toàn quốc, họ sử dụng cơ sở dữ liệu nghiên cứu bảo hiểm y tế của Bệnh viện quốc gia Đài Loan Các bệnh nhân xơ gan và nhóm so sánh đối chứng đã được xác định từ năm 2001-2008 Tổng cộng có 9.313 bệnh nhân xơ gan từ 20 tuổi trở lên được so khớp theo tuổi, giới tính, và ngày có chỉ số với những người không xơ gan (n = 37,252) Xơ gan được phân loại thành xơ gan do rượu và xơ gan mà không do rượu ĐTĐ type 2 được xác định từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12

năm 2011 Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 (trên 1.000

Trang 29

14

người/tháng) như sau: 1,14 (95% CI: 1,09-1,20) ở nhóm không xơ gan, 1,88 (CI 2,01) ở bệnh nhân xơ gan, 1,62 (CI 1,48-1,78) ở bệnh nhân xơ gan không uống rượu, và 2,92 (CI 2,64-3,23) ở bệnh nhân xơ gan cồn Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường type 2 được điều chỉnh theo tỉ lệ (aHR) ở những người bị xơ gan là 0,774 (CI: 0,715-0,8934) Tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ type 2 được điều chỉnh (aHR) ở những người bị xơ gan là 0.774 (CI: 0.715-0.8934) Những người đàn ông bị xơ gan do rượu có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ type 2 (aHR 1.182, CI: 1.046-1.335) so với những người không xơ gan Nguy cơ gia tăng ở nam giới (aHR 1.690, CI: 1.455-1.963) và phụ nữ (aHR 1.715, CI: 1.113-2.645) với xơ gan do rượu so với những người xơ gan không rượu Nghiên cứu kết luận rằng xơ gan do rượu là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với bệnh ĐTĐ type 2 so với xơ gan mà không do rượu

1,76-Công trình của tác giả Acharya và cộng sự [12] trên các cơ sở dữ liệu khác nhau để nghiên cứu các vấn đề về gan và bệnh ĐTĐ Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu thêm về mối liên quan giữa bệnh ĐTĐ với gan Nghiên cứu này cho thấy bệnh ĐTĐ thực sự có ảnh hưởng đến gan

Tương tự, các vấn đề về gan như bệnh gan mạn tính sẽ dẫn đến bệnh ĐTĐ được biết đến như là bệnh ĐTĐ do gan Các vấn đề chung về gan thường thấy ở bệnh nhân ĐTĐ bao gồm như gan nhiễm mỡ, giảm glycogen, nguy cơ ung thư gan Qua tổng quan tài liệu, có thể nhận thấy, tổn thương ở tụy dẫn đến bệnh ĐTĐ và cuối cùng dẫn đến các vấn đề về gan như gan nhiễm mỡ (cuối cùng dẫn đến xơ gan) Tuy nhiên, trong bệnh đái tháo đường gan, bệnh gan mãn tính (xơ gan) dẫn đến tổn thương tuyến tụy do bù kháng insulin (Hình 1.2)

Kawaguchi và cộng sự [16] , 2011 đã khảo sát các tính năng của kháng insulin trong mối quan hệ với bệnh gan mãn tính Nghiên cứu này cho thấy rằng bệnh ĐTĐ do gan gây ra do tăng sức đề kháng insulin mà thường liên quan đến bệnh gan mãn tính Các yếu tố liên quan dẫn đến sự phát triển của bệnh ĐTĐ do gan là tổn thương tế bào nhu mô gan, ống dẫn hệ thống tĩnh mạch và nhiễm virut viêm gan C Suy gan, ung thư biểu mô tế bào gan và xuất huyết tiêu hóa là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân xơ gan có bệnh ĐTĐ Insulin ngoại sinh hoặc sulfonylureas có thể thúc đẩy quá trình sinh ung thư gan ở bệnh nhân ĐTĐ Bệnh ĐTĐ do gan khác với loại bệnh ĐTĐ loại 2 do lối sống ở những điểm: bệnh sinh, nguyên nhân gây tử vong, đánh giá và chiến lược điều trị [17] Bệnh

