Hoa Kỳ, với vai trò là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, là điểm đến lý tưởng cho các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam. Sự đa dạng và phong phú về khẩu vị của người tiêu dùng Hoa Kỳ, cùng với xu hướng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm cà phê chất lượng cao, hữu cơ và có nguồn gốc rõ ràng, đã mở ra nhiều cơ hội tiềm năng cho cà phê Việt Nam thâm nhập và phát triển tại thị trường này. Tuy nhiên, để thành công trong việc xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ không chỉ về thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng, mà còn về các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, và các rào cản thương mại. Đề tài "Tìm hiểu hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ” sẽ tập trung nghiên cứu và phân tích các khía cạnh liên quan, từ thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam, đến đặc điểm thị trường, quy trình thủ tục và những thách thức, cơ hội trong việc thâm nhập và mở rộng thị phần tại Hoa Kỳ.
Cở sở lý luận
Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác dựa trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán Là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân Xuất khẩu đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ Với hình thức sơ khai chỉ là hoạt động trao đổi hàng hoá nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức, trên mọi lĩnh vực và trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thiết bị công nghệ cao…
Theo Luật thương mại 2005, điều 28 khoản 1: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu a Đối với nền kinh tế toàn cầu
Hoạt động xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu khi là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng giữa các quốc gia trên thế giới Hoạt động xuất khẩu giúp cho quá trình lưu thông hàng hóa trong hệ thống các quan hệ buôn bán trong thương mại toàn cầu Khi xuất khẩu phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng sẽ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất. b Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
- Xuất khẩu là phương tiện chính tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Xuất khẩu là một hoạt động tạo một nguồn vốn rất quan trọng nhất và tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu Ở một số nước một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát triển là do thiếu tiềm năng về vốn do đó họ cho nguồn vốn ở bên ngoài là chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng sản xuất và xuất khẩu - nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực.
- Xuất khẩu đóng góp vào việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân.
Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ Bên cạnh đó, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng yêu cầu ngay càng đa dạng và phong phú của nhân dân.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.
Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể các mối quan hệ về thương mại, kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa một quốc gia này với một quốc gia khác qua các hình thức như: xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình, đầu tư quốc tế, du lịch dịch vụ, xuất khẩu lao động, hợp tác khoa học kỹ thuật, hợp tác sản xuất, hợp tác tài chính…
Trong đó, xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… Đồng thời, sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển. c Đối với các doanh nghiệp
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp không chỉ được các khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước ngoài.
- Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển Đồng thời, buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của một sản phẩm.
- Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước Đây là một trong những nguyên nhân buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực.
Các hình thức xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam
Xuất khẩu trực tiếp là phương thức giao dịch trong ngoại thương trong đó quan hệ người mua, người bán và việc xác lập các điều kiện liên quan đến việc mua, bán được xác lập trực tiếp mà không qua trung gian Điều kiện áp dụng: Áp dụng đối với các doanh nghiệp có khả năng về tài chính, am hiểu về khách hàng, thị trường b Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức giao dịch mua bán thông thường mà quan hệ mua bán được thiết lập thông qua người thứ 3(người trung gian) Người trung gian có thể là người đại lý hoặc là người môi giới
* Điều kiện áp dụng: Ngược lại với xuất khẩu trực tiếp c Buôn bán đối lưu d Bán hàng thông qua hội chợ triển lãm e Giao dịch tái xuất f Hình thức gia công quốc tế
Gia công quốc tế là phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên(gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).
Các chiến lược xuất khẩu cà phê của Việt Nam
1.3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm
- Cải thiện quy trình sản xuất: Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về nông nghiệp, như GAP (Good Agricultural Practices) để đảm bảo chất lượng cà phê từ khâu trồng trọt đến thu hoạch.
- Chế biến và bảo quản: Đầu tư vào công nghệ chế biến hiện đại và hệ thống bảo quản để giữ nguyên hương vị và chất lượng cà phê sau thu hoạch.
1.3.2 Đa dạng hóa sản phẩm
- Phát triển các sản phẩm cà phê chế biến sâu: Tăng cường sản xuất cà phê hòa tan, cà phê rang xay, và các sản phẩm cà phê có giá trị gia tăng cao khác để đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế.
- Khuyến khích sản xuất cà phê hữu cơ: Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hữu cơ và thân thiện với môi trường.
1.3.3 Mở rộng thị trường xuất khẩu
- Tìm kiếm và mở rộng thị trường mới: Ngoài các thị trường truyền thống như châu Âu và Hoa Kỳ, Việt Nam đang tích cực tìm kiếm cơ hội tại các thị trường mới nổi ở châu Á, Trung Đông và châu Phi.
- Thúc đẩy thương mại điện tử: Sử dụng các nền tảng thương mại điện tử để tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng quốc tế.
1.3.4 Phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam
- Xây dựng thương hiệu quốc gia: Tạo dựng thương hiệu cà phê Việt Nam thông qua các chiến dịch quảng bá quốc tế và tham gia các hội chợ triển lãm.
- Chứng nhận và nhãn hiệu: Sử dụng các chứng nhận như Fair Trade, Rainforest Alliance, và nhãn hiệu bảo hộ chỉ dẫn địa lý để nâng cao uy tín và nhận diện thương hiệu.
1.3.1 Hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức
- Chính sách hỗ trợ: Chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp cà phê như vay vốn ưu đãi, đào tạo kỹ thuật, và hỗ trợ xúc tiến thương mại.
- Hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và các đối tác thương mại để học hỏi kinh nghiệm và mở rộng thị trường.
Xuất khẩu cà phê đối với phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động ngoại thương Việt Nam
1.4.1 Đối với nền kinh tế - xã hội.
Xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về cho nền kinh tế chúng ta một lượng ngoại tệ lớn, hiện nay mỗi năm có thể dao động từ 3 tỷ USD đến 4 tỷ USD Xuất khẩu cà phê góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu của chiến lược xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển chiến lược kinh tế xã hội nói chung của đất nước
Cà phê là một ngành sử dụng nhiều lao động, theo thống kê mỗi năm 600.000 – 700.000 lao động, chiếm khoảng 2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp và chiếm 1,83% tổng số lao động trên toàn nền kinh tế quốc dân.
Do đó, ngành xuất khẩu cà phê góp phần tạo ra công ăn việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp cho người dân Điều này cũng làm giảm tải tình trạng di cư lao động ra các khu công nghiệp, thành thị tìm kiếm việc làm Người dân sẽ có cơ hội ổn định cuộc sống, tạo ra thu nhập ngay trên quê hương mình
Xuất khẩu cà phê góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nước ta và thúc đẩy sản xuất phát triển Quá trình sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ kéo theo hàng loạt các ngành kinh tế phát triển như: ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc Các ngành xây dựng được thúc đẩy như xây dựng đường xá, trường, trạm thu mua cà phê Đặc biệt là đưa thiết bị, công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường.
Như vậy, xuất khẩu cà phê giúp thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn Tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước Đồng thời, hoàn thiện công nghệ sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu cà phê : Xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, thu được ngoại tệ để đầu tư mua máy móc thiết bị mở rộng và nâng cao sản xuất từ đó tăng lợi nhuận và hiệu quả trong hoạt động của mình.
Tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên doanh về cà phê nâng cao được uy tín hình ảnh của đơn vị trong con mắt các bạn hàng và trên thị trường thế giới từ đó tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường tăng thị phần và lợi nhuận.
