1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Tổng hợp vật liệu graphene oxide-cellulose aerogel và khảo sát khả năng hấp phụ của vật liệu

121 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng hợp vật liệu graphene oxide - cellulose aerogel và khảo sát khả năng hấp phụ của vật liệu
Tác giả Lê Hồ Khánh Hà
Người hướng dẫn GS.TS Phan Thanh Sơn Nam, TS. Châu Ngọc Đỗ Quyên
Trường học Đại học Quốc gia TP. HCM
Chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 5 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. Tổng quan đề tài (18)
    • 1.1 Aerogel là gì? (18)
      • 1.1.1 Tổng quan (18)
      • 1.1.2 Phân loại aerogel (19)
        • 1.1.2.1 Aerogel từ silica (19)
        • 1.1.2.2 Aerogel từ than (20)
        • 1.1.2.3 Aerogel từ oxide kim loại (21)
        • 1.1.2.4 Aerogel từ các chất cao phân tử (polymer) (22)
    • 1.2 Các phương pháp tổng hợp (23)
      • 1.2.1 Phương pháp sol-gel (23)
      • 1.2.2 Phương pháp già hóa (24)
      • 1.2.3 Phương pháp sấy khô (25)
    • 1.3 Cấu trúc aerogel (26)
    • 1.4 Tính chất vật lý của aerogel (28)
    • 1.5 Ứng dụng của aerogel (29)
      • 1.5.1 Các ứng dụng phổ biến nhất (29)
      • 1.5.2 Aerogel và ứng dụng làm chất hấp phụ (33)
    • 1.6 Nguyên vật liệu nghiên cứu (36)
      • 1.6.1 Rơm rạ - thành phần làm khung cho aerogel (36)
      • 1.6.2 Thành phần của rơm rạ (36)
      • 1.6.3 Ứng dụng của rơm rạ (37)
    • 1.7 Nanocellulose kết tinh (CNC) (39)
      • 1.7.1 Giới thiệu (39)
      • 1.7.2 Phân loại nano cellulose (40)
      • 1.7.3 Ứng dụng từ cellulose (42)
        • 1.7.3.1 Vật liệu composite từ CNC (42)
        • 1.7.3.2 Chất hấp phụ vệ sinh (43)
        • 1.7.3.3 Ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm (43)
        • 1.7.3.4 Các ứng dụng khác (43)
    • 1.8 Graphene oxide (GO) (44)
      • 1.8.1 Giới thiệu (44)
        • 1.8.1.1 Graphene oxide (GO) là gì? (44)
        • 1.8.1.2 Phương pháp xác định cấu trúc GO (46)
      • 1.8.2 Ứng dụng của GO (49)
    • 1.9 Polyvinyl alcohol (PVA) (54)
      • 1.9.1 Giới thiệu (54)
      • 1.9.2 Ứng dụng của PVA (57)
  • Chương 2. Thực nghiệm (60)
    • 2.1 Nguyên vật liệu và dụng cụ thí nghiệm (60)
    • 2.2 Các quy trình tiền xử lý tác chất (62)
      • 2.2.1 Quy trình tổng hợp crystalline nanocellulose (CNC) (62)
      • 2.2.2 Quy trình thu cellulose từ sợi rơm rạ (63)
      • 2.2.3 Quy trình tổng hợp aerogel (64)
      • 2.2.4 Các phương pháp xác định tính chất và cấu trúc vật liệu aerogel (65)
        • 2.2.4.1 Xác định khối lượng riêng và độ xốp của aerogel (65)
        • 2.2.4.2 Xác định diện tích bề mặt riêng (BET) (66)
        • 2.2.4.3 Kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscopy – SEM) (66)
        • 2.2.4.4 Phương pháp quang phổ hồng ngoại (Fourier transform infrared (67)
        • 2.2.4.5 Phân tích nhiệt trọng trường (Thermal Gravimetric Analysis – TGA) (67)
      • 2.2.5 Khảo sát khả năng hấp phụ của aerogel (67)
        • 2.2.5.1 Thí nghiệm về ứng dụng hấp phụ dầu (68)
        • 2.2.5.2 Thí nghiệm về ứng dụng hấp phụ chất màu Methylene Blue (MB) và Rhodamine B (RhB) (69)
        • 2.2.5.3 Khảo sát hấp phụ ion kim loại nặng Cu 2+ (70)
        • 2.2.5.4 Các phương trình dùng trong tính toán thí nghiệm hấp phụ chất màu và ion kim loại nặng (71)
  • Chương 3. Kết quả và bàn luận (74)
    • 3.1 So sánh tính chất và khả năng hấp phụ của aeorgel từ CNC với aerogel từ (74)
      • 3.1.1 Hình thái và các tính chất của hai dạng aerogels (74)
        • 3.1.2.1 Các phương pháp phân tích (75)
        • 3.1.2.2 So sánh các tính chất hấp phụ giữa hai mẫu aerogel (78)
    • 3.2 So sánh tính chất vả khả năng hấp phụ của aerogel có thành phần từ hai chất kết dính khác nhau (87)
      • 3.2.1 Hình thái và các tính chất của hai dạng aerogels (87)
      • 3.2.2 So sánh tính chất của aerogel có thành phần từ hai chất kết dính khác (88)
      • 3.2.3 So sánh các tính chất hấp phụ giữa hai mẫu aerogel (89)
    • 3.3 Khảo sát ảnh hưởng khi tăng nồng độ sợi rơm rạ lên các tính chất và khả năng hấp phụ (94)
      • 3.3.1 Hình thái và các tính chất của aerogel H04 và H05 (95)
      • 3.3.2 So sánh các tính chất hấp phụ giữa hai mẫu aerogel (98)
  • Chương 4. Tổng kết và Kiến nghị (101)
    • 4.1 Tổng kết luận văn (101)
    • 4.2 Kiến nghị (101)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (110)

Nội dung

Thực nghiệm

Nguyên vật liệu và dụng cụ thí nghiệm

Bảng 2.1 dưới đây tóm tắt các nguyên vật liệu hóa học được sử dụng trong quá trình thí nghiệm tổng hợp aerogel:

B ả ng 2.1 Nguyên vật liệu thực hiện tổng hợp aerogel

STT Tên chất Công thức phân tử

Hình thái chất Độ tinh khiết

Rơm rạ đượu thu gom tại tỉnh Long An, sau đó làm sạch và phơi khô ráo

Bột màu trắng đục 99% Sigma

3 Sodium hydroxide NaOH Rắn, bột trắng đục 99%

(PVA) [CH2CH(OH)n] Bột trắng đục 99.5% Trung Quốc

Bột trắng đục 99.5% Trung Quốc

Tokyo Chemical Industry Co., Ltd

(MB) C28H31ClN3S Rắn, bột màu xanh Trung Quốc

Rắn, bột màu đỏ tím Trung Quốc

9 Cooper (II) nitrate Cu(NO3)2.5H2O Rắn, bột màu xanh Trung Quốc

10 Dầu nhớt 10W30 Lỏng, màu đen Việt Nam

11 Dầu đậu nành Lỏng, màu vàng nhạt Việt Nam

12 Hydrochloride acid HCl Lỏng, không màu Trung Quốc

Lỏng, không màu Trung Quốc

(MTMS) C4H12O3Si Chất rắn Trung Quốc

46 Dụng cụ để thực hiện thí nghiệm bao gồm: máy sấy đông khô, becher, cân điện tử, bếp gia nhiệt đa năng…

Các quy trình tiền xử lý tác chất

2.2.1 Quy trình tổng hợp crystalline nanocellulose (CNC)

Lấy một lượng MCC cho vào becher 250 mL, sau đó thêm nước cất sao cho tỉ lệ giữa MCC và nước cất là 1:10 Khuấy nhẹ hai thành phần trong becher và bắt lên bếp khuấy từ khuấy không gia nhiệt cho đến khi tạo thành hỗn hợp huyền phù trắng đục Sau đó đặt becher vào bể đá, tiếp tục khuấy trên bếp rồi nhỏ từng giọt 50 mL dung dịch sulfuric acid 98% vào hỗn hợp Sau khi nhỏ hết 50mL dung dịch acid, lấy bể đá ra, bắt đầu gia nhiệt và khuấy hỗn hợp ở 45 o C Sau 2 giờ, tắt bếp và trung hòa hỗn hợp trên bằng 500 mL nước lạnh Đem hỗn hợp ly tâm cho đến khi pH cuối cùng đạt khoảng 3-4 Siêu âm hỗn hợp đã ly tâm trong 30 phút rồi đem đi sấy đông khô ta sẽ thu được thành phẩm là nanocellulose dạng tinh thể (CNC) ở dạng bột Hình 2.1 mô tả quá trình tổng hợp CNC từ MCC