Trang 30

15

ĐTĐ do gan được phát triển trên khoảng 30% bệnh nhân gan mãn tính Có những nghiên cứu khác được tiến hành về bệnh đái tháo đường do gan [17, 18]

Hình 1.2 Biểu đồ thể hiện bản chất chu kỳ mối quan hệ giữa Gan và ĐTĐ [12]

Các nghiên cứu từ Hickman [19] cho thấy sự phát triển của bệnh gan mãn tính và xơ gan xảy ra sau khi ĐTĐ và ĐTĐ là yếu tố khởi đầu và phát triển thương tổn gan Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ vẫn chưa nhận ra bệnh ĐTĐ do gan, và chưa có biện pháp điều trị nào được đề xuất chính thức cho vấn đề này Tuy nhiên, ghép gan đã được mô tả như một phương thức điều trị thành công trong một nghiên cứu [20] Do đó, còn sớm để đề xuất hoặc nhận xét về cách điều trị tốt nhất có thể cho bệnh gan do ĐTĐ

Tác giả Iovanescu [21]cho biết không có mối liên quan giữa ĐTĐ và ung thư biểu mô tế bào gan Mặt khác, có một sự tương quan của bệnh nhiễm sắc tố sắt mô của ĐTĐ nghiên cứu bởi Adams [22], và bệnh nhiễm sắc tố sắt mô là một nguyên nhân gây ung thư gan Do đó, điều này cho thấy một mối liên hệ gián tiếp của bệnh ĐTĐ với các vấn đề về gan

TỔN THƯƠNG TUYẾN TỤY

TUYẾN TỤY

GAN

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

SUY KIỆT TUYẾN TỤY

Trang 31

16

Tác giả La Vechia cũng đã đưa ra những nghiên cứu đáng ngạc nhiên Họ nghiên cứu mối quan hệ giữa ĐTĐ và ung thư gan nguyên phát ở một số cư dân nhất định Phát hiện trong nghiên cứu này, toàn bộ dân số có tiền sử ĐTĐ có thể chiếm khoảng 8% các ca ung thư gan [23] Trái ngược với điều này, một nghiên cứu của Adami và cộng sự cho thấy bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ phát triển ung thư gan nguyên phát và ung thư đường mật [24] Điều này cho thấy, cần có các nghiên cứu bổ sung để xác định xem bệnh nhân ĐTĐ phụ thuộc insulin hay không và những người ĐTĐ không phụ thuộc insulin khác nhau về nguy cơ ung thư gan nguyên phát thế nào

Một số tài liệu đã đưa ra những phát hiện thú vị và cung cấp một cái nhìn sâu sắc mới về mối quan hệ của gan với bệnh ĐTĐ Một nghiên cứu gần đây của Hodson và cộng sự vào năm 2016, cho biết có sự tập trung tích lũy triacylglycerol gan ở phụ nữ mắc ĐTĐ thai kỳ Các tác giả hướng tới một phát hiện rằng những phụ nữ không mang thai có tiền sử ĐTĐ thai kỳ, đã tăng triacylglycerol gan, trong khi triacylglycerol ở phụ nữ hiện đang bị ĐTĐ thai kỳ không được nâng lên [25] Hơn nửa, những phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ cao hơn đối với bệnh gan nhiễm mỡ không cồn (NAFLD) Một nghiên cứu khác chứng minh rằng đề kháng insulin và chu vi vòng eo lớn được liên kết độc lập với sự hiện diện của gan nhiễm mỡ không cồn [26]

