1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀO

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức không gian các Quảng trường đô thị khu trung tâm thành phố Vientiane, Lào
Tác giả Sithiphone Boutivong
Người hướng dẫn TS.KTS. Vũ Thị Hồng Hạnh, TS.KTS. Trương Thanh Hải
Trường học Trường Đại học Kiến trúc Tp Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quy hoạch vùng và đô thị
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 774,46 KB

Cấu trúc

  • 1. Sự cần thiết và lý do chọn đề tài (9)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (10)
  • 3. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
  • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 4 6. Những đóng góp của luận án (12)
  • 7. Nội dung và cấu trúc của luận án (12)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIEN CỨU . 5 1.1. Những khái niệm, định nghĩa có liên quan quảng trường (0)
    • 1.1.1. Không gian đô thị (13)
    • 1.1.2. Không gian công cộng (13)
    • 1.1.3. Quảng trường đô thị (14)
    • 1.2. Tổng quan về Quảng trường đô thị trên thế giới (14)
      • 1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Quảng trường (14)
      • 1.2.2. Phân loại Quảng trường trong đô thị (14)
      • 1.2.3. Xu thế phát triển của Quảng trường trong đô thị (15)
      • 1.2.4. Nhận xét chung (15)
    • 1.3. Tổng quan về thành phố Vientiane và Hệ thống Quảng trường trung tâm thành phố Vientiane - Lào (15)
      • 1.3.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Vientiane - Lào (15)
      • 1.3.3. Đánh giá sơ bộ hiện trạng tổ chức không gian các Quảng trường của thành phố Vientiane - Lào (16)
    • 1.4. Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố liên quan đến đề tài (16)
      • 1.4.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới (16)
      • 1.4.2. Các công trình nghiên cứu trong nước (nước (17)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ (18)
    • 2.1. Khung tiêu chí đánh giá chất lượng Quảng trường tại thành phố Vientiane (18)
      • 2.1.1. Khía cạnh địa lý (0)
      • 2.1.2. Khía cạnh vật chất (0)
      • 2.1.3. Các khía cạnh về hành vi và tâm lý (0)
      • 2.1.4. Các khía cạnh về quản lý (0)
    • 2.2. Cơ sở hiện trạng thành phố Vientiane (18)
      • 2.2.1. Điều kiện tự nhiên (18)
      • 2.2.2. Văn hóa xã hội (19)
      • 2.2.3. Kinh tế - kỹ thuật (19)
    • 2.3. Các yếu tố tác động đến tổ chức không gian Quảng trường đô thị (20)
      • 2.3.1. Đặc điểm về vị trí của Quảng trường (20)
      • 2.3.2. Đặc điểm về yếu tố tự nhiên (20)
      • 2.3.4. Đặc điểm về yếu tố kinh tế (20)
      • 2.3.5. Đặc điểm về yếu tố tôn giáo - tín ngưỡng (20)
      • 2.3.6. Đặc điểm về yếu tố văn hóa - xã hội (21)
      • 2.3.7. Đặc điểm về yếu tố công nghệ - vật liệu (21)
      • 2.3.8. Đặc điểm về tỉ lệ con người và không gian Quảng trường (21)
      • 2.3.9. Cơ sở về phát triển bền vững (22)
    • 2.4. Cơ sở pháp lý (22)
      • 2.4.1. Văn bản pháp lý (22)
      • 2.4.2. Định hướng quy hoạch phát triển đô thị thủ đô (22)
    • 2.5. Khảo sát ý kiến của người liên quan về chất lượng không gian 04 Quảng trường khu trung tâm TP (22)
      • 2.5.1. Mục đích khảo sát (22)
      • 2.5.2. Cấu trúc bảng câu hỏi (23)
      • 2.5.3. Phân tích xử lý Kết quả khảo sát (23)
      • 2.5.4. Đánh giá chất lượng không gian Quảng trường (23)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (24)
    • 3.1. Quan điểm và nguyên tắc chung cho việc tổ chức không gian Quảng trường tại thành phố Vientiane (24)
      • 3.1.1. Quan điểm tổ chức không gian Quảng trường tại thành phố Vientiane (24)
    • 3.2. Đề xuất mô hình tổ chức không gian Quảng trường tại thành phố Vientiane (27)
      • 3.2.1. Quan niệm tổ chức không gian Quảng trường (27)
      • 3.2.2. Cấu trúc không gian Quảng trường (27)
      • 3.2.3. Mô hình Quảng trường trong cấu trúc không (28)
    • 3.3. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian Quảng trường trung tâm thành phố Vientiane - Lào (28)
      • 3.3.1. Hình thái không gian quảng trường trung tâm thành phố Vientiane - Lào (28)
      • 3.3.2. Tổ chức KGQTĐT xem xét đặc điểm về vị trí 20 3.3.3. Tổ chức KGQTĐT cần kết hợp hài hòa với yếu tố tự nhiên (28)
      • 3.3.4. Tổ chức KGQTĐT cần xem xét đặc điểm về chính trị (29)
      • 3.3.5. Tổ chức KGQTĐT cần gắn liền đặc điểm về (29)
      • 3.3.6. Tổ chức KGQTĐT cần gắn liền với đặc điểm về VHXH (29)
      • 3.3.7. Tổ chức KGQTĐT cần thể hiện được đặc điểm về tôn giáo - tín ngưỡng (30)
      • 3.3.8. Tổ chức KGQTĐT cần xem xét yếu tố công nghệ - vật liệu (30)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN (31)
    • 4.1. Bàn luận hệ thống hóa các nguyên tắc quy hoạch tổ chức không gian hệ thống QT trung tâm TP Vientiane 23 4.2. Bàn luận khả năng ứng dụng của các giải pháp cải tạo không gian Quảng trường trung tâm thành phố (31)
    • 1. KẾT LUẬN (31)
    • 2. KIẾN NGHỊ (32)

Nội dung

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀOTỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀO

Sự cần thiết và lý do chọn đề tài

Luận án này đặt ra vấn đề xem xét không gian công cộng và không gian công cộng đô thị, tập trung vào thể loại Quảng trường, dưới góc độ xã hội – hành vi con người trong bối cảnh mới, nhằm hướng tới việc đảm bảo vai trò và chất lượng của không gian công cộng (Quảng trường đô thị) Từ đó khuyến khích, thuyết phục người dân tăng cường việc giao tiếp xã hội cũng như các hoạt động mang lại lợi ích nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, môi trường khác trong không gian Quảng trường

Thành phố Vientiane đã trải qua hơn 4 thế kỷ tiến hóa với nhiều thăng trầm và mâu thuẫn đang xen Khu vực nội thị hiện hữu nhìn chung đã tạo lập được một cơ sở khá vững chắc, giữ gìn được những không gian mang tính truyền thống và cảnh quan mang giá trị đặc trưng cao Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thành phố vẫn còn đối mặt với nhiều vấn đề phải quan tâm và giải quyết trong việc tổ chức không gian Quảng trường Có một số Quảng trường đã bị thu hồi, chia tách và lấn chiếm do mục đích tư nhân hóa Các Quảng trường còn lại hiện nay cũng sử dụng kém hiệu quả do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như: từ chính sách quản lý, ý thức người dân đã gây tác hại đến các giá trị vật chất - tinh thần và mối quan hệ cộng đồng Ngoài ra, còn có những mặt khác như tính kết nối với các khu vực xung quanh, mối quan hệ về ngữ cảnh Điều này cũng thể hiện rằng, việc thiết kế không gian Quảng trường còn thiếu sự nghiên cứu về đặc điểm vị trí và những đặc điểm kiến trúc của không gian Tình trạng trên đòi hỏi cần phải nghiên cứu sâu về không gian công cộng và Quảng trường

Vì vậy, để nâng cao hình ảnh đô thị và chất lượng môi trường đô thị thì việc nghiên cứu các giải pháp tổ chức không gian công cộng cho thành phố trên cơ sở các lý luận phát triển đô thị và kinh nghiệm từ các đô thị có tính chất tương tự đã thực hiện để vận dụng vào bối cảnh mới của thành phố là điều cần thiết Bên cạnh đó, việc kiến tạo không gian công cộng trong đô thị không đơn thuần là việc làm đẹp cho thành phố hiện tại mà còn là kế hoạch phát triển dài hạn cho tương lai, phản ánh quá trình biến đổi bền vững của đô thị Do đó, học viên chọn đề tài “Tổ chức không gian các Quảng trường đô thị khu trung tâm thành phố Vientiane, Lào” là một vấn đề hết sức cần thiết và nhiều ý nghĩa hiện nay và trong xu hướng phát triển đô thị tương lai.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu 1: Xây dựng khung đánh giá chất lượng không gian

Quảng trường đô thị, trường hợp áp dụng cho các Quảng trường đô thị tại Vientian, Lào

Mục tiêu 2: Đánh giá chất lượng không gian Quảng trường đô thị khu trung tâm thành phố Vientiane

Mục tiêu 3: Đề xuất mô hình và giải pháp tổ chức không gian

Quảng trường, với các nội dung đề xuất như sau:

- Quy mô toàn đô thị: Hệ thống các Quảng trưởng hiện hữu, với nội dung đề xuất kết nối chúng lại với nhau ở khía cạnh (i) kết nối chức năng, vai trò và (ii) kết nối vật chất thông qua các yếu tố hình thái của Quảng trường với yếu tố hình thái đô thị xung quanh: đường phố, sông, hồ, công viên, công trình v.v

- Cụ thể ở Quy mô từng Quảng trường, nhóm Quảng trường:

+ Các tiêu chí chất lượng quan trọng cho tổ chức không gian từng Quảng trường, nhóm Quảng trường

+ Cụ thể hóa tiêu chí trong tổ chức không gian cho các Quảng trường đô thị khu trung tâm hiện hữu của thành phố Vientiane.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát - điều tra

Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá các số liệu

Phương pháp bản đồ - sơ đồ hoá

Phương pháp phân tích hình thái

Phương pháp phân tích thống kê Sử dụng chương trình SPSS

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 4 6 Những đóng góp của luận án

+ Ý nghĩa về mặt khoa học: Hệ thống hóa các luận chứng khoa học, góp phần vào việc nghiên cứu thiết kế và cải tạo không gian công cộng, không gian Quảng trường Áp dụng phù hợp với điều kiện của nước Lào trong bối cảnh hiện nay

+ Ý nghĩa về mặt thực tiễn: có thể dùng để tham khảo trong việc nghiên cứu hoặc trong quá trình lập quy hoạch, thiết kế không gian đô thị, thiết kế đô thị, … của các cơ quan, ban ngành, cá nhân, tổ chức có liên quan Các sản phẩm nghiên cứu cụ thể về mặt ứng dụng trong thực tiễn

6 Những đóng góp của luận án

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá đánh giá chất lượng không gian công cộng, chất lượng không gian Quảng trường; có giá trị tham khảo và áp dụng thực tiễn công tác thiết kế và quản lý đô thị

Phân tích và đánh giá không gian Quảng trường tại khu trung tâm thành phố Vientiane – Lào, làm cơ sở cho các đồ án quy hoạch, thiết kế, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan liên quan

Tổng hợp hệ thống cơ sở lý thuyết, nguyên tắc, kinh nghiệm thực tiễn trong tổ chức không gian, thiết kế và cải tạo không gian Quảng trường.

Nội dung và cấu trúc của luận án

Luận án chia làm 03 phần như sau:

- Phần nội dung nghiên cứu, gồm 04 chương:

TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIEN CỨU 5 1.1 Những khái niệm, định nghĩa có liên quan quảng trường

Không gian đô thị

Tìm hiểu "Không gian đô thị là gì? Qua định nghĩa của một số tác giả như Norberg-Schulz 1979, Trancik, Norberg- Schulz, Giedion, Kevin Lynch (1960), Colquhoun, Krier … thì Khái niệm về không gian đô thị cần phải hiểu từ khía cạnh vật chất, xã hội và biểu tượng tài cùng một thời điểm.

