Hơn thế nữa, việc học Tiếng Anh trên lớp không thể kết thúc khi quyển sách gấp lại và cô giáo bước ra khỏi lớp học mà những kiến thức được học đó lại theo các em về với cuộc sống thường
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Quảng Bình, tháng 1 năm 2021
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Họ và tên : Trần Thị Thúy Mẫn
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học số 1 Kiến Giang
Quảng Bình, tháng 1 năm 2021
Trang 31 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng hiện nay, Tiếng Anh
là một ngôn ngữ hết sức quan trọng Nó là chìa khóa để chúng ta tiếp cận được những tinh hoa, tiến bộ về văn hóa, giáo dục, khoa học, kĩ thuật và rất nhiều lĩnh vực khác của nhân loại Bởi vậy nó là ngôn ngữ thứ hai, là môn học bắt buộc của nhiều quốc gia trên toàn thế giới Đối với Việt Nam chúng ta đang trong thời
kỳ phát triển, mở rộng cánh cửa toàn cầu hóa thì việc học Tiếng Anh càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết
Từ yêu cầu thực tế đó, ở Việt Nam, những năm gần đây môn Tiếng Anh cũng được bắt đầu đưa vào học ở chương trình học chính thức của bậc tiểu học nói chung và trường tôi nói riêng Vì thế việc dạy học Tiếng Anh trong nhà trường ngày càng chiếm một vai trò hết sức quan trọng Cùng những đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh bộ môn Tiếng Anh lại có cơ hội được “làm mới mình” bởi các phương pháp dạy học phong phú vì bản thân là một môn học rất thú vị và thích hợp với sự thay đổi này Trong đó hoạt động nhóm, trải nghiệm và chia sẻ là những phương pháp được ghi nhận, có thể khắc phục cho tình trạng “thầy giảng, trò ghi”, giúp học sinh phát triển được óc sáng tạo của mình Đồng thời rèn cho học sinh tính
tự tin khi đứng trước tập thể chia sẻ những gì mình đã được học Hơn thế nữa, việc học Tiếng Anh trên lớp không thể kết thúc khi quyển sách gấp lại và cô giáo bước ra khỏi lớp học mà những kiến thức được học đó lại theo các em về với cuộc sống thường ngày, kiến thức đó sẽ phong phú hơn và đa dạng hơn khi được các bạn áp dụng vào thực tế cuộc sống một cách linh hoạt, từ đó nâng cao khả năng giao tiếp của mình
Môn Tiếng Anh đã được Bộ GD& ĐT đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Tiểu học như là một môn học bắt buộc từ lớp 3 trở lên với 4 tiết / tuần Với mục đích hình thành dần cho các em các kỹ năng học Tiếng Anh: nghe nói -đọc - viết Trong mỗi đơn vị bài học cụ thể thì 4 kỹ năng nghe, nói, -đọc, viết đều được rèn luyện phát triển nhằm mục đích giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp
Đặc biệt trường của tôi nằm ngay ở trung tâm của huyện Lệ Thủy, là trường có chất lượng cao môn Tiếng Anh, dạy học chú trọng kĩ năng giao tiếp
Vì vậy việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh là nỗi băn khoăn trăn trở của tôi những giờ lên lớp Làm sao để học sinh mạnh dạn? Làm sao để học sinh
giao tiếp tốt? Chính vì vậy tôi chọn biện pháp : “Phát triển kĩ năng giao tiếp
Trang 4Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ứng dụng” để nghiên
cứu
1.2 Điểm mới của sáng kiến
Áp dụng hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, cách thiết kế hoạt động ứng dụng phù hợp với nội dung bài học, tạo cho các em hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh trong từng giờ học và cuộc sống hằng ngày
2 NỘI DUNG 2.1 Thực trạng việc dạy học Tiếng Anh ở trong nhà trường