ĐTĐ và gan cũng đã được nghiên cứu liên quan đến axit Gallic (một chất chống oxy hóa mạnh) De Oliveira và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của Axit Gallic lên sinh hóa, mô học và ứng suất oxy hóa ở gan và thận của chuột ĐTĐ Kết quả cho thấy Axit Gallic thực sự có tác dụng bảo vệ chống lại các thông số được đánh giá trên Hơn nữa, Axit Gallic cũng có thể làm giảm Catalase và Glutathione S-Transferase, và nồng độ vitamin C trong gan của chuột đái tháo đường Axit Gallic cũng làm giảm số lượng nhân và tăng cường vùng lõi trong mô gan Hơn nửa, sự tăng cường vùng cầu thận cũng được quan sát thấy trong mô thận Vì vậy, nghiên cứu kết luận rằng Axit Gallic có tác dụng bảo vệ chống lại sự phá hủy do ứng suất oxy hóa ở tình trạng ĐTĐ [27]

Từ những dữ liệu nghiên cứu trên dẫn đến một kết luận chính xác là giữa bệnh ĐTĐ và viêm gan có một mối quan hệ bệnh lý rất lớn Những thay đổi được thấy trong gan của bệnh nhân ĐTĐ bao gồm gan nhiễm mỡ, giảm glycogen, giảm gluconeogenesis, tăng nguy cơ ung thư gan và ung thư đường mật Có thể còn có nhiều vấn đề về gan khác liên

Trang 32

17

quan đến ĐTĐ Đã có những chứng minh khá rõ ràng từ các nghiên cứu ở trên, một trong hai vấn đề về gan dẫn đến bệnh ĐTĐ hoặc ngược lại Do đó, việc đề xuất và thực hiện phương pháp hỗ trợ điều trị ĐTĐ liên quan đến phục hồi chức năng gan và tuyến tụy của nhóm nghiên cứu là hoàn toàn có cơ sở vững chắc để thực hiện và triển khai

1.3 SỰ TƯƠNG TÁC CỦA CHÙM TIA LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP LÊN MÔ SỐNG

1.3.1 Sự tương tác của laser bán dẫn công suất thấp lên mô sinh học

Nghiên cứu ở [28] cho biết sự tương tác của ánh sáng lên mô sinh học là một khía cạnh quan trọng của laser bán dẫn công suất thấp trong trị liệu Laser công suất thấp (LCST) là tên gọi chung của nhiều loại laser trị liệu với công suất 10 – 500mW tác động lên mô sinh học dựa vào các quá trình quang hoá – quang sinh, gây ra sự biến đổi cấu trúc chức năng sinh học của mô do sự tương tác của photon với các nguyên tử hay phân tử của môi trường chất Phổ biến hiện nay là quy trình chiếu chùm laser LCST đến trực tiếp vị trí tổn thương để điều chỉnh quá trình biến đổi tế bào dẫn đến việc làm lành, giảm viêm và giảm đau tốt hơn Hầu hết các phương pháp điều trị đều được thực hiện với ánh sáng đỏ hay ánh sáng hồng ngoại gần (600–1100 nm), với công suất đầu ra 1–500 mW và mật độ năng lượng quang 0,1 - 100 J/cm2 Các tác vụ chiếu laser này không xâm lấn, vì ánh sáng có thể đi qua các mô để đến mô đích mà không tạo ra các cơ chế gây hại tổn thương thực thể

Sự phân bố ánh sáng của laser trong mô sinh học [29] dựa trên lý thuyết về sự vận chuyển bức xạ điện từ Lý thuyết về sự vận chuyển bức xạ mô tả sự lan truyền năng lượng ánh sáng trong một môi trường được đặc trưng bởi các thông số quang học của nó (các hệ số hấp thu và tán xạ mô tả tính chất hấp thu và tán xạ ở mô mà ta đang xét)

Phương trình vận chuyển bức xạ L(r,s) là:

(1.1)Với: L(r,s)

là độ chói ở vị trí 𝑟⃗ theo phương 𝑠⃗ [W m-2 sr-1]µ𝑠 hệ số hấp thu [m-1]