Không gian công cộng

Không gian đô thị là những thành phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày Những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày diễn ra trong cả phạm vi tính chất công cộng, bán công cộng, bán riêng tư và riêng tư của không gian Tính sở hữu (ownership) và mức độ ‘mở’ cho công chúng tiếp cận và sử dụng (acessibility) là cơ sở xác định tính’ công cộng’ của không gian đó Các địa điểm riêng tư không thuộc sở hữu

‘công’ thường rất hạn chế tiếp cận đối với công chúng Ngược lại, không gian công cộng (public spaces) luôn ‘mở’ cho tất cả mọi người ra vào tự do Một số không gian công cộng trong đô thị có ‘nội quy’ (về thời gian và hành vi) khi sử dụng nằm đảm bảo an toàn, an ninh

6 trật tự va bộ mặt đô thị, v.v mà không gian đó hướng tới hoặc đóng góp vào.

Quảng trường đô thị

Quảng trường là một trong những thể loại không gian mở công cộng trong đô thị, nó bao hàm nhiều chức năng, là nơi có thể ra vào tự do và có nhiều phương thức tổ chức, vận hành tuỳ thuộc vào mỗi trường hợp cụ thể với bối cảnh lịch sử, kinh tế, văn hoá xã hội khác nhau.

Tổng quan về Quảng trường đô thị trên thế giới

1.2.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Quảng trường

Quảng trường công cộng trải qua 5 giai đoạn phát triển thay đổi về quy mô, tính chất và đặc điểm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, bao gồm:

- Giai đoạn I: Thời kỳ Cổ đại

- Giai đoạn II: Thời kỳ Trung đại

- Giai đoạn III: Thời kỳ Phục hưng

- Giai đoạn IV: Thời kỳ Cận đại

- Giai đoạn V: Thời kỳ Hiện đại

1.2.2 Phân loại Quảng trường trong đô thị

1.2.2.1 Theo lý thuyết của Camillo Sitte (1989)

Camillo Sitte (1989) xác định không gian Quảng trường được tạo lập bời một chuỗi các nguyên tắc nghệ thuật, có 4 loại yếu tố QT như sau: được bao bọc vởi công trình, không gian tích cực, hình dạng xác định và hoành tráng với yếu tố tượng đài, nghệ thuật điêu khắc

1.2.2.2 Theo lý thuyết của Paul Zucker (1959)

Paul Zucker vạch ra năm loại QTĐT như sau: QT khép kín, QT thống trị, QT hạt nhân, các Quảng trường của nhóm, QT vô dịnh hình

1.2.3 Xu thế phát triển của Quảng trường trong đô thị

Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển bền vững đặt QTĐT vào vai trò quan trọng, tích hợp hài hòa các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.

Công năng của Quảng trường đã biến đổi nhiều nhưng đều có 02 vai trò chính trong một đô thị hiện đại:

- Là nơi người dân đến tập hợp, tham gia vào các hoạt động nghỉ ngơi, văn hóa hay nói cách khác là địa điểm ‘giao tiếp xã hội’ cho người dân thành phố

- Là điểm nhấn trong đô thị, quàng trường là nơi diễn ra các hoạt động có mục đích về thương mại, chính trị và tôn giáo

Hình thức QT không còn bị giới hạn trong các chuẩn mực thẩm mỹ mà mang nhiều ý nghĩa môi trường, văn hóa, xã hội và kinh tế Để đảm bảo ý nghĩa này, Thiết kế QT gắn liền với không gian cảnh quan và kiến trúc liền kề hoặc lân cận.

Tổng quan về thành phố Vientiane và Hệ thống Quảng trường trung tâm thành phố Vientiane - Lào

1.3.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của thành phố

Thành phố Vientiane (tiếng Lào: ວຽງຈັນ; tiếng Pháp: Vientiane) là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất ở Lào, là đơn vị hành chính địa phương cấp 01 ngang với các tỉnh của Lào Có vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học và văn hóa-xã hội lớn nhất cả nước. Giai đoạn năm 430 - 120 trước CN: thành thị đông đúc;

Giai đoạn năm 1357: Vương Quốc Lanexang;

Giai đoạn năm 1707: thời kỳ chia quốc;

Giai đoạn 1893-1954: thời kỳ thuộc địa Pháp;

Giai đoạn thống nhất đất nước từ ngày 02/12/1975 đến nay

1.3.2 Giới thiệu chung hệ thống Quảng trường của thành phố Vientiane - Lào

Hệ thống Quảng trường này tạo nên không gian công cộng đặc trưng cho thành phố gồm 04: Patuxay, Chao Fa Ngum, That Louang và Chao Anouvong

1.3.3 Đánh giá sơ bộ hiện trạng tổ chức không gian các Quảng trường của thành phố Vientiane - Lào

Quảng trường đô thị TP Vientiane chưa phù hợp qui mô của thành phố trên 01 triệu dân; Hệ thống QTĐT chưa có mối quan hệ hữu cơ; Quảng trường đô thị chưa thỏa mãn nhu cầu của người dân đô thị; Hệ thống KGQTĐT chưa thể hiện được bản sắc đặc trưng của thủ đô.

Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố liên quan đến đề tài

1.4.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới

1.4.1.1 Đặc điểm không gian của Quảng trường đô thị và tính xã hội: Đánh giá về Quảng trường thành phố Melbourne, Úc - Khalilah Zakariya, 2014

Nghiên cứu này trình bày phương pháp sử dụng phân tích không gian, thông qua sơ đồ mặt bằng, mặt cắt được thu thập từ tổng quan tài liệu và dữ liệu thứ cấp, để kiểm tra chất lượng công trình về mặt vật thể và mặt không gian của Quỹ Tích.

