1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất sản xuất giống và trồng thử nghiệm quýt gl3 3 tại nghệ an

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất sản xuất giống và trồng thử nghiệm quýt GL3-3 tại Nghệ An
Tác giả Nguyễn Quốc Hiếu
Trường học Công ty cổ phần Công nghệ xanh Nghệ An
Chuyên ngành Khoa học và Công nghệ
Thể loại Dự án
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 182,21 KB

Nội dung

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ XANH NGHỆ AN KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆTên dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất sản xuất giống và trồng t

Trang 1

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ XANH NGHỆ AN

*****

KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Tên dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất sản

xuất giống và trồng thử nghiệm quýt GL3-3 tại Nghệ An”

Cơ quan chủ trì: Công ty cổ phần Công nghệ xanh Nghệ An

Chủ nhiệm dự án: TS Nguyễn Quốc Hiếu

Trang 2

A KHÁI QUÁT CHUNG

Trang 3

Cây ăn quả có múi (cam, chanh, quýt, bưởi)

là loại cây ăn quả quan trọng của nhiều nước trên thế giới.Sản lượng hàng năm đạt khoảng 100 triệu tấn,

cam là loại được sản xuất nhiều nhất (khoảng 64 triệu tấn), tiếp theo là quýt (15,5 triệu tấn)

Cây ăn quả có múi ở Nghệ An hiện nay

là một trong những cây ăn quả chủ lực

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay sản xuất cây ăn quả có múi ở Nghệ Ancòn nhiều khó khăn, hạn chế cần được giải quyết, trong đó phải kể đến là công tác giống,

kỹ thuật canh tác và phòng chống sâu, bệnh

Do vậy việc sử dụng giống quýt có năng suất cao,chất lượng cao, không hạt hoặc ít hạt,

có thời vụ thu hoạch khác nhau là mục tiêu

quan trọng của trồng cây có múi ở Nghệ An

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả

kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập

cho người sản xuất cam quýt trên địa bàn tỉnh Nghệ

An,

được sự nhất trí của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ

An,

Công ty cổ phần Công nghệ xanh Nghệ An

đã tiến hành triển khai dự án:

“Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng thử nghiệm quýt GL3-3 tại Nghệ An”

Trang 6

II MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA DỰ

ÁN

1 Mục tiêu chung

Xây dựng thành công mô hình nhân giống và

trồng thử nghiệm cây quýt GL3-3 nhằm phát triển giống quýt

đạt năng suất cao, chất lượng tốt chín rải vụ

góp phần nâng cao hiệu qủa kinh tế cho người dân

trồng cây có múi trên địa bàn tỉnh

2 Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng vườn nhân giống qui mô 10.000 cây giống/năm,

trong thời gian thực hiện dự án sản xuất được 10.000 cây giống

đạt tiêu chuẩn xuất vườn:

Chiều cao tính từ mặt bầu: 55-60cm;

Chiều dài cành ghép tính từ vết ghép đến ngọn dài nhất: 35-40cm;

Đường kính gốc ghép đo cách mặt bầu 10cm: 0,7-0,8cm;

Đường kính cành ghép đo trên vết ghép 2m: 0,5-0,6cm;

Có ít nhất 2 cặp cành cấp 1

Tuổi cây giống không quá 2 năm

Cây sinh trưởng khỏe, lá xanh đậm không có biểu hiện

của các các loại sâu bệnh nguy hiểm

2 Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất thử nghiệm

giống quýt GL3-3 quy mô 3ha

Vườn cây sinh trưởng phát triển tốt,

không sâu bệnh hại; Năng suất năm thứ 3 đạt 2,5 -3,0kg quả/cây

- Đào tạo được 5 kỹ thuật viên nắm bắt được

quy trình công nghệ nhân giống quýt GL3-3;

quy trình công nghệ trồng thâm canh quýt GL3-3;