µ𝑠 hệ số tán xạ [m-1] 𝑝 ( 𝑠⃗, 𝑠⃗′) : hàm số phase

Trang 33

Ánh sáng xuyên qua phần bên trong của mô tương tác sinh học, về cơ bản, theo hai cách: hấp thụ và tán xạ Sự hấp thụ xảy ra khi một photon tương tác với một nguyên tử hoặc phân tử và toàn bộ năng lượng của photon được chuyển tới nguyên tử hoặc phân tử đó Các tương tác tán xạ có thể thay đổi cả hướng và năng lượng của photon (không đàn hồi), hoặc chỉ thay đổi về hướng (tán xạ đàn hồi) Trong vùng ánh sáng nhìn thấy và hồng ngoại gần, tương tác với mô sinh học chủ yếu là tán xạ đàn hồi Sự tán xạ phụ thuộc vào kích thước, hình dạng của đối tượng được chiếu cũng như năng lượng của ánh sáng chiếu tới Thông tin về sự thẩm thấu và phân bố ánh sáng bên trong các mô sinh học là một vấn đề phức tạp vì phụ thuộc nhiều sự hấp thụ và tán xạ trong môi trường chất, phụ thuộc vào bước sóng và cấu hình chùm tia laser, phụ thuộc vào cả tính chất sinh hóa và cấu trúc giải phẫu của đối tượng chiếu

Tác dụng của LCST liên một cách chặt chẽ và hữu cơ với lượng ánh sáng đạt ở mô đích Định lượng LCST với việc xác định các tham số có thể được chia thành hai phần: các thông số chiếu xạ (nguồn) và cách ánh sáng phân bố (liều) Các thông số bức xạ như bước sóng (nm), công suất (W), khu vực chùm tia (cm2), chế độ xung hoặc liên tục có liên quan với sự chọn nguồn sáng các thông số về liều như năng lượng (J), mật độ năng lượng (J / cm2), thời gian xử lý và thời gian chiếu xạ và diện tích (cm2) được tính toán, đo đạc chi tiết, qua đó người sử dụng có thể điều chỉnh tùy theo mục đích sử dụng

Ánh sáng cường độ thấp có thể tạo ra sự sinh khối do phản ứng quang hóa trong tế bào, chỉ xảy ra khi ánh sáng được hấp thụ Chromophore là các phân tử có khả năng phát ra bức xạ thường trong vùng hồng ngoại khả kiến sau khi được kích hoạt bởi bức xạ năng lượng cao hơn Các tác dụng của LCST được ghi nhận là hấp thụ ánh sáng bởi một (hoặc

Trang 34

19

nhiều) chromophore dẫn đến thay đổi sinh lý, và thậm chí điều chế quang sinh Cách tiếp cận được sử dụng, chủ yếu bởi Karu và cộng tác viên trong nhiều thập kỷ qua, để xác định sự kết nối của các chromophore và tác dụng của chúng, đã thử nghiệm phù hợp với phổ hấp thụ của một sắc ký đặc hiệu với phổ hoạt động của sự thay đổi sinh lý Loại thí nghiệm này chỉ ra rằng LCST tăng cường sản xuất ATP do hấp thụ ánh sáng hồng ngoại và hồng ngoại gần bởi cytochrome c oxidase ở bên trong ti thể và nó có thể là cơ sở các cơ chế của nhiều quang điện tử

Ngoài ATP, các sản phẩm vi thể khác như NADH, protein và RNA được tăng cường bằng ánh sáng cũng như mức tiêu thụ oxy Có một khu vực phổ điện từ được gọi là cửa sổ trị liệu bao gồm ánh sáng đỏ và hồng ngoại (600–1100 nm), trong đó ánh sáng thâm nhập sâu vào mô sinh học Nó được giải thích bởi thực tế là tán xạ mô, trong vùng quang học, là cao hơn cho bước sóng ngắn và chromophore như hemoglobin và melanin có đỉnh hấp thụ ở bước sóng ngắn hơn 600 nm Trong vùng khác của cửa sổ điều trị quang học, nước là một chất hấp thụ chính ở bước sóng lớn hơn 1150 nm Ngoài ra, flavoprotein và cytochromes có thể hoạt động giống như chromophore cho ánh sáng xanh lam và xanh lá cây tương ứng

