1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 5 6 tuổi 2

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục phát

triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi”

2 Mô tả bản chất của sáng kiến:

Như chúng ta đã biết, Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáodục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự pháttriển nhân cách con người Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từkhi trẻ còn ở lứa tuổi mầm non Cô giáo mầm non ngoài việc chăm sóc, giáo dụcnhững kiến thức ban đầu để trẻ trở thành những đứa con ngoan vẫn chưa đủ màngười giáo viên cần giáo dục, rèn luyện các kĩ năng cho trẻ Phát triển tình cảm vàkỹ năng xã hội là một trong năm lĩnh vực phát triển của chương trình giáo dụcmầm non, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện giúp trẻ tự tin, chủ động, có kinhnghiệm xử lý các tình huống trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm,khơi gợi khả năng tự phục vụ và tính tư duy sáng tạo của trẻ

Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội có ảnh hưởng sâu sắc và liênquan mật thiết đến sự phát triển của trẻ ở các lĩnh vực khác như: nhận thức, ngônngữ, thẩm mỹ Môi trường mầm non được xem như một không gian chứa đầy cảmxúc, là môi trường để trẻ trải nghiệm học hỏi và hình thành kỹ năng xã hội thôngqua việc học và chơi Trong thực tế giảng dạy, hoạt động giáo dục phát triển tìnhcảm và kỹ năng xã hội chỉ được lồng ghép tích hợp thông qua các hoạt động trongngày, đa số giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội để lồng ghép giáo dụcphát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, chưa biết chọn nội dung giáo dụcphù hợp với độ tuổi Bên cạnh đó, cha mẹ trẻ thường chú trọng đến việc học kiếnthức không chú ý đến việc giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội Cha mẹluôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ khiến trẻ ỷ lại, nhút nhát, thiếu tự tin không cókhả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, các kỹnăng còn hạn chế Trẻ vô tư, thờ ơ, lạnh cảm, chưa có cách xử lý phù hợp vớinhững tình huống diễn ra hằng ngày Vì vậy, giáo dục cách sống tích cực, luyệntập cho trẻ có hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cựcgiúp trẻ có khả năng biết tự kiểm soát cảm xúc, biết cách ứng xử phù hợp vớinhững người xung quanh

Xuất phát từ những lý do trên, nên tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu và thựchiện đề tài “Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển tình cảmvà kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi” với mong muốn để lồng ghép giáo dục pháttriển tình cảm và kỹ năng xã hội vào trong các hoạt động cho trẻ đạt hiệu quả cao

Trang 2

nhất để từng trẻ lớp tôi có được những thói quen và hành vi đạo đức phù hợp vớichuẩn mực xã hội, nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, đó cũng

là hành trang vững chắc giúp con sẵng sàng bước chân vào lớp 1

2.1.Các bước và cách thức thực hiện giải pháp (mô tả ngắn gọn, đầy đủ vàrõ ràng):

Giải pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, gần gũi giúp trẻ pháttriển tình cảm và kỹ năng xã hội.

Môi trường thân thiện, gần gũi và thẩm mỹ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bảnthân giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữagiáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùngthống nhất với giáo viên trong lớp lên kế hoạch, biện pháp trang trí sắp xếp tạo môitrường, các góc trong lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâmsinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ cao, sử dụng các nguyên liệu gần gũi với trẻ và cácgóc lớp mang tính mở Tôi luôn tạo môi trường và cảm giác an toàn khi trẻđến lớp, tôn trọng trẻ, những câu hỏi của trẻ và những sản phẩm trẻ làm ra

Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm bằng việc tạo môi trường trong vàngoài lớp học từ các nguyên vật liệu phế thải, các nguyên vật liệu địa phương vàcác sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé, nặn và làm các sản phẩm đểtrang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đãlàm nên trẻ rất thích thú Với ý tưởng sáng tạo, mới lạ, phong phú như vậy sẽ tạocơ hội cho trẻ trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, hấp dẫn trongcuộc sống, qua đó nhân cách trẻ dần dần hình thành phát triển toàn diện.

