1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ cái

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ cái
Thể loại Báo cáo sáng kiến
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 174,9 KB

Nội dung

Do đó phải yêu cầu trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái tiếng việt, trẻ nhận biết chữ cái thông qua tri giác bằng âm thanh, nhận biết các chữ in hoa, in thường, viết hoa, viết thườn

Trang 1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6

tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ cái”

2 Mô tả bản chất của sáng kiến:

Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp rất quan trọng Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ có thể bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng của mình để người lớn nắm bắt, hướng dẫn và giáo dục trẻ Ngôn ngữ còn là công cụ để trẻ học tập và vui chơi trao đổi cùng cô và bạn trong những hoạt động ở trường mầm non Ngôn ngữ được sử dụng trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc Là phương tiện giao tiếp quan trọng để giáo dục trẻ một cách toàn diện

về các mặt giáo dục, đức, trí, thể, mỹ Cho nên hoạt động làm quen với chữ cái

là một phần, một bộ phận quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi Việc hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để trẻ sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ, thái độ, trí tuệ

Chuẩn bị cho trẻ hành trang vững chắc để bước vào lớp 1 Do đó phải yêu

cầu trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái tiếng việt, trẻ nhận biết chữ cái thông qua tri giác bằng âm thanh, nhận biết các chữ in hoa, in thường, viết hoa, viết thường, trẻ biết cách liên hệ các chữ cái với các từ đã học và tìm ra chữ cái có trong các từ đó, làm quen với cách tách âm, ghép âm thông qua đó cho trẻ làm quen với các vị trí của các âm trong từ, trẻ biết các kỹ năng ban đầu và tiếp tục đọc, viết; cách ngồi viết, cách cầm bút, mở sách, đọc Luyện khả năng chủ ý có chỉ định, biết tập trung, lắng nghe, yêu cầu những kỹ năng; nghe, nói (tiếp nhận viết, biểu lộ), mở rộng vốn hiểu biết để hình thành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết

Ở lứa tuổi mầm non trẻ đang quen vui chơi là hoạt động chủ đạo “Học mà chơi, chơi bằng học” nhưng khi bước vào trường Tiểu Học là một bước ngoặc lớn và việc quan trọng nhất là ở đây ai sẽ là người giúp trẻ vượt qua những khó khăn đó ? Không ai khác chính là cô giáo phụ huynh và bản thân trẻ Người giáo viên mầm non cần hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ để trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn là tương lai của đất nước, khi xã hội phát triển trình độ tri thức của trẻ được nâng lên gấp bội vì thế giáo viên cần phải lựa chọn phương pháp hình thức và môi trường phù hợp để giáo dục trẻ Vì vậy việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen chữ cái là một việc làm hết sức quan trọng, là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ, thái độ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen với chữ cái

Thông qua hoạt động làm quen với chữ cái hình thành khả năng nhận thức về thế giới xung quanh, góp phần giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn, tốt đẹp với thiên nhiên và xã hội Biết tên và yêu những cây xanh, con vật, quan tâm

Trang 2

người thân, bạn bè, và cô giáo…Việc cho trẻ làm quen chữ cái là chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp một như là chiếc cầu nối giữa bậc học Mầm non và bậc học Tiểu Học Đây là một bước ngoặc lớn trong cuộc đời của trẻ Trẻ chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập và không ai khác, cô giáo mầm non, phụ huynh và bản thân trẻ Sẽ giúp trẻ vuợt qua những khó khăn tạo cho trẻ những bước đi vững chắc sau này

Vì vây tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ cái”

2.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:

Giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ và hoạt động làm quen chữ cái là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của đứa trẻ Cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ cái không chỉ nhằm giúp trẻ biết được các mặt chữ cái và để phát

âm chính xác khi nói mà còn tạo ra cho trẻ hứng thú học tiếng mẹ đẻ, làm tiền

đề cho trẻ thích ứng với việc đọc, viết ở lớp 1 Việc dạy trẻ 5- 6 tuổi làm quen chữ cái có ý nghĩa vô cùng quan trọng Ở lứa tuổi mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi nhưng bước sang tiểu học hoạt động học tập là chủ đạo của trẻ nên không có bước chuẩn bị giúp trẻ tạo tâm thế tốt thì trẻ sẽ khó để thích nghi với môi trường học tập khi vào lớp 1 Chính vì lẽ đó mà bản thân tôi trong quá trình thực hiện đã tích lũy được một số giải pháp như sau:

Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ “Làm quen với chữ

cái”.

Vì sao phải tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái? Môi trường xung quanh trong đó có các yếu tố giúp trẻ được thường xuyên tiếp xúc, tương tác với chữ cái, với các hoạt động đọc và viết là điều hết sức quan trọng trong hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái Trong những năm qua việc thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc tạo môi trường thân thiện và có tác dụng giáo dục đối với sự phát triển của trẻ Vì vây chúng tôi không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để tạo ra môi trường phong phú, đa dạng và lôi cuốn sự tò mò của trẻ

* Tạo môi trường chữ cái trong lớp học

Thế giới xung quanh luôn là môi trường sống động, kích thích sự tò mò

và trí tưởng tượng của trẻ Trẻ luôn bị thu hút bởi những gì mới lạ, có màu sắc đẹp mắt, có sự chuyển động Vì thế các mảng chính trong lớp học đó là mảng chủ đề và các góc hoạt động là đối tượng đầu tiên khi trẻ bước vào lớp 1

Để trẻ hứng thú với các mảng hoạt động, chúng tôi đã tập trung trẻ cùng tham gia thảo luận dưới dạng” kể chuyện sáng tạo”, cuối cùng cô cùng trẻ đi đến thống nhất chọn tên của từng góc chơi mỗi khi chuyển chủ đề mới Các tuýt chữ

có tên gọi ngây thơ, ngộ nghĩnh, gần gũi với trẻ

Trang 3

Như vậy không những thu hút được sự chú ý của trẻ mà còn phát huy được sự chủ động tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động, từ đó mục đích ôn luyện chữ đã học, cung cấp vốn từ cho trẻ đạt hiệu quả

VD: Chúng tôi tổ chức cho trẻ cắt ảnh họa báo và các hình ảnh “ Thế giới động vật” chủ đề Giao thông’’ Trước đó chúng tôi và trẻ sưu tầm tranh ảnh các con vật, sau đó yêu cầu trẻ tìm các chữ cái có trong họa báo cắt và ghép thành từ chỉ tên gọi các con vật cho trước

Sau đó cùng trẻ trang trí đề tạo thành một chủ đề lớn sinh động hấp dẫn

để thu hút trẻ khi bước vào một chủ đề mới, từ đó trẻ sẽ in sâu vào trong trí thức của mỗi trẻ qua một chủ đề tiếp

Ngoài ra chúng tôi còn thu hút trẻ bằng cách tạo thêm môi trường có nhiều chữ cái ở các góc hoạt động: Tạo hình, thư viện, học tập nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ.Góc xây dựng - Lắp ghép được bố trí ở phía dưới

có khoảng diện tích rộng hơn để tránh đi lại, thuận tiện cho trẻ xây dựng, lắp ghép

Trên mỗi loại đồ chơi đều có chữ cái tương ứng để mỗi lần chơi hoạt động góc trẻ được ôn lại và khắc sâu chữ cái thêm một lần nữa Đối diện với góc phân vai là góc học tập, ở góc này trẻ được khám phá các bài tập mở, các trò chơi dân gian: Trò chơi dích dắc, bé vui học chữ, hay đọc các bài đồng dao, ca dao, các bài thơ phù hợp theo chủ đề

Tất cả các góc đều được trưng bày các loại đồ dùng, đồ chơi có kí hiệu và tên riêng chúng tôi xếp đồ dùng đồ chơi trên giá góc gọn, đẹp, khoa học, sao cho trẻ dễ lấy, dễ cất, các đồ dùng trên giá phải tuân theo một trật tự nhất định, khi gắn tên cho đồ chơi tôi thường đàm thoại với trẻ

Ví dụ: Với chủ đề “Thực vật” Ở góc học tập, chúng tôi trang trí thành

vườn hoa học tốt, có rất nhiều chữ cái và số, vườn hoa được trang trí nhiều màu sắc thu hút sự chú ý của trẻ Tuần này học chữ cái l,n,m

Trẻ sẽ lên chọn những quả có mang chữ cái l, n, m và đính lên cành cây

Còn với chủ đề: “Giao thông” chúng tôi lại trang trí hình ảnh đoàn tàu có nhiều

toa, mỗi toa có chữ cái khác nhau (Toa chữ h, toa chữ k, toa chữ p, q, )

Mỗi chủ điểm chúng tôi tìm những bài đồng dao, ca dao, tục ngữ, bài thơ

có nội dung phản ánh chủ đề và đặc biệt là những câu ca dao, câu thơ có chứa những chữ cái trẻ đã học và sẽ học trong chủ đề đó, chúng tôi cho đậm những chữ cái đó lên

Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen chữ cái a, ă, â ở chủ đề “Gia đình, chúng tôi

đánh máy kiểu chữ in thường, in đậm các chữ cái a, ă, â có trong bài thơ “Làm anh” và câu ca dao rồi dán vào góc học tập

“Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần Chị ngã, em nâng”.

Trang 4

Qua việc trang trí đó vừa giúp trẻ nhận biết chữ cái, vừa giúp trẻ hiểu được nội dung các câu thơ, ca dao, đồng dao,…có tác dụng giáo dục trẻ rất cao

Giúp trẻ hàng ngày được tiếp xúc với môi trường chữ viết phong phú ở mọi lúc, mọi nơi, củng cố kiến thức tạo điều kiện cho trẻ nhận biết chữ cái trên hoạt động học rất nhanh

Thuận lợi cho trẻ được tự tìm tên đồ dùng, đồ chơi, tên mình có chứa chữ cái mà cô yêu cầu Hay tận dụng những khoảng trống trong lớp, chúng tôi thiết

kế các bài tập mở đều có từ tương ứng để mỗi lần chơi trẻ được làm quen cách viết và nhận biết các chữ cái đã và đang học

Việc trang trí tạo môi trường chữ cái trong lớp không những tác động lên giác quan của trẻ để nhớ các chữ cái chính xác mà còn giúp cho hoạt động học

“Làm quen chữ cái” được ôn luyện, củng cố một cách thoải mái nhẹ nhàng

Như vậy, hàng ngày trẻ được chơi được nhìn thấy từ, thứ tự các chữ cái trong từ, dần dần trẻ thuộc từ đó, có thể tự ghép chữ cái rời thành từ tương ứng

và phát âm chính xác hơn

Và chúng tôi thấy rằng đó là môi trường thực sự phong phú và có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để cho trẻ chuẩn bị vào học lớp 1 một cách tốt nhất Không những thế mà chúng tôi luôn tạo cho trẻ có một tâm lý thoải mái khi đến hoạt động làm quen với chữ cái là cháu rất hào hứng học và tự tin hẳn

* Tạo môi trường chữ cái ngoài lớp học.

Một thực tế thú vị cho ta thấy rằng: Môi trường ngoài lớp học có sức lôi cuốn, thu hút trẻ tích cực hoạt động nhất Bởi ở đây các cháu được dạo chơi ở vườn cổ tích, say sưa nghe cô kể chuyện ở những mảng tường có tranh vẽ, hay mải miết với góc thực hành trải nghiệm với môi trường thiên nhiên như chơi pha màu, in chữ cái

Do vậy, tôi phối hợp với nhà trường cùng đồng nghiệp và phụ huynh tạo môi trường chữ cái ngoài lớp học để giúp trẻ ôn luyện các chữ cái một cách thoải mái nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả cao

Ví dụ: Ở góc bé thực hành trải nghiệm tôi bố trí ở khu vực phía trước

thuận lợi cho trẻ hoạt động Tôi gắn bảng “Bé thực hành trải nghiệm”, ở các bể chơi tôi đều gắn từ như “ Bể cát”, “Bể Sạn” Ở góc chơi này tôi bố trí phù hợp các đồ dùng như khuôn bánh, con tàu, máy bay, hay các đồ chơi với nước, sỏi, màu nước, ống lọ, để trẻ được tham gia chơi thuận tiện

Mỗi khi trẻ chơi có thể trẻ dùng ngón tay viết chữ trên cát, xếp chữ cái bằng sạn, câu con cá có chữ cái theo yêu cầu của cô, in các chữ cái thàng hình bông hoa hoặc hình gì mà trẻ thích, dùng khuôn chữ cái in hình trên cát, gieo hạt thành hình chữ cái, pha màu dùng chổi viết chữ cái, bé rắc cát lên chữ cái, vẽ chữ vào không khí, chơi thả thuyền có gắn chữ cái,

Ở khu vực trải nghiệm chúng tôi còn tạo môi trường để cho trẻ làm quen chữ cái trên các bài tập mở một cách thoải mái Hay trên mỗi chiếc ghế đá được

Trang 5

viết lên những bài thơ, câu chuyện quen thuộc, gần gũi có các hình ảnh ngộ nghĩnh kích thích các cháu tham gia vào hoạt động tìm đọc các chữ cái đã học

Còn ở các bồn hoa cây cảnh tôi gắn tiêu đề: “Bé yêu thiên nhiên”, tôi làm

các biển cây và gắn tên các loại cây, hoa cho trẻ chăm sóc, quan sát và đọc tên các từ, tìm các chữ cái đã học trong từ

Để trẻ dễ nhớ và phân biệt biển của các bồn hoa, cây cảnh, chúng tôi in đậm chữ cái đã học trong từ như: Bồn “Hoa hồng” thì tôi in đậm chữ ô, hay cây

“Hoa giấy” in đậm chữ â,

Khi trẻ đã đọc, nhớ và tìm được các từ thành thạo, để tránh nhàm chán, cho trẻ tìm đúng tên biển cây nhằm giúp trẻ nhớ được biển của cây hoa là biển nào để gắn vào cho đúng Hay những chữ cái khó được trang trí lên những lốp

xe xinh xắn gắn ở trên sân trường cho trẻ nhận biết phân biết mọi lúc, mọi nơi

Để tạo môi trường chữ viết phong phú hơn cứ mỗi bồn hoa, cây cảnh trường đều gắn tên cây, hay tiêu đề “Yêu quý trẻ như con đẻ của mình”, Do đó chúng tôi thường xuyên cho trẻ quan sát và hỏi trẻ đây là cây gì? Có tiêu đề gì? Trong từ có chữ cái gì các con đã học?

Như vậy, tạo môi trường chữ viết trong và ngoài lớp học đa dạng, phong phú hấp dẫn, đẹp mắt luôn là cơ hội tốt nhất giúp trẻ củng cố được các kiến thức

đã học về chữ viết, ngôn ngữ của trẻ phát triển, vốn từ của trẻ được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khi học lớp cao hơn Đồng thời cũng là nơi giúp trẻ đến với chữ cái một cách thoải mái, nhẹ nhàng Được tiếp xúc với môi trường chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi cũng là cách truyền thụ cho trẻ bằng các hình thức khác nhau, trẻ hứng thú, tự tin khi đến với bộ môn ‘Làm quen chữ cái”

Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong tiết dạy “Làm quen chữ cái”

Ở bậc học mầm non, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

đã được phổ biến rộng rãi Bản thân chúng tôi đã được học hỏi xây dựng giáo án điện tử để cho các cháu thực hành trên máy Việc sử dụng đồ dùng trực quan trên máy vi tính mang lại cho trẻ hứng thú và kích thích trẻ tham gia hoạt động sáng tạo, tích cực Bởi trên máy vi tính các hình ảnh xuất hiện, mất đi hay kèm theo các hiệu ứng mới lạ, hấp dẫn như: Cây đang lớn lên, hoa đang nở, gió đang thổi, hay xe đang chạy, máy bay đang bay, Nắm bắt được tầm quan trọng đó chúng tôi đã trau dồi kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin vào các giờ dạy, trò chơi của các môn học trong đó có làm quen chữ cái

Ví dụ: Khi dạy trẻ làm quen với nhóm chữ cái g, y chủ đề: “ Giao thông”.

Chúng tôi chọn đối tượng dạy trẻ là: Ga tàu, tàu thủy, xe máy Với việc quan sát hình ảnh đẹp, hấp dẫn, và các nét chữ rời lần lượt bay ra ghép lại tạo thành chữ

g, y nên trẻ rất tích cực chú ý và khắc sâu chữ cái hơn, vì không những trẻ được học chữ cái g, y trong 3 phương tiện giao thông này mà còn biết được đặc điểm, lợi ích, nơi hoạt động,… của chúng Thông qua đó còn tích hợp môi trường

Trang 6

xung quanh vào giờ học Điều này kích thích sự chú ý của trẻ rất nhiều, và trẻ dễ nhớ nhóm chữ cái g, y

Hay ở chủ đề “Gia đình”, khi dạy trẻ làm quen chữ cái e, ê Chúng tôi sẽ

cho trẻ xem đoạn video clip có nội dung “Mẹ bế em bé trên tay”, trong đoạn video clip có kèm âm thanh, hát ru và tiếng động, như vậy trẻ sẽ hứng thú Sau khi xem xong đoạn phim ấy chúng tôi cho một số trẻ đứng lên tự nêu ý kiến nhận xét và đặt tên cho đoạn phim vừa rồi như: “Mẹ bế bé” Trẻ được xem phim

và đặt tên cho đoạn phim ấy (có sự giúp đỡ của cô về cách đặt câu cho trẻ) và được học những chữ cái trong từ do chính mình vừa đặt ra trẻ sẽ nhớ rất lâu và hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động học tập Để đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ, đồng thời thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường giao Đó là việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử vào giảng dạy thông qua việc khai thác trò chơi kidsmart và happykids, các nguồn dữ liệu thiết kế trên máy tính Chúng tôi lấy ý tưởng từ ngôi nhà sách của baileys, trong chương trình kisdmart, chúng tôi tổ chức cho trẻ được ôn luyện chữ cái trong giờ hoạt động học bằng cách tìm tranh chứa chữ cái cô vừa dạy, tự tìm và gạch chân chữ vừa học

Đồng thời, chúng tôi cho trẻ ôn chữ đã học thông qua trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ”, “Bé nhanh trí” “ Úp ly” Chúng tôi thiết kế các hình ảnh ngộ

nghĩnh phù hợp với các chủ đề, các từ minh họa cho các hình ảnh, yêu cầu khi chơi trẻ phải tìm đúng từ với hình ảnh

Ví dụ:: Hình ảnh “Hoa hồng” (Chủ đề thế giới thực vật), trẻ phải quan sát

và ghi nhớ hình ảnh hoa hồng, từ "hoa hồng" có 7 chữ cái bắt đầu là chữ h, sau

đó là chữ o,…trẻ tập phát âm chữ cái đó, từ đó, trẻ càng chơi nhiều lần càng nhớ lâu chữ đã học Ngoài ra, tôi chủ động thiết kế tạo nguồn dữ liệu:

+ Dữ liệu chữ: in thường, viết thường, in hoa chuẩn của 29 chữ cái được thiết kế trên powerpoint có màu sắc khác nhau

Hàng ngày giờ chơi hoạt động góc, giờ đón trả trẻ…Trẻ tự vào góc chơi

theo ý thích của mình, tự dùng chuột điều khiển trò chơi: ‘Đuổi hình bắt chữ”,

tìm được chữ nào đọc to chữ ấy, hoặc tìm chữ theo yêu cầu của cô, của bạn, trẻ

trao đổi và sửa sai cho nhau (nếu có) Hay chúng tôi thiết kế trò chơi:“Bù chỗ còn thiếu”, “Sắp xếp lôgích”…các đối tượng là các chữ cái mà trẻ đã được học

trong các chủ đề chủ đề Như vậy trẻ được cùng chơi, cùng ôn luyện nhẹ nhàng thoải mái

Việc sử dụng đồ dùng trực quan trên máy vi tính còn mang lại cho trẻ hứng thú và kích thích trẻ tham gia vào hoạt động Bởi trên máy vi tính các hình ảnh xuất hiện và mất đi hay kèm theo các hiệu ứng mới lạ, hấp dẫn theo ý muốn của giáo viên, trẻ sẽ tập trung sự chú ý trước những điều mới lạ, tiết học sẽ càng đạt hiệu quả hơn

Qua việc sử dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin vào chương trình dạy trẻ làm quen chữ cái trong giờ hoạt động học tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú khi học chữ cái, tiếp thu rất nhanh và nhớ lâu Điều này đã mang lại

Trang 7

kết quả tốt khi chúng tôi dạy trẻ Nhưng chỉ với đồ dùng trực quan và dạy trẻ trên giờ hoạt động học không thì chưa đủ để trẻ nhớ nhanh, thuộc chữ cái mà một yếu tố không kém phần quan trọng là cho trẻ làm quen qua giờ hoạt động học khác và tạo ra được góc chữ viết

Sau khi thực hiện biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết học.

Bản thân chúng tôi thấy có nhiều khởi sắc, đem đến cho trẻ nhiều điều thú vị, kích thích tính tò mò, khám phá, thu hút sự chú ý của trẻ Trẻ được tiếp xúc những cái mới, cái đẹp, sự phong phú, thẩm mỹ về hình ảnh, sự sống động về chữ cái sẽ tạo cho trẻ niềm đam mê, thích tìm đọc các chữ cái đã và đang học Trẻ rất hứng thú học, hiện nay khoảng 80 - 85% trẻ trong lớp tôi biết khai thác các trò chơi trên máy vi tính Chúng tôi có thể khẳng định rằng ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy “Làm quen chữ cái” làm thay đổi nhận thức mới cho trẻ, đó là thành công lớn nhất của người làm công tác giáo dục

Biện pháp 3: Trẻ làm quen với chữ cái thông qua hoạt động trải

nghiệm

Ở trẻ mầm non hoạt động trải nghiệm có nhiều thế mạnh để trẻ nhận biết

và phát âm đúng chữ cái Vì trong hoạt động này, trẻ được tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng, được hành động với đối tượng hoặc được làm trực tiếp nhờ đó mà tích lũy được vốn từ phong phú, đa dạng và tích cực

Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó

Ví dụ: Hoạt động trải nghiệm “Tham quan, nhổ cỏ, tưới nước tại vườn hoa” Cho trẻ quan sát vườn hoa Giáo viên đưa ra các tình huống hỏi trẻ để trẻ trả lời và thực hành Để vườn hoa luôn tươi tốt các con phải làm gì? (tưới nước, làm cỏ) Vậy bạn nào đi lấy nước tưới cho luống hoa có chứa chữ cái C là hoa cúc hoặc L là hoa lan Bạn nào nhổ cỏ cho chậu hoa có chứa chữ cái M là chậu hoa mai hoặc chữ D là chậu hoa hướng dương Như vậy trẻ đã quan sát, nhận biết được chữ cái để thực hiện các tình huống cô đưa ra, sau đó được thực hành nhổ cỏ hoặc tưới nước cho những chậu hoa khác Từ đó, trẻ rất hứng thú và kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên Do vậy giáo viên đã cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, hoạt động trải nghiệm tham quan, dã ngoại, giao lưu

Ví dụ: Ở chủ đề “thế giới thực vật” trong hoạt động khám phá khoa học, giáo viên cho trẻ hoạt động trải nghiệm: “Làm thợ cắm hoa”, hoặc ở chủ đề “Tết

và mùa xuân”, hoạt động giao lưu, giáo viên tổ chức cho trẻ trải nghiệm “Kể chuyện, múa hát ”

Cô tổ chức cho trẻ cùng làm album và truyện tranh chữ to theo chủ đề Nếu là chủ đề “Phương tiện giao thông” cô và trẻ sưu tầm album về các loại PTGT: xe máy, xe ô tô, tàu hỏa,…Tôi yêu cầu trẻ tìm các chữ trong hoạ báo cắt

và ghép từ “xe máy”, “xe ô tô”…dán dưới hình ảnh các loại PTGT tương ứng

Trang 8

Một đều tôi luôn lưu ý nhắc trẻ là phải ghép chữ lần lượt từ trái sang phải, hết chữ này đến chữ khác và sau đó tôi yêu cầu trẻ phát âm các chữ cái

Để trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động tôi hướng trẻ tham gia vào góc học tập, hướng cho trẻ làm tranh:

Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới Ngoài ra, nó còn giúp học sinh thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó

Biện pháp 4: Làm quen chữ cái qua các trò chơi, hoạt động học khác

và ở mọi lúc mọi nơi:

* Cho trẻ làm quen chữ cái qua các trò chơi.

Với phương châm giáo dục: “Học bằng chơi, chơi mà học” tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ để chuẩn bị cho trẻ một tâm thế vững vàng sẵn sàng bước vào lớp một hiệu quả Trong các trò chơi có thể thay thế bằng nhiều phương tiện đồ dùng, vật dụng khác nhau để trẻ không cảm thấy nhàm chán trong hoạt động “chơi- học, học- chơi” Trẻ có thể cùng bạn khám phá từng chữ cái qua các hoạt động trò chơi ở nhà, ở lớp Là một giáo viên đứng lớp 5 tuổi chúng tôi luôn suy nghĩ và tìm ra những trò chơi mới lạ, hấp dẫn để trẻ ôn lại và nắm vững các chữ cái đã học

*Trò chơi: Xếp chữ cái bằng các loại đồ chơi theo thông tư 02, tạo chữ bằng ngón tay, nốt nhạc chữ cái, tìm gắn chữ còn thiếu, đọc vè tìm chữ, bé nặn chữ cái, bảng chun của bé, bé búng bi vào chữ cái, bé chơi tập tầm vông, xếp chữ cái bằng nguyên vật liệu thiên nhiên, bé tìm chữ cái trong các từ, trẻ xếp đội hình thành chữ cái, bé nhặt chữ cái bỏ vào rổ, bé đi ô tô buýt, bé tìm tranh đúng với chữ cái, bé tìm và đội chữ cái lên đầu, bé và chiếc hộp kỳ diệu, bé kiếm được chữ cái thật nhanh, bé cõng bạn đi qua chữ cái, bé sờ và đoán chữ cái, bé xúc chữ cái bằng thìa, bé chơi rút chữ cái, bé trang trí chữ cái vào đồ dùng, bé đuổi bắt theo chữ cái, gấu con vào rừng, hãy chọn tôi đi

Ví dụ: *Trò chơi: “Hãy chọn tôi đi”

Chuẩn bị: + 1 con xúc xắc có chữ cái đã học (u, ư);

+ Mỗi trẻ 1 rổ đựng chữ cái đã học (u, ư)

Cách chơi: Các trẻ ngồi trên sàn nhà

Một trẻ mang con xúc xắc chạy vòng quanh lớp, khi dừng lại ở chữ cái nào thì các bạn trong lớp chọn đúng chữ cái đó và giơ lên phát âm lại rõ ràng

* Trò chơi: Gấu con vào rừng

Chuẩn bị: Sân chơi vẽ theo hình.Các thẻ chữ cái: a - ă – â.

Trang 9

Đặt thẻ chữ cái vào từng ô Chú ý những chữ cái trẻ hay nhầm lẫn về hình dạng xếp vào các ô kép (hai ô sát cạnh nhau)

Cách chơi: Cho trẻ chơi “Oẳn tù tì” để xác định ai sẽ đóng vai làm “Gấu”

trước Gấu sẽ lần lượt bước vào từng ô nào, trẻ phải đọc thẻ chữ đặt trong ô đó

Khi gặp ô kép, bước lần lượt vào các ô, bước vào ô bên trái (Nghiêng người về bên trái) và đọc thẻ chữ xếp trong ô bên trái, bước tiếp vào ô bên phải (Nghiêng người về bên phải), đọc thẻ chữ xếp trong ô bên phải

Cô giáo thay đổi các chữ trong ô khi trẻ đã thuộc, không còn nhầm lẫn nữa

* Trò chơi: “Bé xếp bảng chữ cái”

Chuẩn bị: Hai mươi chín chữ cái in hoa.

Bảng chữ cái in thường

Cách chơi: Mỗi bé cầm một thẻ chữ cái in hoa, đứng trên sân Trưởng trò

cầm bảng chữ cái và đọc theo thứ tự từng chữ cái Đọc đến chữ cái nào thì bé có thẻ chữ cái đó đứng lên và xếp đến 4 - 5 hàng ngang lần lượt theo thứ tự bảng chữ cái: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E Các bé cùng nhau đọc tên chữ cái mình đang cầm theo thứ tự bảng chữ cái Bé nào đọc sai chữ cái của mình sẽ làm trưởng trò Các bé đổi chỗ cho nhau, trò chơi được tiếp tục

* Cho trẻ làm quen chữ cái qua các hoạt động học:

Với chương trình giáo dục mầm non và đổi mới trong phương pháp giáo dục thì phương pháp dạy tích hợp nhiều nội dung cũng được lồng ghép trong một giờ hoạt động học

Việc cho trẻ làm quen chữ cái không chỉ được tiến hành trên tiết học

“Làm quen với chữ cái” mà còn được dạy lồng ghép thông qua các giờ hoạt động học khác như: Phát triển thẩm mỹ, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, khám phá khoa học

-Hoạt động phát triển ngôn ngữ:

Khi dạy trẻ đọc bài thơ: “Cây dừa” (chủ đề thực vật) luyện phát âm cho trẻ sau mỗi lần đọc chúng tôi thường chú ý cho trẻ phát âm lại từ khó, những từ hay nhầm lẫn như: “Bạc phếch”, “hũ rượu”,…Tôi viết bài thơ lên giấy rôki to, cho trẻ đọc và tìm chữ cái đã và đang được học, qua đó trẻ hứng thú và phát âm đúng hơn

- Khám phá khoa học:

“Tìm hiểu một số loại hoa” (Chủ đề thực vật) trẻ biết được đặc điểm, môi trường sống, lợi ích… của một số loại hoa như: Hoa hồng, hoa loa kèn,…Vừa nhận biết được chữ cái h, k trong từ “hoa hồng”, “hoa loa kèn”, trẻ phát âm đúng chính xác từ “Hoa hồng”, “hoa loa kèn”

-Phát triển thẩm mỹ:

Trang 10

+ Ở hoạt động giáo dục âm nhạc, phần trò chơi trẻ sẽ phải đọc chữ cái trên ô cửa thì mới mở ra được ô cửa và hát bài hát theo nội dung của bức tranh

+ Ở hoạt động tạo hình: Cho trẻ hoạt động vẽ, xé dán, cắt dán,…Ở trên mỗi bức tranh của trẻ cô viết họ tên trẻ, khi trẻ vẽ xong có thể dùng hạt xếp lại tên mình, hoặc đặt tên cho sản phẩm của mình, qua đó giúp trẻ nhận biết các chữ cái đã học trong từ và phát âm rõ ràng mạch lạc

* Cho trẻ làm quen chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi:

Cho trẻ làm quen chữ cái ở mọi lúc mọi nơi ( Hoạt động ngoài trời hoạt động chiều, hoạt động đón trẻ) cũng là hình thức cơ bản giúp trẻ nhận biết, nắm được những kỹ năng cần thiết khi bước vào trường phổ thông Bên cạnh đó, việc vận dụng các thời điểm trong ngày cho trẻ làm quen chữ cái cũng không kém phần quan trọng

Để tạo điều kiện nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ cái tôi tận dụng mọi thời điểm trong ngày như qua các hoạt động hàng ngày, dạo chơi tham quan, giờ đón trả trẻ, giờ lao động

* Ví dụ: Trong giờ đón, trả trẻ tôi thường hướng dẫn trẻ để đồ dùng cá

nhân của trẻ như: mũ, giầy dép đúng nơi quy đinh… Tôi luôn gắn chữ cái làm

ký hiệu kèm theo tên của trẻ vào từng ô tủ Như vậy, hàng ngày trẻ cất đồ dùng hoặc sử dụng đồ dùng vừa đúng qui định, vừa biết tên của mình (của bạn), biết tên của mình có chữ gì, biết thứ tự của từng chữ cái từ trái sang phải của các chữ như thế nào

Khi đón trẻ vào lớp hoặc trong lúc chờ bố mẹ trẻ đón, tôi chơi cùng trẻ và hỏi về họ tên trẻ, tên người thân, hoặc tên một đồ dùng cụ thể trước mắt trẻ và

đố trẻ chữ cái đầu của tên trẻ, tên con là gì? Con là Lan có chữ cái gì đầu, có chữ

l, chữ tiếp theo là a, n; Tên người thân là chữ cái gì? Tên của trẻ gồm những chữ cái nào?

Khi tổ chức hoạt động góc, trẻ được chơi với các bài tập mở về chữ cái như: Vòng quay kỳ diệu; Ô cửa bí mật; Bé thông minh; Dọn về nhà mới; Ong tìm chữ; Trò chơi dân gian: Đọc vè tìm chữ; Đôminô chữ cái,… Hay trẻ được chơi với các loại đồ dùng đồ chơi có các chữ cái làm ký hiệu riêng Bên cạnh đó, trẻ còn được thực hành chơi trên máy vi tính với các trò chơi: Thử tài ghép chữ;

Bé nhanh trí; Ai thông minh; Ô cửa bí mật…

* Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chơi ở góc sách: Làm am bum chữ cái, chủ đề

“Thế giới thực vật” Cô và trẻ sưu tầm các loại lá khô, cành cây khô, hạt hồng xiêm, hạt na, sỏi, Cô hướng dẫn cho trẻ cắt các loại lá khô để làm cánh hoa hướng dương, cành cây khô làm cành hoa, dùng bút màu vẽ thêm lá, cô dùng bút viết từ “Hoa hướng dương” sau đó cho trẻ dùng hạt xếp dán từ tương ứng “Hoa hướng dương”, và tìm các chữ cái đã học trong từ (o, ơ, a )

Như vậy, trẻ sẽ khắc sâu hơn những chữ cái đã được học Ở góc học tập chúng tôi còn cho trẻ xếp các chữ cái đã học bằng hột hạt, dùng bảng chun để xếp chữ,

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w