1.4.1.2 Phân tích đánh giá cảnh đêm của Quảng trường Merdeka ở Kuala Lumpur, Malaysia - Zarif Zahari năm 2016

Nghiên cứu này nhằm mục đích lấp đầy khoảng cách lý thuyết giữa thiết kế cảnh đêm và thiết kế đô thị và đóng góp vào các thành phần cảnh đêm trong tương lai tại Quảng trường đô thị của thành phố Kuala Lumpur

1.4.2 Các công trình nghiên cứu trong nước (nước CHDCND Lào)

1.4.2.1 Khái niệm chung về không gian công cộng - Buonleuam Sisoulat, 2014

Không gian công cộng là nơi tập trung của các nhóm người có thể tiếp cận vào không gian và không gian đó có hàng loạt các nhóm người, các hoạt động với nhiều mục đích khác nhau trong sử dụng không gian để thực hiện việc tương tác với xã hội

1.4.2.2 Bối cảnh sử dụng không gian công cộng và vai trò cộng đồng truyền thống tại thành phố Vientiane - Somlith Manivong, 2017

Nghiên cứu này có thể ứng dụng để tìm hiểu các cộng đồng truyền thống nhỏ khác, nhằm xem xét mối quan hệ và tính cộng đồng thể hiện qua không gian công cộng Tuy nhiên, cần lưu ý đến những đặc điểm, bối cảnh xã hội, văn hóa riêng của từng cộng đồng.

KGCC là thành phần không thể thiếu của đô thị, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu như Hanna Arent, Jurgen Habermas, Madanipoor Họ đưa ra các quan điểm về không gian này theo nhiều góc độ khoa học như xã hội, địa lý, kiến trúc và quy hoạch đô thị Tuy nhiên, ở Lào hiện nay, các nghiên cứu về KGCC còn hạn chế về số lượng và chất lượng.

10 hạn chế, chủ yếu chỉ dừng lại ở những nghiên cứu về mặt khái niệm kế thừa từ các học giả phương Tây hay các nghiên cứu về văn hóa của các cộng đồng có liên quan đến việc sử dụng KGCC tại thành phố Vientiane.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

Khung tiêu chí đánh giá chất lượng Quảng trường tại thành phố Vientiane

Có thể được phân loại gồm 04 tiêu chí theo khía cạnh địa lý, vật chất, hành vi - tâm lý và các khía cạnh quản lý liên quan đến phân loại của Shaftoe (2008): Khía cạnh địa lý; Khía cạnh vật chất; Khía cạnh về hành vi và tâm lý; Khía cạnh quản lý

Cơ sở hiện trạng thành phố Vientiane

2.2.1 Điều kiện tự nhiên Địa hình: đồng bằng sông MeKong, độ cao 160m - 180m, thuộc đoạn Sông tiếp giáp với biên giới Thái Lan.; boa bọc bởi các dãy núi gở các phía còn lại

Khí hậu: nhiệt đới gió mùa

Thủy văn: Có ba con sông lớn sông MeKong, Sông Nam Ngum, sông Nam Ton Việc xây dựng đập thủy điện Nam Ngum đã tạo ra một hồ nước lớn cách Trung tam TP Vientiane 60km về hướng Bắc Chế độ thủy triều và kế hoạch xây dựng thêm nhiều đập thủy điện trên sông Ngum đã được dự báo làm biến đổi hệ sinh thái, hoạt động nuôi trồng tủy sản và sản xuất nông nghiệp vùng hạ lưu, chính là vùng trung tâm

2.2.2.1 Sơ lược quá trình phát triển và đặc điểm văn hoá Lào

Giai đoạn 01: Thời kỳ Lào Lan Xang (Vương Quốc Triệu Voi) Giai đoạn 02: Thời kỳ Thuộc địa Phương Tây

Giai đoạn 03: Văn hóa thời kỳ mới

2.2.2.2 Một số đặc trưng văn hóa của người Lào

Văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào giao lưu, tiếp nhận, tác động lẫn nhau với nền văn hóa các nước trong và ngoài khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là sự giao lưu với hai nền văn hoá lớn châu Á: Ấn Độ về phía Tây - Nam, Trung Hoa về phía Bắc Đặc biệt, tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Lào Có thể nói rằng, cả ba nguyên tắc văn hóa truyền thống: HÍT XÍP XONG; KHONG XÍP XÌ; PA PHÊ NI XÍP HÀ

2.2.2.3 Những thách thức trong văn hoá sinh hoạt công cộng của người Lào hiện nay

Nước Lào có nền kinh tế lạc hậu nhất so với các nước trong khu vực và một số nước láng giềng có ảnh hưởng trực tiếp đến nền văn hóa đa dạng của các bộ tộc Lào Đây là nguyên nhân dẫn đến lạm phát nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến việc tổ chức hoạt động văn hóa công cộng dẫn đến sự phát triển các thành phần kinh tế - xã hội ở Lào

2.2.3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của Tổng sản phẩm quốc nội trong khu vực (GDP) từ năm 2001 đến 2005 là 9,8% GDP bình quân đầu người tại Thủ đô Vientiane tương đương 1.585 USD, cao hơn 1,7 lần so với trung bình của CHDCND Lào (891 USD) trong cùng năm

2.2.3.2 Về đặc điểm hạ tầng kỹ thuật đô thị

Các vấn đề về áp lực dân số, nạn lấn chiếm KGCC, xử lý chất thải, cao độ nền thấp dễ ngập, cần công tác quản lý cải thiện.

