1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Công nghệ dệt may: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ mũi chỉ và kích cỡ chỉ đến độ bền đường may trên vải lụa tơ tằm

103 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NGUYỄN HOÀNG THI PHỤNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ MŨI CHỈ VÀ KÍCH CỠ CHỈ ĐẾN ĐỘ BỀN ĐƯỜNG MAY TRÊN VẢI LỤA

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG -HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Hồ Thị Minh Hương

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS Lê Song Thanh Quỳnh

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Nguyễn Tuấn Anh

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày 30 tháng 06 năm 2022

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1 Chủ tịch Hội đồng: PGS TS Bùi Mai Hương 2 Thư ký Hội đồng: TS Nguyễn Hữu Thọ 3 Phản biện 1: TS Lê Song Thanh Quỳnh 4 Phản biện 2: TS Nguyễn Tuấn Anh 5 Uỷ viên: TS Hồ Thị Minh Hương

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ

PGS TS Bùi Mai Hương

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: NGUYỄN HOÀNG THI PHỤNG MSHV: 1970565

Ngày, tháng, năm sinh: 25/06/1991 Nơi sinh: Long An Chuyên ngành: Công nghệ dệt, may Mã số : 8540204

I TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ mũi chỉ và kích cỡ chỉ đến độ

bền đường may trên vải lụa tơ tằm

(Study on the influence of stitch density and thread size on seam strength of silk fabrics)

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Nghiên cứu tổng quan về vải dệt thoi, vải lụa tơ

tằm và độ bền đường may, các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền đường may Nghiêncứu độ bền đường may trên vải tơ tằm khi thay đổi mật độ mũi chỉ và chi số chỉ.Góp phần đưa ra khuyến cáo giúp cho nhà sản xuất lựa chọn mật độ mũi chỉ vàchi số chỉ phù hợp với các loại vải lụa tơ tằm khi gia công sản phẩm, đồng thờinâng cao chất lượng đường may trong sử dụng.

V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS Hồ Thị Minh Hương

Tp HCM, ngày tháng năm 20

TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin phép gửi lời cảm ơn chân thành và lời tri ân sâu sắc tới Giáo viên hướng dẫn của tôi là TS Hồ Thị Minh Hương Cô đã cho tôi nhiều lời khuyên, định hướng cho tôi hình thành ý tưởng và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ:

- Ban giám hiệu trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh

- Các thầy, cô giáo bộ môn Kỹ thuật dệt may, khoa Cơ khí trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh

- Trung tâm thí nghiệm dệt may – Viện nghiên cứu dệt may tại TP Hồ Chí Minh

- Công ty TNHH Dệt lụa tơ tằm Toàn Thịnh- Công ty Coats Phong Phú

- Công ty TNHH Cơ điện tử Nam Anh

- Ban giám hiệu và các anh chị đồng nghiệp trường Cao đẳng Long An – Cơ sở Đức Hoà

- Các bạn lớp cao học ngành Công nghệ dệt may khoá 2019, 2020 trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh

- Cùng với gia đình và người thân của tôi

Luận văn được thực hiện trong điều kiện còn hạn chế về vật liệu, thiết bị thử nghiệm, thời gian thực hiện nên không tránh khỏi vẫn còn vài thiếu sót Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để tác giả có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

TÓM TẮT

Độ bền đường may là một trong các chỉ tiêu chất lượng cần có ở một sản phẩm may Giải pháp để nâng cao độ bền đường may luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm và đã thực hiện nhiều thử nghiệm trên các loại chất liệu thông dụng Đối với chất liệu xinh đẹp và quý giá như tơ tằm cũng đòi hỏi chất lượng đường may phù hợp

Do vậy tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ mũi chỉ và kích cỡ chỉ đến độ bền đường may trên vải lụa tơ tằm”

Cấu trúc luận văn gồm có 4 chương và kết luận:

Chương 1 Nghiên cứu tổng quan về lí do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan tới đề tài nghiên cứu và chỉ rõ mục tiêu và hướng nghiên cứu của luận văn

Chương 2 Trình bày các nội dung liên quan đến cơ sở lý thuyết về vải dệt thoi nói chung, vải lụa tơ tằm nói riêng và độ bền đường may, các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền đường may

Chương 3 Trình bày phương pháp thực nghiệm, bao gồm: mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, thiết bị, phương pháp nghiên cứu và các tiêu chuẩn thử nghiệm

Chương 4 Trình bày kết quả nghiên cứu và bàn luận: đánh giá độ bền đường may trên mẫu khi thay đổi mật độ mũi chỉ gồm 3 loại mật độ 4, 5, 6 mũi/cm và 2 chi số chỉ khác nhau gồm 60/2 và 50/2 trên 2 loại vải lụa tơ tằm là Satin và Chiffons bằng 2 phương pháp theo tiêu chuẩn ISO 13935-1 và ISO 13935-2 Từ đó đưa ra kết quả sự biến đổi độ bền đường may khi thay đổi các thông số này và đề xuất mật độ mũi chỉ, kích cỡ chỉ phù hợp với 2 loại vải tơ tằm

Kết luận: đưa ra các kết luận chung từ kết quả thực nghiệm và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ khoá: độ bền đường may, chỉ may, mật độ mũi chỉ, vải dệt thoi, vải lụa

tơ tằm

Trang 6

ASTRACT

Seam strength is one of the quality criteria of garments Researchers have always been interested in solutions to improve seam strength and have conducted many tests on common materials For a beautiful and valuable material as silk also requires the quality seam of being suitable

Therefore, the author carried out a research on the topic “Study on the influence of stitch density and thread size on seam strength of silk fabrics”

This thesis is composed of 4 parts and conclusion:

Chapter 1 An overview of the reasons for choosing the topic, the research situation at home and abroad on issues related to the research topic and specifying the objectives and orientation of the thesis

Chapter 2 Presents the contents related to the theoretical basis of woven fabrics in general and silk fabrics in specific and seam strength, factors affecting seam strength

Chapter 3 Presents the research method including: the object, intent, equipment, research method and testing standards of the study

Chapter 4 Presents the results of research and discussion: evaluates seam strength on samples when changing stitch density that include 3 types of stitch density 4, 5, 6 stitches/cm and composed of 2 yarn count of threads are 60/2 and 50/2 on 2 types of silk fabrics by two methods according to the technical standard ISO 13935-1 and ISO 13935-2 From there, shows the results of the change in seam strength when changing parameters of threads, stitch density and suggests stitch density, thread size suitable for 2 types of silk fabrics

In conclusion, provides general conclusions from the results of experimental research and proposes the research trend to follow in the future

Keywords: seam strength, sewing thread, stitch density, woven fabric, silk

fabric

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Hồ Thị Minh Hương

Các kết quả trong Luận văn là đúng sự thật và chưa được công bố ở các nghiên cứu trước đây

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

TP HCM, ngày 30 tháng 6 năm 2022

Nguyễn Hoàng Thi Phụng

Trang 8

MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT xii

CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Tình hình nghiên cứu 2

1.2.1 Nghiên cứu ngoài nước 2

1.2.2 Nghiên cứu trong nước 2

1.3 Mục tiêu và hướng nghiên cứu 3

1.4 Cấu trúc của luận văn 4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 Giới thiệu chung về vải dệt thoi 5

2.1.1 Cấu trúc của vải dệt thoi 5

2.1.1.1 Khái niệm 5

2.1.1.2 Đặc trưng cấu trúc 5

2.1.2 Đặc trưng độ bền cơ học của vải 8

2.2 Giới thiệu chung về vải lụa tơ tằm 10

2.2.1 Khái quát về tơ tằm 10

2.2.2 Thành phần, cấu tạo, tính chất đặc trưng của tơ tằm 11

2.2.2.1 Thành phần, cấu tạo 11

2.2.2.2 Đặc trưng về tính chất của tơ tằm 12

2.2.2.3 Đặc trưng về cấu trúc của vải tơ tằm 14

2.2.3 Phân loại vải lụa tơ tằm 15

2.2.3.1 Phân loại theo cấu trúc 15

2.2.3.2 Phân loại theo phương pháp sản xuất vải 16

Trang 9

2.3 Độ bền đường may 17

2.3.1 Khái niệm độ bền đường may 17

2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền đường may 17

2.3.2.1 Các kiểu mũi may và đường may 17

2.3.2.2 Mật độ mũi chỉ 25

2.3.2.3 Chỉ may 26

2.3.2.4 Ảnh hưởng của các yếu tố khác 31

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 34

3.1 Mục đích nghiên cứu 34

3.2 Đối tượng nghiên cứu 34

3.3 Phương pháp nghiên cứu 36

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 36

3.3.2 Thiết bị thử nghiệm 38

3.4 Tiêu chuẩn thử nghiệm 40

3.4.1 Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13935-1, xác định lực lớn nhất làm đứt đường may theo phương pháp Strip 40