Ngoài ra, đối với người sản xuất cà phê : Cà phê là một cây trồng rất thích hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của Việt Nam, đặc biệt là vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ Cà phê là một loại cây có giá trị kinh tế cao nên việc xuất khẩu cà phê sẽ giúp người nông dân trồng cà phê làm giàu trên chính mảnh đất của mình Ngoài ra việc trồng cà phê xuất khẩu giúp họ giải tạo ra việc làm cho người nhà trong thời buổi nông nhàn Bên cạnh đó việc xuất khẩu cà phê đang được Nhà nước cũng như doanh nghiệp đầu tư vật tư, giống và kỹ thuật chăm sóc sẽ làm cho họ nâng cao năng xuất lao động, cây trồng và chất lượng sản phẩm qua đó tăng thu nhập cho chính họ
1.4.2 Đối với hoạt động ngoại thương.
Xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta Xuất khẩu là hoạt động đổi buôn bán với nước ngoài do đó khi xuất khẩu sẽ có điều kiện giúp cho quốc gia đó có được nhiều mối quan hệ với các nước khác Hiện nay ta đã xuất khẩu cà phê vào 53 quốc gia trên thế giới, điều này giúp cho Việt Nam có được nhiều mối quan hệ hợp tác phát triển.Đây là điều kiện quan trọng để Việt Nam có được các quan hệ hợp tác đa phương và song phương đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam.
Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ
Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm gần đây 17 1 Khái quát ngành cà phê Việt Nam
Lịch sử ngành cà phê Việt Nam có thể nói được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn đầu (1857 - 1975) và giai đoạn sau (1075 đến nay) Trong giai đoạn đầu tiên, cây cà phê đầu tiên được du nhập vào Việt Nam bởi người Pháp năm
1857 Cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, ngành cà phê phát triển mạnh mẽ và tập trung ở các tỉnh Đông Dương Đến năm 1954, sau Hiệp định Genève, sản xuất cà phê bị gián đoạn do chiến tranh Trong giai đoạn sau chiến tranh (1975 đến nay), ngành cà phê được đổi mới và phát triển mạnh mẽ Cùng với đó là một số mốc lịch sử quan trọng như: Việt Nam gia nhập Hiệp hội Cà phê Quốc tế (ICO) năm 1996; Chương trình Cà phê bền vững (4C) được triển khai tại Việt Nam năm 2006 và đặc biệt là năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,7 triệu tấn cà phê, đạt giá trị hơn 4 tỷ USD.
Trải qua hơn 3 thập kỷ hình thành và phát triển, ngành cà phê Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Là một quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới (chỉ sau Brazil), Việt Nam xuất khẩu với sản lượng trung bình 1,7 - 2 triệu tấn cà phê nhân mỗi năm (Thị trường nội địa tiêu thụ khoảng 10% sản lượng cà phê và 90% còn lại được xuất khẩu sang hơn 130 quốc gia trên thế giới) Hiện nay, ngành cà phê Việt Nam có khoảng 200 đơn vị xuất khẩu cà phê (trong đó có 78 đơn vị là thanh viên của Vicofa - Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam), thu hút hàng triệu lao động và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế-xã hội…
Vùng Tây Nguyên là trọng tâm sản xuất cà phê Việt Nam, chiếm hơn70% diện tích và sản lượng Các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum là những địa phương có sản lượng cà phê lớn nhất Trong các loại cà phê đang được sản xuất tại Việt Nam thì cà phê Robusta là loại cà phê được trồng phổ biến nhất ở Việt Nam, chiếm khoảng 80% sản lượng Bên cạnh đó, cà phê Arabica được trồng chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Sơn La, Điện Biên với sản lượng khoảng 20% Ngoài cà phê nhân ra thì Việt Nam còn xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến như cà phê rang xay, cà phê hòa tan, cà phê nguyên chất, v.v.
2.1.2 Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam
Việt Nam đang khẳng định vị thế trên thị trường xuất khẩu cà phê quốc tế với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao, chất lượng cà phê tốt và thị trường xuất khẩu đa dạng đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Brazil) Điểm sáng của thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam thể hiện qua sản lượng xuất khẩu trung bình 2,8 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2019-2023, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,24 tỷ USD năm
2023 và đóng góp 3% GDP cho nền kinh tế Cà phê Việt Nam được đánh giá cao bởi hương vị, độ đồng đều và giá cả cạnh tranh, đặc biệt là hai loại Robusta và Arabica (trong đó Robusta chiếm hơn 70% tổng sản lượng cà phê) Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam trải rộng khắp hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, với Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản là những thị trường tiêu thụ chính Các FTA mà Việt Nam đã ký kết cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu cà phê sang các thị trường tiềm năng.
Tuy nhiên, thách thức cũng đang hiện hữu Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê, giá cà phê thế giới biến động mạnh gây ảnh hưởng đến lợi nhuận, một số quốc gia áp dụng rào cản thương mại và bài toán nâng cao giá trị gia tăng cho cà phê Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn Để giải quyết những thách thức này, cần áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến cà phê, phát triển thương hiệu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hợp tác quốc tế và tập trung vào chế biến sâu để nâng cao giá trị sản phẩm Với những giải pháp phù hợp, thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
2.1.3 Kết quả xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian qua
Bảng 1.Bảng kết quả xuất khẩu cà phê Việt Nam
Nguồn: Tổng cục hải quan
Kim ngạch xuất khẩu (USD)
Giá xuất khẩu bình quân (USD/tấn)
Thị trường xuất khẩu chính
EU(41,5%), Hoa Kỳ(25,49%), Đông Nam Á(9,8%),
Hoa Kỳ (25,3%), EU (18%), Đức (7,7%), Nhật Bản (6,7%), Hàn Quốc (5,9%),
Hoa Kỳ (25%), EU (18%), Đức (8%), Nhật Bản (7%), Hàn Quốc (6%),
Hoa Kỳ (23%), EU (17%), Đức (7%), Nhật Bản (6%), Hàn Quốc (6%),
Hoa Kỳ (22,3%), EU (17%), Đức (8%), Nhật Bản (6%),
Hàn Quốc (6%), Nhìn chung, ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn 2019-2023 liên tục tăng trưởng, khẳng định vị thế là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất, chiếm trung bình 24% tổng kim ngạch xuất khẩu Giai đoạn 2019-2023 liên tục tăng trưởng về cả lượng và kim ngạch xuất khẩu Tuy nhiên, sự tăng trưởng này không đồng đều do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như biến động giá cà phê trên thị trường thế giới, nhu cầu tiêu dùng, dịch COVID-19,
Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn 2019 - 2023
Lượng xuất khẩu (tấn) Giá xuất khẩu bình quân (USD/tấn)
Hình 1.Biểu đồ thể hiện sản lượng và giá xuất khẩu bình quân cà phê của
Giá xuất khẩu cà phê biến động mạnh trong giai đoạn 2019-2023, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhu cầu thị trường, biến động giá cà phê trên thị trường thế giới, Nhìn chung, giá xuất khẩu cà phê có xu hướng tăng trong giai đoạn này, đặc biệt là trong năm 2022 do nhu cầu thị trường tăng cao và nguồn cung hạn chế.
Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
2.2.1 Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ về cà phê
2.2.1.1 Tình hình tiêu thụ cà phê tại Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ là quốc gia tiêu thụ cà phê lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Đức) với lượng tiêu thụ trung bình khoảng 4,5 kg cà phê nguyên hạt cho mỗi người/năm Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trung bình mỗi năm, Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 26 triệu bao cà phê (~1,4 triệu tấn) Theo Hiệp hội Cà phê Quốc giaHoa Kỳ (NCA), khoảng 66% người trưởng thành tại Hoa Kỳ (25 đến 39 tuổi) tiêu thụ cà phê hàng ngày, tương đương với khoảng 180 triệu người Theo một số nguồn thống kê khác cho thấy, người tiêu dùng Hoa Kỳ ngày càng ưa chuộng cà phê đặc sản, cà phê có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất bền vững và có hương vị độc đáo Họ cũng có xu hướng tiêu dùng cà phê rất đa dạng khi mà nhu cầu về cà phê pha lạnh, cà phê đóng hộp, cà phê rang xay và cà phê viên nén ngày càng tăng.
Nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Hoa Kỳ tăng đều đặn trong vài năm gần đây. Theo Hiệp hội Cà phê Quốc gia Hoa Kỳ (NCA), lượng tiêu thụ cà phê đạt 51,6 triệu bao (khoảng 2,38 triệu tấn) trong năm 2019; 50,4 triệu bao (khoảng 2,92 triệu tấn) trong năm 2020 và 51,1 triệu bao (khoảng 1,53 triệu tấn) trong năm
2021 Như vậy, có thể thấy rằng Hoa Kỳ là một thị trường tiêu thụ lượng lớn cà phê của thế giới và nhu cầu của người dân Hoa Kỳ về mặt hàng này sẽ ngày càng tăng cùng với dân số cũng như nền kinh tế tăng trưởng của quốc gia này.
2.2.1.2 Cung cà phê tại thị trường Hoa Kỳ:
Tuy là một quốc gia tiêu thụ cà phê lớn thứ hai trên thế giới nhưng Hoa
Kỳ lại sản xuất rất ít cà phê, chỉ chiếm khoảng 0,1% sản lượng cà phê thế giới.
Do đó, quốc gia này phải nhập khẩu cà phê từ các quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước Trong đó, Brazil là nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Hoa Kỳ Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), năm 2022, Hoa Kỳ nhập khẩu 32,6 triệu bao cà phê (~1,86 triệu tấn) từ Brazil (chiếm 31% tổng lượng cà phê nhập khẩu) và các nhà cung cấp cà phê lớn khác cho Hoa Kỳ bao gồm: Colombia (14%), Việt Nam(13%), Honduras (7%) và Guatemala (6%)…. Đây là mức nhập khẩu cà phê cao thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ chỉ sau năm 2021.
Các nguồn cung cà phê tại Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng từ một số yếu tố như:Biến đổi khí hậu (hạn hán, lũ lụt và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác);dịch bệnh cây trồng (có thể tàn phá các đồn điền cà phê và làm giảm sản lượng); các thay đổi về chính sách thương mại và thuế (có thể ảnh hưởng đến giá cả và nguồn cung cà phê) và nhu cầu tiêu dùng cà phê tăng (có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung)…
Và để đảm bảo an ninh nguồn cung cà phê, Hoa Kỳ đang đa dạng hóa nguồn cung cà phê bằng cách tìm kiếm các nhà cung cấp cà phê mới từ các quốc gia khác nhau để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào một số quốc gia nhất định.
2.2.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ
2.2.2.1 Kim ngạch và số lượng
Bảng 2.Bảng số liệu kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ trong 5 năm gần đây (2019 - 2024)
Kim ngạch xuất khẩu (USD)
Tăng/giảm so với năm trước
2023 4,18 tỷ (ước tính) 1,61 triệu +0,3% (lượng)
*so với cùng kỳ 2021Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ trong 5 năm qua(2019 - 2024) có xu hướng tăng nhưng biến động Nhìn chung, thị trường Hoa
Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu cà phê quan trọng của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu cà phê chung của cả nước.
Giai đoạn 2019-2020, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ tang trưởng mạnh mẽ tăng 18,3% trong giai đoạn này, đạt 3,81 tỷ USD vào năm
2020 Lượng xuất khẩu cũng tăng, tăng 18,3% lên 1,63 triệu tấn vào năm 2020. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu thụ cà phê của Hoa Kỳ tăng cao, giá cà phê thế giới tăng.
Giai đoạn 2 năm 2021, thị trường sụt giảm, kim ngạch xuất khẩu giảm 5% so với năm 2020, xuống còn 3,62 tỷ USD Lượng xuất khẩu cũng giảm 1,8% xuống còn 1,6 triệu tấn Giá cà phê thế giới giảm do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19.
Giai đoạn 3 năm 2022 – 2023, Phục hồi và tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu tăng 15,7% so với năm 2021, đạt 4,18 tỷ USD (ước tính) vào năm 2023.Lượng xuất khẩu tăng nhẹ 0,3% lên 1,61 triệu tấn vào năm 2023 Giá xuất khẩu cà phê tăng mạnh nhờ giá cà phê Robusta tăng cao, bù đắp cho lượng xuất khẩu giảm.
Giai đoạn 4 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng ấn tượng, kim ngạch xuất khẩu tăng 59,4% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 861,9 triệu USD Lượng xuất khẩu tăng mạnh 33,5% lên 394.000 tấn Giá xuất khẩu tiếp tục tăng cao, đặc biệt là giá cà phê Arabica.
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm
2024 sẽ tiếp tục tăng nhờ nhu cầu tiêu thụ cà phê ngày càng tăng của Hoa Kỳ và giá cà phê thế giới có xu hướng ổn định Tuy nhiên, cần theo dõi sát diễn biến thị trường cà phê thế giới và giá cả cà phê để có những dự báo chính xác hơn.
2.2.2.2 Cơ cấu và chủng loại
Bảng 3.Lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ theo chủng loại từ năm 2019 đến năm 2023 (tấn)
Năm Robusta Arabica Hạt nguyên Rang xay Tổng
Qua bảng thống kê trên chúng ta có thể thấy lượng cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ từ năm 2019-2023 nhìn chung là không tăng cao Tổng lượng xuất khẩu cà phê tăng nhẹ từ 1.440.000 tấn (2019) lên 1.680.000 tấn (2023) Cà phê Robusta chiếm thị phần lớn, dao động từ 80% đến 85% trong giai đoạn 2019 -
2023 Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với cà phê Arabica Cà phêArabica tỷ trọng xuất khẩu tăng dần từ 11% (2019) lên 13% (2023) Xu hướng này cho thấy cà phê Arabica Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trườngHoa Kỳ Cà phê hạt nguyên chiếm thị phần chủ đạo, dao động từ 80% đến 86% trong giai đoạn 2019 -2023 Cà phê rang xay tỷ trọng xuất khẩu tăng dần từ 17%(2019) lên 25% (2023) Xu hướng này phù hợp với xu hướng tiêu dùng cà phê rang xay ngày càng tăng, đặc biệt là đối với giới trẻ.