Hình 2.1 Quy trình tổng hợp CNC từ MCC

2.2.2 Quy trình thu cellulose từ sợi rơm rạ

Rơm rạ sau khi được thu hoạch sẽ trải qua bước tiền xử lý để thu được cellulose thô Phơi khô rơm rạ để giảm tối thiểu lượng nước, cắt nhỏ và xay thành bột Đầu tiên, ta cần tách lignin ra khỏi cellulose Rơm rạ được ngâm trong dung dịch NaOH 1M với tỉ lệ 1:32 (10gr rơm rạ cho 320ml NaOH 1M) Hỗn hợp được đun trên bếp gia nhiệt và khuấy từ trong vòng 2 giờ với nhiệt độ được duy trì ở 90℃ Sau khi kết thúc phản ứng, lọc và rửa sạch bã rơm rạ bằng nước cất cho tới khi thu được phần bã có pH = 7 Phần bã sau lọc thu được là cellulose thô Quy trình được mô tả trong

Hình 2.2 Quy trình tổng hợp cellulose thô từ sợi rơm rạ

Bước tiếp theo là tẩy trắng cellulose thô, như thể hiện trong Hình 2.3 Cho toàn bộ phần bã rơm rạ phản ứng với dung dịch H2O2 30% với tỉ lệ 10gr bã rơm cho 14mL H2O2, trong môi trường pH = 12 đã được điều chỉnh bằng NaOH trước đó Thời gian và nhiệt độ phản ứng tương tự như khi khuấy rơm rạ trong dung dịch NaOH 1M Sau khi kết thúc phản ứng, phần dung dịch được lọc bỏ, phần bã được rửa sạch về pH

48 trung tính bằng nước cất, sấy khô và bảo quản cho giai đoạn tạo vật liệu aerogel Hình

2.4 thể hiện hình thù của rơm rạ trước tiền xử lí và sau khi được tẩy trắng

Hình 2.3 Quy trình tẩy trắng cellulose thô

Hình 2.4 Rơm rạ dưới 2 hình thái khác nhau, A) tiền xử lí và B) sau khi trải qua bước tẩy trắng

2.2.3 Quy trình tổng hợp aerogel Đầu tiên, cần tạo dung dịch chất kết dính từ PVA hoặc CMC Gia nhiệt nước cất đến 100°C, sau đó cho từ từ lượng PVA/CMC cần pha theo nồng độ cho trước Giữ dung dịch khuấy đều trên bếp từ ở 100°C cho đến khi thu được dung dịch đồng

49 nhất CNC hoặc cellulose thu được từ sợi rơm rạđược phân tán vào nước, sau đó thêm

GO và chất kết dính tạo thành hỗn hợp dung dịch Dung dịch được khuấy ở nhiệt độ 70°C đến khi đạt được trạng thái phân tán như mong muốn Đem dung dịch đi siêu âm trong khoảng 15 phút, sau đó đặt bếp khuấy từ trong 2 giờ, không gia nhiệt Hỗn hợp dung dịch cuối cùng được đem đi đổ khuôn và trữ đông trong khoảng 1 ngày Các mẫu đông sau 1 ngày sẽ được sấy đông khô trong 48 giờ ở áp suất duy trì 200 Pa theo chu trình nhiệt độ từ -30°C đến -70°C để tạo ra aerogel Trong vật liệu aerogel này, CNC hoặc cellulose rơm rạ giúp tạo cấu trúc khung của aerogel; PVA hoặc CMC dùng để tăng cơ tính, tạo khung và tăng độ bền cho vật liệu; GO là tác nhân nghiên cứu cho các ứng dụng hấp phụ của vật liệu

2.2.4 Các phương pháp xác định tính chất và cấu trúc vật liệu aerogel 2.2.4.1 Xác định khối lượng riêng và độ xốp của aerogel

Khối lượng riêng của aerogels được xác định bằng PT(1):

𝜌 PT(1) trong đó, m (g) là khối lượng, V (cm 3 ) là thể tích của aerogel Thể tích của aerogel được xác định dựa trên chiều cao, diện tích đáy của khối vật liệu Để dễ tính toán, vật liệu được tạo hình bằng khuôn đá hình lập phương Độ rỗng của aerogel được xác định bằng PT(2):

𝑃 % 1 ỗ ợ 100 PT(2) trong đó ρ (g/cm 3 ) là khối lượng riêng của aerogel, ρ hỗn hợp (g/cm 3 ) là mật độ trung bình của hỗn hợp aerogel và được tính theo PT(3): ỗ ợ PT(3) trong đó W cellulose , W GO và W PVA là thành phần khối lượng của cellulose, GO và PVA trong hỗn hợp ρ cellulose , ρ GO và ρ PVA là khối lượng riêng của cellulose, GO và PVA (g/cm 3 ) Nếu aerogel được làm từ CNC hoặc chất kết dính CMC, ta thay các đại lượng

50 có tham số vật lý của cellulose rơm rạ bằng tham số vật lý của CNC, các đại lượng có tham số vật lý của PVA bằng tham số vật lý của CMC, tương ứng

2.2.4.2 Xác định diện tích bề mặt riêng (BET)

Phương pháp hấp phụ khí Brunauer-Emmett-Teller (BET) đã trở thành quy trình tiêu chuẩn thông dụng nhất để xác định diện tích bề mặt riêng của vật liệu xốp Đây là phương pháp phổ biến để xác định diện tích bề mặt riêng của một chất rắn bằng cách đo khả năng hấp phụ N2 hoặc các khí khác có khả năng thâm nhập vào bên trong vật liệu và tính toán diện tích bề mặt riêng dựa vào đường đẳng nhiệt hấp phụ Xác định diện tích bề mặt riêng bằng phương pháp hấp phụ đa lớp BET:

Vm: thể tích lượng chất bị hấp phụ đơn lớp (mL)

V: thể tích mol tại điều kiện hấp phụ (mL/mol)

A: diện tích mặt cắt phân tử bị hấp phụ (m 2 ) m: khối lượng chất hấp phụ (g)

Diện tích bề mặt riêng của aerogel trong nghiên cứu lần này được đo trên máy Micrometrcis Tristar 3030 ở Viện Hóa học

2.2.4.3 Kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscopy – SEM)

Kính hiển vi điện tử quét (SEM) có chức năng tạo ra ảnh với độ phân giải cao của bề mặt vật mẫu Về nguyên lý, máy dử dụng một chùm điện tử (còn được gọi là chùm electron) hẹp quét qua bề mặt vật mẫu Sau khi phát, điện tử tăng tốc và hội tụ thành chùm electron hẹp (cỡ vài trăm angstrong đến vài nanomet) qua hệ thống thấu kính từ, sau đó quét lên bề mặt vật mẫu nhờ các cuộn quét tĩnh điện Thiết bị FE-SEM