3.4.2 Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13935-2, xác định lực lớn nhất làm đứt đường may theo phương pháp Grab 42

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 45

4.1 Độ bền kéo đứt đường may theo phương pháp Strip 45

4.1.1 Độ bền đường may khi thay đổi mật độ mũi chỉ 45

4.2 Độ bền kéo đứt đường may theo phương pháp Grab 51

4.2.1 Độ bền đường may khi thay đổi mật độ mũi chỉ 51

4.2.1.1 Vải Satin 51

4.2.1.2 Vải Chiffons 53

Trang 10

4.2.2 Độ bền đường may khi thay đổi chi số chỉ 55

4.2.2.1 Vải Satin 55

4.2.2.2 Vải Chiffons 56

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 1: TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ISO 13935-1-2014 VÀ ISO 2014… 62

13935-2-LÝ LỊCH TRÍCH NGANG 88

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 88

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC 88

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Hình mô phỏng máy kéo đứt băng vải 9

Hình 2.2 Hình dọc của sợi tơ chưa chuội keo (a), đã chuội keo (b) 12

Hình 2.3 Hình mặt cắt ngang của sợi tơ đã chuội keo 12

Hình 2.4 Mũi may thắt nút 18

Hình 2.5 Mũi may móc xích đơn 19

Hình 2.6 Mũi may móc xích kép 20

Hình 2.7 Mũi may vắt sổ 502 21

Hình 2.8 Mũi may chần diễu 22

Hình 2.9 Kết cấu đường may 301 23

Hình 2.10 Qui trình tạo mũi may thắt nút 301 23

Hình 3.1 Máy may 1 kim Juki DDL-8700-7 38

Hình 3.2 Máy thử kéo nén vạn năng M350-19 Testometric 39

Hình 3.3 Mẫu vải thí nghiệm có đường may và chỉ dẫn cắt mẫu thử theo phương pháp Strip 41

Hình 3.4.a, b Chỉ dẫn cắt mẫu và mẫu hoàn thiện để thử nghiệm theo phương pháp Strip 41

Hình 3.5 Mẫu vải thí nghiệm có đường may và chỉ dẫn cắt mẫu thử theo phương pháp Grab 43

Hình 3.6 Mẫu thử nghiệm sau khi cắt theo hướng dẫn 43

Hình 3.7.a, b Mẫu thử nghiệm đã chuẩn bị để thử 44

Hình 4.1 Biểu đồ đường thể hiện sự biến đổi độ bền đường may khi thay đổi mật độ mũi chỉ trên vải Satin đối với 2 chi số chỉ theo phương pháp Strip (đơn vị N) 46

Hình 4.2 Biểu đồ đường thể hiện sự biến đổi độ bền đường may khi thay đổi mật độ mũi chỉ trên vải Chiffons đối với 2 chi số chỉ theo phương pháp Strip (đơn vị N) 48 Hình 4.3 Biểu đồ cột thể hiện sự biến đổi độ bền đường may khi thay đổi chi số chỉ trên vải Satin đối với 3 mật độ mũi chỉ theo phương pháp Strip (đơn vị N) 49

Hình 4.4 Biểu đồ cột thể hiện sự biến đổi độ bền đường may khi thay đổi chi số chỉ trên vải Chiffons đối với 3 mật độ mũi chỉ theo phương pháp Strip (đơn vị N) 51

Trang 12

Hình 4.5 Biểu đồ đường thể hiện sự biến đổi độ bền đường may khi thay đổi mật độ mũi chỉ trên vải Satin đối với 2 chi số chỉ theo phương pháp Grab (đơn vị N) 52 Hình 4.6 Biểu đồ đường thể hiện sự biến đổi độ bền đường may khi thay đổi mật

độ mũi chỉ trên vải Chiffons đối với 2 chi số chỉ theo phương pháp Grab (đơn vị N) 54

Hình 4.7 Biểu đồ cột thể hiện sự biến đổi độ bền đường may khi thay đổi chi số chỉ trên vải Satin đối với 3 mật độ mũi chỉ theo phương pháp Grab (đơn vị N) 56 Hình 4.8 Biểu đồ cột thể hiện sự biến đổi độ bền đường may khi thay đổi chi số chỉ trên vải Chiffons đối với 3 mật độ mũi chỉ theo phương pháp Grab (đơn vị N) 57

Trang 13

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Đặc điểm các kiểu dệt cơ bản 6

Bảng 2.2 Tính chất cơ lý của tơ tằm 13

Bảng 2.3 Tính chất hoá học của tơ tằm 13

Bảng 2.4 Bảng so sánh độ bền kéo đứt của các loại chỉ may 29

Bảng 3.1 Đặc tính kỹ thuật của vải thử nghiệm 34

Bảng 3.2 Đặc tính kỹ thuật của chỉ thử nghiệm 35

Bảng 3.3 Tính chất cơ lý và hoá học của chỉ coats epic 35

Bảng 4.1 Kết quả xác định độ bền đường may khi thay đổi mật độ mũi chỉ trên vải Satin đối với 2 chi số chỉ theo phương pháp Strip (đơn vị N) 45

Bảng 4.2 Kết quả tính các đặc trưng thống kê cơ bản của độ bền đường may khi thay đổi mật độ mũi chỉ trên vải Satin đối với 2 chi số chỉ theo phương pháp Strip 45

Bảng 4.3 Kết quả xác định độ bền đường may khi thay đổi mật độ mũi chỉ trên vải Chiffons đối với 2 chi số chỉ theo phương pháp Strip (đơn vị N) 47

Bảng 4.4 Kết quả tính các đặc trưng thống kê cơ bản của độ bền đường may khi thay đổi mật độ mũi chỉ trên vải Chiffons đối với 2 chi số chỉ theo phương pháp Strip 47

Bảng 4.5 Kết quả xác định độ bền đường may khi thay đổi chi số chỉ trên vải Satin đối với 3 loại mật độ mũi chỉ theo phương pháp Strip (đơn vị N) 49

Bảng 4.6 Kết quả xác định độ bền đường may khi thay đổi chi số chỉ trên vải Chiffons đối với 3 loại mật độ mũi chỉ theo phương pháp Strip (đơn vị N) 50

Bảng 4.7 Kết quả xác định độ bền đường may khi thay đổi mật độ mũi chỉ trên vải Satin đối với 2 chi số chỉ theo phương pháp Grab (đơn vị N) 51

Bảng 4.8 Kết quả tính các đặc trưng thống kê cơ bản của độ bền đường may khi thay đổi mật độ mũi chỉ trên vải Satin đối với 2 chi số chỉ theo phương pháp Grab 52

Bảng 4.9 Kết quả xác định độ bền đường may khi thay đổi mật độ mũi chỉ trên vải Chiffons đối với 2 chi số chỉ theo phương pháp Grab (đơn vị N) 53

Trang 14

Bảng 4.10 Kết quả tính các đặc trưng thống kê cơ bản của độ bền đường may khi thay đổi mật độ mũi chỉ trên vải Chiffons đối với 2 chi số chỉ theo phương pháp Grab 53 Bảng 4.11 Kết quả xác định độ bền đường may khi thay đổi chi số chỉ trên vải Satin đối với 3 loại mật độ mũi chỉ theo phương pháp Grab (đơn vị N) 55 Bảng 4.12 Kết quả xác định độ bền đường may khi thay đổi chi số chỉ trên vải Chiffons đối với 3 loại mật độ mũi chỉ theo phương pháp Grab (đơn vị N) 56