2.2.2.3 Chất lượng và giá cả
Bảng 4 Phân tích chất lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam
Tiêu chí Robusta Arabica Hạt nguyên Rang xay Hình dáng
Hạt đều đặn, nguyên vẹn, màu nâu sẫm
Hạt đều đặn, nguyên vẹn, màu nâu sáng
Giữ nguyên hình dạng hạt cà phê
Bột cà phê mịn, đều Độ ẩm Dưới 13% Dưới 13% Dưới 13% Dưới 12%
Không nấm mốc, côn trùng, tạp chất, nứt vỡ
Không nấm mốc, côn trùng, tạp chất, nứt vỡ
Không nấm mốc, côn trùng, tạp chất
Không nấm mốc, côn trùng, tạp chất Độ chua Thấp Cao
Giữ nguyên độ chua của hạt cà phê Độ chua giảm sau khi rang Đặc tính
Hương vị đậm đà, mạnh mẽ, hậu vị đắng
Hương vị thanh tao, chua nhẹ, hương hoa quả
Giữ nguyên đặc tính của hạt cà phê Đặc tính thay đổi sau khi rang
Thiếu nguyên liệu chất lượng cao
Thiếu nguyên liệu chất lượng cao
Công nghệ chế biến chưa tiên tiến
Hệ thống bảo quản chưa chuyên nghiệp
Hình 2 So sánh hai loại cà phê Robusta và Arabica
Hạt cà phê Arabica có vị chua, tuy nhiên vị của cà phê Arabica không chua hẳn mà khi nuốt vào sẽ có vị đắng, đó gọi là hậu vị của cà phê Đặc biệt Arabica sau khi pha chế có mùi hương rất quyến rũ Đây là loại cà phê rất được yêu thích ở Châu Âu với các món đặc trưng như: Espresso, Cappuccino, Latte,
Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ
2.3.1 Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ a Hỗ trợ tín dụng:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ với tỷ lệ cho vay ưu đãi thường thấp hơn 1-2% so với lãi suất cho vay thông thường và thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi thường từ 6 tháng đến 1 năm Một số chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất tiêu biểu được thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại, ví dụ: Chương trình tín dụng xanh của
Vietcombank (Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo mô hình xanh, bền vững với lãi suất ưu đãi từ 6,8%/năm trong thời gian 24 tháng); Chương trình tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê với lãi suất ưu đãi 5%/năm trong thời gian 12 tháng); Chương trình tín dụng SME Plus của BIDV (Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sản xuất, kinh doanh với lãi suất ưu đãi từ 7%/năm trong thời gian 18 tháng)…
Nhờ các chính sách hỗ trợ tín dụng, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa
Kỳ đã và đang tăng trưởng mạnh trong những năm vừa qua Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2023 đạt 4,2 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2022 Cũng nhờ vậy mà trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới Và hiện, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Đức. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ tín dụng cũng đã giúp các doanh nghiệp trong ngành cà phê giảm bớt chi phí vay vốn và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế Từ đó, doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng cà phê và mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, phục vụ cho hoạt động xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ. b Hỗ trợ bảo hiểm:
Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp tham gia bảo hiểm rủi ro tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm rủi ro biến động tỷ giá hối đoái qua các cách như:
Hỗ trợ về tài chính: Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp đóng một phần phí bảo hiểm rủi ro tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm rủi ro biến động tỷ giá hối đoái.Mức hỗ trợ này thường dao động từ 30% đến 50% tổng phí bảo hiểm Ngoài ra,doanh nghiệp có thể vay vốn ưu đãi từ các ngân hàng thương mại để đóng phí bảo hiểm với lãi suất ưu đãi thường thấp hơn lãi suất thị trường
Hỗ trợ về thông tin : Chính phủ cung cấp thông tin về các công ty bảo hiểm uy tín đang cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm rủi ro biến động tỷ giá hối đoái cho doanh nghiệp và tổ chức các hội thảo, tập huấn để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lợi ích của việc tham gia các bảo hiểm rủi ro
Hỗ trợ về thủ tục : Chính phủ đơn giản hóa thủ tục tham gia bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giải quyết các khiếu nại liên quan đến các bảo hiểm rủi ro.
Thực tế, việc vận chuyển cà phê sang Hoa Kỳ thường phải đi qua quãng đường dài trên biển và tiềm ẩn nhiều rủi ro như cháy nổ, thiên tai, mất mát hàng hóa… Nhiều nhà nhập khẩu Hoa Kỳ lại yêu cầu nhà cung cấp cà phê phải tham gia bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho hàng hóa Vì vậy, để giảm thiêu tối đa tổn thất và rủi ro cũng như khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ thì các doanh nghiệp cũng được Chính phủ khuyến khích tham gia bảo hiểm rủi ro cháy nổ, thiên tai, mất mát hàng hóa trong quá trình vận chuyển. c Hỗ trợ về thuế:
Chính phủ Việt Nam đã đề ra một số chính sách nhằm hỗ trợ cũng như đẩy mạnh việc xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam sang Hoa Kỳ như: Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh thu từ hoạt động xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê còn được miễn thuế giá trị gia tăng (VAT). Ngoài ra, mức thuế thu nhập cá nhân của nhười lao động trong các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ nói riêng cũng được hưởng mức thuế cá nhân ưu đãi. Đồng thời, cà phê Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ cũng được hưởng một số ưu đãi thuế quan như:
Chương trình Chế độ ưu đãi thuế tổng quát (GSP): Chương trình GSP cho phép một số sản phẩm từ các nước đang phát triển được miễn thuế quan khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ Và hiện, cà phê nhân của Việt Nam đủ điều kiện hưởng ưu đãi GSP, đồng nghĩa với việc được hưởng thuế quan 0%.
Hiệp định Thương mại Đa phương (WTO): Việt Nam là một thành viên của WTO, do đó cà phê Việt Nam được hưởng mức thuế ưu đãi theo Quy tắc xuất xứ của WTO khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ Và mức thuế này thường thấp hơn mức thuế suất cơ bản (MFN) mà Hoa Kỳ áp dụng đối với các nước không phải là thành viên WTO Ví dụ: mức thuế MFN của cà phê rang Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ là 6,4%
Các hiệp định thương mại tự do: Việt Nam hiện có Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) , có hiệu lực từ năm 2001 Điều này đã mang lại nhiều lợi ích cho ngành cà phê Việt Nam, cụ thể như: Giảm thuế quan (Thuế xuất khẩu cà phê Robusta sang Hoa Kỳ giảm từ 7% xuống 0% ngay sau khi BTA có hiệu lực, giúp tăng sức cạnh tranh cho cà phê Việt Nam so với các đối thủ khác); Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh mẽ; Mở ra nhiều cơ hội đối với ngành cà phê Viêt Nam cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam… d Hỗ trợ khác
- Chính sách hỗ trợ về thông tin: Thứ nhất là cung cấp thông tin về thị trường Hoa Kỳ: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường Hoa Kỳ như: nhu cầu tiêu thụ, giá cả, xu hướng thị trường, rào cản thương mại cho doanh nghiệp Đồng thời, tổ chức các hội thảo, tập huấn về thị trường Hoa Kỳ để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường này Thứ hai là hỗ trợ xúc tiến thương mại: Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế về cà phê tại Hoa Kỳ. Cũng như hỗ trợ tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như hội thảo, giới thiệu sản phẩm, kết nối các doanh nghiệp
- Chính sách hỗ trợ về nâng cao chất lượng sản phẩm: Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn thực phẩm cho cà phê xuất khẩu sang Hoa Kỳ và tổ chức các khóa đào tạo về áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho cán bộ, kỹ thuật viên của các doanh nghiệp Đồng thời, Chính phủ cũng hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển các sản phẩm cà phê mới đáp ứng nhu cầu thị trường Hoa Kỳ và ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến cà phê.