Ví dụ: Qua góc chủ đề “Gia đình” tôi chuẩn bị các nguyên vật liệu địaphương, thiên nhiên mà tôi đã thu gom được từ trẻ, cha mẹ trẻ như: rơm, lá cọ, hộthạt, vỏ ngao hến, vỏ cây, tre nứa khô… bìa cát tông, giấy màu, màu nước, hồ dán,kéo…Tôi sắp xếp trưng bày trước mảng chủ đề, các nguyên vật liệu, đồ dùng đềucó dán nhãn mác và qua sự gợi mở hướng dẫn của tôi trẻ thực hành trang trí chủđề Được thao tác với những nguyên liệu quen thuộc cùng bạn bè và cô giáo giúptrẻ học được cách ứng xử, chia sẻ nhường nhịn đối với những người xung quanh

Ví dụ: Qua góc thực hành “Kỹ năng của bé” tôi chuẩn bị một số đồ dùng giáocụ cho trẻ thực hành như: Cách đóng mở cửa, lấy và uống nước, cách gắp bằng cácloại kẹp, quét rác trên sàn, cách rót nước bằng bình lọ miệng tròn to, cách sâu dâyqua các đối tượng có khuyết nhỏ, cách đan nong mốt, cách tự tết tóc, gấp quần áo,buộc dây giày Với hình thức khám phá, trải nghiệm, bắt chước, thực hành vàsáng tạo, trẻ nhanh nhẹn và hoạt bát hơn, giúp trẻ tính trật tự, chuyên tâm, tậptrung, kiểm soát bản thân, biết chào hỏi, lễ phép có kỹ năng tự phục vụ bản thân.Đây là cơ hội tốt nhất để giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ

Đa số cha mẹ trẻ lớp tôi là công nhân nên ít có dịp cho trẻ tiếp xúc tìm hiểukhám phá thiên nhiên, chính vì vậy tôi đã tạo cho trẻ một góc thiên nhiên xanh vớirất nhiều nguyên vật liệu mở giúp trẻ được thực hành kỹ năng gieo hạt chăm sóc

Trang 3

cây, qua đó giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, vàđặc biệt qua hoạt động này trẻ học được kỹ năng hợp tác, biết trân trọng thành quảlao động của mình và của bạn

Bên cạnh đó, tôi bố trí tạo không gian hợp lý ở các góc chơi, xây dựng nộidung chơi cụ thể ở các góc theo từng chủ đề Sau mỗi chủ đề tôi thay đổi cáchtrang trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ Đồ dùng, đồ chơi ở cácgóc cần đa dạng, mang tính mở và bố trí các góc chơi luôn được bổ sung, luânchuyển và đổi mới tạo cho trẻ sự hấp dẫn, kích thích trẻ hoạt động tích cực, mởrộng nội dung chơi, trẻ được thực hành, luyện tập cách ứng xử trong giao tiếp

Môi trường bên trong lớp học cũng là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạtđộng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Vì vậy, tôi tham gia ý tưởng cùngvới nhà trường thiết kế môi trường trong lớp học an toàn, mới lạ, hấp dẫn cho trẻtham gia hoạt động trải nghiệm Tôi đưa ra ý tưởng tận dụng các nguyên vật liệusẵn có ở địa phương như: lốp xe hỏng, thùng sơn củ, chai lọ… để tạo ra góc khônggian “Thư viện của bé” trong lớp học vừa sáng tạo đẹp mắt, tiện dụng và rất thuhút trẻ đến góc chơi Ở đó, trẻ được tiếp xúc với các câu chuyện, bài thơ, hình ảnhdưới sự gợi ý và hướng dẫn của cô giáo nhằm rèn luyện kỹ năng khéo léo khi mởsách ra để xem, có tinh thần đoàn kết hợp tác, biết yêu thương giúp đỡ mọi ngườixung quanh

Vì vậy, trong quá trình thực hiện tôi đã xây dựng môi trường xã hội bằngnhững việc làm hằng ngày như: lựa chọn những câu hỏi với trẻ thật dí dỏm theo sởthích và cá tính của trẻ mà tôi được biết từ đó có giải pháp phù hợp, động viênkhen ngợi kịp thời những trẻ có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp nhằm phát huy ởtrẻ những thái độ tích cực, nhất là những trẻ nhút nhát để trẻ mạnh dạn tự tin thểhiện bản thân mình Tạo cho trẻ niềm vui xuyên suốt trong tất cả các hoạt độngtrong ngày hay mọi lúc mọi nơi, đưa ra các câu hỏi mở hướng sự chú ý của trẻ tớimối quan hệ tốt đẹp và những mẫu hành vi đúng, các ứng xử giữa con người vớicon người mà trẻ đã được nghe và quan sát Hướng dẫn tạo điều kiện cho trẻ liênhệ bản thân với bạn, với người thân trong cuộc sống hàng ngày và bản thân tôi đãđúc kết được một số kinh nghiệm đó là:

- Luôn bên cạnh trẻ, vỗ về, động viên, an ủi trẻ.- Phải luôn gần gũi, yêu thương, giữ lời hứa với trẻ.