Cơ chế hoạt động của LCST là một trong những chủ đề nghiên cứu thú vị và thời sự trong lĩnh vực y sinh học Kết quả của sự hấp thụ ánh sáng (600–100 nm) do các chromophore bên trong ty thể: khái niệm cơ bản để giải thích cơ học là năng lượng photon bị hấp thụ bởi các sắc tố ty thể và được chuyển hóa thành năng lượng hóa học được sử dụng để cấp năng lượng cho tế bào, nó được nhiều lần mô tả ATP tăng sau LCST Điểm thú vị khác là LCST có thể sử dụng các hệ thống khử oxy hóa tế bào của nó, nó được chứng minh bằng thực tế là các tế bào pro-oxidant nhạy hơn với LCST so với các tế bào bình thường Mỗi ứng dụng LCST đặc biệt đều có liều tối ưu; nghĩa là tất cả các thông số có thể được điều chỉnh phù hợp để tạo ra điều trị hiệu quả nhất Các thông số tối ưu này phụ thuộc vào tình trạng được điều trị và thậm chí cả các đặc điểm cá nhân của bệnh nhân Khi chiếu xạ hoặc thời gian chiếu xạ quá thấp, không đủ để giảm tình trạng được xử lý Mặt khác, thời gian chiếu xạ hoặc chiếu xạ quá cao có thể gây ra phản ứng và hồi phục các hiệu ứng có thể ức chế việc điều trị hoặc thậm chí tạo ra các hậu quả không mong muốn

Trang 35

20

Các ứng dụng lâm sàng và y sinh của LCST

Theo tài liệu tổng quan [28], trị liệu laser công suất thấp đã được công nhận là không xâm lấn, không gây ung thư Chưa có công bố nào cho thấy liệu pháp điều trị gây ra nhiều bệnh khác và các điều kiện không mong muốn Điều kiện sinh học đạt được bởi LCST cho phép ứng dụng nó trong các tình huống có vẻ nghịch lý, vì đôi khi nó có thể kích thích trong các tình huống khác và có thể ức chế cùng một hiệu ứng sinh học Vì lý do này, LCST được giới thiệu bởi nhiều nghiên cứu như một tác nhân hiệu chỉnh (modulation), dẫn các cơ thể sinh học đến cân bằng nội môi (homeostasis) Hơn nửa, có bằng chứng về điều chỉnh hệ thống của LCST, nghĩa là tác động quang trong một phần của cơ thể có thể tạo ra một sự cải thiện tình trạng trong một phần cơ thể khác Điều này có thể được giải thích bằng cách thay đổi cục bộ có thể được chuyển đến các vị trí khác thông qua máu hoặc hệ bạch huyết, sự tắc nghẽn của sợi trục có thể giải thích sự giảm cảm giác đau sau LCST ở những điểm đặc biệt trong đường đau từ vùng đau đến trung tâm hệ thần kinh

Có nhiều cách LCST hoạt động để làm giảm đau, bao gồm các phản ứng chống viêm, phong tỏa thần kinh, kích thích hoạt động bạch huyết, sửa chữa mô và giảm co thắt cơ

Hình 1.3 Cơ chế tương tác của laser công suất thấp [94]

