1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giáo trình bảo hiểm xã hội ngành kế toán cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1

52 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo hiểm xã hội
Tác giả Phạm Thị Thúy Hà, Nguyễn Thị Hồng
Trường học Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 661,04 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (8)
  • Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (8)
    • 1.1. Khái niệm và tính chất của bảo hiểm xã hội (8)
      • 1.1.1. Khái niệm (8)
      • 1.1.2. Tính chất (8)
      • 1.1.3. Phân biệt bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội (9)
    • 1.2. Chức năng của BHXH (11)
    • 1.3. Nguyên tắc của BHXH (11)
    • 1.4. Đối tượng tham gia (12)
      • 1.4.1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (12)
      • 1.4.2. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện (13)
    • 1.5. Các chế độ Bảo hiểm xã hội (13)
  • Chương 2: QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI (15)
    • 2.1. Trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội (15)
      • 2.1.1. Sổ bảo hiểm xã hội (15)
      • 2.1.2. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội (15)
      • 2.1.3. Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội (15)
    • 2.2. Quỹ bảo hiểm xã hội (15)
      • 2.2.1. Nguồn hình thành (15)
      • 2.2.2. Các mức đóng bảo hiểm xã hội (16)
        • 2.2.2.1. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc (16)
        • 2.2.2.2. Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện (16)
      • 2.2.3. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội (17)
  • PHẦN 2: CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM (19)
  • Chương 3: CHẾ ĐỘ THAI SẢN (19)
    • 3.1. Khái niệm, ý nghĩa (19)
      • 3.1.1. Khái niệm (19)
      • 3.1.2. Ý nghĩa (19)
    • 3.2. Các trường hợp được nghỉ (19)
    • 3.3. Điều kiện hưởng (19)
    • 3.4. Thời gian hưởng (20)
      • 3.4.1. Khám thai (20)
      • 3.4.2. Sẩy thai, nạo, hút, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý (20)
      • 3.4.3. Thực hiện các biện pháp tránh thai (21)
      • 3.4.4. Khi sinh con (21)
      • 3.4.5. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi (21)
    • 3.5. Mức hưởng (21)
      • 3.5.1. Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi (21)
      • 3.5.2. Mức hưởng chế độ thai sản (22)
    • 3.6. Hồ sơ hưởng (23)
  • Chương 4: CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ (26)
    • 4.1. Khái niệm, ý nghĩa (26)
      • 4.1.1. Khái niệm (26)
      • 4.1.2. Ý nghĩa (26)
    • 4.2. Điều kiện hưởng (26)
    • 4.3. Mức hưởng (29)
      • 4.3.1. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp 1 lần (29)
      • 4.3.2. Mức lương hưu hàng tháng (32)
      • 4.3.3. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (33)
    • 4.4. Hồ sơ hưởng (34)
  • Chương 5: CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT (36)
    • 5.1. Khái niệm, ý nghĩa (36)
      • 5.1.1. Khái niệm (36)
      • 5.1.2. Ý nghĩa (36)
    • 5.2. Điều kiện hưởng (36)
    • 5.3. Mức hưởng (37)
    • 5.4. Hồ sơ hưởng (39)
      • 5.4.1. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang đóng BHXH và người bảo lưu thời gian đóng BHXH (39)
      • 5.4.2. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang hưởng hoặc đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng (39)
  • Chương 6: CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, (41)
    • 6.1. Chế độ ốm đau (41)
      • 6.1.1. Khái niệm (41)
      • 6.1.2. Ý nghĩa (41)
      • 6.1.3. Điều kiện hưởng (41)
      • 6.1.4. Mức hưởng (42)
      • 6.1.5. Hồ sơ hưởng (45)
    • 6.2. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (45)
      • 6.2.1. Khái niệm (45)
      • 6.2.2. Ý nghĩa (46)
      • 6.2.3. Điều kiện hưởng (46)
      • 6.2.4. Mức hưởng (48)
      • 6.2.5. Hồ sơ hưởng (50)

Nội dung

Giáo trình được biên soạn và kết cấu thành 6 chương: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về bảo hiểm xã hội Chương 2: Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội Chương 3: Chế độ thai sản Chương 4: Chế độ h

TÌM HIỂU CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Chương này đề cập tới một số nội dung cơ bản về bảo hiểm xã hội Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm xã hội cũng như phân biệt giữa bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội Chức năng, nguyên tắc cũng như đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

- Trình bày khái niệm, đặc điểm của BHXH

- Trình bày được chức năng, nguyên tắc và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội hàng

1.1 Khái niệm và tính chất của bảo hiểm xã hội

- Theo Luật BHXH số 58/2014/QH13, khái niệm BHXH được quy định như sau:

“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”

- Để hiểu rõ hơn về khái niệm BHXH, cần làm rõ các bên trong quan hệ bảo hiểm xã hội Gồm bên thực hiện bảo hiểm xã hội, bên tham gia bảo hiểm xã hội, bên được bảo hiểm xã hội:

+ Trên thế giới, có quốc gia bên thực hiện bảo hiểm xã hội là do nhà nước thành lập hoặc do những tổ chức được tư nhân lập ra và hoạt động theo quy định của pháp luật Ở nước ta, hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội là do Nhà nước thành lập và tổ chức thực hiện từ trung ương đến địa phương

+ Bên tham gia bảo hiểm xã hội là người đóng góp phí bảo hiểm xã hội cho bản thân hoặc cho người khác hưởng Theo quy định của pháp luật, bên tham gia bảo hiểm xã hội là người sử dụng lao động, người lao động và trong một vài trường hợp sẽ là Nhà nước

+ Bên được bảo hiểm xã hội là người lao động và thân nhân của họ khi thỏa mãn các điều kiện được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội

- Các yếu tố cấu thành các chế độ bảo hiểm xã hội

+ Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội;

+ Điều kiện được hưởng bảo hiểm xã hội;

+ Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội

BHXH mang tính tất yếu khách quan, tính kinh tế, tính xã hội và tính dịch vụ

- Tính tất yếu khách quan: là những đặc điểm bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài và không phụ thuộc vào suy nghĩ của con người Sở dĩ BHXH mang tính tất yếu khách quan vì nó là nhu cầu thiết yếu của người lao động (nhu cầu an toàn trong tháp nhu cầu của Maslow) Nhu cầu an toàn là nhu cầu được bảo hiểm.