- Luôn lắng nghe trẻ, trao đổi cùng cha mẹ trẻ để hiểu trẻ.- Thỏa mãn những nhu cầu chính đáng của trẻ.

- Không trách mắng, đánh phạt trẻ.

Trong các hoạt động ở lớp, tôi luôn tạo cho trẻ tâm lí thoải mái, không áp đặttrẻ mà chủ yếu là tạo ra cho trẻ hoạt động một cách hào hứng, trong quá trình vuichơi thì tôi luôn động viên trẻ nên phối hợp với các bạn trong nhóm chơi, phải biếtchia sẻ, nhường nhịn, thương yêu bạn và giúp đỡ bạn…

Trang 4

Bên cạnh đó, chúng tôi xây dựng quy ước với trẻ về quy định trong lớp họcvà giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khiđón trẻ vào năm học mới Chúng tôi quy ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúngnơi quy định, hay quy định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi, không la hétquá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi,các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, khôngtranh giành đồ chơi của nhau, chia tổ và phân công nhiệm vụ cùng nhau thực hiệnđể tạo cho trẻ tính đoàn kết, tự giác Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻhoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớphọc thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớnđể trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc”rất trẻ con của mình.

Giải pháp 2: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục phát triển tình cảmvà kỹ năng xã hội cho trẻ.

Lập kế hoạch là thiết kế các bước đi cho tổ chức hoạt động giáo dục phát triển

tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ để đạt được mục tiêu giáo dục Tổ chức hoạt

động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ qua việc sử dụng các

hành động, các nguồn lực đã có và khai thác trong và ngoài trường mầm non và kếhoạch này nằm trong kế hoạch phát triển giáo dục toàn diện của trẻ Trên cơ sởphương hướng nhiệm vụ năm học 2023-2024 tiếp tục thực hiện chuyên đề “Xâydựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” của ngành, bản thân tôi đã thực hiệnchuyên đề bằng cách xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển

tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ của lớp Trong quá trình xây dựng kế hoạch tổchức hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ tôi tiến hành

các công việc sau:

- Xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và

kỹ năng xã hội cho trẻ ở trường lớp mẫu giáo.

- Phân tích đánh giá thực trạng những mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi và khókhăn Xác định nguyên nhân của thực trạng giáo dục phát triển tình cảm và kỹnăng xã hội cho trẻ tiến hành trong thời gian qua.

- Xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ

theo năm, tháng, tuần phù hợp với chủ đề, độ tuổi của trẻ.

- Xác định các biện pháp, các hành động cụ thể để thực hiện kế hoạch giáodục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường mẫu giáo

đối với hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.

- Dự kiến về thời gian thực hiện, nội dung chương trình giáo dục, các chủ đềcần thực hiện để lập kế hoạch cho từng hoạt động, dựa trên những yêu cầu, quyđịnh chung đảm bảo sự thống nhất về nội dung hình thức trong các hoạt động vớitính chất trẻ được thực hành, trải nghiệm trong tuần, ngày cụ thể.

Trang 5

Tôi xây dựng kế hoạch hoạt động một ngày của trẻ cần chú ý quan tâm sâuđến các hoạt động như:

- Trong giờ đón trẻ: Tôi giáo dục kỹ năng chào hỏi lễ phép, nhắc nhở trẻ

chào cô lễ phép, sau đó vòng tay chào bố mẹ Cứ làm mẫu như thế, chỉ qua mộttuần trẻ biết chào hỏi lễ phép và tự nguyện không cần cô hay mẹ nhắc nhở Bêncạnh, còn có các kỹ năng tự cất đồ dùng đúng nơi quy định, mỗi trẻ có một ngăn tủcá nhân riêng, tôi dán kí hiệu trẻ và một hình ảnh dễ thương của trẻ vào trước ngăntủ, điều này làm trẻ thích thú và dễ nhớ vị trí tủ cá nhân của mình Đầu tiên, tôi sẽcùng cất đồ dùng của trẻ, sau nhiều lần như vậy trẻ sẽ nhớ vị trí tủ cá nhân củamình, tự cất dép ba lô đúng nơi quy định Tôi trao đổi với cha mẹ trẻ không làm hộtrẻ, cho trẻ tự cất lấy và mang đồ dùng cá nhân của mình không cần người lớn phảinhắc nhở hay làm hộ Tôi dung hòa tránh gò ép trẻ làm trẻ không hứng thú khi đếnlớp, khuyến khích trẻ đã biết cất dép, cất ba lô, hay tự đi dép và hướng dẫn bạn.Khi trẻ thực hiện tôi tiến hành kiểm tra xem bạn nào thực hiện chưa đạt, bạn nàođã thực hiện tốt cuối ngày tôi sẽ đánh giá và nêu gương bạn thực hiện tốt, đồngthời cũng khích lệ động viên cá nhân chưa cố gắng, từ đó việc cất đồ dùng cá nhânđúng nơi quy định không còn là “hành động” mà trở thành “ý thức”, trẻ tự thựchiện không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra.