Trang 36

21

Mỗi cơ chế này đã được nghiên cứu một cách liên đới từ cấp độ tế bào đến ứng dụng lâm sàng LCST có thể làm cảm giác giảm đau và điều hoà nội tiết thần kinh bằng cách ức chế một phần dẫn truyền thần kinh và giảm kích thích, bắt chước một số chức năng tiêm thuốc gây tê cục bộ Ngoài ra, LCST có thể làm giảm đau lâu dài do khả biến thần kinh, đó là khả năng của các tế bào thần kinh trong cả hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi, được điều chỉnh bằng cách tăng hoặc giảm hoạt động từ các dây thần kinh đau Hiệu ứng kích thích sinh học với ánh sáng màu đỏ và NIR đã được áp dụng thành công để cải thiện hệ thống tim mạch và hô hấp, cho thấy chiếu xạ laser gây ra sự gia tăng trong các mạch máu mới hình thành sáu ngày sau nhồi máu ở chuột Nhiều chức năng trong thành mạch máu được điều chỉnh bởi NO bao gồm cả ức chế phản ứng viêm, giãn mạch, tạo mạch, ức chế quá trình apoptosis và sự di chuyển tế bào

1.4 TƯƠNG TÁC CỦA LASER CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Năm 2009, tác giả Campana và cộng sự ở [30] cho biết LCST giúp cơ thể bệnh nhân có thể tự làm lành và sửa chữa Tình trạng hư tổn và cuối cùng là sự mất chức năng của tế bào Beta là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường Laser bán dẫn công suất thấp được chiếu tập trung vào gan và tụy Đồng thời họ đã sử dụng phương pháp châm cứu laser lên

các huyệt trên cơ thể bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường Họ nghiên cứu trên 83 bệnh

nhân mắc bệnh đái tháo đường không thể kiểm soát

Tình trạng tê liệt của các ngón tay, ngón chân, thị lực kém và tinh thần phiền muộn được cải thiện trong 2 tuần sau khi sử dụng LCST Lượng đường huyết sau điều trị đã giảm rõ rệt

Trang 37

Đồng thời, Irani và cộng sự ở [31] nghiên cứu ảnh hưởng của LCST lên chức năng của tiểu đảo tụy ở chuột Mục đích của nghiên cứu là đánh giá tác động của LCST lên chức năng tiểu đảo tụy đã được phân lập sau 24 giờ cấy Tiểu đảo tụy được phân lập từ chuột đực Sau đó, tiểu đảo được chiếu bằng laser với cường độ năng lượng khác nhau lần lượt là 1, 3, 5 J/cm2 ở 2 bước sóng 810 nm và 630 nm LCST GaAlAs 810 nm - 50 mW thời gian chiếu lần lượt là 7, 20, 34 giây LCST GaAs 630 nm, 40 mW thời gian chiếu lần lượt là 8, 25, 42 giây Nồng độ Insulin được đo bằng chỉ số chức năng tiểu đảo, chiếu LCST Bảng 1.2 Tình trạng tê liệt của các ngón tay, ngón chân, thị lực kém và phiền muộn tinh

thần được cải thiện trong 2 tuần sau khi sử dụng LLLT [30] Nhóm A- 30 bệnh nhân

(36%)

Nhóm B- 10 bệnh nhân (12%)

Đường huyết (mg/dl) 8 lần điều trị bằng LLLT 4 lần điều trị bằng LLLT Trước khi dùng

LLLT

Trong khi dùng LLLT

Trang 38

Hình 1.4 Nồng độ insulin phụ thuộc vào liều chiếu giữa các nhóm sau chiếu LLLT [31] (A): Nồng độ Insulin giữa các nhóm sau khi chiếu LLLT 810 nm, p < 0.05 (B): Nồng độ Insulin giữa các nhóm sau khi chiếu LLLT 630 nm, p < 0.001