2.1.1 Thuận lợi:
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy có trình độ đạt chuẩn, nhiệt tình và tâm huyết, luôn tìm tòi và không ngại đổi mới để làm cho tiết học thú vị hơn
- Theo phân phối chương trình hiện nay, môn Tiếng Anh tiểu học mỗi tuần
4 tiết đối với khối 3,4,5 và 2 tiết với khối 1,2 giúp học sinh được học Tiếng Anh nhiều hơn
- Nhà trường đã tổ chức các lớp học tăng cường, các câu lạc bộ Tiếng anh
và đa thu hút được hầu hết các em học sinh tham gia
- Nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dạy hoc: phòng chức năng riêng, màn hình tương tác, các loại tài liệu phục vụ cho việc dạy học tiếng anh luôn cập nhật và bổ sung kịp thời: tranh ảnh, sách giáo viên, bộ con rối
- Đa số các em biết chuẩn bị đồ dùng học tập, luôn hoàn thành các nhiệm
vụ học tập liên quan đến bộ môn Tiếng Anh
- Sách giáo khoa đúng quy chuẩn, chú trọng rèn luyện cả 4 kỹ năng: nghe-nói-đọc-viết, nội dung gồm các chủ đề gần gũi với các em, các cấu trúc quen thuộc, từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể
2.1.2 Khó khăn:
Qua thực tế giảng dạy Tiếng Anh trong những năm qua tôi nhận thấy :
- Một số em tỏ ra chưa thích thú với môn học này nên đôi khi tỏ thái độ không hợp tác với giáo viên, bài vở ít hoàn thành
- Nhiều học sinh và phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của môn Tiếng Anh Học sinh xem Tiếng Anh là một môn học khó, dẫn đến sự lười biếng, lơ là học tập
Trang 5- Các em không có môi trường để phát triển kỹ năng giao tiếp Học Tiếng Anh nhưng các em chỉ được giao tiếp với bạn bè và cô giáo trong các tiết học, chưa mạnh dạn tự tin nói chuyện, trao đổi với người nước ngoài để cải thiện kĩ năng Tiếng Anh của bản thân
- Một số em giỏi nhưng điều kiện khó khăn nên các em chưa có cơ hội tiếp xúc với nhiều tài liệu hoặc môi trường có nhiều người nói Tiếng Anh Ngoài ra, một số em còn rụt rè trong việc học, sợ sai, sợ bạn cười chê nên ít khi thể hiện trước tập thể
2.2 Giải pháp cụ thể
2.2.1 Giải pháp 1 : Đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát huy tính sáng tạo của học sinh - tạo không khí thoải mái, học mà chơi chơi mà học.
- Trước đây, việc dạy học Tiếng Anh chỉ gói gọn những kiến thức trong sách vở Giáo viên chỉ đưa ra những kiến thức sẵn có, sau đó bắt học sinh học thuộc và làm bài tập Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường học, từ phổ thông đến bậc đại học Chính vì lí do này mà rất nhiều học sinh không thích thú với môn học, rất lo sợ mỗi khi đến giờ Tiếng Anh Để làm nhẹ đi tâm lí sợ sệt và lo lắng của học sinh, tôi đã mạnh dạn thay đổi cách thức
tổ chức giờ học với phương châm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh Theo cách dạy truyền thống giáo viên vào đầu tiết dạy thường gọi học sinh lên kiểm tra bài cũ, nhưng tôi không làm thế, thay vào đó tôi sử dụng các hoạt động trò chơi giúp cho không khí lớp học trở nên sinh động và tâm lý học sinh thoải mái, tất nhiên trò chơi phải ăn nhập và là cầu nối cho bài học mới
Một số trò chơi mà tôi đã dùng như là: “pass the balls”, “ dices” “sumo game”, “”
* Trò chơi: Pass the balls
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi chuyền bóng đồng thời cùng với nghe nhạc Cho nhạc dừng một cách ngẫu nhiên nếu học sinh nào giữ quả bóng thì nói mẫu câu mà các em đang học Có thể đồng thời hai quả bóng hai màu, hai học sinh giữ bóng sẽ hỏi và trả lời
* Trò chơi: Dices
Giáo viên chuẩn bị các xúc xắc giao cho học sinh, sẽ có 6 tranh hoặc 6 câu hỏi tương ứng với số hình tròn trên 6 mặt của xúc xắc, nếu học sinh xốc được mặt nào sẽ tương ứng với câu hỏi hoặc tranh theo số hình tròn trên xúc xắc
* Trò chơi: Sumo game
Trang 6Giáo viên gọi khoảng 5-8 học sinh xếp thành một vòng tròn, sau đó phát thẻ từ hoặc tranh cho mỗi học sinh và yêu các các em giấu kĩ sau lưng, yêu cầu các em
đi vòng quanh và phát hiện ra từ hoặc tranh của bạn mình, nếu bạn nào có tranh hoặc từ để bị phát hiện và bị bạn nói ra sẽ bị thua cuộc và loại ra khỏi vòng chơi Bạn cuối cùng không để bạn phát hiện từ hoặc tranh là người chiến thắng trò chơi
Trên đây chỉ là 3 trong số nhiều trò chơi mà tôi thường dùng để giúp học sinh nắm vững và khắc sâu từ mới, mẫu câu một cách dễ dàng mà không bị áp lực học thuộc Các em có thể nhớ từ mới hoặc mẫu câu ngay tại lớp, trao đổi và cùng bạn kiểm tra lẫn nhau tại lớp
Bên cạnh đó, phần giới thiệu mẫu câu, tôi thường kết nối các ngữ liệu mới, các mẫu câu vào các bài hát, các bài vè để giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức, ghi nhớ nhanh chóng
Khi dạy cho học sinh lớp 4 mẫu câu hỏi về môn học “What subjects do you have today?” tôi tạo ra một bài vè để học sinh đọc theo ngữ điệu
Ví dụ:
Unit 8: What subjects do you have today?
Music - Vietnamese - Art
Music - Vietnamese - Art
Music - Vietnamese
Music - Vietnamese
Music - Vietnamese – Art
Với thiết kế theo lối hát, vè này tạo cho học sinh sự thoải mái Dựa trên nhịp điệu các em ghi nhớ được mẫu câu, vận dụng sáng tạo Tự bản thân các em
có thể tạo ra cho mình nhiều bài vè, bài hát với những giai điệu khác nhau dựa trên các nội dung của của bài học Theo kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, thì tôi nghĩ đây là một hình thức dạy học mẫu câu thực sự có hiệu quả, dễ dàng ghi nhớ và vận dụng Điều quan trọng và cần thiết là giáo viên phải biết cách tổ chức và hướng dẫn, gợi mở cho các em cách thức thực hiện
Trang 72.2.2 Giải pháp 2 : Cách dạy từ vựng theo hướng “Tôi biết- Tôi chia sẻ”
Trong các tiết dạy có phần dạy từ vựng thay vì dùng phương pháp truyền thống: Giáo viên gợi từ, đọc mẫu, học sinh nhắc lại toàn lớp, gọi 1,2 bạn đọc lại sau đó ghi từ lên bảng, thao tác như thế cho đến hết số từ của bài hôm đó.Tôi
đã làm như sau:
Cho các em nhìn vào bài đọc, nếu là phần “ look, listen and repeat”, hoặc giao cho các nhóm các handout bao gồm những hình ảnh ghi từ mới trong bài Yêu cầu các em hoạt động theo nhóm Từng cá nhân tìm ra từ mình chưa biết, yêu cầu trợ giúp của các bạn trong nhóm, từ nào giải quyết được ngay trong nhóm thì thôi còn từ nào chưa biết thì cả nhóm thống nhất ghi từ đó ra lên bảng hoặc giấy để nhờ trợ giúp của các bạn nhóm khác hoặc cô giáo Tương tự như vậy cho các nhóm khác Đến khi tất cả các nhóm viết từ của mình, giáo viên yêu cầu các bạn đã biết lên chia sẻ, giúp đỡ các bạn Có tình huống xảy ra là nếu có những từ mà tất cả các bạn đều không biết thì giáo viên sẽ trợ giúp
Hiện nay các em có điều kiện tiếp xúc với sách, báo, đài, Tivi nên vốn từ của một số em rất khá, các em có thể chia sẻ cho các bạn mà không cần đến sự trợ giúp của giáo viên Giáo viên có thể kiểm tra cách phát âm nếu các em phát
âm chưa đúng
Giáo viên chốt từ mới của bài, kiểm tra cách đọc của một vài học sinh Viết từ lên bảng và cho học sinh chép vào vở
2.2.3 Giải pháp 3: Giáo viên thường xuyên sử dụng Tiếng Anh trong tiết dạy.
Đối với học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông việc sử dụng Tiếng Anh trong giờ học ngoại ngữ là điều hiển nhiên vì khi đó vốn từ của các
em khá đủ để hiểu những điều giáo viên truyền đạt, nhưng đối với học sinh tiểu học vốn từ của các em chưa tốt để các em hiểu hết yêu cầu của giáo viên nên điều này làm cho đa phần giáo viên ít sử dụng Tiếng Anh Tôi nghĩ đây là một trong số lý do làm cho học sinh chưa tự tin khi đàm thoại bằng Tiếng Anh Chúng ta là đầu tàu gương mẫu, lứa tuổi học sinh tiểu học dễ bắt chước, thầy cô
là tấm gương để học sinh noi theo, nếu giáo viên nói Tiếng Anh thì những câu
Trang 8nói đó sẽ in sâu vào tâm trí các em, khi cần nói các em sẽ tự nhiên phát ra được.
Và tôi đã thực hiện như sau:
- Vào đầu mỗi tiết dạy, tôi thường đối thoại với các em một số câu Tiếng Anh đơn giản để tập cho học sinh ứng xử nhanh nhẹn trong giao tiếp
- Tôi tập cho học sinh thói quen sử dụng một số câu xin phép, câu lệnh thường hay sử dụng trong lớp
- Thái độ của giáo viên khi đứng lớp cũng không nên quá nghiêm khắc, nên vui vẻ hòa nhập vào thế giới trẻ thơ, “ trẻ” đến mức có thể để học sinh thấy cô giống như một người bạn đang giao tiếp với mình để chúng có thể tự tin hơn
- Giáo viên khuyến khích và tập cho các em phát âm đúng kết hợp với ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp
Các bạn thấy đấy, người nước ngoài khi nói chuyện họ thường sử dụng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ để diễn đạt điều muốn nói, tại sao chúng ta học ngôn ngữ của họ mà không học cách diễn đạt của họ? Đây là lí do tôi chọn hình thức này
để góp phần tạo sự tự tin cho các em
- Ngoài ra tôi cũng khuyến khích cho các em học các bài hát Tiếng Anh bởi
vì giai điệu bài hát khi nào cũng dễ nhớ và nhanh thuộc hơn câu nói thường
2.2.4 Giải pháp 4: Dạy học phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động ứng dụng.
Hoạt động ứng dụng là hoạt động cuối cùng của bài học, là hoạt động
mà sau khi lĩnh hội những ngữ liệu mới của bài học, học sinh có thể vận dụng kiến thức của bài học để áp dụng vào tình huống, hoàn cảnh xảy ra trong thực tế cuộc sống
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình
Hơn nữa thời gian học ở trường rất ít, cho nên đa phần thời gian còn lại ở gia đình các em phải tổ chức cho được hoạt động học tập của mình Đó chính là
Portfolio, tập hồ sơ của học sinh bao gồm các sản phẩm, tài liệu học tập của các
em Làm được điều đó, thì chắc chắn hoạt động dạy và học sẽ ngày càng hoàn thiện hơn
Thưc hiện:
* Khi dạy về mẫu câu nói chúc mừng sinh nhật người khác “happy
Trang 9thân của em.” Như vậy, học sinh sẽ phải nhớ lại mẫu câu chúc mừng sinh nhật
người khác nói như thế nào, các em sẽ tự do tưởng tượng và sáng tạo những hình ảnh, những hoạt động trong ngày sinh nhật để tạo ra một tấm thiệp thực sự sinh động và ấn tượng Các em biết trong hoàn cảnh thực tế nào thì nói câu chúc mừng sinh nhật Đó chính là vào ngày sinh nhật của một người nào đó
Hình thức dạy học này phát huy tính sáng tạo của học sinh Đặc biệt đặt ra tình huống xảy ra trong thực tế để các em có thể vận dụng và vận dụng linh hoạt Dạy học theo hình thức này là sự kết hợp nhịp nhàng giữa dạy kiến thức
và dạy kĩ năng sống cho học sinh
2.2.5 Giải pháp 5: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm
A Thiết kế các tình huống giả định.
Bài tập tình huống, hoạt động ứng dụng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp Trong đời sống, khi giao tiếp, các tình huống cụ thể xuất hiện một cách tự nhiên và con người tham gia vào đó một cách cũng tự nhiên Tuy nhiên trong quá trình dạy học, tình huống giao tiếp thực thường xuất hiện tự phát, nằm ngoài sự kiểm soát của giáo viên Chính vì vậy, tình huống thực khó có thể bảo đảm hình thành ở học sinh những kĩ năng,
kĩ xảo cần thiết Do đó, trong dạy học ngoại ngữ, giáo viên cần chủ động tạo dựng những tình huống học tập, tạo ra nhu cầu giao tiếp để khắc phục khoảng cách giữa vốn tri thức ngôn ngữ với việc sử dụng chúng như một công cụ giao tiếp, tập dượt trước cho học sinh cách ứng xử trong những tình huống mà họ sẽ gặp trong cuộc sống, hình thành ở học sinh năng lực giao tiếp Người ta gọi đó
là tình huống giao tiếp giả định
Để thực hiện , tôi đã tạo ra các tình huống giả định, chẳng hạn như khi học
xong chủ đề : “ MY SCHOOL SUBJECTS ” của lớp 4 tôi đưa ra tình huống là :
Sắp tới trường chúng ta được một số bạn học sinh nước ngoài về tham quan, các em hãy chuẩn bị các mẫu câu giới thiệu về bản thân đặc biệt là môn học
ở trường và môn học yêu thích để cùng giao lưu với các bạn.
Các em nhận nhiệm vụ và chuẩn bị sẵn các mẫu câu chào hỏi, giới thiệu,sử dụng thành thạo chúng và tiết học tiếp theo, tôi mời một số anh chị lớp 5 có khả năng nói Tiếng Anh khá đóng vai những bạn học sinh nước ngoài tới giao lưu với các em.Và đây là ví dụ về các mẫu câu các em chuẩn bị cho buổi giao lưu:
(Good morning! Welcome to our school Pleased to meet you Let’s me introduce about my self… )
Trang 10Qua đó tôi thấy các em thực sự thích thú, hào hứng Một số em tôi phát hiện lại có năng khiếu giao tiếp tự tin đến không ngờ
B Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, hoặcgặp gỡ giao lưu với người nước ngoài bằng cách mời giáo viên nước ngoài về giao lưu nói chuyện giúp các em rèn kĩ năng nghe – nói với người nước ngoài được tốt hơn.
Kết quả
Khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy:
Tiết học không còn nhàm chán, không khí lớp học sôi nổi hẳn
Học sinh không còn sợ đến giờ học Tiếng Anh
Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thông qua thảo luận , trao đổi hỏi theo cặp, nhóm, chia sẻ cá nhân, vừa đảm bảo tính khoa học, tạo hứng thú cho học sinh, vừa đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học Đồng thời các phương pháp này cũng mang lại hiệu quả rất cao và đúng với phương châm lấy học sinh làm trung tâm Những hoạt động này rất phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học nên các em tích cực tham gia xây dựng bài học
Từ đó giờ dạy của giáo viên sinh động hơn và đạt hiệu quả cao hơn
*Kết quả cụ thể.
* Kết quả giáo dục học sinh đầu năm học 2020- 2021 (trước khi áp dụng giải pháp)
Lớp TSHS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
* Kết quả giáo dục học sinh cuối kì I năm học 2020 -2021 (sau khi áp
dụng giải pháp)
Lớp TSHS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành