1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh ở lớp chủ nhiệm

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh ở lớp chủ nhiệm
Tác giả Nguyễn Thị A
Trường học Trường Trung học cơ sở
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2022
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 13,47 MB

Nội dung

Xuất phát từ thực tiễn trên và nhận thấy đạo đức học sinh đang có chiều hướng giảm sút, là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi xác định việc nắm rõ thực trạng và đề ra giải pháp về công tác

Trang 1

1.1 Lý do chọn sáng kiến

Đạo đức được coi là nền tảng trong phẩm chất, nhân cách, là cái gốc của con người Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Trong nhiều bài viết, bài nói chuyện của mình, Người đều nhấn mạnh: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức ”

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện

về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, trong nhà trường hiện nay, một số bộ phận học sinh có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin vào cuộc sống, không có tính tự chủ nên dễ bị lôi kéo vào những việc xấu

Là một giáo viên chủ nhiệm (GVCN), tôi luôn mong muốn đào tạo nên những thế hệ học sinh có đủ đức, đủ tài, trở thành những con người có ích cho

xã hội Năm học 2021 - 2022, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 8A với tổng số

40 học sinh Lớp tôi chủ nhiệm, bên cạnh những học sinh ngoan: chấp hành tốt nội quy; có tinh thần tập thể, đoàn kết, luôn phấn đấu vươn lên Vẫn còn một bộ phận học sinh chưa có ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức Hành vi vi phạm phổ biến nhất là: văng tục, chửi thề; gây gỗ, đánh nhau; trốn học, bỏ giờ; gian lận trong thi cử; chưa có tinh thần đoàn kết và không tự giác tham gia các hoạt động tập thể Tình trạng học sinh vi phạm đạo đức làm ảnh hưởng đến nề nếp và phong trào thi đua của lớp Tôi bắt đầu thấy lo lắng về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của các em Vì vậy, tôi luôn trăn trở làm thế nào để khắc phục tình trạng này

Xuất phát từ thực tiễn trên và nhận thấy đạo đức học sinh đang có chiều hướng giảm sút, là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi xác định việc nắm rõ thực trạng và đề ra giải pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm

vụ hết sức quan trọng và cần thiết, chính vì lẽ đó tôi đã nghiên cứu và lựa chọn sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh ở

lớp chủ nhiệm” làm đề tài nghiên cứu của mình.

1.2 Điểm mới của sáng kiến

Năm nay là năm thứ mười tôi làm công tác giảng dạy và cũng là 10 năm tôi được giao làm chủ nhiệm lớp Tôi nhận thấy, chủ nhiệm là một nhiệm vụ khá vất vả mà có lẽ bất cứ một giáo viên nào được phân công đều cảm thấy như thế

Để trở thành một chủ nhiệm giỏi được học trò và phụ huynh tin tưởng lại càng khó khăn hơn Mười năm qua, tôi được tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh khác nhau: có những em vừa giỏi vừa ngoan, nhưng cũng có những em vừa lười học lại không có ý thức rèn luyện đạo đức Có những em gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có em mồ côi cả cha lẫn mẹ Là giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn trăn

Trang 2

trở phải làm gì để học sinh của mình luôn là những bông hoa đẹp, toả mãi hương thơm của tuổi học trò Mười năm, khoảng thời gian không dài cũng không ngắn nhưng nó đủ để tôi đúc rút cho mình một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm - một nhiệm vụ mà tôi luôn tâm huyết

Mặc dù biết rằng, để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh, trước đó đã có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giải pháp hay song tại một vùng nông thôn, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thì việc ứng dụng những giải pháp đó thực sự là một khó khăn rất lớn Những giải pháp mà tôi đưa ra như tiến hành: nâng cao nhận thức về giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục đạo đức thông qua hoạt động học trên lớp, giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp… nhằm giáo dục đạo đức học sinh là những điểm mới và phù hợp với đối tượng học sinh ở vùng nông thôn nơi tôi đang công tác, giúp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh nói chung và học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng

2 Phần nội dung

2.1 Thực trạng của vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết

Đầu năm học 2021-2022, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 8A Qua theo dõi của bản thân và bản theo dõi chấm thi đua hằng tuần của Liên đội và đội cờ đỏ trong 1 tháng đầu tiên, tôi thống kê được lớp tôi

có rất nhiều học sinh có hành vi vi phạm đạo đức: Có 5 em thường xuyên có hành vi văng tục, chửi thề chiếm tỉ lệ 12,5% Tình trạng sử dụng tài liệu trong kiểm tra, thi cử không chỉ diễn ra ở học sinh nam mà còn có cả học sinh nữ Khảo sát kiểm tra chất lượng đầu năm của nhà trường có 4 em sử dụng tài liệu, quay cóp trong kiểm tra 5 em có biểu hiện thường xuyên gây gỗ và có hành vi đánh nhau với bạn bè Tình trạng học sinh bỏ tiết, nghỉ học tự do vẫn xảy ra Nhiều em không có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ các bạn Một số em có thái độ, hành vi vô lễ với thầy cô giáo; tham gia các hoạt động tập thể chưa nhiệt tình, tự giác Bên cạnh đó, qua quá trình tìm hiểu, quan sát biểu hiện của các em sau khi

vi phạm và nhận thấy: có em biết lỗi nhưng im lặng và cố gắng khắc phục tuy nhiên vẫn còn có những em không hề quan tâm dù biết rằng mình có lỗi Vào đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát chất lượng hạnh kiểm của lớp 8A so với mặt bằng chung của toàn trường Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1: Thống kê chất lượng hạnh kiểm của lớp chủ nhiệm với chất lượng hạnh

kiểm chung của nhà trường cuối năm học 2021 – 2022

Tổn

g số

bình (Đạt)

Yếu (Chưa đạt)

Kém

Số lượn

lượn

lượng

lượng

% Số lượn

%

Trang 3

g g g Lớp

8A

5

5

Trườn

g

494 432 87,

4

59 11,

9

6

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

bình(Đạt)

Yếu(Chưa đạt)

Kém

Lớp 8A Trường

Đồ thị so sánh xếp loại hạnh kiểm lớp 8A so với mặt bằng chung của nhà trường

Kết quả khảo sát cho thấy, chất lượng về mặt hạnh kiểm của lớp 8A so với toàn trường còn thấp Số lượng học sinh bị hạnh kiểm khá còn chiếm tỉ lệ cao, vẫn có học sinh bị hạnh kiểm trung bình

Từ thực trạng trên ta có thể thấy được, học sinh vi phạm đạo đức tuy số lượng không nhiều song nếu không đưa ra giải pháp giáo dục kịp thời thì hậu quả sẽ khôn lường, bởi lẽ ở lứa tuổi này, các em chưa ổn định về tâm sinh lý, phát triển thể chất và thay đổi trong các mối quan hệ, hành vi, hành động Vì lẽ

đó mà chúng ta phải nắm bắt kịp thời và uốn nắn cho các em từ trong suy nghĩ, hành động, học tập đến việc hình thành nhân cách, phẩm chất đúng đắn cho các

em, giáo dục các em thành những người “vừa có tài, vừa có đức”

Nguyên nhân của thực trạng trên:

Đặc điểm của học sinh lớp 8 cấp THCS là đa số các em có độ tuổi từ 13 đến 14, đây là độ tuổi dậy thì, có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về mặt tâm lý lẫn sinh lý Các nhà nghiên cứu đã có nhận xét “đây là tuổi trẻ con không ra trẻ con, người lớn không ra người lớn”, “lứa tuổi mang tính hiếu thắng”, “tuổi khó bảo” Quá trình hình thành cái mới diễn ra không đồng đều ở các mặt trong mỗi cá nhân Có rất nhiều nguyên nhân để lí giải cho thực trạng trên, ở góc độ chủ quan

và khách quan, tôi tạm thời chia ra các nguyên nhân chủ yếu sau:

Trang 4

* Về phía gia đình:

Thứ nhất, trường thuộc địa bàn nông thôn, đa số gia đình học sinh sống bằng nghề nông, kinh tế khó khăn, nhiều cha mẹ học sinh phải đi làm ăn xa, để con cho ông bà quản lí hoặc các con tự quản lí lẫn nhau