Trang 39

24

chứng minh rằng LCST ở hai bước sóng 810 nm và 630 nm làm tăng sự phóng thích Insulin Năng lượng laser không làm tổn hại màng tiểu đảo hoặc sự dữ trữ insulin Ảnh hưởng của LCST lên sự gia tăng tế bào được giải thích bằng sự gia tăng ATP và sự tổng hợp DNA Bất kỳ sự thay đổi nhỏ trong tổng số ATP cũng ảnh hưởng tới cơ chế trao đổi chất của tế bào Dòng in Ca2+ sau khi chiếu laser sẽ giải phóng các sản phẩm từ tế bào kích thích bài tiết Laser cũng bảo vệ tế bào chống lại NO- gây chết tế bào, NO ảnh hưởng tới sắc tố tế bào Mặt khác, LCST có tác dụng chống oxy hoá, chống viêm và sự tăng các chất hoá học, tác động lên ty thể

Cho đến 2014, Cornejo-Garrido [32] cũng đã sử dụng LCST ở bước sóng 650 nm và 980 nm để châm cứu cho chuột bệnh đái tháo đường Và chỉ sau 28 ngày điều trị đã cho nhiều kết quả khả quan như sau:

 Đối với nhóm chuột đái tháo đường điều trị bằng LCST ở bước sóng 650 nm và 980 nm so với nhóm không điều trị: (242.0 ± 65.0 và 129.8 ± 33.2 vs 376.5 ± 10.0 mg /dL, cả p ≤ 0.05)

 Đối với nhóm chuột đái tháo đường điều trị với bước sóng 980 nm so với nhóm dung thuốc để hạ đường huyết: (41.5±19.6 mg/dL vs 164.1±13.7 g/dL, p <0.05)  Sự kích thích với châm cứu laser tại bước sóng 650nm và 980 nm có tác dụng giảm

đường huyết ở chuột đái tháo đường Các kết quả này hỗ trợ đánh giá thêm về châm cứu laser như một điều trị thay thế hoặc bổ sung cho sự kiểm soát của tăng đường huyết

Tác giả Ansari ở [33] đã làm một nghiên cứu đánh giá tổng hợp về tất cả liệu pháp laser

nội tĩnh mạch trong điều trị bệnh đái tháo đường type 2 Liệu pháp laser nội tĩnh mạch đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới để điều trị các bệnh khác nhau bao gồm cả bệnh đái tháo đường, từ nghiên cứu cho thấy rõ tác dụng giảm đường huyết của laser nội tĩnh mạch đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 với đa số p = 0.007 Kết quả của việc phân tích này cho thấy rằng tia laser nội tĩnh mạch giảm mức độ đường huyết trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 một cách đáng kể

Từ những kết quả này có thể đưa ra một phương pháp mới trong điều trị bệnh đái tháo đường type 2 mà hạn chế sử dụng thuốc tân dược nhằm giảm tải đối với gan ở bệnh nhân

Trang 40

1992, tác giả Baĭbekov ở [36] nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ tia LCST (hồng ngoại) được trong gan bình thường và trong xơ gan và viêm gan Nghiên cứu cho biết bức xạ laser arsenide-gallium gây ra sự thay đổi cấu trúc nội bào Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự hoạt hoá vi tuần hoàn và sự phát triển tế bào mới, sự thay đổi nằm ở cấu trúc nội bào

Năm 2008, tác giả Ovsyannikovax cùng cộng sự đã khảo sát ảnh hưởng của chiếu xạ LCST lên ty thể gan của chuột bình thường và chuột nhắt đái tháo đường loại 2 Quan sát thấy rằng sự kiểm soát hô hấp của ty thể bị bệnh đái tháo đường đã giảm nhưng nó đã trở nên bình thường hóa dưới tác động của chiếu xạ LCST (632,8 nm, 0,015 W) Tác động hiệu quả của chiếu xạ laser này nổi bật hơn đối với ty thể của chuột nhắt bị đái tháo đường 2 [37]

Burduli và Krifaridi ở [38] năm 2009, đo nồng độ chất chuyển hóa ổn định của nitric oxit

(NO), nitrates và nitrit (NOx) ở bệnh nhân viêm gan virut mạn tính và đánh giá khả năng

Ngày đăng: 31/07/2024, 09:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w