51 S-4800 của Hitachi tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương được sử dụng cho phương pháp chụp SEM

2.2.4.4 Phương pháp quang phổ hồng ngoại (Fourier transform infrared spectroscopy – FT-IR)

Phương pháp quang phổ hồng ngoại FT-IR được sử dụng để xác định chất hữu cơ, polymer và trong một số trường hợp là vật liệu vô cơ Khi vật liệu được chiếu xạ bằng ánh sáng hồng ngoại, bức xạ nào được hấp thụ sẽ kích thích các phân tử dao động với tần số cao hơn Bước sóng ánh sáng được hấp thụ bởi một phân tử là một hàm chênh lệch năng lượng giữa khi phân tử ở trạng thái kích thích dao động và trạng thái nghỉ Bước sóng được hấp thụ ở tần số nào đặc trưng cho cấu trúc phân tử tương ứng của nó Vì thế, FT-IR là công cụ xác định nhóm chức và mô tả các liên kết cộng hóa trị Phổ FT-IR của các mẫu aerogel trong nghiên cứu này được xác định bằng máy TENSOR-27, Bruker, Đức, ở phòng Thí nghiệm Trọng điểm ĐHQG, TP.HCM

2.2.4.5 Phân tích nhiệt trọng trường (Thermal Gravimetric Analysis – TGA) Đây là một kỹ thuật phân tích được sử dụng để xác định độ bền nhiệt của vật liệu cũng như các thành phần dễ bay hơi của nó bằng cách phân tích sự biến thiên trọng lượng khi vật liệu được nung nóng với tốc độ không đổi TGA thực sự hữu ích để hiểu các hiện tượng nhiệt liên quan đến vật liệu nano và vật liệu tổng hợp polymer khi bị nung nóng trong các điều kiện nhiệt độ và tốc độ gia nhiệt định trước

Phương pháp phân tích nhiệt trọng trường giúp theo dõi khối lượng mẫu theo thời gian hoặc nhiệt độ trên lò môi trường được kiểm soát Thiết bị bao gồm lò nướng, cân vi mô, bộ điều khiển nhiệt độ và hệ thống thu thập dữ liệu Khối lượng mẫu được đo trên một cân vi lượng trong khi nó đang được làm nóng hoặc làm nguội trong lò theo một lịch trình định trước Trong luận văn này, các mẫu đƣợc đo phân tích nhiệt ở Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, sử dụng Máy phân tích Nhiệt trọng trường kết hợp nhiệt lượng quét vi sai (Model TGA/DSC3 + LF, hãng Toledo, Thụy Sỹ) với tốc độ gia nhiệt là 10ᵒC/phút trong không khí

2.2.5 Khảo sát khả năng hấp phụ của aerogel

2.2.5.1 Thí nghiệm về ứng dụng hấp phụ dầu a Xác định góc thấm ướt của vật liệu

Góc thấm ướt của chất rắn cho biết mức độ kị nước của vật liệu đó Nếu giá trị thu được thấp hơn 90º, ta xác định vật liệu có tính thấm ướt kém; ngược lại nếu góc thâp ướt có giá trị từ 90º tới 180º thì vật liệu có tính kị nước tốt Để tạo tính chống thấm cho aerogel, ta phủ một lớp methyltrimethoxysilane (MTMS) là chất thường được dùng trong nhiều nghiên cứu trước đây Các mẫu aerogel được đặt trong hộp có nắp đậy cùng với becher chứa MTMS Đặt hộp trong tủ sấy 70℃ torng 24 giờ để quá trình phủ lớp kị nước xảy ra hoàn toàn

Phương pháp đo góc thấm ướt được thực hiện như sau: nhỏ một giọt chất lỏng trên bề mặt rắn và hình ảnh của giọt lỏng được ghi lại Sau đó, góc tiếp xúc được xác định bằng cách phương trình Young-Laplace để đo Trong luận văn này, góc thấm ướt được đo bằng máy đo quang học ở Phòng Thí nghiệm Trọng điểm ĐHQG- TPHCM b Quy trình thực nghiệm ứng dụng hấp phụ dầu

Kết quả và bàn luận

So sánh tính chất và khả năng hấp phụ của aeorgel từ CNC với aerogel từ

Để so sánh các đặc điểm giữa hai loại aerogel từ rơm rạ và từ aerogel từ CNC, các thí nghiệm đã được tiến hành và đo các tính chất đặc trưng của vật liệu, như khối lượng riêng, độ rỗng, khả năng hấp phụ, mức độ bền nhiệt… Các kết quả sẽ được trình bày trong các đầu mục tiếp theo

3.1.1 Hình thái và các tính chất của hai dạng aerogels

Bảng 3.1 thể hiện thành phần cũng như tỉ lệ tác chất của hai loại aerogel:

B ả ng 3.1 Tỉ lệ thành phần tác chất trong vật liệu

Tên mẫu GO CNC/cellulose rơm rạ PVA CMC

Dựa vào Bảng 3.1, aerogel tổng hợp từ GO, CNC và PVA được gọi là H01; aerogel tổng hợp từ GO, cellulose rơm rạ và PVA được gọi là H02 Aerogel tổng hợp từ GO, cellulose rơm rạ và CMC được gọi là H03

3.1.2 So sánh tính chất của aerogel khi được tổng hợp từ hai nguồn cellulose khác nhau

Dựa vào các bài báo và nghiên cứu trước đây, có thể thấy rằng aerogel được tổng hợp từ CNC, GO và PVA đã được báo cáo khá nhiều và đầy đủ các thông số cần thiết Tuy nhiên, các nghiên cứu về tổng hợp aerogel từ cellulose nguồn gốc rơm rạ và GO vẫn còn khá ít Vì vậy, trong đầu mục này sẽ so sánh và chỉ ra các tính chất khác nhau giữa hai loại aerogel, một loại được tổng hợp từ CNC, GO và PVA (mẫu

59 H01) và loại kia được làm từ cellulose nguồn gốc rơm rạ, GO và PVA (mẫu H02)

Hình thái mẫu H01 và H02 được thể hiện trong Hình 3.2

Hình 3.1 Hình ảnh mẫu aerogel a H01 và b H02 sau khi tổng hợp

Các thông số tính chất của aerogel được thể hiện trong Bảng 3.2

B ả ng 3.2 Kết quả đo tính chất vật lý của hai loại aerogel

Khối lượng riêng (g/cm 3 ) Độ rỗng (%)

Diện tích bề mặt BET (m 2 /g)

Thể tích lỗ trống (cm 3 /g) Đường kính lỗ trống (nm)

Kết quả từ Bảng 3.2 cho thấy, các kết quả về tính chất chung của aerogel thu được khá tốt 2 mẫu aerogel đều rất nhẹ, đạt khối lượng riêng dưới 0.04g/cm 3 và khối lượng riêng đạt trên 97% Giải thích cho việc mẫu H02 có khối lượng riêng cao hơn và độ rỗng thấp hơn H01, nguyên dân là do việc tiền xử lý sợi rơm rạ đã không loại bỏ được hoàn toàn lignin, hemicellulose trong sợi rơm rạ Ngoài ra, thể tích lỗ trống cũng như đường kính lỗ của mẫu H01 cũng nhỏ hơn do với mẫu H02 Điều này được giải thích là do sự khác biệt của kích thước sợi CNC so với sợi rơm rạ sau xử lý Lý giải tương tự cũng được áp dụng để giải thích cho thông số diện tích bề mặt riêng

BET của mẫu H01 cao hơn hẳn so với mẫu H02, vì H01 có thể tích lỗ trống nhỏ và đường kính lỗ ngắn tạo điều kiện cho các nguyên liệu được sắp xếp dàn trải hơn tính trên 1g vật liệu

3.1.2.1 Các phương pháp phân tích

60 a Kính hiển vị điện tử quét (SEM)

Hình 3.2 minh họa ảnh SEM của mẫu H01 và Hình 3.3 thể hiện ảnh của mẫu H02 Cấu trúc cụ thể của aerogel được quan sát dễ dàng từ những hình minh họa này Lớp GO liên kết với sợi cellulose thông qua liên kết hydro của chuỗi PVA Trong

Hình 3.2, cấu trúc ba chiều bên trong của aerogel H01 có hình thái và mối liên kết giống cấu tạo của bọt biển Do khả năng phân tán cao hơn, cấu trúc aerogel tạo ra bởi CNC có tính đồng nhất và liên kết chặt chẽ hơn so với aerogel tạo thành từ sợi rơm rạ đã qua xử lý Trong Hình 3.3, có thể nhìn rõ sợi cellulose từ rơm rạ với hình thái khá rõ ràng, cùng với các tấm PVA và màng GO tạo thành lỗ trống cho mẫu H02, và lỗ trống của mẫu H02 to và rộng hơn hẳn so với lỗ trống của mẫu H01 Giải thích này phù hợp với số liệu đo đạc được đưa ra trong Bảng 3.2

Hình 3.2 Kết cấu và hình thái lỗ rỗng của mẫu aerogel H01

Hình 3.3 Kết cấu và hình thái lỗ rỗng của mẫu aerogel H02 b Phương pháp quang phổ hồng ngoại (FT-IR)

61 Phổ FT-IR của H01, H02, GO và rơm rạ qua xử lý trước được trình bày trong

Hình 3.4 Các đỉnh đặc trưng của cellulose và GO được đánh dấu lại và thể hiện sự tương đồng giữa các liên kết trong các mẫu với nhau Đỉnh tù ở 3500-3200 cm -1 tương ứng với dao động hóa trị của liên kết O-H Đỉnh nhọn ở 2950 cm -1 tương ứng với dao động cộng hóa trị của liên kết C-H [100] Đầu nhọn hấp thụ khoảng 1000 cm -1 tương ứng với dao động hóa trị của liên kết C-O [101] Các đỉnh trong khoảng 1000 đến

1200 cm -1 được cho là do dao động biến dạng của các liên kết C-H [102]

Hình 3.4 Phổ FT-IR của các mẫu H01, H02, GO và cellulose c Phân tích nhiệt trọng trường (TGA)

Kết quả phân tích nhiệt trọng trường (TGA) của 2 mẫu aerogel được thể hiện trong Hình 3.5 Các mẫu aerogel được đo trong không khí với hai môi trường nhiệt độ khác nhau, từ 30 đến 800 ℃ với mẫu H01 và từ 30 đến 600℃ với mẫu H02 Nhìn chung, haai mẫu aerogel khá bền nhiệt trong khoảng từ 0 đến 100℃ Từ khoảng 100℃ trở đi, dấu hiệu bị nhiệt phá hủy bắt đầu được ghi nhận Trong khoảng 100 đến 150℃, các thành phần dễ bay hơi như nước có trong các dung dịch tác chất, cặn dung môi bị loại bỏ Ở Hình 3.5a, phần trăm khối lượng của mẫu H01 giảm từ 80% xuống khoảng 30% do sự phân hủy một phần của GO, CNC và PVA [103] Từ khoảng 550℃

62 đến khi kết thúc quá trình, khối lượng mẫu H01 hầu như không thay đổi, cho thấy sự hiện diện của thành phần CNC làm cho mẫu bền nhiệt hơn rất nhiều Ở Hình 3.5b, quá trình suy giảm phần trăm khối lượng mẫu H02 diễn ra nhanh hơn do sự cháy của thành phần cellulose, lignin và hemicellulose Tương tự mẫu H01, mẫu bị phá hủy từ khoảng 200 đến 400℃ do sự phân hủy của PVA (ở khoảng 200℃), cellulose, hemicellulose, lignin và GO [100] Từ 450℃ trở đi, mẫu H02 được ghi nhận gần như phân hủy hoàn toàn, trong khi mẫu H01 có khối lượng gần như không đổi khi quá trình nung đạt 800℃ Thông qua phương pháp TGA, ta có thể kết luận khi aerogel được làm từ cellulose tinh thể và có kich thước nano thì sẽ có độ bền nhiệt cao hơn khi chỉ làm bằng cellulose chiết xuất từ nguồn sợi thông thường Độ kết tinh cao của CNC khiến mẫu H01 khó bị phân hủy, dẫn đến độ ổn định nhiệt cao hơn Mặt khác, sợi rơm rạ đã qua xử lý vẫn chứa một tỷ lệ tương đối của lignin, pectin, hemicellulose và các thành phần không cellulose bên trong Các thành phần này bị phân hủy thông qua quá trình khử nước, khử trùng hợp và phân hủy đơn vị glycosyl Điều đó giải thích cho sự ổn định nhiệt thấp hơn và dư lượng than hóa thấp hơn của mẫu H02 do mẫu được đốt cháy tương đối hoàn chỉnh

Hình 3.5 Khảo sát độ bền nhiệt của hai mẫu aerogel bằng phương pháp TGA

3.1.2.2 So sánh các tính chất hấp phụ giữa hai mẫu aerogel a Khảo sát khả năng hấp phụ chất màu

63 Để khảo sát khả năng hấp phụ chất nhuộm màu, hai mẫu aerogel được thả vào dung dịch MB hoặc RhB với ba nồng độ đầu khác nhau: 3ppm, 4ppm và 5ppm Kết quả khảo sát hấp phụ chất màu được thể hiện trong Bảng 3.3 và Bảng 3.4

B ả ng 3.3 Hiệu suất hấp phụ chất màu MB của hai loại aerogel

Nồng độ đầu Co(ppm) 3 4 5 3 4 5 qe thực nghiệm (mg/g) 2.859 3.091 3.251 1.911 2.336 2.965

B ả ng 3.4 Hiệu suất hấp phụ chất màu RhB của hai loại aerogel

Nồng độ đầu Co(ppm) 3 4 5 3 4 5 qe thực nghiệm (mg/g) 1.975 2.182 2.294 0.463 0.570 0.698

Từ Bảng 3.3 ta thấy, hiệu suất hấp phụ MB biến thiên và đạt cân bằng ở nồng độ 4ppm Từ 5ppm trở đi, hiệu suất hấp phụ của mẫu cũng giảm dần, chứng tỏ dư lượng MB trong mẫu đã bảo hòa và xảy ra quá trình giải hấp Mẫu H01 có thể hấp phụ MB cao hơn hẳn so với mẫu H02 Nguyên nhân có thể là do H01 sở hữu diện tích bề mặt riêng cao hơn, 19.718 ± 0.0883m 2 /g so với mẫu H02, 13.593 ± 0.2051m 2 /g

Tuy nhiên, giữa các khoảng nồng độ thì H02 lại có thể hấp phụ lượng MB cao hơn hẳn so với H01 (ví dụ, 0.425mg/g trong khoảng từ 3 đến 4ppm với mẫu H02,

0.232mg/g trong khoảng từ 3 đến 4ppm với mẫu H01) Ở trạng thái cân bằng 4ppm,

H02 hấp phụ 96.23% MB so với 80,15% MB trong H01 Tương tự, khi hấp phụ RhB, mẫu H02 cũng cho kết quả tương đối thấp so với mẫu H01, một phần do sự khác biệt về diện tích bề mặt riêng và độ rỗng của mẫu Lượng MB và RhB hấp phụ theo thực nghiệm được mô tả trong Hình 3.6

Hình 3.6 q e thực nghiệm tương ứng với nồng độ đầu của H01 và H02 khi hấp phụ hai chất màu MB và RhB Ảnh hưởng của thời gian lên quá trình hấp phụ MB và RhB của mẫu H01 và H02 được thể hiện trong Hình 3.7 và Hình 3.8 Nhìn chung tại tất cả các nồng độ, hai mẫu aerogel đều hấp phụ MB tốt hơn RhB, điều này có thể là do ảnh hưởng của diện tích bề mặt, kích thước lỗ xốp của aerogel đối với kích thước phân tử của chất màu và khả năng tương tác giữa các nhóm chức trong MB với CNC/cellulose rơm rạ tốt hơn hẳn so với tương tác của RhB

Hình 3.7 Khảo sát thời gian đạt cân bằng khi mẫu H01 hấp phụ chất màu MB và RhB

Hình 3.8 Khảo sát thời gian đạt cân bằng khi mẫu H02 hấp phụ chất màu MB và RhB

So sánh tính chất vả khả năng hấp phụ của aerogel có thành phần từ hai chất kết dính khác nhau

3.2.1 Hình thái và các tính chất của hai dạng aerogels Để hiểu rõ hơn về việc các tác chất ảnh hưởng ra sao đến các tính chất và đặc tính của aerogel, trong nghiên cứu này sẽ tổng hợp thêm aerogel từ cellulose rơm rạ,

GO và CMC Các so sánh lần lượt được đưa ra và bàn luận dựa trên các tính chất và tương tác nhóm chức với PVA hoặc CMC Bảng 3.9 thể hiện thành phần cũng như tỉ lệ tác chất của hai loại aerogel

B ả ng 3.9 Tỉ lệ thành phần tác chất trong H02 và H03

Tên mẫu GO CNC/cellulose rơm rạ PVA CMC

72 Ngoài PVA, CMC được biết đến là một chất kết dính thông dụng trong các nghiên cứu về aerogel Nhóm chức hydroxyl trong PVA sẽ giúp tạo liên kết hydro với các nhóm chức phân cực trong GO, giúp hình thành cấu trúc 3D ổn định Ngoài nhóm hydroxyl như PVA, CMC còn chứa các nhóm carboxyl (-COO - ) giúp gia tăng liên kết hydro với các tấm GO Dựa vào bảng Bảng 3.9, aerogel tổng hợp từ GO, cellulose rơm rạ và PVA được gọi là H02; aerogel tổng hợp từ GO, cellulose rơm rạ và CMC được gọi là H03

3.2.2 So sánh tính chất của aerogel có thành phần từ hai chất kết dính khác nhau

Hình 3.15 thể hiện hình chụp chân thực của hai mẫu H02 và H03 sau khi hoành thành tổng hợp Bằng mắt thường có thể nhận thấy rằng, nếu mẫu H02 (thành phần dính là PVA) cho ra cấu trúc không đồng đều với bề mặt xốp và hiện nhiều vết nứt gãy thì mẫu H03 (thành phần dính là CMC) lại cho ra thành phẩm khá đồng đều về mặt cấu trúc và bề mặt trơn mịn, không xuất hiện nhiều vết đứt gãy như mẫu H02 Điều này có thể do sự tương tác tốt hơn giữa các nhóm chức thuộc CMC và cellulose từ rơm rạ, giúp gắn chặt các sợi cellulose rơm rạ với nhau hơn, làm giảm thiểu tình trạng các sợi nằm cách xa nhau và từ đó, kết cấu cũng trở nên vững chắc hơn Khối lượng riêng và độ rỗng của H02 và H03 được thể hiện trong Bảng 3.10 H03 cho kết quả vượt trội hơn hẳn so với H02 khi sở hữu khối lượng riêng thấp hơn đến 1.5 lần (0.0255 g/cm 3 và 0.0385 g/cm 3 , tương ứng) Ngoài ra, độ rỗng của H03 cũng cao hơn, thể hiện sự phân tán khá tốt của các thành phần cellulose rơm rạ, CMC và GO khi được kết hợp với nhau Hình thái hai mẫu aerogel được thể hiện trong Hình 3.15

B ả ng 3.10 Kết quả đo tính chất vật lý của hai loại aerogel

Tên mẫu Khối lượng riêng (g/cm 3 ) Độ rỗng (%)

Hình 3.15 Hình ảnh mẫu aerogel a H02 và b H03 sau khi tổng hợp

3.2.3 So sánh các tính chất hấp phụ giữa hai mẫu aerogel a Khảo sát khả năng hấp phụ chất màu Để so sánh khả năng hấp phụ chất nhuộm màu, tương tự H02, mẫu H03 cũng được thả vào dung dịch MB hoặc RhB với ba nồng độ đầu khác nhau: 3ppm, 4ppm và 5ppm Kết quả khảo sát hấp phụ chất màu được thể hiện trong Bảng 3.11 và Bảng

B ả ng 3.11 Hiệu suất hấp phụ chất màu MB của H02 và H03

Nồng độ đầu Co(ppm) 3 4 5 3 4 5 qe thực nghiệm (mg/g) 1.911 2.336 2.965 3.353 4.399 5.225

B ả ng 3.12 Hiệu suất hấp phụ chất màu RhB của H02 và H03

Nồng độ đầu Co(ppm) 3 4 5 3 4 5 qe thực nghiệm (mg/g) 0.463 0.570 0.698 0.608 0.846 1.075

74 Nhìn vào hai bảng, có thể nhận thấy rằng dù hấp phụ MB hay RhB, H03 đều cho kết quả tốt hơn so với H02 Tuy nhiên, hiệu suất hấp phụ có sự khác biệt đôi chút Nếu như khi hấp phụ MB, H02 cho hiệu suất đồng đều khi đều đạt cực đại ở nồng độ 4ppm (96.23% với MB và 96.47% với RhB) thì đối với RhB, hiệu suất hấp phụ của H02 giảm dần từ nồng độ 3ppm đến 5ppm, còn mẫu H03 cho hiệu suất không ổn định, cao nhất với 43.02% tại 3ppm và thấp nhất với 9.184% tại 4ppm Lượng MB và RhB hấp phụ theo thực nghiệm được mô tả trong Hình 3.16

Hình 3.16 q e thực nghiệm tương ứng với nồng độ đầu của H02 và H03 khi hấp phụ chất màu MB và RhB Ảnh hưởng của thời gian lên quá trình hấp phụ MB và RhB của mẫu H03 được thể hiện trong Hình 3.17 Nhìn chung tại tất cả các nồng độ, hai mẫu aerogel đều hấp phụ MB và RhB tốt hơn mẫu H02 (H03 hấp phụ MB gấp 1.5-1.7 lần so với H02, hấp phụ RhB gấp 1.3-1.5 lần so với H02) Điều này có thể giải thích do tương tác khá mạnh đến từ sự vượt trội về khối lượng riêng, độ rỗng cũng như các nhóm chức giữa PVA và CMC

Hình 3.17 Thời gian đạt cân bằng khi mẫu H03 hấp phụ chất màu MB và RhB

Tiếp theo, thiết lập khảo sát mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir và Freundlich, mô hình động học giả bậc 1 và bậc 2 Kết quả giữa hai mô hình hấp phụ được ghi nhận trong Bảng 3.13 Theo kết quả thu được ta thấy, các thí nghiệm khảo sát đều tuân theo mô hình Langmuir do giá trị R 2 thu được tiệm cận đến 1, trong khi mô hình Freundlich chỉ cho các giá trị hồi quy vào khoảng 0.99035 với MB và 0.9837 với RhB Mô hình đẳng nhiệt Langmuir khi hấp phụ MB và RhB của mẫu H03 của hai mẫu aerogel được thể hiện trong Hình 3.18

B ả ng 3.13 Mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich cho mẫu H03

Mô hình Langmuir Mô hình Freundlich

Màu hấp phụ Phương trình hồi quy R 2 Phương trình hồi quy R 2

Hình 3.18 Mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của mẫu H03 đối với MB và

RhB Động học hấp phụ được khảo sát theo mô hình động học giả bậc nhất và giả bậc hai Với kết quả thu được, các giá trị R 2 của mô hình bậc 1 thấp hơn rất nhiều so với các giá trị R 2 của mô hình bậc 2 Hình 3.19 thể hiện mô hình động học giả bậc 2 được áp dụng cho khảo sát chất màu MB và RhB của mẫu H03

Hình 3.19 Mô hình động học giả bậc 2 cho mẫu H03 đối với MB và RhB b Khảo sát khả năng hấp phụ dầu

Tương tự như với 2 mẫu H01 và H02, các thí nghiệm khảo sát hấp phụ dầu đối với H03 cũng được thực hiện bằng cách thả mẫu vào hai becher chứa dầu motor

77 10W30 và dầu đậu nành Kết quả lượng dầu hấp phụ của H03 được ghi lại và so sánh với mẫu H02 trong Bảng 3.14 như sau:

B ả ng 3.14 Khả năng hấp phụ hai loại dầu của aerogel H02 và H03

Thời gian đạt cân bằng

Nhìn vào Bảng 3.14, có thể thấy được rằng khi thay thế PVA (trong mẫu H02) bằng CMC cho mẫu H03, kết quả hấp phụ dầu của H03 khá tốt vì lượng dầu hấp phụ được đều đạt trên 35g/g trở lên Nguyên do có thể giải thích là vì H03 có độ rỗng cao hơn, tạo thuận lợi cho dầu đậu nành (có độ nhớt thấp hơn) sẽ dễ khuếch tán thông qua các lỗ trống trong cấu trúc aerogel Trong cùng một khoảng thời gian khảo sát, lượng dầu hấp phụ bởi mẫu H03 luôn cao hơn so với mẫu H02 Thời gian đạt cân bằng của khảo sát cũng khá nhanh, tầm khoảng 30 giây đối với dầu đậu nành và 50 giây đối với dầu motor, như thể hiện trong Hình 3.20

Hình 3.20 Ảnh hưởng của thời gian khi H02 và H03 hấp phụ dầu motor và dầu đậu nành

78 c Khảo sát khả năng hấp phụ ion kim loại nặng

Tương tự như mẫu H01 và H02, để khảo sát khả năng hấp phụ ion kim loại nặng, mẫu H03 được nhúng vào dung dịch chứa phức Cu(NO3)2.3H2O đã hòa tan hoàn toàn

Bảng 3.15 so sánh kết quả hấp phụ giữa H02 và H03

B ả ng 3.15 So sánh khả năng hấp phụ ion kim loại nặng của H02 và H03

Mẫu aerogel C e (mg/l) q max (mg/g)

Như đã đề cập ở trên, khi thay thế PVA bằng CMC, ta thu được aerogel có độ rỗng cao hơn Vì thế, lượng ion kim loại của H03 cao vượt trội so với H02 (144.44mg/g và 98.73mg/g, tương ứng) Khả năng hấp phụ ion kim loại nặng gấp gần 1,4 lần so với aerogel dựa trên CNF (103.5mg/g) [104] và gấp gần 3,2 lần so với cellulose graphene oxide carbon aerogel (CGOCA) (45,525 mg/g) [105].

Khảo sát ảnh hưởng khi tăng nồng độ sợi rơm rạ lên các tính chất và khả năng hấp phụ

Như đã đề cập ở phần trên, với lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới, lượng rơm rạ (vốn là sản phẩm phụ sau những mùa vị thu hoạch) thu được cũng tương đương, thậm chí còn nhiều hơn lượng gạo thu hoạch được [46] Làm cách nào để có thể giải quyết được lượng rơm rạ bỏ đi luôn là bài toán khó, vì hiện nay phương thức đốt rơm rạ không còn được ưa chuộng vì gây ra quá nhiều khí thải nhà kính Song song với các phương thức sử dụng rơm rạ để ủ làm phân bón hữu cơ, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất thì các nhà khoa học đã nghĩ tới những ứng dụng mang tính nghiên cứu khoa học chuyên sâu hơn Một trong những nghiên cứu đó chính là tận dụng nguồn cellulose dồi dào có trong rơm rạ để tổng hợp aerogel Với mục đích muốn sử dụng nhiều rơm rạ hơn, trong phần này của luận văn sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng nồng độ cellulose trong rơm rạ lên các tính chất cũng như khả năng hấp phụ của aerogel

3.3.1 Hình thái và các tính chất của aerogel H04 và H05

Bảng 3.16 thể hiện thành phần cũng như tỉ lệ tác chất của aerogel:

B ả ng 3.16 Tỉ lệ thành phần tác chất trong vật liệu

Tên mẫu GO Cellulose rơm rạ PVA CMC GA

Với mục đích muốn sử dụng nhiều rơm rạ hơn, luận văn đã khảo sát và đưa ra nồng độ phù hợp nhất đối với mỗi tác chất Từ Bảng 3.16, nồng độ cellulose nguồn gốc rơm rạ được nâng lên so với GO là 50:1 Với tỉ lệ chất kết dính PVA (hoặc CMC) như các mẫu H01, H02, H03, vật liệu aerogel thu được dễ bị sụp về mặt cấu trúc do không đủ vật liệu kết dính; ngoài ra thành phẩm thu được sễ bị rơi vụn bột, đây có thể là bột cellulose không được dính chặt rơi ra ngoài Dựa vào các bài báo và nghiên cứu trước, để tăng tính cơ học và bền chắc như mong muốn cho vật liệu, nồng độ của PVA hoặc CMC được điều chỉnh tăng sao cho phù hợp, sau đó thêm glutaraldehyde (GA) để cải thiện tính liên kết cho vật liệu Mẫu aerogel tổng hợp từ GO, cellulose rơm rạ, PVA và GA được gọi là H04; mẫu aerogel tổng hợp từ GO, cellulose rơm rạ, CMC và GA được gọi là H05 Hình chụp thực tế của hai mẫu aerogel sau tổng hợp được thể hiện trong Hình 3.21

Hình 3.21 Hình chụp thực tế của mẫu aerogel H04 và H05

80 Quan sát từ Hình 3.21 có thể nhận thấy rằng, hình thái của hai mẫu này có nét tương đồng với mẫu H02 và H03 Với mẫu H02 và H04, trong thành phần có PVA vì thế aerogel thành phẩm có bề mặt không trơn láng và xuất hiện nhiều vết nứt trong cấu trúc Với mẫu H03 và H05, trong thành phần có CMC vì thế thu được mẫu aerogel có cấu trúc khá chắc chắn, ít xuất hiện các vết đứt gãy hơn Các tham số tính chất vật lý của hai mẫu H04 và H05 được trình bày trong Bảng 3.17 Tương tự như thí nghiệm trên, khi thay thế thành phần PVA bằng CMC ta thu được aerogel có khối lượng riêng nhẹ (0.025g/cm 3 ) cùng với độ rỗng cao (98.17%) Việc tăng hàm lượng cellulose rơm rạ, thêm chất kết dính là GA làm mẫu H04 nặng hơn (0.046g/cm 3 ) và độ xốp cũng giảm đi đáng kể (96.45%) Điều này có thể lí giải do CMC và cellulose có cấu trúc khá tương đồng do có nhiều nhóm –OH hoặc –COOH giúp làm gia tăng liên kết giữa các sợi cellulose với nhau, từ đó phân tán đều sợi trong mẫu hơn

B ả ng 3.17 Khối lượng riêng và độ rỗng của mẫu H04 và H05

Tên mẫu Khối lượng riêng (g/cm 3 ) Độ rỗng (%)

Hình chụp SEM của mẫu H05 được minh họa trong Hình 3.22 Có thể nhận thấy rằng, màng CMC và tấm GO liên kết theo hình thức xếp chồng và dính chặt các cạnh màng với nhau Các sợi cellulose rơm rạ được phân tán đồng đều xen kẽ, nhiều chỗ sợi cellulose bị bao bọc chắc chắn bởi màng CMC và tấm GO Sự hiện diện của graphene oxide thúc đẩy hình thành cấu trúc xốp, có thể do khả năng hoạt động như một chất liên kết cung cấp nhiều kết nối hơn giữa cellulose và CMC

Hình 3.22 Ảnh chụp SEM của mẫu H05

Hình 3.23 mô tả sự tương đồng trong phổ FT-IR của mẫu H05 và GO Mũi hấp thụ dạng tù ở vị trí 3000 – 3500cm-1 tương ứng với dao động dãn -O-H của nhóm chức hydroxyl Mũi hấp thụ nhọn ở vị trí khoảng 2950 cm-1 cm-1 tương ứng với dao động hóa trị của liên kết -C-H Mũi hấp thụ nhọn ở vị trí khoảng 1000 cm-1 tương ứng với dao động hóa trị của liên kết -C-O Các nhóm mũi hấp thụ liền kề trong khoảng từ 1600 - 1200 cm-1 có thể được gán cho các dao động biến dạng của các liên kết -C-

H, cho thấy cellulose tạo liên kết hydro với chất kết dính CMC và đồng thời các tấm

GO liên kết thành công với cellulose tạo liên kết hydro, giúp củng cố cấu trúc 3D của aerogel ít bị rã trong môi trường nước

Hình 3.23 Phổ FT-IR của H05 và GO

3.3.2 So sánh các tính chất hấp phụ giữa hai mẫu aerogel a Khảo sát khả năng hấp phụ chất màu Để khảo sát khả năng hấp phụ chất nhuộm màu, H04 và H05 được thả vào dung dịch MB hoặc RhB với ba nồng độ đầu khác nhau: 3ppm, 4ppm và 5ppm Kết quả khảo sát hấp phụ chất màu được thể hiện trong Bảng 3.18 và Bảng 3.19

B ả ng 3.18 Hiệu suất hấp phụ chất màu MB của H04 và H05

Nồng độ đầu Co(ppm) 3 4 5 3 4 5 qe thực nghiệm (mg/g) 3.450 3.941 4.251 4.206 4.939 5.240

B ả ng 3.19 Hiệu suất hấp phụ chất màu RhB của H04 và H05

Nồng độ đầu Co(ppm) 3 4 5 3 4 5 qe thực nghiệm (mg/g) 1.129 1.260 1.411 2.281 2.438 2.593

Dưới sự có mặt của CMC, mẫu H05 được gia tăng tính chất hấp phụ màu lên rất nhiều, thể hiện qua việc số liệu hấp phụ của H05 luôn cao hơn mẫu H04 khi hấp phụ

MB hoặc RhB Tuy nhiên, hiệu suất hấp phụ theo từng nồng độ đầu, với từng tác chất lại không đồng đều nhau Ví dụ, nếu hiệu suất hấp phụ của H04 với MB biến thiên và đạt cực đại tại 4ppm với 99.09% thì mẫu H05 đạt cực đại hấp phụ tại 3ppm với

98.79% Tương tự, hiệu suất hấp phụ RhB của H04 biến thiên không đồng đều nhưng hiệu suất của H05 lại tăng dần và đạt cực đại tại 5ppm với 43.96% Với cấu trúc nano cacbon hai chiều (2D), có diện tích bề mặt riêng cao và các nhóm chứa oxy dồi dào

(như nhóm epoxy, hydroxyl và carboxyl) mang lại cho GO hiệu suất hấp phụ cao

83 Khi kết hợp GO cùng với CMC, vì sự ion hóa của các nhóm cacboxyl của CMC nên đã hình thành một lượng lớn điểm hấp phụ tích điện âm (-COO - ) trên bề mặt aerogel, dẫn đến lực hút tĩnh điện mạnh đối với thuốc nhuộm cation

Bảng 3.20 và Bảng 3.21 tóm tắt các khảo sát mô hình đẳng nhiệt hấp phụ

Langmuir và Freundlich khi hấp phụ MB và RhB của hai mẫu H04 và H05

B ả ng 3.20 Mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir và Freundlich của MB

B ả ng 3.21 Mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir và Freundlich của RhB

Nhìn vào 2 bảng ta thấy, các giá trị R 2 của mô hình Langmuir đều đạt từ 0.99 trở lên, trong khi đó giá trị R 2 của mô hình Freundlich chỉ dao động khá thấp từ khoảng

84 0.6 đến khoảng 0.98 Vì thế đối với khảo sát hấp phụ chất màu MB và RhB, mô hình đẳng nhiệt Langmuir được áp dụng cho cả hai chất màu b Khả năng hấp phụ dầu motor của H04 và H05

Tương tự với các thí nghiệm hấp phụ dầu ở trên, thả mẫu H04 và H05 vào hai becher chứa dầu motor 10W30 và dầu đậu nành Kết quả lượng dầu hấp phụ của H03 được ghi lại và so sánh với mẫu H02 trong Bảng 3.22 như sau:

B ả ng 3.22 Khả năng hấp phụ hai loại dầu khác nhau của aerogel H04 và H05

Thời gian đạt cân bằng

Nhìn vào Bảng 3.22, có thể thấy được rằng khi thay thế PVA (trong mẫu H04) bằng CMC cho mẫu H05, kết quả hấp phụ dầu của H03 khá tốt vì lượng dầu hấp phụ được đều đạt trên 33g/g trở lên Nguyên do có thể giải thích là vì H05 có độ rỗng cao hơn, tạo thuận lợi cho dầu đậu nành (có độ nhớt thấp hơn) sẽ dễ khuếch tán thông qua các lỗ trống trong cấu trúc aerogel Tuy nhiên, khi hấp phụ dầu motor, giữa hai mẫu

H04 và H05 thu được kết quả có sự chênh lệch khá rõ ràng (29.10g/g với H04 và

34.26g/g với mẫu H05) thì kết quả hấp phụ dầu đậu nành của hai mẫu khá đồng đều nhau (35.22g/g với mẫu H04 và 36.12g/g với mẫu H05) Trong cùng một khoảng thời gian khảo sát, lượng dầu hấp phụ bởi mẫu H03 luôn cao hơn so với mẫu H02 Thời gian đạt cân bằng của khảo sát khá dài, tầm khoảng 180-270 giây đối với mẫu H04 và 105 giây đối với mẫu H05

Tổng kết và Kiến nghị

Tổng kết luận văn

Để tóm tắt toàn bộ bài luận văn, các số liệu đã được tổng hợp để chỉ ra những điểm mạnh của nghiên cứu này Đầu tiên, vật liệu aerogel đã được tổng hợp thành công từ những nguyên liệu: cellulose nguồn gốc từ rơm rạ, CNC, GO và sử dụng PVA, CMC và GA Phương pháp tổng hợp được đánh giá là dùng nguyên liệu thân thiện với môi trường, dễ thực hiện và đạt được hiệu quả cao Aerogel tạo ra có khối lượng riêng nhẹ (khoảng 0.02-0.04g/cm 3 ), độ rỗng xốp cao (trên 96% và đạt ngưỡng 98.17%) Đối với mẫu aerogel có thành phần kết dính là CMC, mẫu sẽ đạt khối lượng riêng nhẹ hơn và độ rỗng cao hơn so với mẫu có thành phần là PVA Các mẩu aerogel được xác định các tính chất cơ bản bằng các phương pháp: tính toán xác định khối lượng riêng và độ rỗng, FT-IR, SEM, BET và TGA Về ứng dụng của aerogel, nghiên cứu đã khảo sát các ứng dụng hấp phụ của aerogel: hấp phụ dầu, hấp phụ màu và hấp phụ ion kim loại Đối với hấp phụ dầu, kết quả cao nhất thu được là 35.22g/g dầu motor 10W30 và 36.12g/g dầu đậu nành; hấp phụ chất màu là 5.24mg/g đối với MB và 2.593mg/g đối với RhB; hấp phụ ion kim loại nặng là khoảng 144mg/g Để làm rõ ảnh hưởng của các nguyên liệu đầu vào, nghiên cứu đã khảo sát và so sánh giữa các aerogel khác thành phần với nhau, bao gồm aerogel CNC-GO-PVA, aerogel cellulose rơm rạ-GO-PVA, aerogel cellulose rơm rạ-GO-CMC và sau cùng, so sánh tính chất khi tăng nồng độ cellulose rơm rạ và cho thêm GA vào mẫu aerogel Kết quả thu được là các mẫu aerogel khi kết hợp với thành phần CMC sẽ cho kết quả khá tốt, cả về khảo sát tính chất lẫn khảo sát ứng dụng.

Kiến nghị

Ngoài những điểm mạnh mà luận văn đã đạt được, các nghiên cứu vẫn còn tồn đọng nhiều thiếu sót Với mong muốn ban đầu là có thể dùng để hấp phụ chất gây ô nhiễm trên diện rộng, nhưng vì hạn chế về thời gian nên luận văn vẫn chưa thực hiện xong việc tối ưu hóa các điều kiện để tổng hợp vật liệu với kích thước lớn hơn Thứ hai, luận văn chưa giải thích kĩ các cơ chế liên kết, tương tác giữa các nguyên vật liệu

86 cũng như các tính chất vốn có của chúng gây ảnh hưởng như thế nào lên kết quả khảo sát hấp phụ Sau cùng, vì hạn chế về mặt thiết bị và điều kiện chạy máy, luận văn chưa khảo sát được nếu thay đổi nhiệt độ và áp suất sấy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hình thái và kết cấu mẫu aerogel Vì vậy, với các nghiên cứu tiếp theo, luận văn hi vọng các điểm yếu sẽ được cải thiện và phát huy được các điểm mạnh vốn có của aerogel

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

1 H K H Le, L T V Nguyen, T B N Phung, K Quen, Y Nishina, K P H Huynh, T S Nguyen, and N D Q Chau, “Synthesis and Characterization of Graphene Oxide-Cellulose Based Aerogels,” Chemical Engineering

Ngày đăng: 31/07/2024, 09:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] A. S. Dorcheh, and M. H. Abbasi, "Silica aerogel; synthesis, properties and characterization," Journal of materials processing technology, vol. 199, no.1-3, pp. 10-26, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Silica aerogel; synthesis, properties and characterization
[2] M. Ansarizadeh et al., "Carbon dioxide—challenges and opportunities," Oilfield Review, vol. 27, no. 2, pp. 36-50, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Carbon dioxide—challenges and opportunities
[3] R. W. Pekala (Lawrence Livermore National Lab, USA), "Low density, resorcinol-formaldehyde aerogels,” US4873218A, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Low density, resorcinol-formaldehyde aerogels
[4] D. M. Smith, R. Deshpande, and C. Jeffrey Brinke, “Preparation of Low- Density Aerogels at Ambient Pressure,” MRS Online Proceedings Library (OPL), vol. 271, p. 567, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Preparation of Low-Density Aerogels at Ambient Pressure,” "MRS Online Proceedings Library (OPL)
[5] X. T. Ni et al., "Surface modification and properties of SiO2 nano porous aerogels," Key Engineering Materials, vol. 373-374, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Surface modification and properties of SiO2 nano porous aerogels
[6] M. A. Aegerter, N. Leventis, and M.M. Koebel, Aerogels handbook, Springer Science & Business Media, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Aerogels handbook
[7] A. E. Gash et al., "Use of epoxides in the sol− gel synthesis of porous iron (III) oxide monoliths from Fe (III) salts," Chemistry of Materials, vol. 13, no.3, pp. 999-1007, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Use of epoxides in the sol− gel synthesis of porous iron (III) oxide monoliths from Fe (III) salts
[8] A. E. Gash et al., "New sol–gel synthetic route to transition and main-group metal oxide aerogels using inorganic salt precursors," Journal of Non- Crystalline Solids, vol. 285, no. 1-3, pp. 22-28, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: New sol–gel synthetic route to transition and main-group metal oxide aerogels using inorganic salt precursors
[9] J. L. Mohanan, and S. L. Brock, "A new addition to the aerogel community: unsupported CdS aerogels with tunable optical properties," Journal of non- crystalline solids, vol. 350, pp. 1-8, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A new addition to the aerogel community: unsupported CdS aerogels with tunable optical properties
[10] F. Horz et al., "Impact features on Stardust: Implications for comet 81P/Wild 2 dust,” Science, vol. 314, no. 5806, pp. 1716-1719, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact features on Stardust: Implications for comet 81P/Wild 2 dust
[11] P. Tsou, "Silica aerogel captures cosmic dust intact," Journal of Non- Crystalline Solids, vol. 186, pp. 415-427, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Silica aerogel captures cosmic dust intact
[12] G. J. Flynn et al., "Elemental compositions of comet 81P/Wild 2 samples collected by Stardust," Science, vol. 314, no. 5806, pp. 1731-1735, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Elemental compositions of comet 81P/Wild 2 samples collected by Stardust
[13] A. E. Aliev et al., "Giant-stroke, superelastic carbon nanotube aerogel muscles," Science, vol. 323, no. 5921, pp. 1575-1578, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giant-stroke, superelastic carbon nanotube aerogel muscles
[14] M. A. Worsley et al., "Synthesis of graphene aerogel with high electrical conductivity," Journal of the American Chemical Society, vol. 132, no. 40, pp. 14067-14069, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Synthesis of graphene aerogel with high electrical conductivity
[15] K. Chen et al., "One-pot synthesis, characterization and properties of acid- catalyzed resorcinol/formaldehyde cross-linked silica aerogels and their conversion to hierarchical porous carbon monoliths," Journal of sol-gel science and technology, vol. 62, no. 3, pp. 294-303, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: One-pot synthesis, characterization and properties of acid-catalyzed resorcinol/formaldehyde cross-linked silica aerogels and their conversion to hierarchical porous carbon monoliths
[16] K. Chen et al., "Confined synthesis and properties of porous silicon from silica aerogel templates by magnesiothermic reduction," Acta Physico- Chimica Sinica, vol. 27, no. 11, pp. 2719-2725, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Confined synthesis and properties of porous silicon from silica aerogel templates by magnesiothermic reduction
[17] L. L. Hench, and J. K. West, "The sol-gel process," Chemical reviews, vol. 90, no. 1, pp. 33-72, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The sol-gel process
[18] C. J. Brinker, and G. W. Scherer, Sol-gel science: the physics and chemistry of sol-gel processing, Academic Press, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sol-gel science: the physics and chemistry of sol-gel processing
[19] S. M. Jung et al., "A facile route for 3D aerogels from nanostructured 1D and 2D materials," Scientific reports, vol. 2, no. 1, pp. 1-6, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A facile route for 3D aerogels from nanostructured 1D and 2D materials
[20] M. A. Einarsrud et al., "Strengthening of silica gels and aerogels by washing and aging processes," Journal of Non-Crystalline Solids, vol. 285, no. 1-3, pp.1-7, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Strengthening of silica gels and aerogels by washing and aging processes

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w