Trang 15

MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT Chữ viết tắt

CV G ISO L M MĐMC Me P PET TNHH UV Vải SAT

Coefficient of variation Gram

International Organization for Standardization Lenght

Medium

Mật độ mũi chỉ Median

Proportion Polyester

Trách nhiệm hữu hạn Ultraviolet

Vải Satin

Trang 16

CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 1.1 Lí do chọn đề tài

Tơ tằm là một trong những chất liệu vải sợi thiên nhiên được phát minh sớm nhất Là một chất liệu vốn quý, vẻ đẹp của tơ tằm thể hiện ở sự mềm mại, óng ánh, sang trọng cho nên tơ tằm được ưa chuộng cho các sản phẩm may đa dạng từ truyền thống tới thời trang cao cấp, đặc biệt trang phục dành cho phái nữ Bên cạnh đó các phương pháp liên kết các chi tiết sản phẩm may cũng đa dạng và đòi hỏi về tính thẩm mỹ, chất lượng liên kết và độ bền trên sản phẩm Do vậy yêu cầu về chất lượng của các sản phẩm may từ tơ tằm không những ở các đặc tính tốt của chất liệu mà còn đòi hỏi ở chất lượng đường may phải tương xứng

Chất lượng đường may ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng trang phục, được đánh giá thông qua một số đặc tính như: độ giãn, độ uốn, độ cứng, khả năng chống mài mòn, độ trượt, độ nhăn và độ bền của đường may Trong số các đặc tính này, độ bền đường may đóng vai trò quan trọng và thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản như: mũi may, kiểu đường may, mật độ mũi chỉ, chỉ may và các thông số của thiết bị Các yếu tố này rất quan trọng đối với các nhà sản xuất và khách hàng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng hàng may mặc Một số nhà sản xuất chọn các loại mũi may, mật độ mũi chỉ và chỉ may chủ yếu theo kinh nghiệm mà bỏ qua việc xem xét đến ảnh hưởng của chúng đến chất lượng tổng thể của trang phục, dẫn đến lỗi đường may trong quá trình sản xuất và sử dụng

Từ đó, có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đề cập tới chất lượng đường may, ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ góp phần giải quyết các vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, điểm chung ở các nghiên cứu trước đó là thực nghiệm trên các loại chất liệu phổ biến như cotton, polyester, viscose… còn chất liệu tơ tằm vẫn là một đề tài còn nhiều hạn chế do giá thành cao, khá ít thiết bị phù hợp, chỉ sử dụng ở một số sản phẩm may nhất định, và còn mang tính thiết kế Song trong giai đoạn phát triển kinh tế như ngày nay, ngành dệt may ngày càng đổi mới hướng đến xây dựng tính bền vững trong thời trang như ưu tiên chất liệu thân thiện với môi trường, các sản phẩm mang tính

Trang 17

ứng dụng cao, xanh sạch với môi trường… thì đây chính là lợi thế của sản phẩm từ chất liệu thiên nhiên, trong đó có tơ tằm

Do đó để góp phần giải quyết các yêu cầu về độ bền đường may trên chất liệu tơ tằm, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ mũi chỉ và kích cỡ chỉ đến độ bền đường may trên vải lụa tơ tằm”

1.2 Tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu về chất lượng đường may, sự tương quan giữa các loại vải, cấu trúc vải, kim, chỉ, mũi chỉ, đường may đã được một số tác giả trong và ngoài nước thực hiện trước đó điển hình như:

1.2.1 Nghiên cứu ngoài nước

- Tác giả Sumit Mandal (năm 2008) với đề tài “Nghiên cứu về chất lượng đường may với kích cỡ chỉ, mật độ mũi may và thuộc tính của vải” [1] - Tác giả Vinay Kumar Midha và đồng sự (năm 2009) đã thực hiện “Các

nghiên cứu về sự thay đổi tính chất kéo của chỉ may ở các giai đoạn may khác nhau” [2]

- Tác giả Nagwa Ali Abou Nassif (năm 2013) với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số máy may đến chất lượng đường may” [3]

- Tác giả Khaled M Elsheikh cùng với các đồng sự ( năm 2018) đã thực hiện nghiên cứu “Dự đoán hiệu suất đường may của vải dệt thoi có trọng lượng nhẹ” [4]

- Tác giả Madhuri Kakde và đồng sự (năm 2018) đã thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của các thông số may đến độ bền của đường may và hiệu suất đường may” [5]

- Tác giả Jyothirmai S và S Amsamani (năm 2021) đã thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của loại vải đến hiệu suất đường may” [6]

1.2.2 Nghiên cứu trong nước

- Tác giả Nguyễn Sĩ Phương (2004) đã nghiên cứu “Tính chất đặc trưng của vải lụa tơ tằm Việt Nam và ảnh hưởng của các thông số công nghệ dệt tới độ dạt của vải” đã chỉ ra được mối quan hệ giữa các thông số mắc sợi, vải và các thông số mắc máy tới độ dạt của vải tơ tằm [7]

Trang 18

- Tác giả Trần Thị Phương Minh (năm 2007) đã nghiên cứu “Ảnh hưởng của nguyên liệu và cấu trúc của chỉ đến độ bền đường may và độ đứt chỉ trong quá trình may” từ đó lựa chọn chỉ may cho phù hợp với yêu cầu sử dụng thực tế [8]

- Tác giả Tăng Thị Như Hà (năm 2007) với nghiên cứu “Ảnh hưởng của các thông số công nghệ may đến độ bền đường may vải dệt thoi đàn tính” trong đó tác giả nghiên cứu 3 yếu tố công nghệ may: sức căng chỉ kim, mật độ mũi may, tốc độ máy đến độ bền đường may của vải dệt thoi đàn tính và không đàn tính [9]

- Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Chiến (năm 2008) đã nghiên cứu “Ảnh hưởng của các thông số công nghệ may đến độ nhăn đường may trên vải lụa tơ tằm Việt Nam”, bao gồm ảnh hưởng của ba thông số mật độ mũi may, sức căng chỉ kim và lực nén chân vịt [10]

- Tác giả Nguyễn Đình Trụ (năm 2010) đã thực hiện nghiên cứu “Khảo sát đặc trưng kỹ thuật của một số chỉ may công nghiệp sử dụng cho một số loại vải thông dụng và vải kỹ thuật có cấu trúc và chất liệu khác nhau” [11]

- Tác giả Nguyễn Thanh Bình (năm 2012) đã thực hiện “Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến độ bền đường may và mối quan hệ giữa các yếu tố”, qua đó tác giả đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của chỉ may, mật độ mũi may đến độ bền đường may của một số loại vải thông dụng trong may mặc [12] - Tác giả Vi Văn Luân (năm 2022) với đề tài “Nghiên cứu sự biến đổi độ bền

đường may trên trang phục quân đội” từ sản xuất đến quá trình sử dụng nhằm đánh giá độ bền đường may trên các sản phẩm trang phục quân đội và đưa ra lựa chọn một số loại chỉ may phù hợp [13]

Tuy nhiên điểm chung của các nghiên cứu là còn hạn chế về đối tượng, phạm vi thử nghiệm Luận văn mong muốn tiếp nối các nghiên cứu trước đó và góp phần vào cơ sở dữ liệu nghiên cứu

1.3 Mục tiêu và hướng nghiên cứu

Trang 19

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích, đánh giá độ bền đường may trên vải tơ tằm khi thay đổi mật độ mũi chỉ và chi số chỉ Góp phần đưa ra khuyến cáo giúp cho nhà sản xuất lựa chọn mật độ mũi chỉ và chi số chỉ phù hợp với các loại vải lụa tơ tằm khi gia công sản phẩm, đồng thời nâng cao chất lượng đường may trong sử dụng Các vấn đề nghiên cứu cụ thể trong phạm vi luận văn này gồm:

- Nghiên cứu đặc điểm của vải dệt thoi, vải lụa tơ tằm và một số loại vải lụa tơ tằm được sử dụng phổ biến trong quần áo thời trang

- Nghiên cứu đặc tính bền của đường may, các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền đường may

- Thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của mật độ mũi chỉ và kích cỡ chỉ đến độ bền đường may trên một số loại vải sợi tơ tằm

- Từ đó đưa ra kết luận mật độ mũi chỉ, kích cỡ chỉ phù hợp với các loại vải tơ tằm hiện nay, vừa có ý nghĩa thực tiễn áp dụng trong sản xuất may công nghiệp vừa cung cấp cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu mối quan hệ giữa kim, chỉ, vải, đường may

1.4 Cấu trúc của luận văn

Nội dung luận văn được trình bày gồm 4 chương và kết luận:

Chương 1 Trình bày nghiên cứu tổng quan: lí do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, mục tiêu và hướng nghiên cứu của luận văn

Chương 2 Trình bày cơ sở lý thuyết về vải dệt thoi, vải lụa tơ tằm và độ bền đường may, các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền đường may

Chương 3 Trình bày nghiên cứu thực nghiệm

Chương 4 Trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận Kết luận

Trang 20

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Giới thiệu chung về vải dệt thoi

Theo phương pháp sản xuất, vải dệt được chia thành ba loại: vải dệt thoi, vải dệt kim và vải không dệt mà thành phần cơ bản chủ yếu là sợi Hệ thống sợi được đan thẳng góc với nhau (như vải dệt thoi), hay vòng sợi móc nối nhau (như vải dệt kim) hoặc sợi được liên kết với nhau bởi lực nén, lực ma sát, lực kết dính (như vải không dệt) Trong số các loại vải dệt, vải dệt thoi được phát minh sớm nhất, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và cũng có nhiều chủng loại nhất

2.1.1 Cấu trúc của vải dệt thoi [14] 2.1.1.1 Khái niệm

Vải dệt thoi là sản phẩm dạng tấm, được sản xuất dựa trên nguyên lý liên kết giữa các sợi ngang và sợi dọc được đan theo phương thẳng góc Hệ thống sợi nằm dọc theo chiều dài tấm vải gọi là sợi dọc, còn hệ thống kia gọi là sợi ngang Tuỳ theo thành phần xơ, sợi mà vải thuộc loại đồng nhất, không đồng nhất hoặc pha Vải đồng nhất chỉ dệt bằng một loại xơ, sợi duy nhất như vải bông, vải len, lụa tơ tằm hoặc lụa tơ hoá học Vải không đồng nhất có các hệ sợi đồng nhất nhưng khác loại như sợi bông với sợi len, sợi tơ tằm với tơ hoá học Vải pha được dệt từ sợi pha, ví dụ sợi bông pha polyester

Vải có ba kích thước: dài, rộng và dày Với chiều dài tùy ý, chiều rộng hay còn gọi là khổ vải tùy thuộc vào công dụng của vải và thiết bị dệt vải Chiều dày tấm vải quyết định bởi cỡ sợi và kết cấu của vải

2.1.1.2 Đặc trưng cấu trúc

Cấu trúc vải được đặc trưng bởi: quy cách sợi, kiểu dệt, mật độ sợi trong vải,… thể hiện qua các kích thước, các dạng, sự bố trí và liên kết của hai hệ sợi tạo nên vải

 Quy cách của sợi

Chủ yếu do cỡ sợi quyết định, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng 1 m2 của vải và các tính chất sử dụng của vải sau này, sau đó là độ xoắn của sợi Với độ xoắn cao, sợi sẽ bền, ảnh hưởng tốt đến độ đứt sợi khi dệt và các tính chất sử dụng của

Trang 21

vải Về tính chất, độ đều và độ bền kéo của sợi rất quan trọng Độ sạch và một số tính chất khác là thứ yếu Sợi dọc có yêu cầu cao hơn sợi ngang về chất lượng

 Kiểu dệt

Kiểu dệt thể hiện vị trí tương đối của sợi dọc và sợi ngang với nhau trong vải Kiểu dệt quyết định hình thức của mặt vải và có ảnh hưởng đến các tính chất sử dụng của vải

- Rappo kiểu dệt (ký hiệu R) là hình dệt nhỏ nhất được lặp lại, chứa số sợi dọc và sợi ngang tối thiểu trên đó các sợi dọc và sợi ngang đan theo một quy luật nhất định Rappo kiểu dệt càng lớn thì hình hoa của vải càng phong phú và phức tạp Vì vậy, rappo kiểu dệt quyết định hình dạng bên ngoài của vải + Số sợi dọc trong rappo gọi là rappo sợi dọc, ký hiệu Rd

+ Số sợi ngang trong rappo gọi là rappo sợi ngang, ký hiệu Rn - Điểm nổi: là giao điểm giữa sợi dọc và sợi ngang

+ Điểm nổi dọc: vị trí sợi dọc nằm trên sợi ngang + Điểm nổi ngang: vị trí sợi ngang nằm trên sợi dọc

- Bước chuyển: khoảng cách tính bằng đơn vị ô từ điểm nổi này sang điểm nổi khác, ký hiệu S

+ Bước chuyển dọc (Sd): là khoảng cách giữa hai điểm nổi dọc kế cận + Bước chuyển ngang (Sn): là khoảng cách giữa hai điểm nổi ngang kế cận

- Các kiểu dệt cơ bản: có thể chia kiểu dệt ra thành các nhóm sau:

Bảng 2.1 Đặc điểm các kiểu dệt cơ bản

Kiểu dệt vân điểm Kiểu dệt vân chéo Kiểu dệt vân đoạn Hình mô tả

kiểu dệt

Trang 22

Biểu diễn kiểu dệt

Mô tả - Là kiểu dệt đơn giản nhất

- R = 2 (hay Rd= Rn= 2)

- S = 1 (hay -1) - Vải có hai mặt

giống nhau

- Tương đối bền nhưng hơi cứng

- Mặt vải có các đường dệt chéo theo góc khoảng 45o so với biên vải

- Rd= Rn 3

- Sd= Sn= 1 (dấu của bước chuyển thể hiện hướng nghiêng của đường chéo, +1 đường dệt chéo nghiêng về bên phải và ngược lại

- Ký hiệu kiểu dệt bằng phân số, trong đó tử số chỉ số điểm nổi dọc, mẫu số chỉ số điểm nổi ngang Tổng của tử và mẫu số bằng số sợi theo mỗi hướng trong rappo Ví dụ, ta có vân chéo

- Vải mềm nhưng kém

- Số sợi dọc và sợi ngang trong rappo phải lớn hơn hoặc bằng 5, bước chuyển lớn hơn 1 và nhỏ hơn R-1

- Rd= Rn 5 - 1 S R-1

- Thường ký hiệu bằng phân số, tử số là số sợi theo mỗi hướng trong rappo, mẫu số là bước chuyển dọc - Hai mặt vải khác

nhau rõ rệt, mặt phải trơn bóng, chất lượng cao; mặt trái không bóng

- Liên kết giữa các sợi là yếu nhất, nhưng vải mềm mại, có độ bền khá

Trang 23

bền hơn vân điểm Ứng dụng - Phổ biến với các

mặt hàng vải phin, calico, katé, toile de lin,…

- Dùng để dệt vải lót hoặc vải dày như kaki, denim,…

- Phổ biến để dệt lụa và vải bông

 Mật độ sợi trong vải

Mật độ sợi thể hiện sự bố trí sợi nhiều hay ít trên đơn vị dài của vải Mật độ sợi trong vải có ảnh hưởng đến các tính chất bề mặt, tính chất sử dụng của vải

Mật độ tuyệt đối: là số sợi có trên đơn vị dài của vải, quy ước lấy 100 mm, ký hiệu:

Pd: mật độ sợi dọc, là số sợi dọc có trên 100 mm đo theo chiều ngang vải; Pn: mật độ sợi ngang, là số sợi ngang có trên 100 mm đo theo chiều dọc vải Phần lớn mật độ sợi nằm trong khoảng 100 – 500