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Khái niệm và tính chất của bảo hiểm xã hội

- Theo Luật BHXH số 58/2014/QH13, khái niệm BHXH được quy định như sau:

“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”

- Để hiểu rõ hơn về khái niệm BHXH, cần làm rõ các bên trong quan hệ bảo hiểm xã hội Gồm bên thực hiện bảo hiểm xã hội, bên tham gia bảo hiểm xã hội, bên được bảo hiểm xã hội:

+ Trên thế giới, có quốc gia bên thực hiện bảo hiểm xã hội là do nhà nước thành lập hoặc do những tổ chức được tư nhân lập ra và hoạt động theo quy định của pháp luật Ở nước ta, hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội là do Nhà nước thành lập và tổ chức thực hiện từ trung ương đến địa phương

+ Bên tham gia bảo hiểm xã hội là người đóng góp phí bảo hiểm xã hội cho bản thân hoặc cho người khác hưởng Theo quy định của pháp luật, bên tham gia bảo hiểm xã hội là người sử dụng lao động, người lao động và trong một vài trường hợp sẽ là Nhà nước

+ Bên được bảo hiểm xã hội là người lao động và thân nhân của họ khi thỏa mãn các điều kiện được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội

- Các yếu tố cấu thành các chế độ bảo hiểm xã hội

+ Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội;

+ Điều kiện được hưởng bảo hiểm xã hội;

+ Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội

BHXH mang tính tất yếu khách quan, tính kinh tế, tính xã hội và tính dịch vụ

- Tính tất yếu khách quan: là những đặc điểm bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài và không phụ thuộc vào suy nghĩ của con người Sở dĩ BHXH mang tính tất yếu khách quan vì nó là nhu cầu thiết yếu của người lao động (nhu cầu an toàn trong tháp nhu cầu của Maslow) Nhu cầu an toàn là nhu cầu được bảo hiểm

- Tính kinh tế: hàng tháng người lao động chỉ đóng một khoản phí nhỏ, như vậy có thể đó là những khoản tiết kiệm nhưng khi có rủi ro xảy ra người lao động này có thể nhận được các khoản trợ cấp từ BHXH tùy từng trường hợp, thậm chí cả đời

Quỹ BHXH nhàn rỗi là một kênh tài chính quan trọng để phát triển quốc gia: đối với các quốc gia có hệ thống BHXH phát triển tốt, cân đối thu chi tài chính hiệu quả thì nguồn quỹ BHXH nhàn rỗi là một kênh tài chính quan trọng góp phần phát triển đất nước Khi nguồn quỹ nhàn rỗi được đầu tư hiệu quả để phát triển đất nước thì phần lãi từ sự đầu tư này sẽ góp phần cho quỹ BHXH không ngừng tăng lên, và như vậy trợ cấp BHXH cũng tăng lên

- Tính xã hội: các khoản trợ cấp về BHXH là một khoản tiền thay thế cho thu nhập bị mất hay bị giảm khi lao động gặp những rủi ro hoặc ốm đau, thai sản hay hưu trí… thì sẽ giúp cho bản thân người lao động và gia đình của họ được ổn định đời sống

Nếu mỗi người lao động, mỗi gia đình có cuộc sống ổn định thì cũng có nghĩa là vấn đề an sinh xã hội được thiết lập

- Tính dịch vụ: cơ quan BHXH sẽ:

+ Thu phí BHXH của các đối tượng: người sử dụng lao động và người lao động + Bảo quản quỹ tài chính BHXH

+ Chi trả các khoản trợ cấp cho người lao động khi có các rủi ro, tình huống xảy ra

1.1.3 Phân biệt bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội

Bên cạnh BHXH còn có các hình thức của bảo hiểm thương mại a Giống nhau:

Thứ nhất, về phương thức hoạt động:

Bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm thương mại đều là những biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại, bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra

Thứ hai, về nguyên tắc hoạt động:

Hai loại bảo hiểm này được thực hiện trên cùng một nguyên tắc là có tham gia đóng góp bảo hiểm thì mới được hưởng quyền lợi, không đóng góp thì không được đòi hỏi quyền lợi

Thứ ba, mục đích hoạt động:

Hoạt động của hai loại bảo hiểm này đều nhằm để bù đắp tài chính cho các đối tượng tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những rủi ro gây ra thiệt hại trong khuôn khổ bảo hiểm đang tham gia b Khác nhau:

Tiêu chí Bảo hiểm thương mại Bảo hiểm xã hội

1.Căn cứ áp dụng Luật kinh doanh bảo hiểm Luật bảo hiểm xã hội

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội

3 Mục tiêu Lợi nhuận Phi lợi nhuận và nhằm mục đích an sinh xã hội

Tài sản, trách nhiệm dân sự, con người Thu nhập người lao động

5.Đối tượng tham gia Các cá nhân, tổ chức trong xã hội Người lao động, người sử dụng lao động

6.Chủ thể thực hiện bảo hiểm

Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động ở Việt Nam BHXH Việt Nam

7.Đối tượng được hưởng bảo hiểm

Người tham gia hoặc người được chỉ định có ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm

NLĐ hoặc thành viên gia đình họ khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện BHXH theo quy định của pháp luật

Hoạt động bảo hiểm thương mại không chỉ diễn ra trong từng quốc gia mà còn trải rộng xuyên quốc gia, kinh doanh có mặt ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội như giao thông, ngân hàng bao gồm cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ

Chức năng của BHXH

Thứ nhất, bảo hiểm xã hội sẽ bảo đảm thay thế hoặc bù đắp sự thiếu hụt về thu nhập của người lao động và gia đình họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống khi tai nạn, ốm đau …

Thứ hai, bảo hiểm xã hội sẽ phân phối lại thu nhập Chức năng này thể hiện ở việc người lao động san sẻ thu nhập theo thời gian Cụ thể họ sẽ rút phần thu nhập từng tháng cả mình để dành cho những phần trợ cấp khi gặp rủi ro Hay việc người sử dụng lao động cũng sẽ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thành từng khoản tiền nhỏ tránh phải mất một khoản tiền lớn cho người lao động khi họ gặp nhiều rủi ro cùng 1 lúc Ngoài ra, người lao động khỏe đóng góp cho người lao động ốm đau, người lao động trẻ đóng góp cho người lao động già

Thứ ba, góp phần tạo sự tương trợ, chia sẻ giữa các nhóm người Mỗi người lao động chỉ phải đóng một phần tiền nhỏ theo thu nhập nhưng với số lượng người lao động lớn sẽ tạo thành một quỹ bảo hiểm khổng lồ, giúp đỡ cho những người lao động gặp rủi ro Hay việc người sử dụng lao động trích ra từ nguồn thu đóng bảo hiểm xã hội sẽ không phải lo lắng khi người lao động của họ gặp rủi ro

Thứ tư, góp phần kích thích người lao động hăng say lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội, yên tâm gắn bó tích cực với công việc do có BHXH, trợ cấp nguồn lao động bị mất khi rủi ro

Như vậy, bảo hiểm xã hội mang tính chất kinh tế – xã hội, giúp cho mối quan hệ lao động ổn định, doanh nghiệp phát triển, kinh tế hưng thịnh.

Nguyên tắc của BHXH

- Nguyên tắc cơ bản của hoạt động BHXH là lấy số đông bù số ít

Rủi ro mất khả năng hay cơ hội lao động đối với người lao động là khó tránh khỏi, nhưng trên thực tế, rủi ro xẩy ra cho mọi người lại không hoàn toàn giống nhau, thậm chí, có không ít người đã không phải đối mặt với nhiều loại rủi ro Đây chính là cơ sở để BHXH có thể thực hiện được nguyên tắc: Lấy số đông bù số ít Nhờ có nguyên tắc này mà những người lao động không may gặp rủi ro có thể nhận được những khoản bồi hoàn để khắc phục khó khăn lớn hơn rất nhiều so với những khoản phí mà họ đã đóng góp Cũng nhờ có nguyên tắc này mà tính xã hội của BHXH là rất rõ nét, đó là xã hội, cộng đồng đã chung tay góp lại để chăm lo cho những cá nhân không may gặp rủi ro

- Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở: mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH

- Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn

- Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đóng BHXH của cả 2 giai đoạn Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH

- Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

- Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, đảm bảo kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.

Đối tượng tham gia

1.4.1 Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Theo Luật BHXH số 58/2014/QH13, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: -Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc :

+Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật vê lao động

+Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng

+Cán bộ, công chức, viên chức

+Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu

+Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân

+Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí

+Người đi làm việc ở nước ngoài thoe hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

+Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương

+Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được thm gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ

-Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động

1.4.2 Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

- BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Các chế độ Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay đang thực hiện các chế độ BHXH sau: a/ BHXH bắt buộc có các chế độ sau :

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Tử tuất b/Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau :

- Tử tuất c/Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1 Trình bày khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm xã hội?

2 Trình bày chức năng và nguyên tắc của bảo hiểm xã hội?

3 Trình bày đối tượng và các chế độ bảo hiểm xã hội?

4 Phân biệt giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại?

QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội

2.1.1 Sổ bảo hiểm xã hội

- Sổ BHXH được cấp đối với từng người lao động để theo dõi trong việc đóng, hưởng các chế độ BHXH và là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định của luật BHXH

- Đến năm 2020, sổ BHXH sẽ được thay thế bằng thẻ BHXH

- Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ BHXH bằng phương thức giao dịch điện tử

2.1.2 Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội a/ Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:

+ Tờ khai tham gia BHXH của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia BHXH

+ Tờ khai tham gia BHXH của người lao động b/ Hồ sơ cấp lại sổ BHXH trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:

+Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH của người lao động

+Sổ BHXH trong trường hợp bị hỏng

2.1.3 Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội

- Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH khi có thay đổi thông tin tham gia BHXH

- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia BHXH bao gồm:

+Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân

+Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.

Quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ những nguồn sau:

- Người sử dụng lao động đóng góp

- Người lao động đóng góp

- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ

- Hỗ trợ của Nhà nước

- Các nguồn thu hợp pháp khác

2.2.2.Các mức đóng bảo hiểm xã hội

2.2.2.1 Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2020

Người sử dụng lao động (%) Người lao động (%)

BHXH BHYT BHTN BHXH BHYT BHTN

Trong khoản trích BHXH 17,5% mà người sử dụng lao động đóng: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, 0,5% vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 8% mà người lao động đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

2.2.2.2.Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện

Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn

- Mđ BHXH: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng

- Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn

Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (700.000đ/tháng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng

Hiện nay có tất cả 06 phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn:

5 - Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;

6 - Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm

Trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm thì người tham gia tiếp tục đóng theo một trong 05 phương thức trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu (theo phương thức 6)

2.2.3 Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH được sử dụng như sau :

-Trả các chế độ BHXH cho người lao động theo quy định của luật BHXH

-Đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành

-Chi phí quản lý BHXH theo quy định luật BHXH

-Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH

-Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định của luật BHXH

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1 Trình bày mức đóng BHXH với doanh nghiệp và người lao động, tỷ lệ trích vào các quỹ là bao nhiêu?