- Trong giờ vệ sinh: Tôi dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ như: Rửa mặt, rửa

tay bằng xà phòng, cách gấp khăn và đi vệ sinh đúng nơi quy định…Trong giờ ăncũng vậy, tôi dạy trẻ kỹ năng tự lao động phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự đilấy bát thìa theo số lượng của tổ mình và biết được lần lượt ngày trực nhật củamình theo tổ, biết ăn uống lịch sự, không nói chuyện trong khi ăn và chỉ ăn uốngtại bàn ăn của mình, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống mộtcách đúng đắn, biết ăn hết xuất, không làm rơi vãi khi ăn, khi ăn nhai nhỏ nhẹkhông gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, biết tựdọn, cất bát thìa đúng nơi quy định, biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắnkhông làm ảnh hưởng đến người khác…

- Trong giờ hoạt động chiều: Sau khi cho trẻ ôn bài cũ hoặc làm quen với

bài mới, tôi luôn dành thời gian khoảng 15 phút để tổ chức cho trẻ luyện tập thựchành các kỹ năng dưới dạng trò chơi

Ngoài việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹnăng xã hội cho trẻ trong một ngày, tôi còn xây dựng kế hoạch giáo dục phát triểntình cảm và kỹ năng xã hội trong một tuần cho trẻ cụ thể như:

Chiều thứ 2, tôi thường tổ chức cho trẻ thực hành các kỹ năng chăm sóc bảnthân như rửa tay, lấy nước uống, mặc quần áo, cho đồ vào ba lô….Mỗi hoạt độngtôi chọn một trò chơi khác nhau

Ví dụ: Khi dạy trẻ cách mặc áo, tôi cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn, khéohơn”, cách chơi như sau: Cho lần lượt 2 trẻ lên thi mặc áo, đầu tiên tôi gợi mở, giớithiệu với trẻ các thao tác mặc áo sau đó tổ chức cho trẻ chơi Sau đó cô và các békiểm tra kết quả và tặng quà Nội dung cho trẻ thực hành, tôi dựa trên nguyên tắc

Trang 6

cho trẻ làm quen từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Dạy trẻ cách mặc áonhưng tuần đầu tôi dạy trẻ cách mặc áo có khuy bấm, tuần tiếp theo tôi dạy trẻcách mặc áo có khuy cài và những tuần sau là áo có khoá kéo, áo buột dây Lúcđầu trẻ thực hiện rất vụng về lúng túng nhưng do luyện tập thường xuyên và có kếhoạch nên các thao tác của trẻ dần chính xác hơn Với cách tổ chức có hệ thống vàlinh hoạt như vậy trẻ lớp tôi đã có kỹ năng chăm sóc bản thân tương đối tốt

Chiều thứ 3, tôi tổ chức cho trẻ xem băng đĩa hoặc tranh ảnh có kèm nhữngcâu chuyện về các hành vi ứng xử đúng sai giữa con người với con người, giữa conngười với môi trường xung quanh trong chủ đề Qua đó giáo dục trẻ kỹ năng ứng

xử phù hợp với những người xung quanh

Ví dụ: Cho trẻ xem phim câu chuyện “Món quà của cô giáo” và hỏi trẻ- Vì sao Gấu Xù không nhận quà của cô giáo? (Gấu Xù thấy mình có lỗi ).- Bạn Cún Đốm đã nói gì với cô giáo? (Thưa cô lỗi tại con, chính con đã bávai Gấu Xù làm Gấu Xù ngã vào Mèo Khoang)

- Vì sao Cún Đốm và Gấu Xù vẫn nhận được quà và bé ngoan? (Vì hai bạn đãnhận ra được lỗi của mình)

Mỗi một tình huống, mỗi một câu chuyện tôi dựa vào nội dung để giáo dục trẻcách ứng xử phù hợp Qua việc thảo luận các tình huống như vậy trẻ luôn có ý thứcứng xử phù hợp với con người và môi trường xung quanh Chiều thứ 4, tôi tổ chứccác hoạt động nhằm dạy trẻ kỹ năng tuân thủ quy tắc xã hội

Chiều thứ 5, tôi tổ chức cho trẻ sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi ở các góc nhằmphát triền kỹ năng hợp tác và rèn thói quen sống gọn gàng ngăn nắp Những tuầnđầu, tôi cho trẻ quan sát cô và nghe cô giải thích vì sao phải làm như vậy? Cáchsắp xếp như thế nào cho đẹp? Những tuần tiếp theo tôi chia tổ, yêu cầu mỗi tổ tựxếp mỗi góc chơi, thi xem đội nào xếp đúng, xếp đẹp và nhanh nhất Khi tham giahoạt động này, các kỹ năng hợp tác của trẻ được phát triển Trẻ biết giúp đỡ nhauvà nhắc nhở nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng Từ việc tổchức thường xuyên như vậy, các mối quan hệ cũng như kỹ năng làm việc nhómcủa trẻ được củng cố, bên cạnh đó đồ dùng đồ chơi của lớp tôi luôn được xếp gọn

gàng, ngăn nắp và rất khoa học

Chiều thứ 6, tôi tổ chức cho trẻ làm những con rối đơn giản từ vớ, giấy, que…Thông qua con rối, tôi tạo cho trẻ tưởng tượng ra một tình huống lạ sẽ làm trẻ sợ.Sau đó, hướng dẫn trẻ giải quyết vấn đề một cách vui vẻ Cuối cùng, nói trẻ chia sẻbiết kiểm soát cảm xúc khi giải quyết tình huống lạ này thông qua con rối Hoặc tôichuẩn bị cho mỗi trẻ một bức tranh có hình khuôn mặt khác nhau và các bộ phậnrời như cặp mắt, lông mày, môi, mũi, kiểu tóc được làm từ vải nỉ có đính keo âmdương Tôi cho trẻ tự thiết kế và gắn trên khuôn mặt thành các nhân vật Từ “thiếtkế” bắt chước thể hiện những cảm xúc trên khuôn mặt của mình và nói “Tôi cảmthấy khi…” Trò chơi này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp trẻ bắt chước đượcnhững cách thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt, tập trung chú ý và kỹ năng hiểu được

Trang 7

cảm xúc của người khác sẽ được hình thành ở trẻ một cách dễ dàng hơn

Vào mỗi buổi chiều, trẻ rất quan tâm tới “Bảng bé ngoan” khi được lên cắmcờ, trẻ rất phấn khởi tự hào với các bạn, mong chờ được khoe với bố mẹ và báocáo lại kết quả vì sao mình được lên cắm cờ cho bố mẹ biết Tôi đưa ra các tiêu chíkhi được lên cắm cờ: Chăm giơ tay phát biểu, biết giúp đỡ cô và bạn, mạnh dạn tựtin trong mọi hoạt động, biết tự phục vụ bản thân…để trẻ cùng thực hiện, tùy thuộcvào đối tượng mà tiêu chí đó sẽ được cô và các bạn công nhận hay không? Qua đótrẻ sẽ tự tin, phấn đấu để cuối ngày được lên cắm cờ, từ đó luôn diễn ra sự canhtranh rất lành mạnh giữa các trẻ và trẻ ngày càng tiến bộ hơn.

Đặc biệt, trong những giờ chơi tự do của trẻ tôi xây dựng các hoạt động thôngqua trò chơi tập thể nhằm phát triển tình cảm và các kỹ năng giao tiếp, đoàn kếthợp tác cho trẻ Ví dụ:

Trò chơi 1: “Tôi muốn như bạn” nhằm phát triển tự ý thức bản thân và mangcảm xúc tích cực đến cho người khác Cách chơi: Cô nói với nhóm trẻ bạn nàocũng có những nét dễ thương hay tính tốt riêng Bây giờ chúng ta cùng nghĩ xemngười bạn bên cạnh có nét gì đáng yêu Sau khi trẻ nghĩ xong, cô yêu cầu từng trẻnói với người bạn bên cạnh: Tôi muốn (tóc dài, mắt to, vui vẻ, dễ thương, thôngminh ) giống bạn.

Trò chơi 2: “Đứng trong tờ báo” nhằm phát triển kĩ năng hợp tác để giải quyếtvấn đề Cách chơi: Cô giáo đặt trên sàn một tờ báo lớn và yêu cầu 4 trẻ cùng đứnglên Sau đó cô sẽ gấp bớt một phần của tờ báo và 4 trẻ phải tìm cách dồn nhau vaòđứng vừa trong phần còn lại của tờ báo, tờ báo được gấp nhỏ dần, cô giáo có thểgợi ý để trẻ tìm cách không ai bị loại ra như: đứng co chân, ôm chặt lấy nhau, cõngnhau Các nhóm lần lượt chơi hoặc chơi đồng thời ở các góc Sau khi kết thúc tròchơi, cô giáo so sánh các tờ báo đã bị gấp xem tờ nào có diện tích nhỏ nhất, độinào cùng nhau đứng trong tờ nhỏ nhất là thắng cuộc

Với những hoạt động này, đã tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm thể hiệncảm xúc và phát huy các kỹ năng cần thiết, trẻ cảm thấy thỏa mái, vui vẻ và phấnđấu hơn nữa, từ đó giúp trẻ tự có nhu cầu hoàn thiện bản thân cao và mạnh dạn tựtin hơn trong các hoạt động trong ngày, dần dần thói quen tốt sẽ nảy sinh và trởthành một nhu cầu một kỹ năng tốt của trẻ sau này.

Giải pháp 3: Tích hợp lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xãhội bằng cách cho trẻ trải nghiệm trong các hoạt động.

Để giúp trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội bằng phương pháp dạy học“Lấy trẻ làm trung tâm” Cô tổ chức trẻ hoạt động, cô chủ đạo trẻ chủ động và cô

trò cùng tương tác Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội đóng vai trò

quan trọng tạo tiền đề cho việc học, phát triển toàn diện của trẻ và là nguồn lựcthúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực khác Vì vậy, từ những nội dung tôi thiết kếthành nhiều hoạt động phù hợp với chủ đề, không đặt để đưa trẻ vào một cáchgượng ép, cần diễn ra một cách tự nhiên, tổ chức các hoạt động gây hứng thú cho

Trang 8

trẻ, giúp trẻ trải nghiệm tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ được hết cảm xúc, tạo nhiều tìnhhuống cho trẻ giải quyết bằng kỹ năng mà trẻ có được.

Tôi tổ chức nhiều trò chơi, hợp tác nhóm, trò chuyện để trẻ chia sẻ, khám phá,trải nghiệm theo nhiều cách khác nhau, phù hợp với điều kiện cụ thể ở lớp, bởichơi, trải nghiệm là phương thức học chủ yếu của trẻ mầm non và chơi ảnh hưởngđến phát triển mọi lĩnh vực của trẻ trong đó có sự phát triển tình cảm và kỹ năng xãhội thông qua hoạt động học

Ví dụ: Hoạt động KPKH chủ đề “Gia đình” tôi tổ chức hoạt động “Mái ấmtình thương” tôi cho trẻ thực hiện trang trí nhà theo ý tưởng của trẻ, tôi là ngườigợi ý để trẻ sáng tạo khi xây, sau đó cô trò cùng nhận xét: Hôm qua cô muốn cáccon chuẩn bị quà để tặng các bạn, vậy các con tặng bạn những gì? Sau khi tổ chứcthành công hoạt động “Mái ấm tình thương” cô và trò cùng hát bài “Ngôi nhà mơước” Thông qua hoạt động này, tôi đã gợi được ở trẻ lòng nhân ái, sẵn sàng chiasẻ, biết giúp đỡ bạn bè…

Ở chủ đề nhánh “Bé là ai?” tôi giáo dục trẻ ý thức về bản thân, nhận biết mộtsố trạng thái, biết thể hiện cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận Tôi tổ chức cho trẻtrò chơi với các tấm thẻ, tôi trải các tấm thẻ thể hiện cảm xúc của các bác gấu rasàn, yêu cầu trẻ lựa chọn tấm thẻ bác gấu đang vui, đang buồn, đang tức giận…cho trẻ chơi thể hiện cảm xúc cùng bác gấu, trẻ nào nhận được tấm thẻ buồn thì thểhiện cảm xúc buồn…hoặc cho trẻ chơi nhìn thẻ để đoán cảm xúc và phân loại cáccảm xúc khác nhau

Để hình thành cho trẻ những kinh nghiệm sống và nhân cách tốt đẹp tôi chotrẻ trực tiếp trải nghiệm qua những câu chuyện bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồngdao để giới thiệu hay củng cố những khái niệm cho trẻ như cái thiện - ác… vàtinh thần hợp tác, sự quan tâm đến người xung quanh, qua đó trẻ bộc lộ cảm xúcsuy nghĩ của mình

Ví dụ: Hoạt động LQVH, chuyện “Nhổ củ cải” dạy trẻ về giá trị hợp tác, đoànkết Tôi đặt ra những câu hỏi để thảo luận về những cảm xúc và hành vi của cácnhân vật trong chuyện: “Vì sao một mình ông già không thể nhổ được củ cải?”,“Cuối cùng củ cải cũng được nhổ lên, vì sao?” Hoặc câu chuyện “Quả bầu tiên”giáo dục trẻ về cái thiện - ác, lòng tốt - sự độc ác, chia sẻ - tham lam, ích kỉ…Tôiđặt câu hỏi “Cậu bé đã cảm thấy như thế nào khi thấy con chim bị gãy cánh?”, “Vìsao cậu bé lại chia vàng bạc cho mọi người?” Sau đó, cho trẻ đóng kịch thể hiệntrạng thái cảm xúc qua ngữ điệu giọng, nét mặt, cử chỉ.

Hoặc qua câu chuyện “Chú vịt xám” tôi giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ: Khiđược bố mẹ cho đi công viên, siêu thị hoặc đến những nơi công cộng thì phải đivới bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc Qua đó tôi đặt ra những câuhỏi tình huống dạy trẻ, nếu chẳng may con bị lạc thì con sẽ làm thế nào? Tôi đãcho trẻ suy nghĩ và mời trẻ đưa ra cách giải quyết, tôi lắng nghe ý kiến của trẻ, gợimở cho trẻ trả lời và qua đó thể hiện được nội dung muốn giáo dục trẻ là nếu muốnnhờ người lớn gần đó giúp đỡ bé phải tìm công an hoặc những người mặc đồng

Trang 9

phục (bảo vệ, nhân viên) ở gần chỗ đó để nhờ giúp đỡ để tìm bố mẹ Tuyệt đốikhông đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ vì có thể đó sẽ làkẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặc làm hại bé

Với hoạt động học trong lĩnh vực khác, tôi cũng lồng ghép và rèn kỹ nănggiao tiếp như: chào hỏi, nói cảm ơn, xin lỗi, biết chia sẻ, biết một số phép lịch sựchỗ đông người, biết việc làm nào là của mình và của bạn, việc làm nào là tốt, xấu,nhận biết được hành vi tốt, xấu, đúng, sai bằng cách tổ chức một số trò chơi cho trẻtrải nghiệm.

Ví dụ: Trò chơi “Bạn nào ngoan” Cách chơi: Cô cho trẻ xem hình ảnh về cácbạn chào với tư thế khác nhau và trò chuyện về từng hình ảnh đó Sau đó trẻ chọnhình ảnh đúng và thực hành lời chào

- Chào người lớn: khoanh tay chào, mắt nhìn thẳng thể hiện sự kính trọng, cấtlời nhẹ nhàng;

- Chào bạn giơ tay ngang mặt, mắt nhìn vào nhau, cất lời nhẹ nhàng chào, cóthể chào bằng nụ cười tươi;

+ Đội 1: Thực hành 2 bạn gặp nhau chào;

+ Đội 2: Thực hành 1 bạn đi học về chào ông bà; + Đội 3: Thực hành 1 bạn đi học chào cô giáo vào lớp.

Sau mỗi lần đóng vai tôi cho cả lớp thực hiện lại lời chào qua đó tôi nhận thấytrẻ rất thành thạo kỹ năng của mình so với trước và việc hình thành kỹ năng xã hộicho trẻ phát triển nhanh hơn.

Hoạt động vui chơi phản ánh sự sáng tạo, độc đáo của nhận thức và ngôn ngữ,nó là tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh Khi trẻ hoạt động góccó nghĩa là đang sống trong cuộc sống thực, trong khi chơi trẻ được đối thoại cùngnhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn chơi hiểuvà phải hiểu lời bạn cùng chơi, từ đó làm cho trí tuệ của trẻ phát tiển mạnh mẽ chịuảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ hướng đến cái đẹptrong giao tiếp, góp phần hình thành hành vi văn minh trong xã hội, hình thành tháiđộ tích cực của trẻ với bản thân.