2.1.2 Đặc trƣng độ bền cơ học của vải [12]

Đặc trưng độ bền cơ học của vải là đặc trưng cơ bản thể hiện sức đề kháng của vải khi chịu tác động ngoại lực lên vải theo các hướng hoặc theo hướng dọc của tấm vải, hoặc theo hướng ngang của tấm vải Ngoài ra lực tác động còn có thể xảy ra trên một diện tích nhất định làm cho sợi dọc và sợi ngang cùng đồng thời chịu lực trực tiếp

Tuỳ theo hướng tác động lực và cách tác dụng của lực lên vải, gồm độ bền kéo đứt băng vải theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang của vải, độ bền xé, độ bền nổ, độ bền chọc thủng vải Khi vải chịu tác động của lực, xảy ra sự biến dạng của vải, vải bị giãn cho đến khi bị đứt hoặc bị thủng trong các thí nghiệm phá huỷ vật liệu

 Độ bền kéo đứt băng vải

Mẫu vải để thử nghiệm độ bền kéo đứt thường có kích thước 200 x 50 mm Hai đầu của miếng vải được lắp và được giữ chặt vào hai hàm kẹp trên và dưới Khi lực đặt lên băng vải, các sợi theo chiều lực tác dụng chịu kéo và giãn ra, đóng góp vào độ bền băng vải Ngoài ra còn có lực ma sát giữa các sợi, lực nén ép của hai hệ

Trang 24

sợi cũng góp phần tạo ra độ bền băng vải Độ bền kéo của sợi, mật độ sợi, kiểu dệt là những yếu tố chính ảnh hưởng độ bền kéo băng vải

Mẫu vải được lắp vào hai kẹp trên di động lên trên khi thử với mức độ giãn không đổi Hàm kẹp dưới cố định Kích thước mẫu, tốc độ kẹp, tải trọng sức căng ban đầu lên mẫu được quy định trong các phương pháp thử tiêu chuẩn trong nước cũng như quốc tế Trên cùng máy kéo đứt băng vải có thể thử một dạng mẫu khác bằng cách sử dụng bộ gá mẫu khác Phương pháp này gọi là phương pháp thử Grab

Kẹp trên giữ một phần mẫu và xé rách vải theo hướng lên trên Kẹp dưới giữ chặt phần dưới của mẫu Thực chất lực xé rách vải là lực tiếp tục làm rách miếng vải đã cắt một đoạn mồi sẵn mà không phải lực xé rách ngay từ đầu

Hình 2.1 Hình mô phỏng máy kéo đứt băng vải

Trang 25

2.2 Giới thiệu chung về vải lụa tơ tằm

Vải lụa tơ tằm là một trong những loại vải dệt thoi có thành phần nguyên liệu là xơ, sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ động vật Cùng với kiểu dệt đa dạng và quy trình sản xuất cầu kỳ, phức tạp để cho ra đời các tấm vải lụa óng ánh, kiêu sa cho nên lụa tơ tằm được xem là “nữ hoàng” trong các loại vải sợi

2.2.1 Khái quát về tơ tằm [14]

Nghề nuôi tằm có từ rất sớm và tồn tại cách đây 5000 năm tại các quốc gia châu Á, trong đó Trung Quốc là nước đầu tiên phát triển nghề nuôi tằm, dệt lụa Đầu tiên loại vải xa xỉ này chỉ dành cho giới thượng lưu, quý tộc của Trung Quốc và nghề nuôi tằm dệt lụa được giữ bí mật trong suốt gần 1000 năm Sau đó mới được tiết lộ và truyền sang các quốc gia lân cận bằng con đường tơ lụa Có thể kể tới các quốc gia nổi tiếng với mặt hàng này như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Iran, Ý, Pháp…Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để trồng dâu nuôi tằm, tuy nhiên so với các quốc gia khác thì sản lượng và chất lượng tơ tằm Việt Nam chưa cao

Tơ tằm được lấy từ một loại sâu ăn lá tên là sâu tằm, nhả ra sau quá trình tiêu hóa Loại sâu ăn lá dâu có tên tằm dâu (tên khoa học là Bombycidae chiếm 90%), còn lại là tằm dại (họ Saturniidae chiếm 10%) loại sâu còn mang nét hoang dã, ăn các lá khác như lá thầu dầu, lá sắn, lá sồi, lá tạc…

Theo thời gian nuôi tằm trong một năm, người ta chia ra :

- Tằm độc hệ (1 lứa/ 1 năm): được nuôi nhiều ở xứ lạnh, kén lớn, cùi dày, sợi dài 2400 m

- Tằm lưỡng hệ (2 lứa/ 1 năm): thích nghi ở khí hậu mát, ít ẩm, kén trung bình, sợi tơ dài 800-1200 m

- Tằm đa hệ (nhiều lứa 1 năm): chủ yếu ở vùng khí hậu nóng ẩm, tuy nhiên kén thu về loại nhỏ, tơ ngắn, chiều dài 450 m

Giống tằm truyền thống của nước ta là tằm đa hệ, nuôi được khoảng 5- 6 lứa trong năm, kén nhỏ, cùi mỏng, tơ ngắn khoảng 300 m

Trang 26

Tằm nhả tơ ở thời kỳ sâu nhộng, lúc này tơ liên tục được quấn quanh cơ thể để tạo kén chuẩn bị cho quá trình biến đổi tiếp theo, trung bình nhả được khoảng 900m tơ Sau khi ngủ trong kén khoảng 10-15 ngày, nhộng sẽ lớn dần thành nhậy và đục kén chui ra Lúc này khi kén đã đạt độ lớn nhất định phải kéo hết tơ tránh tơ kén sẽ bị nhậy làm đứt đoạn, không ươm được Bởi vậy, muốn giữ kén được lâu để ươm tơ quanh năm, phải giết nhộng khi còn trong kén Kỹ thuật giết nhộng trong kén hiện nay được áp dụng rất phổ biến là dùng nước nóng Đồng thời phải làm khô kén bằng phương pháp sấy khô để tránh sâu bọ, nấm mốc làm hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng tơ sợi sau này

Ươm tơ là một quá trình kéo sợi tơ ra khỏi kén Trong quá trình ươm, nhiều sợi tơ kén sẽ được gộp lại để cho một sợi tơ sống có đủ độ bền khi xe chỉ, dệt lụa Quá trình ươm tơ cơ bản bao gồm các giai đoạn phân loại kén, bóc áo kén, nấu kén, giũ mối, ghép mối kéo tơ, guồng lại và cuối cùng là chỉnh lý đóng gói

Về màu sắc, có hai loại thường gặp cho kén màu trắng và kén màu vàng Khác với kén trắng, kén vàng có sắc tố nằm trong keo sericine

Sản phẩm quá trình ươm tơ thủ công bao gồm tơ sồi (tơ nái, tơ càng) kéo từ lớp áo kén khi nấu, chất lượng không tốt, cứng thô, nhiều keo chủ yếu dùng dệt lụa thô hoặc đan lưới, tơ nõn chất lượng tốt, mảnh, mịn dùng để dệt lụa, tơ đũi kéo từ kén thủng, chất lượng không tốt dùng để dệt thảm, nhộng dùng làm thực phẩm bổ dưỡng cho người và gia súc (23.1% đạm, 14.2% chất béo)

2.2.2 Thành phần, cấu tạo, tính chất đặc trƣng của tơ tằm [14] 2.2.2.1 Thành phần, cấu tạo

Tơ tằm có dạng filament dài tới 600m, có đường kính rất mảnh 12-30 m Tơ tằm nuôi được phủ một lớp keo có màu trắng đục mềm và bóng

 Cấu trúc tế vi

Sợi tơ được kéo trực tiếp từ kén gồm hai sợi filament có đường kính không nhẵn Lớp tráng phủ bề mặt gọi là sericine chiếm 20-30% giúp giữ hai sợi filament dính với nhau, khi tan hai sợi tách ra Sericine cần làm sạch để giảm trọng và giảm độ thô cứng cho tơ Đường kính tơ tằm không đều theo chiều dài do các khối lồi, nếp, gãy trên bề mặt, tơ tằm nuôi có tiết diện hình tam giác với các góc tròn