2 Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng như thế nào?

CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Khái niệm, ý nghĩa

Chế độ thai sản là chế độ trợ cấp bằng tiền nhằm thay thế hoặc bù đắp những khoản thu nhập bị giảm hay bị mất trong các trường hợp người lao động nghỉ việc để đi khám thai, sinh con, nuôi con, thực hiện các biện pháp KHHGĐ, sẩy thai, điều hòa kinh nguyệt, nạo hút thai, thai chết lưu

Khoản trợ cấp do quỹ tài chính BHXH chi trả cho những người lao động có tham gia đóng phí BHXH

- Giúp người lao động ổn định đời sống

- Giúp người lao động an tâm dưỡng sức để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và quay trở lại làm việc

- Thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và người chủ sử dụng lao động.

Các trường hợp được nghỉ

- Sẩy thai, nạo thai, hút thai, thai chết lưu;

- Thực hiện các kỹ thuật nhằm tránh thai (đặt vòng, triệt sản);

- Nuôi con sơ sinh hợp pháp.

Điều kiện hưởng

Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại điều 31, Luật BHXH số 58/2014/QH13

- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau: a/ Lao động nữ mang thai

20 b/ Lao động nữ sinh con c/ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ d/ Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi đ/ Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản e/ Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con

+ Người lao động quy định tại trường hợp b,c và d,e phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh cọn hoặc nhận nuôi con nhỏ

+ Người lao động quy định tại trường hợp b đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai quy chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Thời gian hưởng

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản:

+ Nếu trong tháng người lao động nghỉ từ 14 ngày trở lên thì được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội

+ Nếu trong tháng người lao động nghỉ việc dưới 14 ngày thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó

- Chỉ có đi khám thai là không tính ngày nghỉ Lễ, Tết, nghỉ hàng tuần Còn các trường hợp còn lại đều tính cả

Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần

1 ngày Trong trường hợp ở xa cơ sở khám chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai

Thời gian nghỉ tính việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc, không tính ngày nghỉ Lễ, Tết, nghỉ hàng tuần

3.4.2 Sẩy thai, nạo, hút, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

- Khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

20 ngày 5 tuần tuổi ≤ Thai < 13 tuần tuổi

40 ngày 13 tuần tuổi ≤ Thai < 25 tuần tuổi

50 ngày Thai ≥ 25 tuần tuổi trở lên

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần

3.4.3 Thực hiện các biện pháp tránh thai

Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền Thời gian nghỉ việc tối đa theo quy định như sau:

- 07 ngày đối với nữ đặt vòng tránh thai

- 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản (tính đối với cả nam và nữ)

Thời gian nghỉ việc tính cả ngày nghỉ Lễ, Tết, nghỉ hàng tuần

- Lao động nữ sinh con được được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng

- Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

+ 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi

+Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc

+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con

- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 2 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 4 tháng tính từ ngày sinh con, nếu con từ 2 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 2 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian 6 tháng

- Thời gian nghỉ việc tính cả ngày nghỉ Lễ, Tết, nghỉ hàng tuần

3.4.5 Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

Người lao động nhận con nuôi hợp pháp dưới 6 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ

Mức hưởng

3.5.1 Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

- Đối tượng: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi Lao động nam có vợ sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội

LCS: mức lương cơ sở tại thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi

3.5.2 Mức hưởng chế độ thai sản

- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

- Mức trợ cấp khi sinh con: M Tr.C = 6 x Mbqtl

- Trường hợp người lao động chưa đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi khám thai, sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH

- Mức hưởng một ngày đối với trường hợp đi khám thai, lao động nam nghỉ khi sinh con được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia 24 ngày Các trường hợp thai sản khác mức hưởng một ngày được tính bằng trợ cấp tháng chia cho 30 ngày

Chị C sinh con vào ngày 16/3/2019, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

- Từ tháng 10/2018 đến tháng 01/2019 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 02/2019 đến tháng 3/2019 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 6.500.000 đồng/tháng

Yêu cầu: Xác định số tiền chế độ thai sản theo BHXH mà chị C nhận được

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

- Tiền trợ cấp 1 lần: MTrợ cấp = 2 x LCS

Mức lương cơ sở T3/ 2019: 1.390.000đồng

-Tiền chế độ nghỉ thai sản: 5.500.000 x 6 = 33.000.000đ

-Tổng số tiền chế độ thai sản theo BHXH chị C nhận được:

Chị D sinh con ngày 13/5/2020 (thuộc trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền) có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

- Từ tháng 5/2017 đến tháng 4/2019 (24 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 8.500.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 5/2019 đến tháng 8/2019 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 7.000.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2020 (8 tháng), nghỉ dưỡng thai, không đóng bảo hiểm xã hội

Yêu cầu: Yêu cầu: Xác định số tiền chế độ thai sản theo BHXH mà chị C nhận được

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị D được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

- Tiền trợ cấp 1 lần: MTrợ cấp = 2 x MLCS

Mức lương cơ sở T5/ 2020: 1.490.000đồng

-Tiền chế độ nghỉ thai sản: 7.500.000 x 6 = 45.000.000đ

-Tổng số tiền chế độ thai sản theo BHXH chị C nhận được:

Hồ sơ hưởng

- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

+Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con

+Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh mẹ chết

+Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con

+Trích hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh

+Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối

-Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sảy thai, nạo hút thai, thai chế lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú

-Trường hợp nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi

-Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

1 Trình bày khái niệm và ý nghĩa của chế độ thai sản?

2 Đối tượng nào được hưởng chế độ thai sản?