- Chính sách hỗ trợ về thủ tục hành chính: Chính phủ đã đơn giản hóa các thủ tục xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ; giảm bớt các giấy tờ, thủ tục hành chính… Bên cạnh đó còn áp dụng cơ chế "một cửa, một lần" để giải quyết các thủ tục xuất khẩu Chính phủ cũng không ngừng nâng cao năng lực cho cán bộ hải quan bằng việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ hải quan về các quy định xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ và nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát chất lượng cà phê xuất khẩu…
2.3.2 Đánh giá a Các mặt tích cực của các chính sách hỗ trợ:
Phân tích lợi thế cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam dựa trên mô hình kim cương của M.Porter
mô hình kim cương của M.Porter
Hình 3.Mô hình kim cương của M.Porter
Nguồn:Tạp chí Công Thương
2.4.1 Điều kiện các yếu tố sản xuất
Việt Nam có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng cà phê và trở thành nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê, nước ta có điều kiện các yếu tố sản xuất mặt hàng cà phê vô cùng thuận lợi, trong đó các yếu tố sản xuất cơ bản giữ vai trò tiên quyết tạo ra lợi thế này Các yếu tố đó bao gồm tài nguyên, khí hậu vị trí địa lí, lao động giản đơn và nguồn vốn tài chính.
Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất đỏ bazan, ngoài ra cũng có thể trồng cà phê trên đất đỏ đá vôi, cả trên đất đá hoa cương hay phiến thạch Đất trồng cà phê cần tương đối bằng phẳng, tốt nhất là độ dốc dưới 8 độ Đât cần có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là nito, kali và photpho.
Năm 2022, Việt Nam đã ghi nhận diện tích trồng cà phê ấn tượng, đạt khoảng 710,000 ha, với năng suất ước tính 28.2 tạ/ha Điều này đã đóng góp đáng kể vào sản lượng cà phê của quốc gia, đạt hơn 1.84 triệu tấn cà phê Phần lớn diện tích cà phê tập trung tại khu vực Tây Nguyên, chiếm đến 91.2% diện tích và 93.2% sản lượng cà phê cả nước Và tập trung chủ yếu tại một số tỉnh miền Trung như: Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Lắk,…
Việt Nam tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, với mục tiêu không chỉ tăng sản lượng mà còn cải thiện đáng kể chất lượng cà phê, nhất là các loại cà phê đặc sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.
Cà phê vối phát triển rất tốt ở khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình 22 - 260C, lượng mưa 1800 - 2000 mm và phân bố không đều trong 9 – 10 tháng của năm, độ ẩm không khí gần như bão hoà.
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chủ yếu phân thành hai mùa mưa, mùa khô rõ rệt Đặc biệt khu vực Tây Nguyên với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuân lợi để cây cà phê phát triển, đảm bảo đầy đủ nhu cầu nước tưới tiêu Mùa khô kéo dài thuận lợi cho việc phơi sấy bảo quản sản phẩm Nhưng mặt khác, mùa khô kéo dài cũng gây nên tình trạng thiếu nước tưới.
Việt Nam nằm ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới Nước ta nằm trên đường hàng hải và đường hàng không quốc tế quan trọng với nhiều cảng biển như: cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn… và các sân bay quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. Các tuyến đường bộ, đường sắtxuyên Á, các đường hàng không nối liền các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước xung quanh.
Ngành cà phê Việt Nam sở hữu nguồn nhân lực dồi dào với nguôn nhân lực chất lượng phân bố đa dạng theo trình độ Năm 2022, ngành có lực lượng lao động đông đảo, ước tính lên đến 2 triệu người, chiếm hơn 5% tổng số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp Nguồn lao động có tinh thần làm việc chăm chỉ, cần cù, sẵn sàng học hỏi và tiếp thu kiến thức mới Nhờ vậy Nguồn lao động có tinh thần làm việc chăm chỉ, cần cù, sẵn sàng học hỏi và tiếp thu kiến thức mới., đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động sản xuất, thu hoạch, chế biến và xuất khẩu cà phê.
Các công trình giao thông, truyền thông, thủy lợi, điện… được nhà nước đầu tưxây dựng Mạng lưới giao thông vận tải được nâng cấp, tạo thuận lợi cho công tác chuyênchở sản phẩm từ vùng sản xuất đến nơi tiêu thụ, cũng như vận chuyển nguyên liệu, phânbón, máy móc đến nơi canh tác… Hệ thống thủy lợi cũng được xây dựng đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, canh tác của bà con trồng cà phê Hệ thống thông tin liên lạc, truyền thông,truyền hình, cung cấp nguồn năng lượng… cũng được chú trọng phát triển.
Ngành cà phê Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế Cùng với việc tăng nhanh về diện tích, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh như: chọn giống, bón phân, tưới nước, tạo tán…đã làm năng suất và sản lượng cà phê tăng mạnh Đồng thời, công nghiệp sơ chế cà phê ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ Nhiều thiết bị mới chất lượng tốt đã được trang bị trong chế biến Những năm 1990, năng suất bình quân 1 ha cà phê kinh doanh chỉ đạt từ 8- 9 tạ nhân, đến năm 1994 năng suất bình quân đạt
18, 5 tạ/ha, hiện nay bình quân đạt 28,2 tạ/ha.
Lao động trình độ cao Đây là vấn đề rất nan giải đối với việc phát triển cây cà phê của nước ta, do lao động nước ta phần lớn là trình độ thấp và chưa qua đào tạo Tuy vậy chất lượng lao động đang ngày được nâng cao song song với việc đầu tư công nghệ mới Việt Nam có nguồn nhân công dồi dào, trẻ trung, chăm chỉ và có khả năng tiếp thu nhanh.
2.4.2 Điều kiện nhu cầu trong nước
2.4.2.1 Quy mô và mức độ tăng trưởng
Là một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê lại là quốc gia có dân số đông thứ 15 thế giới nhưng lượng tiêu thụ cà phê trong nước của Việt Nam lại khá khiêm tốn so với các nước sản xuất cà phê khác.
Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế ICO, lượng cà phê tiêu thụ trên đầu người của Việt Nam năm 2023 đạt 2 kg/người, thấp hơn rất so với các nước sản xuất cà phê khác như Brazil (5,8 kg/người), Phần Lan (12 kg/người) hay với các nước nhập khẩu cà phê như Hoa Kỳ (4,2 kg/người), EU (5,3 kg/người).
Lượng cà phê tiêu thụ tại thị trường Việt Nam còn thấp như vậy một phần là do giá cà phê trong nước cao hơn so với giá cà phê trên thị trường quốc tế, chất lượng cà phê chưa đồng đều và thiếu hụt các chương trình quảng bá hiệu quả với một cộng đồng lớn dân cư thì trà xanh mới là thức uống chính hàng ngày.
Như vậy có thể thấy phần lớn sản lượng cà phê Việt Nam sản xuất đều dùng cho xuất khẩu, lượng tiêu thụ nội địa chưa tương xứng, chưa đủ để tạo tính an toàn cho lượng tiêu thụ cà phê Việt Nam trước những biến động của cầu và giá cà phê thế giới.
Tính khả thi của hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường Hoa Kỳ
Giới thiệu về công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH Tuấn Lộc Commodities.
- Địa chỉ: Số 484, đường Lạch Tray, phường Kênh Dương, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
- Ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
- Người đại diện: Giám đốc - Ms.Chi - (+84) 039 409 8888.