Trang 27

 Cấu trúc siêu hiển vi

Polymer tơ tằm gồm một chuỗi các amino acid hình thành nên protein gọi là fibroin chứa khoảng 15-18 loại amino acid khác nhau Ba acid phổ biến là glycine, alanine và sericine (chiếm 86%) của fibroin Tơ tằm là dạng tơ thiên nhiên mạch thẳng, có cấu trúc đồng trùng hợp, chứa nhiều nhóm có cực (-COOH và –NH2) Tơ tằm có 70-75% là tinh thể, các mạch nằm đủ gần để hình thành nên các liên kết hydro Mạch polypeptit có chứa nhiều nhóm amid (-NH-CO-), các liên kết muối cũng hình thành nhưng không phải là lực hút chính giữa các mạch của fibroin Ngoài ra trong tơ tằm còn có các thành phần tạp chất có thể tan trong cồn, ether và muối khoáng

Hình 2.2 Hình dọc của sợi tơ chưa chuội keo (a), đã chuội keo (b) [15]

Hình 2.3 Hình mặt cắt ngang của sợi tơ đã chuội keo [15]

2.2.2.2 Đặc trƣng về tính chất của tơ tằm  Tính chất cơ lý [16]

Trang 28

Bảng 2.2 Tính chất cơ lý của tơ tằm

Độ bền : - Cơ học

- Độ giãn ở trạng thái khô - Độ giãn ở trạng thái ướt

- 3-6g/tex - 17-25% - 30%

- Trung bình

- Dễ bị sâu bướm và nấm mốc tấn công

 Tính chất hoá học [16]

Bảng 2.3 Tính chất hoá học của tơ tằm

Trang 29

thành các axit amin cấu tạo

của nước sôi tốt nhưng kéo dài sẽ làm cho sợi tơ bị mất độ bền

Tia UV Tiếp xúc liên tục với ánh sáng mặt trời sẽ làm giảm độ bền, chuyển sang màu vàng ở nhiệt độ cao và phân hủy trên 165°C

2.2.2.3 Đặc trƣng về cấu trúc của vải tơ tằm

- Cảm giác khi tiếp xúc: vải tơ tằm filament cho cảm giác trơn mềm, xốp và mát lạnh, vải tơ tằm xe cho cảm giác ấm hơn Vải tơ tằm bám vào da khi độ ẩm tương đối thấp

- Cảm giác khi cử động thân thể: trọng lượng riêng của vải tơ tằm trung bình, tuy nhiên tơ tằm mỏng nên cho cảm giác nhẹ Điểm đặc biệt của vải còn thể hiện ở việc phát ra âm thanh sột soạt khi các thớ vải cọ xát với nhau khi di chuyển đặc biệt thường xảy ra đối với vải chưa được xử lý, hoặc xử lý với acid, do acid bám trên bề mặt làm cho vải bị cứng, khô - Độ bóng tự nhiên: khi có ánh sáng chiếu vào vải cho độ bóng cao, lấp

lánh điều mà các loại vải khác không có, do tơ tằm có cấu trúc tinh thể và tiết diện ngang hình tam giác Độ bóng của filament lớn hơn sợi xe vì số điểm đầu và cuối ít gây tán xạ ánh sáng

- Vải dễ bị nhàu do trong quá trình sản xuất sợi tơ có xu hướng bị kéo giãn làm cho các liên kết hydro trong xơ bị yếu đi hoặc bị đứt, làm cho tơ phục hồi kém Để khắc phục nhược điểm này vải thường được xử lý hoá học để hạn chế nhàu, tuy nhiên do phải sử dụng hoá chất để xử lý nên tơ tằm ít nhiều bị tổn thương, giảm độ bóng, bề mặt kém mượt mà…

- Vải dễ bị dạt sợi: do cấu trúc vải dệt thoi có hạn chế về khe hở giữa các sợi dọc và sợi ngang Tuy giúp cho vải mềm mại, thông thoáng nhưng

Trang 30

cũng là một hạn chế khi làm cho vải dễ bị dạt sợi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khó thao tác khi gia công sản phẩm

- Cách nhận biết vải lụa tơ tằm: ngoài phương pháp trực quan, có thể sử dụng phương pháp nhiệt Vải bắt lửa và dễ cháy, vẫn cháy sau khi rút ra khỏi mồi lửa, tro khô đen, bóp dễ vỡ và có mùi tóc cháy

2.2.3 Phân loại vải lụa tơ tằm [7] 2.2.3.1 Phân loại theo cấu trúc

Trên thị trường hiện nay, vải tơ tằm được phân thành các loại như: vải lụa, lụa satin, lụa crepe-de-chine, lụa Georgette, lụa Chiffons, lụa Tussor,…

- Vải lụa trơn: là loại vải dệt thoi vân điểm cơ bản nhất, được sản xuất từ sợi

dọc và sợi ngang có độ săn thấp Bề mặt vải khi sờ cho cảm giác cứng, bóng, xốp và có tính rũ tốt Sợi dọc có hồ là sợi đơn hoặc được chập từ hai, ba sợi đơn với nhau, tương tự sợi ngang cũng vậy Khối lượng vải lụa khoảng từ 40-60 g/m2 Độ nhỏ của sợi dọc và sợi ngang thông thường là 20/22D, 26/28D, 32/34D, Loại vải lụa này chiếm khoảng 60-70% lượng lụa tơ tằm dệt thoi, được sử dụng để may quần áo thời trang, vải thêu, vải trang trí nội thất…

- Vải lụa Crepe-de-chine: loại vải được đặc trưng bởi sự phân bổ đều đặn của

các điểm nổi và các ánh nhăn trên bề mặt vải, hiệu ứng này do sợi dọc tạo nên Khối lượng vải khoảng 40-100 g/m2 Vải lụa mộc được dệt từ sợi dọc không xe hoặc xe với độ săn thấp và sợi ngang có độ săn cao Khi lụa mộc được qua công đoạn xử lý tiếp theo như chuội keo và tẩy trắng, sợi ngang sẽ co lại khoảng 15-25%, làm cho sợi dọc dịch chuyển vị trí tương đối so với sợi ngang gây biến dạng mặt vải Vải sau khi được xử lý, trên bề mặt sẽ xuất hiện những nếp nhăn tự nhiên và được phân bố một cách đều đặn tạo nên hiệu ứng crepe Hiệu ứng crepe phụ thuộc vào độ săn, độ nhỏ tương quan giữa sợi dọc và sợi ngang, mật độ sợi

- Vải lụa Satin: là loại vải được theo kiểu vân đoạn tạo ít sự đan kết giữa sợi

ngang và sợi dọc Với kiểu dệt này sợi ngang chui xuống dưới một sợi dọc rồi sau đó sợi ngang đè lên trên ít nhất hai sợi dọc và tiếp tục như vậy Sợi

Trang 31

ngang tiếp theo sẽ được dịch qua phải ít nhất hai sợi dọc và lên trên một sợi Qua kỹ thuật dệt này, vải lụa satin sẽ có 2 mặt, một mặt láng bóng, một mặt thô mờ, sờ vào có cảm giác nhám tay nhẹ Lụa satin rất nhẹ nhàng, mềm mại, mát lạnh…thường dùng để có may áo dài, đầm dạ hội, váy cưới, hay các phụ kiện thời trang khác

- Vải Lụa Georgette: vải được dệt từ sợi dọc và sợi ngang có độ săn cao Thứ

tự đặt sợi ngang theo trình tự 2Z2S cho cả hệ sợi dọc và ngang tạo nên bề mặt vải có hiệu ứng gồ ghề Mức độ nổi và sự phân bố gồ ghề của bề mặt vải phụ thuộc vào độ nhỏ của sợi dọc và ngang, kiểu dệt Lụa Georgette ít bóng hơn lụa Crepe, nhưng có độ rũ tốt hơn nên cho cảm giác trang nhã, sang trọng Loại lụa này thường được sử dụng may quần áo, quần tất…