3 Số ngày nghỉ trong trường hợp người lao động đi khám thai là bao nhiêu ngày?

4 Số ngày nghỉ trong trường hợp người lao động sinh con là bao nhiêu ngày?

5 Nêu các công thức tính tiền trợ cấp thai sản?

CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

Khái niệm, ý nghĩa

Chế độ hưu trí là một chế độ BHXH nhằm trợ cấp phần thu nhập bị mất cho những người lao động khi đã kết thúc quá trình lao động để đảm bảo đời sống cho chính những người lao động này

- Chế độ hưu trí là chế độ nhằm đảm bảo quyền và quyền lợi của người lao động khi họ kết thúc quá trình công tác và về nghỉ hưu

- Đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động khi họ không còn có khả năng lao động và an dưỡng tuổi già

- Thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, người sử dụng lao động đối với người lao động không phải chỉ khi đang làm việc mà ngay cả khi đã kết thúc quá trình lao động.

Điều kiện hưởng

- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi

+ Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên

+ Người lao động từ đủ 50 đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò

+ Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

- Người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội,

27 công an,cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác

+Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên

+ Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

- Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu

- Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau:

+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi

1 Các trường hợp đặc biệt khác

- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động, có đủ 20 năm đóng BHXH thì được về hưu trước tuổi theo quy định của luật BHXH Mỗi năm về hưu trước tuổi tỷ lệ hưởng lương hưu giảm 2%

- Nếu người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu (Thời gian đóng thêm này là BHXH tự nguyện); hoặc hưởng chế độ BHXH 1 lần nếu không tham gia BHXH nữa

- Người lao động đã đóng BHXH đủ 20 năm nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu mà muốn không tham gia BHXH nữa có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH chờ đến tuổi nghỉ hưu hoặc hưởng chế độ BHXH 1 lần

2 Do BLLĐ mới 2019, có hiệu lực từ 2021 thì điều kiện hưởng lương hưu của người lao động từ năm 2021 có sự thay đổi:

Trường hợp 1: Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 BLLĐ 2019, cụ thể như sau:

Bảng 1: Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019

2021 Đủ 60 tuổi 3 tháng Đủ 55 tuổi 4 tháng

Trường hợp 2: Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 169 BLLĐ 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021

Bảng 2 Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động

2021 Đủ 55 tuổi 3 tháng Đủ 50 tuổi 4 tháng

2022 Đủ 55 tuổi 6 tháng Đủ 50 tuổi 8 tháng

2023 Đủ 55 tuổi 9 tháng Đủ 51 tuổi

2024 Đủ 56 tuổi Đủ 51 tuổi 4 tháng

2025 Đủ 56 tuổi 3 tháng Đủ 51 tuổi 8 tháng

2022 Đủ 60 tuổi 6 tháng Đủ 55 tuổi 8 tháng

2023 Đủ 60 tuổi 9 tháng Đủ 56 tuổi

2024 Đủ 61 tuổi Đủ 56 tuổi 4 tháng

2025 Đủ 61 tuổi 3 tháng Đủ 56 tuổi 8 tháng

2026 Đủ 61 tuổi 6 tháng Đủ 57 tuổi

2027 Đủ 61 tuổi 9 tháng Đủ 57 tuổi 4 tháng

2028 Đủ 62 tuổi Đủ 57 tuổi 8 tháng

2030 Đủ 62 tuổi Đủ 58 tuổi 4 tháng

2031 Đủ 62 tuổi Đủ 58 tuổi 8 tháng

2033 Đủ 62 tuổi Đủ 59 tuổi 4 tháng

2034 Đủ 62 tuổi Đủ 59 tuổi 8 tháng

2035 trở đi Đủ 62 tuổi Đủ 60 tuổi

2026 Đủ 56 tuổi 6 tháng Đủ 52 tuổi

2027 Đủ 56 tuổi 9 tháng Đủ 52 tuổi 4 tháng

2028 Đủ 57 tuổi Đủ 52 tuổi 8 tháng

2030 Đủ 57 tuổi Đủ 53 tuổi 4 tháng

2031 Đủ 57 tuổi Đủ 53 tuổi 8 tháng

2033 Đủ 57 tuổi Đủ 54 tuổi 4 tháng

2034 Đủ 57 tuổi Đủ 54 tuổi 8 tháng

2035 trở đi Đủ 57 tuổi Đủ 55 tuổi

Mức hưởng

4.3.1 Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp 1 lần a- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:

+ Tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Mbqtl Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

+ Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ 01/01/1995 đến 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Mbqtl Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

+ Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Mbqtl Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

+ Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Mbqtl Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

+ Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Mbqtl Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

+ Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Mbqtl Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

+Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian

Mbqtl Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của của toàn bộ thời gian đóng Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội b-Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian

Mbqtl Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội c- Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo trường hợp (a)

Mbqtl Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

- Đối với người lao động đóng BHXH tự nguyện, mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng

-Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ

Lưu ý: Quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH thực hiện theo thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018

-Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người tham gia BHXH bắt buộc điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

+ Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh như trên

-Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người tham gia BHXH tự nguyện được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm

Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

4.3.2 Mức lương hưu hàng tháng

Mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định được tính dựa trên tỷ lệ hưởng lương hưu và mức bình quân tiền lương đóng BHXH để hưởng lương hưu

Lhưu : mức lương hưu nhận được hàng tháng

Mbqtl : mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để hưởng lương hưu k: Tỷ lệ hưởng lương hưu

Gọi n là thời gian tham gia BHXH (đơn vị tính: năm)

Ta có tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như sau:

- Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu hàng tháng k = 45% + (n - 15) x 2% - k1

Trong đó: k1 là tỷ lệ bị giảm do về hưu trước tuổi quy định nếu có

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng không vượt quá 75%

-Trường hợp thời gian tham gia BHXH có thời gian lẻ trên 6 tháng tính là 1 năm, còn lại tính 0,5 năm

-Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%, tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi

Bà A 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 24 năm 04 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu tháng 6/2016 Yêu cầu: Xác định tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A?

- Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: k1= 2 x 2% = 4%;

Bà A về hưu trước 1/1/2018 nên: k = 45% + (n - 15) x 3% - k1

4 tháng được coi như nửa năm

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của bà A là: k = 45% + (24,5 – 15) x 3% - 4% = 73,5% - 4% = 69,5%

4.3.3 Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

- Đối tượng: Người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%

- Mức trợ cấp một lần được tính như sau:

M TR.C : mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

M bqtl: mức bình quân tiền lương đóng BHXH t: thời gian đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ lương hưu 75% n: thời gian tham gia BHXH a: tỷ lệ tăng thêm mỗi năm sau khi được hưởng 45% mức mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH b: Số năm quy định để được hưởng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Bà B 55 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, có 26 năm 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu tháng 8/2017

Yêu cầu: Xác định mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu của bà B?

Bà B về hưu trước 1/1/2018 nên: k = 45% + (n – 15) x 3% - k1

Bà B về hưu đúng tuổi nên k1 = 0

3 tháng được coi như nửa năm k = 45% + (26,5 – 15) x 3% = 79,5%

Do bà B có k > 75% nên còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là:

1,5 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ hưởng

- Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

+ Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp động lao động hưởng chế độ hưu trí

+Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động, hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

- Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia BHXH gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm:

+Đơn đề nghị hưởng lương hưu

+Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù

+Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép

+ Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4

1 Trình bày khái niệm, ý nghĩa của chế độ hưu trí?

2 Người lao động phải đảm bảo những điều kiện nào để được hưởng chế độ hưu trí?

3 Mức lương bình quân tháng được hưởng khi nghỉ hưu được xác định như thế nào?

4 Tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định như thế nào?

5 Mức lương hưu và trợ cấp một lần của người lao động được xác định như thế nào?

CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

Khái niệm, ý nghĩa

Chế độ tử tuất là chế độ dành cho thân nhân của người lao động có tham gia đóng phí BHXH khi người lao động này chết đi, nhằm giúp cho thân nhân lo liệu mai táng (mai táng phí) và ổn định cuộc sống (trợ cấp tuất)

Chế độ tử tuất bao gồm hai khoản trợ cấp:

+ Trợ cấp mai táng (mai táng phí);

+ Trợ cấp tuất (một lần hoặc hàng tháng)

- Chế độ tử tuất là chế độ nhằm đảm bảo quyền và quyền lợi của người lao động khi họ mất

-Đảm bảo ổn định cuộc sống cho thân nhân người lao động

-Thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người lao động không phải chỉ khi đang làm việc mà ngay cả khi đã mất.

Điều kiện hưởng

❖ Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:

- Người lao động tham gia BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên

- Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉ việc

❖ Đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng trợ cấp mai táng trong trường hợp sau:

-Người lao động có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên

-Người đang hưởng lương hưu b/ Trợ cấp tuất hàng tháng (không áp dụng với BHXH tự nguyện)

- Người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đủ điều kiện hưởng trợ cấp mai táng, thuộc một trong các trường hợp sau thì khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:

+Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH 1 lần

+Chết do TNLĐ, BNN trong quá trình điều trị

+Đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên

- Thân nhân của được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng bao gồm;

+ Con chưa đủ 18 tuổi con đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai

+Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên không có thu nhập hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên với nữ không có thu nhập hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi với nam, dưới 55 tuổi với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên không có thu nhập hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở c/ Trợ cấp tuất một lần

- Người lao động chết không thuộc diện được hưởng trợ cấp hàng tháng

- Người lao động chết thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hàng tháng theo quy định

-Thân nhân thuộc diện trợ cấp hàng tháng theo quy định mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất 1 lần, trừ trường hợp con dưới 6 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

- Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định pháp luật về thừa kế.

Mức hưởng

M TR.C = 10 x L CS b/Trợ cấp tuất hàng tháng (chỉ đối với BHXH bắt buộc)

-Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân:

-Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp hàng tháng: M TR.C = 0,7 x L CS

-Trường hợp một người chết thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp

Ví dụ: Ông P là đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị chết do tai nạn lao động; ông P có vợ 56 tuổi (không có nguồn thu nhập), có một con 13 tuổi Trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân của ông P được giải quyết như sau:

+ Con ông P hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 50% mức lương cơ sở;

+ Vợ ông P được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở cho đến khi con ông P đủ 18 tuổi, sau đó hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 50% mức lương cơ sở c/Trợ cấp tuất một lần (BHXH tự nguyện và bắt buộc thực hiện như nhau)

-Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng

Mức hưởng = 48 x Lương hưu – 0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu - 2) x Lương hưu

- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi

Mức hưởng = 1,5 x Mbqtl x Thời gian tham gia BHXH trước năm 2014 + 2 x Mbqtl x Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi

Trong đó: Mbqtl: Mức bình quân tiền lương đóng BHXH

Các số tháng lẻ trước năm 2014 chuyển sang thời gian năm 2014 và làm tròn theo nguyên tắc từ 1- 6 tháng là nửa năm, từ 7 - 12 tháng làm tròn 1 năm)

Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; trường hợp người lao động có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH

Ví dụ: Ông T bị ốm chết, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2005 đến 3/2017 Ông T có mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng/tháng

Yêu cầu: Tính mức trợ cấp tuất một lần với thân nhân của ông T?