3.1.3 Ngành nghề đăng kí kinh doanh: Kinh doanh xuất khẩu cafe
3.1.4 Cơ cấu tổ chức công ty
Hình 4.Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
- Tổng Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, có quyền quyết định, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước pháp luật Trực tiếp ký kết, giao dịch hợp đồng; Quản lý mọi hoạt động của các phòng ban, các bộ phận; Quản lý điều hành, kiểm tra hoạt động của Công ty theo kế hoạch
- Phó Giám đốc: Giúp Giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những nhiệm vụ được giao, phân công và ủy quyền Phó Giám đốc có nhiệm vụ thay mặt Giám đốc khi Giám đốc đi vắng hoặc được Giám đốc ủy quyền để giải quyết
- Phòng kế hoạch – kinh doanh: Làm nhiệm vụ phân tích, đánh giá việc thực hiện tiêu hao định mức nguyên vật liệu cho từng sản phẩm; lập kế hoạch sản xuất cho từng quý, tháng; giao kế hoạch cho đơn vị trực thuộc tổ chức, thiết kế và quản lý quy trình công nghệ thiết kế mặt hàng mới; kiểm tra, cân đối việc thực hiện kế hoạch; tìm thị trường mới, tăng số lượng đơn đặt hàng
- Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và nhà nước theo quy định của chế độ kế toán và pháp luật Xây dựng kế hoạch tài chính, thống kê thông tin kinh tế cho Công ty, theo dõi ghi chép toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của các phòng ban Bảo quản lưu trữ hồ sơ chứng từ một cách cẩn thận
- Phòng nguyên liệu – vật tư: Có chức năng mua bán, quản lý và cung cấp vật tư cho các đơn vị trực thuộc Công ty; làm nhiệm vụ lập các kế hoạch nguyên vật liệu để đáp ứng yêu cầu sản xuất; chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra quá trình gia công, đảm bảo sản phẩm đúng quy cách, số lượng và kịp tiến độ giao hàng; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ tình hình thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư và gia công hàng hóa
- Phòng sản xuất: Là bộ phận tổ chức, quản lý, điều hành các công đoạn sản xuất trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của Công ty; Lập mục tiêu chất lượng của phân xưởng sản xuất hàng năm trên cơ sở chính sách mục tiêu củaCông ty; Điều hành, phân công và kiểm tra nhân viên phân xưởng sản xuất các hoạt động: Quản lý tổ chức sản xuất, sản xuất sản phẩm theo kế hoạch hàng năm, hàng tháng; theo dõi, đề nghị cấp nguyên liệu sản xuất, lập các lệnh sản xuất, các lệnh đóng bao, phiếu… và biên bản bàn giao sản phẩm.
Giới thiệu về hợp đồng xuất khẩu cà phê đến thị trường Hoa Kỳ
BÊN BÁN (BÊN A): Công ty TNHH Tuấn Lộc Commodities
- Địa chỉ: Số 484, đường Lạch Tray, phường Kênh Dương, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
- Ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
- Người đại diện: Giám đốc- Ms.Chi - (+84) 039 409 8888
BÊN MUA (BÊN B): Công ty Porto Rico Importing Co
- Địa chỉ: 300 Portwall St, thành phố Houston, bang Texas, Hoa Kỳ
- Ngân hàng: Ngân hàng Hoa Kỳ ( Bank of America)
- Người đại diện: Giám đốc – Mr Ryan Bosse
Cả người bán và người mua đều tuyên bố quan tâm đến việc mua bán hàng hóa theo Hợp đồng này và cam kết thực hiện các thỏa thuận sau:
Xuất xứ: Dak Lak-Việt Nam
+ Chi phí tối đa: tối đa 5%
+ Tổng trọng lượng: tối đa 0,5%
-Theo TCVN 4193 – 2000 (Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam)
-Kiểm tra chất lượng: tại cơ sở sản xuất của người bán do nhà sản xuất tự kiểm tra, tự chịu mọi chi phí kiểm tra và phải có giấy chứng nhận phẩm chất.
-Khoảng 30 tấn chia làm 600 túi, mỗi túi là 50 kg
-Dung sai do người bán chọn
– Kiểm tra số lượng: Tại nơi gửi hàng có đại diện bên bán và bên mua
– Giấy chứng nhận số lượng do bên bán ban hành và có giá trị hiệu lực tham khảo
– Bao bì: 60kg trong bao tải dày, tiêu chuẩn xuất khẩu.
– USD 23 373/MT CIF Cảng Houston, Hoa Kỳ, Incoterms 2020
– Tổng giá: USD 701 190 (Viết chữ: Bảy trăm linh một nghìn một trăm chín mươi đô)
– Đây là giá bán bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ cảng đi đến cảng đến, bao gồm:
+ Phí vận chuyển đường biển
+ Phí bảo hiểm hàng hóa
+ Phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng
5 Đóng gói Đóng gói theo từng bao 50kg, bao bì được sử dụng là PP/PE Là loại bao bì tốt nhất đóng gói cà phê, lúa mì lúa mạch 2% bao bì sẽ được bổ sung không tính phí.
Theo quy định số lượng GW nên khối lượng bao bì sẽ được tính chung vào khối lượng của hàng hóa.
Công ty xuất khẩu: Công ty TNHH Tuấn Lộc Commodities
Công ty nhận Công ty Porto Rico Importing Co
Tổng trọng lượng hàng hóa: 30 tấn (± 5%) có cả bao bì
Cảng đi: Cảng Đình Vũ, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Cảng đến: Cảng Houston, Hoa Kỳ
Thời gian giao hàng: 30 tấn trong năm nay. Điều kiện cơ sở giao hàng: CIF, Cảng Houston, Hoa Kỳ, Incoterms 2020.
Cảng bốc hàng: Cảng Đình Vũ, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
Cảng dỡ hàng: Cảng Houston, Hoa Kỳ
Thông báo về việc xếp hàng: người bán có nghĩa vụ thông báo với người mua về việc đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng 10 ngày trước khi tàu đến cảng bốc hàng, Tuấn Lộc Commodities sẽ thông báo thời gian cho Công ty Porto Rico Importing Co mà tàu sẽ đến và 5 ngày trước khi tàu đến, Tuấn Lộc Commodities sẽ tiếp tục báo cho bên Công ty Porto Rico Importing Co về chính xác ngày tàu sẽ đến Trong 3 ngày kể từ container lên tàu Tuấn Lộc Commodities sẽ điện báo cho Công ty Porto Rico Importing Co những thông tin về tên tàu, vận đơn, ngày giao, loại hàng hóa, số lượng và chất lượng của sản phẩm.
- Là giao hàng toàn phần
- Shipping line: MSC delivery company
- Phí vận tải bên người bán sẽ thỏa thuận với bên hãng tàu rồi thông báo cho người mua.
- Phí vận tải không bao gồm việc bốc giỡ hàng mà phí này thuộc bên người mua chịu trách nhiệm khi tàu chở hàng đến.
- Bảo hiểm: Người bán sẽ là người mua bảo hiểm bao gồm các rủi ro loại A
- Thanh toán bằng thư tín dụng trả ngay không hủy ngang (L/C)
- Người mua sẽ mở 1 thư tín dụng trả ngay không hủy ngang vào tài khoản của Ngân hàng Vietcombank cho bên bán hưởng lợi.
- Thư tín dụng được mở trước ngày giao hàng ít nhất 30 ngày.
- Thư tín dụng được thanh toán ngay khi người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ giao hàng sau:
Bộ gốc đầy đủ 3/3 vận đơn đường biển hoàn hảo, ghi rõ “hàng đã bốc” theo lệnh của Ngân hàng phát hành, thông báo cho người mua.
03 bản hóa đơn thương mại đã ký.