- Vải lụa Chiffons: loại vải có đặc điểm bóng, trong suốt, mềm mại, có độ rũ,

mỏng nhẹ, khổi lượng trung bình từ 30-40 g/m2 Thường dùng kiểu dệt vân điểm, kết cấu chắc chắn với kĩ thuật dệt đan xen các sợi vải ngang dọc tương tự như đan lưới Đồng thời xoắn nhẹ sợi vải để tạo độ co giãn cho cả tấm vải Vải có độ bồng bềnh nhất định, màu sắc đa dạng, hoa văn phong phú thích hợp với nhiều kiểu trang phục khác nhau

- Vải lụa Tussor: vải được sản xuất từ tơ tằm dại, sợi thô, sần sùi, độ không

đều cao, thường là sợi đũi, sợi gốc nái, sợi từ xơ cắt ngắn… làm cho vải dày thô, bề mặt vải thường có hiệu ứng của sợi ngang Được sử dụng cho quần áo mặc ngoài, veston, quần âu, váy…

- Vải lụa gấm: là một loại vải lụa nhẹ, mềm, rủ, bóng sáng hoặc mờ đục, hoa

văn phức tạp được dệt hơi nổi lên bề mặt Vải có trọng lượng tương tự như loại crepe-de-chine trung bình Vải có cả thiết kế cùng tông màu hoặc tương phản và đa dạng về mẫu mã là ở khả năng đan xen hàng trăm sợi dọc khi dệt để tạo ra những thiết kế độc đáo: sọc, chấm bi, hoa văn hoa lá, hoạt tiết hình học, động thực vật, hình dạng trừu tượng, Lụa gấm được sử dụng cho các loại váy, áo dài, trang phục truyền thống hoặc nội thất

2.2.3.2 Phân loại theo phương pháp sản xuất vải

Trang 32

- Vải lụa tơ tằm dệt từ tơ chưa chuội (tơ mộc): Được dệt từ tơ tằm dạng

filament chưa chuội keo sericine Chỉ sau khi dệt vải mộc, vải sau đó mới được xử lý chuội keo để vải trở nên mềm mại hơn Loại vải lụa này thường được sử dụng để may quần áo thời trang, các sản phẩm may truyền thống

- Vải lụa tơ tằm dệt từ tơ đã chuội: Được dệt từ sợi tơ tằm đã qua chuội

trước khi dệt Loại vải này thường cứng hơn loại vải lụa trên và được sử dụng để may cà vạt, các loại dây đai, điển hình ta có lụa Taffeta là loại vải thuộc loại này

- Vải lụa tơ tằm dệt từ sợi xơ cắt ngắn (spun-silk): So với hai loại trên loại

vải này chiếm tỷ lệ sản xuất nhỏ hơn nhưng đang có xu hướng phát triển nhiều trong tương lai

Tóm lại có rất nhiều loại vải từ tơ tằm khác nhau dựa trên kiểu dệt và phương pháp sản xuất Hầu hết đều được phổ biến trong các sản phẩm may với nhiều chức

năng khác nhau tuỳ theo nhu cầu sử dụng Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả lựa chọn 2 loại vải để thực nghiệm gồm vải lụa Satin và vải lụa Chiffons, đại diện cho 2 kiểu dệt, khối lượng, đặc tính kỹ thuật khác nhau và cả hai loại đều thông dụng trong sản xuất quần áo thời trang từ loại chất liệu đẹp đẽ này 2.3 Độ bền đường may

2.3.1 Khái niệm độ bền đường may

- Độ bền đường may là thông số kỹ thuật cần thiết để đánh giá mức độ đáp ứng của đường may theo chức năng.

- Trong khoa học, độ bền đường may được hiểu là sức chịu đựng của đường may trên vải khi bị tác dụng của ngoại lực trong các điều kiện quy chuẩn bằng cách sử dụng một thiết bị thử kéo

- Độ bền đường may là lực lớn nhất tác động lên băng vải có đường may và làm cho đường may bị đứt khi kéo giãn băng vải theo phương vuông góc với đường may, thông thường được đo bằng đơn vị Newton (N), hoặc kilogram lực (KGF) [17]

2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền đường may 2.3.2.1 Các kiểu mũi may và đường may

Trang 33

- Mũi may là cơ sở để hình thành đường may, các kiểu mũi may khác nhau tạo nên các loại đường may với hình thức và chức năng khác nhau

- Cách bố trí của chỉ ở các kiểu mũi may khác nhau cũng có ảnh hưởng đến độ bền của đường may Kiểu mũi may thắt nút kém bền hơn các kiểu mũi may móc xích kép vì chỉ may luồn qua phía sau và phía trước của kim may nhiều lần hơn

- Trong gia công sản phẩm may, tuỳ theo đặc tính vật liệu, kiểu dáng trang phục và các vị trí lắp ráp mà có kế hoạch lựa chọn mũi may và đường may phù hợp nhằm đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ, chất lượng của đường may trên sản phẩm Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên do đặc thù chức năng khác nhau ở các kiểu mũi may, đường may trên sản phẩm nên ít có sự thay đổi nhiều ở việc lựa chọn này

 Các kiểu mũi may [18]

Mũi may thắt nút

- Là dạng mũi may cơ bản nhất, có cấu tạo từ chỉ kim và chỉ suốt Các vòng chỉ đan với nhau tạo thành các nút thắt giữa hai lớp nguyên liệu Một phần chỉ nổi lên bề mặt nguyên liệu tạo thành hình mũi may Các mũi may được kết nối liên tục tạo thành đường may

- Họ mũi may: 300

Hình 2.4 Mũi may thắt nút

Đặc điểm:

- Mũi may bền chặt

Trang 34

- Có thể thực hiện nối đường may khi bị đứt chỉ

- Hình dạng đường may giống nhau trên cả hai mặt nguyên liệu - Có thể thực hiện đường may trên cả hai chiều

- Chỉ dưới bị giới hạn bởi ổ chỉ, cần thời gian dừng máy để đánh chỉ vào suốt và gắn suốt vào ổ

- Cơ cấu ổ chỉ dưới chiếm nhiều không gian nên máy có cơ cấu tạo mũi may thuộc nhóm này thường chỉ có hai kim và hai ổ chỉ

- Là dạng đường may ít tốn chỉ nhất nhưng lại kém đàn hồi Đường may dễ bị đứt khi kéo giãn đường may

Ứng dụng: dùng may vật liệu có độ co giãn ít như vải dệt thoi, da, bạt, ximili, ít khi dùng may các vật liệu dệt kim, nguyên liệu co giãn lớn

Mũi may móc xích đơn

- Có cấu tạo từ một chỉ của kim, các vòng chỉ tự thắt với nhau bằng những móc xích ở mặt dưới của nguyên liệu Các mũi may được kết nối liên tục tạo thành đường may

- Họ mũi may: 100

Hình 2.5 Mũi may móc xích đơn

Đặc điểm:

- Đường may có hai mặt khác biệt

- Mũi may kém bền Đường may dễ bị tháo chỉ

Trang 35

- Chiều dài đường may có thể thực hiện liên tục mà không bị giới hạn bởi chỉ của ổ chỉ

- Cơ cấu máy may gọn nhẹ vì không có bộ phận chỉ dưới

- Đường may chỉ thực hiện theo một hướng nhất định Không thực hiện được việc may lùi

Ứng dụng: vì đường may mũi móc xích đơn thường kém bền nên không sử dụng để may trang phục, chỉ sử dụng để may các loại bao bì Các kiểu đường may được phát triển từ mũi may móc xích đơn thường gặp ở máy may dấu mũi, máy đính cúc, máy thùa khuy…

Mũi may móc xích kép

- Được cấu tạo từ một hay nhiều chỉ kim và chỉ móc Mũi may móc xích kép cơ bản được cấu tạo từ một chỉ của kim và một chỉ của móc Các vòng chỉ đan lại với nhau thành những vòng móc xích nằm trên bề mặt của nguyên liệu Đường may có hình dạng là những đoạn thẳng nối tiếp ở mặt phải của nguyên liệu và hình dạng như đường dây chuyền với các móc xích kép nằm ở bề trái của nguyên liệu

- Họ mũi may: 400

Hình 2.6 Mũi may móc xích kép

Đặc điểm:

- Mũi may có độ đàn hồi lớn

- Đường may không bị giới hạn bởi chỉ dưới nên hiệu suất may cao

Trang 36

- Bộ tạo mũi đơn giản, chiếm ít không gian nên có thể thực hiện nhiều đường may cùng lúc

- Mũi may có độ bền cao, đường may ổn định - Đường may khó bị tháo chỉ

Mũi may vắt sổ

- Mũi may vắt sổ được phát triển từ mũi may móc xích nên cũng có cấu tạo từ một hay nhiều chỉ của kim và của móc Tùy theo số lượng chỉ kim và chỉ móc tham gia vào cơ cấu tạo mũi mà ta có các loại vắt sổ khác nhau Điểm chung của các loại máy tạo đường may vắt sổ là phải có cơ cấu xén vải Trong quá trình tạo mũi, có một nhánh chỉ được đan từ mặt trước qua mặt sau nguyên liệu để bọc mép của nguyên liệu

Trang 37

- Cần có cơ cấu xén mép vải trên máy khi tạo mũi may - Đường may chỉ được thực hiện theo một chiều

Ứng dụng: đường may vắt sổ dùng để bọc mép nguyên liệu chống tuột sợi Sử dụng để may ráp nối cho nguyên liệu có độ đàn hồi

Mũi may chần diễu

- Mũi may chần diễu được phát triển trên cơ sở của mũi may móc xích kép nhưng có thêm cơ cấu chỉ đan phía trên mặt nguyên liệu tạo thành những đường diễu bên trên đường may chính Đường may chần diễu có bề mặt đan lưới trên cả hai bề mặt của nguyên liệu

- Đường may có độ co giãn cao, phẳng, đẹp

- Đường may chỉ được thực hiện theo một chiều nhất định, không có chiều ngược lại

Ứng dụng: thường dùng để trang trí cho bề mặt sản phẩm may tại các vị trí cần tạo điểm nhấn, phù hợp để gia công ráp nối các vật liệu vải thô, vải giả da…

 Mũi may thắt nút 301

Kiểu mũi may 301:

Trang 38

Hình 2.9 Kết cấu đường may 301 [19]

Quy trình hình thành mũi may thắt nút 301:

Hình 2.10 Qui trình tạo mũi may thắt nút 301 [19]

(a) Kim mang chỉ xuyên qua nguyên liệu đi xuống

(b) Kim từ tận cùng dưới đi lên tạo ra vòng chỉ ở lỗ kim, móc mở rộng vòng chỉ kim

Trang 39

(c) Mỏ ổ lao tới bắt lấy vòng chỉ kim, ổ mang vòng chỉ kim quay làm nới rộng vòng chỉ ra

(d) Kim tiếp tục đi lên, vòng chỉ kim vượt qua vòng ôm lớn nhất của ruột ổ (e) Vòng chỉ kim và vòng chỉ dưới móc vào nhau

(f) Cò giật chỉ siết chặt mũi khâu vào vật liệu Vật liệu được đẩy về phía trước theo chiều dài của mũi may trong thời gian này ổ tiếp tục quay vòng quay thứ 2

Đa số các sản phẩm may tuỳ vào chức năng, đặc tính của sản phẩm mà nhà sản xuất sẽ lựa chọn phương pháp liên kết phù hợp Trong đó, đối với phương pháp liên kết chỉ thì đường may với mũi thắt nút 301 được ứng dụng rộng rãi vì có các ưu điểm nổi bật như mũi may bền chắc, đường may ổn định, tốn ít chỉ, chịu được tác động cơ học, đảm bảo ghép nối được nhiều lớp vải, thao tác máy đơn giản, thích hợp cho nhiều loại vật liệu: dệt thoi, dệt kim, vải kỹ thuật từ mỏng cho tới dày

Bên cạnh đó, hầu hết các sản phẩm may từ chất liệu tơ tằm đều được liên kết bằng mũi thắt nút 301 vì vậy trong luận văn tác giả lựa chọn mũi may này để may mẫu thực nghiệm

 Chức năng cơ bản của đường may

Trong sản xuất quần áo, các đường may có ba chức năng cơ bản bao gồm: ráp nối chi tiết, định hình chi tiết, trang trí sản phẩm Khi thực hiện các chức năng này, đường may thể hiện khả năng liên kết: liên kết các phần của chi tiết chính, liên kết các chi tiết chính, liên kết chi tiết chính và chi tiết phụ, liên kết nguyên liệu và phụ liệu…

Các đường may rất phong phú về hình dạng và cấu trúc Dựa vào công dụng và cấu trúc, ta có thể chia đường may thành ba nhóm:

- Đường may ráp nối: được sử dụng để liên kết các chi tiết may hay may

song song với các đường may trước tạo điểm nhấn cho trang phục, sử dụng phổ biến trên sản phẩm may Thường bao gồm các đường may: ráp, chần, diễu, may táp, may cuốn

- Đường may định hình: là dạng đường may dùng để kết nối chi tiết phụ với

chi tiết chính để gia công, định hình mép chi tiết hoặc lên lai sản phẩm gồm

Trang 40

có đường may viền mép hở và kín, gấp mép hở và kín, gấp mép viền thường sử dụng mũi may thắt nút

- Đường may trang trí: được thực hiện trên một mảnh chi tiết hay hai mảnh

chi tiết, các đường xếp ly, hoặc sử dụng các chi tiết phụ để thực hiện trang trí, làm nổi các đường ráp nối thường sử dụng máy một kim hoặc hai kim với mũi thắt nút

Khi thực hiện một kiểu đường may trên chi tiết, ta cần đảm bảo cho đường may đạt các thông số quy định về mật độ mũi may, cự ly diễu, cự ly vắt sổ…Đường may sau khi gia công phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau : không bị nhăn, không thừa mũi, thiếu mũi, bỏ mũi, lỏng chỉ, sùi chỉ, đứt chỉ…Có nhiều yếu tố liên quan đến việc quy định các yêu cầu kỹ thuật cho đường may có thể kể đến như: nguyên tắc lắp ráp, thiết bị may, vật liệu vải, chi số chỉ…

2.3.2.2 Mật độ mũi chỉ

Thông thường độ bền đường may tỷ lệ thuận với mật độ mũi chỉ (hay còn gọi là mật độ mũi may) nếu các yếu tố khác không thay đổi Đây có thể được xem là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến độ bền đường may Nếu mật độ mũi may lớn, tức là khoảng cách giữa các mũi may càng nhỏ thì lực liên kết của đường may lớn, độ bền đường may tăng Ngược lại, nếu mật độ mũi may nhỏ, tức là khoảng cách giữa các mũi may càng lớn, thì lực liên kết của đường may yếu, đường may không có khả năng giữ các lớp vải với nhau, độ bền đường may sẽ giảm

Tuy nhiên mật độ đường may tăng làm tăng độ bền đường may đến một giới hạn khi mà sự tập trung của các lỗ kim bắt đầu tạo thành lỗ thủng lớn và làm suy yếu vật liệu may Do vậy nên dùng chỉ chắc hơn hoặc mũi may khác ở mật độ mũi thưa hơn

Nếu độ bền đường may được đo bằng đơn vị kg/cm và được chia cho số mũi của một cm, thì ta có được trị số của độ bền cho một mũi may đơn Để tiên đoán độ bền của đường may tương tự, ta nhân độ bền của mũi may đơn với số mũi trên một đơn vị đường may cần tính

Trong sản xuất, mật độ mũi may là yếu tố có thể thay đổi và thường được điều chỉnh trong khoảng từ 2-6.5 mũi/cm tùy thuộc vào loại nguyên liệu, kiểu đường

Ngày đăng: 31/07/2024, 10:00

w