quy trình công nghệ phòng trừ sâu bệnh cho quýt GL3-3

3 Nội dung của dự án

Nội dung 1: Điều tra khảo sát, lựa chọn địa điểm,

hộ triển khai mô hình sản xuất cây giống và mô hình thâm canh

Nội dung 2: Đào tạo và tiếp nhận quy trình kỹ thuật nhân giống và

trồng thâm canh gống quýt GL3-3

Nội dung 3: Xây dựng mô hình sản xuất cây giống quýt GL3-3 tại Nghệ An

Nội dung 4: Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm

giống quýt GL3-3 tại Nghệ An

Trang 7

IV TỔNG QUAN TÀI LIỆU

a) Tình hình nghiên cứu về cam quýt trên thế giới

Yêu cầu về đất và dinh dưỡng của cây cam quýt

* Yêu cầu về đất

Theo Bose T K and Mitra S K (1990): Cam, quýt

là cây lâu năm nên phải chú ý đến tầng đất phía

dưới

Nếu lớp đất dưới quá nhiều cát, nước mất nhanh,

lúc gặp hạn sẽ thiếu nước cây không phát triển

được

Tầng đất sét, đá không thấm nước càng sâu càng

tốt,

thường là 1,5 m trở lên

* Yêu cầu về dinh dưỡng đa lượng

Theo Ghosh, (1985) cây có múi là loại cây ưa thâm canh,

có khoảng 15 nguyên tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng

đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây cam quýt:

nguyên tố đa lượng là N, P, K, Mg và S,

nguyên tố vi lượng là Zn, Cu, Fe, B,

Việc bổ xung đầy đủ các nguyên tố trên là rất cần thiết

Cây có múi hút dinh dưỡng quanh năm

hút mạnh vào thời kỳ nở hoa, ra cành lộc mới (Erickson, 1968) Trong thời kỳ ra hoa cây huy động nhiều đạm

từ lá về hoa (Timmer and Larry, 1999)

Trang 8

IV TỔNG QUAN TÀI LIỆU

b) Tình hình nghiên cứu về cam quýt ở Việt nam

- Về kỹ thuật bón phân

Bón 800 g N- 400 g P2O5 - 600 g K2O +

phun phân bón lá Grown ba lá xanh cho bưởi Phúc Trạch

năng suất đạt cao nhất (Đỗ Đình Ca, Vũ Việt Hưng, 2004)

Sử dụng 30 kg phân HC hoai mục + 5 kg phân HC vi sinh +

500 g N + 300 g P2O5 + 500 g K2O/cây cho quýt Bắc Sơn

đã làm tăng năng suất thực thu và chất lượng quả

(Nguyễn Quốc Hiếu, Lê Thị Mỹ Hà, 2020)

Theo Nguyễn Vy (1993): Phân hữu cơ

giúp cho việc khử chua không kém gì vôi, l

àm giảm độ độc của đất, làm tăng độ hòa tan của lân,

làm giảm khả năng thủy phân của nhôm do đó làm tăng pH đất

- Nghiên cứu các biện pháp giữ ẩm cho cam quýt

Kết quả thử nghiệm chất giữ ẩm AMS-1 trên cây chè và

cỏ sữa tại Thanh Ba, Phú Thọ cho thấy

năng suất cỏ sữa bội thu từ 30-70%

Tại Bố Trạch-Quảng Bình ứng dụng AMS-1 trên đất

trồng mía cho thấy lãi thu được so với các diện tích

không dùng AMS-1 là trên 6 triệu đồng/ha

Nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại

Ở miền Bắc bệnh bệnh Phytophthora gây hại nặng

trong các tháng mưa nhiều: 7, 8, 9

Cây có độ tuổi càng cao khả năng nhiễm bệnh càng lớn

Nấm gây hại là: Phytophthora parasitica và

Phytophthora citrophthora

Sử dụng Ridomil MZ 72 WP và

Aliette 80 WP cho hiệu quả cao (Nguyễn Thị Kim Sơn, 2003)

Trang 9

B QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN

Trang 10

I TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN

1 Thành lập ban điều hành dự án

Sau khi thuyết minh dự án được phê duyệt,

cơ quan chủ trì đã quyết định thành lập

Ban điều hành dự án và phân công nhiệm vụ cụ thể

cho các đơn vị và các thành viên tham gia dự án

2 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai dự án

* Thuận lợi:

Thị xã Thái Hòa có hệ thống đường giao thông

phát triển

có các đường quốc lộ và nội tỉnh liên hoàn,

đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 48, tỉnh lộ 545….

thuận lợi cho việc giao lưu các huyện trong nội tỉnh

các tỉnh trong cả nước.

Đất đai tương đối màu mỡ, thích hợp cho sản xuất

cây ăn quả nói chung và cam quýt nói riêng.

Cơ sở hạ tầng: hệ thống thủy lợi, giao thông, điện,

nước thuận lợi

Doanh nghiệp có đầy đủ năng lực và

kinh nghiệm trong sản xuất cây cam quýt.

+ Thị trường tiêu thụ cam lớn cả trong và ngoài tỉnh.