Các yếu tố tác động đến tổ chức không gian Quảng trường đô thị

2.3.1 Đặc điểm về vị trí của Quảng trường

Các khía cạnh của các yếu tố có ảnh hưởng đến đặc điểm vị trí địa lý của Quảng trường trong đô thị nhằm tạo lập một không gian Quảng trường tốt, bao gồm: Địa điểm, khả năng tiếp cận, khu vực tâm điểm

2.3.2 Đặc điểm về yếu tố tự nhiên Điều kiện tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập không gian sống phù hợp cho tửng dân tộc và được đặc trưng bởi 03 yếu tố cơ bản là khí hậu, địa hình, mặt nước

2.3.3 Đặc điểm về yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị bao gồm ba trụ cột chính: chính quyền đô thị, các nhà đầu tư bất động sản, các tổ chức xã hội đại diện cho tiếng nói của đông đảo các tầng lớp nhân dân Luôn diễn ra sự đấu tranh, thương lượng về mặt lợi ích giữa ba nhóm, nếu không tương tác tốt với nhau thì sẽ dẫn đến tình trạng bị lợi ích nhóm chi phối

2.3.4 Đặc điểm về yếu tố kinh tế

Trong tình hình kinh tế đang phát triển, Để nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư cần phải có một chiến lược xây dựng đúng đắn nhằm phát huy mọi tiềm năng sẵn có của xã hội để thực hiện chức năng xã hội của công tác quy hoạch - kiến trúc và để góp phần phát triển xã hội

2.3.5 Đặc điểm về yếu tố tôn giáo - tín ngưỡng

Các tổ chức lễ hội đa dạng, không chỉ là những biểu hiện của nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng mà còn là những biểu hiện văn hóa công cộng gắn bó với đời sống của người Lào Một nét đặc trưng trong hoạt động công cộng là hầu hết các không gian Quảng trường đếu có bức tượng của Vua được coi là anh hùng của dân tộc Người Lào rất tôn trọng các anh hùng của dân tộc như thần

2.3.6 Đặc điểm về yếu tố văn hóa - xã hội Đặc điểm văn hóa của người Á đông thể hiện trong việc thiết kế môi trường nhân tạo không chỉ đơn thuần dựa vào vấn đề về công năng hay nghệ thuật thuần túy mà còn dựa vào những quan niệm riêng về triết học để thể hiện ý đồ tư tưởng Làm đối tượng siêu hình học, lấy tác dụng trực giác làm phương pháp

2.3.7 Đặc điểm về yếu tố công nghệ - vật liệu

Kỹ thuật công nghệ: “thành phố thông minh” là nơi công nghệ thông tin được kết hợp với kết cấu hạ tầng, kiến trúc, đồ dùng hàng ngày và thậm chí là cả cơ thể chúng ta để giải quyết các vấn đề về môi trường sống, xã hội và kinh tế

Vật liệu cũng là yếu tố quan trọng đóng vai trò là ngôn ngữ biểu hiện hiệu quả của không gian sử dụng và kiến trúc

2.3.8 Đặc điểm về tỉ lệ con người và không gian Quảng trường 2.3.8.1 Đặc điểm về không gian Quảng trường

Yếu tố cấu thành không gian Quảng trường bao gồm ba mặt phẳng: mặt phẳng nền, mặt phẳng thẳng đứng và mặt phẳng trên cao Các yếu tố này quyết định tỷ lệ và hình dạng của không gian.

Yếu tố khống chế hình thái không gian Quảng trường: Kiến trúc xung quanh; Kích thước và hình thức kỷ hà; Phương thức và mức độ vây hợp của các công trình quanh; Công năng QT

Yếu tố về quy mô và tỉ lệ của Quảng trường

2.3.8.2 Đặc điểm về tỉ lệ con người đối với không gian Quảng trường

Tỉ lệ người là một yếu tố quan trọng khác cho sự thành công của một Quảng trường Theo Tibbalds, "một môi trường thoải mái của con người" có thể được tạo ra bằng cách xem xét "tỉ lệ và tốc độ của người đi bộ, không phải là các phương tiện di chuyển nhanh

2.3.9 Cơ sở về phát triển bền vững

Với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nhiều thách thức đặt ra với loài người như: biến đổi khí hậu, khan hiếm nước, bất bình đẳng,… Tất cả chỉ có thể được giải quyết ở cấp độ toàn cầu và bằng cách thúc đẩy phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý liên quan trong lĩnh vực quy hoạch - kiến trúc tại nước CHDCND Lào, bao gồm các Luật Quy hoạch, đất đai, bảo vệ môi trường, di sản, và các Nghị định, Quyết định khác

2.4.2 Định hướng quy hoạch phát triển đô thị thủ đô Vientiane

Thủ đô Vientiane sẽ đóng vai trò quan trọng trong hội nhập và sẽ là trung tâm của các hành lang kinh tế GMS Với vai trò là thủ đô, Vientiane có nguồn nhân lực tốt nhất để trở thành cửa ngõ quốc tế, trung tâm hành chính và kinh tế quốc gia Thủ đô Vientiane cũng có thể cung cấp người dân bản địa và du khách thời gian và không gian để thư giãn và tìm hiểu về lịch sử, cảnh quan văn hóa địa phương.

Khảo sát ý kiến của người liên quan về chất lượng không gian 04 Quảng trường khu trung tâm TP

Nhằm thu thập những thông tin khách quan nói lên nhận thức và thái độ của người được khảo sát ở các nhóm đối tượng khác nhau

2.5.2 Cấu trúc bảng câu hỏi

Trong giới hạn nghiên cứu của luận án, tác giả sử dụng hình thức ankét đóng làm công cụ khảo sát, tác giả sử dụng các loại câu hỏi, như sau: Loại câu hỏi theo kiểu vi phân ngữ nghĩa; Loại câu hỏi được lập theo thang Liker

2.5.3 Phân tích xử lý Kết quả khảo sát

Kết quả nghiên cứu được trình bày bằng biểu đồ và bảng số liệu, mô hình hóa các câu hỏi khảo sát dưới dạng biến số Biến số có hai tính chất: biến có giá trị giới hạn hữu hạn và biến không có giá trị giới hạn.

2.5.4 Đánh giá chất lượng không gian Quảng trường trung tâm thành phố Vientiane - Lào - Kết quả khảo sát

Khảo sát tại các Quảng trường trung tâm TP Vientiane, bao gồm:

QT Chao Fa Ngum, QT Chao Anouvong, QT Thatlouang, QT Patuxay Lấy ý kiến 400 người tham gia tại 4 Quảng trường này, kết quả cho thấy có sự đồng thuận cao trong việc đánh giá chất lượng không gian các Quảng trường trung tâm TP Vientiane.