- Ông T có 8 năm 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội ở giai đoạn trước ngày 01/01/2014; có 3 năm 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội ở giai đoạn từ ngày 01/01/2014 trở đi

- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của ông T được tính như sau (08 năm đóng trước năm 2014 và 3 năm 6 tháng đóng từ năm 2014 trở đi):

Hồ sơ hưởng

5.4.1 Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang đóng BHXH và người bảo lưu thời gian đóng BHXH

-Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

-Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hàng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần

-Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp

-Bên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

5.4.2 Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang hưởng hoặc đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng

-Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của tòa án đã có hiệu lực pháp luật

-Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hàng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần

-Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

1 Trình bày khái niệm, ý nghĩa của chế độ tử tuất?

2 Để được hưởng chế độ tử tuất, thân nhân người lao động cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ gì?

3 Điều kiện để thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất 1 lần và trợ cấp tuất hàng tháng là gì?

4 Số tiền trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất 1 lần và trợ cấp tuất hàng tháng được tính như thế nào?

CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU,

Chế độ ốm đau

Chế độ ốm đau là chế độ trợ cấp bằng tiền nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm, giúp cho người lao động trang trải cho các chi tiêu khi ốm đau, nghỉ việc mà không được nhận lương

Chế độ ốm đau bao gồm: người lao động bị ốm đau (ốm đau cần chữa trị dài ngày hoặc ốm thông thường), tai nạn rủi ro và nghỉ việc để chăm sóc con ốm

Trong thời gian nghỉ ốm đau thì người lao động sẽ không đóng BHXH, không tính thời gian đóng BHXH và không được trả lương

Chế độ ốm đau # Bảo hiểm y tế

Tai nạn rủi ro là tai nạn do những sinh hoạt hàng ngày gây ra

- Giúp người lao động ổn định đời sống

- Giúp người lao động an tâm điều trị bệnh để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và quay trở lại làm việc

- Thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và người chủ SDLĐ

- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau

- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền

Lưu ý: Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

6.1.4.Mức hưởng a/ Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

Mức hưởng chế độ ốm đau Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x 75 (%) x

Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không tính những ngày nghỉ Lễ, Tết, nghỉ hàng tuần

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng BHXH, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng đó

Bà A nghỉ ốm từ 01/10/2019 đến 30/10/2019 Bà A đóng BHXH 25 năm Biết hệ số lương của tháng liền kề trước khi bà nghỉ là 4,98, có phụ cấp chức vụ 0,4 Tính tổng tiền chế độ trợ cấp mà bà A được hưởng?

Từ 01/10/2019 đến 30/10/2019: có 30 ngày, trong đó số ngày nghỉ Lễ, Tết và nghỉ cuối tuần là 8 ngày

Như vậy tổng số ngày nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau: 30 – 8 = 22 ngày

-Tiền lương tối thiểu tháng 10/2019: 1.490.000đ/tháng

- Tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ:

-Mức hưởng trợ cấp ốm đau:

8   b/Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì mức hưởng được quy định như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x

Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau:

Mức hưởng theo lẻ ngày:

Mức hưởng chế độ ốm đau

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau

Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm

-Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu/năm Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:

+ Bằng 63% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên

+Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm

+Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm

-Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau dài ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, số ngày nghỉ được tính trong 1 năm dương lịch

Chị Hoa bị ốm dài ngày được hưởng chế độ BHXH, nghỉ việc từ ngày 16/5/2017 đến 30/1/2018

Biết rằng tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ việc: 4.300.000đ

Thời gian đóng BHXH: 6 năm

Yêu cầu: Tính mức trợ cấp ốm đau của chị Hoa?

Có 2 giai đoạn thuộc năm 2017 và năm 2018

Năm 2017: thời gian nghỉ 7 tháng và 16 ngày

+Trong 180 ngày (6 tháng đầu): tỷ lệ hưởng 75%

+Trong 1 tháng 16 ngày tiếp theo, vì số năm đóng BHXH là 6 năm nên tỷ lệ hưởng là 50%

Trong 180 ngày của năm 2018 nên tỷ lệ hưởng là 75%

Vậy tổng tiền hưởng trợ cấp ốm đau của chị Hoa là:

19.350.000 + 2.150.000 +1.433.333 + 3.225.000 = 26.158.333đ c/Người lao động hưởng chế độ ốm đau là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quân nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như với quân nhân thì được hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

1.Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau: a/Bản thân ốm

-Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng:

+ Tối đa 30 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;

+ Tối đa 40 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; + Tối đa 60 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;

-Với ngành nghề nặng nhọc, độc hại: được thêm 10 ngày/năm so với điều kiện bình thường

+ Theo danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày của Bộ Y Tế

+ 180 ngày bao gồm nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần (75%)

+ Nếu quá 180 ngày thì chỉ tối đa bằng thời gian đóng BHXH c Con ốm

+ 20 ngày làm việc/năm nếu con < 3 tuổi

+ 15 ngày làm việc/năm nếu con 3 tuổi < x < 7 tuổi

2.Danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo thông tư 46/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế

- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

-Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định là bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp

- Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.

Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

6.2.1 Khái niệm a/Khái niệm tai nạn lao động (TNLĐ)

Là tai nạn xảy ra gắn liền với công việc được phân công trong giờ làm việc, tại nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc, ngoài nơi làm việc có ý kiến của người chủ sử dụng lao động hoặc tai nạn xảy ra trên đường từ nhà đến cơ quan làm việc và ngược lại trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý

-Tai nạn xảy ra trong giờ làm việc, tại nơi làm việc:

+Trong lao động và gắn với công việc, nhiệm vụ được phân công

CN thợ hàn đang làm việc ở xưởng đóng tàu và trong giờ làm việc bị tai nạn làm bỏng 1 bàn tay là TNLĐ

Một công nhân làm việc phòng tài chính, lên phòng kế toán chơi trong giờ làm việc và bị tai nạn không phải TNLĐ

+Trong lúc ngừng việc giữa giờ đã được chế độ, nội quy quy định (ĐMLĐ)

+Trong lúc giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, chuẩn bị hoặc kết thúc công việc

NLĐ trong giờ giải lao, bị trượt té là TNLĐ

Công nhân tăng ca: ăn giữa ca bị tai nạn là TNLĐ Ăn bồi dưỡng hiện vật: áp dụng cho những nghề quy định

-Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý ( theo thống kê thì TNLĐ loại này chiếm 60% )

+Thời gian hợp lý: đi một mạch xuyên suốt không gián đoạn, đi và về thuần túy +Tuyến đường hợp lý: ngắn nhất, thuận tiện nhất và NLĐ thường xuyên đi b/Khái niệm bệnh nghề nghiệp (BNN)

Là bệnh do những yếu tố độc hại, những điều kiện lao động bất lợi của ngành nghề tác động từ từ vào trong cơ thể người lao động và gây bệnh (yếu tố nghề nghiệp gây ra)

+ Công nhân bốc vác bị bệnh lao: Không phải BNN

+ Giáo viên dạy học: Không phải BNN

+ Bác sĩ trực tiếp chăm sóc người bệnh Lao và bác sĩ bị Lao: Là BNN

- Chế độ TNLĐ & BNN là chế độ nhằm đảm bảo quyền và quyền lợi của người lao động khi họ bị TNLĐ & BNN

- Đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động khi họ bị TNLĐ & BNN dẫn đến suy giảm khả năng lao động

- Thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, người sử dụng lao động đối với NLĐ

6.2.3 Điều kiện hưởng a/Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ TNLĐ khi có đủ các điều kiện sau:

-Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:

+Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc

+Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động

+Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý

-Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn trong các trường hợp trên b/Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Người lao động được hưởng chế độ BNN khi có đủ các điều kiện sau:

-Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động thương binh xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại

-Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại trường hợp trên

Căn cứ Thông tư 15/2016/TT-BYT, 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội bao gồm:

1 Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp

3 Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp

4 Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp

5 Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp

6 Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp

8 Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp

9 Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng

10 Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp

11 Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp

12 Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp

13 Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp

14 Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp

15 Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp

16 Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp

17 Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp

18 Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn

19 Bệnh giảm áp nghề nghiệp

20 Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân

21 Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ

22 Bệnh phóng xạ nghề nghiệp

23 Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp

24 Bệnh nốt dầu nghề nghiệp

25 Bệnh sạm da nghề nghiệp

26 Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm

27 Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài

28 Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su

30 Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp

32 Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

33 Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp

34 Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp

6.2.4 Mức hưởng a/ Trợ cấp một lần

-Đối tượng áp dụng: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% -Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

+Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng 0,5 lần mức lương cơ sở

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

LC.S: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30)

+Ngoài mức trợ cấp trên, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH

- L: Mức tiền lương đóng BHXH tháng liền trước tháng bị TNLĐ

- t: tổng số năm đóng BHXH ( t >=1)

Mức trợ cấp một lần = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH

Ví dụ 1: Ông X là công chức bị tai nạn lao động ngày 16 tháng 6 năm 2017 Sau khi điều trị ổn định thương tật, ra viện ngày 05 tháng 7 năm 2017 Ông X được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20% Ông X có 10 năm đóng BHXH; mức tiền lương đóng BHXH tháng 5 năm 2017 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với hệ số là 3,66

Yêu cầu: Xác định mức trợ cấp TNLĐ 1 lần

- Mức lương cơ sở tại thời điểm tháng 7 năm 2017 là 1.300.000 đồng

- Mức lương hàng tháng trước khi bị TNLĐ:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH:

- Mức trợ cấp một lần của ông X là:

16.250.000 + 15.225.600 = 31.475.600 (đồng) b/Trợ cấp hàng tháng

- Đối tượng áp dụng: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 80%

- Mức trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:

+ Mức trợ cấp theo mức suy giảm khả năng lao động: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1 % thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở

LC.S: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối m > 30)

+Ngoài mức trợ cấp quy định, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị

- L: Mức tiền lương đóng BHXH trước khi bị TNLĐ, BNN

- t: tổng số năm đóng BHXH (t>=1)

Mức trợ cấp hàng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng

50 Ông E trên đường đi họp bị tai nạn giao thông vào tháng 9 năm 2019 Sau khi điều trị ổn định thương tật ông E được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 40% Ông E có 12 năm đóng BHXH Mức lương đóng BHXH tháng 8 năm 2019 là 4.500.000 đồng

Yêu cầu: Xác định mức trợ cấp TNLĐ hàng tháng

- Mức lương cơ sở tháng 9/2019: 1.490.000 đồng

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH:

- Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:

M TR.C = C + D = 715.200 + 171.000 = 886.200 (đồng/tháng) c/Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Người lao động bị tai nạn lao động, BNN mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật d/Trợ cấp phục vụ

Người lao động bị suy giảm khả năng từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp hàng tháng, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở e/ Trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ, BNN

Người lao động đang làm việc bị chết do TNLĐ, BNN hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do TNLĐ, BNN thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở

6.2.5 Hồ sơ hưởng a/ Hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ

- Biên bản điều tra TNLĐ, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là

TNLĐ thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông

- Giấy ra viện sau khi đã điều trị TNLĐ

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa

- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ b/ Hồ sơ hưởng chế độ BNN

- Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao

- Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp, trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám BNN

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa

- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ BNN.

Ngày đăng: 30/07/2024, 16:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w