- Các cấp lãnh đạo, ban ngành của tỉnh, huyện,

rất quan tâm, chú trọng đến việc duy trì và phát triển

sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất cam quýt.

Sâu bệnh hại phát sinh gây hại nhiều, đặc biệt là các bệnh như vàng lá, sâu đục thân, đục cành, nhện đỏ

Trang 11

II CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1 Giải pháp về điều tra khảo sát,

lựa chọn hộ và địa điểm triển khai

* Lựa chọn điểm xây dựng mô hình

trồng thâm canh quýt GL3-3.

Dự án đã phối hợp với Trạm Khuyến thị xã Thái Hòa;

chính quyền các xã để tiến hành điều tra khảo sát

tại các địa điểm tại: xã Đông Hiếu, xã Nghĩa Tiến

2 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực,

tiếp nhận quy trình công nghệ

* Đơn vị chuyển giao công nghệ

+ Tên cơ quan: Bộ môn Sinh lý sinh hóa và

CNSTH - Viện Nghiên cứu rau quả

* Đào tạo cán bộ kỹ thuật:

Đào tạo 5 cán bộ kỹ thuật

3 Giải pháp về xây dựng mô hình nhân giống

quýt GL3-3 tại Nghệ An

- Địa điểm: Khu thực nghiệm và ươm tạo công nghệ cao

tại xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa.

Quy mô: 10.000 cây/vụ.

- Thời gian sản xuất cây giống: 6/2019 - 6/2022

4 Giải pháp xây dựng mô hình trồng thử nghiệm giống quýt GL3-3 tại Nghệ An

- Quy mô: 3ha

Trồng 01ha mật độ: 830 cây/ha (khoảng cách 3,5 x 3,0m);

02ha mật độ 950 cây/ha ( khoảng cách 4,0 x 3,0m).

Trang 12

C KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA DỰ ÁN

Trang 13

I KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ

ÁN

1 Điều tra, khảo sát, lựa chọn địa điểm và

hộ tham gia xây dựng mô hình

Kết quả điều tra, khảo sát, chọn hộ và

địa điểm triển khai mô hình nhân giống và

trồng thử nghiệm quýt GL3-3 đạt được như sau:

+Mô hình sản xuất cây giống

tại Khu nghiên cứu Thực nghiệm và ươm tạo công nghệ cao tại xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa công suất 10.000 cây/vụ + Mô hình trồng thâm canh được triển khai tại 02 điểm:

Khu thực nghiệm và ươm tạo công nghệ cao Thái Hòa 2ha tại Xóm 2, xã Nghĩa Tiến, thị xã Thái Hòa qui mô 01ha.

2 Đào tạo và chuyển giao quy trình công nghệ nhân

giống-trồng thâm canh giống quýt GL3-3

- Đơn vị chuyển giao: Bộ môn Sinh lý sinh hóa và

CNSTH - Viện nghiên cứu rau quả.

* Đối tượng tiếp nhận: 5 cán bộ kỹ thuật của

Công ty CP Công nghệ xanh Nghệ An

* Kết quả đạt được:

+ Về quy trình kỹ thuật sản xuất cây giống quýt

Đã hướng dẫn kỹ thuật gieo hạt và chăm sóc cây gốc ghép;

kỹ thuật ghép và chăm sóc cây quýt sau ghép

Sau khi ghép xong cần phải tạo môi trường đủ ẩm

Phòng trừ sâu bệnh kịp thời

Kết quả các học viên đã rút ra được

một số điểm mấu chốt trong kỹ thuật chăm sóc cây

giai đoạn trước ghép, kỹ thuật ghép và chăm sóc sau ghép

+ Về quy trình công nghệ trồng thâm canh quýt GL3-3

Đã hướng dẫn kỹ thuật chon đất trồng,

thiết kế vườn trồng, đào hố, bón phân lót,

trộn phân lấp hố trước khi trồng

Cần phải chọn phân chuồng đã hoai mục trộn đều

với lân, vôi trước khi trồng ít nhât 1 tháng

Các khâu chăm sóc sau trồng là phải thường xuyên giữ ẩm, Phòng trừ sâu bệnh, tạo hình, cắt tỉa cành vô hiệu

Về quy trình phòng trừ sâu bệnh hại quýt GL3-3.

Cam quý nói chung quýt GL3-3 có rất nhiều loại sâu bệnh, trong đó có những loại sâu bệnh rất nguy hiểm

Qua quá trình hướng dẫn các học viên

đã nhận biết được một số loại sâu bệnh hại phổ biến trên quýt, quy luật phát sinh phát triển của các loại sâu bệnh hại

có biện pháp phòng bệnh sớm trước khi dịch hại bùng phát.

Trang 14

I KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Trước khi tiến hành sản xuất giống dự án

đã tiến hành thử sức nảy mầm của hạt giống làm gốc ghép

3 Xây dựng mô hình sản xuất cây giống quýt GL3-3

Ngày gieo hạt Số hạt gieo

(hạt)

Số hạt nảy mầm

(hạt)

Tỷ lệ hạt nảy mầm (%)

03/01/2020 100 97 97

* Kết quả sản xuất giống quýt GL3-3 tại Thái Hòa - Nghệ An

Bảng 3.1 Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống chanh làm gốc ghép

Trước khi tiến hành sản xuất giống dự án

đã tiến hành thử sức nảy mầm của hạt giống làm gốc

ghép

Trang 15

I KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN

3 Xây dựng mô hình sản xuất cây giống quýt GL3-3

Ngày gieo hạt

Số hạt gieo

Số hạt nảy mầm

Tỷ lệ nảy mầm (%)

Số cây đạt tiêu chuẩn ghép

Số cây ghép sống

Tỷ lệ ghép sống (%)

Số cây xuất vườn

Tỷ lệ cây xuất vườn (%)

Tỷ lệ nảy mầm đạt 96,3%

Tổng số cây đã ghép đạt 11.426 cây.

Tổng số cây ghép sống đạt 10.820 cây Tổng số cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn là 10.126 cây,

Trang 16

Bảng 3.3 Khả năng sinh trưởng của cây gốc ghép trước khi ghép

Điểm

theo dõi

Số cây Theo dõi

SAU`12 THÁNG TRỒNG SAU`15 THÁNG TRỒNG

Cao cây (cm) ĐK gốc(mm) Cao cây(cm) ĐK gốc(mm) Tỷ lệ

cây đạt tiêu chuẩn ghép (%)

đường kính gốc trung bình tương ứng lần lượt

đạt 47,0cm và 5,6mm; sau 15 tháng trồng chiều cao cây, đường kính gốc trung bình đạt 59,6cm và 7,0mm

Trang 17

Bảng 3.4 Chất lượng cây giống quýt GL3-3 tại Thái Hòa – Nghệ An

Điểm

theo

dõi

Số cây theo dõi

Sau ghép 120 ngày Sau ghép 150 ngày

Cao cây (cm) ĐK gốc(mm) Dài cành (cm) Cao cây(cm) ĐK gốc(mm) Dài cành (cm) TL xuất vườn (%)

Trang 18

Bảng 3.5 Một số sâu bệnh chính và mức độ gây hại trên vườn nhân giống quýt GL3-3

tại Thái Hòa - Nghệ An

Trang 19

4 Kết quả xây dựng mô hình trồng quýt GL3-3 Thái Hòa – Nghệ An

Bảng 3.6 Diện tích, mật độ và tỷ lệ cây sống sau trồng của giống

quýt GL3-3 tại Thái Hòa – Nghệ An

(ha)

Mật độ (cây/ha)

Số cây Trồng

Địa điểm: Khu thực nghiệm

và ươm tạo công nghệ cao Thái Hòa

tại xã Đông Hiếu - TX Thái Hòa trồng mật độ 830 và

950 cây/ha Tại xóm xã Nghĩa Tiến -

TX Thái Hòa trồng mật độ

950 cây/ha

Trang 20

Bảng 3.7 Tình hình sinh trưởng của cây quýt GL3-3 sau các năm trồng

tại Thái Hòa - Nghệ An

Địa

CHIỀU CAO CÂY (CM)

ĐƯỜNG KÍNH TÁN (CM)

ĐƯỜNG KÍNH GỐC(CM)

CHIỀU CAO CÂY (CM)

ĐƯỜNG KÍNH TÁN (CM)

ĐƯỜNG KÍNH GỐC(CM)

Trang 21

Bảng 3.8 Thời gian xuất hiện lộc của các giống quýt tại các địa điểm

hình

Thời điểm xuất hiện lộc

Thời điểm lộc thành thục

Thời điểm xuất hiện lộc

Thời điểm lộc thành thục

Thời điểm xuất hiện lộc

Thời điểm lộc thành thục

Thời điểm xuất hiện lộc

Thời điểm lộc thành thục

Trang 22

Bảng 3.9 Các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất quýt sau 3 năm trồng

tại Thái Hòa – Nghệ An

Số quả/cây (quả)

cây (kg)

NSLT (Kg/ha) Đông Hiếu

ha tại xã Đông Hiếu+ MH 3: Mô hình trồng mật độ 950 cây/

ha tại xã Nghĩa Tiến

Trang 23

Mô hình Màu sắc vỏ quả Màu sắc thịt quả Số hat/quả

Dự kiến thời gian thu

+ MH 2: Mô hình trồng mật độ 830 cây/ha tại xã Đông Hiếu

+ MH 3: Mô hình trồng mật độ 950 cây/ha tại xã Nghĩa Tiến

Bảng 3.10 Một số đặc điểm về quả của quýt GL3-3 trồng tại Thái Hòa – Nghệ An

Trang 24

Bảng 3.11 Một số sâu bệnh chính và mức độ gây hại quýt GL3-3

tại Thái Hòa - Nghệ An

Trang 25

II HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI

Năm Chi phí

Thu

Hiệu quả

Năng suất (kg/ha)

Đơn giá Thành Tiền

1 - 3 350.000 2.500 35 87500 -262.500

1 Hiệu quả kinh tế

Diến để trồng 1 ha quýt GL3-3 từ trồng mới

đến năm thứ 5 cần tổng mức đầu tư là 530 triệu đồng

Tổng thu 962,5 triệu đồng, lợi nhuận thu được 432,5 triệu đồng

So sánh với các giống cam quýt phổ biến tại địa phương

cho lợi nhuận chỉ đạt từ 113,4- 120,15 triệu đồng/ha/vụ.

2, Hiệu quả xã hội

Dự án triển khai đã tạo thêm công ăn việc làm

Dự án góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế

sản xuất cam quýt tại địa phương

Kết quả dự án đạt được là cơ sở khoa học

cho việc mở rộng và phát triển sản xuất quýt GL3-3

Trang 26

III SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN

Sau 36 tháng triển khai thực hiện dự án đạt được những sản phẩm sau:

Trang 27

IV KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG MÔ HÌNH

1 Đối với mô hình sản xuất cây giống quýt GL3-3

Sản xuất cây giống quýt GL3-3 bằng phương pháp ghép

không cần đòi hỏi kỹ thuật cao, người dân sau khi

được đào tạo và chuyển giao có thể tự sản xuất được cây giống.Vườn ươm cây giống cần có đầy đủ các điều kiện

về trang thiết bị và cơ sở cho việc nhân giống

2 Đối với mô hình trồng thâm canh cây quýt GL3-3

Nếu được cung ứng đầy đủ về cây giống đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp thì người dân trồng quýt GL3-3

sẽ mở rộng được diện tích sản xuất ở quy mô lớn

Giống quýt GL3-3 có chất lượng tốt,

sớm cho quả, năng suất cao, đực người tiêu dùng ưa thích,

đạt hiệu quả kinh tế cao, khả năng mở rộng mô hình là rất lớn

Trang 28

D KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 29

1 Kết luận

1 Tổ chức điều tra, khảo sát lựa chọn được:

01 cơ sở sản xuất giống tại Khu thực nghiệm và

ươm tạo Công nghệ cao Thái Hòa

Mô hình trồng thử nghiệm tại xã Đông Hiếu và

xã Nghĩa Tiến – TX Thái Hòa

2 Đào tạo: Đào tạo được 5 cán bộ kỹ thuật viên thành thạo: quy trình kỹ thuật sản xuất cây giống quýt GL3-3,

quy trình trồng thâm canh quýt GL3-3 và

quy trình phòng trừ sâu bệnh hại quýt GL3-3

3 Mô hình sản xuất cây giống:

Sau 3 năm trồng số quả trung đạt 29,8 - 30,9 quả/cây;

khối lượng quả đạt từ 83,4 đến 83,7g/quả;

trung bình mỗi cây đạt 2,5kg đến 2,6kg/cây, năng suất lý thuyết đạt từ 2.361kg đến 2.404kg/ha

Trang 30

2 Kiến nghị

- Mô hình sản xuất quýt GL3-3 đạt kết quả tốt, hiệu kinh tế cao

Cần tiếp tục triển khai chăm sóc và theo dõi đánh giá

các mô hình trồng thử nghiệm trong những năm tiếp theo

để đánh giá hiệu quả kinh tế chính xác hơn

- Kính đề nghị Sở KH&CN Nghệ An và

Sở Nông nghiệp & PTNT tiếp tục hỗ trợ để

nhân rộng mô hình ra diện rộng trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Ngày đăng: 31/07/2024, 09:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w