Các căn cứ khoa học trên là cơ sở để nghiên cứu và đề xuất giải pháp tổ chức các không gian Quảng trường cho khu vực nghiên cứu, đảm bảo phù hợp với các quy luật vận động cũng như khai thác tốt các yếu tố tự nhiên, văn hóa bản địa… cho các không gian công cộng đô thị Giữa xây dựng đô thị và cảnh quan tự nhiên có mối quan hệ tương hỗ, việc xây dựng và phát triển đô thị có là tốt cho cho các nhu cầu

16 hoạt động của con người nhưng không chắc là phù hợp với sự vận động và phát triển của tự nhiên.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Quan điểm và nguyên tắc chung cho việc tổ chức không gian Quảng trường tại thành phố Vientiane

3.1.1 Quan điểm tổ chức không gian Quảng trường tại thành phố Vientiane

3.1.1.1 Tổ chức KGQTĐT phải căn cứ vào đặc điểm về vị trí

Vị trí của các Quảng trường được bố trí vào khu vực trong thành phố cần phải đáp ứng được sự phát triển ngày càng tăng của nhu cầu người dân và định hướng của phát triển của đô thị trong tương lai

3.1.1.2 Tổ chức KGQTĐT phải có sự kết hợp hài hòa với yếu tố tự nhiên

Điều kiện khí hậu là yếu tố không thể thay đổi, chỉ có thể thích nghi hoặc cải thiện từng cục bộ (cải tạo vi khí hậu từng khu vực) Khi xem xét các yếu tố tự nhiên trong không gian Quảng trường, cũng cần lưu ý đến các yếu tố nhân tạo.

3.1.1.3 Tổ chức KGQTĐT phải xem xét đặc điểm về chính trị

Nhìn tử góc độ pháp luật có 03 yếu tố cơ bản trong việc tạo lập nên một không gian trong đô thị đó là chính quyền đô thị, nhà đầu tư và người dân trong đô thị đó, 03 yếu tố này luôn có sự tương tác qua lại lẫn nhau

3.1.1.4 Tổ chức KGQTĐT phải gắn liền với đặc điểm về kinh tế

Cần có một chiến lược và chính sách về mặt kinh tế để huy động nguồn vốn và thiết kế không gian Quảng trường phù hợp với khả năng về vốn đầu tư của xã hội

3.1.1.5 Tổ chức KGQTĐT phải thể hiện được đặc điểm về tôn giáo - tín ngưỡng Đối với đất nước Lào, Phật giáo và các tôn giáo khác như Bà lamôn giáo, Saman giáo và các tín ngưỡng dân gian không hề có sự đối kháng mà nó hòa quyện vào nhau Bên cạnh đó, dân tộc Lào rất kính trọng các anh hùng dân tộc có công với đất nước và việc thờ cũng họ cũng xem như là một tín ngưỡng dân gian

3.1.1.6 Tổ chức KGQTĐT phải gắn liền với đặc điểm về VH-XH Đề cao tính cộng đồng là một nét văn hóa rất nổi bật của người

Lào, bình đẳng, thân thiện, tự do, hài hòa và ấm áp

3.1.1.7 Tổ chức KGQTĐT phải xem xét yếu tố công nghệ - vật liệu

Vận dụng các tiến bộ và thành tựu khoa học kỹ thuật áp dụng vào

02 công tác chính là công tác thiết kế và công tác quản lý không gian này khi đi vào giai đoạn sử dụng

3.1.1.8 Tổ chức KGQTĐT phải coi trọng vấn đề tỉ lệ con người và không gian Quảng trường

Tỷ lệ con người trong thiết kế là rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng và giá trị thẩm mỹ của đồ án thiết kế Trong đó, chiều cao con người và tầm nhìn của mắt là 02 yếu tố quan trọng

3.1.2 Nguyên tắc chung tổ chức không gian Quảng trường tại thành phố Vientiane

3.1.2.1 Tổ chức KGQTĐT phải căn cứ vào đặc điểm về vị trí

Thích hợp với quy hoạch chung, có điều kiện giao thông thuận lợi, hệ thống giao thông công cộng và diện tích đỗ xe rộng rãi, những khu đất cao ráo, dễ thoát nước, vệ sinh tốt, đảm bảo phòng cháy chữa cháy, phù hợp với quỹ đất quy hoạch.

3.1.2.2 Tổ chức KGQTĐT phải có sự kết hợp hài hòa với yếu tố tự nhiên

Việc khai thác sử dụng tự nhiên chủ yếu là “thich ứng” hạn chế

“biến đổi” Bảo đảm sự thống nhất giữa các tất cả các thành phần trong không gian Quảng trường, bao gồm: Tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với nhân tạo và nhân tạo với nhân tạo Giải pháp ứng xử thuận theo tự nhiên – xu hướng phát triển bền vững.

3.1.2.3 Tổ chức KGQTĐT phải xem xét đặc điểm về chính trị

Tuân thủ pháp luật, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, an ninh và văn hóa, bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của chính quyền, tổ chức và cộng đồng, hài hòa giữa lợi ích của thành phố và lợi ích người dân.

3.1.2.4 Tổ chức KGQTĐT phải gắn liền với đặc điểm về kinh tế

Triệt để phát huy mọi nguồn lực và tiềm năng sẵn có xã hội, giải pháp đúng đắn cho công tác thiết kế xây dựng và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư Khai thác các điều kiện tự nhiên có lợi tại địa phương nhằm giảm mức vốn đầu tư Tạo nguồn vốn tái đầu tư cho việc nâng cấp Quảng trường và xây dựng các hạng mục tiếp theo

3.1.2.5 Tổ chức KGQTĐT phải thể hiện được đặc điểm về tôn giáo - tín ngưỡng

Bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống của kiến trúc dân gian và kiến trúc Phật giáo Sử dụng tượng đài của các anh hùng dân tộc có kích thước lớn tạo điểm nhấn và chủ đề trong bố cục không gian.