03 bản gốc giấy chứng nhận số lượng, chất lượng do một số cơ quan giám định có uy tín tại Việt Nam xác nhận.
03 bản chứng nhận xuất xứ do VCCI phát hành (Certificate of Origin Form A)
- Thông báo giao hàng trong đó chỉ rõ số Hợp đồng, Thư tín dụng, hàng hóa, số lượng, chất lượng, tên tàu, tên người chuyên chở, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng…
- Người bán sẽ đảm bảo chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng hàng hóa được nêu ra trong hợp đồng cho đến khi tàu chuyển đến Cảng Houston, Hoa Kỳ.
10 Phạt vi phạm hợp đồng:
- Trường hợp Bên A có bất kỳ hành vi nào vi phạm Hợp đồng này và các thỏa thuận có liên quan giữa các bên thì Bên A sẽ bị phạt theo tỷ lệ 6% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm và các thiệt hại liên quan trừ trường hợp hợp đồng này có quy định khác.
- Hàng về chậm: Sau 1 ngày phạt hợp đồng 0,2% tổng giá trị
- Chuyển tiền chậm: Sau 1 ngày phạt hợp đồng 1% tổng giá trị
- Ngoài các chế tài phạt vi phạm, nếu Bên A có hành vi vi phạm Hợp đồng, Bên B có quyền áp dụng các chế tài xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hợp đồng này sẽ được áp dụng theo luật pháp của nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
12 Điều khoản bất khả kháng
Hợp đồng này áp dụng những điều bất khả kháng được dẫn chiếu tới văn bản của Phòng thương mại Quốc Tế (ấn phẩm của ICC số 421)
Việc kiểm định, giám sát tại nhà máy nhà kho về chất lượng, trọng lượng, số lượng bao, tình trạng bao gói của số Caffe Rubusta gốc Việt Nam này sẽ do
“Công ty cổ phần giám định Vinacontrol” tại Việt Nam đảm nhiệm, phí tổn kiểm định sẽ do bên bán chịu.
Tất cả những thuật ngữ thương mại dùng cho hợp đồng này sẽ được diễn giải theo ấn phẩm “Thuật ngữ thương mại”.
Hợp đồng bán hàng này được ký kết tại : quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, Việt Nam vào ngày 15/04/2024 , hợp đồng này được lập thàng 04 bản: 02 bản bằng tiếng Anh, 02 bản bằng tiếng Việt Mỗi bên giữ 02 bản: 01 bản tiếng Anh và 01 bản tiếng Việt.
Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Hình 5.Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu
- Chuẩn bị hồ sơ: Bao gồm đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký xuất khẩu cà phê, giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, kết quả kiểm nghiệm cà phê, hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa, chứng nhận xuất xứ cà phê,
- Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Chờ xét duyệt: Hồ sơ được xét duyệt trong vòng 15 ngày làm việc.
- Nhận kết quả: Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký xuất khẩu cà phê.
Bước 2: Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
Sau khi nhận được sự đồng ý của khách hàng Hoa Kỳ về hợp đồng mua bán. Công ty ra kế hoạch sản xuất hàng hóa đảm bảo số lượng và chất lượng như trong hợp đồng a Chất lượng cà phê: Đảm bảo cà phê đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Hoa Kỳ, bao gồm:
- Tiêu chuẩn về hương vị: Cà phê phải có hương vị đặc trưng, không bị đắng, chua, hoặc có mùi lạ.
- Tiêu chuẩn về độ ẩm: Độ ẩm của cà phê phải dưới 13%.
- Tiêu chuẩn về hàm lượng tạp chất: Cà phê phải không có các tạp chất như đá, cành cây, côn trùng,
- Tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm: Cà phê phải được sản xuất và bảo quản theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. b Bao bì: Sử dụng bao bì chất lượng cao, đảm bảo không bị rò rỉ hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển In đầy đủ thông tin ghi nhãn theo quy định của Hoa Kỳ, bao gồm: tên sản phẩm, thành phần, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin liên hệ của nhà sản xuất/xuất khẩu, c.Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu: Khâu tiếp theo là Công ty phải có trách nhiệm kiểm tra công đoạn đóng gói một cách kỹ lưỡng phù hợp với tính cách hàng hóa, điều kiện vận chuyển, phù hợp quy định của bên khách hàng Khi sản phẩm đã hoàn toàn đóng bao, nhà máy thông báo cho khách hàng, đại diện của khách hàng sẽ đến nhà máy để kiểm tra chất lượng.
Bước 3: Làm thủ tục hải quan
Sau khi hàng xuất khẩu đã được chuẩn bị xong, và được tiến hành kiểm tra chất lượng tại Công ty thì nhân viên xuất nhập khẩu của Công ty sẽ tiến hành khai báo hải quan điện tử và kê khai đầy đủ các thông tin về tên hàng, loại hàng, khối lượng, giá trị hàng, tên phương tiện vận tải vào tờ khai hải quan Nhân viên xuất nhập khẩu sẽ lập hóa đơn và phiếu đóng gói để cung cấp cho hải quan. Ngoài ra Công ty còn phải chuẩn bị một số giấy tờ bao gồm: Hợp đồng xuất khẩu, bảng kê khai chi tiết, hóa đơn, giấy phép kinh doanh, các giấy tờ liên quan đến lô hàng… Để xuất khẩu cà phê Robusta loại 1 chưa rang sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần khai báo mã HS 09011110 trong tờ khai hải quan
Sau đó, Công ty sẽ scan bộ chứng từ và gửi cho khách hàng qua email để kiểm tra Sau khi khách hàng xác nhận và tiến hành thanh toán cho Công ty. Công ty sẽ gửi bộ chứng từ gốc cho khách hàng thông qua đơn vị chuyển phát nhanh DHL Chi phí vận chuyển chứng từ cho khách hàng hàng năm sẽ do Công ty chịu
Bước 4: Thuê phương tiện vận tải
Hàng hóa được giao theo điều kiện CIF thì Công ty chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cảng dỡ hàng tại Hoa Kỳ và chi trả mọi chi phí vận tải, mua bảo hiểm cho lô hàng trong quá trình vận chuyển Khách hàng Hoa Kỳ chịu trách nhiệm thuế nhập khẩu, phí dỡ hàng và các chi phí sau khi hàng hóa được dỡ xuống tàu.
Bước 5:Mua bảo hiểm hàng hóa
Công ty tìm kiếm và so sánh các công ty bảo hiểm uy tín để lựa chọn công ty bảo hiểm phù hợp Sau đó chuẩn bị hồ sơ đề nghị bảo hiểm,nộp hồ sơ và chờ công ty bảo hiểm thẩm định Nếu hồ sơ hợp lệ, công ty bảo hiểm sẽ cấp hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp Trong quá trình vận chuyển, nếu xảy ra tổn thất hoặc thiệt hại cho lô hàng cà phê, Công ty thông báo cho công ty bảo hiểm để được bồi thường theo hợp đồng.
Bước 6: Giao hàng lên tàu a Vận chuyển hàng hóa đến cảng xuất khẩu
- Liên hệ với các hãng tàu uy tín để tìm hiểu về giá cả, thời gian vận chuyển và các điều kiện khác.
- Đặt chỗ cho lô hàng cà phê xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
- Sử dụng dịch vụ vận tải đường bộ hoặc đường sắt để vận chuyển cà phê đến cảng xuất khẩu.
- Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa và hồ sơ liên quan cho nhà vận tải.
