1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận đề tài phân tích quá trình thanh toán nhờ thu của doanh nghiệp phúc sinh

26 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích quá trình thanh toán nhờ thu của doanh nghiệp Phúc Sinh
Tác giả Trần Vi Na, Hồ Lê Thị Thanh Thư, Phạm Anh Tuấn, Hoàng Thảo Ly, Trần Kim Khuyến
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thùy Giang
Trường học Trường Đại học Tài chính Marketing
Chuyên ngành Thanh toán quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

- Vậy, phương thức nhờ thu trơn có thể hiểu là, là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu trả ngay hoặc trả chậm do mình lập ra

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

TP Hồ Chí Minh, Tháng 05/2024.

Trang 3

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM

hoàn thành

1 Trần Vi Na Nội dung phần IV, thuyết trình 100%

2 Hồ Lê Thị Thanh Thư Nội dung phần III, thuyết trình,

3 Phạm Anh Tuấn Nội dung phần III, làm Power

4 Hoàng Thảo Ly Nội dung phần I, thiết kế video 100%

5 Trần Kim Khuyến Nội dung phần II, thiết kế trò chơi, hỗ trợ Power Point 100%

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm 4 chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thùy Giang đã giảng

dạy chúng em học tập bộ môn Thanh toán quốc tế để tích luỹ kiến thức cho chúng em hoàn

thành bài báo cáo này Cảm ơn bạn bè, các anh chị đi trước đã luôn động viên, hỗ trợ cũng như có những ý kiến giúp chúng em thực hiện bài báo cáo này

Mặc dù, nhóm chúng em đã nỗ lực tìm kiếm, nghiên cứu trong thời gian thực hiện bài báo

cáo nhưng vì kiến thức về bộ môn Thanh toán quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn của chúng

em vẫn còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này Kính mong cô xem và góp ý để bài tiểu luận của chúng

em được hoàn thiện tốt hơn

Nhóm 4 chúng em xin chân thành cảm ơn cô và mọi người ạ!

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.Quy trình thanh toán nhờ thu trơn 4

Hình 2 Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ 5

Hình 3 Logo của Phúc Sinh theo từng giai đoạn hình thành 9

Hình 4 Hình ảnh sản phẩm cà Phê 10

Hình 5 Hình ảnh sản phẩm Hạt tiêu 10

Hình 6 Hình ảnh sản phần Hạt điều, 10

Hình 7 Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ D/P của công ty CP Phúc Sinh 11

Hình 8 Hóa đơn thương mại 12

Hình 9 B/L (ký hậu mặt sau) 12

Hình 10 B/L (Mặt trước) 12

Hình 11 Phiếu đóng gói (Packing List) 13

Hình 12 Chứng từ bảo hiểm 13

Hình 13 Chứng nhận chất lượng, số lượng 14

Hình 14 Chứng nhận kiểm dịch thực vật 14

Hình 15 Chứng nhận hun khử trùng 15

Hình 16 Chứng nhận xuất xứ CO loại E 15

Hình 17 Hối phiếu 16

Hình 18 Chỉ thị nhờ thu 16

Trang 6

MỤC LỤC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM A LỜI CẢM ƠN B DANH MỤC HÌNH ẢNH C MỤC LỤC D

NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU 1

1.1 C ÁC KHÁI NIỆM 1

a Theo quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC 522) 1

b Chứng từ tài chính 1

c Chứng từ thương mại 1

1.1.1 Các chủ thể tham gia thanh toán nhờ thu 1

1.2 P HÂN LOẠI / C ÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU 2

1.2.1 Nhờ thu trơn (Clean collection) 2

1.2.2 Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) 2

1.3 Q UY TRÌNH THỰC HIỆN THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU 4

1.3.1 Quy trình thanh toán bằng phương thức nhờ thu trơn 4

1.3.2 Quy trình thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ 5

1.4 N HẬN XÉT VÀ TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG 6

1.4.1 Nhận xét 6

1.4.2 Trường hợp áp dụng 7

CHƯƠNG II: CÁC LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU: 7

2.1 L ỢI ÍCH ĐỐI VỚI CÁC BÊN KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU : 7

2.2 R ỦI RO KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU : 7

2.3 N HỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU ? 8

CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THANH TOÁN NHỜ THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚC SINH 8

3.1 G IỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN P HÚC S INH 8

3.2 L Ý DO LỰA CHỌN CÔNG TY CỔ PHẦN P HÚC S INH 10

3.3 Q UÁ TRÌNH THỰC HIỆN THANH TOÁN NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ D/P CỦA C ÔNG TY CỔ PHẦN P HÚC S INH 11