3.1.2.6 Tổ chức KGQTĐT phải gắn liền với đặc điểm về VH-XH

Kiến tạo một không gian mang tính nhân văn, dậm đà bản sắc văn hóa của người Lào, trọng tâm với Tín ngưỡng Phật giáo, kiến trúc truyền thống, văn hóa bản địa của người Lào.

3.1.2.7 Tổ chức KGQTĐT phải xem xét yếu tố công nghệ - vật liệu

Lựa chọn công nghệ tương thích với xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0 là điều cần thiết Bên cạnh đó, cần ưu tiên sử dụng những vật liệu địa phương mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, giúp tôn vinh yếu tố xã hội và văn hóa của đất nước Lào.

3.1.2.8 Tổ chức KGQTĐT phải coi trọng vấn đề tỷ lệ con người và KGQT

Tạo hiệu quả cho không gian Quảng trường, tỷ lệ góc nhìn giữa chiều cao công trình xung quanh với chiều rộng Quảng trường đóng vai trò quan trọng, đem lại sự thoải mái, thân thiện, hấp dẫn, đồng thời nâng cao chất lượng sống cho cư dân.

Đề xuất mô hình tổ chức không gian Quảng trường tại thành phố Vientiane

3.2.1 Quan niệm tổ chức không gian Quảng trường theo xu hướng bền vững hiện nay

Trong nghiên cứu này, tác giả đi theo một khái niệm có sự đồng thuận rộng rãi hơn trên thực tế hiện nay là khái niệm phát triển bền vững phải có 04 khía cạnh, bao gồm: Môi trường, xã hội, kinh tế và thể chế

3.2.2 Cấu trúc không gian Quảng trường

Cấu trúc cơ bản của một đơn vị Quảng trường (ĐVQT) bao gồm phần lõi là không gian trống và vây bọc xung quanh nó là các yếu tố vật chất (YTVC) như công trình, cụm công trình kiến trúc…, yếu tố tự nhiên (YTTN) như cây xanh, thảm cỏ và mặt nước … và yếu tố

20 quản lý - vận hành đóng vai trò phi vật chất Để đạt được sự bền vững cho cấu trúc này cần đảm bảo cân bằng 03 yếu tố này trên nền tảng liên kết với 04 trụ cột của nguyên lý bền vững gồm: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế theo xu hướng phát triển “thông minh”

3.2.3 Mô hình Quảng trường trong cấu trúc không gian toàn đô thị Đơn vị Quảng trường (ĐVQT) là một thành phần của hệ thống không gian công cộng trong cơ cấu tổng thể đô thị Để xây dựng một mô hình Quảng trường phát triển theo hướng bền vững cho thành phố, các ĐVQT không thể đứng độc lập với nhau mà chúng phải liên kết với nhau thành một hệ thống có những mối quan hệ tương tác với nhau.

Đề xuất giải pháp tổ chức không gian Quảng trường trung tâm thành phố Vientiane - Lào

3.3.1 Hình thái không gian quảng trường trung tâm thành phố Vientiane - Lào

Có 02 căn cứ cơ bản để đề xuất giải pháp, gồm: Căn cứ từ phân tích hình thái không gian, bối cảnh hiện trạng và số liệu khảo sát của các tiêu chí đánh giá thông qua phát bảng câu hỏi thăm dò tại Quảng trường

3.3.2 Tổ chức KGQTĐT xem xét đặc điểm về vị trí Đánh giá các dạng hình thái cơ bản của các Quảng trường hiện hữu

03 dạng hình thái vây bọc cơ bản: QT vây bọc toàn bộ bởi đường giao thông cơ giới và công trình, QT vây bọc bởi một phần đường giao thông cơ giới và công trình nhưng tiếp xúc tiềm năng lớn với các yếu tố tự nhiên, QT vây bọc bởi một phần đường giao thông cơ giới nhưng tiếp xúc với các công trình, không gian quan trọng có ý nghĩa giá trị lịch sử và chính trị sâu sắc Tuỳ theo dạng sơ đồ của mỗi Quảng trường mà giải quyết 04 vấn dề: mở rộng Quảng trường; bảo tồn; khai thác cảnh quan; khả năng tiếp cận

3.3.3 Tổ chức KGQTĐT cần kết hợp hài hòa với yếu tố tự nhiên

Để tạo nên sự thoải mái và cảnh quan hấp dẫn, các tổ chức y tế cần chú ý đến các yếu tố tự nhiên tại cấp độ vi khí hậu, trong đó Lào có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa Giải pháp tối ưu trong trường hợp này là sử dụng hệ thống cây xanh để điều hòa và cải thiện chất lượng không khí, cũng như cải tạo môi trường, tạo nên một cảnh quan trong lành và dễ chịu.

3.3.4 Tổ chức KGQTĐT cần xem xét đặc điểm về chính trị

Cần nhanh chóng xem xét để hoàn thiện các tiêu chuẩn nhằm đánh giá và giám sát tính bền vững của KGCC, hướng đến quản trị thông minh trong tương lai

3.3.5 Tổ chức KGQTĐT cần gắn liền đặc điểm về kinh tế

Để huy động nguồn vốn hiệu quả, xã hội hóa trong lĩnh vực dịch vụ xã hội và đầu tư hạ tầng đô thị là những giải pháp khả thi Vai trò chủ đạo vẫn thuộc về nhà nước, trong khi các nguồn phụ có thể được thu từ phí vé tham quan công trình kiến trúc, phí giữ xe tại Quảng trường.

3.3.6 Tổ chức KGQTĐT cần gắn liền với đặc điểm về VHXH

Xây dựng một không gian đô thị văn minh - hiện đại - có nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc dựa trên 3 yếu tố: thói quen của người dân, các quy định quản lý (hay luật lệ đô thị) và các giải pháp kiên trúc - quy hoạch trong tổ chức không gian

3.3.7 Tổ chức KGQTĐT cần thể hiện được đặc điểm về tôn giáo

Lào là một nước xem đạo Phật là quốc giáo Do đó, khi tổ chức không gian Quảng trường, các kiến trúc công trình cần chú trọng các đặc điểm kiến trúc Phật giáo Nam tông và hệ thống tượng đài các anh hùng dân tộc, nó phản ánh nét đẹp bản sắc văn hóa cho dân tộc, góp phần làm phong phú thêm cho kiến trúc cảnh quan và môi trường của thành phố

3.3.8 Tổ chức KGQTĐT cần xem xét yếu tố công nghệ - vật liệu

Yếu tố công nghệ: Sử dụng công nghệ ITC trong tổ chức không gian Quảng trường nên tập trung vào 02 vấn đề chủ yếu là công nghệ thông minh để kết nối hạ tầng - xe cộ và chiếu sáng thông minh

Khi cải tạo KGQTĐT trong thành phố cần sử dụng vật liệu truyền thống, địa phương có tính cổ kính và truyền thống, tránh sử dụng vật liệu công nghiệp hiện đại Điều này nhằm bảo tồn nét cổ kính và truyền thống của kiến trúc bản địa, đặc trưng thường gắn liền với các công trình tôn giáo cổ hoặc hệ thống tượng đài các vị vua.

3.3.9 Tổ chức KGQTĐT phải coi trọng vấn đề tỉ lệ con người

Tỉ lệ con người trong không gian tập trung ở 02 khía cạnh chính bao gồm: Tính xã hội của tầm nhìn trong cự ly nhỏ hơn 100m và tương quan giữa chiều cao con người với các vật thể xung quanh tạo nên tính đóng hoặc mở của hình thái không gian Quảng trường

Dựa vào các cơ sở khoa học ở chương 2, Chương 3 thực hiện các mục tiêu đã đề ra, bao gồm: Đánh giá chất lượng KGQTĐT tại trung tâm TP Vientiane, xây dựng các nguyên tắc chung, đề xuất mô hình tổ chức và giải pháp tổ chức KGQTĐT trung tâm TP Vientiane, Lào phù hợp với xu hướng phát triển bền vững hiện nay.

BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

Bàn luận hệ thống hóa các nguyên tắc quy hoạch tổ chức không gian hệ thống QT trung tâm TP Vientiane 23 4.2 Bàn luận khả năng ứng dụng của các giải pháp cải tạo không gian Quảng trường trung tâm thành phố

Hệ thống nguyên tắc sẽ là một tập hợp của nhiều nguyên tắc thành phần (gồm những nguyên tắc chung đã nghiên cứu ở mục 3.2) Các nguyên tắc khi đã được hệ thống hóa một khi đưa vào hệ thống văn bản pháp quy sẽ bổ sung cho các khoảng trống về tính pháp lý cần thiết trong công tác thiết kế quy hoạch các KGCC hiện nay tại thành phố Vientiane

4.2 Bàn luận khả năng ứng dụng của các giải pháp cải tạo không gian Quảng trường trung tâm thành phố Vientiane

Nghiên cứu tính khả thi của các giải pháp gồm 06 lĩnh vực trọng tâm: Tính khả thi về mặt kỹ thuật, Tính khả thi về mặt kinh tế, Tính khả thi về mặt pháp luật, Tính khả thi về hoạt động, Tính khả thi về tiến độ, Tính khả thi về văn hoá xã hội

Sử dụng công nghệ kỹ thuật ITC để hỗ trợ, phân bổ nguồn vốn đầu tư và nâng cao vai trò của người dân

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI

KẾT LUẬN

QT là một dạng KGCC quan trọng trong thành phố Nhưng trong sự vận động và phát triển của nó còn đứng trước rất nhiều thách thức, nhất là trong một xã hội ngày càng vận động và biến đổi không ngừng theo những xu hướng khác nhau Nhu cầu giao tiếp xã hội của con

24 người trong xã hội ngày càng tăng thì sự phát triển của QT càng cần thiết

QT là bộ phận nòng cốt tạo nên đô thị, hình thái của QT luôn luôn gắn liền với hình thái của đô thị

Luận án này xây dựng một cách có hệ thống các khái niệm, quan điểm, phận loại, nhận định các xu hướng phát triển QT trân thế giới Để đánh giá chất lượng KG QT, nghiên cứu xây dựng khung tiêu chí đánh giá Thực hiện khảo sát ý kiến của người dân, từ đó, vận dụng vào tình hình và bối cảnh thực tế của địa phương đề xuất các giải pháp nhằm cải tạo các không gian Quảng trường có chất lượng và phù hợp với xu thế phát triển cho thành phố Vientiane - Lào

Bên cạnh đó, trong giai đoạn phát triển công nghệ 4.0 việc ứng dụng các công nghệ mới trong công tác nghiên cứu các giải pháp cải tạo, quản lý nâng cao chất lượng phục vụ công cộng của QT là mộtTxu hướng tất yếu Trong bối cảnh nguồn lực bị hạn chế của thành phố thì công nghệ ITC là nền tảng công nghệ phù hợp Việc ứng dụng công nghệ sẽ làm cho việc đề xuất các giải pháp nhanh chóng và chính xác hơn, làm cho không gian Quảng trường trở nên thông minh hợn và bền vững hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, tạo ra nhiều cơ hội để triển khai và tạo điều kiện kết nối chặt chẽ giữa chính quyền và người dân, nhờ đó mà việc kế hoạch cải tạo khả thi hơn.

KIẾN NGHỊ

Trong bối cảnh của thành phố hiện nay với sự hạn chế về nguồn lực, cần thực hiện tốt các giải pháp cải tạo Quảng trường thông minh, quản trị thông minh Bên cạnh đó cần lập kế hoạch cụ thể, tạo điều kiện cho các nhà khoa học, có sự tham gia của cộng đồng, tập trung vào khả năng phục hồi và bền vững.

Ngày đăng: 30/07/2024, 09:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w