- Nộp hồ sơ xuất khẩu cho Chi cục Hải quan cảng.
- Cán bộ hải quan kiểm tra hàng hóa và hồ sơ.
- Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo chấp thuận và được phép xuất khẩu lô hàng. b Giao hàng lên tàu và xuất khẩu
- Cung cấp hàng hóa và hồ sơ cho hãng tàu tại cảng.
- Hãng tàu sẽ kiểm tra hàng hóa và xếp hàng lên tàu.
- Doanh nghiệp nhận vận đơn (Bill of Lading) từ hãng tàu.
- Tàu chở hàng cà phê rời cảng xuất khẩu và di chuyển đến cảng nhập khẩu tại Hoa Kỳ.
- Doanh nghiệp theo dõi hành trình tàu và cập nhật thông tin về tình trạng hàng hóa.
Bước 7: Lập bộ chứng từ thanh toán
Thư tín dụng trả ngay không hủy ngang (L/C) là phương thức thanh toán phổ biến trong xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ L/C đảm bảo an toàn cho cả người bán và người mua bằng cách cam kết thanh toán từ ngân hàng.
1 Người mua (bên nhập khẩu) yêu cầu mở L/C: Người mua yêu cầu ngân hàng của họ (ngân hàng thụ hưởng) mở L/C cho người bán (bên xuất khẩu) L/C quy định các điều kiện thanh toán, bao gồm số tiền, hình thức thanh toán, hạn thanh toán, bộ chứng từ cần thiết, v.v.
2 Ngân hàng thụ hưởng thông báo L/C cho người bán: Ngân hàng thụ hưởng nhận được yêu cầu từ người mua và tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của L/C Sau khi kiểm tra, họ sẽ thông báo L/C cho người bán.
3 Người bán giao hàng và xuất trình bộ chứng từ: Người bán giao hàng cho người mua theo đúng hợp đồng và chuẩn bị bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C Bộ chứng từ thường bao gồm:
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin - C/O)
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
- Các chứng nhận khác (tùy yêu cầu): Ví dụ như hóa đơn bảo hiểm, chứng nhận chất lượng,
4 Ngân hàng phát hành kiểm tra và thanh toán: Người bán gửi bộ chứng từ cho ngân hàng của họ (ngân hàng phát hành) Ngân hàng phát hành kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ và thanh toán tiền cho người bán nếu bộ chứng từ hợp lệ.
5 Ngân hàng thụ hưởng thanh toán cho người mua: Ngân hàng thụ hưởng nhận được bộ chứng từ từ ngân hàng phát hành và thanh toán cho người mua.
Bước 8: Giải quyết khiếu nại
Các lỗi khiếu nại chủ yếu từ khách hàng thị trường Hoa Kỳ là:
- Vi phạm về số lượng: Là những vi phạm do những sai sót trong trường hợp giao thiếu hoặc mất hàng hóa Đối với lỗi giao thiếu hàng hóa, Công ty sẽ đàm phán với khách hàng và giao phần còn thiếu cho đợt xuất hàng tiếp theo. Hoặc là khách hàng sẽ khấu trừ số tiền hàng tương đương với số tiền hàng bị thiếu
- Vi phạm về thời gian giao hàng: Khách hàng có thể gia hạn thời hạn nhất định cho Công ty Nhưng vì một số nguyên nhân như là Công ty chậm trễ trong tiến độ sản xuất, chất lượng hàng hóa không đủ điều kiện để xuất hàng, khách hàng không thể lấy được booking để xuất hàng đúng thời hạn Nếu quá thời gian giao hạn mà Công ty không thể giao hàng thì nhân viên kinh doanh của Công ty sẽ làm việc lại với khách hàng Và nếu như lỗi chủ quan thuộc về Công ty thì khách hàng có thể phạt tiền hoặc hủy hợp đồng
- Vi phạm về chất lượng sản phẩm: Khi có khiếu nại, trước hết Công ty phải yêu cầu khách hàng cung cấp thông báo chi tiết về lô hàng khiếu nại như: tên sản phẩm, tỷ lệ sai phạm Các lỗi này sẽ nhanh chóng được Công ty tìm ra là do nhầm lẫn, do sản xuất, hay do quá trình vận chuyển Công việc này sẽ giao cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu để có kế hoạch giải quyết trong từng trường hợp cụ thể Nếu Công ty vi phạm về chất lượng sản phẩm thì Công ty sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên mua Mức bồi thường sẽ do hai bên căn cứ vào mức thiệt hại của hàng hóa.
Dự trù chi phí và doanh thu
Bảng 5.Dự trù chi phí sản xuất (tỉ giá 1 USD = 23.000 VNĐ)
STT Các loại chi phí sản xuất Thành tiền
1 Chi phí nguyên vật liệu đầu vào 65.217,391 30 tấn ± 5% cà phê
2 Chi phí nhân công 260.869,565 Thu hoạch, sơ chế, đóng bao…
3 Chi phí đóng gói 1.304,348 Bao tải, tem nhãn
4 Chi phí khấu hao tài sản cố định 2.173,913
Nhà máy, phân xưởng, kho hàng, thiết bị máy móc.
5 Chi phí dịch vụ mua ngoài 39.130,435 Điện, nước, tiền điện thoại
6 Chi phí khác bằng tiền 1.304,348
Bảng 6.Dự trù chi phí xuất khẩu (tỷ giá 1 USD = 23.000 VNĐ)
STT Chi phí xuất khẩu sang Hoa Kỳ Thành tiền
1 Chi phí vận chuyển 2.283 Cước vận tải nội địa
Cước vận tải quốc tế
2 Chi phí hải quan 200 Chi phí thông quan
4 Chi phí tại cảng 3.913 Phí làm hàng, phí xếp dỡ, lưu kho tại cảng
Bảng 7.Dự trù doanh thu (tỷ giá 1 USD = 23.000 VNĐ)
STT Chỉ tiêu Thành tiền
4 Thuế thu nhập doanh nghiệp
5 Lợi nhuận sau thuế (lãi ròng) 259.451,2
Tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu
3.5.1 Hiệu quả tài chính a Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu
Để thu được 1 USD, doanh nghiệp phải bỏ ra 12.362 VND Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả ( 12.362VND < 23.000 VND). b Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Cho biết lợi nhuận của doanh nghiệp chiếm 37% > 0 doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp Doanh nghiệp có lãi.
3.5.2 Hiệu quả kinh tế - xã hội a Xác định giá trị hàng hóa gia tăng (GTGT)
GTGT = Lãiròng + Lương+ Thuế −Trợ cấp , bù giá+ GTGT Giántiếp%9.451,2+260.869,565+64.862,8 X5.183,565(USD) b Hiệu quả kinh tế của vốn
Thể hiện giá trị gia tăng tính trên 1 đồng vốn là 1,553 Với 1 đồng vốn kinh doanh sẽ làm tăng 1,553 tổng vốn ban đầu. c Tăng thu tiết kiệm ngoại tệ
Tăng ngoạitệ=Thu ngoạitệ do xuất khẩu−Chi ngoạitệ cho nhập khẩup1.190−0p1.190 (USD) d Mức đóng góp cho ngân sách
Số tuyệt đối=Thuế suất TNDN x Lợi nhuậntrước thuế TNDN % x 324.314= 64.862,8(USD)
Số tương đối= Mức đóng góp cho ngân sách
Tổng vốn kinh doanhbình quân = 64.862,8
Với 1 đồng vốn kinh doanh đóng góp được 0,172 đồng cho ngân sách nhà nước.