3.3.1 Tình huống cụ thể 11

3.3.2 Quy trình thanh toán: 11

CHƯƠNG IV: BÀI HỌC RÚT RA 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 7

NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO Chương I: Cơ sở lý thuyết - Phương thức thanh toán nhờ thu

1.1 Các khái niệm

hàng tiếp nhận các chứng từ (chứng từ tài chính và/hoặc chứng từ thương mại) theo đúng chỉ thị đã nhận được để: (1)Tiến hành thu tiền và/hoặc để yêu cầu chấp nhận thanh toán; hoặc (2) Giao các chứng từ nếu được thanh toán và/hoặc chấp nhận thanh toán và/hoặc nếu được chấp nhận thanh toán; hoặc (3)Giao các chứng từ khi các điều kiện khác đặt ra được thực hiện

b Chứng từ tài chính là các chứng từ có chức năng làm phương tiện thanh toán, được

quy định rõ ràng và tương đối thống nhất với nhau Theo URC 522 điều 1 khoản b: Chứng

từ tài chính bao gồm hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các loại chứng từ tương tự khác dùng

để thu tiền

c Chứng từ thương mại là giấy tờ liên quan đến hoạt động thương mại Theo URC 522

điều 2 khoản b: Chứng từ thương mại gồm hoá đơn, chứng từ vận tải, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc các chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào khác miễn không phải

là các chứng từ tài chính

Vậy, nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa

vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng thì ủy thác cho ngân hàng phục

vụ mình thu hộ số tiền từ người mua trên cơ sở chứng từ (chứng từ tài chính và/hoặc thương mại) do người bán lập ra

- Cơ sở pháp lý:

+ Quy tắc thống nhất và nhờ thu số 522, bản sửa đổi năm 1995 do Phòng Thương mại quốc

tế ban hành (The ICC Uniform Rules for Collection No 522, Revision 1995 – URC 522

1995 ICC)

+ URC 522 gồm 26 điều, 7 phần:

+ Dẫn chiếu “This Collection is subject to the Uniform Rules for Collection, 1995 Revision ICC Pub No.522.”

1.1.1 Các chủ thể tham gia thanh toán nhờ thu

- Người nhờ thu/ người ủy thác (Principal/Drawer): Là người ủy quyền cho ngân hàng

xử lý nghiệp vụ nhờ thu Người ủy thác thu chính là người bán/người xuất khẩu hay còn gọi là người hưởng lợi

- Ngân hàng chuyển/ ngân hàng chuyển nhờ thu (remitting bank): là ngân hàng nhận

sự ủy thác của người bán để chuyển các chứng từ liên quan để nhờ ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài thu tiền

Trang 8

- Ngân hàng thu hộ/ngân hàng thu(collecting bank): là bất cứ ngân hàng nào liên quan đến nghiệp vụ nhờ thu, nhưng không phải là ngân hàng chuyển nhờ thu Ngân hàng này

thường là đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển nhờ thu ở nước người mua

- Ngân hàng xuất trình (presenting bank): là ngân hàng xuất trình giấy tờ cho người trả tiền

+ Nếu người trả tiền có tài khoản tại ngân hàng thu hộ thì ngân hàng thu hộ sẽ xuất trình nhờ thu trực tiếp cho người trả tiền Trường hợp này ngân hàng thu hộ đồng thời là ngân hàng xuất trình

+ Nếu người trả tiền không có tài khoản tại ngân hàng thu hộ thì ngân hàng thu hộ chuyển nhờ thu cho ngân hàng khác mà người trả tiền có tài khoản tại ngân hàng đó Trường hợp này ngân hàng phục vụ người trả tiền là ngân hàng xuất trình

- Người bị ký phát (Drawee): là người mua/người nhập khẩu, người trả tiền – là người

mà các chứng từ được xuất trình cho người này theo quy định trong lệnh nhờ thu

1.2 Phân loại/ Các phương thức thanh toán nhờ thu

1.2.1 Nhờ thu trơn (Clean collection)

- Theo URC 522, “Nhờ thu trơn là nhờ thu dựa trên chứng từ tài chính không kèm theo chứng từ thương mại”

- Vậy, phương thức nhờ thu trơn có thể hiểu là, là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu (trả ngay hoặc trả chậm)

do mình lập ra, còn chứng từ thương mại thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng

1.2.2 Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)

- Theo URC 522 "Nhờ thu kèm chứng từ" có nghĩa là nhờ thu: 1 Các chứng từ tài chính kèm theo các chứng từ thương mại; 2 Các chứng từ thương mại không kèm theo chứng từ tài chính