Ví dụ: Với trò chơi đóng vai chủ đề “Nghề nghiệp” Khi trẻ đóng vai bác sĩthì trẻ bắt chước bác sĩ thực hiện một số kỹ năng như: Mặc quần áo bule, đeo tainghe, cầm kim tiêm và cặp nhiệt độ, khi gặp bệnh nhân thì bác sĩ tươi cười ân cần,chu đáo hỏi thăm bệnh nhân và bán thuốc Còn bệnh nhân thì biết bác sĩ bán chothuốc uống để chữa bệnh gì? Khi gặp những tình huống xảy ra với bệnh nhân thì

trẻ xử lý được những tình huống đó

Với trò chơi “Gia đình” dạy trẻ kỹ năng chia sẻ, thể hiện sự quan tâm lẫnnhau giữa các thành viên trong gia đình như: gọi điện thoại hỏi thăm, chăm sócông bà, gia đình cùng nhau đi du lịch, thăm hỏi lẫn nhau lúc ốm đau…

Với trò chơi “Bán hàng” tôi quan sát chú ý rèn kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ

Trang 10

phép cho trẻ, rèn trẻ đưa đón đồ dùng cho bạn bằng 2 tay, rèn tinh thần đoàn kếtkhi chơi, khi chơi không ném đồ chơi bừa bãi, chơi xong giáo dục trẻ có ý thức cấtđồ dùng, đồ chơi gọn gàng.

Đối với trẻ 5-6 tuổi trẻ khó có thể hòa nhập môi trường mới tự lập hoàn toànở tiểu học nếu không được trang bị nhóm kỹ năng xã hội một cách đầy đủ Nhómkỹ năng xã hội cho trẻ mầm non bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng cảm thông,kỹ năng thích ứng với cảm xúc của người khác, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng hợp tác,kỹ năng gây thiện cảm Thông qua vui chơi, hành động chơi với những mối quanhệ bạn bè cùng chơi giúp trẻ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội, và mở ra mộtchặng đường phát triển mới về chất, đó là giai đoạn đầu tiên của quá trình hìnhthành và phát triển toàn diện nhân cách Tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộcsống của trẻ, trò chơi là phương tiện để trẻ học làm người, vì thế tôi đã tổ chức chotrẻ chơi thông qua giải quyết các tình huống Ví dụ tôi đưa ra tình huống:

Tình huống 1: Đến giờ Bố mẹ đón, các bạn đã về gần hết, mà bạn Thảo chưaai đón, một lúc sau có 1 chú tự xưng là người quen của Bố Thảo, Bố Thảo đi vắngnhờ chú đến đón Thảo (Thảo chưa gặp chú bao giờ) Nếu con là bạn Thảo con sẽlàm gì ? (nội dung câu trả lời hướng cho trẻ là: Con nói với cô giáo là con khôngquen chú đấy, con nhất định không về với chú, đợi bố mẹ con đón qua nội dungnày đã giáo dục cho trẻ được kỹ năng xã hội là không được đi theo người lạ mặt)

Tình huống 2: Chiều thứ bảy ở nhà, hôm nay là sinh nhật Bố, Mẹ đã mua vàcắm 1 lọ hoa rất đẹp Thiên rất thích đá bóng mà lại lười ra sân chơi, đang mải đábóng, bỗng tiếng vỡ choang choang…lọ hoa rơi từ trên bàn xuống nền vỡ tan, quảbóng thì lăn xuống bếp Con là Thiên con sẽ làm gì ? (gợi ý câu trả lời của trẻ sẽ làCon gọi Mẹ đến, nói lời xin lỗi mẹ và lấy chổi, xúc rác để hộ mẹ dọn dẹp) thôngqua tình huống này tôi cũng đã giáo dục trẻ được kỹ năng giao tiếp là biết nhận lỗivà sửa lỗi.

Tình huống 3: Cả lớp đang chơi rất vui vẻ, bạn Nhật cùng 2 bạn nữa cứ chạy

đuổi nhau, cô giáo đã gọi và nhắc nhở nhưng 3 bạn cứ thi chạy và chẳng may Nhậtbị trượt chân ngã xước tay và chảy máu Con sẽ làm gì ? Gợi ý trẻ đi đến câu trảlời là: Con đỡ bạn dậy, gọi và báo với cô giáo là có bạn bị ngã và chảy máu Cùngcô đưa bạn vào lớp, đi gọi cô y tế) Qua tình huống này tôi cũng đã giáo dục trẻhình thành kỹ năng hợp tác và tự phục vụ đồng thời trẻ cũng đã được trải nghiệmqua việc đi gọi cô y tế )

Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻthảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm cáchgiải quyết vấn đề Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũngchính là kinh nghiệm mà tôi dạy trẻ Với hoạt động này cũng giúp trẻ có sự tư duylôgích, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệmtrong cuộc sống.

Hoạt động ngoài trời là một hoạt động mà tôi có thể cho trẻ được trải nghiệm

nhiều nhất nhằm giúp trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w