Mô tả bản chất của sáng kiến:Như chúng ta đã biết ở cấp học mầm non, lớp học là nhà, cô giáo là mẹ,môi trường lớp học là tổng thể của một khu vui chơi, từ sân vườn cho đến lớphọc, đâu đâ
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI
HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC
1 Mô tả bản chất của sáng kiến:
Như chúng ta đã biết ở cấp học mầm non, lớp học là nhà, cô giáo là mẹ, môi trường lớp học là tổng thể của một khu vui chơi, từ sân vườn cho đến lớp học, đâu đâu cũng đều là nơi vui chơi dành cho trẻ, nào là xích đu, cầu trượt, thang leo, nào là vườn cổ tích, góc thiên nhiên, nơi mà trẻ được trãi nghiệm khám phá với các nước, với mọi vật xung quanh mình….Còn bên trong lớp học
là các mảng tường, các góc chơi , đồ chơi được trang trí nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của trẻ, tạo cơ hội để trẻ tìm tòi, khám phá, được trãi nghiệm những điều mới lạ, trẻ được tự do lựa chọn góc chơi, đồ chơi mà trẻ thích Nhưng trẻ vẫn chưa tích cực tham gia Vậy môi trường cho trẻ hoạt động tích cực là gì? Tính
tích cực, sáng tạo không phải là thuộc tính sẳn có ở mỗi trẻ Nó là"sản phẩm"
của một quá trình nuôi dưỡng giáo dục đặc biệt ở trường mầm non Vì vậy vị trí của người giáo viên mầm non tạo môi trường cho trẻ hoạt động tích cực là một vai trò quan trọng, giáo viên là người hướng dẫn cho trẻ chơi, trẻ hoạt động để trẻ nhận thức và phát triển Môi trường hoạt động đó vừa thỏa mản nhu cầu vui chơi vừa tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng của mình Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính chủ động tích cực từ việc lựa chọn góc chơi cho đến hoạt động học, trẻ biết tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình, qua đó trẻ biết lắng nghe, chia sẻ suy nghĩ của mình với cô với bạn
Khi trẻ hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp sẻ hình thành và phát triển những chức năng tâm, sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi Sự hiểu biết của trẻ đòi hỏi trẻ học được cách nắm bắt được tri thức, trong đó:
+ Tri thức vật chất : Là tri thức có được từ thực tế bên ngoài qua quan sát, kinh nghiệm, các giác quan…
+ Tri thức học: Là tri thức có được nhờ các thao tác tư duy, (phân tích, tổng hợp) diễn ra trong óc trẻ
+ Tri thức xã hội thông thường: Là chấp nhận những quy tắc chung như gọi tên đồ chơi, đồ vật mà trẻ đang trãi nghiệm tiếp xúc cùng tương tác với
Trang 2nhóm bạn.
Tuy nhiên để làm được điều này người giáo viên phải nắm bắt được nguyên tắc để tạo ra môi trường hoạt động phù hợp với trẻ, cần tạo cho trẻ khả năng hoạt động với những phương tiện phù hợp để khuyến khích trẻ tham gia tích cực, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng, qua đó trẻ lĩnh hội được những kiến thức, từ đó trẻ thực sự trở nên hứng thú, tự do lựa chọn hoạt động cho mình và trẻ cần đôi tay để tiếp xúc với các vật liệu và tự khám phá tri thức mới Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, phải đầu tư thời gian suy nghĩ, tìm tòi, chu đáo, tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia tích cực vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập một cách tích cực, có như vậy mới mong tiết học đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ đạt được
ở mức độ cao nhất trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ
Môi trường phải đảm bảo an toàn về thể chất về tâm lý của trẻ vừa đảm bảo tính giáo dục, tính thẩm mỹ và được xây dựng trong suốt quá trình chăm sóc giáo dục trẻ
Trong thực tế hiện nay đa số các giáo viên đều biết cách xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế như môi trường lớp học chưa phong phú về đồ chơi, từ bàn tay trẻ tạo ra góc chơi chưa nhiều, trẻ có trãi nghiệm để chơi nhưng chưa được thường xuyên, nhiều đồ chơi chưa phát huy hết tác dụng, các góc mở chưa thực sự mở trẻ chỉ thích chơi tự do theo ý thích của mình chứ không muốn theo sự hướng dẫn của cô Vì vậy để trẻ tự tích cực tham gia vào các hoạt động một cách có hệ thống đòi hỏi người giáo viên phải thực sự đổi mới trong việc xây dựng môi trường, đổi mới cách dạy hướng tới hoạt động lấy trẻ làm trung tâm Mục tiêu của ngành giáo dục- đào tạo phải giáo dục ra một thế hệ trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, là những trẻ có nhân cách tốt, có sức khỏe dồi dào, biết cảm nhận cái hay, cái xấu, cái đẹp Để giúp trẻ hứng thú với việc học và có khả năng độc lập suy nghỉ, năng động, sáng tạo
có khả năng hiểu biết về thế giới xung quanh Chính vì vậy ngay từ khi nhận lớp này bản thân tôi không ngừng học hỏi tích góp kinh nghiệm từ giờ đón trẻ, giờ chơi, giờ học, để biết được trẻ cần những gì…….Cuối cùng tôi đã tích góp được một số kinh nghiệm để khắc phục được những khó khăn trong việc tạo môi trường phát huy được tính tích cực của trẻ
Do đó tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, áp dụng vào thực tế của lớp và sau một thời gian thực hiện, bản thân đã rút ra được một số biện pháp sau:
1.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện.
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ
Trang 3Khi xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ tôi luôn chú ý đến các nguyên tắc:
+ Môi trường đảm bảo an toàn về thể chất và tâm lí cho trẻ
+ Việc xây dựng môi trường phải được tiến hành trong suốt thời gian thực hiện chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ, kế hoạch xây dựng môi trường phải
cụ thể và được tiến hành hằng ngày
+ Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hằng ngày của trẻ
+ Luôn thay đổi không gian môi trường giáo dục tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ, sắp xếp đồ dùng đồ chơi dưới dạng mở, kích thích trẻ hoạt động, thường xuyên thay đổi cách trang trí, sắp xếp góc chơi tạo sự hấp dẫn, mới lạ để kích thích tính khám phá, tò mò đối với trẻ
+ Tôn trọng nhu cầu, sở thích và khả năng của mỗi trẻ
Giáo viên phải xác định rõ mục đích của mỗi loại tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi… để giúp trẻ tích cực khai thác, tìm tòi, nghĩ ra nhiều cách chơi,…đáp ứng việc cung cấp và củng cố kiến thức, kĩ năng cho trẻ Ví dụ: tranh mảng tường có thể sử dụng để giới thiệu chủ đề hoặc cung cấp kiến thức cho trẻ
Giáo viên phải lên kế hoạch sử dụng từng loại đồ dùng, đồ chơi vào các bước
mở chủ đề, khám phá chủ đề và kết thúc chủ đề Xác định rõ từng loại đồ dùng
đồ chơi để đưa vào các hoạt động: hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời…
Giáo viên phải biết lồng ghép các hoạt động một cách linh hoạt để kích thích trẻ tích cực tìm ra các chức năng sử dụng các đồ dùng, đồ chơi trong các hoạt động
Biện pháp 2: Bố trí sắp xếp các góc hợp lý
Phân bố góc hoạt động dựa trên chương trình giáo dục phù hợp độ tuổi trẻ
Sắp xếp các góc hoạt động của trẻ của trẻ ở mỗi góc không làm ảnh hưởng đến góc bên cạnh Do đó khi bố trí các góc không nên đặt các góc có hoạt động mang tính động bên cạnh góc có hoạt động tĩnh, việc bố trí góc cần quan tâm nhiều đến mối liên quan giữa các góc với nhau tạo ra và duy trì hứng thú cho trẻ với các hoạt động cụ thể cũng như có thể khai thác việc sử dụng các góc
ở mức độ cao nhất
Trang 4Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách, góc xây dựng tránh lối đi lại Góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài hiên
Các góc có khoản rộng, cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và vận động của trẻ
Trong hoạt động chơi trẻ thường chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, đây là sự tự điều chỉnh cơ thể, giúp cơ thể phân phối đều năng lượng và huy động khả năng làm việc của các giác quan để trẻ có thể hoạt động thời gian dài và tạo ra tính tích cực hoạt động của trẻ
Trong quá trình sắp xếp các góc chơi cô giáo cần tính đến sự hài hòa của các góc trong tổng thể chung của lớp học, đảm bảo các yêu cầu về ánh sáng, thẩm mĩ, không gian hoạt động
Tạo không gian cho các góc để trẻ có thể tự lựa chọn hoạt động hứng thú, trẻ có khả năng nhận ra cái gì sẵn có ở môi trường, việc sử dụng các đồ chơi được trang bị khác nhau, các đồ chơi đó giúp trẻ hiểu rằng nơi đó nhất định sẽ tiến hành chơi các hoạt động hấp dẫn
Làm biểu tượng cho các góc trên mản tường khác nhau, phân bố các góc đảm bảo, sử dụng hình ảnh cho mỗi góc phù hợp, đồ dùng đảm bảo cho mỗi góc hoạt động
Biện pháp 3: Tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ phù hợp
1 Tạo tâm lý thỏa mái cho trẻ
Môi trường tinh thần là quan trọng nhất Bản thân tôi luôn quan niệm làm sao cho trẻ cảm nhận được lớp học là ngôi nhà, cô giáo là mẹ thứ hai của trẻ, ở nơi đây nếu trẻ được sự quan tâm, yêu thương, chia sẻ của cô giáo và bạn bè thì trẻ sẽ thích được đi học, hứng thú và mong muốn được thể hiện mình Trẻ sẽ tự tin hơn khi được cô giáo và bạn bè động viên khen ngợi
Cô giáo cần hiểu và nắm bắt mọi hoàn cảnh của trẻ, luôn đặc biệt quan tâm đến các mối quan hệ: Cô - Trẻ, trẻ và trẻ, tôn trọng, đồng cảm với nhu cầu, lợi ích cá nhân của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ thích ứng hòa nhập với thế giới xung quanh
Trong quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ với nhau cần đảm bảo để trẻ
có được:
+ Cảm giác an toàn
+ Yêu thương, ấm cúng
+ Vui vẻ, hứng thú, thoải mái
Trang 5+ Đầy cảm xúc tích cực
+ Động viên, khen ngợi
+ Cổ vũ, khích lệ
+ Lắng nghe, chia sẻ
+ Tự tin
+ Cởi mở, Tự do
+ Bình đẳng với bạn
+ Có cơ hội tích cực giao tiếp, hoạt động
+ Tạo tâm lý tin cậy, mong muốn chia sẻ
+ Gần gũi, lắng nghe trẻ
Cô thường xuyên gần gũi trò chuyện, vui vẻ với trẻ giúp trẻ mạnh dạn
tự tin khi tiếp xúc với cô, với bạn
Tạo bầu không khí vui vẻ, thân thiện giữa cô và trẻ, giữa các trẻ với nhau, tôn trọng ý kiến của trẻ, lắng nghe, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc và ý kiến của mình, kích thích động cơ bên trong của trẻ gây hứng thú, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động một cách hứng khởi, nhẹ nhàng, tự tin vào bản thân mà trẻ nghĩ mình sẽ làm được
2 Tạo môi trường vật chất để trẻ hoạt động tích cực
* Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp
Môi trường cũng là một yếu tố trực quan trực tiếp, tác động hàng ngày đến trẻ Chính vì vậy việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh được tôi đặc biệt quan tâm
Làm thế nào để khi trẻ vừa bước vào ngôi trường có cảm giác hứng khởi,
tò mò, say sưa chiêm ngưỡng và thích được khám phá Đó là thành công bước đầu hướng trẻ đến các hoạt động tích cực hơn
Trang trí lớp phải đảm bảo các góc chơi, sắp xếp lớp học phòng học hài hoà hợp
lý giữa các góc chơi sẽ tạo được sự chú ý, sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học theo giai đoạn, theo chủ điểm, theo nội dung từng bài dạy
Tùy vào nội dung của từng bài để bố trí hình ảnh xung quanh lớp giá đồ chơi, tranh treo tường cho hợp lý để trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế
Phải đảm bảo các góc chơi theo hướng mở để trẻ thường xuyên đến chơi và tham gia các hoạt động theo ý thích của mình, ở đó trẻ được độc lập sáng tạo được tư duy thông qua hoạt động học chữ, đếm, thêm, bớt, tạo nhóm, đặc chữ số tương ứng
Trang 6Đồ dùng đồ chơi tự làm phải nhiều, màu sắc hấp dẫn, để nơi vừa tầm trẻ
dễ lấy, dễ chơi
Môi trường vật chất góp phần rất lớn đến sự phát triển của trẻ, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ Môi trường vật chất phải đảm bảo an toàn
và hấp dẫn trẻ trong mọi hoạt động, để tạo môi trường vật chất thật sự thu hút trẻ tôi thực hiện theo một số cách sau:
* Môi trường hoạt động thể chất cho trẻ hoạt động ngoài trời
Môi trường ngoài trời phải có nhiều đồ chơi, đồ chơi phải phù hợp lĩnh vực phát triển thể chất của trẻ như đi, bò, chạy, trườn, trèo, ném….trước tiên đồ chơi phải đảm bảo tính an toàn, tính thẩm mỹ, nguyên liệu gần gũi nơi địa phương trẻ đang sống, đồ chơi phải đẹp tạo được sự thu hút để trẻ hứng thú tham gia trải nghiệm, phải thường xuyên thay đổi trong suốt quá trình giáo dục trẻ
Môi trường góc thiên nhiên cần bố trí hài hòa đẹp mắt, vừa tầm tay để trẻ tiện chăm sóc, loại cây cho góc thiên nhiên phải gần gũi và quen thuộc với trẻ, các cây đều gắn biểu bảng tên gọi cho mỗi loại cây, có đồ dùng đầy đủ như xô, chậu, nguồn nước nhỏ để trẻ sử dụng tưới cây khi thấy cây đang cần nước
* Trang trí môi trường học tập theo chủ đề
Theo chương trình giáo dục mầm non thì lớp mẫu giáo lớn có tất cả 10 chủ đề lớn, mỗi chủ đề lớn có nhiều chủ đề nhánh khác nhau Góc chủ đề của lớp tôi thường trang trí khác nhau theo mỗi chủ đề tạo sự mới lạ cho trẻ khám phá chủ đề
Ví dụ:
Chủ đề thế giới động vật có các chủ đề nhánh: Động vật sốn trong nhà, , Động vật sống trong rưng, động vật sống dưới nước, côn trùng
Chủ đề: “Động vật sống trong nhà” tôi thường thấy giáo viên trang trí bằng cách gắn các hình ảnh con vật nuôi trong gia đình lên mảng tường một cách đơn điệu, nhưng tôi thì không, tôi biến một mảng tường ( góc chủ đề của lớp) thành một bức tranh sinh động về một khu vườn có nhiều con vật nuôi sinh sống, có cỏ cây hoa lá xung quanh, hoặc ở chủ đề “Động vật sống trong rừng” tôi trang trí một khu rừng có nhiều cây xanh, những tảng đá nhỏ, có nhiều con vật sinh sống , bố trí sao cho hài hòa giữa cảnh vật và con vật
* Bố trí các góc chơi, dành thời gian làm đồ dùng đồ chơi
Tôi luôn nghiên cứu bố trí góc chơi, đồ dùng đồ chơi sao cho phù hợp tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình
Trang 7thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn, giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, được hoạt động với đồ vật, thực hành trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo Trong lớp tôi bố trí các góc như sau:
Góc xây dựng và góc phân vai thường trẻ tham gia chơi nhiều và hay ồn
ào nên tôi bố trí hai góc này xa các góc yên tĩnh hơn như góc nghệ thuật, góc thư viện… ,
Ngoài ra trang trí các góc cần chú ý theo hướng mở để kích thích trẻ đến góc chơi, tự độc lập, tư duy
Ví dụ: Ở góc học tập tôi trang trí hai mảng khác nhau, một mảng trang trí cho trẻ làm quen với toán, một mảng trang trí cho trẻ làm quen chữ cái và thực hiện theo từng chủ đề Ở chủ đề: Bản thân tôi trang trí góc toán cho trẻ xác định tay phải tay trái của đối tượng so với trẻ và xác định vị trí của một vật so với bản thân, hoặc ở chủ đề “Động vật” có hoạt động “ Phân biệt hôm qua, hôm nay và ngày mai” hay “ các ngày trong tuần” tôi trang trí biểu tượng “ chú gà thời gian” dựa vào biểu tượng chú gà mà trẻ đoán được hôm qua ( chú gà còn nằm trong quả trứng) là thứ mấy và hôm nay ( chú gà đã nở nhưng chưa chui ra ngoài) là thứ mấy và ngày mai ( chú gà đã ra khỏi vỏ trứng) là thứ mấy Và tương tự với các chủ đề khác có những bài học khác tôi lại tìm một cách trang trí khác nhau
để thu hút trẻ
Còn ở góc “ Vui học chữ cái” tôi cũng trang trí theo hướng mở, mỗi nhóm chữ và theo chủ đề tôi chọn hình ảnh phù hợp có chứa các chữ cái cần học
Ví dụ: Dạy trẻ nhóm chữ “ h,k” ở chủ đề “ Hoa thơm quả ngọt” tôi dán hình ảnh “ hoa loa kèn” dưới hình ảnh có cụm từ “ Hoa loa kèn” và các ô để đựng chữ cái ( làm bằng giấy gương kích thước lớn hơn thẻ chữ cái) trẻ tìm các chữ cái tương ứng gắn vào các ô giấy gương sao cho giống với cụm từ dưới hình ảnh, đến chủ đề khác, nhóm chữ khác tôi thay đổi hình ảnh khác sao cho phù hợp
Còn ở góc nghệ thuật tôi dành một khoảng khá rộng và trang trí đẹp mắt, mỗi trẻ có ít nhất 1 giá vẽ Đó là dụng cụ vẽ để có thể khuyến khích trẻ hứng thú độc lập với hoạt động vẽ Bút màu vẽ cần luôn có sẵn cho trẻ, dạy trẻ cách sử dụng giá vẽ và biết đặt nó ở vị trí thích hợp để vẽ và để dàng xếp cất khi vẽ xong, sau đó cô bố trí các sản phẩm của trẻ sau hoạt động tạo hình hoặc sau khi trẻ chơi ở góc nghệ thuật để trẻ được xem lại những sản phẩm đẹp do trẻ làm ra, những trẻ chưa làm được sẽ học hỏi và tích lũy kiến thức, kỹ năng cho mình và thực hiện tốt hơn
Trang 8Đối với đồ dùng của trẻ: Các loại đồ dùng của trẻ phải có kí hiệu riêng cho từng trẻ, có thể là kí hiệu bằng 1 chữ cái hoặc chữ số nhằm giúp trẻ ghi nhớ
có chủ định kí hiệu của mình và của bạn, giúp trẻ tự lấy đồ dùng mà không cần
sự trợ giúp của cô, trẻ có thể tự bảo quản đồ dùng cá nhân của mình.Thường xuyên vệ sinh các giá và đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ
Ngoài ra bản thân tôi dành nhiều thời gian cho việc làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề, đồ chơi để phục vụ các hoạt động học và vui chơi của trẻ
Mỗi đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với độ tuổi và mục đích giáo dục trẻ theo từng chủ điểm, đồ chơi phải đảm bảo tính an toàn, phải thẫm mỹ, kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và quan hệ xã hội
Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc được sắp xếp phải dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn
Đồ dùng, đồ chơi phải đảm bảo: Màu sắc, hình dáng đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo an toàn và phù hợp với lứa tuổi
Trong tháng 10/2020 tôi và giáo viên phụ trách của lớp đã tham gia hội thi
“Trang trí lớp và đồ chơi ngoài trời” cấp trường và đạt giải nhì với nhiều đồ dùng, đồ chơi: Trang trí lớp tạo nhiều góc mở và sáng tạo, tạo được nhiều đồ dùng đồ chơi ngoài trời phong phú và đẹp mắt
Mỗi đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động khác nhau và có đặc điểm chung đó là kích thích trẻ tham gia và được trải nghiệm với đồ dùng, đồ chơi đó, những đồ dùng do tôi làm ra được nhận xét là đồ dùng phát huy tích tích cực của trẻ, đa dạng về hình dáng, màu sắc đẹp, hấp dẫn, mang tính giáo dục cao …
Biện pháp 4: Vai trò của giáo viên trong môi trường hoạt động của trẻ
Muốn trẻ chơi tích cực, chơi sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách chơi trong các góc hoạt động ngay từ đầu tôi phải biết cách giới thiệu các góc chơi và quản lý tốt quá trình chơi trong các góc
Trong môi trường hoạt động giáo viên không chỉ là người cung cấp các vật liệu, bố trí, sắp xếp hợp lý thuận tiện cho trẻ mà còn phải biết giúp trẻ độc lập lựa chọn hoạt động qua việc phát triển ở chúng niềm tin vào bản thân, vào bạn, vào giáo viên và môi trường Để tiến hành công việc này có hiệu quả bản thân tôi xác định rõ giai đoạn phát triển cho trẻ, sao cho các vật liệu mà hoạt động giáo viên cung cấp là phù hợp giúp trẻ trong quá trình tiến hành hoạt động
Trang 9+ Xác định mức độ phát triển riêng cho từng trẻ để hướng trẻ vào hoạt động chơi
+ Quan sát quá trình trẻ tương tác với các vật liệu
Ví dụ: Khi thấy trẻ gặp khó khăn trong trò chơi xâu hạt, trẻ cầm mẫu hạt cườm và xâu nhưng không được, cháu bỏ ra ngoài và lấy hạt cườm khác để xâu
Có thể thấy rằng qua giai đoạn thao tác bằng tay vì trẻ thực sự muốn thử các hạt cườm nào xâu được để chơi với nó, trẻ đã tự mình nhiều lần xâu và tìm ra cách đúng.Và trẻ sẽ chơi theo cách như vậy, lặp lại hành động nhiều lần nghĩa là trẻ đang ở thao tác có điều kiện và đang phát triển óc tư duy, cô cần cố gắng khuyến khích sự cố gắn nổ lực của trẻ Quá trình thực hiện cô giúp trẻ hiểu ra hạt cườm có lỗ to, nhỏ khác nhau để trẻ cần chọn đúng, nghĩa là trẻ đã hiểu được
ý nghĩa của cô
+ Theo dõi quá trình tương tác của trẻ với bạn
Trẻ nhút nhát ít tham gia vào hoạt động ngay, trẻ có thể ngồi 1 chỗ hoặc theo cô, cô giáo phải hiểu rằng trẻ này cần có thời gian để dành được sự tin cậy trước khi trẻ thích thú với hoạt động nào đó Bản thân cô giáo phải quan sát và hiểu không thúc ép trẻ tham gia vào hoạt động mà giản đơn cô khuyến khích trẻ lựa chọn hoạt động dần dần trẻ sẽ mạnh dạn và sẽ tham gia cùng bạn
+ Lắng nghe trẻ nói khi hoạt động
Trong quá trình chơi trẻ sẽ sử dụng ngôn ngữ khi chơi, đó là đầu mối sự phát triển mức độ của trẻ, Cô cân nhắc xem liệu trẻ có tiếp tục trong hoạt động
mà trẻ lựa chọn hay là thích chuyển sang một nhóm chơi khác, hay trẻ cần vật liệu gì thêm… để giúp đỡ hoặc gợi ý cho trẻ
+ Động viên khuyến khích trong khi trẻ tham gia chơi
Cô thể hiện sự quan tâm bằng cách tỏ ra vui sướng với những gì trẻ tự làm được, lắng nghe trẻ nói, trả lời những điều trẻ thắc mắc, giúp trẻ giải quyết những vấn đề xảy ra trong nhóm chơi, dành thời gian cho trẻ trong việc lựa chọn
đồ chơi, những việc làm này giúp trẻ hiểu ra là cô đang quan tâm đến trẻ, giúp trẻ có niềm tin hơn vào bản thân, niềm tin vào cô giáo, niềm tin vào bạn và niềm tin vào môi trường mà trẻ đang hướng đến
Biện pháp 5 : Phối hợp với phụ huynh
Để phụ huynh giúp đỡ, hổ trợ hợp tác một cách tự giác và có hiệu quả Tôi đã thông qua chương trình giảng dạy đổi mới cho phụ huynh nắm về mục đích, yêu cầu của phương pháp dạy lấy trẻ làm trung tâm, về chương trình ứng dụng công nghệ thông tin qua bảng tuyên truyền của lớp, của trường, qua các
Trang 10cuộc họp phụ huynh, để phụ huynh hiểu được tác dụng của việc dạy lấy trẻ làm trung tâm là như thế nào
Tôi thông báo với phụ hunh về thời gian biểu của lớp, tuyên truyền nội dung giảng dạy đến phụ huynh, mời phụ hunh tham quan lớp, dự giờ một số tiết dạy, tham quan hội thi đồ chơi tự làm, tiệc púp Pê do trường, lớp tổ chức Từ đó phụ huynh hiểu ra để cùng hợp tác giáo dục và có cách ứng xử với trẻ như thế nào là hợp lý, biết được những khó khăn của trường, lớp để tự giác hợp tác trong việc tìm giúp nguyên vật liệu, sách tranh truyện cho góc thư viên cũng như việc cung cấp cây xanh, hoa cho góc thiên nhiên nhằm thực hiện tốt việc giáo dục trẻ
Biện pháp 6 : Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
Phải nói rằng việc tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng là khâu quan trọng đối với mỗi giáo viên
Muốn làm được điều này mỗi giáo viên phải tự tìm tòi sách, báo và thông tin đại chúng để trao dồi bản thân
Luôn nắm bắt tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp tổ chức các hoạt động phù hợp cho trẻ, không để trẻ nhàm chán, phải giúp trẻ hoạt động tích cực vào các hoạt động, gây hứng thú và sự chú ý của trẻ
Luôn có ý thức học hỏi người đi trước, Thực hiện đầy đủ các buổi thao giảng, các đợt chuyên đề dự giờ tham quan các lớp, nhằm trao dồi kiến thức, truy cập mạng để có vốn kiến thức phong phú hơn để học hỏi những điều hay, điều mới lạ để dạy trẻ có hiệu quả nhất
1.2 Phân tích tinhd trạng của giải pháp đã biết:
*Ưu điểm:
Về cơ sở vật chất: lớp học thoáng mát, rộng rãi
Nhà trường có khu sân chơi vận động ngoài trời rộng cho trẻ hoạt động Nhà trường có đủ đồ dùng cho hoạt động cho trẻ tham gia vào các hoạt động
Giáo viên nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm trong công việc
Phụ huynh đã nhận thức tốt về tầm quan trọng của ngành học mầm non,
đã nhiệt tình tham gia các cuộc vận động ủng hộ giáo viên trang trí lớp và cung cấp thêm những nguyên vật liệu cho lớp để làm đồ dùng đồ chơi cho các hoạt động
*Nhược điểm:
Đồ chơi ngoài trời chưa phong phú cho trẻ tham gia hoạt động
Là 1 trường mầm non nông thôn nên chưa có nhiều đồ dùng hiện đại