1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo lớn

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo lớn

2 Mô tả bản chất của sáng kiến:

Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo tới sự nghiệp giáo dụcMầm non Người từng căn dặn: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ Muốn làmđược thế thì trước hết phải yêu trẻ Dạy trẻ cũng giống như trồng cây non Trồngcây non được tốt thì sau này cây lên tốt Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thànhngười tốt”.

Trong sự nghiệp phát triển của ngành học Mầm non, lời dạy của Người vẫnluôn được cán bộ, giáo viên khắc ghi và biến thành phương châm hành động.

Vì sao cần phải xây dựng môi trường giáo dục trẻ theo quan điểm “Môitrường lấy trẻ làm trung tâm” Vì trẻ mẫu giáo không thể tiếp thu các kiến thức mộtcách bài bản Vì thế cần tạo cho trẻ môi trường để trẻ được hoạt động, trãi nghiệm,vui chơi Từ đó trẻ có thể tự tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn.

Vậy làm thế nào tạo cho trẻ có được môi trường tốt để thỏa mãn nhu cầuhoạt động của trẻ, tạo nhiều cơ hội cho trẻ học tập và vui chơi? Đó là câu hỏikhông chỉ khiến tôi và các bạn đồng nghiệp băn khoăn mà đó là câu hỏi cho tất cảnhững ai quan tâm đến giáo dục Mầm non

Chính vì lý do đó, nên ngay từ đầu năm học 2022 - 2023 tôi quyết định chọn

đề tài: “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâmcho trẻ mẫu giáo lớn” để nghiên cứu thực hiện và rút kinh nghiệm đối với bản

thân và tạo mọi cơ hội để trẻ lớp tôi được vui chơi, học tập trong một môi trườngtích cực nhằm nâng cao chất lượng trẻ.

2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:

- Biện pháp 1: Bố trí sắp xếp các góc hoạt động trong và ngoài lớp phù hợp,đa dạng, hấp dẫn.

- Biện pháp 2: Trang trí lớp theo hướng mở, linh hoạt.

- Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng học liệu đa dạng, phong phú.

- Biện pháp 4: Tạo cơ hội khuyến khích trẻ có thể sử dụng nguyên liệu họcliệu các góc chơi theo nhiều cách sáng tạo khác nhau.

- Biện pháp 5: Phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ trong công tác chăm sóc giáodục trẻ.

Các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻlàm trung tâm:

* Biện pháp 1: Bố trí sắp xếp các góc hoạt động trong và ngoài lớp phùhợp, đa dạng, hấp dẫn.

Trang 2

Trong tất cả các hoạt động ở trường mầm non thì hoạt động ở các góc là mộthình thức hoạt động đặc biệt Là nơi trẻ thỏa mãn sở thích, nhu vầu vui chơi, nhậnthức và cảm nhận về thế giới xung quanh Hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện, củngcố kiến thức đã học, là nơi trải nghiệm những cái mới và phát huy khả năng sángtạo của trẻ Vì vậy việc sắp xếp bố trí góc chơi phù hợp, thuận tiện, dễ tìm, dễ thấy,dễ lấy rất là quan trọng Tôi đã bố trí các góc trong lớp phù hợp, góc yên tĩnh xagóc ồn ào, tạo ranh giới các góc

Ví dụ:

+ Góc phân vai và góc xây dựng bố trí dọc theo lớp, bố trí cạnh nhau Tạo sựliên kết giữa hai góc, góc xây dựng tránh nơi đi lại

+ Góc thư viện và góc học tập được bố trí cạnh cửa nhà kho yên tĩnh

+ Góc thiên nhiên tôi đã tận dụng khoảng hiên ngoài lớp để bố trí tạo khônggian thỏa mái cho trẻ hoạt động và tránh gây ồn ào cho các góc khác, thuận tiệncho trẻ chăm sóc cây

+ Góc khẩu trang được bố trí cạnh cửa ra vào, thuận tiện cho trẻ ra vào lấykhẩu trang Còn phía trên là tivi, góc âm nhạc, theo dõi bé đến lớp.

Hình ảnh 1: Góc khẩu trang (Bố trí gần cửa ra vào)

Bên cạnh, việc sắp xếp phù hợp tôi còn tạo ranh giới giữa các góc hoạt độngbằng các giá kệ Ngoài ra, khoảng rộng giữa các góc chơi cũng được bố trí hợp lýđể đảm bảo an toàn và thuận tiện cho trẻ hoạt động theo khả năng, hứng thú, sởthích riêng Có chỗ cho trẻ hoạt động chung và hoạt động riêng, có góc mở và thayđổi theo chủ đề

Trang 3

Hình ảnh 2: Bố trí không gian lớp học (các góc đựơc ngăn cách bởi vách ngăn)

Qua cách sắp xếp các mảng, các góc chơi hợp lý ở lớp mình, tôi thấy trẻ hoạtđộng tích cực hơn, hiệu quả hơn Trẻ được trao đổi giao lưu với nhau thỏa mái màkhông sợ gây ồn ào cho các góc khác Trẻ có không gian riêng yên tĩnh hoạt độngthỏa mái nhu cầu hoạt động, sự sáng tạo của trẻ

* Biện pháp 2: Trang trí lớp theo hướng mở, linh hoạt.

Bên cạnh bố trí không gian trong và ngoài lớp phù hợp thì trang trí lớp theohướng mở, linh hoạt là biện pháp đóng vai trò quan trọng Trang trí lớp mầm nonkhông chỉ trang trí đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt mang tính giáo dục, mà cònphải phù hợp với từng chủ đề, với từng góc chơi và nội dung chơi của trẻ Đáp ứngnhu cầu khám phá sáng tạo, trí tò mò, thích cái mới, cái lạ của trẻ.

Từ đó tôi đã trang trí các góc chơi ở lớp mình một cách sáng tạo theo hướngmở linh hoạt Khi trẻ hoạt động ở góc chơi mở, từ một góc chơi trẻ có thể thay đổinội dung chơi, cách chơi, chủ đề chơi một cách linh hoạt, sáng tạo.

Khi đến mảng chủ đề tôi sử dụng chất liệu có bề mặt trơn nhẵn để có thể dễdàng dán và bóc ra thay đổi hình ảnh để phù hợp với chủ đề, tôi trang trí một số chitiết và để lại khoảng trống khuyến khích trẻ tham gia trang trí cùng

Ngoài ra góc bé đến lớp không chỉ được trang trí từ các hình ảnh ngộ nghĩnhđáng yêu là các chiếc nấm và các loại quả đẹp, bắt mắt để thu hút trẻ mà ở đó trẻđược tự điểm danh tổ mình và kiểm tra hôm nay ai đến lớp và ai nghĩ

Ở góc kỹ năng bằng sự khéo léo và hiểu biết của mình trẻ tháo rời thay trangphục cho búp bê, đan tết và đan lát…

Trang 4

Hình ảnh 3: Trẻ chơi ở góc kỹ năng

Còn ở góc học tập ngoài hình ảnh cây bút và chiếc ly bắt mắt bên trong làcác chiếc túi có chứa số, trẻ sẽ lấy các que tính có gắn các con vật, hoa, lá … Bỏvào túi tương ứng số lượng Ngoài ra cô còn có bảng bằng nhôm để trẻ gắn cáchình ảnh đã được dán nam châm Từ đó trẻ được thỏa sức sáng tạo theo chủ đề vàsố tương ứng Từ bảng tôn và hình ảnh đó trẻ có thể chơi phân loại, đếm, phânnhóm đối tượng theo dấu hiệu, tách gộp … Trẻ vừa chơi lại có thể học một cách tựnhiên, thỏa mái sáng tạo không gò bó, không áp đặt trẻ Ngoài ra, ở góc chữ cái tôitrang trí hình ảnh quyển sách với nhiều chữ cái có gắn nhám dính Để trẻ tìm cácchữ cái theo yêu cầu của cô gắn vào Hôm nay trẻ chơi chữ o, ô, ơ trẻ gắn chữ o, ô,ơ Hôm sau trẻ chơi chữ khác, tùy theo khả năng của trẻ

Hình ảnh 4: Góc học tập

Để thỏa mãn nhu cầu chơi, kích thích sự tò mò tìm hiểu, ham hiểu biết củatrẻ hiệu quả, tôi không chỉ trang trí trong lớp học mà còn trang trí khu vực hiên

Trang 5

chơi Bằng hình ảnh bắt mắt phù hợp như hình ảnh các chú rùa, các dấu chân vàbạn bọ rùa để trẻ thỏa sức vui chơi, sáng tạo cách chơi mà trẻ thích

Các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi đặt ở không gian trong lớp, ngoài hiên đểphục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ đều được xâydựng theo hướng mở, theo hướng lấy trẻ làm trung tâm nhằm mục đích phát triểntoàn diện về thể chất, trí tuệ, thẫm mĩ, đạo đức và xã hội Thỏa mãn nhu cầu nhậnthức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực sáng tạo.

Từ cách trang trí đó mà trẻ lớp tôi hoạt động tích cực, hứng thú, say mê,không còn nhàm chán, rập khuôn, máy móc như trước

* Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng học liệu đa dạng, phong phú.

Để tổ chức một hoạt động cho trẻ đạt được những hiệu quả cao nhất, manglại chất lượng tốt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, thì bản thân tôi đã khôngngừng học hỏi, nghiên cứu, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi mang tính đa dạngvà hấp dẫn Như chúng ta đã biết trẻ mầm non học thông qua chơi, qua các hoạtđộng chơi trẻ trưởng thành hơn, trẻ hiểu biết nhiều hơn.Vì vậy trong quá trìnhgiảng dạy tôi luôn chú trọng đẩy mạnh việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ chohoạt động một cách có hiệu quả

Trên thị trường có rất nhiều đồ chơi, đồ dùng cho trẻ mầm non đa dạng vềhình dáng, màu sắc, phong phú về chủng loại Nhưng không phải các đồ dùng, đồchơi mua sẵn lúc nào cũng đẹp, lúc nào cũng tốt Hơn nữa không phải giáo viênnào cũng có đủ điều kiện để mua tất cả các đồ dùng đồ chơi có sẵn để phục vụ chonhu cầu vui chơi của trẻ Mà trẻ thì lại thích cái đẹp, cái mới lạ, mà gần gũi với trẻđể trẻ thỏa sức khám phá

Muốn cho trẻ hoạt động hiệu quả tích cực thì ngay từ đầu năm tôi đã lên kếhoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, và ngoài sân trường.

Kế hoạch cụ thể: Tôi rà soát lại các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, đồ dùng nàocần làm, cần bổ sung thêm bao nhiêu, từng chủ đề đồ dùng nào cần trước thì bổsung trước

Tận dụng các nguyên liệu để làm đồ chơi cho trẻ Ngoài những nguyên liệumua sẵn tôi tận dụng những nguyên liệu ở dạng phế liệu, dễ tìm như xốp, đĩa CDcũ, bìa quảng cáo, nắp chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, vải vụn Tận dụng nhữngnguyên liệu thiên nhiên như sỏi, mo cau, lá cây.

Trang 6

Hình ảnh 5: Các con vật được làm từ nắp chai

Hình ảnh 6: Trẻ chơi với các nguyên vật liệu có từ thiên nhiên (sỏi, trái thông )

Ví dụ: Dùng nắp chai để làm các con vật khác nhau như con sâu, mèo, rùa,… Dùng lon bia để làm dụng cụ chơi nhạc Dùng chai nhựa và ống dây nước chotrẻ chơi vận động ném vòng cổ chai

Đồ dùng học liệu tôi không chỉ tự mình chuẩn bị mà còn khuyến khích trẻtham gia chuẩn bị và làm cùng cô.

Qua việc chuẩn bị đồ dùng học liệu từ thiên nhiên sẵn có ở địa phương tôinhận thấy đồ dùng học liệu của lớp cho trẻ hoạt động tăng lên về số lượng phongphú đa dạng về màu sắc, chủng loại, chất liệu và kiểu dáng Trẻ hứng thú tích cựchơn trong hoạt động Qua đó còn giáo dục trẻ tiết kiệm và bảo vệ môi trường

* Biện pháp 4: Tạo cơ hội khuyến khích trẻ có thể sử dụng nguyên liệuhọc liệu các góc chơi theo nhiều cách sáng tạo khác nhau

Trang 7

Đối với trẻ mầm non đồ dùng đồ chơi là thứ không thể thiếu trong cuộc sốngcủa trẻ Thông qua đồ dùng, đồ chơi trẻ có thể tìm tòi, khám phá, trẻ được thao tácvới các đồ vật Những đồ chơi mua sẵn trẻ chơi máy móc nhàm chán không sángtạo Tôi luôn tạo cơ hội khuyến khích trẻ có thể sử dụng nguyên liệu học liệu cácgóc chơi theo nhiều cách sáng tạo khác nhau, qua đó giúp trẻ phát triển một cáchtoàn diện

Từ những học liệu, đồ dùng, đồ chơi mà cô chuẩn bị ở các góc tôi gợi ýhướng dẫn trẻ sử dụng, chơi nhiều cách khác nhau

Ví dụ: Ở góc học tập chuẩn bị các số lô tô về nhiều chủ đề khác nhau bỏtrong hộp học liệu Khi trẻ chơi tìm nhận biết chữ cái trẻ có thể tìm chữ cái theoyêu cầu gắn lên Từ những hộp học liệu thiên nhiên như hạt gấc, hạt na, vỏ hến, vỏốc, sỏi.… Tôi hướng dẫn trẻ chơi xếp chữ cái, xếp số, xếp hình con vật, hoa tùytừng chủ đề khác nhau mà trẻ thỏa sức sáng tạo theo ý của mình.

Góc xây dựng ngoài chơi với những đồ chơi mua sẵn cô chuẩn bị cành câyđể trẻ tự gắn lên tạo thành những cái cây thật đẹp Trẻ dùng hộp sữa để tạo thànhnhững chiếc xe, đoàn tàu, hàng rào

Góc nghệ thuật trẻ thỏa sức chơi, sáng tạo với những học liệu cô chuẩn bịsẵn như màu, nắp chai, đất nặn, lá cây… Trẻ tạo thành những bức tranh những convật, bông hoa…

Hình ảnh 7: Trẻ tham gia chơi xếp hình với sỏi, nắp chai

Cũng ở góc thiên nhiên hôm nay cô sẽ cho trẻ chăm sóc tưới nước cho cây,ngày mai tôi lại hướng dẫn trẻ ngắm nhìn, quan sát cây có gì mới so với ngày hômqua Khuyến khích trẻ trang trí góc thiên nhiên đẹp hơn, mới lạ hơn với những đồdùng cô chuẩn bị và trẻ lựa chọn.

Trang 8

Hình ảnh 8: Trẻ tham gia chăm sóc, tưới hoa và nhổ cỏ

Môi trường lấy trẻ làm trung tâm là trẻ phải được tham gia nêu ý tưởng đượctrải nghiệm thực hành, được khám phá Tôi khuyến khích trẻ tham gia cùng cô sưutầm chuẩn bị học liệu, cùng cô làm đồ chơi, cùng cô trang trí… Thu hút sự thamgia của trẻ vào việc xây dựng môi trường hoạt động của lớp càng nhiều càng tốt.Đây là những cơ hội để trẻ ứng dụng kiến thức và kỹ năng đã được học theo cáchcủa mình

* Biện pháp 5: Phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ trong công tác chăm sócgiáo dục trẻ.

Công tác chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường củabản thân giáo viên mà cha mẹ trẻ cũng đóng một vai trò quan trọng Để cha mẹ trẻnhận thức ý nghĩa của môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, để cùng với nhàtrường giáo dục trẻ, lớp tôi phần đông là ba mẹ đi làm xa gởi cháu cho ông bà nênhọ ít quan tâm đến con cháu của mình vì vậy qua các buổi họp cha mẹ trẻ và nhữngbuổi truyền thông tôi luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoahọc và cách giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển cơ thể một cách toàndiện cho trẻ

Bản thân tôi luôn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, thường xuyên vận động,trao đổi cùng với cha mẹ trẻ qua sổ liên lạc, trang nhóm cá nhân của lớp Thôngqua bảng tuyên truyền, qua hoạt động đón, trả trẻ và trong các cuộc họp để cha mẹtrẻ nhận thấy được tầm quan trọng của các hoạt động học trong nhà trường từ đóphối hợp chặt chẽ với giáo viên, cùng giáo viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáodục trẻ

Trang 9

Hình ảnh 9: Trao đổi cha mẹ trẻ một số nội dung trong bảng tuyên truyền

Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, sưu tầm nguyên vậtliệu thiên nhiên, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ trẻ chơi và học Đây là một việc làmrất thiết thực thu hút cha mẹ trẻ cùng tham gia Cùng giáo dục trẻ với cô giáo vànhà trường nhằm tổ chức tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng như hướng dẫn trẻtham gia hoạt động mạnh dạn tự tin và tự chủ hơn

Trang 10

Hình ảnh 10: Cha mẹ trẻ đóng góp nguyên vật liệu phế thải

Gia đình và nhà trường chính là sợi dây gắn kết là người bạn đồng hànhtrong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền,phối hợp với cha mẹ trẻ nhằm giúp cha mẹ trẻ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng củaphương pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Giúp cha mẹ trẻcó thể nắm bắt kịp thời tình hình của trẻ, từ đó phối hợp với nhà trường để nângcao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển một cáchtoàn diện.

2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến

giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):

Năm học 2022-2023 tôi được nhà trường phân công đứng lớp mẫu giáo lớnvới tổng số trẻ 30 trẻ, trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ có những thuận lợi vàgặp phải những khó khăn như sau:

* Thuận lợi

- Trường, lớp có đầy đủ trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho việcnuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sởvật chất, chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức, tạo mọiđiều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.

- 100% trẻ cùng độ tuổi nên thuận lợi trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ - Bản thân tôi là một giáo viên tâm huyết với nghề, tận tình với công việc.Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như

Trang 11

tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc nuôi dưỡng chăm sóc và giáodục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày

- Phụ huynh tham gia đầy đủ các cuộc họp, lắng nghe giáo viên phổ biến nội

dung cuộc họp để cùng phối hợp chăm sóc giáo dục các cháu ở nhà Các bậc phụhuynh rất nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu phế thải để giáo viên làm đồ dùng,đồ chơi cho trẻ

* Khó khăn

- Trẻ chưa biết cách giải quyết tình huống có vấn đề, còn lóng ngóng,

chưa tích cực sáng tạo, còn dựa vào sự can thiệp của giáo viên.

- Một số cháu còn rụt rè, tự ti chưa có nhiều sáng tạo trong việc trang trí, bốtrí đồ dùng, đồ chơi trong lớp cùng cô.

- Phụ huynh lớp tôi chủ yếu làm công nhân việc đưa đón trẻ chủ yếu nhờ vàoông bà nên việc trao đổi với phụ huynh đôi lúc còn gặp khó khăn.

Kết quả khảo sát đầu năm học:Tổng số trẻ: 30 trẻ

2 Kỹ năng sử dụng học liệu, nguyên vật

liệu sẵn có từ thiên nhiên của trẻ 13/30 43,33 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 16/30 53,3

Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã trăn trở suy nghĩ đểtìm ra những biện pháp nhằm tích cực hoá các hoạt động dạy học, khuyến khíchbản thân chủ động, sáng tạo, dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm đểphát triển mọi khả năng của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự pháthiện khả năng của mình và có niềm tin trong lao động, học tập Bản thân đã tìmtòi, nghiên cứu qua sách báo, các trang mạng, qua học hỏi từ đồng nghiệp và bằngnhững kinh nghiệm trong những năm công tác, để áp dụng một số biện pháp đểxây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và đã đạt kết quả.

2.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiệntại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):

Để khắc phục và giải quyết những thực trạng trên tôi đã tìm ra các giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo lớn như:

+ Bố trí sắp xếp các góc hoạt động trong và ngoài lớp phù hợp, đa dạng, hấpdẫn.

+ Trang trí lớp theo hướng mở, linh hoạt.

+ Chuẩn bị đồ dùng học liệu đa dạng, phong phú.

Ngày đăng: 26/07/2024, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w