Thứ hai, nhiều bậc cha mẹ mãi lo làm ăn mà quên đi việc giáo dục đạo đức cho con, đẩy hết trách nhiệm về phía nhà trường Bởi vậy, một số em ham chơi bỏ học, sa vào các tệ nạn xã hội như chơi điện tử, đánh bài, nghiện thuốc lá

Thứ ba, một số gia đình phụ huynh có điều kiện nhưng lại nuông chiều con quá mức, đòi gì được nấy, không có biện pháp giáo dục con cái đúng mực cũng dẫn đến hiện tượng các em hư hỏng.Ngược lại, có những gia đình giáo dục con bằng những lời đe nạt, mạt sát, đòn roi… Có nhiều bậc cha mẹ nói con không nghe nên đành chịu

Thứ tư, một số học sinh có cha mẹ bất hoà hoặc cha mẹ li thân, li dị, hoặc cha mẹ lấy vợ, lấy chồng khác các em mất chỗ dựa, tinh thần và cả vật chất làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự học tập của các em, gây chấn động lớn trong tâm trí các em, khiến các em mất niềm tin vào gia đình, vào cuộc sống, chán nản học hành dẫn đến dễ bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh

* Về phía xã hội:

Sự phát triển của mạng Internet về nông thôn, nhiều điểm chát, chơi game online mọc lên ở lân cận trường học và trên đường đi học của nhiều học sinh

* Về bản thân học sinh:

Một số học sinh kết bạn và đi chơi với các thanh thiếu niên hư hỏng ở bên ngoài nhà trường cộng với sự tác động của những tiêu cực xã hội

2.2 Nội dung sáng kiến

Giáo dục là cả một quá trình rất cần sự nỗ lực của giáo viên, trong đó người giáo viên cần biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh Tìm ra một số giải pháp tích cực, tối ưu để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh là một hoạt động góp phần chuyển biến nhận thức của học sinh, qua đó giúp các em có ý thức trong từng việc làm, từng hành động, sống có lí tưởng, có ước mơ hoài bão, nhận thức được giá trị cuộc sống, phát triển toàn diện, có đủ những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở lớp chủ nhiệm, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:

2.2.1 Giải pháp 1: Tìm hiểu đối tượng học sinh.

Tìm hiểu đối tượng học sinh là giải pháp rất quan trọng, là cơ sở để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh Việc tìm hiểu đối tượng học sinh giúp tôi biết cụ thể hơn, chi tiết hơn hoàn cảnh từng em trong lớp, phân loại đối

Trang 5

tượng, từ đó lên kế hoạch giáo dục cụ thể, chi tiết, phù hợp với từng đối tượng học sinh

Để tìm hiểu đối tượng học sinh, tôi tiến hành điều tra thông tin cá nhân, hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp thông qua hồ sơ, học bạ, giáo viên chủ nhiệm cũ và các mối quan hệ của học sinh để nắm khái quát tình hình học lực, đạo đức, điều kiện, hoàn cảnh của các em Khi tìm hiểu đối tượng học sinh tôi cũng thống kê số học sinh có gia đình không trọn vẹn (bố mẹ li hôn, mồ côi); số học sinh có gia đình khá giả, cưng chiều; học sinh có gia đình mà bố mẹ đi làm

ăn xa; số học sinh có gia đình hoàn cảnh khó khăn Tôi thường tiến hành tìm hiểu đối tượng học sinh và khoảng thời gian 1-2 tuần thực học đầu năm Tôi đã tiến hành cho các em làm phiếu điều tra với nội dung như sau:

PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN HỌC SINH

1 Họ và tên học sinh:

2 Ngày sinh:

3 Họ tên của bố Nghề nghiệp:

4 Họ tên của mẹ Nghề nghiệp:

5 Mình là con thứ…… trong gia đình 6 Kết quả học tập năm lớp 7: ( G, K, Tb, Y)

7 Sở thích của mình:

8 Địa chỉ gia đình:

9 Số điện thoại: Khi nhận lớp chủ nhiệm, trong tuần đầu tiên, tôi thấy em Trần Thị Luyến rất ít nói, luôn sống khép kín, rụt rè, ít giao lưu với các bạn Trong đợt khảo sát chất lượng đầu năm em có sử dụng tài liệu Tôi có gặp GVCN cũ, hỏi thăm thì được biết em thuộc diện gia đình hộ nghèo, học yếu, tiếp thu chậm nên em hay mặc cảm, tự ti về bản thân nên không muốn tiếp xúc với các bạn khác Biết được hoàn cảnh của em, tôi phân công các bạn nữ thường xuyên trò chuyện với bạn,

rủ bạn chơi cùng, kèm cặp bạn trong học tập Bản thân tôi, trong các giờ học, cũng quan tâm, chú ý, khích lệ các ưu điểm của em

2.2.2 Giải pháp 2: Nâng cao nhận thức cho học sinh về giáo dục đạo

đức.

Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách học sinh; là cầu nối giữa tập thể lớp với gia đình, nhà trường và xã hội Do

đó, GVCN phải có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò của mình đối với

sự phát triển của học sinh lớp chủ nhiệm

Đặc điểm của học sinh lớp 8 ở cấp THCS là đa số các em đang ở độ tuổi dậy thì, có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về mặt tâm lý lẫn sinh lý Một số học sinh ham chơi, lười học, kết bạn với các thanh thiếu niên hư hỏng ở bên ngoài

Trang 6

nhà trường nên dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như chơi điện tử, đánh bài, hút thuốc lá Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về giáo dục đạo đức cho học sinh có vai trò quan trọng, giúp các em chủ động, tự giác, tích cực vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức

Cụ thể: Tôi đã tiến hành nâng cao nhận thức về giáo dục đạo đức cho học sinh lớp mình bắt đầu từ những việc nhỏ như: giáo dục các em ý thức lao động

vệ sinh phong quang trường lớp, hướng dẫn và quán triệt cho các em vệ sinh lớp học sạch sẽ, bàn ghế gọn gàng ngăn nắp, không viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế; nhắc nhở các em thường xuyên chăm sóc công trình măng non, bảo vệ cơ sở vật chất, sử dụng an toàn và tiết kiệm điện nước; phát động nuôi heo đất ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”… Qua những việc làm này tôi nhận thấy học sinh tích cực, chủ động, tự giác hơn trong học tập và rèn luyện đạo đức

CHĂM SÓC CÔNG TRÌNH MĂNG NON VỆ SINH PHONG QUANG TRƯỜNG LỚP

Nâng cao nhận thức cho học sinh để các em phát huy tính tự giác của mình chứ không phải bằng sự cưỡng ép, mệnh lệnh, doạ nạt, biến học sinh thành những đứa trẻ thụ động, sợ sệt, rụt rè Biện pháp này đòi hỏi người GVCN phải kiên trì, nhẫn nại, phải có tình thương với học sinh một cách sâu sắc, giải thích cặn kẽ, tỉ mĩ cho các em hiểu để các em tự giác thực hiện

2.2.3 Giải pháp 3: Luôn quan tâm, gần gũi, yêu thương học sinh.

Đối với tôi, giáo viên chủ nhiệm không chỉ là thầy cô mà còn là “người bạn

lớn” của học sinh Sự quan tâm, gần gũi, yêu thương của thầy cô tạo cho các em

sự thân thiết, tin tưởng để có thể dễ dàng bộc lộ tâm tư tình cảm, điều mong muốn của chính mình Qua đó, giáo viên có thể nắm bắt tư tưởng và ý muốn của các em, sự thay đổi về tâm sinh lí để kịp thời uốn nắn, ngăn chặn những suy nghĩ nông cạn, sai lầm hay các hành vi không hay

Để cảm hoá và giáo dục đạo đức học sinh, tôi luôn quan tâm, gần gũi với học sinh Bám trường, bám lớp, tìm hiểu cặn kẽ tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh, kiên trì nhẫn nại trong công việc

Trang 7

Trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tôi thường dành vài phút để nói chuyện, tìm hiểu, trao đổi tâm tư, tình cảm với các em Tôi lắng nghe các em nói, khuyến khích các em bày tỏ suy nghĩ của mình

Cụ thể: Ở lớp tôi, có em Nguyễn Văn Phúc thường xuyên vi phạm nội quy, không có ý thức học tập, nhiều lúc còn nói tục chửi bậy, gây gỗ, đánh nhau với các bạn, hút thuốc lá Hành vi của em gây ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp Em có một hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt, bố em thường xuyên rượu chè,

cờ bạc, về nhà là đánh vợ con Vì thế em tỏ ra rất chán nản, không muốn đi học Tôi đã quan tâm, hỏi thăm hoàn cảnh, trò chuyện, động viên em cố gắng học tập Tôi lắng nghe em tâm sự về hoàn cảnh của mình Mỗi khi em mắc lỗi, tôi không chỉ trích hoặc la mắng em trước lớp, mà thường gặp riêng em, nói chuyện như một người bạn Tôi giao cho em công việc: xếp ghế và thu dọn ghế vào giờ chào

cờ thứ hai đầu tuần Qua một thời gian, tôi thấy em làm tốt và yêu thích công việc này Tôi cũng đã lập kế hoạch cho ban cán sự lớp để thành lập “đôi bạn cùng tiến”, cử một học sinh học khá hơn để kèm cặp em Trong các tiết dạy của

mình, tôi luôn quan tâm, động viên và khuyến khích khi em có biểu hiện tốt

2.2.4 Giải pháp 4: Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động học trên lớp.

Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, mỗi môn học đều có vai trò nhất định trong việc giáo dục đạo đức học sinh Thông qua các hoạt động học tập trên lớp, giáo viên sẽ hướng dẫn, hỗ trợ, cung cấp cho các em về kiến thức, bồi dưỡng cho các em phát triển các năng lực, phẩm chất, về truyền thống đạo đức dân tộc, về những kinh nghiệm, kỹ năng ứng xử cơ bản trong cuộc sống

Ngoài nhiệm vụ là GVCN lớp, tôi còn trực tiếp giảng dạy các em môn lịch

sử và giáo dục công dân Tôi xác định, đây là những môn học có vị trí hết sức quan trọng, có vai trò trực tiếp, hàng đầu trong việc giáo dục đạo đức và định hướng phát triển nhân cách của học sinh

Qua nhiều năm giảng dạy các môn học này, tôi thường sử dụng phương pháp dạy học nêu gương để giáo dục phẩm chất, đạo đức cho học sinh Tôi đã lựa chọn các tấm gương học sinh, giáo viên tiêu biểu; tấm gương là những

“người tốt, việc tốt” trong xã hội đương đại; tấm gương trong quá khứ, đặc biệt

là tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh Căn cứ vào từng bài cụ thể, để tôi lựa chọn những tấm gương phù hợp Khi sử dụng phương pháp này tôi nhận thấy, các tấm gương tốt có tác động mạnh, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành vi của học sinh Đối với các tấm gương học sinh tiêu biểu, ngoài nêu gương, tôi còn tiến hành khen thưởng cho các em Việc động viên, khen ngợi kịp thời giúp các em phát huy được tính tích cực, tự giác trong học tập cũng như các hoạt động khác Bởi khi được nêu gương, khen ngợi các em như được tiếp

Trang 8

thêm sức mạnh để phấn đấu Để tạo ra niềm tin đối với học sinh, bản thân tôi cũng là tấm gương mẫu mực trong cuộc sống để học sinh noi theo

Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên cho học sinh xem nhiều hoạt cảnh, câu chuyện giáo dục về đạo đức; đóng vai các nhân vật trong từng tình huống theo câu chuyện của bài học; tổ chức cho học sinh thực hành liên hệ thực tế; cho học sinh nhận xét, đánh giá lẫn nhau…

2.2.5 Giải pháp 5: Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp.

Hoạt động giáo dục NGLL là cách tốt nhất để giáo viên rèn luyện các kĩ năng sống, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức lối sống cho học sinh Thông qua hoạt động này, các em cùng nhau học tập, cùng nhau sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, trong sáng, qua đó giúp các em có tinh thần tập thể, biết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc để tìm ra giải pháp, sáng kiến tổ chức các hoạt động tập thể khi được giao phó Để giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả tốt thông qua hoạt động NGLL, khi xây dựng kế hoạch tôi luôn chú ý đến các yếu tố:

+ Hoạt động phải phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng và khả năng của học sinh, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường và địa phương

+ Hình thức đa dạng theo từng chủ đề, chủ điểm

Cụ thể:

- Tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể như: Múa hát sân trường; tập thể dục; trò chơi; thể thao Tổ chức các buổi thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, lao động vệ sinh làm sạch đẹp các công trình văn hóa - lịch sử Tham gia các buổi giao lưu, ngoại khoá theo chủ đề, chủ điểm…

Qua việc tổ chức linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giúp tôi có thể rèn cho các em những hành vi ứng xử, tác phong đạo đức phù hợp trong cuộc sống hằng ngày Giáo dục các em biết phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, hiểu rõ hơn về giá trị đạo đức, truyền thống đạo đức dân tộc Sau mỗi hoạt động, tôi cũng đã tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh Rút ra những ưu, khuyết điểm để có biện pháp khắc phục kịp thời

Trang 9

THỂ DỤC GIỮA GIỜ THAM GIA HỘI DIỄN VĂN NGHỆ

THAM GIA HỘI KHOẺ PHÙ ĐỔNG DỌN VỆ SINH DI TÍCH LỊCH SỬ

VUI TẾT TRUNG THU VẼ TRANH HƯỞNG ỨNG NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH

Trong quá trình tham gia hoạt động, tôi nhận thấy các em tham gia rất tích cực, tự giác Sau khi tham gia các hoạt động các em trở nên vui vẻ hơn, sôi nổi hơn Tình cảm giữa học sinh với học sinh, giữa cô với trò ngày càng gần gũi và gắn bó thân thiết hơn

Trang 10

2.2.6 Giải pháp 6: Tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi do cấp trên

tổ chức.

Tích cực học tập, rèn luyện, phấn đấu đạt giải trong các cuộc thi do các cấp tổ chức điều đó thể hiện ý chí quyết tâm và ý thức đạo đức của mỗi người học sinh Vì vậy việc giáo dục học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt cũng là một trong những biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả

Tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia đầy đủ các phong trào thi đua, các cuộc thi do cấp trên tổ chức như tìm hiểu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Trung ương Đoàn phát động, cuộc thi khoa học kỹ thuật, tuyên truyền viên nhí… nhằm hướng các em có ý thức cao trong học tập và có lối sống lành mạnh Sau khi tham gia các hoạt động, các em học sinh càng hào hứng hơn và phát sinh nhiều ý tưởng sáng tạo, góp phần mang lại nhiều giải thưởng cho bản thân

và nhà trường

THAM GIA VIDEO CLIP TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

2.2.7 Giải pháp 7: Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà

trường để giáo dục đạo đức học sinh.

Nhà trường, gia đình và xã hội đều có vai trò quan trọng trong giáo dục phẩm chất, đạo đức, lối sống cho học sinh Cho nên, cần phải có sự kết hợp hài hòa, thường xuyên giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội Có như vậy thì việc giáo dục đạo đức cho các em mới đem lại kết quả cao Tôi đã thực hiện giải pháp này cụ thể như sau:

* Đối với nhà trường: Ngoài việc giảng dạy trên lớp, tôi nắm bắt tình hình

của lớp và luôn trao đổi với nhà trường về tình hình của học sinh Tiếp thu kế

hoạch của nhà trường để triển khai công việc cho học sinh Đề xuất các giải pháp, phương thức và đề nghị được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ BGH nhà trường trong quá trình giáo dục học sinh ở những tình huống đặc biệt

* Đối với giáo viên bộ môn: Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn để nắm bắt kịp thời tình hình học sinh của lớp Lắng nghe, tiếp thu những đánh giá, nhận xét của giáo viên bộ môn về học sinh của lớp mình chủ nhiệm Phản ánh, trao đổi kịp thời những mong muốn của học sinh đến giáo viên bộ môn giảng dạy tại lớp mình chủ nhiệm Phối hợp với giáo viên bộ môn để động viên học sinh khi các em có chuyện không vui, học tập sa sút

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w