- Có thể hiểu là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu (trả ngay hoặc trả chậm) mà còn căn cứ vào

bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng

- Tùy theo điều kiện trả tiền, nhờ thu kèm chứng từ được chia làm ba loại:

+ D/P: Delivery of Documents against payment: Nhờ thu trả tiền giao chứng từ

+ D/A: Delivery of Documents against acceptance: Nhờ thu chấp nhận thanh toán giao chứng từ

+ D/OT (D/TC): Delivery of Documents against others terms & conditions: Nhờ thu thực hiện các điều kiện, điều khoản quy định giao chứng từ

1.2.2.a D/P: Delivery of Documents against payment: Nhờ thu trả tiền giao chứng từ

Trang 9

- Được chia làm 2 loại:

+ D/P at sight – nhờ thu trả tiền ngay giao chứng từ: Chỉ khi nhận được tiền thanh toán nhờ thu của người mua, ngân hàng người mua mới giao bộ chứng từ cho người mua để đi nhận hàng

+ D/P at days sight - Nhờ thu trả tiền ngay sau vài ngày giao chứng từ: Sau một thời gian nhất định quy định trên hối phiếu, người mua đến ngân hàng trả tiền để ngân hàng giao bộ chứng từ cho người mua đi nhận hàng

1.2.2.b D/A: Delivery of Documents against acceptance: Nhờ thu chấp nhận thanh toán

1.2.2.c D/OT (D/TC): Delivery of Documents against others terms & conditions: Nhờ

thu thực hiện các điều kiện, điều khoản quy định giao chứng từ

- Được chia làm các loại:

+ Thanh toán từng phần (Partial payment): Đây là điều kiện trao chứng từ, trong đó

một phần số tiền nhờ thu được thanh toán ngay, số còn lại được thanh toán theo điều kiện D/A, nghĩa là chấp nhận một hối phiếu độc lập Với điều kiện trao chứng từ như vậy được xem là dung hòa giữa điều kiện D/P và điều kiện D/A đối với cả nhà Xuất khẩu và cả nhà Nhập khẩu

+ Giao chứng từ khi có giấy hứa trả tiền (kỳ phiếu) (Delivery of Documents against

Promissory notes): Trong trường hợp dùng hối phiếu bị đánh thuế, thì nhà Nhập khẩu và

Xuất khẩu có thể thỏa thuận dùng một kì phiếu thay thế Kỳ phiếu do người Nhập khẩu (người trả tiền) lập và kí với nội dung hứa trả một số tiền nhất định tại một thời điểm cụ thể trong tương lai

+ Giao chứng từ khi có cam kết thư trả tiền (giấy nhận nợ) (Delivery of Documents

against Letters of undertaking to pay): Trong một số trường hợp, nhà Xuất khẩu và nhà

Nhập khẩu thỏa thuận không dùng hối phiếu hay kì phiếu, mà thay vào đó là một giấy nhận

nợ Điều kiện trao chứng từ là khi nhận được giấy nhận nợ của nhà Nhập khẩu, trong đó cam kết trả một số tiền nhất định tại thời điểm trong tương lai

+ Giao chứng từ khi có biên lai tín thác (Delivery of Documents against a signed trust

receipt): Trong một số trường hợp, nhà Xuất khẩu có thể ưu tiên nhận một giấy tín thác

được kí bởi người Nhập khẩu thay cho các công cụ thanh toán khác, và ủy quyền cho Ngân hàng thu hộ trao chứng từ khi nhận được giấy tín thác này Trong giấy tín thác, ngoài các nội dung khác, nhà Nhập khẩu đồng ý và cam kết rằng sẽ nhận hàng với tư cách là người được tín thác (trustee) Nhà Nhập khẩu được bán hàng và mọi khoản thu từ bán hàng trước

Trang 10

hết được chuyển cho Ngân hàng thu hộ để chuyển trả cho nhà Xuất khẩu tương ứng với giá trị nhờ thu

+ Giao chứng từ khi hối phiếu được chấp nhận bởi người trả tiền và được ngân hàng

thu hộ bảo lãnh (Delivery of Documents against acceptance pour aval): Nếu điều kiện

trao chứng từ là D/A, thì nhà Xuất khẩu nhận được hối phiếu chấp nhận bởi người Nhập khẩu

Điều này hàm ý, sau khi trao chứng từ, nhà Xuất khẩu mất quyền kiểm soát hàng hóa, và khả năng được thanh toán khi hối phiếu đến hạn phụ thuộc vào nhà Nhập khẩu, nghĩa là rủi ro không được thanh toán đối với nhà Xuất khẩu có thể là rất lớn

Để được thanh toán một cách chắc chắn hơn, nhà Xuất khẩu có thể đề nghị một điều khoản ghi trong hợp đồng thương mại và trong Lệnh nhờ thu là: "Chỉ trao chứng từ khi hối phiếu được chấp nhận bởi người trả tiền và được Ngân hàng thu hộ bảo lãnh"

1.3 Quy trình thực hiện thanh toán bằng phương thức nhờ thu

1.3.1 Quy trình thanh toán bằng phương thức nhờ thu trơn

Hình 1.Quy trình thanh toán nhờ thu trơn

Bước 1: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua

Bước 2: Người bán lập một hối phiếu đòi tiền người mua và ủy thác cho ngân hàng của mình đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu (Collection instruction) và từ chỉ thị nhờ thu này ngân hàng người bán dựa vào đó lập lệnh nhờ thu

Bước 3: Ngân hàng phục vụ bên bán gửi hối phiếu và lệnh nhờ thu cho Ngân hàng người mua và nhờ thu hộ tiền người mua

Bước 4: Ngân hàng người mua yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu nếu là hối phiếu trả ngay hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu nếu là hối phiếu kỳ hạn

Trang 11

Bước 5: Người mua trả tiền, chấp nhận trả tiền hoặc từ chối trả tiền, điều này phụ thuộc vào thiện chí của người mua, có thể chia thành những trường hợp sau:

• Người mua chiếm dụng hàng của người bán và không trả tiền

• Người mua nhận hàng nhưng trả tiền chậm hoặc trả tiền thiếu hoặc trả tiền kèm điều kiện nào đó như người bán phải giảm giá hàng

• Người mua không nhận hàng và từ chối thanh toán

• Người mua đồng ý thanh toán

Khi người mua chấp nhận thanh toán, ngân hàng xuất trình có trách nhiệm xem xét hình thức chấp nhận thanh toán một hối phiếu có đầy đủ và đúng đắn hay không, nhưng lại không có trách nhiệm đối với tính xác thực của bất cứ chữ ký nào hoặc với sự uỷ quyền của bất cứ bên ký nào để ký nhận

Bước 6: Ngân hàng người mua trích tiền từ tài khoản người mua sang ngân hàng người bán để ghi có cho người bán hoặc chuyển hối phiếu đã được chấp nhận hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối cho ngân hàng người bán

Bước 7: Ngân hàng người bán ghi có và báo có cho người bán hoặc chuyển hối phiếu được chấp nhận hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối cho người bán

1.3.2 Quy trình thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ

Bước 1: Người bán giao hàng cho người mua Người bán không giao bộ chứng từ cho người mua mà bộ chứng từ sẽ được giao qua ngân hàng

Bước 2: Người bán lập bộ chứng từ thanh toán (chứng từ gửi hàng và/ hoặc hối phiếu) và chỉ thị nhờ thu gửi ngân hàng nhờ thu hộ tiền hàng từ người mua (Nội dung chỉ thị nhờ thu và những thông tin trên chỉ thị nhờ thu cần lưu ý theo quy định trong URC 522) Ngân

Hình 2 Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

Trang 12

hàng người bán không có trách nhiệm phải kiểm tra chi tiết từng chứng từ do người bán xuất trình mà ngân hàng chỉ kiểm tra loại và số lượng chứng từ để lập bản kê chứng từ chuyển cho ngân hàng người mua

Bước 3: Ngân hàng người bán lập lệnh nhờ thu dựa vào chỉ thị nhờ thu rồi chuyển bộ chứng

từ thanh toán và lệnh nhờ thu cho ngân hàng người mua nhờ thu hộ tiền

Bước 4: Khi ngân hàng người mua nhận bộ chứng từ từ ngân hàng người bán, ngân hàng người mua cũng không có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ Ngân hàng nhận bộ chứng từ như thế nào thì sẽ chuyển như thế ấy cho người mua khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán Ngân hàng người mua chuyển hối phiếu đến người mua, yêu cầu người mua trả tiền (hối phiếu trả ngay) hoặc chấp nhận trả tiền (hối phiếu kỳ hạn) mới giao bộ chứng từ cho người mua để đi nhận hàng

Bước 5: Người mua từ chối trả tiền hoặc trả tiền chấp nhận trả tiền

• Người mua từ chối trả tiền, không nhận hàng

• Người mua đồng ý trả tiền/ chấp nhận trả tiền:

Nếu là D/P người mua phải trả tiền để được nhận bộ chứng từ đi lấy hàng

Nếu là D/A người mua ký chấp nhận hối phiếu để được nhận bộ chứng từ đi lấy hàng, đến thời hạn quy định sẽ trả tiền

Nếu là D/OT (D/TC), người mua xuất trình giấy chưa trả tiền hoặc thư cam kết trả tiền hoặc biên lai tín thác do chính người mua lập để được nhận bộ chứng từ đi lấy hàng Bước 6: Nếu người mua trả tiền/chấp nhận trả tiền, ngân hàng người mua chuyển bộ chứng

từ cho người mua để đi nhận hàng

Bước 7: Ngân hàng người mua chuyển tiền hoặc hối phiếu được chấp nhận hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối và bộ chứng từ cho ngân hàng người bán Khi người mua từ chối thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán, ngân hàng người mua cần tìm lý do của việc không thanh toán và/hoặc không chấp nhận thanh toán rồi thông báo ngay cho ngân hàng người bán Khi nhận được thông báo này, ngân hàng người bán phải có chỉ thị thích hợp về việc tiếp tục xử lý các chứng từ Nếu sau 60 ngày kể từ khi gửi thông báo về việc không thanh toán và/hoặc không chấp nhận thanh toán mà ngân hàng người mua vẫn không nhận được những chỉ thị nói trên thì các chứng từ sẽ được chuyển trả lại cho ngân hàng người bán, ngân hàng người mua sẽ không chịu trách nhiệm gì thêm

Bước 8: Ngân hàng người bán chuyển tiền hoặc hối phiếu được chấp nhận hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối và bộ chứng từ cho người bán

1.4 Nhận xét và trường hợp áp dụng

1.4.1 Nhận xét

- Phương thức nhờ thu là một phương thức đơn giản

- Phương thức nhờ thu trơn có nhiều bất lợi và rủi ro cho người bán

Trang 13

- So với phương thức nhờ thu trơn, phương thức nhờ thu kèm chứng từ bảo đảm hơn vì

ngân hàng đã thay mặt người bán khống chế bộ chứng từ Tuy nhiên phương thức này vẫn còn những bất lợi, rủi ro cho người bán vì việc thanh toán hoàn toàn lệ thuộc vào thiện chí

của người mua

1.4.2 Trường hợp áp dụng

- Người mua và người bán tin cậy lẫn nhau, thường xuyên giao dịch với nhau hoặc quan

hệ giữa người mua và người bán mang tính nội bộ trong công ty, tập đoàn

- Giá trị lô hàng nhỏ

- Dùng để thanh toán cước vận tải, bảo hiểm, hoa hồng

Chương II: Các lợi ích và rủi ro của phương thức thanh toán Nhờ

thu

2.1 Lợi ích đối với các bên khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu

♦ Nhà xuất khẩu: Nhà xuất khẩu chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được giao cho nhà nhập khẩu ngay sau khi người này đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán Nhà XK có quyền đưa nhà nhập khẩu ra tòa nếu người này không trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán

♦ Nhà nhập khẩu: Nhà nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ trước khi thanh toán hay chấp

nhận thanh toán Đối với D/A nhà nhập khẩu được sử dụng hay bán hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến thời hạn của hối phiếu

♦ Đối với 2 ngân hàng: Có thu nhập từ phí nhờ thu hoặc xuất nhập khẩu ở đâu tốt Mở rộng

tín dụng, các quan hệ với các ngân hàng khác

2.2 Rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu

♦ Đối với nhà xuất khẩu: Nếu ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu

thì hậu quả phát sinh do nhà xuất khẩu chịu Nhà nhập khẩu khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh toán trong khi hàng hóa đã được gửi đi trước Nhà xuất khẩu có thể kiện nhưng

sẽ tốn nhiều thời gian

♦ Đối với nhà nhập khẩu: Chịu rủi ro khi có gian lận trong thương mại (nhà xuất khẩu lập

bộ chứng từ giả), các ngân hàng không chịu trách nhiệm khi chứng từ là giả mạo hay có sai sót hay hàng hóa không khớp với chứng từ

♦ Ngân hàng nhờ thu: nếu không nhận được tiền từ ngân hàng thu hộ thì ngân hàng nhờ

thu phải chịu rủi ro tín dụng từ phía nhà xuất khẩu

♦ Ngân hàng thu hộ: nếu ngân hàng này chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu trước khi nhà

nhập khẩu chấp nhận thanh toán thì phải chịu rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không nhận chứng từ và không thanh toán

Như vậy, có thể thấy được phương thức thanh toán nhờ thu đã giảm thiểu được nhiều rủi

ro từ các phương thức như ứng trước và ghi sổ Ngoài ra, cũng giảm được rất nhiều chi phí

Ngày đăng: 31/07/2024, 09:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN